Trong những ngày này, một trong những mối quan hệ “đối tác” quan trọng của Việt Nam – quan hệ Việt-Nga – đang lộ ra như một rào cản lớn cho sự phát triển theo hướng văn minh của dân tộc ta. Đặc biệt khi VN đang có ít nhiều cơ may thoát khỏi sự lệ thuộc tệ hại vào Tàu Cộng do chính thái độ ngang ngược của phía Tàu Cộng mang lại, những động thái của chính quyền Putin trong mối quan hệ tay ba Nga-Trung-Việt đang làm suy giảm đáng kể những cơ may đó.
Ta hãy xem lại mối quan hệ tay ba đó để thấy rõ nguy cơ này.
Như chúng ta đều biết, mối quan hệ Việt-Nga hiện nay trong chừng mực đáng kể là sự kế thừa mối quan hệ Việt-Xô trước đây. Thực ra thì nó gần như đã bị cắt đứt khi Liên Bang Soviet tan rã và Boris Yeltsin trở thành tổng thống LB Nga. Vì quá nhiệt thành ủng hộ cuộc lật đổ Mikhail Gorbachëv do nhóm của Yanayev tiến hành ngày 19 tháng 8 năm 1991, chính quyền VN đã bị lỡ trớn trong quan hệ với chính quyền của Boris Yeltsin. Mặt khác, do thái độ dứt khoát của Yeltsin trong việc từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, chính quyền VN thực sự e ngại việc đặt quan hệ với nhân vật này.
Vào ngày cuối cùng của năm 1999, Putin đã gặt hái thành công trong việc ép được Yeltsin nhường ngôi cho mình. Chính quyền VN đã lợi dụng cơ hội này để tìm cách làm thân với ông chủ mới của Kreml. Do phía VN hết lời ca ngợi công đức của nước Nga trước đây và ca ngợi tài cao đức trọng của Vladimir Putin, đồng thời do chính nhân vật này không bài cộng như ông chủ cũ, chính quyền VN đã thành công trong việc tái lập quan hệ Việt-Nga. Mối quan hệ này càng trở nên nồng ấm hơn, khi Putin phát hiện ra mối lợi lớn thu được từ nó – đó là lợi lộc của việc cùng khai thác dầu khí ở biển Đông. (Con số gần 1 tỉ USD phần lợi nhuận của phía Nga tuy không lớn đối với GDP của một quốc gia 140 triệu dân, nhưng khi nó là thu nhập đem về từ nước ngoài thì đó là một món rất béo bở đối với một nhóm quyền lực gần như không có đối lập.)
Từ đó đến nay, mối quan hệ Việt-Nga không ngừng nảy nở (đặc biệt vì trong số quan chức cao cấp VN có nhiều vị từng kiếm bằng cấp ở Nga, và vị thế của những vị này phụ thuộc khá nhiều vào mối quan hệ đó). Một trong những dấu mốc của nó là việc ký kết nâng mức quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”.
Thực ra, trong thâm tâm, mặc dù coi mối quan hệ với ông anh Tàu cùng chế độ là quan trọng số 1, chính quyền VN đôi khi vẫn gặp những điều khó chịu do ông anh tham lam và tàn độc này gây ra. Vì vậy, họ vẫn phải tìm kiếm những mối quan hệ với các nước lớn khác để nhờ cậy và mong được những nước khác này bênh vực để khỏi bị ông anh hoang dã ăn hiếp quá đáng. Trong những nước lớn đó, Mỹ cũng là lực lượng mà chính quyền VN không thể không để ý tới, nhưng đối vợi họ thì Nga vẫn là địa chỉ có độ tin cậy cao nhất.
Ngoài những lợi lộc về kinh tế, người Nga cũng cần lôi kéo VN (và các nước khác) để tăng thêm thanh thế, do chính quyền Nga từ xưa đến nay chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng muốn làm anh chị thiên hạ. Về mặt quân sự, việc VN vẫn để cho Nga sử dụng một phần cảng Cam Ranh tạo cho Nga một lợi thế trong việc tham gia thao túng tình hình biển Đông và phần tây-nam Thái Bình Dương.
Mối quan hệ Nga-Trung thì phức tạp hơn nhiều. Ngay từ khi còn là “đồng chí”, người Nga và người Tàu đã từng choảng nhau, một phần vì tham vọng lãnh thổ, nhưng phần chính là vì tranh quyền thao túng phong trào cộng sản quốc tế. Mặc dù cùng coi Mỹ vừa đối thủ cạnh tranh quyền lực, vừa là “kẻ thù tư tưởng”, TQ từng bắt tay với Mỹ để hại Nga, và Nga cũng từng ngoắc tay với Mỹ để cô lập Tàu. Nhưng hiện tại, Mỹ đang như vật ngáng đường đối với cả Nga và TQ, và do đó Nga và Tàu buộc phải liên kết với nhau để chống Mỹ. Mâu thuẫn giữa một bên là Mỹ và phương Tây, bên kia là Nga và Tàu, không chỉ là vấn đề cạnh tranh quyền chi phối thế giới, mà còn vì sự tồn tại của phương Tây tạo động lực cho sự hình thành các lực lượng chống chế độ độc tài.
Hiện tại, Putin đang coi TQ như đối tác quan trọng nhất. Vì tầm quan trọng của mối quan hệ với Bắc Kinh, Putin đã hoàn toàn im lặng khi TQ gây hấn ở biển Đông vào năm ngoái. Hơn thế, ngay trong thời gian đó, Putin còn cho quân tập trận chung với quân Tàu. Việc làm này giống như cái tát vào mặt chính quyền VN. Tất nhiên, khi gặp riêng quan chức hàng đầu của VN, Putin lại tìm cách vuốt ve và trấn an họ theo cách nào đó, và họ cũng phải bằng lòng. (Hơn nữa, việc gây hấn thì những kẻ phải chịu là dân đen chứ đâu phải mấy vị ngồi phòng lạnh, nên việc chịu đựng đối với các vị ấy cũng đâu phải quá khó!)
Một động thái mang tính bề nổi nhưng thể hiện rất rõ sự trọng thị đặc biệt đối với TQ là việc Putin sắp xếp cho Tập Cận Bình và vợ ngồi ngay cạnh mình và liên tục chuyện trò ra chiều tâm đắc trong ngày lễ kỷ niệm 70 chiến thắng phát-xít vào ngày 9 tháng 5 vừa qua tại Moskva.
Một việc cần được cắt nghĩa rõ ràng là việc Nga bán vũ khí cho VN, trong đó có máy bay chiến đấu và tàu ngầm khá hiện đại. Tất nhiên, trong việc này, Nga cũng có ý ngầm nhắn nhủ TQ đừng có ý chơi xỏ Nga, đồng thời cũng còn là vì vấn đề lợi nhuận: đã sản xuất thì phải bán lấy tiền đút túi.
Thái độ bênh Tàu trước Mỹ còn thể hiện rõ hơn trong bài diễn văn của thứ trưởng quốc phòng Nga Anatoly Antonov tại diễn đàn Shangri-la. Trong diễn văn, sau nhiều đoạn dài chỉ trích Hoa Kỳ, ông ta nói: “Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi đặc biệt quan ngại về chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực này (biển Đông), nhất là vì nó ngày càng hướng vào việc kiềm tỏa Nga và Trung Quốc.” Ông ta chỉ trích Mỹ “gây sức ép với VN” đòi Nga rời bỏ căn cứ tiếp liệu cho tàu và máy bay ở Cam Ranh. Ông ta cũng tuyên bố về việc sắp tới quân Nga sẽ tập trận tại biển Đông, cùng với TQ và vài quốc gia khác. (Xem structure.mil.ru/structure/forces/type.)
Rõ ràng, Antonov kịch liệt chống lại sự can dự của Hoa Kỳ vào tình hình biển Đông. Việc này có nghĩa là TQ cùng với Nga phải là những lực lượng chính làm chủ vùng này. Và VN cần phải ngầm hiểu rằng việc muốn có một lực lượng như Hoa Kỳ tham gia kiểm soát tình hình biển Đông là sai trái.
Rõ ràng, người Nga đang dùng ảnh hưởng của mình đối với VN để bao vây VN, hạn chế quan hệ của VN với Mỹ và phương Tây nói chung. Và trong sự phối hợp hành động với TQ, người Nga rất dễ thực hiện được ý đồ này.
Một bối cảnh không sáng sủa đang hiện dần ra trước mắt chúng ta.
NGUYỄN TRẦN SÂM
----------------------------------------------------------------
Nguồn mạng xã hội .
Cái tư duy coi Nga bây giờ ( với Putin tổng thống) cũng là Liên Xô ngày xưa là cực kỳ nguy hiểm ! Cuối năm 1989 tôi tu nghiệp Truyền hình ở Mát, một bà giáo sư già trong ngành Điện ảnh-Truyền hình đã cảnh báo chúng tôi ngay trong giờ giảng bài đầu tiên rằng : chúng mày chớ coi LX bây giờ cũng giống LX ngày trước ! Thời thế đã thay đổi rồi ! Lúc ấy bức tường Beclin mới đang lung lay, chưa đổ hẳn. Người LX nghi kị nhau , dò xét nhau. Người ta tránh quan hệ thân thiện với người Việt (XHCN). Đến chai rượu "Lúa mới" mang sang tặng họ, họ cũng phải giấu diếm khi nhận ! Tôi qua lại LX vài lần, nhưng tiếc thay, lần cuối cùng lại mang ấn tượng không được "lung linh" về họ như trước !
Trả lờiXóa