Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

HÓA RA BỘ GTVT CŨNG KHÔNG ÍT "LUNG2 BÙNG" !

Bút phê, tin nhắn và 

cảnh báo người quen Bộ trưởng

Mi An/ Theo Đất Việt

VNN - Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa chỉ đạo thanh tra gói thầu RAI/CP1 thuộc Dự án quản lý tài sản đường bộ (VRAMP) do Tổng cục Ðường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, gói thầu này có “bút phê” của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và được cho là có dấu hiệu “ưu ái” nhà thầu.
Đó là một tin tức đang được dư luận chú ý gần đây, bởi lần đầu tiên, chuyện “bếp núc” đằng sau những gói thầu được lộ ra dưới ánh sáng của dư luận xã hội.

Bút phê tại một số công văn đề nghị giải quyết công việc của các tổ chức, doanh nghiệp của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường có nội dung: “Yêu cầu Tổng cục Đường bộ - Ban 3 để xử lý” và ở dưới còn dòng chữ hồi đáp: “Ban 3 đồng ý theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ”.
Một văn bản chỉ đạo công việc nội bộ trong ngành, nhưng từ dòng “bút phê” của Thứ trưởng, người ta có quyền đặt dấu hỏi nghi ngờ: có hay không sự “chỉ đạo” dưới những dòng bút phê đọc lên nghe ra có vẻ rất vô tính, chung chung như vậy?
Ngay sau khi chuyện “bút phê” bị đề cập trên báo chí, Bộ GTVT đã phát ngay một công văn giải thích bút phê chỉ là thông tin chuyển văn bản cho các cơ quan, đơn vị; tuyệt đối không phải là căn cứ để ưu tiên trong việc xét thầu, chỉ định thầu, lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn nhà thầu, đơn vị tư vấn... hoặc giải quyết các công việc liên quan khác.
Nhưng dư luận có “nghi oan” cho ai hay không, khi mà bên cạnh chuyện “bút phê” của vị Thứ trưởng nói trên, còn có cả tin nhắn riêng tư với chủ doanh nghiệp T.H bị lộ sáng, trong đó có đề cập đến một chuyện "tế nhị".
Mà bà chủ doanh nghiệp T.H ấy, theo thông tin từ báo Tiền phong cho biết, đóng vai trò là môi giới dự án, và đơn vị mà bà đứng ra môi giới, đã không trúng gói thầu  RAI/CP1 vì bỏ thầu giá cao.
Như vậy chắp nối lại tất cả những chuyện “bùng nhùng” phía trên đây, có thể tóm gọn lại thế này: Bút phê của Thứ trưởng xuất hiện ở một dự án có bà chủ doanh nghiệp T.H tham gia môi giới, tuy nhiên đơn vị môi giới không trúng gói thầu, và mới đây lộ ra chuyện bà chủ doanh nghiệp T.H nhắn tin với Thứ trưởng “xin lại mấy cái phong bì”.
Chuyện chỉ là thế thôi. Nên chúng ta hoàn toàn tin vào văn bản mà Bộ GTVT mới phát đi, rằng bút phê chỉ là thông tin chuyển văn bản cho các cơ quan, đơn vị; tuyệt đối không phải là căn cứ để ưu tiên trong việc xét thầu.
Chuyện bút phê và tin nhắn chưa qua thì lại đến một chuyện lạ đời khác nữa, đó là ngày hôm qua, 26.1, Bộ GTVT lại có thêm một văn bản nữa, cảnh báo chuyện: “Thời gian gần đây, một số người đến hoặc gọi điện thoại đến các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT, các Sở GTVT để liên hệ công tác, làm việc và xưng danh là người thân, quen của đồng chí Bộ trưởng GTVT”.
Theo văn bản này, việc xưng danh là người thân quen của Bộ trưởng Đinh La Thăng là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng như công việc chung của Bộ GTVT, đồng thời gây phiền hà cho các cơ quan, đơn vị.
Văn bản của Bộ GTVT được phát đi với yêu cầu các cơ quan, đơn vị không tiếp, làm việc và giải quyết bất kỳ yêu cầu nào của các đối tượng tự xưng danh là người thân, người quen của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Văn bản này do Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường ký được gửi tới các cơ quan tham mưu giúp việc của Bộ trưởng Đinh La Thăng, các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT, các Sở GTVT trên cả nước.
Cơ khổ cho ngành GTVT, trong khi chuyện Thứ trưởng bút phê và nhắn tin “lạ” với chủ doanh nghiệp còn chưa nguôi ngoai trong dư luận thì tự Bộ này lại phơi ra một chuyện khác: có rất nhiều người tự xưng danh là “người quen người thân của Bộ trưởng” khi đến liên hệ làm việc.
Phải chăng đây là một “tín hiệu lạ” cho thấy từ trước tới nay, chuyện này vẫn êm xuôi nhưng từ giờ trở đi xin dừng lại cho, chúng tôi đã quá ngưỡng chịu đựng rồi?
Công việc của Bộ GTVT - một bộ quan trọng nhất nhì nền kinh tế với hàng loạt những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không… mỗi năm nhận từ ngân sách một núi tiền khổng lồ. Thế mà qua mấy sự vụ gần đây, thấy cứ như chuyện “trong nhà trong họ”. Rất chi là thân thương đầm ấm.
Nào là bút phê, nào là tin nhắn, nào là văn bản cảnh báo người thân, người quen.
Mà không chỉ vụ này, dư luận từ lâu đã lên tiếng về cái sự công tư thiếu phân minh, rành rọt và trở nên hòa lẫn vào nhau nhuần nhuyễn mượt mà làm vậy?
Cũng may có văn bản cảnh báo của chính quý Bộ phát đi, thì dân mới biết được hóa ra từ trước tới nay, đã có rất nhiều người tự xưng người thân, người quen của Bộ trưởng khi đến làm việc để gây phiền hà cho cơ quan nhà nước.
Cũng may có chuyện bút phê, tin nhắn lộ ra thì dân mới biết, hóa ra chuyện bút phê chỉ là thông tin chuyển văn bản và tin nhắn của Thứ trưởng với doanh nghiệp chỉ hoàn toàn là chuyện cá nhân với cá nhân, Bộ không xem xét đến như giải thích của Bộ trưởng Bộ GTVT với báo chí.
Cứ uyển chuyển lúc công lúc tư thế này, nếu không nói rõ ra thì làm sao dân biết?

MỪNG SINH NHẬT ban NGỌC TRÂM


Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

HÃY XEM BỘ TRƯỞNG THĂNG XỬ LÝ VỤ THỨ TRƯỞNG TRƯỜNG ! ( Bài 3 )

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường : Làm gì có !
Xin các cụ bỏ quá, Mõ phát câu cho đỡ tức : Có chó nó tin chú ! )
Có gan ăn bẩn thì ráng mà chùi mép. Chùi éo sạch thế mà cũng đòi làm thứ trưởng ! Dốt !

Thông cáo cho biết: trong tuần vừa qua, trên một số báo điện tử đã đăng tải nội dung về bút phê của lãnh đạo Bộ GTVT tại một số công văn đề nghị giải quyết công việc của các tổ chức, doanh nghiệp.
Về vấn đề này, Bộ GTVT xin được thông tin rõ: theo Quy chế làm việc của Bộ GTVT, Quy chế văn thư của Bộ GTVT và Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ thì sau khi nhận được các công văn của các tổ chức, doanh nghiệp gửi đến, Văn phòng Bộ GTVT sẽ trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê ý kiến giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị để tham mưu giải quyết (cơ quan, đơn vị chủ trì và các cơ quan, đơn vị phối hợp).
Ngoài ra, ngày 7-1-2014 Bộ trưởng Bộ GTVT đã có văn bản số 239/BGTVT-CQLXD về việc quy định xử lý văn bản đề nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Theo đó quy định:
Bút phê của lãnh đạo Bộ chỉ là thông tin chuyển văn bản cho các cơ quan, đơn vị; tuyệt đối không phải là căn cứ để ưu tiên trong việc xét thầu, chỉ định thầu, lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn nhà thầu, đơn vị tư vấn… hoặc giải quyết các công việc liên quan khác.
Thủ trưởng các đơn vị, theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải tham mưu, giải quyết công việc hết sức chặt chẽ theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về ý kiến tham mưu, quyết định của mình.
Trước đó, một số tờ báo có đăng tải  thông tin việc thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường có bút phê vào đơn xin tham gia thực hiện các gói thầu thuộc dự án Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP) của Công ty CP đầu tư TH  gửi ông Trường.
Đồng thời hai tờ báo mạng cũng đăng tải thông tin cho rằng bà H.T.D.H – chủ tịch HÐQT Công ty CP đầu tư TH – có tin nhắn qua lại với ông Trường để xin lại “phong bì mấy lần đưa cho” ông Trường.
Hiện thông tin về nội dung các tin nhắn và việc ông Trường có bút phê vào đơn của doanh nghiệp đã được hai tờ báo mạng đăng tải, bài viết được lưu trên mạng Internet khiến dư luận bàn tán.
Trong một diễn biến khác ngày 23-1, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký quyết định thanh tra đột xuất công tác đấu thầu gói thầu RAI/CP1 thuộc Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB)  làm chủ đầu tư.
Được biết, việc thanh tra quy trình đấu thầu gói thầu RAI/CP1 dự án VRAMP nhằm rà soát lại quy trình đấu thầu có công khai minh bạch, đảm bảo quy định của pháp luật hay không.
Đoàn thanh tra được Bộ trưởng Đinh La Thăng thành lập do ông Lê Văn Doãn – Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT –  làm Trưởng đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về thanh tra. Bộ trưởng Thăng cũng giao  Chánh Thanh tra Bộ GTVT phê duyệt Kế hoạch thanh tra và giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy định.
Dự án VRAMP do TCĐB làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án 3 tổ chức quản lý điều hành. Tổng mức đầu tư Dự án là 301,7 triệu USD, tương đương hơn 6.305 tỉ đồng. Trong đó, Ngân hàng Thế giới tài trợ 250 triệu USD, Chính phủ Australia tài trợ không hoàn lại 1,7 triệu USD. Còn lại vốn đối ứng của Việt Nam là 50 triệu USD.
Dự án bao gồm 4 hợp phần gồm: quản lý tài sản đường bộ; bảo trì tài sản đường bộ;  nâng cấp tài sản đường bộ và  tăng cường năng lực.
Gói thầu RAI/CP1 thuộc dự án VRAMP bị thanh tra đột xuất là gói thầu nâng cấp 2 cầu Tràng Thưa và cầu Cống Neo trên quốc lộ 38B (địa phận huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) nhằm thay thế cho 2 cầu cũ.
Gói thầu này nằm trong tổng số 15 gói thầu xây lắp của toàn bộ Dự án VRAMP. Qua quá trình đấu thầu, nhà thầu trúng thầu là Liên danh Công ty Cổ phần phát triển xây dựng & thương mại Thuận An và Công ty Cổ phần Đạt Phương
Đến ngày 3-1-2015, TCĐB đã khởi công xây dựng cầu Tràng Thưa và Cầu Cống Neo trên Quốc lộ  38B. Hai  cây cầu này  có tổng mức đầu tư xây dựng hơn 370 tỉ đồng gồm  giá trị phần xây lắp  khoảng 292 tỉ đồng (sử dụng 100% vốn vay WB), giá trị giải phóng mặt bằng là khoảng 79 tỉ đồng (sử dụng 100% vốn đối ứng).
Liên danh nhà thầu Công ty cổ phần phát triển  xây dựng và thương mại Thuận An và Công ty Cổ phần Đạt Phương thực hiện dự án trong thời gian thi công 18 tháng, thời gian bảo hành công trình 24 tháng.
Ngày 24-1, trao đổi với Tuổi Trẻ về quan điểm, hướng xử lý của Bộ GTVT đối với việc thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường bị cho là nhắn tin qua lại “chuyện tiền nong” với chủ doanh nghiệp, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết: “Bộ GTVT đã thành lập đoàn thanh tra để để thanh tra việc đấu thầu vừa rồi (gói thầu RAI/CP1, Dự án VRAMP – PV). Còn chuyện tin nhắn là chuyện cá nhân với cá nhân. Thứ trưởng Trường cũng báo cáo không có chuyện đó nên Bộ không có ý kiến”.

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

HÃY XEM BỘ TRƯỞNG THĂNG XỬ LÝ VỤ THỨ TRƯỞNG TRƯỜNG ! ( Bài 2 )

Thứ trưởng Bộ Giao thông nói gì về tin nhắn " Bôi trơn"?
( Tiếp theo bài 1)

Những tin nhắn trao đổi trên của nữ doanh nghiệp được cho là nhắn với ông Nguyễn Hồng Trường¬ Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Để làm rõ vấn đề, 13h chiều ngày 7/1/2015, phóng viên BVPL đã có buổi làm việc với ông Trường tại phòng làm việc của ông Trường ở Bộ Giao thông Vận tải (chúng tôi đã ghi âm, ghi hình buổi làm việc này). Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi trích đăng nguyên văn buổi làm việc nói về tin nhắn này.
Một trong các tin nhắn lạ với số máy 09132...38
Một trong các tin nhắn lạ với số máy 09132…38

PV hỏi: Số điện thoại 09132…38 có phải của anh không?
Thứ trưởng Trường: Đúng rồi.
PV: Anh có bao giờ nhắn tin nói chuyện về tiền bạc với doanh nghiệp không?
Thứ trưởng Trường: Tôi chẳng bao giờ làm việc đó cả.
PV: Có doanh nghiệp phản ánh đã đưa tiền anh và sau đó đòi tiền anh.
Thứ trưởng Trường: Tin ấy là tin gì mới được. Mượn tiền giả tiền là chuyện bình thường, cái này chỗ con H (phóng viên viết tắt tên), chắc nó cung cấp cho các anh. Đồng chí nhìn thấy đây là nó nhắn cho tôi. Tôi ko nhắn cho nó, mà nó nhắn cho tôi thì. Đấy tôi trả lời: Không đâu anh chỉ gặp em thôi nhé, không có nhiều thế đâu. Nhưng nhiều cái gì.
PV: Đây là vấn đề liên quan đến ngữ cảnh và các tin nhắn trước đó của anh có bao giờ trả lại 100 triệu cho doanh nghiệp ngay tại phòng làm việc của anh?
Thứ trưởng Trường: Không, không có chuyện đó. Tôi nói với anh H này là một con có thể nói… nhưng tôi chẳng làm gì cả, đừng có khai thác, giữa tôi và nó trong sáng. Anh làm việc ở cái bộ này 10 năm rồi, anh chưa bao giờ làm cái điều gì khuất tất cả. Hôm qua nó điện thoại cho anh đây này, nó bảo anh là không ấy thì em sẽ làm bùng lên (ông Trường thuật lại lời nữ doanh nghiệp). Tôi có làm gì đâu, đấy là quyền của công dân kia mà. Đấy cho nên là cái ấy với tôi là hoàn toàn trong sáng.
PV: Chúng tôi muốn trao đổi với anh để làm rõ thông tin, đảm bảo tính khách quan. Đề nghị anh giải thích: Tin nhắn anh nhắn lại cho chị H, anh bảo không nhiều thế đâu. Vậy thì cái gì là không nhiều thế đâu, trong khi tin nhắn của người ta nhắn cho anh là nói về chuyện tiền bạc?
Thứ trưởng Trường: Cái đó là việc của tôi với cái H. Còn tôi, nó là cái gì đó thuộc về không phải bí mất đâu, nhưng nó là chuyện riêng.
PV: Anh có bao giờ cầm tiền hay vay mượn của doanh nghiệp không? Anh có bao giờ trả lại 100 triệu không?
Thứ trưởng Trường: Tôi không trả lại 100 triệu cho ai cả..
PV: Anh khẳng định?
Thứ trưởng Trường: Tôi nói với anh tôi và cái H trao đổi gì với nhau thì đó là việc nhạy cảm. Có liên quan gì đến khái niệm ấy đâu. Chẳng liên quan gì cả. Sao anh hỏi mãi như thế. Tôi không nói với anh chuyện đó, sao khai thác chuyện cá nhân của tôi (ông Trường tỏ thái độ thiếu kiềm chế¬ PV). Các anh buồn cười thật.
PV: Anh là lãnh đạo cấp cao của Bộ, Bộ quản lý nhiều dự án, để đảm bảo khách quan, không làm tổn hại uy tín lãnh đạo Bộ nên chúng tôi cần xác minh thông tin và làm rõ.
Thứ trưởng Trường: Tôi nói với ông thế này, tôi với cái H mới biết nhau khoảng một thời gian do một anh giới thiệu vì H cùng quê Nghệ An với tôi.
PV: Trong tin nhắn chị H gửi anh ghi rõ: đưa tiền cho anh 7 lần, trong đó 4 lần nhớ chính xác cộng lại là 200 triệu đồng và 10 ngàn đô (USD), còn 3 lần nữa chị H nói là không nhớ rõ. Anh nói gì về việc này?
Thứ trưởng Trường: Tôi nói với anh tôi và chị H là hai cá nhân với nhau, chẳng liên quan đến thực thể nào cả. H chỉ là đứa môi giới dự án. Tôi hoàn toàn trong sáng, chưa bao giờ tôi có câu chuyện gì. Tôi với H có trao đổi với nhau vì H là người Nam Đàn quê tôi. Tôi chưa bao giờ nặng lời với nó mà thường xuyên khuyên bảo nó. ( Còn bài 3 : Bộ trưởng Thăng xử lý thế nào ? )
------------------------
Theo báo Pháp Luật

HÃY XEM BỘ TRƯỞNG THĂNG XỬ LÝ VỤ THỨ TRƯỞNG TRƯỜNG ! ( Bài 1 )

Nghi án “bôi nhưng không… trơn”
Chúng tôi nhận được hồ sơ liên quan đến những tin nhắn của Thứ trường Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường với một nữ doanh nhân, chúng tôi xin đăng tải một số đoạn tin nhắn đến bạn đọc:
Đoạn tin nhắn thứ nhất:
Số máy từ một nữ doanh nhân: A ơi nhờ a nói giúp a trường ban 3 hộ e một tiếng với ạ, cảm ơn anh… A oi a đã ở phòng chưa e vào?
Đoạn nhắn tin thứ nhất giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân. (Tạm dịch: Anh ơi! nhờ anh nói giúp anh Nguyễn Xuân Trường, Tổng Giám đốc Ban Quản lý Dự án 3 hộ em một tiếng với ạ. Em cảm ơn anh!… Anh ơi anh đã ở phòng chưa em vào?).


Số máy 0913xxx438: Amh dang hop gan xong, hom truoc em dua bso nheu dsy.
(Tạm dịch: Anh đang họp gần xong, hôm trước em đưa bao nhiêu đấy?
Số máy từ một nữ doanh nhân: Vâng để e dở sổ xem bao nhieu chắc chỉ bữa nhậu của a thoi mà.
(Tạm dịch: Vâng, để em dở sổ xem bao nhiêu, chắc chỉ bữa nhậu của anh thôi mà!).
Đoạn tin nhắn thứ 2:
Số máy từ nữ doanh nhân: Thôi e cũng chẳng hợp làm việc với a đâu, cũng sẽ không bao giờ làm việc nữa a cho e xin lại phong vì mà mấy lần e đưa cho a, a cũng nói giúp a trường trưởng ban giúp e. Phong vì e đưa doi với các a ko nhieu, nhưng là mà đối với e thì rất quan trọng, nén a gũi lại cho e nhé!!! Nếu a có cho thêm e thì tốt vì e rất nghèo a ạ!
Đoạn nhắn tin thứ hai giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân.  
(Tạm dịch: Thôi, em cũng chẳng hợp làm việc với anh đâu, cũng sẽ không bao giờ làm việc nữa. Anh cho em xin lại phong bì mà mấy lần em đưa cho anh. Anh cũng nói giúp anh Trường, Giám đốc Ban quản lý dự án 3 giúp em. Phong bì em đưa đối với các anh không nhiều nhưng mà đối với em thì rất quan trọng nên anh gửi lại cho em nhé! Nếu anh có cho thêm em thì tốt vì em rất nghèo anh ạ!).
Số máy 0913xxx438: Luc nao den anh gui lsi cho. Anh cung phe binh em day.
(Tạm dịch: Lúc nào đến anh gửi lại cho. Anh cũng phê bình em đấy).
Đoạn tin nhắn thứ 3:
Số máy từ nữ doanh nhân: Chiều nay a cho dua cho e chứ e ko len lấy nữa đau, tông e đưa cho a bảy lần, 4 lần nhớ chính xác tổng là 200 triệu và 10 ngàn đô, còn ba lần nữa e ko nhớ vì sáng nay e ko cầm sổ, để e hỏi lại cậu thư ký hay đi cùng .a thích trả cho e bao nhieu thì trả, e phải vay lãi 1 trieu/10 nghìn ngày đó a a!.
(Tạm dịch: Chiều nay anh đưa cho em chứ em không lên lấy nữa đâu. Tổng em đưa cho anh bảy lần, 4 lần nhớ chính xác tổng là 200 triệu đồng và 10 ngàn đô, còn ba lần nữa em không nhớ vì sáng nay em không cầm sổ. Để em hỏi lại cậu thư ký hay đi cùng. Anh thích trả cho em bao nhiêu thì trả, em phải vay lãi 10 nghìn/1 triệu đồng/ngày đó anh ạ!)
em không lên lấy nữa đâu. Tổng em đưa cho anh bảy lần, 4 lần nhớ chính xác tổng là 200 triệu đồng và 10 ngàn đô, còn ba lần nữa em không nhớ vì sáng nay em không cầm sổ. Để em hỏi lại cậu thư ký hay đi cùng. Anh thích trả cho em bao nhiêu thì trả, em phải vay lãi 10 nghìn/1 triệu đồng/ngày đó anh ạ!)
(Tạm dịch: Chiều nay anh đưa cho em chứ em không lên lấy nữa đâu. Tổng em đưa cho anh bảy lần, 4 lần nhớ chính xác tổng là 200 triệu đồng và 10 ngàn đô, còn ba lần nữa em không nhớ vì sáng nay em không cầm sổ. Để em hỏi lại cậu thư ký hay đi cùng. Anh thích trả cho em bao nhiêu thì trả, em phải vay lãi 10 nghìn/1 triệu đồng/ngày đó anh ạ!)
Số máy 0913xxx438: Ko dau, anh chi gap em thoi nhe, ko co nhueu the dsu.
(Tạm dịch: Không đâu, anh chỉ gặp em thôi nhé, không có nhiều thế đâu).
Số máy từ nữ doanh nhân: Vậy sao sang nay a ko đưa cho e, e đâu có nhiều thời gian vậy…???? a tương e rỗi tg thế sao????
(Tạm dịch: Vậy sao sáng nay anh không đưa cho em, em đâu có nhiều thời gian vậy? Anh tưởng em rỗi thời gian thế sao?)

Những bút phê chỉ đạo “lạ” và cơ chế xin – cho
Ngày 03/3/2014 Công ty CP Đầu tư T.H do bà H.T.D.H làm Chủ tịch Hội đồng quản trị có đơn xin tham gia gói thầu gửi Bộ Giao thông Vận tải. Trong đơn, doanh nghiệp này viết: “Được biết, Quý Bộ đang chuẩn bị triển khai Dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP). Với năng lực và kinh nghiệm sẵn có, kính mong quý Bộ cho Công ty chúng tôi được thực hiện gói thầu RAM/CS6 Xây dựng khung cơ sở giữ liệu đường bộ, xây dựng hệ thống và lập kế hoạch QLTSĐB, gói thầu RAM/NC1 thu thập dữ liệu, gói thầu RAM/G4; Thiết bị, hàng hóa cho hợp phần A”.
Bên cạnh văn bản này, có bút phê của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường với nội dung: “Yêu cầu Tổng cục Đường bộ – Ban 3 để xử lý”. Bên dưới chữ ký ông Trường có tiếp một bút phê khác có nội dung: “Ban 3 đồng ý theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ”.
Ngày 08/7/2014, Công ty D.H có đơn xin nhận thầu xây dựng các công trình thuộc Dự án 186 cầu treo dân sinh gửi Bộ Giao thông Vận tải. Nội dung văn bản này có đoạn: Chúng tôi được biết, năm 2014 và các năm tiếp theo Bộ Giao thông Vận tải; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Ban quản lý Dự án 3 có kế hoạch triển khai Dự án xây dựng 186 cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên… Vậy, Công ty D.H kính mong Bộ Giao thông Vận tải; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Ban quản lý Dự án 3 tạo điều kiện cho phép đơn vị được tham gia thi công các công trình cầu treo dân sinh…”.
Bên cạnh văn bản này có bút phê của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường với nội dung: Yêu cầu Ban 3, Tổng cục Đường bộ để tiếp tục giao đơn vị này thi công – đẩy nhanh tiến độ; Đơn vị có khả năng làm bao nhiêu thì giao theo yêu cầu”.
Đối với Dự án 186 cầu treo dân sinh đã phản ánh trước đó, ngày 10/4/2014, thừa lệnh Bộ trưởng Đinh La Thăng, Chánh Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải ra Thông báo số 326/TB-BGTVT về việc “Kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tại cuộc họp về thiết kế mẫu cầu treo và triển khai thực hiện đề án xây dựng cầu treo dân sinh” chỉ đạo giao cho Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung là Tổng thầu thi công dự án này.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Thăng, ngày 16/4/2014, Ban Quản lý Dự án 3 kí Hợp đồng nguyên tắc số 04/HĐNT với Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung với nội dung: giao cho Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung những công việc như, thiết kế mẫu điển hình cầu treo dân sinh; khảo sát, thiết kế và dự toán 186 cầu treo dân sinh; thi công xây lắp 186 cây cầu treo dân sinh.
Tuy nhiên, đến ngày 13/5/2014, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường lại có ý kiến tại Thông báo số 451/TB-GTVT về việc: “Giao cho Liên danh Công ty CP Kỹ sư và tư vấn Việt Nam và Công ty CP ATH tư vấn đầu tư xây dựng lập báo cáo kinh tế kỹ thuật 12 cây cầu treo thuộc các tỉnh Yên Bái và Bắc Kạn, TEDI là đơn vị thẩm tra báo cáo kỹ thuật”.
Như vậy, từ một đơn vị làm tổng thầu, đến nay đã có 43 tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng 186 cây cầu treo dân sinh. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp đang trong tình trạng “chậm tiến độ” khi mới hoàn thành được 11/186 chiếc cầu.
(Theo Báo Giáo Dục)

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

THẤY GÌ QUA VỤ TẤN CÔNG VÀO TÒA BÁO Charlie Hebdo


Những đổ vỡ và cơ hội từ Charlie
Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai Amsterdam University of Applied Sciences
(Bài xuất bản từ 15 tháng 1 năm 2015)

Hệ lụy khủng khiếp mà cuộc tấn công vào tòa báo Charlie Hebdo tuần qua mang lại trước tiên đương nhiên là mạng người, kể cả vô tội lẫn có tội (tùy theo quan điểm của từng người). Nhìn ở một góc độ sâu xa hơn, đây là đòn đánh thẳng vào một trong những giá trị cơ bản nhất của văn hóa Pháp.
Quyền tự do ngôn luận được chính thức xuất hiện dưới văn bản pháp lý từ thế kỷ thứ 17 ở Anh (Bill of Right) và thế kỷ thứ 18 trong thời cách mạng Pháp (Right of Man). Người Pháp nổi tiếng bởi tính cách thích tranh luận, mổ xẻ, soi xét xuôi ngược hoặc đưa ra các ý kiến trái chiều để nhìn sự việc dưới góc độ thấu đáo nhất có thể. Có lẽ chính vì vậy mà nước Pháp sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc.
Tự do ngôn luận, tự do suy nghĩ, tự do thể hiện quyền dân chủ trở thành nền tảng cho một tính cách dân tộc và danh tính văn hoá. Cuộc tấn công vào Charlie chính vì vậy được nhìn nhận như thể một cuộc tấn công vào quyền được là người Pháp trên đất Pháp.
Nhưng Charlie cũng là cơ hội để chúng ta xem xét lại những quan điểm cũng như sự ngộ nhận đã âm ỉ từ nhiều năm qua:

Xung đột giữa Hồi giáo và phương Tây?

Em trai viên cảnh sát bị giết Ahmed Merabet nói những kẻ giết người không phải là người Hồi mà chỉ là những phần tử khủng bố.
Xin lưu ý ngay từ đầu là hai trong số những nạn nhân trong cuộc tấn công là người Hồi. Ông Mustapha Ourrad là biên tập viên tranh biếm hoạ và viên cảnh sát Ahmed Merabet. Những tuyên bố phản đối cuộc tàn sát đầu tiên thuộc về các lãnh tụ Hồi giáo. Không thể đếm được con số tín đồ Hồi nguyền rủa những kẻ sát nhân, và đương nhiên không thể đếm được những người Hồi dành cả ngày chủ nhật vừa qua để tham gia vào cuộc tuần hành phản đối, không những ở khắp châu Âu mà thậm chí ở Ramallah (Palestine).
Nói một cách ngắn gọn, người Hồi ở cả hai bên chiến tuyến. Trong thực tế, số người Hồi là nạn nhân của Hồi giáo cực đoan nhiều gấp 8 lần số nạn nhân không phải là người Hồi giáo. Thủ lĩnh Hồi giáo Hezbollah tuyên bố vụ tấn công vào Charlie là hành động phỉ báng Hồi giáo gấp nhiều lần những bức biếm họa.
Chúng ta không nên quên rằng có hàng triệu chiến sĩ đấu tranh dân chủ người Hồi đã bị giết, đang bị cầm tù, sống hoặc trốn tránh sự đe doạ của các thế lực từ công quyền đến đạo hữu cực đoan cùng tôn giáo
Chính vì vậy, bất kỳ một tuyên bố nào cho rằng đây là biểu trưng của sự xung đột giá trị giữa Hồi giáo và phương Tây không những là nhận định sai lầm mà còn hết sức nguy hiểm. Nó phủ nhận những giá trị chung của con người mà người Hồi, người Thiên Chúa, Do Thái, Phật giáo hay bất kỳ ai khác đều xứng đáng được hưởng.
Những người bạn tôi tại Trung Đông thường vô cùng tức giận khi ai đó nhận xét rằng văn hóa Hồi giáo là văn hóa bầy đàn, người Hồi về bản chất không-muốn dân chủ và không thể thực hiện dân chủ bởi dân chủ là giá trị của phương Tây. Họ cho đó là sự xúc phạm đến tính nguời cơ bản, bởi luận điệu này ám chỉ dân Hồi không đáng được hưởng những hạng mục nhân quyền nền tảng của nhân loại.
Chúng ta không nên quên rằng có hàng triệu chiến sĩ đấu tranh dân chủ người Hồi đã bị giết, đang bị cầm tù, sống hoặc trốn tránh sự đe doạ của các thế lực từ công quyền đến đạo hữu cực đoan cùng tôn giáo. Họ chính là những Charlie Hồi giáo mà chúng ta không biết, không quan tâm, hoặc từ chối công nhận vì suy nghĩ của chúng ta có thể đã bị tẩy não bởi sự thiên lệch của nhận thức.

Người Hồi có trách nhiệm gì trong vụ Charlie?
Cộng đồng Hồi giáo ở Madrid xuống đường dương biểu ngữ Đạo hồi là hòa bình để bày tỏ tình đoàn kết với các nạn nhân.
Một trong những tweet gây phản cảm nhất trong mấy ngày qua đến từ trang của trùm tài phiệt báo chí người Mỹ gốc Úc Rupert Murdoch. Ông cho rằng có thể người Hồi yêu hòa bình thật, nhưng họ chỉ có thể chứng tỏ được điều đó khi họ xóa bỏ được căn bệnh ung thư thánh chiến của Hồi giáo cực đoan, bằng không, người Hồi phải gánh chịu trách nhiệm.
Ông Murdoch có lẽ tới giờ đã thấm đòn sau phát ngôn thiếu logic và thiếu tình người của mình. Chúng ta không thể bắt 1,6 tỷ tín đồ Hồi phải nhận trách nhiệm vì một vài kẻ cực đoan hành xử man rợ trên danh nghĩa Hồi giáo. Chúng ta không thể bắt hơn 2 tỷ tín đồ Thiên Chúa phải liên tục thấy hối lỗi vì Thập Tự Chinh diễn ra trên danh nghĩa đức tin. Chúng ta không thể bắt hơn 80 triệu người Đức phải trả giá vì Hitler, bất chấp việc kẻ sát nhân này đã dương cao ngọn cờ dân tộc Đức và dòng máu thuần khiết để cuớp đi hàng triệu mạng người vô tội.
Người Hồi không có trách nhiệm gì trong vụ Charlie... Họ đã là nạn nhân của chính những đạo hữu của mình
Tương tự, không ai có quyền bắt hàng tỷ người Hồi ở châu Á và khắp các góc khuất nẻo của thế giới phải liên tục xin lỗi, liên tục thanh minh cho sự trong sạch của mình. Đòi hỏi họ làm điều đó cũng có nghĩa là chúng ta mặc định họ trước tiên là những kẻ khủng bố cực đoan, và họ chỉ có thể là một công dân yêu hoà bình khi họ mở miệng tuyên ngôn chống lại cực đoan. Việc mặc định cứ tín đồ Hồi giáo là có tội cho đến khi họ được chứng minh, hoặc tự chứng minh mình vô tội là sự phân biệt đối xử tinh vi nhất mà chúng ta đang vô tình thực hiện.
Người Hồi không có trách nhiệm gì trong vụ Charlie, ngoài những trách nhiệm mà bất kỳ những công dân nào cũng phải hoàn thành. Họ đã là nạn nhân của chính những đạo hữu của mình, họ không nhất thiết phải trở thành nạn nhân của toàn bộ phần còn lại của thế giới.
Tình cảnh của người Hồi khá giống với tình cảnh của người da đen. Một tweet khá nổi tiếng đã chỉ ra xã hội chúng ta phân biệt đối xử như thế nào:
"Một gã côn đồ Hồi giáo nổ súng --> Cả một tôn giáo bị gán tội Một gã côn đồ da đen nổ súng --> Cả một giống người bị gán tội Một gã côn đồ da trắng nổ súng --> Chỉ là một thằng điên gây tội"
Đáp lại tweet của ông Murdoch, tác giả của Harry Potter, bà Rowling đã mỉa mai rằng vì mình sinh ra đã là người Thiên Chúa, điều này có nghĩa là bà cũng phải gánh chịu trách nhiệm với thiên hạ vì trên đời bỗng dưng có một kẻ (ngu xuẩn) cùng tôn giáo tên là Murdoch.

Những kẻ tấn công có đúng với các "danh hiệu" mà họ được nhận không?
 Anh em nhà Kouachi nói với cảnh sát họ sẵn sàng chuẩn bị sẵn cho cái chết khi bị bủa vây.
Tử vì đạo (martyr) vốn là một danh hiệu cao quý, và đương nhiên, kẻ tử vì đạo trước hết phải là những tín đồ gương mẫu. Những kẻ tấn công Charlie có một tiền sử hoàn toàn đi ngược lại những gì một tín đồ Hồi gương mẫu cần có. Kouachi uống rượu, hút xách, dùng thuốc và chất kích thích.
Là những đứa trẻ không cha không mẹ, anh em nhà Kouachi sống bên lề xã hội, thiếu ăn, thiếu giáo dục, và thất nghiệp triền miên hoặc làm những công việc tạm thời như đưa bánh pizza và xếp đồ trong siêu thị. Cuộc sống vất vưởng như một công dân hạng hai là một trong những lý do được nhìn nhận như nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc cực đoan hóa như một con đường để giải thoát.
Lý do thứ hai khiến những gã thanh niên trẻ tuổi trở thành jihadist (chiến binh thánh chiến) là sự mất thăng bằng về danh tính xã hội. Khắp châu Âu, hàng chục triệu người Hồi trẻ tuổi sinh ra và lớn lên tại phương Tây từ những gia đình nhập cư. Thế hệ cha mẹ họ thường chú tâm vào lao động miệt mài và coi nhẹ phần nào hoặc không đủ kinh nghiệm để giáo dục con cái có một tâm thức cân bằng và thái độ ứng xử phù hợp trước những xung đột giá trị văn hoá của gia đình và xã hội.

Việc những hoạ sĩ bị giết là phạm luật chơi công bằng và đây chính là điều khiến thế giới nổi giận.
Những thanh niên này thiệt thòi so với các tín hữu tại quê gốc nơi họ được sống giữa một xã hội mà các giá trị Hồi giáo được dạy dỗ, lưu truyền, và cân bằng, cái gì sai cái gì đúng đều nhanh chóng được mọi người xung quanh chấn chỉnh. Tại phương Tây, họ cảm thấy mình mất gốc, hỗn loạn về danh tính, thiếu người hướng đạo, bị xã hội nhìn nhận như tội đồ chỉ vì tôn giáo của mình. Hầu hết trong số họ đều vượt qua giai đoạn này một cách khó khăn, những các nhân rớt lại trở thành con mồi ngon cho các tổ chức và cá nhân cực đoan.
Kouachi là trường hợp tiêu biểu. Thoạt tiên, Kouachi bị thúc giục bởi các động cơ chính trị chứ không phải tôn giáo. Kouachi bị tù 3 năm sau khi tìm cách bay sang Iraq để chống lại cuộc xâm chiếm của Mỹ. Nhà tù mở ra một thiên đường cho những phần tử cực đoan tìm đến với nhau và Kouachi trở thành tín đồ thánh chiến.
Nhìn lại cuộc tấn công vào Charlie, dù Kouachi tuyên bố đây là cuộc trả thù cho thiên sứ Muhammad bị vẽ châm biếm, về bản chất, chúng ta có thể thấy rõ hơn động lực của Kouachi thiên về hệ quả của những vấn đề chính trị xã hội hơn là nguyên nhân tôn giáo.
Một giả thuyết được Joan Coal nêu ra ủng hộ quan điểm này cho rằng Al-Qaeda muốn chia rẽ xã hội Pháp. Những cuộc tấn công như thế này có thể nhanh chóng khiến cho người Pháp nổi giận, tấn công trả đũa người Hồi. Thù trả qua trả lại, máu đổi bằng nhiều máu hơn, chẳng mấy chốc mà nền tảng của Pháp phải lung lay.

Không có lửa làm sao có khói?

Khá nhiều người cho rằng Charlie Hebdo ngu ngốc, khiêu khích lũ cực đoan, báng bổ thần thánh, và vì thế phải chịu hậu quả là đáng đời.
Nhận định này cần xem xét từ yếu tố giới hạn của tự do. Nhà tư tưởng Anh John Stuart Mill cho rằng tự do cần được hạn chế đến mức chỉ khi nó làm hại người khác (harm principle). Sau này, Joel Feinberg thêm vào giới hạn thấp hơn là tự do không thể xúc phạm người khác (offense principle).
Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu là mỗi cá nhân, mỗi xã hội lại có những mức độ nhạy cảm khác nhau về việc thế nào là làm hại và thế nào là xúc phạm. Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp riêng để xác định giới hạn của tự do ngôn luận. Sự giới hạn quá mức sẽ khiến chính quyền trở thành độc tài và cản trở sự phát triển, sự giới hạn quá thấp sẽ gây tác hại hoặc xâm phạm đến các cá nhân khác trong xã hội.
Khi có sự bất đồng, toà án là nơi xác định việc một phát ngôn có vượt quá giới hạn tự do hay không. Đây chính là nguyên nhân Charlie Hebdo đã bị kiện ra toà trước đó.
Vấn đề cốt yếu là mỗi cá nhân, mỗi xã hội lại có những mức độ nhạy cảm khác nhau về việc thế nào là làm hại và thế nào là xúc phạm
Việc những hoạ sĩ bị giết là phạm luật chơi công bằng. Và đây chính là điều khiến thế giới nổi giận. Điều đó cũng tương tự như một cuộc giao đấu mà một kẻ tấn công bằng gậy gộc còn đối thủ thì tấn công bằng súng ngắn. Mục đích của một kẻ là trêu tức, châm trích. Mục đích của kẻ kia là giết chết đối thủ để khỏi cần phải tiếp tục cuộc đấu.
Nếu Charlie đi quá giới hạn, đối thủ của họ cũng có thể đi quá giới hạn bằng những vũ khí tương đương, hoặc kiện ra toà. Charlie hoàn toàn có thể bị phạt, đóng cửa, hoặc sạt nghiệp nếu bị chứng minh là sản phẩm của họ gây hại cho xã hội.
Thành thực mà nói, nội dung biếm hoạ của Charlie không hề xuất sắc, bản thân tôi cho rằng họ không đáng được tồn tại. Ở những môi trường pháp luật khác, những họa sĩ này có lẽ đã bị tẩy chay hoặc thất nghiệp từ lâu rồi. Tuy nhiên, quyền được tồn tại của họ là bất khả xâm phạm nếu tòa án xác nhận giới hạn châm biếm chưa vượt quá mức quy định. Đây là nền tảng của một nhà nước pháp quyền. Không cá nhân nào có quyền ăn cắp cây gươm của luật pháp để hành xử theo luật rừng.
Nhắc lại một chi tiết đã nêu ở trên, viên cảnh sát Ahmed và cái chết của anh có thể tuyên ngôn như sau: "Charlie Hebdo xúc phạm tôn giáo của tôi nhưng tôi hy sinh để bảo vệ quyền được xúc phạm của họ và quyền bị xúc phạm của tôi".
Trong một khuôn khổ luật pháp luật nhất định, ta phải bảo vệ quyền cơ bản này vì đó là cách duy nhất để ta có thể xúc phạm lại đối phương và đòi lại công lý cho bản thân mình.

Giờ chúng ta phải làm gì?

Theo tác giả, cuộc tấn công vào Charlie cũng khiến chúng ta nhìn nhận lại quyền tự do ngôn luận của chính mình và hiểu rằng tự do ngôn luận luôn đi kèm với nghĩa vụ phải có trách nhiệm với phát ngôn của mình.
Việc nhiều người chúng ta có cái nhìn nghi kỵ với Hồi giáo là điều hoàn toàn có thể giải thích được. Hầu hết chúng ta đều không tiếp xúc trực tiếp với người Hồi. Thậm chí trong những nền văn hoá đa quốc gia như Mỹ, 60% dân số chưa bao giờ giao tiếp với người Hồi. Những gì chúng ta biết về họ đều thông qua các tin tức sự kiện trên báo chí. Hậu quả là việc chúng ta chỉ nhìn thấy những tín đồ Hồi giáo cực đoan và mặc định rằng toàn bộ người Hồi là mối hiểm họa của xã hội.
Theo thống kê của viện nghiên cứu tôn giáo Pew, 27% dân Pháp không thích người Hồi. Con số này ở Đức là 33%, ở Ý là 64%.
Điều đó lý giải sự hạn hẹp trong cuộc sống xã hội của chúng ta, sự co cụm trong những mối quan hệ giản đơn, dễ chịu. Hơn hết, đó là sự thiếu hiểu biết về những giá trị tinh thần của chính đồng bào mình. Chỉ cần có một người quen theo đạo là đủ để tạo ra một thế cân bằng mạnh mẽ: "Người Hồi không thể thế được, đơn giản vì bạn của tôi không thế".

Điều chúng ta có thể làm khi đối mặt với cực đoan là chúng ta phải mỉm cười. Trả đũa cực đoan bằng cực đoan chỉ dẫn đến thảm họa
Cuộc tấn công vào Charlie cũng khiến chúng ta nhìn nhận lại quyền tự do ngôn luận của chính mình và hiểu rằng tự do ngôn luận luôn đi kèm với nghĩa vụ phải có trách nhiệm với phát ngôn của mình. Tôi hiểu rằng trong một khuôn khổ nhất định, luật pháp bảo vệ những phát ngôn của tôi, cho dù nó có ngu xuẩn, xúc phạm đến kẻ khác. Tuy nhiên, tôi lựa chọn việc im lặng hoặc phát ngôn một cách có trách nhiệm với xã hội hết mức có thể. Trách nhiệm đó không bị ép buộc bởi luật pháp mà là tiếng nói của con dế lương tâm trong mỗi người.
Cuối cùng, điều chúng ta có thể làm khi đối mặt với cực đoan là chúng ta phải mỉm cười. Trả đũa cực đoan bằng cực đoan chỉ dẫn đến thảm họa. Cô bé Malala (giải Nobel Hoà Bình năm 2014) khi được hỏi sẽ làm gì nếu lại bị Taliban tấn công lần nữa đã nói rằng, đối mặt với kẻ muốn hại chết mình, cô sẽ nhắc lại tuyên ngôn về giáo dục cho trẻ em, và sau đó để kẻ thù tự do làm điều mà hắn muốn. Tại sao? Bởi nếu cô cũng muốn giết hắn, thì cô và những kẻ cực đoan đó đâu có khác gì nhau?
Tại Na Uy, sau thảm hoạ giết người của kẻ cực đoan tại Utoya, chính quyền không tuyên chiến với khủng bố mà kêu gọi người dân đáp trả bằng việc trụ vững với những giá trị của mình: nhiều dân chủ hơn, nhiều tự do hơn, nhiều nhân quyền hơn.
Chúng ta hãy chờ xem liệu điều tương tự có xảy ra ở Pháp, liệu đảng cực hữu LePen có thắng thế, liệu người Pháp có thể chấp nhận rằng dân số hơn 5 triệu người Hồi ở đây là người Pháp. Đây là quê hương của họ, họ không thể và sẽ không đi đâu cả. Họ là một phần bất khả tách rời của Pháp, và khi họ cất tiếng nói, đó nhất định là tiếng nói của những giá trị Pháp.
---------------------------------------------------
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, hiện đang giảng dạy môn Trung Đông Học tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan và là tác giả cuốn Con Đường Hồi Giáo viết về 12 quốc gia Trung Đông thời hậu Mùa Xuân Ả Rập.
Nguồn BBC

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Cụ VIỆT HÙNG KỂ CHUYỆN HOA Ở ĐATRA ( Phần 2)

Phần 2 : Mùa ĐÔNG Ở ĐATRA 
 BđH - Hơn tuần nay không biết có phải vì lý do cáp quang chạy ngầm dưới biển bị " cá mập cắn đứt" hay vì lý do gì khác mà Blogspot luson.quelam và cả calathu Vu đều biến khỏi màn hình , thay vào đó xuất hiện giao diện lạ, không liên quan gì đến thông tin thời cuộc ! Nhiều Bloggers gọi điện cho Mõ cũng thông báo tình trạng này. Tất cả những ai sử dụng điện thoại thông minh hay iPhone, iPad  đều potay.com !!! Ngay cả máy Vi tính để bàn (PC) của Mõ cũng "mù tịt", mặc dù đường truyền cáp quang wifi trong nhà vẫn đảm bảo và Laptop thì mở được bình thường . Vì sự cố kỹ thuật như vậy nên đình Làng ta trở nên vằng vẻ một thời gian. Nhiều cụ đã điện thoại liên lạc hỏi thăm, động viên , thông cảm và kiên trì ...chờ đợi .
Không khí chính trị trong nước và quốc tế những ngày đầu năm thật sôi động . Nhiều chuyện chúng ta không thể không quan tâm, động não suy nghĩ và bàn thảo . Biết là chẳng thể " đội đá vá trời" nhưng không thể không suy nghĩ. Bởi " còn suy nghĩ là ta tồn tại" . Có người hỏi: để là gì ? Xin hãy hát cùng Trịnh Công Sơn " để gió cuốn đi ..." .

 Trong khi đó ở bên UK " khói lửa" cụ Việt Hùng vẫn ung dung soạn một entry chủ đề HOA vườn nhà để gửi tặng tất cả chúng ta . Cụ bạn nhắn mõ chuyển lời cụ hỏi thăm đại gia đình LSQL và báo tin : cuộc sông vẫn bình yên như mùa đông hoa tàn để Mùa Xuân hoa cỏ lại tươi tốt ! Đây cũng là thông điệp của của những bức ảnh hoa chính tay Việt Hùng chụp tại datra nhà mình .

Đến ngày 9/5 – ngày Chiến thắng (phát xít Đức) toàn đatra đã được phủ bằng một tấm thảm màu xanh tươi đẹp sau mùa đông băng giá:

Và từ thời điểm này tấm thảm xanh ngày ngày được tô điểm bằng màu sắc của đủ các loại hoa:

 và các bụi cây cảnh:
Nhưng sặc sỡ và đẹp nhất là khi  hoa MẪU ĐƠN (пионы), còn gọi là hoa Vương
( ngày xưa chỉ trồng trong vườn của vua chúa) đua nhau nở vào cuối tháng 5 đầu tháng 6:
Rồi đến hoa Cẩm chướng (гвоздика), hoa giống như hoa dong (каны
và đủ các loại hoa cúc nhung (cúc vạn tuế?) -бархатцы::
Cuối cùng đến lượt các loại hoa HỒNG:
Hoa hồng “bò” dọc bên đường đi:

Các loại hồng leo:
Và các loại hoa hồng đủ các màu:
Các loại hoa hồng nở suốt mùa hè đến tận giữa mùa thu (đầu tháng 10). Bên cạnh hoa hồng đua nhau cùng nở nhiều các loại hoa khác:

Vào những buổi trưa hè nóng bức có thể ngồi nghỉ ngơi ở chỗ này:

Đến đây mời các bạn xem video tự làm để ngắm các loại hoa ở đatra nở từ đầu mùa xuân (entry trước) và trong suốt mùa hè (trong entry này) – tất cả các ảnh trong video này là ảnh tự chụp ở đatra:

Hy vọng các bạn giờ đã hiểu và thông cảm với “nỗi nhớ bà đatra” của tôi trong những ngày đông giá rét đầy băng tuyết này!
Chào các bàn và hẹn gặp lại.

----------------------------------------------------
Mời sang nhà cụ Việt Hùng đọc bản chính TAI ĐÂY

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

VTV , LẠI XIN LỖI !!!

VTV phát thông báo xin lỗi về "Điều ước thứ bảy"

Theo Báo điện tử vtv.vn, Đài TH Việt Nam vừa phát đi thông báo chính thức xin lỗi về sai sót trong chương trình “Điều ước thứ 7”. (Click chuột vào các hàng chữ mầu xanh để đọc các bài liên quan  đếnvụ việc .)

"Đài Truyền hình Việt Nam sẽ kiểm điểm hết sức nghiêm túc và xử lý đúng mức đối với những sai phạm của những người thực hiện chương trình và các cá nhân liên quan" - đó là thông tin chính thức từ VTV về vụ việc liên quan đến câu chuyện cặp đôi Nhật Thanh - Như Đào trong chương trình Điều ước thứ bảy gây xôn xao dư luận. 
Có thể nói "Điều ước thứ 7" trong suốt một năm qua đã để lại cho khán giả nhiều tình cảm đặc biệt qua những câu chuyện mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.

VTV phat thong bao xin loi ve "Dieu uoc thu bay"
Thông báo xin lỗi chính thức của VTV
Trong số phát sóng của Điều ước thứ 7 ngày 10/1/2015 nội dung chương trình kể về chuyện tình và điều ước của cô gái khiếm thị Nguyễn Như Đào (quê Anh Sơn, Nghệ An) và chàng trai Nguyễn Nhật Thanh (quê Quảng Xương, Thanh Hóa) đã khiến rất nhiều khán giả xúc động.
Tuy nhiên, sau khi chương trình lên sóng, người dân địa phương và báo chí trong đó báo đi đầu điều tra vụ việc này là VietNamNet đã phát hiện có nhiều điểm không chính xác về nhân vật. 
VTV khi biết thông tin đã lập tức cho tiến hành xác minh thông tin và thấy rằng hoàn cảnh gia đình cũng như câu chuyện của hai nhân vật đề cập trong chương trình không đúng như thực tế. 
Theo VTV thì nguyên nhân dẫn đến việc cho phát sóng chương trình với những sai sót lớn kể trên là do những người thực hiện chương trình đã không thực hiện đúng quy trình thẩm tra thông tin, phát sóng thiếu cẩn trọng, thiếu chặt chẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Phía VTV khẳng định sẽ kiểm điểm hết sức nghiêm túc và xử lý đúng mức đối với những sai phạm của những người thực hiện chương trình và các cá nhân liên quan. 
Bên cạnh đó, VTV xin nhận trách nhiệm và gửi lời xin lỗi chân thành tới gia đình của chị Nguyễn Như Đào và anh Nguyễn Nhật Thanh, đặc biệt là vợ và con hiện tại của anh Thanh vì những tổn thương mà chương trình đã gây ra cho họ. 
Đồng thời VTV cũng xin gửi lời xin lỗi chân thành tới khán giả đã theo dõi chương trình bởi những sai sót lớn trong quá trình tác nghiệp.
VTV mong muốn và hy vọng khán giả sẽ tiếp tục ủng hộ chương trình Điều ước thứ 7.
Mở xem TẠI ĐÂY

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

ĐƯỢC ! TỐT ! 
Chuyện tiếu lâm Tú Riềng 
(Do Calathau ghi lại )

Không ít người từng được nghe cụ Tú Riềng kể câu chuyện đến thăm cụ bạn PVH điều trị bệnh tại nhà . Tên chuyện Mõ tạm đặt là "ĐƯỢC !". Trong vụ này Mõ chỉ góp mỗi chữ  Được cuối cùng mà cũng lấy làm vinh dự vô cùng xiết kể ! Chuyên tóm gọn như sau :
Cụ PVH lớp ta bệnh đã lâu, hôm ấy 1 đoàn các cụ ông cụ bà K5 đến tận nhà thăm hỏi. Cụ VH vốn to con, thời còn làm TGĐ một công ty, cụ khỏe, ăn sóng nói gió, tính tình xởi lởi rộng rãi , ai cũng quý mến. Không may cả chục năm nay cụ mắc bệnh, điều trị thuốc thang mãi không khỏi, bà vợ đành bỏ nghề BS nhà nước, ở nhà chăm sóc đức ông chồng. (Riêng điều này đã có thể ghi vào "Bảng vàng Vợ hiền Dâu thảo" của Hội QL ta rồi.)
Cụ VH có đặc điểm, hễ có bạn  QL đến thăm là mệt mấy cũng ngồi nhổm dậy mở tủ lạnh lấy bia ra mời ! ( Là cách đây 4-5 về năm trước ). Hỏi bệnh tình thuyên giảm ra sao ? Ăn, ngủ, đi, đứng, nói, năng thế nào, cụ VH cứ 1 câu ĐƯỢC trả lời rứt khoát . Thấy không khí vui vẻ, cụ Tú Riềng tiếp : Bia bọt được chứ ? ĐƯỢC ! Mọi người cười ồ. Thừa thắng cụ Tú phóng ra 1 câu hỏi để đời :“Thế còn LÀM VIỆC được không ?” . Chả biết có nghe thủng câu hỏi không, nhưng theo “quán tính” cụ VH cũng ĐƯỢC rõ to !
Từ đó cánh đàn ông K5 có thêm 1 từ “ĐƯỢC” để làm thước đo sức khỏe lúc đã ỉu xìu, hết xu oách ( Theo lý thuyết)!

 Có sự trùng hợp thú vị, chuyện thăm cụ bạn PVH  loanh quanh thế nào lại giống chuyện các quan triều đình thăm ngài Thánh Bá xứ Đờ Nưỡng ! Có khác chăng chỉ từ chữ ĐƯỢC sang chữ TỐT !

Một ngày đẹp trời, đoàn văn võ bá quan  trào đình gồm toàn Tể tướng, Thái sư, Tư đồ ...tiền hô hậu ủng  vào thăm cụ Thánh Bá đang lâm trọng bệnh. Lệnh truyền : Cấm tiệt bọn báo chí tiếp cận bệnh nhân. Thông tin chỉ được dùng cho báo viết, báo nói . Cấm ghi âm chụp ảnh !!! Bài vở phải do Quan Tư đồ ( Giữ việc cảnh sát, giáo dục, rèn đúc dân ) kiểm duyệt trước khi công bố ! Thế là, ngay sáng sau tất cả các báo viết báo nói (đọc) đều nhất loạt giật tít rất hót " Ngài Thánh Bá : Tốt !" Nội dung tóm tắt phần cốt lõi như vầy : (Trích)
Quan Tể tướng ( Thay mặt Vua , hỏi Thánh Bá :
-    Thấy trong người thế nào ?
-    Tốt !
Quan bộ Lại ( Giữ quyền thăng chức, giáng  chức …), hỏi:
-    Có nhớ hết hết tên các quan ở đây không ?Trí nhớ Tốt chứ ?
-    Tốt !
Ngự sử Đại phu ( Lo việc kiểm  soát các quan ), hỏi thêm :
-    Có nhớ các chuyện đã qua không ?
-    Tốt !
Thái bốc (giúp vua xử lý chính vụ), hỏi :
-    Còn “ chiến đấu” Tốt  chứ ? ( Ý ngài muốn hỏi Thánh Bá còn tiếp tục làm Tốt nhiệm vụ đầy tớ cho dân được không ? Hay đuối rồi ?)
-    Tốt !
Một quan nữ đội mũ cánh chuồn, trắng toát từ đầu đến chân , chen ngang . Có tiếng quát “ Để quan Ngự Y vào” . Quan này quan tậm đến chuyện ăn, uống, tiêu , tiểu của ngừơi bệnh. Gặp khúc tế nhị, bí lời quan phải làm động tác mô phỏng , rồi kết thúc nhõn 2 từ :
-    Tốt chứ ? ( Thánh Bá giỏi thủ ngữ lại rất tỉnh táo nên “đọc” hiểu ngay )
-    Tốt !
Thượng thư  bộ Công , vốn học ở LX cũ về, làm ám hiệu: tay trái nắm lại, tay phải xòe ra vỗ bồm bộp vào tay trái, hỏi Thánh Bá :
-    Cũng  Tốt chứ ? . Lần này Thánh Bá cười rất tươi, trả lời cái một  :
-    Tốt !
Các quan đều tỏ ý vui vẻ hài lòng. Cười nhưng không dám phát ra thành tiếng. Riêng Quan Ngự Y thỏ thẻ  “ Đúng là anh Thánh thật rồi !” . Ra tới cửa, các quan báo liền bu lại quanh các Đại quan xin phỏng vấn. Tất nhiên là các Đại quan im thin thít. Riêng quan Ngự Y nói thầm vào tai 1 nhà báo : “ Phong độ Thánh Bá còn tới 7/10 so với những bức ảnh anh ấy chụp thời vàng son ở xứ Đờ Nờ. Cha tiên sư bố bọn “thế lực phản động, đen tối” nó tung ra mấy ảnh thằng mả mẹ nào đầu trọc lốc nằm giường bệnh, thở ống ôxi bên Mỹ, dám to gan gán cho anh Thánh Bá nhà mình !" 
Nói vậy chứ khi các nhà báo hỏi xin tấm ảnh mới của Thánh Bá thì Quan Ngự Y lắc đầu quầy quậy ! Lọa quá !
(Calathau ghi lại )

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

NHữNG THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA ÔNG NGUYỄN BÁ THANH

Ông Nguyễn Bá Thanh ‘ăn tốt, ngủ tốt, trả lời được các câu hỏi của bác sỹ’

Đăng Bởi -
ong Nguyen Ba Thanh
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã ghé thăm ông Thanh - Ảnh: Lê Đình Dũng.

Trưa 13.1, ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết như vậy.

Ông Triệu cho biết "ông Nguyễn Bá Thanh đã ăn cháo, súp bình thường như chúng ta"
Theo ông Triệu, từ ngày ông Nguyễn Bá Thanh về Bệnh viện Đà Nẵng chữa trị, hội đồng chuyên môn gồm Ban chăm sóc sức khỏe và Bệnh viện Đà Nẵng đã thống nhất mời chuyên khoa Y học cổ truyền Đông y tham gia.
ong Nguyen Ba Thanh 
Sáng nay, ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban tổ chức Trung ương đã đến thăm ông Nguyễn Bá Thanh tại phòng bệnh
 
Hôm nay, đoàn chuyên gia Y học cổ truyền của Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương do Phó giáo sư Nguyễn Minh Hà, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội, Phó chủ tịch hội đồng Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã vào từ hồi sáng để thăm khám và hội chẩn.
Chiều hôm nay sẽ tiếp tục và có những tiến hành điều trị cụ thể Đông - Tây y kết hợp.

ong Nguyen Ba Thanh
Ông Bá Thanh đã có thể trao đổi với bác sỹ vào điều trị 
tại khoa Ung bướu Bệnh viện Đà Nẵng, theo ông Nguyễn Quốc Triệu

Về sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh hiện nay, ông Triệu cho biết: "Ổn định, ăn tốt, ngủ tốt, vừa rồi tiếp xúc các bác sỹ để trả lời các câu hỏi thì tôi đứng bên cạnh thì tôi thấy tốt".
Còn về việc điều trị như thế nào, sử dụng phương pháp nào, thuốc nào để điều trị thì ông Triệu cho biết đó là vấn đề chuyên môn không trả lời được.
"Những cái gì về chuyên môn sâu thì bác sỹ và gia đình yêu cầu không nói ra được. Còn ông Nguyễn Bá Thanh vẫn ăn cháo, ăn súp bình thường", ông Triệu, nói.
Trước đó, vào khoảng 8h30 sáng nay, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng đoàn đã tới phòng điều trị thăm hỏi sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh.
Sau đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa cùng đoàn cũng đã vào Bệnh viện Đà Nẵng thăm hỏi tình hình sức khỏe ông Bá Thanh.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, bị chứng rối loạn sinh tủy, được đưa qua điều trị tại một bệnh viện ở Mỹ cách đây hơn 4 tháng.
Đến khoảng 20h45 ngày 9.1, ông Thanh được đưa về Việt Nam trên chuyên cơ mang số hiệu N183-PA đáp xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng để đưa về khoa Ung bướu, Bệnh viện Đà Nẵng tiếp tục điều trị.
Lê Đình Dũng

MỜI THAM KHẢO CÁC TIN LIÊN QUAN

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Cụ KHOA PHI BỖNG NHIÊN XUẤT HIỆN Ở SÀI THÀNH ?

( Để bảo đảm an toàn, đề nghị các cụ ông XH, MN (K5), HN (K6)uống thuốc trợ tim trước khi đọc thiên Phóng sự điều tra dưới đây )
Người nắm chắc nhất mọi hoạt động cùa cụ Khoa Phi ở HN là cụ Tú Riềng, vậy mà cũng không biết sau mấy ngày nghỉ Tết Tây, cụ Khoa Phi "biến" đi đâu ! Đầu tiên có tin cụ vào Tây Nguyên thăm "đồng đội cũ". Rồi có tin cụ trở ra cố đô Huế ...Tất cả đều sai , bởi cụ vừa mới xuất hiện ở Sài Gòn . "Lặn" 1 ngày một đêm, sáng mồng 9 ( Thứ 6) cụ bắt liên lạc với Nữ Quái Đoàn 10, khai báo rõ ràng : một ngày dành thăm họ hàng và các cụ Đ10 .
ảnh trên cho thấy 4 nhân vật Đ10 hội kín với nhau trong một quán cafe đèn mờ " nhà không số, phố không tên !" . Tuy nhiên tất cả mọi hành tung của họ không lọt khỏi con mắt theo dõi của các thám từ K5 .
Sáng Thứ Bẩy (10/1), một bóng phụ nữ xuất hiện trong 1 con hẻm nhỏ P25. Q.BT, rất khả nghi ...

Đây chính là nữ chủ nhân - Nữ quái Đ10 !
( đầy bẽn lẽn và ...khó hiểu !).

Thì ra họ vừa trao cho nhau vật kỷ niệm ( hay là vật làm tin ?), 
để đánh dấu cuộc hạnh ngộ sau 60 năm có lẻ bặt vô âm tín!

Thời gian như dòng sông Sài Gòn lặng lẽ trôi ...
Kỷ niệm ngày thơ ấu như cuốn phim "diễm tình" hiện ra trong tâm trí .

"Bia lạnh cạn ly, tình chan chứa/ Say người thiên hạ lại sau nhau"
(Mõ là người chứng kiến tình bạn Đoàn 10 thật đáng nể !)

Trưa nay 11/1, tại BKBR vợ chồng gia chủ cùng các bạn ngồi chờ cụ Khoa Phi-khách quý !

Bữa tiệc do nữ chủ nhân đạo diễn gây ấn tượng bất ngờ
Nâng ly và Hát vang bài ca " Yêu QL như tình yêu ban đầu ..."
Tổ tâm giao ngày xưa : Khoa Phi-Tài đức-Thành Long, nay chỉ còn 2 ( Thành Long đã mất ).

 Cụ Duy Khắc, GS Toán học dạo này chẳng những thể lực lên cao mà "bút lực-hồn thơ" cũng thâm hậu bất ngờ . Các cụ chắc còn nhớ, tháng trước đón và tiễn cụ Việt Hùng , cụ Duy Khắc đã có 2 bài thơ tặng bạn được chính tác giả đọc trong 2 bữa tiệc . Lần này cụ GS lại có bài thơ tặng cụ bạn Khoa Phi. Trước khi nhập tiệc cụ Duy Khắc xin phép đọc . Toàn văn bài thơ " Đón Khoa Phi ",như sau :

Vương Phi là vợ của Vua
Trương Phi là tướng ngày xưa, đen xì
Quế Lâm ta có Khoa Phi
Người trông thâm thấp, tài thì cao cao !
Là người đứng mũi chịu sào
Thủ đô Gang thép: ánh sao một thời
Tưởng xa bè bạn cả đời
Nhưng nhờ "ơn đảng", ơn trời ban cho
Khoa Phi về với thủ đô
Trở thành lực hút Cu Lờ thêm sâu
Là nhà cấp thuốc giải sầu
Cho bạn vui vẻ hát câu " Tuyệt vời !"

Hôm nay bạn đến nhà tôi
Bữa cơm đạm bạc thay lời cám ơn !

 Cụ Xuân Nguyên (đoàn 10) và cụ Chu Cường
Hai chị em lưu luyến chia tay ...

Lưu luyến tạm biệt BR, tạm biệt vợ chồng chủ nhà Khắc - Hạnh mến khách ...
Cụ Khoa Phi tiếp tục cuộc hành trình đầy bí ẩn của mình trong đêm nay 
 ( Các cụ đón xem kỳ sau )
 Trưa thứ Ba (13/01) ở nhà hàng tự chọn Q.11 .
Chủ đề bàn thảo hôm nay rất nhậy cảm, nhưng các đại biểu nữ tham gia rất ...cởi mở !
Không biết đã kết thúc chưa đây !