Phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa phát đi một tuyên bố chính thức cho biết, họ đã cảnh báo và theo dõi một tàu chiến của Hải quân Mỹ khi nó đến rất gần một trong những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ |
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc,
“con tàu đã xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển quần đảo Nam Sa (tên
Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam - PV) của Trung Quốc”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố tại Bắc Kinh:
“Những hành động của tàu chiến Mỹ đe dọa đến chủ quyền và lợi ích an
ninh của Trung Quốc, nguy hại đến an toàn của nhân viên và cơ sở của
Trung Quốc (đang đồn trú trái phép) trên các đảo và bãi đá, phương hại
đến hoà bình và ổn định của khu vực. Trung Quốc cực lực bất bình và kiên
quyết phản đối việc này”.
Trước đó, một quan chức quốc phòng Mỹ đã tiết lộ với CNN rằng, khu trục hạm USS Lassen
của Hải quân Mỹ đã “tiến hành quá cảnh” trong vùng 12 hải lý quanh bãi
Đá Su Bi, thuộc quần đảo Trường Sa vào sáng hôm nay (27/10) mà không gặp
sự cố nào.
Theo quan chức này, hoạt động của tàu
khu trục USS Lassen trong khu vực mà Trung Quốc coi là lãnh hải của họ
đã thể hiện Mỹ không công nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh với các
đảo nhân tạo mà họ xây dựng phi pháp ở Trường Sa.
Đáng lưu ý, khi thông tin về việc tàu chiến Mỹ đi vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo ở
Biển Đông được truyền thông quốc tế đăng tải cập nhật thì Ngoại trưởng
Trung Quốc Vương Nghị lúc đó vẫn cho biết Bắc Kinh đang xác minh thông
tin. Ông Vương còn “khuyên” Mỹ “nên suy nghĩ kỹ trước khi hành động,
không nên hành động mù quáng hay phóng đại mọi chuyện”.
Điều chiến hạm ra " tiếp" USS Lassen
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, đêm hôm 27/10, 2 chiến hạm lớn nhất của Hạm đội Nam Hải là tàu khu trục hạm tên lửa dẫn đường Lan Châu và tuần dương hạm Hải Khẩu đã tiến về bãi Đá Su Bi và phát đi cảnh báo yêu cầu tàu chiến Mỹ rời khỏi vùng biển tranh chấp.
Tàu khu trục tên lửa Lan Châu (170) - một trong 2 tàu chiến được Trung Quốc điều ra để“tiếp” khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ ở bãi Đá Su Bi |
Trung Quốc đã rất tức giận trước việc Mỹ cho tàu chiến đi vào vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi ở quần đảo Trường Sa để khẳng định quyền tự do hàng hải và bác bỏ thiết thực yêu sách chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh với các đảo nhân tạo.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV)
cho biết, tối 27/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập Đại sứ Mỹ
tại Trung Quốc Max Baucus để nói với ông này rằng Washington cần phải
dừng các hành động “đe dọa chủ quyền và an ninh lợi ích của Trung Quốc”.
Thứ trưởng Ngoại giao Trương Nghiệp Toại đã gọi hành động của Mỹ là
"cực kỳ vô trách nhiệm".
Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã ra tuyên bố cáo buộc Mỹ “cố ý khiêu khích” khi điều tàu khu trục vào vùng biển mà Bắc Kinh tự nhận vơ là của mình.
“Trung Quốc sẽ kiên quyết phản ứng với hành động khiêu khích có chủ ý này”, ông Lục nói trong cuộc họp báo hôm 27/10.
Đáng lưu ý, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Lục Khảng còn đe dọa: “Nếu các bên liên quan tiếp tục khuấy động tình
hình thì Trung Quốc sẽ thấy cần thiết phải tăng tốc độ xây dựng (trái
phép) của mình” ở Biển Đông.
Tờ New York Times bình luận, Trung Quốc
mặc dù tức giận sôi sục, nhưng ngôn ngữ cơ bản mà Bắc Kinh sử dụng vẫn
là lặp đi lặp lại những gì họ thường “ra rả” về cái gọi là “chủ quyền”
của Trung Quốc với Biển Đông.
Sáng ngày 27/10, sau khi Tổng thống Mỹ
Barack Obama phê chuẩn lệnh hành quân, khu trục hạm USS Lassen của Hải
quân Mỹ đã rời Kota Kinabalu, Malaysia, tới Biển Đông và di chuyển vào
vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi – thực thể ngập nước đã bị Trung Quốc
chiếm đóng và đảo hóa phi pháp.
Quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, nhiệm
vụ tuần tra để khẳng định quyền tự do hàng hải của khu trục hạm USS
Lassen đã hoàn thành mà không xảy ra sự cố nào, dù cũng có gặp tàu Trung
Quốc bám đuôi cảnh báo.
Lầu Năm Góc thì cho hay, khu trục hạm USS Lassen
đã ở lại trong vùng 12 hải lý của chuỗi quần đảo Trường Sa khoảng một
giờ đồng hồ và những hình ảnh này đã được các thiết bị giám sát của Mỹ
ghi lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét