Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Động thái nguy hiểm tiếp theo của TQ trên biển Đông

Trung Quốc đưa thêm giàn khoan dầu ra Biển Đông & Bắc Kinh sẽ cho đăng ký quyền sử dụng đất ở Hoàng Sa và Trường Sa

Như Tâm
Giàn khoan dầu Nam Hải 9 của Trung Quốc.
BĐH- Họ vẫn gọi nhau là " đồng chí", nhưng làm gì có "4 Tốt", " 16 chữ vàng" ! Làm gì có " xuống thang" ! Ngay trong lúc Dương Kiết Trì ở Hà Nội và nhân được thái độ rứt khoát của VN : Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, phía Trung Quốc đã có ngay hành động ngang ngược đáp trả :
Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, nước này tiếp tục di chuyển một giàn khoan trên Biển Đông từ ngày 18 đến 20/6.

 Thông tin trên website Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan "Nan Hai Jiu Hao" (Nam Hải 9) sẽ di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12,3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ 31 kinh Đông trên Biển Đông trong thời gian từ ngày 18 đến 20/6.
Giàn khoan "Nan Hai Jiu Hao" có chiều dài tổng thể là 600 m, di chuyển với tốc độ 4 hải lý/giờ.
Giàn khoan này là loại nửa chìm nửa nổi, thuộc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Trang Ifeng đưa tin, giàn khoan được cho là di chuyển khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.
Chấm vàng cao nhất thể hiện vị trí giàn khoan Nam Hải 9 trước khi dịch chuyển, chấm vàng thứ hai là vị trí sau khi di chuyển. Chấm vàng thứ ba là vị trí giàn khoan 981. Đồ họa: Ifeng
Chấm vàng cao nhất thể hiện vị trí giàn khoan Nam Hải 9 trước khi dịch chuyển, chấm vàng thứ hai là vị trí sau khi di chuyển. Chấm vàng thứ ba là vị trí giàn khoan 981. Đồ họa: Ifeng

Tờ SCMP mới đây cho biết CNOOC đang mở rộng hoạt động khai thác ở vùng biển ngoài khơi phía nam Trung Quốc với mục tiêu tạo ra hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày. CNOOC hiện có 4 khu vực sản xuất khí đốt, gồm vịnh Bột Hải, biển Hoa Đông, phía đông Biển Đông và phía tây Biển Đông.
Công ty này hồi đầu tháng 5 đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào hạ đặt gần quần đảo Hoàng Sa, sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngang nhiên thực hiện hoạt động thăm dò. Các chuyên gia đánh giá, Trung Quốc lợi dụng tính chất thương mại của giàn khoan để biện bạch cho mưu đồ bành trướng chủ quyền nhằm hiện thực hóa "đường lưỡi bò" ở Biển Đông.
Việt Nam đã nỗ lực đối thoại với Trung Quốc ở nhiều cấp và nhiều lần, đồng thời phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền của Bắc Kinh đến các nước và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc không những không chấm dứt hoạt động phi pháp mà còn mở rộng phạm vi hoạt động của giàn khoan 981. Các tàu Trung Quốc tiếp tục chủ động đâm va, sử dụng vòi rồng tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam. Nước này dự kiến duy trì giàn khoan trong vùng biển trên đến giữa tháng 8.
Nanhai-09-5169-1403108621.jpg
Vị trí giàn khoan Nam Hải 09 mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố. Ảnh chụp màn hình: Google

Báo Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ cho đăng ký quyền sử dụng đất ở Hoàng Sa và Trường Sa
Phúc Duy
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Tờ Economic Observer (trụ sở tại Bắc Kinh) tiết lộ chính quyền Trung Quốc sẽ áp dụng một hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Economic Observer dẫn các nguồn tin từ Văn phòng Đăng ký Bất động sản thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc cho biết nước này sẽ công nhận quyền sở hữu và sử dụng “bất động sản” trên biển và đảo thuộc "chủ quyền lãnh thổ" của Trung Quốc, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 18.6.
“Bất động sản” cụ thể ở đây là “đất, vùng biển và đảo, nhà ở, những tòa nhà, rừng cây và các vật thể bất di bất dịch”, theo Economic Observer.
Các nguồn tin còn xác nhận bất kỳ người dân hay doanh nghiệp Trung Quốc nào cũng có thể đăng ký quyền sở hữu và sử dụng đất, nhà ở, vùng biển ở những đảo và quần đảo trên biển Đông, bao gồm các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Want China Times cho rằng hệ thống đăng ký quyền sử dụng bất động sản mới này cho thấy Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng trong chiến lược bành trướng lãnh thổ của nước này ở biển Đông.
Economic Observer cho hay hệ thống đăng ký quyền sử dụng bất động sản mới sẽ được áp dụng vào năm 2018.
Căng thẳng ở biển Đông leo thang kể từ khi Trung Quốc hồi tháng 5.2014 đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép vào vùng biển Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm, bắn vòi rồng vào tàu lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Thời gian gần đây, Trung Quốc còn tăng cường các hoạt động xây dựng trái phép bao gồm: xây dựng trường học phi pháp tại đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa và xây đảo nhân tạo ở bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đài Loan cũng chi 100 triệu USD xây dựng cầu cảng trái phép ở đảo Ba Bình thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Trang tin Focus Taiwan News Channel (Đài Loan) dẫn lời nhà làm luật Đài Loan Lin Yu-fang cho rằng một hạm đội 6 tàu Đài Loan đã đem thiết bị, vật liệu đến Ba Bình vào ngày 18.6 để tiến hành các hoạt động xây dựng phi pháp.

2 nhận xét:

  1. Chúng sẽ làm tới, có thể cấp tập trước mùa bão, vấn đề chỉ là ta tính toán và đối phó ra sao ,là một chiến lược tổng thể, dài hạn chứ không phải chỉ là vài việc đối phó trước mắt, cũng không phải chỉ v/đ biển đông mà liên quan tới quan hê đối ngoai, với TQ và Mỹ , chưa thấy có chuyể đông gì lắm, tia hy vọng rất nhỏ nhoi.

    Trả lờiXóa
  2. Xưa Hưng Đạo Vương đã từng nói: nếu giặc đánh ta như vũ bão thì ta không sợ, chỉ sợ chúng đánh kiểu tằm ăn dâu!
    Phải chăng BK đã học được bài học từ lịch sử?

    Trả lờiXóa