Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Các nước trong khu vực phản ứng ra sao với Mỹ?

Xung quanh việc khu trục hạm USS Lassen của Mỹ sáng nay (27/10) đã tới Trường Sa và đi vào vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi – nơi Trung Quốc đã chiếm đóng và đảo hóa phi pháp, các nước trong khu vực đã lần lượt lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình.

 Khu trục hạm Mỹ USS Lassen

Từ Manila, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố ông ủng hộ động thái của Hải quân Mỹ và cho rằng đây là bước đi rất quan trọng của Mỹ để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển và biện pháp cần thiết giúp “cân bằng quyền lực” trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Ông Aquino cho biết, Trung Quốc đã “đột nhiên thay đổi các quy tắc” ở Biển Đông bằng cách bồi đắp, xây dựng phi pháp ít nhất là 7 hòn đảo mà không hề tham vấn với các nước láng giềng. Không thể không ngăn chặn động thái đơn phương của Bắc Kinh.“Nếu hành vi sai trái này không bị thách thức thì sau đó, việc sẽ trở thành sự đã rồi”, Tổng thống Philippines nói.
Từ Washington, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, người đang có chuyến thăm Mỹ, đã kêu gọi tất cả các bên trong tranh chấp Biển Đôngkiềm chế, đồng thời, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á cần phải bắt đầu thảo luận về bản chất của một bộ quy tắc ứng xử để quản lý căng thẳng ở Biển Đông.
Tổng thống Indonesia không trực tiếp đến hành động của Mỹ mà nhấn mạnh sự trung lập của Indonesia – quốc gia Đông Nam Á lớn nhất và không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Ông Widodo tuyên bố Indonesia đã sẵn sàng để đóng “một vai trò tích cực” trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Australia, một đồng minh thân cận của Mỹ cũng lên tiếng ủng hộ việc Mỹ cho tàu chiến áp sát đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa để khẳng định quyền tự do hàng hải và tự do bay ngang ở Biển Đông– nơi 60% hàng hóa xuất khẩu của Australia đi qua.
“Điều quan trọng là nhận thức được mọi quốc gia đều có quyền tự do hàng hải và tự do bay ngang theo luật pháp quốc tế, kể cả ở trên Biển Đông. Australia ủng hộ mạnh mẽ các quyền này”, Bộ trưởng Quốc phòng AustraliaMarise Payne cho biết trong một tuyên bố.
Hồi đầu tháng này, tại Boston (Mỹ), Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne cũng được đồng nhiệm Mỹ Ash Carter thông báo về kế hoạch tuần tra của Mỹ ở Biển Đông. Tuy nhiên, Canberra đã khẳng khái tuyên bố Australia tham gia và hoạt động tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông.
Trong khi đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga từ chối bình luận về việc tàu chiến Mỹ di chuyển bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo ở Biển Đông và cho biết, Tokyo và Washington đang trao đổi thông tin về việc này.
Tuy nhiên, ông Suga khẳng định: “Những động thái đơn phương để thay đổi hiện trạng, chẳng hạn như bồi đắp các bãi ngầm quy mô để xây dựng các mặt bằng lớn đại dương ở Biển Đông là một mối quan ngại chung của cộng đồng quốc tế”.
Theo một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ, khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ đã “tiến hành quá cảnh” trong vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi, thuộc quần đảo Trường Sa vào sáng hôm nay (27/10) mà không gặp sự cố nào.
Theo quan chức này, hoạt động của tàu khu trục USS Lassen trong khu vực mà Trung Quốc coi là lãnh hải của họ đã thể hiện Mỹ không công nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh với các đảo nhân tạo mà họ xây dựng phi pháp ở Trường Sa.



2 nhận xét:

  1. Sau một thời gian dài, ông Obama né tránh TQ tại BĐ, đặc biệt là hồi Hải Dương 981 năm ngoái,lần này lại bất ngờ có những bước đi khá mạnh bạo để thực hiện chiến lược xoay trục. Câu hỏi cần đặt ra là; Vì sao vào thời điểm này, HK lại tỏ ra quyết đoán như vậy? Theo tôi, ở đây có thể có mấy lý do, xin bình loạn vài câu cho vui làng xóm. Trong con mắt giới quan sát, nhất là các đồng minh Châu Á- TBD,vừa qua cách xử sự của HK là yếu kém, có phần nhu nhược trước những hành động không ngừng lấn tới của TQ. Điều đó làm nản lòng nhiều bạn bè cả cũ và mới của chính HK.Cho nên việc đưa tàu tuần tra sát các đảo mới xây của TQ được coi như một thông điệp dằn mặt chú Tầu quá đáng và như là một sự "đính chính"những hiểu lầm. Cũng có thể đây là một phép thử phản ứng của TQ,xem đám ấm đầu ở BK có thể làm được gì..Tuy nhiên, HK đủ tỉnh táo để mọi việc vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Hai bên sẽ vờn nhau dài dài, nhưng trước mắt TQ chưa thể dám động đến HK và HK cũng chưa thể nâng cấp báo động sẵn sàng chiến đầu. Điều có thể nhận tháy, dù sao đây cũng là một cơ hội tốt cho VN ta. Một mặt lãnh đạo TQ tuyên bố "không xâm lược" một mặt ra vẻ giận dữ ,nhưng chỉ nhằm tháo ngòi nổ, làm dịu quan hệ với HK và lừa đảo các nước xung quang BĐ. Thái độ của các nước thì đã rõ. Tất cả đều xuất phát từ lợi ích QG của chính họ mà thôi. Điều cần suy nghĩ chính là thài độ, lập trường và hành động thực tế của VN trước sự kiện này ra sao? Không thể ngậm miệng ăn tiền,hoặc tuyên bố lập lờ chung chung, bỏ lỡ một cơ hội tăng cường sức mạnh bảo vệ BĐ. Quan điểm của cá nhân tôi từ lâu vẫn là: liên kết với nhiều nước có cùng lợi ích tự do hàng hải, toàn ven lãnh thổ, bảo vệ hòa bình, chống hải tặc v.v. để cùng tổ chức hạm đội hải quân hỗn hợp liên tục tuần tra chung, không hành động đơn phương,chỉ một vài chiếc mang tính tượng trưng. Liệu lờ đờ của ta sẽ làm gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Calathau tôi cũng đồng ý như quan điểm và cách ứng xử của VN như cụ Kyvi nêu ra. Phải từ bỏ triệt để "ý thức hệ tương đồng", lấy lợi ích quốc gia là tối thượng. Không nhất thiết phải "nhất biên đảo" nhưng cần phải có liên minh liên kết với các quốc gia hiện đang có chung mục đích và quyền lợi như ta. Hết sức tránh vào bẫy " chơi tay đôi" với Tầu, vì thực ra VN ta không thể đơn độc chơi tay bo với chúng được. Kỳ thị dân tộc, nghi kị nhau đời này qua đời khác, chiến tranh luôn luôn có thể nổ ra ...ta không thua , nhưng cũng không thể thắng ! Mà mối bang giao thì mãi mãi vẫn còn. Làm lãnh đạo phải hết sức tỉnh táo trong những thời điểm nhạy cảm này. Nhưng đại tướng chỉ huy toàn quân mà tuyên bố " Mất đảng, mất chế độ là mất luôn biển đảo" (vào tay Tầu công ) , thì thật hết thuốc chữa !!!

      Xóa