Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

TIN BUỒN





BẠN BÈ LS.QL.KHXNN ĐẾN VIẾNG


 ( Ảnh Trần Kháng Chiến cung cấp )

RỦ NHAU LÊN ĐỈNH PHAN-XI ...

Rủ nhau lên đỉnh Phan-Xi ...
Phăng. Hăng như gái xuân thì đang choai 
Bích Ngân, Nữ Hiếu, Xuân Hoài
Tuyết Minh, Trương Trác, đẹp gia Nhật-Hồng ( Tức Hồng Nhật)
Cặp đôi ríu rít vợ chồng
Cặp 3, cặp 4 ta đồng tính chơi
Cáp treo như sợi giây phơi
Nó đưa các cụ đến tận nơi đỉnh trời ...
( Vì không có ai chịu viết "Du lịch ký" nên Mõ phải ngồi nhà phịa thơ con nhái cho zui . Lại tự lấy ảnh của các cụ Hồng Nhật, Xuân Hoài, Khoa Phi mà không xin phép !Các cụ đại xá !)



 



Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

TÊN CHU XUÂN PHÀM ĐÃ BỊ ĐUỔI VIỆC (?)

27/04/2016 16:09

(NLĐO)- Chiều 27-4, xác nhận với Báo Người Lao Động, tên Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại của Formosa, cho biết hắn đã bị công ty cho nghỉ việc vì những phát ngôn gây phẫn nộ ngày 25-4.


Ông Chu Xuân Phàm phát ngôn gây sốc ngày 25-4: Hãy chọn đi giữa cá và nhà máy
Chu Xuân Phàm - Kẻ phát ngôn thách thức Nhân dân Việt Nam :
" Hãy chọn giữa tôm cá và nhà máy thép !"

14 giờ chiều ngày 27-4, Chu Xuân Phàm, phụ trách Formosa tại Hà Nội , qua điện thoại xác nhận vừa bị lãnh đạo Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cho nghỉ việc: “Do câu nói của tôi gây bức xúc, tôi vừa bị công ty đuổi việc”. Tên này đang thu xếp hành lý về Đài Loan.(?)
Như mọi người đã biết, trước đó, vào ngày 25-4, trong lúc chờ chờ kết luận của cơ quan chức năng về hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền trung Chu Xuân Phàm đã có phát biểu rất láo với truyền thông , rằng người Việt Nam “Muốn bắt cá tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được”.
Phát ngôn trên đã gây bất bình, bức xúc trong dư luận. Chiều ngày 26-4, tại cuộc họp báo của Formosa, Phàm đã cúi đầu xin lỗi về những phát ngôn không đúng của mình . Tuy vậy cơn phẫn nộ của nhân dân Việt Nam thì vẫn chưa buông tha hắn !( Mõ Làng tóm tắt tin của NLĐ)

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

GIỞ LẠI NHỮNG TRANG BLOG CŨ

Lê Thành Long 
một người bạn bất hạnh 
và tấm lòng sẻ chia của chúng ta 
 ( Giở lại những trang nhật ký mạng trên blog lusonquelam.yahoo!360 )


Đã đăng trên Blog luson.quelam Yahoo!360 từ ngày  8/11/2009 
BĐH- Xin giới thiệu sau đây bài viết mới nhất của bạn Trịnh Huy Châu ( Nick Name Cusiquelam)về trường hợp bệnh tình của bạn Lê Thành Long. Chúng tôi mong được tất cả chúng ta quan tâm đến ý kiến đề xuất của tác giả ....( Calathau Vu )

Sau khi ở Quế Lâm về nước, Lê Thành Long cũng vào học trường Chu Văn An như nhiều bạn chúng ta. Lên lớp 9, theo lời kêu gọi đi xây dựng trường cấp III đầu tiên ở ngoại thành Hà Nội, Long cùng với tôi, Xuân Hoài, Duy Tân, Đinh Kim Lân , Đỗ Đồng sang Gia lâm học trường Nguyễn Gia Thiều . Tôi nhớ, LL học khá giỏi ,nhất là các môn tự nhiên. chỉ xếp sau Xuân Hoài. Ngay từ hồi ấy, cậu ta thường kể , nhiều lúc cảm thấy trong người nóng ran. Mùa đông lạnh giá , chúng tôi co ro mặc thêm quần áo thì LL chỉ mặc bộ đồ mỏng tang , thế mà vẫn kêu nóng bên trong , rất khó chịu. Tôi cũng không biết đó là hiện tượng sinh lý gì nhưng có lẽ nó sẽ là nguyên nhân gây nên thứ bệng tật quái ác sau này cho bạn ấy. Hết lớp 9, tôi và Duy Tân về lại Chu văn An, còn LL vẫn ở lại trường NGThiều. Rồi LL được đi du học Tiệp Khắc, khoa cơ khí. Đến năm thứ hai thì phát bệnh, phải về nước. Chạy chữa một thời gian, mới hơi đỡ , LL lại xin vào học tiếp trường Bách khoa; nhưng rồi mọi cố gắng đều trở nên vô ích : bệnh mỗi ngày mỗi nặng thêm. Vào những năm 65-70 của thế kỷ trước, LL gần như hoàn toàn mất trí nhớ, thường bỏ nhà đi lang thang khắp thành phố. Hồi ấy tôi đang ở đơn vị chiến đấu phòng không ngoài Quảng Ninh, mỗi khi có dịp về HN, đều đến nhà LL xem tình hình bạn ra sao. Có lần- hình như vào năm bẩy mốt , tôi được “đi tranh thủ “( Tức được thủ trưởng đơn vị cho tạt về thăm gia đình vài ngày ); khi đang ngồi ăn phở ở hiệu phở Tràng Tiền, tôi nhìn thấy một người đàn ông râu ria xồm xoàm, quần áo nhầu nhĩ đi từ bàn này sang bàn khác để húp chút thức ăn thừa. Tôi giật mình nhận ra đó là LL. Thật tội nghiệp. May mà cậu ấy không trông thấy tôi, hoặc không nhận ra tôi. Được gia đình cho đi chữa trị ở nhiều nơi, kể cả Trâu Quì, nhưng bệnh tình LL chỉ thuyên giảm chứ không khỏi hẳn, lúc tỉnh táo bình thường lúc lại lên cơn . Năm 1975, gia đình bàn bac ,quyết định cho Long lấy vợ- một nữ công nhân dệt 8-3,với hy vọng mong manh sau khi có gia đình riêng tình hình sẽ khá lên chăng ? Trong thực tế đã có một số trường hợp như vậy. Nhưng rồi bất hạnh lại tiếp tục đổ xuống đầu LL và cả nhà- trong đó người đau khổ , vất vả nhất là bà mẹ và người em trai : Lê Thành Lân. Cô vợ về nhà chồng một thời gian cũng phát bệnh tâm thần, có phần còn nặng hơn cả LL. Đứa con gái chào đời cũng có những biểu hiện không bình thường ngay từ nhỏ. Gia đình gửi nó vào chùa, rồi làm con nuôi cho các gia đình nông dân hiếm muộn nhưng nó thường bỏ trốn đi lang thang. Gồng mình nuôi cả một gia đình đau ốm, bệnh tật,quá đau khổ,bà mẹ , rồi bố của LL lần lượt qua đời.... Lúc này mọi gánh nặng đều đè lên vai người em trai. Tại thời điểm hiện nay, người vợ LL đã mất; con gái ở Bắc Giang, bản thân được Lê Lân nuôi dưỡng đã hàng chục năm nay với một khả năng kinh tế cũng không mấy khá giả, nếu không muốn nói là eo hẹp. ( Nhân đây xin nói thêm: Lê Thành Lân công tác ở Viện Công nghệ thông tin ; Trong hoàn cảnh gia đình khó khăn thiếu thốn như vậy nhưng Lân vẫn phấn đấu học tập công tác,được sang Đức làm nghiên cứu sinh, khi về nước có nhiều công trình khoa học được đánh giá cao. Trước khi về hưu , Lân được phong PGS, Ts...Thật là một tấm gương đáng cho con cháu noi theo ) Cách đây mấy hôm, tôi đến thăm Lê Long tại phố Trần Xuân Soạn.Lê Lân trực tiếp dẫn tôi vào, mở khoá cửa, đưa lên tầng hai của một căn gác xép rộng độ 6 mét vuông. Lê Long đang nằm còng queo trên chiếc giường rẻ quạt , nghe có tiếng người liền nhổm dậy ;trông thấy tôi , bạn gọi thật to đủ cả họ tên của tôi với một vẻ mừng rỡ rất trẻ thơ, khiến tôi không nén được bùi ngùi. Đó là một ông già tiều tệy , đầu bị cạo trọc , chi còn lại vài lọn tóc trên thóp; đôi mắt trước kia rất đẹp, luôn ẩn chứa một nụ cười hiền , nay trở nên đờ đẫn, mỏi mệt. Mấy vết sẹo dài còn hơi rỉ máu trên trán- kết quả của một lần gần đây nhất đi lang thang và say thuốc lào , ngã đập đầu xuống đất.. Còn nhớ hồi kỷ niệm 50 năm thành lập trường, LL cũng đến dự và ngồi cạnh tôi. Cậu ta khoe : em tớ cho tớ mỗi ngày hai nghìn để uống nước chè và hút thuốn lào. Tôi dồn túi đưa cho LL được một ít và nói với anh Đoàn Bông ngồi cạnh, xin được ít nữa. Ai dè , Lân bảo : không nên đưa tiền cho ông ấy, sẽ trốn đi tiêu phung phí lung tung, nhiều khi rơi vãi mất mát ở đâu không biết.. . Lại nói chuyện hôm vừa rồi. Sau cú ngã do say thuốc, tối ấy LL vào nhà vs rồi ngất xỉu , không ai hay biết. Nhà Lân ở hẻm khác, cách đó vài chục mét nên cũng không phát hiện được. Mãi sáng hôm sau, vợ Lân sang gọi LL đi ăn sáng mới thấy bạn ấy nằm trong nhà vs, máu me đầy mặt , gần như bất tỉnh . May mà cấp cứu kịp nên thoát chết. Qua câu chuyện, xem ra LL còn nhớ khá rành rẽ về quá khứ, nhưng hầu như không có thông tin gì vào được đầu cậu ấy về hiện tại. Điều đáng ngại nhất là hiện nay LL không có một khoản thu nhập nào ,hoàn toàn nhờ vào sự nuôi dưỡng của em trai. Tôi nghĩ , ngoài những bạn đã mất thì trong số những bạn bè QLLS còn sống, có lẽ Lê Long là người bất hạnh nhất. Một số phận quá hẩm hiu... Liệu chúng ta có cách nào chung tay góp phần làm giảm bớt nỗi đau của một người bạn đáng thương của chúng ta ? 
Trịnh Huy Châu viết từ Hà Nội 

Ý kiến phản hồi sớm nhất  
Ngọc Trâm : Cảm ơn Cusiquelam kể kĩ cả quá trình của Lê Long từ khi còn học phổ thông. Bạn bè đều biết Long bệnh nặng. Thế rồi năm 2003 Long đi họp LSQL toàn Trường, bạn ấy nhận rõ bạn bè, gọi tên mình, nói chuyện tỉnh táo. Ngày họp lớp năm ngoái bạn cũng đến chuyện trò chụp ảnh vui vẻ. Mình còn biết Ban Liên lạc có đến thăm Long, mua tặng tivi; có lần đến thăm Hiếu còn vào dọn dẹp nhà cửa hộ. Vậy là năm nay bạn yếu hơn, không đến họp Lớp được. Quả là bất hạnh, bệnh tật quái ác làm khổ bạn và người thân suốt đời. 
Mai Tâm : Cám ơn Trịnh Huy Châu có bài về Lê Long.Cách đây mấy nă như bạn Ngọc Trâm kể,đoàn đến thăm Lê Long mình nhớ có bạn Nữ Hiếu, Khoa Phi...Đúng là dọn dẹp nhà cửa và tặng bạn tivi.Bạn Long rất nhớ tên bạn bè,bệnh quái ác đã hành hạ bạn,phải nói bạn là người bất hạnh.Tôi đồng ý khối 5 Quế Lâm ta nên quan tâm,với lòng hảo tâm của các bạn và quỹ chung .ban liên lạc sẽ bàn.Nhưng trước hết nên gặp Lân hỏi han và nắm tình hình cho rõ và bàn hướng giải quyết lâu dài.Tôi tin rằng các bạn Quế Lâm không bàng quan khi bạn mình gặp khó đâu. 
 cusiquelam : Bạn Ngọc Trâm và Mai Tâm đã bổ sung thêm một số chi tiết về LLong. Mình được biết Dục Tú ở Nga về cũng đến thăm bạn ấy ; Như vậy là chúng ta đều quan tâm tới người bạn không may mắn của chúng ta. Dĩ nhiên ta không thay đổi cơ bản hoàn cảnh nhưng theo mình, vào những dịp nhất định , ta có thể quyên góp mỗi người một ít tặng LL thông qua Lê Lân.. Việc tổ chức thế nào do Ban liên lạc quyết định; mình nghĩ ai cũng sẽ hưởng ứng. ĐT của Lê Thành Lân như sau : 04-38225007 
Đỗ Đồng : (8.11.2009) Lê Thành Long cùng sang Nguyễn Gia Thiều học với tôi và môt số bạn khác trong đó có thêm Trần Tiến Đạt như bạn Trịnh Huy Châu đã kể. Học xong lớp 10 chúng tôi được chọn đi học ở trường Ngoại Ngữ Gia Lâm . Hai đứa cùng ở một "Chi" (9) và nằm gần nhau trong ký túc xá. Hồi ấy đói nên một số bạn hay nấu cháo bằng phích. Cái phích TQ có vỏ bằng tre. Có lần nút chặt quá phích của Long bị nổ cháo chảy hết xuống đất, Long nhìn cháo nhìn phích muốn ...khóc! Các bạn ạ ! Ban Điều hành hãy tổ chức gây một quỹ tùy tâm, giúp Long thông qua LT Lân. Để bạn như thế, thật tội nghiệp ! 
Chị Quế : Mỗi chúng ta đều thấy thương cảm trước hoàn cảnh của LT Long,một người bạn phải chịu nhiều thiệt thòi .các bạn lơp ta đã có sự quan tâm rồi .nhưng chị nghĩnếu làm như Đỗ Đồng đề xuất thì sự giúp đỡ sẽ có hiệu quả hơn . chị cũng xin gửi chút quà nhỏcùng với các bạn cho LêLong được sưởi ấm tình bạn LSQL. 
Nguyệt Ánh : Tôi thật bất ngờ khi đọc bài viết này của Huy Châu. Sau lần gặp LTL trong buổi hội lớp dạo nọ tôi rất mừng, cứ nghĩ bạn ấy giờ đã khỏi bệnh và sống một cuộc sống vui vẻ rồi. LTL còn nhận ra tôi và nói chuyện với tôi rất bình thường. Ngày trước tôi ở Hàn thuyên. Đi chợ Hôm tôi thường ghé vào thăm LTL ở phố Trần Xuân Soạn. Sau này thì chỉ gặp nhau vào những lần họp lớp, bạn ấy rất chịu khó đến mặc dù có những lần không được khỏe. Tôi mong ban LL giúp chúng tôi làm được một việc gì đó thiết thực giúp bạn mình. 
----------------------- 
Mời đọc tiếp các comments và thông tin trong phần lời bình ngay dưới đây 

LỜI BÌNH (38) 
Thanh Mai 14:08 21 thg 11 2009 Xin lỗi! Hôm qua tôi còn bỏ sót tên bạn Bang Ngạn và Hữu Hùng. Tổ Nga Ngữ BK vẫn chưa thấy thông báo gì! Tổng số tiền hiện nay là: 17.800.000 VND + 100 USD Tiền mặt đã thu được là: 11.400.000 VND + 100 USD 
Thanh Mai 19:28 20 thg 11 2009 Đến ngày hôm nay chúng tôi lại nhận thêm được sự đóng góp của 8 bạn: Minh Ngọc, Kim Trâm, Tiến Hoàn, Ngô Hiệu, Ngọc Tiến, Kông Lý, Thanh Bình, Tuyết Minh. Xin cảm ơn các bạn! Tổng cộng đã có 29 bạn. Chúng tôi sẽ báo cáo tổng số tiền sau.
 Thanh Mai 10:47 18 thg 11 2009 Đến nay chúng tôi đã nhận thêm được sự đóng góp của bạn Nghiệp Chí và bạn Công Kì vừa thông báo danh sách 5 bạn trong TPHCM với số tiền gồm có: Quang Trung, Kim Lân, Chu Cường, Trọng Phú. Công Kỳ. Xin cảm ơn tấm lòng của các bạn! 
Lệ Thủy 21:31 15 thg 11 2009 Xin chào các Bạn !Chúng tôi (Thuỷ, Mai, Tâm)đã có mặt ở Hà Nội, chúng tôi nhận được thông tin là các bạn rất nhiệt tình ủng hộ "Quỹ tình nghĩa Quế Lâm".BLL rất cảm động với thịnh tình của các bạn ,xin cám ơn các bạn . Sắp đến ngày 20/11 -Ngày Hiến chương các nhà giáo .BLL dự kiến sẽ đi thăm các thầy cô giáo đúng vào ngày đó, vì thời gian và điều kiện xe cộ chúng tôi chỉ có thể tổ chức ở diện hẹp khoảng 16 người gồm 8 người trong BLL và thêm một vài bạn nữa, chúng tôi sẽ thay măt các bạn lớp ta chúc mừng các Thầy Cô nhân ngày này .Mong các bạn thông cảm 
Nữ Hiếu 17:42 12 thg 11 2009 Ngày 9/11 mình đã nhận được tiền của ạn Dục Tú với mọt tấm lòng cởi mở,dốc hết số tiền bạn có trong ví.Chiều nay 12/11 anh bạn Việt Hùng đã mang số tiền đến vì bạn Hùng nói phải đua ngay không lại là người cuối cùng,vì vây anh Long đã đi xe buyt dên ngay. 
CALATHAU 08:19 12 thg 11 2009 ừ Ucraina bạn Đặng Việt Hùng cho biết bạn vẫn thường xuyên theo dõi tình hình Hội ta qua Blog ls.ql và các Blog cá nhân. Việt Hùng hoàn toàn ủng hộ việc lập quỹ giúp đỡ 2 bạn Lê Thành Long và Đức Tấn (mà bạn đề nghị gọi là Quỹ tình nghĩa Quế lâm) . Từ nước ngoài Việt Hùng đã gửi tiền về cho ông anh và nhờ anh chuyển cho BLL, đóng góp vão quỹ . 
Kỳgai 16:05 10 thg 11 2009 Thông tin từ chi hội TPHCM: Ngay khi có ý kiến v/v quyên góp giúp bạn Thành Long và Đức Tấn, bạn Quang Trung, tuy đang ở nước ngoài, ngay lập tức đã gửi tin đăng ký đóng góp Tiếp đến là các bạn Chu Cường, Kim Lân, Công Kỳ và một số bạn đã liên lạc trực tiếp với BLL HN. Cuối tuần này chúng tôi sẽ gửi danh sách, báo số tiền và chuyển tiền ra HN cho BLL. 
TênTên ? 15:29 10 thg 11 2009 Ngay từ khi bắt đầu tham gia Blog LSQL, tôi đã rất tâm đắc với đinh hướng " Nhân văn " do BĐH đề ra. Cái chuẩn mục ấy đang ngày càng được thể hiện rõ nét mà một trong những điều đó là "phong trào "( Chữ dùng của trưởng Ban LL Lệ Thuỷ )quyên góp giúp đỡ bạn LL và Đức Tấn. Tôi chỉ là người phản ánh một mảng tình hình, mọi việc tổ chức thực hiện, xin tuân theo ý kiến chỉ đạo chung. Nhân đây cũng xin được đính chính một chi tiết về LL mà tôi vùa mới biết .Đứa con của LL là con trai, chứ không phải gái; sau một thời gian ở Băc Giang , nay đang ở Thái Nguyên, đã 33 tuổi. Hôm 25/8, tôi có nói chuyện với Đức Tấn. Thật ra tôi không nhớ bạn ấy nhiều như các bạn khác nhưng nghe nói Tấn bị thương khi còn chiến đấu ở đơn vị tên lửa phòng không , tôi liền cảm thông ngay và hai đứa trò chuyện như những đồng đội cũ. Nay mọi người giúp được ĐTấn chút nào hay chút ấy; Như Đ Đ và TR Hải nói : Thời gian không chờ đợi nữa ...
 luson.quelam 04:31 11 thg 11 2009 Chúng ta sẽ kiên trì "định hướng" NHÂN VĂN-TRÍ TUỆ -HÀI HƯỚC đến cùng ! Cụ tham gia muộn nhưng đã có những đóng góp tích cực. BĐH xin thay mặt cả Làng cảm ơn cụ ! 
BÓNG BÀN BIỂN 15:12 10 thg 11 2009 "Tình Quế Lâm" thật đẹp, trong sáng, đậm đà và sâu sắc chẳng những được thể hiện bằng những lời nói động viên và chia sẻ lúc vui, buồn, hay những câu chuyện rất súc tích, những vần thơ ... trên Blog mà còn được thể hiện bằng những việc làm rất thiết thực và cụ thể như trường hợp với LTLong. Thật tuyệt vời ! Nhân đây xin nhắn Thầy Chipbông :Phần đóng góp của Thầy Em đã nói với Bạn L Thủy để gửi Bạn LL cho kịp thời . Hôm nào gặp, Thầy gưi em sau. Mong Thầy cứ yên tâm và xin chúc Thầy khỏe để còn đi "du lich lang thang" rồi chụp nhiều ảnh đẹp và viết bài trên Blog cho bọn em xem.
 luson.quelam 04:25 11 thg 11 2009 Rất chính xác ! Hoan hô BBB đã thay mặt các bạn liên lạc, giúp anh Chính và cảm ơn anh về sự hưởng ứng thiết thực này . 
 ---------------------------------------------- 
Rất tiếc khi biên soạn lại từ "kho" lưu trữ Blog yahoo!360 để đưa lên Blogspot đã không thể tải được các file hình ảnh . Mong bạn đọc thông cảm. 
Bài này đồng thời được đăng trên Blog Calathau vào lúc 09:12

HỒ SƠ FORMOSA - BỀ DẦY THANH TÍCH BẤT HẢO

TS Trần Bắc Hải (từ Úc) | 25/04/2016 15:00
Formosa nhận giải "Hành tinh đen" năm 2009. Đây là một giải do Ethecon - tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức "đóng góp" vào việc phá hủy môi trường.

Đừng vào hùa ném đá Formosa chỉ vì "bài Hoa". Formosa là tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Đài Loan, là nhà sản xuất sản phẩm hóa dầu hàng đầu thế giới. Được biết Formosa đầu tư khoảng 10 tỷ Mỹ kim vào dự án Vũng Áng - Hà Tĩnh, và dự án được cả các bên thứ ba quan tâm đầu tư. Công ty JFE, nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Nhật, tuyên bố có thể tham gia đầu tư khoảng 27 tỷ yên (220 triệu Mỹ kim) vào dự án này (Reuter, 30/7/2015). Đó là dự án quy mô rất lớn ở Việt Nam. Không thể phủ nhận ý nghĩa của dự án này đối với kinh tế Việt nam, nhưng để có thông tin đa chiều, bài viết này tập hợp các thông tin về vi phạm môi trường của Formosa trên phạm vi thế giới. Công nghiệp hóa, với nhiều nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc, thường đi liền với tàn phá môi trường. Nhưng xét rộng ra thì ở đâu cũng vậy, nhiều tập đoàn tư bản thường sẵn sàng hy sinh môi trường, hy sinh lợi ích của cộng đồng vì lợi nhuận của mình. Vấn đề là cộng đồng phải có các cơ chế (luật pháp, chính quyền, báo chí, các tổ chức xã hội dân sự…) để ngăn ngừa, giảm thiểu sự tàn phá môi trường do công nghiệp hóa gây ra và tự bảo vệ mình. Tôi mong muốn bất kỳ nhà đầu tư nào từ nước ngoài đến Việt Nam cũng phải trình bày được những “hồ sơ môi trường” sạch sẽ, bất kể họ đến từ nước nào. Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức, đã lập ra các giải hàng năm “Hành tinh xanh” tặng cho các cá nhân/tổ chức có thành tích vượt trội trong bảo vệ môi trường thế giới. Song song với đó là giải “Hành tinh đen”, cho những cá nhân/tổ chức đóng góp nhiều vào việc phá hủy môi trường thế giới. Trong danh sách nhận giải “Hành tinh đen” có mặt các nhân vật nổi trội như công ty Monsanta (tác giả của chất độc da cam), Công ty điện lực Tokyo (chủ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị vỡ cách đây mấy năm)… Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Bà Diane, người nhận giải Hành tinh xanh năm 2006, đã bay sang Đài Loan để trao giải tận tay người nhận.
 Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Ảnh: Internet. Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…). Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác. Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin. Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014). Tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi. Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana. Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014). Tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến một cả một vụ bạo loạn chết người. Năm đó, Formosa “xuất khẩu” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville. Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc. Chỉ vài ngày sau, nhiều người bị sốt, tiêu chảy. Một công nhân bến cảng làm việc dọn dẹp hầm tàu Chang-Shun phải nhập viện và chết ngay trong ngày. Khi tin tức lộ ra rằng rác này chứa thủy ngân, người dân trong vùng tức giận đập phá các công sở.

Ảnh bên: Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet. 

Hàng chục ngàn người hoảng sợ rời bỏ thành phố trong đó khoảng 10000 người định tiến về Phnom Penh. Cuộc bạo loạn này đã làm chết thêm 5 người nữa. Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Formosa sau đó bị buộc phải nhận lại toàn bộ số rác nhiễm độc thủy ngân này. Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp. Và cũng đáng chú ý nữa, là trong các vụ scandal môi trường ở nước ngoài, lãnh đạo Formosa đã tìm cách che giấu hoặc giảm nhẹ các tai họa do họ gây ra cho dân địa phương, thậm chí mua chuộc các nhà chức trách địa phương. Tại Mỹ, trong vụ kiện ở tiểu bang Louisiana, nhóm luật sư thay mặt cư dân khu vực bị thiệt hại vạch rõ Formosa không những đã không cảnh báo người dân về tác hại của các chất thải với môi trường và sức khỏe. Mà họ còn dấu nhẹm rằng trước đó họ đã bị phạt nhiều triệu Mỹ kim vì các vụ vi phạm bên bang Texas. Trong vụ Sihanoukville ở Campuchia, người phát ngôn Formosa nói rằng rác gửi theo tàu Chang-Shun chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút” (0,2 PPM). Nhưng khi Campuchia gửi mẫu đi xét nghiệm tại nước ngoài, tất cả cả mẫu đều cho kết quả nhiễm thủy ngân ở mức nguy hiểm. Kết quả xét nghiệm tại Hong Kong cho thấy chỉ số này là 10971 PPM! Chính phủ Campuchia cũng tố cáo Formosa đã đút lót số tiền tổng cộng là 3 triệu Mỹ kim cho các quan chức địa phương, và có khoảng 30 vị đã bị chính phủ treo giò trong vụ này.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

GIÁM ĐỐC ĐỐI NGOẠI FORMOSA NÓI RẤT LÁO !:

  Không thể được cả 2, phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm

Thứ Hai, 25/04/2016 01:18PM
Xung quanh vụ việc cá chết trắng biển miền Trung, nghi vấn Formosa xả chất cực độc trực tiếp xuống biển, các PV đài VTC14 đã có những phóng sự ghi hình trực tiếp rất có giá tri

(VTC News) - Giám đốc đối ngoại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh cho rằng vì không phải được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm.

Sáng nay, nhóm phóng viên VTC 14 đã tìm gặp và phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. (Xem chi tiết bản tin này trong chương trình Nhật ký cuộc sống trên VTC14 vào lúc 18 giờ tối nay)

Với vẻ rất thật lòng, ông Chu nói rằng phải chỉ có một sự lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm.
Nhà máy Formosa nhìn từ biển
"Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại," ông Chu nói trước máy ghi hình.

Giám đốc đối ngoại của Formosa cũng nói rằng người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá.


Nga, Ấn bất ngờ ủng hộ Trung Quốc về Biển Đông, thông điệp nào cho Việt Nam?

(Dân Việt) “Nga và Ấn Độ lên tiếng vì lợi ích, họ cần sự ủng hộ của Trung Quốc. Hành động này mang tính chiến thuật bảo đảm lợi ích quốc gia chứ không phải là chiến lược”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định về việc Nga và Ấn Độ bất ngờ ủng hộ Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông. 

Các ngoại trưởng Trung-Nga-Ấn

    N

Truyền thông Trung Quốc tận dụng tối đa sự lôi kéo và thể hiện với dư luận khi đồng loạt đưa tin, Nga và Ấn Độ đã thể hiện “sự ủng hộ mạnh mẽ với Trung Quốc” trong tuyên bố chung của hội nghị ngoại trưởng ba bên, tổ chức tại Moscow ngày 19.4.
 “…Chỉ có lợi ích là vĩnh viễn”
Bình luận về vấn đề này, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an) nhận định, có một nguyên lý bất di bất dịch, đó là mọi quốc gia đều đặt lợi ích của mình lên tối trọng. Vì vậy, theo tướng Cương, phản đối, ủng hộ, hay im lặng đều phụ thuộc vào lợi ích của từng quốc gia.

Tướng Cương cho rằng, lịch sử quốc tế đã chứng minh, có những vấn đề dù đúng, nhưng đụng đến lợi ích, các nước cũng không ủng hộ. Ngược lại, có những vấn đề dù sai, nhưng đảm bảo quyền lợi của họ, họ vẫn ủng hộ.
Theo tướng Cương, có lúc quan điểm, suy nghĩ của Ấn Độ và Nga về vấn đề Biển Đông cũng như Việt Nam. Moscow và New Delhi biết rõ những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông là hoàn toàn sai trái. “Moscow và New Delhi không hề nhầm lẫn. Họ lên tiếng vì lợi ích, họ cần sự ủng hộ của Trung Quốc. Hành động này mang tính chiến thuật bảo đảm lợi ích quốc gia chứ không phải là chiến lược”.
Tướng Cương cũng cho rằng, mối quan hệ Trung- Ấn luôn có những cơn sóng ngầm nguy hiểm. Với Ấn Độ, Trung Quốc không chỉ là đối thủ trước mắt, mà là đối thủ lâu dài. Ấn Độ đang toan tính ủng hộ Trung Quốc để đổi lại Bắc Kinh sẽ không gây sự về vấn đề biên giới với Ấn Độ và các vấn đề liên quan đến Ấn Độ Dương.
“Vì những lý do đó, những hành động ủng hộ của Ấn Độ và Nga dành cho Bắc Kinh liên quan đến vấn đề Biển Đông chỉ mang tính chiến thuật tình huống, việc làm này không phản ánh bản chất của Ấn Độ và Nga”, tướng Cương bình luận.
Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, Việt Nam cần phải thúc đẩy quan hệ ngoại giao rộng rãi hơn với các nước, tiếp tục đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ ngoại giao hơn nữa.
Chiến thuật lôi kéo của Trung Quốc
Một thông cáo sau cuộc họp giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj ngày 19.4 cho biết, tất cả các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết thông qua thương lượng và thoả thuận giữa các bên có liên quan.
Tờ The Diplomat số ra ngày 21.4.2016 tiết lộ, trong bản thông cáo chung cuộc họp ngày 19.4.2016, ở điều khoản 21, ngoại trưởng Ấn Độ, Nga và Trung Quốc lưu ý: “Tất cả những tranh chấp phải được giải quyết bằng con đường đối thoại giữa các bên liên quan. Thể theo tinh thần này, bộ trưởng ba nước kêu gọi tôn trọng đầy đủ các điều khoản của Công Ước Liên Hợp Quốc về luật Biển - UNCLOS, cũng như Tuyên Bố Chung về Cách Ứng Xử - DOC liên quan đến khu vực Biển Đông, và nguyên tắc thực thi DOC”.
Ngoại trưởng Vương Nghị nói với người đồng cấp Sergey Lavrov rằng, hai nước cần chung tay phản đối việc "quốc tế hoá" tranh chấp Biển Đông.
Ông Vương Nghị nói rằng: "Cả Trung Quốc và Nga cần phải cảnh giác trước sự lạm dụng của trọng tài bắt buộc".
Các nhà phân tích cho rằng những phát biểu của ông Vương Nghị là cách của Trung Quốc cấp tập chuẩn bị cho phán quyết của toà, dự kiến được đưa ra trong tháng 5 hoặc tháng 6 tới.
Truyền thông Trung Quốc cũng tận dụng tối đa sự lôi kéo và thể hiện với dư luận khi đồng loạt đưa tin, Nga và Ấn Độ đã thể hiện “sự ủng hộ mạnh mẽ với Trung Quốc” trong tuyên bố chung của hội nghị ngoại trưởng ba bên, tổ chức tại Moscow ngày 19.4.
Đồng thời, báo chí nước này nhấn mạnh Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tái khẳng định trong cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị rằng Moscow “phản đối quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông, ủng hộ các bên giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán trực tiếp”.
Đây là lần đầu tiên, cuộc họp cấp ngoại trưởng giữa ba nước công bố thông cáo chung. Các bên trực tiếp đề cập đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mà cả Ấn Độ và Nga đều không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
“Nếu là Việt Nam kiện, Nga, Ấn sẽ không ủng hộ Trung Quốc”
Trang quân sự Eastday của Trung Quốc ngày 21.4 dẫn bài phân tích của nhà bình luận quân sự Phùng Thiện Trí cho rằng, tuyên bố chung ba nước ngày 19.4 không đồng nghĩa Nga và Ấn Độ ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong mọi vấn đề về Biển Đông, mà chỉ là vụ kiện ở Tòa trọng tài thường trực The Hague mà Philippines là nguyên đơn chống lại Trung Quốc.
“Nga, Ấn Độ cùng Philippines không có quan hệ về lợi ích nên hai nước này ủng hộ Trung Quốc cũng không có gì lạ. Nhưng nếu đổi lại là Việt Nam thì Moscow và New Delhi chắc chắn không đứng về phía Trung Quốc,” ông Phùng Thiện Trí nhận định.
 nga, an bat ngo ung ho trung quoc ve bien dong, thong diep nao cho viet nam? hinh anh 3
Trung Quốc đang cải tạo phi pháp trên Biển Đông, đi ngược lại luật pháp quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Theo The Diplomat, tại cuộc họp hồi năm 2015, New Delhi, Bắc Kinh và Moscow đã hoàn toàn im lặng về các tranh chấp chủ quyền, cho dù Trung Quốc tới tấp xây dựng đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền.
Vẫn theo tờ báo này, trong khóa họp lần này giữa ngoại trưởng ba nước, Ấn Độ, Trung Quốc và Nga, các bên lên tiếng về Biển Đông vào lúc Tòa án Trọng tài thường trực La Haye chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc vì bản đồ đường lưỡi bò ở Biển Đông.
Giới quan sát không ngạc nhiên trước việc Bắc Kinh đã thuyết phục được Moscow đứng về phía Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông nhưng thái độ của New Delhi đang gây nhiều nghi vấn.
Cho tới nay, Ấn Độ vẫn nghiêng về phía lập trường các đối tác như Mỹ, Việt Nam, Philippines, Úc và Nhật Bản, các nước này vốn ủng hộ quyền tự do lưu thông hàng hải. Thậm chí, tuần trước, trong tuyên bố chung giữa bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Ấn Độ, New Delhi đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề “an ninh và quyền tự do lưu thông hàng hải, trong đó có Biển Đông”.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

VỤ CÁ BIỂN CHẾT HÀNG LOẠT: NHÂN DÂN TỰ NGUYỆN LÀM THÁM TỬ


Ngư dân tự lặn biển truy tìm nguồn xả thải độc

Calathau : Xin lưu ý Formosa Hà Tĩnh là siêu dự án " Nhà máy thép sản xuất khép kín và cảng nước sâu lớn nhất Đông Nam Á, mà Việt Nam đã “cho” nhà đầu tư Đài Loan trúng thầu với quá nhiều ưu ái đến khó hiểu , nay lại lờ mờ như một bóng ma gây thêm nhiều ngờ vực mới ".

Dân trí Trong nỗ lực truy tìm nơi phát tán độc tố khiến cá biển chết hàng loạt, một số ngư dân tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã tự trang bị phương tiện, lặn tìm và phát hiện một đường ống xả thải phun ra thứ nước vàng đục, hôi thối.
 >> Vụ cá chết hàng loạt tại biển miền Trung: Nghiêm cấm người dân ăn cá chết
 >> Cá chết rải đầy bờ biển, dân nghi bị nhiễm chất độc

Theo thông tin PV Dân trí có được, một trong những người tham gia lặn xuống biển Vũng Áng truy tìm đường ống xả thải của KCN Formosa là anh Nguyễn Xuân Thành (36 tuổi, trú tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Sau nhiều thời gian truy tìm, anh Thành và các ngư dân đã tìm thấy một đường ống xả thải cắm sâu xuống lòng biển đang phun ra thứ nước vàng đục, có mùi hôi thối.

Vị trí được nhiều ngư dân Kỳ Anh khẳng định là chôn đường ống xả thải. Tại đây, đường ống đã được vùi lấp sâu dưới lòng đất.
Vị trí được nhiều ngư dân Kỳ Anh khẳng định là chôn đường ống xả thải.
Tại đây, đường ống đã được vùi lấp sâu dưới lòng đất.

Theo miêu tả của anh Thành thì đường ống có đường kính khoảng 1,1m được làm bằng sắt rất chắc chắn, phía cuối đường ống có nối với 3 ống nhỏ, mỗi đoạn đường ống nhỏ dài 2m, đường kính khoảng 40cm. Điểm cuối của ống nhỏ này được bịt bằng van cao su kiểu lưỡi gà (nước trong ống chỉ có thể chảy ra, nước ở ngoài không thể chui vào). Ống này kéo dài vào bờ biển, được vùi dưới cát và nối với khu công nghiệp.
“Vào thời điểm phát hiện, tôi thấy đường ống này phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, có mùi hôi thối, ngửi cảm thấy rất ngạt thở”, anh Thành nói.
Anh H., thành viên của một công ty chuyên trục vớt tàu thuyền đóng tại xã Kỳ Lợi, người cũng đã lặn và xác nhận về đường ống xả thải nói trên, cung cấp thêm thông tin: “Đường ống xả này chạy dọc theo bờ tường rào của Formosa về phía xã Kỳ Lợi. Đến sát mép biển, đường ống chôn sâu dưới đất chạy thẳng ra biển. Vị trí cuối cùng của đường ống xả thải này nằm cách bờ biển khoảng 2km. Tôi đã xuống đó ít nhất 3 lần, và rất nghi ngờ đường ống này đã tuồn chất độc ra biển”- anh H. nói.

Anh H, người đã 3 lần lặn xuống khu vực ống xả thải nghi ngờ nguồn nước từ đường ống này là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.
Anh H, người đã 3 lần lặn xuống khu vực ống xả thải
nghi ngờ nguồn nước từ đường ống này là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.
Theo anh H, vị trí cuối cùng của đường ống xả thải này nằm cách bờ biển khoảng 2km.
Theo anh H, vị trí cuối cùng của đường ống xả thải này nằm cách bờ biển khoảng 2km.

Sau khi phát hiện ra đường ống trên, cả anh Thành, anh H. đều đã thông tin cho Đồn Biên phòng Đèo Ngang (thuộc Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh); đồng thời vẽ lại hồ sơ cùng vị trí của đường ống dưới lòng biển.
Trung tá Nguyễn Khắc Minh, Đồn phó Đồn Biên phòng Đèo Ngang cho biết đơn vị này đã nhận được thông tin về một đường ống xả thải khổng lồ được nối liền từ khu vực Formosa ra đáy biển, như anh Thành đã trình báo.
“Hiện chúng tôi đã trình báo vụ việc này cho cấp trên là Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh biết và đang chờ ý kiến chỉ đạo”, Trung tá Minh nói.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Khánh Ly ngày 21/4, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, ông cũng đã nhận được thông tin trình báo của người dân địa phương về đường ống xả thải nói trên, đồng thời cho biết, sắp tới sẽ trình báo thông tin có một đường ống xả thải nối liền từ Khu kinh tế Vũng Áng ra biển như ngư dân phản ánh cho Bộ NN-PTNT biết để xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng của Hà Tĩnh vào cuộc điều tra, tìm hiểu rõ về vụ việc.
Văn Dũng - Tiến Hiệp

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

BÀI HAY NÊN ĐỌC : "PHẢI GẠT BỎ TƯ TƯỞNG SỢ TRUNG QUỐC"

Bài mới xuất hiện 6h sang nay 20/4 trên trang mạng " Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng nước CHXHCNVN". Toàn văn trả lời phỏng vấn báo chí của Tướng Lê văn Cương, như sau.

Tướng Lê Văn Cương: Sợ Trung Quốc thì không thể bảo vệ, phát triển đất nước

"Tôi nghĩ người Việt Nam đừng sợ Trung Quốc. Tồn tại trên đất nước Việt Nam này vẫn có một bộ phận không nhỏ, kể cả một bộ phận quan chức các cấp, vẫn sợ Trung Quốc"...

Tướng Lê Văn Cương (Ảnh bên)
                  
"Vẫn còn một bộ phận không nhỏ, kể cả một số quan chức các cấp vẫn lo sợ Trung Quốc. Khi nào mà vẫn còn tư tưởng sợ Trung Quốc thì không thể bảo vệ được đất nước và đất nước cũng không thể phát triển được”, Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an nói.

Không có nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc
Thưa ông, việc Trung Quốc đang từng bước khống chế biển Đông, xâm phạm một cách trắng trợn lãnh thổ Việt Nam. Nếu xét về mức độ “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng” thì hành động của Trung Quốc hiện đang ở cấp độ nào?
- Trước hết chúng ta phải nói về nhận thức về tầm quan trọng của biển Đông đối với an ninh và phát triển của Việt Nam, rồi sau đó sẽ thấy việc Trung quốc đang làm ở biển Đông thuộc cấp độ nguy hiểm nào.
Có thể nói, suốt thời kỳ thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và giải phóng đất nước năm 1945-1975 chúng ta tập trung vào giành độc lập dân tộc. Các trận chiến chủ yếu trên đất liền, trên biển cũng có, nhưng không lớn. Nhưng sau khi giải phóng miền Nam rồi, biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa trở thành vấn đề đặc biết quan trong đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Từ trước đến nay phần lớn chúng ta nhìn biển Đông dưới góc độ kinh tế.
Như vậy là chưa trúng và chưa đúng. Biển Đông là hội tụ hai vấn đề quan trọng bậc nhất của Việt Nam là an ninh và kinh tế. Đúng hơn là an ninh và phát triển. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng ở chỗ: Thứ nhất, đó là lối ra của Việt Nam.
Năm 1956, Bác Hồ đã nói: “Đất liền là nhà, biển là cửa”. Nếu cái cửa này mà bị bên ngoài người ta chặn lại không ra được thì làm sao mà phát triển được. Tuy nhiên, tôi có cảm giác rằng có không ít người trong chúng ta chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn vấn đề này.
Đáng ra, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) chúng ta phải định rõ chuyện này. Muộn nhất nữa thì đến khi Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa 14/3/ 1988 chúng ta cũng phải có một chiến lược về biển. Tuy vậy phải 20 năm sau, năm 2008, chúng ta mới có chiến lược về biển. Điều mà tôi muốn nhấn mạnh là những người có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc phải có một nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về vai trò và vị trí của biển Đông đối với an ninh và phát triển của Việt Nam.
Đấy là về nhận thức, còn việc làm của Trung Quốc về cấp độ nguy hiểm thì đang ở mức nào, thưa ông?
- Việc làm của Trung Quốc trên biển Đông hiện nay là vấn đề hệ trọng bậc nhất đối với an ninh của Việt Nam. Xét cho cùng thì không có gì hệ trọng hơn thế. Có không ít người thường xuyên nói nguy cơ chính là “diễn biến hòa bình”. Thì đúng rồi, bản chất của Mỹ là “dị ứng” với cộng sản. Nhưng chỉ nói như vậy là không đầy đủ. Mỹ không chỉ tìm cách lật đổ cộng sản, mà tất cả những chế độ độc tài, không minh bạch, không rõ ràng, không dân chủ Mỹ đều ghét.
Tuy nhiên, nguy cơ này chưa nguy hại trực tiếp bằng việc Trung Quốc đe dọa trên biển Đông. Mỹ chưa làm gì để kìm hãm sự phát triển của Việt Nam cả. Còn Trung Quốc, từ nhiều hướng, bằng mọi cách, bằng mọi thủ đoạn, trên nhiều phương diện, đều tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, kìm hãm cả về chính trị, cả về kinh tế, cả về ngoại giao và cả về an ninh, quốc phòng.
Tôi đố các anh thấy trên thế giới này có nước nào lại cố tình kìm hãm sự phát triển của Việt Nam như Trung Quốc không? Không có nước nào cả! Không có một nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc. Mà chặn biển Đông chính là chặn con đường phát triển của Việt Nam. Người Việt Nam phải nhận thức ra điều này.

Gạt bỏ tâm lý sợ Trung Quốc
Trên thực tế thì Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực, vì vậy tâm lý lo sợ Trung Quốc cũng là một thực tế dễ hiểu. Ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
-Trung Quốc lớn, nhiều người, nhiều của, nhiều súng đạn…Nhưng không có nghĩa là nước mạnh. Hơn nữa, trên biển Đông Trung Quốc đang thể hiện họ yếu thế nhất. Họ không có cơ sở pháp lý nào cả. Hội nghị G8, tháng 8/2015 ở Đức, trong tuyên bố chung lần đầu tiên có một phần, tuy không nhắc đích danh Trung Quốc, yêu cầu phải có trách nhiệm xử lý các vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, không được gấy hấn, không được thay đổi hiện trạng.
Nhưng đến ngày 11/4/2016 mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao 7 nước công nghiệp phát triển, có đại diện Liên minh châu Âu tham dự, đã ra một tuyên bố về an ninh hàng hải, nêu rõ: “Chúng tôi cực lực phản đối mọi hành động gây hấn, cưỡng bức, đe dọa, thay đổi hiện trạng trên biển Đông. Chúng tôi yêu cầu các bên tranh chấp có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế”.
Mặc dù tuyên bố này cũng không có một từ nào nói về Trung Quốc cả, nhưng ai theo dõi tình hình chả biết là Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế đã nhận thức rất rõ về mối đe dọa của Trung Quốc ở biển Đông.
Tôi nghĩ người Việt Nam đừng sợ Trung Quốc. Tồn tại trên đất nước Việt Nam này vẫn có một bộ phận không nhỏ, kể cả một bộ phận quan chức các cấp, vẫn sợ Trung Quốc. Khi nào mà vẫn còn tư tưởng sợ Trung Quốc thì không thể bảo vệ được đất nước. Đất nước không thể phát triển được. Họ mạnh hơn Việt Nam, nhưng trên biển Đông họ thua Việt Nam về cơ sở pháp lý, thua về đạo lý. Hành động vũ phu, chèn ép, cưỡng bức bằng vũ lực, như vậy là không thể chấp nhận được. Cái thua của Trung Quốc nữa là cộng đồng quốc tế luôn đứng về phía Việt Nam.
Thưa ông, có một thực tế là, lâu nay báo chí Việt Nam, người dân Việt Nam phần lớn biết được những việc cụ thể mà Trung Quốc đang làm trên biển Đông lại là từ… báo chí nước ngoài. Tại sao không có một cấp có thẩm quyền nào của chúng ta cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân như quy định? Do chúng ta không nắm bắt được hay còn vì một lý do nào khác nữa?
- Một mặt là chúng ta không có thông tin kịp thời, nhưng chủ yếu là chúng ta biết nhưng dường như không dám nói ra. Nói ra, nhiều khi cứ sợ mấy thứ luẩn quẩn đại loại như: vướng vào chuyện kích động “chủ nghĩa dân tộc” bài Trung Quốc; ám ảnh bởi 16 chữ vàng như cái “vòng kim cô”, trong khi phía Trung Quốc chả coi chuyện này là gì cả. Vẫn là thế. Thực chất là thế.
Điều 70 của Hiến pháp nói rằng công dân có quyền được thông tin. Nhà nước có trách nhiệm thông báo kịp thời: Tại giờ ấy, ngày ấy, tháng ấy, tại tọa độ ấy, Trung Quốc đã hành động thế này thế kia.
Người dân phải được biết, hệ thống truyền thông phải thông báo kịp thời để người dân được biết. Điều này hoàn toàn khác, không phải là kích động chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc. Người dân cần phải được biết an nguy của dân tộc ở đâu. Nếu không làm chuyện này thì trách nhiệm thuộc về các cấp có thẩm quyền.

Không ai làm thay được chúng ta
Nhiều người chúng ta đang có tâm lý mong chờ Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… tham gia sâu hơn, mạnh hơn vào việc ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên biển Đông. Tại sao chúng ta không ra hẳn một nghị quyết về biển Đông thay vì ra “nghị quyết” hoan nghênh Quốc hội Mỹ ra nghị quyết về tình hình biển Đông?
- Không ai làm thay được chúng ta cả. Nếu mà chọn một dân tộc lớn tốt với Việt Nam thì không ai bằng Liên Xô trước đây và Ấn Độ cả. Gần 70 năm, từ khi cách mạng thành công, Ấn Độ thực hiện chế độ đa đảng, đa nguyên, lúc thì đảng này cầm quyền, lúc đảng kia cầm quyền, nhưng tình cảm với Việt Nam thì luôn sâu đậm. Nhưng mà họ ở xa và tiềm lực của họ cũng có hạn, nên không thể giúp đỡ chúng ta như mong muốn. Người Nga cũng vậy. Rất tốt. Nhưng khi Trung Quốc đánh chiếm 7 đảo chìm ở Trường Sa ngày 14/3/1988 thì Hạm đội của Nga ở Cam Ranh có hành động gì đâu.
Một ông Thủ tướng Anh cuối thế kỷ 19 nói rằng, không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn. Điều này đúng với 5.000 năm trước và sẽ còn đúng với 5.000 năm tới. Nga không hành động gì cả vì lợi ích.
Đừng có mơ hồ. Trung Quốc có làm gì đi chăng nữa thì các nước mạnh lắm cũng chỉ tuyên bố bằng mồm thôi. Tuy nhiên, điều quan trọng mà tôi muốn nói ở đây là, các nước họ ủng hộ Việt Nam đến đâu là do mình có làm được gì mà trong đó có lợi ích của họ không. Việc của mình mà mình còn không làm thì ai làm.
Tại sao khi ta chống Pháp, cả thế giới người ta ủng hộ chúng ta? Xin thưa là vì chúng ta “nai lưng”, đổ xương máu ra chiến đấu chống thưc dân để giành tự do và độc lập. Bao nhiêu năm chống Mỹ cả thế giới đứng quanh Việt Nam là vì mình chống xâm lược. Còn bây giờ mình mà không chống sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông thì ai ủng hộ.
Bây giờ tôi chỉ nói đơn giản chuyện thế này thôi. “Thằng hàng xóm” đẩy cửa vào đập phá nhà “anh”, người dân xung quanh đến giúp, “anh” lại bảo: “Không có chuyện gì đâu. Bạn bè chưa hiểu nhau ấy mà”. Thế thì ai còn có thể giúp “anh” được nữa. “Anh” phải lên tiếng phản đối với tổ trưởng dân phố thì bạn bè, bà con hàng xóm người ta mới đến giúp “anh” chứ. Nó đến nó đập nhà phá phách thế mà “anh” lại bảo không có chuyện gì cả thì thôi chứ còn gì nữa.
Vừa qua cộng đồng quốc tế cũng phản ứng khá mạnh mẽ về hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc trên biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn ngang nhiên thực hiện ý đồ khống chế biển Đông. Đâu là nguyên nhân, thưa ông?

- Có hai nguyên nhân. Thứ nhất là, chính sách khống chế biển Đông của Trung Quốc là nhất quán và không bao giờ thay đổi. Hai là, phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế chưa đủ sức răn đe Trung Quốc.
Họ thấy như vậy nên họ càng lấn tới. Chứ nếu Việt Nam và cộng đổng quốc tế phản ứng mạnh mẽ hơn, tẩy chay Trung Quốc thì chắc chắn một năm sau mưu đồ của Trung Quốc sẽ sụp đổ. Như vậy, muốn hay không muốn họ cũng phải dừng lại. Phản ứng của Việt Nam chưa đủ mạnh, phản ứng của cộng đồng quốc tế chưa đủ mạnh, chưa buộc Trung Quốc phải trả giá.
Trung Quốc đang ráo riết quân sự hóa các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Trường Sa
Ngoài tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm, Trung Quốc đã triển khai tiêm kích J-11B ra đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa
Tôi nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Napoleon đại ý rằng, thế giới phải chịu sự tàn phá khủng khiếp chính là do những người tốt không chịu hành động, chứ không phải do kẻ xấu gây ra. Trong trường hợp biển Đông hoàn toàn đúng. Nếu 90 triệu người Việt Nam, 8 tỷ người trên hành tinh nhất tề phản đối thì Trung Quốc không dám làm càn.
Thưa ông, có ý cho rằng, muốn bảo vệ đất nước, muốn đất nước phát triển thì đã đến lúc phải nhận thức được ai là bạn, ai là thù. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

- Tư duy nước này là bạn, nước kia là kẻ thù là sai với Nghị quyết của Đảng. Chính một số cán bộ, thậm chí cán bộ có trọng trách, đã diễn giải sai Nghị quyết, làm mất phương hướng đấu tranh. Tôi là một trong những người tham gia viết Nghị quyết về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới năm 2003.
10 năm sau, năm 2013, chúng ta có Nghị quyết bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Nhưng có một luận điểm mà Nghị quyết năm 2013 không thay đổi so với năm 2003. Đó là ta không xác định ai là kẻ thù cả. Nghị quyết của Đảng nói thế này: Những ai ủng hộ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, ủng hộ đường lối đổi mới của Việt nam thì đó là đối tác của chúng ta.
Bất cứ những ai xâm phạm đường lối đổi mới, phát triển theo định hướng XHCN; bất kể những ai mà xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thì đấy đều là đối tượng đấu tranh. Vì thế nghị quyết mới nói trong đối tượng có đối tác.Trong đối tác có đối tượng. Ví dụ Mỹ là đối tác kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ quan trọng nhất, nhưng nếu họ lại tìm mọi cách để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng thì về mặt này họ lại là đối tượng để đấu tranh.
Ngược lại, Trung Quốc là nước láng giềng, họ là đối tác về kinh tế, nhưng họ lại xâm phạm chủ quyền của ta ở biển Đông nên họ là đối tượng đấu tranh trong lĩnh vực này. Nghị quyết nói rõ ràng mạch lạc thế cơ mà. Chứ còn ai nói rằng Mỹ là kẻ thù vĩnh viễn, Trung Quốc là bạn vĩnh viễn thì đấy là ngụy biện, xuyên tạc Nghị quyết của Đảng và phản bội lại lợi ích dân tộc.
Trung Quốc sắp khống chế toàn bộ Biển Đông

Trung Quốc cứ ngày càng lấn tới, nếu chúng ta cũng cứng rắn chống lại thì điều tồi tệ nhất là sẽ dẫn tới chiến tranh. Liệu điều xấu nhất ấy có xảy ra không, theo ông?
- Theo tôi thì Trung Quốc chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Mà họ cũng chẳng dại gì lại đi phát động chiến tranh cả. Họ đang áp dụng chiến lược của Quản Trọng (một chiến lược gia tài ba thời Xuân Thu, 685 TCN- NV) “Không đánh mà vẫn thắng”.
Vậy, theo ông thì Trung Quốc sẽ hành động như thế nào trong thời gian tới?

- Nếu chúng ta không có những hành động mạnh, quyết liệt thì chỉ trong vòng 15 tháng nữa (đến nửa đầu năm 2017) Trung Quốc sẽ khống chế toàn bộ biển Đông. 15 tháng còn lại kể từ tháng 4 năm 2016 này, Trung Quốc sẽ hoàn thiện tất cả các căn cứ quân sự ở biển Đông, đưa máy bay ném bom chiến lược H-6, H-6K xuống sân bay đá Chữ Thập, đưa máy bay tiêm kích J-10, J-11 xuống sân bay Gạc Ma, lắp thêm hàng chục ra đa tần số cao phục vụ quân sự ở các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa; đưa thêm các tên lửa hành trình YJ-62 chống hạm, đưa một loại tên lửa đạn đạo tầm bắn 1.400km đến Phú Lâm và các đảo khác nữa. Coi như họ hoàn thiện hệ thống quân sự trên biển Đông và khống chế hoàn toàn biển Đông.
Chẳng lẽ chúng ta chấp nhận điều ấy?

-Nếu ta cứ ngồi yên như hiện nay thì họ sẽ làm như vậy.
Trước tình thế như vậy, là người có nhiều năm nghiên cứu về tình hình biển Đông, theo ông Việt Nam cần phải làm gì?

- Trung Quốc trắng trợn thay đổi hiện trạng như vậy trên biển Đông mà ta phản ứng của chúng ta mới chỉ ở mức Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thì không được. Phải là ở cấp cao nhất. Phải là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gửi công hàm cho Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Phải là Thủ tướng Chính phủ gửi công hàm cho Thủ tướng Trung Quốc. Phải là Chủ tịch nước, Tổng Bí thư gửi cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc công hàm phản đối chuyện này, nhắc lại với họ rằng, Việt Nam rất quý trọng quan hệ Việt - Trung, nhưng những việc làm của Trung Quốc trên biển Đông đã đi ngược lại hệ thống luật pháp quốc tế, đi ngược lại 7 lần Lãnh đạo Trung Quốc cam kết với Việt Nam.
Ông Hồ Cẩm Đào, ông Ôn Gia Bảo: 3 lần hứa với Việt Nam. Ông Tập Cận Bình: 3 lần hứa với Việt Nam. Ông Lý Khắc Cường một lần hứa với Việt Nam. 7 lần hứa, nhưng không thực hiện. Sau đó thông báo kịp thời thực trạng biển Đông cho người dân biết.
Còn người dân có được quyền phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc bằng các hình thức như biểu tình chẳng hạn?

- Quan điểm của tôi là cho phép người dân biểu tình trong trật tự luật pháp. Ở nông thôn, ở thành phố người dân được biểu tình. Hàng ngàn người xuống đường không ảnh hưởng đến các hoạt động của xã hội, chỉ hô vang các khẩu hiệu: “Trưởng Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam!”, “Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm chiếm trái phép lãnh thổ Việt nam!”. Hô khẩu hiệu rền vang từ núi rừng, nông thôn đến thành phố phản đối Trung Quốc quân sự hóa biển Đông, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên không cho phép ai kích động người dân chống Trung Quốc một cách cực đoan. Chúng ta phải phân biệt 1 tỷ 300 triệu người Trung Quốc với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Người dân Trung Quốc họ cũng nhân hậu lắm, hòa hiếu như người Việt Nam thôi, chứ đừng có “vơ đũa cả nắm”. Tại sao chúng ta lại không hoan nghênh những người dân Trung Quốc ủng hộ Việt Nam? Đi biểu tình một cách văn minh, không ảnh hưởng đến trật tự giao thông, không đụng chạm đến sứ quán và các cơ quan đại diện, văn phòng, doanh nghiệp của Trung Quốc.
Xin cám ơn ông!
Theo Lê Thọ Bình - Phạm Đức Bảo - VietTimes

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

THÁI ĐỘ CỦA NGA TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Trong cuộc trả lời phỏng vấn chung của truyền thông Trung Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ tại Moskva ngày hôm qua (12/4/2016), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi các nước bên ngoài ngừng can thiệp vào các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa những quốc gia liên quan. Ông Lavrov cho biết, bất kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông cũng nên được giải quyết thông qua đối ngoại và những nỗ lực nhằm quốc tế hóa vấn đề Biển Đông phải được dừng lại. “Chúng tôi tin rằng tất cả các quốc gia liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải tuân theo các nguyên tắc không sử dụng vũ lực và tiếp tục tìm kiếm giải pháp chính trị, ngoại giao mà các bên đều chấp nhận được” – Ngoại trưởng Nga nói.Ông cũng kêu gọi các quốc gia bên ngoài ngừng can thiệp vào các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa những nước liên quan.“Tôi tin rằng chúng (những nỗ lực nhằm quốc tế hóa vấn đề Biển Đông) là hoàn toàn phản tác dụng. Chỉ có giải pháp đàm phán mà Trung Quốc và ASEAN đang theo đuổi mới có thể mang lại kết quả mong muốn, cụ thể là các thỏa thuận mà đôi bên cùng có thể chấp nhận được” - ông Lavrov nhấn mạnh.Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cũng nói thêm rằng, Moskva tích cực ủng hộ một giải pháp chính trị cho vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.Phát biểu của ông Lavrov đưa ra trong bối cảnhvấn đề Biển Đôngvà các hành động theo đuổi yêu sách chủ quyền ngày một quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế.Gần đây nhất, các Ngoại trưởng nhóm G7 sau cuộc họp tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản hôm 11/4 đã ra tuyên bố cho biết họ “phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động khiêu khích đơn phương hay ép buộc, hăm dọa nào, vốn có thể thay đổi nguyên trạng hoặc làm gia tăng căng thẳng” ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Ngoài ra, trong một sự liên hệ rõ ràng tới vụ Philippines kiện Trung Quốc về “đường 9 đoạn”, nhóm G7 cũng kêu gọi các quốc gia tôn trọng luật biển quốc tế và thực thi bất kỳ phán quyết nào mang tính ràng buộc do tòa án đưa ra.Trước tuyên bố của G7, phản ứng của Trung Quốc - như thường lệ - là “rất bất bình” bởi Bắc Kinh từ xưa đến nay vẫn luôn phản đối và né tránh quốc tế hóavấn đề Biển Đông. Thậm chí Bắc Kinh còn cảnh báo và hăm dọa bất cứ nước nào ngoài khu vực “có ý kiến” về vấn đề này.Bản thân Nga hiện nay cũng đang vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ dai dẳng với Nhật Bản ở quần đảo Kurill. Cũng trong cuộc họp báo hôm qua, trước đề nghị bình luận về những cáo buộc Nga gia tăng hiện diện quân sự trong những tháng gần đây ở quần đảo Kurill, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố:  “Quần đảo Kurill là vùng biên giới phía Đông của Liên bang Nga. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến sự phát triển bình thường của các vùng lãnh thổ của Nga, quan tâm đến nhu cầu của các công dân Nga sinh sống ở đó… Kế hoạch phòng thủ và tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự ở khu vực biên giới là hành động tự nhiên của bất kỳ quốc gia nào. Đây là những vùng đất biên giới Viễn Đông của Nga và Nga phải cung cấp an ninh ở đó. Chúng tôi sẽ áp dụng tất cả sự chú ý cần thiết cho công việc này”. 
Hồng Thủy

KHÔNG CHỈ CÓ VN CẢNH GIÁC KHI LÀM ĂN VỚI TRUNG QUỐC

PETRO TIME 
Dư luận trong nước đang rất bức xúc việc một công ty Trung Quốc trúng thầu đường ống nước Sông Đà số 2. Việt Nam đang trực tiếp bị Trung Quốc uy hiếp trên biển và lĩnh vực kinh doanh. Phản ứng của người dân như thế là hết sức bình thường. Ngay cả những nước cách Trung Quốc rất xa về mặt địa lý cũng đề cao cảnh giác trước các khoản đầu tư của các công ty Trung Quốc.

Khi âm mưu của Trung Quốc bị bại lộ
Mới đây nhất là trường hợp của Úc. Ngày 18-3 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Úc Scott Morrison thông báo, kể từ ngày 31-3 tới đây, mọi dự án bán hoặc cho thuê các hạ tầng cơ sở quan trọng gồm cảng, sân bay, mạng lưới điện… cho giới đầu tư tư nhân nước ngoài đều phải xin ý kiến Hội đồng Thẩm định Đầu tư ngoại quốc của chính quyền liên bang Úc. Sở dĩ có cảnh báo trên là vụ vùng lãnh thổ phía bắc của Úc đồng ý cho một tập đoàn Trung Quốc thuê cảng Darwin. Hợp đồng được ký kết từ tháng 10-2015 nhưng nay lại trở thành vấn đề thời sự bởi theo những thông tin mới được tiết lộ thì cảng Darwin lọt vào vòng kiểm soát của một công ty Trung Quốc, trên danh nghĩa là tư nhân, nhưng lại rất gần gũi với Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Vụ việc này đã bị đồng minh của Úc là Mỹ bất bình, thậm chí phê phán đồng minh Úc là thiếu cẩn trọng. Vụ Úc cho Trung Quốc thuê cảng Darwin coi như đã xong không thể hồi tố như nhật báo The New York Times của Mỹ số ra ngày 21-3, đã phân tích trở lại tác động của thương vụ, trong đó chính quyền lãnh thổ phía bắc của Úc đã cho Tập đoàn Landbridge của Trung Quốc thuê cảng Darwin trong thời hạn 99 năm với giá chỉ hơn 360 triệu USD. Quốc vụ khanh đặc trách Quốc phòng Úc Dennis Richardson thì bác bỏ những lời chỉ trích của Mỹ, theo đó việc một hãng Trung Quốc làm chủ cảng Darwin sẽ cho phép nước này do thám các động tĩnh của lực lượng Mỹ và Úc rất đông ở khu vực này. Theo New York Times, Trung Quốc hoàn toàn có thể tìm ra những gì họ muốn chỉ bằng cách “ngồi trên một chiếc ghế tại một quán cóc trên bến tàu” và ghi nhận các chiến hạm đi vào cảng. Ngoài ra, cảng Darwin là cửa ngõ chiến lược mở ra Biển Đông, nơi Trung Quốc đang thách thức Mỹ và là nơi đồn trú của 2.500 lính Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ được luân phiên triển khai tại Darwin và liên tục thao dượt tại đây. Giới phê phán quyết định của Úc cho hãng Trung Quốc thuê căn cứ Darwin đã ví von rằng, Trung Quốc đã mua được một chỗ ngồi ở hàng ghế thứ nhất để do thám các hoạt động của Hải quân Mỹ và Úc. Phát biểu nhân một cuộc điều tra của Quốc hội Úc, Peter Jennings, một cựu quan chức quốc phòng hiện là Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) khẳng định: “Trung Quốc có một sự chú ý sâu sắc đến việc tìm hiểu xem các lực lượng quân sự phương Tây hoạt động như thế nào, ngay cả trong những chi tiết nhỏ nhặt nhất như cho một con tàu hoạt động ra sao, chất hàng và bốc dỡ hàng như thế nào, các loại tín hiệu mà tàu sẽ phát ra thông qua một loạt thiết bị cảm biến và hệ thống là gì”. Trung Quốc đã đầu tư vào hơn hai chục cảng nước ngoài trên toàn thế giới, trong đó có một cảng ở Djibouti, sát một căn cứ quân sự của Mỹ. Thế nhưng, với việc thuê cảng Darwin trong 99 năm, đây là lần đầu tiên Trung Quốc đã mua được một hải cảng của một đồng minh thân cận của Mỹ, đang cho quân đội Mỹ đồn trú. Theo New York Times, các quan chức Mỹ cho việc Hãng Landbridge của Trung Quốc thuê cảng Darwin là một động thái chiến lược, chứ không phải là một thỏa thuận thương mại thuần túy. Họ nêu bật độ dài của hợp đồng thuê - lên đến 99 năm - và việc Công ty Landbridge đã đề nghị mức giá thuê cao hơn 20% so với hai nhà đấu thầu gần nhất. Bản thân người dân Úc cũng lo ngại. Một cuộc thăm dò dư luận tại Úc nhưng do Mỹ thực hiện, đã cho thấy là gần một nửa cho rằng, việc cho thuê đặt ra “rất nhiều rủi ro” cho an ninh quốc gia và 9/10 người cho biết, điều đó hàm chứa ít nhất một số rủi ro. Khi cảm thấy giật mình trước ý đồ của Trung Quốc, hồi tháng 11-2015, với lý do bảo vệ lợi ích quốc gia, Chính phủ Úc đã ra lệnh cấm bán một trang trại lớn nhất nước cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Dự án bị cấm lần này liên quan đến Công ty S. Kidman an CoLtd, được thành lập từ năm 1899. Tập đoàn này là nhà chăn nuôi lớn nhất Úc, với 185.000 đầu gia súc và sở hữu 2,5% diện tích đất nông nghiệp của cả nước, khoảng trên 101.000km Theo báo chí Úc, đế chế nông nghiệp này của Úc đang được hai tập đoàn Trung Quốc Genius Link Group và Shanghai Pengxin ngấp nghé trả giá khoảng gần 300 triệu USD.

Trung Quốc vung tiền mua chuộc cả châu Âu 
 Không chỉ có Úc và Mỹ, hồi đầu năm 2015, Hy Lạp cũng không muốn nhượng hẳn cảng Pirée cho Trung Quốc. Cảng biển này đã được chính phủ tiền nhiệm của Thủ tướng Tsipras ký bán cho Trung Quốc nhưng ngay khi lên nắm quyền, Chính phủ Tsipras đã loan báo rằng, nhà nước vẫn là sở hữu chủ của công ty cảng Pirée (OLP).Cảng Pirée, hải cảng lớn nhất Hy Lạp, là một trong những ngõ vào châu Âu bằng đường biển. Chính phủ của Thủ tướng Tsipras không muốn nhượng lại cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược này.

Cuối tháng 1-2015, Thủ tướng Pháp, Manuel Valls đã có chuyến công du tới Bắc Kinh nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, đồng thời thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc ngày càng quan tâm tới châu Âu. Thế nhưng, tại Pháp, đầu tư Trung Quốc lại là một chủ đề chính trị khá nhạy cảm.Sự kiện gây lo lắng trong dư luận Pháp là việc tư nhân hóa sân bay Toulouse. Trước đó, Club Med, một hãng lữ hành Pháp, cũng đã rơi vào tay tập đoàn Fosan của Trung Quốc. Nhưng chưa hết, trong giới thể thao, câu lạc bộ bóng đá FC Sochaux thuộc Tập đoàn Peugeot, cũng có khả năng bị LED Ledus của Trung Quốc mua lại. Hay gần đây, một công ty sản xuất đèn LED khác, Bắc Kinh Shenan, cũng vừa ký hợp đồng mở một nhà máy sản xuất tại Verdun bắt đầu từ năm 2016.Trong chiến dịch đầu tư ra nước ngoài, châu Âu là mục tiêu quan trọng của Trung Quốc. Khủng hoảng đang hoành hành tại châu Âu hiện nay đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Trung Quốc can thiệp. Không chỉ mua đứt, họ còn quan tâm tới xây dựng các khu vực mới hay trùng tu các cơ sở đã tồn tại. Khoảng 150 hợp đồng đã được ký kết năm 2014 với số tiền lên tới 18 tỉ USD, gấp đôi so với năm 2013, trong đó, khoảng 10 hợp đồng liên quan tới Pháp. Có thể kể tới việc China Huaxin mua lại Tập đoàn Alcatel-Lucent hay Jin Jiang International mua lại tập đoàn Louvre Hôtels quản lý các chuỗi khách sạn như Campanille, Première Classe, Kyriad, Tulip… Ngoài ra, phải kể tới việc Quỹ China Investment Corporation đang nắm 30% hoạt động khai thác và sản xuất của công ty sản xuất khí đốt Pháp, GDF Suez.

Nhìn qua Đông Âu, tại thượng đỉnh kinh tế Trung Quốc - Đông Âu tháng 12-2014 tại Beograd, Serbia, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề ra nhiều dự án hợp tác hàng tỉ USD mà mục tiêu là để xuất khẩu hàng Trung Quốc. Theo tuyên bố của ông Lý Khắc Cường, Trung Quốc đề nghị xây một đường xe lửa nối liền Budapest, thủ đô Hungari, đến thủ đô Beograd của Serbia và dẫn đến cảng Pyrée của Hy Lạp. Mục tiêu không nói ra của Lý Khắc Cường là để hàng hóa của Trung Quốc từ Hoa lục đưa sang cảng Hy Lạp, lên bờ, và dùng đường xe lửa để qua Đông - Trung Âu.

Tuy nhiên, tại Mỹ thì khó khăn hơn, chủ trương bảo hộ của Mỹ đã phần nào ngăn lại tham vọng của Trung Quốc. Năm 2005, CNOOC đành phải rút lui, không mua được Công ty Dầu lửa Unocal; năm 2008 chính quyền liên bang Mỹ không cho Hoa Vi mua lại 3Com và mới đây, chuỗi khách sạn Starwood đã chọn lựa đồng hương Marriott thay vì bán lại cho nhóm Angbang của Trung Quốc. Tuy vậy, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ cũng đã tăng 30% so với năm 2014 và sẽ còn tiếp tục tăng.Theo nhà phân tích Christine Lambert-Goué của Ngân hàng Invest Securities, nếu cách đây 4 năm, người Trung Quốc chủ yếu mua các công ty trong lĩnh vực nguyên vật liệu, thì nay họ đã đa dạng hóa, từ nông sản thực phẩm, địa ốc cho đến công nghệ./.

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Từ vụ hồ sơ Panama nhin về Việt Nam và hỏi :

Mỗi năm, 200 ngàn tỷ đồng bốc hơi đi đâu?

Một bản báo cáo thống kê từ tổ chức quốc tế Global Financial Integrity cho thấy trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013, có tới 92,93 tỷ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài.

 
Các nước đang phát triển thường là nạn nhân của tình trạng chuyển tiền phi pháp ra nước ngoài. (Ảnh: Liên Hợp Quốc)
Báo cáo tháng 12/2015 của Global Financial Integrity (GFI) có tên Luồng tài chính phi pháp từ các quốc gia đang phát triển: 2004-2013 của 2 tác giả Dev Kar và Joseph Spanjers cho thấy các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã thất thoát tổng cộng 7.800 tỷ USD từ các luồng tài chính phi pháp (chuyển tiền phi pháp từ trong nước ra nước ngoài) trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013.
Tính riêng trong năm 2013, lượng tiền chuyển phi pháp từ các nước đang phát triển và mới nổi là 1.100 tỷ USD. Trung bình trong giai đoạn 2004-2013, lượng tiền chuyển phi pháp tăng trung bình 6,5%/năm.
GFI cũng thống kê được tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2013, có tổng cộng 92,935 tỷ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài. Vào thời điểm 2013, lượng tiền chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài lên tới 17,837 tỷ USD.
 
Lượng tiền chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài tăng gần 4 lần trong giai đoạn 2004-2013. (Đồ họa: Vntinnhanh dựa trên số liệu từ GFI)
Tính trung bình trong giai đoạn 2004-2013, mỗi năm Việt Nam thất thoát ra nước ngoài 9,2935 tỷ USD, tương đương với hơn 200 ngàn tỷ đồng. Con số này tăng gần 4 lần kể từ năm 2004 (4,034 tỷ USD) đến năm 2013 (17,837 tỷ USD).
Trước đó, vào ngày 6/4, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ cho biết hiện chưa có thông tin cụ thể nào cho thấy các cá nhân, tổ chức người Việt Nam có tên trong “Hồ sơ Panama”.
Tuy nhiên trong trường hợp có người Việt bị phát hiện trong Hồ sơ Panama, người đó sẽ phải bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. “Nếu theo hồ sơ, tài liệu Panama mà phát hiện ra người Việt Nam thì chúng tôi sẵn sàng hợp tác để điều tra làm rõ”, ông Phạm Trọng Đạt cho biết.
Global Financial Integrity (GFI – Tổ chức Toàn vẹn Tài chính Toàn cầu) là một tổ chức nghiên cứu, tư vấn quốc tế phi lợi nhuận có trụ sở đặt tại Washington, Mỹ. GFI chuyên đưa ra các nghiên cứu về các luồng tài chính phi pháp, đặc biệt với đối tượng là các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi.
Các luồng tài chính phi pháp GFI nhắm tới thường đến từ hoạt động buôn bán phi pháp, trốn thuế, tham nhũng. Nhờ có một đội ngũ các nhà kinh tế, luật sư và chuyên gia phân tích kinh tế, GFI cũng kiêm luôn nhiệm vụ cố vấn cho chính phủ các nước đang phát triển trong việc đưa ra các giải pháp về mặt tài chính giúp ngăn chặn, hạn chế các luồng tiền phi pháp này.
Hải Sơn / Vntinnhanh

Nhìn thực phẩm xứ người mà phát ….. thèm

Hiệu Minh

Một góc của Safeway. Ảnh; Internet
Một góc của Safeway. Ảnh; Internet
Bài Cua Times trên VNN. Tham gia TPP không thể để một nền nông nghiệp mà phần đông dân chúng không biết mình có được dùng thực phẩm an toàn hay không.
Nếu du khách tới Mỹ gặp ông biên phòng kiểm tra hộ chiếu thì câu đầu tiên là:Chào ông bà!Ông bà đến Mỹ vì lý do gì? Và câu tiếp sẽ là: Ông bà có mang đồ ăn thức uống, hạt giống hay cây trồng trong hàng hóa hay không? Nghĩa là tình trạng nhập cảnh quan trọng hàng đầu và thực phẩm và sản phẩm nông lâm ngư nghiệp đứng hàng thứ hai khi vào Mỹ.

 " Cái gì đây"?

Có lần tôi bay từ Dili đến Darwin, cửa khẩu của Australia có hai vai li. Từ Hà Nội một người bạn gửi tặng gia đình vài lạng mộc nhĩ và nghĩ rằng giống như Mỹ, thực phẩm thuộc loại khô cong queo không phải khai.
Nhân viên hải quan nhìn tôi chăm chú và hỏi: Ông có chắc là trong vali không có thực phẩm phải khai không? Ông biết đó, Australia có thể phạt hàng trăm ngàn đô la hay bỏ tù nếu ai vi phạm. Mình tự tin trả lời: Không, thưa ông!
Va ly qua máy soi và tôi bị gọi để mở vali. Họ chỉ ngay gói mục nhĩ và hỏi, cái gì đây. Vốn tiếng Anh dốt, mình cố giải thích đây là loại mọc ở trên cây khô, và nó cũng phơi khô rồi, tôi không nghĩ phải khai cái này.
Anh hải quan đi một lúc, kiểm tra loại này trên mạng và nói: Ông thật may vì loại này không phải bị phạt, nhưng không được mang vào. Ông nhớ hộ, những gì cho vào miệng là thực phẩm.
Mồ hôi tóa ra khắp người, mình lôi chiếc va li đã lục tung, run run gói lại. Kể từ đó không bao giờ mang bất kỳ thứ gì ăn được vào hai quốc gia này.
Mỹ, Hiệu Minh, thực phẩm, mộc nhĩ, TPP, cá tra, thực phẩm sạch, thế giới, quy trình, sản phẩm
Phần đông dân chúng không biết mình có được dùng thực phẩm an toàn không? Ảnh: news.zing

Hoa Kỳ và Australia được coi là hai nước an toàn thực phẩm nhất thế giới vì chế độ bảo hộ nền nông nghiệp hết sức ngặt nghèo.
Bộ Nông nghiệp (NN – USDA) Hoa Kỳ được coi là một trong những bộ có quyền lực nhất, có chức năng quản lý nhiều lĩnh vực trong sản xuất và phân phối thực phẩm. Đó là kiểm tra hàng nội địa, hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu, đánh giá rủi ro, và giáo dục công chúng về an toàn thực phẩm.
Nhờ có hệ thống kiểm dịch tốt nên Hoa Kỳ đã tránh được nhiều dịch bệnh nguy hiểm như E. Coli xảy ra tháng 2012. Hàng năm quốc gia này cũng tránh được khoảng 25,000 trường hợp mắc bệnh do ngộ độc thực phẩm.
Chính sách “test and hold – kiểm tra và giữ lại” có hiệu lực từ tháng 12-2012, bắt buộc thực phẩm phải được kiểm nghiệm bằng công nghệ xem là đã đủ an toàn hay chưa. Chính việc này đã giúp cho các công ty sản xuất không tốn tiền của để hủy thực phẩm không an toàn đã cấp cho thị trường. Từ năm 2007 tới 2009 đã có tới 44 vụ thực phẩm bị thu hồi trên toàn quốc.
FSIS (Food Safety and Inspection Service) có hệ thống thông tin hiện đại để định vị xu hướng sức khỏe cộng đồng và an toàn thực phẩm có liên quan tới nhau. Thịt bò, thịt lợn, thịt gà đưa ra thị trường đều qua kiểm nghiệm gắt gao.
Họ còn có hệ thống giao dịch và đối thoại với người tiêu dùng trên mạng internet. Hàng năm xử lý 2,3 triệu nhóm tin, hàng trăm ngàn email, cuộc gọi điện thoại kể cả qua chatting, tiếp xúc với hơn nửa triệu khách hàng phàn nàn về an toàn thực phẩm.
Khoa học và công nghệ được áp dụng trong tránh ngộ độc thực phẩm, thực phẩm nhiễm độc hay không an toàn, cơ sở dữ liệu của nhiều năm được thu thập nhằm bảo vệ y tế cộng đồng. Hàng năm, nhà nước chi khoảng 70 triệu đô la cho nghiên cứu an toàn thực phẩm, giáo dục cộng đồng để tiến tới một qui trình từ farm to fork (thức ăn từ nơi chăn nuôi trồng trọt trên đồng đến bát ăn) được kiểm soát chặt chẽ.
 Đó là sự sống còn
Hồi mới sang Mỹ vào nhà ăn, thấy các bà trong bếp lôi ra một túi rau spinach đổ vào khay làm salad mà không thấy họ rửa. Ngạc nhiên hỏi lại mới biết, rau quả bán trong các cửa hàng Mỹ như Safeway (cách an toàn), Costco, Giant Food hay Haris Teeter (chuỗi cửa hàng thực phẩm) mua về không phải rửa vì đã được làm sạch. Chỉ có cửa hàng của người châu Á mới bán rau chưa rửa và người Mỹ ít đến mua vì họ sợ… không an toàn.
Vệ sinh tại nhà hàng bán đồ ăn cũng hết sức nghiêm ngặt. Ai muốn mở cửa hàng bán đồ ăn phải qua một đợt huấn luyện về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và phải có chứng chỉ hành nghề, thường mất vài ba tháng mới được. Nhiều người thi đi thi lại mới đỗ dù thạo nấu ăn ở khách sạn năm sao.
Cả ngày bán hàng xong, cửa hàng phải lau chùi sạch sẽ, đồ đạc xếp đâu vào đó, thức ăn thừa phải cho vào sọt rác, nồi niêu xoong chảo phải bóng loáng. Người kiểm tra thường đến bất chợt, có khi họ đợi ở cửa hàng từ 5 giờ sáng khi chủ chưa tới để vào cùng với chủ kiểm tra xem hôm trước có làm theo đúng nội qui hay không. Chưa kể thức ăn đôi lúc được kiểm tra qua hệ thống phân tích thực phẩm để biết có an toàn, có sạch hay không.
Vi phạm sẽ bị phạt tiền, tước chứng chỉ như bằng lái xe. Đương nhiên khách hàng bị ngộ độc thức ăn tại cửa hàng sẽ bị kiện cho sạt nghiệp.
Đối với xứ mình, làm vài viên barberine là ổn, nhưng người Mỹ sẽ không chấp nhận. Tham gia TPP không thể để một nền nông nghiệp mà phần đông dân chúng không biết mình có được dùng thực phẩm an toàn hay không.
Tờ VN Economy cho hay, người nuôi cá basa của Việt Nam đang lo vì hệ thống tiêu chuẩn “Quy định cuối cùng” về việc thiết lập chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc bộ Siluriformes, trong đó có cá tra, cá basa của Việt Nam, vừa được Bộ NN Mỹ ban hành.
Để cá tra xuất khẩu sang Mỹ, Việt Nam phải đưa ra một hệ thống những tiêu chuẩn được phía Mỹ xem xét là tương đương và căn cứ trên đó, các doanh nghiệp sẽ làm theo. Hiện tại, cá tra xuất khẩu qua Mỹ phải bị kiểm soát bởi FDA, tức là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm nhập khẩu vào Mỹ.
Nhưng sắp tới, FSIS của Mỹ sẽ kiểm tra tất cả các quy trình “tạo ra sản phẩm cá tra” từ khâu con giống… đến sản phẩm cuối cùng. Như vậy chuyện field to fork (từ trang trại đến bàn ăn) sẽ áp dụng cho cá basa Việt Nam. Muốn tồn tại với thị trường Mỹ, chẳng còn cách nào hơn là theo chuẩn của Mỹ và cũng là cầu nối vào TPP trong tương lai, tiến tới một nền nông nghiệp và thực phẩm an toàn.
Tới đây, câu chuyện không phải là mua hàng của Việt Nam là yêu nước mà đó là sự sống còn với thực phẩm an toàn cho chính dân mình và cho thế giới.  
Hiệu Minh 4/2016

Bài đăng trên VNN