Calathau :
Chuyện thứ 1 ( Xảy ra năm 1991)
Từ hơn chục năm qua, có 2 nhà thơ cựu binh Mỹ nổi tiếng thường xuyên sang Việt Nam giao lưu và rất gắn bó với các nhà văn Việt Nam. Có thể nói hai ông và Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts) là “nhịp cầu văn chương hòa giải” sau chiến tranh giữa các nhà văn hai nước. |
GS.TS Kevin Bowen (trái) và TS Bruce Weigl |
Nhưng câu chuyện tôi muốn kể các cụ nghe chỉ liên quan đến Kevin Bowen
mà lại không dính đến văn chương ! Ông này sinh năm 1949, là tiến sĩ
văn chương, cựu giám đốc Trung
tâm William Joiner, chuyên nghiên cứu hậu quả chiến tranh và hậu quả xã
hội. Ông đã viết và biên tập hơn một chục tuyển tập thơ và văn xuôi,
trong đó có nhiều tập thơ và tiểu luận về Việt Nam với cố gắng hòa giải,
hàn gắn vết thương chiến tranh. Đặc biệt, tập thơ nổi tiếng Chơi bóng rổ với Việt Cộng
đã được dư luận văn học Việt - Mỹ đánh giá cao. Năm 2011, ông đã nhận
Giải thưởng Phan Chu Trinh do Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh ( do anh Chu
Hảo bạn K6 chúng ta làm Phó chủ tịch thường trực Quỹ ), trao tặng. 13
năm trước (1991), Kevin Bowen dẫn một đoàn cựu binh Mỹ đến Hà Nội, tham
gia
cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà văn cựu binh hai nước, đây là bước
ngoặt quan trọng trong quan hệ không chính thức Mỹ - Việt sau chiến
tranh mà rất ít người để ý. Kevin Bowen đến Việt Nam trước để chuẩn bị.
Ông mang vào Việt Nam 10.000 USD tiền mặt, thời gian ấy là một khoản
tiền rất lớn (sau đó Kevin Bowen đã phải quay về Mỹ điều trần trước quốc
hội Mỹ về việc này). Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều kể lại: “Ngay buổi tối
đầu tiên đến Hà Nội, Kevin Bowen đã đánh mất 10.000 USD để trong một cái
túi nhỏ. Chúng tôi thức suốt đêm nhưng không thể nào biết được cái túi
biến mất lúc nào và ở đâu. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi trở lại quán phở
của ông Sách, một nghệ sĩ hát chèo của Đài tiếng nói Việt Nam đã về hưu,
để ăn sáng. Khi nhìn thấy chúng tôi bơ phờ và rất buồn, ông Sách cười
toét miệng và đưa lại cho chúng tôi chiếc túi mà Kevin Bowen bỏ quên từ
chiều hôm trước. Tất cả chúng tôi đã ứa nước mắt. Năm 1991 là một trong
những năm kinh tế Việt Nam rất khó khăn. Có không ít người nước ngoài
nghĩ Việt Nam lúc đó chỉ cần tiền...”
Chuyện thứ 2 ( Mới xảy ra ở Bình Dương )
Bên dưới là hình ảnh một vận động viên (vđv) người Malaysia quỳ lạy để xin khán giả VN nhường đường trong cuộc đua mô tô phân khối lớn tổ chức tại Bình Dương hôm 27.4
VĐV Malaysia quỳ lậy xin khán giả VN nhường đường
Một người dân chứng kiến cảnh này đã
chụp ảnh và gửi về báo Thanh Niên . Ngay sau đó bài viết và khoảnh khắc
ấy đã gieo vào lòng người đọc
một sự thật cay đắng và chẳng thể không tự hỏi: Tại sao hàng ngàn khán
giả tại Bình Dương hôm ấy lại thiếu ý thức đến vậy? Và tại sao Ban tổ
chức cuộc đua lại luộm thuộm, thiếu chuyên nghiệp như thế để khiến một
sự kiện thể thao được đông đảo khán giả chờ đón cuối cùng bị đổ bể ?
Quỳ xuống và vái lạy là một cử chỉ thành kính, một sự hướng vọng mang
ý nghĩa tâm linh mà người Việt thường dành để bày tỏ trước tiên linh
của người đã khuất. Nhưng ở đây, chàng trai VĐV Malaysia đã bỏ xe, quỳ
lạy và phủ phục để tỏ thái độ bất lực, cầu xin khán giả hãy nhường đường
đua cho các VĐV. Thế mà hành động vái lạy ấy cũng không thể cứu vãn nổi
tình thế. Cuộc đua đã “chết” và người xem cũng đã bị “chết” trong một
tình huống mà sự khát khao chinh phục đường đua của các VĐV không thể
thực hiện. Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói, VĐV người Malaysia đã vái
lạy van xin hàng ngàn khán giả VN có mặt hôm ấy là một thái độ bất mãn
cao độ đối với ý thức rất kém cỏi của các khán giả thể thao VN.
Thưa
các cụ. 2 câu chuyện "ngày xưa" và " ngày nay", về nội dung thì khác
nhau nhưng về mặt ý nghĩa xã hội thì có sự giống nhau . Phải chăng đây
là cái thước để đo ý thức xã hội của người Việt chúng ta ?
Đang lên hay đang xuống ???
Đặc tính của dân VN là chen lấn, xô đẩy, tranh cướp, không biết xếp hàng, vô ý thức, ai cũng sợ thiệt...
Trả lờiXóaNgoài ra còn là lỗi Ban TC, quá kém cỏi. Thật vô cùng xấu hổ. VĐV này chắc sẽ không bao giờ dám (hoặc thèm) đến VN lần thứ hai.