Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

CHÀO MỪNG NĂM MỚI 2016


TẠI SAO VÀO NGÀY TẾT DƯƠNG LỊCH NGƯỜI VIỆT NAM THÍCH HÁT HAPPY NEW YEAR ?

 Happy New Year (ABBA) 
ảm đạm nhưng đầy lạc quan
Nghe lại Happy New Year trong thời khắc giao mùa, chúng ta mới cảm nhận được những ca từ rất thắm thiết trong thế giới bao la. Cho dù không gian và thời gian có khác nhau nhưng giai điệu luôn đồng cảm với nỗi đau, mất mát của nhân loại trong những thập kỷ đầy giông tố và thiên tai này.
Từ lâu, ca khúc bất hủ đó dường như đã trở thành quen thuộc mỗi khi thế giới đón mừng một năm mới.
Không quá rộn ràng, nồng nhiệt như những khúc xuân ca khác. Happy New Year sâu sắc và tiếc nuối từ giai điệu đến ca từ.
Bài hát ấy cứ cồn cào, lay động, hướng chúng ta về với gia đình, quê hương, nơi có những giây phút đoàn tụ của một mùa xuân ấm áp.
top-1360682021_500x0.jpg
Ảnh: Internet
Có lẽ vì thế mà hơn 30 năm qua, nhân loại vẫn chưa thể sáng tác được một ca khúc nào có tầm ảnh hưởng lớn như Happy New Year.
Tết đến, từng mái nhà, đâu đâu cũng vang lên giai điệu thiết tha này, khiến lòng người ấm lại, nôn nao, nhớ về những tháng ngày xưa cũ:

“No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday..."

Không còn champagne nữa
Pháo hoa đã tắt rồi
Giờ chỉ còn anh và em
Cảm thấy lạc lõng và buồn bã
Tàn tiệc
Bình minh vẫn ảm đạm

Chẳng giống ngày hôm qua...
Không gian mở đầu của bài hát là cuộc tiệc đã tàn, chẳng còn pháo hoa, rượu, bánh mứt,… của mùa xuân. Còn lại là nỗi buồn, mất mát và tiếc nuối.
Giai điệu vui nhưng ca từ không nói lên niềm hy vọng. Một số từ hoặc nhóm từ khác trong bài cũng diễn tả một nỗi buồn của đôi trai gái sau buổi tiệc rượu cuối năm. Một đêm giao thừa buồn và ảm đạm.
Thế nhưng, chính điều này đã đem lại niềm cảm hứng, thăng hoa, chuyển sang một năm mới tươi đẹp hơn:
“…Now's the time for us to say:
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend…"

…Giờ là lúc chúng ta nói:
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Cầu cho mọi người thấy được bóng dáng
Về một thế giới mọi người đều là bạn.


Ca khúc Happy New Year được viết tại Barbados, vùng biển Carribean vào tháng giêng năm 1980 và được ghi âm chính thức vào ngày 11/2/1980 tại phòng thu Polar Music.
Trước khi tung ra trong album Super Trouper, ABBA đã lên kế hoạch thực hiện video clip cho bài hát để phát hành dưới dạng album đơn.
Khung cảnh lễ hội tất niên được dàn dựng tại căn hộ của đạo diễn Lasse Hallstro và cũng tại nơi ấy là cảnh tiệc tàn, mọi người, ai về nhà nấy…
Tuy nhiên, Happy New Year đã không được tung ra ở dạng đĩa đơn tại thời điểm đó mà thay vào đó là phiên bản tiếng Tây Ban Nha, Felicidad, và chỉ được phát hành ở các khu vực sử dụng ngôn ngữ này và lọt vào Top 5 ở Argentina.
Thành công chỉ đến thế!
Nhưng đến năm 1999, chuẩn bị cho giao thừa thiên niên kỷ, đĩa đơn Happy New Year chính thức được phát hành và dẫn đầu Top 20 tại nhiều quốc gia.
Một năm mới đã đến. Nghe lại Happy New Year trong thời khắc giao mùa, chúng ta mới cảm nhận được những ca từ rất thắm thiết trong thế giới bao la này.
Cho dù không gian và thời gian có khác nhau nhưng giai điệu luôn đồng cảm với nỗi đau, mất mát của nhân loại trong những thập kỷ đầy giông tố và thiên tai.
ABBA cũng khuyên mọi người hãy vươn vai đứng dậy, bước tới từ những niềm đau và đổ nát trong quá khứ:

“…Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives…”

...Đôi khi, anh còn thấy
Thế giới rộng lớn này đang phát triển từng ngày.
Và bước đến
Từ đám tro tàn của những ngày hôm qua...
Thế giới sẽ còn nhiều biến động. Chiến tranh cứ chờ chực, đe dọa nền hòa bình của nhân loại. Hãy cùng nhau cầu chúc cho mùa xuân được an lành, mọi nhà được sum họp và tràn đầy hạnh phúc.

"…Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I…”

…Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Cầu cho mọi người có niềm tin và ước mơ
Nếu không, chúng ta sẽ nằm xuống và chìm trong giấc ngủ ngàn thu...
Anh và em…
Trương Văn Khoa

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

MATXCOVA MỘT NGÀY CUỐI NĂM

(Ghi chép của Trần Kháng Chiến)
Tác giả Trần Kháng Chiến
Tôi trở lại Matxcova vào ngày 16/12/2015 . Vào đông đã lâu nhưng Matxcova vẫn chưa có tuyết cho ra hồn mùa đông Nga ! Tuyết có rơi nhưng chỉ như cám ! May sao, tối 16/12  tuyết rơi, tôi được quay lại thời sinh viên mùa  đông có đầy tuyết trắng.
Tối 17-12  tôi cùng toàn dân Nga theo rõi buổi họp báo hàng năm rất ấn tượng kéo dài hơn 3 tiếng của Tổng thống Liên Bang Nga  Vladimir Putin. Mỗi năm, theo thông lệ TT Nga gặp gỡ giới truyền thông, báo chí  một lần vào trung tuần tháng 12 . Tại buổi gặp gỡ này rất nhiều câu hỏi thuôc đủ các loại vấn đề được đưa ra và TT trả lời hết chứ không có việc “để trả lời sau bằng văn bản”như các quan chức nhà mình ! Nội dung buổi hỏi - đáp này đã được đăng tải trên tất cả các phương tiện thông tin nước Nga và trên toàn thế giới . Với tôi lần đầu tiên được theo rõi buổi gặp gỡ như thế này, tôi nhận thấy TT Putin rất bản lĩnh, rất thông minh, cứng rắn, có óc khôi hài, thể chất rất tốt.

Matxcova  mùa đông vắng tuyết !
Năm 2015 là năm rất khó khăn đối với nền kinh tế Nga vì giá dầu hỏa trên thị trường thế giới xuống rất thấp . Nước Nga là nước sản xuất, xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới ( năm 2013 Nga xuất khẩu 500 triệu tấn dầu ) . Bộ Tài chính Nga từng có phương án cân đối thu chi khi giá dầu xuống 50 USD một thùng. Nay già dầu dã xuống dưới 40 USD một thùng.
Trong cuôc họp báo trực tuyến này,Tông thống công bố dự trữ ngoại tệ của Liên Bang Nga tháng 12-2015 là 389 tỷ USD.  Giá hối đoái trên thị trường  1 USD ăn 70,9 rúp so với với tháng 7-2015 là 60 rup/1 USD.   Khi giá dầu tụt dốc nhanh, theo báo chí Nga 1 phần tư dân Nga rơi vào diện nghèo. Đó là những gì được công khai trong cuôc họp báo của TT Putin.
Tôi cảm thấy việc bị EU phong tỏa kinh tế không mấy làm cho TT Putin bận tâm.Việc tham gia cuôc chiến chống IS của Nga là việc cần thiết, nhằm bào vệ chính nước Nga.
 Vấn đề Ukraina, bán đảo Krưm không được nhắc trong cuộc họp báo thường niên này của Tổng thống. Như vậy có thể hiểu Kiev hết con bài co kéo với EU-Mỹ  để  gây thêm khó dễ thêm cho Nga.
 Giá cả sinh hoạt được tính bằng đồng rup có tăng so với cuối 2013 khoảng 13%. Xuống Metro , đi các phương tiện công cộng hôm nay  tại Matxcova cần có 30 rup . Người dân Nga vẫn sống, làm việc ,vẫn có 85% người dân tin tưởng ,ủng hộ Tông thống của mình.
Tháng 12 này sau ngày 17, tuyết không rơi nữa. Nhiệt độ tăng lên trên không độ C. Tuyết tan hết. Ngày 25/12, khi tôi về VN, nhiệt độ tại Matxcova là +5 độ C. Có bạn Nga cho tôi biết cách đây khoảng 30 năm củng có một mùa đông như thế. Tuyết không rơi đủ dầy, sẽ ảnh hưởng đến vụ lúa mì sang năm.
Hội chợ trên Quảng trưởng đỏ mừng Chúa Giáng sinh
Biết rằng có nhiều anh, chị ,em từng học tâp, công tác tại Liên Xô ngày xưa, Liên Ban Nga hôm nay, xin gửi một số ảnh Matxcova những ngày cuối cùng của năm 2015 để tiện theo dõi . Ngày 25/12 trước khi bay về Việt Nam  tôi tranh thủ thăm Quảng trường Đỏ, trái tim của Tp Matxcova .Tất nhiên phương tiện đi lại rẻ nhất, tiện lợi nhất vẫn là Metro-tầu điện ngầm. Tầu diện ngầm Matxcova được khởi công xây dựng vào năm 1930. Tuyến đầu tiên dược đưa vào sử dụng năm 1935. Đến nay Metro vẫn phục vụ 30 triệu hành khách mỗi ngày. Metro được xây dựng thêm nhiều tuyến trong 20 năm qua. Quảng trường Đỏ năm nay dược trang hoàng lộng lẫy đón chào năm mới 2016 .
 
Trên đường tôi có ghi lại hình ảnh Chợ nông sản họp vào các ngày nghỉ, cung cấp thêm thực phẩm cho nhân dân thành phố. Dù nước Nga đang trong thời kỳ khó khăn, nhưng cuôc sống vẫn tiếp tục, vẩn đi về phía trước. Tôi thấy Liên Bang Nga không chùn bước trước bất cứ thách thách nào. Người Nga là như vậy !
Ảnh bên: Vẫn cảnh xếp hàng quen thuộc trong một góc chợ Nông trường ở Thủ đô nước Nga
---------------------------------
Ảnh: Trần Kháng Chiến

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

GÓC BÌNH LOẠN : GIỜ G ĐÃ ĐIỂM (?)

Nguyễn Trung Chính
(Tham khảo )
Hội nghị Trung ương 13 vẫn không giải quyết được cái gốc của sự tranh giành quyền lực: đó là trong tứ trụ triều đình hiện nay, giữa Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng ai sẽ ở lại trong Bộ chính trị tương lai và ai sẽ phải khoác áo ra đi.
Đây không còn là vấn đề cá nhân nữa mà ít nhất thể hiện hai đường lối đối với Bắc Kinh: “Không đổi toàn vẹn lãnh thổ lấy hữu nghị viển vông” và “Tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Trung sống bên cạnh nhau bao giờ cũng là thật, không khi nào viển vông “. Bên cạnh đó cũng là giữa hai đường lối “bảo thủ triệt để” hay “đổi mới toàn diện”.

Nếu “Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị” không phải ngụy tạo thì chứng tỏ rằng qua hội nghị nói trên có kẻ hạ màn đánh lén trong bóng tối và người bị đánh lén và người bị đánh lén đã trả lời công khai trước bàn dân thiên hạ.
Có hai điều nổi bật trong thông cáo chính thức bế mạc Hội nghị Trung ương 13 đã diễn ra từ ngày 14 đến 15/12
1/ “giao Bộ Chính trị tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ươngĐảng khóa XI quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức danh chủ chốt của Đảng và Nhà nước, trình Hội nghị Trung ương 14 xem xét, quyết định.”
Ai cũng biết rằng ông Nguyễn Tấn Dũng yếu thế trong Bộ chính trị, nên sẽ bất lợi cho ông Dũng nếu tương lai của ông do bộ này quyết định. Ông Trọng có vẻ yếu thế không dám để Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu về việc chọn lãnh đạo trực tiếp của mình.
2/ “Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận và thông qua dự thảo Quy chế làm việc của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, dựthảo Quy chế bầu cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII; giao Bộ Chính trị, căn cứ ý kiến đóng góp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hoàn chỉnh dự thảo các Quy chế nói trên để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.”
Phải làm lại quy chế bầu cử có nghĩa là quy định vềbầu cử do ông Nguyễn Phú Trọng ban ra trong đó cấm đảng viên tự ứng cử, nhận đề cử, nhằm cắt hết cỏ dưới chân ông Dũng đã bị phản đối nên phải làm lại. Quy định này vi phạmđiều lệ của đảng một cách nghiêm trọng, nhưng ông Trọng túng thế làm bừa.
Nó cho thấy ban chấp hành trung ương khóa XI đang phân hóa dữ dội, ông Trọng không áp đặt được quan điểm của ông trong Ban chấp hành hiện nay nên dằng dai thời gian bằng cách để Ban Chấp hành Trung ương XII tương lai quyết định.
Đại Hội XII được tổ chức vào ngày 20/1/2016 tức là chỉ còn một tháng thì dù cho có tổ chức được Hội nghị Trungương 14 cũng sẽ không giải quyết được vấn đề cốt tử của tứ trụ muốn nắm mãi trong tay vận mệnh của đảng và qua đó của đất nước.
Cùng lắm là phe ông Trọng trong Bộ chính trị áp đặt để quyết dành phần thắng nhưng thái độ của Ông Dũng và những người ủng hộ đổi mới triệt để sẽ như thế nào vẫn là một ẩn số. Trong cuộc chiến một mất một còn này, ông Dũng và phe của ông chưa chắc đã cúi đầu cam chịu. Và khi đó Đại Hội XII chắc chắn sẽ là một đại hôi cực nóng, nóng, nóng.
Ông Bùi Đức Lại, một chuyên viên cao cấp của Ban tổ chức trung ương trong một bài nhận xét góp ý cho văn kiện đại hộiđảng đã cảnh báo một cách đáng sợ rằng: “Giai đoạn tới cuộc đấu tranh giữa các thế lực sẽ có thể diễn biến gay go hơn, quyết liệt hơn, công khai hơn.Không loại trừ một số hành vi cực đoan đối với nhau và đối với những người khác chính kiến (bị đe dọa trong 2 đoạn của Dự thảo)”.
Ra tay đầu tiên là phe Nguyễn Phú Trọng với sự bắt bớ LS Nguyễn Văn Đài. Đặc biệt thời điểm bắt ông Đài cho phép truyền thông trong nước và quốc tế hô hoán lên và đây lại là chủ ý tuyên truyền hăm dọa của phe ông Trọng. Ông Bùi Đức Lại đã chuẩn đoán đúng. Chỉ còn lại câu hỏi bao giờ đến lượt ra tay với ba người con ông Dũng và ngay cả ông Dũng để giúp Trung Quốc yên lòng về “Tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Trung sống bên cạnh nhau bao giờ cũng là thật, không khi nào viển vông“
Chỉ còn một tháng nữa thôi, sẽ biết VN có được vực dậy hay không hoặc là tiếp tục xuống bùn đen với XHCN. Giờ G đã điểm.
--------------------------------------------
Nguồn : Bản tin TL ( Nguyên Hân sưu tầm )
Quan điểm và văn phong của cá nhân tác giả

THAM KHẢO : Vì sao ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không tái cử

* KAMI
Vấn đề nhân sự lãnh đạo cao cấp của Đaị hội 12 là chủ đề chính của Hội nghị Trung ương 13 (HN TW13), điều đó một lần nữa đã khiến cho chính trường Việt Nam nóng lên bất thường. Những diễn biến bên trong hay bên ngoại hội nghị này cho thấy màn đấu đá tranh chức, giành quyền trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN đang diễn ra hết sức quyết liệt và đầy kịch tính.
Bối cảnh
Trước áp lực của Trung quốc về vấn đề Biển Đông từ nhiều năm qua, ban lãnh đạo Đảng CSVN đang cố gắng lấy lại sự cân bằng bằng cách quan hệ nhiều hơn với phương Tây, đặc biệt là Hoa kỳ. Việc Việt nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và trước đó là chuyến thăm Hoa kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy điều đó. Không chỉ thế, lúc này người ta cũng đã tính đến khả năng xung đột quân sự giữa Việt nam và Trung quốc, thận chí khẳng định chiến tranh trên Biển Đông sắp bùng nổ.
Trong bài viết dưới nhan đề "Việt Nam 'chuẩn bị đương đầu với TQ'" mới đây của ký giả Greg Torode, hãng tin Reuters nhận định cho rằng "Quân đội Việt Nam đang tăng cường vũ trang để chuẩn bị nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc sau một thập niên dài trên đường hiện đại hóa. Đây là đợt trang bị quân sự lớn nhất của Hà Nội kể từ đỉnh điểm cuộc chiến tranh ViệtNam.". Và gần đây GS. Carl Thayer thấy rằng nếu xung đột xảy ra, Hà Nội có thể nhắm vào các tàu container thương mại và tàu chở dầu có gắn cờ Trung Quốc trên Biển Đông. Điều đó cho thấy, quan hệ Việt-Trung đang ở mức xấu. Cho dù trước đây không lâu, cũng GS. Carl Thayer, đã cho rằng, việc Việt nam dự kiến sẽ tổ chức đón các chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama trong tháng 11/2015, song việc chỉ có Chủ tịch Tập Cận Bình viếng thăm, đã cho thấy việc Việt nam thoát ra khỏi sự cương tỏa của Trung quốc về mọi mặt là điều không hề dễ dàng chút nào.

Điều mà dư luận xã hội quan tâm và mong mỏi nhất lúc này là, Ban Chấp hành Trung ương cần sáng suốt và có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn các nhân sự chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của Đảng CSVN. Đó là nhất thiết phải chọn được những người lãnh đạo có dũng khí và trình độ, có bản lĩnh chính trị để có những quyết định đột phá cho tương lai. Để mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước và dân tộc trong thời điểm mà người ta hy vọng sẽ có việc cải cách mạnh mẽ từ ông Nguyễn Tấn Dũng.

Đấu đá căng thẳng
Hiện nay, trong nội bộ Đảng CSVN bên cạnh nhiều ý kiến cho rằng nên để ông Nguyễn Tấn Dũng nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN sau Đại hội12. Với lập luận của họ cho rằng, trong bối cảnh quốc tế và khu vực như hiện nay, cộng với việc cần phải đẩy mạng vấn đề cải cách nền kinh tế Việt nam một cách thực sự sâu rộng và triệt để. Tuy vậy, phe không ủng hộ ông Dũng thì không đồng tình khi cho rằng, việc tập trung quyền lực vào một cá nhân sẽ dẫn đến lãnh đạo độc tài, theo họ đây là sai lầm mà Đảng CSVN đã mắc phải trong thời kỳ Tổng Bí thư Lê Duẩn. Và việc để ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức vụ Tổng BT thêm một thời gian.
Vì thế, trước HN TW13, các phe phái trong nội bộ Đảng CSVN dùng truyền thông để "đấu pháo" nhằm hạ uy tín của nhau diễn ra với tần suất thường xuyên hơn. Đó là những bài viết đánh thẳng vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của những đàn em ông Trương Tấn Sang. Bên cạnh đó là sự đáp trả kiểu ăn miếng trả miếng của phe thủ tướng vào lúc Hội nghị Trung ương 13 đang căng thẳng, và không thể không nhắc đến vụ việc của ông Nguyễn Công Khế, TBT báo Thanh niên, một người được coi là tay chân tin cậy của Chủ tịch Sang.
Theo trang website có tên "Ý kiến Đảng viên về Đại hội XII" cho biết "Trước HNTW 13 thấy xuất hiện một số bài viết của Huy Đức, Phạm Chí Dũng có nội dung công kích, vu khống Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tiếp đó là 3 ông giáo sư ở Học viên hành chính quốc gia gửi đơn đến các cơ quan Đảng cũng có nội dung tố cáo sai sự thật về con gái của Thủ tướng có quốc tịch Mỹ (được biết cơ quan Kiểm tra của Đảng đã có kết luận đây là tố cáo sai, có tính chất vu khống). Tiếp đó là các đơn của ông Phan Diễn, Nguyễn Đức Bình, Lê Xuân Tùng (nguyên UVBCT) và ông Cẩn (nguyên cán bộ UB Kiểm tra Đảng),… gửi đến Bộ Chính trị tố cáo và yêu cầu xác minh về những sai phạm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng..."
Việc báo Tuổi trẻ đăng bài phỏng vấn Trung tướng Lưu Phước Lượng, nguyên phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, công khai kêu gọi Đảng CSVN nhìn nhận lại những sai lầm để trưởng thành, để có đường lối đổi mới cụ thể. Và khẳng định rằng, nhất thiết phải chọn được những người lãnh đạo có dũng khí và trình độ, có bản lĩnh chính trị để có những quyết định đột phá cho tương lai. Không chỉ thế, ông Lưu Phước Lượng còn chỉ trích thẳng một phe, khi cho rằng:"...có cán bộ bị những giáo điều hằn sâu trong nhận thức, có người nhận ra nhưng lại ngán ngại vượt qua, lại có người vượt qua thì bị quy chụp... bất chấp thực tiễn đang thay đổi và nguyện vọng quần chúng đang sục sôi. Đó cũng là nguồn gốc, nguyên cớ dẫn đến sự tụt hậu và tụt hậu ngày càng xa của đất nước, dân tộc chúng ta, hàm chứa những vấn đề lớn đang trong quá trình giải quyết với nhiều bất cập: tham nhũng, dân chủ trong Đảng, trong nhân dân, thể chế kinh tế, công bằng xã hội..."
Những cái đó cho thấy, nó không đơn giản như nhiều người có suy nghĩ rằng, Thủ tướng Dũng đang nắm đa số Ban Chấp hành TW và đang ở thế thượng phong. Việc nhà báo Huy Đức đến lúc này vẫn "lành lặn" sau 02 bài viết khủng đánh thủ tướng - một người vốn nhớ lâu và thù dai vừa qua, đã cho thấy tình hình trang chấp giữa 2 phe trong đảng vẫn đang ở thế giằng co. Và việc chưa ngã ngũ trong việc lựa chọn nhân sự "đặc biệt" cho vị trí Tổng Bí thư cho đến thời điểm nay, chính là nguyên nhân đã khiến cho HNTW13 kéo dài hơn so với lịch trình ban đầu.

Về bức thư của ông Nguyễn Tấn Dũng
Trong ngày 18/12/2015, bên cạnh bức Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị được công bố trên mạng, đã khiến dư luận xôn xao. Có lẽ không khó để xác định bức Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị do và trang website nói trên là của phe nào, nếu khi ta trả lời được câu hỏi: cái đó nhằm mục đích gì và mang lợi cho ai? Và một chữ "Kính" bị bỏ ngỏ trong phần đầu của bức thư, dường như là thừa đủ để cho thấy bức thư này muốn nhắm tới ai. Nội dung quan trọng nhất của bức thư này có lẽ là đoạn "Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Nguyễn Phú Trọng là: TÔI KHÔNG TÁI CỬ".
Việc xác định bức Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị là thật hay giả là điều không cần thiết. Song nhìn chung, bức thư trên có cả hai yếu tố thật và giả, nhưng cùng chung một mục đích. Nếu cho rằng, bức thư này chỉ nhằm giải trình Báo cáo số 9387/BC-UBKT của Ban Kiểm tra TƯ, trong đó có vấn đề "Thư phản ánh, kiến nghị về đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ" thì là một thiếu sót. Vì trước đây, Ủy Ban Kiểm tra TW Đảng đã có kết luận cho rằng đây là tố cáo sai, có tính chất vu khống. Đồng thời, người ta cũng đã biết điều này qua bức thư của bà Nguyễn Thanh Phượng - con gái ông Dũng, trong vụ bị 3 vị Giáo sư, đó là các ông Lưu Văn Sùng, Đỗ Thế Tùng và Nguyễn Đình Kháng, đều là những lãnh đạo đã nghỉ hưu tại Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh gửi đơn đến các cơ quan Đảng, với nội dung tố cáo ông Dũng và gia đình.
Không chỉ thế, cùng trong ngày 18/12/2015 người ta còn thấy xuất hiện một trang website có tên "Ý kiến Đảng viên về Đại hội XII", với mục đích để "Tập hợp ý kiến đóng góp của các Đảng viên về Đại hội XII của Đảng". Song đáng chú ý, bên cạnh việc đả phá các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng thì trang website này còn nhiều lần khẳng định các tin "kinh động" như: kỳ này Bộ Chính trị sẽ loại ông Nguyễn Tấn Dũng và đề cử ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm Tổng Bí thư khoá XII; Các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng đều được ở lại, nhưng riêng ông Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi v.v...
Điều đó cho thấy, phe của ông Dũng đang kích động dư luận quần chúng nhân dân nói chung, đặc biệt là các đối tượng là đảng viên và cán bộ đã nghỉ hưu "ép" ông Nguyễn Phú Trọng phải từ bỏ ý định nắm quyền thêm một nửa nhiệm ký. Qua đó cho thấy rõ, mục đích bức thư chỉ với nội dung nhằm để thanh minh, kể công và công khai với dư luận rằng, ông Dũng là một nhân vật cải cách và ý chí của ông chính là mong muốn của nhân dân. Nhưng mục đích chính là, để nhằm tạo áp lực của dư luận đối với các Ủy viên Ban Chấp hành TW còn lưỡng lự, hay chưa dứt khoát chọn cho mình một phe nào, hoặc đang chờ cho đến phút chót giờ bỏ phiếu. Đây là một số lượng không nhỏ, việc mới nhất là có một bức thư của một cán bộ thuộc VP Chính phủ tố Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và việc trang CDQL trước đây đánh ông ta đã cho thấy những phần tử cơ hội kiểu "gió chiều nào che chiều ấy" trong Ban CHTW vô cùng nhiều.
Nhiều khả năng phe của ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ thành công trong việc tạo áp lực mà ông mong muốn.

Chiêu khổ nhục kế ?
Việc ông Nguyễn Tấn Dũng đề nghị không tái cử, trước hết là nhằm giảm áp lực tấn công của phe chống ông ta trong thời gian trước Đại hội 12. Song một phần cũng vì, xu hướng của Bộ Chính trị lúc đầu đã giới hạn tuổi của các Ủy viên Bộ Chính trị, là tất cả những ai sinh từ năm 1949 trở về trước đều phải nghỉ. Sau này có ý kiến chung thấy rằng cần phải trẻ hóa, nên mức giới hạn về tuổi được hạ xuống, đó là những người sinh trước năm 1953, đều phải nghỉ. Điều đó cho thấy, trước hết việc ông Nguyễn Tấn Dũng trước HNTW13 đột nhiên "xung phong" tự nghỉ, rút không xin tái cử đã trở thành tiền lệ cho các đồng chí kháctrong Bộ Chính trị. Lúc ấy các vị ở độ tuổi ngoài tiêu chuẩn chả có lý do gì để đòi ở lại.
Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn thì TBT của Đại hội 12, bắt buộc phải là UV Bộ CT khóa 11, từ đó cho thấy những UV Bộ CT khóa 11 còn sót lại có 2 khuôn mặt khả dĩ, đó là Nguyễn Thiện Nhân và Trần Đại Quang. Song nếu đánh giá về khả năng của 02 vị này, thì trong 5 năm vừa qua họ chưa tạo được dấu ấn không đáng kể, nếu so với ông Nguyễn Tấn Dũng thì trình độ và tầm quản trị còn thua xa, nhất là trong bối cảnh tới đây sẽ có các cải cách mạnh mẽ hơn, triệt để hơn. Nhất là về vấn đề kinh tế. Điều này đã khiến ban lãnh đạo Đảng hết sức lúng túng, vì trong số trẻ không ai đủ tầm cỡ có thể đảm đương trọng trách này.
Từ đó yêu cầu một trường hợp "đặc biệt" do Bộ Chính trị giới thiệu để giữ chức vụ Tổng Bí thư được đặt ra và đã được Ban Chấp hành TW thông qua. Thế là Bộ Chính trị đã bị trúng mưu của ông Dũng, vì trong số Ủy viên Bộ Chính trị thì có ai sánh ngang được với Nguyễn Tấn Dũng hiện nay và càng không phải là ông Nguyễn Phú Trọng. Như vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng bắn một phát trúng 2 đích, vì khả năng nắm chức vụ Tổng BT sau Đại hội 12 là rất cao, cho dù ông Dũng đã chủ động từ chối (chỉ là động tác giả). Không chỉ thế, việc tung bức Thư gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị còn nhằm để cho thiên hạ thấy rằng, không ai có thể thay ông Dũng vào thời điểm này.
Một điều cũng phải nói thêm, việc người ta sử dụng trang Ba Sàm để phát tán bức Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị, thay cho các trang Dân luận hay Tin tức Hàng ngày như thường lệ, là một tính toán có chủ ý. Vì ai cũng biết chủ trang blog này vốn là tay chân của 4Sang, kẻ thù của 3X và người ta muốn dư luận hiểu rằng lá thư trên là do phe chống Nguyễn Tấn Dũng tuồn ra ngoài. Đây là một chiêu "gắp lửa bỏ tay người" của phe ông Dũng.
Đó là những gì ông Dũng muốn, khi cho đàn em tung ra bức thư này và chứng tỏ ông Dũng luôn là người nói một đằng, nhưng làm một nẻo.

Kết
Kết quả bầu nhân sự chủ chốt, lựa chọn thành viên Bộ Chính trị, các chức danh tứ trụ, thành viên Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra TW là nhiệm vụ trọng tâm của HNTW13 phải đạt được. Tuy vậy, cho dù đã kéo dài thời gian dài hơn dự định song kết quả vẫn chưa ngã ngũ, cho dù các phe phái trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN đã dùng đủ các chiêu trò. Dù rằng bên lề HNTW13, dư luận vẫn tin tưởng và ‘đặt cược’ vào sự thắng lợi của phe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì họ khẳng định rằng, vào thời điểm này, người nắm chức vụ Tổng BT tốt nhất không ai ngoài ông Dũng. Vì ông ta đang có đầy đủ các điều kiện thế và lực trong tay.
Tuy nhiên trong lịch sử lựa chọn nhân tài của dân tộc Việt nam nói chung và Đảng CSVN nói riêng luôn luôn là những chuỗi sai lầm. Cho dù hiện nay, ông Nguyễn Tấn Dũng tưởng là mạnh, đang nắm thế thượng phong, song ông là cái gai trong mắt nhà cầm quyền Bắc kinh, một thế lực chính trị khổng lồ trên thế giới thì ông Dũng là quá nhỏ bé. Ông Nguyễn Tấn Dũng có muốn cũng khó có thể trái ý Bắc Kinh, vì không bằng cách này thì cách khác, kể cả việc tạo xung đột về quan sự giữa 2 nước Trung - Việt là điều hoàn toàn có thể. Mà nổ ra chiến tranh Việt - Trung lúc này là chế độ hiện nay sẽ tiêu tùng. Chính vì thế, trong điều kiện hiện nay việc để ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức vụ Tổng Bí thư sẽ đáp ứng lòng mong đợi của đa số nhân dân và có lợi cho đất nước. Song sẽ không có lợi cho Trung quốc và phe thân tầu.

Nếu coi quyền lực cao nhất là của nhân dân như Hiến pháp 2013 (sửa đổi) đã quy định và thực sự coi trọng nhân dân, thì tại sao Đảng CSVN không tách ra làm 2, với các chủ trương và chính sách rõ ràng để người dân toàn quyền lựa chọn?
Lãnh đạo Đảng CSVN cứ đấu đá nhau để tranh giành quyền lực mãi như hiện nay, họ không xấu hổ với dân hay sao?

--------------------------------------------
Ngày 21/12/2015 - (Blog Kami)
Văn phong và quan điểm, cách đánh giá là của riêng cà nhân người viết .

Thấy gì qua Hội nghị TW 13 Đảng CSVN

Lê Minh Nguyên
( 22/12/2015)
Quang cảnh phiên bế mạc HNTW 13

Hội Nghị Trung Ương 13 kéo dài 8 ngày từ 14/12 đến 21/12/2015, có thể nói là dài hơn thường lệ để giải quyết vấn đề nhân sự cấp cao, với ý muốn dứt điểm để đi vào Đại Hội 12 từ 20-28/1/2016 mà không cần có thêm Hội Nghị Trung Ương 14. Tuy nhiên, nó đã không thành công và buộc phải có thêm TU14, có lẽ là vào đầu tháng Giêng 2016.
Qua bài phát biểu bế mạc TU13 của ông TBT Nguyễn Phú Trọng và tường trình của Thông Tấn Xã VN nó cho ta thấy những nét đáng chú ý sau đây.
Nổi bật nhất là sự tương tranh bất phân thắng bại giữa phe ông Trọng và phe ông Dũng để quyết định ai trong tứ trụ, nhất là chức vụ tổng bí thư, cho nên TU13 dù đã kéo dài bất thường nhưng bế mạc như thằn lằn cụt đuôi và phải cần thêm TU14 dù ngày đại hội chỉ còn đúng một tháng. Vì vậy TU14 sẽ có hai nét chính: giải quyết nhân sự cho tứ trụ và có vai trò như một tiền đại hội. Các phe sau TU13 trở về hậu cứ chuẩn bị thêm binh mã để đánh tiếp.
TU13 đã thông qua các văn kiện đại hội, các văn kiện này vẫn theo đường mòn cũ, không có gì gọi là đột phá, vẫn là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, chỉ nhấn mạnh “chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”, vẫn “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tức đảng vẫn đứng trên luật pháp và sử dụng luật pháp như một công cụ, vẫn báo động “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’ trong nội bộ”.
Lo sợ ông Dũng tập trung quá nhiều quyền lực mà dẹp bỏ cơ chế vua tập thể, cũng như kín đáo phê bình ông Dũng vi phạm kỹ luật đảng, ông Trọng nói “thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương”, và muốn quản lý chặc chẽ việc giới thiệu cán bộ mới “thực hiện chủ trương quản lý biên chế thống nhất trong toàn hệ thống chính trị.”
Ông Trọng nói rằng “Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kịp thời, linh hoạt điều chỉnh trọng tâm chỉ đạo, điều hành theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội”, “Những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ qua là kết quả sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Ông không nhắc gì đến vai trò của Chính Phủ, nghĩa là tất cả các thành tựu, kể cả thành tựu kinh tế là công của Đảng do ông Trọng lãnh đạo chứ không phải là công của Chính Phủ do ông Dũng lãnh đạo.
Ông Trọng ca ngợi chủ trương quỵ luỵ Trung Quốc và cho đó cũng là công của Đảng do ông lãnh đạo “Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bình tĩnh, tỉnh táo, xử lý các tình huống một cách khôn khéo, đúng đắn… bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.”
Ông Trọng vẫn theo chủ trương độc tài (dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức dân chủ tập trung) độc đảng (đại đoàn kết dân tộc hay chấp nhận hệ thống chính trị hiện tại để có đoàn kết) qua câu ông nói “Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy”, “Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn kiên định, vững vàng về chính trị, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Sự mâu thuẩn có tính cách khôi hài là một mặt ông hô hào “đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, nhưng một mặt ông bảo vệ giai cấp thống trị không để nhà nước pháp quyền dùng công cụ luật pháp để đụng tới những cán bộ tham nhũng, nên chỉ kêu gọi “Với tinh thần thẳng thắn tự phê bình và phê bình”, tức kỹ luật bằng sợi dây kinh nghiệm rút hoài không hết như ông Nguyễn Bá Thanh đã nói.
Ông Trọng cho biết TU13 đã thông qua danh sách các đảng viên trong Ban Chấp Hành TU cũ còn tuổi cũng như đã quá tuổi nhưng được hưởng sự ngoại lệ, để vào BCHTU mới của ĐH12. TU13 cũng thông qua danh sách những đảng viên vào Bộ Chính Trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra TU. TU13 có giới thiệu (nhưng chưa thông qua) các đảng viên trong Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư cũ (K11) vào tứ trụ của ĐH12.
Trên RFA, blogger Kami cho rằng “màn đấu đá tranh chức, giành quyền trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN đang diễn ra hết sức quyết liệt và đầy kịch tính” và “việc Việt nam thoát ra khỏi sự cương tỏa của Trung quốc về mọi mặt là điều không hề dễ dàng chút nào”. Tuy đề nghị đảng CSVN nên tách ra làm hai, blogger Kami có vẻ nghiêng về giải pháp ông Dũng khi viết “phải chọn được những người lãnh đạo có dũng khí và trình độ, có bản lĩnh chính trị để có những quyết định đột phá cho tương lai. Để mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước và dân tộc trong thời điểm mà người ta hy vọng sẽ có việc cải cách mạnh mẽ từ ông Nguyễn Tấn Dũng.”
Tuy nhiên, blogger Kami cho rằng ông Dũng là “cái gai trong mắt nhà cầm quyền Bắc kinh, một thế lực chính trị khổng lồ trên thế giới thì ông Dũng là quá nhỏ bé. Ông Nguyễn Tấn Dũng có muốn cũng khó có thể trái ý Bắc Kinh”. Điều này có hai ý nghĩa, thứ nhất là ông Dũng không thể chống nỗi TQ nếu ông Dũng thực sự muốn chống, cho nên ông sẽ bị loại trong cuộc tranh chấp quyền lực này. Thứ hai, ông Dũng chống TQ là động tác giả, như nhà báo Huy Đức đã post video cảnh ông Dũng và ông Tập Cận Bình ôm nhau thắm thiết khi ông Tập qua thăm VN hôm 5-6/11/2015 trong khi các ông Trọng, Sang, Hùng chỉ bắt tay mà thôi, và việc ông Tập chỉ mời duy nhất ông Dũng qua thăm TQ.
Tin chưa được kiểm chứng nói rằng ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ công du TQ truớc cuối tháng 12 này. Điều này, nếu thật, cho thấy yếu tố TQ trong vấn đề ảnh hưởng lên ĐH12, nhất là vấn đề nhân sự là yếu tố không thể được xem nhẹ. Ông Hùng có lẽ sẽ rút lui sau ĐH12 và ông Hùng có ân oán với ông Dũng vì sân sau của ông là ngân hàng Đại Dương (Hà Văn Thắm bị bắt) bị ông Dũng đánh. Điều khôi hài là trong khi ông Hùng trả đòn ông Dũng, ông Hùng tỏ ra là một nhà cải cách và cởi mở (trước khi về vườn).
Một điều khá lạ là blogger Kami cho rằng việc trang Ba Sàm “phát tán bức Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng… là một tính toán có chủ ý. Vì ai cũng biết chủ trang blog này vốn là tay chân của 4Sang, kẻ thù của 3X và người ta muốn dư luận hiểu rằng lá thư trên là do phe chống Nguyễn Tấn Dũng tuồn ra ngoài. Đây là một chiêu ‘gắp lửa bỏ tay người’ của phe ông Dũng.” Đây là một tin khá mới và người phụ trách trang Basam phủ nhận, trang này cho biết là “nhận được một số trang tài liệu thuộc dạng “tuyệt mật” nhưng không có điều kiện kiểm chứng… Phổ biến những thông tin này trên trang Ba Sàm, không nhằm mục đích ủng hộ hay đứng về bất kỳ phe nhóm nào“.
Về ông Trương Tấn Sang, có tin cho rằng trước đây ông liên minh với ông Trọng, sau đó bỏ ông Trọng, kết với ông Dũng để chia ghế trong tứ trụ, nhưng khi thấy ông Trọng có thể thắng lại bỏ ông Dũng để kết với ông Trọng trở lại và tố chính phủ ông Dũng tham nhũng. Blogger Kami cho rằng “các phe phái trong nội bộ Đảng CSVN dùng truyền thông để ‘đấu pháo’ nhằm hạ uy tín của nhau… Đó là những bài viết đánh thẳng vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của những đàn em ông Trương Tấn Sang.” Trang Basam lâu nay làm cho đảng CS nhức đầu vì phê bình cả đảng và cả tứ trụ, cho nên nếu Basam là “tay chân” của một ông hay lăng ba di bộ và sớm đầu tối đánh thì là một điều khá lạ.
Tóm lại, TU13 tuy dài ngày nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề nhân sự trong tứ trụ, văn kiện vẫn còn ở thời đại khủng long, những người quan sát biết chắc phe ông Trọng bảo thủ giáo điều, nhưng vẫn chưa biết rõ phe ông Dũng sẽ như thế nào trên mặt bằng chính trị, tuy đã biết phần nào về mặt bằng kinh tế.
Cuộc đấu đá phản ảnh nhiều khía cạnh của đất nước, từ tranh chấp quyền lực nội bộ cho đến vấn đề ý thức hệ, từ ngoại giao quốc phòng nên nghiêng về tây phương hay nghiêng về TQ cho đến có nên cởi mở chính trị hay không, từ ưu tiên bảo vệ đảng hay ưu tiên bảo vệ đất nước cho đến duy trì nguyên trạng hay tốc độ thay đổi ra sao. Sự chiến thắng của một bên sẽ định hướng VN trước ngã ba đường.
Nhưng để đi vào đại lộ của dân tộc thì trước tiên vẫn là làm sao thoát khỏi gông cùm của đảng CSVN.


---------------------------------------------------------------------------------------
Quan điểm và văn phong của tác giả. Tài liệu tham khảo
Nguồn : Bản tin TL . Cảm ơn Nguyên Hân chuyển tiếp cho Làng tham khảo.

NGƯỜI VIỆT THÍCH GÌ NHẤT ?

Người Việt chỉ thích"vợ người ta"

Tác giả: Minh Hoàng
Mõ nói leo : Xấu hổ quá !
————–
 Vừa qua, Google đã công bố những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2015 tại một số quốc gia, trong khi những nước khác quan tâm nhiều đến sức khỏe thì người Việt chỉ thích vợ người ta.
Sự khác biệt về thói quen tìm kiếm tại một số quốc gia ở châu Á có thể được lý giải phần nào bởi những hạn chế về web và sự tự do báo chí. 
Theo bảng xếp hạng “Happy Planet Index” (Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc – HPI) của NEF (New Economics Foundation), một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở tại Anh công bố, Việt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số hạnh phúc rất cao. 
Cũng không có gì là khó hiểu khi mà cái gì ở Việt Nam cũng cao hơn thế giới, chẳng hạn như người Việt Nam ăn mì tôm, uống bia đứng hàng top châu Á, giá xăng cũng phải cao hơn bên Mỹ, tiền đầu tư cho các dự án đường cao tốc cũng nhiều hơn, còn chất lượng thì khỏi phải bàn đến.
Chỉ cần làm một phép so sánh đơn giản giữa xu hướng tìm kiếm tại Việt Nam và Singapore, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng vấn đề mà họ quan tâm hàng đầu chính là PSI (chỉ số đánh giá chất lượng không khí), theo sau đó là đám tang của Thủ tướng Lý Quang Diệu, người đã có nhiều đóng góp và thay đổi để biến Singapore trở nên hiện đại như ngày hôm nay. Đám tang của ông đã thu hút hàng ngàn người đến đưa tiễn mặc dù trời hôm đó mưa rất lớn.

Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến SEA Games (do Singapore sẽ là nước chủ nhà), MERS (hội chứng viêm đường hô hấp ở trung đông), QZ8501 (mã số chiếc máy bay bị rơi của hãng hàng không AirAsia)… 
Trong khi đó, xu hướng tìm kiếm hàng đầu ở Việt Nam lại là bài hát Vợ Người Ta, kể về câu chuyện buồn của một anh chàng khi nhận được thiệp cưới của người yêu cũ. Nối gót sau đó là bài hát Âm thầm bên em, Không phải dạng vừa đâu… cùng nhiều chương trình giải trí, hài hước trên truyền hình như Cười Xuyên Việt, Cô dâu 8 tuổi, Chàng trai năm ấy đang được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.
Có thể thấy, đa số người Việt chúng ta đều chỉ quan tâm đến giải trí, các MV ca nhạc chứ chẳng hề quan tâm đến sức khỏe, khi mà nạn ung thư đang ngày càng gia tăng ở lớp trẻ, nhiều bậc cha mẹ phải đem con sang nước ngoài tiêm vắc-xin để đảm bảo an toàn… Do đó chẳng có gì là khó hiểu khi mà ngành công nghiệp giải trí ở nước ta lại phát triển đến như vậy, chỉ cần khoe thân, tạo scandal hay nói đơn giản là bất chấp tất cả là đã có thể vào được showbiz.
Thêm vào đó, số tiền mà người Việt chúng ta chi ra để mua sách thậm chí còn không bằng số lẻ tiền uống bia mỗi năm. Vậy đó, bao nhiêu thứ ở trên cũng đã cho thấy được người Việt có cuộc sống rất vui vẻ, yêu đời, thường xuyên tiệc tùng, vì vậy nước ta lọt vào top các quốc gia hạnh phúc và đáng sống nhất thế giới cũng là điều đương nhiên!
-----------------------------------------------
Nguồn : Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

CỤ KHOA PHI MỞ TIỆC MINI "RỬA NHÀ"


 Phó Mõ 3B ( Bài và ảnh)

 
 Tặng hoa vợ chồng bạn K Phi nhân đến thăm nhà mới

Chúc rượu tại phòng khách.  
                                                 Gia chủ mời liên hoan tại nhà hàng

Tin nhanh.  - Sáng hôm qua (24/12) nhân dịp vừa "Dọn ổ mới" cụ Khoa Phi và Bà Xã có mời nhóm Cầu Ngà và mấy " Fan gắn bó" với Cầu Ngà - Chiếu hoa thăm nhà. 
Chúng tôi có 14 cụ, (1 số bạn, lấy làm tiếc không đến được vì "Ngọc thể bất an"). Cụ chủ hạ cố từ tầng 25 của môt tòa nhà cc tại khu Nam Đô xuống sân để đón và hướng dẫn mọi người "thăng thiên" bằng "thang máy siêu tốc". Căn hộ cc gần 150 (K)m vuông. Một "mái lều tranh" mà chỉ  có 2 trái tim vàng, nên cảm giác rất mênh mông. Mấy cụ gợi ý KFi nên xin phép "Thủ trưởng" mở VP2 ở đây cho thêm ... ấm cúng. Tôi thấy Tâm (Bà Xã KF) chỉ cười ?.
KFi&Tâm phấn khởi vì ở bên cạnh căn hộ của con tra, tại một khu đô thị sầm uất, khá tiện nghi trên đường Trương Định (cách Chợ Mơ ~1km).
Sau khi tặng hoa, nâng cốc chúc mừng tại nhà, Gia chủ mời ra nhà hàng để liên hoan "Rửa nhà".
Trong khi trò chuyện, các Cụ có đề cập đến vấn đề SK. Gần đây thời tiết ở HN khá khắc nghiệt, nóng lạnh bất thường... ngoài 2 bạn BHC và TG L đã ra đi và nhiều cụ ôm yếu từ lâu mà chúng ta đã biết, mới nhất có một số vừa phát bệnh như Huy Châu, X.Hoài...

Sau khi chia tay ở nhà KF. Mấy bạn đền thăm TX.Hoài. Hoài hôm nay vừa từ BV về sau khi KTSK. Đã tạm ổn, còn theo dõi tiếp. Hoài có "khoe" với chúng tôi là bạn đã dùng TỎI ĐEN và MẬT ONG rừng ngâm CHANH ĐÀO (khoảng nửa năm nay, không dùng bất cứ thuốc gì mà sau khi xét nghiệm hệ số men gan và khối lượng U tuyến tiền liệt giảm nhiều đến BS Bênh viên HN VX cũng phải ngạc nhiên).
Ảnh bên: Thăm bạn TXHoai bị ốm vừa kiểm tra SK tại BV về. Nay đã tạm ổn.


Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

NGUYỄN CÔNG KHẾ : ĐÂU LÀ BỘ MẶT THẬT ?

Nguyễn Công Khế  trung kiên với Cách mạng 
như thế nào khi bị địch bắt năm 1972 ?




CLB Nhà Báo Trẻ
Nhìn lại những nhân vật của phong trào sinh viên học sinh miền Nam trước giải phóng, dễ dàng nhận thấy những tấm gương như Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm,… Sau khi nước nhà thống nhất, họ vẫn âm thầm cống hiến và hết sức khiêm nhường khi nhắc lại quá khứ hào hùng của một thời tuổi trẻ. Những con người ấy được ví như những đốm than hồng làm ấm áp cuộc đời vốn đầy dẫy bất công, lạnh lùng vô cảm. Ngược lại, có những kẻ nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo, miệng trơn như bôi mỡ, dùng chiếc lưỡi không xương uốn cong sự thật, chà đạp lên đồng chí đồng đội, lừa gạt cả lãnh đạo cấp trên để tiến thân, thì dù hôm nay có ở tột đỉnh vinh quang, sở hữu khối tài sản trăm tỷ, nghìn tỷ,… nhưng ngày mai rồi sẽ ra sao khi sự thật lịch sử được phơi bày?
Trong phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ xin đưa ra bằng chứng không thể chối cãi về cái gọi là “khí tiết kiên cường”, “dũng khí hiên ngang”, “dù bị địch bắt, tra tấn dã man nhưng vẫn một lòng trung kiên với Cách mạng, quyết không khuất phục, đầu hàng”,… của Nguyễn Công Khế, vốn là những lời thường trực trên môi và ghi trong hàng loạt báo cáo thành tích, giúp y có tiền đồ rộng mở dẫn đến sự vinh quang với khối tài sản khổng lồ trước khi “hạ cánh an toàn”.
H1 
Nguyễn Công Khế bằng tài năng miệng lưỡi, chà đạp lên đồng chí, đồng đội để đạt được cả danh lẫn lợi hôm nay
Trên thực tế, quá trình hoạt động của Nguyễn Công Khế đến lúc bị bắt (15/5/1972) chỉ đúng 8 tháng rưỡi và không thật sự vĩ đại như y từng khoe mẽ là “Lãnh tụ của học sinh Đà Nẵng”. Cụ thể, tháng 3/1971, Khế từ quê ở Bình Nguyên, Thăng Bình, Quảng Tín ra Đà Nẵng, là học sinh trường Phan Châu Trinh. Tháng 8/1971, được đồng chí Đỗ Pháp (Phó Chủ tịch Nội vụ của Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng, là học sinh cùng lớp với Khế khi ấy) giới thiệu vào tổ chức cách mạng này.

H1 
Luật sư Đỗ Pháp, nguyên Phó Chủ tịch Nội vụ của Tổng đoàn HS Đà Nẵng (1970-1975), người đã giới thiệu Nguyễn Công Khế vào tổ chức

Đầu tháng 5/1972, Khế được kết nạp vào Đoàn Nhân dân Cách Mạng Đà Nẵng theo giới thiệu của đồng chí Đặng Thái. Ngày 12/5/1972, Khế được phân công làm Bí thư chi đoàn trường Phan Chu Trinh. Và chỉ 3 ngày sau (15/5/1972), khi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng được lệnh chính quyền cách mạng chỉ đạo tập hợp lực lượng để chuẩn bị nổi dậy. Kế hoạch bị lộ, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã trấn áp toàn bộ các sơ sở của Tổng đoàn. Khế bị bắt cùng 32 đồng chí khác (trong đó có cả các đồng chí cấp trên trực tiếp của Khế như Đặng Thanh Tịnh, Đặng Thái, Ngô Minh Hải, Phan Quý, Nguyễn Cam,…).
Trái ngược hoàn toàn với những cái gọi là “khí tiết”, “dũng khí”, “trung kiên” mà Khế tự tâng công cho mình sau này, khi thẩm vấn tại Bộ Chỉ huy Cảnh sát Quốc gia thị xã Đà Nẵng (thuộc Bộ Chỉ huy CSQG Khu I, Bộ Nội vụ, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa) vào ngày 7/6/1972, Khế đã khiếp nhược cung khai sạch sẽ toàn bộ quá trình hoạt động của mình tại Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng và Đoàn Nhân dân Cách mạng kể từ khi gia nhập. Kể cả chức danh, vai tròhoạt động của các đồng chí cấp trên như: Đặng Thanh Tịnh, Đỗ Pháp, Lê Thị Ngọc Lan, Đặng Thái:
  • Nguyễn Công Khế:Thưa, vào khoảng tháng 8/1971, tôi được tên Đỗ Pháp học sinh cùng lớp giới thiệu tôi gia nhập Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng mục đích làm những công tác xã hội…. Gần đây lại phối hợp với sinh viên Huế cứu trợ đồng bào Trị Thiên tỵ nạn Cộng sản. Đoàn này do tên Lê Thị Ngọc Lan là trưởng khối xã hội Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng làm đoàn trưởng đoàn lạc quyên hướng dẫn”.
  • Nguyễn Công Khế: Thưa, trong thời gian tôi gia nhập vào Tổng đoàn học sinh, qua các công tác cứu trợ, có tên Đặng Thanh Tịnh, chủ tịch Tổng đoàn Học sinhtên Đặng Thái có nói với tôi hiện tại Tổng đoàn cần có một số người nòng cốt để phát triển nhân lực hầu quấy rối chính quyền, khi có xảy ra việc bắt bớ sinh viên học sinh. Tôi cũng có tham dự ngày bãi khóa tại trường Phan Chi Trinh, mục đích chính tên Đặng Thanh Tịnh tuyên bố: Từ đây mỗi trường sẽ có một toán trưởng để kiểu kê, nắm vững nhân lực của mỗi trường và theo dõi hành động của mỗi người. Thêm vào đó tên Tịnh nói tiếp chính quyền đã bắt hầu hết sinh viên Huế, chúng ta cần phải hành động để bảo vệ cho chính Học sinh Đà Nẵng. Mục đích bãi khóa là đòi hỏi chính quyền thả tự do cho tất cả SVHS đã bị bắt”.
  • Nguyễn Công Khế: Thưa, đến ngày 8.5.1972, tên Đặng Thái còn nói với tôi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đã biến thành lực lượng lấy tên Đoàn Nhân dân Cách mạng Đà Nẵng, nhằm mục đích hỗ trợ cho Cách mạng. Đến ngày 9.5.1972 tên Thái kêu gọi nên tham gia vào lực lượng này, tôi đồng ý. Qua 2 hôm sau tôi và tên Hoa đến nhà tên Thái. Tại đây tên Thái lấy ra câu khẩu hiệu “quyết tâm đem hết khả năng phục vụ cho Cách mạng” dán trên tường, liền khi đó tên Thái tuyên bố thay mặt cho Đoàn thâu nhận 3 anh vào đoàn viên Nhân dân Cách mạng gồm có tôi (Nguyễn Công Khế), Huỳnh Văn HoaLê Đức Hùng; tôi và hai anh này được kết nạp chính thức và tuyên thệ vào Đoàn Nhân dân Cách mạng tại nhà Đặng Thái vào ngày 1.5.1972”.
  • Nguyễn Công Khế: Thưa, vào chiều ngày 12.5.1972, có cuộc hội thảo phê bình về công tác cứu trợ tại Tịnh xá Ngọc Cơ, tên Thái kéo tôi ra phía sau đưa cho tôi bức thư, vì chưa tiện xem tôi đem về nhà quả là bức thư của Ban chấp hành Trung ương gửi đồng bào toàn quốc, tôi thấy một lá cờ ở giữa có cái lưỡi liềm và một gạch ngang qua giống như chiếc búa, nội dung tuyên truyền về việc đòi Mỹ rút quân. Bức thư này tôi bỏ sau túi quần đến lúc lên nhà Tốt gặp phải lúc nhân viên Công lực đến, tôi quá hoảng hốt bèn lén ra ngã sau vất bức thư ấy vào phòng tắm của nhà tên Tốt”.
Nhục nhã thay khi một Đoàn viên Nhân dân Cách mạng khi đối thoại với kẻ thù lại dùng đại từ “tên” vốn chỉ dành cho tội phạm để chỉ điểm cấp trên, đồng đội của mình với giọng điệu xun xoe một “dạ” hai “thưa”. Thậm chí Khế còn hèn nhát khi cam kết với địch: “Thưa, tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu man trá hoặc dấu diếm tôi xin chịu tội trước pháp luật”. Nguyên văn nội dung lời khai của Khế được Đặng Văn Song, Phụ tá đặc biệt của Chỉ huy trưởng CSQG Đà Nẵng sao y chánh bản vào ngày 24/6/1972:
H1 
Biên bản hỏi cung Nguyễn Công Khế tại Bộ Chỉ huy CSQG thị xã Đà Nẵng ngày 7/6/1972 (trang 1)

H1 
Biên bản hỏi cung Nguyễn Công Khế tại Bộ Chỉ huy CSQG thị xã Đà Nẵng ngày 7/6/1972 (trang 2)

Kết quả khi Khế cùng nhiều đồng chí khác thuộc Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng bị đưa ra xét xử tại Tòa án Quân sự Mặt trận Quân khu 1 (Sơn Trà, Đà Nẵng), đồng chí Đặng Thanh Tịnh bị tuyên án 5 năm tù giam,  các đồng chí Đặng Thái, Ngô Minh Hải, Phan Quý bị 4 năm tù giam,… còn Khế thì được khoan hồng với mức án 30 tháng tù vì tội “quấy rối trật tự trị an”. Thời gian ở tù, về mặt công khai, Khế tỏ ra là người năng nổ, tích cực nhất, luôn dẫn đầu trong các phong trào đấu tranh, sát cánh cùng các bạn tù chính trị như Đặng Thanh Tịnh, Ngô Minh Hải, Phan Quý, Nguyễn Cam, Nguyễn Văn Hòe,… và cả Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi trong thời gian chuyển vào nhà lao Chí Hòa. Nhưng những người đồng chí, đồng đội ngày ấy không thể ngờ, mọi hoạt động, kế hoạch của họ đều bị địch nắm rõ như trong lòng bàn tay, các hành động quan trọng đều bị dập tắt từ trong trứng nước, tất cả đều do Khế làm tay trong, cung khai cho địch. Chưa hết, sau khi Đoàn Thanh niên Cách mạng Đà Nẵng bị trấn áp, nhiều cơ sở của ta tại Đà Nẵng tiếp tục bị lộ, bị địch bắt giữ, thủ tiêu cũng do Khế khai thác được từ các đồng chí của mình trong thời gian ở tù, báo cáo cho địch.
Tháng 2/1975, trong khi Đặng Thanh Tịnh cùng nhiều đồng chí trung kiên bị địch đày ra Côn Đảo, vốn được xem là địa ngục trần gian của các chiến sĩ cách mạng thì Nguyễn Công Khế được chính quyền VNCH thả tự do tại Đà Nẵng. Với tài hùng biện, miệng lưỡi, Khế đã đánh lừa tất cả các đồng chí lãnh đạo địa phương như Nguyễn Thanh Năm (tức Năm Dừa, Thường vụ Đặc khu ủy), Phan Văn Nghệ (Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Đà), Hồ Nghinh (Bí thư Tỉnh ủy, Thường vụ Khu ủy Khu 5) để tiếp tục được chính quyền cách mạng trọng dụng, lãnh đạo tín nhiệm, thương yêu, nâng đỡ để y có được sự nghiệp ngày nay…

H1Bức ảnh được Khế treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà tưởng niệm Nguyễn Công Khế tại khu Biệt thự Quế Mi của gia đình tại Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh để giới thiệu “quá khứ lẫy lừng” của mình khi có khách viếng thăm
Nguyễn Công Khế những tưởng đã ém nhẹm thành công sự phản bội Cách mạng, phản bội đồng chí, đồng đội năm xưa và tiếp tục lên mặt huênh hoang, khoác lác về một quá khứ hào hùng ảo tưởng, nay đã bị phơi bày ra ánh sáng và không thể phủ nhận. Chưa hết, thông qua các bằng chứng lịch sử, CLB Nhà báo trẻ sẽ tiếp tục phanh phui tội lỗi chất chồng của Nguyễn Công Khế với chính quyền cách mạng trong phóng sự tiếp theo, dẫn đến một nghi án mà đến nay vẫn chưa có kết luận về quá khứ đầu hàng địch của vị “minh chủ” mà Nguyễn Công Khế đang “y cẩm dạ hành”.
H1Phóng sự sau sẽ dẫn đến một nghi án mà đến nay vẫn chưa có kết luận về quá khứ đầu hàng địch của vị “minh chủ” mà Nguyễn Công Khế đang “y cẩm dạ hành”

Đón xem kỳ tiếp: Tài liệu MẬT | Nguyễn Công Khế – cây đinh của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo VNCH cắm vào tim Chính quyền Cách mạng
CLB Nhà báo trẻ
---------------------------------------------------------
Xin các cụ Làng mình lưu ý: Những vụ việc có thể coi " động trời" trong tài liệu trên đây mà nhóm tác giả đưa ra chưa được kiểm chứng, do đó chỉ có tính cách tham khảo .

Chuyện nghe kể trên đường lên hang Cốc Bó

 BÁC HỒ LINH THIÊNG QUÁ !
 Người ghi chép: Nguyễn Mạnh Kính - K3
( Chuyện nghe kể trên đường lên hang Cốc Bó - Cao Bằng)

Ngày 13 tháng 12 năm 2015, đoàn cựu Thiếu Sinh Quân cục Tổ chức Tổng cục Chính trị (1951- 1953) đến Pac Bó, thăm nơi ở và làm việc của Bác Hồ. Một số hình ảnh của đoàn tại Pac Bó:

  Dâng hương tưởng niệm Bác.
 
Trưởng đoàn Đinh Bá Trụ thay mặt toàn Đoàn ghi cảm tưởng

 Chụp ảnh chung trước Nhà tưởng niệm Bác Hồ.
  Chụp ảnh kỷ niệm với cựu chiến binh Cao Bằng là các cháu của cụ Dương Đại Lâm. ( Người từng cùng với hoạt động với các bậc tiền bối cách mạng khi Bác Hồ sống và làm việc ở Pac Bó ).

  Chỉ dẫn đường lên hang Cốc Bó, nơi Bác Hồ ở và làm việc tại Pac Bó.

Khi đi vào hang nơi Bác ở, tôi được một cháu làm nghề chụp ảnh phục vụ khách du lịch tham quan kể cho nghe câu chuyện sau đây, xin được chép lại để cư dân nhà ta cùng xem.
Ai cũng biết, từ 28.01 đến 07 tháng 02 năm 1941, sau khi trở về Tổ quốc, Bác Hồ ở tại nhà ông Lý Quốc súng (tôi cố tình viết tên ông theo cách viết của người Trung Quốc, chữ “s” viết thường, không viết hoa (“S”) như cách viết tên người Việt Nam), sau đó mới chuyển đến ở hang Cốc Bó. Ông Lý là người Trung Quốc, có vợ và một người con, tất cả đã mất, hiện không còn ai nữa. Trên đường lên hang Cốc Bó cũng ghi rõ đường lên nền nhà của ông xưa.
Ngày 19.5.2015, phía Trung Quốc mời nhân dân địa phương và đại diện chính quyền Pac Bó đến 20 tháng 5 sang bên nước họ để khánh thành nhà phục chế lại nhà của ông Lý Quốc súng, như một ghi nhớ lại việc xưa ông đã giúp Việt Nam . Ông Lý là người địa phương, chắc cũng như bà con Việt Nam ở đây đã theo Bác, cùng Bác giành lại Độc Lập cho Việt Nam , là người có tình cảm chân thành với chúng ta, được nhân dân ta ghi nhận. Bằng chứng là dù nhà của ông đã không còn, chúng ta vẫn ghi rõ ràng, công khai việc Bác Hồ đã ở nhà ông 11 ngày đêm. Nhưng chính quyền nước hàng xóm liệu có như vậy?
Ngày 20 tháng 5, từ sáng trời nắng đẹp, rất đông bà con ta đã sang đất hàng xóm để xem lễ khánh thành nhà phục chế.
Tuy nhiên, đúng vào giờ Ngọ, thời khắc mà ban tổ chức định hành lễ thì trời bỗng đổ mưa to, tầm tã, ảnh hưởng rất lớn đến buổi lễ đã được tiến hành theo kế hoạch, không thuận lợi và hoành tráng được như dự kiến của những người tổ chức. Lễ xong, trời quang dần và nắng trở lại.
Nhưng rồi đến khoảng bốn giờ chiều, lúc những người tổ chức định làm giao lưu văn hóa hữu nghị hai bên thì ông Trời lại …. trút mưa xối xả đến xẩm tối, đến mức cuộc giao lưu không thể tiến hành được, đành phải hủy bỏ,
Ra về, bà con ta bảo nhau: Chắc là Bác Hồ không phù hộ cho hoạt động này!
Nghe chuyện, người ghi lại cùng nghĩ: Bác Hồ linh thiêng thật. Bác muốn nhắc cháu con rằng: “Hãy cảnh giác, đừng tin bọn ấy, chúng nó giả bộ hữu nghị vậy thôi, chẳng những lịch sử, mà chuyện hàng ngày xảy ra ở Trường Sa, Hoàng Sa và khắp nơi trên đất nước ta mà có can dự của anh chàng hàng xóm phía Bắc mới là thực tâm của họ”.

BỔ SUNG THÊM MỘT SỐ HÌNH ẢNH 

 Trưởng đoàn Đinh Bá Trụ bên xe ô tô số 1 chở đoàn.
 Ghi lại ở thác Bản Giốc
 Hai cựu chiến binh Cao Bằng chụp ảnh lưu niệm với Hồng Liên và Mạnh Kính bên suối Lê Nin ở Pac Bó
 Hang Cốc Bó.
 Giường Bác Hồ dùng trong hang Cốc Bó.

 Mộ anh KIM ĐỒNG
 Mộ NÔNG VĂN DỀN

 Trưởng đoàn ĐBT cảm ơn Bộ Chỉ huy QS tỉnh Cao Bằng đón tiếp đoàn chu đáo

 Khu di tích đồn Phai Khắt

 Tác giả Mạnh Kính ở khu tưởng niệm nơi thành lập đội VNTT GPQ
  
 Dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 Bàn thờ Võ Đại tướng


 Toàn đoàn chụp ảnh kỷ niệm nơi thành lập đội VNTTGPQ .

 --------------------------------
Chụp ảnh và ghi chép : Nguyễn Mạnh Kính, Khối 3 trường Thiếu nhi Việt Nam 
BĐH Blog lusonquelam chân thành cảm ơn sự cộng tác của Mạnh Kính K3.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

BIẾT TIN AI BÂY GIỜ ?

Calathau - CN ngày 12/12 vừa rồi trên đình Làng có hồ hởi đưa thông tin TT Dũng nhà ta được 1 tổ chức ở Mỹ có tên CEO BOSTON GLOBAL FORUM (Diễn đàn toàn cầu Boston) VINH DANH LÀ NHÀ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI VÌ HÒA BÌNH, AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN . Thông tin này Mõ lấy từ các trang mạng chính thống lề phải của VN ( Nhưng không thấy xuất hiện trên cổng thông tin chính thức của Chính phủ). Ngay sau đó nhiều trang mạng XH trong và ngoài nước lại có thông tin trái ngược. Sau đây là 1 trong nhiều thí dụ :

Sự thật trang mạng "Diễn đàn toàn cầu Boston" là trang mạng tự do cá nhân của nhóm người trong đó có đảng viên ĐCSVN Nguyễn Anh Tuấn- Cựu Tổng biên tập báo Việt Nam.Net, sau khi "sang" Mỹ là người đồng sáng lập và là người điều hành trang mạng này.( Ảnh bên )
Vâng ! Cho đến nay, Liên hiệp Quốc cũng chưa có một tổ chức nào được gọi "Nhà Lãnh đạo thế giới" để công nhận giải thưởng vì hòa bình và được chính phủ Mỹ, Quốc Hội Hoa Kỳ bình xét hàng năm để trao cái giải thưởng được gọi là : Giải thưởng Lãnh đạo thế giới vì Hòa bình, An ninh và Phát triển.

Sự thật trang mạng "Diễn đàn toàn cầu Boston" là trang mạng tự do cá nhân của nhóm người trong đó có đảng viên ĐCSVN  Nguyễn Anh Tuấn- Cựu Tổng biên tập báo Việt Nam.Net, sau khi "sang" Mỹ là người đồng sáng lập và là người điều hành trang mạng này. Quý vị có thể tham khảo tại > Đây.

 ---------------------------------------------------------------
Tuy nhiên ngay lập tức trên trang mạng có tên "PHẠM VŨ LUẬN Bộ trưởng Bộ GD-ĐT" (Tại đây) lại có bài :  Giở ngón đòn nhám nhúa ngay khi Thủ tướng được vinh danh!
Bài viết không có tên tác giả , nội dung có đoạn :
 Diễn đàn toàn cầu Boston là nơi quy tụ những nhà tư tưởng, những nhà chính trị, văn hóa, giáo sư ưu tú trên khắp thế giới, điển hình như: Thượng nghị sĩ Michael Dukakis, các giáo sư trường ĐH Harvard và MIT như Thomas E. Patterson, giáo sư John Quelch…nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất giải quyết các vấn đề cấp thiết có tầm ảnh hưởng lớn tới thế giới. Trên tinh thần đó, bất kỳ một giải thưởng nào diễn đàn Boston vinh danh, trao cho cá nhân nào đó đều được xem xét dựa trên nhiều yếu tố, đánh giá dựa trên quá trình hoạt động của cá nhân đó chứ không trao tặng một cách vô ý thức.

 Ấy vậy mà, ngay khi Diễn đàn toàn cầu Boston vinh danh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là một trong các nhà lãnh đạo vì hòa bình, an ninh và phát triển, Blog anhbasam liền đăng bài viết của tác giả Ngọc Thu với tiêu đề “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được ông Nguyễn Anh Tuấn vinh danh là lãnh đạo thế giới vì hòa bình, an ninh và phát triển” để tung hỏa mù, dẫn dắt dư luận đến với ý nghĩ giải thưởng danh giá trên chỉ được một cá nhân trong diễn đàn Boston (ông Nguyễn Anh Tuấn) trao cho Thủ tướng. Hành động này của tác giả Ngọc Thu đã thể hiện rõ tư tưởng không lành mạnh?!
Phần thưởng diễn đàn Boston trao cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dựa trên những đánh giá tích cực mà các chuyên gia quốc tế dành cho ông. Trong những năm nay, khi biển Đông dậy sóng, vấn đề an ninh hàng hải, an ninh mạng, an ninh lương thực, tình hình khủng bố diễn biến phức tạp, với vai trò Việt Nam là thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng luôn nỗ lực, đưa ra chiến lược vì hòa bình, an ninh, phát triển chung cho khu vực, thế giới.

 Biết tin ai bây giờ ?

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Chủ tịch nước đánh giặc " Nội xâm" bằng võ gì ?

BẰNG CHỨNG-TRƯƠNG TẤN SANG
( Trích )
 
"Tôi đề nghị trong những cuộc tiếp xúc như thế này hoặc cô bác cứ mạnh dạn viết thư, thường xuyên liên hệ với chúng tôi cung cấp thông tin về tham nhũng...Bà con cứ nêu đích danh cụ thể...Riêng tôi..thấy đồng chí X" !

Dân kêu vì  chính Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đã nhìn nhận trong bài viết tháng 11/2015: “ Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, không có nhiệm kỳ nào Trung ương Đảng không có nghị quyết về xây dựng Đảng, về đổi mới chỉnh đốn Đảng, về công tác cán bộ. Nhưng có một điều hết sức quan ngại là chúng ta đã tiến hành thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, với nhiều biện pháp, nhiều cuộc vận động nhưng kết quả vẫn còn khá khiêm tốn. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi mà thậm chí có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng.” (trích báo Nhân Dân, 20/11/2015).

Sự mất lòng tin lớn nhất của dân vào đảng trước ngày Đại hội XII là tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, tinh vi và phức tạp.
Trong suốt thời gian có cuộc khủng hoảng Trung Quốc đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 15/7/2014, Quốc hội không dám ra Nghị quyết lên án Trung Quốc. Các đảng bộ địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội của đảng trong Mặt trận Tổ quốc cũng không dám lên tiếng phản đối Bắc Kinh.
Ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị (16 người) đã quyết định mọi việc nên trách nhiệm hòan hoàn thuộc về họ.
Cuộc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , trong tòan đảng, tòan dân bắt đầu từ ngày 03-02-2007, vì vậy đã như nước đổ đầu vịt.
Từ năm 2007, Đảng đã nâng cấp Tham nhũng từ “tệ nạn” lên  “quốc nạn”. Mánh khóe tham nhũng càng ngày càng tinh vi, phức tạp. Hang cùng ngõ hẻm nào trong hệ thống cũng có tham nhũng sống chung với dân.  Chúng cười vào mũi Lãnh đạo và thách đố nhân dân đi tố cáo.
Kẻ tham nhũng không đơn độc mà đã được tổ chức thành các “nhóm lợi ích” để cùng nhau chia phần, có tổ chức, tập đòan bao che cho nhau và bảo vệ nhau.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang là người bạo miệng than phiền về nạn  tham nhũng hơn ba lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng.
Từ năm 2013, Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nói nhiều câu ấn tượng về tình trạng  tham nhũng lãng phí, nhưng giải quyết thì không thấy.
Đối với ông Sang thì cứ mỗi lần về Sài Gòn tiếp xúc với cử tri là cả nước được  nghe ông  ta thán tham nhũng như người đứng  ngoài nhìn vào.
Từ tháng 10 năm 2014, ông Sang đã nói với cử tri : “Chúng tôi theo dõi cũng biết tham nhũng tinh vi, không phải một người riêng lẻ mà dây mơ rễ má, nó hình thành nhóm xâu chuỗi, bao che, bảo vệ cho nhau.”  (báo Tiền Phong, 15/10/2014)
Một năm sau thì sao,  hãy bắt đầu với phát biểu của ông Sang ngày 5/12/2015. Ông nói : “Nhà nước đã thực hiện rất nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng nhưng hiện vấn nạn này còn “hết sức nghiêm trọng”. Trước thềm đại hội Đảng, vấn đề này càng nóng bỏng và gay gắt….Trong phòng chống tham nhũng chúng tôi thấy chưa làm tròn trách nhiệm của mình".
 “…. điều đáng buồn nhất là nhìn vào bảng xếp hạng tham nhũng của Việt Nam so với thế giới.
"Xấu hổ lắm!Tại sao nước mình anh hùng, oanh liệt trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm qua mấy ngàn năm mà tệ nạn tham nhũng thì đứng trên 100? Tôi cảm thấy không chấp nhận được".(Zing.VN, 5/12/2015).
Theo lời ông Sang thì khi ông tham gia 6 đại hội đảng bộ địa phương thì thấy “nơi nào cũng đánh giá là thành công rực rỡ nhưng tiếp xúc người dân ở đâu cũng kêu…Chúng ta không đến nỗi thất bại nhưng chúng ta cần nói sự thật cho người dân biết các mảng tối, yếu kém chưa phơi bày. Càng giấu thì người dân càng mất lòng tin”.
Nhưng “chúng ta” là ai ? Ông Chủ tịch nước có là một bộ phận của “chúng ta” không ? Hay là ông chỉ muốn ám chỉ đến trách nhiệm của người khác và những người đứng đầu các cơ sở đảng, tổ chức từ địa phương lên đến trung ương ?
Trách nhiệm của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  ở đâu trong các “mảng tối” này ?
Chuyện dân mất niềm tin vào đảng thì đã có từ lâu ai cũng biết, nhưng ai trong Lãnh đạo phải có trách nhiệm nói thật  với dân ?  Chẳng nhẽ ông Chủ tịch nước cũng bị che giấu như dân nên ông mới đòi phải minh bạch ?
Một trong nhưng nơi phát sinh và nuôi dưỡng tham nhũng là các Tổng Công ty của Nhà nước. Báo điện tử Zing.VN tường thuật:” Về các tổng công ty, tập đoàn nhà nước, Chủ tịch nước cho rằng dù những nơi này nhận được nguồn vốn lớn và có nhiều ưu đãi, đạt nhiều thành tựu, đóng góp ngân sách giải quyết việc làm... Tuy nhiên, một số nơi còn tình trạng hoạt động kém hiệu quả và còn tham nhũng, tiêu cực.”
Theo Zing.VN thì : “ Tổ chức Minh bạch Thế giới, năm 2014, chỉ số tham nhũng của Việt Nam đứng thứ 119/174 quốc gia, vùng lãnh thổ với 31 điểm (năm 2013 là 116/177). Tại Châu Á, Singapore là quốc gia đạt vị trí cao nhất là thứ 7 trong khi Đan Mạch, New Zealand và Phần Lan là ba nước đạt thứ hạng trong sạch nhất.”
Ngày 02/12/2014, ông Sang cũng đã nói với dân Sài Gòn: “Nghị quyết của Đảng, luật của Quốc hội về phòng chống tham nhũng đã có, nhưng trong thực tế rõ ràng chúng ta chưa ngăn chặn được nạn tham nhũng. Tôi mong các cô bác anh chị khi họp tổ dân phố, đoàn thể, các tổ chức khác cũng phải mạnh mẽ đấu tranh như ở hội trường này để tạo sự chuyển động thực sự. Thứ hai nữa, chúng ta nói về sức mạnh nhân dân thì vai trò giám sát phải thể hiện thực tế, phải tăng cường giám sát. Các cơ quan chức năng phải đeo đuổi đến cùng những vấn đề nhân dân đưa ra.”(báo Pháp Luật Thành phố online).
Ông Sang khuyến khích dân đấu tranh chống tham nhũng, nhưng ai bảo đảm người tố cáo không bị các quan chức trù dập ? Dân giám sát việc làm của cán bộ ư ? Đảng đã nói liên miên thông điệp “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhưng đó chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo.  Có cho ăn vàng dân cũng không dám xông mình lôi ra kẻ tham nhũng.
Ngay đến Mặt trận Tổ Quốc (MTTQ), tổ chức quy tụ hàng trăm hội đòan chính trị và xã hội của đảng được pháp luật quy định có nhiệm vụ giám sát nhà nước và cán bộ, đảng viên mà còn không dám tổ chức điều tra tham nhũng thì người dân nhỏ bé ai dám hé răng ?
Không tin cứ hỏi nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch MTTQ Phạm Thế Duyệt thì biết ngay đã có bao nhiêu vụ tham nhũng được phanh phui thành công bởi Mặt Trận ?

Quốc hội cũng có vai trò giám sát của cơ quan lập pháp đấy mà có dám tổ chức đi điều tra tham nhũng đâu, nói chi đến dân ?
Vì vậy không lạ khi dân đã được nghe ông Trương Tấn Sang nhìn nhận trong lần gặp cử tri quận 1 và quận 3 ngày 14/10/2014: “Bức xúc của dân là so với yêu cầu, thực tế vẫn chưa đạt. Tham nhũng chưa được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi nên chưa đạt yêu cầu”.
Một trong những cử tri dự buổi họp, bà Phạm Thị Cát (phường Cầu Kho, quận 1) nói với ông Sang:” Tôi tham gia cách mạng từ năm 1960, tố cáo chống tham nhũng rất nhiều và cũng mất rất nhiều. Mỗi lần nộp đơn, tôi như quả bóng, còn các cơ quan từ địa phương đến trung ương trở thành cầu thủ đá qua, đá lại.”  (báo Tiền Phong, 15/10/2014).
Tại cuộc tiếp xúc này, ông Sang còn đưa ra sáng kiến: “ Tôi đề nghị trong những cuộc tiếp xúc như thế này hoặc cô bác cứ mạnh dạn viết thư, thường xuyên liên hệ với chúng tôi cung cấp thông tin về tham nhũng.
Chúng tôi sẽ bố trí người tiếp xúc với bà con và xác minh, xử lý, góp phần đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Để tình hình này lòng dân không yên. Kết quả chưa tốt, dân gay gắt là phải. Mong bà con hết sức kiên trì, nếu phát hiện những vấn đề gì liên quan đến tiêu cực, tham nhũng thì cộng tác với nhau góp phần đẩy lùi tiêu cực".
Sau một năm, chưa thấy  bất cứ thông tin nào được Văn phòng Chủ tịch nước đưa ra xác nhận đã có hợp tác thành công giữa cử tri Sài Gòn với Chủ tịch Sang.
Ngược thời gian vào năm 2013, ông Sang thừa nhận với cử tri tham nhũng lãng phí “là một vấn đề hệ trọng”. Ông nói: “Nếu khắc phục không tốt, chống không tốt sẽ đe dọa tồn vong của chế độ, đe dọa đến sự lãnh đạo của Đảng, làm giảm sút lòng tin của người dân vào Đảng, vào chế độ”….Thật ra mà nói về văn bản đến giờ này có thiếu đâu, nhiều lắm rồi nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện không nghiêm minh.” (báo Thanh Niên,25/06/2013).