Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG LÊN BIÊN GIỚI ( Phần cuối )

 Tại cầu Khánh Khê trên sông Kỳ Cùng  ngày nay

NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG LÊN BIÊN GIỚI ( Từ sáng 28/2 - Ngày cuối cùng )

Sau khi nghỉ đêm tại Tp Cao Bằng, Sáng nay đoàn Hành hương tiếp tục di chuyển sang Lạng Sơn theo đường số 4A. Cụ Khoa Phi cho biết chi tiết lịch trình như sau :
 Khoa Phi gửi từ Biên giới lúc 06:52 : 6 giờ đoàn đi về trên đường 4A qua Đông Khê - Thất  Khê , về hướng LẠNG SƠN.
Đoàn ăn sáng tại Đông Khê . Sau đó sẽ vào thăm nghĩa trang cầu Khánh Khê . Nơi đây, tiểu đoàn 4( Còn gọi là tiểu đoàn 337) đã hy sinh gần hết trong cuộc chiến đấu với quân TQ xâm lược .
Đoàn sẽ vào thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Lạng Sơn và một số địa điểm ở biên giới.
Sau khi ăn trưa ở TP Lạng Sơn đoàn đi về HN.
Đến ải CHI LĂNG đoàn sẽ tham quan di tích lịch sử này. (Tin và hình ảnh chi tiết sẽ được gửi sau. )

Những hình ảnh mới nhất chúng tôi vừa nhận được 

Hành trình của Đoàn hôm nay theo đường  4A từ Cao Bằng đi Lạng Sơn 

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG LÊN BIÊN GIỚI ( Đoạn từ Tp Bắc Kạn đến ...)

BĐH Chúng tôi thường xuyên nhận được hình ảnh của Đoàn Hành hương lên Biên giới do cụ Khoa Phi chụp và gửi về. Chúng tôi sắp xếp theo trình tự thời gian ghi mặc định trong máy ảnh như sau :

Đèo Giàng 
Từ Bắc Kạn, qua huyện Phủ Thông, vượt qua đèo Giàng, đèo Gió 
và đèo Cao Bắc đến với mảnh đất cách mạng Cao Bằng...

NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG LÊN BIÊN GIỚI ( Sáng 27/2)


Theo tin mới nhất từ Đặc phái viên Khoa Phi , kiêm Người phát ngôn của Đoàn cho biết : Sáng nay, hồi 6g, Đoàn "Hành hương lên Biên giới " gồm 15 cụ cựu HS LSQL ( trong đó có 2 dâu ,  rể QL), đã khởi hành từ Hà Nội lên Biên giới Việt-Trung. Đích đến của Đoàn hôm nay là Tp Cao Bằng ( Thật đáng nể !). Những bức ảnh đầu tiên truyền qua vệ tinh chúng tôi nhận được là hình ảnh các cụ Xuân Hoài ( Tư lệnh ), Trung Hải ( Chính ủy ), bạn Tuân ( Lớp 4 từ Tây Ninh ), cụ Phiến và em Hà ....đang ngồi trong xe với trang phục chủ điểm Mùa đông nhưng nét mặt phấn chấn vui tươi không hề tỏ ra ...ngái ngủ ! Hy vọng sẽ nhận được nhiều bức ảnh và chuyện kể trong suốt hành trình của Đoàn do các tay máy cự phách của Làng ta gửi về .
Một lần nữa cả Làng culờ gửi các cụ lời chúc :
THƯỢNG LỘ BÌNH AN
MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG !
 Em Hà , Cụ 3B Trung Hải , cụ Phiến Nick Name TB FIOHAN 

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

QUAN CHỨC K5 HỌP "KÍN " !

BĐH- Giật tít cho vui, chứ chả có quan chức nào mà chỉ là các bô lão trong BLL (K5) và cũng chả có gì là bí mật . Nội dung cuộc họp ( kể cả ăn nhậu) được cụ 3B ( Trung Hải), thông báo công khai trên "giang hồ" như sau .

Những Anh hùng K5 "trên giang hồ" (Tức tham gia nhiệt tình mọi công việc của tập thể )
                                  CUỘC HỌP CỦA BAN LIÊN LẠC K5

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

THÔNG TIN VỀ CUỘC HỌP TRÙ BỊ " HÀNH HƯƠNG LÊN BIÊN GIỚI ".

Từ Hà Nội , các cụ Trung Hải, Khoa Phi gửi tin kèm hình ảnh về BĐH 


KẾ HOẠCH ĐI BIÊN GIỚI ĐÃ ĐƯỢC CHỐT LẠI

Đúng 10 giờ 30 sáng hôm nay 21/02/2014  Hội nghị Trù bị và Hiệp thương  của các bô lão Quế Lâm HN đã nhóm họp ở nhà hàng ASEAN, Phố Chùa Bộc; (do Cụ Trần Xuân Hoài K5 chủ trì, Cụ Nguyễn Hồng Nhật K6 chủ chi).

Hà Nội trời vẫn còn lạnh, nhưng đã khô ráo và ấm áp hơn mấy hôm trước nên tất cả các cụ trong “danh sách chọn lọc” được mời họp đã đến đông đủ, đúng giờ;  còn có vài khách đặc biệt được triệu tập gấp bằng điện thoại ngay tại trận cũng “cơ động” có mặt ngay sau chỉ ít phút (các Cụ đến nhanh hơn cả xe cứu hoả khi có đám cháy to!).

Cụ Xuân Hoài đã đưa ra 3 phương án cụ thể cho chuyến đi và sau khi “dân chủ thảo luận” rất sôi nổi. ngay cả một số Cụ “rất lấy làm tiếc” lần này không đi được, như cụ Trương Trác, Công Lý trong vai trò " tán trợ" vẫn góp nhiều kinh nghiệm rất bổ ích cho đoàn.
 Cuối cùng kế hoạch đã được “chốt lại” cụ thể như sau:
- Xuất phát 6h00 ngày 27/02(Giờ đẹp, ngày đẹp).
- Thời gian 02 ngày 01 đêm  (02 ngày là đủ để hoàn thành “nhiệm vụ” đề ra; còn ngủ 1 đêm tạm đủ để các cụ ông cụ bà “Ngược dòng ký ức”, ôn lại kỷ niệm xưa)  Có ý kiến đề nghi tăng thời gian ngủ 02 đêm; nhưng Trưởng đoàn TXH không duyệt vì sợ “khó quản lý” và hơn nữa hầu hết các cụ ông trong đoàn chỉ được cấp “Visa” có 01 đêm!.
- Hành Trình:  Hà Nội – Cao Bằng  - Lạng Sơn  -Hà Nội
- Số lượng: Hiện nay đã có 15 cụ ghi danh, gồm già trẻ, trai gái, dâu, rể  Quế Lâm từ K3, K4 K5, K6.
Tất nhiên K5 là nòng cốt  ....
Các Cụ xem vài ảnh đính kèm Tin nhanh này sẽ thấy một số gương mặt thân quen  ở các khối lớp khác như Thu Giang K3 (Song Thu),anh Tuân K4 ( từ Tây Ninh mới ra nhập đoàn ), anh Hồng Nhật, anh Đinh Bá Trụ K6,  Em Hà ( phu nhân bạn Đặng Việt Thường K5), cụ FIOHAN TB ( anh Phiến )  phu quân bạn Hòa Internat- khách mời đặc biệt .......
Hẹn khi Đoàn đi về sẽ có PS trình Làng.

CẦN BIẾT SỰ THẬT VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 2/1979

Mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ Việt - Trung và chiến tranh biên giới tháng hai năm 1979

Nguyễn Thị Mai Hoa
Tù binh Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới 2.1979


lusonquelam - Đây là tài liệu viết rất công phu và có lẽ là tài liệu đầy đủ nhất từ trước tới nay về toàn bộ mưu đồ của Trung Quốc chống phá Việt Nam mà thể hiện cao nhất là cuộc xâm lăng vào lãnh thổ VN tháng 2/1979 . Tuy có dài, nhưng thiết nghĩ tất cả chúng ta nên dành thời gian để đọc ...
Trong những năm đầu sau ngày giải phóng miền Nam Việt Nam (1975), Trung Quốc là nước tiếp tục giúp đỡ, viện trợ cho Việt Nam. Theo một logic thông thường, lý ra sự hợp tác, quan hệ truyền thống giữa hai nước càng phải được củng cố, phát triển. Tuy nhiên, từ giữa năm 1975, do nhiều nguyên nhân lịch sử, chính trị.... quan hệ Việt Nam - Trung Quốc rạn nứt và trở nên không bình thường, rơi vào tình trạng thường xuyên căng thẳng dẫn đến đến đối đầu, xung đột với sự kiện đỉnh cao là cuộc tấn công của Trung Quốc dọc theo biên giới phía Bắc Việt Nam (2-1979).

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

CẤP BÁO! CẤP BÁO !

( Nhận E-mail này của Trưởng BTC " Hành hương lên biên giới " vào lúc 2:07 PM ngày hôm nay )

Chào các bạn !
Xin lỗi các bạn, vì  có một vài sửa đổi. 

Hóa ra các Cụ cũng không có nhiều tự do, đều rất bận rộn cả nên sau khi thư gửi đi, nhiều phone gọi lại cho tôi , và phải  thống nhất lại chương trình như sau:
 

1) Ngày gặp mặt (trù bị cho chuyến đi): Thứ sáu (6), ngày    21/2/2014 (sớm hơn thư cũ 1 ngày)
2) Giờ : 10 giờ 30 (như cũ)
3) Địa điểm : số 6 Chùa Bộc ( Phố như cũ, số nhà thay đổi là số 6 ngay phố chính ,để các Cụ dễ tìm hơn )

 

Có thêm 02 người mới đăng ký nữa: Bich Ngân, Hà (vợ Việt Thường)-Nhờ TRUNG HẢI và NGUYỆT ÁNH thông báo hộ. 

Nguyệt Ánh cũng báo lại cho Nữ Hiếu và Tuyết Minh về sự thay đổi này. 
Trung Hải báo hộ cho Thu Giang
 

Đề nghị Trung Hải liên hệ với Trương Trác và Huy Châu, hôm trước các bạn ấy có nói qua là muốn tham gia, nhưng chưa thấy đăng ký, TH báo hộ , nếu các bạn ấy vẫn muốn đi , mời đến luôn nhé.
Hẹn gặp nhau ngày mai 21/2/2014
TXH


GỬI LÊN BIÊN ẢI BÀI VIẾT NÀY


Một ngày và 35 năm
Tháng Hai 14, 2014 — Lê Mai

MỘT NGÀY đầu tháng 7 năm 1971, Henry Kissinger – bấy giờ là cố vấn an ninh quốc gia bên cạnh Tổng thống Hoa Kỳ, bí mật đáp phi cơ đi Trung Quốc nhằm chuẩn bị cho việc khai thông quan hệ Trung – Mỹ. Ngoại giao bóng bàn trước đó đã dẫn đến chuyến đi này của ông ta. Tới Pakistan, để giữ bí mật, ông ta cáo bệnh, lui về nơi nghỉ của Tổng thống Pakistan Yahya Khan rồi sau đó lên phi cơ bay thẳng tới Bắc Kinh.
Mối quan hệ mang tính thù địch giữa TQ và Hoa Kỳ đã kéo dài trên 20 năm. Quân đội hai nước đã từng đối đầu nhau tại chiến trường Triều Tiên đẫm máu. Thập kỷ sáu mươi, với cuộc cách mạng văn hóa long trời lở đất làm đất nước TQ kiệt quệ; lại thêm mâu thuẫn với Liên Xô và Hoa Kỳ, căng thẳng với Đài Loan, có thể nói vị thế của TQ yếu đi trông thấy. Chính vì vậy, Mao Trạch Đông quyết định đột phá quan hệ với Hoa Kỳ.
Trở ngại của quan hệ Trung – Mỹ chủ yếu ở hai điểm: Sự khác biệt về chế độ xã hội và vấn đề Đài Loan. So sánh lực lượng chính trị nội bộ TQ, thái độ đối với vấn đề Đài Loan và mối quan hệ Trung – Xô sẽ quyết định chiều hướng phát triển của mối quan hệ Trung – Mỹ. Nếu quan hệ Trung – Xô thêm căng thẳng thì sẽ thúc đẩy quan hệ Trung – Mỹ xích lại gần nhau. Theo chiến lược ngoại giao truyền thống của TQ, không thể cùng một lúc chống lại hai kẻ thù, chỉ nên có một kẻ thù.
Đầu những năm 70, nguy cơ ở biên giới phía Bắc của TQ tăng lên. Mao chuyển chiến lược chống cả hai siêu cường sang chống Liên Xô. So với Liên Xô, sự uy hiếp của nước Mỹ bên kia bờ đại dương rõ ràng là nhỏ hơn rất nhiều. Với nhận định, “việc Đài Loan là việc nhỏ, việc thế giới là lớn”, Mao quyết định bắt tay với Nixon.

CHUẨN BỊ CHU ĐÁO CHO CHUYẾN HÀNH HƯƠNG LÊN BIÊN GIỚI

Cụ Xuân Hoài ( Trưởng Ban trù bị-Trưởng BTC ) vừa có E-Mail gửi các thành viên đã , đang và sẽ đăng ký "hành hương", Mõ Làng xin dán lên đình Làng để mọi người cùng biết và tiếp tục đăng ký tham gia ...

Chào các bạn
Ý tưởng cùng nhau lên biên giới được sự ủng hộ của các bạn , nay sắp thành hiện thực rồi.
Chúng ta cần gặp nhau để  để quyết định lần cuối mọi chi tiết . Mời các bạn đến dự cuộc gặp mặt vui vẻ này :
Ngày giờ : 10 giờ 30 ngày thứ bảy 22/2/2014
Địa điểm: Quán "Đồng Đội" Ngõ 95 Chùa Bộc Hà nội


Xin cảm ơn anh Nguyễn Hồng Nhật (K6 Quế Lâm, Đoàn 10) chủ chi cuộc gặp mặt này.
Chúng tôi không có đủ địa chỉ Email nên xin nhờ giúp đỡ :

Nhờ Nguyệt Ánh báo cho Nữ Hiếu, Tuyết Minh
Nhờ Trung Hải báo cho Thu Giang , Hữu Hùng


Nhờ tất cả mọi người báo cho những ai đến hôm nay dù chưa đăng ký chính thức , nhưng cũng có ý định tham gia chuyến đi cùng đến dự gặp mặt và xem xét đăng ký tại chỗ
Dự kiến cuộc gặp nhau kéo dài 2,5 giờ đồng hồ
Mong các bạn bỏ chút thì giờ , đến gặp nhau nhé
TM nhóm đầu sai của chuyến đi
Trần xuân Hoài 

Cụ Khoa Phi, Phát ngôn nhân của Đoàn cũng có ý kiến như sau :

 Cuộc đi này thật quan trọng. Nó có nhiều ý nghĩa mà mỗi thành viên QL đều nhận thức được . Trước cuộc đi không khí hăng say, dân chủ, đoàn kết ...thật tuyệt vời. 

Thông tin mới nhận được cho biết số anh chị em mình đăng ký tham gia tăng đột ngột. Hơn nữa còn đề nghị kéo dài thời gian tham quan...Ban VÔ TỔ CHỨC quyết định triệu tập ngay cuộc họp mở rộng bất thường vào 10 giờ 30 sáng Thứ7 tuần này để có thể đưa ra những quyết định cuối cùng cho chuyến đi. Đại diện toàn quyền được trao cho TRẦN XUÂN HOÀI,tuy chưa qua bầu cử bằng phiếu kín ông HOÀI đã chọn ra các trợ lý giúp việc có tên sau : TRẦN TRUNG HẢI, ĐẶNG NGUYỆT ÁNH, NGUYỄN HỒNG NHẬT, NGUYỄN KHOA PHI, những người có tên trên phải nêu cao tinh thần Đoàn kết vì mục tiêu cao cả giúp đỡ ông HOÀI hoàn thành nhiệm vụ. Nên nhớ mới chỉ là Q .trợ lý thôi, ai chống đối sẽ bị cắt Q! Xin chờ thông tin mới vào trưa thứ 7 tuần này.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

VAI TRÒ CỦA LIÊN XÔ TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG 2/1979


BĐH- Xin cung cấp 2 tài liệu ( sưu tầm trên mạng) về vai trò của LX ngày ấy trong cuộc chiến tranh Biên giới do TQ phát động chống VN tháng 2/1979.

Bài 1: Tài liệu từ Phương Tây .
 Vào ngày thứ ba cuộc chiến biên giới Việt – Trung (1979), một đoàn cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô do Đại tướng Obaturov dẫn đầu đã đến Hà Nội.
Sau khi tìm hiểu tình hình và nghiên cứu chiến trường, họ kết luận lực lượng Việt Nam thiếu sự điều phối và không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân Trung Quốc. Họ đề nghị các nhà lãnh đạo Việt Nam cấp tốc điều các sư đoàn chủ lực từ Cambodia về, đồng thời họ cũng yêu cầu Matxcơva viện trợ quân sự khẩn cấp cho Việt Nam. Ngoài ra, 29 sư đoàn quân Liên Xô với sự hỗ trợ của không quân đã di chuyển đến biên giới Xô – Trung thuộc khu vực Mãn Châu nhằm kìm chân Trung Quốc từ phía Nam. Trên biển Đông, 30 tàu chiến Liên Xô tiến vào, đề phòng hành động của hạm đội Nam Hải. Tuy vậy, trên thực tế, không quân và hải quân đều không được Việt Nam và Trung Quốc sử dụng trong cuộc chiến này. Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc không đồng ý sử dụng không quân trong khi nhiều chỉ huy chiến trường yêu cầu chi viện. Có lẽ, do yếu tố Liên Xô, Trung Quốc phải hạn chế cả về không gian, thời gian và quy mô cuộc tấn công.
Đại tướng G.I.Obaturov tại Việt Nam.
Các cố vấn Liên Xô ra mặt trận, lên tuyến đầu biên giới nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt. Mặc dù họ rơi vào trận pháo kích mạnh của quân Trung Quốc, may mắn không ai bị thương nhưng sáu cố vấn Liên Xô đã hy sinh tại Đà Nẵng trong một tai nạn máy bay vào đầu tháng Ba năm đó.
Hiển nhiên, sự có mặt của Đoàn cố vấn quân sự Liên Xô là một hành động thực thi Hiệp định hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô vừa ký kết trước đó – ngày 3.11.1978.
Đây là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất của Hiệp định:
“Trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công, hoặc bị đe dọa tiến công thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó, và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

NHÂN DÂN KHÔNG QUÊN !( Tin và ảnh của TS Xuân Hoài )



Dưới chân Tháp Bút
Chào các bạn !
Con dân nước Việt  không quên đâu!
Gửi  các bạn xem mấy cái ảnh tôi chụp (hoặc nhờ bấm hộ) sáng chủ nhật (16/2/2014). Tất cả là chụp ở chân Tháp Bút , Hồ Gươm. Cũng nên ghi nhận rằng, những người dân Việt họp mặt kỷ niệm thì bằng mọi cách bị cản trở, nhưng những dấu tích để lại dưới chân Tháp Bút thì không ai (nỡ hoặc dám) gỡ bỏ. Đến trưa rồi (luc tôi chụp) vẫn nguyên và người dân trẻ già vẫn đến thắp hương.


NGÀY 17/2 LÀ NGÀY GÌ ?

Tác phẩm của Họa sĩ Phạm Đỗ Đồng
Nếu các cụ quan tâm đến Lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta thời hiện đại thì có thể sang "nhà" các cụ sau đây để đọc tài liệu tham khảo, đọc thơ và xem nhiều ảnh tư liệu quý đến ...giật mình !

Đăng Sinh : Vì sao TQ tấn công VN năm 1979 TẠI ĐÂY
                   Dư luận TQ nói gì về Chiến tranh biên giới 1979 XEM TẠI ĐÂY

Tiến Hoàn : Không thể nào quên ( hình ảnh tư liệu) TẠI ĐÂY

Trung Hải  :  " Đừng sợ ! "( Thơ ) TẠI ĐÂY

Đỗ Đồng :  " Hãy nhớ lấy !"  TẠI ĐÂY 

Xuân Hoài :  Nhân dân không quên ( tại trang tiếp theo trang này trên Blog Làng ta )

17/2 NĂM NAY CÓ GÌ MỚI ?

Báo NHÂN DÂN 17/2

Báo QĐND 17/2

Bài viết của TS Vũ Cao Phan
( cựu HS LSQL) trên trang 3 báo Thanh Niên , nhan đề :

Mười bảy tháng hai

Tháng 8.1978, nửa năm trước khi diễn ra cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979, Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng) đã được đón Tổng bí thư Lê Duẩn xuống thăm và làm việc. Bài nói chuyện của Tổng bí thư giàu cảm xúc, với nhiều nội dung đã làm sáng tỏ một điều: Cuộc “gặp gỡ” của súng đạn trên biên giới phía bắc sẽ là điều không thể tránh khỏi.

 
Bộ đội hành quân chi viện cho tiền phương - Ảnh: Trần Mạnh Thường
Trên thực tế, những hoạt động xâm nhập, bắt cóc, nổ súng… từ phía “bên kia” đã ngày càng dày thêm. Và cũng trên thực tế, “bên này” đã có sự chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Nhưng rồi, Mười bảy tháng hai vẫn nổ ra như một bất ngờ.
 
Hoàng Thị Thu Hiền (sinh năm 1976) được chiến sĩ Sư đoàn 346 cứu khỏi vùng chiến sự Hòa An, Cao Bằng, vào ngày 23.2.1979 - Ảnh: Trần Mạnh Thường
Khó ngờ rằng Trung Quốc lại mở cuộc tiến công quy mô, tàn khốc trên diện rộng hàng trăm ki lô mét toàn tuyến biên giới như vậy, với lực lượng hùng hậu 60 vạn quân thay cho dự báo có thể là các cuộc xung đột cấp chiến thuật trong một không gian hạn chế. Lý thuyết chưa được kiểm chứng cho đến lúc ấy là: không thể có chiến tranh xâm lược từ phía người anh em cùng giai cấp, cùng lý tưởng! Huống hồ đây lại là giữa hai quốc gia là phên dậu của nhau, từng sát cánh trong cuộc chiến tranh trường kỳ và khốc liệt vì độc lập, tự do của dân tộc Việt. Tất cả đã đổ vỡ một sớm một chiều.
**
Nguyên nhân thật của việc gây ra cuộc chiến Mười bảy tháng hai chưa từng được công khai. Hãy để cho lịch sử phán xét, dù phải thêm năm, mười hay vài mươi năm nữa. Điều này đâu quan trọng, thực tế ai cũng rõ cả rồi. Vì sự tôn trọng Trung Quốc, và vì quan hệ lâu dài giữa hai nước, người viết bài này từng không chỉ một lần kiến nghị về việc nên chăng có các cuộc luận đàm chính thức và thiện chí về vấn đề này nhằm tạo nên đồng thuận chính trị, coi sự kiện Mười bảy tháng hai như một tai biến lịch sử chấp nhận được cho cả đôi bên như để khép dần quá khứ.

Trong các quyển sách Chính nghĩa đích hoàn kích (Cuộc đánh trả chính nghĩa) của NXB Chiến Sĩ, Tuyển tập hình ảnh tác chiến đánh trả tự vệ trước Việt Nam do Ban Chính trị hậu cần quân khu Côn Minh ấn hành năm 1984, Hùng sư chấn nam cương của NXB Mỹ thuật Hà Bắc (in lần thứ nhất vào tháng 7.1989)... là những bài viết, hình ảnh xuyên tạc sự thật lịch sử về cuộc chiến Mười bảy tháng hai; vu khống, xúc phạm Việt Nam. Còn theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, trong những dịp cao điểm, nhiều cơ quan truyền thông Trung Quốc đã tung ra hàng trăm tin, bài với những nội dung xảo ngôn, kích động tương tự.

Trần Ka

Nhưng hình như có những người, có những luận điểm truyền thông ở nước bạn không muốn thế. Năm 2009, 30 năm sau Mười bảy tháng hai, đầy ắp trên các trang mạng - và cả báo viết - của Trung Quốc là những bài phấn khích cực đoan về cuộc “phản kích tự vệ”. Người ta đánh thức cuộc chiến ấy với đầu rơi máu chảy được mô tả, hả hê chuyện tống bom, tống bộc phá giật sập một chiếc hang giết chết hàng trăm người dân Việt Nam vô tội vào đấy lánh nạn. Rồi sau đó, trên các phương tiện truyền thông, lúc ngấm ngầm khi bột phát, người ta nhắc về Mười bảy tháng hai bằng giọng điệu kích động, gây hấn và thậm chí có tờ báo còn “thiết kế” ra cả kịch bản chiến tranh trên bộ và trên biển Đông trong tương lai gần. Ngay cả mối quan hệ một thời “môi hở răng lạnh” (chữ của phía Trung Quốc) với nước láng giềng Việt Nam cũng bị các luận điệu ấy kích bác một cách giễu cợt, ác ý…
May thay, những điều đó, dù có thể được “bật đèn xanh" lúc này hay lúc khác, cũng không phải là đại diện của dư luận và lương tri Trung Quốc.
Một nhà ngoại giao kể rằng ông ở Bắc Kinh thời kỳ Mười bảy tháng hai. Có lần đi sửa kính, người thợ già khi biết ông là người Việt liền bảo: “Tôi không hiểu những gì đang xảy ra ở biên giới, nhưng đem con em Trung Quốc đi đánh Việt Nam là không thể được…”, rồi dứt khoát không lấy tiền công. Còn câu chuyện dưới đây được kể từ Quý Châu, tỉnh vùng cao Trung Quốc. Một đoàn khảo sát thủy điện đến đấy, ghé vào quán ăn hẻo lánh. Khi biết trong đoàn có một số chuyên gia Việt Nam, chủ quán liền bốc điện thoại gọi đi đâu đó. Rồi giải thích: Ở vùng này hầu như không thấy người Việt, ông trưởng thôn của chúng tôi vẫn mong có dịp gặp họ. Trưởng thôn đến ngay tắp lự (dù ông đi lại không dễ dàng), trong quân phục Giải phóng quân chỉ có chiếc mũ với quân hiệu là mới (chắc lâu không có dịp đặt lên đầu), tay trái chống nạng, tay phải cầm một chai rượu, hỏi: “Xin lỗi, ở đây có ai từng là quân nhân không?”. Bạn tôi, người kể lại câu chuyện này đứng lên. Anh chưa kịp cất lời thì trưởng thôn đã lập tức quăng nạng qua một bên, dằn chai rượu lên bàn, hai chân - một giả, một thật - dập mạnh vào nhau, tay phải hắt một đường thẳng lên vành mũ: “Tôi đã từng tham gia chiến tranh “phản kích tự vệ”, xin nhận ở đây lời xin lỗi của tôi”. Ông kể mình mất một chân vì vấp phải mìn, và thôn nhỏ này cũng có sáu, bảy quân nhân tử trận trong cuộc “phản kích tự vệ” ấy. Ở Quảng Tây, tôi có một nhóm bạn là những chiến sĩ công binh Trung Quốc từng sang giúp chúng ta trong kháng chiến. Từ lần đầu tiếp xúc, họ vẫn gọi là “bạn chiến đấu”, đón tiếp chân tình. Ám chỉ đến cuộc chiến Mười bảy tháng hai, có người trong số họ bảo: “Cái gì xấu vứt ở ngoài kia, không cho ngồi vào đây”.
Những quan điểm tương tự cũng có ở các học giả, chuyên gia và ngay cả giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Có vị từng đánh giá cuộc chiến tranh Mười bảy tháng hai là một sai lầm. Có vị gần đây còn nhìn nhận “công lao xây dựng quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước láng giềng mấy chục năm qua của chúng ta chừng đã đổ hết xuống sông xuống biển”.
**
Quy chiếu từ tuyên bố “Dạy cho Việt Nam một bài học”, có thể khẳng định rằng: Nhìn từ 35 năm sau, cuộc chiến Mười bảy tháng hai thật sự là một sai lầm nghiêm trọng của những người gây ra nó. Còn lý do để có nó - cái gọi là cuộc “phản kích tự vệ” - chắc chắn là một ngụy lý. Người ta lu loa rằng, phải “phản kích tự vệ” vì đã có hàng ngàn cuộc nổ súng, xâm lấn từ phía Việt Nam, điều không hề có thật. Khi ấy, vừa giành được độc lập tự do, đang nỗ lực xây dựng đất nước trước muôn vàn khó khăn thì làm sao mà Việt Nam có thể dư lực mà khiêu khích, gây chiến với một nước mạnh là Trung Quốc. Hơn nữa, đấy là quốc gia từng ủng hộ Việt Nam trong hai cuộc chiến chống ngoại xâm thế kỷ 20. Nếu vin vào việc “vì yếu tố Campuchia” thì lịch sử đã cho thấy rõ rồi. Sau khi hỗ trợ lực lượng giải phóng Campuchia xóa tan nạn diệt chủng (cũng chính là mối nguy ở biên giới Tây Nam), Việt Nam đã tôn trọng quyền quản lý đất nước của người Campuchia để đất nước này nay cũng là “người bạn đáng tin cậy của nhân dân Trung Quốc”, như người ta hoan hỉ. Có thể không bắt bẻ những chuyện này làm gì, nhưng đáng quan tâm là: đến nay, bên kia biên giới, đây đó vẫn tồn tại luận điệu “gắp lửa bỏ tay người”, dựng nên những câu chuyện sai sự thật để vừa kích động, vừa gây áp lực.
 
Xe tăng Trung Quốc bị Tiểu đoàn 50 (Trung đoàn 567 - Bộ Chỉ huy quân sự Cao Bằng) tiêu diệt tại Nà Tòng, thị xã Cao Bằng - Ảnh: Trần Mạnh Thường
Chính sách gây áp lực tuyệt đối không thể giúp được gì vào việc xây dựng một quan hệ tốt đẹp theo mong muốn của cả hai bên. Người Á Đông vốn chủ trương thuyết “tiểu nhân - quân tử”; thái độ quân tử ở góc nhìn của thời đại nên là một trong các tiêu chí để xử sự, truyền thông về sự thật lịch sử và cả với những bất đồng.
Kiên quyết bảo vệ lợi ích của đất nước, của dân tộc, các thế hệ Việt Nam có lúc thể hiện sự thận trọng nhún nhường vì đại cục; nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc để người nghĩ mình ươn sợ. Có câu: “Đành để người ghét, chớ để người khinh”. Huống hồ chúng ta có chính nghĩa ngàn năm lịch sử sau lưng và trăm triệu Lạc Hồng trước mặt chứ, đồng bào.
TS Vũ Cao Phan
(Viện Chính trị và Quan hệ quốc tế, Đại học Bình Dương)
>> Tưởng niệm liệt sĩ bảo vệ biên giới phía bắc
>> Cầu siêu liệt sĩ bảo vệ biên giới phía bắc

--------------------------------------------------------------

 Báo TUỔI TRẺ  ngày 16/2 có bài của PGS Lê Mậu Hãn, nhan đề :

Không thể bỏ qua một giai đoạn đau thương

16/02/2014 10:03 (GMT + 7)
TT - Cuối những năm 1990, PGS.NGND Lê Mậu Hãn với tư cách chủ biên đã đưa vào bộ Đại cương lịch sử Việt Nam dữ kiện về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn hạ ở bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng lúc 8g sáng 17-2 - Ảnh: Mạnh Thường
Dù mới đề cập khái quát nhưng đây là một trong những tư liệu ít ỏi cho sinh viên biết về cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc năm 1979.
Sáng 17-2-1979, vừa đến Cao Bằng công tác, lúc đó khoảng 7g30-8g bỗng tôi nghe nhiều tiếng súng vang lên liên tục, gây nên những âm thanh chát chúa, kinh động, tôi liền bật dậy, vác máy ảnh chạy ra. Lúc này, trong khói lửa mịt mù, tôi thấy nhiều xe tăng của Trung Quốc bị bắn, trong đó có một chiếc xe tăng của lính Trung Quốc đang chúi đầu xuống tại con suối gần Bệnh viện Hòa An, Cao Bằng vì bị quân ta bắn hạ, tôi liền chụp ngay. Đây là một hình ảnh thật ấn tượng về sự thất bại của đối phương mà tôi đã chụp được trong thời khắc đó.
MẠNH ThƯỜNG
Trải lòng cùng Tuổi Trẻ nhân 35 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, PGS Lê Mậu Hãn chia sẻ:
- Năm 1998, khi đưa thông tin về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới vào tài liệu học tập là do tôi viết sử bằng trách nhiệm, lương tâm của một nhà nghiên cứu, giảng dạy lịch sử.
Bộ sách Đại cương lịch sử Việt Nam được tái bản liên tục hơn 15 năm qua. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ bổ sung từng bước những dữ liệu lịch sử quan trọng cho bộ sách này để mọi người dân Việt Nam cũng như những sinh viên, học viên theo học chuyên ngành lịch sử có được cái nhìn chân thật, đầy đủ về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
* Từ những chứng cứ và tài liệu đã có, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cần được nhìn nhận thế nào từ góc nhìn lịch sử, thưa ông?
- Đây là cuộc chiến đấu ác liệt. Trong báo cáo của Hội đồng Chính phủ về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ của toàn dân và toàn quân ta trước tình hình mới do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - ủy viên Bộ Chính trị, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó - trình bày tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa VI, tháng 5-1979, đã khẳng định mức độ tàn khốc của nó với những dẫn chứng rất cụ thể.
Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy khi đó Trung Quốc đã dày công chuẩn bị để tấn công vào Việt Nam, còn phía ta thì nhân dân vừa ra khỏi 30 năm chiến tranh quyết liệt, đang gặp khó khăn về mọi mặt.
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới chỉ diễn ra chừng một tháng, nhưng những căng thẳng sau đó còn kéo dài cả chục năm trời.
"Cuộc đấu tranh chính nghĩa nào cũng xuất hiện những con người quả cảm, những hành động yêu nước đáng tự hào, học tập. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cũng vậy. Có những con người, sự việc đã được biết tên nhưng cũng có những anh hùng khuyết danh, những hành động đáng quý âm thầm lẫn vào trong những thế hệ người Việt Nam yêu nước thời đó"
PGS Lê Mậu Hãn(nguyên chủ nhiệm khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp, nay là Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội)
* Lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc sau 35 năm vẫn còn nhiều vấn đề chưa được hiểu thấu đáo, rõ ràng. Theo ông, việc này có phải do nguồn tư liệu lịch sử chính thống quá ít ỏi?
- Vấn đề này khá nhạy cảm. Bởi việc đưa vào chính sử cần phải chuẩn xác, nhưng cũng phải làm sao để không khiến cho tình hình thực tế trở nên căng thẳng. Mục tiêu mà nhân dân Việt Nam trước đây và hiện thời hướng tới vẫn là hòa bình.
Việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ bằng giải pháp hòa bình không phải đổ máu vẫn là điều chúng ta mong muốn nhất.
Tuy vậy, không có nghĩa là chúng ta phải quên đi, bỏ qua một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng cũng vô cùng tự hào.
Tôi nghĩ, với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, 35 năm cũng là một khoảng lùi lịch sử đủ để đánh giá, nhìn nhận lại. Giá trị của lịch sử phải là sự chân thực của sự kiện được tôn trọng và ghi nhận.
Với mục đích “dân ta phải biết sử ta”, trách nhiệm của những nhà sử học bây giờ phải đánh giá, thẩm định lại những tư liệu lịch sử của giai đoạn này để bổ sung vào chính sử. Cá nhân tôi cũng có nguyện vọng bổ sung thêm vào phần lịch sử chiến đấu bảo vệ biên giới mà chúng tôi đã từng đưa vào Đại cương lịch sử Việt Nam.
* Theo ông, lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc có nên đưa vào sách giáo khoa dạy cho học sinh phổ thông không? Nếu việc này được thực hiện, liệu có những khó khăn gì?
- Tôi cho rằng rất nên đưa lịch sử giai đoạn này vào chương trình giáo dục phổ thông, như lịch sử đấu tranh kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
Các thế hệ người Việt Nam cần hiểu bản chất của các cuộc chiến tranh, mục đích đứng lên đấu tranh của quân và dân ta và sự quyết liệt, anh dũng đáng tự hào của những con người Việt Nam trong tư thế bảo vệ chủ quyền, bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.
* Việc đưa giai đoạn lịch sử này vào giáo trình và sách giáo khoa lịch sử cho học sinh, sinh viên có ý nghĩa giáo dục thế nào đối với thế hệ trẻ?
Hai chị em cháu bé cùng bà con sơ tán khỏi thị xã Cao Bằng khi quân Trung Quốc tấn công vào đây sáng 17-2-1979 - Ảnh: Mạnh Thường
- Việc mô tả các giai đoạn lịch sử nói chung và lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nói riêng phải tùy vào đối tượng.
Với giới học thuật, nghiên cứu sử học, sinh viên chuyên ngành lịch sử thì cần mô tả đầy đủ sự kiện lịch sử. Nhưng với học sinh phổ thông thì cần chọn lọc. Không nên nặng về mô tả con số, sự thương vong, tổn thất, cũng không cần nặng nề việc nêu bài học thành công, thất bại mà nên đưa vào sách giáo khoa những câu chuyện lịch sử, những nhân vật lịch sử để khơi gợi niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước của thế hệ trẻ.
Việc đề cập tới lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cần để thế hệ trẻ hiểu rằng quân và dân ta thời kỳ đó đã buộc phải đấu tranh để bảo vệ đất nước, điều đó cũng là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, khát vọng độc lập tự do như tinh thần Tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ đã đọc trong ngày Quốc khánh. Việc tái hiện lịch sử một cách chân thực, khách quan chính là cách giáo dục thế hệ trẻ hiệu quả nhất.
* So với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những tấm gương, những nhân vật lịch sử của thời kỳ chiến đấu bảo vệ biên giới chưa được biết đến nhiều. Một số nhà nghiên cứu chia sẻ chính bản thân họ cũng chưa có điều kiện để tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin, tài liệu...
- Cuộc đấu tranh chính nghĩa nào cũng xuất hiện những con người quả cảm, những hành động yêu nước đáng tự hào, học tập. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cũng vậy. Có những con người, sự việc đã được biết tên nhưng cũng có những anh hùng khuyết danh, những hành động đáng quý âm thầm lẫn vào trong những thế hệ người Việt Nam yêu nước thời đó.
Khoa lịch sử của trường tôi đã có những sinh viên đã viết đơn bằng máu để xin được cầm súng nơi biên cương phía Bắc. Khi đó, với tư cách là chủ nhiệm khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp, tôi là người trực tiếp nhận bức huyết thư của sinh viên.
Bức huyết thư xin đi chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của cựu sinh viên khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội năm 1979 đang được lưu giữ tại phòng truyền thống Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội - Ảnh: Phạm Cường
Một trong hai bức huyết thư đó hiện đang được lưu giữ trong phòng truyền thống nhà trường. Kể lại chuyện này để thấy rằng ở thời nào toàn thể người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, luôn sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc.
Những tấm gương anh dũng hi sinh, những hành động của người Việt Nam yêu nước phải được nhắc đến, tôn vinh đầy đủ, xứng đáng. Nếu điều đó chưa làm, hoặc chưa làm tốt thì trách nhiệm của những người viết sử, nghiên cứu lịch sử cần phải tiếp tục tìm kiếm, thẩm định tư liệu lịch sử để công bố.
NGỌC HÀ - VĨNH HÀ thực hiện
“Chúng tôi không thể chết”
... “Trong pháo đài lúc này ngoài chúng tôi còn có độ 50 đồng bào. Hầu hết là đàn bà, trẻ em từ dưới thị trấn Đồng Đăng chạy lên tránh đạn pháo từ sớm ngày 17-2. Vì đông người nên thức ăn thức uống dự trữ của chúng tôi đã sắp hết. Chỉ còn dăm cân mì sống và mấy lít nước cạn dưới đáy phi. Trong pháo đài tối om và ngột ngạt vì hơi người, ầm ĩ tiếng trẻ con khóc lặng đi vì khát nước, khát sữa. Mệt quá, khát quá tôi ngồi dựa lưng vào góc tường, đầu choáng, người ớn lạnh và buồn nôn vô cùng. Bỗng “ầm!... ầm!” hai tiếng nổ khủng khiếp nối nhau. Pháo đài rung chuyển. Tiếp đó hàng chục, hàng trăm tiếng nổ chói tai rung óc. Hơi khói cay sè, đen đặc cuồn cuộn ùa vào từng căn phòng trong pháo đài. Tiếng kêu nhốn nháo:
- Địch giật bộc phá lấp đường hầm rồi!
- Địch thả lựu đạn cay các đồng chí ơi! Ai có khăn ướt thì đậy ngay lên mặt đi.
Một giọt nước uống còn không có, đào đâu ra khăn ướt. Tiếng trẻ con sặc sụa rồi lặng đi. Mấy đồng chí thương binh kêu rú lên, nấc nấc hai ba cái rồi lịm. Tôi bò sờ soạng lần về lỗ thông hơi để thở nhưng từ ngoài địch nhét lựu đạn cay vào nổ choang choác, rồi ngất lịm. Tỉnh dậy tôi thấy tức thở quá. Tiếng nổ vẫn ầm ầm...”.
(Đắc Trung ghi theo lời kể của Nông Thanh Phiao,
dân tộc Nùng, chiến sĩ công an vũ trang đồn C5, Lạng Sơn)
Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch từ lâu
Cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3 ghi: Từ sáng 17-2, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn (tương đương 60 vạn quân), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tiến công nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) dài hơn ngàn cây số.
Báo cáo của Hội đồng Chính phủ năm 1979 khẳng định cuộc chiến này được đối phương tiến hành theo một kế hoạch đã chuẩn bị từ lâu. Theo đó, dựa vào số quân rất đông, quân đội Trung Quốc đã cùng một lúc tiến công trên nhiều hướng, lấy ba hướng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn làm trọng điểm. Các hướng đều tập trung lực lượng rất lớn, kết hợp bộ binh, pháo binh với xe tăng, tiến công ồ ạt đánh liên tiếp hết đợt này đến đợt khác, không kể thương vong. Họ muốn mau chóng phá vỡ các trận địa phòng thủ, đập tan sự kháng cự của lực lượng vũ trang ta, nhanh chóng chiếm lấy các mục tiêu đã định, đặc biệt là chiếm lấy các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai trong vòng một, hai ngày. Đến ngày 5-3-1979, đối phương đã buộc phải tuyên bố rút quân về nước.
 

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Cụ FainaPhuong kể chuyện : MỘT NGÀY VALENTINE TUYỆT VỜI !


BĐH- Ngày Tình nhân tưởng đối với các cụ già chúng ta “nhạt nhòa”, ai ngờ cũng rất thú vị. Ngày Valentine vừa qua với cụ Hồng Phương ( Nick Name FainaPhuong) là một thí dụ tuyệt vời ! Xin phép cụ chủ nhà cho Mõ được “chôm” Entry của cụ về trưng ở đình Làng để mọi người cũng chia sẻ .
Lối vào trang trại
Bình thường vào ngày rằm tháng riêng các cụ bà thường đi chùa cầu bình an cho cả gia đình, năm nay ngày này lại đúng vào ngày lễ TÌNH NHÂN nên kế hoạch thay đổi. Một bạn có trang trại ở Đức Hoà-Long An đăng cai tổ chức họp mặt các cựu SV, NCS trường MGU tại trang trại để mừng ngày lễ TÌNH NNHÂN. 
      Chúng tôi, gồm 12 người có mặt tại nhà K.Liên, hơn 9 giờ xe chạy thẳng đến Long An, chủ nhà liên tục cập nhật thông tin xem đoàn đi đến đâu, xe chạy 1g30 phut thì tới. Một trang trại thật đẹp, rộng, mát, nhiều cây trái và đầy đủ tiện nghi, phải nói là một chuyến du lịch sinh thái trên cà tuyệt vời. Nó tuyệt vời ở chỗ : nghỉ ngơi ở đây người nào cũng thấy khỏe ra. Trang trại này ở kế bên khu vườn lạ Long An, nơi mà hàng ngày có rất nhiều người đến đây nghỉ ngơi, an dưỡng-chữa bệnh. Hơn thế nữa, khu trang trại này được nhà Kinh Dịch học Nguyễn Đỗ Ngạc chọn hướng theo phong thuỷ, đo năng luợng rất kỹ. Theo anh Ngạc nơi đây năng lượng rất cao cho nên một số nhà khoa học có điều kiện đã rủ nhau mua đất lập thành một làng để nghỉ ngơi khi về hưu, ở đây người khỏe, nhẹ nhõm và sảng khoái.
 Trước khi đi, tôi cảm thấy người không khỏe, cả DK cũng mệt, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đi, đến buổi chiều tối trở về SG ai cũng vui, khỏe và phấn khở.
      Chúng tôi được chủ nhà-bạn Vũ văn Tiễu đón tiếp rất nồng nhiệt. Nghỉ ngơi một lúc thì ra quầy bar uống nước, nghe nhạc. Phải nói là Tiễu đầu tư vào khu này khá nhiều và công phu, quầy bar ở đây không kém những quầy bar ở SG là mấy, ngoài ra còn có cả Spa, khắp vườn có lều, có võng nằm nghỉ, ai muốn thưởng thức cái gì thì tuỳ ý. Đặc biệt, ở đây Tiễu chỉ làm nơi nghỉ ngơi cho gia đình và đón tiếp bạn bè, không tiếp khách du lịch.
       Khi tất cả mọi người đã khỏe lại sau một chặng đường dài thì chủ nhà đưa một bó hoa hồng cho các cụ ông tặng cho các cụ bà, tuy nhiên, nếu gọi các cụ thì cũng chưa hẳn là đúng vì cũng có một em U-50, mấy cụ U-70, còn lại là U-80 cả rồi, nhưng thật sôi nổ, ồn ào, nét mặt ai cũng rặng rỡ đón nhận những bông hồng mang đầy tình yêu bạn hữu. Sau khi tặng hoa là sự ngọt ngào của kẹo socola do chính chủ nhân trao cho từng người.
     Buổi trưa, chúng tôi được mời ăn cơm, nhưng phải gọi là bữa tiệc mới đúng vì quá nhiều món ngon “Cây nhà, lá vườn” do một cô cháu gái chế biến. Sau bữa cơm trưa, nghỉ ngơi thoải mái, chiều lại lại cà phê, bánh kẹo, thật thanh thản vô cùng.
     Lúc chi tay, các cụ bà đều có bầu, người bầu to, kẻ bầu nhỏ do chủ nhà tặng, chỉ có điều các cụ chỉ mang bầu mà không bao giờ sinh.
     Cám ơn gia chủ Vũ Văn Tiễu đã cho chúng tôi có mộ ngày Valentine tuyệt vời. 
-----------------------------
Các cụ BẤM VÀO ĐÂY  để sang nhà cụ Hồng Phương xem nhiều hình ảnh đẹp .

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

CỤ VIỆT HÙNG MỞ CLB 2N .



Câu Lạc Bộ Nghe – Nhìn ( Viết tắt CLB 2N ) là sáng kiến độc đáo của Blogger Dang Viet Hung từ Ukraina thực hiện trên Blog của mình . Bắt đầu từ ngày 04/02/2014 cụ Việt Hùng giới thiệu CLB của mình như sau : " CLB 2N nghĩa là Câu Lạc Bộ Nghe Nhìn. Từ nay blog ĐVH sẽ dành hầu như tất cả “chỗ” và “thời gian” cho câu lạc bộ này. Đây là nơi tôi muốn đưa lên để сùng xem và chia sẻ với các bạn những videoclip tôi thích (và trộm nghĩ là chắc các bạn cũng sẽ thích) về các đề tài: VŨ TRỤ, TRÁI ĐẤT của chúng ta, Cảnh đẹp THIÊN NHIÊN, KHKT và tất nhiên là CA NHẠC (chủ yếu là ca nhạc  trữ tình và nhac thư dãn).
Cửa vào CLB hoàn toàn “miễn phí” – các bạn xem xong không cần phải "trả" bằng com, nhưng nếu bạn nào để lại vài lời chia sẻ cảm tưởng của mình thì sẽ xin chân thành cảm ơn. Các “bài’ (entry) sẽ không cầu kỳ, có khi sẽ chỉ là một hai clip về một khía cạnh nào đó trong các đề tài nêu trên. Thí dụ, hôm nay vẫn còn Tết nên mời các bạn thưởng thức giai điệu “Hồ Thiên Nga” của Traicovski, mà theo tôi trong chúng ta ai mà chả thích:
( Mời xem TẠI ĐÂY )

Vừa ra đời CLB 2N đã thu hút khá đông các cụ Làng ta vào sinh hoạt . Nhiều Bloggers đã để lại Comments hết lời ca ngợi và hy vọng chủ CLB , cụ Việt Hùng duy trì thường xuyên và ngày càng PHONG PHÚ VỀ NỘI DUNG, HẤP DẪN VỀ HÌNH THỨC .  

Cụ 3B Trần Trung Hải  nhận xét :  
Thế là CLB 2N chính thức trình Làng vào dịp Tết Giáp Ngọ (hôm 04/02/2014) sau có 7 ngày (11/02) đã sinh hoạt được 3 lần; mà lần nào cũng rất chất lượng. Thế mới biết ông chủ CLB 2N bạn ĐV.Hùng còn "sung sức lắm", rất lãng mạn và trẻ trung. Các cụ Cu Lờ ở VN còn tấm tác khen ông Chủ CLB 2N (mình "dịch nghĩa" 2N là "2 Ngon" (Ngon mắt &Ngon tai), thì các "cô gái tóc vàng" ở U thì phải say như "điếu đổ" ấy chứ. Nói đùa cho vui thôi. Còn nói "nghiêm (văn) chỉnh" là cả 3 kỳ CLB mình đều thích; nhưng 2 kỳ cuối thì mình thích hơn, (Bài hát hay, cảnh đẹp, bài viết giới thiệu của Chủ nhân rất súc tích... Về từng bài, các bạn đã comment và như đã "nói hộ " mình rồi.
Chúc ông Chủ CLB "2 lờ ngắn" (2N),sung sức để duy trì sinh hoạt CLB đều đều
 
Cụ Đặng Việt Hùng trả lời như sau :
CLB 2N rất vinh hạnh hôm nay được cụ Phó Làng đến thăm và động viên. Với tinh thần XHCN thay mặt BQT tôi xin hứa là sẽ : tích cực, lỗ lực phấn đấu, đấu tranh nội bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, ít nhất là 100, 99%! Xin đề nghị Ban lãnh đạo Làng QL luôn quan tâm, " theo dõi ” hoạt động của CLB, thỉnh thoảng “rẽ” vào thăm để cùng Ban lãnh đạo CLB chúng tôi vừa “nâng lên đặt xuống” (trong tưởng tượng) vừa Nhìn và Nghe các “em” ca hát, nhảy múa. Rất hân hạnh được đón tiếp!
BĐH Blog lusonquelam hoan nghênh và ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến thành lập CLB 2N của cụ Việt Hùng .
Xin mời cả Làng BẤM xem và nghe Clip " Chiều Matxcova"  trong buổi sinh hoạt gần đây nhất của CLB 2N

CHA ĐẺ CỦA GAME Flappy Bird - MỘT TÀI NĂNG ? MỘT TÍNH CÁCH LẠ ?

Vì sao Flappy Bird bị " cha đẻ" khai tử  ?

Chàng trai này người Việt có tên Nguyễn Hà Đông , đang sống tại HN, mới trên 20 tuổi nhưng vừa nổi tiếng thế giới bởi là tác giả của một game cài trên ĐTDĐ có tên Flappy Bird được coi là hấp dẫn nhất hiện tại ...

Để biết sâu hơn về Nguyễn Hà Đông  và sản phẩm IT của anh thu về mỗi ngày 50.000 USD ( 1 tỷ VND) , các cụ chỉ cần vào gongle gõ các từ " Nguyễn Hà Đông" hoặc  "Flappy Bird" , lập tức sẽ có hàng ngàn câu trả lời rất cụ thể .

Ở đây chúng tôi đưa đến quý cụ một thông tin ngạc nhiên mới nhất : 

12-02-2014


Hà Đông lên tiếng sau cuộc gặp với Phó Thủ tướng

Lê Phương
Lời giới thiệu của NQL: Lần đầu mình biết đến một tài năng có tính cách rất lạ! Rất khó kết luận về Nguyễn Hà Đông và việc dẹp bỏ trò chơi Flappy Bird của anh, chỉ biết xuýt xoa đây là một tài năng quí hiếm. Chỉ sợ tính cách " rất lạ" của anh làm hỏng hoặc cản trở cái tài của anh.

 Nguyễn Hà Đông - chủ sở hữu của game di động nổi tiếng nhất thế giới thời điểm hiện tại - khẳng định rằng Flappy Bird đã "chết" vĩnh viễn.
“Flappy Bird được thiết kế để chơi trong vài phút nghỉ giải lao”, Hà Đông chia sẻ trong cuộc phỏng vấn độc quyền lần đầu tiên kể từ khi anh gỡ bỏ Flappy Bird.
“Nhưng nó đã trở thành một sản phẩm gây nghiện. Tôi nghĩ điều này là cả một vấn đề. Để giải quyết vấn đề này, cách tốt nhất là gỡ bỏ Flappy Bird. Nó đã bị xóa mãi mãi.”
Cùng với việc xóa Flappy Bird, Hà Đông cũng bỏ lại sau lưng một núi tiền. Theo chia sẻ của Hà Đông với trang tin công nghệ The Verge trước đó, có thể ước tính anh thu về từ Flappy Bird khoảng 50.000 USD/ngày.
Anh từ chối bình luận về con số này, cho biết: “Tôi không biết con số chính xác là bao nhiêu, chỉ biết là nó rất lớn”.
Buổi phỏng vấn được tổ chức tại địa điểm bí mật trong một khách sạn tại Hà Nội, với điều kiện không chụp ảnh nhân vật. 
Buổi phỏng vấn này bị chậm vài giờ do cuộc gặp gỡ của Hà Đông với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - một sự kiện chấn động với người trước đó vài tuần còn chưa ai biết đến.
Hà Đông tiết lộ, thậm chí bố mẹ anh còn không biết Flappy Bird tồn tại cho đến khi truyền thông đưa tin tràn lan về nó trong những ngày gần đây.
Theo Forbes miêu tả, Hà Đông xuất hiện với kiểu tóc đầu đinh và có vẻ hơi mệt mỏi. 
Anh đốt nhiều điếu thuốc trong cuộc phỏng vấn kéo dài 45 phút, còn tay thì phác thảo hình một chú khỉ trên mảnh giấy.
Flappy Bird trình làng miễn phí vào ngày 24/5/2013. Hà Đông tiết lộ mình viết code cho trò chơi trong vòng chỉ 2 hay 3 ngày.
Hiện Hà Đông đang sở hữu nhiều ứng dụng lọt top App Store, trong đó có Super Ball Juggling và Shuriken Block đứng lần lượt tại vị trí số 6 và 18. Anh cho biết không có ý định xóa những trò chơi này vì chúng “vô hại”. 
Tuy nhiên, anh khẳng định nếu thấy người dùng có dấu hiệu nghiện chúng, anh sẽ xóa bỏ không thương tiếc.
Trong lúc xem xét việc gỡ Flappy Bird, Hà Đông tiết lộ chính lương tâm mới là thứ thúc đẩy anh nhiều hơn, vì “cuộc sống đã không còn thoải mái như trước”. “Tôi không thể ngủ được”, anh cho biết.
Sau khi xóa Flappy Bird, anh đã lấy lại được chút thanh thản và dành ít thời gian để chợp mắt.
“Tôi không nghĩ đó là một sai lầm. Tôi đã suy nghĩ rất kỹ”, anh khẳng định.
Hà Đông cho biết vẫn sẽ tiếp tục phát triển game. “Sau thành công của Flappy Bird, tôi đã thấy tự tin hơn, và giờ tôi có thể tự do làm bất cứ thứ gì mình muốn”.
Những người nghiện Flappy Bird có lẽ cũng không có gì phải lo lắng, vì đã có rất nhiều game thay thế. Những trò chơi “nhái” đã xuất hiện trên App Store với cái tên như Flappy Plane, Flappy Whale, Flappy Penguin và Flappy Angry Bird. 
Tuy nhiên, Hà Đông cho biết anh sẽ không kiện những trò chơi “đạo” ý tưởng này. “Tôi đã chơi thử Ironpants. Nó là một trò thú vị”. 
Khi được hỏi về lời nhắn gửi tới những người chơi Flappy Bird đã bị thất vọng qua sự việc vừa rồi, Hà Đông chỉ nói ngắn gọn: “Cảm ơn các bạn rất nhiều, vì đã chơi game của tôi.”
 Theo Forbes

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

THƯ CỦA CỤ XUÂN HOÀI TRAO ĐỔI VỀ K.H ĐI THĂM BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Chào các bạn !
 Tôi đã tìm hiểu, tiếp xúc những người có kinh nghiệm và các nơi tổ chức thì sơ bộ như sau, xin trình các cụ cho ý kiến:

Thời điểm: Trong khoảng từ 25/2 đến 10/3.
Lý do chọn khoảng này là trời ấm hơn , và cũng trong tháng kỷ niệm 35 năm chiến tranh xâm lược biên giới VN của TQ 17/2-18/3/1979

Thời gian: 2 ngày 1 đêm , xuất phát từ Hà nội , về lại Hà nội

Lịch trình:
Ngày 1: Hà nôi-Cao bằng , có hai phương án
a) Hà nôi-Cao bằng , an trưa ở TP Cao Bằng. Chiều: Tham quan các thắng cảnh, địa danh lịch sử gần TP Cao Bằng. Nghỉ đêm KS 2 sao Cao Bằng hoặc
b) Hà nôi-Nước hai ,an trưa ở Nước Hai, chiều lên Pắc bó, tối về ngủ ở Cao bằng.
Ngày 2: Cao băng-Lạng sơn-Hà nội. Xuất phát Cao bằng. Thăm chiến trường Đông Khê-Thất khê,(Chống Pháp). Rẽ đến Cầu Khánh Khê trên sông Kỳ cùng, nơi một tiểu đoàn VN hy sinh, máu nhuộm đỏ khúc sông, Thắp hương viếng các liệt sĩ ở điểm này. Trở lại đường 4A đến Cao Lộc Lạng sơn, chiến trường ác liệt với TQ- Về Đồng Đăng thăm mốc sô" 0" mới , nhìn Ải Nam quan từ xa. Có thể ăn trưa ở dọc đường hoặc về đến Lạng sơn ăn trưa. Tham quan Lạng Sơn rồi về Hà nội (khoảng 8:30-9:30 tối đến Hà nội kết thúc chuyến đi.

Cách Tổ chức: Sẽ thuê riêng trọn gói một xe và người tổ chức hướng dẫn hậu cần cho riêng nhóm CuLo (và người thân nếu có), không có khách lạ.
Nếu có đủ 10-12 người tham gia thì sẽ đi xe 14-16 chỗ ngồi là tiện nhất.
Giá cả trọn gói: ăn ở, đi lại và mọi chi phí liên quan: 1,6-1,7 triệu/người (ước tính)
Đông người hơn , đi xe to thì rẻ hơn độ 150 ngàn
Ít người hơn, đi xe 7 chỗ thì đắt hơn 200 ngàn.

Xin mọi người cho ý kiến cụ thể, ra quyết định thế nào thì XH tôi xin chấp hành.
Khi Bộ Chính Trị Culo đã thống nhất rồi, thì đề nghị Calathau cho đăng lên Blog
Mong quý Cụ xem xét, cho ý kiến ngay.
                                                                                                   Trần Xuân Hoài

KỶ NIỆM 35 NĂM ĐÁNH TAN CUỘC XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC



Giáo sư sử học Vũ Minh Giang:  



Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: 
Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm
(LĐ) - Số 30 Tô Phương Thủy

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

TỤC "NGỦ THẢO" CỦA NGƯỜI Raglai NINH THUẬN

BĐH- Cụ Khoa Phi không dựng "nhà riêng" nhưng rất nhiệt tình với công việc của Làng.. Cụ có thể quay clip, chụp ảnh về hoạt động của Hội gửi thẳng cho BĐH sử dụng. Cụ Khoa Phi cũng thường đưa ra những ý tưởng giúp BĐH không đi chệch định hướng . Thỉnh thoảng cụ Khoa Phi còn sục sạo vào các trang mạng ( cả lề Đảng và lề dân) để tìm kiếm các thông tin chứa đựng kiến thức mới lạ và thúc giục chúng tôi trưng giữa đình Làng để các cụ cùng đọc. Câu chuyện về tập tục "lạ" dưới đây là 1 trong những sưu tầm của cụ Khoa Phi muốn gửi đế quý cụ đọc cho vui !

Trai gái " tìm hiểu" được ngủ cùng, tỏ tình nhưng cấm ân ái!

Người Raglai ở Bác Ái, Ninh Thuận có nhiều nghi lễ đặc sắc như lễ cưới, lễ bỏ mã, lễ mừng lúa mới… đặc biệt nơi đây còn lưu giữ tập tục ngủ thảo độc đáo.
Raglai là một dân tộc thuộc huyện vùng cao Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận có ngôn ngữ và nét văn hóa gần giống với dân tộc Chăm. Họ sống chủ yếu quanh đồi núi, ở trong những ngôi nhà sàn, làm nương rẫy, có lối sống mang tính cộng đồng và nhiều nghi lễ, lễ hội đặc sắc.

CÁC CỤ K5 (LSQL) HÀ NỘI GẶP MẶT ĐẦU XUÂN

"CU LỜ" HÀ NỘI LẠI... TỤ TẬP ĐÔNG NGƯỜI 
(Tin BBB.Expres)
                                                              Bài viết : Trung Hải - Ảnh Khoa Phi 

Bất chấp lệnh "Cấm tụ tập đông người"; mới sau nghỉ Tết có mấy ngày, trời Hà nội lại rét đậm... . Thế mà các “bô lão Cu lờ” (có cụ bà đã phải chống nạng, các cụ ông tóc đã bạc, dù có đến "mấy chân”, thì gần 99% các cụ đã hỏng mất...  “chân trụ”. Nhiều cụ, hai chân còn lại bị bệnh khớp, gút...tấn công, nên chân đã đi cà nhắc... 
Thế mà khi Bang phó Nữ Hiếu cùng “ông Xã” Lân Dũng mới "ới một tiếng", mời đến “Gặp mặt” chúc Tết nhau “một lần nữa”, là mọi người vui vẻ nhận lời ngay.
(Đúng ra gọi là đến "Lại mặt" mới phải, vì có nhiều cụ, Tết đã gặp nhau, chúc nhau rồi).
 Các cụ rất tâm đắc với câu: "Bây giờ chúng ta còn gặp được nhau là quý lắm rồi!”. Nên rất chăm tạo ra “cơ hội” để gặp nhau và không mấy khi bỏ lỡ “cơ hội vàng ấy”. Vì đó cũng là niềm vui của Tuổi già khi còn khả năng tự “di chuyển”; khi còn minh mẫn, còn cái thú ham vui, giao lưu với bạn bè và còn sâu đậm cái “Tình Quế Lâm” của chúng ta, đã được gieo trồng, nảy mầm từ trên 60 năm trước và lớn lên với thời gian, vượt qua bao thử thách, mà đến nay vẫn bền vững,  xanh tươi…
 Cuộc gặp mặt được tổ chức tại tư gia của 2 cụ NH&LD- "một mái nhà tranh với hai trái tim vàng" ( trong đó có 1 trái tim đã phải "măng xông", đặt vài cái "sten" rồi).
Đúng  10h00,  ngày Mười hai tháng Một âm lịch, tất cả đã tập kết ở "Vườn hoa tam giác" đầu phố Tăng Bạt Hổ, rồi kéo nhau vào nhà NH&LD  "biểu tình ngồi" để nghe Gs LD và TTND, PGs Bs N.H giới thiệu về thuốc chống "giặc" gut, khớp và mất ngủ (người ta gọi là BỆNH, còn tôi gọi là GIẶC, vì với người cao tuổi như chúng ta thì những bệnh ấy làm ta khổ sở, chả kém gì "giặc nội xâm" - THAM NHŨNG.
Anh LD và bạn NH đã nhiệt tình giới thiệu những loại thuốc chữa các bệnh trên có nguồn gốc thảo dược, mà chính 2 người đã dùng và thấy có tác dụng rất tốt.
Nhiều cụ bị gút, khớp nặng, mất ngủ nặng có mặt đã chăm chú nghe và lấy bút ghi lia lịa số ĐT “đường dây nóng” (do anh LD cho), để gọi cho họ đến phục vụ tại nhà.
(Có những cụ như KFi, Tú Riềng, P.Kiên, X.Hoài, Ng.Hân... hình như bút đã khô mực, nên liền lấy ĐTDĐ, cũng …  bấm lia lịa.)
Do nhà chật, tụ tập quá đông người, các cụ lại "to mồm", "Vôlum" mở hết cỡ. (Thế mà tôi vẫn thấy Cụ Hân, T.Long ... vẫn chưa” nghe thủng”nhiều lần hỏi lại "hả hả?, với hở hở?"). Vì vậy nhiều cụ phải “nói như hét”, nên dễ gây ra ... mất trật tự nơi "công cộng"!.
Tuy các cụ vẫn say xưa muốn ngồi ở nhà cho ấm cúng; nhưng gia chủ rất chu đáo, đã bố trí “chuyển” tất cả đến địa điểm mới - một nhà hàng gần nhà, rất tiện nghi và mến khách.
 Do chủ tiệm và cô đầu bếp xinh đẹp là "người quen", nên toàn bộ thực phầm dùng cho bữa cơm thân mật đều do cụ Nữ Hiếu mang đến và bảo là của "nhà tăng gia được” và cụ LD đã “trực tiếp chỉ đạo OTK" (kiểm tra VSATTP) một cách kỹ lưỡng; Nhà hàng chỉ việc “xào xáo” các món ăn.
 Rất nhiều món ngon, chế biến khéo, nên sau tết tuy đã "no xôi, chán ... đủ thứ" mà các cụ đều "ăn như tằm ăn rỗi".
Cụ Tú Riềng còn bảo: "Toàn món ngon, bảo đảm sạch 100%, loại xưa nay dùng cho ... “Bộ CT"(?), hôm nay mới được thưởng thức lần đầu tiên”.
Mấy cháu gái phục vụ ở nhà hàng này còn tươi trẻ, xinh đẹp chả kém gì cô đầu bếp, lại mời chào các cụ rất “ngon ngọt”; nên cụ Tú Riềng khen : Bữa cơm thân mật đầu xuân đạt tiêu chuân “3 trong 1” ngon miệng, “ngon mắt” và “ngon…tai”!. (Nghe cứ như cụ đang quảng cáo cho café Trung Nguyên!.)
Xin cụ Calathau khi đưa lên Đình làng đừng đánh nhầm chữ “i ngắn” thành “i dài”- y (là “ngon… tay” thì chí nguy),  nhá, nhá.
 

Dự buổi Gặp mặt này, tôi thật sự vui mừng, vì thấy các bô lão Làng ta đã đến điểm hẹn được an toàn, đông đủ và đúng giờ. (Ngay như Cụ Ng.Hân Tết phải "cấm cung” vẫn có mặt. Hiện nay sức khoẻ của Cụ đã khá hơn).
Các cụ có mặt hôm nay, tuy chưa nhuận sắc lắm, nhưng vẫn còn  phong độ và tinh thần thì cực kỳ hăng hái. Chẳng kém gì các lão Dân quân Thanh Hoá. (Các cụ già bắn rơi … “máy bay”).
 Trong buổi Gặp mặt, sau mấy lời chúc tụng nhân dịp Tết đã qua, nhưng Xuân thì vẫn còn, các cụ đã chuyện trò rôm rả, rất sôi nổi về đề tài tết,như ngắm quất, đào, hoa , chim, bướm, rồi chuyện ông đồ thật, ông đồ rờm. Cụ T.Long còn viết câu đối bằng chữ nho đưa cho cụ L.Dũng và chúng tôi xem. Mọi người khen “Chữ nho của TL” là “xịn,” loại chính hiệu, nét viết thảo, rất bay bướm, nhiều ông đồ ngồi ở Văn miếu còn thua xa. Hôm nay tôi thấy các cụ không nói gì về nhân tình thế thái, về “chính chị, chính em”, về bức xúc… như thông lệ trong những lần gặp nhau. Có lẽ năm mới các cụ kiêng đưa những “cái ấy” ra vì   sợ “dông” cả năm.
Đặc biệt quan trọng là đã “thông qua”(có dơ tay hẳn hoi) chương trình hành động “Du xuân”  rất “hoành tráng”!. Sau đây tôi xin hé lộ một phần :
- Cuối tuần này các cụ bà sẽ đi lễ chùa, vãng cảnh ở HP.
(Cụ Đồng Kim Minh, dân K5 “nằm vùng” ở đất Cảng sẽ đón đoàn lên lễ chùa và thụ lộc cơm chay).
 - Đầu tuần sau, các Cụ rủ nhau đi xem CHIM (Công ,Trĩ, Vịt Trời...) do cụ LD hướng dẫn (Vì Cụ có quen thân chủ trang trại rất nổi tiếng trên, ở ngay quê hương TBT ĐM và cụ P.Phu K5). Có trên 15 Cụ đã đăng ký ngay tại trận!. Ban tổ chức qui định: “Cụ nào không đi sẽ bị “đét 100 roi” vào… chân (?), hoặc… mông” (?). (Thật là ghê!. Cứ như hình phạt “thời Trung cổ”, chắc không ai dám bỏ cuộc.)
- Tiếp sau là chuyến đi Thuỷ Nguyên (HP) tham quan một Cơ sở  làm Kinh tế giỏi và phục hồi nhân phẩm có tiếng, mà theo anh LD, đây là một điểm tham quan lý thú và bổ ích; ai đến thăm cũng phải khâm phục và rơi nước mắt vì cảm động.
 - Cụ X.Hoài, sau khi đàm thoại với “dòng Nhật Lệ”chảy giữa Sài Gòn qua “máy bộ đàm” (do 3B kết nối), đã rủ KFi và các bạn đi 3 tỉnh biên giới: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng sơn, để nhớ lại những người đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh và thăm lại cảnh và người  vùng Cao Bắc Lạng nhiều kỷ niệm...
- Cụ Bang trưởng L.Thuỷ còn thông báo lời mời đăng ký đi “tour TSQ VN” (thăm nghĩa trang Trường Sơn, QTrị, Phong Nha và viếng mộ Đại tướng); có một số cụ đã đăng ký,( sợ... hết vé như tầu tết).
- Cụ TL – Diachuoansai lại rủ tôi và các bạn nào còn “máu mê lang thang, đi bụi”, trong Năm con Ngựa làm một vài chuyến “Phượt nhẹ” trên lưng “ngựa sắt”; như dạo cụ D.Khắc  ở SG ra lần trước, lần ấy có cả cụ Hồ cùng đi.(Cụ Cát Hồ K5).
 Cụ  TL bảo : Năm Ngựa mà không “phi ngựa” thì phí quá. Các cụ ạ.
Còn nhiều dự kiến, dự định, nhiều chương trình, nhiều cuộc “hẹn hò” những lời “mời mọc” … rủ nhau đi đây đi đó, với mục đích để sống vui, thanh thản, quên bớt những bức xúc … và hơn nữa là để bạn Cu Lờ có dịp gần gũi, thông cảm, chia sẻ với nhau hơn nữa. 
 Hình như ai cũng muốn chạy đua với tuổi tác, với thời gian.
Nhưng có lẽ mọi dự định tốt đẹp còn phụ thuộc vào tình hình sức khoẻ của mỗi người, khi mà “ngọc thể bất an” thì khó mà thực hiện được những mong muốn dù có quyết tâm, “quyết liệt”… đến mấy đi nữa. Phải không?, thưa các Cụ.

Cầu mong năm Giáp Ngọ mọi chuyện sẽ tốt lành, “Chương trình Du Xuân í - a, í -  a…” của chúng ta được trôi chảy, mọi người mạnh khoẻ, nhiều niềm vui… và Blog LSQL, Blog cá nhân của mỗi người luôn “sáng đèn”, sôi động và phong phú, Nhân văn - Trí tuệ  - Hài hước , thấm đậm tình bạn, tình người.
                                            (Hà Nội tối ngày 11/02/2014 - Xuân Giáp Ngọ)