Vui thú điền viên
BĐH- Thực ra anh bạn Phạm Nhật Vựng
từ thời Lớp 5 LSQL đã là 1 cậu học sinh “ngoan hiền”, khác hẳn nhóm Bá Hoàng,
Cát Hổ , Bang Ngạn, Nguyên Hân, Trương Trác …Cái vẻ ngoài trầm lặng ít nói của Nhật Vựng làm chúng ta lầm tưởng
Nhật Vựng sống “an phận thủ thường”, trung bình chủ nghĩa ! Trong những lần hội, họp Khối Lớp, Nhật Vựng thường ngồi phía sau, góc khuất .
Với trang phục chỉnh tề , dáng vẻ công chức mẫn cán, cộng thêm mái tóc bạc trắng như cước , Nhật Vựng bị không ít bạn gái nhận xét là “lạnh lùng” (?) Thậm chí cuộc Hội Lớp Tiên Sa mới đây còn có “người đẹp K5” rỉ tai cụ Nguyên Hân , hỏi : cụ ông đẹp lão kia là ai ấy nhỉ ?!
Nhật Vựng sống “an phận thủ thường”, trung bình chủ nghĩa ! Trong những lần hội, họp Khối Lớp, Nhật Vựng thường ngồi phía sau, góc khuất .
Với trang phục chỉnh tề , dáng vẻ công chức mẫn cán, cộng thêm mái tóc bạc trắng như cước , Nhật Vựng bị không ít bạn gái nhận xét là “lạnh lùng” (?) Thậm chí cuộc Hội Lớp Tiên Sa mới đây còn có “người đẹp K5” rỉ tai cụ Nguyên Hân , hỏi : cụ ông đẹp lão kia là ai ấy nhỉ ?!
Sau lúc bế mạc Hội Lớp vừa rồi
Nhật Vựng điện ngay cho Phó Mõ Trung Hải, trao đổi về ý định tham gia viết Hồi
ký trên Blog và in sách . Chắc chắn Nhật Vựng sẽ có bài trong Tiểu mục “ Tuổi
thơ tôi” để trả lời tất cả các cụ nào còn “ lơ tơ mơ” về anh bạn Phạm Nhật Vựng cựu HS 5B Lư Sơn-Quế Lâm dục tài học hiệu …
Còn từ ngày nghỉ hưu đến nay Phạm Nhật Vựng sống ra
sao ? Bài viết sau đây ( có kèm hình ảnh) của chính tác giả gửi về BĐH từ thôn
Đọ, Mỹ Hào ( Hưng Yên) sẽ giúp chúng ta hiểu hơn, thân thiết hơn và quý trọng
bạn hơn !
Ngày 22 tháng 11 năm 1993, tôi nhận quyết định nghỉ
hưu trở về quê cũ thôn Đọ xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên để sinh
sống. Gặp lại mấy người bạn già tâm đầu ý hợp, chúng tôi rủ nhau lập hội chơi
cây cảnh.
Thế là sự nghiệp chơi cây cảnh của tôi bắt đầu từ đó đến
nay,
Mới đầu tôi xắn quần, cầm xà beng đi khắp bờ ao, bờ chuôm,
bờ sông, xó vườn đào gốc cây về trồng. Khắp nơi trong thôn, trong xã và huyện,
chỗ nào tôi cũng có mặt. Bất cứ cây gì trông thấy già và cổ là đào mang về vườn
trồng lại: lộc vừng, duối, ổi, dâm bụt, chè dại, giành giành, sói, sếu, đa, đề
mang về để đầy sân, đầy vườn. Cây mang về sống cũng nhiều mà chết cũng lắm. Tôi
có làm bài thơ “Đào gốc cây về làm cây cảnh” như sau:
Ai ơi có biết đào cây
Mồ hôi
thấm áo ướt đầy mình không
Mắt hoa
ê ẩm lưng còng
Thế mà
khấp khởi trong lòng mừng vui
Bạc vàng
châu báu đầy rồi
Đem về
trân trọng ta ngồi ngắm xem
Ai ơi cứ
thử một phen
Đào cây
làm cảnh mải quên tuổi già.
Tôi đào được một gốc cây lộc vừng thật to. Tôi mua một cái
chậu to và đẹp đưa cây lên và bày giữa sân. Nhân sự kiện đó tôi có làm bài thơ:
Đổi ngôi
Lộc vừng ngồi ở bờ ao
Uống sương
đón gió ai nào biết đâu
Trải qua
một cuộc bể dâu
Từ bờ ao
nhỏ lên cầu vinh quang
Giữa sân
ngồi ngự đoàng hoàng
Gốc cây
to bự sánh ngang đất trời
Dây hoa
khoe sắc đỏ tươi
Phúc lộc
mang đến người người cầu mong
Kiên trì, nhẫn nại, miệt mài đào cây, trồng cây, cắt cây,
tỉa cây, tưới cây với lòng ham mê vô hạn, kéo dài trong nhiều năm. Việc này
được thể hiện trong một bài thơ của tôi dưới đây: Say sưa
Mười năm cần mẫn đào cây
Như kiến
tha mãi cũng đầy vườn xưa
Nhọc
nhằn nào kể sớm trưa
Vun vầy
sắp núi nắng mưa một mình
Sợi dây
duyên nợ ba sinh
Với cây
với núi nặng tình sắt son
Còn
trời, còn nước, còn non
Cây cây,
núi núi anh còn say sưa.
Những gốc cây đào về trồng ngày càng nhiều, càng đẹp, tôi
dần dần bán đi. Tích cóp tiền để nuôi con ăn học đại học, mua máy vi tính, mua
xe máy cho con. Và tôi bán toàn bộ vườn cây để làm một cái nhà vườn 100 mét
vuông. Kết quả này được thể hiện ở bài thơ sau:
Ở đời có chí thì nên
Câu ca
xưa mãi vẫn bền trong tim
Sắt kia
mài mãi nên kim
Cát kia
đãi mãi cùng tìm vàng tươi
Chơi cây
cũng thế ai ơi
Cứ chơi
chơi mãi cuộc đời sẽ hên.
Cây đi đào về đã bán hết, cây hoang ở bờ ao, bờ chuôm, só
vường cũng đã đào hết và nếu có thì cũng không ai cho nữa vì mọi người đã hiểu
giá trị của nó. Bây giờ tôi phải tính cách khác. Phải xác định cây chủ của vườn
và phải tự tay tiến hành trồng từ nhỏ. Cuối cùng tôi xác định cây Sanh là cây
chủ của vườn và bắt tay đánh luống gieo hạt, trồng cây con từ cái tăm trở lên.
Lần trồng cây này còn khó khăn hơn là đi đào gốc cây về trồng nhiều . Vì cần
thời gian dài để cây lớn và phải uốn cây, cắt cây lặp đi lặp lại nhiều lần.
Kiên trì, nhẫn nại, chịu khó rồi hơn mười năm nữa đã trôi qua và bây giờ tôi
lại có vườn cây đẹp. Tôi mua đá về và cho các cây xanh ôm đá thật sinh động.
Cảnh đó được thể hiện trong bài thơ “Vườn cảnh”
Vui sao cây cảnh vườn ta
Trăm cây
trăm gốc thật là đẹp xinh
Lộc vừng
hoa đỏ lung linh
Gốc kia
mốc mác hữu tình cổ xưa
Sanh già
chẳng sợ nắng mưa
Rễ cây
quấn quýt sớm trưa vui vầy
Đa đề
chăm sóc hàng ngày
Duối đây
quả chín vàng cây vào hè
Râm ra
rộn tiếng ong ve
Lưa thưa
hàng trúc hàng tre soi mình
Vườn ta
phong cảnh hữu tình
Khi xem
hoa nở, khi rình trăng lên
Tuổi cao
chí khí càng bền
Cùng cây
với cảnh đẹp yên tấm lòng.
Tóm lại khi về hưu, mỗi người phải tự tìm cho mình công việc
và nguồn vui thích hợp. Với tôi, trồng cây cảnh là nguồn vui và công việc thích
hợp nhất
Về hưu ta lại trồng cây
Dựng hòn non bộ xếp đầy vườn ta
Niềm vui tràn ngập tuổi già
Ngắm cây nhìn núi đi ra đi vào
Tâm hồn tinh khiết thanh cao
Trường thọ tự đến vui nào vui hơn
Phạm
Nhật Vựng
( Gửi Blog Làng CN
16.12.2012 , đưa lên Đình Làng cùng ngày )
ĐT liên lạc PNV : 0321.3945661
Ngay sau hôm Hội Lớp ở Tiên Sa về; Nhật Vựng gọi ĐT cho tôi, mời các bạn về quê Bạn chơi và thăm vườn cây cảnh để giới thiệu với các Bạn QL thành quả lao động từ khi về hưu, trên Bloglsql.
Trả lờiXóaQuê ngoại tôi cách nhà NV khoảng 2Km. Khi còn công tác chúng tôi có mối liên hệ với nhau. Hồi NV làm NCS ở Berlin (CHDC Đức) tôi có đến chơi. Sau khi về hưu Cụ “ẩn danh” và trường kỳ mai phục.( như Cụ đã kể ở trên.)
Tôi đã rủ Thế Long và vài Bạn nữa, đinh làm chuyến “PHƯỢT Mini” (Khoảng 80 Km cả đi/về).
Nhưng lúc thì thời tiết xấu, lúc TL ngọc thể bất an, lúc lại bận… nên chưa rủ nhau cùng đi đươc.
Nóng ruôt, sợ chậm nên tôi ĐT cho NV bảo Cụ : “Bọn mình sẽ về thăm sau. Cậu cứ viết và chụp ảnh rồi gửi ngay “Meo” (Email) về là sẽ đăng liền.
Tối qua NV gửi và ngay sáng nay tôi “phôn” cho Cụ Mõ trưởng Calathau và Cụ đã cho treo ngay ở Đình Làng. Một bài viết như PV chuyên nghiêp. Bài hay, ảnh đẹp . Xem xong càng hiểu rõ Bạn mình hơn.
Cảm ơn NV và hẹn sớm gặp nhau.
CHÀO NHẬT VỰNG -CHÚC BẠN LUÔN VUI VẺ VÀ KHỎE MẠNH! CÁC CÂY CẢNH CỦA BẠN ĐẸP QUÁ ,MONG CÓ DỊP ĐƯỢC ĐẾN THĂM NHÀ BẠN!
Trả lờiXóaNhư Thanh
Tôi không định góp ý cái đầu đề làm giầu từ cây cảnh hơi hướng như những tờ báo tầm tầm . Nhưng đọc bài của Nhật Vựng tôi có ý rõ là khâm phục bạn đã lao động kết hợp cả cơ bắp và suy nghi hợp lý. Ở cái đận nghỉ hưu mấy ai trong chúng ta tạo được thành quả lao động và phong vị điền viên mà thưởng cảnh đề huề lưng túi gió trăng có thơ có hoa ( chẳng biết có hay rượ nữa không?) như bạn tiến sỹ này nhỉ
Trả lờiXóaBảo cụ Nhật Vựng làm giầu từ chơi cây cảnh cũng đúng, thế nhưng ở trường hợp cụ thế thì cái tít "làm giầu từ cây cảnh" không " sướng" bởi nó na ná như tên mấy bài báo " Đi lên từ lợn" ," Đi lên từ gà...)do đó tiếp thu ý kiến cụ Nguyên Hân, xin đổi lại là " Vui thú điền viên".
XóaTôi nhất trí với góp ý của cụ HAN và Cụ Trưởng Ban đã sửa. Đúng là cái 'tít" theo kểu: Làm giàu từ Cây cảnh hay từ nuôi Chim, nuôi Yến (Như Cụ Ng.Khinh) thì không "sướng" lắm. Nhưng đổi là "Vui thú điền viên" thì lại dễ nhầm lẫn với cụ Minto ông chủ của Đức Viên ở Củ Chi. Mà lại chưa toát lên cái nôi dung cơ bản là "Làm Kinh tế giỏi" Của Cụ Nhật Vựng. Ở đây không chỉ là "vui thú" suông... Chính vì thế mới đáng kính nể .
XóaThật khó đặt tên. Nhưng Blog thì tạm để như vậy, khi nào in "sách" ta sẽ tính cũng kịp.
Thật là một tấm gương đẹp , vừa nghị lực trí thức vừa "bình dị dân dã", sống vừa rất thực tế đồng thời rất thanh cao ! Chúng ta có được một (chỉ một đã thôi) cây cảnh bon sai đã là vui lắm rồi , ở đây chủ nhân cả một vườn, mấy ai sánh được ? Xin chúc mừng thành công quý giá , đáng kính nể của một con người Quế - Lư K5.
Trả lờiXóaBuổi cuối cùng uống bia với Nhật Vựng rồi dau đó nghe tin bạn đã nghỉ hưu ) là hôm đi đưa đám cụ thân sinh Huy Túc về vào phòng lam việc của vị vụ trưởng tổng cục thống kê Phạm nhật Vựng uống bia suông . trước đó tôi nhớ có lần cùng Hữu Hùng thì phải kéo nhau lên phố Đội Cấn tại phòng làm việc của Phan Hồ ăn trưa bằng can bia với xâu bánh giò.
Trả lờiXóaCác bạn thân mến, ai cũng phải đăng nhập cho chính mình nữa thì khi nhấn vào ảnh của bạn trong mục người theo rõi của Bog LSQL mới nhìn thấy đường Link để vào Blog của bạn nếu không thì chịu.
Trả lờiXóaNguyệt Ánh nên thông tin rộng rãi những thủ thuật của Blogspot để mọi người cùng thực hiện. Tôi đã bỏ ra 2 buổi sáng để tự mày mò, nghiên cứ, thử nghiệm ( kết hợp với hỏi các cụ chuyên gia ). Nay cũng nắm được những chiêu cơ bản. Thực ra Blogger này dễ thao tác hơn yahoo!blog cũ. Chỉ có điều, nếu chưa quen, mới vào thì thấy lúng túng...Tin rằng tất cả sẽ quen dần . Có điều, "anh" nào cũng có ưu và có nhược. Blogspot có những cái dở ta đành chịu thôi !
Trả lờiXóa