Biểu tình ở Nga ủng hộ PUTIN oanh kích Syria .
Putin tiến hành không kích tại Syria từ ngày 01/10 và dự định kéo dài chiến dịch không kích này khoảng 3- 4 tháng. Vì sao Putin phải quyết định một bước đi manh động như vậy tại một đất nước đang hết sức phức tạp, rối rắm?
Nga có căn cứ hải quân tại cảng Tartous ở duyên hải phía tây- bắc Syria. Căn cứ này có từ năm 1980 và là chỗ đứng chân duy nhất của lực lượng Nga tại khu vực Địa Trung Hải. Cận kề với Tartous về phía bắc, cũng thuộc duyên hải Syria, là thành phố Latakia- quê hương của TT Syria Basha’r al-Assad. Hối đầu năm 2014, khi quân đội Syria bị đối lập dồn vào thế có nguy cơ thất bại, al-Assad đã có phương án bỏ thủ đô để về trấn thủ tại Latakia và Tartous. Như vậy vừa giữ quê hương, vừa có đường thoát ra biển, bởi thủ đô Damas không có lối thoát nếu đường bộ và đường không bị phong tỏa. Hơn nữa, kéo về Latakia cũng gần sát Tartous, mà biết chắc Nga không thể bỏ Tartous được, thì al-Assad vẫn còn nương tựa được vào Nga.
Nhưng tháng 8 năm nay, các nhóm vũ trang đối lập Syria được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar trợ giúp đã chiếm được hầu như hoàn toàn tỉnh Idleb. Tỉnh này có biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc và tiếp giáp với Latakia từ phía đông. Thế là khu vực duyên hải Syria, bao gồm cả Latakia và Tartous bị đe dọa trực tiếp. Đây chính là nguyên nhân tức thời khiến Nga kéo quân đến Latakia từ ngày 07/9, mục đích là chủ động tự bảo vệ Tartous thôi.
Nhưng ngày 09/9, quân đối lập đánh chiếm được căn cứ không quân của chính phủ Syria ở tỉnh Idleb. Đây là căn cứ không quân lớn nhất miền bắc Syria và lớn thứ hai trong toàn quốc. Diễn biến này xảy đến quá nhanh, buộc Nga phải cấp tập đưa máy bay chiến đấu đến Latakia để bắt đầu không kích tại Syria từ ngày 01/10 vừa qua.
Như vậy, việc Nga đưa quân, chủ yếu là không quân vào Syria là bị động đối phó với nguy cơ lợi ích của Nga tại khu vực duyên hải Syria bị đối lập tấn công. Điều này chắc chắn xảy ra, nếu Nga không kịp thời ngăn chặn, bởi đối lập vũ trang Syria coi Nga và Iran là kẻ thù của họ. Suốt hơn 4 năm rưỡi qua, Nga đã công khai cùng với Iran giúp đỡ mọi mặt cho chính quyền al-Assad để chống lại cuộc đấu tranh vũ trang của phe đối lập nhắm lật đổ ông tổng thống độc tài tàn bạo này. (Nói “độc tài”, bởi cha con ông ta đã thay nhau cai trị Syria suốt từ năm 1980 đến nay. Nói “tàn bạo” bời từ 2011 đến nay, bom đạn và vũ khí hóa học của al-Assad giết hại hơn 200 ngàn người, trong tổng số 250 ngàn người Syria đã thiệt mạng vì nội chiến. Đất nước Syria bị tàn phá tan hoang bởi không quân và tên lửa của al-Assad dội bừa bãi xuống tất cả những khu vực nào mà phe đối lập chiếm được. Đối lập không có máy bay để ném bom, không có tên lửa đất đối đất để tàn phá hủy diệt như quân đội al-Assad! Nga cung cấp vũ khí hạng nặng, kể cả máy bay cho quân đội Syria. Nga luôn bảo vệ chính quyền al-Assad bằng phiếu phủ quyết mỗi khi chính quyền này bị lên án tại HĐBA LHQ. Bởi thế, phe đối lập Syria coi Nga cũng là kẻ thù của họ, chẳng khác gì Iran!).
Như vậy, Nga phải trực tiếp nhảy vào khu vực duyên hải tây- bắc Syria vào thời điểm này chính là để bảo vệ lợi ích của Nga ở khu vực ấy, đồng thời cứu nguy cho khu vực chiến lược của chính quyền al-Assad.
Xin nói thêm: Khu vực tỉnh Idleb và một số địa điểm Nga đã oanh tạc trong vài ngày qua ở tỉnh Hamah và Homs (kế cận Idleb) không nằm trong vòng kiểm soát của IS, mà thuộc quyền kiểm soát của lực lượng có danh xưng là “Jeish al-Fath” (tạm dịch là “Quân giải phóng”). Bởi thế, phe đối lập Syria tố cáo Nga không đánh IS như Nga rêu rao, mà đánh các nhóm đối lập khác. Đúng quá, bởi “lãnh thổ” của IS chủ yếu ở miền đông Syria, giáp với Iraq, nên IS đâu có đe dọa trực tiếp các lợi ích của Nga ở duyên hải tây- bắc Syria!
Một khi đã quyết định nhảy vào Syria, thì Putin phải có những “lý lẽ” để biện minh trước dư luận thế giới. Điều này không lạ gì. Cũng như khi Putin sáp nhập Crưm của Ucraina vào Nga, rồi gây ra cuộc chiến ở miền đông Ucraina thì ông này cũng thiếu gì các kiểu biện bạch! Và cũng giống như TQ hành xử ngang ngược trên biển Đông từ năm 1974 đến nay với đủ những kiểu to mồm bất chấp lẽ phải.
Trên đây, xin cung cấp cho các vị những thông tin về nguyên nhân trực tiếp khiến Putin quyết định “nhảy vào” Syria từ đầu tháng 9 và không kích tại Syria từ đầu tháng 10 này. Còn những ý đồ trung hạn và chiến lược dài hạn nữa mà Putin tính đến trong canh bạc Syria này thì xin để dịp khác bàn tới sau.
Cũng phải nói rằng não trạng KGB của Putin ăn đứt Obama “trẻ người non dạ” khi hành xử trên đấu trường quốc tế. Putin và Tập Cận Bình đều bắp thóp được bản chất của Obama là thường do dự, không dám quyết đoán và thường bị động đối phó một cách yếu ớt trước mọi diễn biến phức tạp trên trường quốc tế. Không phải chỉ có những sự kiện như Ucraina, Biển Đông; mà còn các biến động khác như “Mùa Xuân Arab”, sự xuất hiện của IS tại Syria- Iraq v.v... Chính vì vậy, Putin và Tập Cận Bình sẽ tận dụng thời gian còn lại của Obama tại Nhà Trắng, đến đầu năm 2017, để “chớp” được cái gì thì “chớp” luôn! Kéo khi có tổng thống Mỹ khác lên thay, thì khó mà nhu nhược như Obama để Nga và TQ tha hồ lấn tới được!
Từ nay đến đầu năm 2017 sẽ là thời gian thách thức nghiêm trọng với chủ quyền của VN trên Biển Đông trước sự lấn tới của TQ! Tôi cho là như vậy (?).
03/10/2015
NGUYỄN NGỌC HÙNG
Bài chưa gửi cho Mõ Làng thì bản tin Chào Buổi Sáng của VTV1 hôm nay đưa tin: Thủ tướng Nga- Medvedev nói Nga hành động quân sự tại Syria “là để bảo vệ các công dân Nga tại Syria”. Đây là minh chứng cho phân tích của tôi trong bài này: Mục tiêu cấp thời và trước mắt của Nga là bảo vệ các lợi ích của Nga sẵn có tại Syria, trong đó có hàng ngàn “cố vấn” Nga tại đó. Các “lợi ích” này đang bị các nhóm vũ trang đối lập áp sát và đe dọa trực tiếp.
Câu "nói leo" của Calathau hoàn toàn có lý. Tôi đã viết rằng bài này chỉ nhằm cung cấp cho Làng Ta thông tin về "lý do trực tiếp" khiến Nga nhảy vào lúc này thôi. "Còn những ý đồ trung hạn và chiến lược dài hạn nữa mà Putin tính đến trong canh bạc Syria này thì xin để dịp khác bàn tới sau".
Trả lờiXóa4 ngày vừa qua, máy bay Nga toàn đánh phá tập trung các khu vực do đối lập kiểm soát kế cận vùng duyên hải tây- bắc Syria, nơi có 2 căn cứ quân sự mà quân Nga trú đóng. Việc này trước hết nhằm giải tỏa áp lực từ phía đối lập đối với 2 căn cứ này.
Tôi nghĩ các cụ lão làng Quế Lư chúng ta, đặc biệt lớp Internat trình độ đầy mình,tuy rất yêu quí nhân dân LX trước đây và nước Nga hiện nay nhưng không ai ngây thơ, non nớt về chính trị đến mức "yêu nước Nga hơn cả người Nga" và "coi LX - Putin là một". Baì viết của anh NNH cho chúng ta một cái nhìn cụ thể hơn, chi tiết hơn về những diễn biến vừa qua tại Syria với hành động quân sự đột xuất của Nga. Đó là điều rất bổ ích. Tuy nhiên,tôi không nghĩ rằng Ông Putin dại dột, nông nổi tham chiến chỉ vì nhìn thấy lợi ích trước mắt tại cái cảng Tartuos. .Cõ những lý do rộng và sâu hơn khiến ban tham mưu của Putin lựa chọn quyết định như vậy. Tôi cũng không cho rằng nước Nga sẽ dễ dàng bị sa lầy ở Syria bởi họ đã rút được kinh nghiệm xương máu khi đưa bộ binh vào Apganitan hồi nọ. Nhưng thôi, ta không nên quá đi sâu vào việc của thiên hạ; Điều tôi cùng cụ Ca và nhiều người khác đang suy ngẫm, lo ngại chính là động thái sắp tới của BK đối với VN nói chung, BĐ nói riêng. Bởi thế cụ Ca mới rinh về một bài tưởng xa mà lại rất gần với hiện tình đất nước. Rất đáng quí vậy.
Trả lờiXóaTheo các nguồn tin quân sự và tình báo của mạng tin Debka, Trung Quốc ngày 2/10 đã gửi đề nghị tới Moscow về việc cho phép các máy bay chiến đấu J-15 của nước này sớm tham gia chiến dịch không kích của Nga, được phát động từ ngày 30/9 vừa qua tại Syria.
Trả lờiXóaNhư vậy, chiến dịch quân sự của Nga tại Syria sẽ có thêm 5 nước, tổ chức tham gia, gồm Iran, Iraq, Syria, Hezbollah và Trung Quốc.
TTXVN dẫn nguồn tin từ Debka cho biết, máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc sẽ cất cánh từ chiến hạm vừa đến bờ biển của Syria hôm 26/9 vừa qua.
Các chuyên gia quân sự cho biết đây sẽ được xem là sự kiện cực kỳ quan trọng đối với Bắc Kinh vì sẽ là chiến dịch quân sự đầu tiên của nước này tại Trung Đông, cũng như việc thử nghiệm hoạt động đầu tiên của hàng không mẫu hạm trên trong các điều kiện thực chiến.
Trước đó, mạng tin này cho biết, Trung Quốc sẽ đưa tới Syria một phi đội máy bay chiến đấu J-15, một số sẽ được bố trí tại căn cứ không quân của Nga gần Latakia (Syria).
Những thông tin này rất đáng để VN quan tâm theo dõi sát sao .
Tình hình thế giới diễn biến nhanh đến chóng mặt và rất khó đoán định.. Tôi cho rằng việc TQ tham chiến ở Syria nhằm đạt nhiều mục tiêu , trong đó có việc biểu dương lực lượng và diễn tập thực binh, chuẩn bị cho những hành động tương tự ở hướng BĐ.Ấy vậy nhưng tại Hội nghị TW đang diễn ra, Ông Tổng vẫn ề à,dông dài đọc diễn văn định hướng tư duy cho lãnh đạo chỉ nên tập trung vào các v/đ Kinh tế -xã hội và bầu cử; không một câu nào đả động đến tình hình BĐ và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Dường như ông ta cho rằng hiện nay không có nguy cơ nào đe dọa chủ quyền, an ninh,lãnh thổ Quốc gia nên bịt miệng các đại biểu, không cho nói. Nghe xong bài diễn văn khai mạc đó,, thú thật tôi thấy phẫn nộ, HA tăng lên 167 luôn! Các cụ đọc lại mà xem, cứ như người ta cố tình nhắm mắt bịt tai trước thực trạng hiểm nguy của đất nước để được lòng ai đó ở bên kia biên giới. Nếu là hèn thì cũng đáng phê phán, nếu lại là tay trong cho giặc thì sẽ bị lịch sử đào thải và ô nhục ngàn đời!
Trả lờiXóaỔng sợ bị " mắng" khi gặp người ta sang chơi đấy mà! Hì...anh Kivi khéo bị tăng xông đó nha!
Trả lờiXóaTôi thấy các vị Làng Ta rất tỉnh táo, không bị tình cảm quá khứ chi phối nhãn quan thời cuộc hiện nay. Câu "người Việt yêu nước Nga hơn người Nga" là tôi dẫn lại thông tin báo chí của Ta tường thuật lời của Putin trong lầm ông này lần đầu tiên thăm VN trên cương vị tổng thống nhiệm kỳ đầu. Ông ấy ngạc nhiên phát biểu như vậy khi dự cuộc gặp mặt với những người VN từng học ở LX trước đây.
Trả lờiXóaVấn đề lo ngại trong sự kiện Nga ở Syria chính là cả thế giới lại bị hút về bên ấy, để rồi TQ lại có thể làm gì đó ở Biển Đông, tương tự như khi Nga sáp nhập Crưm, thì HD 981 kéo vào...