Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

BAO NHIÊU % LÀ SỰ THẬT ?

Sóng gió của Đại tướng Võ Nguyên Gíáp

Phạm Quế Dương
 
Chiến dịch Điện biên Phủ, tôi là chính trị viên đại đội pháo (Tô Vĩnh Diện) đã được gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên. Đại tướng rất thân tình với anh em. Chúng tôi kính mến lắm. Khi Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc, tôi làm Tổng Biên tập báo Phòng không, Không quân. Năm 1970 tôi làm phó chính ủy trung đoàn bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), rồi đưa cả đơn vị vào bảo vệ Trường Sơn. Khi Trung Quốc đánh ta, tôi lại được chiến đấu ở biên giới phía Bắc.
Từ ngày lãnh trách nhiệm Tổng Biên tập tạp chí Lịch Sử Quân Sự (1982) tôi nhiều lần được gặp Đại tướng để xin ý kiến. Trong các buổi gặp bao giờ Đại tướng cũng rất thân tình, cung cấp nhiều tư liệu quý giá với những chỉ bảo thật căn kẽ, thấu đáo.
Tôi rất khâm phục trí tuệ uyên thâm, uyên bác và sức làm việc hết sức dẻo dai của Đại tướng nhưng rất thắc mắc là tại sao năm 1980 Đại tướng đã thôi làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 1982 đã thôi Uỷ viên Bộ Chính Trị.
Đôi lần trong bối cảnh thân tình tôi đã định hỏi trực tiếp Đại tướng nhưng rồi lại ngần ngại, lần lữa.
Một hôm, trong một bữa cơm thân mật tại nhà thượng tướng Trần Văn Trà tôi nêu câu hỏi vì sao Đảng không tận dụng tài thao lược và trí tuệ siêu việt của Đai tướng Võ Nguyên Giáp trong lĩnh vực quốc phòng mà lại bắt Đại tướng phụ trách việc sinh đẻ có kế hoạch?

Thượng tướng bảo tôi: Chủ yếu là do mâu thuẫn với anh Ba (Lê Duẩn) nhiều việc:
“Từ những năm 1950 anh Văn đã không đồng tình đánh Nhân Văn Giai Phẩm và ngay thời gian đó vẫn thường thăm hỏi, sẻ chia chân tình với một số nhà văn có tài”.
Anh Tư (tên thường gọi của Thượng tướng Trần Văn Trà) kể tiếp: “Khi đánh xét lại anh Văn bị coi như trùm trưởng dấu mặt. Đối với cải cách ruộng đất và cải tạo công thương tư doanh cả ở miền Bắc và sau này ở miền Nam anh Văn cũng không tán thành.
Mâu thuẫn với anh Ba càng sâu sắc hơn khi sau ngày 30/4/1975 anh Ba chủ trương bắt chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn đi cải tạo trong khi mình thì nhất trí với anh Văn là nên phân biệt hàng binh và tù binh, nên đối xử với những người bại trân như nước Mỹ thế kỷ 18 trong chiến tranh Nam - Bắc. Phía Bắc thắng, phía Nam đầu hàng mà không bị xử lý gì. Cha ông ta xưa cũng từng đối xử với giặc Tàu bại trận như vậy”.
(Văn bia Vĩnh Lăng kể về chiến công Lê Lợi- Nguyễn Trãi đánh thắng quân Minh còn ghi rõ: “Những quân giặc bị bắt và những quân đầu hàng có đến mười vạn người, đều tha cho về cả. Đường thủy thì cấp cho hơn 500 thuyền, đường bộ thì cấp cho lương ăn và ngựa; răn cấm quân sỹ (của ta) không được xâm phạm mảy may (đến quân giặc)”).
Một hôm, tôi đến hỏi Đại tướng để xác minh lời kể của thượng Tướng Trần Văn Trà. Đại tướng dẫn tôi ra ngoài vườn vì sợ trong nhà bị đặt máy ghi âm. Đi hết mấy vòng sân vườn, Đại tướng xác nhận: Các điều anh Tư nói đều đúng hết. Nhưng thôi đừng quan tâm. Lịch sử rồi sẽ minh xét như vụ án Lệ Chi Viên, cụ Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc nhưng lịch sử đã minh oan lâu rồi.
Hôm ấy Đại tướng đã ký tặng tôi tấm ảnh chụp giữa hai người.
Tháng Hai năm 1984 Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh chọn 10 danh tướng trong số 90 vị tướng nổi tiếng từ Cổ đại đến hiện đại .Việt Nam vinh dự được chọn 2 vị: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Gíap. Năm 1994 , kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin nhờ tôi làm chủ biên xuất bản cuốn sách “10 danh tướng thế giới”.
Tôi viết hai phần: “Lời nói đầu” và “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tôi lấy tài liệu của Bách Khoa Toàn Thư về quân sự và quốc phòng của Mỹ (International military Defende Encyclopedia). Họ ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp hết lời với nhiều tài liệu xác thực. Sách phát hành, tôi bị người của Ban Tuyên Giáo Trung Ương đến nhà 4, 5 lần quy kết tôi bịa đặt, quá đề cao Tướng Giáp.
Tin Đại Tướng ra đi làm tôi quá xúc động nên có dấu hiệu bị tai biến mạch máu não. May nhờ cấp cứu kịp thời và chỉ xuất huyết nhẹ nên đã qua khỏi.
Người đến viếng nhà Đại tướng quá đông. Tivi đưa tin hàng trăm ngàn người. Xem tivi thấy các phố đông kín người. Tôi rất lo không đi viếng được. May mà có cháu của Đại Tướng đến đón nên 8 giờ sáng mồng 10/10, vợ chồng tôi đã được vào lễ. Tôi phúng bức trướng ghi: “Kính Viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Đại Danh Nhân Danh Tướng Thế Gian – Đời Đời Kiếp Kiếp Lưu Danh Thiên Tài”.
-------------------------------------------------------------------------
Tác giả Phạm Quế Dương Hội Viên Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả 
Nguồn : Quê Choa ( Lấy từ Dân Luận )

11 nhận xét:

  1. Qua những tư liệu đã được đọc trên Internet, tôi nghĩ ở đây nhiều phần trăm là sự thật. Cảm ơn cụ đã cho đọc bài này.

    Trả lờiXóa
  2. Sự thật có giá trị hơn được cảm nhận trong những ngày qua ,lòng dân là sức mạnh vô địch.Nhân dân thương tiếc,kính yêu Đại tướng đó chính là lòng yêu nước.
    Tôi sinh sau cách mạng tháng 8-1945,hôm nay tôi hình dung ra sức mạnh của lòng dân trong Cách mạng tháng 8-1945.Cha tôi lúc đó là Uỷ viên thường vụ xứ uỷ Bắc kỳ ,cùng các đồng chí của mình(số lượng rất ít)đã đưa cả triệu đồng bào đứng lê giành chính quyền tại Hà Nội.
    Thương tiếc Đại tướng hơn một triệu người vưa qua không được tổ chức,tư nguyện,trật tự đến Hoàng Diệu dể viếng Đại tướng,Đó là sức mạnh của dân tộc.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi tin những tư liệu trên là chính xác vì cũng giống như những gì tôi được biết từ khá lâu rồi !
    -Nhưng lòng dân với người trong những ngày vùa qua là thước đo chính xác nhất do đưc đô và những cống hiến vô cùng lớn lao của ngưới với Tổ Quốc.Mọi người đều hiểu Người là vị ANH HÙNG DÂN TỘC.Thế mà vị TBT thì hình như quên trong bài diếu văn của mình ?
    -Điều tôi tâm đăc nhất là ngày Người về để năm lại mãi với quê nhà mặc dù cậnn kề một cơn bão lờn mà trời thì thât trong xanh.Phải chăng ngay cỏ trời cao cung quỳ yêu Đại Tướng ?

    Trả lờiXóa
  4. Rất cảm ơn Lư sơn Quế lâm đã đưa bài này lên, đã làm sáng rõ được nhiều điều mà tôi (và chắc nhiều người khác nữa) chỉ biết mơ hồ, không hiểu nguyên nhàn và bản chất sự việc. Lần này tôi mới rõ, mâu thuẫn chính là giữa Đại tướng và ông Lê Duẩn. Người ta đã giao cho cho ông những công viêc vô lí. Và đặc biệt nhiều quan điểm nhân đạo vốn là truyền thống của dân tộc họ không thực hiện và phản bác lại ý kiến của Tướng Giáp.
    Bác đã ra đi, nhưng nhân dân cả nước vô cùng biết ơn và quý trọng Bác. Bác sẽ còn lại mãi mãi trong lòng người dân Việt.

    Trả lờiXóa
  5. Sự thật là...Cho em nói thật lòng, em tiếc là Bác Hồ, vì lý do nào đó, đã KHÔNG THỂ tiến cử ĐT là tổng bí thư...Nếu ĐT là TBT thì đất nước chắc sẽ không bị cô lập như đã bị và chúng ta không chỉ thắng trong chiến tranh mà thắng cả trong xây dưng kinh tế!

    Trả lờiXóa
  6. Tôi đã đọc một số bài với nội dung tương tự nên tôi tin bài này 100% là sự thật. Ngoài ra Tác giả cũng đã tự giới thiệu về mình rất rõ trong đoạn đầu, không phải là để tự khoe, mà để chúng ta tin tưởng thấy ông là ngưởi đr tư cách và đáng tin cậy khi viết về những chuyện này.

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh15:09 15/10/13

    Năm 1982, tôi được điều lên công tác tại Ban Nghiên cứu thuộc Văn phòng TCCT. Trước ĐH V , tôi có nghe đồn đoán của nhiều cán bộ QĐ : lần này anh Văn sẽ lên ....NHưng bôngx một hôm , Trung tướng Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Đặng Vũ Hiệp triệu tập một số cán bộ phổ biến tình hình nhân sự ĐH, đã nói rằng : TW có một số nghi vấn về anh Văn nhưng chưa được xác minh nên lần này ra khỏi BCT . Đó là : tại sao tất cả UV TW Đảng hoạt động trước CM đều bị bắt , riêng anh không hề ngồi tù thực dân ngày nào ? ..rồi vđ con nuôi mật thám Pháp , rồi ảnh hưởng xét lại v.v. Sau đó quả thật Đại tưởng bị xử lý theo kiểu hạ nhục , nếu vì cay cú cá nhân, bất mãn v.v.sẽ bị kỷ luật nặng hơn. Nhưng Đại Tướng vẫn đứng thẳng sừng sững như cây thông cứng cỏi trước mọi bão táp cuộc đời. Và cuối cùng tấm lòng của Ông đã được toàn dân ta thấu hiểu cảm phục. Đám tang chưa từng có tiễn đưa Người là một lời cảnh bảo cho tất cả những kẻ cơ hội tham nhũng hại nước hại dân : họ sẽ không bao giờ được nhân dân quí trọng tôn thờ như Bác Hồ Bác Giáp ...

    Trả lờiXóa
  8. Trong dân gian thành ngữ có câu: ”Quan nhất thời ,dân vạn đại” .Bởi vì những ông quan đó có trong lòng dân đâu, họ chết là hết tất cả. Dân không ai buồn nhắc đến họ,và nếu có nhắc đến ,chỉ là những lời nguyền rủa mà thôi.Các quan nào đó ngày nay đã cố tình hại Đại tướng, họ cũng chẳng làm gì được, chẳng xoá mờ được công lao Đại tướng. Nhân dân đời đời tôn vinh Ông, Nhân dân đã và sẽ phán quyết lịch sử. Tôi tin rằng tương lai nhân dân sẽ xây đền thờ Ông ở nhiều nơi, như đền thờ các vị Anh hùng dân tộc các triều đại trước, để lưu danh cho con cháu ngàn đời sau noi theo.

    Trả lờiXóa
  9. Nguyễn ngọc Hùng21:39 21/10/13

    Tôi tin là còn nhiều sự thật đau lòng nữa mà rồi lịch sử sẽ dần vén những bức màn bưng bít để lộ ra. Như sách "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức đưa một chi tiết: Hồi chiến dịch Mậu Thân 1968, Bác Hồ làm thơ chúc Tết tại... Bắc Kinh. Còn Tướng Giáp thỉ từ Hungrari về tới Hà Nội trước giờ khai hoả chiến dịch chỉ 2 ngày! Có nghĩa là cả 2 con người này không được tham gia việc hoạch định kế hoạch Mậu Thân...
    Tôi có may mắn được làm phiên dịch Carbin tại Đại hội VI năm 1986. Khi ấy cũng có dư luận nhiều đại biểu muốn đề cử Tướng Giáp làm TBT hoặc thủ tướng. Nhưng cuối cùng, có 1 tài liệu được tung ra, nói là "liệt kê 11 tôị của Tường Giáp". Tài liệu này do ai tung ra thì chắc các Cụ có thể suy diễn ra được. Chỉ biết rằng, sự nghiệp của Tướng Giáp chấm dứt từ đấy, để Người trở thành Vị Tướng Của Nhân Dân!

    Trả lờiXóa
  10. Chiến dịch Mậu thân năm 1968 ta thắng lớn vang dội,song phải trả một giá quá lớn. Xem mấy tập phim tài liệu về Biệt động Sài gòn. Sau khi ca ngợi tinh thần sáng tạo và hy sinh quên mình của các chiến sĩ biệt động, vị tướng tổng chỉ huy lực lượng biệt động đã phải đau sót nói một câu rằng :” …lực lượng biệt động chúng tôi đào tạo hơn mười năm , chỉ sau một đêm hy sinh gần hết”. Qua đó ta thấy rõ,trong khi Mỹ còn hàng chục vạn quân ở miền Nam,thì sao ta có thể nhân cơ hội đó sốc lên giải phóng MN ngay được. Tôi nghe người ta nói, ý định của Bác Hồ và cụ Giáp là chỉ đánh thử sức, đánh rồi rút nhanh để bảo toàn lực lượng. Cho nên lời tiên chi của cụ Hồ là Mỹ chỉ cút khỏi miền Nam khi chúng thua trên bầu trời Hà nội.Cho nên phương châm thận trọng, chắc thắng và hạn chế thấp nhất thương vong của cụ Giáp lúc nào cũng đúng.

    Trả lờiXóa
  11. Nguyễn ngọc Hùng22:45 22/10/13

    Xin lỗi anh Đinh Giang, tôi nghĩ Mâu Thân ta chỉ gây được tiếng vang rất lớn tại nước Mỹ và trên thế giới, chú không thể gọi là "thắng lớn vang dội". Trên chiến trường, ta thua trắng tay! Cứ coi các thành thị miền nam là môt cái lô cốt phòng thủ đi. Ta đánh vào cái lô cốt ấy, giết được nhiều quân địch bên trong, làm cho lô cốt sứt mẻ tùm lum, nhưng không tiêu diệt được lô cốt và quân địch trong ấy. Thế rồi chúng có tiếp viện và trong đành ra, ta phải bỏ chạy. Chúng truy kich khiến ta chết chóc dọc đường rất nhiều, bị đuổi tuốt lên rừng sâu, sang tận CPC! Thế thì thắng lớn nỗi gì? Tương tự như tại thành cổ Quảng Trị năm 1972, hàng ngàn bộ đội hi sinh trong thành, trên sông Thạch Hãn, để cuối cùng quân nguỵ vẫn cắm cờ trên thành cổ. Ta phải tháo chạy về phía bắc Thạch Hãn. Vậy thắng nỗi gì? Họ nói nhờ "chiến thắng Quảng Trị" mà Mỹ phải ký hiệp định Paris. Thế tại sao Hà Nội còn phải chịu B52 cuối năm ấy nữa! Và "trận Điện Biên Phủ trên không" là thừa à? Lịch sử sẽ phán xét công minh. Nhưng tôi không dễ tin vào những gì người ta vẫn tuyên truyền lấp liếm...

    Trả lờiXóa