Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Chia buồn cùng bạn Tạ Thúy Kim và gia quyến

Được tin anh Lê Bá Phiếu, phu quân bạn Tạ Thúy Kim (K5) đột ngột từ trần tại BV Thống Nhất Tp.HCM sau thời gian bị trầm cảm, thứ 6, ngày 29/5 ( Nhằm  ngày 12 tháng Tư năm Tân Tỵ), một nhóm các bạn K5 gồm Công Kỳ, Quang Trung, Chu Cường, Minh Đức (và vợ ) đã thay mặt toàn thể K5 trong Nam, ngoài Bắc đến tư gia chia buồn cùng bạn Thúy Kim và gia đình. .



Nói chuyện với bạn Thúy Kim về trường hợp qua đời của anh Lê Bá Phiếu chúng tôi được biết. Anh Phiếu sinh năm 1936 tại quê (Quảng Trị) , nguyên là CB Bộ Nông Nghiệp, anh nghỉ hưu và định cư cùng vợ con ở Q. Tân Bình Tp.HCM . Anh Phiếu vốn có sức khỏe tốt, tính tình hòa thuận. Với gia đình anh là người chồng và người cha mẫu mực. Với chính quyền sở tại và hàng xóm láng giềng anh được mọi người quý trọng , Chính chính quyền và nhân dân khu phố nơi anh ở đã đề nghị với gia đình không quàn anh tại BV hay nhà tang lễ, mà lưu lại ở gia đình mấy ngày để bà con được tới viếng anh. Tất cả các công việc tang lễ mọi người sẽ chung tay góp sức.Họ coi đây chính là nghĩa cử cuối cùng của bà con dành cho người mà họ kính trọng .
Về căn bệnh trầm cảm dẫn đến tử vong đột ngột của anh Lê Bá Phiếu được cho là xuất phát từ sự ra đi của người anh ruột anh Phiếu- tức là ông Lê Bá Đảng,, họa sĩ Việt kiều nổi tiếng  thế giới đang sống ở Huế, khiến người em vô cùng đau đớn dẫn đến sốc nặng rồi trầm cảm. 
Anh Lê Bá Phiếu mất hồi 13h20 ngày 26/5/2015 tại BV Thống Nhất Tp.HCM .. Sáng 30/5 (7h30) sau lễ động quan, thi hài anh được đưa về an táng tại  nghĩa trang Hoa Viên ( Bình Dương). Trong số người thân cùng bạn Thúy Kim đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng, được biết có bạn Lê Nguyệt Nga ( bạn cùng K5) và cô em họ Hoàng Phụng Mỹ (K4 từ HN  mới bay vào ).
Bạn Thúy kim nhờ chúng tôi chuyển lời cám ơn của bản thân và gia đình tới tất cả các bạn cùng Lớp, cùng trường đã quan tâm, chia sẻ, động viên an ủi bạn và 2 cháu trước đau thương mất mát to lớn này.( Quang Trung -Calathau viết tin và chụp ảnh )
------------------------------------------------------------------
( Thông tin này đáng ra phải xuất hiện sớm hơn trên Blog LSQL, song vì người trông coi đình Làng gặp sự cố đường truyền wifi nên "bất khả kháng". Xin các cụ thông cảm. ! Đa tạ các cụ ! )

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

PHẢN BÁC BÀI VIẾT XUYÊN TẠC LỊCH SỬ TRƯỜNG TA .


MỘT SỰ BẤT TÍN VẠN SỰ BẤT TIN !

(Thư ngỏ gửi trang Blog “ Dân làm báo”)

Thường thì ít ai tranh cãi về các nội dung trên các trang Blog cá nhân, vì đó là nơi tự do bộc lộ ý riêng của từng người hay nhóm người. Tuy nhiên trang Blog của quý vị có khá nhiều độc giả thuộc một số tầng lớp nào đó, nên các bài viết trên trang Blog của quý vị cũng có sức lan truyền thông tin nhất định. Vì vậy thật là đáng tiếc nếu quý vị đăng những bài hoàn toàn bịa đặt và dựng chuyện nhảm nhí.

 Vừa qua, trên trang mạng ”Dân làm báo
 “ của quý vị xuất hiện một chuỗi  bài viết ký tên  Huỳnh Tâm  tập trung nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thật là vô nghĩa và vô ích nếu bàn luận về nội dung những bài này.

Tuy nhiên lý do chúng tôi viết thư này là vì trong bài số 22
danlambaovn.blogspot.com/2015/05/ho-chi-minh-mot-gian-iep-hoan-hao-ky-22.html#more đã trắng trợn bịa đặt và dựng chuyện quá bỉ ổi, liên quan đến những người viết thư này, như lời mở đầu của bài đã viết "…Những tuyên bố của gián điệp Lư Sơn cho thấy đảng cộng sản đã theo khuôn phép mệnh lệnh hay tín hiệu báo trước dân tộc Việt Nam chuẩn bị bước vào thời kỳ nhất định năm 2020 sẽ là một chư hầu tốt của Trung Cộng..."  Gián điệp Lư Sơn ở đây mà Huỳnh Tâm đã viết là sự kiện tồn tại (Trường) Lư Sơn Tử Đệ Học Hiệu và (Trường) Quế Lâm Dục Tài Học Hiệu . Huỳnh Tâm đã vu khống những người đã từng học tập tại cácTrường đó một cách hết sức thô bỉ. Người này vờ vịt dựa vào một số hình ảnh, danh sách bịa đặt lung tung để kết luận : đây là nơi đào tạo gián điệp cho Trung Quốc từ những năm 50 thế kỷ trước!. Mặc dù luận điệu của kẻ xuyên tạc tỏ ra rất ngô nghê, nhố nhăng, thật không xứng tầm để đối thoại , nhưng thiết nghĩ không vạch rõ sự bịa đặt, lừa đảo của những người viết và kẻ chống lưng của họ trước dư luận ,e rằng cũng có thể có những  hiểu lầm đáng tiếc. Bởi vậy, chúng tôi- một số cựu học sinh trường Thiếu nhi VN tại Quế lâm Trung Quốc ( 1951-1958-tức là  Lư Sơn Tử Đệ và Quế Lâm Dục Tài Học Hiệu trong bài viết của Huỳnh Tâm) thấy cần lên tiếng nói rõ sự thật với  một số ý chính sau đây (do khuôn khổ một lá thư nên không thể nêu hết ):

1.      Sự bịa đặt không giới hạn

-   Về tên trường :  Trong quá trình xuyên tạc, Huỳnh Tâm chỉ biết bịa ra cái tên : “Trường thiếu niên VN Lư Sơn”. Trong thực tế, chưa từng tồn tại cái trường như thế. Chỉ có một trường duy nhất được CT Hồ Chí Minh và Chính phủ VN đề nghị phía Trung Quốc cho mượn địa điểm để đưa một số học sinh VN sang học văn hóa thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp . Lúc đầu phía Trung Quốc đã chọn núi Lư Sơn, danh thắng ở tỉnh Giang Tây để làm nơi đặt trường , gọi là Lư Sơn Tử Đệ Học Hiệu, nhưng do khí hậu quá lạnh, học sinh VN không chiụ nổi. Sau một mùa đông, đành chuyển xuống Quế Lâm ( Quảng Tây )  . Từ đây xuất hiện một trường toàn  học sinh VN; phía Trung Quốc gọi là “ Quế Lâm dục tài học hiệu “. Còn phía VN chính thức gọi là “ Trường thiếu  nhi VN Quế Lâm “( 1951-1957). Như đã thấy, ngay cái tên của nhà trương bị   Huỳnh Tâm đem ra bôi nhọ cũng đã sai , vậy cũng dễ hiểu khi những điều viết ra đều là ..hoang tưởng.

-  Thí dụ : HT nói bừa rằng “ Trừơng Thiếu niên VN Lư Sơn, được thành lập năm 1951. Ngày 15 tháng 10 năm 1959, Hồ Chí Minh bí mật viếng thăm trường này”. ”. Sự thật là trường Lư Sơn chỉ tồn tại trong thời gian 6 tháng của năm 1953, vậy thì làm sao CT  Hồ  Chí Minh lại đến thăm trường vào năm 1959 được ? Và sự thật là CT  Hồ  Chí Minh chưa một lần nào đến thăm trường TNVN Lư Sơn và Quế Lâm.  Hồ Chí Minh chỉ duy nhất có một lần đến thăm khu học xá Nam Ninh vào cuối năm 1957 trong thời gian khoảng hơn một giờ nhân dịp đi dự Hội nghị các Đảng CS và công nhân Quốc tế.

- Về tổ chức đào tạo, Huỳnh Tâm cho rằng do Trung Quốc mở trường này để đào tạo gián điệp cho Trung Quốc. Sự thật là toàn bộ chương trình học tập là theo chương trình của bộ giáo dục VN. Học tập và giao lưu hoàn toàn bằng tiếng Việt, giáo viên giảng dạy văn hóa là các thày cô giáo người Việt được bộ Giáo dục chọn lọc trong số cán bộ kháng chiến cử sang. Ngưới Trung Quốc chỉ lo phần hậu cần, y tế; giáo viên Trung Quốc chỉ dạy môn tiếng Hoa như một ngoại ngữ và một số môn ngoại khóa (Múa, Thể dục, Thể Thao..) ngay cả môn âm nhạc và họa cũng do các thày cô giáo VN đảm nhận. Các lớp học 100% là học sinh VN, sống cách biệt trong ký túc xá riêng.

Như vậy, xét về chương trình, nội dung và giáo viên đứng lớp, các trường TNVN Lư Sơn, Quế Lâm là TRƯỜNG VIỆT NAM gửi nhờ địa điểm ở Trung Quốc hoàn toàn không phải trường do Trung Quốc mở ra và đào tạo.

-Trong bản danh sách 174” gián điệp xuất sắc và năng động nhất”  Huỳnh Tâm  đã cố tình liệt kê đủ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN, trong khi họ chưa hề bước chân đến  trường TNVN Lư Sơn-Quế Lâm.
- Những ví dụ điển hình :  thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng học ở trường này và đã có dịp quay về trường cũ , nhưng vào năm 1951, mới chỉ ..2 tuổi!.
 

Nực cười là lại có cả một số tên người Trung Quốc đặc biệt có tên Cao Đức Khả , người này có hai nhiệm kỳ làm tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh.

 Thậm chí đến Cụ Nguyễn Xiển, một trí thức lớn,( sinh năm 1907), nhà khoa học về Khí tượng –Thủy văn, tốt nghiệp ở Pháp trước 1945, nguyên Tổng thư ký Đảng Xã hội VN, cũng đã học trường TNVN Quế lâm năm 1953!

 -Về hình thức trình bày, rõ ràng đây là một sản phẩm quá ngô nghê, thấp kém.. Văn viết thì ngố tầu,  những đoạn dich chữ Hán ra Việt  thì cẩu thả  không chịu nổi, giống như là dịch bằng Google Trans rồi hiệu đính vội vàng, bừa bãi do  không thạo tiếng Việt.. Chắc có lẽ nhóm này chủ quan , tưởng dàn dựng ghép nối tư liệu có vẻ như thật thì ai cũng tin, nên cứ tiếp tục làm tới.

-Về tư liệu, tất cả các ảnh liên quan đến CT Hồ Chí Minh với Trường Lư Sơn Quế Lâm là hoàn toàn gán ghép. Không có ảnh nào trong đó liên quan đến trường cũng như học sinh của trường. Nhặt nhạnh những ảnh đâu đó có hình Hồ Chí Minh rồi đưa vào để chứng minh cho nội dung bài viết bịa đặt là một thủ thuật lừa đảo có chủ tâm !

2.   Cao thủ về lừa đảo dư luận

Khi tìm hiểu thêm thì mới rõ là trên Blog này ngoài bài về Trường Lư Sơn-Quế Lâm tác giả Huỳnh Tâm đã có đến hơn 22 bài liên tiếp cùng chủ đề về CT Hồ Chí Minh. Đọc 22 kỳ khác nhau trong loạt bài của Huỳnh Tâm thì mỗi kỳ một văn phong khác nhau,( đa phần đều  ngớ ngẩn), tiếng Việt thì đều ngô nghê.Tất cả đều cùng một chủ đề định sẵn với phương thức vu cáo bịa đặt để lừa bịp ly gián xã hội VN. Vì vậy nhiều cựu học sinh ngờ rằng  Huỳnh Tâm không chắc đã là một tác giả thật sự mà chỉ là một cái tên của một nhóm dựng nên bởi ngoại bang (không loại trừ có gốc Trung Quốc)  biết sơ sơ tiếng Việt, thực hiện mưu đồ chính trị của ngoại bang để phá hoại đất nước và dân tộc Việt Nam, đi đến thôn tính VN . Bởi xét về mặt quan hệ cá nhân, những người từng học ở trương TNVN Lư Sơn-Quế Lâm không có lý do gì gây thù oán với một người có tên Huỳnh Tâm.

  Đây chính là lý do khiến chúng tôi, những người tự ấu thơ đã lớn lên trên đất Trung Hoa, dù rất biết ơn người dân Trung Hoa đói khổ lúc đó đã nhường cơm sẻ áo nuôi chúng tôi, cũng  không thể không lên tiếng nhằm cảnh báo tất cả những ai còn tin vào “16 chữ vàng, 4 tốt v.v.” của nhà cầm quyềnTrung Quốc hiên nay cùng những trang mạng ngây thơ, cực đoan theo họ làm tan nát dân tộc Việt. Bản chất của họ không bao giờ thay đổi, chỉ có thủ đoạn là ngày càng nham hiểm,tinh vi  hơn mà thôi, thậm chí không ngần ngại khóac áo chống cộng kịch liệt…kể cả những thủ đoạn ném đá dấu tay bần thỉu nhất.



3- Kết luận.

Quý vị nhất định cũng biết rằng, trong cộng đồng những người bình thường thì dân gian đã nói “Một sự bất tín, vạn sự bất tin.” Cho nên , chỉ cần chỉ ra sự bịa đặt nhảm nhí trong bài số 22 này của Huỳnh Tâm đăng trên trang Blog của quý vị, thì liệu còn ai có thể tin cậy vào cả loạt hơn 22 bài liên tiếp của quý vị nữa. Có chăng chỉ là những người bất bình thường. Chẳng lẽ tiêu chí của trang Blog “Dân Làm Báo” là nhắm đến những người thần kinh bất bình thường sao?

Nghe nói sau bài số 22 này , các vị còn cho đăng tiếp nay đã đến bài số 24 cùng chủ đề rồi thì phải. Phải chăng là  quý trang đang sử dụng phương pháp của J.Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền của Hitler:

Es wäre nicht unmöglich, mit ausreichender Wiederholung und einer psychologischen Verständnis für die Sorge, dass ein Quadrat ist in der Tat ein Kreis Menschen zu beweisen.“( “It would not be impossible to prove with sufficient repetition and a psychological understanding of the people concerned that a square is in fact a circle.” Tạm phỏng dịch:
 Với sự hiểu biết  tâm lý và cứ nói đi nói lại mãi thì cũng không khó để làm cho con người nhìn một hình vuông mà vẫn  tin đó là hình tròn). Câu phát ngôn này của J. Goebbels là kim chỉ nam cho bộ máy tuyên truyền Đức quốc xã, chắc quý vị cũng không lạ gì.

Chúng tôi không muốn đi quá xa vào tranh biện chính trị, âm mưu, thủ đoạn vv...và vv.. Chỉ muốn nhắc lại một câu nói của cổ nhân (Trung Hoa hay Việt gì cũng vậy) rằng:

含血喷人,先污自口 : Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu= Ngậm máu phun người, trước là làm bẩn miệng mình.



4- Vĩ thanh

Theo chuẩn mực văn minh trong tranh luận, trang Blog của chúng tôi đã đăng nguyên văn bài nói trên của quý trang Blog
 tại đây. Chúng tôi tin rằng trang Blog của quý vị cũng có đủ dũng khí và văn minh để đăng nguyên văn thư này của chúng tôi trên trang mạng của quý vị. Chúng tôi hy vọng vài ngày tới, sẽ được đăng lại thư này trên trang của chúng tôi dẫn nguồn từ trang Blog của quý vị.



Ký tên: Kỳ Vĩnh Hưng  
kyvinhhung29@yahoo.com

Trang Web:
 http://lusonquelam.blogspot.com/

Liên lạc:

lusonquelam2012@gmail.com

cc:
 kyvinhhung29@yahoo.com, htxfourone@gmail.com


(Chúng tôi gửi bản .doc theo file đính kèm thư này, để quý vị tiện sử dụng nếu cần)




Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

" Sứ mệnh lịch sử" lại ngồi chễm chệ trên vai dân tộc Việt !!!

Khi Việt Nam là chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Đông

 (Biển Đảo)Ở thời điểm hiện tại, không nghi ngờ gì về việc châu Á Thái Bình Dương sẽ trở thành tâm điểm của thế giới ít nhất là trong nhiều năm sắp tới. Đây là khu vực tiềm tàng nhiều xung đột ở quy mô lớn hơn gấp nhiều lần so với khu vực nóng nhất thế giới trong 15 năm qua là Trung Đông. Bài viết trên trang Diplomat, trích dịch:
Châu Á – Thái Bình Dương hội tụ những nền kinh tế lớn nhất và năng động nhất châu Á và trên cả thế giới và đây cũng đang là khu vực đông dân nhất hành tinh. Châu Á – Thái Bình Dương vì thế sẽ là bàn cờ lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21, khi nó còn đang thu hút những cường quốc hàng đầu trên thế giới tập trung về đây. Nhưng, điều đáng ngạc nhiên nhất, là chìa khóa cho cả bàn cờ mênh mông và phức tạp này lại là Việt Nam.
Trước đó, khi Trung Quốc đóng cửa trong gần ba mươi năm dưới thời Mao Trạch Đông và kể cả sau khi nước này mở cửa nhưng chưa thu được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thì châu Á – Thái Bình Dương rất yên bình. Không có quốc gia nào đủ lớn và đủ mạnh để có ý định mở rộng ảnh hưởng và thâu tóm quyền lực trong khu vực. Nhưng tất cả đã thay đổi sau khi kinh tế Trung Quốc phát triển và bắt đầu thay đổi thái độ với các nước láng giềng.
Một trong những yêu cầu phi lý nhất mà Bắc Kinh đưa ra là đòi hỏi quyền làm chủ phần lớn lãnh hải trong khu vực biển Đông, vốn được coi là yết hầu của tuyến đường biển qua eo Malacca. Một khi đạt được tham vọng cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ là quốc gia quan trọng nhất ở toàn bộ khu vực.


Vậy mục đích lớn nhất của Trung Quốc trong tương lai là gì? Đó là soán vị trí của Mỹ để trở thành siêu cường lớn nhất toàn cầu. Nhưng để đạt được điều đó, Trung Quốc cần trở thành quốc gia lãnh đạo châu Á trước. Trong ý nghĩa đó, mục tiêu làm chủ được biển Đông đối với Trung Quốc quan trọng hơn nhiều so với những tranh chấp ở biển Hoa Đông với Nhật Bản.
So với khu vực Đông Bắc Á chỉ có hai quốc gia lớn nhất là Triều Tiên và Nhật Bản, thì Đông Nam Á với hàng chục quốc gia mới là bàn đạp mà Trung Quốc cần để trở thành quốc gia lãnh đạo châu Á. Một khi đã mở rộng ảnh hưởng xuống các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc có thể tiếp tục mở rộng ảnh hưởng sang khu vực Nam Á và Trung Đông là những khu vực quan trọng còn lại của châu Á. Con đường để trở thành nước lãnh đạo châu Á của Trung Quốc là Nam tiến, chứ không phải Đông tiến.
Vì thế, muốn ngăn chặn một sự trỗi dậy và mở rộng quyền lực của Trung Quốc trong tương lai, điều quan trọng nhất là phải ngăn chặn khả năng Nam tiến của Bắc Kinh. Và chìa khóa để làm điều này lại nằm ở Việt Nam. Những nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới quan tâm tới vấn đề châu Á – Thái Bình Dương như Mỹ hay Ấn Độ đã sớm nhận ra rằng việc một ASEAN liên kết lại với nhau để ngăn chặn Trung Quốc là điều không khả thi.
Những nước không hoặc ít có dính líu đến tranh chấp ở biển Đông như Malaysia hay Indonesia sẽ không thiết tha với việc nỗ lực cản bước Trung Quốc. Chỉ có hai quốc gia hội đủ những điều kiện cần thiết để trở thành chìa khóa cho vấn đề là Việt Nam và Philippines – những nước nằm ở phía Nam Trung Quốc và đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm lãnh thổ trên biển Đông.
Việt Nam, vì thế đang được xem là cánh cửa mở ra cho các cường quốc tham gia vào vấn đề châu Á Thái Bình Dương với mục đích đảm bảo ổn định ở khu vực. Ấn Độ là một ví dụ. New Delhi từ lâu đã quan tâm đến vấn đề ở biển Đông và thậm chí đã xuất hiện trong một số hội nghị có liên quan, nhưng Ấn Độ vẫn chưa có tiếng nói chính thức trong vấn đề tranh chấp ở khu vực. Người đã chủ động mời và chấp nhận cho Ấn Độ thể hiện tiếng nói của mình ở khu vực là Việt Nam khi một tuyên bố chung giữa Việt Nam và Ấn Độ về vấn đề biển Đông được chính thức đưa ra vào năm 2014.


Tương tự là Mỹ. Dù Mỹ đang là đồng minh của Philippines và sẵn sàng bảo vệ lợi ích cho đồng minh của mình, nhưng Mỹ vẫn chưa có tư cách pháp lý để chính thức tham gia vào cuộc tranh chấp. Hiệp ước đồng minh với Philippines chỉ giúp Mỹ lên tiếng trong những vấn đề có sự hiện diện của nước này. Để có thể cất lên tiếng nói trong những vấn đề ở khu vực, Mỹ cần lời mời từ một quốc gia trong khu vực, và quốc gia muốn Mỹ tham gia nhất ở thời điểm hiện tại không ai khác ngoài Việt Nam.
Trên bàn cờ địa chính trị, Việt Nam vì thế đang là chìa khóa quan trọng nhất trên toàn bàn cờ, vì đây là quốc gia đóng vai trò đầu mối liên kết các quốc gia trong khu vực với các cường quốc trên thế giới lại với nhau. Chiến lược của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương thiên về giải pháp quân sự hơn là chính trị. Việc bật đèn xanh cho Nhật Bản tái vũ trang và tăng cường quan hệ quốc phòng giữa các đồng minh của Mỹ trong khu vực để tạo thành một vành đai vây quanh Trung Quốc, chủ yếu hướng đến việc ngăn chặn khả năng Trung Quốc dùng vũ lực để mở rộng ảnh hưởng.
Còn việc ngăn chặn bằng những biện pháp phi vũ lực thì những liên kết giữa các cường quốc trên thế giới và các nước trong khu vực mà Việt Nam đang tạo nên có vai trò cốt yếu hơn. Nó cho phép những cường quốc ở ngoài khu vực như Mỹ và Ấn Độ có thể tham gia sâu hơn và có tiếng nói hơn vào những vấn đề trong nội bộ khu vực để ngăn chặn và gây sức ép đối với Trung Quốc.
Thậm chí về phương diện quân sự, Việt Nam cũng đang là chốt chặn quan trọng nhất. Hệ thống liên minh của Mỹ ở khu vực chỉ có tác dụng tạo một vành đai quân sự vây quanh Trung Quốc, nhưng xét về tốc độ phản ứng, những liên minh quân sự kiểu này luôn phản ứng khá chậm chạp và chỉ thích hợp cho một cuộc chiến kéo dài. Còn với những chiến dịch chớp nhoáng thì không.
Điều cốt yếu là phải ngăn chặn khả năng Trung Quốc dùng một cuộc chiến chớp nhoáng để đoạt lấy những hòn đảo quan trọng nhất trên biển Đông và biến mọi sự thành việc đã rồi. Bản thân các hạm đội Mỹ không thể luôn có mặt tại khu vực này. Một khi Trung Quốc đã làm chủ được biển Đông thì những kế hoạch ngăn chặn của Mỹ và các đồng minh sẽ không còn nhiều ý nghĩa. Việt Nam là nước duy nhất có đủ tiềm lực quốc phòng để ngăn chặn một chiến dịch chớp nhoáng như vậy, và ngăn chặn Trung Quốc phá vỡ thế cờ ở khu vực.


Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Bạn bè Hà Nội liên hoan tiễn cụ Tiến Hoàn chuyển nhà vào Tp.Hồ Chí Minh

Cụ Tiến Hoàn đã có 1 quyết định mang tính "lịch sử" : theo gia đình con trai rời Hà Nội vào sinh sống tại Tp.HCM . được biết, việc bán nhà, mua nhà cùng chuyển phần lớn đồ đạc từ HN vào Tp.HCM đã được hoàn tất trong 1 thời gian ngắn . Chỉ riêng việc này thôi đã đủ minh chứng cho nghị lực của bạn chúng ta khi đã  bước vào tuổi  "xưa nay hiếm" !
Xin chúc cụ và gia đình sớm ổn định mọi mặt công việc riêng, chung và luôn gặp thuận lợi ở nơi định cư mới !

 
 Trưa hôm qua, 25/5/2015 các bạn Internat tổ chức liên hoan chia tay bạn Tiến Hoàn

   Trưa nay 26/5/2015 các bạn K5 Trường TNVN (LSQL) cũng tổ chức liên hoan tiễn bạn Tiến Hoàn .
-----------------------------------
1/Mời vào đọc thông tin chi tiết và xem nhiều hình ảnh trên Blog Lê Tiến Hoàn và tại facekook Lê Tiến Hoàn Tại đây
2/ Và bài viết mới nhất của Công Lý ( Thạch Quân) Tại đây

TƯ LIỆU LS : CUỘC TRẢ LỜI PV CUỐI CÙNG CỦA BẢO ĐẠI (Phần 2)


Phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời .

                                                          (Xưa và Nay số 456 tháng 2 năm 2015)
Cuộc phỏng vấn này đã được phát trên truyền hình Pháp nhiều lần, hoàng nữ Phương Thảo (con của bà Bùi Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại) đã thu được và cung cấp cho tôi, kỹ sư Bùi Hữu Lân (cựu sinh viên Đại học Bách khoa Pháp) và ông Nguyễn Đắc Xuân chuyển qua Việt ngữ. Xin trích một đoạn sau đây để bạn đọc tham khảo về những sự kiện cách nay 70 năm.
- Frédéric Mitterand : Và ngài đã đi Hà Nội để gặp cụ Hồ Chí Minh. Điều kỳ lạ là cụ Hồ Chí Minh đối xử với ngài với một sự cung kính đặc biệt?
- Bảo Đại : Vâng, xin đừng quên rằng cụ Hồ xuất thân từ một gia đình quan lại. Và cụ đã đối xử với tôi như tôi còn làm vua. Cụ cấm những người xung quanh cụ gọi tôi bằng đồng chí, bằng những tên gọi của giai cấp vô sản, và luôn luôn gọi tôi là Hoàng thượng.
- Frédéric Mitterand : Cụ Hồ Chí Minh mời ngài làm cố vấn tối cao của Chính phủ?
- Bảo Đại: Vâng, lúc đó không một lý do gì để mà từ chối bởi vì mọi người Việt Nam đều theo Cụ. Điều chúng tôi muốn, là nước nhà phải được độc lập. Tôi muốn làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ. Mọi người Việt Nam đều muốn ủng hộ chính phủ ấy để tranh thủ một nền độc lập thật sự.

- Frédéric Mitterand : Ngài đã ở gần cụ Hồ Chí Minh, cụ ấy đã cho ngài cảm tưởng thế nào của cụ ấy? Nay đã qua một thời gian dài, cảm tưởng ấy có thay đổi nhiều không?
- Bảo Đại: Không, không thay đổi. Tôi luôn luôn xét cụ Hồ Chí Minh ngoài cái tư tưởng cộng sản của ông ấy. Ông hãy nhớ đại hội Tours, cụ Hồ ở Pháp lúc ấy. Rồi cụ đi Moscou để lập đảng Cộng sản Việt Nam.
- Frédéric Mitterand : Nhưng đối với ngài, cụ Hồ cũng là một nhà ái quốc?
- Bảo Đại : Đối với tôi, còn hơn thế nữa, đó là một người có tinh thần quốc gia. Cụ là một người yêu nước. Tiếc thay sau lưng cụ có một ủy ban, là Xô viết tối cao, gồm có vài người Ba Lan, người Nga, bắt buộc cụ phải tiến tới.
- Frédéric Mitterand : Trong cuốn sách của ngài, không thấy có một lời buộc tội khắt khe nào đối với cụ Hồ. Ngài quý trọng cụ Hồ? Và cũng thế, quả là rất ngạc nhiên khi thấy cụ Hồ không bao giờ công kích ngài?
- Bảo Đại : Không, không có lý do gì để tôi công kích Cụ ấy. Ban đầu, tôi còn ủng hộ Cụ ấy nữa. Cố gắng đưa nước nhà thoát khỏi chiến tranh, vì chúng tôi đã khổ vì chiến tranh.
- Frédéric Mitterand : Một sự kiện lạ lùng. Có lúc cụ Hồ đã nghỉ đến việc trao lại quyền hành cho ngài?
- Bảo Đại : Nhưng việc này chính tự tay cụ Hồ. Một hôm cụ Hồ đến gặp tôi. Trước đó, cụ đã gọi điện thoại, Cụ nói sẽ đến gặp tôi. Tôi tưởng Cụ ấy ốm. Cụ nói với tôi: “Không có, tôi muốn ngài nắm lại chính quyền”. Tôi hỏi : “Tại sao?”. Cụ nói : “Tôi bị để ý quá, tôi quá đỏ, tôi cảm thấy không được Đồng minh tín nhiệm”. Tôi tưởng Cụ đùa. Cụ nói : ‘Không có, ngài hãy trình diện một chính phủ vào cuối ngày hôm nay”. Trong ngày tôi đã có nhiều cuộc tiếp xúc, cho đến chiều thì cụ Hồ gọi lại cho tôi. Cụ nói : “sau khi đã suy nghỉ kỷ lại, xin ngài bỏ qua cho tôi chuyện vừa qua. Trước cái khó khăn của hoàn cảnh này, tôi không có quyền đào nhiệm”. Tôi nói : “Vậy thì xin Cụ hãy tiếp tục”.
Bế mạc "Tuần lễ vàng" tại Nhà hát lớn Hà Nội, Cựu hoàng Bảo Đại lúc này
là cố vấn Vĩnh Thuỵ lên cổ vũ đấu giá tấm hình Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
khi đồng bào quần chúng nhân dân tề tựu ngoài quảng trường chờ đón kết quả

- Frédéric Mitterand : Quả là quá ngạc nhiên., rất xúc động khi thấy có sự đoàn kết cao như vậy. Tại sao cuộc thương thuyết với nước Pháp bị bế tắc? Phải chăng lỗi hoàn toàn về phía Pháp?
- Bảo Đại : Hãy bắt đầu với Hiệp ước ngày 6-3. Ký giữa Sainteny và cụ Hồ. tôi biết rõ hiệp ước ấy vì tôi đã soạn thảo với cụ Hồ. Hiệp ước ký xong thì tôi đi Trung Quốc. Sau đó là Hội nghị Fontainebleau. Khi cụ Hồ sang Pháp. Hội nghị không đạt kết quả gì, vì mỗi bên đều giữ vững lập trường của mình. Không ai muốn thương lượng thật sự, phía Pháp cũng như phía Việt Nam.
- Frédéric Mitterand : Tôi tưởng tượng có những trang “tít” trên các báo. Ngài đã trở nên một ông vua “đỏ”?
- Bảo Đại : Hoàn toàn không như vậy. Mọi người gọi tôi là công dân Vĩnh Thụy. Chỉ có thế.
- Frédéric Mitterand : Lúc ấy ngài biết gì về chủ nghĩa cộng sản? Ngài đã nắm hết chủ nghĩa cộng sản?
-Bảo Đại : Không, tôi biết rất ít.
- Frédéric Mitterand : Trong khoảng thời gian hai năm ấy, ngài đã ở bên cụ Hồ, và ngài đã giúp cho cụ Hồ nhiều việc quan trọng. Nếu phải lặp lại việc này hôm nay, ngài cũng sẽ lặp lại chăng? Ngày nay ngài đánh giá việc này thế nào?
- Bảo Đại : Còn tùy. Nếu là vì hạnh phúc của thần dân tôi, tôi cũng sẽ làm.
- Frédéric Mitterand : Nhưng việc này có phục vụ dân không?
- Bảo Đại : Tôi không nghỉ như vậy.
- Frédéric Mitterand : Chiến tranh thực sự bùng nổ giữa Pháp và Việt Minh, một cuộc chiến ác liệt, gian khổ. Ngài là một người lưu vong. Ngài không còn gì trong tay cả. Tuy vậy, lần hồi, ngài lại được công luận chú ý, nhất là các người Pháp đã biết ngài, và đông đảo người Việt Nam muốn độc lập, nhưng không muốn cộng sản?
- Bảo Đại : Để nói cho rõ hơn, sau khi đô đốc d’Argenlieu mãn nhiệm kỳ. Ông Bollaert sang Đông Dương với chỉ thị của Paris là gắng khôi phục hòa bình. Dưới hình thức nào? Kêu gọi tất cả những người đang chiến đấu chống Pháp, và những người quốc gia đang đứng ngoài cuộc chiến lúc ấy, có nhiều người Việt Nam đã nghỉ đến tôi. Ông Bollaert đã đứng ra kêu gọi qua bài diễn văn nổi tiếng đọc ở Hà Đông, trong bài diễn văn này ông đã nói đến hai chữ Độc lập, nhưng không nói bằng tiếng Pháp, mà bằng tiếng Việt. Lúc đó, tôi có tiếp một ông sứ giả của ông Bollaert, người này nói với tôi như sau : “Ngài phải đáp lại lời kêu gọi của ông Bollaert. Nếu ngài không trả lời, cụ Hồ Chí Minh sẽ trả lời và sẽ qua mặt ngài”. Tôi đáp :” Tôi rất muốn thế, tôi chờ cụ Hồ trả lời vì quý ông đã nhắm vào cụ Hồ mà kêu gọi”. Sau một thời gian, vì không ai đáp lại lời kêu gọi của ông Bollaert và vì đã có nhiều người quốc gia muốn tập hợp lại và khẩn khoản xin tôi tiếp xúc với đại diện nước Pháp, trong bối cảnh đó, tôi đã chấp thuận gặp ông Bollaert ở vịnh Hạ Long. Đó là lần tiếp xúc đầu tiên.
- Frédéric Mitterand : Thời gian tiếp xúc có lâu không?
- Bảo Đại : Thời gian tiếp xúc là một ngày. Ông Bollaert muốn tuyên bố Thống nhất – Độc lập. Nhưng ngược lại, ông đưa ra nhiều tu chính án hoàn toàn không phù hợp với tôi.
- Frédéric Mitterand : Và ngài đã bác bỏ?
- Bảo Đại : Do đó tôi đã từ giã ông ta. Tôi nói với ông ta rằng, tôi chỉ gặp ông với tư cách cá nhân. Nước tôi và nhân dân tôi không cho tôi một ủy nhiệm gì, để ký bất cứ điều gì cả. Ông Bollaert đáp : “Đây là lần tiếp xúc đầu tiên”.
- Frédéric Mitterand : Điều gì đã khiến cho ngài trở về nước?
- Bảo Đại : Đối với tôi, đây là một cơ hội mà tôi có thể nói là lịch sử. Bởi vì có một điều mà ít người Việt Nam biết đến, đó là tôi phải chuộc lại lỗi lầm của tổ tiên tôi: để mất sáu tỉnh Nam Kỳ.
- Frédéric Mitterand : Đất Nam Kỳ, đó là các vùng Alsace-Lorraine của nước Việt Nam?
- Bảo Đại : Đúng vậy.
- Frédéric Mitterand : Sau cùng, ngài đã chấp thuận trở về nước. Kỳ này đã tranh thủ được Độc lập và Thống Nhất?
- Bảo Đại : Không, không phải ở vịnh Hạ Long mà tôi tranh thủ được Độc lập, mà chính là sau khi ông Bollaert ra đi, kể từ năm 1949, tôi đạt được các thỏa hiệp đầu tiên với Tổng thống Pháp Auriol. Không phải giống như các thỏa hiệp ngày nay, mà là trao đổi văn thư.
- Frédéric Mitterand : Một tình trạng thật lạ lùng. Ngài đã là vua, ngài đã là ông Vĩnh Thụy, đại biểu quốc hội thời Hồ Chí Minh, và ngài đã trở về với tư cách đứng đầu một nhà nước. Nhà nước đó có hình thức thế nào? Ngài là Đức Bảo Đại – Tổng thống nước cộng hòa?
- Bảo Đại : Không, không phải tổng thống vì lúc ấy chưa xác định được thể chế. Tôi tự phong tôi là Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam. Tôi nói với nhân dân Việt Nam rằng : Khi tôi đã làm xong nhiệm vụ của tôi, tức là cụ thể hóa nền độc lập, xây dựng lại đất nước, đến lúc đó, chính nhân dân sẽ chọn lấy chế độ mình muốn. Tôi không chủ trương một chế độ nào cả. Tôi chỉ tự phong một cách đơn giản là Quốc trưởng thôi.

Ảnh : Tháng 3/1949 Bảo Đại về nước và đến ngày 1/7/1949 thì được tấn phong làm Quốc trưởng trong Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam

- Frédéric Mitterand : Nền độc lập đầu tiên, có người đã trách ngài rằng đó là nền độc lập của Nhật; còn lần này ngài sẽ không bị mang tiếng rằng đó là độc lập của Pháp?
- Bảo Đại : Hoàn toàn không. Người Pháp đã thương lượng thực sự với tôi. Độc lập. Thành lập quân đội Quốc gia. Tôi đã có đại diện ngoại giao ở nhiều nước khác. Rất nhiều nước đã thừa nhận chúng tôi.
- Frédéric Mitterand : Ngài có nhiều bạn trong chính phủ Pháp. Ngài có những bạn trung thành với ngài không?
- Bảo Đại : Tổng thống Auriol là một người rất thông cảm với tôi và đã giúp tôi rất nhiều. Bộ trưởng ngoại giao, ông Bidault.
- Frédéric Mitterand : Tổng thống Auriol, một đảng viên Đảng Xã hội, cựu Bộ trưởng trong mặt trận bình dân. Ngài có mâu thuẫn với những ai đã nắm được lịch sử?
- Bảo Đại : Ông ấy là đảng viên đảng Xã hội, việc này không có gì quan trọng với tôi cả, miễn là qua ông ấy, tôi đạt được các nguyện vọng của nhân dân tôi. Đó là điểm chính yếu.
- Frédéric Mitterand : Ngài trở về Việt Nam, và trong vai trò của ngài, ngài đã được dân chúng đón tiếp nồng nhiệt. Ngài rất được lòng dân vào thời đó. Việc này diễn tiến ra sao?
- Bảo Đại : Tôi chưa bao giờ cần mưu sự đắc nhân tâm. Tôi trở về nước để làm một nhiệm vụ với đất nước và nhân dân Việt Nam.
- Frédéric Mitterand : Thành lập Quân đội Quốc gia, đây là một việc rất quan trọng đối với ngài?
- Bảo Đại : Đáng tiếc là đã có một sự chậm trễ. Phải chờ cho đến lúc có tướng De Lattre mới thành lập được quân đội của tôi. Tướng De Lattre đã hiểu là phải có một quân đội Quốc gia.
- Frédéric Mitterand : Giữa De Lattre với ngài, có một quan hệ đặc biệt?
- Bảo Đại : Ban đầu có một vài va chạm giữa De Lattre với tôi, nhưng sau một thời gian, khi tôi đã thuyết phục được De Lattre rằng ngoài quân đội viễn chinh Pháp, cần phải có một yểm trợ, tức là quân đội Quốc gia. Ông ta đã hiểu ngay, ông ta đã lập nên các thành phần đầu tiên của quân đội tôi. Ông đã cho con trai ông phục vụ ở một tiểu đoàn và anh này đã chết trận.
- Frédéric Mitterand : Nhưng người Pháp trong quân đội viễn chinh đã không phải vì ngài mà chết trận?
- Bảo Đại : Những quân nhân đầu tiên, đến Việt Nam thời tướng Leclerc, nghỉ rằng họ đã chiến đấu cho nước Pháp. Dần dần, đầu óc của quân nhân Pháp cũng thay đổi. Họ đã hiểu rằng, không phải họ chiến đấu cho nước Pháp, mà họ chiến đấu cho một dân tộc, dân tộc Việt Nam, để dân tộc khốn khổ này không bị rơi vào tay cộng sản. Họ chiến đấu cho nhân loại.
- Frédéric Mitterand : Nhưng ngài cũng xót xa vì cuộc chiến tranh này, vì người cộng sản Việt Nam cũng là đồng bào của ngài?
- Bảo Đại : Đương nhiên tôi cũng hiểu rằng đây là cuộc nội chiến khốc liệt.
- Frédéric Mitterand : Cũng vào lúc ấy, phải chăng ta đã thua trên một mặt trận khác? Giới truyền thông đã hiểu rõ những gì ngài muốn làm không? Giới báo chí đã hiểu rõ những gì ngài muốn làm không? Cái thời mà người ta kể mọi thứ về vua Bảo Đại? (Biện minh)
- Bảo Đại : Tất cả điều đó đều không quan trọng. Điều quan trọng, theo tôi là giới truyển thông đã chỉ trích quân đội Pháp đang chiến đấu ở Đông Dương. Họ không hiểu vì sao các thanh niên lại đi đánh như thế. Tôi có cắt nghĩa rằng các thanh niên ấy chiến đấu vì chúng tôi. Báo chí Pháp hoàn toàn không hiểu. Thậm chí chính phủ Pháp thời đó cũng không hiểu.
- Frédéric Mitterand : Lúc ấy, ngài hay trở về Pháp. Ngài có nhiều tiếp xúc với người Pháp. Ngài có cảm thấy rằng chính sách ấy đang suy sụp? Ngài có cảm tưởng thế nào khi thấy cuộc chiến không thể kết thúc?
-Bảo Đại : Chiến tranh thời đó không có lính “nghĩa vụ” Pháp. Chỉ có lính tình nguyện. Dư luận Pháp đã rất hiểu lầm về cuộc chiến này.
- Frédéric Mitterand : Có thể thắng được cuộc chiến này không?
- Bảo Đại : Với điều kiện không phải tung ra tất cả mọi phương tiện. Tình hình khả quan cho đến lúc nước Pháp ở trong thế phải cầu hòa, từ đó mới có vụ Điện Biên Phủ. Vì sao lúc đó, đối với nước Pháp, người ta muốn chấm dứt chiến tranh. Xin ông nhớ lại chiến tranh Triều Tiên. Cần phải chấm dứt hai cuộc chiến. Từ đó, cần có cuộc họp thượng đỉnh, là Hội nghị Geneve.
- Frédéric Mitterand : Trong cuốn hồi ký của ngài, ngài có nói : “bỗng nhiên có cảm giác một sự trống rỗng”.
- Bảo Đại :Lúc ấy, quân đội của tôi chưa có khả năng hoàn toàn tác chiến. Cần phải vài năm nữa, quân đội của tôi mới có thể thay thế quân đội Pháp. Vì vậy, tôi đã nói với tướng Salan là Tổng tư lệnh thời ấy : Không nên có những cuộc hành quân lớn; không nên hy sinh nhân lực; hãy tạo một loại bình phong để tôi có thể củng cố quân đội Quốc gia, tạo cho nó khả năng tác chiến. Khổ thay, nước Pháp muốn chấm dứt cuộc chiến; tiếp theo Hội nghị Berlin là Hội nghị Geneve; người ta muốn mở rộng các cuộc hành quân, trái với những gì tôi đã yêu cầu Salan; từ đó đưa đến Điện Biên Phủ; Điện Biên Phủ là một kế hoạch đã kết thúc trong sự thảm bại (của Pháp).
- Frédéric Mitterand : Đã có quyết định đẩy nhanh trận Điện Biên Phủ. Trận Điện Biên Phủ thảm bại, khủng khiếp, nhưng có thể khắc phục được. Trên thực tế thì đã có quyết định bỏ rơi Việt Nam cho cộng sản?
- Bảo Đại : Không phải bỏ toàn thể nước Việt Nam, nhưng Geneve nước Việt Nam bị chia đôi, một phần cho cộng sản, một phần cho quốc gia. Ngoài ra, phe cộng sản được chia nhiều hơn là họ mong đợi.
- Frédéric Mitterand : Chính vì lúc đó thì ông Diệm trở lại chính trường?
- Bảo Đại : Vì Việt Nam bị cắt làm đôi, tôi không còn một vai trò nào nữa. Tôi mời ông Diệm ra cầm quyền. Vì sao ông Diệm? Vì ông Diệm đại diện cho một ý thức hệ : đó là một người công giáo có thể ngăn chặn được ý thức hệ cộng sản.
- Frédéric Mitterand : Ông Diệm trước đó đã luôn luôn bày tỏ lòng trung thành đối với ngài? Nay đã có một bước ngoặt, điều gì đã xảy ra?
- Bảo Đại : Ông ta bị giật giây bởi toàn bộ gia đình ông ta, và cũng bởi các quan thầy Mỹ. Khi tôi yêu cầu ông Diệm cầm quyền, tôi có nói việc này cho Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Foster Dulles. Lúc ấy ông ta không muốn ông Diệm. Một thời gian sau, tôi mới hiểu vì sao. Bởi vì người Mỹ chưa sẵn sàng nắm nước Việt Nam, họ muốn giữ lại vai trò ông Diệm làm dự phòng, để tung ra khi thuận tiện.
- Frédéric Mitterand :Mục đích của ông Diệm? Một chế độ gia đình trị?
- Bảo Đại : Ông không có mục đích chính xác. Dẫu sao ông ta cũng không có tham vọng dựng lên một triều đại. Ông ta muốn cai trị theo một loại độc tài con, nói đúng hơn, đó là một chế độ độc tài gia đình trị.
- Frédéric Mitterand : Ở Triều Tiên thời đó có Lý Thừa Vãn?
- Bảo Đại : Và có Magsaysay ở Phi Luật Tân.
- Frédéric Mitterand : Ngài có thấy người Mỹ chú ý đến Việt Nam? Ngài có thấy bóng dáng người Mỹ sau các sự kiện này?
- Bảo Đại : Tôi thấy rất rõ là người Mỹ muốn có mặt ở Thái Bình Dương. Chiến tranh Algerie đã bắt đầu. Người Mỹ đã làm một loại trao đổi : để cho nước Pháp giải quyết vấn đề Algerie, và nước Pháp rút chân ra khỏi Việt Nam, nhường chỗ cho nước Mỹ.
- Frédéric Mitterand : Khi Hiệp ước Geneve được ký kết, và ông Diệm lần lần cũng có quyền lực ở Việt Nam, thì ngài ở Pháp. Ngài có nghỉ chuyện trở về Việt Nam?
- Bảo Đại : Không, hoàn toàn không. Đối với tôi, thế là hết. Tôi đã nói với các đồng minh của tôi và các nước ủng hộ tôi: Vai trò của tôi đã chấm dứt, hoặc tôi là chủ từ bắc chí nam, hoặc tôi là không gì hết. Vì quý vị đã cắt đất nước của tôi làm hai, tôi sẽ cử một người đứng ra, coi phần còn lại, do đó có ông Diệm.
- Frédéric Mitterand : Ngài thấy thế nào khi ông Diệm tuyên bố nền cộng hòa sau một cuộc trưng cầu dân ý? Cảm tưởng của ngài thế nào?
- Bảo Đại : Tôi biết trước chuyện này sẽ xảy ra. Tôi hoàn toàn không bị bất ngờ, bởi vì mọi thứ đã được xếp đặt trước. Tôi không muốn nhảy xuống vũ đài để bảo vệ cái thế của tôi.
- Frédéric Mitterand : Năm 1955, ngài có nghỉ rằng chắc chắn chiến tranh sẽ tái tục, hay có thể giữ nguyên trạng trong một thời gian dài?
- Bảo Đại : Tôi đã hy vọng giữ nguyên trạng như nước Đức : Tây Đức và Đông Đức. Tôi đã nghỉ rằng miền Nam giàu hơn miền Bắc, sẽ thu hút người miền Bắc. Xui thay, sự việc xảy ra đã không phải như thế. Tôi cũng biết người Mỹ có mặt trong vụ này.
- Frédéric Mitterand : Người con bình thản trong cung điện Huế ngày xưa, bây giờ chịu đựng các phán xét tiêu cực hay sự im lặng, hay ngài đã đau khổ?
- Bảo Đại : Không, hoàn toàn không. Tôi đã trở lại thời thơ ấu, đây là một thái độ đúng. Chính nhờ cái giáo dục ấy mà tôi đã giữ được mọi sự thanh thản trong lòng.
- Frédéric Mitterand : Bây giờ, ngài đã sống tại Pháp hơn 35 năm nay, một cuộc sống giản dị, rất đứng đắn nhưng không có nhiều phương tiện. Dẫu sao cũng có nhiều người biết ngài, và rõ ràng rất thích quan hệ với ngài. Ngài đã thích nghi với đời sống ở đây như thế nào?
- Bảo Đại : Tôi đã thích nghi rất tốt với đời sống ở Pháp. Tôi đã đến đất nước này khi còn rất trẻ. Tôi cũng có thể trở về nước tôi nhưng tôi thích ở Pháp hơn bởi vì tôi biết rõ tính tình người Pháp. Tôi cảm thấy ở đây, ở Pháp, hoàn toàn như ở quê tôi.
- Frédéric Mitterand : Nhưng đồng thời hình ảnh nước Việt Nam luôn luôn hiện ra trong đời sống của ngài?
- Bảo Đại : Tôi luôn luôn nhớ đến thần dân khốn khổ của tôi.
- Frédéric Mitterand : “Tôi xa quê cha đất tổ thế là 25 năm” – Ngài đã viết như thế cách đây 10 năm- “25 năm trên đất Pháp, trên mảnh đất đã đón nhận tôi, với bao nhiêu kỷ niệm thời niên thiếu- Từ khi hoàng hậu Nam Phương qua đời, tình thương đã bị cướp mất quá sớm, và từ khi các con tôi bay xa, tôi thường là một người đơn chiếc. Tôi đã nếm qua và tôi đã sống qua những gì mà nhân dân tôi đang nếm qua và đang sống trong lúc này – nơi thì lòng bao dung, tình bằng hữu, nơi thì hiểu lầm, ác ý; sự đầm ấm khi gặp lại bạn cũ, sự lạnh lẽo của cảnh cô đơn. Trong thời gian đó, tôi luôn luôn sống theo nhịp tim của những người sống trong lo âu, bối rối. Tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ, lòng tôi luôn luôn ôm ấp cùng một nguồn hy vọng”. Rồi một ngày kia, khi vua Bảo Đại không còn nữa, ông Vĩnh Thụy không còn nữa, ở Việt Nam còn có những người tưởng nhớ đến công đức của ngài không?
- Bảo Đại : Không phải tôi là người nói đến việc này. Xin để cho nhân dân tôi phán xét, xin để cho lịch sử phán xét tôi.
----------------------------------------------------

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP

Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và 9 quốc gia khác đang hy vọng sẽ hoàn thành ký kết TPP trong năm 2015. Theo Ezlaw, TPP sẽ là một sự kiện lớn nhất xảy ra với Việt Nam trong 20 năm nay (kể từ thời điểm Việt Nam và Mỹ bình thường quan hệ hóa vào năm 1995). Bạn có biết TPP là gì ? TPP là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và Quốc tế. Bạn vẫn muốn biết rõ hơn về TPP ? Sau đây là những điều căn bản nhất mà bạn cần biết về hiệp định này

TPP Việt Nam

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản

*Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, và nhiều nước khác đang có ý định tham gia vào TPP
*TPP bắt đầu từ một thỏa thuận giữa Singapore, Chile, New Zealand và Brunei vào năm 2009, trước khi Hòa Kỳ quyết định tham gia và dẫn đầu

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

PHILLIPINES THẮNG TRUNG QUỐC TẠI LIÊN HIỆP QUỐC , CÒN VIỆT NAM ?

LIEN HIEP QUOC 

TÒA ÁN QUỐC TẾ HAGUE PHÁN QUYẾT ĐƯỜNG 9 ĐOẠN LƯỠI BÒ CỦA TRUNG QUỐC “VÔ GIÁ TRỊ!”
Phiên xử kéo dài 3 tháng, vào ngày 10/3/2015 Các thẩm phán của TÒA ÁN QUỐC TẾ HAGUE, trong đó có Thẩm phán Thomas A. Mensah (Chủ tịch), thẩm phán Jean-Pierre Cot, thẩm phán Stanislaw Pawlak, Giáo sư Alfred HA Soons, và Thẩm phán Rüdige, đã đưa ra PHÁN QUYẾT về Bản Đồ 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông (Biển Đông), hay còn được gọi là Biển Tây Philippines là VÔ GIÁ TRỊ đối với LUẬT LỆ Quốc Tế.
Bản án này rất quan trọng vì đã chứng minh rằng hành vi hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông là bất hợp pháp. Trung Quốc đã vượt quá giới hạn của nước nầy để đơn phương đưa ra bản đồ gây tranh cãi cho các nước trong vùng. Quyết định của TÒA ÁN HAGUE đã gây tổn hại danh tiếng của Trung Quốc về cách ứng xử trong khu vực, đồng thời ảnh hưởng xấu với quốc tế về tính chất tiêu cực của nước nầy.
Việc không tuân thủ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế sẽ làm cho Cộng Đồng Quốc Tế thấy rằng Trung Quốc đang tiếp tục hành động như một quốc gia hiếu chiến.
Trong bản án mà Philippines đưa ra trước Hội Đồng Thẩm Phán, lên án Trung Quốc là một kẻ bắt nạt các nước láng giềng, Trung Quốc tìm cách cưỡng chiếm các nguồn tài nguyên của họ.
Tòa án cho biết hành động của Trung Quốc không những là khiêu khích mà có thái độ gây nguy hiểm cho Hòa Bình trong khu vực.
Sau khi Trung Quốc tranh lấn đảo Scarborough Shoal, thì Philippines đã không có cách nào khác và đã kiện Trung Quốc thông qua trọng tài quốc tế.
Dĩ nhiên, điều này không chỉ là một trận đấu tại tòa án giữa Trung Quốc và Philippines, nhưng quan trọng hơn là một thách thức đối với Luật của Liên Hợp Quốc, Luật Biển (UNCLOS) được xây dựng vào năm 1982 mà Trung Quốc đã KHÔNG tuân thủ.
Quyết định của tòa án mang ý nghĩa là bây giờ Hành Động TUYÊN BỐ ĐƠN PHƯƠNG của TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ luật pháp QUỐC TẾ, các nước láng giềng trong khu vực Biển Đông có đầy đủ quyền hạn để theo đuổi và bảo vệ lợi ích của họ trên Biển Đông.
----------------------------------------------
Nguồn: Fb Thuy Trang Nguyen

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Chuyện Bác Hồ chưa từng công bố

Tượng Bác Hồ và cháu thiếu nhi đã được chuyển vào khuôn viên Nhà VHTN Tp.HCM
( ảnh tư liệu của Nguyễn Ngọc Hùng )

Người viết : HỒ BẤT KHUẤT

Tôi là người tương đối chăm đọc. Nhân dịp 125 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi muốn đọc một cái gì đấy mới mẻ, nhưng tìm mãi vẫn chưa thấy. Vậy tôi xin kể những điều chưa thấy báo chí viết.

NHỚ NHỮNG LỄ KỶ NIỆM BÌNH DỊ, ĐẦY Ý NGHĨA

Thời gian tôi công tác tại Tạp chí Cộng sản (1983 - 1993), tôi được dự 3 hay 4 lần kỷ niệm Sinh nhật Bác. Những lễ kỷ niệm đó rất bình dị, không có khẩu hiệu, không có hoa. Đúng sáng 19/5, cả cơ quan lên hội trường; những người đã từng sống, làm việc, chữa bệnh... cho Bác lên kể những câu chuyện rất đời thường. Tôi nghe được nhiều chuyện thú vị. Xin kể lại 2 chuyện.
Chuyện thứ nhất do Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, nhà báo Hồng Chương kể.
Ngày đó Tạp chí Cộng sản còn mang tên Tạp chí HỌC TẬP (từ 1955 đến 1976), trụ sở đóng tại 59 Nguyễn Du. Một lần Bác Hồ bất ngờ đến thăm. Sau khi gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ tòa soạn, Bác nói:
- Các chú nghiên cứu lý luận - chính trị, có cần phải ở tại một ngôi nhà to đẹp như thế nào không? Tạp chí có tên là HỌC TẬP, nó bao hàm ý nghĩa khiêm tốn ở đó rồi, thế mà các chú làm một cái biển to tướng treo trước cổng, có nên không?...
Bác Hồ chỉ nhẹ nhàng hỏi thế, không ra lệnh, không chỉ thị nhưng sau đó cơ quan họp lại và quyết định trả nhà 59 Nguyễn Du để làm nhà khách đối ngoại của Trung ương Đảng; tạp chí chuyển sang số 1 Nguyễn Thượng Hiền. Cái biển to cũng bỏ đi, chỉ dùng một cái biển nhỏ ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của Tạp chí.

Chuyện thứ hai tôi được nghe một người làm việc lâu năm ở đó kể lại.
Cũng nhân dịp sinh nhật Bác, tạp chí quyết định mời Bác sĩ Tôn Thất Tùng đến kể lại những ngày cuối đời của Bác.
"Vào mùa hè năm 1969 sức khỏe của Bác xấu đi trông thấy. Tôi được mời đến để chữa bệnh cho Bác tại nhà sàn.Bác gầy yếu nhưng vẫn minh mẫn; hàng ngày vẫn làm việc. Bác vẫn ăn uống bình thường, tuy không ăn được nhiều lắm. Tôi chú ý là mỗi bữa ăn, Bác đều lấy ra một cái lọ và lấy những quả tròn tròn trong đó ra ăn. Tôi để ý thì thấy đó là cà muối. Với tư cách là bác sĩ, tôi nói:
- Cà là món ăn ngon nhưng không có lợi cho sức khỏe. Bác đang yếu nên không được ăn cà.
Bác nghe, không phản đối nhưng đến bữa sau vẫn mang ra ăn. Tôi nhắc lại yêu cầu thì Bác nói:
- Đây là cà đồng bào Nghệ An gửi ra, nó không những ngon mà còn tình nghĩa...
- Nhưng nó là thứ thức ăn không có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với người đang chữa bệnh thì tuyệt đối không được ăn.
Bác không cãi lại, nhưng vẫn ăn. Lừa lúc Bác không để ý, tôi mang lọ cà ném xuống ao..."

HỒ CHÍ MINH LÀ NGƯỜI XỨ NGHỆ NÊN CÓ TÍNH GÀN (?)

Chuyện Bác Hồ từng được Đảng và Nhà nước Việt Nam dự định tặng Huân chương "SAO VÀNG" cao quý nhưng Bác không nhận đã được báo chí nói tới. Còn chuyện vào năm 1967, nhân kỷ niệm 50 Cách mạng Tháng Mười, Liên Xô quyết định tặng Bác Huân chương "LENIN" nhưng Bác cũng không nhận thì chưa thấy nói. Tuy nhiên, về việc này kho lưu trữ của ĐCS Liên Xô có rất nhiều tài liệu. Số là sau khi Bác từ chối nhận Huân chương "LENIN", Bộ Chính trị ĐCS Liên Xô ngạc nhiên, tức giận và hoang mang. Họ đưa cả mạng lưới tình báo vào điều tra xem có cá nhân nào, thế lực nào gây sức ép, buộc Hồ Chí Minh không nhận?
Sau khi điều tra kỹ càng, có kết luận: Hồ Chí Minh không hề bị sức ép nào cả. Người không nhận hoàn toàn xuất phát từ nhận thức cá nhân. Có người bình luận theo kiểu võ đoán: Hồ Chí Minh là người xứ Nghệ nên ông ấy gàn nên từ chối vinh dự to lớn này.
-----------------------------------
Nguồn : Theo Blog Letienhoan

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH BÁC HỒ

Thơ của Trần Công Thanh ,
cựu HS K4 Trường TNVN


HỒ CHÍ MINH

( Tượng Bác vừa khánh thành tại Tp.HCM)

          Từ giã cõi đời
             Tình yêu của Người
             Vẫn thấm sâu
             Trong lòng Dân tộc !

             Bởi vì Người

            Ông Bụt của tuổi thơ
            Bác Hồ của  tuổi trẻ
            Ông Ké của tuổi già
            Cha già của bộ đội!

           Vị Thánh Hiền mở lối
           Đức Phật Ngọc khai tâm
           Phép Liêm Chính Kiệm Cần
           Phép Chí Công Giản dị!

           Bông sen vàng hữu nghị
          Dòng nước mát nghĩa tình
          Ngọn gió lành hiển linh
          Đời tự do bác ái!

          Bởi vì Người

          Nguyễn Tất Thành nhân ái
          Nguyễn Ái Quốc kiên trung
          Tống Văn Sơ anh hùng
          Hồ Chí Minh vĩ đại !


                                             (KTS Trần Công Thanh )

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Tuấn Nga : NHỮNG LỜI CỦA BÁC VẪN CÒN ĂN SÂU VÀO TRÍ ÓC TÔI


Thật lòng tôi không thể nhớ nổi bao nhiêu lần được gặp bác. Nhưng những lần được nghe bác nói, hỏi những câu bình thường, giản dị nhất thì tôi vẫn nhớ đến bây giờ. Ở tuổi tôi những gì xẩy ra trong đời thì quên dần, quên hết và thậm chí coi như việc đó chưa từng có.Những chuyện xẩy ra từ năm lên 3, bây giờ kiểm tra lại, thấy vẫn đúng, thế mà chuyện mới gần đây thôi, đã không dấu vết mà bay khỏi đầu. Tôi thường nói đùa với mọi người, quên là bệnh thế kỷ 21. Có lẽ đúng, ai cũng nói là quên, việc gì cũng quên, mà quên thì còn ai trách ai được nữa. Chính vì quên nên tôi lại viết bài này về Bác. Trước đây tôi đã viết nhiều bài ngắn về Bác, nhưng thay đổi mạng nên mất đâu hết, nên bây giờ viết lại cũng dài và văn chắc hơi khác 1 chút, vì cách diễn tả và cách đặt câu, mong quí vị thông cảm, miễn nó là sự thật 100% thôi.Trước đây mỗi chuyện 1 bài, nay chỉ gộp 1 bài dài quá, nên nhiều chi tiết phải bỏ hết.

Bắt tay nhau ở đất liền , TQ lừa ngoạm gọn Biển Đông !

(Thời sự) - Trung Quốc thông báo lệnh cấm đánh bắt cá thường niên do nước này đơn phương áp đặt ở Biển Đông có hiệu lực từ 12h trưa nay.

11-3695-1431750546.jpg


Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nhưng vẫn cho các tàu nước này tới Trường Sa. Ảnh: Xinhua

Xinhua cho biết lệnh cấm đánh bắt do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đưa ra, kéo dài trong hai tháng rưỡi, đến 12h ngày 1/8. Khu vực biển mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.
Lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho biết, gần 9.000 tàu cá của tỉnh Hải Nam cập bến để nghỉ ngơi, bảo dưỡng tàu trong thời gian này. Tuy nhiên những tàu thuyền “có giấy phép” tới đánh bắt ở khu vực đảo thuộc quần đảo Trường Sa vẫn được phép hoạt động.
Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm.
Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.

 Trên bộ : Hảo hảo ! Trên biển :Khu vực Trung Quốc cấm đánh bắt cá. Đồ họa: Sina

 ĐỌC THÊM

Cái bắt tay chặt của Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung

Cái bắt tay chặt của Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung Bộ trưởng Quốc phòng TQ khẳng định việc Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Trung-Việt gặp gỡ lần đầu tiên tại biên giới là hành động thực tế, thể hiện quyết tâm và niềm tin của hai quân đội...

Mỹ phải cứng rắn, thậm chí cho Trung Quốc ăn “nắm đấm” ở Biển Đông

Mỹ phải cứng rắn, thậm chí cho Trung Quốc ăn “nắm đấm” ở Biển ĐôngChính phủ Mỹ đang tìm cách đối phó sự hung hăng của Trung Quốc, sẽ có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, sẽ hiện diện quân sự mạnh nhất ở Biển Đông. Biển Đông: Trung...

Đa Chiều: Obama đã thay đổi hẳn lập trường về Biển Đông

Đa Chiều: Obama đã thay đổi hẳn lập trường về Biển ĐôngĐa Chiều cho rằng, nói thẳng ra là Mỹ đang ủng hộ Việt Nam, Philippines, Nhật Bản. Trên thực tế quân đội Hoa Kỳ đã thu thập các chứng cứ Trung Quốc bồi lấp... Đa Chiều ngày 15/5 bình...

Công Kỳ : Những mẩu chuyện liên quan đến Bác Hồ mới sưu tầm .

 Trưa 29/4/2015, trong buổi họp mặt liên hoan tại nhà anh chị Cung-Tuyên, anh TQN đã kể câu chuyện về Bác Hồ lần đầu tiên tiếp xúc với Stalin ở Matxcova . Câu chuyện được Công Kỳ ghi tóm tắt như dưới đây .

1. Trong lần họp mặt bạn bè QL ở nhà anh chị Cung-Tuyên vừa qua, chúng tôi có hỏi anh QN ( cựu HS KHXNN từ 1951 sau sang Liên Xô học Nga ngữ ) về món quà Tổng thống Putin tặng VN khi ông sang thăm. Anh QN lấy ra một bức ảnh lớn mà anh đã chụp lại khi vào thăm bảo tàng CMVN và kể lại câu chuyện về tặng vật này. Chuyện này nghe nói cũng đã được nhắc đến trong hồi ký của bác Võ Nguyên Giáp và hồi ký của Khơ Rut sốp.

Chuyện kể rằng, hồi năm 1950 Bác Hồ lần đầu tiên sang thăm Liên Xô trên cương vị chủ rịch nước Việt Nam độc lập. Tuy nhiên phía LX không coi đây là cuộc gặp chính thức, khi BCHTW ĐCSLX mở tiệc chiêu đãi, Stalin không đến dự. Ngày hôm sau Stalin tiếp Bác Hồ cùng với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lại tại văn phòng làm việc của Stalin… Bác Hồ thấy một quyển tạp chí, Bác đề nghị Stalin và mọi người ký để lưu niệm vào bìa ngoài của quyển tạp chí này. Stalin ký đầu tiên và đề tặng đại ý: Tặng đồng chí Hồ Chí Minh thân mến. Lần lượt đến Molotop, rồi Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và tất cả mọi người có mặt đều ký vào.
Bác trân trọng mang quyển tạp chí này về để trong phòng của mình ở khách sạn, KS này là nơi do BCHTW ĐCSLX bố trí, tất nhiên là tuyệt đối nghiêm ngặt và an toàn. Nhưng sáng hôm sau không thấy quyển tạp chí nữa. Hỏi gạn, tra tìm thế nào cũng không thấy.
Mãi đến hơn 60 năm sau, khi tổng thống Putin sang thăm VN ông mới tặng quyển tạp chí này cho VN để làm kỷ niệm.
2. Lại nói đến ngày quốc khánh 2 tháng 9. Khi đọc trong hồi ký của Bảo Đại, tôi thấy Bảo Đại có nói một câu đại ý: Ngày 2 tháng 9 cũng là một ngày lễ Thánh. Tôi không hiểu lúc đó Bác Hồ chọn ngày 2 tháng 9 trùng với ngày lễ Thánh là ngẫu nhiên hay có ý gì khác. Tôi đã đem chuyện này hỏi nhiều người và cố gắng tra cứu nhưng vẫn không có câu trả lời. Gần đây khi xem lại tường thuật về ngày 2 tháng 9 năm 1945 của Thiếu tá Archimedes L.A Patti, ông là người chỉ huy đơn vị OSS (Office of Strategic Services - Cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ) đến Hà Nội vào buổi chiều ngày 22/8/1945 với nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo, trợ giúp và phối hợp với quân đội Trung Hoa Dân Quốc (Quân đội Tưởng Giới Thạch) tổ chức giải giáp quân đội phát xít Nhật bại trận và giải quyết vấn đề tù binh chiến tranh. Ông viết :
"… Ngày chủ nhật đầu tiên trong tháng Chín là ngày lễ các thánh tử vì đạo của riêng hơn một triệu dân theo Thiên chúa giáo ở Bắc Việt Nam. Có thể cũng là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh đã chọn ngày đó làm Ngày lễ Độc lập. Tại các nhà thờ Thiên Chúa giáo, cũng như các nhà chùa Phật giáo, buổi lễ vẫn tiến hành long trọng, các bài thuyết pháp có thêm ý nghĩa chính trị ủng hộ chính phủ mới thành lập và nền Độc lập của Việt Nam."

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Chu Hảo : CHA TÔI KỂ CHUYỆN BÁC HỒ

  
Trong ảnh : Bác Hồ ngồi trước, phía sau từ trái sang là Phạm văn đồng, Chu đình Xương, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp. ông Chu đình Xương lúc đó là Gđ  Sở Liêm phóng Bắc Bộ.
Những ngày cuối cùng nằm trong bệnh viện Việt -Xô trước lúc mất, cha tôi - Ông Chu Đình Xương, nguyên Giám đốc Ty Liêm phóng ( Công an ) Bắc bộ - đã kể cho tôi nghe những mẩu chuyện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Tôi được biết là những chuyện này Ông đã kể lại trong Hồi ký của mình do NXB Công an tổ chức thực hiện ( ghi âm và gỡ băng ) vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Tiếc rằng sau đó mấy năm Ông bảo với tôi là NXB Công an thông báo đã "làm thất lạc" bản thảo. Ông tỏ ra tiếc công sức một chút, chứ cũng không phàn nàn gì lắm. Hình như việc viết Hồi ký đối với Ông chả quan trọng gì !

    Dưới đây tôi xin giới thiệu với bạn đọc những ghi chép riêng tư mà tôi đã lưu giữ từ khi cha tôi qua đời vào tháng 5 năm 1985. Mấy chục  năm đã trôi qua, chưa bao giờ tôi có ý định công bố, mà chỉ kể lại cho những người thân trong gia đình và bè bạn. Nay, tự nhiên thấy trong lòng thôi thúc, muốn được chia sẻ với mọi người… Tôi không nghi ngờ gì về tính chân thực của các sự kiện mà Ba tôi nhớ lại. Nhưng xin các bạn hãy coi đây chỉ là mẩu chuyện bên lề, đọc để hiểu thêm Con Người Hồ Chí Minh, chứ không phải là các sự kiện lịch sử đã được kiểm chứng.
-------------------------------------------
1.Bác Hồ về đến Hà Nội cuối tháng 8 năm 1945 và ở tại số nhà 48 Hàng Ngang, nơi vài ngày sau Bác viết Tuyên ngôn độc lập. Lúc ấy Ba có nhiệm vụ tổ chức bảo vệ vòng trong cho Bác với tư cách Giám đốc Công an Bắc Bộ,  nên có điều kiên gần gũi Bác. Ngay trong mấy ngày đầu Bác đã làm việc với  Thừơng Vụ Trung ương Đảng về các công việc cần làm ngay trước ngày mồng 2 tháng 9. Ba nhớ là khi  các đ/c lãnh đạo báo cáo là đã cử đoàn công tác vào Huế để  tước ấn kiếm và buộc Bảo Đại thoái vị thì Bác Hồ tỏ ra không bằng lòng : " Sao các chú dại thế? Thế giới người ta đang nhìn mình “đỏ loè”, còn một chút “vàng vàng” thì các chú  lại bôi cho “ đỏ” nốt ! " .  Điều này rất nhất quán với chủ trương của Bác là đi theo đường lối dân tộc chủ nghĩa. Mấy tháng sau , trong Tạm ước Mồng 6 tháng 3 năm 1946  mà  Bác ký với Pháp, cũng có một Điều khoản  "Công nhận Nước Việt Nam độc lập nằm trong khối Liên hiệp Pháp " . Và sau đó Bác cũng đã mời Bảo Đại tham gia chính phủ liên hiệp. Trước sau Bác vẫn cố chứng tỏ như một nhà yêu nước dân tộc chủ nghĩa, đúng như " cái tội tầy đình " mà Stalin và các đồng chí của mình (....................)  đã gán cho vào cuối những năm 30.

2. Sau ngày 2 thang 9 Bác về làm việc ở Bắc bộ phủ. Hàng ngày Ba phải đến sớm để kiểm tra an ninh chỗ làm việc của Bác. Một hôm trong khi Ba đang rút một điếu thuốc từ hộp thuốc mở sẵn mà anh em cần vụ thường  vẫn đặt trên bàn , thì  bất thình lình Bác mở cửa bên vào phòng... Người Ba như điện giật, nhưng vẫn cười ỏn ẻn : " Bác cho em xin một điếu ! ". Bác liền bảo " Chú cứ vẽ!... ngày nào chú chả lấy của tôi một điếu! ". Rồi sai Ba đi làm việc khác , coi như chẳng có chuyện gì xẩy ra... Chết thật, thì ra "Ông cụ" biết tất, nhưng cho qua...Có lẽ vì hồi ấy quan hệ trên dưới còn thân tình lắm và Ba cũng mới hơn 30 mươi tuổi thôi, chắc Bác coi là còn trẻ con...

3. Hồi ấy cánh bác Lê ( Giản ) và Ba cuối tuần hay rủ nhau đi ăn thịt chó. Có lần đã  tập trung đông đủ cả thì lại thiếu bác Lê còn bận việc gì đấy bên văn phòng của Bác . Mấy lần điện thoại réo, bác  Lê cứ thì thầm " Sắp xong, sắp xong, ra ngay đây... ". Bẵng đi ít lâu, một hôm Bác đến nhà bác Lê ăn cơm tối, cánh " thịt chó "đều có mặt đông đủ cả. Bác bế chị con út bác Lê vào lòng và nựng: "Lớn lên đừng làm Chủ tịch nước nhá! Làm chức to thế khi cỗ bàn rôm rả như ăn thịt chó người ta chẳng rủ mình đâu! ". Thì ra "Ông cụ" lại biết tuốt. Cả hội vừa toát mồ hôi, vừa cười vui vẻ... Bác luôn hóm thế đấy !

4. Khi Pháp bắt đầu gây hấn ở Nam bộ, một hôm Bác bảo Ba mang bức điện tín của TW cục miền Nam gửi ra xin chủ trương " đánh hay không đánh " sang cho bác Văn thảo điện trả lời . Khi bác Văn đến chỗ Bác để thông qua bản dự thảo, Ba nghe nội dung  thấy thật là hào hùng, thật là khí thế..., như kiếu Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến mà mãi đến ngày 19 tháng 12  Bác Hồ mới đọc ấy. Nghe xong Bác ôn tồn bảo : " Chú Văn này, ta ở cách xa anh em hàng ngàn cây số. Qua một bức điện ngắn thế làm sao mà ta biết rõ tình hình thế nào mà quyết được. Viết thế này tức là ra lệnh cho người ta phải đánh à? Chú viêt lại đi, đại ý là để cho các đồng chí trong đó căn cứ vào tình hình cụ thể mà quyết định  "đánh" hay chưa "đánh" đều đúng ý của TW cả”. Không biết sau đó bác Văn viết thế nào, nhưng sự chỉ đạo của Bác Hồ là như thế đấy!

5. Có hôm các vị chỉ huy quân sự Lê Quảng Ba, Chu Văn Tấn, Bằng Giang... ở chiến khu về thăm Bác ở Bắc Bộ phủ. Các vị ấy hùng dũng bước vào phòng làm việc của Bác.  Cốp ! cốp ! cốp!... tiếng gót giầy nện vang trên sàn gạch hoa nghe thật là oai, và tiến đến trước mặt Bác chào theo kiểu quân sự rất chi là chuyên nghiệp...Bác không ngửng đầu lên mà chăm chăm nhìn xuống chân các vị thản nhiên hỏi : " Ngoài kia mưa à? ". "Dạ không ạ !". " Sao các chú đi ghệt trông ghê quá ! ". Thế là mọi người cười xoà, hết cả vẻ trịnh trọng mà vốn Bác vẫn không ưa...

6. Khoảng đầu năm 1946, một phái bộ của chính phủ Hoa kỳ sang tìm hiếu tình hình Việt Nam gồm hai người, lâu rồi nên Ba không còn nhớ tên và chức danh của họ. Họ cập bến Hải Phòng và mang theo một chiếc xe hơi bốn chỗ của hãng Ford để đi lại. Bác Hồ giao cho Ba trách nhiệm chăm sóc đoàn khách này chu đáo nhất có thể được. Vì họ sẽ ở hàng tháng nên Ba đã tìm cho họ một biệt thự của một gia đình người Pháp mới bỏ đi, bây giờ là  số nhà 30 Hoàng Diệu mà  bác Văn đang ở. Khi ấy là ngôi nhà hai tầng trên một khuôn viên xinh xắn. Ba cho tân trang lại và sắm đồ đạc sang trọng, mỗi tầng đặt một radio hãng Phillipe.
Một ngày kia, họ báo cho Sở Liêm phóng biết là xe hơi của họ đã bị mất trộm ở gần Nhà hát lớn và đề nghị Công an Việt Minh can thiệp. Hăng máu lên, Ba bảo anh em trả lời là CAVM sẽ tìm trả lại cho họ sau 24 tiếng đồng hồ ! Nói xong rồi mới lo… và suy đoán là chỉ có dân anh chị gộc Hà thành mới dám liều thế, bèn cho trinh sát đi phao tin : “ Vì danh dự quốc gia, anh em nào chót lấy chiếc xe của phái bộ Mỹ hãy đem trả lại chỗ cũ, chính quyền Cách mạng sẽ đền bù bằng vàng ngang giá trị. ”. Đồng thời lại đi quyên vàng ở nhà mấy ông bà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô, Đỗ Đình Thiên… Quả nhiên ngay hôm ấy phía ta đã trao trả cho khách Mỹ với sự hãnh diện, còn họ thì phục CAVM sát đất. Có lẽ cũng vì được đối xử chu đáo thế nên khi rời Hà Nội phái bộ Mỹ đã tặng cho Giám đốc CAVM chiếc xe hơi ấy và một khẩu súng ngắn hãng Browning. Đó chính là khẩu súng màu bạc mà Ba đã cho con bắn thử dưới hầm đá trong khuôn viên Ty Liêm Phóng đấy…
Mấy hôm sau Ba hỏi Bác : “ Họ là ai mà Bác bắt chúng em chăm bẵm ghê thế ? ”.  Bác bảo: “ À, họ sang để xem ta theo đường lối cộng sản hay dân tộc đấy. Tôi muốn ta chiều chuộng họ để lấy cảm tình. Nhưng thế mà  chuyến này về họ vẫn báo cáo cấp trên ta là cộng sản thì chính phủ Mỹ sẽ không hợp tác, ủng hộ ta đâu!”.
Kết quả thế nào thì con biết rôi đấy!
-----------------------------------------
Bạn Chu Hảo ( Cựu HS Lớp 6, Trường TNVN / Luson.Quelam . Từ 1953-1957). Trước đó là TSQ Cục Tổ chức TCCT/ QĐNDVN.
PGS.TS Chu Hảo, Nguyên thứ trưởng bộ Khoa Học-Công nghệ (Đã nghĩ hưu, hiện là GĐ Nhà XB Tri Thức .
 ------------------------------------------------------------------------------
( Bài này Anh Chu Hảo đã gửi đăng trên Blog Làng ta )

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Vì sao Trung Quốc huỷ truyền hình trực tiếp duyệt binh Nga vào phút chót?

Quyết định phút chót của Trung Quốc huỷ buổi truyền hình trực tiếp lễ duyệt binh nhân Ngày Chiến thắng 9.5 tại Nga làm dấy lên đồn đoán về lý do đằng sau quyết định này.
 
Đại diện của PLA tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ hôm 9.5.
Đại diện của PLA tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ hôm 9.5.

Theo tờ Strait Times, nhiều khán giả Trung Quốc đã bị bất ngờ vì các kênh truyền hình quan trọng, trong đó có truyền hình quốc gia CCTV trước đó đã thông báo phát sóng trực tiếp sự kiện này.
Cho đến tận năm nay, CCTV vẫn phát trực tiếp các cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ vào lễ kỷ niệm ngày 9.5 hàng năm.
Năm nay, sự kiện đánh dấu 70 năm ngày chiến thắng phát xít tại Mátxcơva có sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình. Đồng thời, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) lần đầu tiên tham gia đội duyệt binh. Đội duyệt binh 102 người của PLA có số lượng đông nhất trong số 10 nước ngoài tham gia duyệt binh năm nay tại Nga.
“Sự hiện diện của ông Tập Cận Bình tại những sự kiện quan trọng thường được phát sóng trực tiếp, đặc biệt là ý nghĩa quan trọng của chương trình năm nay. Do đó, khá kỳ lạ khi Trung Quốc khống phát sóng trực tiếp” – chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Đại học Bắc Kinh, ông Niu Jun nói với tờ Strait Times.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc dẫn một số nguồn tin nội bộ nói rằng, quyết định huỷ phát sóng được đưa ra chỉ 2 tiếng trước khi buổi lễ bắt đầu. Cuối cùng, kênh CCT-13 chỉ phát trích đoạn bài diễn văn của Tổng thống Putin và hình ảnh máy bay phản lực Nga trên Quảng trường Đỏ.
Kênh truyền hình vệ tinh Dragon của Thượng Hải cũng huỷ chương trình phát sóng trực tiếp.
Những đoạn video “trực tiếp” được đưa lên website Phoenix News, trong khi những ứng dụng tin tức trên di động như Tencent đăng tải blogging trực tiếp bằng lời và hình ảnh.
Cư dân mạng cho rằng, một trong những lý do chính khiến Trung Quốc không hài lòng là do đội PLA không được dẫn đầu đoàn duyệt binh của nước ngoài như dự kiến ban đầu, mà phải đi cuối cùng.
Tuy nhiên, tờ Global Times dẫn lời một quan chức PLA giấu tên cho hay, đấy là hành động “giữ điều tốt đẹp nhất tới phút cuối”, phản ánh sự coi trọng của Nga đối với Trung Quốc.
Một lý do khác có thể là Trung Quốc quan ngại việc phát sóng trực tiếp khiến các nước phương Tây kết luận rằng, một liên minh chính thức đã được thiết lập giữa Trung Quốc và Nga, và điều đó có thể làm phức tạp chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình vào tháng 9.
Còn một lý do khác là Trung Quốc không hài lòng với sự chậm trễ của thoả thuận cung cấp khí đốt từ miền tây Siberia sang khu vực tây Trung Quốc. Thoả thuận này chưa có tiến triển gì kể từ khi thoả thuận sơ bộ được ký kết vào tháng 11 năm ngoái vì bất đồng về giá.
Một số cư dân mạng lại cho rằng, Trung Quốc có thể lo lắng mọi người sẽ so sánh cuộc duyệt binh của Nga với cuộc duyệt binh của Trung Quốc vào ngày 3.9 tới. Theo Giáo sư Niu, đây là nhiều khả năng là lý do chủ yếu dẫn đến việc huỷ phát sóng trực tiếp.
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể nghĩ rằng, buổi truyền hình trực tiếp sẽ làm khó Trung Quốc khi mời các lãnh đạo nước ngoài tới tham dự cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh. Nếu những nước này nghĩ Trung Quốc định trải thảm đỏ cho Tổng thống Putin tại sự kiện đó, họ có thể sẽ không muốn tham dự” – Giáo sư Niu phán đoán.
(Theo Lao Động)