Thế Long
"Thượng cờ" . Tại sao ?
Dùng
tiếng Hán-Việt mà đúng, hợp lý thì chẳng có gì phải nói. Thế nhưng hiện vẫn
diễn ra hiện tượng dùng tiếng Hán-Việt sai ngay cả trên đài, báo, rồi qua đó
“lây lan” như một bệnh truyền nhiễm ra cả cộng đồng, làm cho tiếng Việt ngày
càng bị “biến dạng”. Những tờ báo lá cải thì chẳng nói làm gì, viết chuẩn thì
mới lấy làm làm lạ, còn thì thường thấy “không sạch nước cản”, sai từ lỗi chính
tả trở đi chứ đừng nói gì cao siêu như từ Hán-Việt. Nhưng lạ là báo “Nhân Dân”
toàn là những người có trình độ cao mà đôi khi cũng vướng vào chuyện này. Mới
gần đây mỗi khi có lễ kéo cở ở đâu đó thì có lẽ người ta chê chữ “kéo cờ” của
tiếng Việt không đủ trang trọng hay sao đó nên thay bằng “thượng cờ”. Đây là 3 sự
kiện gần đây được “Nhân Dân” đưa tin:
- “Lễ thượng Cờ Việt Nam tại SEA Games
27”. Nhân Dân điện tử; Thứ hai, 09/12/2013 - 02:43 PM (GMT+7).
- “Lễ thượng cờ Tổ
quốc trên hai tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam”. Nhân Dân điện tử; Thứ năm, 03/04/2014 - 04:12 PM
(GMT+7).
- “Khai mạc chương trình ‘Mùa xuân tôn vinh văn hóa dân tộc
2014’ và Lễ thượng cờ dâng vua Hùng”. Nhân
Dân điện tử; Thứ
bảy, 05/04/2014 - 12:00 AM (GMT+7).
Sau “Nhân Dân” là hàng loạt báo đăng
theo, đâu cũng thấy “thượng cờ”: baodientu.chinhphu.vn;
vnexpress.net; wwwtienphong.vn; giaoduc.net.vn; dantri.com.vn;
tv.doisongphapluat.com; v.v… Đà này chắc không lâu sau “thượng cờ” sẽ lây lan ra
cả cộng đồng.
Nghe mãi nhưng thấy vẫn không thuận tai được với cái
thứ tiếng lạ hoắc này, chữ “cờ” có thể dùng là “kỳ” (quốc kỳ), còn chữ thượng
thì không ổn, nếu muốn dùng thì phải là “thướng”, tuy nó là Hán cả, nhưng còn dễ nghe hơn. Mở tự
điển ra tra xem “thượng” của tiếng Việt có gồm động từ kéo cờ không. Trong Tự
điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), chữ “thượng” được viết như sau:
thượng,
I t. (dùng
phụ sau d.; kết hợp hạn chế). Ở vị trí cao, ở phía trên, phía trước, đối lập
với hạ. Gác thượng*. Xóm thượng. Quyển
thượng (quyển I trong bộ sách gồm hai quyển, hai tập). II đg.
(kng.). Đưa lên, đặt lên trên cao cái không đáng đưa lên. Cái gì cũng thượng lên bàn. Ngồi thượng cả hai chân lên ghế. (hết
trích dẫn).
Chết
thật. Cờ Tổ quốc mà lại ‘thượng’ lên!
Tiếng
Việt ta có những từ “kéo cờ”, “hạ cờ”, “cuốn cờ”. Có cần gì phải tạo ra một từ
mới không cần thiết đâu, nhất là nó lại sai.
Tôi tra trong tự điển tiếng Việt và một số từ điển tiếng Hán, không thấy có từ " thượng cờ". Nhiều khả năng đây là một từ mới được sáng tạo. Điều tôi không hiểu là việc kéo một lá cờ lên một vị trí trang trọng là việc đã làm rất rất nhiều lần, gần đây người ta dùng chữ thượng cờ, không biết việc này có ý nghĩa gì khác với trước đây mà phải sáng tạo ra một từ mới lạ hoắc?
Trả lờiXóaTh.Long:
Trả lờiXóaThấy cái từ “thượng cờ” ám ách quá, bèn viết email cho nhà ngôn ngữ học Ng.Trâm và nhà báo Hồng Quang cho nguôi bớt. Sáng nay thấy trên Đình Làng cái email này, bèn gọi điện cho Calathau phàn nàn là viết chưa kỹ và không định treo Đình Làng, vì vấn đề thì quá lớn. Nói các cụ bỏ quá cho chứ cái thời mới dậy thì 15 – 17, thỉnh thoảng trêu nhau: cái của nợ của đằng ấy lại thượng lên rồi. Đúng như trong Tự điển Tiếng Việt mà tôi đã trích dẫn thì dùng động từ này chỉ trong khẩu ngữ, và dùng với những đối tượng ‘tầm phào’. Nay thấy họ dùng cho quốc kỳ thì sốc quá!
Thỉnh thoảng khi đọc lại vớ phải những hạt sạn về dùng từ Hán-Việt, chẳng hạn:
- 問難 vấn nạn: hỏi vặn lý lẽ khó. Nay lại dùng với nghĩa vấn đề khó giải quyết.
- 關礙 quan ngại: trở ngại, cản trở. Nay lại thành ra lo ngại.
- 無形中 vô hình trung: một cách không hay biết, không ý thức. Nay lại viết thành vô hình chung, vô hình dung.
- 飛務 phi vụ: chuyến bay làm nhiệm vụ (tiếng dùng trên báo Miền Nam trước 1975), một thời gian là tiếng lóng ở Miền Bắc chỉ những vụ làm ăn phi pháp (chữ phi ở đây có thể hiểu với ý phi pháp). Nay dùng cho nhiều việc mà chẳng có tí gì là飛, hoặc非.
- 狗賊 cẩu tặc: tiếng nhục mạ kẻ bất trung bất nghĩa, gần giống như từ 狗彘 cẩu trệ (chó lợn): kẻ xấu xa bỉ ổi. Nay thì ‘cẩu tặc’ thành ra kẻ trộm chó. Còn nhiều thứ ‘tặc’ khác mới xuất hiện: cát tặc, vàng tặc, sưa tặc… Viết/nói gì mà rắc rối thế. Dùng tiếng Việt là bọn trộm chó, trộm cát, đào bới vàng trộm, cưa trộm gỗ sưa… không được hay sao?
Còn nhiều nữa …, nhưng không dám múa rìu qua mắt thợ. Việc này xin để cụ Ng. Trâm, đồng tác giả của Tự điển Tiếng Việt, chấn chỉnh.
Tôi hoàn toàn đồng yw với bạn HTL Bác Hồ chả đã rất nhiều lần yêu cầu ta dùng tiếng VIỆT CHUẨN là gì. Vậy mà nay hng những trẻ con ,dân thường mà trong báo chí, quan chức cũng dùng từ bừa bãi, sai ý nghĩ, ngược ý nghĩa, chẳng hạn giúp dân ÍT NHIỀU Kinh nghiệm... Sao lại ÍT NHIỀU ? Có ai nói anh cho tôi không ít thì nhiều bao giờ, người ta nói anh không cho tôi được NHIỀU thì ÍT , vậy phải dùng NHIỀU , ÍT mới đúng.Họ toàn bệ những từ NHẶT gần đây vào. Nói đùa với nhau thì được, nhưng viết chính thức, nói chính thức thì phải dùng tiếng VN CHUẨN để bào vệ ngôn ngữ của ta. Trong các chương trình nghiêm chịnh không thể dùng từ NHÍ ví như các học sinh NHÍ đi thi quốc tể đồng ca là không được... Nói vài ý chứ nói sao hết mọi ngang trái mà từ trên xuống dưới, từ già đến trể hiện nay dùng. Tôi rất mong có một diễn đàn nào đó về ngôn ngữ để chúng ta tham gia. Kính chào !
Trả lờiXóaTôi biết ít về ngôn ngữ ,nhưng cũng xin bàn tí xíu cho rôm rả làng ta .Từ Hán Việt ,từ VIỆT cứ dùng nhiều thành quen ,quen cái này rồi nghe cái kia thấy chối .Chẳng hạn một thời cụ Hồ gọi nữ dân quân là dân quân gái ,nghĩ bụng chả lẽ gọi nữ tổng thống là tỏng thống gái v v..Quay lại chữ thượng cờ ,người ta thay cho kéo cờ, tôi thấy T L nhận xét đúng, để làm gì mà dùng chữ thượng? Cũng có thể trong tiếng TQ chữ thượng còn được dùng như một động từ :kéo lên ,vì tôi thấy người ta hay nói"SANG MẢ" tức là LÊN NGỰA ,câu hỏi này xin các bạn học ở TQ chỉ giúp ,nếu vậy thượng cờ tức là kéo cờ lên, nhưng ta đã quen nói kéo cờ thì làm gì phải nói thượng cờ .
Trả lờiXóaTh.Long:
XóaTôi không được học Hán ngữ một cách hệ thống, tự nhặt nhạnh thôi, cũng xin mạo muội bàn với cụ D.Khắc vài ý.
1- Chữ “thượng cờ” trong chữ Hán thì cụ Cg.Kỳ đã nói rồi: không tìm thấy trong các từ điển.
2- Trong tiếng Việt, hay dùng 2 chữ ‘thượng’ của Hán-Việt, mà chữ Hán là 尚 với nghĩa thông dụng là ‘ưa chuộng, coi trọng’, như 尚武 thượng võ, 尚文 thượng văn; và chữ 上, ở dạng danh từ, tính từ, phó từ đọc là ‘thượng’, dạng động từ thường đọc là ‘thướng’; như 上書 thướng thư: trình thư, 上表 thướng biểu: dâng biểu, 上山 thướng sơn: lên núi. Hồ Chủ tịch có một bài thơ với tên gọi như thế: “上山. 六月二十四, 上到此山來 thướng đáo thử sơn lai, 舉頭紅日近, 對岸一枝梅.”(Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. – Tố Hữu dịch). Vẫn có một số chữ ở dạng động từ đọc là ‘thượng’ như: 上京 thượng kinh: lên kinh đô; 上路 thượng lộ: lên đường; 上馬 thượng mã: lên ngựa.
3- Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến việc khi tạo từ mới phải phù hợp nghĩa chuẩn của tiếng Viêt là Từ điển Tiếng Việt. Trong Từ điển đó động từ ‘thượng’ chỉ dùng cho cái ‘không đáng đưa lên’ (trích định nghĩa của mục từ này) để dùng khi nói chứ không phải viết.
Xin cảm ơn các cụ đã chia sẻ.
Cụ giải thích rất thuyết phục !
Xóa( Calathau ký gửi ) - Hoàng giáo thụ đúng là chỉ gửi riêng cho TS Ngọc Trâm và "lều báo" HQ để giải tỏa bức xúc . Nhưng Mõ thiển nghĩ chuyện dùng từ ngữ tiếng Việt hiện nay đang vào thời kỳ ...bát nháo , mất phương hướng và mất kiểm soát ! Thời đầu tôi làm báo còn Bác Hồ , còn ông Trường Chinh và nhất là ông Phạm văn Đồng với câu nói đã thành mệnh lệnh " Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt". Nay thì như rắn mất đầu ! Cả xã hội đang trong thời kỳ LỆCH CHUẨN VĨ ĐẠI , thì mấy cái từ nhí nhố ngoài chợ đưa vào dòng văn chính thống có khi lại là món " ĐẶC SẢN" chứ không phải thường ! Tôi thuộc lại bi quan chủ nghĩa, trái lại Hoàng giáo thụ tin rằng vẫn còn có cơ quan nào đó quan tâm và uốn nắn. Nhưng uốn, nắn thì có nhưng có ai thực hiện không lại là một chuyện ! Tranh luận công khai nghiêm túc bây giờ có khi bọn trẻ nó lại cho là các ông bà Khốt đang mơ giấc mơ " Bao giờ cho tới ngày xưa" ! Các Khốt cứ sống thêm vài năm nữa mà xem, văn Chát Chít sẽ ùa vào văn chính luận như sóng thần Nhật Bản cho biết thế nào là thời đại Ai-ti ( IT).Nhưng kẻ quét đình như Mõ đây đang thường trực , vẫn quyết định giới thiệu ý kiến của cụ lên Đình Làng để cùng trao đổi . Ít nhất là bắt não trạng hoạt động bình thường, hơn thế, còn nạp thêm kiến thức , để ..." Ngày mai tưng bừng. Ngày mai sáng ngời ! " ( Trích bài hát Ca ngợi chị Chiên ). Vì thế BĐH cảm ơn cụ Hoàng Thế Long và hoan hô các cụ đã và sẽ vào đây cho lời nhận xét ( Comment ).
Trả lờiXóaKhoa Phi ký gửi - -Dùng chữ THƯỢNG CỜ để nói đến việc kéo cờ là không hay ho gì rồi. Lý do chính là vì nó được ghép cọc cạch bởi một từ Hán và một từ Việt thuần.Người ta nói THƯỢNG SƠN chứ không bao giờ nói là THƯỢNG NÚI , THƯỢNG LỘ chứ không ai nói là THƯỢNG ĐƯỜNG . Trước đây , có một ông thầy dạy văn khá nổi tiếng và kỹ tính đã gạch bỏ chữ VÔ BỜ để thay bằng chữ VÔ BIÊN và chỉ rõ nên dùng KHÔNG BỜ BẾN... trong bài tập làm văn của tôi, mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ .
Trả lờiXóa-Còn chữ THƯỢNG với nghĩa đi lên trên hoặc đi đến phía đối tượng cần đến thì người TQ dùng rất nhiều: THƯỢNG KHOÁ ( 上课 ) là lên lớp, THƯỢNG NHAI ( 上街 )là đi phố,THƯỢNG SƠN ( 上山), THƯỢNG LỘ ( 上 路 )là lên đường v v và v v. Chữ THƯỢNG KỲ người TQ cũng có dùng và họ hiểu là kéo cờ lên. Người TQ nói: THƯỢNG KỲ NGHI THỨC là lễ kéo cờ ( nghi thức kéo cờ ) . Như vậy là do người dịch nửa vời hoặc muốn chơi sang không đúng kiểu. Chữ THƯỢNG này nếu hiểu là NGÓC ĐẦU LÊN thì hơi quá . Chuyện sử dụng ngôn từ lạ bây giờ nhiều thí dụ lắm, buồn cười nức nở! Tốt nhất là dùng LỄ KÉO CỜ. Dễ hiểu, nghiêm trang !
Mấy tay chữ nghiã bằng sắc nhí nhố khiến chúng ta cáu sườn. Cái điều sái quấy mà cụ vạch ra có nhẽ nhờ cụ Trạng Quynhf chỉ bảo sáng tạo hay bà chị Hồ Xuân Hương dậy cho.
Trả lờiXóa