Việt Long/ RFA
Thủ phạm: Phiến quân Ukraine
Hệ thống phòng không BUK của Nga với các hỏa tiễn SAM-11 |
Gần 300 người dân vô tội bị cướp đi mạng sống một cách oan uổng trong
phút chốc, khi hỏa tiễn phòng không S-11 do Nga chế tạo bắn nổ tung
chiếc phi cơ dân dụng MH-17 của Malaysia trên bấu trời Đông Ukraine, hôm
thứ năm 17 tháng 7 vừa qua. Vấn đề đang được tranh cãi sôi nổi là ai đã
bắn hạ chiếc máy bay vô tội đó.
Nhiều dữ kiện khách quan cho thấy phiến quân thân Nga ở Đông Ukraine
là thủ phạm bắn hạ chiếc máy bay bằng hỏa tiễn phòng không S-11 của Nga,
do Nga viện trợ. Và trong khi truyền thông Liên Bang Nga đua nhau nêu
ra nhiều kịch bản để chạy tội cho phiến quân ở Ukraine và đổ cho chính
phủ Ukraine là thủ phạm vụ giết người này, thì Tổng thống Putin đã không
trực tiếp bác bỏ sự quy trách cho phiến quân, cũng không buộc tội cho
chính phủ Ukraine, mà chỉ nói rằng "tai họa đã không xảy ra nếu Kiev
không chấm dứt thỏa thuận ngưng bắn với những người ly khai."
Thêm vào những dữ kiện nói trên, đáng chú ý trước hết là không ai phủ
nhận rằng vũ khí bắn hạ máy bay là hỏa tiễn phòng không S-11 của hệ
thống BUK do Nga chế tạo. Kế tiếp, ít ai chối cãi được rằng hỏa tiễn
xuất phát từ khu vực do phiến quân Ukraine kiểm soát. Truyền thông của
Nga đưa ra những kịch bản nhiều khi khá nực cười, điển hình là khi họ
nói có nhân chứng nhìn thấy một phi cơ chiến đầu của Ukraine bay phía
sau chiếc máy bay MH-17! Ở cao độ gần 11 km làm sao có người thấy được
hình ảnh đó? Những yếu tố biện luận khác đã được Tổng thống, Ngoại
trưởng Hoa Kỳ và Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đề cập tới, nói rằng chỉ
có loại vũ khí phòng không tối tân như dàn hỏa tiễn S-11 mới có thể bắn
hạ phi cơ ở cao độ 11 ngàn mét, và vũ khí như vậy phải là do Nga giao
cho phiến quân và huấn luyện cách sử dụng.
Truyền thông Nga còn đưa ra kịch bản một nhân viên không lưu người
Tây Ban Nha ghi nhận có hai chiếc phản lực chiến đấu của Ukraine bay gần
chiếc Boeing của Malaysia trước khi phi cơ này biến mất trên màn hình
radar. Nhưng tài khoản @Spainbuca nói về việc này đã bị xóa bỏ hôm thứ
năm. Cùng lúc, chính phủ Kiev phổ biến đoạn twitter của chỉ huy phiến
quân loan tin vừa bắn hạ một máy bay của Ukraine, và bản ghi âm cuộc đối
thoại của tình báo, than với nhau rằng "Thật chết tiệt! Gần chắc 100% đó là phi cơ dân sự, và mảnh vụn thân máy bay, xác người rơi tung tóe trên mặt đường."
Người Nga bắn hỏa tiễn? Không!
Nhưng có phải người Nga đã bấm nút phóng hỏa tiễn, hay phiến quân Ukraine làm việc đó?
Chính phủ Kiev thì có ý nói phải là chuyên viên của Nga mới phóng
được hỏa tiễn, nhưng Hoa Kỳ có vẻ không có quan điểm như vậy, mà khẳng
định là quân phiến loạn thân Nga đã làm điều đó; tuy nhiên Mỹ đã trách
cứ người Nga vì Moskva đã làm sai lời cam kết với phương Tây khi viện
trợ quá nhiều vũ khí tối tân cho phiến quân, cả xe bọc thép, xe tăng
cùng với nhiều dàn hỏa tiễn phòng không như vậy.
Suy luận bên ngoài những dữ kiện thực tế, người ta thấy người Nga
không có lợi ích gì khi bắn rơi một chiếc máy bay như thế, dù họ có
tưởng đó là của Ukraine.
Ngược lại, trong những kịch bản như kể trên, truyền thông Nga còn nói
chính Ukraine đã bắn hỏa tiễn S-11 vì tưởng đó là phi cơ chở Tổng thống
Putin! Chuyện này cũng vô lý, nếu suy luận trên khía cạnh lợi ích của
kẻ phạm pháp. Kiev không ngu dại gì mà đi hạ sát Tổng thống Liên Bang
Nga để có thể lãnh nhận những hậu quả giống như Afghanistan và Al-Qaeda
phải gánh chịu phản ứng của Mỹ sau khi Mỹ bị tấn công khủng bố vào New
York năm 2001.
Tóm lại phần đông công luận thế giới tin chắc thủ phạm là phiến quân
thân Nga ở Đông Ukraine. Và như vậy, cung cách hành xử của Hoa Kỳ và Nga
trong vụ này như thế nào?
Cung cách hành xử
Trước hết là về phía Nga. Có dư luận trách Tổng thống Nga khi ông
không nhận tội cho phiến quân thân Nga mà đổ lỗi cho chính phủ Ukraine
đã chấm dứt ngưng bắn nên mới xảy ra thảm họa. Sự trách cứ như thế có
phần đúng, nhưng người ta không nói đến việc Hội đồng Bảo An, có Nga là
hội viên thường trực, mới đây đã đồng nhất ban hành nghị quyết các bên
phải lập tức ngưng bắn, phiến quân Donetsk phải cho các toán điều tra
quốc tế vào tận hiện trường với đầy đủ dụng cụ và được hoạt động tự do
trong cuộc điều tra.
Nga đã hành xử có chừng mực nhưng cứ phải bênh vực cho phiến quân
Ukraine. Dù sao lời đổ lỗi của ông Putin không phủ nhận rằng phiến quân
là thủ phạm.
Phía Hoa Kỳ, dư luận Hoa Kỳ có nhiều lời trách cứ Tổng thống Obama đã
không cứng rắn hơn nữa đối với Nga và phiến quân Ukraine, và đã không
quy trách trực tiếp người Nga gây ra vụ này, ý họ cho là người Nga đã
chỉ đạo cho phiến quân bắn rơi máy bay, hay đã trực tiếp phóng hỏa tiễn
từ vùng đất ly khai để bắn hạ chiếc MH-17.
Nhưng cứng rắn hơn nữa là cứng rắn thế nào? Lập tức cấm vận tối đa
đối với Nga? Hay lập tức chuyển vũ khí tối tân cho chính phủ Kiev để họ
tấn công lấy lại toàn bộ lãnh thổ?
Thực ra Tổng thống Mỹ có làm điều gì, làm cách nào thì phía đối lập
cũng tìm cách chỉ trích. Nhìn một cách khách quan, phản ứng của Tổng
thống Mỹ có thể được coi là tạm đủ và có chừng mực, khi ông và Ngoại
trưởng Kerry đều xác định trách nhiệm thuộc về phiến quân thân Nga, đồng
thời quy trách việc này cho cả người Nga vì Moskva đã cung cấp vũ khí
dồi dào cho phiến quân, đi ngược lại những điều mà ông Putin đã cam kết
với phương Tây về vấn đề Ukraine. Và nay người Mỹ cũng sắp sửa áp dụng
thêm một số biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, đồng thời kêu gọi
châu Âu hành
động tương tự.
EU: lại câu chuyện nực cười
Nói đến châu Âu, hay EU, thì lại thấy lắm điều ngộ nghĩnh.
Các nước chủ chốt của EU vẫn cứ xem chừng lẫn nhau và cãi lẫy, mà
chưa ai đồng thuận hoàn toàn với ai về những biện pháp trừng phạt gắt
gao hơn đối với Nga, theo Mỹ yêu cầu. Người Pháp nói việc bán tàu chiến
cho Nga có được tiến hành không là do thái độ của Nga trong những ngày
sắp tới! Luân Đôn chỉ trích Paris về việc này, nói không thể hiểu được
vì sao Pháp vẫn còn nghĩ đến việc bán vũ khí cho Nga. Pháp liền phản
kích và nói rằng Anh quốc nên nhìn lại những mối quan hệ kinh tế tài
chính với Moskva đang tràn ngập Luân đôn... Tóm lại châu Âu chưa sẵn
sàng để theo kịp Hoa Kỳ trong những biện pháp trừng phạt nước Nga.
Hoa Kỳ ngay lúc này có vẻ chưa muốn trừng phạt kinh tế nước Nga trong
lãnh vực xuất khẩu dầu khí của Gazprom, cũng như lãnh vực xuất khẩu vũ
khí, là những yếu huyệt trí mạng của Nga về kinh tế.
Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn chủ trương "không loại trừ biện pháp trừng phạt
nào khỏi sự cân nhắc", và dường như đang chờ xem phản ứng của Nga. Nhưng
Tổng thống Putin sẽ biết phải làm gì để tránh đòn.
Chỉ các nạn nhân thiệt mạng và gia đình là phải chịu thiệt thòi không
thể đền bù, chỉ vì hành động của một bọn người cực đoan không đủ trình
độ làm chủ một lãnh thổ tự trị.
Trong lúc Mỹ đổ tội cho Nga thì Nga kêu gọi Mỹ phải đưa ra bằng chứng chứng minh rằng chiếc máy bay hành khách này bị bắn hạ bởi phi đạn địa đối không SA-11 do các phần tử ly khai được Nga hậu thuẫn ở Đông Ukraine thực hiện. Thứ trưởng Quốc phòng Anatoly Antonov yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp bằng chứng rằng Washington có dữ kiện kỹ thuật và hình ảnh vệ tinh hậu thuẫn cho cáo buộc của mình.
Trả lờiXóaCalathau tôi nghĩ , cả Nga và Mỹ đều biết tỏng kẻ sát nhân là ai, nhưng vì quyền lợi và mục đích riêng họ đã hành xử như những kẻ nửa câm nửa điếc. Thể xác không toàn thây của gần 300 nạn nhân vô tôi đã và đang biến thành " đạo cụ" cho một vở diễn dã man vô nhân tính. Biết đâu sau một canh bạc dàn xếp lại bới ra thủ phạm là ...trục trặc kỹ thuật để chẳng bên nào chịu thua !
"Biết đâu sau một canh bạc dàn xếp lại bới ra thủ phạm là ...trục trặc kỹ thuật để chẳng bên nào chịu thua !", hoặc đổ lỗi cho con số 7 đen đủi: Boing 777, máy bay MH 77 rơi vào tháng 7!
Trả lờiXóa