( Theo RFA) - Wednesday,
August 2, 2017 | 2.8.17
Đức
vào ngày 2 tháng 8 lên án cơ quan tình báo và đại sứ quán Hà Nội về việc bắt
cóc một cựu quan chức dầu khí Việt Nam đang xin qui chế tỵ nạn tại Đức, ông Trịnh
Xuân Thanh. Đức còn nói cho một viên chức đại diện cơ quan tình báo Việt Nam 48
tiếng đồng hồ để rời khỏi nước Đức sau vụ việc vừa nêu.
Hãng
tin AP loan tin phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Đức, Martin Schaefer, nói rằng
chính phủ Đức không còn nghi ngờ gì việc đại sứ quán Việt Nam và cơ quan tình
báo nước này có dính líu vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào ngày 23 tháng
7 vừa qua.
Theo
phát ngôn nhân Martin Schaefer thì vụ việc có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến mối
quan hệ hai nước một cách lớn lao. Ông này cho rằng đó là việc cực kỳ làm mất
lòng tin.
Hãng
tin AFP thì dẫn lời của phát ngôn nhân Martin Schaefer rằng việc bắt cóc công
dân Trịnh Xuân Thanh ngay trên nước Đức là một sự vi phạm luật pháp quốc tế và
luật pháp nước Đức chưa hề có tiền lệ và gây tai tiếng.
Vào
ngày 1 tháng 8, phía Đức đã triệu đại sứ Việt Nam đến và yêu cầu phía Việt Nam
phải trao trả ông Thanh về cho phía Đức để thực hiện các thủ tục về tị nạn và
trục xuất đúng cách. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết giới chức hai
nước đã gặp nhau bên lề Thượng đỉnh G20 hồi tháng 7 vừa qua để thảo luận đề nghị
từ phía Hà Nội là muốn Đức trục xuất ông Thanh.
Trước
đó, một nhật báo ở Đức có tên Taz loan tin có thể ông Trịnh Xuân Thanh đã bị
công an Việt Nam bắt cóc tại thủ đô Berlin, nước Đức để đưa về Việt Nam.
Tờ
này trích lời người phát ngôn Sở Cảnh sát Berlin nói họ nghi ngờ có một vụ bắt
cóc xảy ra và đang tiến hành điều tra.
Nhật
báo Taz nói rằng báo chí Việt ngữ ở thủ đô nước Đức đã đưa tin vừa nêu, cho rằng
ông Thanh bị bắt cóc tại một vườn hoa ở thủ đô Berlin vào ngày 23 tháng 7, và
có những nhân chứng mục kích vụ bắt cóc.
Ngày
31 tháng 7, báo chí trong nước nói ông Trịnh Xuân Thanh đã đến Bộ công an tại
Hà nội để đầu thú.
Cùng
ngày, nhà báo Lê Trung Khoa, của một tờ báo tiếng Việt tại thủ đô Berlin có nói
với đài BBC Việt Ngữ rằng ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc chứ không phải tình
nguyện về Việt Nam ra đầu thú như báo chí trong nước đưa tin.
Nhật
báo Taz cho biết có liên lạc với Bộ Ngoại giao Đức, nhưng được cơ quan này cho
biết là họ không có thông tin gì về vụ việc được hỏi.
Ông
Trịnh Xuân Thanh nguyên là Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xây
lắp Dầu khí, thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam. Sau khi rời khỏi vị trí
này ông trúng cử đại biểu quốc hội tỉnh Hậu Giang, đồng thời được cử làm phó chủ
tịch tỉnh này.
Vào
khoảng tháng bảy năm 2016, ông Thanh trốn ra nước ngoài sau khi báo chí Việt
Nam đưa ra nghi vấn tham nhũng lên tới 3300 tỉ đồng có liên quan tới ông Thanh
tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí.
Sau
đó cơ quan chức năng Việt Nam cho biết là đã phát lệnh truy nã toàn thế giới đối
với ông Thanh.
Hiện
nay vẫn chưa có hình ảnh nào liên quan đến việc đầu thú của ông Thanh được cơ
quan chức năng đưa ra.
(RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét