Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Dương Khiết Trì sang Việt Nam báo ta nói một đằng báo Tầu nói một nẻo !

Dương đến Việt Nam để 
" Đôn đốc đứa con hoang đàng trở về nhà !"
Liêm Nguyễn dịch theo The Diplomat

Bài được đăng lại trên Quê Choa, Chính Luận, Calitoday, Huỳnh Ngọc Chênh, Radio Chân Trời MớiTTXVA

Phương tiện truyền thông Trung quốc mô tả chuyến đi của Dương Khiết Trì đến Việt Nam như một chiến thắng về ngoại giao và đạo đức của Trung quốc.

Báo chí quốc tế (bao gồm The Diplomat) cho rằng sẽ không hy vọng có một bước đột phá trong quan hệ TQ-Việt Nam qua chuyến thăm của Ủy viên quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì tới Hà Nội trong tuần này. Theo The New York Times thì "Căng thẳng không hề giảm giữa Việt Nam và TQ". BBC thì nhấn mạnh "Bế tắc tại các cuộc đàm phán TQ-Việt Nam", và Reuters thì giật tít: "Trung Quốc mắng Việt Nam đã 'thổi phồng' chuyện giàn khoan dầu ở biển Đông”.

Trong khi đó, phương tiện truyền thông TQ lại nhìn nhận vấn đề hoàn toàn khác, một sự lạc quan hơn nhiều. Phiên bản tiếng Anh của Tân Hoa Xã viết: "TQ, Việt Nam đồng ý sẽ xử lý đúng đắn các vấn đề song phương nhạy cảm"; còn China Daily thì nhấn mạnh: "Bắc Kinh, Hà Nội nguyện hành động để giải quyết bất đồng". Một đoạn video của CCTV thì tập trung vào tuyên bố của họ Dương cho rằng ngay cả khi mối quan hệ TQ-Việt Nam tồi tệ hơn nhiều so với hiện nay, hai bên vẫn sẽ phải nghĩ ra cách để nhanh chóng giải quyết vấn đề. Dựa trên các bài báo của truyền thông TQ, có vẻ như các cuộc họp của Dương Khiết Trì với lãnh đạo Việt Nam là một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
"Thầy" Dương Khiết Trì đang giảng bài ở Hà Nội

Nhưng điều đó không có nghĩa là TQ sẽ sẵn sàng thỏa hiệp. Ngược lại, tất cả mọi bài báo từ TQ đều khẳng định việc mang giàn khoan vào biển Đông là chuyện riêng của TQ, và rằng Việt Nam nên ngừng những quấy rối bất hợp pháp. Các bài báo của TQ cũng ngụ ý rằng Hà Nội đã thay quan điểm. Không một bài nào từ báo chí TQ tường thuật giống như những gì truyền thông Việt Nam và phương Tây đã mô tả về sự cương quyết của phía Việt Nam, yêu cầu TQ phải rút giàn khoan ra khỏi biển Đông. Thay vào đó, một bài viết từ Tân Hoa Xã nói rằng Việt Nam và TQ đã đồng ý để "xử lý đúng đắn các vấn đề song phương", không quốc tế hóa tranh chấp biển Đông, và không để cho các căng thẳng trên biển làm ảnh hưởng tới quan hệ song phương.

Tất nhiên, nếu đúng như lời TQ là Việt Nam đã đồng ý để "xử lý đúng đắn các vấn đề song phương" [theo định nghĩa của phía TQ], thì cuộc khủng hoảng từ giàn khoan dầu chắc sẽ thực sự ổn thoả. Tuy nhiên, thực tế là Hà Nội lại có một cách hiểu hoàn toàn khác về những gì cấu thành việc "xử lý thích hợp". Theo giải thích của phía Việt Nam, thì TQ đang hành động "không đúng" trong việc vi phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam. Bằng cách lờ đi những khác biệt trong cách nhìn nhận từ hai phía, truyền thông TQ đã được chuẩn bị để bôi xấu Việt Nam, nếu nước này tiếp tục phản đối các giàn khoan dầu của TQ.

Báo chí TQ cũng mô tả chuyến thăm của Dương không chỉ là một chiến thắng về mặt ngoại giao, mà còn về mặt đạo đức. Tân Hoa Xã nói rằng chuyến thăm của Dương tới Hà Nội tự nó đã chứng minh rằng TQ đang chủ động tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề. Tân Hoa Xã cũng nói rằng qua chuyến thăm của Dương, TQ cũng cho thấy "sự chân thành mong muốn giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và một tấm lòng hào hiệp". CCTV nói rằng Dương đã đến Hà Nội để giúp "sớm đưa mối quan hệ TQ-Việt Nam quay trở lại lộ trình hợp lý".
Dụ ngôn "Đứa con hoang đàng"

Lời lẽ của những bài báo này mô tả Dương giống như một thầy giáo nhẫn nại được TQ gửi đến để huấn thị một học sinh ngỗ ngược. Thái độ này thể hiện rõ nhất từ tờ Hoàn Cầu, một tờ báo sặc mùi chủ nghĩa dân tộc. Hoàn Cầu mô tả chuyến thăm của Dương như một món quà từ TQ, tặng cho Việt Nam một cơ hội để "tự kiềm chế trước khi quá muộn." Nhiệm vụ của Dương tại Hà Nội là để "vạch ra những điểm quan trọng và nêu ra những ưu và khuyết " của tình hình. Hoàn Cầu còn ví von là qua việc nói chuyện với Việt Nam, TQ đang "đôn đốc đứa con hoang đàng trở về nhà". Từ cách nhìn nhận này, có vẻ như Dương không phải đến Hà Nội để đối thoại, mà đơn giản là để giảng bài cho Việt Nam.

Những tường thuật của truyền thông TQ, mặc dù nghe có vẻ tích cực, là nhằm chuẩn bị để TQ đối phó với những căng thẳng sắp tới. Mỗi bài tường thuật đều mô tả Việt Nam như một kẻ quấy rối, trong khi TQ thì lại rất kiên nhẫn và khoan dung, đã gửi họ Dương đến để khuyên bảo Việt Nam. Những bài báo này cũng nhấn mạnh đến sự đồng thuận mà hai phía đã đạt được từ các cuộc họp. Những lời này sẽ được dùng để chống lại Hà Nội nếu cuộc khủng hoảng vẫn sẽ tiếp tục như hiện nay. Truyền thông TQ cũng gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng bây giờ đến lượt Việt Nam phải đáp lại các thiện ý của TQ, bằng cách chấm dứt các hoạt động ngăn cản trên biển cũng như các cuộc biểu tình trên đường phố chống giàn khoan TQ. Thật vậy, bài báo trên tờ Hoàn Cầu kết thúc bằng một cảnh cáo là cộng đồng quốc tế sẽ kiểm chứng là liệu Việt Nam có giữ đúng lời hứa sau cuộc họp với Dương hay không.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Lạ quá , ở nước VN XHCN do Đàng CS lãnh đạo mà cũng có " hối lộ tình dục" à ???

Phó Ban Nội chính Trung ương: Có hối lộ tình dục ở Việt Nam

Thứ Tư, 12:16  29/10/2014

(NLĐO) - Ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, khẳng định chắc chắn có chuyện hối lộ bằng tình dục ở Việt Nam, vì thế nên bổ sung vào Bộ luật hình sự để ngăn chặn, xử lý.


Ông Ngô Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, trả lời phỏng vấn
Ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, trả lời phỏng vấn

Sáng 29-10, tại hội thảo “Hoàn thiện các quy định về tội hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1999” do Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho biết hành vi đưa hối lộ rất đa dạng, phong phú nên quy định hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải sớm khắc phục.
Theo ông Khánh, bên cạnh các yếu tố vật chất thì người đưa hối lộ đang sử dụng những lợi ích khác không thua kém như chạy thành tích, khen thưởng, danh hiệu hoặc tình dục để đạt được mục đích của mình.
“Những vấn đề này sẽ phải được nghiên cứu đưa vào dự thảo Bộ luật hình sự sẽ sửa đổi trong thời gian sắp tới” - ông Khánh nói.
Theo ông Khánh, các chuyên gia tư pháp quốc tế đã khuyến cáo Việt Nam cần sớm sửa đổi Bộ luật hình sự, bổ sung các hành vi đưa hối lộ và cơ chế kiểm soát, xử lý kịp thời mới mong ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng. “Họ khuyến cáo chúng ta nên đưa vào luật quy định về xử lý hành vi hối lộ tình dục” - ông Khánh cho biết.
Trả lời câu hỏi Báo Người Lao Động về việc ở Việt Nam liệu có hối lộ về tình dục không, ông Nguyễn Doãn Khánh khẳng định: “Chắc chắn có ở Việt Nam. Người ta đã có những truyện ngắn phản ánh thực trạng này rồi”. Theo ông Khánh, trong luật sửa đổi sắp tới sẽ phải đưa ra những khái niệm chung để xử lý được cả hành vi hối lộ tình dục. Trong quá trình hướng dẫn thực hiện sẽ phải nói rõ, đưa ra các khái niệm rạch ròi để xử lý được những hành vi này.

Tin - ảnh: Thế Kha

Hối lộ ... chân dài!

Nguyễn Đình Bốn/ Blog Nguyễn Đình Bốn
Trả lời câu hỏi Báo Người Lao Động về việc “ở Việt Nam liệu có hối lộ về tình dục không”, ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó ban nội chính trung ương, khẳng định: “Chắc chắn có ở Việt Nam. Người ta đã có những truyện ngắn phản ánh thực trạng này rồi”. Hehe, các quan to Việt Nam thật là quan tâm đến văn chương, dùng cả văn chương để chứng minh cho lý luận của mình tại quốc hội!

 Thực ra thì cái chuyện “hối lộ bằng tình” này đã có nguồn gốc từ xa xưa, có tại tất cả các nước trên thế giới, tại Việt Nam còn lộ liễu hơn, bây giờ họ mới nói “mấp mé” chắc là liên quan đến “chiến dịch đập ruồi đập bọ” gì đó, học ở anh ba tàu!
 
Ai cũng biết tính dục là nỗi ám ảnh lớn nhất với con người, nhất là đàn ông, bởi nó là bản năng để duy trì nòi giống. Không có tính dục, nhất định chúng ta không còn tồn tại ở cõi này. Có lẽ con người đã biết cách hối lộ này từ thời thượng cổ, những vụ án liên quan đến hối lộ tình dục dày đặt trong lịch sử, ở phương Đông việc Vương Doãn hối lộ Điêu Thuyền hay nhà Trần hối lộ Huyền Trân công chúa luôn là bài học lịch sử để lại nhiều suy nghiệm.
 
Chế độ càng độc tài, bưng bít thông tin thì việc hối lộ càng này nở tràn lan trên mọi lĩnh vực, trong đó có tình dục, thường thì dùng mỹ nữ hối lộ các quan chức hư hỏng. Tại Việt Nam, trước đây các báo từng đăng thông tin các chân dài, hoa hậu… tố “chúa đảo Tuần Châu” dùng thân xác họ để hối lộ cho các ông tai to mặt bự nhưng rồi vụ đó “chìm xuồng”, có lẽ do sức mạnh của nòng súng và kim tiền.
 
Vụ “mấp mé” của ông Khánh, Phó ban nội chính trung ương có thể là “màn dạo đầu” để sắp sửa bày biện cho dân tình biết thêm nhiều màn cụp lạc trong giới quan chức bẩn thỉu dù thật ra nó cũng là trò đánh nhau giữa các phe phái!
 
Người xưa nói “anh hùng còn không qua được ải mỹ nhân” huống chi tụi nó đếch phải anh hùng!
 

Cụ Khoa Phi kể chuyện đến thăm anh chị Nghinh-Gương và thăm cụ bạn Minh Kim

Không có "nhà riêng" (Blog) để trưng bày thông điệp, nhưng cụ Khoa Phi rất chăm chỉ đưa tin về các hoạt động hiếu hỉ của Làng ta bằng cách gửi E-mail về cho Mõ Làng . Trước hết BĐH hoan nghênh thiện chí của cụ và bây giờ là thông tin mới nhất chúng tôi vừa nhân được. Xin chuyển nguyên văn lên đình Làng hầu quý cụ .

Sáng nay cụ bạn Tú Riềng (H.Hùng) rủ mình đi thăm gia đình Anh Chị Nghinh - Gương và Minh Kim. Bọn mình đi xe máy đến nhà Minh Gương trước. Anh chị Nghinh - Gương vui vẻ mạnh khỏe , nhà cửa khang trang và đặc biệt có cháu đich tôn vừa ra đời chưa đầy tháng. Cháu chào đời cân  nặng 2, 9kg khỏe mạnh,  nhưng các ông chưa được nhìn mặt . Chúc mừng ông bà Gương - Nghinh !



Theo kế hoạch sau khi thăm gia đình Minh Gương, 2 chúng tôi vào Hà Đông thăm Minh Kim nhưng anh Nghinh và Minh Gương nhất định mời chúng tôi ở lại ăn cơm trưa . Bên mời, bên thoái thác... cuối cùng giải pháp dung hòa là 2 chúng tôi vào thăm Minh Kim rồi quay về ăn bữa "cơm dưa cà" với anh chị Nghinh - Gương. Ngờ đâu lúc trở lại thì cháu Anh ( con cả của anh chị ) đã đánh xe ô tô chờ sẵn ở cửa nhất định mời cả nhà đến nhà hàng để cháu chiêu đãi đặc sản thịt dê !



Còn cuộc gặp mặt bất ngờ với Minh Kim thì thật cảm động ....Kim vốn dễ xúc động lại mau nước mắt, hễ gặp bạn Quế Lâm ít khi kìm được nước mắt ngắn dài ... Kim cũng tha thiết mời 2 chúng tôi ở lại ăn bữa cơm trưa với bạn . Chúng tôi phải "khai" thật vụ đã nhận lời anh chị Nghinh- Gương , Minh Kim mới "tha" mà không trách cứ. Vậy là đành cáo lỗi bạn, chúng tôi hẹn một dịp khác chúng tôi sẽ kéo nhau tới ăn cơm với bạn, bạn Minh Kim nhé ! 


Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Báo Hồng Kông: Trung Quốc xuống nước với Việt Nam, nhưng chỉ nói mà không làm

Anh Tú (theo SCMP)/ Một thế giới
Ảnh bên:Bà Phạm Thu Hằng khẳng định Trung Quốc đang hoạt động phi pháp tại Trường Sa

Trong thời gian qua, Biển Đông - khu vực giao thông hàng hải tấp nập nhất thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng do những hành động đơn phương mang tính khiêu khích của Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác. Giờ là lúc Trung Quốc muốn giảm nhiệt căng thẳng bằng ngoại giao. Một Thế Giới xin trích đăng bài viết trên South China Morning Post.

Cựu ngoại trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam vào 27.10 như một phần của nỗ lực giảm bớt căng thẳng về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông trước khi các bên tiến hành đàm phán về quy tắc ứng xử trên vùng biển này. Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ 2 trong vòng chưa đầy nửa năm của ông Dương Khiết Trì.
Nói về chuyến thăm thứ hai, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Hai bên sẽ thảo luận về hợp tác song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam". Bà Hoa cũng nói mối quan hệ (Việt Nam - Trung Quốc) đang "khó khăn tạm thời" vì tranh chấp trên biển trong năm nay. "Nhưng Trung Quốc sẵn sàng làm việc cùng với phía Việt Nam để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược", bà Hoa nói.
Trên thực tế, chính Trung Quốc đã đơn phương đưa giàn khoan vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam hồi tháng 5 (hoạt động phi pháp đến giữa tháng 7 mới rút về), xây dựng sân bay trái phép trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và vẫn đang cải tạo phi pháp các bãi đá và đảo của Việt Nam tại Trường Sa.
Đáng chú ý, sau chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì tới Việt Nam, đến lượt thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ​​sẽ tham dự cuộc đàm phán dự kiến kéo dài 2 ngày ở Bangkok, nơi ông sẽ thảo luận về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông với các đối tác ASEAN. 
Bà Zhang Jie, một chuyên gia nghiên cứu châu Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì sẽ thảo luận với nhau về thương mại và hợp tác tài chính nhưng vấn đề chính vẫn là Biển Đông. 
"Sẽ là tích cực đối với Trung Quốc trong cuộc đàn phán tại Bangkok ... nếu cuộc gặp gỡ giữa ông Phạm Bình Minh và ông Dương có thể mang lại một số kết quả", bà nói.  Dù vậy, bà Zhang Jie cho biết tình trạng bất ổn và tranh chấp lãnh hải sẽ khiến Trung Quốc khó lòng xây dựng lòng tin với Việt Nam. "Hai nước có thể sẽ tiếp tục đối đầu với nhau trong tranh chấp lãnh hải trong khi vẫn tiếp tục các cuộc đàm phán ngoại giao", bà Zhang nói.
Còn ông Zhang Mingliang, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Quảng Châu lại cho rằng, chuyến thăm của ông Dương có thể mở đường cho một cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam bên lề hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương vào tháng tới tại Bắc Kinh.  
Nhưng các nhà quan sát cho biết mối quan hệ hai nước vẫn còn khó khăn. Cơ bản là Trung Quốc chỉ xuống nước trong lời nói chứ không có các hành động hạ nhiệt thực sự. Hôm thứ Năm, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết động thái của Trung Quốc để dọn đường xây dựng một đường băng quân sự ở quần đảo Trường Sa là "bất hợp pháp và không có giá trị khi không được phép của Việt Nam". 

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Rơi nước mắt đi tìm “Bộ phận không nhỏ”

XUÂN DƯƠNG
Rơi nước mắt đi tìm cái " bộ phận không nhỏ " . Huhuhu
(GDVN 24/10) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: Có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi,Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được
“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái” là câu nói được lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước thường xuyên nhắc tới, câu này cũng là điều mà đa số người dân muốn hỏi những người có trách nhiệm. Về vấn đề này Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: “có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ…, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này”. [1]
Có thể thấy hàm ý mà Chủ tịch nước nêu ra: “Dân hỏi, Đảng hỏi” vậy thì câu trả lời chắc chắn không nằm nơi Dân, nơi Đảng.  Câu trả lời phải ở phía Quốc hội,  Chính phủ, Tòa án, Kiểm sát, tức là phía lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Câu hỏi của Đảng, của Dân thực ra  đã được TƯ trả lời trong Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị…”.
Theo tinh thần nghị quyết TƯ, phạm vi tìm kiếm như vậy không phải là quá rộng, cái “bộ phận không nhỏ ấy” nằm trong một “bộ phận nhỏ” là “cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp”.
Rõ ràng cái “bộ phận nhỏ” bao trùm “cái bộ phận không nhỏ” ấy không phải là những nông dân, những công nhân đang làm thuê cho các ông chủ chủ tư bản, những thầy cô giáo hàng tháng lĩnh đồng lương ba, bốn triệu… Cái “bộ phận nhỏ” ấy chính xác chỉ là các “cán bộ, đảng viên” như nghị quyết TƯ4 đã chỉ ra.
Trong khoa học, để tìm nghiệm bài toán người ta có thể sử dụng phương pháp loại suy (The deduction method), tức là phương pháp suy diễn để loại bỏ các nghiệm không phù hợp, thu hẹp phạm vi tìm kiếm để nhận được kết quả nhanh nhất.
Áp dụng phương pháp loại suy, có thể thấy tổng số cán bộ công chức, viên chức cả nước là vào khoảng 2.5 triệu người, đội ngũ giáo viên các cấp (chiếm tới 80% viên chức cả nước) có số người thoái hóa biến chất, tham nhũng không đáng kể có thể loại ra, viên chức ngành Y tế thì có một số nhân viên, y bác sĩ thoái hóa, chủ yếu là tham nhũng vặt đối với bệnh nhân nên tạm thời cũng có thể loại ra (trừ các công chức hai ngành này).
Như vậy sau khi đã (tạm thời) loại trừ, có thể thấy loại tham nhũng lớn, đặc biệt là tham nhũng chính sách chủ yếu thuộc về đội ngũ công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, số này theo nghị quyết của Chính phủ chỉ là 281.714 người. [2]
Đến đây thì phạm vi tìm kiếm  được thu hẹp đáng kể , dù  281.714 công chức nêu trên phân bổ rải rác từ xã, phường lên trung ương, từ các bộ, ban ngành tới các đoàn thể quần chúng nhưng  Bộ Nội vụ nắm rõ họ tên, trình độ, chức vụ từng người.
Vấn đề cuối cùng là chỉ đích danh ai nằm trong nhóm “thoái hóa, biến chất, tham nhũng”,  đây chính là điều khó khăn nhất ngay cả khi đã biết mười mươi, là điều mà Chủ tịch nước cho rằng “Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng”.
Thế giới ngày nay, trong từng quốc gia ngoài ba quyền lực phổ biến là lập pháp, hành pháp và tư pháp còn quyền lực thứ tư là truyền thông. Trong thời đại kỹ thuật số, với sự phổ biến của Internet thì sức mạnh của truyền thông là điều đã được cả thế giới khẳng định.
Tại Mỹ, ngày 17/6/1972 cục điều tra liên bang (FBI) bắt được 5 kẻ đột nhập văn phòng của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate.  Chính các nhân vật thân cận của Tổng thống Nixon, cùng với ủy ban vận động bầu cử của ông đã tổ chức vụ đột nhập nhắm thu thập thông tin về Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, với quyền lực trong tay Nixon đã khiến FBI phải im lặng cho tới khi hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post phanh phui sự kiện trước công luận. Trước nguy cơ bị quốc hội phế truất, ngày 9 tháng 8 năm 1974, Tổng thống Nixon buộc phải tuyên bố từ chức.
Truyền thông, cũng như một số quyền lực khác, không phải luôn luôn vô tư, không phải lúc nào cũng bênh vực công lý, đó chính là con dao hai lưỡi mà người sử dụng phải cảnh giác. Tuy vậy không sử dụng truyền thông, không xem đó là vũ khí lợi hại trong đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội tham nhũng thì thật là đáng tiếc.
Có một câu nói rất chí lý: “Khi ngôn từ không đủ để ca ngợi tình yêu thì âm nhạc lên tiếng”. Nếu Chủ tịch nước đã phải nhận định “Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng” thì nên chăng hãy tạo điều kiện thuận lợi để truyền thông lên tiếng?
Nhà nước có đầy đủ công cụ luật pháp trong tay, những thông tin sai lệch, đi ngược lại lợi ích quốc gia, trái với truyền thống văn hóa dân tộc của một vài đơn vị truyền thông hoàn toàn có thể bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật hiện hành, điều này đã được chứng minh qua vụ đình bản ba tháng và phạt báo điện tử Trí thức trẻ 207 triệu vì đã cho đăng bài báo “Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ”.
Một hai tờ báo, một số lượng không nhiều phóng viên thoái hóa, biến chất, chạy theo xu hướng giật gân, câu khách, tin bài nặng về “cướp-hiếp-giết” không phải là nét đặc trưng của truyền thông Việt Nam. Hầu hết nhà báo, báo chí và các phương tiện phát thanh, truyền hình đều có trách nhiệm khi đưa tin, bài về các sự kiện. Điều trăn trở nhất là ít báo, đài mạnh dạn cho đăng các bài, các phóng sự liên quan đến những vấn đề nhạy cảm.
Người viết đã từng nhận được một tin nhắn, xin sao chép nguyên văn như sau: “Chị ơi, em quên mất chưa trả lời chị về bài viết này. Chủ đề lao động nhập cư, ta chỉ đưa rón rén thôi. Do đó, bài bình luận này không đăng được chị ạ, huhuhu.
Nhờ chị trả lại bài cho tác giả và giải thích dùm cái... khó của bên mình nhé ”.
Điều 9, điều 86 Luật Phòng chống tham nhũng đã quy định rất rõ vai trò của báo chí trong việc tham gia đấu tranh, phát hiện tham nhũng và biểu dương người có thành tích chống tham nhũng. Tuy vậy từ luật đến thực tế vẫn là một khoảng cách xa vời ai cũng biết nhưng không thể khắc phục.
Sự “rón rén” của truyền thông về các vấn đề xã hội, chính trị nhạy cảm khiến cho các tin bài giật gân kiểu “cướp hiếp, loạn luân,  hở hang” có đất sinh sôi, chính những bài báo này đang góp phần làm băng hoại đạo đức xã hội nhưng họ lại không phải “huhuhu” vì cái “khó của bên mình”.
Cũng cần phải nói thêm rằng, ngay cả khi truyền thông đã thu thập, công bố các vụ việc với đầy đủ bằng chứng thì kết quả vẫn có thể chỉ là sự im lặng.
Có thể nêu dẫn chứng:  Thượng tá Đỗ Văn Cai, Phó phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa (nguyên Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP.Thanh Hóa) gửi đơn tố cáo, khiếu nại Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.Thanh Hóa cùng các cán bộ khác thuộc đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, mắc sai phạm khi chỉ đạo, điều tra, xử lý một số vụ án… Vụ việc đã kéo dài 10 tháng nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có phúc đáp gì về đơn khiếu nại, tố cáo của cán bộ này. [3]
Là cựu phó thủ trưởng cơ quan điều tra công an, hẳn trình độ nghiệp vụ của ông Cai không phải tầm thường, vậy tại sao công an tỉnh và bộ lại cho rằng: “nhiều nội dung tố cáo của Thượng tá Đỗ Văn Cai là không có cơ sở”!
Tại sao hệ thống chính trị cả một tỉnh, từ Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế đến Bộ tư lệnh Quân khu 4, Bộ Quốc phòng, Ban thi đua - khen thưởng trung ương đều đã thẩm định hồ sơ nhưng trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn báo cáo, chỉ có 2 thành tích là đúng, 7 thành tích chưa chính xác và 8 thành tích là khai man không đúng sự thật.
Nếu không có đơn thư tố cáo của bốn cựu chiến binh thì “anh hùng lực lượng vũ trang” Hồ Xuân Mãn sẽ hạ cánh an toàn, con cháu trong họ sẽ đời đời tự hào về một vị “anh hùng” góp công chống giặc bảo vệ tổ quốc. 
Đi tìm “một bộ phận không nhỏ” thoái hóa biến chất, từ Trung ương tới cơ sở, từ người đứng đầu quốc gia tới người dân, từ truyền thông tới công an đều cảm thấy khó khăn, vì sao?
Vì những người có trách nhiệm đi tìm lại chỉ nhìn xa, nhìn đâu đó bên ngoài chứ không nhìn gần, nhìn ngay dưới chân mình. Còn người dân và truyền thông, mặc dù có thể tìm thấy nhưng buộc phải “rụt rè, rón rén”, kết cục tất yếu là “hòa cả làng”, nói như một bài báo đăng trên Laodong.com.vn ngày 24/1/2013 “Nếu cơ quan chống tham nhũng lại chỉ gồm những người có khả năng tham nhũng thì làm sao có thể phát hiện ra, nói chi đến trừng trị những kẻ tham nhũng”. [4]
Người ta “đãi cát tìm vàng” vì vàng là quý hiếm, tuy vậy giá trị của vàng lại không nằm ở sự quý hiếm mà là giá trị sử dụng thực sự của vàng trong khoa học, công nghệ và đời sống. Tìm ra những người thoái hóa, biến chất trong cái bộ phận nhỏ là “cán bộ, đảng viên” chẳng khác gì bảo “đãi vàng tìm cát”, cát nào có quý hiếm, mất công đãi để làm gì?
Chủ trương của Đảng, Nhà nước là sáng suốt, nhưng tại sao thực hiện mãi mà vẫn không  như mong muốn?  Phải chăng là do chiến lược, chiến thuật tìm kiếm có vấn đề?
Có một câu chuyện trẻ chăn trâu đều biết, ấy là chuyện bắt giun bắt dế. Đứng thẳng lưng trên cánh đồng có mà tìm cả năm cũng không được con nào, chịu khó lật các tảng đá, viên gạch hay đống rác thể nào cũng thấy giun dế, thậm chí còn cả rắn rết.
Ngày nay cái “bộ phận không nhỏ”  ấy đều được che bởi các ô, dù cao cấp, chỉ khi nào lật bỏ hết ô dù cho ánh sáng chiếu vào mới có hy vọng nhìn thấy “giun dế” bên dưới.
Thay vì đi tìm “một bộ phận không nhỏ” chiến thuật bây giờ là tìm một “bộ phận rất nhỏ”. Bộ phận rất nhỏ này, nghị quyết TƯ4 đã chỉ ra rồi,  đó là “những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp”. Vừa qua không ít “ô to” đã bị bóc tách như Nguyễn Trường Tô, Hồ Xuân Mãn, Phan Thanh Bình, Trần Xuân Giá… Vẫn còn hàng loạt tên tuổi đã bị báo chỉ đích danh như ở Bình Dương, bên Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây Dựng, bên Tòa án, Viện Kiểm sát… Nếu người ta trong sạch thì chính quyền phải thanh minh, không để ai bị oan ức, ngược lại thì cũng nên nói rõ, tránh để người dân hồ nghi rằng “đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại”.
Tìm được “một bộ phận rất nhỏ” sẽ giống như dân gian nói “rung cây dọa khỉ”, cây mà đã bị rung thì khỉ chạy tán loạn, lưới đã giăng sẵn chắc sẽ dễ bắt hơn là khi chúng ở tít trên cành cao, lại bị lá cây che khuất.
Nói thì dễ, làm mới khó, ngày xưa các cụ bảo: “một người lo bằng kho người làm” chẳng biết ngày nay có đúng thế không hay phải là ngược lại “một người làm bằng cả đám người lo”, nhưng mà ai làm?
--------------------------------------
Tham khảo
[1]http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/202259/mot-bo-phan-khong-nho-khong-biet-nam-o-dau.html
[2]http://www.vietnamplus.vn/phe-duyet-bien-che-cong-chuc-huong-luong-nha-nuoc/232158.vnp
[3] http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Vu-Thuong-ta-Cong-an-bi-doa-giet-Van-chua-tra-loi-khieu-nai-to-cao-post151309.gd
[4]http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/khong-co-chuyen-chay-cong-chuc-100-trieu-100494.bld

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Họ lừa người đóng thuế như thế nào ?

Sân bay quốc tế Long Thành chỉ có thể trung chuyển cho… 01 nước?


Tác giả: TS Nguyễn Bách Phúc
Theo TS Nguyễn Bách Phúc, trên thực tế dự án sân bay quốc tế Long Thành chỉ có thể làm “trung chuyển” cho duy nhất nước Úc.
———-


Ngày 1/10 vừa qua, chính phủ đã có tờ trình “Báo cáo đầu tư dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành” đồng thời kiến nghị Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm nay.
Tuy nhiên mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết lần họp Quốc hội này là xin chủ trương đầu tư sân bay Long Thành chứ không phải để phê duyệt dự án triển khai ngay. 

Nhìn nhận thực tế khách quan, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng: “Đưa sân bay Long Thành vào thời điểm này rõ ràng là không có lợi, bởi chúng ta đang bàn đến nợ công, như Chính phủ đã báo cáo rồi, dù mức nợ hiện vẫn trong tầm kiểm soát nhưng đang có chiều hướng tăng nhanh”.
Theo Bộ trưởng, việc tính toán hướng đầu tư sân bay Long Thành làm sao phải xem xét trong sự phát triển chung của đất nước, phải đảm bảo các tiêu chí về nợ công cũng như khả năng trả nợ mà Quốc hội đã đề ra.
Bên cạnh đó, xung quanh việc xây dựng công trình quan trọng này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Ở góc nhìn của người làm khoa học, TS Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử – Tin học EEI đã có bài viết phân tích nêu rõ những vấn đề vướng mắc đang được dư luận quan tâm.

Căn bệnh thích “ngang tầm quốc tế”?
Để biện minh cho sự cần thiết xây dựng sân bay Quốc tế trung chuyển Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) luôn nhấn mạnh ý nghĩa và vai trò quan trọng của sân bay này, là một sân bay Quốc tế trung chuyển, ngang tầm Quốc tế, ngang tầm khu vực.
Đại đa số chúng ta rất thích những gì “to lớn”, “tầm Quốc tế”, “tầm khu vực”,… nên trước đề án của Bộ GTVT, ít ai có một chút nghi vấn nào dù nhỏ. Cũng vì vậy, khi nghe Bộ GTVT nói sân bay Quốc tế trung chuyển Long Thành, mỗi năm đưa đón trung chuyển một số lượng hành khách khổng lồ, hàng mấy chục triệu người, sau năm 2030 là cả trăm triệu người, lập tức mọi người tin ngay.
Theo TS Nguyễn Bách Phúc sân bay Long Thành sau năm 2030 trung chuyển cả trăm triệu người là điều khó tin

Trước hết, xin nhắc lại một chút, dù điều này ai cũng biết, thế nào là sân bay Quốc tế trung chuyển. Các tuyến hàng không quốc tế đường dài liên lục địa, liên quốc gia thường kết nối những sân bay Quốc tế, là những sân bay rất lớn, gọi là sân bay Quốc tế trung chuyển.
Có 2 hình thức trung chuyển, một là “trung chuyển tạm dừng”, máy bay tạm dừng “nghỉ chân” trong một chuyến bay dài, rồi sẽ bay tiếp, sân bay muốn thành trung chuyển phải nằm trên tuyến bay; Hai là “trung chuyển nội địa”, hành khách quốc tế từ sân bay Quốc tế trung chuyển, sẽ chuyển sang các tuyến đường bay nội địa, đến những sân bay nội địa xung quanh sân bay Quốc tế này.
Vậy sân bay Quốc tế trung chuyển Long Thành sẽ ra sao nếu xét theo hai yếu tố trên?
Xét theo yếu tố thứ nhất, Long Thành gần bờ biển Đông Nam Á, nó chỉ nằm trên những tuyến hàng không quốc tế bay đến Indonesia, Philippine và nước Úc mà thôi. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy khi xem bản đồ thế giới: Từ phía bắc đi xuống, qua Long Thành sẽ đến Indonesia, rồi tiếp đến là Ấn Độ Dương mênh mông; từ phía tây đi lại, qua Long Thành sẽ đến Philippine, rồi tiếp đến là Thái Bình Dương mênh mông; từ phía đông bắc đi xuống, qua Long Thành sẽ đến Indonesia, rồi tiếp đến là Ấn Độ Dương mênh mông; từ phía tây bắc đi lại, qua Long Thành sẽ đến Indonesia, đến nước Úc, rồi tiếp đến là Thái Bình Dương mênh mông.
Như vậy, Long Thành chỉ có thể làm “trung chuyển” cho 3 nước, nhưng trong đó Indonesia và Philippin rất gần Long Thành, sẽ hiếm có cơ hội làm “trung chuyển” cho họ. Thành ra, có thể nói, Long Thành chỉ có thể làm “trung chuyển” cho duy nhất nước Úc.
Xin lưu ý rằng nước Úc chỉ có trên dưới 20 triệu dân, liệu có bao nhiêu hành khách sẽ “trung chuyển” qua Long Thành đến nước Úc! 
Hơn nữa, các sân bay Quốc tế ở Đông Nam Á, kể cả chục sân bay Quốc tế của Việt Nam đều có khả năng làm sân bay trung chuyển cho nước Úc, vậy thì thị phần trung chuyển nhỏ bé này sẽ chia cho sân bay Long Thành được bao nhiêu?
Xét theo yếu tố thứ hai, sân bay Quốc tế trung chuyển Long Thành có thể “trung chuyển” đến những sân bay nội địa nào? 
Xung quang sân bay Quốc tế Long Thành, Việt Nam chúng ta đã có 4 sân bay Quốc tế khác, là sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay Quốc tế Cần Thơ, sân bay Quốc tế Phú Quốc, sân bay Quốc tế Cam Ranh.
Vậy thì sân bay Quốc tế trung chuyển Long Thành chỉ còn trung chuyển đến các sân bay sau đây: Về hướng đông có sân bay Vũng Tàu, sân bay Côn Đảo, sân bay quân sự Trường Sa; về hướng tây có sân bay Biên Hòa (sân bay quân sự, không có hành khách) và sân bay Tân Sơn Nhất; về phía Nam không có sân bay nào, bởi vì các sân bay Rạch Giá, Cà Mau thì gần sân bay Quốc tế Cần Thơ và sân bay Quốc tế Phú Quốc; về hướng bắc có sân bay Liên Khương, sân bay Buôn Ma Thuột, sân bay quân sự Thành Sơn – Phan Rang (không có hành khách). 
Như vậy chỉ vẻn vẹn có 8 sân bay, trong đó chỉ có 5 sân bay hành khách, còn lại là sân bay quân sự không hành khách, chưa kể hai sân bay Buôn Ma Thuột và Thành Sơn gần sân bay Cam Ranh hơn, người ta sẽ trung chuyển qua sân bay Cam Ranh chứ không qua sân bay Long Thành. Trong khu vực vừa kể trên, hiện vẫn còn một số sân bay quân sự bỏ hoang như Phan Thiết, Hàm Tân, Phú Giáo, Phước Long, Nước Trong… là những loại sân bay dự trữ quân sự.

Khó tin số lượng hành khách
Với số lượng sân bay địa phương chỉ có như vậy, sao Bộ GTVT lại có thể tưởng tượng ra hàng chục triệu hành khách. Hơn nữa, trong những sân bay nói trên, sân bay có lượng khách lớn nhất là sân bay Tân Sơn Nhất, chẳng lẽ sau khi xây dựng và khánh thành sân bay Quốc tế Long Thành, Bộ GTVT sẽ quyết định các tuyến bay Quốc tế chỉ được phép hạ cánh ở Long Thành, để rồi Bộ làm công việc trung chuyển từ Long Thành sang Tân Sơn Nhất?
Có thể Bộ GTVT lý luận rằng, 10 năm, 20 năm sau, Việt Nam sẽ khôi phục lại những sân bay bỏ hoang hiện nay, thì số lượng sân bay đích trung chuyển sẽ tăng lên đáng kể. Nhưng thật ra số lượng sân bay địa phương này nhiều hay ít là không quan trọng, mà cái chính là diện tích và dân số vùng trung chuyển.
Đối với sân bay Quốc tế Long Thành, diện tích này gồm các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, TP.HCM, Long An, với tổng dân số cỡ vài chục triệu người, trong đó khoảng một nửa là dân số TP.HCM. 
Tóm lại, xét theo hai yếu tố bắt buộc để trở thành sân bay trung chuyển như trên, có thể rút ra kết luận số lượng hành khách hàng năm của sân bay Long Thành sẽ không là con số khổng lồ như Dự án của Bộ GTVT. Chúng tôi cho rằng Bộ GTVT nên công bố chi tiết phép tính số lượng hành khách của Bộ, để công luận tham khảo và đánh giá.
Sẽ có người đặt câu hỏi, tại sao cũng ở bờ biển Đông Nam Á như sân bay Long Thành, nhưng các sân bay Bangkok, Singapore, Kuala Lumpur… lại có số lượng hành khách khổng lồ? Theo chúng tôi, số lượng hành khách khổng lồ đó không phải là hành khách trung chuyển, mà là hành khách trực tiếp đến Thái Lan, Malaysia, Singapore vì các mục tiêu du lịch và kinh doanh.
Ví dụ về du lịch, năm 2010 doanh thu du lịch của các nước đó là: Malaysia 24,58 tỷ USD, Thái Lan 15,94 tỷ USD, Singapore 11,64 tỷ USD (Việt Nam 5,05 tỷ USD). Đồng thời Thái Lan, Malaysia, Singapore là những nước có nền kinh tế rất lớn, với những giao dịch khổng lồ, đặc biệt Singapore còn là một trong những trung tâm Tài chính Quốc tế lớn nhất.
Xét theo khía cạnh này thì trung tâm kinh tế Việt Nam là ở TP.HCM với sân bay Tân Sơn Nhất, chứ không phải Long Thành. Còn về du lịch Việt Nam có những điểm du lịch ấm áp đẹp đẽ quanh năm như Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc… nhưng Việt Nam đã có sân bay Quốc tế Đà Nẵng, sân bay Quốc tế Cam Ranh (gần khu du lịch Nha Trang và Mũi Né), sân bay Quốc tế Phú Quốc ngay trên đảo du lịch này. Như vậy sân bay Quốc tế Long Thành chỉ còn phục vụ khách du lịch Vũng Tàu, với số lượng ít nhất trong năm điểm du lịch kể trên.
Tôi thấy dự án này còn rất nhiều điều cần được làm sáng tỏ, nhưng trước hết, theo điều đầu tiên phải làm rõ là cơ sở khoa học và tính toán chi tiết về số lượng hành khách của sân bay Quốc tế trung chuyển Long Thành.
Tôi cho rằng Quốc hội cần yêu cầu Bộ GTVT làm rõ vấn đề số lượng hành khách, để các đại biểu Quốc hội có cơ sở xem xét về dự án.
——–

Sân bay Long Thành- sự vội vã tội lỗi

Vương Trí Dũng/ BVN
Mô hình sân bay Lonbg Thành- Hình sưu tầm Internet
Xây dựng đất nước và phát triển kinh tế tất phải có tầm nhìn và phải biết quy hoạch. Nhưng ở Việt Nam luôn bị hội chứng tầm nhìn. Mà nhìn thật xa, năm 2030, năm 2050.
Bệnh tầm nhìn: Sự hớt ngọn ăn trước

Lại nói về quy hoạch tầm nhìn 2030, 2050. Những đối tượng nào nằm trong ống kính tầm nhìn nhiều năm như vậy? Thông thường đó là những dự án quy hoạch đất đai phạm vi hàng trăm héc ta, và những dự án xây dựng giao thông hàng tỷ đô la.
Tại sao lại nhìn xa như vậy? Có hai lý do chính.
1. Một là, những dự án như thế rất nhiều tiền, nên bổng lộc phần trăm lại quả vô cùng lớn.
2. Điều quan trọng thứ hai là, đợi đến ngày cuối tầm nhìn để kiểm chứng thì người lập kế hoạch và thực thi đã mấy đời “cao chạy xa bay”. Không ai chịu trách nhiệm cho tầm nhìn viển vông nữa.

Bởi thế, quy hoạch gần thì khó mà quy hoạch xa lại dễ. Cũng giống như vẽ người khó hơn vẽ ma quỷ vậy.
Cho nên, trên thực tế, tầm nhìn ngắn thì thi công đường sá chưa xong đã lại đào lên, máy móc vừa mua về đã lạc hậu hư hỏng. Còn các dự án tầm nhìn xa thì phơi bày dở dang, ngoại trừ phần trăm lại quả thì đã bỏ túi ẵm trước.
Dẫn chứng như thế để thấy tại sao lại có trục “Tâm linh Ba vì – Ba đình”, hay dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trước đây, và bây giờ là dự án sân bay Long Thành.

Sân bay Tân Sơn Nhất: Còn lâu mới quá tải
Nếu những ai đã từng đi nhiều nước thì mới thấy buồn cho sân bay Việt Nam. Thua kém tụt hậu toàn diện, không có một tiêu chí nào đáng nêu, thậm chí khó đạt hạng trung bình. Việc hai sân bay Việt Nam bị xếp hạng trong nhóm 10 sân bay kém nhất châu Á hoàn toàn không oan uổng một chút nào. Thay vì phải cảm ơn kết luận đó để thay đổi chính mình, mong cùng sánh vai với các phi trường hàng đầu, thì lãnh đạo hàng không Việt Nam lại kêu oan không khách quan. Chừng nào còn lãnh đạo ngụy biện kiểu này thì hàng không Việt Nam còn không ngóc đầu lên ngang tầm với các nước được.
Cứ đến hai phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất mà quan sát thì thấy hành khách thưa thớt lèo tèo, kém xa cảnh nhộn nhịp của phi trường Singapore và Bangkok. Những ai hay đi lại không thể không tủi hổ cho sự èo ọt của các sân bay Việt Nam.
Không cần phải đưa ra những dữ liệu thống kê chi tiết, cũng chẳng cần phải là chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, một doanh nhân có đầu óc quản lý kinh tế không khó gì mà không nhận ra sự kém hiệu quả đến tồi tệ của sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu giao cho tư nhân quản lý khai thác, nhắm mắt cũng khẳng định được sân Bay Tân Sơn Nhất sẽ đón được lượng hành khách gấp ba lần hiện nay từ 40-45 triệu lượt khách/năm, mà không phải dời đi đâu cả. Nếu không tin hãy giao cho tư nhân làm.

Tin vào hiệu quả kinh tế sân bay Long Thành: Khuynh gia bại sản
Việt Nam có nghề viết dự án. Điều này các doanh nhân và các nhà quản lý đều biết. Muốn hiệu quả nào cũng vẽ ra được. Vậy nên đừng nhìn và đừng tin vào những dữ liệu hiệu quả kinh tế của sân bay Long Thành. Nhìn vào chỉ mất thời gian. Tin vào hiệu quả thì khuynh gia bại sản.
Nếu lãnh đạo Hàng không Việt Nam tin vào hiệu quả kinh tế của sân bay Long Thành và lớn tiếng mắng nhiếc kẻ viết bài này ngoại đạo nói càn, thì đây:
1. Thách những ai cổ súy cho xây dựng sân bay Long Thành tự bỏ tiền túi ra đầu tư.
2. Hay kêu gọi được các nhà đầu tư xây dựng sân bay Long thành theo hình thức BOT.
Bậc trượng phu nói được làm được.Vậy thì xin các vị hãy khẳng khái đảm nhận đi
.
Sân bay Tân Sơn Nhất hay sân bay Long Thành?
Thực ra câu trả lời đã quá rõ. Không cần phải chờ đến các nhà đầu tư nước ngoài, mà chỉ nói đến các nhà đầu tư Việt Nam, nếu họ là nhà đầu tư, không ai sẽ đầu tư cho sân bay Long Thành cả. Như đã nêu ở phần trên, các nhà đầu tư tư nhân Việt Nam có thể khai thác sân bay Tân Sơn Nhất từ 40-45 triệu lượt khách/năm. Mà mức đầu tư sẽ thấp hơn nhiều so với con số mà lãnh đạo hàng không đang phóng lên để lấy cớ đầu tư sân bay Long Thành. 

Lời nhắn nhủ gửi bộ trưởng Đinh La Thăng: Hãy đút dự án sân bay Long Thành vào ngăn kéo
Thấy bộ trưởng trả lời phỏng vấn rằng với tư cách đại biểu Quốc hội sẽ băn khoăn khi ấn nút thông qua dự án sân bay Long Thành, nên tôi mới mạo muội gửi lời nhắn nhủ này. Thông qua dự án sân bay Long Thành dưới bình phong chủ trương, là một tội lỗi với muôn dân. Bởi lẽ:
1. Tiếp tay cho những người liên quan đến dự án rút tiền tiêu trước cho một dự án chưa cần thiết.
2. Tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội xâu xé sân bay Tân Sơn Nhất.
3. Làm cho ngành hàng không Việt Nam chậm phát triển.
4. Làm cho nền kinh tế quốc dân thêm thất thoát.
5. Đổ gánh nợ lên đầu con cháu.
Đất nước phải có những sân bay hiện đại hơn sân bay Tân Sơn Nhất. Đó là điều đương nhiên. Nhưng câu hỏi đúng là: Bao giờ và ở đâu? Đừng vin vào tầm nhìn 2025 nên phải thông qua từ bây giờ. Đừng dựa vào bình phong cạnh tranh với các nước để duyệt tổng đầu tư lớn. 

Các đại biểu Quốc hội hãy dũng cảm lên
Quốc hội nước ta dường như có truyền thống phải thảo luận những việc của con cháu, phải phí thời gian cho nhiều điều vô nghĩa. Cũng như đường sắt cao tốc, dự án sân bay mới cho khu vực Sài Gòn nếu phải thông qua Quốc hội thì cũng phải sau năm 2030. Thông qua chủ trương đầu tư sân bay Long Thành bây giờ là một tội lỗi.
Các vị đại biểu Quốc hội khóa XIII đang ngồi trong tòa nhà siêu đắt ở Việt Nam với giá xây dựng hơn 100 triệu đồng cho một mét vuông, xin hãy dũng cảm nói không với sân bay Long Thành. Thông qua chủ trương cũng là đã thông qua dự án. Đừng mắc lừa những kẻ cơ hội núp dưới bình phong tầm nhìn phát triển đất nước để hớt ngọn dự án trục lợi, đưa đến gánh nợ nặng nề cho các thế hệ sau. Người dân đang trông mong vào sự day dứt lương tâm của các vị đại biểu Quốc hội khóa XIII.
V.T.D.

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

CHUYỆN LẠ TRONG NHÀ QUỐC HỘI (mới)

Các cụ thử bình luận, cho vui nhá !


 Trụ sở cũ
 
Trụ sở mới rất hiện đại đây ạ !
( Phòng họp chính mang tên "DIÊN HỒNG", tuyệt hay ! )

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Xung quanh tuyên bố của TT Dũng ở Đức về Biển Đông.

Biển Đông: Chủ quyền 'viển vông'?

Nguyễn Hùng/ BBC
Ở Đức, ông Dũng nói 'biện pháp pháp lý là biện pháp hòa bình'
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã ghi nhiều điểm trong một bộ phận dư luận với những tuyên bố nghe rất kêu.
Khi thăm Đức cách đây vài hôm ông tuyên bố: "Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng với tất cả các quốc gia trên thế giới.

"Việt Nam chúng tôi, có lẽ cũng như tất cả các quốc gia và các nước trên thế giới sẽ bằng mọi biện pháp để bảo vệ độc lập chủ quyền của mình theo đúng pháp luật quốc tế.
"Tôi cho rằng biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, tiến bộ mà cả thế giới, cả nhân loại đều ủng hộ."
Phát biểu của ông Dũng có thể làm người ta nghĩ rằng thủ tướng Việt Nam có vẻ sẵn sàng kiện Trung Quốc ra tòa ở một thời điểm nào đó.
Hồi giữa năm nay ông Dũng thậm chí phát biểu mạnh hơn: "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng.
"Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
Nhưng rồi sau đó việc kiện Trung Quốc cũng không đi tới đâu và ông đá quả bóng sang Bộ Chính trị, cơ quan mà ông nói sẽ quyết định khi nào kiện Trung Quốc.
Một số nhà quan sát nói sở dĩ có vụ kiện là do Trung Quốc đưa giàn khoan ra Biển Đông. Nay giàn khoan không còn đó nữa thì khả năng kiện cũng gần như không có.
Trong khi đó một luật sư trong nước nói với BBC đây chính là thời điểm cần kiện Trung Quốc nhất do các hành động xây dựng của Bắc Kinh ở Trường Sa.
Tại Hoàng Sa, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy các hoạt động du lịch của người dân nước họ tới đây nhằm làm tăng tính chính danh của họ tại quần đảo mà họ chỉ tranh chấp với riêng Việt Nam chứ không phải một nhóm nước như trong trường hợp của Trường Sa.
Trung Quốc được cho là đang "thực thi chủ quyền" của họ tại những vùng lãnh hải mà họ tuyên bố chủ quyền.
Tại sao không kiện?
Câu hỏi này đã được đặt ra từ nhiều tháng nay và theo như tuyên bố của ông Dũng thì người ta có thể hiểu rằng do Bộ Chính trị không muốn kiện.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản và đứng đầu Bộ Chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng, vẫn được xem là muốn giải quyết các tranh chấp thông qua kênh của hai đảng.
Và nếu Bộ Chính trị quyết định không kiện Trung Quốc thì số người ủng hộ ông Trọng trong nhóm 16 ủy viên của cơ quan quyền lực cao nhất này vượt trội hơn so với nhóm còn lại.
 Nhưng nếu không kiện Trung Quốc để tăng tính chính danh của Việt Nam trong các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông thì liệu "thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó" mà ông Dũng nói tới đang quay trở lại?
Những người phản đối chính quyền trong nước thường trích lời cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu "Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm" để phản bác lại những thông điệp hoa mỹ của chính trị gia Việt Nam.
Thực tế cho thấy không nhất thiết những gì mà các nhà lãnh đạo Việt Nam tuyên bố sẽ dẫn tới những hành động cụ thể.
Chỉ còn hơn một năm nữa Đảng Cộng sản lại nhóm họp để quyết định các vị trí quan trọng hàng đầu ở Việt Nam.
Củng cố chỗ đứng cho bản thân hoặc những người thân tín có lẽ quan trọng hàng đầu đối với nhiều chính trị gia Việt Nam.
Cũng có nhà quan sát nói không ít lãnh đạo ở Hà Nội sẵn sàng có cách tiếp cận "thân với Trung Quốc" để bảo vệ sinh mạng chính trị hay thậm chí "sinh mạng cá nhân".
Và họ cũng sẵn sàng thay đổi thái độ khi cần thiết.
Nhà nước pháp quyền
Việc Việt Nam bàn tới khả năng kiện Trung Quốc hồi đầu năm nay cũng gợi ra những suy nghĩ về một nhà nước thượng tôn pháp luật ở chính Việt Nam.
Một loạt các luật sư trong đó có các ông Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ hay Lê Quốc Quân đều bị cho là đã gặp khó khăn với chính quyền một phần vì muốn đòi công lý.
"Bản chất tòa án của Việt Nam chỉ là cơ quan của Đảng," một luật sư nói với BBC.
"Thẩm phán phải là đảng viên và họ phải trình báo như là cơ quan hành chính," vị luật sư nói và giải thích thêm điều này khác hẳn với hệ thống tư pháp "hoàn toàn độc lập và tự do trong đó thẩm phán chỉ quyết định theo pháp luật và lương tâm".
Luật sư này nói thêm trình độ của các thẩm phán Việt Nam cũng thấp trong khi luật pháp Việt Nam cũng không chuẩn.
Trong cả vấn đề Biển Đông và vấn đề "rừng luật" ở Việt Nam, lối ra vẫn "không ở dưới chân mình" như người Trung Quốc nói.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

NHÂN NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM


Chúc cô giáo của K5 - Chị Ngọc Quế
và tất cả các bạn gái Khối 5, 
Trường TNVN Lư Sơn-Quế Lâm ( 1953-1957)

SỨC KHỎE - VUI VẺ - HẠNH PHÚC

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Cụ Công Lý tường trình về buổi liên hoan kỷ niệm sinh nhật

   Khối lớp 5 Lư-Quế chúng ta có nhiều bạn sinh vào năm 1941 tuổi Tân Tỵ, cầm tinh con rắn, tôi cũng là một trong số đó. Tôi sinh vào một ngày giữa mùa thu, đó là một ngày đáng nhớ trong đời. Đến dịp kỷ niệm ngày sinh năm nay, Bà xã tôi gợi ý mời các bạn trong lớp cùng sinh năm 1941 đến nhà vui chung, đúng ra dự tính cuộc hội ngộ đó tai nhà vườn như mấy năm trước " đến hẹn lại lên ", nhưng do lý do khách quan nên chúng tôi rời về  ngôi nhà  ở ngõ 106 Hoàng Quốc Việt vào sáng nay Chủ nhật 19/10.
     
 Sáng nay trời thu nắng đẹp Vợ chông tôi đã vui mừng đón các bạn trong lớp đến vui chung nhân ngày sinh . Do báo gấp nên một số bạn có việc đột xuất đã không đến được. Trung Hải , Khoa Phi, Thế Long gặp tôi báo bận rất tiếc không  ghé chơi đươc.  Hữu Hùng đến phút cuối gọi điên cho tôi mấy lần rất tiếc nuối vì bận việc của gia đình " bất khả kháng" nên vắng măt. Bang trưởng Lệ Thủy gọi điện cáo lỗi vì chân đau nặng. Minh Kim, Thanh Mai, Tiến Hoan , Ngọc Trâm cũng thông báo tỏ ý nuối tiếc không ghé thăm đươc. Nhưng còn nhiều bạn khác đã đến và cuộc hội ngộ diễn ra đông vui ngay bên dưới dàn hoa thềm nhà chúng tôi. Dẫn đầu "phái đoàn" là hai  phó mõ Ngô Hiệu và Nữ Hiếu. Các bạn nam có Nguyên Hân, K Lân, Phạm Kiên, Cát Hồ, Phạm Phu ,Trần Chính ,Trường Hạo. Bạn Đỗ Bảo phút chót mới gọi điện cho tôi hỏi đường đến nhà và tới nơi là mở máy tán gẫu ngay làm sôi động bàu không khí đầm ấm và  gần gũi của tình bạn Cu Lơ. Các bạn nữ còn có Nguyệt Ánh, Tuyết Minh, Thanh Bình, chị Trân và em Hà. Vui mừng hơn nữa là Vợ chồng Kính-Giang lớp 3 cũng đã có mặt kịp thời để chúc mừng năm sinh của nhiều anh, chị khối 5.

Bữa ăn đậm tính dân tộc. Ngoài tài  nấu nướng của đầu bếp kiêm bà chủ Hồng Liên với các món ăn hết sức dân dã : bánh đúc, lòng heo, miến lươn, còn có thêm món bánh bột nhân tôm của Nguyệt Ánh, bánh rán của chi Trân. Trong không khí đậm tình Cu lờ, mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui của chị em- ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10 và ngày vui của nhiều bạn trong khối 5.
     Trong bữa ăn mọi người chuyện trò rôm rả, ôn lại những kỷ niệm ấu thơ dưới mái trừơng Dục Tài Lư sơn-Quế Lâm. Câu chuyện gần gũi, thoải mái kéo dài đến tận  buổi chiều. Mọi người bùi ngùi chia tay và hẹn gặp lại nhau vào dịp kỷ niệm thành lập Trường vào tháng 11 tới.
      Chia tay các ban, vợ chồng chúng tôi chân thành cám ơn các bạn đã bớt chút thời gian đến với chúng tôi để chia sẻ niềm vui của những người bạn thân thiết  Lư-Quế thuở nào.

                                                         Công Lý tường trình , tối 19/10/2014
----------------------------------------------------------------------------------------
Chép lại từ Blog Thạch Quân - Hình ảnh sẽ có sau khi tác giả chỉnh lý về mặt kỹ thuật 

THỦ TƯỚNG VN NÓI GÌ Ở CHÂU ÂU ?

Biển Đông : Thủ tướng Việt Nam tìm kiếm hậu thuẫn của châu Âu
Trọng Nghĩa

 Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (P) được nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel nghênh tiếp tại Berlin ngày 15/10/2014.REUTERS/Fabrizio Bensch

Ngoài hồ sơ kinh tế - trọng tâm vòng công du Liên Hiệp Châu Âu lần này - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong những ngày qua đã không quên tìm kiếm hậu thuẫn của các đối tác Châu Âu đối với lập trường của Việt Nam trên hồ sơ tranh chấp Biển Đông. Sau Bỉ và Liên Hiệp Châu Âu, vào hôm nay, 15/10/2014, đến lượt Thủ tướng Đức chính thức lên tiếng kêu gọi tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Theo bản tin trên báo Điện tử của chính phủ Việt Nam, nhân cuộc hội đàm tại Berlin vào hôm nay với đồng nhiệm Việt Nam, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã khẳng định sự ủng hộ của Đức đối với lập trường của Việt Nam về Biển Đông. Cụ thể là : « Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ».
Đối với Đức, đây là phương thức hiệu quả để giải quyết các khác biệt.
Quan điểm hậu thuẫn của Đức cũng là lập trường chung của toàn Liên Hiệp Châu Âu. Theo tiết lộ của Thủ tướng Merkel, nhân Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu ASEM trong hai ngày 16-17/10 tại Milano (Ý), Đức và các nước Liên Hiệp Châu Âu sẽ thảo luận vấn đề an ninh ở Biển Đông và quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Như tại Bruxelles ngày 14/10, nơi ông cũng đề cập đến hồ sơ Biển Đông với tất cả các đối tác, từ giới lãnh đạo Bỉ, cho đến Chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu Herman Van Rompuy, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso và Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu lại lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, không để tái diễn tình trạng căng thẳng, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế.


17-10-2014
Thủ tướng: Dân chủ là xu thế không thể đảo ngược
Chung Hoàng/ Vnn

 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu về những thách thức đối với hòa bình, an ninh, phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Koerber. Ảnh: VGP

“Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. VN không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời trước câu hỏi liên quan dân chủ.
  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi thắng thắn với các học giả Đức về các thách thức mà VN đang phải đối mặt, trong cuộc trò chuyện tại Viện Koerber (Berlin, CHLB Đức) hôm 15/10.

Không đứng ngoài xu thế

- Trong thông điệp đầu năm 2014 của mình, ông đã nói đến yêu cầu phải có dân chủ, minh bạch, trách nhiệm giải trình của nhà nước... Ông đã nói đến dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Vậy trong bối cảnh một đảng lãnh đạo, các khía cạnh dân chủ này được thể hiện như thế nào?

Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. Việt Nam không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này. Vì vậy, trong Hiến pháp, pháp luật và chính sách đều nêu rõ dân chủ và nhân quyền vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của VN.
Hôm nay, VN đang tiến hành những bước đi mạnh mẽ để hoàn thiện nhà nước pháp quyền, thể chế kinh tế thị trường để bảo vệ và tăng cường hơn nữa các quyền tự do dân chủ của người dân trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa...

Nhưng đương nhiên, ở bất cứ đâu thì dân chủ cũng phải tuân thủ pháp luật, quyền tự do dân chủ của một cá nhân không được xâm phạm quyền tự do dân chủ của người khác. Pháp luật VN quy định và đảm bảo điều này.
Trong chế độ chính trị của VN, chúng tôi vừa bảo đảm quyền tự do trực tiếp của người dân và quyền dân chủ đại diện thông qua các cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh và điều kinh kinh tế xã hội của VN.

- Vậy từ đó đến nay, ông đã tiến hành những biện pháp gì để tăng cường dân chủ trực tiếp?

Chúng tôi đã sửa đổi Hiến pháp, được QH thông qua năm 2013, là một bước tiến rất quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường quyền dân chủ và kinh tế thị trường. Tôi nghĩ các ông nên đọc Hiến pháp mới của chúng tôi để hiểu thêm.

Nhờ các ngài thuyết phục TQ

- Nói về chính sách đối ngoại và an ninh. Trong bài phát biểu của mình, ông nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế trong các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông, cũng như tầm quan trọng của các tổ chức đa phương.
Có một thực tế là các nước láng giềng của VN có quan điểm khác nhau về việc nên giải quyết các tranh chấp này đa phương hay song phương, trong khi TQ không thừa nhận vai trò của tòa án quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp này. Vậy VN, một nước tương đối nhỏ so với TQ, làm thế nào để thuyết phục các nước láng giềng về những bất đồng này?

Chúng tôi tin rằng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, trong mọi lĩnh vực kể cả vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đều phải tuân theo luật pháp quốc tế và các nền tảng pháp lý một cách minh bạch và bình đẳng, thông qua các cơ quan tài phán và trọng tài quốc tế. Theo tôi, đó là giải pháp hòa bình, tiến bộ và nhân văn.

- Vậy ông sẽ làm thế nào để TQ cũng thừa nhận các nguyên tắc này?

Tôi cũng muốn nhờ các ngài thuyết phục họ. Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng nguyên tắc tôi nêu trên được cả nhân loại và thế giới thừa nhận.

- Một câu hỏi từ Twitter: Trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc lên cao như hiện nay, đâu là giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông?

Tôi đã đề cập trong bài phát biểu và giờ muốn nhấn mạnh lại: hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, vì đây là tuyến đường hàng hải chiếm gần một nửa lượng hàng hóa lưu thông của châu Á và đóng vai trò quan trọng đối với Đông Á và châu Âu. Vì thế không có sự lựa chọn nào khác là phải duy trì được hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Để làm được điều này, tất cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền và các bên liên quan đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982, thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà ASEAN ký với TQ, sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC), kiềm chế bất cứ hành động nào làm gia tăng căng thẳng, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.

- Ông có nói đến tầm quan trọng của luật pháp quốc tế. Philippines đã thưa kiện lên Tòa án luật Biển quốc tế, nhưng cho đến nay chúng tôi chưa thấy động thái nào tương tự từ VN. Vậy quan điểm của Chính phủ VN về động thái của Philippines là gì, ủng hộ hay phản đối?

Philippines là một nước độc lập có chủ quyền. Việc Philippines kiện TQ về yêu sách đường chín đoạn là quyền của Philippines. Lập trường của VN, như tôi đã nói, độc lập chủ quyền là thiêng liêng, chúng tôi sẽ làm tất cả trong khả năng và bằng mọi cách phù hợp với luật pháp quốc tế, để bảo vệ độc lập chủ quyền của mình.
Và biện pháp pháp lý, như tôi đã đề cập, cũng là một biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, là biện pháp tiến bộ và văn minh để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ.

Hoa Kỳ nên dỡ bỏ lệnh cấm sớm hơn

- Hoa Kỳ mới đây đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN . Vậy là cựu kẻ thù chiến tranh giờ đã trở thành đối tác an ninh mới của VN?

VN và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ tối tác toàn diện, nghĩa là hai bên hợp tác trên mọi lĩnh vực vì hòa bình và phát triển. Vì vậy, chúng tôi tin rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí là một động thái bình thường trong khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Tôi nghĩ Hoa Kỳ nên làm việc này từ sớm hơn.

- Vậy hai nước sẽ có hợp tác về chính sách an ninh?
Việc Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho VN không vi phạm điều khoản nào của luật pháp quốc tế, không ảnh hưởng đến lợi ích của bất cứ bên thứ ba nào, nên không có gì bất thường ở đây cả.
Theo Vnn

TIN CHẤN ĐỘNG - NÔNG DÂN TRUNG QUỐC BẮT CÔNG AN ĐỐT SỐNG

( Cảm ơn Trần Kháng Chiến gửi thông tin này ) 
Calathau bình : Tàn bạo cũng không thua gì IS !
 

Ngày 14/10/2014 Tại Côn Minh, Vân Nam, sau khi chính quyền địa phương thất bại trong việc qui họach đất, đã gửi hằng trăm công an tới Côn Minh để đàn áp các nông dân giữ đất.
Trong cuộc đụng độ mới nhất vào mấy ngày trước đây , Cảnh sát cơ động đã đánh chết 2 nông dân. Giận dữ vì công an đã giết nông dân, gần một ngàn dân làng từ các thị trấn chung quanh đã tập trung và ném đá vào phía công an, đập phá xe cảnh sát, buộc họ phải tháo chạy. 8 công an cơ động không chạy kịp đã bị nông dân bắt trói, và sau đó đem ra đốt sống.
Ngay trong đêm qua, chính quyền địa phương huyện Tấn Thành và Côn Minh đã tăng cường hằng ngàn công an đến trấn áp và đưa xác các công an bị đốt đem về.
Được biết là trong hai năm qua, chính quyền địa phương thuộc Côn Minh và Tấn Thành đã tìm cách thu gom đất đai của nông dân để giao cho Khu công nghiệp Tấn Thành Pan-Asian xây dựng nhà máy.
Nguyễn Thùy Trang
 -------------------------------------
Theo Weibo





Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

BÀI THAM KHẢO

Dự luật ‘tăng quyền cho thủ tướng’ có nước rút trót lọt?

Phạm Chí Dũng/ Người Việt
Ngay sau khi dẫn đầu phái đoàn của đảng trở về từ Hàn Quốc - nơi đưa ra hứa hẹn cho Việt Nam về “đối tác hợp tác chiến lược.” Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lập tức thực hiện loạt tiếp xúc cử tri. Ðịa chỉ đầu tiên ông đến là quận Ba Ðình ở Hà Nội.

Kỳ họp Quốc Hội cuối năm 2014 đang rất cận. Dự kiến, Quốc Hội sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 10 và họp kéo dài trong khoảng 40 ngày. Nhiều nội dung “nặng” được nguyên chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng và cũng là người mà vào cuối năm 2013 tuyên ngôn “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp.” tiết lộ cho kỳ họp tới.

Theo đánh giá chung của giới quan sát, một trong những nội dung quan trọng nhất có thể là việc Quốc Hội thảo luận và xem xét có nên thông qua hay không một văn bản được ông Trọng xem là “khó”: Luật Tổ Chức Chính Phủ.

Dự luật “tăng quyền cho thủ tướng”

“Thủ tướng có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc chính phủ. Trường hợp khuyết bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ tướng được giao quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Quốc Hội phê chuẩn và chủ tịch nước bổ nhiệm.

Tương tự, thủ tướng được quyền tạm thời giao quyền chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp địa phương chưa bầu được chức danh này.

Thủ tướng cũng có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh đình chỉ, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp dưới, khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật...”

Những nội dung trên là tinh thần cốt lõi của bản dự thảo sửa đổi Luật Tổ Chức Chính Phủ - một văn bản được phía chính phủ “bất ngờ” đặt lên bàn thảo luận của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội vào ngày cuối cùng của quý 3 năm 2014.

Báo chí trong ngoài nước lập tức ồn ào và đặt cho dự thảo trên một cái tên khác: dự luật “tăng quyền cho thủ tướng.”

Nói không ngoa, “tăng quyền cho thủ tướng” là bước triển khai đầu tiên cho “đổi mới thể chế” từ thông điệp đầu năm 2014 của ông Nguyễn Tấn Dũng, trong khi những hứa hẹn khác về “xóa độc quyền.” “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” và đặc biệt là khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” cho tới giờ vẫn im hơi lặng tiếng.

Quân đội trực thuộc chính phủ?

Ông Nguyễn Kim Khoa - chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng An Ninh của Quốc Hội dẫn ra Ðiều 17 trong dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ (sửa đổi) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của chính phủ trong quản lý về quốc phòng và cho rằng phải thận trọng với quy định này, vì hiến pháp không nói chính phủ xây dựng quân đội nhân dân.

“Tôi cho là phải xác định rõ vai trò của chính phủ trong vấn đề quốc phòng an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang theo đúng hiến pháp. Hiến pháp quy định nhà nước củng cố xây dựng quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân. Hiến pháp quy định nhà nước xây dựng quân đội nhân dân, từng bước chính quy, hiện đại. Ghi thế này là chính phủ xây dựng quân đội nhân dân thì không phải.”

Nội dung “tranh tụng” trên là rất đáng lưu tâm. Theo hiến pháp, “Thống lĩnh quân đội” vẫn là quyền của chủ tịch nước - tức ông Trương Tấn Sang vào lúc này. Ðiều gì sẽ xảy ra nếu cả ông Sang và thủ tướng đương nhiệm cùng có quyền hành chỉ đạo quân đội? Khi đó, quyền lực sẽ theo thế “song kiếm hợp bích” hay thực chất rơi vào tay ai?

“Cơ chế quản lý lực lượng vũ trang xác định rất rõ đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt, chính phủ chỉ thống nhất quản lý nhà nước về mặt này thôi, cụ thể là gì thì sẽ nói trong quy định, chứ nếu chính phủ làm tất cả thì không đúng với tinh thần của hiến pháp” - chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng An Ninh Quốc Hội tỏ ra rất “kiên định” trước dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ.

Thủ tướng độc lập với ai?

Cùng lúc, một nội dung khác đáng bận tâm không kém đã được Phó Chủ Tịch Quốc Hội Tòng Thị Phóng khai phóng: dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ sử dụng từ ngữ khá mới và khó hiểu như “hành pháp chính trị,” “chính trị hành chính,” “kiến tạo xây dựng đất nước”... mà trong hiến pháp không đề cập.

Bà Phóng truy vấn, “Tờ trình nêu rằng xây dựng thiết chế thủ tướng độc lập. Vậy thủ tướng độc lập với ai? Ðộc lập với chính phủ hay độc lập tương đối trong mối quan hệ với chức trách của thủ tướng?”

Cần ghi nhận, đây là lần đầu tiên Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng phát ra một ý kiến quan ngại sắc sảo và lộ thiên đến vậy về vai trò của thủ tướng Việt Nam.

Ngay trước đó, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nói trỏng như một hàm ý nửa kín nửa hở: “Có thẩm quyền thì bao giờ cũng đi với nó là trách nhiệm, quyền thì nói nhưng trách nhiệm thì không hỏi.”

Ðồng quan điểm với chủ tịch Quốc Hội, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn lại tiếp thêm câu hỏi, “Có cơ chế từ chức không? Cơ chế từ chức thì báo chí nói nhiều rồi, bây giờ đổi mới có dám đưa cái đó không? Tôi đồng ý với chủ tịch Quốc Hội là nêu quyền hạn thì khá rõ, nhưng trách nhiệm kể cả chính phủ, thủ tướng, các phó thủ tướng và các bộ trưởng thì không rõ.”

Còn với ông Phan Trung Lý - chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật, điểm đặc biệt là dự thảo chưa cụ thể hóa được trách nhiệm của thủ tướng chính phu:Ư “Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của chính phủ và thủ tướng chính phủ” đã được quy định tại Khoản 6 Ðiều 98 hiến pháp. Ðồng thời, các quy định này phải khắc phục được tình trạng dồn trách nhiệm lên thủ tướng chính phủ.

“Ủy ban pháp luật nhận thấy, dự thảo luật chưa thể chế hóa quy định tại Khoản 2 Ðiều 88 của hiến pháp về thẩm quyền của chủ tịch nước trong việc đề nghị Quốc Hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thủ tướng chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc Hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ.” ông Phan Trung Lý phát biểu như thể kết luận.

Ðặc khu trưởng Phú Quốc là ai?

Xin nhắc lại, cuộc “tranh tụng” tại Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội như trên diễn ra trong không khí nóng dần và khá cập rập chuẩn bị cho hai kỳ họp trung ương và Quốc Hội (hoặc Quốc Hội trước và trung ương sau) vào cuối năm 2014 - được dư luận xem là “đặc biệt quan trọng về công tác nhân sự” cho Ðại Hội Ðảng 12 vào năm 2016.

Nếu dự thảo “tăng quyền cho thủ tướng” được Quốc Hội “gật.” vai trò thủ tướng sẽ được “nâng lên một tầm cao mới” về quyền lực và quyền hành.

Về thực chất, quyền hành nếu được luật hóa trên sẽ rất có ý nghĩa cho cương vị của thủ tướng trong giai đoạn nước rút từ nay đến Ðại Hội Ðảng 12 vào năm 2016, mà ngay trước mắt là “vượt rào” tại Hội Nghị Trung Ương 10 cuối năm 2014.

Ðộng thái “tăng quyền cho thủ tướng” đột ngột như thế cũng có thể phản ánh tâm thế gia tăng sốt ruột từ những người bên chính phủ, khi thời gian cứ hoài trôi mà chưa có một kết quả cụ thể nào được định hình.

Trùng thời điểm phía chính phủ bất ngờ đưa ra dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ, ngày 5 tháng 10, 2004, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định Số 178 phê duyệt đề án phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long.

Gắn bó với quyết định trên, Chủ Tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi thông tin, “Bộ Chính Trị đã đồng ý cho mở casino ở Phú Quốc và đang xem xét đề án thành lập đặc khu kinh tế Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.”

Ông Thi cũng thuyết minh, “Ðề án đang trình Bộ Chính Trị xem xét. Ðặc khu trưởng hoạt động theo cơ chế ủy quyền, vẫn trực thuộc sự lãnh đạo của UBND tỉnh. Một số chức năng, quyền hạn lẽ ra thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng, thậm chí thuộc thẩm quyền của thủ tướng... thì mình đề xuất chính phủ, Bộ Chính Trị ủy quyền cho đặc khu trưởng.”

Một tờ báo trong nước lập tức đặt câu hỏi: Tại sao đặc khu trưởng Phú Quốc lại có thể “quyết” ngang... thủ tướng?

Nhân vật đặc khu trưởng thân thế đầy tiềm năng quyền lực này là ai?