Tác giả mở đầu :" Trong thế giới động vật, Kỳ nhông được
xem là bậc thầy về biến đổi màu sắc cơ thể. Trong các khoa học mà loài
người nghiên cứu, chỉ có "Lịch sử" là luôn thay đổi màu sắc, chẳng thế
mà người ta hay nói: “trang sử chói lọi của dân tộc” hay “thời kỳ đen
tối của lịch sử” hay “thời hoàng kim của lịch sử” …
Không phải là thực dụng khi người ta
nói: “Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có chủ quyền quốc gia,
dân tộc là vĩnh viễn”. Một khi chủ quyền quốc gia là tối thượng thì quan
hệ bạn bè, đồng chí phải xếp vào hàng thứ yếu, những sự kiện đang xảy
ra trên biển Đông khiến người ta phải hỏi: “Phải chăng quan hệ đồng chí
trong con mắt giới lãnh đạo Trung Quốc cũng thay đổi màu sắc như Kỳ
nhông?”. Một đoạn dài tiếp theo tác giả chứng minh : "Khi chủ nghĩa cộng sản phát triển, người
ta có một niềm tin ngây thơ về thế giới đại đồng, các quốc gia cùng ý
thức hệ sẽ chung một mái nhà, rằng tình đồng chí là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt mọi hoạt chính trị, kinh tế, xã hội… Điều này có vẻ đúng trong nửa
đầu thế kỷ 20, khi đó “màu đồng chí” thường là màu đỏ.
Trong cái đỏ nhiệt huyết, đỏ cách mạng,
người ta vẫn thấy cái vằn đỏ trong ánh mắt của “đồng chí” phương Bắc,
“màu đồng chí” không chỉ đơn thuần chỉ là màu đỏ trên lá cờ mà còn là
màu đỏ của máu hàng vạn người dân Việt ở biên giới Tây Nam do bọn Pôn
Pốt gây ra dưới sự giật dây của “đồng chí”, là máu của hàng vạn chiến sĩ
chúng ta đã đổ trong cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 mà các “đồng
chí” khoe là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Sau năm 1979, màu “đồng chí” lúc vàng
lúc xanh, vàng vì hàng ngày, hàng giờ khắp núi rừng biên giới không lúc
nào bình yên, hết cột mốc bị dịch chuyển, đến tung tiền mua rễ cây, lá
cây khiến cây vàng lá chết lụi. Xanh vì hàng trăm hecta rừng biên giới
được thuê làm gì không biết, xanh vì những lồng bè rình rập trên sóng
biển Nha Trang khi bị phát hiện thì “đồng chí” vội bỏ chạy về nước.
Cho đến hôm nay, màu “đồng chí” không đỏ
vàng hay xanh, nó đã trở thành màu đen, màu của dầu mỏ ngoài biển Đông,
màu của lòng tham, của sự dối trá, thói hợm hĩnh của kẻ giàu và coi
thường đạo lý.
Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc
cho rằng “người Trung quốc không có gen xâm lược”? Quả đúng như vậy, tập
hợp toàn bộ tinh hoa của nhân loại để phân tích bản đồ gen người cũng
không tìm được “gen xâm lược”. Thế mới thấy sự thâm trầm của người mà ta
ngộ nhận là “đồng chí”. Ông Tập Cận Bình không dại gì mà nói rằng Trung
Quốc không hề mang quân đi xâm lược nước khác, nói thế thiên hạ không
cười trước mặt thì cũng cười sau lưng.
Người ta không khỏi thắc mắc Tôn Tử viết
binh pháp để làm gì? Phải chăng binh pháp Tôn Tử chỉ để dành cho người
Hoa đánh lẫn nhau? Những đạo quân Trung Quốc từ đời Hán, Đường đến đời
“đồng chí” tấn công Việt Nam không với mục đích xâm lược thì vì mục đích
gì?
Trong số 10 vị nguyên soái khai quốc
công thần của Trung Quốc, chín người đã nhận cái chết một cách buồn thảm
chưa kể Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Đối đãi với đồng chí trong nước còn
như thế thì người ta còn ngại gì với các “đồng chí” nước ngoài?
Suy cho cùng, sự thị uy, ra oai của các
con thú to với bầy thú nhỏ cũng là điều bình thường trong thế giới động
vật. Những loài nhỏ bé cần có vũ khí tự vệ để không bị tiêu diệt, quan
trọng không phải là sức mạnh, loài gấu to là thế chỉ bị vài con ong bé
tẹo đốt là phải bỏ chạy.
Trong thế kỷ 20, không có bất kỳ dân tộc
nào như người Việt đã phải cầm súng chiến đấu với bốn kẻ địch mạnh nhất
thế giới là Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Sự tôi luyện trong chiến tranh
khiến người Việt không biết sợ bọn xâm lược, tuy nhiên sự cảnh giác
không bao giờ thừa. Các nước lớn luôn có những thỏa thuận trên lưng nước
nhỏ, trước kia người ta mong chúng ta cứ đánh nhau với Mỹ càng lâu càng
tốt, ngày nay nhiều nước lại muốn chúng ta đánh nhau với Trung Quốc.
Những lời hứa, những sự mách nước đều xuất phát từ quyền lợi của chính
họ, nếu chiến tranh nổ ra bên thứ ba mới là kẻ hưởng lợi.
Người Việt cần một trái tim nóng trong
cái đầu lạnh, chỉ cần biển Đông không yên ổn, dòng hàng hóa bị tắc nghẽn
thì nhiều nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng, đó mới là điều mà chúng
ta cần quan tâm để bảo vệ tổ quốc. Những biểu hiện quá khích không phải
là điều kẻ mạnh theo đuổi.
Chúng ta không nhằm vào những người
Trung Quốc làm ăn trên đất Việt nếu họ là người lao động bình thường,
tuân thủ pháp luật Việt Nam, chúng ta cũng không vơ đũa cả nắm như người
nào đó rằng “người Trung Quốc không có gen xâm lược”. Đa số người dân
lao động Trung Quốc cũng đang bị lừa bịp, bị nhồi sọ bởi chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi, họ không đáng bị ghét, đương nhiên bọn do thám, gián điệp,
bọn làm ăn phi pháp thì phải nghiêm trị.
Kinh dịch của người Trung Quốc coi số
chẵn là số tử, đặc biệt là số 4 ứng với bước tử trong tiến trình “sinh,
lão, bệnh, tử”, vì lẽ đó người ta không làm bậc cầu thang chia hết cho 2
hoặc cho 4. Quan hệ đối ngoại Việt Nam - Trung Quốc từng dựa vào “16
chữ vàng” và “4 tốt”, xem ra cả hai con số này đều rơi vào bước tử,
chúng ta chẳng trông mong được gì vào cái khẩu hiệu mà người ta vẽ ra
nhằm che mắt kẻ khờ. Nếu cần phải chọn, hãy chọn số 9, đó là nơi thượng
đế ngự trị (9 tầng mây) đó chính là 9 từ trong lời dạy của Cụ Hồ: “Không
có gì quý hơn độc lập tự do”.
Đã đến lúc, chúng ta nên tự hỏi sau màu
đen, màu “đồng chí” sẽ là màu gì? Hãy sòng phẳng với họ và cũng sòng
phẳng với dân để tránh ảo tưởng về một người bạn đang thủ dao găm trong
túi.
Nếu phải đối đầu trong cuộc chiến, người Việt sẽ không rút gươm trước kẻ thù nhưng sẽ là người tra gươm vào vỏ sau cùng./.
------------------------------------------
Nguồn Giáo dục Việt Nam TAI ĐÂY
Màu bạn bè, đồng chí giờ cũng đang thay đổi trong mối quan hệ Nga- Trung ạ....Chả biết được bao lâu!!!
Trả lờiXóaHi, em cứ bình loạn "nan man"
Một bài viết rất độc đáo. Cùng với những phân tích sâu sắc về các mối quan hệ quốc tế và cái "màu đồng chí", trong bài này có những phân tích rất đặc sắc về các kiều dùng chữ, dùng ngôn từ thâm hiểm của người Tàu như " bốn tốt", "16 chữ vàng" , "gen xâm lược" ...
Trả lờiXóaTác giả phát hiện ra mấy chi tiết rất bất ngờ, làm mình ngạc nhiên thú vị . Thí dụ con số 4 ( Sinh-Lão-Bệnh-Tử) liên quan đến " 4 tốt" và " 16 chữ vàng". Phải chăng đ/c Tầu cộng ngầm chơi xấu ta ? Và con số 9 ứng với 9 chữ " Không có gì quý hơn độc lập tự do" của Bác Hồ chẳng phải là vô tình ?
Trả lờiXóaĐiều đáng mừng và có chút ngạc nhiên là bài này đã được đăng hẳn hoi trên một tờ báo lề phải. Vào thời điểm trước khi xảy ra vụ dàn khoan , chắc chắc không BBT nào dám đăng, hoặc có đăng cũng sẽ bị dỡ xuống theo một chỉ thị của ai đó. Một bước đi đáng mừng chăng?
Trả lờiXóađọc bài này tôi cũng định nhận xét đúng như cu CHÂU HUY ,cụ viết rồi nên tôi khỏi nhắc lại ,có thể bài này sẽ bị rút vì nó bêu xấu cái bọn yêu xhcn hơn yêu TỔ QUỐC .!
Trả lờiXóaNgười Trung Quốc rất ghét con số 4, vì bốn phát âm là si, gần giống chữ chết ( si ?). Số 16 mà chia cho 4 đọc là chu si gần giống như chữ xử tử ( chu si). Chữ " chữ vàng" đọc là zin zi cũng gần giống với chữ tận cùng (zin zhi). " 16 chữ vàng " có thể đọc chệch đi là xử tử tận cùng ? Người TQ hay dùng con số 3, nhớ lại những phong trào người ta cho là tốt đẹp ngưới ta thường gắn với con số 3 " Tam phản ngũ phản", "Ba ngọn cờ hồng"... Cái xấu người ta thích gắn với số 4 : " Bè lũ bốn tên" ... Lại nhớ lại sinh thời Bác Hồ cũng thường hay dùng số 3 và số 9: "Ba giai đoạn của kháng chiến" , " TN ba sẵn sàng" " PN ba đảm đang" " 9 lời thề" , ngày 19-5 ( ngày thành lập mặt trận Việt Minh Liên Việt), ngày 19-8. ngày 2 tháng 9 ...Không thấy Bác dùng con số 4 cho một ý nghĩa trang trọng nào. Bác là danh nhân VHTG, là người hiểu Tàu còn hơn rất nhiều người Tàu. Chẳng lẽ những cái đó là ngẫu nhiên ?
Trả lờiXóaHay tuyệt, Cụ KG làng mình thật là thâm nho. Cụ phân tích rất có cơ sở khoa học, đưa thêm những dẫn chứng sắc bén khiến cho người đọc cả trong và ngoài làng đều đi đến kết luận : đó không thể là ngẫu nhiên. Bằng con đường truyền khẩu, tôi đã nói lại cho nhiều người, họ đều giật mình và thừa nhận đúng như vậy. Có cách nào đập vỡ được mấy câu bùa chú của TQ đang đính chặt vào đầu nhiều vị "lờ đờ" nước ta ?
Trả lờiXóaDân tiếu lâm vỉa hè đồn thổi rằng, lúc đầu thì nguyên văn dịch là "Bốn lành" về sau các nhà ngôn ngữ miền trung đề nghị dịch lại là "Bốn tốt" cho dễ nghe.
Xóa