Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

KỂ CHUYỆN GẶP ĐẠI TƯỚNG Ở BẮC KINH

  NHỚ LẠI KHOẢNH KHẮC 
ĐƯỢC GẶP MẶT ĐẠI TƯỚNG TẠI BẮC KINH năm 1990
                                                      
                                            Hoàng Công Lý
               ( Nguyên Tham tán Công sứ ĐSQ VN tại Bắc Kinh Trung Quốc )
Thế là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng tài ba lẫy lừng, tổng tư lệnh tối cao của lực lượng vũ trang- quân đội nhân dân VN đã từ biệt cõi đời để vĩnh viễn đi vào lịch sử, đi vào các trang sách như một huyền thoại, một người con anh hùng vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời một trăm lẻ ba năm của Ông đã ghi lại những dấu ấn hào hùng, những chiến công lẫy lừng trong sự nghiệp đánh thắng 2 đế quốc to là Pháp và Mỹ, giải phóng dân tôc, thống nhất đất nước góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên trái đất này.

Trong niềm tiếc thương khôn nguôi, tôi bỗng nhớ lại những khoảnh khắc rất đáng khắc ghi trong cuộc đời khi tôi có dịp được gặp gỡ ,nói chuyện với ông, nghe ông căn dặn, đưa Ông đi thăm một vài thắng cảnh của thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) . Vào lúc đó , quan hệ VIỆT - TRUNG còn chưa được bình thường hóa, theo lời mời của phía Trung Quốc, Đại tướng được trung ương Đảng cử làm đại biểu thay mặt lãnh đạo ta sang Bắc Kinh dự đại hội thể thao châu Á do TQ lần đầu tiên đăng cai tổ chức tại Thủ đô Bắc Kinh . Thời gian đó tôi đang là Tham tán Công Sứ, người thư hai sau Đại sứ Đặng Nghiêm Hoành tại Sứ quán VNDCCH ở Băc Kinh. Tháng 8 năm 1990, Đại sứ Hoành cho tôi đọc bức điên mật của Bộ Ngoai giao thông báo và giao nhiệm vụ cho Sứ quán đón tiếp và phục vụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ sang Bắc kinh dự Đai hội thể thao châu Á trong thời gian 5 ngày. Đại sứ Hoành về Nam Ninh rồi xuống Bằng Tường trực tiếp đón Đại tướng tại biên giới, đưa Người lên Nam Ninh rồi đáp máy bay của TQ đến Bắc Kinh. Lúc bấy giờ giao thông đường không và đường xe lửa giữa hai nước vẫn bị gián đoạn .Tôi được Đại sứ giao nhiệm vụ huy động cán bộ nhân viên SQ chuẩn bị chương trình đón Đại tướng vào thăm gặp gỡ cán bộ nhân viên của SQ . Sau hơn 10 năm quan hệ hai nước xấu đi ,đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cấp cao của nhà nước ta đến Bắc Kinh không chính thức , tuy chỉ là tham gia một hoạt động thể thao, nhưng sự kiện này là dấu hiệu đầu tiên của tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước một năm sau đó. Phía TQ sắp xếp cho Đại tướng ở tại nhà khách Chính phủ có tên là Điếu Ngư Đài , nơi dành riêng để đón tiếp nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao các nước tới thăm TQ. Nhưng do chuyến đi không công khai nên đã không có cuộc tiếp xúc cấp cao nào diễn ra, mặc dù vậy Bộ NG TQ vẫn đón tiếp Đai tướng rất trọng thị. Sự kiện này cũng không được đưa tin công khai trên các phương tiện truyền thông hai nước. Ngày Đại tướng đến Bắc Kinh, tôi và 2 cán bộ nữa ra sân bay đón cùng với cán bộ vụ lễ tân của Bộ NG TQ , sau đó Đại sứ và tôi tháp tùng Đại tướng về thẳng khu Điếu Ngư đài.
Khi Đại sứ Hoành bận việc về SQ, tôi ở lại bên cạnh Đại tướng thêm một lúc để xem xét nơi ăn chốn ở của Đại tướng và chờ xem Ông có dặn dò gì thêm không. Năm đó Đại tướng đã 80 tuổi nhưng Ông còn rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Ông vẫn còn nhớ tôi đã từng phiên dịch cho ông trong một số buổi gặp gỡ của ông với phía TQ khi ông đi thăm chính thức TQ lần cuối năm 1977 trước khi quan hệ hai nước xấu đi. Khi tôi cùng ông đi bộ trên con đường dẫn vào nhà khách ông đã ôn lại vài sự việc trong chuyến thăm TQ năm đó. Trong chuyến thăm ấy phía TQ đón tiếp không chu đáo, lúc đó quan hệ đã có dấu hiệu xấu đi, thời gian chuyến thăm đã được rút ngắn lại. Ông nhắc lại chuyện đó, rồi trầm ngâm nói với tôi : " Ở đời có khi cũng phải biết đội mũ phớt, cháu ạ " Tôi hiểu câu nói đày ẩn ý đó. Trước khi tôi xin phép Đai tướng về SQ, ông vỗ nhẹ vai tôi và nói : " Cháu thu xếp mua giúp Bác mấy mét vải gấm hoa nhé", rồi ông ghé tai tôi nói nhỏ " để làm quà cho Bác gái đấy !", rồi ông cười rất thoải mái. Đến bây gì tôi vẫn không sao quên được nụ cười ấy. Hôm sau Ông vào thăm Sứ quán, chúng tôi đón tiếp Đại tướng rất chân tình, không ồn ào nhưng đậm đà tình nghĩa quê hương. Trong câu chuyện Đại tướng nói nhiều về công việc đối ngoại ,dặn dò cán bộ nhân viên tận trung báo hiếu với tổ quốc, với nhân dân, với gia đình, chú ý giũ gìn bản sắc dân tộc, cẩn trọng trong xử lý quan hệ với TQ , làm tròn nhiệm vụ của người cán bộ đối ngoại mà Đai tướng gọi là " những chiến sỹ trên mặt trận ngoại giao ". Trước khi chia tay, Ông chụp ảnh chung với cán bộ, nhân viên SQ, rồi ông chụp ảnh riêng với một sỗ cán bộ lãnh đạo. Tôi cũng được chụp riêng với ông và cái khoảnh khắc đáng nhớ đó trong cuộc đời tôi đa được tôi giũ gìn cho đến ngày nay.
Hôm nay nghe tin Ông đã về cõi hư vô ,cuộc đời ông là tấm gương sáng về lòng trung thành với tổ quốc với đồng bào mình, là tấm gương về đạo đức cách mạng cao cả. Ông ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho cả đất nước, cả dân tộc . Những ký ức về khoảnh khắc được gặp ông không bao giờ nhạt phai trong tôi. Xin được thắp một nén hương kính viếng hương hồn ông, mong ông được siêu thoát, bình an thanh thản ở nơi cực lạc, cõi vĩnh hằng.

                                                            Hà Nội ,ngày 5 thang 10 năm 2013.    Công Lý.
-------------------------------------------------------
Nguồn : http://thachquan.blogspot.com/2013/10/thuong-tiec-ai-tuong-vo-nguyen-giap.html

9 nhận xét:

  1. Tôi đã đọc bài này trên blog của cụ Thạch Quân, xin chúc mừng cụ đã được nhiều lần trực tiếp tháp tùng và phục vụ đại tướng, được nghe đại tướng dặn dò và có những kỷ niệm riêng với đại tướng. Đại tướng Vỏ Nguyên Giáp là một huyền thoại, một con người có uy tín cao và là người chiếm được lòng quân dân VN. "Chiến thắng" cuối cùng của ông là ngay khi đã nằm liệt trên giường bệnh, nhưng bằng uy tín cao cả của mình ông đã làm thay đổi nội dung NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 62/2001/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC LỄ TANG bằng nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012.( mời xem lại blog LSQL ngày 5-10-2013) Tôi thiển nghĩ như thế này, nếu có sai sót xin thứ lỗi : sự thay đổi này là vì đại tướng và chỉ vì đại tướng Võ Nguyên Giáp mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đã có ghé qua chõ ở của gia đình ông trên phố Hoàng Diệu, người dân đến đây rất đông, ,chắc sau này nưi đó sẽ thành nhà kỷ niệm Đai tướng, cám ơn Công Kỳ đã chia sẻ.

      Xóa
  2. Khoảnh khắc bên NGƯỜI còn mãi.
    Cảm ơn Hoàng Như Lý- Blog THẠCH QUÂN .
    Bài viết giản dị với tấm lòng của chúng ta đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Đại tướng đã lên TIÊN CẢNH nhưng NGƯỜI còn mãi trong mỗi chúng ta.

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn anh Như Lý đã viết bài này cho mọi người trong c úng ta hiểu thêm về bác Văn. Chào !

    Trả lờiXóa
  4. Anh thật may mắm đã được phục vụ và có kỷ niêm để đời với vị đai tướng huyên thoại không chỉ cua Việt Nam.
    Chắc chắn đây là vị lãnh tụ cuối cùng của thế hệ chúng ta mà sự ra đi của người để lại trong lòng nhân dân một sự nuối tiếc khôn nguôi bằng những giọt nuớc mắt kính trong,yêu quý.Tự hào thay thế hệ chúng ta được là người cùng thời với nnhững con người vĩ đại như Bác Hồ,đại tuóng Võ Nguyên Giáp, TT Pham văn Đồng .Kính cẩn nghiêng mình tiễn đưa ông về nơi vĩnh hằng !

    Trả lờiXóa
  5. Bạn bè Quế Lâm chúng tôi tự hào về Công Lý, người đã từng làm Tham tán Công sứ ĐSQ VN tại Bắc Kinh, và đã hai lần được đón tiếp đại tuóng Võ Nguyên Giáp, và chắc còn nhiều lãnh đạo của ta. Qua bài viết của bạn tôi hình dung đại tướng là người từng trải trong mọi ứng xử, nhất là lĩnh cực ngoại giao. Mặt khác, ông là con người dễ gần gũi với cán bộ, với người thân và gia đình.

    Trả lờiXóa
  6. CÔNG LÝ thật vinh dự và tự hào được chuyện trò ,phục vụ và chụp ảnh riêng với ĐẠI TƯỚNG-NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC -VỊ TƯỚNG LỪNG DANH trong lịch sử VN và cả thế giới.
    Mình ngưỡng mộ niềm vinh dư đó.

    Trả lờiXóa
  7. Xin chân thành cám ơn tất cả các bạn đẫ chia sẻ niềm tự hào của tôi khi trong cuộc đời mình đã có vinh dự được gặp gỡ, trò chuyện và phuc vụ Đai tướng. Ân tương của tôi sâu đậm nhất về Ông có lẽ là đức tính dũng cảm kiên trì ,nhẫn nại vượt mọi khó khăn khi cuộc đời gặp bước thăng trầm, một điều khác nữa là tình cảm ông dành cho gia đình, người thân ,bạn bè, đồng chí đông bào. Vì thế ông ra đi nhưng còn sống mãi mãi trong lòng đông bào chiến sỹ cả nước.

    Trả lờiXóa
  8. Chuyến đi dự thể thao châu á ở Bắc kinh năm đó là một toan tính chính trị nhưng khi bác Văn không còn giữ chức vụ gì cả. Bác chân tình với Bạn là điều bạn nên nhớ mãi.

    Trả lờiXóa