Gần đây một số nhà quan sát, học giả, tướng lĩnh cho rằng hành động khuấy đảo biển Đông của Trung Quốc bằng Giàn khoan tỷ đô chỉ là động tác giả đánh lừa VN và thu hút dư luận quốc tế, còn cái đích đến thực chất của TQ lại là bãi đá ngầm Gạc Ma của VN bị họ cưỡng chiếm bằng 1 cuộc thảm sát đẫm máu tháng 3/1988 khiếm 64 chiến sĩ Hải quân VN tử nạn . Vậy điều gì đã xảy ra với Gạc Ma ?
Lộ dần phi trường, cảng biển Trung Quốc ở bãi đá ngầm Gạc Ma
Thêm tài liệu cho thấy Trung Quốc đang ráo riết thực hiện kế hoạch lấn
chiếm ở Biển Đông mà hiện đang lộ dần một đảo nhân tạo có cả phi trường,
cảng biển ở Trường Sa.
Theo tờ South
China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Bảy, những gì tổng thống Phi Luật Tân
Benigno Aquino tố cáo những ngày gần đây đang đang được giới chuyên viên
Trung Quốc nhìn nhận.
Bắc Kinh đang biến bãi đá ngầm Gạc Ma (Xích Qua Tiêu) cướp của Việt
Nam năm 1988 thành một đảo nhân tạo khổng lồ. Trên đó có cả phi đạo cho
máy bay lên xuống, cảng biển riêng cho tàu quân sự và tàu dân sự. Lại
còn có cả khu vực gia cư, khu du lịch, tất cả xây dựng trên đảo nhân tạo
đang được các máy hút cát dưới lòng biển làm thành dần dần.
Khi tổng thống Phi tố cáo tuần trước, ông chỉ có những tấm hình chụp
không ảnh các hoạt động hút cát để xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở
khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Phi. Tấm đồ họa
của báo SCMP cho người ta nhìn thấy rõ hơn về quy mô của đảo nổi Xích
Qua Tiêu mà 64 người lính CSVN đã thiệt mạng năm 1988 vì bị tàu Trung
Quốc xả súng bắn chết để cướp bãi đá ngầm này.
Khi Xích Qua Tiêu (Chi Gua Jiao) trở thành một căn cứ qui mô nổi trên
biển rộng khoảng 30 hecta, căn cứ của Việt Nam xây dựng tại đảo đá Cô
Lin ( khoảng 1.9 hải lý tây bắc Gạc Ma) chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ
so với đảo nhân tạo Gạc Ma hay Xích Qua Tiêu. Nó sẽ là nơi để Bắc Kinh
phô diễn sức mạnh quân sự để uy hiếp cả Phi Luật Tân và Việt Nam ở quần
đảo Trường Sa đang tranh chấp. Riêng với Phi Luật Tân thì an nguy quốc
gia của họ bị đe dọa thật gần.
Theo các nhà phân tích thời sự, hành động đang thực hiện của Trung
Quốc là đi từ phòng vệ sang tấn công. Khi phi trường ở Xích Qua Tiêu
hoàn thành, với phi trường đã có sẵn ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng
Sa, Bắc Kinh sẽ có cớ thành lập “vùng nhận dạng phòng không trên biển”
trùm cả Biển Đông. Đây là điều từng được nhiều nước lo ngại sẽ xảy ra
khi Bắc Kinh tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông năm
ngoái.
Bắc Kinh chối không lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông nhưng
khi đã có phi trường ở cả hai đầu đông tây của Biển Đông rồi, chuyện gì
cũng có thể xảy đến.
Cùng với việc gấp rút xây dựng căn cứ quy mô trên đảo nhân tạo Xích Qua Tiêu, theo SCMP, Trung Quốc đang có kế hoạch biến bãi đá ngầm Fiery Cross Reef (Việt nam gọi là đá Chữ Thập, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu (Yongshu Jiao) theo một kế hoạch tương tự. Bãi đá ngầm Gạc Ma (Xích Qua Tiêu) thuộc cụm đảo Sinh Tồn, trong khi đá Chữ Thập (Vĩnh Thử Tiêu) thuộc cụm Nam Yết.
Bãi đá ngầm Chữ Thập có chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là 14 hải lý (gần 26 km) và chiều rộng là 4 hải lí (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thủy triều lên. Nếu Trung Quốc biến bãi đá ngầm này thành đảo nổi, nó có thể sẽ lớn gấp nhiều lần so với Xích Qua Tiêu (hay Gạc Ma).
Theo Kim Lạn Vinh (Jin Canrong), một giáo sư ngành bang giao quốc tế tại đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh được SCMP thuật lời, đề án biến bãi đá ngầm Vĩnh Thử Tiêu (hay Chữ Thập theo cách gọi của Việt Nam) đã được đệ trình nhà cầm quyền trung ương Trung Quốc để chấp thuận. Khi kế hoạch xây dựng hoàn tất, nó sẽ lớn gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia của Hoa Kỳ rộng 44 km2 trên Ấn Độ Dương.
Lý Kiệt, một chuyên viên hải quân tại Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, nói căn cứ trên đảo nhân tạo Vĩnh Thử Tiêu cũng sẽ gồm cả phi trường và cảng biển. Hiện nơi này đang là một căn cứ nhỏ mà hơn 20 năm trước, Bắc Kinh cho xây dựng một đài quan sát phục vụ cơ quan nghiên cứu hải dương của Unesco.
Theo Kim Lạn Vinh, việc xây dựng đảo nhân tạo tại Vĩnh Thử Tiêu sẽ được thực hiện tiếp theo và tùy thuộc sự tiến triển của đảo nhân tạo Xích Qua Tiêu (Gạc Ma). Tháng trước tin tức xì ra trên báo chí Trung Quốc cho hay đảo nhân tạo tại Xích Qua Tiêu ngoài phi trường, cảng biển có thể biếp nhận các tàu lên đến 5,000 tấn.
Tại quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ năm 1988, Trung Quốc mới bắt đầu đi cướp của Việt Nam một số bãi đá ngầm gồm Đá Xu Bi thuộc cụm Thị Tứ; Đá Chữ Thập , Đá Ga Ven thuộc cụm Nam Yết; Đá Gạc Ma,Đá Tư Nghĩa thuộc cụm Sinh Tồn; Đá Châu Viên thuộc cụm Trường Sa; và Đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên. (TN)
Công trình TQ xây dựng trên đảo Gạc Ma tư năm 1995
Hình ảnh do Bộ Ngoại giao Philippines công bố đầu năm 2014 cho thấy
Trung Quốc đang cải tạo và bồi đắp đất ở bãi Gạc Ma, quần đảo Trường Sa,
Việt Nam
Bãi đá ngầm Chữ Thập có chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là 14 hải lý (gần 26 km) và chiều rộng là 4 hải lí (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thủy triều lên. Nếu Trung Quốc biến bãi đá ngầm này thành đảo nổi, nó có thể sẽ lớn gấp nhiều lần so với Xích Qua Tiêu (hay Gạc Ma).
Theo Kim Lạn Vinh (Jin Canrong), một giáo sư ngành bang giao quốc tế tại đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh được SCMP thuật lời, đề án biến bãi đá ngầm Vĩnh Thử Tiêu (hay Chữ Thập theo cách gọi của Việt Nam) đã được đệ trình nhà cầm quyền trung ương Trung Quốc để chấp thuận. Khi kế hoạch xây dựng hoàn tất, nó sẽ lớn gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia của Hoa Kỳ rộng 44 km2 trên Ấn Độ Dương.
Lý Kiệt, một chuyên viên hải quân tại Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, nói căn cứ trên đảo nhân tạo Vĩnh Thử Tiêu cũng sẽ gồm cả phi trường và cảng biển. Hiện nơi này đang là một căn cứ nhỏ mà hơn 20 năm trước, Bắc Kinh cho xây dựng một đài quan sát phục vụ cơ quan nghiên cứu hải dương của Unesco.
Theo Kim Lạn Vinh, việc xây dựng đảo nhân tạo tại Vĩnh Thử Tiêu sẽ được thực hiện tiếp theo và tùy thuộc sự tiến triển của đảo nhân tạo Xích Qua Tiêu (Gạc Ma). Tháng trước tin tức xì ra trên báo chí Trung Quốc cho hay đảo nhân tạo tại Xích Qua Tiêu ngoài phi trường, cảng biển có thể biếp nhận các tàu lên đến 5,000 tấn.
Tại quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ năm 1988, Trung Quốc mới bắt đầu đi cướp của Việt Nam một số bãi đá ngầm gồm Đá Xu Bi thuộc cụm Thị Tứ; Đá Chữ Thập , Đá Ga Ven thuộc cụm Nam Yết; Đá Gạc Ma,Đá Tư Nghĩa thuộc cụm Sinh Tồn; Đá Châu Viên thuộc cụm Trường Sa; và Đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên. (TN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét