Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

MỘT CHUYẾN RA BẮC ( Duy Khắc )

BĐH- Bài viết của tác giả đã đưa lên Blog cá nhân cách đây 10 ngày, thế nhưng nhiều cụ bloggers và bạn bè ( không có Blog, chỉ đọc ké) vẫn bàn thảo về một thực tế đau lòng đang diễn ra ở chính quê hương yêu dấu mà chúng ta luôn mang hình ảnh đẹp đẽ trong tâm hồn ....
Chúng tôi xin phép DK đưa lên đình Làng để thêm một lần nữa hoan nghênh bài viết rất đáng chú ý của cụ !

 Từ SAIGON, ngày 3-9 tôi bay ra HAIPHONG . Ngày 2-9 vừa là ngày lễ vừa là này hội chọi trâu ở ĐÔSƠN, ra chậm 1 ngày tôi không được xem chọi trâu, nhưng được hưởng thành quả, ngay trưa 3-9 cô em dâu ( hiệu trưởng  1trường cấp 3 ) đãi món thịt trâu chọi, cô giới thiệu thịt này là thịt con trâu hạng nhì , giá 5 triệu 1 kí .Tôi hỏi 5 trăm hay 5 triệu ? Chú em tôi kể, trâu vô địch 7 triệu 1 kí ,các con vào trung kết từ 3 triệu trở lên .Tôi nói ăn thế mà ăn được à , chú ấy giải thích : những con trâu này được nuôi toàn bằng thức ăn bổ dưỡng ,với lại thực ra có mấy người mua ăn đâu ,toàn mua biếu thôi -biếu các quan trên ấy mà ,nhà em đây phải đi biếu hơn 10 kí , may mắn cũng có đứa nó biếu  mình nên anh đừng ngại ! Chú ấy còn kể thằng cháu X (Phải giấu tên) , là CA mới lên chức đội phó một tổ phụ trách 6 nhân viên , nó phải mua hơn 20 kí để biếu đấy! Tôi sợ bủn rủn cả người .Chú ấy nói thêm  vụ chọi trâu này khối thằng làm giầu ,trước đó mấy tuần họ đi lùng mua trâu béo về để ngày chọi trâu giết rồi bán lẫn vào......Tôi lại hỏi tại sao con vô địch không để lại sang năm tỉ thí với trâu mới như vậy có phải là hay hơn không, chú ấy bảo tôi chẳng biết gì về lợi nhuận , con trâu vô địch 1 kí 7 triệu, liệu sang năm nó còn vô địch nữa không? Cũng có ý kiến như anh , nhưng chủ trâu vô địch phản đối , trâu họ , họ giết họ bán ! Tôi ăn thịt trâu hạng nhì thấy cũng mềm cũng ngọt  nhưng cứ thấy buồn buồn về cái kiểu cúng quan trên nên thấy nó bẩn bẩn thế nào ấy . Nhân dịp này tôi hỏi vè chuyên chạy chức , chạy việc ở HP dạo này thế nào . Một chú em là quan chức hẳn hoi nói :mọi chức đều có giá hết , cỡ giám đốc sở là chục tì .......Còn việc làm thì ngay cháu P, có bằng đại học tin học ,được thím Y hiệu trưởng đây giới thiệu cho trường cấp 1 đang cần giáo viên tin học mà cũng phải đút 70 triệu để có hợp đồng giảng dạy, vào được biên chế phải đút thêm .Tôi nói bây giờ ở đâu cũng vậy thôi , nhưng HP quê mình là vô đich và có truyền thống !
     Tôi ở HP mấy ngày để dự lễ liên hoan trong gia đình về việc đón nhận danh hiệu BÀ MẸ VNAH cho mẹ và thím ruột tôi mới được phong tặng . Khoe khoang một chút ,trước đó bà nội tôi đã được phong tặng danh hiệu này .Thực ra họ hàng và chính quyền khuyến khích làm chứ tôi đâu có muốn . Tôi nhớ những ngày trước khi đi LƯ SƠN bà tôi sáng nào cũng khóc thương các chú tôi , bà khóc não lòng ,các thím tôi thì còn trẻ, họ chịu đau đến cùng cực, đó là thời kì chống PHÁP. Sang thời kì chống MỸ thì đến lượt cha và các em tôi , họ chết đi để làm gì? Để cho gia đình chịu biết bao oan ức  (tôi không muốn kể ra đây ) , để cho xã hội thối nát thế này... Cái danh hiệu BMVNAH chẳng làm gia đình tôi vui mà ngược lai chỉ gợi lại nỗi đau .
  Tôi lên HN  chiều ngày 11-9 , ngay sáng sau đã gặp các bạn chí cốt vào sáng 12-9 , Hai cụ TRUNG HẢI ,THẾ LONG sau đó theo về nhà nghỉ để lên kế hoạch hoạt động hàng ngày. Rất tiếc vì thời gian eo hẹp nên không đến thăm được nhiều bạn .Trong lịch sinh hoạt có một buổi gặp lớp vào ngày 18-9 .Tôi rất vui vì các bạn K5 đến đông vui. Xin các bạn tha thứ, tôi biết mình chưa xứng đáng với sự quý mến của các bạn .Tôi hi vọng TH-3B sẽ kể rõ thêm về các hoạt đông lành mạnh của tôi với hội QL ,tôi không có ảnh vì không biết tải ảnh lên mạng , kém thế đấy ! ( Vũ Duy Khắc)
-------------------------------------------
Calathau - Rõ ràng bài viết của DK mang đầy tâm trạng. Tâm trạng ấy cũng  là tâm trạng chung của tất cả chúng ta . Gần chục Bloggers đã chia sẻ với tác giả bằng các comments sâu sắc. ( Xem lại trong Blog VU DUY KHAC ) và DK cũng đã trả lời lần lượt từng người. Sau đây chúng tôi trích một ý kiến của cụ FIOHAN - rất độc đáo - Bằng thơ lục bát , kèm tấm hình cũng do chính cụ FIO chụp .

Cụ Khắc ra Bắc lần này
Ở hơn nửa tháng đong đầy buồn, vui.
Chỉ buồn chuyện ở quê thôi,
Với bè với bạn cụ vui nổ trời !
Xem ra vui thắng buồn rồi
Tay mic- tay rượu cụ chơi hết buồn !
Sài thành "Tổng Bí " chờ trông
Thấy cụ vui khoẻ thoả lòng Bắc du.

 Thêm một chuyện vui : Để trả lời thắc mắc "đặt hàng độc quyền" của cô em Song Thu về chuyện các cụ MB ( do 3B cầm đầu) chiêu đãi cụ DK lên tận Phú Thọ tắm nước khoáng Thanh Thủy, cụ Duy Khắc đã "khai thật" như sau :

Em gái ơi, chuyện đi tắm suối nước khoáng anh TH-3B đã kể ở blog 3B , anh chỉ bổ xung thêm : Bọn anh đi vào giữa tuần nên vắng khách , bể bơi rộng thế mà chỉ có 5 thằng , người canh bể cũng là 1 thằng nên quyết định tắm kiểu con nhộng! Không may sau đó lại có 1 gia đình đến bơi. Trong gia đình xuất chiêu 3 nữ tướng , thế mới nguy ! Bọn anh bàn nhau thu vào một góc nước sâu, đùa nước tung tóe để ngăn ngừa lộ hàng cấm ... May sao khoảng nửa giờ họ rút. Đến bữa ăn gặp lại, một bà có vẻ đẹp quý phái chỉ vào anh HH nói, bác lớn tuổi mà trông như thanh niên !  Sợ rằng bà này phát hiện...vì HH là người ở bìa ngoài. Hôm sau xuống tắm vẫn 5 thằng ấy, mấy vị không có quần tắm phải sắm quần cho nghiêm chỉnh. Nhưng than ôi , ngâm , bơi đến sát giờ ăn mà vẫn chỉ có 5 thằng ! Bọn họ - qúy phái sợ bão đã chuồn ngay chiều hôm trước! Thế là mất toi tiền mua quần bơi hạng nhất! Đau cho anh CH và PP quá ! Còn nhiều chuyện nữa nhưng sợ mọi người bảo dài dòng. Anh rất quý mến tình cảm 2 vợ chồng em giành cho anh dịp ra HN vừa rồi !
( Có ảnh minh họa, nhưng đây thuộc hàng "tài liệu mật cấm phổ biến" nên Mõ không dám tre ờ đình Làng !) 

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Những gì diễn ra sau chuyến đi Bắc Kinh của Phái viên Lê Hồng Anh

( Tham khảo )
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ Ba, ngày 16 tháng 9 năm 2014

Chuyến đi của Lê Hồng Anh gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm thương lượng giải quyết việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là đề tài nóng của dư luận trong và ngoài nước trong những ngày qua. Rất nhiều câu hỏi đáng suy ngẫm của mọi tầng lớp nhân dân: Chuyến đi này thắng gì, thua gì? Có được dư luận ủng hộ không? Rồi đây Trung Quốc còn tiếp tục đưa giàn khoan nào trở lại hay không? Việt Nam liệu có kiện Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam không?... Hỏi thì nhiều, nhưng vẫn chẳng có một giải đáp nào được xem là chính thống. Điều đó càng nảy sinh nhiều đánh giá xung quanh chuyến đi Trung Quốc của Phái viên Lê Hồng Anh. Có thể có những đánh giá quá lạc quan hoặc quá bi quan, có thể các giới lãnh đạo cũng chẳng để ý gì đến những đánh giá này lắm, nhưng đối với những người quan tâm đến vận mệnh của đất nước thì lại rất cần thiết vì từ đó để xem những người lãnh đạo đất nước đương thời sẽ làm gì sắp tới. Nên phải đưa ra những câu hỏi, những đánh giá để dư luận bình luận.

Câu hỏi thứ nhất: Tại sao ông Lê Hồng Anh được cử sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình lại mang danh nghĩa phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trong khi ông Lê Hồng Anh được coi là Phó Đảng) và cũng không mang danh nghĩa gì về mặt Nhà nước. Như vậy danh nghĩa này được hiểu thế nào?
- Đánh giá: Chuyến đi Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, trước hết là vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Họ muốn gửi tới Tập Cận Bình, Đảng là quyết định, chứ không phải Chính phủ. Điều này đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa các phản ứng mạnh của Thủ tướng và các cơ quan của Chính phủ vừa qua có những tuyên bố cứng rắn đối với Trung Quốc.
- Bình luận: Cử được Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đi Trung Quốc và được Tập Cận Bình chấp nhận và ra lời mời là sự thắng thế của Nguyễn Phú Trọng và những người theo xu hướng “hòa hiếu” với Trung Quốc. Được biết trước đó Bộ Chính trị có nhiều cuộc họp bàn việc kiện Trung Quốc, phải họp Trung ương để quyết định vấn đề này, nhiều ý kiến không đồng tình với chủ trương cử phái viên đi Trung Quốc, nhưng khi Trung Quốc rút giàn khoan 981, Phú Trọng mới dàn xếp dung hòa ý kiến trong nội bộ và cử Lê Hồng Anh làm phái viên của Trọng, điều này đã chứng minh Nguyễn Phú Trọng đã thắng thế, đồng nghĩa thắng thế của xu hướng“hòa hiếu” lệ thuộc vào Trung Quốc.

Câu hỏi thứ 2: Trung Quốc vi phạm chủ quyền của ta, bị thế giới lên án, phê phán; ta phản đối quyết liệt, kiên quyết hành động của họ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế nhưng sao không mời Trung Quốc sang ta mà lại cử phái viên sang Trung Quốc để hòa giải với họ?
- Đánh giá: Không đủ tầm, bản lĩnh kém, đầu óc mang nặng của kẻ hủ nho, học không thuộc định luật lịch sử “ông cha ta ngày xưa thắng họ cũng phải triều cống họ để được phong tước” và để giữ “hòa hiếu” vì lú lẫn không đánh giá được tương quan thời nay, ta đã là một quốc gia độc lập, có tiềm lực mạnh ở khu vực, được các nước khu vực và cộng đồng quốc tế ủng hộ, vì ta là chính nghĩa, họ là phi nghĩa. Nguyễn Phú Trọng tự biến mình thành bầy chuột để tế lễ con mèo như tranh dân gian của nước ta. Chung quy lại là họ sợ, rất sợ trách nhiệm, sợ không đối phó nổi với Trung Quốc.
- Bình luận: Thể hiện sự bạc nhược của Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của Trọng dẫn đến sớm đầu hàng Trung Quốc. Nắm bắt được tinh thần của Nguyễn Phú Trọng, nhân dịp này Tập Cận Bình được dịp củng cố cho phái viên của Nguyễn Phú Trọng về tình hữu nghị, về đại cục… bằng việc khẳng định muốn xây dựng đoàn kết hữu nghị với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Phú Trọng bàn giải quyết tranh chấp xung đột 2 nước. Thực sự đây là liều thuốc hỗ trợ cho Nguyễn Phú Trọng để kiên trì con đường lệ thuộc dưới danh nghĩa “hòa hiếu” và để giải quyết tình hình nội bộ Việt Nam.

Câu hỏi thứ 3: Chuyến đi của Lê Hồng Anh đã tác động đến tình hình nội bộ thế nào?
- Đánh giá: Sẽ rất ảnh hưởng đến tình hình nội bộ. Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí có cùng quan điểm sẽ được củng cố niềm tin rằng mọi tranh chấp sẽ được giải quyết qua con đường lãnh đạo giữa 2 Đảng Cộng sản trên tình thần đồng chí anh em. Điều này còn gián tiếp phê phán nhiều đồng chí có quan điểm phản ứng cứng rắn với Trung Quốc. Nội bộ lãnh đạo tiếp tục mâu thuẫn, phân hóa sâu sắc hơn. Trung Quốc nhân cơ hội này tấn công vào nội bộ ta để phá nhân sự Đại hội lần thứ XII, gây áp lực loại những nhân sự có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
- Bình luận: Nguyễn Phú Trọng với danh nghĩa Đảng đã giành được lợi thế kiềm chế những đồng chí có quan điểm không lệ thuộc Trung Quốc, cao hơn là thực hiện mục tiêu như Trung Quốc mong muốn là loại những đồng chí không cùng quan điểm ra khỏi nhân sự Đại hội XII sắp tới. Nhưng đây chính là điều bất lợi cho Phú Trọng vì đã bộc lộ vai trò là người bạn thân thiết của Trung Quốc quá sớm. Những cán bộ lão thành cách mạng, trí thức và dư luận trong nhân dân đều nhìn thấy nguy cơ đánh mất chủ quyền đất nước của Nguyễn Phú Trọng nên sẽ hướng vào ủng hộ những người có đủ bản lĩnh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, bảo vệ được chủ quyền đất nước, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay.

Câu hỏi thứ 4: Sau chuyến đi Trung Quốc gặp Tập Cận Bình của Lê Hồng Anh phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì quan hệ 2 nước thế nào, những biến động sẽ ra sao?
- Đánh giá: Trong các Ban Đảng và Tổng Bí thư thấy lạc quan hơn, quan hệ 2 nước sẽ tiếp tục củng cố và phát triển. Các biện pháp đấu tranh với Trung Quốc về xâm lấn chủ quyền Biển Đông sẽ được chỉ đạo trên nguyên tắc giữ “hòa hiếu” của Nguyễn Phú Trọng, được thực hiện xuyên suốt. Vì vậy, chủ trương của Chính phủ đấu tranh với Trung Quốc bằng pháp lý nhiều khả năng sẽ chưa thực hiện.
Cũng từ đánh giá này, Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của Trọng tin rằng Trung Quốc sẽ xuống thang ở Biển Đông, các tranh chấp sẽ được giải quyết ở cấp cao của 2 nước sắp tới, tình hình ở Biển Đông sẽ bớt căng thẳng.
- Bình luận: Chuyến đi Trung Quốc của Lê Hồng Anh tới Bắc Kinh được Nguyễn Phú Trọng cho là thành công và đang được lãnh đạo Trung Quốc làm cho mê muội, ảo tưởng có thể thuyết phục được Tập Cận Bình và đang tự sướng, thâm tâm của Trọng cho rằng chỉ có mình mới làm biến đổi tình hình, giữ được hòa khí với Trung Quốc.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí có cùng quan điểm với Trọng quá ngây thơ và mất cảnh giác. Với những gì Trung Quốc đã làm và sẽ làm thì không có chuyện Trung Quốc sẽ xuống thang ở Biển Đông. Tình hình 2 nước được yên ổn với nhau chỉ khi Việt Nam chấp nhận lệ thuộc vào Trung Quốc, trao quyền cho Trung Quốc khai thác Biển Đông và các đảo trên đó. Toàn dân ta kiên trì thêm một thời gian nữa sẽ biết Trung Quốc làm gì với ta!!! Giàn khoan HD981 chắc chắn còn quay lại hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của ta. Trung Quốc không từ bỏ xây dựng cơ sở hạ tầng ở những đảo họ đã chiếm ở Trường Sa vì đó là những căn cứ bàn đạp để chiếm đảo của ta sau này. Họ đều đã có lộ trình rồi.

Câu hỏi thứ 5: Chuyến đi của phái viên Lê Hồng Anh sang Trung Quốc dư luận quốc tế quan tâm như thế nào?
- Đánh giá: Chưa có đủ thông tin về vấn đề này, nhưng chắc chắn là họ sẽ rất quan tâm tới những điều hai nước thông điệp với nhau. Dù chưa biết được nội dung cuộc gặp này, nhưng đã có những đánh giá chuyến đi của Lê Hồng Anh Việt Nam mất nhiều hơn được vì vào thời điểm này Trung Quốc có những lợi thế hơn Việt Nam (giàn khoan HD981 đã rút rồi). Trung Quốc rất ít khi chấp nhận một điều khi điều đó ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.

- Bình luận:
Nhiều nước tỏ ra thất vọng qua chuyến đi của Lê Hồng Anh sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình. Trước đó, họ coi Việt Nam là điểm sáng, là ngọn cờ đấu tranh chống lại Trung Quốc bành trướng, nay họ cảm thấy bị phản bội. Và họ đang tìm hiểu liệu Việt Nam – Trung Quốc đã thỏa thuận ngầm với nhau điều gì. “Thật là tồi tệ nếu điều đó xảy ra”. Họ trao đổi với nhau điều mà Việt Nam đang làm với Trung Quốc (ý nói là các cuộc gặp cấp cao Việt Nam – Trung Quốc) “đã trở thành luật chơi – Trung Quốc gây sự, Việt Nam phản đối rồi 2 nước đi đêm với nhau, các nước bị đánh lừa”.
Nước ta thoát khỏi chiến tranh quân sự mới vài thập kỷ gần đây và đang phải đối phó với những đe dọa từ bên ngoài. Các thế hệ cách mạng dần dần đã ra đi. Tuy vậy, những người còn lại đã chứng kiến thời khắc lịch sử cũng không phải là ít trong đó có một số ít vẫn trong bộ máy của Đảng và Nhà nước. Tất cả những người còn lại từ cuộc chiến tranh nói ở trên đây đều có chung một nhận định các yếu tố đe dọa chủ quyền an ninh của đất nước ta ngày càng tăng lên từ hướng Trung Quốc. Những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, Trung Quốc chống ta kiểu khác; khi bình thường hóa 2 nước sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, Trung Quốc chống ta kiểu khác. Và ngày nay, khi thế và lực của Trung Quốc đã đổi khác, Trung Quốc đã bộc lộ rõ mục tiêu đối với nước ta và họ hành động ngày càng công khai trắng trợn để độc chiếm Biển Đông của ta.
Nhưng không hiểu sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số đồng chí đồng quan điểm với ông Trọng lại nhìn nhận Trung Quốc tĩnh tại của thời kỳ chiến tranh lạnh để rồi cột mình vào những nguyên tắc do giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra cho lãnh đạo Việt Nam làm theo “4 tốt”và “16 chữ vàng” từ thời ông Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh để lại. Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc theo “định luật lịch sử” thì lúc này là Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phải nhìn nhận lại về Trung Quốc, bản chất đảng và nhà nước Trung Quốc hiện nay là gì, có còn theo Chủ nghĩa Mác – Lênin nữa không, họ có còn là đồng chí anh em của Việt Nam nữa không hay đang là mối đe dọa độc lập chủ quyền của nước ta và an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chỉ trên cơ sở đánh giá này mới nhận rõ được đối tượng, đối tác của nước ta. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong Đảng, trong nội bộ thì mới có chủ trương đối sách nhất quán và đúng đắn.

“Hòa hiếu” với Trung Quốc là nguyện vọng của dân tộc ta từ bao đời nay, nhưng mỗi một thời nó có các điều kiện của nó. Ngày nay, nước ta là nước độc lập, biên giới lãnh thổ đã được xác định trên cơ sở luật pháp quốc tế, việc “hòa hiếu” với các nước nói chung và láng giềng nói riêng phải trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng nền độc lập và chủ quyền của nhau và lợi ích của 2 nước phải được tôn trọng và công bằng.
Nhưng đường lối, đối sách của Nguyễn Phú Trọng đưa ra đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông vừa qua đối ngược với nguyên tắc đó, có nhiều sai lầm, biểu hiện của sự nhu nhược, đầu hàng nên đã không đạt được những điều Đảng, Nhà nước và nhân dân mong muốn khiến tình hình tồi tệ thêm. Trung Quốc ngang nhiên hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của ta hơn 2 tháng mà không làm gì được họ. Trong lãnh đạo cấp cao có nhiều bài phát biểu rất bất lợi cho vị thế của Việt Nam, nhân dân rất thất vọng về họ.
Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí hãy đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết để gạt bỏ những tính toán cá nhân trong đầu để đoàn kết nhau lại lo việc bằng việc đấu tranh loại bỏ ngay những tư tưởng và con người lệ thuộc đầu hàng ngoại bang ra khỏi bộ máy lãnh đạo của nước ta, ủng hộ những người có bản lĩnh đương đầu với mọi nguy cơ để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của đất nước.
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chịu trách nhiệm chính, ông cần nghiêm túc kiểm điểm để thấy rõ trách nhiệm của mình đối với việc đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông và việc ngày càng tránh né Việt Nam của Lào, Campuchia để lệ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc.
Mong Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông đọc kỹ các câu hỏi và bình luận của dư luận trong và ngoài nước sau chuyến đi của phái viên Lê Hồng Anh để soi lại mình, vẫn còn đủ thời giờ để điều chỉnh nếu như muốn tranh sự phế truất của Đảng viên và nhân dân.
Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế (xin được phép dấu tên)
--------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn : Bản tin của GS Tương Lai do cụ Nguyên Hân cung cấp

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

CÓ MỘT SỰ THẬT KHÁC ĐẰNG SAU VỤ LẬT XE KHÁCH Ở SAPA.

Câu chuyện sự cố Chuyến bay DELTA 15 ở bên nước Mỹ tư bản cho chúng ta một cái nhìn  sâu vào một nước Mỹ khác với những gì Đảng ta, Nhà nước ta tuyên truyền ( trước đây, thời chưa Giải phóng ). 
Còn ở Việt Nam XHCN thì sao ? 
Cũng là một tai nạn, tai nạn thảm khốc : chuyến xe giường nằm lao xuống vực ở  Sapa mới đây có hơn một sự thật đau lòng đã bị truyền thông lề phải che đậy ...

LƯƠNG TÂM GIÁ MẤY TRIỆU ĐỒNG ?

Vâng ! đến bây giờ dư luận vẫn còn xôn xao về việc lật xe ở Sapa. Tai nạn kinh hoàng này đã làm 14 người chết và 25 người bị thương.
Tuy nhiên qua lời kể của người trong cuộc đã cho thấy mặt tối của việc những người làm truyền thông, cứu hộ và bảo hiểm… đã mau chóng lợi dụng sự kiện này để mưu lợi cũng như đánh bóng tên tuổi của mình. Sau đây là câu chuyện được chính nạn nhân của vụ tai nạn kể lại thông qua MXH Facebook, chúng tôi xin được phép trích nguyên văn bài viết (đã được hiệu chỉnh một số lỗi chính tả) để tiện cho độc giả đọc và suy ngẫm.

Nguyên văn bài viết:

Chào các bạn, trước khi đọc những gì mình sắp viết, mình chỉ muốn nhờ các bạn chia sẻ những lời gan ruột này của mình. Bởi vì có quá nhiều sự thật đang bị bẻ cong đi và nó khiến trái tim mình đau đớn, có lẽ không ít người còn sống sót trên chuyến xe định mệnh đó cũng phải chịu cảm giác như mình đang chịu đựng. Vì vậy, mình xin các bạn hãy chia sẻ, để xã hội này biết rõ được một phần câu chuyện mà người ta chưa cho các bạn biết hết, về những thứ mà họ cố tình không mang lên khỏi đáy con vực kia…
truyền thống, nhà báo, lương tâm, lật xe ở sapa, Bài chọn lọc,
Hãng xe xảy ra vụ lật xe ở Sapa vào ngày 01/09/2014
Trước hết, mình xin giới thiệu, mình là Phạm Công Trình đang sống tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình; vợ mình là Đỗ Thị Lan, trú tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Bọn mình là nạn nhân của vụ lật xe ở Sapa tối 01/9/2014. Vợ mình không may đã qua đời trong vụ tai nạn này. Nếu bạn nào có thắc mắc thì trước tai nạn chúng mình là bạn bè, sau tai nạn bọn mình đã là vợ chồng, có sự chứng kiến và đồng ý của hai bên gia đình cũng như bạn bè của hai đứa. Bây giờ, mình xin bắt đầu vào câu chuyện…
 Chuyện thứ nhất 
Tối 01/9, chúng mình bắt xe về Hà Nội sau 2 ngày du lịch ở Sapa. 18h01, xe bắt đầu lăn bánh rời bến xe Sapa. Xe gồm 3 hàng giường, mỗi hàng giường ngăn cách với nhau bằng 1 lối đi ở giữa rộng chừng 5, phân. Có tổng cộng 6*3*2 + 4*2 = 44 giường. Tất cả đều kín người, ngoài ra vẫn còn một vài khách nằm ở giữa lối đi lại, mình không nhớ rõ là bao nhiêu nhưng khẳng định là có. Hôm nằm viện trên Lào Cai, mình nghe tin là có 53 nạn nhân, chả hiểu sao về nhà đọc báo lại còn có 48. Mà nguyên 44 giường + 2 lơ + 1 lái đã là 47 rồi.
Mình nằm ở giường tầng 2, hàng thứ 2 từ trên xuống và cũng là hàng ở giữa. Vợ mình nằm ngang mình, bên tay trái mình, cùng phía với mấy người lái xe. Lúc ấy đã là cuối ngày, mọi người sau một hồi trò chuyện thì hầu hết đều chuẩn bị đi vào giấc ngủ, trong đó có mình và vợ mình.
truyền thống, nhà báo, lương tâm, lật xe ở sapa, Bài chọn lọc,
Hình ảnh chiếc xe bị lật tại hiện trường
Xe đang đổ đèo thì đột nhiên lái xe la lên: “mất phanh rồi “. Mình vội bật người dậy thì thấy cửa xe đã bật mở, 1 cậu lơ trẻ hơn đang nhảy vội ra khỏi xe. Xe va chạm vào dải phân cách 2 3 lần và tiếp theo mình nghe thấy tiếng la thất thanh của cậu đó. Hai đứa mình mới vội nhào người sang định ôm lấy nhau,nhưng vừa chạm tay vào nhau thì xe bắt đầu lật. 2 đứa mình bị hất văng xuống sàn. Rồi xe cuộn tròn như máy giặt. Lăn vài vòng thì cả 2 đứa cùng bị bắn ra theo hai hướng, mình bắn ra góc cao hơn nên rơi gần hơn, cọn vợ mình thấp hơn nên xa hơn. Mình bay trong không trung khoảng 30m rồi rơi trúng một bụi cỏ rậm, nên chỉ ngất đi một lúc là tỉnh lại. Mình bò lên đường nhưng không thấy Lan đâu, mình lần ngược xuống vực để tìm, lật giở tất cả những chiếc chăn đang che xác các nạn nhân cũng không tìm thấy Lan..
Đây là những gì mình trả lời các phóng viên và công an điều tra. Có 3 phóng viên phỏng vấn mình, 1 người của đài truyền hình Lào Cai, 1 bạn là cộng tác viên của vnexpress, 1 anh nữa thì của đài tiếng nói Việt Nam. Đoạn phỏng vấn mình đã được đưa lên truyền hình, với ai mình cũng đều trả lời trước sau như một. Mình chỉ nghĩ đơn giản rằng, mình là người bị nhẹ nhất trong cả đoàn, chuyện xảy ra cũng xảy ra rồi, mình phải có trách nhiệm cho xã hội biết chuyện gì thực sự đã xảy ra trong chuyến đi đó…Vậy mà…
Đủ các báo thi nhau phỏng vấn trực tiếp, thi nhau vẽ câu chuyện theo chiều hướng mà mình không thể tưởng tượng nổi. Mình nằm viện, cũng chẳng có tâm trí xem báo đài nói gì, nhưng bạn bè người thân vào thăm, ai cũng mở đầu bằng câu hỏi: “Cháu đập cửa kính bay ra à?” … Nó thực sự khiến trái tim mình tổn thương. Nó thực sự khác xa với những gì đã thực sự xảy ra. Trong cái giây phút ngắn ngủi ấy, không ai có thể kịp làm gì, mình thậm chí còn chưa kịp sợ xe đã lật rồi. Bọn mình nằm ngay cạnh nhau, đến muốn ôm lấy nhau còn không kịp. Đằng này… Rồi người ta sẽ nghĩ gì? Bạn bè Lan sẽ nghĩ gì? “Lan yêu một thằng không ra gì, lúc nguy hiểm chỉ biết đến mình nên mới phải chết oan?”
Các nhà báo, các người có lương tâm hay không? Viết về những tai nạn thương tâm, các người vẫn còn nghĩ đến chuyện tô vẽ để thu hút độc giả nữa hay sao?
truyền thống, nhà báo, lương tâm, lật xe ở sapa, Bài chọn lọc,
Mảnh vụn của chiếc xe vương vãi khắp nơi..
Chuyện thứ 2 
Mình muốn nói, ấy là chuyện hôi của của một số người tự nhận là “cứu hộ” trong vụ tai nạn này. Sau khi tìm không thấy vợ mình đâu, ở trong viện mình đã mượn điện thoại của một người quen và liên tục gọi vào số của cô ấy nhưng không có người trả lời. Đến tối muộn mình nhận được một cuộc gọi ngược lại từ số của Lan thông báo vẻn vẹn 1 câu: “chị ấy mất rồi” và cúp máy. Mình gọi lại thì không ai nhấc máy.
Sáng 2/9 thì người ta tìm được xác Lan, đến chiều cả hai gia đình cùng về Bắc Ninh để đưa tiễn Lan. Mấy ngày sau đó, mình liên tục gọi điện và nhắn tin vào số Lan, bởi vì đó không chỉ là kỉ vật, mà nó còn chứa vô vàn những kỷ niệm của 2 đứa mình. Tuy nhiên không có hồi âm. Thế rồi mẹ Lan gọi cho mình báo, có đứa nó bảo gửi tiền lên cho nó rồi nó gửi điện thoại cho. Thì ra, chiếc điện thoại ấy đã được đem bán cho 1 cửa hàng điện thoại; họ bảo rằng họ mua lại với giá 1,7 triệu trong khi chiếc điện thoại Nokia Lumina 525 này mình mới mua với giá chỉ hơn 3 triệu. Mình biết là họ cố tình muốn hút máu gia đình thêm một chút nhưng dù sao người cũng không còn, chút kỉ niệm có tốn bao nhiêu mình cũng không tiếc. Nhưng khi lấy máy về chiếc máy đã không còn sim. Hỏi lại cửa hàng thì họ bảo khi mua đt thì sim không còn.
Có lẽ vì trước hôm nghỉ lễ Viettel khuyến mại, mình đã nạp cho cả mình và cô ấy mỗi người 150K. Thằng khốn nạn ấy còn không bỏ xót đến từng đồng nó kiếm được từ những con người không may mắn trên chuyến xe ấy. Hôm nay, mình gọi lại cho số của Lan, phía bên ấy thậm chí còn lôi đủ những thử tục tĩu ra để chửi bới, thách thức mình, còn hỏi cả địa chỉ để đến tận nhà xử mình. Thật quá hay cho cái danh “cứu hộ”. Mà mình nghĩ phần nhiều đó là người của “cứu hộ” chính thức, bởi vì vợ mình là nạn nhân cuối cùng được tìm thấy tại hiện trường, là nạn nhân thứ 12. Ấy vậy mà…
Thậm chí, ngay sáng 2/9, một chị chăm người nhà ở gần chỗ mình nằm trên Lào Cai cũng nhận được điện thoại từ số người thân của chị đòi tiền chuộc điện thoại. Chị ấy bảo người thân còn chưa biết sống chết thế nào mà chúng nó đã nã tiền rồi. Lương tâm con người “cứu hộ” đấy. Tài sản trên chuyến xe ấy không nhỏ. Tiền bạc, tư trang không ít. Những con người mang cái danh “cứu hộ”, thực ra phải gọi các người như thế nào cho đúng đây?
truyền thống, nhà báo, lương tâm, lật xe ở sapa, Bài chọn lọc,
Các bệnh nhân trong vụ tai nạn xe khách tại Sa Pa đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Câu chuyện thứ 3 
Mình muốn nói là về các tổ chức sớm lên tiếng trong vụ việc này. Bộ trưởng Thăng nói là làm, không có gì để chê trách, tất cả những gì Bộ trưởng yêu cầu đều được thực hiện. Còn Bộ Y tế, chả biết ai, nhưng bên ấy cũng thật nhanh nhảu mà rằng: “miễn toàn bộ viện phí cho các nạn nhân”. Các cụ cứ nói cho sướng cái mồm, lời nói có mất tiền mua đâu?
Về các bệnh viện, đâu đâu cũng tạo điều kiện cứu chữa nhưng viện phí ai trả? Không có công văn hướng dẫn, Sở Y tế không đồng ý bệnh viện cũng không làm được. Trên Lào Cai còn không có nữa là Ninh Bình, gia đình lại đi thanh toán.
Các bộ ban ngành cũng thi nhau: nào là hỗ trợ các nạn nhân bằng này, bằng kia… Bảo Việt cũng nhanh nhảu: đã ứng 1 tỷ để chi cho các hành khách… Tất cả những gì mình nhận được từ các bộ, ban ngành, đoàn thể… là 1 triệu đồng của Hội chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai. Các cụ tranh công thì nhanh lắm, chỉ có điều trách nhiệm là chưa thấy cụ nào nhận cho thôi…
truyền thống, nhà báo, lương tâm, lật xe ở sapa, Bài chọn lọc,
Công Trình và Đỗ Lan ( ảnh từ facebook)
Đây là một vài điều khiến mình thêm tổn thương, thêm đau khổ, thêm bức xúc, thêm buồn chán về cái xã hội này. Mình viết ra không phải để nói xấu chế độ hay tạo scandal, anh hùng bàn phím hay bất thứ cái gì ngớ ngẩn mà các bạn có thể đặt ra cho mình. Mình chỉ muốn cho xã hội biết những sự thật đang bị bóp méo hay chưa ai vạch trần nó ra. Mình mong các bạn chia sẻ bài viết này cho tất cả mọi người để mọi người được biết. Chỉ thế thôi.
Xin cảm ơn các bạn!
Nguồn: Từ facebook của anh Phạm Công Trình

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

NƯỚC MỸ XHCN ?

Học viện Nguyễn Ái Quốc đang kỷ niệm 65 năm thành lập. Các phương tiện thông tin tuyên truyền chạy tối đa công suất ngợi ca bằng những lời hay ý đẹp . Mình nghe cũng ...cảm động. Chợt nhớ câu ông Nguyễn Trần Bạt trả lời ông học giả người Mỹ tư bổn : "...ở Việt Nam có một tổ chức khá bảo thủ, đó là trường Đảng, là nơi người ta dạy ra các nhà chính trị để phục vụ sự nghiệp của đảng !". Nghĩ, ông này mạnh mồm thật ! Thế cũng chưa ghê gớm bằng câu ông khẳng định "Nước Mỹ là nước XHCN !!!"
Cụ Kỳ Vĩnh Hưng , một "triết gia thông thái của Làng ta", thú nhận : Khi tôi đọc NTB "Nước Mỹ là một quốc gia XHCN hay quốc gia Cộng Sản nhất trên thế giới"- tôi hơi giật mình vì ông phát ngôn hơi táo bạo !
Hôm nọ Mõ tôi nhận được E-Mail của cụ Nguyên Hân có câu chuyện về chuyến bay Delta 15 của Mỹ gặp sự cố liên quan đến vụ khủng bố 11/9 . Đọc xong, ngẫm nghĩ, ông NTB không phải không có lý đưa ra nhận xét như trên . Cảm ơn cụ Nguyên Hân vẫn cần mẫn sưu tầm tài liệu cho Blog Làng ta và bây giờ mời các cụ cùng đọc

CHUYẾN BAY DELTA 15 !

Vào sáng ngày Thứ Ba, 11 Tháng Chín năm 2001, chúngtôi đã rời khỏi Frankfurt khoảng 5 giờ đồng hồ rồi và đang bayqua Bắc Đại Tây Dương. Thình lình tấm màn ngăn cách giữa buồng lái với khoang tàu chứa hành khách vén mở và tôi được gọi vào buồng lái gặp phi công trưởng ngay lập tức.
Vừa bước vào buồng lái là tôi để ý nhận thấy ngay nét nghiêm trọng lộ trên khuôn mặt mọi người. Phi công trưởng đưa cho tôi một bản in ra vừa nhận từ trụ sở chính của hãng Delta Airlines ở Atlanta viết vỏn vẹn câu: "Mọi tuyến không lưu trên lục địa Hoa Kỳ đều ngăn cấm giao thông hàng không thương mại. Hãy đáp khẩn cấp càng sớm càng tốt xuống phitrường nào gần nhất. Hãy thông báo điểm đáp."
Không ai nói một lời nào cho tôi biết điều này mang ý nghĩa gì. Chúng tôi biết đây là một tình thế nghiêm trọng và chúng tôi cần phải tìm đất liền để đáp ngay. Phi công trưởng xác định sân bay gần nhất là phi trường Gander, Newfoundland, cách 400 dặm. Ông liên lạc với trạm không lưu Canada để xin cho thay đổi tuyến bay và được chấp thuận ngay mà không cần hỏi lý do. Tất nhiên sau đó chúng tôi đã hiểu ra lý do tại sao họ chấp thuận không do dự.
Trong khi phi hành đoàn chuẩn bị cho máy bay hạ cánh, một tin nhắn đến từ Atlanta báo cho chúng tôi biết có hoạt động khủng bố trong khu vực New York. Vài phút sau tin cập nhật cho biết có không tặc.
Chúng tôi quyết định nói dối với hành khách trong khi chúng tôi vẫn còn ở trên không. Chúng tôi nói với họ rằng máy bay gặp một trục trặc nhỏ về cơ khí và cần phải hạ cánh tại sân bay gần nhất ở Gander, New Foundland để kiểm tra. Chúng tôi hứa sẽ cung cấp thêm thông tin sau khi hạ cánh ở Gander. Có nhiều hành khách phàn nàn, nhưng điều đó không có gì mới lạ!
Bốn mươi phút sau, chúng tôi hạ cánh xuống Gander. Giờ địa phương lúc bấy giờ tại Gander là 12:30 PM tức là 11:00 AM New York.
Khi chúng tôi đáp thì đã có khoảng 20 máy bay khác trên mặt đất đến từ khắp nơi trên thế giới và họ cũng đã phải chọn lối đi vòng này trên đường đến Hoa Kỳ.
Sau khi chúng tôi đã đậu trên phi đạo chờ lệnh mới, phi công trưởng thông báo như sau: "Thưa quý vị, chắc quí vị thắc mắc phải chăng tất cả các máy bay xung quanh chúng ta có vấn đề cơ khí tương tự như chúng ta. Thật ra chúng ta đang ở đây là vì một lý do khác." Sau đó, ông tiếp tục giải thích thêm đôi chút cho chúng tôi biết về tình hình tại Hoa Kỳ. Có những tiếng thở hổn hển ồ to lên và những tia nhìn hoài nghi thảng thốt. Phi công trưởng thông báo cho hành khách biết rằng giới hữu trách của phi trường Gander bảo chúng tôi giữ yên tại chỗ.
Bấy giờ trách nhiệm và quyền quyết định về tình trạng của chúng tôi tùy thuộc ở chính phủ Canada và lệnh của họ là không ai được ra khỏi máy bay. Và cũng không ai dưới đất được phép đến gần bất kỳ phi cơ nào. Chỉ có cảnh sát sân bay cứ lâu lâu lại đến dòm ngó chúng tôi một lúc, xong đi qua các máy bay khác. Trong khoảng một giờ đồng hồ kế tiếp, them nhiều máy bay hạ cánh và sau cùng Gander tiếp nhận tất cả là 53 máy bay từ khắp nơi trên thế giới, 27 chiếc trong số đó là phi cơ hàng không thương mại của Mỹ.
Trong khi đó, những mảnh tin tức bắt đầu phát ra trên hệ thống âm thanh của phi cơ. Lần đầu tiên chúng tôi được biết các phi cơ bị không tặc đã đâm vào Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới ở New York và vào Lầu Năm Góc trong vùng Washington DC. Mọi người cố gắng dung điện thoại di động của họ,nhưng không thể kết nối vì hệ thống truyền sóng ở Canada khác. Một số người gọi thông qua được, nhưng chỉ có thể với tổng đài ở Canada và họ cho biết rằng các làn sóng nối kết vào đất Mỹ đã bị chặn hoặc bị nghet.
Khoảng vào buổi tối trong ngày, tin tức cho chúng tôi hay rằng hai tòa cao ốc Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới đã sụp đổ và chiếc phi cơ thứ tư bị không tặc đã đâm xuống đất. Bấy giờ hành khách đều kiệt sức về thể chất lẫn cảm xúc, không kể nỗi sợ hãi, nhưng tất cả mọi người đều bình tĩnh đáng kinh ngạc. Chúng tôi chỉ cần nhìn ra ngoài cửa sổ thấy 52 phi cơ bị lạc khác để nhận ra rằng chúng tôi không phải là người duy nhất trong tình trạng khó khăn này.
Trước đó chúng tôi được thông báo rằng họ sẽ cho phép hành khách lần lượt ra khỏi máy bay mỗi lần một chiếc. Lúc 6 giờ chiều, sân bay Gander nói với chúng tôi rằng phiên chúng tôi được phép rời phi cơ sẽ là 11 giờ sáng hôm sau. Hành khách không hài lòng tí nào, nhưng họ cũng buông xuôi chấp nhận tin không vui này mà không phản đối ồn ào; họ bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng để ở qua đêm trên máy bay.
Gander hứa với chúng ta sẽ chăm sóc y tế, nếu cần thiết, nước, và dịch vụ vệ sinh. Và họ đã giữ lời. May mắn thay chúng tôi không có tình huống y tế nào phải lo lắng. Chúng tôi có một phụ nữ trẻ mang thai 33 tuần. Chúng tôi đã chăm sóc rất chu đáo cho thai phụ đó. Đêm trôi qua không gặp biến cố nào ngoại trừ sự xếp đặt chỗ ngủ không được thoải mái.
Khoảng 10 giờ 30 sáng ngày 12, một đoàn xe buýt trường học chạy đến. Chúng tôi ra khỏi máy bay và được đưa đến nhà ga, nơi chúng tôi thông qua thủ tục nhập cảnh và quan thuế, và sau đó phải ghi danh với Hội Hồng Thập Tự.
Sau đó chúng tôi (phi hành đoàn) được tách ra khỏi đám đông hành khách và được xe van đưa đến một khách sạn nhỏ. Chúng tôi không biết hành khách của chúng tôi được đưa đi đâu. Nhân viên của Hội HTT cho chúng tôi biết rằng thị trấn Gander có dân số 10.400 người và họ đang có khoảng 10.500 hành khách phải chăm sóc từ tất cả các máy bay đã buộc phải đáp xuống Gander! Họ bảo chúng tôi hãy yên tâm nghỉ ngơi tại khách sạn và họ sẽ liên lạc khi các phi trường Mỹ mở và hoạt động trở lại, nhưng chắc cũng mất một thời gian.
Chỉ khi chúng tôi đến khách sạn và bật TV lên, chúng tôi mới biết hết toàn diện của cuộc tấn công khủng bố ở quê nhà (nước Mỹ), 24 giờ sau khi nó bắt đầu diễn ra.
Trong lúc đó, chúng tôi có rất nhiều thì giờ rảnh rỗi và nhận thấy rằng người dân Gander vô cùng thân thiện. Họ bắt đầu gọi chúng tôi là "người máy bay." Chúng tôi hưởng nhận tính hiếu khách của họ, khám phá thị trấn Gander kết cuộc đã trải qua một khoảng thời gian khá tốt đẹp.
Hai ngày sau, chúng tôi được gọi và được đưa trở lại sân bay. Trên máy bay, chúng tôi đoàn tụ với các hành khách và khám phá những gì họ đã làm trong hai ngày qua. Những điều chúng tôi khám phá đó thật không thể tin được. Gander và tất cả các cộng đồng xung quanh (trong vòng bán kính 75km) đã đóng cửa tất cả các trường trung học, hội trường, nhà nghỉ, và bất kỳ nơi tập hợp lớn nào khác. Họ biến đổi tất cả các cơ sở vật chất đó thành chỗ trú ngụ chung cho tất cả lữ khách lỡ đường. Có chỗ thì trải chiếu, chỗ thì trải nệm, chỗ thì trải túi ngủ và gối nằm.
Tất cả các học sinh trung học được kêu gọi tình nguyện thì giờ để chăm sóc cho "khách." 218 hành khách của phi cơ chúng tôi được đưa tới một thị trấn có tên là Lewisporte, cách Gander khoảng 45 cây số, nơi đó họ được trú ngụ trong một trường trung học. Hành khách phụ nữ nào muốn có khu ngủ riêng cũng được sắp xếp theo ý muốn. Các hành khách đi chung cả gia đình cũng được giữ lại chung với nhau. Tất cả các hành khách lớn tuổi được đưa tới nhà riêng.
Các bạn còn nhớ người phụ nữ trẻ mang thai chứ? Bà ấy được đưa đến một nhà riêng đối diện bên kia đường với một cơ sở chăm sóc khẩn cấp 24 giờ. Có một nha sĩ được cử sẵn nếu cần đến, các y tá nam và nữ túc trực cạnh đám đông trong suốt thời gian tạm trú.
Các cuộc gọi điện thoại và e-mail cho Mỹ và thế giới được thiết lập sẵn để tất cả mọi người có thể dùng mỗi ngày một lần. Vào ban ngày, hành khách được cung cấp các chuyến "du ngoạn". Một số chọn đi du ngoạn bằng tàu thuyền trên các hồ và bến cảng. Một số chọn đi băng đồng trong các khu rừng của địa phương. Các tiệm nướng bánh địa phương tiếp tục mở cửa để làm bánh mì tươi cho khách hàng.
Thức ăn được các cư dân nấu nướng ở nhà rồi mang đến cho các trường học. Người nào thích dùng bữa ở nhà hàng theo sự lựa chọn của họ cũng được đưa đi và được cung cấp các bữa ăn tuyệt vời. Tất cả mọi người đều được cấp phiếu đến các tiệm giặt địa phương để giặt quần áo vì tất cả hành lý vẫn còn giữ trên máy bay.
Nói cách khác, mỗi nhu cầu thuần nhất của lữ khách lỡ đường cũng đều được đáp ứng đầy đủ. Hành khách đã khóc khi kể lại với chúng tôi những câu chuyện này.
Cuối cùng, khi có tin tất cả phi trường ở Mỹ đã mở cửa trở lại, họ được chở đến sân bay đúng giờ và không thiếu một hành khách nào. Hội HTT địa phương đã nắm đầy đủ tất cả các thông tin của mọi hành khách và đã đưa trả hành khách về lại đúng chuyến bay. Họ phối hợp tất cả mọi thứ một cách tốt đẹp. Thật đúng là hoàn toàn không thể tin được.
Khi hành khách đã trên tàu, nó giống như họ vừa mới đi một chuyến du hành trên biển. Tất cả mọi người đều biết tên nhau. Họ trao đổi những câu chuyện của họ trong mấy ngày qua, khoe với nhau xem người nào được đối xử tốt hơn.
Chuyến bay của chúng tôi về đến Atlanta trông giống như một chuyến bay du ngoạn ăn chơi được thuê bao. Phi hành đoàn tránh ra để họ tự do. Thật không thể tưởng. Hành khách hoàn toàn hàn gắn với nhau và gọi nhau bằng tên một cách thân mật, cùng nhau trao đổi số điện thoại, địa chỉ,địa chỉ email.
Và sau đó là một điều rất lạ thường xảy ra. Một trong những hành khách của chúng tôi đến gần tôi và hỏi tôi rằng ông ta có thể dùng hệ thống âm thanh của phi cơ để nói vài lời được không. Chúng tôi không bao giờ cho phép điều đó. Nhưng lần này thì khác. Tôi nói "tất nhiên" và đưa máy vi âm cho ông. Ông nhắc mọi người về những gì họ vừa trải nghiệm trong mấy ngày qua. Ông nhắc nhở họ về long hiếu khách mà họ đã nhận được từ tay của những con người hoàn toàn xa lạ. Ông tiếp tục nói rang ông muốn làm một điều gì đó để đền đáp lại cho những cư dân tốt bụng của Lewisporte.
Ông cho biết ông sẽ thành lập một Quỹ tín thác dưới tên của DELTA 15 (Số hiệu chuyến bay của chúng tôi). Mục đích của quỹ tín thác là cung cấp học bổng đại học cho học sinh trung học của Lewisporte. Ông kêu gọi mọi khách đồng hành cùng chuyến bay đóng góp bất kỳ số tiền bao nhiêu cũng được. Khi chúng tôi đã gom góp đủ hết các tờ giấy ký hứa có ghi số tiền, tên họ, số điện thoại và địa chỉ, tổng số khoản tài trợ là trên $14.000!
Người đề xướng đó là một bác sĩ ở Virginia, ông hứa phần ông sẽ đóng góp bằng với số tiền đó và sẽ tiến hành thủ tục giấy tờ lập học bổng. Ông cũng nói rằng ông sẽ chuyển đề nghị này đến Công Ty Hàng Không Delta và sẽ yêu cầu họ cùng hiến tặng.
Khi tôi viết bài này, quỹ tín thác đã lên hơn $1.5 triệu và đã hỗ trợ 134 học sinh theo học đại học.
Tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này bởi vì bây giờ chúng ta cần những câu chuyện đẹp như thế này. Nó mang lại cho tôi một chút hy vọng khi biết rằng người ta dù ở nơi xa xôi vẫn có thể đối xử tử tế với người lạ trôi dạt tới. Nó nhắc tôi thế giới này có bao nhiêu điều tốt đẹp. Bất chấp mọi điều xấu xa chúng ta thấy đang diễn ra trong thế giới ngày nay, câu chuyện này khẳng định rằng vẫn còn rất nhiều người tốt và thánh thiện trên thế giới và họ sẽ hiện ra khi tình thế xấu tệ đi.
Xin thượng đế ban phước cho Hoa Kỳ. Xin thượng đế ban phước cho người dân Canada... và đặc biệt là xin thượng đế ban phước cho người dân Newfoundland."

------------------------------------------------------------
Đón xem tiếp " ÔI CON NGƯỜI VIET NAM XHCN ! "

NGHỊCH CẢNH = NGHỊCH LÝ

Nếu theo tư duy " Bắt nhầm còn hơn bỏ sót", thì những kẻ sưu tầm rồi tung lên mạng xã hội những hình ảnh dưới đây đều là "bọn phản động, thế lực thù địch bêu xấu chế độ ", phải còng tay ngay lập tức. Nhưng lại có 1 "ông quan" ngành VH-TT ( nay là Tuyên Giáo TW), nghĩ khác, làm khác. Ông cử thuộc cấp dò xét từng bức ảnh, xem chụp ở đâu ? Thực hư ra sao ? Cái nào đúng ( cả hình thức lẫn nội dung, tức so sánh giữa khẩu hiệu và thực tế dân tình địa phương ), ông khiển trách quan sở tại. Nếu gân cổ cãi chầy cãi cối, đổ thừa cho " em đánh máy, chú căng băng rôn ..." ông trảm tướng theo kiểu Đinh Tư Lịnh . Còn cái nào sai ( tỷ dụ như Photoshop cấy ghép ảnh làm chuyện tếu trên xa lộ thông tin), thậm chí mang ý đồ xấu thiệt, ông cũng coi đó là tiếng chuông cảnh tỉnh cần lắng nghe. Ông cấm bắt bớ bởi họ có quyền tự do suy nghĩ khác chính quyền . Thần dân biết chuyện ông quan này làm là vì dân vì nước nên thẩy đều hoan hô ông ! Vậy ông quan ấy là ai ? Tên gì ? Ở đâu ? Mõ xin thưa, các cụ cứ ngồi trên bàn thờ vừa bán hoa quả vừa ngắm vừa ...chờ ...sẽ biết !
 ( Phần chú thich ảnh Mõ cũng để y nguyên như trên mạng, tuy nhiên chỉ đọc cho vui thôi nhá )


Điệp khúc: Tiến lên bần nông, em ước ao bao ngày...

Mừng đảng, mừng xuân, mừng tết

Đạp đi, kẻo đói

Mới là mục tiêu thôi, théc méc giề?

Chí rận chỉ ở trên đầu / Hôi như thùng rác lấy đâu mà tìm

Ô hô!... đọc thế nào đây ?!...

Ăn còn chả có, lấy chó đâu ra quyết tâm?

Xe ôm: Trừ tao ra nghe mậy

Chặt hết rồi, quý gì nữa!

Hưởng thụ là gì hở ông?

Mái lá lên mái tôn, là hồn của đổi mới

Nông thôn trong thành phố, vừa ngố lạ vừa hâm


Ngắn gọn và xúc tích​
------------------------------------------------------------
Cảm ơn anh bạn cựu HS Ngô Quyền , bạn học cùng lớp với TH, DK,VM, QT, ĐKM ...ngày xưa đã cung cấp stt này .
  

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

KHÁNH THÀNH BẢO TÀNG GS.NGUYỄN VĂN HUYÊN

BĐH- Chúc mừng Thủ đô Hà Nội vừa xuất hiện mội địa chỉ văn hóa mới , đó là Bảo tàng mang tên vị GS khả kính -cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- Một nhà văn hóa lớn- Một trí thức yêu nước nhiệt thành : GS Nguyễn văn Huyên !
Cảm ơn Thu Giang ( Song Thu ) đã kể chuyện cuộc đến thăm Bảo tàng do nguyyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học Nguyễn văn Huy, hướng dẫn . Chúng ta cũng cảm thấy vinh dự vì bạn chí thân của Hội chúng ta - Nguyễn Kim Nữ Hiếu, là con gái của Bác Nguyễn văn Huyên cùng với nhiều anh chị em trong gia đình danh giá này đã phát huy truyền thống của người cha khả kính, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp CM mà bác Nguyễn văn Huyên hằng theo đuổi suốt cả cuộc đời mình .

Thăm bảo tàng bác NGUYỄN VĂN HUYÊN
( Từ Blog Song Thu "hoa sim tim " )

Chủ nhật tuần trước, vợ chồng Song Thu cùng thày giáo chủ nhiệm và các bạn học cấp 2 được bạn Huy mời đến thăm bảo tàng Bác Nguyễn văn Huyên, cố bộ trưởng bộ Giáo Dục của nước ta.  
Điều thú vị là bạn Nguyễn văn Huy, nguyên giám đốc Bảo Tàng Dân Tộc Học chính là con trai bác Huyên và là tác giả của bảo tàng về người cha của  mình.
Càng thú vị hơn khi bạn nói rằng chúng tôi là những du khách đầu tiên mà bạn mời đến thăm quan đấy!

Đúng là thế giới chật và phẳng...Thời gian Bác Huyên làm bộ trưởng bộ Giáo Dục thì Cha của MK ( ÔX của ST ) làm phó văn phòng bộ. Gia đình MK cũng rất thân thiết với chị Nữ Hiếu- chị của bạn Huy. Lại nữa...MK và Huy cùng là học trò của Thày Bào-và năm nào các bạn ấy cũng đến thăm thày nhân ngày 20-11. Còn Song Thu thì... gặp bạn Huy lúc nào quả là không nhớ... chỉ nhớ hình ảnh bạn khi còn nhỏ. Còn Huy thì vừa nhìn thấy ST đã thân mật nói " Lâu lắm mới gặp lại ...".  Hì!

Bảo tàng Nguyễn văn Huyên đặt tại quê của bác trên mảnh đất của gia đình. Ngôi nhà tọa lạc trong không gian làng cổ- làng Lai Xá, Hà Nội. Bảo tàng xây 4 tầng thoáng mát. Phía trước là sân nhỏ, bên phải là mái nhà một tầng xinh xắn , làm nơi nghỉ ngơi cho khách thăm quan

Toàn bộ kinh phí xây dựng bảo tàng là của gia đình. Bạn bè, trong đó có cả bạn bè người nước ngoài thì góp sức là chính ...Bạn Huy nói, ý tưởng đã có từ lâu, tư liệu bác Huyên để lại khá nhiều...nhưng công việc xây bảo tàng công phu lắm. Cũng có lúc nản chí. Chính Kim, vợ bạn Huy đã động viên và đứng ra xây cất ngôi nhà này "...bên trong là tôi làm, vỏ bên ngoài là bà ấy... ".  Quả là thuận vợ thuận chồng biển đông cũng...

Cảm giác ban đầu là bảo tàng đẹp, có giá trị. Cách giới thiệu và trưng bày hiện vật hiện đại.. Đúng là tác phẩm của người có nghề. Tư liệu phong phú, quý giá. Hiếm có gia đình nào có được và lưu giữ được những kỷ vật trọng vẹn như vậy!
 Xem xong bảo tàng ST và mọi người thấy khâm phục một đại gia đình nhiều thế hệ, danh giá, tài năng, yêu nước và đặc biệt ấm cúng.  Hình ảnh bác Huyên và bác gái- Kim Ngọc thật nổi bật!

Tiếc là máy ảnh của ST trục trặc, chỉ ghi lại được một vài tấm ảnh,  giới thiệu cùng bè bạn nha!

Cổng làng Lai xá
 Phả hệ gia tộc

 Tượng hai bác Nguyễn văn Huyên và Vi Kim Ngọc
Vợ chồng bạn Huy

Chị Nữ Hiếu ở chiến trường

 Một góc tầng 1

Bàn làm việc của bác Huyên, tầng 2

Bạn bè xem bảo tàng rất hứng thú

Bạn Huy nhiệt tình giới thiệu


Say sưa...

Lại còn mời cơm trưa...

Cả đoàn chụp lưu niệm ( Thày Bào ngồi giữa hai vợ chồng bạn Huy)

Xin cám ơn bạn Huy và gia đình rất nhiều!

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

LỚP 5QL HÀ NỘI (MỞ RỘNG) HỌP MẶT ĐÓN HAI BẠN DUY KHẮC & MINH ĐỨC TỪ TP HCM

(Từ blog Fiohan)       
Gần trưa 18 – 9 – 2014, tại một nhà hàng bên đường Đại Cồ Việt gặp phố Tạ Quang Bửu HN, trời mưa vừa tạnh (sau cơn bão số 3). Khách đến họp toàn là các cụ cao tuổi từ bảy mươi trở lên cho đến tám mươi.
Các cụ đến đông dần lên. Các vị chủ chốt của L5 QL đều có mặt. Từ Bang Trưởng Lệ Thuỷ, Bang Phó Nữ Hiếu, Phó “MÕ” 3B, đến các cụ mà kể “chức danh” khi đang công tác cho đến nay đã nghỉ hưu, có thể nói dường như không thiếu lĩnh vực nào. GS khoa học, văn học, bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, nhà nghiên cứu nghệ thuật, kinh tế, ngoại giao, nhà kinh doanh, quản lý… Có lẽ không cần kể tên, chỉ trên các hình ảnh ghi lại được thì mọi người sẽ nhận ra.

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

5 "HỔ" LỚN NỐI GÓT CHU VĨNH KHANG LÀ AI ?

( Trần Kháng Chiến sưu tầm )

Bình Nguyên


   "Tống hổ" Chu Vĩnh Khang vào cũi chỉ là bước khởi đầu để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vây bắt nhiều "hổ" khác, thậm chí cả những con "rồng" phía sau? 

   Ở Trung Quốc, có một "luật bất thành văn" là các ủy viên thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản không bị điều tra, kể cả sau khi nghỉ hưu.

   Tuy nhiên, sau vụ Bạc Hy Lai và nay là vụ cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang bị tống giam vì tội tham nhũng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chứng tỏ, chiến dịch "đả hộ diệt ruồi" của ông sẵn sàng phá vỡ mọi luật lệ.

   Truyền thông Trung Quốc loan tin, cơ quan điều tra trung ương sẽ còn tiếp tục "vây bắt" những con hổ khác, thậm chí còn to hơn cả Chu Vĩnh Khang. Nhiều nhà quan sát nhận định, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đang nhắm vào một mục tiêu lớn hơn, con "rồng" phía sau con hổ Chu - cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.

   Nghi ngờ này càng được củng cố sau khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc cử một đội điều tra hùng hậu đến Thượng Hải, "trung tâm" quyền lực của ông Giang Trạch Dân ngay sau khi thông báo điều tra Chu Vĩnh Khang. Mọi vây cánh của ông Giang bị liệt vào tầm ngắm. Theo  Epoch Times, 5 nhân vật sau đây dễ nối gót ông Chu Vĩnh Khang "lên thớt" nhất  trong thời gian sắp tới:


Tăng Khánh Hồng

   Có nhiều tin đồn trong giới truyền thông Trung Quốc rằng, ngày 12.7, cựu phó Chủ tịch Trung Quốc, Tăng Khánh Hồng, nhân vật quan trọng thứ 2 trong phe cánh của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân đã bị bắt giữ ở Thiên Tân và đang bị điều tra bí mật.


Nguyên Phó Chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng

   Tăng Khánh Hồng từng là cánh tay phải của cựu Chủ tịch Trạch Dân khi ông Giang ở đỉnh cao quyền lực. Ông Tăng giúp củng cố phe cánh của cựu Chủ tịch Giang bằng cách đưa thân tín vào các vị trí lãnh đạo quan trọng và giúp chủ tịch Giang hoàn thiện triết lý chính trị Ba đại diện.

   Từng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 1999-2002, rồi nhanh chóng leo lên chức Phó chủ tịch nước từ 2003 đến 2008, trong giai đoạn này, ông Tăng được coi là nhân vật quyền lực số 2 tại Trung Quốc. 

   Đến năm 2009, ông Tăng Khánh Hồng (lúc đó đã nghỉ hưu) dính vào bê bối rút ruột công trình hàng triệu USD của con trai còn các đồng minh của ông này như Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang bị "đánh lên bờ xuống ruộng" và cuối cùng bị tống vào tù.


Giả Khánh Lâm

   Ngày 11.7, truyền thông Trung Quốc rộ tin Giả Khánh Lâm, cựu Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc bị bắt giam.

Cựu Chủ tịch Hội Hiệp thương Giả Khanh Lâm

   Ông Giả Khánh Lâm từng là đồng nghiệp của cựu Chủ tịch Giang ở Sở Công nghiệp Máy móc trong giai đoạn 1960-1970. Sau khi ông Giang trở thành Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1993, ông Giả được đề bạt làm Thị trưởng Bắc Kinh năm 1996. Năm 1997, ông này nhanh chóng trở thành ủy viên trong Bộ Chính trị quyền lực.

   Ông Giả Khánh Lâm từng dính vào vụ bê bối buôn lậu lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc với số tiền lên tới 27 tỉ nhân dân tệ (hơn 4 tỉ USD). Tuy nhiên, nhờ sự "che chở" của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân mà ông Giả thoát tội. Ông Giả Khánh Lâm còn là chân tay đắc lực của cựu Chủ tịch Giang trong vụ dẹp yên nhóm Pháp Luân Công ở Trung Quốc.


Lý Trường Xuân

   Lý Trường Xuân vốn là nhân vực quyền lực thứ 2 ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc những năm 1990-1992. Sau khi chiếm được lòng tin của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, ông này nhanh chóng thăng chức và leo cao trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Nguyên trưởng ban tuyên giáo Lý Trường Xuân

   Ông Giang đề bạt ông Lý vào Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị năm 2002 với chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ở vị trí này, ông Lý Trường Xuân cùng với Chu Vĩnh Khang là hai tay chân đắc lực trong chiến dịch đàn áp nhóm Pháp Luân Công.

   Trong thời kỳ đỉnh cao quyền lực, ông Lý Trường Xuân luôn nằm trong top 5 nhân vật quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ năm 2012, ông Lý đau đầu vì các vụ bê bối tham nhũng quan đến các con ông này bị phanh phui.


La Cán

   Ông La Cán từng là Bộ trưởng Bộ Lao Động năm 1998 sau đó leo lên chức  Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị trong giai đoạn 1998-2007. Ông La chính là một trong những "công thần" của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.



Ông La Cán (ngồi giữa)

   Năm 2003, ông La từng bị "dính phốt" khi cáo buộc trình lên Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha tố cáo, Chủ tịch Giang Trạch Dân và ông La Cán về tội diệt chủng và tội tra tấn khác.


Ngô Bang Quốc

   Ông Ngô Bang Quốc cũng là nhân vật được cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân "sủng ái" và nâng đỡ khi còn làm Phó Bí thư thành ủy Thượng Hải. Sau đó, ông Ngô nhanh chóng leo lên các chức cao hơn trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc như Bí thư Thành ủy Thượng Hải và Phó Thủ tướng kiêm ủy viên Bộ Chính trị năm 2002. Năm 2003, ông Ngô trở thành Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc và mới nghỉ hưu vào năm 2013.


Nguyên Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc. 

   Theo nhiều báo cáo, gia đình ông Ngô từng kiếm được cả trăm tỉ nhân dân tệ nhờ được cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân "sủng ái". Con cái trong nhà ông Ngô cũng nhờ hơi cha mà kiếm được bộn tiền bởi các phi vụ làm ăn hay nhận thầu dự án. Sau vụ bê bối của Bạc Hy Lai năm 2012, truyền thông Trung Quốc mới bắt đầu râm ran các tin đồn về những vụ tham nhũng của gia đình họ Ngô.

   Chuyên gia về Trung Quốc Shi Zangshan cho rằng: "Trong thời điểm nhạy cảm này xuất hiện nhiều thông tin không hay về ông Ngô Bang Quốc. Có vẻ như đảng Cộng sản Trung Quốc đang muốn xem ông Ngô chọn theo phe nào? Nếu ông Ngô đưa ra lựa chọn sai lầm, có lẽ số phận ông cũng kết thúc tương tự như Chu Vĩnh Khang".


(Theo Epochtimes)