Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Mỹ-Trung: Gió đảo chiều chỉ sau ‘một đêm’?

(Bài này cop về từ Blog DANG SINH) 

Xét trong bối cảnh hai nước có các tính toán lợi ích như trên thì kết quả của cuộc Đối thoại Trung-Mỹ vừa qua là hoàn toàn hiểu được và không đến nỗi quá “bất ngờ”.

 Phó tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông tại hội đàm. Ảnh: Reuters

Trái với dự đoán của báo giới và khá nhiều chuyên gia về kết quả “bế tắc” hoặc “thất bại” của Đối thoại chiến lược và kinh tế lần thứ 7 diễn ra trong hai ngày 23-24/6/2015 tại Washington DC, cả 4 trưởng đoàn Mỹ và Trung Quốc đều cười tươi, tay bắt chặt khi Đối thoại kết thúc và tuyên bố “kết quả vượt quá mong đợi” với 127 kết quả. Phải chăng quan hệ Trung-Mỹ đã thực sự “đảo chiều” chỉ sau “một đêm”?
Cuộc Đối thoại được mong chờ nhất

Kể từ khi được Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nâng cấp thành Đối thoại Chiến lược và Kinh tế năm 2009, các Đối thoại chiến lược Trung-Mỹ luôn là mối quan tâm hàng đầu của dư luận lẫn các nhà phân tích thời cuộc bởi quy mô lớn nhất và tính chất cũng quan trọng nhất trong hơn 90 kênh đối thoại thường niên.

Đối thoại năm nay chủ nhà Mỹ có 8 thành viên nội các, trong đó có Ngoại trưởng Kerry, Bộ trưởng tài chính Jack Lew, và đông đảo quan chức cấp cao. Còn phía Trung Quốc có 400 quan khách do Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì dẫn đầu. Đây cũng là kênh đối thoại song phương quy mô nhất thế giới. Điều này phản ảnh đúng thực trạng cũng như tầm vóc quan hệ giữa hai quốc gia lớn.

Cuộc Đối thoại năm nay nhận được quan tâm đặc biệt hơn, bởi:

Một, quan hệ Trung-Mỹ đang trải qua thời kỳ sóng gió nhất trong hơn ¼ thế kỷ qua kể từ sau sự kiện Thiên An Môn 6/1989 liên quan đến việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên vùng biển chiếm đóng trái phép ở Biển Đông, các “thách đố” 2 nước về vùng cấm bay trên đảo nhân tạo và “vùng cấm” 12 hải lý trên biển , và đặc biệt là việc chính quyền Mỹ “nghi” tin tặc Trung Quốc đột nhập, lấy cắp dữ liệu của khoảng 4 triệu người do Cơ quan quản lý nhân lực (OPM) đang cất giữ. Dư luận lo ngại, với hàng tá các bất đồng và khác biệt như vậy liệu hai nước có còn duy trì được quan hệ hợp tác nữa hay không?


Hai, khả năng đạt được thỏa thuận về biến đổi khí hậu và Hiệp định đầu tư song phương (BIT). Chẳng hạn, liên quan đến biến đổi khí hậu, các động thái của Trung Quốc - nước đang phát triển lớn nhất, và Mỹ-nước phát triển lớn nhất thế giới, đồng thời là cả hai nước có lượng khí thải Carbon lớn nhất thế giới, sẽ có tác động sâu sắc đến lập trường của hàng loạt nước tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Paris vào tháng 12/2015.

Ba, việc chuẩn bị của hai nước cho chuyến thăm Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 9/2015 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là chuyến đi hết sức quan trọng đối với Trung Quốc và quan hệ Mỹ-Trung. Nhiều khả năng ông Tập sẽ trở thành nhà lãnh đạo của Trung Quốc lần đầu tiên được phát biểu trước cả hai viện của Quốc hội Mỹ. Do đó, Trung Quốc rất muốn mọi chuyện liên quan đến chuyến đi suôn sẻ.

Bước đi đầu tiên của Trung Quốc là tạm dừng bồi đắp đảo và kết quả của đòn tấn công ngoại giao là “không ngờ”!

Kết quả “không ngờ”

Nội dung của Đối thoại chiến lược khá rộng, bao trùm hàng loạt các chủ đề, từ an ninh hàng hải, an ninh mạng đến biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh, thương mại, rồi hợp tác kinh tế. Quan trọng nhất, hai bên đã đạt được 127 kết quả cụ thể, giải tỏa các căng thẳng trong quan hệ hai nước để chuẩn bị cho chuyển đi Washington của ông Tập. Các thỏa thuận chính đạt được gồm:

Thứ nhất, hai bên cam kết hợp tác để đem lại kết quả thành công của Hội nghị chống biến đổi khí hậu toàn cầu họp tại Paris vào tháng 12/2015. Riêng trong việc chống biến đổi khí hậu và môi trường, hai nước đã đạt được gần 40 kết quả. Các kết quả này là sự triển khai Tuyên bố chung Trung-Mỹ về thay đổi khí hậu trái đất được ông Obama và Tập ký năm 2014.

Thứ hai, bảo vệ và bảo tồn các đại dương, trong đó có việc chống đánh bắt cá bất hợp pháp, mở rộng các lực lượng cưỡng chế trên biển, thiết lập khu bảo vệ biển ở Nam cực.

Ba là, củng cố an ninh y tế toàn cầu, trong đó có việc Trung Quốc giúp các nước Tây Phi xây dựng lại hệ thống y tế, đối phó chống lại các bệnh dịch truyền nhiễm.

Thứ tư, các hợp tác khác bao gồm: hai nước Trung-Mỹ ủng hộ một quốc gia Afghanistan hòa bình, ổn định và thống nhất; ủng hộ việc phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và việc sớm đạt được thỏa thuận về Kế hoạch hành động chung toàn diện trên cơ sở thỏa thuận khung được nhóm P5+1, Iran và EU; hợp tác sâu rộng hơn trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Hai nội dung được trông chờ nhiều nhất là căng thẳng trên Biển Đông và an ninh mạng–vốn được Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu khá thẳng thắn trong phiên khai mạc – lại hoàn toàn “biến mất” trong Tuyên bố chung sau đó. Chẳng hạn, thay vì nhắc đến vấn đề Biển Đông, thì vấn đề hợp tác dân sự ở các đại dương lại được đưa vào thông cáo chung.

Phải chăng gió đã “đảo chiều”?

Những ai mong chờ các trận “khẩu chiến” kịch liệt giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái cứng rắn từ phía Mỹ hẳn sẽ thất vọng. Các sắc thái đánh giá cũng khá khác nhau. Trước hết là việc cho rằng Trung Quốc đã “cao tay” khi tuyên bố dừng đắp đảo để đổi lấy “yên ổn” tạm thời, rồi sau đó “đâu lại đóng đấy” sau cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung được tổ chức vào tháng 9/2015. Có ý kiến khác lại cho rằng đã đến lúc Trung-Mỹ “bắt tay thỏa hiệp” và Biển Đông không phải là vấn đề lớn mà thực sự hai nước còn có các quan hệ lớn hơn. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng?

Trước hết, diễn đàn Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung Mỹ không phải là nơi để giải quyết các khác biệt, các tranh chấp. Đây là nơi mà hai bên chủ yếu bày tỏ quan điểm của mình với mục đích tăng cường lòng tin, thu hẹp các bất đồng. Do đó, cả Trung Quốc và Mỹ đều cố gắng gác lại các tranh chấp, các khác biệt, nhấn mạnh đến các điểm đồng làm nền tảng thúc đẩy hợp tác. Họ biết rằng các bất đồng, khác biệt hiện nay là quá lớn và càng tìm cách giải quyết thì lại càng đưa đến đến các tranh cãi không lối thoát. Thực chất đây là sự “thừa nhận các bất đồng, khác biệt” (agree to disagree).

Bên cạnh đó, xét trong bối cảnh hiện nay, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang phải dồn sức đối phó cho hàng loạt các vấn đề đối nội, đối ngoại lớn và chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu toàn diện. Đặc biệt, đối với Trung Quốc, nếu đối đầu càng leo thang thì Trung Quốc sẽ càng ở thế bất lợi khi không có chỗ dựa là mạng lưới các đồng minh và hệ thống căn cứ quân sự hải ngoại liên hoàn như Mỹ. Chưa kể sức mạnh và kinh nghiệm tác chiến trên biển của Trung Quốc còn thua xa Mỹ hàng thập kỷ.

Cuối cùng, về phía mình, Trung Quốc thấy giai đoạn đầu “lấn hải” có thể tạm ổn, cần tập trung củng cố các “thành quả” vừa giành được để dồn sức cho các “trận chiến” dài hơi hơn phía sau. Hơn nữa, việc tiếp tục xây đảo nhân tạo có thể phá hỏng chuyến đi Mỹ vào tháng 9/2015 của Chủ tịch Tập Cận Bình, đưa Trung Quốc vào “tầm ngắm” của tâm điểm chính trị nội bộ Mỹ trong mùa bầu cử Tổng thống năm 2016.

Còn bản thân Mỹ cũng cảm thấy “hài lòng” khi ít nhất các yêu cầu đòi phía Trung Quốc dừng hoạt động bồi đắp, cải tạo đã có kết quả và cần tiếp tục dùng các biện pháp, sức ép khác để Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Sau cuộc Đối thoại này, hai nước Trung-Mỹ đã nhất trí sẽ có cuộc họp về an ninh biển vào tuần tới.

Xét trong bối cảnh hai nước có các tính toán lợi ích như trên thì kết quả của cuộc Đối thoại Trung-Mỹ vừa qua là hoàn toàn hiểu được và không đến nỗi quá “bất ngờ”.

Hoàng Anh Tuấn(Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao) 
 

Không thể khẳng đinh ...

Việt Nam và Hoa Kỳ, ai cần ai hơn?

Tướng Lê Văn Cương cho rằng, cả Việt Nam và Mỹ cần định vị vị trí của nhau trong mối quan hệ ở cấp chiến lược ra sao để đôi bên cùng có lợi và đưa mối quan hệ đó đi theo chiều sâu và rộng hơn...

20 năm sau ngày hai nước Việt – Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, cả hai nước đều đã có những bước đi hết sức thiết thực để củng cố niềm tin nhằm đưa mối quan hệ hợp tác dần đi vào chiều sâu và thực chất, tin tưởng lẫn nhau.
Đặc biệt, vấn đề Biển Đông hiện nay đang thu hút sự quan tâm chung của cả hai nước trước những toan tính, động thái leo thang nghiêm trọng của Trung Quốc khi nước này đã và đang gây ra những thay đổi hiện trạng nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của họ ở trên biển.
Hơn ai hết, cả Việt Nam và Mỹ đều hiểu và biết mình đứng ở vị trí như thế nào trong bàn cờ chính trị trên Biển Đông. Vậy trước những thách thức an ninh mới phát sinh như vậy Việt, Mỹ nên xây dựng mối quan hệ hợp tác theo hướng như thế nào để đảm bảo lợi ích cho cả hai?
Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này dưới góc nhìn chiến lược, phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an.
Thưa Thiếu tướng, trong mối quan hệ hợp tác Việt – Mỹ ở thời điểm hiện nay có lẽ không thể không nhắc tới các lĩnh vực chủ chốt như khoa học công nghệ, quản lý kinh tế, giá dục đào tạo. Về kinh tế, việc Việt Nam hiện đang gấp rút hoàn thiện nốt quá trình đàm phán để chính thức tham gia vàoHiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP). Vậy ông có đánh giá như thế nào về cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam khi tham gia vào Hiệp định này?

Thiếu tướng Lê Văn Cương ( ảnh bên ): Trước hết ta phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, gia nhập TPP là một việc hết sức cần thiết và mang tính tất yếu. Ta không thể không tham gia TPP được. Trong đó, phương châm đa dạng hóa quan hệ kinh tế, không thể phụ thuộc vào một quốc gia nào cả và mở rộng thị trường là những yếu tố không thể không nhắc tới.
Về lịch sử hình thành, từ năm 2005 đại diện thương mại 4 nước gồm Brunei, Singapore, Chile và New Zealand ký một Hiệp định thương mại tự do (FTA) với tên gọi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tới tháng 9/2008, Mỹ đã tuyên bố cùng với 4 nước thành viên cũ đàm phán một Hiệp định TPP hoàn toàn mới. Sau đó, cả Australia, Peru, Canada, Việt Nam, Malaysia, Mexico và Nhật Bản đều tham gia.
Nói về mặt thuận lợi, Việt Nam có vai trò và vị trí quan trọng đối với các nước trong đàm phán TPP. Việt Nam với số dân hơn 90 triệu dân, là thị trường đáng kể và có thể đem lại giá trị gia tăng tương đối lớn cho các nước tham gia đàm phán. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh thêm ở chỗ, nó có biến thành những điểm thuận lợi và cơ hội cho Việt Nam hay không sẽ còn phụ thuộc vào sự nhanh nhạy, khả năng tổ chức nền kinh tế của các nhà quản lý.
Rõ ràng, một khi đã gia nhập sân chơi này mà anh có sự đột phá về tư duy quản lý và tổ chức nền kinh tế thì sẽ hiệu quả. Cộng với việc cho ra đời các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao mà giá thành cạnh tranh thì đương nhiên cơ hội để phát triển kinh tế là quá rõ ràng. Còn nếu không, anh sẽ bị thụt lùi lại và bị thất bại.
Nói như vậy, chúng ta cũng có những thách thức không nhỏ. Đó là trình độcông nghệ còn thấp, không thể sản xuất từ A – Z mà vẫn còn phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu để hoàn thiện sản phẩm. Bên cạnh đó, khả năng điều hành quản lý của Việt Nam còn chưa cao ở cả cấp độ doanh nghiệp và quản lý vỹ mô.
Như vậy, thành công tới đâu thì đều tùy thuộc vào trình độ điều hành của các cấp quản lý mà cao nhất Nhà nước Việt Nam. Phải tính đến mọi phương án để nắm bắt từng điểm mạnh của nền kinh tế.

Hôm 17/6, ông Chris Smith – một thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại thượng viện Mỹ, Chủ tịch tiểu ban nhân quyền toàn cầu có đưa ra một bình luận: “Việt Nam cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cần hợp tác an ninh và kinh tế với Mỹ để có thể có những thay đổi tích cực. Nếu vấn đề nhân quyền không được kết nối một cách rõ rệt với các quyền lợi an ninh kinh tế, chúng ta sẽ có các mối rủi ro là các cuộc thảo luận về thương mại và quốc phòng tiến về phía trước”. Trong đó, vị dân biểu Mỹ này nói rằng tình trạng mà ông ta gọi, vin là "nhân quyền hiện đang tụt lùi phía sau". Ông có đánh giá gì như thế nào trước bình luận này của dân biểu Mỹ Smith?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi không đồng tình vì nhận định của vị dân biểu Mỹ này là thiếu khách quan.
Thứ nhất, về vấn đề nhân quyền. Tôi thấy rằng trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chuyển biến tích cực trong việc đảm bảo và nâng cao nhân quyền cho người dân ở mọi cấp độ.
Nhìn vào diễn đàn Quốc hội đang diễn ra có thể nhận thấy điều này. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã được khởi xướng từ năm 1991 cho tới ngày nay, rất công khai, minh bạch để thể hiện rõ tâm tư, ý chí nguyện vọng của cử tri gửi gắm vào các ĐBQH gửi tới Quốc hội. Điều mà trước đó chưa hề có.
Rồi số lượng đại biểu nữ tham gia diễn đàn này cũng đang tăng dần về số lượng cũng như chất lượng.
Tất nhiên, nếu so với Mỹ thì Việt Nam vẫn còn những điểm cần phải phấn đấu. Nhưng nếu nói tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đang thụt lùi thì không thể chấp nhận được.
Thứ hai về mối quan hệ hợp tác Việt – Mỹ. Cả hai nước đều cần nhau.
 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đi thăm tàu Cảnh sát biển 8003 trong chuyến công du Việt Nam hồi đầu tháng 6 vừa qua. (Ảnh: TTXVN)

Cả hai nước đều xác lập cho mình một mối quan hệ giữa hai quốc gia có chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi.
Mỹ là cường quốc kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo hàng đâu thế giới. Nên Việt Nam chủ động hợp tác với Mỹ các lĩnh vực trên là hoàn toàn đúng đắn. Rõ ràng, Việt Nam rất cần Mỹ.
Tuy nhiên, về chiến lược an ninh quốc phòng thì không thể khẳng định được ai hoàn toàn cần ai.
Với vị thế địa chính trị quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, Mỹ rất cần hợp tác với Việt Nam trong việc liên kết và hình thành một lực lượng ứng phó với các thách thức về an ninh quốc phòng có thể xảy ra ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Trên bình diện tổng thể, không gian để phát triển mối quan hệ Việt – Mỹ còn rất lớn và triển vọng khai thác còn dài trong tương lai. Vấn đề quan trọng là, một khi đã tìm được những lợi ích chung và định vị nhau trong chiến lược đối ngoại của mình thì cả Việt Nam và Mỹ sẽ đều có nhiều triển vọng hợp tác hơn nữa.
 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter giao lưu cùng các quan chức quốc phòng Việt Nam đầu tháng 6/2015

Vào trung tuần tháng 6, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định miễn visa cho công dân đến từ 5 nước gồm Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha và Italia khi nhập cảnh vào Việt Nam, có hiệu lực từ 1/7 tới. Theo Thiếu tướng, quyết định của Thủ tướng sẽ đem lại tác động như thế nào trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, trước mắt là với các quốc gia kể trên?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Phải khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là sẵn sàng làm bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia trên thế giới là rất đúng đắn.
Tướng Lê Văn Cương cho rằng, cả Việt Nam và Mỹ cần định vị vị trí của nhau trong mối quan hệ ở cấp chiến lược ra sao để đôi bên cùng có lợi và đưa mối quan hệ đó đi theo chiều sâu và rộng hơn...

Quyết định vừa qua của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa cho thấy thiện chí của Việt Nam trong quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới. Điều này thể hiện Việt Nam đang là một điểm đến hòa bình, an toàn cho bạn bè quốc tế.
Trải qua gần 30 đổi mới, nước ta vẫn đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới trên mọi lĩnh vực. Và để tạo ra được sức hấp dẫn đó, Việt Nam đã có nhiều bước tiến nhằm đảm bảo quyền con người, gìn giữ môi trường hòa bình, an ninh trật tự được giữ vững.
Đợt này là miễn visa cho công dân năm nước, nhưng rất có thể sắp tới sẽ là công dân nhiều nước khác nữa cũng được hưởng chế độ đặc biệt này.
Tựu chung lại, nhận thức chung về vấn đề Biển Đông của cả Việt Nam và Mỹ đã có sự tương đồng. Trước những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi nước này cố tình hiện thực hóa "yêu sách chủ quyền 9 đoạn" vô lý trên Biển Đông, Việt Nam cần nắm bắt mọi cơ hội để củng cố tiềm lực của mình nhằm khẳng định chủ quyền hợp pháp của mình với haiquần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Xin cảm ơn Thiếu tướng về cuộc trao đổi!

Cao Tuân – Đình Tuệ

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

TPA vượt ải Thượng viện Mỹ, TAA chờ Hạ viện

Thượng viện Mỹ hôm 24/06 đã thông qua dự luật Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) với tỷ lệ 60 phiếu thuận và 38 phiếu chống, mở đường cho Tổng thống Barack Obama toàn quyền xúc tiến các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Bước tiếp theo, dự luật sẽ được đệ trình lên Tổng thống Obama để ký thành luật. Trước đó vào hôm 18/06, TPA (không kèm dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại - TAA) đã được Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ sít sao 218 phiếu thuận và 208 phiếu chống.
 

Như vậy, TPA – dự luật quan trọng trong chương trình nghị sự thương mại của Tổng thống Obama – đã được thông qua chỉ 2 tuần sau khi dự luật này có vẻ như đã thất bại. Còn được biết đến với tên gọi dự luật “đàm phán nhanh” (fast-track), TPA tạo điều kiện để các tổng thống đàm phán các thỏa thuận thương mại dễ dàng hơn và những người ủng hộ xem đây là yếu tố quyết định thành công của TPP.
Được biết, Tổng thống Obama đã theo đuổi dự luật này để đẩy nhanh việc thông qua các thỏa thuận thương mại như TPP tại Quốc hội Mỹ. Ông đã xem TPP là ưu tiên kinh tế hàng đầu trong những năm cuối cùng trên cương vị Tổng thống Mỹ và đã vấp phải bất đồng với nhiều nghị sỹ Đảng Dân chủ về vấn đề này.
TPA được thông qua đồng nghĩa với việc các nhà lập pháp tại Quốc hội Mỹ chỉ có thể bỏ phiếu phê chuẩn hoặc phủ quyết một hiệp định thương mại mà không được sửa đổi hiệp định đó. Chính quyền Obama và nhiều tổ chức kinh doanh cho biết TPA rất cần thiết để các nhà đàm phán thương mại có thể đạt được thành công trong việc giúp các hàng hóa của Mỹ chịu ít rào cản hơn trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, TPA cũng giúp Tổng thống Obama tiến gần hơn đến việc đạt được thỏa thuận TPP với 11 quốc gia khác để dỡ bỏ hoặc cắt giảm các rào cản đối với hoạt động thương mại và đầu tư nước ngoài. Trong nhiều thập kỷ qua, các tổng thống đều có thẩm quyền này nhưng hiện nay thẩm quyền đã hết hạn. Ông Obama muốn gia hạn lại để hoàn tất hiệp định TPP giữa Mỹ và 11 quốc gia gồm Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Brunei, Australia, New Zealand, Canada, Mexico, Chile và Peru.
Cũng vào cuối ngày thứ Tư theo giờ địa phương, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu bằng miệng để thông qua dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại (TAA - Trade Adjustment Assistance) và đã chuyển dự luật này đến Hạ viện với kỳ vọng sẽ được phê chuẩn.
Tổng thống Obama cho biết ông mong muốn ký phê chuẩn cả TPA và TAA. Trong đó, TAA là dự luật nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhà Trắng và Đảng Dân chủ nhằm hỗ trợ những công nhân bị mất việc do tác động của các hiệp ước thương mại này.
 (Theo Marketwatch)

TT OBAMA hiện tại 

 OBAMA tuyên thệ TT nhiệm kỳ 2 (2013)

OBAMA TT thứ 44 Hoa Kỳ ( Nhiệm kỳ 1 2009)

Ông OBAMA sinh năm 1961, "ăn lương Tổng thống $400,000/năm, bằng 1/5 Thủ tướng Lý Hiển Long của đảo quốc Singapore : 2,5 triệu USD/năm )

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

LỜI GIẢI " THƯ GIÃN CUỐI TUẦN" KỲ TRƯỚC

PHƯƠNG PHÁP MỚI RÈN LUYỆN THỂ LỰC : DỄ DÀNG - NHẸ NHÀNG- HIỆU QUÁ


1. Tập như thế nào ?
2. Mang lại tác dụng gì ?
3. Ai là sư phụ của môn phái này ?
----------- 
Cụ Tú Riềng (nhà tài trợ chính ) treo giải thưởng như sau :
- Trả lời đúng 1 câu : 01 ly cafe đá
- Trả lời đúng 2 câu : 01cafe đá + 01bát cháo lòng
- Trả lời đúng cả 3 câu : cafe + cháo lòng + đĩa lòng thập cẩm

Các cụ chỉ có thể biết được sau khi liên lạc với cụ Tú Riềng Làng Cu Lờ ! 

Mời các thí sinh Nhật Lệ, Song Thu, Trung Hải, Công Lý, Nặc Danh và các cụ đọc đáp án cho 3 câu hỏi trên của sư phụ VietHungDang- Giáo chủ môn phái XYZ ( chưa có tên tiếng Việt), đang truyền giáo ở bên U vừa gửi về cho Mõ Làng .


GỬI MÕ LÀNG : Nay ta gửi mấy câu trả lời này để khi khi kết thúc “Cuộc thi” đăng lên cho nó tròn trĩnh có hậu:


Trước hết là phương pháp này chỉ dành riêng và chỉ có tác dụng cho các CỤ ÔNG Cù Lờ, các CỤ BÀ không được TÒ MÒ để biết, để làm mất tính “thần kì” của nó! Phương pháp rất đơn giản nhưng ĐỘC ĐÁO, có vào mạng cũng không tìm ra vì nó không có tên có tuổi. Nội dung chính (cũng là trả lời các câu hỏi) như sau:
1.     Tập như thế này: Sau khi ngồi phủ phục xuống đất (như người Hồi giáo làm khi cầu nguyện)  phải quận tròn người lại như cái thời nằm trong bụng mẹ  (ít nhất như trong ảnh). Rồi thong thả nhịp nhàng “hít vào – thở ra” ĐẾM ít nhất ba lần, mỗi lần  60 “CÁI”, tức là 3x60 = 180 “CÁI”. Tỉ mỉ, tế nhị thế nào thì phải đến học cụ Tú Riềng và phải  “khổ công luyện tập” mới biết và làm được! Làm vào buổi sáng ngay sau khi tập thể dục, ngoài ra khi nào “hứng lên” thấy cần thiết thì tập bất cứ lúc nào, càng nhiều càng tốt!
2.     Mục đích (tác dụng): Nâng tuổi thọ mà TS Xuân Hoài đã  “chẩn đoán” cho các cụ ông CL ít nhất lên gấp đôi: 2x80 = 160!!! Muốn hơn thì phải luyện tập ngày đêm!
3.    Thực ra, từ lâu cụ Tú Riềng đã phải đảm đương vai trò Sư phụ với trong trách đứng ra lập “môn phái CL” này. Nay đã không hoàn thành nhiệm vụ lại còn cùng Mò Làng làm “lộ bí mật”, gây “xôn xao dư luận” trong làng ngoài xã. Vậy nên hai cụ này phải đứng ra mở tiệc chiêu đãi cả làng với số lượng: 180 CỐC cà fê, 180 bát cháo lòng và 180 đĩa lòng thập cẩm! Cộng vé khứ hồi cho “Nhà phát minh” về dự tiệc. Trong bữa tiệc linh đình này cụ Tú sẽ chính thức nhậm chức và sẽ hứa là từ nay “Xin hoàn thành nhiệm vụ”!

Sau là cảm ơn cụ bà NL đã qua đường dây “bí mật” thông báo để TA phải cấp tốc “xuống núi” về giải quyết “vụ việc” rùm beng này. Đúng là “Vắng chủ nhà , gà mọc đuôi tôm”! Xin chào các cụ và chúc các cụ ông CL thành công trong luyện tập để các cụ bà vui vẻ hài lòng, gia đình “hạnh phúc” như thời thanh xuân!


Thế nhé,! Chào Mõ Làng !
Viet Hung Dang

Tiểu thuyết " Kim Thiếp Vũ Môn" của Xuân Hoài được giới thiệu trên báo .


Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Tướng Cương : Liên minh với Mỹ . Tướng Vịnh : Đứng ở giữa !

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao đổi với báo Dân trí (22/6) những vấn đề nóng sau một loạt các sự kiện của Bộ Quốc phòng Việt Nam nhằm nâng tầm hợp tác quốc phòng với các nước, trong đó có các nước lớn.

Việt Nam không đứng về bên nào
Trong vòng chưa đầy một tháng, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức đối thoại quốc phòng biên giới với Trung Quốc rất thành công, đồng thời đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đến thăm. Tiếp đó, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại có chuyến thăm Ấn Độ.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chỉ rõ: “Có thể nói trong một thời gian ngắn như thế thôi mà vừa là Trung Quốc, vừa là Mỹ, vừa là Ấn Độ; những mối quan hệ đa dạng đó mang tính biểu tượng rất cao về việc Việt Nam không đứng về bên nào và ta được trọng thị ở tất cả các hướng rất quan trọng đó. Nước láng giềng Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình, Mỹ cũng đánh giá cao, cũng hài lòng; Ấn Độ càng hồ hởi… Như vậy là vừa giữ được độc lập tự chủ vừa đảm bảo đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Chỉ nội trong những sự kiện ấy thôi đã nói lên tính chất, phương châm, đường lối quan hệ quốc phòng của chúng ta một cách rất đầy đủ rồi”.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

 Để giải quyết bài toán vừa tranh thủ sự ủng hộ, vị thế của các nước lớn vừa không ngả về bên nào để tránh bị các nước lớn thoả hiệp trên lưng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, nếu chúng ta không vững vàng hoặc vì lợi ích cục bộ, chúng ta có thể dựa vào một nước nào đó, đứng hẳn về một bên nào đó để có những lợi ích, để giải quyết những vấn đề trước mắt của chúng ta.
“Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên mà chúng ta phải giữ một cách hài hòa trong môi trường quốc tế vốn dĩ đã rất phức tạp. Giả sử, sự ổn định có là tương đối đi thì đến một lúc nào đó việc này cũng lại trở nên phức tạp. Lúc phức tạp đấy là lúc chúng ta bị phương hại đến lợi ích nếu chúng ta nghiêng hẳn về một bên nào. Vậy nên chúng ta đã có chủ trương kiên định về độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong đường lối đối ngoại.
Bên cạnh đó, chúng ta quan hệ một cách rộng rãi với tất cả các nước. Độc lập tự chủ, theo đó, vừa là phương châm, vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để chúng ta không bị ảnh hưởng bởi quan hệ của các quốc gia khác làm phương hại đến lợi ích của đất nước mình”, ông nhấn mạnh.

Đấu tranh và quan hệ đại cục giữa hai quốc gia là chuyện khác nhau
Đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, hai nước có những điểm tương đồng rất cơ bản và cũng còn tồn tại những điểm bất đồng.
“Vấn đề thực chất trong quan hệ, nhất là quan hệ quốc phòng, bên cạnh việc phát huy những điểm đồng, phải nói được những điểm còn bất đồng và đấu tranh thẳng thắn; xác định hành vi sao cho những điểm bất đồng ấy không phát triển phức tạp hơn lên và đặc biệt là không tạo ra những đứt gãy giữa 2 bên.
Ví dụ, một vấn đề đặt ra với quân đội 2 bên là làm sao kiềm chế các hành động, kiểm soát tình hình để không để xảy ra xung đột mặc dù chúng ta còn những mâu thuẫn, bất đồng với Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó, quân đội 2 nước phải tham mưu cho lãnh đạo 2 nước để giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Còn việc giải quyết những mâu thuẫn, những bất đồng ấy là việc chung của Đảng, Nhà nước và rất nhiều ngành khác của cả 2 bên chứ không chỉ là quân đội.
Chúng ta đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm và Trung Quốc đã thừa nhận quan điểm chân thành đó, cũng không thể mong đợi gì hơn được. Còn việc trên Biển Đông, làm sao có một cây gậy thần để nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa 2 nước được? Ta buộc lòng phải chấp nhận sự thật và đấu tranh một cách rất kiên trì, bền bỉ và bình tĩnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chính đáng của đất nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế”, tướng Vịnh phân tích.
Một lần nữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, đấu tranh là một chuyện khác còn quan hệ mang tính chất đại cục giữa hai quốc gia lại là một chuyện khác.
“Tất nhiên chuyện trên Biển Đông và vấn đề quan hệ 2 nước không thể tách rời nhau, ta không được phép lẩn tránh, không được phép bỏ vấn đề này ra khỏi chương trình nghị sự giữa 2 bên và phải đấu tranh thẳng thắn. Trong mặt trận đấu tranh chung thì quân đội khi quan hệ với nước bạn cũng phải thực hiện nhiệm vụ này”, ông nói.
(Theo Dân Trí) - TAI ĐÂY

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ CA

SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT
Báo chí Trung Quốc lại tiếp tục gây hấn Việt Nam với những bài viết cho rằng Bắc Kinh có thể tấn công thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong vòng 1 giờ từ đảo Chữ Thập, nơi họ công khai xâm chiếm của Việt Nam trước đây. 
        Hành động khiêu khích nước lớn này xảy ra liên tục nói lên điều gì khi Việt Nam luôn luôn nhẫn nại chịu đựng? Mặc Lâm phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Công an để tìm hiểu thêm quan điểm của một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc.
Le van Cuong
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng báo chí Trung Quốc đang có chiến dịch khiêu khích Việt Nam khi hàng loạt bài viết cho rằng từ đảo Chữ Thập quân đội của họ có thể triển khai tấn công TP-HCM chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông nghĩ thế nào về những luận điệu này và phía sau nó là gì ạ?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Thật ra mà nói thì đây không có vấn đề gì mới. Sách lược của Trung Quốc chưa kể lịch sử 4.000 năm với họ, chỉ kể từ mùng 1 tháng 10 năm 1949 tới giờ và có lẽ mãi mãi về sau cũng thế thôi.
Điều thứ nhất: Trước hết chúng ta phải nhận diện họ là ai cái đã. Nói theo tiếng Nga Trung Quốc họ là ai? (китай, кто ты?) Đến giờ chúng ta vẫn mơ hồ về chuyện này, vẫn bị một cái bóng ý thức hệ nó đè lên lợi ích dân tộc. Bản chất chính quyền Trung Quốc ở Bắc Kinh hiện nay là một chính quyền theo đường lối dân tộc Sô vanh nước lớn chứ không có phần trăm nào cộng sản cả. Làm gì có cái chuyện cộng sản như ông Marx ông Lenin khuyến khích Trung Nam Hải làm cái trò vớ vẩn như vậy được? Điều thứ nhất là phải nhận thức cho rõ.
Điều thứ hai bản chất của họ là “mềm nắn rắn buông”. Trong 2.500  năm lịch sử khi Việt Nam đứng vững thì Trung Quốc không dám lấn nhưng khi Việt Nam tỏ ra yếu kém, hèn yếu nhu nhược thì nó lấn. Đấy là quy luật mà không chỉ riêng Việt Nam cả thế giới đều thế cả chỗ nào rắn thì bỏ chỗ nào mềm thì rấn tới.
        Tôi có cảm giác rằng lãnh đạo Trung Quốc đã ngửi thấy mùi chúng ta đang lùi và đang lùi thì họ tiến thôi. Không phải bây giờ mà cách đây mười, mười lăm năm đã lùi rồi. Chuyện đe dọa tấn công thành phố Hồ Chí Minh không phải bây giờ mà trước đây họ đã có đưa ra kịch bản đánh và chia đôi Việt Nam từ Nghệ Tỉnh trở ra là một phương án, chia đôi Việt Nam từ Nam Trung Bộ là một phương án và người ta làm rất nhiều rồi chứ không phải bây giờ đâu ạ.
        Các phương án ấy chuẩn bị đầy đủ và được tung ra trên báo Hoàn Cầu và các báo khác để thử xem phản ứng của Việt Nam thế nào. Ở Việt Nam còn khối người còn sợ Trung Quốc, đến giờ phút này vẫn sợ. Cho nên đây là đòn gió nếu mà sợ thì nó làm thật, còn không sợ thì họ sẽ tính lại. Cái trò của Trung Quốc là vừa nắn vừa thăm dò nhưng cái này không có gì mới cả đâu ạ, bản chất Trung Quốc là thế rồi. Điều này tôi muốn nói là không có gì mới.
Điều thứ ba là chúng ta phải phản đối vì chúng ta không phản đối thì họ tiếp tục. Phản đối có nhiều cách. Tờ Hoàn Cầu là báo của đảng chứ không phải là báo lá cải vì vậy Bộ ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng phải gửi công hàm cho Trung Quốc hỏi họ xem tại sao các ông lại có những việc như vậy? Những việc này đi ngược lại tuyên bố của ông Tập Cận Bình đã ký với ông Trương Tấn Sang vào tháng 6 năm 2013. Nó cũng đi ngược lại tuyên bố của ông Lý Khắc Cường ký với ông Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2013.
        Mấy chuyện này thì phải nói chứ chúng ta im lặng như thế là sao? Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phải gửi công hàm cho Vương Nghị yêu cầu các ông không nên tung những loại như vậy lên báo chí, làm cho người Việt Nam hiểu sai Trung Quốc và kích động lên chủ nghĩa dân tộc, nó đi ngược lại những điều các ông cam kết. Chúng ta phải phản đối chứ? Tại sao chúng ta không phản đối, thiếu gì cách? Cho nên nếu chúng ta lùi thì họ tiến, cuộc đời chỉ đơn giản như vậy thôi. Có lẽ Trung Quốc đang cảm thấy Việt Nam đang lùi đang sợ họ thì họ lấn chứ có gì đâu!
        Khi Việt Nam đứng vững thì họ không làm gì hết. Chín mươi triệu người chứ không phải 9 trăm ngàn người. Chín mươi triệu người là một khối sắt đá bất khả xâm phạm. Nhưng chín mươi triệu người rời rạc thì không bằng 900 ngàn người cố kết với nhau, quan điểm của tôi không có gì mới cả.
        Sau 44 năm tôi nghiên cứu Trung Quốc thì cái trò này không có gì. Tôi rất buồn vì không biết tại sao chúng ta không có phản ứng. Bây giờ các nhà khoa học có nói đến đâu.
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, về câu hỏi tại sao chúng ta không có bản lĩnh có thể xuất phát từ các vấn đề yếu kém nội tại của chúng ta như vũ khí, kinh tế, tiền bạc và là một nước nhỏ cho nên chính phủ có thể là đang…
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Hoàn toàn không phải, hoàn toàn không phải … Anh nhớ rằng năm 938 Ngô Quyền dành độc lập trong trận Bạch Đằng thì lúc ấy sức mạnh nhà Tống là hai mươi mà Việt Nam chỉ có một. Cái trận Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt năm 1077 khi ấy phương Bắc là ba mươi mà ta chỉ một. Trận Xương Giang Chí Linh năm 1426 Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi ấy triều đại rực rỡ nhất Trung Quốc cũng là ba mươi ba với một nhưng Việt Nam cũng vẫn thắng đấy ạ. Đấy là chưa nói trận nhà Thanh năm 1789 với Nguyễn Huệ đánh không còn cái lai quần, khi ấy nhà Đại Thanh đang ghê gớm lắm ta vẫn thắng cơ mà….cho nên không phải! không phải vì ta thiếu vũ khí, ta thiếu người.
        Có lẽ chúng ta thiếu ý chí, có lẽ như vậy. Chính cái này mới quan trọng chứ chạy theo vũ khí thì 1.000 năm nữa Việt Nam vẫn không bì với Trung Quốc được. Phải có ý chí, phải có bản lĩnh chính trị, phải có quyết tâm chính trị. Cái này Trung Quốc mới sợ chứ làm sao trang bị mà đuổi kịp họ? Trung Quốc bây giờ đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga, họ chỉ sợ ý chí của Việt Nam thôi.
        Ý chí người dân quy tụ 90 triệu người trong nước và tám tỷ người trên hành tinh này, đấy là sức mạnh vô địch mà Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm được. Chứ còn mấy cái tàu ngầm thì có đủ sức răn đe gì đâu, không ăn thua. Tất nhiên vẫn phải sắm, vẫn phải có máy bay, tàu ngầm tên lửa nhưng những cái này không có ý nghĩa gì cả. Nếu như 90 triệu người mà rời rạc không quy tụ về một mối thì tất cả vũ khí đều chẳng có ý nghĩa gì hết.
Trung Quốc không bao giờ sợ Việt Nam trang bị những loại tàu ngầm tên lửa vớ vẩn ấy. Họ sợ nhất là 90 triệu người này một khối sắt đá.
Mặc Lâm: Xin Thiếu tướng một câu hỏi nữa là một trong các biện pháp đối phó với Trung Quốc thì người trong nước cho rằng Việt Nam nên liên minh với các nước trong khu vực để tạo thành một sức mạnh nhằm đối phó với Trung Quốc hữu hiệu hơn, ông thấy ý tưởng này đưa ra vào thời điểm hiện nay có thích hợp hay không?
Thiếu tướng Lê Văn Cương:
        Thật ra mà nói thì thế này, cứ chơi bài ngửa, chỉ liên minh với Mỹ thôi chứ ASEAN như một bị khoai tây chẳng ý nghĩa gì đâu. Nga bây giờ cũng đang khốn nạn đừng hy vọng gì ở Nga nữa, lợi ích của họ là tối thượng. Ấn độ thì ốc mang mình ốc chưa nổi nữa thì làm sao? Duy nhất trên hành tinh này chỉ có mình Mỹ thôi. Mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ mở toang cánh cửa ra. Phải tiến tới quan hệ Mỹ Việt mà trên bạn bè dưới liên minh, cứ nói thẳng như thế.
        Trung Quốc phải hiểu thấu người Trung Quốc, Trung Quốc rất sợ Mỹ. Trên hành tinh này Trung Quốc chỉ sợ Mỹ thôi. Bây giờ cho ăn kẹo Bắc Kinh cũng không dám đụng tới Mỹ vì đụng tới Mỹ là tự sát. Bản chất của họ là dọa nạt cưỡng bức những kẻ yếu chứ còn đối với kẻ mạnh như Mỹ thì cho họ ăn kẹo chocolate họ cũng không dám đụng tới Mỹ.
        Bây giờ đặt ra cuộc thảo luận nói thẳng như thế này chứ không dấu diếm gì cả. Chúng ta không  liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc, hoàn toàn không, nhưng cùng tạo một sức mạnh như thế khi cần thiết thì ứng phó với hành động của Trung Quốc. Nói thẳng với Trung Quốc chơi bài ngửa: Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc nhưng chúng tôi cần sức mạnh của Mỹ để răn đe mọi thế lực ngoại bang muốn xâm lược Việt Nam.
        Nhà nước phải chơi bài ngửa với người dân, công khai và minh bạch. Với thế giới cũng thế.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Thiếu tướng rất nhiều về những bộc bạch này.
***
 Một lá thư tâm huyết

Phùng Liên Đoàn, 75 tuổi, kỹ sư nguyên tử, hưu
doanlphung2@gmail.com

KG thiếu tướng Lê Văn Cương:

Tôi rất kính phục những phát biểu của thiếu tướng về những hành động thiếu văn minh của một số diều hâu Trung Quốc, và sự yên lặng khó hiểu nếu không nói là hèn nhát của BCT đảng cộng sản Việt Nam.

Không đâu, ông Phạm Bình Minh có thể nói, và nói rất nhiều, nhưng ông bị bịt miệng bởi cấp trên; cũng như quân đội ta bị cấm chống trả và bị tiêu diệt năm 1988 ở đảo Gạc Ma.

Tàu rất man rợ. Chúng nói tới chuyện tiêu diệt Hanoi, Saigon… Trong chiến tranh biên giới 1979, chúng đã giết đàn bà, con trẻ, gia súc… bất cứ những gì có thể cử động. Chúng quên cái nhục Nhật Bản cũng làm như vậy với dân lành TQ vào những năm 1930-1940, ví như tại Nam Kinh. Mỹ thì khác, không có Tôn Tử, Khổng Tử, nhưng trong chiến tranh, họ cố gắng tránh những nơi có nhiều dân và còn giúp cho dân lành bị nạn. Tàu nên định nghĩa lại thế nào là quân tử.

Tôi đồng ý với TT Lê Văn Cương là một vài cái tàu ngầm, vài cái máy bay… sẽ chỉ là đồ chơi so với sức mạnh của Trung Quốc. Ta cần có ý chí, nhưng làm sao có ý chí khi lãnh đạo im như hến, không dám phản đối khi dân chài lưới bị đánh đập, tịch thu cá, và đâm vỡ thuyền bè?

Ở thời mới, ta phải nhìn rộng hơn các ông vua trong lịch sử, vì họ không có tầm nhìn, không biết chăm lo cho người dân, bê tha đến nỗi để đất nước bị nô lệ. Ta có những anh hùng áo vải nổi lên đánh ngoại xâm, hi sinh rất nhiều xương máu để dành độc lập. Sau đó một chu kỳ hưởng thụ mới bắt đầu, vua quan và các thái tử đảng thao túng, làm người dân điêu linh, không phải là giống như trước, nhưng so sánh một vực một trời với người dân các nước khác. Ta tiếp tục cho con em đi làm nô lệ và gái điếm khắp nơi trên thế giới, tự dối là “xuất khẩu lao động”.

Lật bài ngửa là tốt nhất khi so sức mạnh 1:30 giữa ta và Trung Quốc. Liên minh với Mỹ. Xung phong đem quân đi giữ hòa bình trên thế giới để thế giới trả ơn ta.

Và đây là chiến lược TQ phải sợ.

Người ta đã tìm đủ mọi cách cấm vũ khí hạt nhân. Ta không có người, không có tiền, cho nên không nên ngu muội bắt chước Triều Tiên; và cũng không nên mơ hão huyền là xin được một nhà máy điện hạt nhân là dần dần ta sẽ có sức nguyên tử. Trí thức VN mau thức tỉnh, mau thực tế.

Ta cần bắt chước Pháp đào tạo một đội ngũ Force de Frappe. Đội ngũ này không cần bom nguyên tử như Pháp hoặc Israel hoặc Triều Tiên. Ta chỉ cần ẩn mình cho kỹ, cho rãn ra, để khỏi bị tiêu diệt bất ngờ. Ta nói trước, nếu đánh tôi thì tôi sẽ phá đập Tam Hiệp, làm cả vùng đồng bằng Dương Tử bị lụt, Tàu sẽ chết hằng trăm triệu người, và tài sản sẽ mất đi cả ngàn tỉ. Các mục tiêu kinh tế khác giá ngàn tỉ USD trên sông Mekong, Tây Giang, và vùng kinh tế Quảng Châu cũng sẽ là mục tiêu của Force de Frappe.

Thực hiện một Force de Frappe, với đội ngũ tinh nhuệ luôn luôn thay đổi, với vài chục máy bay tối tân hoặc vài trăm máy bay nhỏ, với các bom 1000 tấn TNT… và nhất là với ý chí cao, thì Tàu chiếm Hanoi, Saigon hoặc cắt hai VN để làm gì?

Quan trọng là ý chí, trí tuệ, và tin ở người dân. Tin người dân không gì bằng quên mình mà phục vụ dân.

Kính thư,
Phùng Liên Đoàn, 75 tuổi, kỹ sư nguyên tử, hưu

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

PHƯƠNG PHÁP MỚI RÈN LUYỆN THỂ LỰC : DỄ DÀNG - NHẸ NHÀNG- HIỆU QUÁ


1. Tập như thế nào ?
2. Mang lại tác dụng gì ?
3. Ai là sư phụ của môn phái này ?
-----------
Cụ Tú Riềng (nhà tài trợ chính ) treo giải thưởng như sau :
- Trả lời đúng 1 câu : 01 ly cafe đá
- Trả lời đúng 2 câu : 01cafe đá + 01bát cháo lòng
- Trả lời đúng cả 3 câu : cafe + cháo lòng + đĩa lòng thập cẩm

Các cụ chỉ có thể biết được sau khi liên lạc với cụ Tú Riềng Làng Cu Lờ ! 


Thông báo (22/6 ) : Các thí sinh giỏi nhất cũng chỉ mới trả lời được 01 câu hỏi. đó là câu Ai là sư phụ của môn phái này ( người đang tập )  . Trả lời đúng : Cụ Dặng Việt Hùng.

2 câu hỏi trước chỉ cần trả lời ngắn gọn "
-  Tập như thế nào ?
-  Tập "võ" này có tác dụng gì ?


cafe chồn , cháo lòng, lòng lợn đang chờ các cụ ! Hãy cố lên  !

"NHÀ BÁO NÓI THẬT ĂN ĐÒN " ?

( NGUYÊN VĂN " LÀM BÁO NÓI LÁO ĂN TIỀN "
FB Nguyễn Trọng Tạo

14-06-2015
“Làm báo nói láo ăn tiền”, đó không phải chữ của tôi mà là chữ của nhà báo “kiệt hiệt” Vũ Bằng trong cuốn “Bốn mươi năm nói láo” (1969) của ông.

Lâu nay tôi chỉ nghe câu “nhà văn nói láo (hư cấu) nhà báo nói ngay” chứ chưa nghe “nhà báo nói láo” bao giờ. Nhưng khi đọc xong cuốn “Bốn mươi năm nói láo” của nhà văn nhà báo Vũ Bằng, tôi mới ngộ ra rằng, đó chỉ là cách nói phiếm chỉ của ông – một người làm báo chân chính – đối với không ít “nhà báo nói láo ăn tiền” thời nào cũng có. Đó là những người mang danh “nhà báo” nhưng chỉ là bồi bút, cơ hội, xuyên tạc sự thật để cầu danh hưởng lộc.

Không có gì nhục nhã và tởm lợm hơn khi người ta cầu danh hưởng lộc bằng sự giả trá đi ngược lại Sự Thật.

Nhưng né tránh Sự Thật cũng là một tội lớn.

Nhiều khi xem báo lại cứ tưởng đó là báo của ngày 1 tháng Tư – ngày nói dối.

Vẫn biết tính hiếu kỳ nhìn qua lỗ khóa của không ít người đọc báo, nhưng nhan nhản những vụ scandal xuất hiện trên báo lấn át những vấn đề nóng của xã hội cũng là tội ác.

Hình như người ta muốn lấy cái phụ để thay cho cái chính. Nhưng cứ làm mãi như thế, sẽ khiến cho người ta lầm tưởng cái chính là cái phụ, cũng là bóp méo sự thật, là đánh lạc hướng sự quan tâm của bạn đọc.

Mấy dịp ra nước ngoài, tôi đều thấy người Việt có vẻ chán ngán xã hội trong nước cũng chỉ vì đọc báo. Những bài báo trộm cắp, chém giết, loạn luân, tham nhũng, băng nhóm ma-phia luôn được đọc nhiều nhất, và người ta không còn biết cái gì khác đang diễn ra trên chính quê hương mình.

Ngay cả 2 cuộc biểu tình của nhân dân gần đây phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam một cách ngang ngược lại được hãng thông tấn lớn nhất của ta vo lại thành “cuộc tụ tập của một nhóm người” thì than ôi, hỏi còn ai tin được cái hãng ấy nữa không? Làm báo như vậy là coi thường người đọc trong thời đại truyền thông mạng đang phát triển tới đỉnh điểm như hiện nay. Những hình ảnh từ hiện thực được tung lên mạng ngay tức khắc với hàng trăm, hàng nghìn người mang khẩu hiệu, băng rôn đi biểu tình là câu trả lời đanh thép cho những nhà báo nào dám bóp méo vo tròn Sự Thật. Và câu nói của Ngô Bảo Châu lúc này càng trở nên chân lý khi ai đó muốn bưng bít thông tin kiểu ấy: “Không thể bảo vệ chế độ bằng sự sợ hãi” và dối trá.

Làm như vậy, họ có muốn kế thừa truyền thống của báo chí Việt Nam hay không?

Nhưng truyền thống đó là gì?

Theo quan niệm của nhà báo Vũ Bằng thì: “Làm báo là làm một cái gì nghiêm trang cao quý, có tính năng tranh đấu và xây dựng, mà người làm báo phải tha thiết với tự do, dân tộc, kinh qua những nghịch cảnh, thăng trầm để chống lại độc tài, độc đoán dưới mọi hình thức quan lại, phong kiến hay dân chủ giả tạo” (BMNNL).

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một cuộc nói chuyện với trường Đại học Nhân dân 1956, chỉ rõ: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do.

Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân – tức là phục tùng chân lý” – (HCMTT).

Nhà báo phải phục tùng chân lý, và không chỉ nhà báo – đó là điều hiển nhiên. Vậy mà hàng ngày, chân lý vẫn bị bóp méo. Nhưng đôi khi, nhà báo cũng bị lừa. Đi lừa và bị lừa là một cặp nhân-quả, còn biết trách chi ai?

Vậy nên, thời nay người ta đổ xô vào Internet để tìm thông tin nhiều chiều. Sự kiểm chứng của người đọc về thông tin khiến họ ngả vào những thông tin chiếm nhiều Sự Thật, và hơn nữa, là được thưởng thức loại báo chí “đa giọng điệu” chứ không đơn điệu đơn phương như báo chí một chiều. Thực tế đang hình thành lực lượng “nhà báo – blogger”, một lực lượng tự phát có thể làm thay đổi sự già nua của báo chí quan phương. Họ muốn xây dựng niềm tin mới vào báo chí tự do, cũng là một cách cảnh báo cho loại báo chí được bảo kê. Sự giảm sút tiara phát hành của báo giấy gần đây, một phần cũng do sự phát triển mạnh của báo mạng. Nhưng lực lượng “nhà báo – blogger” không kiếm được tiền, đấy chỉ là những người tự nguyện “nói thật – không tiền”, thậm chí “nói thật ăn đòn” nhưng họ vẫn quyết không từ bỏ Sự Thật – Chân Lý.

Vâng, “làm báo nói láo ăn tiền” và “làm báo nói thật ăn đòn” nghe thật chua xót, nhưng đó lại cũng là một sự thật song hành đang hiện diện.

Ngày nhà báo, thay cho lẵng hoa chúc mừng bằng một lời nói thật. Bạn có vui không?
------------------------------------------------
Nhà cụ DANG SINH cũng treo bài này .

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Hoa Kỳ: Chỉ còn sáu tuần để cứu vãn TPP?

  • BBC - 17 tháng 6 2015


Ông Obama và Chủ tịch Hạ Viện John Boehner cũng được cho là đang cân nhắc một số sự lựa chọ khác để thông qua TAA để giúp Tổng thống đàm phán TPP.

Hạ viện Hoa Kỳ quyết định trì hoãn việc bỏ phiếu lại cho một dự luật vốn đang là rào cản cho thủ tục đàm phán TPP.
Tin cho hay việc bỏ phiếu cho “Dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại” (TAA) được Hạ viện biểu quyết thống nhất dời lại đến hạn chót là ngày 30 tháng Bảy để Nhà Trắng và hai đảng thương lượng.
"Tuy nhiên theo lời ông Chủ tịch Hạ viện John Boehner thì không nhất thiết phải đợi đến 30/7 mà từ đây đến đó, nếu thời điểm thích hợp thì họ sẽ mang ra bỏ phiếu lại," luật sư Vũ Đức Khanh, người theo dõi sát diễn biến này nói với BBC.
“236 phiếu thuận để gia hạn thêm sáu tuần nữa là một dấu hiệu cho biết TAA sẽ được thông qua với số phiếu gần như thế!,’’ Luật sư Khanh từ Canada nói thêm.
Giới lãnh đạo phe Cộng hòa ở Hạ Viện Mỹ quyết định trì hoãn bỏ phiếu lại cho TAA để có thêm thời gian thuyết phục phe Dân chủ.
Người ta cho rằng Tổng thống Obama và Chủ tịch Hạ viện John Boehner đang cân nhắc một số lựa chọn khác để thông qua TAA nhằm giúp Tổng thống Hoa Kỳ đàm phán TPP.
Vào tuần trước “Dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại” (TAA), bị bác ở Hạ viện với 302 phiếu chống, 126 phiếu thuận.
Việc TAA bị bác dẫn tới hệ quả là “Quyền đàm phán nhanh” (TPA) không được chuyển đến Tổng thống Obama để ký ban hành.
“Có nhiều khả năng là TPA chết yểu vì nhiều Nghị sĩ Cộng Hoà không muốn nhượng bộ TAA nhưng tôi tin rằng khả năng này khó thành.
“Có điều dường như phe Dân chủ thì lại muốn giết TPA tức là giết chết TPP. Họ không muốn đối diện với các nhóm công đoàn trong kỳ bầu cử 2016.
“Tôi nghĩ cuối cùng thì Cộng Hoà và Nhà Trắng cũng sẽ cố gắng tìm cách thông qua.
"Từ đây đến cuối tháng Bảy Chính phủ Obama vẫn tiếp tục đàm phán tuy ở một thế yếu nhưng họ vẫn đạt được mục đích vì họ viện lý do rằng nếu như một sự thỏa thuận bất lợi thì chắc chắn Hạ viện sẽ không thông qua.
“Mặt khác trong sáu tuần này Nhà Trắng và Hạ viện thương lượng về những gì gọi là nguyên tắc đàm phán để đạt được TPP làm khung để Nhà Trắng kết thúc đàm phán với các đối tác TPP,” Luật sư Khanh nói với BBC hôm 17/06.
Trong bài viết mới đây gửi BBC với tựa 'TAA, tương lai TPP và Việt Nam', Luật sư Khanh mô tả điều ông gọi là "Trong trường hợp TAA không được thông qua như dự kiến và TPA chết yểu thì số phận TPP và Hà Nội sẽ tiếp tục lơ lửng đến 2018.
''Như vậy dù chính phủ Obama vẫn tiếp tục đàm phán cho đến hết nhiệm kỳ nhưng chắc chắn khó mà có đột phá và những gì đạt được trong suốt thời gian qua cho chiến lược “chuyển trục” coi như là không có gì!," Luật sư Khanh nhận định.

TAA, tương lai TPP và Việt Nam

 

TT Obama đã tới vận động cho TAA nhưng bất thành !
Sau khi Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 12/6 bỏ phiếu về hai dự luật “Quyền đàm phán nhanh” (TPA) và “Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại” (TAA) thì lập tức một loạt các cơ quan truyền thông đã vội đưa tin rằng TPA, dự luật cho phép Tổng thống Obama xúc tiến đàm phán nhanh các thỏa thuận thương mại quan trọng, trong đó có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã không được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua.
Thực ra thì TPA (Trade Promotion Authority) đã được thông qua với số phiếu 219 thuận và 211 chống. Tuy nhiên vì TPA đi kèm với một dự luật khác mang tên “Dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại” (TAA), đã bị bác trước đó với 302 phiếu chống, 126 phiếu thuận cho nên TPA không được chuyển đến Tổng thống Obama để ký ban hành.
Thủ tục, trình tự lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ tương đối khá phức tạp và trong khuôn khổ của bài này tôi không có ý định bàn sâu nên tôi chỉ tóm lược như sau: TPA và TAA đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua cả hai như một dự luật chung hôm 22/5.
Cho nên Hạ viện buộc phải thông qua cả hai TPA và TAA để tránh sự bất cập với bản dự luật thông qua của Thượng viện. Nếu có bất cập thì dự luật buộc phải trả về Thượng viện để bỏ phiếu lại.
Theo tin từ Hạ viện thì TAA (Trade Adjustment Assistance) sẽ được mang ra bỏ phiếu lại vào thứ Ba 16/6 và hy vọng lần này sẽ được thông qua. Chắc chắn là Tổng thống Obama sẽ phải có một số nhượng bộ gì đó với cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Và tôi tin rằng như thế vì trước đây TPA cũng đã gặp trường hợp tương tự ở Thượng viện.

Bảo vệ công nhân Mỹ

TPA như đã trình bày, dự luật này cho phép chính phủ Mỹ được quyền đàm phán trọn gói các hiệp định thương mại quốc tế thí dụ như TPP trước khi đệ trình Quốc hội thông qua, thay vì phải chịu sự giám sát của Quốc hội trong tiến trình đàm phán.
Trong khi đó thì TAA là một dự luật riêng cho chương trình hỗ trợ cho các lao động Mỹ bị mất việc làm vì các hiệp định thương mại quốc tế. Dự luật này đã có từ hơn 40 năm nay nhưng sẽ hết hạn vào cuối năm nay nên đảng Dân chủ đã yêu cầu gia hạn đến năm 2022 và lại được đính kèm với TPA nên mới có sự cố éo le này.



TAA được cho là để bảo vệ lao động Hoa Kỳ

TAA luôn là một dự luật theo truyền thống được phe Dân chủ ủng hộ. Tuy nhiên vì được dính với TPA nên đảng Dân chủ muốn làm yêu sách với chính phủ để được thêm quyền lợi. Trong khi đó thì các nghị sĩ Cộng hòa, vốn chống đối TAA buộc phải rơi vào thế đồng minh bất đắc dĩ của Tổng thống Obama vì họ ủng hộ tự do thương mại, khi bị yêu cầu bỏ phiếu thông qua TAA. Tôi nghĩ đảng Cộng hoà sẽ cố hết sức để thông qua TAA vào thứ Ba 16/6 tới vì họ không muốn chuyện này kéo dài nhất là năm 2016 là năm bầu cử Quốc hội và Tổng thống Hoa Kỳ, năm mà họ phải đối diện với cử tri mà không phải cử tri nào cũng hiểu được giá trị lá phiếu của họ ảnh hưởng như thế nào đối với những chính sách tầm quốc tế của Mỹ.
Theo lịch trình Quốc hội thì Hạ viện Hoa Kỳ sẽ nhóm họp đến hết ngày 26/6, sau đó nghỉ lễ Quốc khánh 4/7 và sẽ nhóm họp lại đến cuối tháng 7 rồi nghỉ hè đến giữa tháng 9.
Nếu Hạ viện không thông qua được TAA vào tháng 6 này thì coi như cơ hội kết thúc đàm phán TPP cũng kết thúc!

Chậm trễ tới 2018

Từ đây đến cuối năm sẽ không còn đủ thời gian để đàm phán một Hiệp định thương mại tầm quốc tế mà sau đó còn phải tùy thuộc vào lá phiếu của các ông bà Nghị sỹ Mỹ nhất là năm 2016 lại là năm bầu cử.
Điều đó có nghĩa rằng sẽ không có gì khởi động lại đàm phán trước năm 2018 vì sau kỳ bầu cử tháng 11/2016, còn phải chờ tân Tổng thống nhậm chức và nội các mới chấp chính, rồi Thượng viện chuẩn thuận tân Bộ trưởng Thương mại chịu trách nhiệm đàm phán TPP. Đó là chưa nói vị tân Tổng thống Mỹ có còn mặn mà với một chính sách mà được coi như là di sản của vị tiền nhiệm, Tổng thống Obama.
Cuối tuần qua đã có những cuộc thương thuyết liên tục giữa Tòa Bạch Ốc và một số Nghị sỹ có ảnh hưởng của cả hai đảng nhưng vì cách tổ chức Quốc hội Mỹ khá đặc biệt nên hy vọng cũng khá mong manh. Các Nghị sỹ Mỹ trên nguyên tắc không bị bắt buộc bỏ phiếu cho đảng của mình mà có quyền tự do bỏ phiếu theo quyền lợi của địa phương dân cử mình. Nên việc những lãnh đạo đảng kêu gọi bỏ phiếu ủng hộ một dự luật nào đó cũng mang tính tương đối.


Dự luật TAA thật ra tới giờ chỉ ảnh hưởng tới một thiểu số rất nhỏ người dân Mỹ và như Tổng thống Obama đã từng tuyên bố rằng TPP mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế và việc làm cho người dân Mỹ, nhất là dự luật này với mục đích là hỗ trợ tài chính cho những người Mỹ mất việc có cơ hội tìm lại được việc làm mới thì việc chống lại nó là một điều phi lý.
Nếu để đảng Cộng hòa dùng lá bài này thì đảng Dân chủ gần như sẽ bị thua đậm trong kỳ bỏ phiếu 2016 sắp tới.
Đúng là sẽ có một số người Mỹ không thích việc trao quyền quá nhiều cho Tổng thống nhưng khi đảng Dân chủ không chặn được TPA mà còn chặn TAA tức là đạp đổ chén cơm của người dân Mỹ thì quả là lợi bất cập hại cho các Nghị sỹ Dân chủ, cho dù bà Nancy Pelosi, một lãnh đạo thiểu số Dân chủ tại Hạ viện, có giải thích rằng việc bà ấy bỏ phiếu chống TAA là muốn làm chậm lại cái “Quyền đàm phán nhanh” của Tổng thống.
Lập luận này khó lòng mà người Mỹ chấp nhận được.

TAA ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

Nếu TAA được thông qua vào thứ Ba 16/6 thì từ đây đến cuối tháng 9 sẽ có nhiều khả năng kết thúc đàm phán và Quốc hội Hoa Kỳ sẽ thông qua thành luật vào mùa Thu năm nay, như thế TPP sẽ không nằm trong nghị trình của các cuộc bầu cử ở Mỹ vào tháng 11/2016.
Về nguyên tắc, coi như Hoa Kỳ đã hoàn tất các mục tiêu chiến lược đối ngoại ở Châu Á – Thái Bình Dương và chỉ tiếp tục triển khai “chiến lược chuyển trục” như kế hoạch.
Bất kể Tổng thống nào là chủ nhân Tòa Bạch Ốc năm 2017, mọi việc vẫn có thể tiếp tục bình thường trước năm 2019 vì ít nhất tân chính phủ cũng phải cần từ một đến hai năm để lập và điều hành một chính sách mới.


Tuy nhiên đã có từ lâu một sự thỏa thuận ngầm của lưỡng đảng về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đó là sức mạnh Hoa Kỳ cần liên tục được biểu dương trên chính trường quốc tế, đặc biệt khi có một quốc gia nào đó có ý định đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Châu Á – TBD.
TPP là một trong tứ điểm trụ cột của chính sách Mỹ tại khu vực. Và cũng cần nhắc lại rằng ngoài TPP thì Mỹ cũng đang thương lượng với các đồng minh ở Châu Âu một Hiệp định tương tự có tên là “Transatlantic Trade and Investment Partnership” (TTIP). Sự thỏa thuận ngầm của lưỡng đảng về chính sách ngoại giao là một luật bất thành văn ở Hoa Thịnh Đốn.
Những tin tức riêng từ Hoa Thịnh Đốn mà tôi có từ hai ngày qua cho tôi nhận xét rằng chính sách của Mỹ tương đối khá rõ ràng đối với Hà Nội là bằng mọi giá phải vô hiệu hóa Hà Nội, không để Hà Nội là quân bài của Bắc Kinh khuấy động Biển Đông.
Bắc Kinh không thể dùng Hà Nội làm bàn đạp kiểm soát Đông Nam Á. Chính phủ Mỹ tiếp tục dùng chính sách tiếp cận tiệm tiến để một mặt cầm chân Hà Nội trước sự ve vãn của Bắc Kinh, mặt khác tạo dựng lực lượng trong nước đủ năng lực cho một chuyển tiếp chế độ khi điều kiện chín muồi.
Những điều khoản ràng buộc về lao động và tự do nghiệp đoàn của TPP là những mũi xung kích khi cần thiết.

Ảnh hưởng tới lãnh đạo Việt Nam ?

Về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh” vì bản chất thì tư bản vẫn là tư bản.
Với sách lược này, Mỹ sẽ đặc cách triển hạn cho Việt Nam một khoảng thời gian có thể là từ 3 đến 5 năm để thực hiện các điều khoản này như trong trường hợp WTO. Đồng thời hai bên vẫn tiếp tục câu chuyện dài nhiều tập về “đối thoại nhân quyền”.


Cho nên trong thực tế thì chuyến đi của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Thịnh Đốn vào thời điểm này không có gì mang tính chiến lược, mà chỉ là một màn trình diễn.
Sẽ không có bước đột phá gì lớn về chính trị, ngoại giao, ngoại trừ một số hợp đồng kinh tế, thương mại, quân sự khổng lồ trên 10 tỷ USD với một số tập đoàn đa quốc gia Hoa Kỳ như Boeing, Lockheed Martin.
Ông Trọng sẽ được giới thiệu với người Mỹ như một người cộng sản Việt Nam không những biết cầm súng mà còn biết làm thương mại và Việt Nam tương lai sẽ là một đối tác thương mại không kém quan trọng của Hoa Kỳ trong khuôn khổ TPP. Và mọi người ở Hoa Thịnh Đốn hay ít nhất chính phủ Obama sẽ hy vọng Hà Nội sẽ chuyển trục, xích lại gần hơn Mỹ trên Biển Đông.
Trong trường hợp TAA không được thông qua như dự kiến và TPA chết yểu thì số phận TPP và Hà Nội sẽ tiếp tục lơ lửng đến 2018.
Như vậy dù chính phủ Obama vẫn tiếp tục đàm phán cho đến hết nhiệm kỳ nhưng chắc chắn khó mà có đột phá và những gì đạt được trong suốt thời gian qua cho chiến lược “chuyển trục” coi như là không có gì!
Dĩ nhiên, kẻ hưởng lợi nhiều nhất trong trường hợp này là Bắc Kinh và phe cánh thân Trung Quốc ở Hà Nội.
---------------------------------------------------------
Cảm ơn NNH đã gửi thông tin này
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một luật sư sinh sống và làm việc ở Canada.
Nguồn :Tại đây 

Mạn đàm với ông Vũ Ngọc Hoàng

 TS. Tô văn Trường

Khi mới được đọc bài viết gần đây của ông tiêu đề: ”Lợi ích nhóm” và “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” – cảnh báo nguy cơ” đang trên Tạp chí cộng sản, tôi thấy cần phải trao đổi lại với tác giả xung quanh nội dung bài viết nói trên.
Xin nói rõ hơn trong bối cảnh “đãi cát tìm vàng” hiện nay, người lãnh đạo đương chức dám viết và dám nói thẳng những suy nghĩ của mình trên báo “lề phải” như ông Vũ Ngọc Hoàng vẫn là của hiếm, rất đáng trân trọng cho nên mục đích bài viết này không phải là “mổ xẻ” phê phán mà là góp ý, mạn đàm với ông Vũ Ngọc Hoàng cho rõ hơn những vấn đề mà chúng ta cùng quan tâm.
Nhắc đến ông Vũ Ngọc Hoàng, tôi lại nhớ đến ông Nguyễn Sự, Bí thư Hội An (thuộc tỉnh Quảng Nam) vừa mới chủ động cáo quan về hưu sớm trước 2 năm, được người dân quý trọng gọi là ông quan tử tế. Quả thật, ít lâu nay mỗi khi mở ti vi mà thấy mục “việc tử tế” là tự nhiên tôi thấy khó thở. Bởi lẽ, việc tử tế (tiếng Nam là “đàng hoàng”) – hàm cái nghĩa là lẽ đương nhiên trong lẽ đời, sự sống như hơi thở, nhịp tim vv… mà bây giờ người ta phải gom nhặt từng mẩu để đưa ra tấm tắc như là những nghĩa cử của các hiền nhân, quân tử. Điều đó, nghĩa là những lẽ phải thông thường xưa nay đang ngày càng trở nên hiếm hoi đồng nghĩa là cái xấu đang trở thành mặc nhiên, mặc định trong xã hội ta.
Tôi cũng là người làm công tác khoa học và thường xuyên viết báo (bạn hữu gọi là nhà báo công dân) nên thấu hiểu rằng viết báo dùng những từ ngữ kiểu chính luận thì dễ đường vòng vo – còn dùng cách nói dân gian thì thường có vẻ uỵch toẹt, ít uyên bác (ít “chất xám” nhưng nhiều chất thật), ở góc độ chân lý thì chẳng hề sai.
Bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng đã thẳng thắn thừa nhận thực trạng tình hình thiếu kiểm soát của xã hội ta hiện nay, thấy được nguy cơ đáng sợ của nhóm lợi ích, đe doạ sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và sự phát triển của Dân tộc. Đồng thời, tác giả thấy đươc sự mong manh của thể chế chính trị “Định hướng XHCN…”.
Điều đáng tiếc nhất, không hiểu vì lý do nào đó, ông Vũ Ngọc Hoàng không lý giải được nguyên nhân cội nguồn dẫn đến tình trạng xã hội hiện nay (chế độ toàn trị), lại đổ vấy cho một thứ gọi là “Chủ nghĩa tư bản thân hữu”, một khái niệm rất mơ hồ. Tác giả cũng không đưa ra được giải pháp khắc phục và thể hiện sự bế tắc trong cách giải quyết, v.v…
Tôi nghĩ mãi chưa nhớ ra được ai, ở đâu đã đưa ra khái niệm “Chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Tôi cũng không biết cụ Lenin dùng chữ gì để chỉ “chủ nghĩa tư bản thân hữu” trong tiếng Nga?.
Ngẫm suy, chắc chắn chữ “thân hữu” không phải là đối nghịch với “thân tả” mà có nghĩa là thân thiện, thân tình (quan hệ thân thiết giữa giới có quyền & giới có tiền cấu kết với nhau để cùng trục lợi chia chác). Nếu được minh bạch, công khai, được pháp luật thừa nhận thì mối quan hệ này sẽ được xã hội giám sát, không phải bao giờ cũng có ý nghĩa tiêu cực. Chỉ ở những thể chế mất dân chủ, không minh bạch công khai thì “lợi ích nhóm” mới có hiệu quả rất tệ hại đối với đất nước.
Theo tôi hiểu, cứ cho là có “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” thì nó là một thuộc tính, không nên chia tách ra thành một thực thể. Nếu quan tâm đề cập “Lợi ích nhóm” và “chủ nghĩa tư bản thân hữu” thì chỉ là hệ quả của thể chế chính trị – kinh tế hiện nay. Vì vậy, phải đặt trong bối cảnh chung ấy mới thấy được thực chất vấn đề đáng nêu và từ đó tìm được giải pháp loại trừ nó.
Cần hiểu đúng khái niệm về lợi ích nhóm
Trong bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng đề cập chuyện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra tên gọi “Lợi ích nhóm” ở Hội nghị TƯ 3, tôi nghĩ không có gì mới. Chúng ta có thể xem định nghĩa về nhóm lợi ích theo đường link ở đây: http://www.britannica.com/topic/interest-group. Nói một cách đơn giản, chúng là nhóm có tổ chức đăng ký, hoặc không, để nhằm gây ảnh hưởng chính trị hay dư luận bảo vệ quyền lợi của nhóm.
Ngay ở nước phát triển như Mỹ, nếu là có tổ chức, họ có thể đăng ký dưới danh nghĩa các tổ chức vô vị lợi, thu tiền đóng góp (những người đóng góp còn được trừ thuế đối với tiền đóng góp). Các tổ chức vô vị lợi không được quyền kêu gọi ủng hộ một cá nhân hay một đảng phái nào ra ứng cử. Họ chỉ được phép tạo dư luận để ủng hộ quyền lợi của nhóm. Thí dụ nhóm lợi ích có thể là nông dân cần được hỗ trợ về vay vốn, được trả tiền giảm đưa đất đai vào sản xuất, giảm sản lượng, nhằm giữ giá tối thiểu. Có thể là tổ chức các đại học, là công đoàn, là hội lực lượng cảnh sát, hội cựu chiến binh v.v…
Nếu không có danh nghĩa tổ chức vô vị lợi thì họ tha hồ tự do ủng hộ các chính trị gia, ứng cử viên. Nếu là nhằm ủng hộ quan điểm của một quốc gia khác họ phải đăng ký là agent của nước ngoài. Điển hình là trường hợp của Henry Kissinger, Cựu chủ tịch Hội đồng Cố vấn An Ninh Quốc gia thời Tổng thống Nixon, vận động hoặc làm tham mưu cho ý kiến cho Trung Quốc. Nhìn chung, các nhóm lợi ích ở Mỹ là minh bạch.
Vấn đề của Việt Nam thì minh bạch là mọi tổ chức đều là do Đảng dựng lên, có thể cho ý kiến, nhưng chủ yếu có nhiệm vụ vận động để mọi người ủng hộ đường lối của Đảng và phải hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng. Có thể gọi mọi tổ chức được công nhận ở Việt Nam đều là các nhóm lợi ích vì lợi ích của Đảng.
Tuy nhiên hiện nay, Đảng chỉ có một lợi ích duy nhất là duy trì sự lãnh đạo và tồn tại của Đảng, trong khi đó nền kinh tế thì tư bản chủ nghĩa, tức là mọi lợi ích là nhằm phục vụ cá nhân. Ở đây, nhóm lợi ích ra đời, có ý nghĩa khác hẳn nhóm lợi ích ở các nước phát triển. Họ vây quanh các lãnh đạo Đảng để có thể hưởng các ân huệ như việc được cấp quyền sử dụng đất, quyền khai thác, được cấp tín dụng v.v… tức là làm sao biến được công hữu thành tư hữu một cách hợp pháp. Tất cả mọi cái được này đều không minh bạch vì họ chẳng phải đăng ký với ai. (khác hẳn với thể chế ở các nước phát triển như Mỹ)
Theo tôi hiểu, tư bản thân hữu là từ dùng trong các nước tư bản kiểu Indonesia, Thái Lan, Mã Lai, theo nghĩa có quan hệ với gia đình lãnh đạo (như Suharto chẳng hạn), có nghĩa là “cánh hẩu” với nhau. Nhưng ở nước Xã hội chủ nghĩa kiểu như Việt Nam thì diện công hữu rất rộng, có thể nói là có tính toàn diện chứ không như ở Indonesia, hay Mã Lai cho nên quyền biến công hữu thành tư hữu của nhóm lãnh đạo Đảng ở Việt Nam cũng rộng hơn nhiều vì có quyền quản lý toàn bộ các công ty quốc doanh, đất đai và tài nguyên nói chung. Các vị lãnh đạo ở tỉnh cũng có quyền rất lớn vì họ có quyền đối với đất đai nằm trong địa phận của tỉnh.
Tôi tin rằng ông Vũ Ngọc Hoàng cũng thấu hiểu những điều phân tích nói trên nhưng vì lý do “tế nhị” nào đó, không tiện viết thẳng ra mà thôi.
Các khuyết tật mang tính hệ thống ở ta hiện nay
Có ý kiến đặt vấn đề tại sao người Việt Nam ta thích “Ra đường gặp đóa hoa rơi/ Hai tay nâng nhẹ cũ người mới ta”. Những tư tưởng, học thuyết tiến bộ một thời cách đây hàng ngàn năm (khi loài người còn mông muội) hoặc hàng trăm năm, thậm chí chưa xa, mà nay không còn phù hợp, người ta đưa vào bảo tàng hoặc chỉ còn trong giáo trình “lịch sử triết” nhưng lại được suy tôn ở Việt Nam.
Ngược lại, mô hình phát triển của nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã được thực tế chứng minh nhưng vẫn chưa lọt vào “mắt xanh” của những người có thẩm quyền ở nước ta.
Nhìn vào thực trạng xã hội, người dân nhận thấy sai lầm về định hướng phát triển xã hội (xây dựng thể chế), nói rõ hơn, là “mô hình” xã hội trên nền tảng cơ chế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta theo đuổi còn rất mơ hồ, thiếu lý luận khoa học, không thấy đâu là nhân tố cốt lõi, đâu là động lực phát triển, mâu thuẫn nào là đối kháng, phương thức giải quyết các vấn đề xã hội ra sao, và tính tất yếu của các quá trình là gì?
Sai lầm về cơ cấu tổ chức xã hội, đặc biệt là cơ cấu tổ chức của các cơ quan quyền lưc Nhà nước. Mô hình “3 trong 1”, tức là các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp như ở ta hiện nay về thực chất chỉ là một tổ chức đặc quyền “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Nói cho khách quan, mô hình này đã phát huy tốt trong giai đoạn đất nước bị chia cắt, độc lập dân tộc bị de dọa, nhưng đã quá lỗi thời ở nền kinh tế thị trường mà ta đang theo đuổi. Và đây là “lỗ hổng” chết người, một “ mảnh đất mầu mỡ” để các “nhóm lợi ích” hình thành, phát triển, cạnh tranh, thậm chí liên kết cùng nhau vì quyền lợi ích kỷ của họ.
Sự hình thành nhóm lợi ích là quá trình tự nhiên như hạt giống tự nẩy mầm trong đất ẩm, đúng theo quy luật của cơ chế thị trường lấy lợi ích cá nhân là mục tiêu phấn đấu, theo bản năng vốn có của tạo hóa.
Sai lầm tiếp theo là sự bảo thủ của nhiều vị lãnh đạo, chậm về nhận thức, thiếu năng lực hành động, sợ mất quyền và tự mình đánh mất tính tiên phong, dẫn đến mất niềm tin của quần chúng. Cuối cùng là sợ luôn cả dân chủ dẫn đến độc quyền về nhân sự, và độc quyền về đường lối chủ thuyết phát triển đất nước. Xin đừng quên rằng dân chủ là thứ mà bất kỳ một xã hội văn minh nào cũng đều cần và rất cần.
Với quan niệm tù mù về sở hữu toàn dân, quyền sở hữu tư nhân bị chèn ép, lép vế trên thực tế, khiến kinh tế thị trường lành mạnh bị bóp nghẹt. Ở nông thôn, đất đai cũng do Nhà nước làm chủ, đại diện là những vị chức sắc mà trong nhiệm kỳ của họ, việc thu hồi đất đai, ruộng vườn, ao truông, mọi thành quả lao động của người nông dân, nằm trong quyền hạn của họ. Hậu quả tất yếu là những hiện tượng như vụ Đoàn Văn Vươn và những đoàn người dân đi từ nhiều địa phương trong cả nước tới các cơ quan công quyền bầy tỏ sự uất ức của họ khi bị mất trắng thành quả lao động vào tay các quan cai trị mới ở địa phương, để các vị này lại bán đi cho các đại gia đã móc ngoặc, biến thành các nơi vui chơi giải trí, các resort với giá đắt nhiều lần hơn, mà người lao động trung bình không thể nghĩ tới.
Chính là trên cái nền tổng hợp của các khuyết tật ấy mà “lợi ích nhóm” hay nói đúng hơn là các nhóm trục lợi đã và đang tồn tại, phát triển và không thể nào ngăn chặn được (y như đã và đang không thể ngăn chặn được nạn tham nhũng, quan liêu).
Giải pháp
Đã tới lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật. Tại sao Nhật Bản, Hàn Quốc, chưa nói tới một số nước công nghiệp đã phát triển mạnh như Đức, Anh, Pháp… lại bứt phá nhanh như vậy? Chắc chắn vì họ đã kịp có một cơ chế quản lý xã hội được học từ các nước tiên tiến, và đã biết rút ra được nhiều kinh nghiệm từ sự thất bại của mình, và mạnh dạn khắc phục những yếu kém đó.
Trước khi bàn về giải pháp ở tầm chiến lược, cũng giống như trước cuộc đại phẫu cắt bỏ một khối u ác tính trong cơ thể, đang de dọa tính mạng của người bệnh, chúng ta cần hội chuẩn cho thật kỹ, tìm ra giải pháp tối ưu và triển khai thực hiện, đồng bộ với một lộ trình khoa học, khả thi càng sớm càng tốt.
Điều kiện cần cho các giải pháp là rất quan trọng, nhưng quan trọng nhất là giữ được ổn định xã hội, đoàn kết dân tộc, giữ vững nhịp độ phát triển kinh tế, tạo sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và của cộng đồng quốc tế.
Dưới đây là một số đề xuất về giải pháp để chúng ta cùng bàn:
Một là, Đảng phải tự đổi mới về nhận thức, khôi phuc lòng tin của nhân dân, đấu tranh phê bình và tự phê bình nghiêm túc, thực hiên dân chủ hóa các hoạt động trong và ngoài Đảng. Loại ra khỏi Đảng những phần tử biến chất, tham nhũng, bè phái (nhóm lợi ích)….
Hai là, từng bước cải cách hệ thống tổ chức xã hội từ trung ương đến địa phương trên cơ sở “tam quyền phân lập”, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự.
Ba là, Dân chủ hóa hệ thống bầu cử, lựa chọn người tài tham gia việc nước; taọ cơ chế hoạt động thuận lợi, bình đẳng giữa các tổ chức xã hội, chính trị, kinh tế trên nền tảng hệ thống pháp quyền minh bạch.
Bốn là, tôn trọng các quyền cơ bản của người dân, tạo điều kiện pháp lý phù hợp với văn hóa của ta để người dân tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, kinh tế, phát huy năng lực của toàn xã hội.
Năm là, duy trì sự lãnh đạo của Đảng bằng trí tuệ của Đảng, với thuộc tính: khoa học, dân chủ, công bằng vì lợi ích của toàn xã hội và dân tộc.
Lời kết
Đất nước chỉ có thể chấn hưng khi khoa học công nghệ phát triển và dân trí được nâng cao. Cần nhìn thẳng vào sự thật, lĩnh hội các giá trị phổ quát của toàn nhân loại, con đường đi chung, phong quang của cả thế giới văn minh. Dân chủ hóa, minh bạch hóa xã hội đòi hỏi phải bắt đầu từ cấp cao nhất của Đảng.
T.V.T
Tác giả gửi BVN