Chép từ trang tolam.org Thứ sáu, 04/08/2017, 09:40 (GMT+7)
(Xã hội) - Khi thông tin Trịnh Xuân
Thanh tự thú, thì cũng là lúc mạng xã hội xuất hiện những luồng thông tin bất lợi
cho Việt Nam. Đã có một số thông tin dẫn từ báo nước ngoài được cho là Đức đang
phản ứng vụ Trịnh Xuân Thanh được cho là bị bắt cóc. Thế nhưng không một tờ báo
hay người phát ngôn nào của Đức dám khẳng định đây là một vụ được cho là bắt
cóc mà thay vào đó là có lẽ, hình như, có thể. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi
về việc có hay chăng việc Đức hỗ trợ Việt Nam trong quá trình bắt giữ tên tội
phạm tham nhũng này?
Hiện nay, Đức đang là một trong những
điểm được cho là nơi “hạ cánh an toàn” của các quan tham Việt Nam khi quyết định
bỏ trốn, bởi nước này chưa kí kết hiệp định dẫn độ với Việt Nam. Đối với các nước
chưa kí kết hiệp định dẫn độ với Việt Nam, thì việc dẫn độ tội phạm thường được
áp dụng theo nguyên tắc có đi có lại.
Công viên Tiergarten nơi được cho là
Trịnh
Xuân Thanh bị dễ dàng bắt cóc.
Và cho đến thời điểm hiện nay, Đức
đang trở nên rối loạn bởi chính sách cho phép tị nạn của mình. Mới đây, một dự
luật cảnh sát được bắt giữ người tị nạn đã được đưa ra khi Đức liên tiếp phải hứng
chịu hậu quả khủng bố từ IS được cho là liên quan đến người tị nạn. Bên cạnh
đó, tình trạng tấn công tình dục, hàng nghìn trẻ em bị mất tích, sự nổi loạn của
người dân nhập cư đẩy nước này vào một tình trạng hỗ loạn thực sự. Trong khi
đó, Trịnh Xuân Thanh là một tên tội phạm kinh tế đang bị truy nã thì hà cớ gì
mà Đức phải giữ lại để thêm rắc rỗi cho mình. Tuy nhiên, Chính phủ Đức cũng
không thể trục xuất Trịnh Xuân Thanh, vì quyết định trục xuất hay không tùy thuộc
vào quyết định của tòa án bang hoặc liên bang.
Từ thông tin việc được cho là bị bắt
cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, theo như bản tin một
chiều mà thoibao.de và clip Lê Trung Khoa nói ở bàn tròn BBC và một số nhân chứng
người Đức trông thấy ghi nhận và chính họ báo cảnh sát, thì có thể hiểu rằng Việt
Nam đã quá dễ dàng để bắt giữ một tội phạm như vậy.
Bởi muốn đưa Trịnh Xuân Thanh về Việt
Nam buộc lòng phải dùng phi cơ riêng, đồng thời phải là phản lực loại lớn bay
đường dài, đậu ở những khu vãng lai đặc biệt. Nước nào trong Liên hiệp châu Âu
bằng lòng cho Việt Nam thuê khu vãng lai loại này trong phi trường? Đó là Nga,
nhưng Nga lại ở quá xa, cũng chưa chắc đã bằng lòng giúp.
Còn nếu đưa Trịnh Xuân Thanh ra phi
trường bằng đường hợp pháp, chính thức qua các cổng an ninh thì vô phương, Trịnh
Xuân Thanh không bị dẫn độ, chỉ cần la hét, làm ầm ĩ ở các cổng kiểm soát an
ninh là mọi chuyện đổ vỡ ngay. Ngộ nghĩnh cho việc cho rằng sử dụng cán cứu
thương, xin thưa rằng, một bệnh nhân được chuyển ra khỏi nước Đức mà không có
giấy tờ liệu cơ quan an ninh nước này có cho phép? Đó là chưa kể Đức đang siết
chặt an ninh sau tình trạng tấn công khủng bố và bạo loạn ở nước này.
Thêm nữa, việc được cho là bị bắt cóc
xảy ra đã hơn một tuần, tìm kiếm trên google, trên báo chí, truyền thông Đức
như Berlin Morgenpost, n-tv, Der Spiegel, Frankfurter Rundschau…thì không thấy
một thông tin nào nói đến việc bắt cóc người Việt Nam ở Berlin. Chỉ cần thông
tin từ những người được cho là đã chứng kiến thì, cảnh sát Đức sẽ trích xuất từ
hệ thống camera công cộng chắc chắn sẽ có một cuốn phim đầy đủ về diễn biến vụ
bắt cóc. Trịnh Xuân Thanh bị cưỡng chế lên xe ra sao, xe chạy theo đường nào
qua nước thứ ba, đưa lên phi trường nào, qua cửa khẩu an ninh trong tình trạng
ra sao, bằng hộ chiếu kiểu gì… thế nhưng tất cả đều im lặng.
“Tại sao cảnh sát Đức không phản ứng
gì khi có nhân chứng báo về vụ bắt cóc?” Còn thêm môt câu hỏi khác: “Tại sao vụ
bắt cóc Thanh xảy ra ngày 23.07.2017 với một số nhân chứng người Đức trông thấy,
mà phải 10 ngày sau báo chí Đức mới đồng loạt loan tin?” Ngay cả khi bài viết của
ông Trung Khoa xuất hiện trên Thời Báo, sau đó là video clip của BBC nói trên
được phát tán trên Youtube vào ngày 31.07.2017, báo chí, truyền thông Đức vẫn
chưa hề hay biết. Bộ ngoại giao Đức lúc đó khi được hỏi, còn nói họ chưa có tin
tức gì về chuyện của Trịnh Xuân Thanh.
Trong clip, ông Trung Khoa khẳng định
vài giờ nữa phía Đức sẽ ra một thông cáo về chuyện Trịnh Xuân Thanh được cho là
bị bắt cóc, nhưng 2 ngày sau báo chí Đức mới lên tiếng. Như vậy khi có cuộc nói
chuyện ở bàn tròn BBC, chính phủ, cảnh sát, truyền thông Đức vẫn chưa muốn nói
gì về việc được cho là bị bắt cóc nếu báo chí trong nước không đặt câu hỏi. Bởi
Trịnh Xuân Thanh là cái gì mà Đức phải quan tâm như vậy?
Sau đó mới là thông tin việc Bộ ngoại
giao của Đức lên tiếng không chắc chắn về một vụ được cho là bị bắt cóc. Thực
ra, việc lên tiếng của Đức trong trường hợp này của Đức là một điều đương
nhiên, bởi vì nó liên quan đến “sự tự ái” an ninh của một quốc gia. Bởi vì BND
(cơ quan tình báo Đức) là cơ quan ngốn tiền tỷ nhưng cho tới giờ vẫn chỉ thể hiện
là cánh tay nối dài của CIA. Bê bối an ninh của nước ngoài vào tận đất Đức bắt
người là điều sẽ khiến cho BND chứ không ai khác đứng ngồi không yên và phản ứng
là điều có thể hiểu.
Trong chương trình thời sự VTV lúc
19h tối qua, Trịnh Xuân Thanh cho biết sau quá trình “trốn chạy do suy nghĩ
không chín chắn, tôi thấy rằng cần phải quay về để đối diện với sự thật và để
hưởng sự khoan hồng của pháp luật Việt Nam”. Những lời thú nhận của Trịnh Xuân
Thanh đã phủ nhận hoàn toàn những thông tin bất lợi cho Việt Nam trong thời
gian qua. Và đây cũng sẽ là lý do giải thích được những khúc mắc của Việt Nam
và Đức trong trường hợp này.
Bạn đọc Thiên Minh
(Bài viết không thể hiện quan điểm của Ban biên tập)
Bạn đọc Thiên Minh
(Bài viết không thể hiện quan điểm của Ban biên tập)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét