Đừng ru ngủ
đám đông bằng
tinh thần dân tộc viển vông
(Bài này đăng trên Một Thế Giới đã bị xóa )
Sau sự cố thông tin vừa qua tại hai
sân bay lớn của cả nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, một người quen của người viết
bài này có mặt tại sân bay Nội Bài vào thời điểm đó thuật lại họ đã rất “lo lắng
và không biết phải làm gì” khi không có bất kỳ một thông báo chính thức nào
ngay tức thì về sự an toàn cho các chuyến bay sắp tới.
Không còn là thuyết âm mưu nữa khi
các tin tặc có thể xâm nhập thành công hệ thống thông tin ở sân bay thì cũng có
đủ sức làm như vậy với hệ thống đảm bảo an toàn bay, điều đã xảy ra trước đó. Mọi
kết luận để an lòng người đi máy bay vẫn chưa được đưa ra sau một ngày xảy ra sự
cố, dù Bộ Công an cho biết đã vào cuộc.
Một bài viết xuất hiện trên tờ báo mạng
Vnexpress với tiêu đề: “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công” đã ca ngợi thái độ trật
tự của đám đông hành khách đi máy bay khi sự vụ tấn công mạng xảy ra. Bài viết
có vẻ tìm được sự đồng cảm của rất nhiều người khi nhiều tài khoản facebook
chia sẻ lại với những câu chữ bày tỏ xúc động. Tinh thần dân tộc dường như là
“xương sống” cho sự đồng cảm này.
Không hiểu vì lẽ gì mà nhiều người lại
đánh đồng giữa sự đoàn kết của tập thể và sự co cụm của đám đông. Đoàn kết vốn
là một từ thường dùng cho hành động cùng nhau phấn đấu vươn lên, cùng chiến thắng.
Còn theo lời tường thuật của một nhà báo có mặt tại sân bay thì đám đông khi đó
đã trật tự vì “ngơ ngác” và “không hiểu chuyện gì đang xảy ra”.
Đó là thái độ rất dễ thấy để bảo vệ
nhau khi đứng trước một cuộc tấn công. Dù cho dùng mỹ từ nào đi nữa thì cũng
không thể phủ nhận rằng cuộc tấn công của những tin tặc, đến từ Trung Quốc, đã
đánh vào những lỗ hổng trong bảo mật thông tin một cách thành công để truyền đi
các thông điệp của mình. Và, đây không phải là lần đầu tiên những cuộc tấn công
như vậy xảy ra, thậm chí đài không lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất đã bị chiếm
sóng đến 18 phút vào ngày 16.6.
Cũng không hiểu từ bao giờ sự trật tự,
xếp hàng nghiêm túc và giúp đỡ lẫn nhau trong một cộng đồng lại được tôn lên
như những điều vĩ đại để rồi tác giả bài viết trên khẳng định: “… thật bất hạnh
cho những ai lăm le tấn công dân tộc này”. Có lạc quan quá không khi những điều
bình thường nhất như xếp hàng hay trật tự lại có thể trở thành vũ khí tinh thần
để đối đầu một cuộc tấn công trên không gian ảo nhưng kết quả không hề ảo chút
nào!
Đứng trước những biến cố như vậy, nên
chọn thái độ xoa dịu, an ủi đám đông bằng cái lý lẽ “nhờ có cuộc tấn công nên
người dân mới đoàn kết lại” hay cần phải cật vấn trách nhiệm đối với những người
hoặc lực lượng được xã hội giao cho sức mạnh để bảo vệ cộng đồng?
Một người có suy nghĩ rạch ròi và tỉnh
táo hẳn phải chọn vế sau. Cho dù, nhiều người dân Việt Nam vẫn chưa làm gì được
cho đất nước ngoài việc phải đóng rất nhiều khoản thuế cao hơn ở các nước khác,
nhưng tất cả chúng ta đều có quyền yêu cầu các lực lượng có trách nhiệm phải
làm tốt hơn nữa công việc của mình trong việc sử dụng đồng thuế của dân.
Cũng xin thôi cách nói khó hiểu “Hàng
không Việt Nam chủ động đánh sập hệ thống điều hành liên quan đến an toàn bay để
không bị hacker tấn công” như báo Người Lao Động đã dẫn. Có ai giao tính mạng
mình và gia đình mình cho một hãng bay mà đến an toàn thông tin cũng không bảo
vệ được rồi lại đi chống chế như vậy.
Đoàn kết là để chiến thắng, còn sợ
hãi thì chỉ khiến người ta co cụm nép vào nhau. Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm
và cũng đừng ru ngủ đám đông bằng tinh thần dân tộc viển vông.
Trung Bảo
(Theo Một Thế Giới)
Hai câu cuối cùng của tác giả làm sâu sắc bài viết ! Nhiều khi chúng ta nhìn nhận sự CO RÚM từ nhiều góc cạnh.
Trả lờiXóaNên nhớ mọi người đang làm thủ tục check in, không phải là đang ngồi co cụm, ngao ngán, bất lực. Mạng bị hack, thủ tục phải làm bằng tay, rất chậm, ai cũng nóng ruột muốn đến lượt mình. Vậy mà không chen lấn, mà xếp hàng trật tự. Điều này ở VN mình có bất thường không? Phải nói là quá bất thường chứ. Vậy tại sao lại có sự bất thường này? Tôi nghĩ, vì mọi người đều nghĩ rằng mình bị TQ hack. Và lúc này phải đoàn kết để vvượt qua. Không thổi phồng câu chuyện nhưng trong trường hợp này mọi người đã xử sự một cách hợp lí và văn minh nhất ( dù là hiếm gặp ở VN ).
Trả lờiXóađáng chú í ngài bộ trưởng 4T kêu gọi đừng chửi bọn hacker sợ các bố chúng giận
Trả lờiXóaĐây là một tiếng chuông cảnh tỉnh nữa, rằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện toán của VN nói chung chứa đựng rất nhiều nguy cơ không kiểm soát được, bởi quyền kiểm soát đã "vô ý trao tay giặc" trong những năm trước vụ giàn khoan HD 981, khi mà lãnh đạo VN vẫn tin vào cái sự "chung lý tưởng" với TQ.
Trả lờiXóaVụ 2 máy bay hiện đại của không quân bỗng dung gặp nạn còn chưa được sáng tỏ, lieu có nằm trong phạm vi "nguy cơ" này???
Có bao nhiều phần trăm các thiết bị của hạ tầng kỹ nghệ điện toán VN được mua từ TQ? Tàu ngấm và máy bay mua của Nga lieu có được lắp đặt các linh kiện điện toán của TQ không???
Mua của TQ vừa giá rẻ, vừa có phần "chia chác", lại vừa được tiếng là "vững lập trường"! Thế là lại giẫm vào vết xe đổ "nỏ thần vô ý trao tay giặc"...
Một bài của nhac sĩ Tuấn Khanh có hình ảnh tương tự các cụ ạ:
Trả lờiXóa" Có ý kiến hùng tráng cho rằng dân tộc Việt Nam đang bật lên đoàn kết sự kiện hoảng hốt này. Đó là một loại ngụy biện đáng thương. Sẽ không có chứng cứ nào về loại đoàn kết từ sự rúm ró sợ hãi và mơ hồ về tương lai của mình như vậy. Những con cừu chỉ còn đứng tụm vào với nhau trong niềm đau đớn bất lực trước những con sói bất kỳ giờ phút nào cũng có thể xông vào trang trại, trong khi các chủ trại chỉ biết chè chén mỗi ngày và ngủ mê với cái nhìn tin yêu, rằng bọn chó sói có thể trở thành chó chăn cừu."
( Mời xem :http://www.rfavietnam.com/node/3376 )