Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

XEM TOÀN BỘ CHƯƠNG TRÌNH "60 PHÚT MỞ" (VTV) ĐANG GÂY BÃO TRÊN MẠNG XÃ HỘI


MC Phan Anh đăng đàn sau show chấn động của VTV 

 MC Phan Anh vừa viết status trên trang cá nhân để làm rõ hơn về việc dư luận cho rằng anh bị VTV đem ra ‘đấu tố’.

MC Phan Anh, 60 phút mở, Tạ Bích Loan, VTV, truyền hình
MC Phan Anh trên sóng chương trình 60 phút mở

Cà ngày hôm qua, MC Phan Anh chọn cách im lặng sau khi chương trình “60 phút mở” của VTV gây bão dư luận với màn tranh luận “Chia sẻ trên facebook để làm gì?”. MC Phan Anh chỉ trả lời một cách ngắn ngọn và đầy thiện chí với báo chí rằng mọi việc đã qua và anh cảm thấy rất vui vẻ bên gia đình. Tuy nhiên, đêm 30/5, trên trang cá nhân, MC Phan Anh đã viết một status khá dài để giãi bày về “60 phút mở” – chương trình mà những người yêu mến anh cho rằng anh bị ‘bắt nạt’, bị ‘đấu tố’.
Trong những dòng chia sẻ, MC Phan Anh khẳng định rằng không hề nhận được dòng kịch bản nào từ phía đơn vị sản xuất chương trình mà trước khi ghi hình anh và các khách mời chỉ được nhắn nhủ là nên tranh luận ‘rôm rả’. MC Phan Anh cũng khẳng chương trình đã được cắt gọt để phù hợp với thời lượng phát sóng. Mặc dù hơi bất ngờ về lúc tranh luận với nhà báo Hồng Thanh Quang nhưng MC Phan Anh nói cũng không giận gì nhà báo này.

Cuối cùng, MC Phan Anh cũng nhắn nhủ với mọi người rằng: “Và người với người, sống để yêu nhau. Tuy nhiên yêu có trách nhiệm, yêu tỉnh táo các bạn tôi nhé, vì có lúc yêu nhau như thế bằng mười hại nhau đấy ạ!”.
VietNamNet xin đăng toàn bộ chia sẻ của MC Phan Anh trên trang cá nhân Gửi những người bạn,
Ngày hôm nay, tất cả các bạn phóng viên gọi điện đề nghị phỏng vấn, tôi đều đáp rằng: “60 phút đã khép lại, mình đang đưa gia đình đi nghỉ hè! Những điều mình muốn nói thì đã chia sẻ, còn báo chí lề phải đăng đến đâu thì trên chương trình mọi người đã thấy!”.
Tôi không có ý định nói thêm điều gì! Tuy nhiên sau khi cân nhắc rất kỹ, dù cũng không thể dám chắc hiệu quả đến đâu, tôi xin phép được đưa một số thông tin:
1. Tôi được biên tập mời đến để tham gia trò chuyện về chủ đề mạng xã hội. Tất cả những gì tôi biết là như vậy, và tôi không nhận được kịch bản nào. Anh Hoàng Minh Trí nói các khách mời đã được gửi kịch bản thì đây là chia sẻ của anh Trí mà thôi!
2. Các khách mời cùng MC có tranh thủ cà phê, gặp nhau trước lúc ghi hình, trò chuyện ngoài lề rất vui vẻ và được nhắn nhủ rằng phải tranh luận rôm rả. Tất cả đều cười và nhất trí.
3. Chương trình diễn ra trong khoảng 2 tiếng và được biên tập, cắt gọt cho phù hợp với thời lượng phát sóng.
4. Sau khi kết thúc, mọi người đều nói cười và chụp hình cùng nhau, cùng khán giả.
5. Chị Tạ Bích Loan là người tôi hâm mộ từ lâu. Tôi quý chị và tôi tin chị cũng mến mình. Còn trong chương trình, tôi nghĩ chuyện nào đi chuyện đó, và tôi hoàn toàn không cảm thấy giận dữ gì. Chị có hỏi tôi: em thấy điều gì nhạy cảm, không tốt cho em thì nói nhé! Tôi đáp: không ạ! Em chia sẻ những điều mình nghĩ. Đúng hay sai là do quan điểm của mọi người. Sau đó, chị nhờ tôi nói một vài cảm xúc của mình về “Giai điệu tự hào”, và nói thêm: “Em làm chị bất ngờ, chị nghĩ em chỉ là Entertainer thôi”. Sau đó về, chúng tôi trở thành bạn trên facebook, nói chuyện rất thoải mái, và chị còn nhắn bữa nào tham gia các chương trình khác.
6. Nhà báo Hồng Thanh Quang là người giúp tôi tự tin với con đường mình chọn vì cách đây 10 năm, sau khi làm “Trò chuyện cuối tuần”, anh bảo: anh nể em, em đã làm anh nói những điều anh nghĩ mình sẽ không chia sẻ. Khi tôi viết Format Sao Online ban đầu, người chúng tôi mời chính là anh Quang. Anh đã đưa nhiều góp ý thiết thực rồi nói tôi tự làm MC đi. Anh tin tôi làm tốt.
Khi chương trình diễn ra, đúng là tôi có bất ngờ, nhưng tôi tôn trọng luận điểm của anh ấy. Gần cuối cuộc tranh luận, anh có nói: tôi tin Phan Anh và rất tán thành một ý : “việc khi nào chúng ta còn chia sẻ, nói nhiều về những chuyện tiêu cực đấy là chuyện bình thường. Đến khi, có một việc tích cực mà mọi người bị shock, phải chia sẻ ầm ầm, đó mới là lo ngại, đáng báo động”.
Sau đó, chúng tôi cũng kết bạn trên facebook và nói chuyện qua lại.
7. Chương trình phát sóng trên VTV1 vào tối thứ 6, tôi không xem, chỉ thấy vài người có nhắn lại. Chương trình phát lại trên VTV6 vào tối thứ 7, tôi có đăng tấm hình trên face hỏi mọi người có xem không và nhận được phản hồi nhiều hơn nhưng chủ yếu là một bộ phận facebooker lạ vào thoá mạ. Cho đến sáng nay, tôi thức dậy thì choáng váng với sự chia sẻ của cộng đồng mạng!
Tôi xin nhắc lại cho rõ với một bộ phận bất đồng chính kiến:
– hiểu thế nào là do các bạn, nhưng tôi không khẳng định chuyện đúng/sai của clip cá chết.
– tôi vẫn giữ bài đăng của mình trên facebook và không bao giờ xoá.
– khi Sở TNMT có công văn giải thích, tôi đã chia sẻ chuyện này và đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc minh bạch thông tin, làm rõ đúng sai.
– chưa có một cơ quan quản lý hay đơn vị báo chí chính thống nào xử phạt, hay khẳng định về clip cá chết là dàn dựng.
Cuối cùng, cho những người bạn: thêm một lần nữa cám ơn vì đã không im lặng! Có chia sẻ ấm lòng đến mức khoé mắt mình cay! Nhưng xin đừng khoác lên mình tấm áo quá rộng. Mình thực hiện quyền bình thường của một công dân, mình chỉ mong con cháu chúng ta được sống trong một môi trường sạch!

Và người với người, sống để yêu nhau
P/s: tuy nhiên yêu có trách nhiệm, yêu tỉnh táo các bạn tôi nhé, vì có lúc yêu nhau như thế bằng mười hại nhau đấy ạ!

http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/facebook/307575/mc-phan-anh-dang-dan-sau-show-chan-dong-cua-vtv.html

Báo VN chất vấn về lãnh đạo Fulbright

Ông Bob Kerrey bị cho là thuộc nhóm đặc nhiệm gây ra vụ thảm sát thường dân hồi năm 1969 
BBC đưa tin :
 Báo mạng Zing vừa đặt câu hỏi về việc chọn cựu Thượng Nghị sỹ Bob Kerrey, người từng "tham gia thảm sát" trong chiến tranh Việt Nam làm chủ tịch Đại học Fulbright mới được mở tại Việt Nam.
Tuy nhiên bài gốc với tựa "Lãnh đạo Đại học Fulbright tham gia thảm sát trong Chiến tranh Việt Nam" hiện đã bị lược bỏ nhiều và thay bằng tựa "Lãnh đạo Đại học Fulbright xin lỗi việc gây ra trong chiến tranh."
Trong bản đầu tiên của bài viết, hiện vẫn còn bản lưu, tác giả Thanh Tuấn nhắc lại chi tiết vụ thảm sát ít nhất 13 phụ nữ và trẻ em ở xã Thạnh Phong, Bến Tre hồi tháng Hai năm 1969 mà cựu Thượng Nghị sỹ Bob Kerrey, người vừa được cử làm lãnh đạo Đại học Fulbright, bị cho là có "tham gia"; và bình luận:
"Việc lựa chọn một người từng tham gia những tội ác nghiệm trọng như vậy trong cuộc chiến để lãnh đạo một dự án đại học quan trọng khiến nhiều người đặt dấu hỏi liệu đó có phải là quyết định phù hợp.
"Đặc biệt khi ông Kerrey không phải thật sự thành công với dự án Đại học New School mà ông từng làm hiệu trưởng từ 2001-2010 ở New York." 

Thảm sát 
Bài gốc của Zing dẫn chi tiết phóng sự điều tra mang tên ' Một đêm kinh hoàng ở Thạnh Phong' mà tác giả Gregory L. Vistica viết cho New York Times hồi năm 2001.
Ông Thanh Tuấn dẫn: "Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại úy hải quân và từng tham gia vào một trong những vụ thảm sát đẫm máu ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969, giết nhiều phụ nữ và trẻ em.
"Mọi việc được giấu kín vì báo cáo của Kerrey và đồng đội chỉ nói “tiêu diệt 21 Việt Cộng” và phá hủy hai căn nhà. Mọi việc chỉ được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001 sau đó hơn 30 năm.
"Trong khi các con số và thông tin vụ việc có khác khác nhau, nhưng điều chắc chắn là vào đêm 13/2/1969, Kerrey và các thành viên của mình sát hại ít nhất 13 phụ nữ và trẻ em. Bài điều tra năm 2001 của New York Times nói đó là một chiến dịch tàn bạo, đẫm máu."
Bài mới của Zing ngắn hơn đáng kể so với bài ban đầu và tập trung vào lời xin lỗi của Thượng Nghị sỹ Kerrey được gửi tới Zing qua email:
"Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới.”
"... Những đau đớn và chịu đựng tôi gây ra vào năm 1969 sẽ không bao giờ biến mất. Nó sẽ không chấm dứt chỉ vì tôi xin lỗi. Nhưng có trốn chạy, bằng việc tránh né Việt Nam hay tránh né người Việt, thì nó cũng sẽ không mất đi. Chúng ta đang tạo dựng hoà bình và điều này đồng nghĩa với việc đối mặt với nó một cách thẳng thắn giống như chúng ta đối mặt với tương lai.”
Đại học Fulbfight được tuyên bố thành lập trong thời gian Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Việt Nam.
Trang tin của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đăng ảnh Chủ tịch thành phố, ông Nguyễn Thành Phong, trao quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam cho ông Bob Kerrey.TAI ĐAY 

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

CÂU KIỀU TẶNG TT OBAMA

Theo GDVN (26-5-2016)
GS Nguyễn Minh Thuyết
Yếu tố đầu tiên và quan trọng hơn cả làm nên sức hút của ông Obama chính là sự chân thành của ông đối với Việt Nam.
LTS: Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Obama và bài phát biểu của ông tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình đã để lại một dấu ấn đặc biệt trong dư luận truyền thông quốc tế cũng như trong lòng người dân Việt Nam.
         Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về sự kiện này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của Giáo sư đến quý bạn đọc. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam và có bài phát biểu đầy cảm hứng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình hôm 24/5. Bài phát biểu trước trí thức, sinh viên và đại diện nhiều giới khác nhau hôm đó đã vượt qua khuôn khổ của một sự kiện ngoại giao thường thấy, trở thành một hiện tượng xã hội. Người dân Việt Nam từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dõi theo từng cử chỉ, lời nói, hành động của ông Obama với một tình cảm nồng nhiệt, yêu mến, khâm phục và kính trọng. Đặc biệt là trên truyền thông và mạng xã hội tuần qua, có thể nói Tổng thống Obama đã trở thành tâm điểm, hiện tượng mà dư luận quan tâm. Cá nhân người viết cho rằng, làm nên hiện tượng Obama không phải kỹ xảo, thủ thuật chính trị hay cách đánh bóng hình ảnh quá chuyên nghiệp của chính khách nước ngoài, mà chính là sự lịch duyệt, thân thiện và chân thành sẵn có trong tố chất của con người ông, trong thói quen hằng ngày của ông.

           Sự chân thành làm nên sự hấp dẫn của "Hiện tượng" Obama
           Yếu tố đầu tiên và quan trọng hơn cả làm nên sức hút của ông Obama chính là sự chân thành của ông đối với Việt Nam. Trước ông Obama, chưa có vị Tổng thống, Ngoại trưởng hay quan chức cấp cao nào của Hoa Kỳ đến thăm nhà sàn, ao cá Bác Hồ. Việc ông Obama chọn địa điểm này để gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cho thấy, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thực sự chân thành muốn hòa giải và hợp tác. Bởi lẽ Chủ tịch Hồ Chí Mình là một lãnh tụ cộng sản và là biểu tượng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, hai cuộc kháng chiến trường kỳ trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Năm trước, trong khi tại Hoa Kỳ vẫn còn những nhận thức và tranh cãi khác nhau về ý thức hệ, Tổng thống Obama đã quyết định mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Phòng Bầu dục, Nhà Trắng với vị thế quốc khách, nguyên thủ quốc gia. Và lần này, đến thăm Việt Nam, ông đã đến nhà sàn, ao cá Bác Hồ. Cá nhân tôi cho rằng phải là một chính khách bản lĩnh, thông minh và chân thành, thiện chí mới làm được điều đó. Sự chân thành của Tổng thống Obama đã “chạm đến trái tim” của mọi người Việt Nam khi ông nhắc tên vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt và đọc hai câu thơ thần trong bải “Nam Quốc sơn hà” – bài thơ được coi như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Thật thú vị và ý nghĩa, cách đây 71 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ khi viết Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 71 năm sau, cũng chính tại Thủ đô Hà Nội, nguyên thủ của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ lại nhắc đến bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của Việt Nam. Điều đó cho thấy, quyền sống, quyền tự quyết của mỗi dân tộc là tư tưởng chung, là lẽ sống, là lựa chọn chung của hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ. Điều này càng được khẳng định trong bài phát biểu của ông Obama với tuyên bố:“Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt ý chí của họ lên người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền của Việt Nam do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là sự chân thành ấy không chỉ dừng ở những lời nói đi vào lòng người, mà còn là hành động rất thiết thực: Tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực tuần tra hàng hải trên Biển Đông, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ để tránh lệ thuộc vào một “quốc gia duy nhất nào đó”… Trong số những hành động thể hiện sự chân thành ấy, có thể nói quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ khí là món quà cực lớn của ông Obama dành cho Việt Nam. Sở dĩ người viết nhận định như vậy là vì, những năm trước đây các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ bao giờ cũng đòi có đi có lại nếu Việt Nam muốn dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm này, đặc biệt là có đi có lại trong vấn đề nhiều người quan tâm và được cho là khá nhạy cảm – nhân quyền. Nhưng ông Obama không đặt ra bất cứ điều kiện gì cho việc dỡ bỏ lệnh cấm, ít nhất về mặt công khai. Cá nhân tôi cho rằng, sự chân thành này thể hiện cách tiếp cận rất mới của cá nhân ngài Tổng thống Obama, đúng như khẩu hiệu của ông lúc tranh cử: “Change we need” (Chúng ta cần thay đổi). Bởi lẽ Việt Nam có mua những vũ khí hiện đại như máy bay, tên lửa, tàu ngầm thì cũng để phòng thủ, bảo vệ đất nước chứ không phải để chống lại nhân dân. Việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam không ảnh hưởng gì đến quan hệ giữa nhà nước với nhân dân. Ghép hai vấn đề này vào với nhau thật khiên cưỡng và chẳng giúp ích gì cho quan hệ hai nước.>Tổng thống Obama là một người lịch duyệt, thân thiện
         Tổng thông Obama là một người lịch duyệt, thân thiên
         Yếu tố thứ hai làm nên sự lôi cuốn của “hiện tượng Obama” chính là sự lịch duyệt và thân thiện. Riêng với cá nhân người viết, ấn tượng đặc biệt về sự lịch lãm trong con người Tổng thống Obama nằm ngay ở một chi tiết rất nhỏ. Đó là khi ông cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm áo cá Bác Hồ và cho đàn cá ăn. Lúc được mời đi tiếp, ông Obama đã cười rất tươi và vẫy tay chào đàn cá. Cử chỉ đó tuy rất nhỏ nhưng rất tinh tế, thể hiện tầm vóc văn hóa của ông Obama. Ông là một người thật lịch lãm. Sự lịch lãm ấy của ông Obama còn thể hiện rất rõ trong cách tiếp cận khéo léo với những vấn đề nhạy cảm, như Chiến tranh Việt Nam hay nhân quyền.  Nói về chiến tranh ông đã rất chân thành và khéo léo không để mất lòng ai, mượn lịch sử để đặt vấn đề cho tương lai. Có 2 điểm nổi bật nhất trong cách tiếp cận những chương buồn trong lịch sử quan hệ Việt – Mỹ của ông Obama: Một là ông chỉ ra, có rất nhiều cách giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ có chiến tranh. Hòa bình luôn tốt đẹp hơn chiến tranh và quan hệ Việt – Mỹ là bài học cho thế giới. Tôi cho rằng, việc Tổng thống Mỹ đúc rút ra được điều này từ quan hệ Việt – Mỹ là cực kỳ sâu sắc và tinh tế. Điểm nổi bật thứ hai khi nói về chiến tranh, ông Obama đã hướng tới tương lai bằng cách không quên quá khứ: Mỗi khi hai nước có khúc mắc nào đó, hãy nghĩ đến những người đã ngã xuống trong chiến tranh để tìm cách xử lý hòa bình, bởi vì nền hòa bình này đã phải đánh đổi bằng xương máu của cả hai bên. Đây là một gợi mở, một cách ứng xử nhân văn sâu sắc. Về các giá trị dân chủ hay nhân quyền mà dư luận vẫn xem là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Việt – Mỹ, ông Obama tiếp cận rất khiêm tốn, thông minh, khách quan và cầu thị. Lâu nay, dư luận vẫn có những người ấn tượng rằng, Mỹ là nước lớn thường lấy nhân quyền để gây sức ép trong quan hệ với các nước khác. Nhưng khi thăm Việt Nam, ông Obama tiếp cận rất khéo, không lên lớp, không áp đặt. Ông nói rất lịch sự khi cho biết, chính phủ Mỹ luôn bị người dân phê bình, nhưng chính nhờ phê bình mà nhận ra sai sót. Đó là tinh thần Hiến pháp Mỹ  – người dân có quyền bộc lộ bất bình, đòi chính phủ điều chỉnh chính sách.  Nói cho cùng chân lý của Hoa Kỳ hay Việt Nam cũng chỉ là một. Bởi lẽ cách đây mấy chục năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần: Ở đất nước ta nhân dân làm chủ, chính phủ là đầy tớ của dân, dân có quyền đôn đốc chính phủ, chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Nói cho đúng là Cụ Hồ phát biểu còn mạnh hơn ông Obama rất nhiều, nhưng cả hai người đều khẳng định chân lý lấy dân làm gốc. Sự trùng hợp giữa hai ý kiến khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tại sao Mỹ và các nước phương Tây phát triển mạnh mẽ? Đó là vì tự do, dân chủ được đề cao và có cơ chế thực thi hiệu quả. Ở đâu cũng vậy, càng có tự do dân chủ thì càng có sáng tạo, càng ngăn ngừa và hạn chế được lạm quyền, tham nhũng, càng kịp thời ngăn chặn và sửa chữa những sai sót của người cầm quyền. Thiết nghĩ đó cũng là lý do tại sao Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ Việt Nam khóa mới nhấn mạnh chiến lược xây dựng một Chính phủ kiến tạo và phục vụ, thay vì chỉ đóng vai trò là một cơ quan quản lý nhà nước. Với sự thân thiện bộc lộ rất rõ qua từng nụ cười, ánh mắt, cử chỉ khi giao tiếp với các nhà lãnh đạo cũng như người dân Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ đã chiếm trọn tình cảm của người Việt và tình cảm của người Việt đã in sâu trong trái tim ông chủ Nhà Trắng. Sự thân thiện của ông Obama không chỉ thể hiện ở những nụ cười tươi thường trực trên môi, những cái bắt tay thân thiện, chọn ăn tối ở quán bún chả bình dân hay dừng lại cổng làng Mễ Trì mua cốm, trú mưa và trò chuyện ít phút với người dân. Dù rằng tất cả những hoạt động này đã có kịch bản từ trước, đồng thời nằm trong một chương trình truyền hình thực tế mà ông Obama tham gia, nhưng cái bắt tay nồng ấm, nụ cười thân thiện của vị Tổng thống này hoàn toàn không phải “diễn”, không phải tự nhiên mà có. Nó là một thói quen thường trực. Obama rất hiểu nền văn hóa, tập quán văn hóa của Việt Nam. Ba lần các nhà lãnh đạo cao nhất của Hoa Kỳ “lẩy” Kiều, lần nào và câu nào cũng hay, cũng trúng, cũng giàu cảm xúc và ý nghĩa. Nhưng người viết tâm đắc và đánh giá cao nhất là câu Kiều mà Tổng thống Obama đã chọn, nhất là việc lấy đó làm câu kết bài phát biểu quá hợp cảnh hợp tình, khó có thể có câu nào trong truyện Kiều hợp hơn câu Kiều ấy:  
“Rằng: Trăm năm cũng từ đây,
Của tin gọi một chút này làm ghi”.
 
       Trước tấm chân tình đối với Việt Nam, sự lịch duyệt và thân thiện cũng như tầm vóc mà Tổng thống Obama đã thể hiện, tôi xin gửi tặng ngài Tổng thống một câu Kiều nói lên ấn tượng sâu sắc của tôi cũng như rất nhiều người dân Việt Nam về ông:
 Thiên tư, tài mạo tót vời
Vào trong nho nhã ra ngoài hào hoa



Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Trần Đăng Khoa giải mã sức hấp dẫn của Obama


Thu Hằng (ghi) -
VOV.VN -Hình ảnh Tổng thống Obama được báo chí, truyền thông khai thác đến hết mọi góc độ trong chuyến thăm Việt Nam.

- Thưa nhà thơ Trần Đăng Khoa,
Ấn tượng nhất của ông trong tuần qua là gì?
- Là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ B. Obama. Có thể nói tràn ngập các kênh truyền thông, từ truyền hình, báo chí chính thống cho đến các trang mạng xã hội, các trang Blog, Facebook của những người dân bình thường là hình ảnh B. Obama. Báo chí, truyền thông cũng đã khai thác đến hết mọi góc độ của chuyến thăm lịch sử ấy. Từ chuyên cơ, trực thăng, lính bắn tỉa bảo vệ, chó nghiệp vụ, người phiên dịch, người viết diễn văn, cô trợ lý gốc Việt, ông đầu bếp, cho đến cả hai cái máy nhắc chữ…
tran dang khoa giai ma suc hap dan cua obama hinh 0
Nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Có lẽ mọi ngóc ngách của chuyến đi, cả những chuyện “hậu cung” của ông B. Obama cũng được lôi ra bàn luận, mổ xẻ. Dường như đến Việt Nam, Ngài Tổng thống chẳng còn gì bí mật nữa. Tất cả đã thành một cơn sốt B. Obama. Không chỉ những người dân ở mạng xã hội, cả chính khách, trí thức, văn nghệ sĩ và các “yếu nhân” của công chúng cũng bàn về ông. Nhiều người còn đưa ra cả những lý giải, vì sao ông B. Obama được người dân Việt Nam yêu mến đến thế…
- Vâng! Đúng là rất ấn tượng. Và đối với ông thì ấn tượng nhất trong các ấn tượng ấy là gì?
- Là những người dân ta đón ông. Đấy mới là điều đáng bàn. Còn nói B. Obama diễn thuyết hay thì đó là điều dĩ nhiên. Vì ông là một ký giả, một nhà hùng biện. Bản thuyết trình của ông còn trên cả tuyệt vời. Vì nó hoàn thiện đến tuyệt đối. Ông đã lấy văn hoá Việt làm đại lộ đến với người Việt là lựa chọn thông minh nhất để chinh phục tuyệt đối những người tiếp xúc với mình. Cả ba Tổng thống Mỹ tới Việt Nam đều chọn con đường này nhưng đến B. Obama mới hoàn thiện nhất, chính xác nhất và cũng hay nhất.
Những danh nhân văn hoá tiêu biểu nhất của Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực Chính trị, Quân sự, Tôn giáo, Ngoại giao, Khoa học, văn hoá Nghệ thuật  đều được ông “huy động” trong bản thuyết trình. Như Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Ngô Bảo Châu. Nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Những trích dẫn rất đích đáng.
tran dang khoa giai ma suc hap dan cua obama hinh 1
Hình ảnh Tổng thống Mỹ dùng bữa cùng đầu bếp, nhà văn, MC nổi tiếng Anthony Bourdain tại Hà Nội, gây bão mạng tối 23/5.( ảnh: Facebook).
Tôi muốn nói thêm về Văn Cao. Năm 1975, khi thống nhất đất nước, nhiều người, trong đó có những nhà thơ rất lớn gọi đó là năm vĩ đại, ngày vĩ đại, nhưng Văn Cao chỉ coi đó là ngày bình thường: “ngày bình thường, ngày vui nay đã về…”. Đúng thật. Chiến tranh là bất thường. Chúng ta đã trải qua gần nửa thế kỷ sống trong sự bất thường, đến nỗi cái bất thường đã trở thành bình thường, khi có được những ngày bình thường đích thực mà chúng ta giành được bằng bao xương máu, thì ta lại choáng ngợp, rồi phải rất vất vả mới làm quen được với nó, cho đến nay, cũng đã hơn một phần tư thế kỷ rồi, mà chúng ta vẫn chưa nhuần với đời sống dân sự. “Từ nay người biết thương người. Từ nay người biết yêu người”.
Văn Cao quả là một nghệ sĩ có tầm nhìn vượt trước thời đại. Ông viết không nhiều nhưng lại có rất nhiều tác phẩm đặc sắc. Và tác phẩm đặc sắc nhất của đời ông, theo tôi, có lẽ lại chính là “Mùa xuân đầu tiên”, một ca khúc vừa hay vừa lớn, vừa đẹp về giai điệu lại rất sâu sắc trong ca từ, mà ông B. Obama đã chọn để trích dẫn.
Và cuối cùng trên đại lộ văn hoá mà Tổng thống Mỹ chọn để đến với chúng ta là Đại thi hào Nguyễn Du. B. Obama đã dẫn Nguyễn Du để bàn về mối bang giao giữa hai nước: “Rằng trăm năm cũng từ đây – Của tin còn một chút này làm ghi”. Phải nói là rất tuyệt vời. Đúng vậy. Vấn đề là niềm tin. Không có niềm tin thì không có gì hết. Chơi với nhau thì phải tin nhau. Nhiều người bạn lớn cũng đến với chúng ta, thậm chí họ còn có cả những tấm áo rất đẹp, rất lộng lẫy được đính thêm những hạt kim cương bằng lòng tốt nhưng vẫn không tạo được niềm tin để chúng ta có thể yên tâm, sống chết với họ, khi họ cứ nói một đằng, làm một nẻo.
Lại còn đe chúng ta: “Chơi với Mỹ cần phải cẩn thận”. Vâng! Đúng là chơi với ai cũng phải cẩn thận. Nhất là những người không tạo cho chúng ta có được niềm tin, dù chúng ta luôn tin và rất muốn tin. Ông B. Obama được dân ta quý chính vì ông rất hiểu chúng ta và tạo cho chúng ta có được niềm tin này. Đặc biệt ông dẫn Lý Thường Kiệt để bàn về chủ quyền của chúng ta: “Sông núi nước Nam, Vua Nam ở”.
Ông còn nói: “Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam”.
Về Biển Đông, đây là vấn đề nhạy cảm nhất, ông cho rằng “Ở Biển Đông, chúng tôi không phải là một bên tranh chấp, nhưng chúng tôi khẳng định và đề cao quyền tự do hàng hải và hàng không; tự do thương mại không bị ngăn trở; giải quyết các tranh chấp phải thông qua pháp lý và luật pháp quốc tế. Nước Mỹ sẽ đưa tàu và máy bay di chuyển ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của các nước khác cũng hành động như vậy”.
Ông còn nói “Không thể cứ cậy nước lớn mà bắt nạt nước nhỏ”. Rồi ông tuyên bố xoá bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đây cũng là vấn đề mấu chốt khiến nhiều kẻ tức tối…
- Vậy thì ấn tượng quá chứ…
- Vâng! Rất  ấn tượng. Nhưng ấn tượng nhất, như tôi nói, lại chính từ phía ta, phía những người dân đối với B. Obama. Họ đứng đặc hai bên đường để chào ông đến và  tiễn ông về. Như thế, B. Obama không chỉ là vị khách trọng thể của nhà nước mà còn là khách quý của nhân dân. Không phải Tổng thống nước nào cũng có được hạnh phúc này. Và điều ấy làm cho chính B. Obama và đoàn tuỳ tùng của ông thấy choáng ngợp. Nhân dân bao giờ cũng rất sâu sắc. Họ mới đúng là những nhà ngoại giao siêu đẳng nhất: Ngoại giao Nhân Dân. Họ đã đưa ra một thông điệp: Người Việt Nam không thù dai.
Người Việt Nam rất trọng hoà bình. Anh đến với tôi bằng tấm lòng thì chúng tôi cũng mở hết lòng ra để đón anh. Và Thông điệp thứ hai: Việt Nam là Đất nước Hoà bình. Anh mang đến cho Dân điều tốt lành thì Dân sẽ đùm bọc anh, che chở anh. Và người Dân quây quanh B. Obama. Và B. Obama cũng hoà đồng với họ, ăn bún chả với họ, tránh mưa bên mái hiên với họ, chụp ảnh “tự sướng” cùng họ.
Và thế là trực thăng hộ tống, chó nghiệp vụ, lính bắn tỉa bảo vệ Tổng thống trở thành ế ẩm, không còn việc để làm. Đấy là những “hành trang” không cần thiết. Bởi bảo vệ đùm bọc B. Obama chính là những người dân Việt Nam.
Nhiều học giả của ta và cả thế giới cũng bàn về tấm lòng của Dân này. Đại tá, nhà thơ nổi tiếng Vương Trọng lại thấy ở B. Obama có cái gì đó rất gần với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. “Đấy là hai nhân vật nổi tiếng, năm sinh cách nhau trên nửa thế kỷ, lại cách nhau nửa vòng trái đất, cứ tưởng như chả có gì liên quan với nhau, chả có điểm gì chung. Thế mà có đấy! Đó là lòng mến mộ của người dân Việt Nam.
Có lẽ sau Bác Hồ, thật hiếm có một vị lãnh tụ nào khi qua đời lại được dân tiếc thương như tướng Giáp, và ngoài nghi thức Quốc tang là Dân tang. Cũng hiếm có một vị khách nước ngoài nào được người Việt Nam quan tâm, yêu mến và chào đón như Tổng thống B. Obama. Có người phân vân rằng, tại sao rừng người đón Tổng thống Mỹ này lại không cầm cờ Mỹ hay cờ Việt, mà chỉ có hai bàn tay không. Xin thưa, chính điều ấy nói lên rằng, họ không đi đón vì một sự tổ chức hay sự vận động nào cả, mà đi theo tiếng gọi của trái tim mình.
Với người dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng thống Obama gặp nhau điều đó. Thiết tưởng hiện tượng này có ý nghĩa không nhỏ đối với những ai quan tâm đến tình cảm, mong muốn của số đông người dân”.
Cũng bàn về Tổng thống B. Obama, Đại tá, nhà thơ Vương cũng có một bình luận xác đáng: “Không ai đánh giá cao giá trị của phản biện bằng Tổng thống Ôbama. Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, ông nói đại ý rằng: Hàng ngày tôi nhận được không ít những lời chỉ trích. Và chính những lời chỉ trích đó đã làm cho nước Mỹ tốt đẹp hơn. Đó là nhận định của vị Tổng thống quyền lực nhất thế giới! Có hai thông tin từ nhận định này. Thứ nhất, nhà cầm quyền phải biết lắng nghe ý kiến ngược chiều, trái với mình để tìm ra chân lý hoạch định chính sách đúng đắn. Thứ hai, những người phản biện cũng cần xác định mục đích của sự phản biện, không phải là phá rối mà là làm cho đất nước tốt đẹp hơn…”.
- Trong bài thơ Kể cho bé nghe, trước đây anh viết "Chăm ngoan học giỏi/ Là bạn thiếu nhi/ Ngu xuẩn nhất nhì/ Là tổng thống Mỹ". Giờ anh muốn nói gì về câu thơ ấy?
- Vừa rồi, nhân sự kiện ông B. Obama sang, mấy người cũng trích câu thơ này để diễu vui tôi. Xin thưa rằng, câu thơ này tôi viết cách đây nửa thế kỷ. Không phải viết về ông B. Obama hay ông Bin Clinton. Cần phải đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể. Nói về Tổng thống Mỹ lúc ấy như thế, đến bây giờ tôi vẫn nghĩ không sai. Tổng thống Mỹ có thể thông minh ở đâu đấy, vì không thông minh, tài giỏi thì chắc chắn nhân dân Mỹ đã chẳng bầu ông ta, nhưng việc đánh Việt Nam, giết hại hàng ngàn phụ nữ và trẻ con vô tội trong những năm chiến tranh thì không thể gọi là một việc làm thông minh được. Cứ bảo Mỹ chỉ ném bom khu vực quân sự, nhưng B52 rải thảm khu phố Thượng Lý Hải Phòng, hay Bệnh viện Bạch Mai, khu phố Khâm Thiên Hà Nội thì đâu phải khu quân sự. Ai đặt pháo hay tên lửa trong lòng thành phố? Cả bệnh viện Bạch Mai bị san phẳng. Trong đó có bao nhiêu người già, phụ nữ, trẻ con đang ốm đau. Nếu ông Nixon sáng suốt thật sự thì ông ấy đã chẳng "ngã ngựa" giữa đường. Ngã ngay giữa nước Mỹ. Hay như ông Tổng thống Mỹ gì đó đã hạ lệnh ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, khi cuộc chiến đã tàn thì làm sao có thể gọi được đó là những người thông minh? Còn Tổng thống Mỹ như Bin Clin ton hay B. Obama thì thật tuyệt vời…
     - Có lẽ vì thế, ông đã sửa câu thơ đó? Mà sửa cách đây cũng gần hai chục năm rồi. Nhưng sửa đi lại mất tính lịch sử…
     -  Đấy không phải lịch sử mà chỉ là một bài thơ mang hơi đồng dao. Câu ấy sau này tôi có sửa. Tôi sửa để bài thơ giữ được sự tự nhiên, trong sáng, nó hợp với không khí đồng dao của toàn bài chứ không phải vì Tổng thống Mỹ.  Để nó, cả bài thơ sẽ mất đi sự hồn nhiên. Đây là cuộc chơi chỉ có chó, mèo, cào cào, châu chấu mà Tổng thống Mĩ không thể "can dự" vào được. Sự có mặt của ông ta chỉ làm hỏng cuộc chơi..
- Nếu cần nói một câu về Tổng thống B. Obama thì ông sẽ nói sao?
- Tôi thấy có rất nhiều học giả nói rồi, và họ nói rất hay. Ví như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Ông Thuyết nhiều năm ở Uỷ ban Văn hoá của Quốc hội. Ông cũng từng là một Đại biểu Quốc hội rất có uy tín. Ông Thuyết cho rằng : “B. Obama rất hiểu nền văn hóa, tập quán của Việt Nam. Ba lần các nhà lãnh đạo cao nhất Hoa Kỳ "lẩy" Kiều, câu nào cũng hay, cũng trúng và giàu cảm xúc, ý nghĩa.
Nhưng người Việt tâm đắc và đánh giá cao nhất là câu Kiều mà Tổng thống B. Obama đã chọn, nhất là việc lấy câu Kiều để kết bài phát biểu quá hợp cảnh, hợp tình, khó có câu nào trong truyện Kiều hợp hơn. Trước tấm chân tình đối với Việt Nam, sự lịch duyệt và thân thiện cũng như tầm vóc mà Tổng thống B. Obama đã thể hiện, tôi cũng xin gửi tặng Ngài một câu Kiều nói lên ấn tượng sâu sắc của tôi cũng như rất nhiều người dân Việt Nam về Ngài: "Thiên tư, tài mạo tót vời - Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa".
- Vâng, chúng ta cũng có thể lấy câu Kiều của G.S Nguyễn Minh Thuyết dựng chân dung Ngài Tổng thống B. Obama để kết thúc cuộc trò chuyện này. Xin cám ơn ông!./.
                                             

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Phát biểu của Tổng thống Obama sau cuộc gặp gỡ các Nhà lãnh đạo xã hội dân sự Việt Nam

(Bản dịch của Văn phòng Thư ký Báo chí Nhà trắng)
Ngày 24 tháng 5 năm 2016
Khách sạn JW Marriott Hà Nội
Hà Nội, Việt Nam
11:45 A.M. ICT
TỔNG THỐNG OBAMA: Tôi vừa có cuộc trao đổi tuyệt vời với một số nhà hoạt động xã hội dân sự ưu tú của Việt Nam. Tôi trân trọng cảm ơn họ đã dành thời gian tới đây gặp tôi và cùng trao đổi với tôi về những công việc quan trọng mà họ đang làm, và những tiến bộ đang diễn ra tại Việt Nam.
Chúng ta có đông đảo các nhà hoạt động ở đây. Chúng ta có những mục sư với các giáo đoàn đang thực hiện những công việc quan trọng để giúp nhiều cá nhân cai nghiện và khuyến khích giáo dân trung thành với những giá trị trong tín ngưỡng của họ. Chúng ta cũng có những nhà hoạt động vì người khuyết tật, đang triển khai những hoạt động quan trọng để đảm bảo họ được tiếp cận đầy đủ việc làm và cơ hội tại Việt Nam. Chúng ta có các nhà hoạt động LBGT đang nỗ lực để đảm bảo những người bị gạt ra ngoài lề trong xã hội có được tiếng nói. Chúng ta có những nhà hoạt động về quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí và internet, đang tổ chức những hoạt động đào tạo quan trọng trên khắp cả nước. Chúng ta còn có một nghệ sỹ rất nổi tiếng ở đây, đã lên tiếng vì quyền tự do ngôn luận, quyền tự do biểu đạt và vì nghệ sỹ ở khắp nơi trên cả nước.
Và thông điệp nhất quán mà tôi được nghe từ họ là sự ghi nhận rằng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trên nhiều phương diện – nền kinh tế tăng trưởng nhanh, internet đang phát triển mạnh mẽ, và niềm tin ngày càng lớn hơn ở đất nước này – song, như tôi đã nêu ngày hôm qua, vẫn còn những lĩnh vực đáng quan ngại về quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tụ họp, trách nhiệm giải trình của chính phủ.
Tôi đã nhấn mạnh trong các cuộc hội kiến của tôi ngày hôm qua với Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội rằng chúng tôi tôn trọng chủ quyền và độc lập của Việt Nam. Suy cho cùng, việc xã hội vận hành như thế nào, tính chất của chính phủ ra sao là tùy vào quyền quyết định của người dân Việt Nam.
Nhưng chúng tôi tin tưởng vào những giá trị phổ quát và điều quan trọng là chúng tôi lên tiếng về những giá trị đó ở bất kỳ nơi nào mà chúng tôi đặt chân tới. Đối với cá nhân tôi, được lắng nghe trực tiếp từ những người sẵn sàng cất lên tiếng nói của họ về quyền con người và các quyền tự do lớn hơn, thường là trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, là điều đặc biệt quan trọng và bổ ích.
Tôi cũng nhấn mạnh rằng có một số nhà hoạt động khác đã được mời song lại bị ngăn cản không được đến vì nhiều lý do khác nhau. Tôi cho rằng đó là một dấu hiệu cho thấy, mặc dù đã có một vài tiến bộ khiêm tốn và chúng tôi hy vọng thông qua một vài cải cách pháp lý đang được dự thảo và thông qua sẽ có thêm nhiều tiến bộ, song vẫn có nhiều người vẫn thấy rất khó để có thể tụ tập và tổ chức một cách hòa bình xung quanh những vấn đề mà họ thực sự quan tâm.
Tôi hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ công nhận những gì mà chúng tôi đã công nhận và những gì mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận, và rằng sẽ rất khó có thể trở nên thịnh vượng trong nền kinh tế hiện đại nếu các bạn không giải phóng tối đa tiềm năng của người dân của mình. Và tiềm năng của người dân một phần bắt nguồn từ khả năng mà họ có thể tự biểu đạt và bày tỏ những ý tưởng mới, và được khắc phục những sai trái đang diễn ra trong xã hội. Và do vậy, tôi hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam, trên cơ sở những nỗ lực to lớn mà mình đang thực hiện, sẽ ngày càng tin tưởng hơn rằng người dân muốn được phối hợp với nhau nhưng cũng muốn có khả năng được tụ họp và tham gia vào đời sống xã hội theo cách thức đem lại những điều tốt đẹp cho tất cả mọi người về lâu về dài.
Do vậy, một lần nữa, tôi cảm ơn tất cả các bạn vì đã thực hiện những công việc đầy dũng cảm và tôi muốn các bạn biết rằng các bạn sẽ tiếp tục có một người bạn là Hoa Kỳ bởi vì chúng tôi cho rằng những công việc mà các bạn đang làm là quan trọng ở tất cả mọi nơi – bao gồm cả Hoa Kỳ, nơi có đủ nhóm các nhà hoạt động khác nhau và những người đang tập hợp nhau lại, và thường chỉ trích tôi, và không phải lúc nào cũng làm cuộc sống của tôi được thoải mái, song suy cho cùng, tôi cho rằng đất nước sẽ tốt đẹp hơn và tôi sẽ thực hiện được vai trò của mình tốt hơn với tư cách là Tổng thống bởi vì tôi phải có trách nhiệm giải trình như vậy.
Cảm ơn các bạn rất nhiều. Tôi đánh giá rất cao việc làm của các bạn. Cảm ơn tất cả các bạn.
11:50 A.M. ICT
Nguồn:
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/obama-csl240516.html
-------------------------------------------------------------------------
Cám ơn Song Thu Vu đã sưu tầm tài liệu này và gửi cho Blog Làng ta )

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Báo Mỹ nêu “ý nghĩa đặc biệt” của cảng Cam Ranh

Tạp chí Foreign Policy của Mỹ vừa có bài viết mang tựa đề “Washington’s honeymoon in Cam Ranh Bay”...

Báo Mỹ nêu “ý nghĩa đặc biệt” của cảng Cam Ranh
Hai tàu khu trục Nhật cập cảng Cam Ranh hồi tháng 4/2016 - Ảnh: Thanh Niên.

Bình Minh Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam, tạp chí Foreign Policy của Mỹ vừa có bài viết mang tựa đề “Washington’s honeymoon in Cam Ranh Bay” (tạm dịch: “Tuần trăng mật của Washington ở vịnh Cam Ranh”).
Trong chuyến thăm chính thức nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và quốc phòng với Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam.

Bài viết của Foreign Policy nhận định, một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm nhiều nhất trong chuyến thăm này của ông Obama là khả năng Việt Nam mở cửa cảng Cam Ranh rộng hơn cho hải quân Mỹ.

Một thỏa thuận như vậy, nếu có, sẽ cho phép hải quân Mỹ hiện diện thường xuyên hơn ở biển Đông. Sự hiện diện này là điều bắt buộc, nếu Mỹ muốn duy trì tự do hàng hải ở một vùng biển nơi một phần lớn diện tích bị Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi”.

Việc Mỹ cử tàu hải quân tới vùng biển có tranh chấp và máy bay tới vùng trời phía trên vùng biển này, cũng đồng nghĩa với tuyên bố rằng cộng đồng quốc tế không chấp nhận những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông.

Theo Foreign Policy, đó là một tuyên bố mà các quốc gia có biển cần phải đưa ra một cách thường xuyên, để bảo vệ quyền tự do hàng hải vốn phải khó khăn lắm mới giành được.

Các hoạt động như khảo sát dưới nước, bay trinh sát, tập trận... được đảm bảo bởi Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) cần phải được thực hiện thường xuyên tại các vùng biển ở Đông Nam Á. Nếu các hoạt động này không được thực hiện thường xuyên, thì quyền lợi chính đáng của các nước sẽ bị mai một dần.

Trong khi đó, để duy trì sự hiện diện thường xuyên ngoài khơi, thì các tàu hải quân và hải cảnh cần phải được hỗ trợ hậu cần từ cự ly gần. Các tàu không thể hoạt động ngoài khơi xa trong thời gian dài nếu không được tiếp nhiên liệu hay hàng hóa thiết yếu.

Trong khi đó, cảng Cam Ranh vốn là một tiền đồn hải quân quan trọng kể từ khi Pháp xâm chiếm Đông Dương vào cuối thế kỷ 19. Qua các giai đoạn lịch sử, cảng này từng là nơi có sự hiện diện của hải quân các nước Mỹ, Nga và Nhật.

Alfred Thayer Mahan, một thuyền trưởng người Mỹ, đã giải thích lý do vì sao cảng Cam Ranh lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Đối với Mahan, giá trị chiến lược của mỗi cảng biển dựa trên ba yếu tố gồm: vị trí địa lý; khả năng phòng thủ tự nhiên hoặc khả năng được trang bị để chống lại các cuộc tấn công; và nguồn lực - khả năng tự đáp ứng các nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của tàu bè tới thăm.

Và, cảng Cam Ranh lại đáp ứng tốt cả ba yếu tố này.

Thứ nhất, Cam Ranh gần với lối vào phía Đông của eo biển Malacca và gần với quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, nền biển phía ngoài cảng có độ sâu lớn đột ngột, cho phép tàu ngầm lặn sâu nhanh chóng sau khi rời cảng.

Thứ hai, diện tích rộng và hình dạng của Cam Ranh cho phép phân tán tàu bè đậu trong cảng, gây khó khăn cho đối phương có mục đích tấn công.

Và thứ ba, Cam Ranh có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Không chỉ nằm cạnh các tuyến đường biển quan trọng, Cam Ranh còn cách không xa Tp.HCM. Nhờ đó, nguồn thực phẩm cung cấp cho cảng và đội tàu luôn sẵn sàng. Về mặt nhiên liệu, Việt Nam là nước có dự trữ dầu thô lớn thứ nhì trong khu vực, chỉ sau Trung Quốc.
-----------------------------------
Theo VnEconomy TAI ĐÂY

BẢN DỊCH BÀI DIỄN VĂN CỦA TT OBAMA Ở HN ĐƯỢC COI LÀ CHÍNH XÁC NHẤT ?

Bản dịch toàn bài diễn văn của Tổng Thống Obama tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình Hà Nội

Cảm ơn cụ Xuân Hoài đã giới thiệu bản dịch này của Đài Truyền Hình SBTN (Hải ngoại)

 
T3, 05/24/2016 - 23:03

Sáng 24-5-2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama đã có bài diễn văn gởi đến nhân dân Việt Nam tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình - Hà Nội. có mặt trong hội trường là khoảng 4000 sinh viên, trí thức trẻ và doanh nhân trẻ Việt Nam. Nhiều tờ báo trong nước đã cắt xén bớt khi dịch lại bài diễn văn này, cho dù họ nói là "nguyên văn". Đài Truyền Hình SBTN đã chuyển dịch bài diễn văn này và xin gởi đến quý vị sau đây.

(* Chữ nghiêng được Tổng thống Obama nói bằng tiếng Việt.)
Xin chào! Xin chào Việt Nam!
Cám ơn các bạn. Cám ơn các bạn rất nhiều. Cám ơn chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón và tiếp đãi nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Và cám ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay. Chúng ta có những người Việt Nam đến từ khắp đất nước tuyệt vời này, trong đó có thật nhiều người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, tôi thật sự cảm động vì lòng tử tế mà qua đó người Việt Nam được biết đến. Trong số người đông đảo đang đứng dọc theo các con đường, mỉm cười và vẫy tay chào, tôi cảm thấy được tình bạn giữa hai dân tộc chúng ta. Đêm hôm qua, tôi đến thăm Phố Cổ Hà Nội và thưởng thức vài món ăn Việt Nam xuất sắc. Tôi đã ăn thử chút bún chả. Uống một chút bia Hà Nội. Nhưng tôi phải nói, những con đường đông đúc của thành phố này, tôi chưa bao giờ trông thấy nhiều xe máy hai bánh nhiều như thế trong đời. Tôi chưa thử băng qua đường, nhưng có lẽ khi tôi trở lại thăm, các bạn có thể chỉ cho tôi cách băng qua đường.
Tôi không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong thời gian gần đây. Nhưng tôi là tổng thống đầu tiên, như rất nhiều người trong các bạn, đã trưởng thành sau cuộc chiến tranh giữa hai đất nước của chúng ta. Khi những người lính Hoa Kỳ sau cùng rời khỏi Việt Nam, tôi mới 13 tuổi. Vì vậy lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với Việt Nam và người Việt, là khi tôi đang lớn lên ở Hawaii, với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đầy tự hào ở đó.
Trong cùng lúc, nhiều người ở đất nước này trẻ hơn tôi rất nhiều. Giống như hai cô con gái của tôi, nhiều người trong các bạn đã sống cả đời mình chỉ biết đến một điều – và đó là hòa bình và các quan hệ đã được bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do đó, tôi đến đây với ý thức về quá khứ, với ý thức về lịch sử khó khăn của chúng ta, nhưng chú tâm đến tương lai – sự thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm mà chúng ta có thể cùng nhau thăng tiến.
Tôi cũng đến đây với một tấm lòng tôn trọng sâu sắc dành cho di sản cổ xưa của Việt Nam. Từ hàng thiên niên kỷ qua, các nhà nông đã chăm sóc những mảnh đất này – một lịch sử được tiết lộ trên những chiếc trống Đông Sơn. Tại khúc quanh này của con sông, Hà Nội đã đứng vững hơn một ngàn năm. Thế giới đã yêu chuộng lụa và tranh Việt Nam, và một tòa Văn Miếu đồ sộ đứng đây để làm chứng nhân cho cuộc theo đuổi kiến thức của các bạn. Mặc dù vậy, trong suốt nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn đã quá thường xuyên bị nước khác đặt định. Đất nước yêu quý của các bạn đã không luôn luôn thuộc về các bạn. Nhưng như cây tre, tinh thần quật cường của dân tộc Việt đã được Lý Thường Kiệt nắm bắt – “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành đã định tại Sách Trời.”
Hôm nay, chúng ta cũng ôn lại đoạn lịch sử giữa người Việt và người Mỹ rất thường xuyên bị bỏ qua. Hơn 200 năm trước, khi Tổ Phụ Lập Quốc của chúng tôi, Thomas Jefferson, tìm giống lúa cho ruộng của mình, ông tìm đến gạo Việt Nam, mà ông nói là có “tiếng tăm về trắng nhất trước cặp mắt, thơm ngon nhất trên đầu lưỡi, và cho sản lượng nhiều nhất.” Chẳng bao lâu sau, những thương thuyền Mỹ đã đến những hải cảng của các bạn để mua bán.
Trong Đệ Nhị Thế Chiến, người Mỹ đã đến đây để hỗ trợ cuộc kháng chiến của các bạn chống lại sự chiếm đóng. Khi những phi công Mỹ bị bắn rớt, người dân Việt Nam đã giúp giải cứu họ. Và vào ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, những đám đông đã kéo ra đường tại thành phố này, và Hồ Chí Minh đã nhắc lại Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ. Ông nói, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Trong một thời đại khác, việc tuyên xưng những lý tưởng cùng chia sẻ ấy và câu chuyện chung về việc lật đổ chủ nghĩa thực dân có lẽ đã đưa chúng ta đến gần nhau sớm hơn. Nhưng thay vì vậy, những cuộc đối đầu trong Chiến Tranh Lạnh và những nỗi sợ về chủ nghĩa cộng sản đã lôi kéo chúng ta vào cuộc xung đột. Như những cuộc xung đột khác trong suốt lịch sử loài người, chúng ta hiểu ra thêm một lần nữa một sự thật cay đắng – rằng chiến tranh, bất kể chủ ý của chúng ta là gì, chỉ mang đến đau khổ và bi kịch.
Tại đài tưởng niệm chiến tranh của các bạn không xa nơi này, và với từng bàn thờ trong gia đình trên khắp đất nước, các bạn tưởng nhớ khoảng 3 triệu người Việt, chiến binh và thường dân, ở cả hai bên, đã thiệt mạng. Tại bức tường tưởng niệm của chúng tôi ở Washington, chúng tôi có thể chạm vào tên của 58,315 người Mỹ đã hy sinh trong cuộc xung đột. Ở cả hai đất nước của chúng ta, các cựu chiến binh và gia đình những người nằm xuống vẫn còn đau đớn vì những bạn bè và người thân mà họ đã mất. Cũng như chúng tôi ở nước Mỹ đã học được rằng, dù cho chúng tôi bất đồng về một cuộc chiến, chúng tôi vẫn luôn phải vinh danh những người đã chiến đấu và chào đón họ trở về với sự trân trọng mà họ xứng đáng được hưởng, chúng ta có thể đến với nhau hôm nay, người Việt và người Mỹ, và nhìn nhận nỗi đau và những hy sinh của cả hai bên.
Gần đây hơn, trong vòng hai thập niên qua, Việt Nam đạt được tiến bộ lớn lao, và hôm nay thế giới có thể thấy những bước đi dài mà các bạn đã thực hiện. Với những cải cách kinh tế và thỏa ước mậu dịch, bao gồm với Hoa Kỳ, các bạn đã bước vào nền kinh tế toàn cầu, bán sản phẩm của mình ra khắp thế giới. Thêm nhiều đầu tư nước ngoài đang đổ vào. Và với một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Châu Á, Việt Nam đã tiến lên để trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình.
Chúng ta thấy tiến bộ của Việt Nam nơi những tòa tháp và cao ốc của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và những thương xá mới và những trung tâm thị tứ. Chúng ta thấy điều đó trong những chiếc vệ tinh Việt Nam đưa vào không gian và một thế hệ mới lên mạng, mở ra những doanh nghiệp mới và điều hành những thương vụ mới. Chúng ta thấy điều đó trong hàng chục triệu người Việt kết nối với nhau trên Facebook và Instagram. Và các bạn không chỉ đăng ảnh tự chụp – mặc dù tôi nghe nói các bạn làm thế rất nhiều – và đến nay, đã có một số người xin ảnh tự chụp cùng với tôi. Các bạn cũng đang lên tiếng vì những mục đích mà các bạn quan tâm, như cứu cây cổ thụ ở Hà Nội.
Như thế, toàn bộ sự năng động này đã mang đến tiến bộ thật sự trong cuộc sống người dân. Ở nước Việt Nam này, các bạn đã giảm đáng kể tình trạng nghèo cùng cực, các bạn đã gia tăng thu nhập gia đình và nâng nhiều triệu người lên tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng nhanh. Đói, bệnh, tử vong nơi trẻ em và bà mẹ đều giảm. Số người có nước uống sạch và điện, số trẻ em trai và gái đến trường, và tỉ lệ biết đọc của các bạn – đều tăng. Đây là tiến bộ phi thường. Đây là điều mà các bạn đã đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Và khi Việt Nam đã chuyển mình, mối quan hệ giữa hai quốc gia chúng ta cũng thế. Chúng ta đã học một bài học của thiền sư Thích Nhất Hạnh, người nói rằng, “Trong cuộc đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi.” Bằng cách này, chính cuộc chiến đã ngăn cách chúng ta lại trở nên một nguồn chữa lành. Nó cho phép chúng tôi tìm kiếm những người mất tích và rốt cuộc đưa họ về nhà. Nó cho phép chúng tôi giúp tháo gỡ mìn và bom chưa nổ, bởi vì không thể để cho bất cứ đứa trẻ nào bị mất chân chỉ vì chơi ở bên ngoài. Ngay trong khi chúng tôi tiếp tục hỗ trợ những người Việt bị khuyết tật, gồm cả trẻ em, chúng tôi cũng tiếp tục giúp dọn dẹp Chất Da Cam – dioxin – để cho Việt Nam có thể lấy lại thêm đất của mình. Chúng tôi tự hào về công việc chúng ta cùng làm ở Đà Nẵng, và chúng tôi trông đợi sẽ giúp các nỗ lực của các bạn ở Biên Hòa.
Chúng ta hãy đừng quên rằng sự hòa giải giữa hai đất nước chúng ta đã được dẫn dắt bởi các cựu chiến binh của chúng ta, những người đã có lần đối mặt với nhau trên chiến trường. Hãy nghĩ đến Nghị Sĩ John McCain, người từng bị giam trong nhiều năm tại đây như là một tù binh chiến tranh, gặp gỡ Tướng Giáp, người nói rằng hai đất nước chúng ta không nên là kẻ thù mà là bạn. Hãy nghĩ đến tất cả các cựu chiến binh, Việt và Mỹ, đã từng giúp chúng ta lành lặn lại và xây dựng những quan hệ mới. Ít người đã làm được nhiều về mặt này trong những năm qua hơn cựu trung úy Hải Quân, và giờ đây là Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, người đang ở đây hôm nay. Và thay mặt cho tất cả chúng ta, John, chúng tôi cám ơn ông vì nỗ lực phi thường của ông.
Vì các cựu chiến binh của chúng ta đã dẫn đường, vì các chiến sĩ đã có can đảm theo đuổi hòa bình, hai dân tộc chúng ta giờ đây gần nhau hơn bao giờ hết. Thương mại của chúng ta đã tăng vọt. Các sinh viên và học giả của chúng ta cùng nhau học hỏi. Chúng tôi chào đón nhiều sinh viên Việt đến Mỹ hơn bất cứ nước nào ở Đông Nam Á. Và mỗi năm, các bạn chào đón thêm ngày càng nhiều du khách Mỹ, kể cả những người Mỹ trẻ đeo ba lô, đến 36 phố phường của Hà Nội và những cửa hàng của Hội An, và kinh thành Huế. Là người Việt và người Mỹ, tất cả chúng ta đều có thể cảm được những lời này của Văn Cao – “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người.”
Trên cương vị Tổng Thống, tôi đã trông cậy vào sự tiến bộ này. Với Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện mới của chúng ta, hai chính quyền của chúng ta đang làm việc thêm chặt chẽ cùng nhau hơn bao giờ hết. Và với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt mối quan hệ của mình lên một chỗ đứng vững vàng hơn cho nhiều thập niên tới. Theo một cách hiểu, câu chuyện dài giữa hai quốc gia chúng ta bắt đầu với Thomas Jefferson hơn hai thế kỷ trước giờ đây đã đi trọn một vòng tròn. Nó đã tiêu tốn nhiều năm và đòi hỏi nỗ lực lớn lao. Nhưng giờ đây chúng ta có thể nói một điều không thể tưởng tượng được trước đây: Hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ là đối tác.
Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta hàm chứa những bài học cho thế giới. Vào một thời điểm khi nhiều cuộc tranh chấp tưởng chừng không thể giải quyết, tưởng chừng như chúng sẽ không bao giờ kết thúc, chúng ta đã cho thấy trái tim có thể thay đổi và một tương lai khác là khả dĩ, khi chúng ta từ chối làm tù nhân của quá khứ. Chúng ta đã cho thấy hòa bình có thể tốt hơn chiến tranh. Chúng ta đã cho thấy tiến bộ và nhân phẩm tốt nhất nên được thăng tiếng bằng sự hợp tác và không phải bằng tranh chấp. Đó là điều mà Việt Nam và Mỹ có thể cho thế giới thấy.
Hiện tại, quan hệ đối tác mới của Mỹ với Việt Nam dựa trên một số sự thật căn bản. Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ, và không một quốc gia nào có thể áp đặt ý chí của họ lên các bạn hoặc định đoạt vận mệnh của các bạn. Hiện tại, Hoa Kỳ có một lợi ích ở đây. Chúng tôi đặt lợi ích nơi thành công của Việt Nam. Nhưng Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện của chúng ta vẫn còn ở giai đoạn đầu. Và với thời gian còn lại của tôi, tôi muốn chia sẻ với các bạn viễn cảnh mà tôi tin rằng có thể hướng dẫn chúng ta trong những thập niên phía trước.
Trước tiên, chúng ta hãy hợp tác để tạo cơ hội và sự thịnh vượng thực sự cho người dân hai nước. Chúng ta hiểu những yếu tố để thành công về kinh tế trong thế kỷ thứ 21. Trong nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, đầu tư và thương mại đổ đến bất cứ nơi nào có nền pháp trị, bởi vì không ai muốn hối lộ để khởi đầu một doanh nghiệp. Không ai muốn bán hàng hoặc tới trường nếu họ không biết mình sẽ được đối xử như thế nào. Trong những nền kinh tế dựa trên tri thức, việc làm đi đến những nơi mọi người có quyền tự do tự mình suy nghĩ và trao đổi ý kiến và sáng tạo. Và những quan hệ đối tác kinh tế thực sự không chỉ là về một quốc gia này khai thác tài nguyên của một quốc gia nọ, mà là đầu tư vào nguồn lực lớn nhất của chúng ta, đó là người dân của chúng ta và các kỹ xảo và tài năng của họ, cho dù các bạn sống ở một thành phố lớn hay một ngôi làng nông thôn. Và đó là loại quan hệ đối tác với mà Hoa Kỳ cung cấp.
Như tôi đã công bố hôm qua, Tổ Chức Hòa Bình lần đầu tiên sẽ tới Việt Nam, tập trung vào việc dạy tiếng Anh. Một thế hệ sau khi thanh niên Hoa Kỳ đến đây để chiến đấu, một thế hệ người Mỹ mới sẽ đến đây để dạy học và xây dụng và làm sâu thêm tình bạn giữa chúng ta. Một số công ty công nghệ và học viện hàng đầu của Hoa Kỳ sẽ hợp tác với các trường đại học của Việt Nam để tăng cường đào tạo trong các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán và y học. Bởi vì ngay cả khi chúng tôi tiếp tục đón nhận thêm nhiều sinh viên Việt Nam tới Hoa Kỳ, chúng tôi cũng tin rằng người trẻ xứng đáng được hưởng một nền giáo dục đẳng cấp thế giới ngay tại Việt Nam.
Đó là một trong những lý do chúng tôi rất vui mừng báo tin vào mùa thu này, trường Đại Học Fulbright Việt Nam sẽ mở cửa tại thành phố Hồ Chí Minh –trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của quốc gia này – nơi sẽ có đầy đủ tự do học hỏi và học bổng cho những ai cần đến. Sinh viên, học giả, các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công và quản trị và kinh doanh; vào kỹ thuật và khoa học điện toán; và văn học nghệ thuật – mọi thứ từ thơ Nguyễn Du, cho đến triết lý của Phan Chu Trinh, cho đến toán học của Ngô Bảo Châu.
Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành với những người trẻ và doanh nhân, vì chúng tôi tin rằng chỉ cần các bạn tích lũy những kỹ năng và công nghệ và vốn tư bản cần thiết, thì không gì có thể ngăn trở được các bạn – và điều đó tất nhiên bao gồm những người phụ nữ Việt Nam tài năng. Chúng tôi cho rằng bình đẳng giới tính là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Hai Bà Trưng đến nay, những người phụ nữ mạnh mẽ, tự tin luôn giúp đưa đất nước Việt Nam tiến lên. Chứng cứ đã rõ – tôi nói điều này ở bất cứ nơi nào tôi đến trên khắp thế giới – gia đình, cộng đồng và đất nước thịnh vương hơn khi các bé gái và phụ nữ có cơ hội bình đẳng để thành công ở trường học và tại sở làm và trong chính quyền. Điều đó đúng ở mọi nơi, và điều đó đúng ngay tại Việt Nam.
Chúng tôi sẽ tiếp tục mở ra mọi tiềm năng của nền kinh của các bạn với Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, TPP sẽ cho phép các bạn bán thêm nhiều sản phẩm của mình ra thế giới và nó sẽ thu hút thêm đầu tư. TPP sẽ đòi hỏi cải cách để bảo vệ công nhân và nền pháp trị và tài sản trí tuệ. Và Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ khi Việt Nam nỗ lực thực thi đầy đủ các cam kết của mình. Tôi muốn các bạn biết rằng, trên cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi vì các bạn cũng sẽ có khả năng mua thêm hàng hóa của chúng tôi, “Made in America.”
Hơn nữa, tôi ủng hộ TPP vì những lợi ích chiến lược quan trọng của nó. Việt Nam sẽ bớt lệ thuộc vào bất cứ một đối tác thương mại nào và được hưởng những mối quan hệ rộng rãi hơn với thêm nhiều đối tác, kể cả Hoa Kỳ.
Và TPP sẽ củng cố sự hợp tác khu vực. Nó sẽ giúp giải quyết bất bình đẳng kinh tế và sẽ thăng tiến nhân quyền, với đồng lương cao hơn và điều kiện làm việc an toàn hơn. Lần đầu tiên ngay tại Việt Nam, quyền thành lập nghiệp đoàn lao động độc lập và những điều khoản ngăn cấm cưỡng bức lao động và lao động trẻ em. Và nó có những điều khoản bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất và những tiêu chuẩn chống tham nhũng mạnh mẽ nhất trong tất cả các thỏa ước thương mại trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP hứa hẹn cho tất cả chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam, và những nước ký kết khác – sẽ phải tuân thủ những luật lệ mà chúng ta đã cùng nhau hình thành này. Đó là tương lai mà chúng ta có thể có được. Do đó giờ đây chúng ta phải hoàn tất nó – vì sự thịnh vượng kinh tế của chúng ta và vì an ninh quốc gia của chúng ta.
Điều này đưa tôi đến lãnh vực thứ hai mà chúng ta có thể hợp tác, và đó là bảo đảm an ninh hỗ tương của chúng ta. Với chuyến thăm này, chúng ta đã đồng ý nâng cao hợp tác về an ninh và xây dựng thêm niềm tin giữa hai quân đội. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp huấn luyện và thiết bị cho lực lượng Duyên Phòng của các bạn để nâng cao các khả năng hàng hải của Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành để chuyển giao viện trợ nhân đạo vào những thời điểm có thảm họa. Với thông báo tôi đã đưa ra hôm qua để dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí quốc phòng, Việt Nam sẽ có sự tiếp cận rộng rãi hơn với thiết bị quân sự mà các bạn cần để bảo đảm an ninh của mình. Và Hoa Kỳ đang chứng tỏ cam kết bình thường hoá hoàn toàn quan hệ với Việt Nam.
Nói rộng ra, thế kỷ thứ 20 đã dạy cho tất cả chúng ta – bao gồm cả Hoa Kỳ và Việt Nam – rằng trật tự quốc tế mà trên đó an ninh hỗ tương của chúng ta tùy thuộc vào, dựa trên những luật lệ và tiêu chuẩn nhất định. Mọi quốc gia đều có chủ quyền, không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ, chủ quyền của mỗi quốc gia phải được tôn trọng, và lãnh thổ của mỗi quốc gia không thể bị xâm phạm. Nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ. Và mọi tranh chấp phải được giải quyết một cách hoà bình. Và các định chế vùng, như ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á, phải tiếp tục được củng cố. Đó là những gì tôi tin. Đó là những gì mà Hoa Kỳ tin. Đó là loại quan hệ đối tác nước Mỹ cung cấp cho vùng này. Tôi mong sẽ thúc đẩy tinh thần tôn trọng và hoà giải này vào sau này trong năm khi tôi trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Lào.
Trong Biển Đông, Hoa Kỳ không phải là một phía dự phần trong các cuộc tranh chấp hiện nay. Nhưng chúng tôi sẽ đứng cùng các đối tác trong việc đề cao những nguyên tắc cốt lõi, như tự do hàng hải và hàng không, và thương mại hợp pháp không bị ngăn trở, và việc giải quyết tranh chấp trong hoà bình, thông qua các phương tiện pháp lý, phù hợp với công pháp quốc tế. Trong khi tiến về phía trước, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay cao, giương buồm và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ ủng hộ quyền của tất cả các nước để làm như vậy.
Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các lĩnh vực mà tôi vừa mô tả, quan hệ đối tác của chúng ta bao gồm một yếu tố thứ ba – giải quyết các lĩnh vực mà hai chính phủ của chúng ta không đồng ý, kể cả về nhân quyền. Tôi nói điều này không phải để nhắm vào một mình Việt Nam. Không quốc gia nào hoàn hảo. Sau hai thế kỷ, Hoa Kỳ vẫn phải nỗ lực để sống theo những lý tưởng từ khi lập quốc. Chúng tôi vẫn phải đối phó với những thiếu sót của mình – quá nhiều tiền trong nền chính trị, và bất bình đẳng kinh tế gia tăng, thiên vị chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự, phụ nữ vẫn không được trả lương nhiều bằng nam giới cho cùng một công việc. Chúng tôi vẫn có những vấn đề. Và tôi cam đoan với các bạn là chúng tôi không vô nhiễm trước sự chỉ trích. Tôi nghe chỉ trích mỗi ngày. Nhưng sự xét nét đó, cuộc tranh luận mở đó, việc chạm trán với sự không hoàn hảo của chính mình, và việc cho phép mọi người có quyền nêu ý kiến đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn và thịnh vượng hơn và công bằng hơn.
Trước đây tôi từng nói điều này – Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt hình thức chính quyền của mình lên Việt Nam. Các quyền mà tôi nói đến tôi tin rằng không phải là những giá trị Mỹ; tôi nghĩ chúng là giá trị phổ quát được ghi vào Tuyên Ngôn Phổ Quát Về Nhân Quyền. Chúng cũng được ghi vào hiến pháp Việt Nam, trong đó nói rằng “mọi công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội và quyền biểu tình.” Đó là trong hiếp pháp Việt Nam. (Vỗ tay) Do đó thật vậy, đây là vấn đề về việc tất cả chúng ta, mỗi quốc gia, cố gắng áp dụng nhất quán những nguyên tắc này, bảo đảm rằng chúng ta – những người trong chính phủ – đang làm đúng theo những lý tưởng này.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam đã cam kết đưa luật lệ phù hợp với hiến pháp mới và với các tiêu chuẩn quốc tế. Theo một số đạo luật được thông qua gần đây, chính phủ sẽ tiết lộ về nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền truy cập thêm thông tin. Và, như tôi đã nói, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Vì vậy, tất cả những điều này đều là những bước tích cực. Và rốt cuộc, tương lai của Việt Nam sẽ do người dân Việt Nam quyết định. Mỗi đất nước sẽ vạch ra con đường của riêng mình, và hai quốc gia chúng ta có truyền thống khác nhau và hệ thống chính trị khác nhau và nền văn hóa khác nhau. Nhưng trong tư cách một người bạn của Việt Nam, cho phép tôi chia sẻ quan điểm của tôi – tại sao tôi tin rằng các quốc gia sẽ thành công hơn khi các quyền phổ quát được tôn trọng.
Khi có tự do diễn đạt và tự do ngôn luận, và khi mọi người có thể chia sẻ ý tưởng và truy cập Internet và truyền thông xã hội không hạn chế, điều đó cung cấp nhiên liệu cho sự đổi mới mà các nền kinh tế cần có để phát triển. Đó là nơi những ý tưởng mới nảy ra. Đó là cách một Facebook bắt đầu. Đó là cách mà một số trong những công ty tuyệt vời nhất của chúng tôi bắt đầu – vì một người nào đó đã có một ý tưởng mới. Nó khác biệt. Và họ có thể chia sẻ nó. Khi có tự do báo chí – khi các nhà báo và blogger có thể soi rọi vào bất công hay lạm quyền – điều đó khiến các viên chức có trách nhiệm giải trình và xây dựng niềm tin nơi công chúng rằng hệ thống hiệu quả. Khi các ứng cử viên có thể ra tranh cử và tự do vận động, và các cử tri có thể chọn người lãnh đạo của mình trong những cuộc bầu cử tự do và công bằng, điều đó làm cho đất nước ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ đáng kể và sự thay đổi ôn hòa là khả dĩ. Và nó mang những người mới vào hệ thống.
Khi có tự do tôn giáo, điều này không chỉ cho phép mọi người thể hiện đầy đủ tình yêu thương và lòng từ bi vốn là trọng tâm của tất cả các tôn giáo lớn, mà còn cho phép các nhóm tôn giáo phục vụ cộng đồng của mình thông qua các trường học và bệnh viện, và chăm sóc người nghèo và người dễ bị tổn thương. Và khi có tự do hội họp – khi người dân được tự do thành lập tổ chức trong xã hội dân sự – thì đất nước có thể đối đầu tốt hơn trước những thách thức mà chính quyền đôi khi không thể tự mình giải quyết. Vì vậy quan điểm của tôi là việc duy trì các quyền này không phải là một mối đe dọa cho sự ổn định, mà thật ra củng cố sự ổn định và là nền tảng của tiến bộ.
Tóm lại, chính vì khát vọng có được những quyền này mà mọi người trên toàn thế giới, kể cả Việt Nam, có được nguồn cảm hứng để lật đổ chủ nghĩa thực dân. Và tôi tin rằng việc duy trì các quyền này là biểu hiện đầy đủ nhất của nền độc lập mà rất nhiều quốc gia trân trọng, kể cả tại đây, một quốc gia luôn tuyên bố là “của Dân, do Dân và vì Dân.”
Việt Nam sẽ làm khác Hoa Kỳ. Và mỗi quốc gia trong chúng ta sẽ làm khác với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhưng, có những nguyên tắc căn bản mà tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cố gắng hoàn thiện và cải tiến. Và tôi nói điều này như một người sắp rời nhiệm sở, cho nên giờ đây tôi có lợi ích của gần 8 năm kinh nghiệm để suy ngẫm về cách thức mà hệ thống của chúng tôi hoạt động và tương tác với các đất nước khác trên khắp thế giới trong lúc họ cũng liên tục cố gắng để cải tiến hệ thống của mình.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng quan hệ đối tác của chúng ta có thể đáp ứng được những thách thức toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết một mình. Nếu chúng ta muốn bảo đảm được sức khỏe của người dân chúng ta và vẻ đẹp của hành tinh này, thì sự phát triển buộc phải bền vững. Những kỳ quan thiên nhiên như Vịnh Hạ Long hay Hang Sơn Đoòng phải được bảo tồn cho con cháu chúng ta. Nước biển dâng lên đe dọa các bờ biển và sông ngòi mà rất nhiều người Việt Nam đang tùy thuộc vào. Và vì vậy, như là bạn đồng hành trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần hoàn thành các cam kết mà chúng ta đã đưa ra tại Paris, chúng ta cần giúp các nông gia và những ngôi làng và những người sống bằng ngư nghiệp thích nghi và mang thêm năng lượng sạch đến những nơi chốn như Châu Thổ Sông Mekong – một vựa lúa của thế giới mà chúng cần để nuôi dưỡng những thế hệ mai sau.
Và chúng ta có thể cứu được biết bao sinh mạng bên ngoài biên giới của mình.  Bằng các giúp đỡ những đất nước khác củng cố hệ thống y tế của họ, chẳng hạn, chúng ta có thể ngăn chặn những vụ bùng phát bệnh trở thành những trận dịch đe dọa tất cả chúng ta. Và trong khi Việt Nam cam kết sâu thêm với Liên Hiệp Quốc về nghĩa vụ gìn giữ hòa bình, Hoa Kỳ hãnh diện vì giúp huấn luyện lực lượng gìn giữ hòa bình của các bạn. Và đó thật là một điều đáng ghi nhận – hai quốc gia chúng ta từng đánh nhau nhưng giờ đây sát cánh giúp đỡ những quốc gia khác cùng đạt được hòa bình. Như thế ngoài quan hệ song phương, mối quan hệ đối tác của chúng ta cũng cho phép chúng ta giúp định hình môi trường quốc tế trong những cách thế tích cực.
Tuy vậy, việc hiện thực hóa hoàn toàn viễn cảnh tôi vừa mô tả hôm nay sẽ không xảy ra qua đêm, và nó cũng không phải là tất yếu. Sẽ có những vấp váp và những bước lùi trên con đường. Sẽ có những lúc xảy ra hiểu lầm. Sẽ cần đến nỗ lực bền bỉ và đối thoại chân thành trong đó cả hai bên đều tiếp tục thay đổi. Nhưng khi xét lại toàn bộ lịch sử và những trở ngại mà chúng ta đã vượt qua, hôm nay đứng trước các bạn tôi rất lạc quan về tương lai chung của chúng ta. Và luôn luôn tôi đặt niềm tin của mình nơi tình bạn và những khát vọng chung của hai dân tộc chúng ta.
Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ và Việt đã băng qua một đại dương rộng lớn – một số người đang đoàn tụ với gia đình lần đầu tiên sau nhiều thập niên – và những người, như Trịnh Công Sơn đã nói trong ca khúc của mình, nối vòng tay lớn, và đang mở rộng lòng mình và nhìn thấy nhân tính chung của chúng ta trong nhau.
Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ gốc Việt đã thành công trong mọi lãnh vực – bác sĩ, nhà báo, quan tòa, công bộc. Một người trong số họ, người này sinh ra tại đây, đã viết cho tôi một lá thư nói rằng, nhờ “Ơn Thượng Đế, tôi đã sống được Giấc Mơ Mỹ… Tôi rất tự hào là một người Mỹ nhưng cũng rất tự hào là một người Việt.” Và hôm nay, ông ấy đang ở đây, trở về quê hương nơi ông sinh ra, bởi vì, theo ông nói, hoài bão của ông là nâng cao đời sống của từng người Việt Nam.
Tôi nghĩ đến một thế hệ người Việt mới – rất nhiều người trong các bạn, rất nhiều người trong những người trẻ đang ở đây – những người sẵn sàng tạo dấu ấn của mình trên đời. Và tôi muốn nói với tất cả những người trẻ đang lắng nghe: Tài năng của các bạn, ham muốn của các bạn, những giấc mơ của các bạn – chính là trong những thứ đó, Việt Nam có tất cả những gì đất nước này cần để phồn thịnh. Các bạn nắm trong tay vận mệnh của mình. Đây là thời khắc của các bạn. Và trong khi các bạn theo đuổi tương lai mà các bạn mong muốn, tôi muốn các bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ ở ngay bên cạnh các bạn như một đối tác và một người bạn.
Và nhiều năm sau này, khi có thêm nhiều người Việt và Mỹ hơn nữa cùng nhau học hỏi; cùng nhau sáng tạo và kinh doanh; cùng nhau bảo vệ an ninh của chúng ta; và cùng nhau cổ xúy nhân quyền và bảo vệ hành tinh của chúng ta – tôi hy vọng các bạn sẽ nhớ lại thời điểm này và tìm thấy hy vọng từ viễn cảnh mà tôi gửi gấm hôm nay. Hay là, liệu tôi có thể nói một cách khác – bằng những lời mà các bạn đã biết rõ từ Truyện Kiều – “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi.”
Cám ơn các bạn. Cám ơn các bạn rất nhiều. Cám ơn, Việt Nam. Cám ơn.
-------------------------------------------------
Trong email của Xuân Hoài gửi cho calathau còn dẫn thêm bản tiếng Anh và 1 bản tiếng Việt in trên báo Lao Động để các cụ tiện so sánh, xin cảm ơn .

DI SẢN CỦA OBAMA và BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG

 Tác giả : Nguyễn Quang Dy
(Cảm ơn Vũ Thu Giang đã giới thiệu bài viết này) 
Calathau: Lần đầu tiên tác giả gọi TT Obama là 1 chính khách lớn và người bạn lớn của Việt Nam - (Cùng với cựu TT Bill Clinton). Tôi rất đồng ý với đánh giá này !
 Tuần này, tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam (23-25/5/2016). Đây là chuyến thăm đầu tiên và cũng là cuối cùng với cương vị tổng thống (trong 8 năm cầm quyền). Chuyến thăm này quan trọng, vào một thời điểm quan trọng, có thể so sánh với chuyến thăm của Bill Clinton, với bài diễn văn nổi tiếng (17/11/2000). Nếu Bill Clinton đã đi vào lịch sử với quyết định bình thường hóa với Việt Nam (11/7/1995), thì hôm nay Barack Obama cũng đi vào lịch sử với quyết định bỏ cấm vận vũ khí, để hoàn tất quá trình đó (23/5/2016).
Mỹ-Việt: Trở lại tương lai?
Bill Clinton còn quay lại Việt nam nhiều lần, với cương vị cựu tổng thống và chủ tịch quỹ Clinton. Gần đây nhất là khi Bill Clinton tới Việt Nam để dự lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ (2/7/2015), và quan trọng hơn là để chuẩn bị và “hộ tống” Tổng Bí thư Nguyễn phú Trọng sang thăm Mỹ (6-10/7/2015). Hillary Clinton cũng đã thăm Việt Nam nhiều lần, với cương vị phu nhân tổng thống hoặc ngoại trưởng. Ông bà Clinton đã để lại một di sản lớn và những dấu ấn khó quên trong lịch sử quan hệ Mỹ-Việt.
Vậy sau chuyến thăm này, tổng thống Obama sẽ để lại di sản gì cho quan hệ Mỹ-Việt? Có lẽ trong bối cảnh hiện nay, vấn đề then chốt nhất là bỏ hoàn toàn cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều đó không những có ý nghĩa hoàn tất quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước, mà còn có tác dụng thúc đẩy chiến lược xoay trục (hay tái cân bằng lực lượng) của Mỹ tại Đông Á, vì lợi ích sống còn của hai nước tại Biển Đông.
Trong nhiệm kỳ hai, Tổng thống Obama đã làm được hai việc lớn: Đó là ký thỏa thuận hạt nhân với Iran và bình thường hóa quan hệ với Cuba. Hôm nay, quyết định bỏ nốt cấm vận vũ khí cho Việt Nam có lẽ là một sự kiện quan trọng không kém, để biến Việt Nam thành đối tác chiến lược, và hiện thực hóa chủ trương xoay trục (tái cân bằng lực lượng). Chỉ còn mấy tháng nữa để Obama củng cố vị trí lịch sử của mình tại Châu Á, có thể sánh vai với Bill Clinton, như một chính khách lớn và người bạn lớn của Việt Nam.
Nhận xét về quan hệ Mỹ-Việt 40 năm qua, Patrick Cronin, giám đốc Chương trình An ninh Châu Á-Thái Bình Dương (tại CNAS), cho rằng trong 20 năm hậu chiến (1975-1995), quan hệ Mỹ-Việt đã chuyển đổi từ cựu thù thành bình thường hóa. Trong 20 năm tiếp theo (1995-2015), Mỹ- Việt đã chuyển đổi từ bình thường hóa thành đối tác chiến lược “trên thực tế” (de facto). Vậy trong 10-20 năm tới, quan hệ hai nước là gì, nếu không phải là đối tác chiến lược “thực sự”. Nhưng xét cho cùng thì hai nước cũng chỉ “trở lại tương lai”.
Trong quá khứ không xa lắm, hai nước đã là đồng minh chống phát xít Nhật tại Đông Á. Lịch sử hay lặp lại như một trò chơi tốn kém. Năm 1945, Mỹ đã cử nhóm “Con Nai” (Deer Team) gồm 18 người do thiếu tá Allison Thomas chỉ huy, nhảy dù xuống chiến khu Việt Bắc giúp Việt Minh huấn luyện lực lượng quân sự còn non trẻ. Đại tá Archimedes Patti (1913-1998), tác giả cuốn “Why VietNam”, lúc đó đại diện cho OSS (Office of Strategic Services) là tiền thân của CIA, đã đến Hà Nội vào năm 1945 khi Hồ Chí Minh lập chính phủ lâm thời và viết Tuyên ngôn Độc lập. Ông Patti đã giúp cụ Hồ sửa Tuyên ngôn Độc lập (giống của Mỹ).
Lúc đó (1945-1946) Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để bang giao với Mỹ, giống như ông Bùi Viện (1839-1878) đã cố gắng làm trong thế kỷ trước, nhưng không thành (vì những trớ trêu của lịch sử). Theo tư liệu lịch sử, ông Bùi Viện đã hai lần cất công sang tận Washington DC, gặp được tổng thống Ulysses Grant (1873-1875) để cầu viện chống Pháp, nhưng đã bị “nhỡ tàu”. Năm 1978, cơ hội bình thường hóa quan hệ hai nước sau chiến tranh Việt Nam cũng bị “nhỡ tàu” (cho đến năm 1995). Nhìn lại, cái giá phải trả cho việc “nhỡ tàu” nhiều lần, làm mất cơ hội hợp tác chiến lược, là quá lớn đối với cả hai nước. Vậy phải làm thế nào để khi “trở lại tương lai” hai nước không bị “nhỡ tàu” một lần nữa?
Robert McNamara (cựu bộ trưởng quốc phòng dưới thời John Kennedy) đã thừa nhận sai lầm trong cuốn sách về chiến tranh Việt Nam (In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam, McNamara, Vintage Books, 1996) và ông ấy đã đến Hà Nội gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp để lý giải và hòa giải quá khứ. Muộn còn hơn không. Họ đã cố gắng thanh lý di sản của một cuộc chiến tranh vô nghĩa (do nhầm lẫn).
Ông Phạm Xuân Ẩn (“điệp viên hoàn hảo”) tuy chống Mỹ vì nhiệm vụ của một người yêu nước, nhưng cũng yêu nước Mỹ (với vai trò ký giả của Time magazine). Ông Ẩn là một nghịch lý của một cuộc chiến không đáng có. Đến cuối đời, ông ấy vẫn mong hai nước trở thành bạn và đồng minh. Con ông ấy (Phạm Xuân Hoàng Ân) đã phiên dịch cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang và tổng thống Obama trong chuyến thăm Mỹ (24-26/7/2014).
Obama: Tiếng kèn ngập ngừng?
Theo Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm), Việt Nam đang tách xa dần Trung Quốc, nhưng “không quá xa”, và đang nhích lại gần Mỹ, nhưng “không quá gần”. Nói cách khác, quan hệ Mỹ-Việt tuy đã sang trang (sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng), nhưng vẫn như “tiếng kèn ngập ngừng”. Việt Nam vẫn tiếp tục đi dây để giữ cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Hai vấn đề then chốt đang cản trở quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ (là nhân quyền và căn cứ Cam Ranh) vẫn chưa được tháo gỡ.
Trong khi đó, nhiều người cho rằng Chính quyền Obama đã mắc vào cái bẫy duy trì hòa bình bằng mọi giá và sẽ phải trả giá đắt cho chủ trương này. Thái độ này làm cho Bắc Kinh càng thêm cứng rắn và hành động táo bạo hơn để thay đổi nguyên trạng Biển Đông, biến những gì họ đã chiếm được thành việc đã rồi. Những gì Washington đã làm, gồm những lời tuyên bố suông (rhetoric) và các cuộc tuần tra FONOP “vô hại” (innocent passage) không làm Bắc Kinh chùn bước trong kế hoạch lấn chiếm và quân sự hóa Biển Đông.
Chuyến tuần tra FONOP thứ ba sau khi bị hoãn, đã được USS William Lawrence triển khai (10/5/2016) đi qua đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) chứ không qua đá Vành Khăn (Mischief Reef) và vẫn theo hình thức “đi qua vô hại” (innocent passage). Tuy quyết định này có thể liên quan đến tính toán thời điểm Tòa án Trọng tài Quốc tế ra phán quyết, nó phản ánh tâm lý sợ rủi ro (risk-averse) của tổng thống Obama, muốn tránh mọi tình huống gây ra khủng hoảng với Trung Quốc, trong mấy tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống. Nhưng càng tránh rủi ro thì rủi ro càng tìm đến, với nguy cơ cao hơn. FONOP theo kiểu “đi qua vô hại” không có tác dụng răn đe Trung Quốc, và làm đồng minh và đối tác bất an.
Việc trì hoãn bỏ cấm vận vũ khí sát thương bằng cách gắn nó với điều kiện cải thiện nhân quyền như một kiểu trao đổi (trade-off) không phải là cách làm hiệu quả, thậm chí còn phản tác dụng (counter-productive). Trong khi Trung Quốc nhảy “Rock n Roll” thì Mỹ-Việt vẫn nhảy “Slow Waltz”, theo “tiếng kèn ngập ngừng”. Trong khi Trung Quốc ráo riết quân sự hóa các đảo họ lấn chiếm và bồi đắp tại Biển Đông (xây dựng các sân bay quân sự và quân cảng, lắp đặt các trạm ra đa và tên lửa hiện đại) biến thành các cứ điểm mạnh, thì Mỹ-Việt vẫn sa vào trò chơi “mèo vờn chuột”, tiếp tục mà cả để đổi chác nhân quyền lấy vũ khí (human rights for arms). Việc này chỉ có lợi cho phái cực đoan và bảo thủ tại Bắc Kinh (và Hà Nội), đồng thời làm vô hiệu hóa chiến lược xoay trục của Mỹ và đồng minh.
Đòi hỏi Việt Nam tôn trọng và cải thiện nhân quyền là cần thiết. Nhưng chấp nhận việc thả tù chính trị nhỏ giọt để đánh đổi lấy bỏ cấm vận vũ khí từng phần, sẽ dẫn đến tiến thoái lưỡng nan (như “catch 22”). Nó chỉ kéo dài sự ngược đãi giới bất đồng chính kiến, và đẩy hàng vạn ngư dân vô tội đến chỗ tuyệt vọng, vì họ bị tàu thuyền Trung Quốc xua đuổi không cho đánh cá tại vùng biển của mình, trong khi bờ biển Miền Trung bị nhiễm độc nặng trong một thảm họa môi trường lớn. Chẳng lẽ đây không phải là vấn đề nhân quyền?
Muốn ngăn chặn Trung Quốc bành trướng tại Biển Đông mà lại sợ làm họ mất lòng thì thật vô lý. Trong khi Trung Quốc bành trướng, thách thức Mỹ và bắt nạt Việt Nam, tại sao họ không sợ làm mất lòng Mỹ hay Việt Nam? Tại sao Mỹ tuần tra FONOP tại Biển Đông lại phải áp dụng innocent passage? (sợ Trung Quốc phản ứng?). Tại sao Viêt Nam không dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines (sợ Trung Quốc tức giận?).
Về quan hệ Việt-Trung, Patrick Cronin nhận xét, Việt Nam rất thận trọng không muốn vượt qua “vạch đỏ” (red lines) với Trung Quốc, và Mỹ tôn trọng điều này. Cronin nói “chúng tôi không tìm kiếm căn cứ quân sự”. Trong khi đó Jonathan London cho rằng lãnh đạo Việt Nam không muốn làm “đứt cầu chì” (circuit breaker), để Trung Quốc có lý do phản ứng quá mạnh… Theo Carl Thayer, lý do chính Việt Nam muốn bỏ cấm vận vũ khí là ý nghĩa chính trị tượng trưng, chứ không phải là nhu cầu quân sự cấp bách.
Trong khi đó, Alexandere Vuving lập luận rằng muốn hóa giải sự lưỡng lự của giới quân sự Việt Nam, “Mỹ phải chứng tỏ thiện chí bằng cách bỏ hẳn cấm vận vũ khí”… Làm như vậy sẽ “mở rộng cửa” để hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, và để thực hiện bước tiếp theo là tiếp cận căn cứ Cam Ranh. Nếu thường xuyên tiếp cận căn cứ Cam Ranh, “Mỹ sẽ có nhiều lợi thế để duy trì cân bằng lực lượng với Trung Quốc”. Có lẽ, Mỹ cần Việt Nam vì ba lý do chính: (1) VN có vị trí chiến lược quan trọng, (2) VN có căn cứ chiến lược Cam Ranh và quân đội thiện chiến, (3) VN có truyền thống chống Trung Quốc.

John McCain & John Kerry: Không thể thiếu?
Không thể hòa giải và bình thường hóa quan hệ hai nước nếu thiếu vai trò dẫn đầu của TNS John McCain (Chủ tịch Tiểu ban Quân lực Thượng viện) và John Kerry (Ngoại trưởng), cũng như hàng ngàn cựu binh khác (như đại sứ Pete Peterson). Họ đang chiến đấu dũng cảm vì hòa bình và hòa giải, cũng như khi họ chiến đấu dũng cảm trong chiến tranh. Di sản của tổng thống Obama (và Clinton) trong quan hệ Mỹ-Việt không thể tách rời vai trò của John Kerry và John McCain, cùng những người khác. Dù trước đây là thương binh hay tù binh, họ không trở thành “tù binh của quá khứ” (prisoner of the past). Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, cùng với Tổng thống Obama, Ngoại trưởng John Kerry sẽ dự lễ khởi công dự án Đại học Fulbright. John Kerry là người bảo trợ cho dự án này ngay từ đầu.
Không phải ngẫu nhiên mà TNS John McCain phát biểu, “Đã đến lúc chúng ta phải chuyển hướng, trong chính sách của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương… Mỹ cần hành động mạnh mẽ hơn là những cử chỉ tượng trưng tại Biển Đông” (Americda Needs More than Symbolic Gestures in the South China Sea, John McCain, Financial Times, April 12, 2016). John McCain có vai trò chính trong việc vận động bỏ một phần cấm vận vũ khí (năm 2014). McCain lập luận rằng không nên hạn chế việc bán công nghệ quốc phòng cho Việt Nam để đảm bảo an ninh hàng hải, nhưng việc chuyển giao các chủng loại vũ khí khác cần phải xét “từng trường hợp một” (case by case) và gắn với tiến bộ về nhân quyền.
Ngày 18/5/2016, trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, McCain đã khẳng định chuyến thăm của Obama là một bước tiến tích cực nữa trong quan hệ hai nước. Theo McCain, Việt Nam đang nổi lên như “một đối tác quan trọng” của Mỹ tại khu vực, cam kết bảo đảm các nguyên tắc của trật tự châu Á – TBD, trong đó có tự do hàng hải, tự do thương mại và giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế. McCain cho rằng đã đến lúc Mỹ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, một tồn đọng của quá khứ đang cản trở quan hệ hợp tác quân sự. McCain nói, “Chúng ta không thể yêu cầu đối tác đóng góp nhiều hơn trong khi vẫn thực hiện các biện pháp trực tiếp hạn chế khả năng đóng góp của họ”.
Cũng như TNS John McCain, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter trong một cuộc điều trần tại Thượng viện (28/4/2016) đã lên tiếng ủng hộ việc bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng Việt Nam đã có tiến bộ về vấn đề nhân quyền (so với Saudi Arabia hay Egypt). Bỏ cấm vận vũ khí sẽ buộc Việt Nam thực hiện cam kết về nhân quyền (giống như thực hiện cam kết về TPP). Nếu Việt Nam vi phạm cam kết thì Mỹ có thể tạm dừng việc chuyển giao vũ khí, và trừng phạt kinh tế những trường hợp vi phạm nghiêm trọng các cam kết như đã thỏa thuận.

Tổng thống Hillary Clinton: Déjà vu?
Chỉ còn mấy tháng nữa, (từ 1/2017), Việt Nam (và Trung Quốc) phải làm quen với tổng thống Hillary Clinton (hay tổng thống Donald Trump?). Ngoài hai ứng cử viên đại diện cho hai đảng, không còn ai khác. Dù ai sẽ sẽ là chủ Nhà trắng, thì cũng phải tiếp thu di sản của ông Obama, để đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông.  
Mặc dù thua Barack Obama trong cuộc đua vào Nhà trắng (cách đây 8 năm) Hillary Clinton đã nhận lời Obama làm ngoại trưởng. Với vai trò ngoại trưởng, Hillary Clinton là kiến trúc sư của chính sách xoay trục (hay tái cân bằng) của Mỹ. Nay ra tranh cử tổng thống lần thứ hai, Hillary Clinton có cơ hội lớn để thắng cử, trở thành tổng thống nữ đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Với kinh nghiệm của đệ nhất phu nhân và ngoại trưởng, Hillary Clinton sẽ là một “tổng thống tuyệt vời” (excellent president) như nhận xét của Barack Obama.
Mặc dù Bill Clinton mắc vào bê bối tình dục (trong nhiệm kỳ đầu), nhưng Hillary đã giúp Bill Clinton vượt qua thử thách và trở thành cặp đôi quyền lực (partners in power). Bill Clinton không thể thành công trong hai nhiệm kỳ, nếu thiếu vai trò của Hillary (và ngược lại). Barack Obama và Hillary Clinton từ đối thủ tranh cử (rivals in election) đã trở thành đối tác trên chính trường (partners in politics). Đây là lần đầu tiên một tổng thống đắc cử đã mời đối thủ vừa bị thua cuộc làm ngoại trưởng (và Hillary Clinton đã nhận lời).
Tuy tính cách và tầm nhìn có thể khác nhau, nhưng Barack Obama và Hillary Clinton đã “cộng tác lành mạnh” trong chiến lược “xoay trục sang Châu Á” (mà cả hai đều muốn nhận là tác giả). Họ “nhất trí nhiều hơn là bất đồng”, khác biệt “về phong cách và bản năng, chứ không phải bản chất và nguyên tắc”. Nhưng khi cần phải tranh thủ cử tri, thì Hillary Clinton sẵn sàng né tránh hoặc thay đổi lập trường đối với những vấn đề nhạy cảm (như TPP). Bản năng chính trị thực dụng đó có thể làm nhiều người thất vọng, vì Hillary Clinton “luôn ứng xử như một ứng cử viên”. (“Alter Ego”, Landler, Random house, 2016).
Trong khi con đường dẫn đến Nhà trắng của Hillary Clinton không bằng phẳng, vì đa số cử tri Mỹ đã chán những nhân vật trong giới quyền lực (establishment), thì Donald Trump cũng mất dần lợi thế ban đầu. Trong khi Hillary Clinton được sự ủng hộ của những nhân vật hàng đầu như Bill Clinton và Barack Obama, thì Donald Trump không được sự ủng hộ của lãnh đạo đảng Cộng Hòa. Trong khi Barack Obama bị ám ảnh bởi vai trò lịch sử, thì Hillary Clinton tính toán mọi nước cờ thực dụng để tiến thân. Obama hiểu rằng di sản của mình phụ thuộc nhiều vào thắng lợi của Hillary Clinton. Vì vậy, họ vừa là đối thủ, vừa là đồng đội.
Trước đây, cử tri Mỹ đã từng tỏ thái độ khi họ ủng hộ “Tea Party”, nhưng dường như tiếng nói của họ chưa được để ý. Vì vậy, lần này họ bỏ phiếu cho Donal Trump trong vòng tranh cử sơ bộ (primary election) như một cảnh cáo mạnh mẽ lãnh đạo đảng Cộng hòa (cũng như Dân chủ). Nhưng Donald Trump không thể coi sự ủng hộ của cử tri là mặc nhiên và vô điều kiện. Trước đây cử tri Mỹ đã không bầu ứng cử viên độc lập Ross Perot thì nay chưa chắc họ bầu Donald Trump làm tổng thống? Có lẽ đến phút chót, họ mới quyết định xem họ có muốn những rủi ro mà tổng thống Donald Trump có thể đem lại cho nước Mỹ.
Bài diễn văn về chính sách đối ngoại duy nhất của Donald Trump lấy cảm hứng từ trong quá khứ khi nước Mỹ theo đuổi chủ nghĩa biệt lập (isolationism), chỉ biết đến Mỹ (American first). Quan điểm cổ lỗ sĩ này (của thế kỷ 19) cản trở chứ không thúc đẩy quá trình hòa bình và thịnh vượng trong nước cũng như ngoài nước. Trong thế giới ngày càng phức tạp, nước nào nhiều quan hệ liên kết nhất sẽ là nước mạnh nhất. Nhưng Donald Trump hoài nghi giá trị của các liên minh. Vì vậy, chính sách của Donald Trump sẽ làm cho các liên minh của Mỹ suy yếu và không thể làm cho nước Mỹ vĩ đại được. (Joseph Nye).
Tham khảo 
1. “How Clinton and Obama tried to run the world while trying to manage each other”, Carlos Lozada, Washington Post, April 29, 2016. Book review of “Alter Ego”, Mark Landler, Random House, 2016
2. “How Trump Would Weaken America”, Joseph Nye, Project Syndicate, May 10, 2016
3.US Likely to Lift Ban on Arms Sales to Vietnam, Dan De Luce & Keith Johnson, Foreign Policy, May 9, 2016
4. “Two Myths About the United States and Vietnam: Setting the record straight”, Jonathan Zimmerman, Foreign Affairs, May 19, 2016
5. “America needs more than symbolic gestures in the South China Sea”, John McCain, Financial Times, April 12, 2016
6. “How America Picks Its Next Move in the South China Sea”, Zack Cooper & Bonnie Glaser, Asia Times, May 11, 2016
NQD. 23/5/2016