Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2017



Giọng Nam thì hát Tết Tây
Giọng Nữ Âm lịch rất hay , để dành
Giọng gà mái gáy thanh thanh
Giọng anh vịt đực như anh ....nghiện thuốc lào !

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Trump chọc giận Bắc Kinh'

Cuộc gọi ông Trump bà Thái làm Bắc Kinh sửng sốt
Carrie Gracie
Biên tập viên Trung Quốc, BBC News


Quyết định của tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ quay lưng lại với giao thức bốn thập niên của Hoa Kỳ với Đài Loan và nói chuyện trực tiếp với một tổng thống của Đài Loan sẽ làm giới hoạch định chính sách ở Bắc Kinh sửng sốt.
Kể từ cuộc bầu cử vào tháng trước, họ đã cố gắng hiểu xem ai đang cố vấn cho Donald Trump về châu Á và những chính sách về Trung Quốc của ông sẽ như thế nào. Động thái này sẽ biến mối quan ngại thành thực trạng báo động và tức giận.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh. Không để Đài Bắc gài bẫy nhằm trở thành một nhà nước độc lập là một trong những ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Trong bốn thập niên, lãnh đạo Hoa Kỳ đã tôn trọng ranh giới đỏ của Bắc Kinh về việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thừa nhận rằng chỉ có "Một Trung Quốc".
Cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái Anh Văn là liên lạc đầu tiên được biết đến giữa một tổng thống Hoa Kỳ hay tổng thống đắc cử và một nhà lãnh đạo Đài Loan kể từ khi Hoa Kỳ đã cắt quan hệ ngoại giao với hòn đảo này vào năm 1979.
Đài Loan không có hiệp ước phòng thủ chung chính thức với Hoa Kỳ, và các cam kết của Hoa Kỳ về bảo vệ hòn đảo này đang cố tình được duy trì ở khuôn khổ mơ hồ. Nhưng khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc gia tăng, Đài Loan kiểu gì cũng phải dựa vào chiếc ô an ninh của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á để đối phó trước khả năng bị xâm lược.
Đây đã là thời điểm nhạy cảm trong quan hệ giữa đại lục và Đài Loan.
Dưới quyền lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc ngày càng gây sức ép kinh tế và ngoại giao với Đài Loan để tiến tới thống nhất đất nước.
Nhưng bất chấp nỗ lực của Bắc Kinh, đảng mà họ ủng hộ trong cuộc bầu cử bị thua trên diện rộng vào năm ngoái. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng giới trẻ ở Đài Loan ngày càng phản đối khả năng thống nhất với đại lục.
Cả trước và sau khi trúng cử tổng thống vào tháng Một, bà Thái Anh Văn hứa sẽ giữ nguyên trạng mối quan hệ xuyên eo biển, nhưng Bắc Kinh không tin tưởng bà và đã cắt đứt liên lạc chính thức với chính quyền của bà.
'Đủ để chọc giận Bắc Kinh'


Bắc Kinh quan sát việc ông Trump thắng cử cùng quan ngại

Trong bối cảnh này, bất kỳ sự thay đổi nào trong mối quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ là đáng kể.
Trong một tuyên bố đưa ra sau khi các cuộc gọi, văn phòng tổng thống mới đắc cử cho biết hai nhà lãnh đạo ghi nhận sự tồn tại giữa Đài Loan và Hoa Kỳ đối với "các mối quan hệ an ninh chính trị, kinh tế gần gũi". Thông cáo cũng cho biết ông Trump "chúc mừng Chủ tịch Thái trở thành tổng thống của Đài Loan".
Nội dung này có thể là không gây tranh cãi xét bề ngoài, nhưng thực tế chính cuộc gọi của của một tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ chúc mừng tổng thống Đài Loan sẽ đủ để chọc giận Bắc Kinh.
Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ sau đó nói rằng chính sách của chính phủ Hoa Kỳ không thay đổi, nhưng nhóm làm việc của ông Trump đã không thông báo cho Nhà Trắng trước khi có cuộc gọi.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, khi Donald Trump được hỏi tên người ông ​​thường xuyên tham khảo nhất về chính sách ngoại, ông nói: "Tôi nói với bản thân mình, đó là số một, bởi vì tôi có một bộ não rất tốt và tôi đã nói rất nhiều điều ".
Ông Trump đã nói rất nhiều thứ ... về "thắng" Trung Quốc về mậu dịch, về việc đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Hàn Quốc cần trả thêm tiền cho quốc phòng của riêng họ, về việc bỏ thỏa thuận mậu dịch TPP vốn là trọng tâm trong chính sách ở châu Á của người tiền nhiệm của mình.
Giống như nhiều chính phủ khác, Bắc Kinh đang phân vân xem những điều gì thì đáng để tâm nghiêm trọng. Nhưng đối với Trung Quốc thì ít có điều gì nghiêm trọng hơn hơn là tình trạng của Đài Loan.
Khi họ hiểu được ý nghĩa của cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái, dự kiến là đến lượt Bắc Kinh sẽ "nói rất nhiều điều".
BBC Việt Ngữ

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

5 lý do người Mỹ lạc quan về Tổng thống đắc cử Donald Trump


Bất chấp những tuyên bố cứng rắn trong chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump, nhiều cử tri Mỹ bao gồm cả những người phản đối ông vẫn tỏ ra lạc quan về sự lãnh đạo sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ.

Đối với nhiều người bi quan, chiến thắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump không khác gì một bi kịch, bởi ông từng đưa ra những tuyên bố cứng rắn mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc và phản đối tiến trình toàn cầu hóa. Tuy nhiên, thực tế là số người ủng hộ không ít và họ rất tin tưởng vào sự lựa chọn của mình.

Bình luận viên John LIoyd, đồng sáng lập viện Nghiên cứu báo chí Reuters thuộc Đại học Oxford, Anh đưa ra 5 lý do để cử tri Mỹ có thể lạc quan về tình hình đất nước dưới dự điều hành của một tổng thống gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử.

Thứ nhất, Tổng thống đắc cử Mỹ hoàn toàn không phải người theo chủ nghĩa phát xít như nhiều người cáo buộc. Bởi một nhà lãnh đạo phát xít cần rất nhiều người có chung tư tưởng ủng hộ.

Mặc dù có một số tổ chức cực đoan ở Mỹ, điển hình như tổ chức phân biệt chủng tộc Klu Klux Klan (hay còn gọi là 3K) hoan ngênh chiến thắng của ông Trump, nhưng hầu hết cử tri bỏ phiếu cho ông không nằm trong thành phần này.

Những người theo chủ nghĩa phát xít muốn thiết lập một nhà nước mạnh để đè bẹp và thống trị các quốc gia khác. Trong khi những người ủng hộ Trump thuộc tầng lớp lao động và trung lưu chỉ mong muốn cuộc sống và tình hình đất nước tốt hơn.

Thứ hai, nếu muốn, chính quyền của ông Trump cũng không thể lãnh đạo đất nước bằng sự độc tài, do nền dân chủ và tự do của Mỹ luôn được bảo vệ bởi một công cụ hiệu quả là hiến pháp. Quyền tự do trong hiến pháp và cuộc sống đời thường hiện là xu thế chung trong hệ thống chính trị của nước này.

Nhờ dựa vào Tu chính án số 1 về quyền tự do ngôn luận, Tòa án tối cao Mỹ đã đưa ra phán quyết Citizens United đầy tranh cãi, cho phép mọi công ty và đoàn thể có thể chi tiền không giới hạn cho hoạt động vận động tranh cử. Ngoài ra, cũng vì sự tồn tại của Tu chính án số 2, cho phép công dân quyền sở hữu vũ khí, nên các nhà lập pháp trong nhiều năm qua dường như bất lực trước mục tiêu thắt chặt việc kiếm soát súng đạn.

Thứ ba, mạng lưới truyền thông Mỹ, mặc dù đang trong tình trạng bối rối, theo truyền thống vẫn có thể tiếp tục thực hiện chức năng giám sát chính quyền.

Sau chiến thắng của ông Trump, những tờ báo lớn như New York Times sẽ rút được nhiều bài học và buộc phải thay đổi, trong khi một số trang tin và ấn phẩm nhỏ đưa tin khách quan về cuộc bầu cử có thể trỗi dậy nhờ sự tín nhiệm của dư luận Mỹ.

Báo chí tự do vẫn sẽ có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Các phóng viên và biên tập viên Mỹ sẽ không từ bỏ nhiệm vụ của họ.

Thứ tư, người Mỹ nổi tiếng với khả năng thích nghi và ít bị truyền thống ràng buộc hơn so với người châu Âu và họ không sợ sự thay đổi.

Nhiều người cho rằng chiến thắng của ông Trump là một biểu hiện của tâm lý cố chấp và bài ngoại của nước Mỹ, nhưng nó cũng được coi như sự trỗi dậy của tầng lớp lao động da trắng đang bị xã hội bỏ rơi. Hiện tượng này có nhiều điểm tương đồng với phòng trào nổi dậy đòi quyền công dân của cộng đồng cử tri gốc Phi trong những năm 1960.

Thứ năm, Tổng thống đắc cử Mỹ khó có thế phá vỡ những thỏa thuận quốc tế một cách nhanh chóng như những gì ông tuyên bố trong chiến dịch tranh cử . Ông Trump đã có được sự ủng hộ của đa số nghị sĩ đảng Cộng hòa ở lưỡng viện Quốc hội Mỹ, nhưng không phải tất cả đều tán thành những chính sách của ông.

Các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa có thể đồng ý với việc các nước thành viên NATO phải chi trả nhiều hơn để duy trì liên minh, song nhiều nghị sỹ đảng này lại ủng hộ NATO.

Mặc dù tuyên bố rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP ngay trong ngày đầu nhậm chức, vẫn có khả năng ông Trump bị ảnh hưởng bởi quan điểm của nhà chính trị học nổi tiếng người Nhật Yoichi Funabashi, trong bối cảnh ông có cuộc gặp với Thủ tướng nước này là Shinzo Abe tại New York ngày 17/11.

Ông Yoichi Funabashi lập luận rằng Mỹ sẽ mất khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào tay Trung Quốc nếu Washington không tham gia hiệp định thương mại đa phương này.

Theo VnExpress


Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

CUỘC GẶP MẶT TRUYỀN THỐNG THƯỜNG NIÊN CỦA K5 QUẾ LÂM - KHX NAM NINH tại HÀ NỘI



Tường thuật của 3B Trung Hải- Ảnh Bích Ngân, Vũ Mão 
Thế là đã 1 năm trôi qua kể từ lần K5 Gặp mặt tại Nhà hàng Gió mới trong Công viên Thông Nhất.
"Đến hẹn lại lên"! Hôm nay thứ Bảy, 26/11/2016, Cuộc gặp mặt được tổ chức tại Khu nhà vườn với nhà sàn khang trang, vườn cây, hồ nước rất thơ mộng của gia đình bạn Lý, Liên gần khu du lich Đồng Mô,Thị xã Sơn Tây HN.

* - 8 giờ sáng, xuất phát. Trời còn mờ sương và hơi lạnh. 3 xe ô tô chở gần 80 cụ, gồm các Thầy, các bạn lớp ta, các Dâu, Rể và một số bạn lớp 3, 4, 6 có quan hệ giao lưu thường xuyên với K5 chúng ta. Trên đường đi, Đoàn dừng lại tham quan Làng Văn hóa các dân tộc VN tại khu DLĐồng Mô. Vì toàn khu rộng gần 1.600 ha với nhiều công trình.... nên chúng tôi chủ yếu là ngồi trên xe đi 1 vòng, nghe HDV thuyết minh và ngắm nhìn qua cửa kính ô tô. Mọi người cảm thấy thích thú và bổ ich. (Mặc dù chúng ta đã đi nhiều , nghe hát về cây CƠ NIA, nhưng rất nhiều người hôm nay đến đây mới lần đầu nhìn thấy ...cây Cơ nia thật!

Làng Văn Hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Phóng viên đặc biệt của Blog luson.quelam đang tác nghiệp


* - 10giờ 40, Đoàn đến địa điểm . Bạn Công Lý  ra tận cổng đón đoàn, dìu đỡ một số bạn phải chống nạng xuống xe. Mọi người tay bắt mặt mừng, rất cảm động.

* - 11 giờ  Bắt đầu chương trình. Bạn Xuân Hoài thay mặt  BTC có lời chào mừng, giới thiệu Thầy Hàn Liên Hải, Thầy Nguyễn Văn  Nam và các bạn khác (Ngoài K5), như : Lớp 6 có bạn Hồng Nhật , Ninh Sơn,  Đông A. .. Lớp 4 có bạn Vũ Quốc Hùng ..., Lớp 3 có các bạn Mạnh Kính, Thu Giang, Lưu Tuấn Nga....Các bạn Lớp ta đi học  Nga ngữ Bác kinh như: Thúy Bình , Đ.Đức, Bích Chưởng, ... Internat - Matxcova có P.Phu, H.Anh Dũng, Đông A, Đông Hải ...

"Hết quan toàn dân!" 

Từ trái qua phải: Đỗ Bảo - Vũ Quốc Hùng - Nghiệm Dục Tú - Vũ Mão 

Thầy Hải (phải) và trò Hồng Nhật Lớp 6 

Thày Nam (Hàng đầu bên phải) 

Cụ Chủ trang trại "Lý-Liên" cùng Phó Bang trưởng kiểm tra thực phẩm trước khi  dọn tiệc

X.Hoài thay mặt mọi người có lời cảm ơn chân thành bạn Lý, Liên và gia đình, đặc biệt là bạn Liên - ( Ảnh dưới).Cô dâu đảm của K5 QL, đã trực tiếp chỉ đạo và tổ chức hậu cần hêt sức chu đáo, với những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. (Mua "con lợn chạy đồi" trên 60kg, tự giết mổ và chế biến thành 7 món "Á Âu giao duyên", như Lòng lợn, Dựa mận, Súp/ cháo lòng, Saslưc Nga/ Chả xiên thịt lợn ướp riêng mẻ...nướng than hoa, vv...Chất bột có bánh tẻ, bánh đúc, bún. Món Tầu có Lạc rang húng lìu. (Chỉ tiếc là thiếu món ... "Calathau /Quang Trung" còn ở SG! ). Mọi người  ăn rất  ngon miệng  và ai muốn còn có phần đem về... để  quảng cáo với bà Xã.





Gặp mặt năm nay chủ yếu là giao lưu  chuyện trò, nên phần văn  nghệ hát  hò để  lần sau, tuy vậy không khí vẫn sôi nổi  khi bạn Vũ Mão hát tặng bài về  Bóng đá do bạn sáng tác và sau đó tập  cho mọi người hat.(Ảnh dưới)
Cụ Vũ Mão giới thiệu bài hát mới và hướng dẫn mọi người cùng cúng hát " Niên vui Chiến thắng"



Tuy Ngày NGVN đã qua, nhưng nhân dịp này bạn Ngô Hiệu thay mặ BLL đã tặng quà thầy Hải , thầy Nam và chúc mừng các bạn đã đứng trên bục giảng .
Ban LL cũng tặng bạn Đức Tấn món quà nhỏ đê bồi dưỡng sức khỏe .

* - 14 giờ kết thúc. Tạm biệt bạn Lý & Liên, Đoàn lên xe về  HN.
* 15 giờ  Đoàn về đến HN. Chia tay, mọi người chúc nhau giữ gìn sức khỏe, sống lạc quan ... để thực hiện như đoạn 3 bài hát KHỎE  LUÔN LUÔN do tập thể K5 đặt lời :
"Gặp nhau luôn chúng ta cùng múa hát
Dù buồn vui ta vẫn luôn bên nhau
YÊU QUẾ LÂM NHƯ TÌNH YÊU BẮT ĐẦU
Đẹp mãi mãi còn vấn vương trong lòng".
Và với lòng tự hào, là những người từng có một thời gian được nuôi dậy tại Trường TNVN Lư Sơn - Quế Lâm, chúng ta tiếp tục :
" Sống sao có ich trên đời
Chẳng gì, mình cũng "Một thời Quế Lâm !".

(Hà Nội, tối ngày 26/11/2016). 3B- Trung Hải. Ảnh Bích Ngân, Vũ Mão ...

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Bí ẩn ly kỳ bên trong cuộc bầu cử TT Mỹ: Mưu sâu kế độc?




I / Vô tiền khoáng hậu

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 có tính cách hoàn toàn đặc biệt "vô tiền khoáng hậu" . Thực vậy lần đầu tiên trong suốt dòng lịch sử Mỹ có một nữ ứng cử viên Clinton ra tranh cử với một đối thủ Trump chưa hề hoạt động chính trị bao giờ . Diễn tiến tranh cử cũng đầy bất ngờ và cuối cùng có kết quả trái ngược với 90 % mọi thăm dò cử tri và tiên đoán của các cấp lãnh đạo thế giới . Chuyện đầy mâu thuẩn này đã xảy ra ắt phải có nhiều bí ẩn trong nội bộ .

Hiện tượng bí ẩn được che dấu cũng thường có trong những biến chuyển lịch sử. Chẳng hạn qua sự tố cáo của Hà Nội vào năm 1979 dư luận mới rỏ hồi năm 1954 Trung Cộng đã bắt họ phải ký hiệp định Geneve để phân chia đất nước với dụng ý làm suy yếu qua tranh chấp hận thù "huynh đệ tương tàn" giết nhau giửa đồng bào VN để dể bề thôn tính . Tương tự nước Đức và thủ đô Berlin bị phân đôi qua âm mưu của Tứ cường Mỹ Nga Anh Pháp không muốn quốc gia này trổi dậy mạnh trở lại.

Trong phạm vi bài biên khảo này chúng tôi không bàn đến ai đúng ai sai , bởi vì trong cuộc bầu cử dân chủ tự do thông thường 2 bên có số lượng cử tri ủng hộ xấp xỉ ngang nhau nên khó thuyết phục nhau về chuyện đúng sai . Vã lại trong lãnh vực chính trị đôi khi khó tiên đoán được thành bại. Điển hình nhứt là Tổng Thống Obama lúc mới đầu thắng cử năm 2008 với khí thế mạnh bạo lại được cả giải Nobel Hòa Bình khiến ai cũng tưởng sẽ làm nước Mỹ hùng mạnh, nhưng kết quả thực vô cùng thảm hại: bị Trung Cộng khinh nhờn tiếp đón không thèm trải thảm đỏ (xem Nguồn 1 phía dưới) hoặc bị Thủ Tướng Do Thái "coi thường" tới Mỹ mà không thèm tiếp xúc (xem Nguồn 2) .

II / Mưu sâu: Trọng điểm tranh thủ cử tri của ông Trump

Đằng sau chủ trương tái lập vai trò cầm đầu lãnh đạo cho Hoa Kỳ, ông Trump chú tâm đến 2 trọng điểm tranh thủ cử tri:

Trọng điểm 1: chống giai cấp cầm quyền chính trị (political establishment) tại thủ đô Washington. Nhờ đó trong giai đoạn tranh cử trong nội bộ đảng Cộng Hòa , ông Trump đã toàn thắng 16 đối thủ vì tất cả đều là chính trị gia có liên hệ chặc chẻ đến giai cấp cầm quyền chính trị . Tương tự ông Trump tiếp tục khai thác trọng điểm số 1 này để trực tiếp đánh bại bà Clinton, bởi vì bà này bị coi như là một trong những nhân vật quan trọng nhứt của giai cấp cầm quyền chính trị tại thủ đô Washington mà ai cũng biết rõ.
Trọng điểm 2: chống lại phương thức điều khiển kinh tế sai lầm khiến cho nước Mỹ bị mất công ăn việc làm quá độ và sự phân phối bất bình đẳng gia tăng làm dân chúng bất mãn. Trong giai đoạn tranh cử đối đầu thẳng với bà Clinton, ông Trump mới tập trung vào trọng điểm 2 này.( xem Nguồn 3)
 
Ông Trump bị coi như là nhà độc tài Hitler

III / Kế độc: "Nói toạc móng heo" những bí ẩn

 Ông Trump là dân thương mại mà lại có dòng máu Đức, nên dám làm bất chấp dư luận miễn đạt được mục đích thành công . Cho nên ông đã hành xử khác thường không giống giới chính trị gia lão luyện:

Ông dám nói thẳng sự thực "trắng trợn" nguyên nhân khiến làm hại cho nền kinh tế Mỹ chính là sự cấu kết ma giáo giửa Trung Cộng và giới tài phiệt Mỹ gốc Do Thái (xem Phụ đính 1 & Nguồn 4) . Ngoài ra trực tiếp đòi hỏi công ty Apple sản xuất tại mỹ để tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ.
Trong kế hoạch 100 ngày đầu làm Tổng Thống (xem Phụ đính 2), ông Trump vạch rõ tệ trạng tham nhũng & cố vị thâm căn của giai cấp cầm quyền chính trị và đưa ra những biện pháp cụ thể để giải quyết .

Thậm chí đến ngày 2 tháng 7/2016, ông Trump gửi tweet ra vạch rõ thế lực Do Thái gây ra tệ nạn đó và đứng sau ủng hộ bà Clinton tham nhũng qua một đống tiền đô la với ngôi sao David 6 cạnh tượng trưng cho Do Thái.

 
Screen grab of Donald Trump's tweet of an image of Hillary Clinton with the words "Most Corrupt Candidate Ever" on a Star of David-like form. July 2, 2016.

Chính vì vậy khi ông Trump đắc cử Tổng Thống thì nhựt báo Haaretz có ảnh hưởng lớn nhứt của Do Thái cho rằng sự thắng cử của ông Trump là thắng lợi lớn nhửt của làn sóng chống Do Thái tại Mỹ từ năm 1941 đến nay (xem Phụ đính 3)

Tuy nhiên nên nhớ dân tộc Do Thái - cũng giống như các dân tộc khác - đều có nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau . Thế lực gốc Do Thái được nêu trên không phải đại diện toàn thể hết cho dân tộc Do Thái. Tại quốc gia này đã có nhiều phản kháng từ quần chúng đối với thế lực cực đoan gốc Do Thái. Điển hình là Cố Thủ Tướng Yitzhak Rabin (1922 - 1995) - lãnh giải Nobel Hòa Bình 1994 - đã có thiện chí ký hòa ước với phía Palestine, nhưng thế lực cực đoan gốc Do Thái đã chống đối và ra tay bắn chết vào ngày 4/11/1995. Tương tự Cựu Tổng Thống Katzav cũng muốn hòa với Palestine nên đã bị vu cáo phải mất chức và bị ở tù (xem Nguồn 5)

IV / Đòn sát thủ vào giờ chót của ông Trump

Đọc chuyện Tam Quốc Chí thường thấy xảy ra vụ giờ chót mở túi gấm ra xem mưu kế của quân sư để thắng địch thủ . Trong cuộc bầu cử này , ông Trump trên đà bị thua theo kết quả dư luận , nhưng giờ chót xảy ra vụ ông James Comey (Tổng Giám Đốc FBI) đã mang vụ eMail của bà Clinton ra xét lại . Sự kiện này quá bất ngờ khiến phía bà Clinton trở tay không kịp để đối phó và khiến ông Trump lật ngược thế cờ chuyển bại thành thắng . Sự thực này được bà Clinton xác định rõ ràng trên bản tin đài BBC vào ngày 12/11/2016 (xem Nguồn 6).

Ly kỳ là chổ ông này thuộc về đảng Cộng Hòa và hồi tháng 7 rồi đã gián tiếp giúp bà Clinton không bị khởi tố nên đã bị đảng này chỉ trích . Nhưng rất có thể là đòn sát thủ được tính toán rất chính xác : nếu làm hại bà Clinton lúc đó thì Tổng Thống Obama sẽ cách chức ngay , còn đợi đến gần sát ngày bầu cử ra tay thì Tổng Thống Obama không dám ra tay phản ứng mạnh .

Kết quả thắng cử cho thấy phía ông Trump không phải tình cờ mới chờ giờ chót đánh đòn sát thủ đó và có lẽ ông James Comey (Tổng Giám Đốc FBI) sẽ đi vào lịch sữ là nhân vật có công nhứt đối với sự đắc cử của ông Trump .

12 Tháng 11, 2016
© Trần Nguyên
    Ngưòi Xứ Bưởi

--------------------------------------------------------------------------------------------------
NGUỒN THAM KHẢO

Nguồn 1: Trung Cộng "hạ nhục" Tổng Thống Mỹ Obama: Không thèm trải thảm đỏ đón tiếp TT Obama
No red carpet treatment for Obama at G20
https://www.rt.com/viral/358221-red-carpet-obama-g20/
Nguồn 2: Thủ Tướng Do Thái Netanjahu "coi thường" chính phủ Mỹ: Tới Mỹ "đếch" thèm gặp TT Obama
http://www.newyorker.com/news/news-desk/netanyahu-and-obama-the-two-realities
Nguồn 3: Hai trọng điểm của ông Trump tranh thủ cử tri
http://www.independent.co.uk/news/uk/politics/jeremy-corbyn-responds-to-donald-trump-win-america-election-hillary-clinton-a7406941.html
Nguồn 4: Ảnh hưởng của Do Thái tại Mỹ: 48 % tỷ phú Mỹ là gốc Do Thái & 202 tài phiệt (đa số là tỷ phú) gốc Do Thái trải dài trên 15 quốc gia
http://www.ngo-quyen.org/p79a5296/mot-cai-nhin-moi-giao-su-nguyen-ngoc-huy-va-linh-muc-cao-van-luan-tiet-lo-bi-an-30-4-1975-phan-2-
Nguồn 5: Thủ Tướng Do Thái Rabin bị ám sát chết vì muốn hoà với phía Palestine
https://en.wikipedia.org/wiki/Yitzhak_Rabin
Nguồn 6: Clinton đổ lỗi cho thất cử tại vì Tổng Giám Đốc FBI

http://www.bbc.com/news/election-us-2016-37963965

LỀ TRÁI "ĐÓAN MÒ"

 (Tham khảo)

Nhiều người cho rằng nhắm mắt cũng biết nếu Trịnh Xuân Thanh bị bắt thì sẽ có quá nhiều “chuyện vui” trong chính trường Việt Nam trong thời gian tới. Việc Thanh gây lỗ hơn 3,000 tỷ chỉ là “chuyện nhỏ,” mà tâm điểm bão tố hơn nhiều là nếu Thanh bị bắt, có thể cả một đường dây và sau đó có thể là cả một thế lực chính trị lớn đã bảo kê cho Thanh trốn sẽ bị khui ra.
Cũng đang xuất hiện vài dấu hiệu trên mạng xã hội cho thấy có một thế lực nào đó đang tìm cách đối phó với chiến dịch của Tổng Bí Thư Trọng truy bắt Trịnh Xuân Thanh, bằng cách tung ra đe dọa “sẽ tố cáo…”
Cho tới nay, tất cả các mũi tiến công của Tổng Bí Thư Trọng vào vụ “Vũ Ðức Thuận và đồng bọn” tại PVC, vụ Núi Pháo, vụ MobiFone đều chưa đi đến đâu, mặc dù chiến dịch này đã được ông Trọng phát động từ đầu tháng 6, 2016.
Trong khi đó, vụ Vũ Huy Hoàng đang lộ ra bế tắc rõ rệt, và nếu ông Trọng có xử tù được Vũ Huy Hoàng thì có lẽ cũng chẳng có ý nghĩa lớn lao gì, vì có nhiều khả năng sau ông Hoàng sẽ khó dẫn đến một con “cá lớn” nào.
Và cứ như trêu ngươi ông Trọng, một đàn em của ông Vũ Huy Hoàng là Vũ Ðình Duy lại vừa trốn thoát thành công ra nước ngoài ngay trước mũi công an.
Cách đây 3 tháng khi Trịnh Xuân Thanh còn ở trong nước và chưa bùng nổ cú thách thức ghê gớm làm mất mặt Tổng Bí THư Trọng, vấn đề của Vũ Huy Hoàng chỉ là “chuyện vặt.” Tuy nhiên đến giờ, Trịnh Xuân Thanh đã biến mất và cả Vũ Ðình Duy – một đệ tử ruột của ông Vũ Huy Hoàng – cũng thế. Tình thế này đã khiến cho ông Vũ Huy Hoàng, mặc dù nghe nói là đang trong giai đoạn điều trị bệnh tật, khó thoát khỏi số phận phải “chết thế.”
Một số trong giới quan sát cho rằng trong tình hình hiện nay, nếu Thanh mà rơi vào tay Tổng Bí Thư Trọng theo quyết tâm chính trị “phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh,” có rất nhiều khả năng từ nhân vật này mà Tổng Bí Thư Trọng sẽ lần ra được những nhân vật ở cấp cao hơn hẳn và còn đang tại vị chứ không phải đã “hạ cánh.”
Kết quả có bắt được Trịnh Xuân Thanh hay không trong thời gian tới sẽ quyết định đáng kể bàn cờ thắng/thua của ông Trọng.
Thêm một yếu tố nữa: nếu trước Ðại Hội XII chỉ tồn tại chủ yếu hai phe phái chính trị, thì từ sau Ðại Hội XII đến nay, có vẻ ngày càng nhiều nhân vật cao cấp muốn trở thành… tổng bí thư.
Hoặc nhiều tham vọng hơn nữa là chủ tịch nước kiêm tổng bí thư.
Nếu Tổng Bí Thư Trọng đã có dấu hiệu mệt mỏi với lời than “Ðánh tham nhũng là ta tự đánh ta” trong một cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội gần đây, thời điểm kết thúc vai trò của ông Trọng có thể rơi vào “đại hội giữa nhiệm kỳ,” thậm chí còn có thể sớm hơn nữa.

Bầu không khí chính trường cũng bởi thế đang tiềm ẩn những xung đột lớn và có thể xảy ra đột biến vào một thời điểm không quá xa xôi.

LẦN THỨ 2 MỸ BỎ RƠI VIỆT NAM

Biếm họa Trump (phải) và Putin hút cần sa trên một bức tường nhà hàng tại Vilnius, Lithuania. Hình minh họa. (Hình: Sean Gallup/Getty Images)

Hà Tường Cát/Người Việt

HOA KỲ – Năm 1975, Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam sau hơn 10 năm trực tiếp trợ giúp không thành công trong việc ngăn chặn làn sóng Cộng Sản. Đã có rất nhiều bàn luận về sự kiện này, chẳng hạn tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã viết ra cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy.”
Bây giờ sau gần 10 năm chính quyền Tổng Thống Barack Obama tìm cách đưa Việt Nam vào làm một đồng minh quan trọng của Mỹ nhằm kềm chế Trung Quốc bành trướng tại Đông Nam Á, tổng thống tân cử Donald Trump dường như sẽ đảo ngược hoàn toàn đường hướng này. Một lần nữa, với hình thức khác, đồng minh lại tháo chạy khỏi Việt Nam?
Chưa thể dự đoán hết mọi biến chuyển sau ngày 20 Tháng Giêng, 2017, ngày ông Trump tuyên thệ nhiệm chức. Tuy nhiên, trong những sự kiện đã được xác định, thì TPP sẽ là “nạn nhân” đầu tiên của một loạt những hủy bỏ mà ông Trump đã hứa hẹn từ thời kỳ tranh cử.
Khi nói đến sự can dự của Mỹ ở Châu Á, người ta thường nghĩ đến sự hiện diện quân sự, và nguy cơ xảy ra xung đột. Nhưng nếu chiến tranh là một hình thức khác của chính trị, như định nghĩa của Von Clausewitz, thì sự triển khai quân lực mới chỉ là giai đoạn đầu hay sự sẵn sàng ứng phó, răn đe, mà thôi. Trong thời đại này, chưa có nhiều nguy cơ chiến tranh giữa các nước lớn, và sự đối đầu chính là kinh tế.

TPP, hay Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, là thỏa thuận mậu dịch tự do được ký kết tại Auckland, New Zealand ngày 4 Tháng Hai, 2016, giữa 12 nước: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Australia, Canada, Nhật, Malaysia, Mexico, Peru, Mỹ và Việt Nam, sau năm năm thương thuyết. Tuy nhiên nhiều nước, trong đó quan trọng nhất là Mỹ, chưa phê chuẩn hiệp ước. Trị giá mậu dịch giữa các nước này được ước lượng là $27,000 tỷ mỗi năm, 40% kinh tế toàn cầu.
Không ai ngạc nhiên về việc ông Trump loan báo Mỹ sẽ rút khỏi TPP. Nhưng bằng nỗ lực tối hậu, Thủ Tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới đã đến New York gặp ông Trump tuần trước và thảo luận trong 90 phút. Rồi ông Abe vừa xác định rằng TPP sẽ không còn ý nghĩa gì nếu không có Mỹ, thì chỉ ít giờ sau đó ông Trump loan báo qua một đoạn video dài 2.5 phút trên Youtube, vạch rõ 5 quyết định sẽ thi hành trong 100 ngày đầu ở Tòa Bạch Ốc, trong đó có việc rút khỏi TPP, nhưng không đề cập gì đến Obamacare và xây bức tường biên giới, những điều cũng đã hứa hẹn khi tranh cử.

Quyết định ấy sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm triệu dân ở 11 quốc gia vùng Thái Bình Dương, và chưa thể rõ lợi hại đối với giới công nhân Mỹ cùng tương lai của California, tiểu bang mà sự phát triển kinh tế chịu tác động mạnh nhất của mậu dịch toàn cầu.
Vui mừng đón nhận tin này là Trung Quốc, nước chưa bao giờ được tham gia thương lượng TPP và chỉ được mô tả mơ hồ sẽ làm một đối tác tương lai. Cho đến nay Bắc Kinh vẫn đang cổ vũ RCEP, Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực, bao gồm Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, Australia, New Zealand và 10 nước Đông Nam Á và Ấn Độ, nhưng… không có Mỹ!
Như thế chính sách bảo hộ mậu dịch mà ông Trump chủ trương và (có lẽ) thực hiện sẽ mở đường cho Tung Quốc thay thế vai trò của Mỹ tại thị trường đang tiếp tục phát triển mạnh ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Trong hoàn cảnh đó, về phần nước Mỹ, dù cho hùng mạnh bao nhiêu hay bằng cách nào thì cũng không thể là vĩ đại, và tương lai chỉ là cường quốc hạng nhì trên thế giới.
Zhang Yansheng, trưởng ban nghiên cứu thuộc viện kinh tế Trung Quốc, nói là “chủ trương cô lập của ông Trmp là một thách thức và cơ hội hiếm có cho Trung Quốc cùng các công ty Trung Quốc.” Theo ông: “Có thể là với chính sách kinh tế của ông Trump sẽ có thêm nhiều công ty Trung Quốc vào thị trường Mỹ.”

Chưa có cơ sở để đánh giá dự phóng ấy, bởi lẽ ông Trump và đảng Cộng Hòa từng đe dọa áp thuế quan 45% trên hàng hóa Trung Quốc nhập cảng Mỹ, và chiến tranh mậu dịch có tiềm năng xảy ra giữa hai cường quốc.
Tuyên bố tại hội nghị APEC ở Peru tuần trước, chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh đến tầm quan trọng “tiếp tục gia nhập vào kinh tế toàn cầu và đưa các nền kinh tế Á Châu – Thái Bình Dương đến khai phóng hơn.”

Nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới không cho là việc Mỹ rút khỏi TPP là một hành động khôn ngoan. Simon Rabinovitch, chủ biên kinh tế Á Châu của tờ Economist, nói với BBC rằng “mặc dầu ông Trump gọi là một thỏa hiệp ‘kinh khiếp,’ thật ra TPP có lợi nhiều cho nước Mỹ.”
Cùng với việc xóa bỏ TPP sẽ là thay đổi chiến lược “chuyển trục về Châu Á” của chính quyền Obama. Thành tố chính của chiến lược này không phải là quân sự mà chính là kinh tế. Cùng lúc chuyển đổi cả hai chủ trương đó sẽ là bãi bỏ sự kiềm chế Trung Quốc bành trướng, phát triển quân lực và mở đường cho nước này phát triển hợp tác chính trị, kinh tế với các nước khu vực.
Việt Nam được xem là nước hưởng lợi ích nhiếu nhất với TPP. Bây giờ, hơn bất kỳ nước nào khác, Việt Nam được coi như lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Sự hiện diện của Mỹ ở Á Châu là một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập trước mọi âm mưu xâm lược từ Trung Quốc.
Ngày nay, gần như chỉ còn một mình đứng ở tuyến đầu sau khi Philippines quay ngang và nhiều nước không còn trung thành trong khối ASEAN, Việt Nam sẽ phải tìm cách thích ứng có chừng mực trong đường lối đối phó với Trung Quốc. Tuy vậy, dù tình hình khó khăn phức tạp hơn, Việt Nam vẫn có đủ khả năng uyển chuyển để không dễ dàng phải lệ thuộc đại quốc này như người ta lo ngại. Thái độ dè dặt trong mối quan hệ với Mỹ mấy năm vừa qua là một minh chứng về sự tính toán khôn ngoan của Việt Nam, dự phòng không bị bất ngờ đi vào tình trạng nan giải quá đáng trong trường hợp đồng minh Mỹ tháo chạy.

Singapore và Malaysia cũng là hai nước sẽ chịu nhiều thiệt thòi vì không còn TPP. Kinh tế Malaysia hy vọng đạt mức tăng trưởng 5.5% năm 2025 với TPP. Singapore là một trong những thành viên sáng lập đầu tiên và Thủ Tướng Lý Hiển Long đã từng bày tỏ sự thất vọng: “Cuối cùng nếu chờ đợi trước bàn thờ mà cô dâu không đến, thì theo tôi mọi người sẽ cảm thấy rất tổn thương, nhưng không chỉ về mặt tình cảm, mà thực tế là những tổn hại trong một thời gian dài tương lai.”

Sự lo ngại của các thành viên TPP về chủ trương cô lập mới của Mỹ được trình bày thẳng thắn nhất qua phát biểu của tân thủ tướng New Zealand, ông John Key. Ông nói: “Tôi sẽ cố gắng thuyết phục ông Trump về giá trị của TPP và tầm quan trọng về sự can dự của Mỹ ở Châu Á.” Và ông nói thêm: “New Zealand và các nước khác sẽ không chờ đợi mãi mãi. Nếu Mỹ không có mặt ở đây thì Trung Quốc sẽ lấp vào khoảng trống ấy và sự hợp tác của chúng tôi không có lựa chọn nào khác.”
--------------------------------------
Theo Người Việt

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

CÔNG LÝ và LỜI MỜI NGỌT LỊM ...



 “Loái cuõ ta veà döôøng nhö nhoû laïi …”
            
               Không ngờ  mấy câu trong bài hát của nhac sỹ Thanh Tùng  lúc này lại gần gũi với tôi như thế. Vẫn là mảnh vườn xưa tôi có được từ năm 2009, vậy là đã 7 năm trôi qua, mảnh vườn ấy trải qua thời gian mưa gió và it được chăm sóc nay  có vẻ  đã phôi pha it nhiều. Bãi cỏ đã không còn xanh mướt như xưa, nhưng màu xanh của cây lá thì vẫn bao phủ khăp nơi. Mặt nước  ao nhỏ trong vườn vẫn lặng lẽ phản chiếu bàu trời xanh nơi thôn dã và tiếng chim vẫn lảnh lót  trên những lùm cây.
    Tôi vẫn đang sống nơi mảnh vườn này, đôi khi chỉ có một mình, mỗi sáng dậy lại lấy chổi quét rác cho con đường nhỏ được sạch sẽ rồi vác cuốc ra vườn chăm mấy luống rau.
                           Nơi đây chẳng thấy lao xao
                           Đi tìm tri kỷ cũng nào thấy đâu
   Hai câu thơ tôi viết trong lúc cô đơn chỉ có một mình , nhưng đó chỉ là những khoảnh khắc thoáng qua. Đã có những lúc nhiều bạn bè tôi kéo nhau tới đây, họ đem theo một luồng gió ấm áp  biến mảnh vườn lặng lẽ của tôi trơ thành một mái ấm. Cũng đã lâu lâu rồi bạn bè Lư Quế cua tôi chưa trở lại nơi này. Nhưng thật bất ngờ chỉ it hôm nữa họ sẽ trở lại và sẽ đem đến cho tôi niềm vui vô bờ bến. Lần này các bạn sẽ rủ nhau đến với mảnh vườn xưa của tôi đông hơn, có cả các Thày cô. Ngoài các bạn khối 5 sẽ có cả đại diện khối 3, khối 6, dân Internat ( học ở Nga) , dân KHX Nam Ninh .TSQ. Vậy là sẽ đông vui lắm. Chúng ta sẽ lại gặp gỡ hàn huyên với nhau bên trong căn nhà sàn đơn sơ, dưới những tán cây bên bờ ao. Mọi người sẽ lại được cười nói hả hê, cùng thưởng thức các món ăn dân dã: bánh tẻ Sơn Tây, bánh Đúc Hà Nôi, chả nướng , cháo lòng , rau cải xanh ngoài vườn...
                      Cứ gặp nhau là vui rồi! Năm nay chắc chắn tôi sẽ là người vui hơn cả vì tôi được có cơ hội xắn tay chuẩn bị cho buổi họp mặt đầm ấm ấy. Các bạn hãy cứ lên đây , " lối cũ ta về " để cùng nhau trải nghiệm những khoảnh khắc ngọt ngào thấm đẫm tình bằng hữu.

              Vườn xưa của tôi có một cây ngọc lan đã ra hoa tỏa mùi hương thơm ngát, bởi vậy mà  :
                             Lối cũ ta về
                              Dừng chân trước thềm
                                      Chờ nghe trong gió
                                             Mùi hương ngọc lan 
                                                                                                       
                                                                                                        Công Lý HN. 19/11/2016         
--------------------------------------
Chép về từ Blog Thạch Quân 

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

HOẠT ĐỘNG TIẾN TỚI NGÀY HỌP MẶT K5

TIN TRONG LÀNG CU - LỜ
(Do Mõ Phó làng Cu - Lờ. 3B cung cấp thông tin với sự cộng tác của cụ Khoa Phi )

1 - Nhân dịp sắp đến cuộc GẶP MẶT THƯỜNG NIÊN của Làng ta (K5/ LS -QL - KHX. NN) vào ngày 26/11/2016, Đại diện  Ban LL và 1 số bạn (Nữ  Hiếu, Khoa Phi, Ngô Hiệu , Kim Lân, Nguyên  Hân, Hữu Hùng, Trung Hải, Bich Ngân, Thanh Mai... , như  các năm  trước đã cùng nhau đến thăm một số Thầy Cô giáo và các bạn ốm yếu,  đang điều trị, .... không thể đến tham dự cuộc Gặp mặt (như Thầy H.L.Hải, các bạn P.V.Hồ , Đ.N.Bong, N.N.Trâm, Ng.N.Tiến....). 
Tất cả  rất cảm động trước tình cảm QL sâu đậm. Rất tiếc không đến được và gửi lời thăm sức khỏe và chúc mọi người gặp mặt vui vẻ.
2 - Theo bạn Nữ Hiếu Phó Ban LL cho biết : Hiện nay đã có trên 80 Thầy Cô giáo và các bạn đã đăng ký tham dự  cuộc GẶP MẶT. Ban Tổ chức rất vui mừng và mong mọi người giữ sức khỏe để đi được đông đủ.
Bộ phận Hậu cần (cụ Lý + Liên đang chỉ đạo ..."rất quyết liệt ") để các cụ lão Làng "Ăn  - Mệt - Nghỉ " (rồi mới về )
Cụ Ngọc Tiến  không đi được đã gửi  biếu 1 Can  5.000 ml Rượu Nông sản phụ ( Đặc sản Ngô Bắc Hà thứ thiệt), một số cụ khác gửi Rượu Tây, Tầu, Lào, Cam bôt...
(Rất tiếc  trên 70% các bô lão đang ... "cai nghiện " nên Bộ phận Hậu cần đang sợ khủng hoảng thừa !.).
Mời Làng xem một vài ảnh minh họa.

Thăm vợ chồng cụ Ngọc Tiến



 

Thăm vợ chồng cụ Ngọc Bong




Cháu gái cụ Ngọc Bong rất thân thiện với các cụ ông cụ bà Quế Lâm!

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

THÔNG TIN HỘI LỚP K5 TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI.

THÔNG BÁO VỀ CUỘC GẶP MẶT THƯỜNG NIÊN
CỦA KHỐI LỚP 5
TRƯỜNG TNVN 
Lư Sơn - Quế Lâm  - KHX Nam Ninh.


Ban Liên lạc K5 đã có cuộc họp mở rộng để bàn về việc tổ chức 
CUỘC GẶP MẶT THƯỜNG NIÊN của Khối Lớp chúng ta.
Cuộc họp đã đạt được sự  đồng thuân và nhất trí cao.
Ban LIên lạc trân trọng thông báo nội dung chính về CUỘC GẶP MẶT như sau :

- Địa điểm : Tại khu Nhà vườn của bạn Hoàng Công Lý + Liên .
 (Cách Trung tâm HN khoảng 30 Km. Nhà sàn đẹp, khuôn viên rộng rãi, xanh mát...)

- Thời gian: Ngày 26/11/2016. (Thứ 7).
Đúng 8h00 Xe  Ô tô khởi hành.  Xe đón tại 2 địa điểm sau:
1 - Tại nhà bạn Nữ Hiếu (Số 1 Trần Thánh Tông)
2 - Tại địa điểm có ghi dòng chữ trên vách tôn:
"BAN QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ HÀ NỘI" .
- Cách đi: Đi đến Ngõ 437 Đường KIM MÃ nhìn sang làn đường đối diện với Ngõ trên
sẽ thấy dòng chữ, BAN QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ HN.
(Bạn Ngô Hiệu tay cầm Bảng đón mọi người ở đây, hướng dẫn lên xe.
ĐT của  Ng.Hiệu :01226371606).
*- Ghi chú: Cả 2 địa điểm đều có nơi trông giữ xe máy. Đến gửi xe trước giờ khởi hành .

Nội dung & Chương trình (dư kiến):

* - Gặp mặt , Giao lưu, Hát hò, Chụp ảnh, Dạo chơi ...
* Khoảng 11h Ăn trưa. 
* - Nghỉ ngơi, tâm sự ... Sau đó có thể cho xe chạy qua để ngắm nhìn cảnh quan Làng Văn hóa các DTVN và các điểm  DL ở gần đó (nếu có thời gian và sức khỏe), hoặc  về thẳng HN.  Dự kiến Xe về  đến HN khoảng 3 giờ chiều .

- Đề nghi các bạn Tổ trưởng thông báo cho tổ viên nội dung trên, về kinh phí và số người  đăng ký đi ở  từng địa điểm đón lên xe.
Các Tổ trưởng chậm nhất vào ngày Thứ 6 (18/11) báo cho bạn Nữ Hiếu Phó Ban Liên lạc  K5 để dự trù thuê xe và đăng ký  ăn trưa.
- Riêng đối với Thầy  Cô giáo, các bạn là Dâu, Rể của K5 và một số  bạn ở Khối khác gắn bó với  K5, Ban LL đã phân công trực tiếp mời (Thành phần như mọi năm).

Ban Liên lạc rất mong các Thầy Cô và các Bạn
đến tham dự Cuộc Gặp mặt năm nay thật đông vui.

                        T.M Ban Liên Lạc K5 Lư Sơn - Quế Lâm - KHX. Nam Ninh 
                                                     
                                                                                        Trần Trung Hải

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Hơn 2 triệu người Việt Nam tại Mỹ bị tổng thống Donald Trump trục xuất về nước

Donald Trump sẽ trục xuất hơn 900.000 người dân Việt nhập cư tại Bang California
Donald Trump đã lên chức Tổng Thống Mỹ, và 2 tuyên bố sóc khi thắng lớn 
khiên dân nhập cư sợ hãi
Donald Trump được biết đến là 1 gả khùng, việc sẽ bắt bà Clinton, trục xuất hơn 900.000 người Việt định cư và du học sinh là 2 việc ông sẽ làm đầu  tiên. Nhưng theo luật sau bầu cử 2 tuần thì vị Tân tổng thống này mới có quyền đưa ra bằng chứng tố cáo bất kì vị lãnh đạo nào từ Đảng đối lập, và việc áp dụng luật mới.

Đủ 100.000 đăng kí Youtube Kênh khiếu nại tại Mĩ sẽ giúp chúng ta về vấn đề này:
Cùng chung tay góp sức nhé (Kênh này là kênh khiếu nại của ĐẠI SỨ QUÁN tại Mĩ)
Lần thắng cử lần này của ông Donald Trump là sự kiện được mong chờ của hầu hết các đại diện đến từ đảng cộng hòa, bởi 1 đất nước như Mỹ cần 1 người lãnh  đạo táo bạo như ông Donald Trump. Phát biểu trước đó của Donald Trump là: Nếu ông đắc cử làm tổng thống việc đầu tiên ông làm là bắt bà Clinton vì nhiều cáo buộc trước đó. Đặc biệt hơn ở Bang California số lượng người Việt Nam chiếm tới hơn 900.000 người, tất cả số này đều ủng hộ cho bà Clinton chống lại sự kêu gọi mà trước đó Donald Trump đã làm, và số phận của 900 ngàn người dân Việt sẽ phải cuốn gói ra về nếu vị Tân tổng thống áp dụng những gì trước đó đã nói: Sẽ trục xuất tối đa nhất có thể số người nhập cư sang Mĩ.
Thật nghiêm trọng nếu như Donald trump thắng cử, đây là những gì báo đài Việt Nam hay trên thế giới đã đăng, vì Mỹ bắt đầu trừng trị và thắt chặt giới quân sự lẫn nhập cư. Họ có 2 tuần để công cuộc chuyển trường hoặc về Việt Nam nếu không muốn bị trục xuất, bởi trục xuất có nghĩa là bạn sẽ không được cầm bất kì 1 thứ gì từ đất Mỹ về.
Đại diện bà Clinton cho biết sẽ im lặng không trả lời báo chí trước vụ việc trên, nhiều tờ báo NNC của Mĩ đưa tin, bà Clinton đã lên máy bay
Tất cả nước Mỹ sẽ được nghĩ 2 ngày , số tiền ăn mừng, bắn pháo hoa được Đảng Cộng Hòa chi trả, đó là lời nói của vị Tân Tổng Thống khùng Donald trump.
Lưu học sinh sinh viên VN tại Mỹ
Thời điểm hiện tại, người Việt tại Cali (Mỹ) đang rất hoang mang rất nhiều cuộc gọi từ Mỹ về Việt Nam theo thống kê của nhà mạng. Nhiều bố mẹ của các du học sinh đã phải đặt lịch để đón con em về. Chưa biết tình hình đất Mỹ ra sao trong 2 tuần tới, nhưng việc mà bạn cần làm ngay lúc này là chung vui nếu bạn đang ở đất Mỹ nếu bạn không muốn ra đi sớm.
Trong 1h sau khi Trump bắt đầu lên chức tổng thống Mĩ và 2 tuyên bố này, nhiều người nhập cư đang cư trú tại Mĩ truyền tay nhau bài viết này đoạn video ngắn dài 5 phút đã nhận được hơn 50k chia sẽ  và nhiều bình luận.
Đủ 100.000 đăng kí Youtube Kênh khiếu nại tại Mĩ sẽ giúp chúng ta về vấn đề này: Chung tay vì 100.000 sub nào
Cùng chung tay góp sức nhé (Kênh này là kênh khiếu nại của ĐẠI SỨ QUÁN tại Mĩ)
Mọi người đăng kí nhé =>
Bài viết này được viết tại trang NNC Mĩ được dịch bởi Kim Oanh, Nếu bạn đang ở Việt Nam hãy chia sẽ thông tin này, xin cám ơn

Cả thế giới đòi lật đổ Donald Trump trước khi Donald Trump bành trướng


Thế giới bị sốc nặng !

Thị trường tài chính toàn cầu sụt giảm, đồng minh của Mỹ triệu tập các cơ quan an ninh và tài chính họp khẩn cấp để đánh giá tác động của việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
Nga rất vui mừng khi Trump thắng cử liên hệ chúc mừng, trong khi các nước EU còn lại phản đối đòi lật đổ Trump nếu không sẽ từ chối hợp tác về mọi mặt trong nhiều lĩnh vực, nhiều người ủng hộ bà Clinton thất vọng tràn trể.

Những cái lắc đầu của các vị tổng thống liên minh, họ lên tiếng phản đối ông Donald Trump lên chức tổng thống Mĩ trên truyền hình, nhiều sự phản đối kịch liệt xen lẫn không hài lòng vì 1 cá nhân Kinh Doanh Vàng lại lên chức tổng thống. Sự thiếu kinh nghiệm của ông ta có thể đẩy cả thế giới vào biển chết. Mĩ là nước đầu tiên tuyên thệ với Ukraina , Isren bằng những cuộc chiến đẩm máu, nếu ông ta lên cầm quyền thật sự Chiến tranh thế giới 3 sẽ xảy ra, hòa bình thế giới khó mà ổn định

Chứng khoán Nhật Bản sụt giảm vì tin Trump đắc cử. Ảnh: Independent

Donald Trump đắc cử, trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ làm rung chuyển giới chính trị Washington và nước ngoài, theo CNN. Văn phòng tổng thống Hàn Quốc chiều nay triệu tập cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về tương lai đất nước dưới tác động của bầu cử Mỹ.

Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump cho rằng nước Mỹ không nên tiếp tục bảo trợ an ninh “không công” cho các đồng minh chủ chốt như Hàn Quốc và Nhật Bản, hứa hẹn sẽ giải tán khối NATO nếu ông đắc cử, thậm chí chỉ trích các đồng minh đang “lợi dụng” nước Mỹ. Trump còn đề nghị hợp tác chặt chẽ với Nga, bất chấp căng thẳng hiện tại giữa Washington và Moscow.

Chiến thắng của Trump làm dấy lên lo lắng khắp thế giới. Andres Manuel Lopez Obrador, một cựu ứng viên tổng thống Mexico, kêu gọi người dân giữ bình tĩnh.

“Mexico là một đất nước độc lập, có chủ quyền, tự do, không phải thuộc địa, không cần bảo hộ và không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nước ngoài nào”, ông phát biểu trong video đăng trên Facebook hôm nay.

Các nhà quan sát quốc tế cũng lo ngại về tương lai nước Mỹ. Nhiều người liên tưởng việc Trump đắc cử gây cú sốc ngang với việc Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu hồi tháng 6 (Brexit).

“Sau Brexit và cuộc bầu cử này, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Thế giới đang sụp đổ trước mắt chúng ta. Thật choáng váng”, Đại sứ Pháp tại Mỹ Gerard Araud viết trên Twitter.

Cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt cũng liên hệ Brexit với bầu cử Mỹ trên Twitter, nhận xét “có vẻ đây là năm thảm họa kép cho phương Tây”.

Tại Nhật Bản, đài truyền hình quốc gia NHK bình luận, “Nếu Trump đắc cử, Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác không thể chắc chắn điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế”.

Thị trường tài chính thế giới bị ảnh hưởng lập tức. Chứng khoán châu Á sụt giảm, thị trường Tokyo giảm gần 6%. Các quan chức ngành tài chính Nhật Bản lo ngại vì cổ phiếu Nikkei giảm gần 1.000 điểm, thị trường Anh và Pháp cũng sụt giảm. Thị trường kỳ hạn Dow giảm gần 800 điểm, trong khi đồng peso của Mexico giảm xuống mức kỷ lục so với đồng đôla Mỹ.

Báo Pháp Liberation bình luận về chiến thắng của Trump bằng bài viết tiêu đề: “Bầu cử Mỹ: Ít nhất bây giờ họ được phép dùng cần sa rồi”.

Tuy nhiên, nhiều người Nga theo dõi sát sao cuộc bầu cử Mỹ ca ngợi chiến thắng của ông Trump và gọi đó là bước đi tích cực đối với thị trường tài chính.

Kirill Dmitriev, giám đốc Quỹ thịnh vượng Nga, một quỹ đầu tư trực tiếp của Nga nhận định thị trường tài chính sẽ vực dậy rất nhanh.

“Chúng tôi tin rằng ông Trump làm tổng thống sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho tăng trưởng toàn cầu và làm giảm các cuộc xung đột địa chính trị”, ông nói. “Chính sách đối ngoại ít đối đầu của Mỹ sẽ mở ra cơ hội lớn cho thương mại và đầu tư chung, đưa thế giới ổn định và an toàn hơn, tập trung vào sự phát triển và thịnh vượng của người dân”.

Hãy chia sẽ bài viết này để vận động lật đổ Donald Trump

Bài viết xem nhiều nhất