Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

VIỆT NAM CÓ NÊN RÚT ĐĂNG CAI Asiad 18 (2019) ?

(Calathau tổng hợp giùm cả Làng )
Nhiều cơ sở TDTT của Việt Nam cần kinh phí để nâng cấp
Mấy ngày nay chuyện nên hay không nên rút việc Việt Nam đăng cai tổ chức Asiad 18 vào năm 2019 trở thành thông tin hot trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Một bên là Bộ Văn Thể Du và các nhà lãnh đạo TDTT kiên trì thuyết phục Quốc hội và công luận với 150 triệu USD chúng ta có thể tổ chức tốt Đại hội Thể thao lớn nhất Châu Á vào năm 2019. Và cái lợi mang đến là Thể thao Việt Nam phát triển, tạo công ăn việc làm thúc đẩy kinh tế phát triển, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ... rồi cả ...cải thiện thể chất của người Việt vốn đang có dấu hiệu ngày càng  " đi xuống " v.v.và v.v...! Trong số các quan chức ngành TDTT ủng hộ nhiệt tình có bạn Hoàng Vĩnh Giang , cựu HS (K1) trường TNVN của chúng ta . Về phía " Nên dừng lại" ( Tức là chủ động xin rút Đăng cai ) ngoài công luận rộng  rãi còn có Bộ trường KH-ĐT Bùi Quang Vinh . Và ...
Trong buổi giải trình của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, con số 150 triệu USD tổ chức sự kiện ASIAD 18 (năm 2019) mà Việt Nam đăng cai lại được đặt ra. Nếu quy đổi ra tiền VND tức là hơn 3000 nghìn tỷ đồng. Con số này đủ lớn để chi đầu tư phát triển cơ bản cho tất cả các tỉnh trong 1 năm trời. Cần phải nhắc lại rằng, năm 2013, chi đầu tư phát triển cho tỉnh Bắc Kạn chỉ có 235 tỷ, tỉnh Ninh Thuận 179 tỷ, và tỉnh Bến Tre 267 tỷ…
Vì vậy, thật dễ hiểu khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói thẳng: Bao nhiêu vấn đề dân sinh bức thiết mà không có tiền. Quyết chi một đồng cũng phải tính kỹ. Thế này thì sao quyết được! ( Chưa tính đến chuyện trượt giá sau 5 năm nữa !)
Ý kiến này của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã một lần nữa tạo nên một cuộc tranh luận xung quanh vấn đề: Việt Nam có nên tổ chức Asiad 18 hay không? Trong đó đa phần ủng hộ ý kiến của Phó Thủ tướng.
Tuy nhiên ngay sau sau đó  Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang , người đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận động đưa Asiad 2019 về Việt Nam, được BBC hỏi về bản tin hôm 31/3 trên tờ Tuổi Trẻ, nói rằng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam "muốn rút đăng cai Asiad", đã trả lời  “Tôi không nghĩ thế đâu, Việt Nam chắc là sẽ tổ chức chứ tại sao lại thôi. Tại sao lại rút là thế nào?"

Sáng qua 1.4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh vào tuần tới phải báo cáo cụ thể cho Thủ tướng kế hoạch đăng cai ASIAD 18.

 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ảnh: Ngọc Thắng
Cách đây 2 tuần, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có phiên giải trình trước Quốc hội nhưng việc làm này đã không được sự đồng tình của Thủ tướng. Hôm qua, Thủ tướng phê bình người đứng đầu Bộ VH-TT-DL đã không báo cáo trước kế hoạch, phương án tổ chức ASIAD: “Tôi đề nghị ông Hoàng Tuấn Anh ngay trong tuần tới báo cáo lại phương án, kế hoạch cụ thể về việc tổ chức ASIAD 18. Cái này các ông chưa báo cáo Thủ tướng đã đi trình bày ở Quốc hội thành ra tôi chưa nghe, chưa rõ gì cả. Bây giờ phải báo cáo cụ thể coi phương án kế hoạch thế nào, chi cái gì để Thủ tướng có ý kiến đã”. Thủ tướng bày tỏ quan điểm rõ ràng, nếu kế hoạch, phương án khả thi mới được làm, còn không thì không làm nữa.

Sau khi có phương án nếu thấy khả thi, đảm bảo thì Thủ tướng mới đồng ý cho đăng cai, còn không thì ta không làm
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Trước ý kiến dư luận cho rằng Chính phủ đã cho phép nhận đăng cai ASIAD 18 giờ lại có ý muốn xin rút là cách làm hời hợt, Thủ tướng khẳng định Chính phủ hoàn toàn không làm hời hợt. Trước kia, Hội đồng thể thao châu Á mong muốn VN đăng cai, VN đồng ý về mặt chủ trương nhưng phải có kế hoạch và phương án cụ thể. Thủ tướng cũng đề nghị các bộ ngành có liên quan phải cùng tham mưu, làm chặt chẽ các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức. “Sau khi có phương án nếu thấy khả thi, đảm bảo thì Thủ tướng mới đồng ý cho đăng cai, còn không thì ta không làm. Tinh thần như vậy thôi, không có gì cả. Tôi yêu cầu Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và ông Hoàng Tuấn Anh xem lại để tuần tới báo cáo lại cho chặt chẽ”, Thủ tướng yêu cầu và nhắc lại Bộ VH-TT-DL là cần rút kinh nghiệm sau này khi chuẩn bị thì phải làm một cách chặt chẽ, tránh người dân không đủ thông tin nói Chính phủ làm hời hợt quá.
Được biết, trong báo cáo trình Chính phủ, Bộ Tài chính sau khi đối chiếu số tiền xấp xỉ 150 triệu USD mà ngành thể thao dự toán để tổ chức ASIAD vẫn bày tỏ sự băn khoăn khi điểm lại tình hình thực tế từ các cuộc đăng cai đại hội thể thao của VN từ trước đến nay. Ví dụ như SEA Games 22 năm 2013, tổng chi ngân sách nhà nước là 3.251 tỉ đồng, trong đó kinh phí thường xuyên từ ngân sách T.Ư là 437 tỉ đồng; kinh phí đầu tư là gần 2.900 tỉ đồng (tính theo thời giá năm 2003). Hay Đại hội thể thao trong nhà châu Á lần thứ 3 năm 2009 (Indoor Games) có tổng chi từ ngân sách vào khoảng hơn 1.000 tỉ đồng. Còn Bộ KH-ĐT cũng cho biết khoản tiền đầu tư tập trung tổ chức các sự kiện thể thao lớn tại VN, trong đó có SEA Games 22 thì khoản đầu tư xây dựng các công trình mới lên đến 3.000 tỉ đồng; Indoor Games 3 tiền hỗ trợ đầu tư xây dựng các nhà thi đấu là 550 tỉ đồng. Vì vậy, khoản 600 tỉ đồng mà ngành thể thao dự kiến để cải tạo sửa chữa các công trình tại Hà Nội và các thành phố vệ tinh để phục vụ ASIAD 18 có thể không đủ mà sẽ phát sinh thêm.    
Theo các bộ này, trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ, ngành thể thao cần phải xem xét lại thật kỹ các khoản chi khác như chi cho tiểu ban cơ sở vật chất gần 250 tỉ đồng, lễ khai mạc, bế mạc ASIAD 200 tỉ đồng; chi cho tiểu ban tài chính, an ninh, chuyên môn kỹ thuật, giao thông, vận động tài trợ tổng cộng khoảng 290 tỉ đồng...
------------------------------------
Calathau tổng hợp thông tin báo chí 

7 nhận xét:

  1. VN rất khoái được công nhận là nhất thế giới,cứ nhìn vào bóng đá mà xem bóng đá VN đi lên hay đi xuống và kế hoạch tham gia WORLD CUP bao giờ thì thực hiện.Hãy nhìn tấm gương HY LẠP tổ chức olympic mùa hè năm 2004:
    Lợi ích kinh tế chẳng đáng là bao

    Năm 2004, Thủ đô Athens (Hy Lạp) đã làm chủ nhà Thế vận hội Mùa hè. Với ngân sách được phân bổ ban đầu là 6 tỷ USD nhưng khi kết thúc, chi phí phải bỏ ra cho sự kiện này đã lên tới hơn 15 tỷ USD. Vậy những lợi ích nó thu lại từ sự kiện này là gì? Đáng buồn là Hy Lạp đã không thu lại được gì và mất luôn toàn bộ 15 tỷ USD đó. Thậm chí, đây còn được cho là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng nợ công và khởi đầu cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008.


    Trả lờiXóa

  2. http://m.thanhnien.com.vn/story/thai-lan-tung-2-lan-chua-chay-cho-asiad-sid-330010

    Trả lờiXóa
  3. Sự việc này cho thất trình đô " thấp lè tè " của giới chức VN kể cả Bộ trưởng lẫn Thủ tướng, bây giơ thấy khó thì lại đổ trách nhiệm cho nhau, chưa có quyết định cuối cùng cua TT sao đã đăng cai, báo chi tuyên truyền rùm beng rôi, sao không thấy bài học của mấy nước đã làm trước, rut lui ngay bây giờ còn đơ mất mặt hơn là để phút cuôi bị đổ võ hoặc là ngươi dân nộp thuế phải gánh chiu hậu quả nặng nề, chuyện đã rõ như ban ngày ,sao còn phai " báo cáo" lại nữa ?

    Trả lờiXóa
  4. NGHÈO MÀ SÀI SANG !!!

    Trả lờiXóa
  5. chia chác, chấm mút và ngoạm nhồm nhàm.

    Trả lờiXóa
  6. Kyvinhhung18:02 7/4/14

    NHững vị chức sắc đương quyền chủ trương mở ra cái ASIAD 18 để ăn theo đang cố đấm ăn xôi biện luận đủ điều. Riêng tôi bỏ một phiếu chống, rất đông tình với thái độ dứt khoát của Ông Phó Thủ VĐĐ. Còn nếu ai cứ muốn tổ chức thì hãy chịu trách nhiệm cá nhân về những lỗ lãi trong việc này. Cụ thể, ký một lời đảm bảo (cam kết) với QH : nếu lãi họ sẽ được gì, nếu thua lỗ họ mất gì ? Chẳng hạn : nếu vận động được tài trợ, khiến không bội chi, họ sẽ được thưởng X triệu đô, nếu thâm hụt , họ sẽ bị tịch thu nhà cửa tài sản để bù vào.. Nào, có dám không ?

    Trả lờiXóa
  7. Nếu Thủ tướng ,cùng Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (người phụ trách khoa học-văn hóa-giáo dục) quyết không tổ chức Asiad 2019 tôi xin bỏ phiếu ủng hộ hai vỵ(tất nhiên tôi không có quyền đó),Dân Việt nam chúng ta không cần hư danh , không muôn mang nợ.

    Trả lờiXóa