Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

THƯ GIÃN CHỦ NHẬT ( Xuân Hoài sưu tầm )


VẼ THEO......
Có một ông nọ vào trong phòng triển lãm tranh để coi tranh, bỗng ông giật mình bởi vì thấy một bức tranh vẽ hình người đàn bà khỏa thân giống vợ của mình, ông liền vội vả về nhà giận dữ hỏi bà ta:
- Có phải em làm người mẫu cho thằng cha họa sĩ kia vẽ hình khỏa thân không ?
- Ðâu có đâu, em đâu bao giờ làm người mẫu cho thằng cha họa sĩ đó, chắc là ông ta vẽ theo trí nhớ thôi...


KHÓ TÍNH?

Một ông phàn nàn với đồng nghiệp:
- Phụ nữ thật khó tính. Năm ngoái, vợ tôi báo tin sắp được làm mẹ, tôi tặng cô ta bó hoa. Vậy mà hôm qua, tôi báo tin sắp được làm bố một đứa bé nữa, cô ta lại đập cán chổi vào đầu tôi!

THIÊN THẦN

Bé hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, có phải các thiên thần có cánh và biết bay không mẹ?
- Đúng rồi con yêu.
- Hồi sáng lúc mẹ đi chợ, con nghe bố gọi chị giúp việc là thiên thần. Thế bao giờ thì chị ấy bay?
- Ngay bây giờ đây, con ạ!

NGƯỜI VỢ TUYỆT VỜI 
Hai người bạn nói chuyện với nhau:
- Có lẽ mình phải xin ly dị.
- Sao vậy?
- Vợ mình nửa năm nay không thèm nói với mình một câu nào.
- Cậu điên à! Biết tìm đâu ra một người vợ tuyệt vời như thế.

ĐÀN BÀ GIỎI THẬT
Một bà sau khi cho tiền ông hành khất ở cuối nhà thờ liền hỏi: 
"Sao ông ra nông nỗi này, vợ con ông đâu?"
"Thưa bà, vợ tôi chẳng may qua đời rồi ạ. Nếu vợ tôi còn thì tôi đâu đến nông nỗi này ạ"
Bà quay sang ông chồng:
"Thấy chưa, đàn bà là đảm đang lắm. Không có đàn bà là chỉ có nước đi ăn mày. Nhưng khi còn sống bà ấy làm gì hả ông?"
"Thưa nó đi ăn mày thay cho tôi ạ.”

BỆNH TÌNH 
Chăm sóc chồng ốm nặng, cô vợ sụt sùi hỏi: 
- Anh thấy trong người thế nào? 
Chồng: 
- Mấy hôm nay em bớt nói, thần kinh anh đã ổn định dần, đỡ co giật.

CỨ CHỜ BỐ MÀY THÌ...
Người đàn bà đứng trước gương ngắm nhìn và tỏ vẻ hài lòng vì chiếc áo lông thú mới mua, thì cậu con trai đi học về:
- Đẹp quá, có phải bố mua cho mẹ cái áo này không?
- Bố nào mua, cứ chờ bố mày thì đến cả mày cũng chẳng có nữa là áo.
 
CHẤP NÓ LÀM GÌ !! 
Vợ phát hiện ra chồng mèo mỡ ghen tuông. Chồng thanh minh:-Em biết không, gì em cũng hơn nó hết, đây nhà to em ở với anh cả đời, nó chỉ ở với anh phòng khách sạn mấy chục mét vuông có 1 đêm, chấp nó làm gì, tiền lương anh đưa em hết, chỉ đưa nó vài vé thôi, chấp nó làm gì, em hàng trăm bộ quần áo, nó nghèo lắm quần áo không đủ mặc đâu, có vài mảnh che thân, chấp nó làm gì, còn.... còn về nhan sắc hả, nó phải kêu em bằng...cụ bà, chấp nó làm gì !!! 

Coi chừng đề xuất của TQ về " Con đường tơ lụa trên biển "

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN ĐÔNG & AN NINH 
BỜ CÕI VIỆT NAM
 ( Trần Công Thanh K4 )


  Sơ đồ các "Con đường tơ lụa trên bộ & trên biển" do Trung Quốc đề xuất

Do ấp ủ tham vọng làm chủ thị trường buôn bán toàn cầu, Trung Quốc đã đề xuất với nhiều quốc gia trên thế giới, xúc tiến thiết lập mạng lưới các “Con đường tơ lụa” trên bộ & trên biển, kết nối thị trường Trung Quốc với thị trường các Châu Lục, trọng tâm là Đông Nam Á, Trung Cận Đông, Tây Á & Châu Âu. Họ đã tuyến bố dành 50 tỷ USD & Lập ”Quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng” để tài trợ cho các quốc gia tham gia xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng “Con đường tơ lụa” ở trên bộ & trên biển.
“Con đường tơ lụa trên Biển Đông” sẽ có liên quan trực tiếp đến chủ quyền biển đảo & an ninh bờ cõi Việt Nam, nên cần phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, thấu đáo.
Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia chủ động đưa ra tranh chấp chủ quyền đối với Việt Nam trên Biển Đông, sau khi dùng vũ lực chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa & 1 số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bằng lý sự về “Đường lưỡi bò 9 đoạn” viển vông.

“Con đường tơ lụa trên Biển Đông” là con đường hàng hải quốc tế, nên chỉ có thể nằm trên vùng biển quốc tế. Vậy, trên Biển Đông vùng biển nào thuộc vùng lãnh hải các quốc gia & vùng biển nào thuộc phạm vi vùng biển quốc tế, theo qui định Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, đều chưa được pháp lý quốc tế làm sáng tỏ.
Vì vậy, trước khi nói tham gia “Con đường tơ lụa trên Biển Đông” phải mở một Cuộc hội nghị thực thi Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc trên Biển Đông & phạm vi vùng biển quốc tế trên Biển Đông, dành cho “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua?
Nếu không làm như vậy thì Trung Quốc sẽ lợi dụng việc đề xuất “Con đường tơ lụa trên Biển Đông” để hợp thức hoa yêu sách “Đường lưỡi bò 9 đoạn” mà họ vẫn rêu rao lâu nay.
                                                                                             Kỹ sư Trần Công Thanh ( cựu HS K4 ) )

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Nguyễn Ngọc Hùng (K01) : TẢN MẠN 30/4

Blogger Ngoc Hung (K1)
" 40 năm qua rồi! Để mỗi khi 30/4 đến không còn cảnh “bên thắng cuộc” hân hoan, “bên thua cuộc” buồn tủi, thì chi bằng thôi không nói “giải phóng miền Nam” nữa. Hãy coi 30/4 là “Ngày Thống nhất Đất nước”. Thống nhất là hoài bão chung của tất cả người VN, không kể họ ở “bên” nào. Là người VN thì đều vui mừng vì đất nước thống nhất.
Được thế thì 30/4 là Đại lễ của toàn dân!"

Mõ Làng : Một bài viết thấm đẩm tính nhân văn ....
Cảm ơn tác giả,  không phải K5 nhưng chăm chú theo dõi và đóng góp vào việc LÀNG ) )

1-
Sáng 30/4/1975, tôi làm việc như thường ngày tại cơ quan ở Hà Nội. Nói là như thường ngày, nhưng không khí lúc ấy náo nức lắm. Tin từ chiến trường miền Nam đồn về cho thấy thời khắc lịch sử đã đến nơi!
Hơn 11 giờ trưa, chúng tôi nhận được tin “mật báo” từ ĐSQ Pakistan (khi ấy ở số 9 phố Lê Phụng Hiểu): Ông đại sứ nói với nhân viên người Việt rằng Sài Gòn đã thất thủ rồi. Ông bảo mọi người lên ban công của ĐSQ giăng một dây pháo dài xuống và đốt sau khi xe của ông đã ra khỏi khu nhà. Ý của ông này là “ông ấy không biết việc mọi người đốt pháo”. Đây có lẽ là tiếng pháo đầu tiên ở Hà Nội mừng Sài Gòn giải phóng. Tiếp ngay sau đó là tràng pháo nổ tại cơ quan TTX ở đầu phố Lí Thường Kiệt. Buổi chiều và tối hôm ấy, pháo nổ tưng bừng khắp thủ đô!
2-
Ngày 26/10/1975, tôi cùng một “đoàn quân” được “không vận” từ Gia Lâm vào Nha Trang thực hiện một nhiệm vụ gọi là “Đoàn 26”. Đây là lần đầu tiên tôi được “đi” máy bay, trên chiếc máy bay dân dụng DC10 “chiến lợi phẩm” do Mỹ sản xuất hẳn hoi. Và đây cũng là lần đầu tiên tôi tiếp cận với miền Nam “vừa thoát khỏi ách chiếm đóng của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”.
Tôi không được chứng kiến quang cảnh thành thị miền Nam ngày 30/4 để thấy sự khác biệt đến mức nào giữa thực tế với cái “miền Nam” mà chúng tôi vẫn mường tượng “đang rên siết” dưới chế độ Mỹ- Nguỵ”. Nhưng Nha Trang sau nửa năm giải phóng vẫn thật khác so với Hà Nội- “thủ đô của hậu phương lớn XHCN” khi ấy. Chợ Đầm vẫn tràn ngập hàng hoá các loại. Thịt cá ê hề. Không thấy ai phải dùng tem phiếu hay xếp hàng mua bất cứ thứ gì. Dân chúng trang phục rất đa dạng cả về kiều dáng và màu sắc; không đồng phục toàn xã hội như “miền Bắc XHCN”….
 Cơ quan nơi chúng tôi “đóng quân” nằm ngay trên đường ven biển mà đã đổi tên thành “Đường Trần Phú”. Rất hiếm khi tôi ra khỏi cơ quan vào buổi tối. Nhưng chỉ đôi lần như thế, cũng thấy những bóng gái lượn lờ với quang gánh trên vai, le lói ngọn đèn Hoa Kỳ và tiếng rao ẻo lả “dzịt lôổn đi”! Mấy cậu tếu táo rỉ tai nhau: Mấy cô ấy bán trứng vịt lộn để nguỵ trang hành nghề mại dâm đấy. Chúng còn kháo nhau rằng mấy cô gái ấy tưởng bộ đội không biết “chơi”. Nhưng cũng “ham ra phết”, mà “chơi hiền khô à”!
Đợt ấy, tôi được phân công giữ kho “tang vật”, nên không có điều kiện đối mặt với “nguỵ quân nguỵ quyền”. Chỉ nghe anh em kể rằng mấy tay ấy sau khi bị hỏi cung thì kháo nhau (bị ghi âm lén tại phòng giam) rằng nếu gặp mấy tay “Bắc Kỳ” thì may mắn, bởi mấy tay này có học. Còn nếu chẳng may đối diện với cán bộ hỏi cung “ở R xuống” thì “mệt” lắm!
Có lí quá! Những người từ miền Bắc vào sau ngày 30/4 không hề giáp mặt với đạn bom, chết choc. Họ đâu có mối thù cá nhân nào với một “nguỵ quân nguỵ quyền” cụ thể nào đó. Bởi thế, khi làm nhiệm vụ hỏi cung “đối tượng”, họ chủ yếu làm theo “lập trường sách vở”. Họ cũng không thạo tình hình thực tế, biết gì nhiều mà vặn vẹo. Còn những người “ở R”, đều từng giáp mặt với sinh tử. Họ sống sót đến ngày giải phóng sau khi chứng kiến biết bao chết choc tang thương. Nhiều người trong họ có người thân ruột thịt bị “Mỹ- Nguỵ” giết hại, giam cầm, tra tấn… Họ có mối thù trực tiếp với những kẻ thất trận nay đối mặt với họ trong… trại giam.
Đúng là thân phận con người!
3-
Năm 2007. Tôi có dịp thăm gia đình con gái đang định cư tại Orange County- California. Một chú “em Việt Kiều” qúy‎ mến tôi có nhã í mời tôi cùng đến thăm một người mà chú này cho là “thú vị”. Đó là một ông già đã quá “thất thập cổ lai hi” nhưng còn quắc thước, vẫn tự lái xe chạy trên Free Way như thường. Ông hiện là một thành viên của tổ chức Phật giáo người Việt định cư ở Mỹ. Câu chuyện giữa tôi với “người từng ở bên kia chiến tuyến” không hiểu sao cứ ngày một dễ chịu và gần gũi hơn. Ông này không dấu diếm thổ lộ rằng “chưa thấy một cán bộ cộng sản nào ăn nói dễ nghe” như tôi. Vài lần gặp sau này nữa, Ông thổ lộ cuộc đời mình:
Dân Bắc Kỳ. Lính của quân đội Bảo Đại thời Pháp, “tập kết” vào miền Nam sau Hiệp định Geneve 1954. Khi Quân Giải phóng đánh Buôn Ma Thuột (ngày 10/3/1975), ông là đại tá tham mưu trưởng sư đoàn 23 VNCH. Chính ông đã thị sát chiến trường vào ngày ấy từ trên máy bay lên thẳng, thấy rõ “chúng tôi thua tan tác”!
Sau đó, ông tự nguyện “tập trung cải tạo” mà theo tuyên bố ban đầu là thời hạn 3 năm. Nhưng rồi cái thời hạn ấy kéo dài đúng 10 năm không hề có bản án! Ông bị giam tại một trại ở Hà Giang. Hết 3 năm đầu mà không được tha, ông hận lắm! Nhưng rồi ông nhận được thư của gia đình gửi vào trại nói là vợ con ông đã vươt biên an toàn và định cư tại Mỹ. Gia đình cũng gửi vào cho ông những quyển sách của đạo Phật. An tâm về vợ con, lại được tiếp thu triết lí nhà Phật, Ông tự đổi mình thành một người khác hoàn toàn. Ông nhận thức rằng “thời” của ông đã hết. Nay đến “thời” của họ rồi! Thế là ông an phận, chấp nhận đến lượt ông trong “kiếp luân hồi”! Cũng từ đó, ông không chống đối nhà tù nữa. Ông sống hiền hoà. Không bị phiền hà gì như khi còn “thù hận chất chồng”. Rồi đến ngày ông được ra tù. Và được xuất cảnh theo diện “HO” và đoàn tụ gia đình bên Mỹ…
Trong câu chuyện, ông cũng nói đến hoàn cảnh trong tù “khốn nạn lắm”. Nhưng khi tôi hỏi: So với nhà tù mà các ông giam cầm cộng sản thì chỗ nào “khốn nạn” hơn? Ông không đắn đo công nhận: Cộng sản bị tù khốn nạn hơn nhiều! Rồi ông phân bua: Nhưng đó là chiến tranh mà. Còn hoà bình rồi, mà “cải tạo” 10 năm thì quá đáng! Ông kể sau khi đã “an phận” trong tù, ông thấy “mấy tay cai ngục” (công an quản giáo) cũng chẳng khá hơn tù nhân. Cũng sống trong lán trại tre nứa tuyềnh toàng. Cũng ăn bo bo với đậu phộng rang muối, chẳng có thịt cá gì cả…
Tôi ngẫm nghĩ về thân phận con người…
4-
Nói chung, con người ta đều được “định hình” trong hoàn cảnh sống. Sống trong hoàn cảnh nào thì theo hoàn cảnh ấy. Tôi sinh ra và lớn lên ở “miền Bắc XHCN” thì đi theo cộng sản là lẽ thường tình. Những người khác sinh ra và lớn lên “dưới chế độ Mỹ- Nguỵ” thì đi lính nguỵ, làm công chức “tay sai đế quốc Mỹ” cũng là lẽ tự nhiên. Số người tự nguyện không chấp nhận hoàn cảnh, thậm chí kiên quyết chống lại môi trường xã hội mà họ đang sống, không nhiều. Nếu tôi hoàn toàn sống trong hoàn cảnh của ông “sĩ quan nguỵ” này, có khi tôi làm “to” hơn cái chức đại tá tham mưu trưởng sư đoàn ấy chứ! Còn nếu ông ta sống ở miền Bắc, biết đâu ông ấy chả trở thành “anh hùng chống Mỹ cứu nước”!
Ông “bạn già” rất “chịu” tâm sự này của tôi.
Một số người Việt lưu vong bên Mỹ thường biểu lộ lòng căm thù của họ đối với “chế độ cộng sản”. Có người khi gặp tôi liền chặn trước: “Ông đừng đến đây tuyên truyền cộng sản”! Tôi rất ôn tồn và chân thành nói với họ: Các ông sống ở Mỹ mấy chục năm rồi. Tôi nghĩ các ông là công dân của một đất nước hàng đầu thế giới về tôn trọng tự do chính kiến, tự do ngôn luận. Nước Mỹ có cấm cộng sản đâu. Vậy sao các ông cứ đòi cấm “tuyên truyền cộng sản”. Lẽ ra, ai muốn tuyên truyền cứ để họ tuyên truyền. Người khác có nghe hay không cũng là quyền tự do. Không cấm người nói và cũng không buộc người khác phải nghe mới là tự do chứ.
Họ cũng thường “chửi” cộng sản là tham nhũng, đàn áp v.v… Tôi trao đổi với họ: Tham nhũng hay đàn áp không phải chỉ có riêng cộng sản. Chế độ VNCH trước đây có tham nhũng không? Có đàn áp không? Hiện nay, còn rất nhiều chế độ cầm quyền trên thế giới này tham nhũng và đàn áp; trong khi chỉ còn vài nước “cộng sản” như VN. Ghét tham nhũng thì cứ lên án; không việc gì phải gắn cái “cộng sản” vào đấy.
Nói thế thôi, chứ tôi cũng hiểu được thái độ “căm thù cộng sản” của một số người này. Khách quan mà nói, nếu không có “giải phóng miền nam” thì họ và gia đình họ không mất tất cả. Cái câu “Nam kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lí”, “Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do” không phải là vô cớ. Cứ đặt mình vào họ mà xem. Trước 30/4/1975, chả biết “tay sai” hay “cơm thừa sữa cặn” ở đâu, nhưng “nguỵ quân, nguỵ quyền” đều có cuộc sống sung túc. Con cái, gia đình họ đều ổn định, no đủ. Vậy mà cách mạng về, họ thất nghiệp đồng loạt. Tài sản bị mất hết theo nghĩa đen bằng những chính sách nghe rất “êm tai” của chế độ mới. Thế rồi, hàng loạt bị đi cải tạo mà thực chất là đi tù nhiều năm liên tục. Vợ con họ không có nguồn sống hằng ngày. Con cái học hành bị phân biệt đối xử vì lí lịch “dính đến chế độ cũ”. Họ phải bán hết đồ đạc, cho đến cả chén bát lấy tiền tiêu qua ngày. Thế rồi không thể trụ được dài theo năm tháng, họ đành liều mình lao ra biển “vượt biên trái phép” mà khi ấy, nếu bị bắt lại thì mang trọng tội “phản quốc”, nếu không thì cũng có thể chết chìm ngoài đại dương hoặc trở thành nạn nhân cho cướp biển… Những người rơi vào hoàn cảnh như thế mà bảo họ không oán “cách mạng” thì ngược đời!
Nhưng dù sao thì cũng đã bốn mươi năm trôi qua. Nhiều người từng ở đôi bên chiến tuyến đã đi về cõi vĩnh hằng. Những người còn lại đa phần đã già yếu hoặc hưu trí rồi. Kí ức xưa cũng đã mờ phai hoặc chí ít cũng không còn ám ảnh như ác mộng thường nhật nữa. Rất nhiều người vốn “căm thù chế độ” đã về thăm quê hương. Họ tận mắt thấy sự đổi thay trong nước, cả cảnh quan, cuộc sống và tình người với nhau.
Tôi còn nhớ hồi Tết nguyên đán năm 2006. Có một cuộc biểu tình để gợi lại “hận thù Mậu Thân” (1968) được tổ chức ở Phước Lộc Thọ. Một người “anh em” rủ tôi đi coi. Cuộc biểu tình dự định bắt đầu lúc 8 giờ sáng, với khoảng 4.000 người “được mời” tham gia. Nhưng mãi đến 10 giờ hơn mới bắt đầu được. Và số người cũng chỉ khoảng hai trăm! Người “anh em” nói những năm trước vẫn đông lắm. Có đủ “đoàn ngũ” các sắc lính “quân lực VNCH”. Năm nay “nhạt” rồi!
Thế đấy. Hận thù làm gì nữa! Nói cho cùng, cũng người Việt Nam “tỷ thí” lẫn nhau.
5-
30 tháng 4 đúng là ngày chiến thắng của phe cộng sản. Về mặt hình thức, phe cộng sản bây giờ là đại diện cho nước VN. Nhưng như thế không có nghiã toàn dân VN đều là cộng sản. Không phải toàn dân VN đều “hân hoan chào mừng” mỗi khi ngày 30/4 hằng năm. Đến dịp này, chính quyền lo tổ chức rình rang. Nhiều người thuộc “bên thắng cuộc” cũng hoan hỉ mỗi khi ngày này đến. Nhưng không ít người “thắng cuộc” cảm thấy bùi ngùi mỗi dịp 30/4. Họ là những người may mắn sống sót trong khi muôn vàn đồng đội của họ đã ngã xuống. Những kí ức đau thương, tang tóc của thời chiến lại hiện về. Rồi cũng không ít người từng tham gia vào các hành động giết chóc mà bây giờ họ cảm thấy ghê rợn, thậm chí là tội lỗi… Hội chứng chiến tranh không phải chỉ đè nặng lên tâm trí “bên thua cuộc” đâu!
Rồi những hoạt động nghĩa tình tri ân thương binh- liệt sĩ bên cách mạng lại làm chạnh lòng thân nhân của các tử sĩ “bên thua cuộc”. Thời thế đẩy con em họ về “phía bên kia”, để rồi bỏ mạng ngoài chiến trường. Nay chẳng những không hề có một ân huệ nào do chế độ mới ban cho, mà còn mang tiếng “nguỵ quân nguỵ quyền” cho đến đời con đời cháu hay sao?
40 năm qua rồi! Để mỗi khi 30/4 đến không còn cảnh “bên thắng cuộc” hân hoan, “bên thua cuộc” buồn tủi, thì chi bằng thôi không nói “giải phóng miền Nam” nữa. Hãy coi 30/4 là “Ngày Thống nhất Đất nước”. Thống nhất là hoài bão chung của tất cả người VN, không kể họ ở “bên” nào. Là người VN thì đều vui mừng vì đất nước thống nhất.
Được thế thì 30/4 là Đại lễ của toàn dân!

                                                                                                       Tp/HCM 26/4/2015
                                                                                                  NGUYỄN NGỌC HÙNG

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Tài liệu hay : Bài học POW/MIA và vấn đề nhân quyền hiện nay

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30 Tháng Tư (1975-2015), và 20 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt (1995-2015), Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà quan sát kỳ cựu về bang giao Mỹ-Việt, đã có một bài nghiên cứu lý thú đăng trên số mùa xuân 2015 của tập san The Cairo Review of Global Affairs, do Đại học Mỹ tại Cairo (The American University in Cairo) xuất bản.
Đọc bài này của GS Ngô Vĩnh Long càng hiểu thêm về con cáo già thâm hiểm Henry Kissinger. Một kẻ có tôi với nhân dân VN. Nhưng cho đến nay, trên 90 tuổi, lão vẫn được TC trọng vọng, coi là quân sư hàng đầu cho Đảng CSTQ và là người có công kìm hãm VN để mở toang cánh cửa cho TC trỗi dậy " ! (Ý kiến của Calathau . Còn các cụ ?)

Mang tựa đề "After the Fall of Saigon" – tạm dịch "Sau khi Saigon thất thủ" - trong vòng 15 trang, tác giả đã lược lại một số nét chính trong tình hình Việt Nam và quan hệ Mỹ-Việt, trải dài trong 70 năm (1945-2015). Sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài nghiên cứu đã được nêu bật trong hàng tiểu tựa : Cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, và tình bạn bất ngờ nối tiếp theo sau.
Điểm đáng chú ý là bài viết là không chỉ giới hạn sự can dự của Mỹ trong giai đoạn thường được giới sử học gọi là Cuộc Chiến tranh Đông Dương Thứ II (1955-1975) – tức là thời kỳ Mỹ rầm rộ tham chiến tại Việt Nam – mà gộp luôn cả hai cuộc chiến trước (1946-1954) và sau (1979-1989) đó.
Tác giả giải thích : “Bên ngoài Việt Nam, đôi khi người ta quên rằng Hoa Kỳ cũng đã dấn sâu vào cuộc Chiến tranh Đông Dương đầu tiên 1946-1954, và cũng sẽ can dự vào cuộc Chiến tranh Đông Dương Thứ III từ năm 1979 đến năm 1989.”
Hậu quả của sự can dự này, theo tác giả, rất nghiêm trọng : “Ba cuộc chiến đó đã mang lại những đổ vỡ to lớn về vật chất, kinh tế, xã hội, đạo đức cho Việt Nam, và gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như sự phân cực giữa người Việt Nam với nhau.”
Đối với tác giả, chính các hệ quả đó đã khiến mọi người phải kinh ngac khi thấy rằng 40 năm sau ngày 30 tháng Tư 1975, quan hệ đã trở nên rất tốt đẹp giữa hai nước từng là đối thủ - “đã không chỉ hòa giải với nhau, mà quan hệ song phương lại còn đang phát triển mạnh trên nhiều khía cạnh.” Và tiến trình xích lại gần nhau đó giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã giúp thúc đẩy sự hòa giải ngay giữa những người Việt trước đây từng đối đầu gay gắt với nhau.

Dàn dựng ‘vấn đề POW/MIA’ và chơi ‘lá bài Trung Quốc’
Trong phần điểm lại vai trò của Mỹ trong ba cuộc Chiến tranh Đông Dương, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã nêu lên nhiều yếu tố ít được nói đến một cách rộng rãi.
Một trong những yếu tố này là vấn đề Tù binh và Người Mỹ mất tích trong chiến tranh - gọi tắt là POW/MIA - mà theo Giáo sư Long, đã được phía Mỹ dàn dựng lên và thổi phồng thành cản lực chính để từ chối giải hòa với Việt Nam: “Đây là một vấn đề mà giới vận động hành lang chống Việt Nam và chống Cộng tại Hoa Kỳ đã dàn dựng để ngăn chặn việc cải thiện bang giao.”
Một nhận xét thứ hai đáng lưu ý là sự kiện trong một khoảng thời gian dài, đặc biệt là từ năm 1979 đến 1989, Mỹ đã về hùa với Trung Quốc để thúc ép Việt Nam trên vấn đề Cam Bốt. Theo Giáo sư Long, chính điều đó đã có tác dụng đẩy Hà Nội về phía Bắc Kinh sau khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc tái lập bang giao vào năm 1992:
“Cũng nên ghi nhận rằng chính hậu thuẫn mà Mỹ dành cho Trung Quốc trong giai đoạn đó đã có hệ quả là đẩy Việt Nam vào sâu trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Liên Xô sụp đổ. Khi chơi “lá bài Trung Quốc”, Hoa Kỳ đã xô Việt Nam vào sâu trong vòng tay Trung Quốc và cho Trung Quốc cơ hội thâm nhập sâu vào trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam.”

Lợi ích chiến lược của quan hệ tốt Mỹ-Việt
Tuy vậy, theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, ngày nay, khi bang giao Mỹ-Việt đã được bình thường hóa, Hoa Kỳ đã “thấy rõ mối lợi về phương diện địa lý chính trị của việc tăng cường quan hệ với Việt Nam vào lúc Trung Quốc vươn lên thành một cường quốc kinh tế và quân sự tại Châu Á. Một trong những quan ngại của Mỹ là Trung Quốc thống trị Biển Đông, trong lúc Việt Nam là quốc gia có bờ biển chạy dọc theo gần như toàn bộ chiều dài của tuyến hàng hải nơi qua lại của khoảng 60% hàng hóa chuyển vận bằng đường biển.”
Trong phần kết luận của bài nghiên cứu, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã không ngần ngại lưu ý Hoa Kỳ là phải biết rút tỉa kinh nghiệm từ quá khứ để xử lý tốt hai vấn đề nhạy cảm và gắn với nhau là bán vũ khí cho Việt Nam và Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Theo Giáo sư Long: “Hoa Kỳ không nên đi quá trớn trong lãnh vực nhân quyền như họ đã từng làm trên vấn đề POW/MIA. Vũ khí của Mỹ sẽ giúp Việt Nam chia sẻ gánh nặng an ninh của khu vực Đông Á với Hoa Kỳ, trong tư cách một đối tác tự lực cánh sinh chứ không phải là một con rối của Mỹ.”
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã giải thích rõ hơn về một số nhận định đã nêu lên trong bài viết đăng trên tập san của Đại học Mỹ ở Cairo, đặc biệt là cách thức mà cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon cùng với Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger dàn dựng “Vấn đề POW/MIA”, tức là Tù nhân và Người Mỹ mất tích, để phá vỡ kết quả của Hòa đàm Paris, tiếp tục chiến tranh cho đến tận 1975, rồi sau đó vẫn viện cớ này để phá hoại các nỗ lực bình thường hóa bang giao.
Sau đây là toàn bộ cuộc phỏng vấn với Giáo sư Ngô Vĩnh Long.
Toàn bộ phỏng vấn với Giáo sư Ngô Vĩnh Long20/04/2015   Nghe

Các ý chính trong bài viết
Ngô Vĩnh Long : Bài tôi viết chủ yếu là để kiểm lại một số vấn đề trong quan hệ Mỹ-Việt trong 70 năm qua:
(1) Vấn đề thứ nhất tôi muốn nhắc là từ năm 1945 cho tới mãi gần đây sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam chưa bao giờ vì người Việt Nam hay vì đất nước Việt Nam.
(2) Vấn đề thứ hai tôi muốn nêu lên là những lý do mà Mỹ đã dùng để nhúng tay vào nội tình Việt Nam và để biện minh cho 3 cuộc “Chiến tranh Đông Dương” từ năm 1946 đến năm 1989 đã gây rất nhiều khó khăn cho việc “bình thường hóa quan hệ” giữa hai nước.
(3) Và vấn đề thứ 3 tôi muốn độc giả chú ý là những nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai nước từ năm 1995 đến nay, đặc biệt là từ sau năm 2005 - vì lý do lợi ích của đôi bên chứ không phải vì lợi ích của Mỹ là chính - đã đem lại được nhiều kết quả khả quan, nếu không nói là phi thường.
Do đó, tôi thiết nghĩ là hai bên nên thận trọng không để những áp lực ngoại vi chi phối những thành quả đã đạt được mà nên củng cố và phát huy quan hệ, không chỉ vì lợi ích song phương mà còn vì lợi ích chung của khu vực và thế giới.

POW/MIA : Một ‘vấn đề’ được dàn dựng (concocted)
Ngô Vĩnh Long : Trước hết tôi xin giải thích từ tiếng Anh ‘concocted’ mà tôi dùng, có thể nghĩa là dàn dựng, là ngụy tạo, là thổi phồng, tùy theo trường hợp của từng thời kỳ. Tội lựa từ này một cách rất kỹ lưỡng.
Tại sao tôi nói như thế ?
Trước hết, trong suốt quá trình can thiệp của Mỹ ở Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1968, chưa bao giờ có vấn đề mà sau này Mỹ gọi là “vấn đề tù nhân chiến tranh và người mất tích” (Prisoner of War/Missing in Action, gọi tắt là POW/MIA issue).

Vấn đề POW/MIA được dựng lên để làm cớ nuốt lời hứa
Đây là vấn đề mà Richard Nixon dàn dựng sau khi lên làm Tổng thống để phá hủy những gì mà phía Mỹ đã đồng ý với các phía Việt Nam tại hòa đàm Paris trong những tháng cuối của nhiệm kỳ Tổng thống Lyndon B. Johnson.
Nên nhắc lại là từ tháng 11/1968 đến khi lên nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20/01/1969, Richard Nixon đã bảo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tìm đủ mọi cách để phá hủy những kết quả đã đạt được tại hòa đàm Paris.
Năm ngày sau khi lên nhậm chức Tổng thống, Nixon đã bảo Henry Cabot Lodge, người đã được phái sang Paris thay ông Averell Harriman làm trưởng đoàn đàm phán, lập tức đưa ra điều kiện tiên quyết là miền Bắc phải “tính sổ đầy đủ hoàn toàn” (full accounting) đối với người Mỹ bị mất tích và phải thả hết những tù nhân chiến tranh (prisoners of war, POW) trước khi có thể tiếp tục đàm phán các việc khác. Nixon đã cố tình dàn dựng việc này để làm tê liệt hòa đàm ở Paris suốt 4 năm sau đó.
Khi nói vấn đề này, tôi muốn cho biết là không những Nixon muốn làm việc đó, mà một tháng sau khi phía Mỹ đưa ra vấn đề POW/MIA nói trên như là một điều kiện tiên quyết, thì các quan chức của Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ bắt đầu bay đến khắp nơi trên đất Mỹ để thiết lập một hệ thống, dùng vấn đề này để gầy dựng một phong trào vận động quần chúng Mỹ tiếp tục ủng hộ chiến tranh.
Trong việc này Nixon cũng đã nhờ sự giúp đỡ của một người bạn thân, nhà kinh doanh các hệ thống điện tử tên H. Ross Perot, để cùng với các quan chức trong các cơ quan chính quyền của Mỹ thành lập nhiều tổ chức. Tổ chức nổi bật nhất được ra đời vào tháng 6 năm 1969 được gọi là “Liên minh Quốc gia Gia đình Tù nhân Mỹ ở Đông Nam Á” - National League of Families of American Prisoners in Southeast Asia.
Người được đưa ra đứng đầu tổ chức này là Sybil Stockdale, vợ của một sĩ quan hải quân cao cấp nhất đang bị giam ở miền Bắc, nhưng Henry Kissinger là cố vấn rất thường trực của tổ chức này; và Nhà Trắng hướng dẫn mọi bước đi của tổ chức một cách hết sức tỉ mỉ trong quá trình thành lập và hoạt động.
Sau khi Nhà Trắng đã vận động nhiều Thượng nghị sĩ và nhiều nhân vật trong chính giới ủng hộ, ngày 01/05/1970 tổ chức được giới thiệu một cách hết sức qui mô trên toàn quốc với tên mới là “Liên minh Quốc gia Gia đình Tù nhân và Người Mỹ Mất tích ở Đông Nam Á” - The National League of Families of American Prisoners and Missing in Southeast Asia.
Liên minh này đã đóng những vai trò rất quan trọng, cùng với vài tổ chức khác, trong viêc dùng vấn đề POW/MIA vận động duy trì chiến tranh ở Việt Nam và cản trở quan hệ Việt-Mỹ sau chiến tranh.
Hiện nay, ở bất cứ nơi nào có tòa nhà hay văn phòng của chính phủ Liên bang và các tiểu bang (thậm chí ngay cả tại các chỗ thu cước phí trên các xa lộ), người ta cũng có thể thấy lá cờ có ảnh đen một người cúi mặt và hàng chữ POW-MIA treo cùng với cờ Mỹ và cờ tiểu bang.
Trở lại thời kỳ Nixon, thì đến đầu năm 1971, vấn đề dàn dựng này đã có kết quả đến nỗi mà ông ta đã dám tuyên bố công khai và rõ ràng rằng Mỹ sẽ tiếp tục duy trì quân đội và không quân ở Việt Nam cho đến “khi nào còn một người tù nhân Mỹ ở miền Bắc Việt Nam”.
Vì vấn đề trao đổi tù binh chỉ có thể được giải quyết sau khi có một hòa ước, việc Nixon nói quả quyết như trên đã buộc một nhà báo nổi tiếng của Mỹ, Tom Wicker, viết trong một bài đăng ngày 25 tháng 5 năm 1971 là theo định nghĩa của Nixon thì Mỹ “có thể sẽ phải tiếp tục giữ quân và tù binh vĩnh viễn ở đó (Việt Nam).”
Rõ ràng là chính người Mỹ cũng thấy cái ý của Nixon trong việc dàn dựng này.

Vai trò và hành động của Henry Kissinger
Ngô Vĩnh Long : Sau khi Hiệp định Paris đã được ký kết thì hai bên phải trao đổi tù binh trong thời hạn là 60 ngày. Phía Bắc Việt Nam đã trao cho phía Mỹ còn nhiều tù binh hơn là trong danh sách mà phía Mỹ đã chính thức đưa cho phía Việt Nam trước khi ký hiệp định.
Mỹ đã rất thỏa mãn và Tổng thống Nixon đã tuyên bố trong một buổi tiệc chào đón các cựu tù binh tại Nhà Trắng ngày 24/05/1973 là “tất cả các tù binh đã được trả về.” Buổi tiệc này đã được truyền hình đến mọi nơi trên đất Mỹ.
Ngày 01/02/1973, Nixon đã viết một lá thư riêng - không công bố nhưng sau này mới được biết - cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nói là Mỹ sẽ viện trợ cho Việt Nam 3,25 tỷ Mỹ kim để hàn gắn vết thương chiến tranh, một vấn đề đã được đề cập đến trong Hiệp định Paris.

Danh sách ‘ngụy tạo’ 80 trường hợp để bắt bí Việt Nam
Nhưng Nixon và Kissinger không muốn giữ lời hứa cho nên sau đó Kissinger đưa cho phía Việt Nam một danh sách ngụy tạo, nêu lên 80 trường hợp mà tiếng Anh gọi là “discrepancy cases” - có thể dịch là những trường hợp mà hai bên chưa thống nhất, tức là Mỹ nghĩ là có mất tích và phía Việt Nam có thể biết nhưng không cho thông tin đầy đủ.
Thật ra, trong hồ sơ chính thức của Mỹ thì tối đa là 56 trường hợp mà chính phủ Mỹ biết là Việt Nam khó có thể cho thông tin đầy đủ được, bởi vì một số trường hợp ở bên Lào, chứ không phải ở bên Việt Nam.
Vậy mà trong một cuộc tường trình trước Quốc hội Mỹ sau này (20/09/1992), ông Roger Shield, người đứng đầu chương trình POW/MIA của Lầu Năm Góc năm 1973, cho biết rằng Hoa Thịnh Đốn đã cố tình ngụy tạo một danh sách với những tên mà phía Mỹ biết chắc chắn là phía Việt Nam không thể nào biết được và không bao giờ có thể trả lời cho phía Mỹ được.
Kissinger dùng việc ngụy tạo này để có thể nói trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ để được cử làm Ngoại trưởng vào ngày 7;10; 11 và 14/09/1973 rằng : Vì phía Việt Nam không trả lời thỏa đáng về vấn đề người Mỹ mất tích, phía Mỹ sẽ không thi hành một số lãnh vực của Hiệp định Paris như là việc viện trợ kinh tế - “We cannot proceed in certain other area such as economic aid.”
Tất nhiên là Mỹ muốn “chạy làng” cái việc hàn gắn vết thương chiến tranh.

Nhưng ngược lại, Kissinger đã dùng việc POW/MIA ngụy tạo đó trong cùng các buổi tường trình trước Quốc hội Mỹ vừa kể để đòi tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.

Tiếp tục phá với vụ ‘hàng trăm tù binh Mỹ bị giết và giấu xác
Sau khi Bill Clinton lên làm Tổng thống và có bàn bạc về vấn đề phát triển quan hệ với Việt Nam, thì Kissinger và Zbigniew Brezinski, cựu Cố vấn An ninh cho Tổng thống Carter, đã rất sợ là Mỹ sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, cho nên cả hai đã dùng vấn đề POW/MIA để tìm cách phá Tổng thống Clinton.
Một ví dụ là vào ngày 13/04/1993, trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình MacNeil/Lehrer NewsHour, cả hai nói rằng hàng trăm tù binh Mỹ đã bị Hà Nội giết và chôn cất bí mật và do đó không thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Trước đó, tờ Wall Street Journal ngày 12/04/1993, và tờ New York Times ngày 13/04/1993, đã trích Brezinzki nói rằng phía Việt Nam đã giết hàng trăm sĩ quan Mỹ một cách tàn nhẫn - “The Vietnamese took hundreds of American officers and shot them in cold blood.”
Brezinzki đã phát biểu như thế - và Kisinger đồng ý – dựa trên một tài liệu mà một học trò của ông Brezinski đã ngụy tạo và đã được các nhà nghiên cứu Mỹ phủ định rất nhiều lần hai năm trước đó, từ năm 1991.
Điều này chứng tỏ là Kissinger và Brezinzki đã cố tình dùng tài liệu ngụy tạo để quan hệ Mỹ-Việt không thể cải thiện và phát triển được.

Việc chậm cải thiện quan hệ đã đẩy Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc
Ngô Vĩnh Long : Tôi nhắc đến vấn đề này để người ta nghiên cứu lại, vì suốt từ năm 1971 cho đến năm 1993, Mỹ đã “chơi lá bài Trung Quốc” (play the China Card) để chống Việt Nam và Liên Xô, và Việt Nam được dùng như con vật hi sinh trong vấn đề chống Liên Xô.
Mỹ nói rõ – và Brezinski đã nói rõ - là Chiến tranh Đông Dương Lần III là “chiến tranh ủy nhiệm (proxy war)” chống Liên Xô, cho nên sở dĩ Trung Quốc và Mỹ đánh Việt Nam và gây bao nhiêu khó khăn cho Việt Nam, đó là để làm suy yếu Liên Xô.
Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), Mỹ vẫn còn bao vây kinh tế Việt Nam, liên tiếp dùng các áp lực khác cùng với Trung Quốc, để tiếp tục “dạy Việt Nam một bài học” và dằn mặt các nước khác trên thế giới—trong đó có các nước Trung Đông như Irak, Iran.
Sau khi “thắng trận” ở Irak, chính Tổng thống Bush đã qua vùng đó và nói : “Bây giờ chúng ta có thể chôn vùi cái nỗi niềm Việt Nam ở trong các bãi cát vùng Vịnh”. Thành ra dùng Việt Nam để dằn mặt các nước khác là vấn đề rất quan trọng.
Một ví dụ mà tôi chắc là ít người biết rõ là ngay trong cái người ta thường gọi là “Giải pháp Đỏ” đối với vấn đề Kampuchea, thật ra cũng có bàn tay Mỹ ở trong đó. Mỹ đã bàn cãi vấn đề này rất nhiều năm, Mỹ đã nói là không muốn Việt Nam đơn phương rút quân ra khỏi Kampuchea mà muốn có sự hiện diện của Mỹ và Trung Quốc trong các đợt rút quân với sự đồng ý trước của Mỹ và Trung Quốc.
Một trong những lý do là để biện minh cho vai trò của chính Mỹ trong việc ủng hộ Pol Pot, và để dằn mặt Việt Nam. Một nhân vật cao cấp trong Bộ Ngoại Giao của Mỹ đã nói rõ tại Hoa Thịnh Đốn trong một buổi họp của các nhà làm chính sách tại các bộ cũng như Quốc Hội Mỹ là phải “chà mặt của Việt Nam trên cát” – Rub Vietnam’s face in the dirt.
Đây cũng là một trong những lý do tại sao ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị mất hết chức tước sau khi đã vận động cho việc rút quân đơn phương khỏi Kampuchea tháng 09/1989.

Tránh vết xe đổ MIA/POW trong vấn đề nhân quyền hiện nay
Ngô Vĩnh Long : Tôi muốn nhắc lại là trong vấn đề MIA, Mỹ vẫn còn bắt Việt Nam phải giải quyết cho đến full accounting, mà chữ full accounting này là để Mỹ hoàn toàn thỏa mãn. MIA cũng còn là vấn đề chứ không phải là đã được giải quyết hoàn toàn. Vấn đề còn treo lơ lửng, vẫn còn ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam và Mỹ.
Cho nên chúng ta phải thận trọng trong hiện tại và trong tương lai, đừng cột các vấn đề ngoại vi - những vấn đề cần thời gian để giải quyết hay có thể giải quyết riêng lẻ - vào vấn đề an ninh cho khu vực và thế giới hiện nay.
Thì hiện nay ở Mỹ, có nhiều tổ chức và đoàn thể dùng vấn đề nhân quyền để cản trở sự cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Như tôi nói trong bài, vấn đề nhân quyền là vấn đề rất quan trọng, cho mỗi cá nhân, cho mỗi nước.
Nhũng tôi nghĩ rằng vấn đề này cần được giải quyết một cách riêng rẽ, rõ ràng, minh bạch. Chứ bó vấn đề này vào vấn đề an ninh khu vực hay những vấn đề khác thì chỉ có hại cho vấn đề tranh đấu cho nhân quyền cũng như bảo vệ lợi ích của hai nước và các nước khác trong khu vực.

Ôn cố tri tân : Bài học cần rút ra
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ trong bất cứ một quan hệ nào người ta cũng phải nghĩ đến lợi ích chung, nếu không nói là lợi ích của đối tác trước, thì mới có thể thúc đẩy quan hệ tốt hơn được.
Một nước lớn có mạnh đến đâu đi nữa thì cũng phải biết điều và cũng phải hiểu điều này. Những thành quả rất khích lệ của bang giao Việt-Mỹ trong 10 năm qua một phần cũng là vì Mỹ đã chú ý đến lợi ích song phương, trong đó có đóng góp của hai nước trong vấn đề cùng nhau xây dựng một hệ thống an ninh chung cho khu vực.
Đây là lúc cả Việt Nam và Mỹ cần nhau trong việc bảo vệ an ninh như tôi vừa đề cập, trong đó có vấn đề đe dọa và lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông.
Hiện nay đang có những thế lực muốn trói tay cả Mỹ và Việt Nam bằng những yêu cầu liên quan đến nhân quyền, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và một lô các vấn đề khác. Những vấn đề về nhân quyền, về TPP..., cần được bàn cãi và giải quyết một cách độc lập và minh bạch..., không nên buộc tất cả vào một gói lùng nhùng rồi làm tê liệt quan hệ như bài học POW/MIA đã cho thấy.
Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay vấn đề an ninh chung cho khu vực rất quan trọng. Không nên đem vấn đề an ninh chung làm con tin cho bất cứ vấn đề gì và đặc biệt là các vấn đề cần thời gian giải quyết. Cần có sự tin tưởng lẫn nhau để giải quyết
Có rất nhiều người, cả bên Mỹ lẫn Việt Nam, muốn phá vỡ sự tin tưởng giữa Mỹ và Việt Nam để cho quan hệ hai bên không được cải thiện hay khó được cải thiện.
Xin cảm ơn Giáo sư Ngô Vĩnh Long.
-----------------------------------------
Nguồn : RFI.Trọng Nghĩa
Phát Thứ hai, ngày 20 tháng tư năm 2015

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VNCH ( Bài của RFA)

 Nam Nguyên - RFA
2015-04-20

BĐH-Rất nhiều tài liệu ( cà 2 phe trong và ngoài nước) đã đề cập đến những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn (VNCH). Sau đây là bài ghi chép mới nhất của Nam Nguyên phát trên đài RFA , ta quen mồm gọi là " Đài địch" (!). Tất nhiên họ nói theo quan điểm của họ. Đọc để đối chiếu cũng là cách các cụ ta rèn luyện trí não ...

Vỡ trận
Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.
Trước áp lực từ nhiều phía, ngày 21/4/1975 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định từ chức và rời khỏi Việt Nam hai ngày sau đó.
“Thưa đồng bào, anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo Hiến pháp, Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức Tổng thống…”
Khi nhà giáo Trần Văn Hương trở thành vị Tổng thống thứ ba của chế độ VNCH, thì cũng là lúc mặt trận Xuân Lộc tuyến phòng thủ cuối cùng của Saigon đã vỡ, các lực lượng của VNCH can trường chịu thiệt hại nặng và giữ vững được 12 ngày đêm.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Thư ngỏ ....

THƯ GỬI BỘ CHÍNH TRỊ
và BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chúng tôi, những người bức xúc về vận nước, chân thành và thiết tha gửi đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TƯ Đảng CSVN, những người đang gánh vác trọng trách trước lịch sử dân tộc những lời tâm huyết mong được xem xét, tiếp thu :

1.Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc chuyến đi Trung Quốc và đã có thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc, rồi lại có chuyến đi Mỹ mà thời gian và mục đích chưa được công bố rõ ràng. Chưa bao giờ những vấn đề đối ngoại của đất nước ta diễn ra dồn dập và quyết liệt như thế. Những vấn đềấy gắn liền với những quyết sách đối nội và tác động mạnh mẽ lẫn nhau.
Đây chính là một thách đố gay gắtbản lĩnh của những người gánh vác trọng trách, hoặc biết chớp lấy thời cơ, đưa dân tộc đi tới, hay lại để vuột mất cơ hội, khiến đất nước bị chìm sâu vào sự lệ thuộc, tiếp tục chịu sức ép nặng nề của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán thời Tập Cận Bình.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Đỉnh Cao Của Sự Sợ Hãi

( Huy Đức )

Nếu có một cơ hội để đối thoại, người dân Tuy Phong, chắc chắn, sẽ không lựa chọn giải pháp cứng rắn như họ đang làm. Những nông dân hôm qua còn chân chất, hiền lành, có thể sẽ bị bắt.
Những nông dân chất phác đó có thể đã phải cân nhắc, họ chấp nhận rủi ro vì không thể tiếp tục hít thở bụi than.
Tương lai họ sẽ ra sao nếu thân mình thì tù tội trong khi con quái vật khổng lồ đó vẫn ngày ngày phun xỉ than vào phổi của con em họ.
Tại sao nhà thầu Trung Quốc có thể đưa công nghệ luyện thép lò đứng đến Vũng Áng, đưa nhiệt điện đốt than tới Tuy Phong. Chúng ta rất khó nói ra câu trả lời mà ai cũng nghĩ trong đầu. Nhưng nếu người dân có đại diện thực sự của họ, các tổ chức môi trường có thể dễ dàng hình thành, những công nghệ đã bị xua đuổi ở các nước phát triển đó chắc chắn khi đến Việt Nam đã bị chặn từ khi bắt đầu dự án.
Chế độ có muốn nông dân biểu tình cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch không. Không. Chế độ có muốn công nhân đình công không. Không. Vậy sao Chế độ không đặt câu hỏi: Tại sao dưa ế, những tiếng nói đầu tiên tìm lối thoát giúp nông dân Quảng Ngãi không phải là Hội Nông dân? Tại sao khi cảm thấy Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội chi trả tiền bảo hiểm không công bằng, 90 nghìn công nhân PouYuen phải đình công thay vì tìm tiếng nói từ Tổng Liên đoàn lao động?
Nếu muốn "ổn định chính trị" đừng chi những khoản ngân sách khổng lồ cho những đoàn thể chỉ biết làm cái loa rè cho Chế độ. Nếu muốn quy trình ban hành chính sách tránh được những quy định kích hoạt những cuộc đình công khổng lồ như Điều 60 Luật Bảo hiểm thì hãy để công nhân lập ra những hội đoàn nói tiếng nói của họ thay vì chỉ bịt tai, bưng mắt Chính quyền. Nếu muốn những nông dân chất phác hiền lành không có một ngày tự nhiên vác gậy gộc ra chặn đường thì hãy để cho họ có một hội nông dân của họ.
Di sản lớn nhất mà loài người nhận được từ chế độ cộng sản là sự sợ hãi. Dân chúng thì sợ từ anh dân phòng cho tới công an, quan tòa. Chính quyền thì sợ nhau và sợ dân.
Đỉnh cao của sự sợ hãi đối với những người trong tay không có gì sẽ là sự khuất phục hoàn toàn nhưng cũng có thể là sự liều lĩnh khó lường. Đỉnh cao của sự sợ hãi của những kẻ cầm quyền hoặc là bỏ chạy hoặc trở nên vô cùng tàn bạo.
Hãy để cho dân thiết lập các kênh đối thoại để trước hết giải thoát sự sợ hãi cho Chế độ.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

KHÁCH VỪA VỀ CHỦ ĐÃ XỎ XIÊN !

Lại giở giọng trịch thượng
GS Nguyễn Văn Tuấn

Đó là ghi nhận tôi muốn dành cho bài báo “Sino-Vietnamese conflicts can be contained till solution found” (Xung đột Tàu – Việt có thể kiềm chế cho đến khi tìm ra giải pháp) đăng trên tờ Hoàn Cầu thời báo của Đảng Cộng sản Tàu(1). Điều đáng nói là bài báo được công bố sau khi đoàn của ông Nguyễn Bí thư về nước.
 Vẫn giọng điệu trịch thượng đối với Việt Nam, bài báo mở đầu với một giọng văn xách mé bằng cách đề cập đến tên của ông Nguyễn Phú Trọng trống trơn là “Nguyen Phu Trong”, chẳng cần “Mr” hay “Professor” gì cả. Có lẽ nó chẳng xem cái học hàm “giáo sư” của ông Tổng Bí thư ra gì? Bài báo nói đoàn của ông Trọng có đến 1/3 Bộ Chính trị, có lẽ để ngầm nói rằng Tàu quan trọng như thế nào đối với Việt Nam.
Ngay sau đó, bài báo bắt đầu kể “chuyện xưa tích cũ” về những cuộc biểu tình chống Tàu ở Việt Nam sau khi họ cho hạ đặt Giàn khoan HD-981 ở vùng biển Việt Nam. Tác giả bài báo cũng không quên chỉ ra rằng ngay trong khi ông Nguyễn Bí thư thăm Tàu thì hai tàu chiến của Mỹ cập biển Đà Nẵng, và Thủ tướng Nga ghé thăm Hà Nội. Nhắc đến những sự kiện đó, tác giả muốn nói hai điều. Một là hàm ý rằng Việt Nam đang chơi trò đu dây ngoại giao, và trò này theo họ (Tàu) thì xưa như trái đất, sẽ chẳng dẫn đến đâu. Hai là họ muốn gửi một thông điệp đến Việt Nam là “chúng tôi đang xem anh làm gì, đừng có hòng cựa quậy nhé” (thái độ của “big brother”).
Sau màn dạo đầu như thế, bài báo bắt đầu lên giọng dạy đời rằng dù các nước nhỏ có thể sống sót và trở thành thịnh vượng bằng cách duy trì sự cân bằng giữa các cường quốc, như Singapore lúc nào cũng cần một nước đỡ đầu như là một thành trì quốc phòng. Nói cách khác, tác giả muốn dùng trường hợp Singapore để dạy Việt Nam rằng nên tìm một nước bảo trợ, và khỏi nói chúng ta cũng biết nước đó là Tàu.
Chẳng những lên giọng dạy đời, mà tác giả còn tỏ ra láu cá và khinh bỉ Việt Nam. Đoạn khinh bỉ đó có thể hiểu như sau: Đứng trên góc nhìn của Hà Nội, Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn và không có khả năng mở một cuộc tấn công đối đầu với Tàu về các tranh chấp lãnh thổ. Rồi tác giả kết luận rằng Việt Nam cần làm hoà với Tàu, hơn là Tàu cần làm hoà với Việt Nam.
Phải nói rằng những luận điệu trong bài báo không mới, vì những ai theo dõi thời sự đều đã biết và đã khuyên Việt Nam là nên cẩn thận với Tàu. Nhưng giọng điệu của Tàu cộng, một lần nữa, là bằng chứng cho thấy rằng chúng chẳng xem Việt Nam ra gì. Ngoài mặt thì chúng cười cười nói nói, nhưng ngay sau khi khách về nhà thì chúng giở giọng lưu manh.
Nhận định về bài báo trên Hoàn Cầu thời báo, ông Dương Danh Dy (cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu) nói chí lý rằng đó là bản chất của Tàu. Tàu mà không ăn nói lưu manh thì không phải là Tàu. Ông nói: “Trung Quốc phải ngang ngược như thế mới là Trung Quốc chứ. Nó phải xỏ xiên, đểu cáng như vậy mới là Trung Quốc chứ. Trung Quốc họ sẵn sàng, họ không từ một thủ đoạn nào để ép mình đâu” (2).
Còn nhận định về chuyến đi của đoàn ông Nguyễn Bí thư, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói: “Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn thân Trung Quốc rồi, không có gì thay đổi đâu, trừ phi sau này có những người khác lên làm Tổng Bí thư. Hiện nay ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn ngả về phía Trung Quốc, không có cái gì đứng giữa hai nước đâu. Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thân Trung Quốc quá và sợ Trung Quốc quá nên nó làm cái gì cũng không dám phản đối. Đến Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng lo sợ về chuyện nhân dân Việt Nam ghét Trung Quốc thế. Ông Nguyễn Phú Trọng cứ đi thôi, nhưng mà đi cũng không có gì thay đổi đâu”.
Phải mượn câu cuối “không có gì thay đổi” làm câu kết cho cái note này vậy. Phải nói rằng là người Việt đọc bài này ai cũng thấy bực mình. Chợt nhớ đến (và mượn) lời của ngài Tổng Bí thư: “Việt Nam đã làm thế nào thì người ta mới khinh mình như thế chứ!”.

N.V.T.
(1) http://www.globaltimes.cn/content/916658.shtml
(2) http://www.voatiengviet.com/…/bao-tq-cong-kich…/2718388.html
Nguồn: FB Nguyễn Tuấn

LỊCH SỬ & LÃNH TỤ

         Nguyễn Minh Nhị
( Nguyên Chủ tịch UBND An Giang)

Nhân đọc bài của TS Tô Văn Trường về chủ đề Đại hội Đảng khóa 12 sắp tới mà anh gởi iêng tham khảo, tôi như được gợi mở suy nghĩ trên tinh thần trách nhiệm về việc Đảng và Vận nước.
Lịch sử là con đường không thẳng. Có ai ngờ 40 năm nước nhà độc lập, thống nhất mà con đường đi lên hạnh phúc không thẳng tấp, "rộng thênh thang" như ta tưởng. Và mỗi  lần vượt qua khúc quanh hoặc để "nắn dòng" chảy đòi hỏi phải có con người lịch sử. Chỉ có con người lịch sử mới chuyển dòng lịch sử một cách lành tính. Đó là trường hợp ông Trường Chinh!.
Những gì tôi đọc, nghe đều cho rằng Ông từng có khuyết điểm trong Cải cách ruộng đất ở Miền Bắc và cứng rắn trong chủ trương xây dựng Hợp tác xã ở Miền Bắc và trên cả nước đến năm 1986. Nhưng khi Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời, lịch sử trao gánh nặng cho Ông: Cứu Đảng - cứu Chế độ, cứu Dân. Ông Đổi mới! Chỉ có ông dám thông qua báo cáo chánh trị phê phán sai lầm của Chủ nghĩa  xã hội giáo điều, quan liêu, bao cấp mà thành trì Liên xô đang lung lay sụp đổ.
Nhờ có tư duy nhạy bén, biết lắng nghe hơi thở của cuộc sống, có uy tín cao trong Đảng , Ông đã dũng cảm vượt lên chính mình, trực tiếp chỉ đạo cho viết lại Văn kiện Đại hội Đảng VI theo tinh thần Đổi mới.  Mười năm lịch sử đang đi đường xuống gần như thẳng góc mà ông dám "bẻ góc" cho nó vọt lên thì chính Ông là người làm nên lịch sử .
Khi bàn về tính công minh của lịch sử Anghen đã nói đại ý như sau ”Khi nhận định một nhân vật lịch sử thì phải chú ý những gì người ta làm được, còn những thiếu sót là những hạn chế của điều kiện lịch sử". Người ta thường tranh luận “Thời thế tạo anh hùng hay anh hùng tạo ra thời thế”? Có thể ở trong trường hợp của Ông Trường Chinh cả 2 lẽ nêu trên đều đúng. Lịch sử và người dân luôn nhớ về Ông như tấm gương sáng thể hiện rõ bản lĩnh và vai trò của lãnh tụ.

"Đổi mới" đang đuối tầm!.

Con tàu Cách mạng Việt Nam chạy qua cung đường thời gian 30 năm xem ra năng lượng "Đổi mới" đã cạn. Nó đang chạy với tốc độ quán tính giai đoạn cuối của đà "Đổi mới" và năng lượng của FDI từ chánh sách thu hút đầu tư nước ngoài. Từ 5 năm nay các chỉ số hài lòng của người dân với bộ máy hành chánh hay nói cho công bằng là cả hệ thống chánh trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và các dịch vụ hành chánh - sự nghiệp như: nhà đất, hộ tịch hộ khẩu, y tế, giáo dục ...của Chánh phủ mà theo điều tra của cơ quan LHQ và các cơ quan Chánh phủ mới công bố vẫn không cải thiện được bao nhiêu. Công nhân đình công mà không thấy bóng Công đoàn; Nông dân khiếu kiện đất đai thì không thấy mặt Hội của mình đứng ra hướng dẫn, lãnh đạo; Phụ nữ bị bạo hành gia đình thì thường là nhờ công an can thiệp chớ vai trò Hội của chị em bặt tăm. Tệ  "chạy", đường ai nấy biết nếu mở miệng phải trưng "bằng chứng" thì có nước đi tù, vì Thanh tra, Kiểm tra "chưa có cơ sở kết luận" v.v....
Về cơ cấu kinh tế, nếu nhìn từ xuất khẩu thì theo Tổng cục thống kê năm 2014 tổng kim ngạch của cả nền kinh tế là 150 tỷ US, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm hơn 2/3 (101 tỷ = 67%  kể cả dầu thô), nếu không kể các Liên doanh xuất dầu thô thì cũng còn là 94 tỷ = 63%. Trong FDI, riêng Sam Sung xuất khẩu khoảng 24 tỷ. Như vậy là kinh tế nội địa tham gia xuất khẩu chỉ chiếm khoảng hơn 30% = khoảng 50 tỷ nhưng trong đó hàng nông - lâm - thủy - hải sản chiếm 20,5 tỷ.
Huyện Tịnh Biên Anh hùng (của tỉnh An Giang Anh hùng Kháng chiến) là quê hương tôi qua ba cuộc chiến tranh liên tiếp, xã nào cũng được tuyên dương Anh hùng, riêng xã Nhơn Hưng bản quán của tôi đến ba lần Anh hùng. Đó là niềm kiêu hãnh! Nhờ Đổi mới mà bộ mặt Bảy núi - An Giang (điện, đường, trường, trạm, nước sạch...) đổi thay rõ nét. Đó là niềm tự hào! Nhưng sự so sánh "hôm nay hơn hôm qua", "bây giờ khác xa hơn 30 năm trước" theo lối tư duy cũ xưa là không thể nhìn ra hiện thực xã hội đòi hỏi nên thường bị tụt hậu mà không hay. Đó là vấn đề công ăn việc làm và thu nhập của từng nhà rõ ràng  là không bền vững.
Nói đến đây tôi vô cùng biết ơn ông Lý Quang Diệu với khu công nghiệp Singapore - Bình Dương và các anh Sáu Phong (Bí thư) anh Út Phương (Chủ tịch) tỉnh Bình Dương đã tiên phong khai mở con đường cho dân nghèo quê tôi có thêm công ăn việc làm. Nhiều nhà, thậm chí cả xóm đi hết lên đó. Tôi từng sợ doanh nghiệp FDI sẽ làm doanh nghiệp nội địa của ta "liệt kháng". Nhưng nay thì như phân tách cơ cấu kim ngạch xuất khẩu vừa nói, nếu không có FDI thì kinh tế ta sẽ "liệt cần"! Hiệp định TPP sẽ là một cơ hội lịch sử chăng?.
 Năm 2016 Đại hội Đảng lần thứ 12. Chu kỳ thời gian có sự trùng hợp ngẫu nhiên với Đại hội lần thứ 6 năm 1986! Yêu cầu 1986 là Đổi mới để thoát sụp đổ còn lần này tất yếu là tìm nguồn năng lượng mới hay nói nôm na là phải có "đầu kéo" mới để không bị đùn toa. Nói đùn toa nghe thì nhẹ nhưng nó cũng sẽ lật toa và hậu quả cũng không khác gì sụp đổ.
Nhớ khi xưa vận nước Đại Cồ Việt đang bên bờ vực: Nội bộ triều Đinh xâu xé, giặc  Tống lăm le xâm lược nước ta. Nếu không phải Thái Hậu Dương Vân Nga thì không ai cứu được nước và chặn được giặc ngoại xâm. Bà đã vượt lên chính vai Thái hậu uy quyền của mình và vượt lên cả Triều đình họ Đinh mà cứu nước. Chỉ có bà mới làm được. Con bà là Đinh Toàn chánh danh sẽ là Vua nhưng không làm được, các đại thần nhất là các Hoàng thân càng không làm được, vì họ xem cái họ Đinh là lớn hơn trăm họ. Uy và quyền của bà lúc bấy giờ lớn hơn cả họ Đinh mà bà còn đặt nó dưới trăm họ thì nước sao không mạnh, giặc nào không thua!.
 Lý Công Uẩn dời đô vì Đại La có thế "Rồng cuộn hổ ngồi" như Ngài ra Chiếu, nhưng cũng có người bình luận: còn là vì Ngài muốn tránh xa cái họa phe nhóm, dư đảng của các đại thần Đinh, Lê xâu xé triều chính, để nhà Vua rảnh tay lo chống giặc phương Bắc và xây dựng Đại Việt. Vả lại một kinh đô Hoa Lư chỉ rộng đủ chứa một bậc Sứ quân thì làm sao thỏa sức vẫy vùng của một bậc Đế vương mà câu chuyện truyền tụng dân gian là thuở còn là chú Tiểu ở chùa có lần bị nhà chùa phạt trói cột Ông đã từng than: "Đêm nằm chẳng dám ngay chân thẳng/ Sợ nổi Sơn hà Xã tắc xiêu"!
Việt Nam đang trước ngã ba đường hội nhập quốc tế. Nói ngã ba là để hình dung giữa các nước lớn, các loại thị trường, các đối tác và đối thủ...để chọn lựa cách đi chớ không có tư duy nhìn đâu cũng ngã ba, ngã bảy hoặc cạm bẩy hay nhìn lối mòn nào cũng ra đại lộ để cặm cuị đi và nhìn đâu cũng thấy kẻ thù để giận. Mà giận thường mất khôn thì làm sao cạnh tranh nổi với người ta. Nói thế không có nghĩa Việt Nam hết kẻ thù thì ngây thơ quá. Không phải vậy. Vì "tấm huân chương còn có bề trái" thì không có đối tác nào mà không có thể là đối thủ - kẻ thù. Thậm chí kẻ thù có thể đang lù lù ngồi kế bên ta đó. Do đó chúng ta phải bình tĩnh , sáng suốt để tránh các thế lực thù địch bên ngoài "chuyển vế" ngược, làm cho trong nhà ganh tị, thù hận nhau thì ta như tự sát!.

Lời kết
Tôi vừa được Tỉnh ủy truyền đạt: Hội nghị TW 10 mới rồi khẳng định: "Đảng lấy quốc gia dân tộc làm đầu" và "Dân là gốc" chớ không phải "Lấy dân làm gốc". Đại hội Đảng lần thứ 12 sẽ lấy chủ đề nầy làm trọng tâm thì chính là tín hiệu Đảng dám vượt lên chính mình, vượt xa Đại hội 6 "lấy dân làm gốc" để đưa con thuyền Tổ Quốc vượt qua khúc quanh lịch sử hiện nay. Cơ hội không đến hai lần. Lịch sử tạo ra lãnh tụ. Lãnh tụ làm nên lịch sử. Tôi tin vậy!     

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Nhìn từ 2 phía

Quan hệ Việt - Trung: Ý kiến từ Bắc Kinh và Hà Nội
( BBC. 8 tháng 4 2015)

 Trả lời BBC, một chuyên gia Trung Quốc lạc quan thận trọng về quan hệ song phương, còn nhà quan sát Việt Nam nói cần 'cảnh giác'.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 7/4.
Việt Nam và Trung Quốc cần xử lý tốt bất đồng trên Biển Đông để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình được dẫn lời nói như thế với người tương nhiệm phía Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đưa tin.
“Chúng ta phải nghiêm túc tuân thủ những thỏa thuận quan trọng mà lãnh đạo của hai đảng đã đạt được, cùng nhau xử lý thỏa đáng và kiểm soát các bất đồng trên biển, duy trì mối quan hệ tổng thể, hòa bình và ổn định trên Biển Đông,” ông Tập được hãng tin China News Service dẫn lời nói với ông Trọng tại cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh hôm 7/4.
Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết hai nhà lãnh đạo thừa nhận “trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông”.
Hai bên cam kết sẽ đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện “phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững và ngày càng đi vào chiều sâu”.
Trả lời BBC, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, Shi Yinhong, từ Đại học Nhân dân Trung Quốc, bày tỏ vui mừng khi hai nước muốn giảm căng thẳng và quan tâm hơn về trao đổi kinh tế và các hình thức hợp tác khác.
Điều này “quan trọng cho Hà Nội về kinh tế và cho Bắc Kinh về ngoại giao,” ông nói.
Nhưng ông thừa nhận tranh chấp biển đảo vẫn tồn tại, và “không bên nào chấp nhận nhượng bộ lớn”.
“Chính sách ngoại giao của Việt Nam vẫn sẽ nhằm từ từ xây dựng đối tác chiến lược, hay một điều gì gần như thế, với Washington.
“Chính sách của Trung Quốc thì vẫn sẽ định hình bởi sự cạnh tranh chiến lược với Mỹ tại tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á.”
Giáo sư Shi Yinhong kết luận: “Thật mừng khi chứng kiến quan hệ nồng ấm hơn, và chúng ta cũng đừng ngạc nhiên nếu nhỡ xảy ra chuyển biến lạnh lẽo hơn trong tương lai.”

Nhiệt tình có tính toán?
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nhà quan sát chính trị, kinh tế từ Hà Nội, nhận định: “Sự nhiệt tình, những ngôn từ hữu nghị và thiện chí của Trung Quốc nên được xem xét trong bối cảnh họ muốn kéo Việt Nam về phía mình và ngăn cản Việt Nam xích về phía Mỹ.”
Ông Doanh cho biết Trung Quốc đã ‘vội vã mời ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm’ trong bối cảnh ông Trọng chuẩn bị đi thăm Mỹ.
“Sau đó Trung Quốc cũng ngừng cho báo chí công kích, phỉ báng Việt Nam với những ngôn ngữ hết sức tàn tệ,” ông cho biết.
“Điều này đòi hỏi Việt Nam phải luôn cảnh giác, phải đặt lợi ích, độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ lên cao nhất và nhanh chóng trở nên phát triển hùng mạnh,” ông Doanh nói.
“Nhân dân Việt Nam luôn luôn muốn cho Việt Nam hùng mạnh lên và muốn cho Việt Nam có thêm càng nhiều bạn bè càng tốt để có thể tự bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước bất kỳ sự xâm lấn nào,” ông nói thêm
Báo chí Trung Quốc
Trang mạng của Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Tề Kiến Quốc, cựu Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, nói rằng chuyến thăm của ông Trọng có ‘ý nghĩa rất to lớn’ trong quan hệ giữa hai nước do trong phái đoàn của ông Trọng có đến bốn ủy viên Bộ Chính trị khiến đây là một trong những phái đoàn cấp cao nhất của phía Việt Nam đến thăm Trung Quốc.

Liên minh Mỹ-Việt rất không có khả năng xảy ra do hai nước thù địch nhau về ý thức hệ.Tề Kiến Quốc, cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam
Ông Tề cũng cho biết Việt Nam ‘luôn ưu tiên mối quan hệ với Trung Quốc’. “Vì là láng giềng và cùng là nước xã hội chủ nghĩa, cả hai nước đều có cơ hội trong sự phát triển của nhau,” ông Tề được dẫn lời nói.
Về sự phát triển mối quan hệ Mỹ-Việt, ông Tề cho rằng liên minh giữa Washington và Hà Nội là ‘rất không có khả năng xảy ra’ do hai nước thù địch nhau về ý thức hệ.
Tờ Minh báo của Hong Kong bình luận rằng ông Trọng đã cho thấy ‘ông rất coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc và ông muốn duy trì mối quan hệ hòa bình và hữu nghị với Bắc Kinh với việc thăm Trung Quốc trước khi đi Mỹ’.
Cũng theo tờ báo này thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ‘nhà lãnh đạo Việt Nam ủng hộ Trung Quốc nhất’ nhưng ‘lại không có được nhiều ảnh hưởng ở trong nước’.

‘Học chống tham nhũng’
Về đề xuất Con đường Tơ lụa thế kỷ 21, ông Tập nói Trung Quốc hoan nghênh sự tham gia của Việt Nam còn ông Trọng nói ông ‘đang nghiên cứu’, theo Hoàn cầu Thời báo.
Ông Trọng cũng bày tỏ hy vọng hợp tác giữa hai nước sẽ được tăng cường thông qua con đường xây dựng Đảng, đào tạo các cán bộ cho Đảng Cộng sản Việt Nam và cải tiến hệ thống pháp luật Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc.
Trang mạng của tờ Oriental Daily ở Hong Kong cho biết công cuộc chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình đang tiến hành ở Trung Quốc ‘đã gây ấn tượng cho Đảng Cộng sản Việt Nam’ và ông Nguyễn Phú Trọng đã nói là ông ‘sẽ dành nhiều công sức hơn nữa để chống tham nhũng’.
Tờ báo này cũng cho biết một trong những nội dung chính trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng là trao đổi kinh nghiệm với Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm về chống tham nhũng

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Tướng Tầu Lưu Á Châu " Sói đội lốt cừu " .

Dân mạng lâu nay truyền nhau đọc bài nói " ngoài luồng", tán dương "nước Mỹ dân chủ " của viên đương nhiệm Thượng tướng Trung Hoa Lưu Á Châu Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc ....Blog Làng ta cũng từng đăng bài nói  này của họ Lưu và được nhiều cụ "khoái ". Nhưng sau này Mõ phát hiện, bài dịch ra tiếng Việt đăng trên mạng xã hội chỉ là bản dịch không toàn văn. Không hiểu vì lý do gì người ta đã "đục bỏ" mấy đoạn họ Lưu "chửi Việt Nam" . Sau một thời gian im ắng, nay Lưu ÁChâu bỗng bị chính người Hoa ở Hồng Công lột mặt nạ, hiện nguyên hình là " Sói đội lốt  cừu ". 
để khỏi mất thời gian chúng tôi không đăng lại bài " Sự đáng sợ của nước Mỹ" của Lưu Á Châu. Cụ nào chưa đọc hoặc muốn đọc lại thì vào Google gõ đúng 6 chữ " Sự đáng sợ của nước Mỹ", hoặc click chuột vào đây lập tức sẽ hiện ra trước màn hình, tha hồ soi chiếu ngâm cứu .

Cái này thì cần biết : Lưu Á Châu là ai ?
  [ Theo Wikipedia ]
Lưu Á Châu sinh ngày 19 tháng 10 năm 1952 tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây; quê quán ở Túc huyện, nay là quận Dũng Kiều, địa cấp thị Túc Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc; Thượng tướng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nguyên Phó Chính ủy Không quân Trung Quốc; hiện nay là Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm. Ông là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm.[1]


HÃY CHÚ Ý NHỮNG LỜI SAU ĐÂY CỦA ÔNG TA ĐỂ THẤY RÕ SỰ NHẤT QUÁN CỦA “CHỦ NGHĨA BÀNH TRƯỚNG ĐẠI HÁN”

Vì sao Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979?
“    Khi đó, có người nói: chúng ta đánh nhau với người Việt Nam, hiện nay, những người hy sinh là liệt sĩ, sau khi quan hệ hai nước trở lại tốt đẹp, họ sẽ là gì? Tôi trả lời: "Vẫn là liệt sĩ!". Vì sao? Chúng ta phải nhìn nhận cuộc chiến này từ góc độ chính trị. Ý nghĩa của cuộc chiến này nằm bên ngoài cuộc chiến. Cuộc chiến này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là người Mỹ... Về chính trị, cuộc chiến này không thể không đánh. Vì sao? Sau khi Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền, chương trình cải cách mở cửa của Trung Quốc đã được ông vạch sẵn, muốn thực hiện chương trình này phải xác lập quyền lực tuyệt đối trong nội bộ Đảng. Phải đánh một trận... Muốn cải cách phải có quyền lực. Biện pháp xác định quyền lực nhanh nhất là gây chiến tranh... Quân Giải phóng ào ạt vượt qua biên giới vào ngày 17/2. Thứ hai là người Mỹ, ý nghĩa của việc này cũng rất lớn.    ”
—Lưu Á Châu [3]

Trả hận cho người Mỹ và Mỹ đã ồ ạt viện trợ cho Trung Quốc

“    Liên Xô cũng tan rã. 10 năm trước đó, Đặng Tiểu Bình đã nhận ra vấn đề này, dùng chiến tranh để vạch rõ ranh giới với các nước xã hội chủ nghĩa. Đặng Tiểu Bình, thật là một kỳ tài! Vừa rồi, tôi nói gây ra cuộc chiến tranh này vì người Mỹ, chính là trả hận cho người Mỹ. Có bằng chứng không? Có đấy. Ngày hôm trước rời Nhà Trắng thì ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình bắt đầu đánh Việt Nam. Vì sao có thể giúp Mỹ hả giận? Bởi vì, người Mỹ vừa tháo chạy nhục nhã khỏi Việt Nam. Chúng ta sao lại giúp người Mỹ hả giận? Thực ra không phải vì Mỹ, mà là vì chúng ta, vì cải cách mở cửa. Trung Quốc không thể cải cách mở cửa mà không có viện trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Nhờ cuộc chiến này, Mỹ đã ồ ạt viện trợ kinh tế, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật và cả viện trợ quân sự, tiền vốn cho Trung Quốc... Cuộc chiến này đem lại cho Trung Quốc những gì? Đó là một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây là thành công vĩ đại. Thậm chí có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc chính là từ cuộc chiến tranh này.    ”

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Nga nghĩ gì về quan hệ Việt-Mỹ-Trung?

Calathau Vu : Cả người phỏng vấn lẫn người trả lời đều rất thẳng thắn . Lâu nay quan điểm của Nga - qua kênh truyền thông rất mù mờ, khó đoán trúng ý định của họ. Nay đọc bài trả lời phỏng vấn này có phần dễ hiểu quan điểm của Nga hơn.

   BBC. 8 tháng 4 2015
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm Việt Nam từ 5 đến 7/4 trong lúc Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang dự kiến sẽ thăm Nga trong tháng Năm.
Năm nay cũng đánh dấu 65 năm quan hệ ngoại giao giữa Nga, vốn trước đây là một phần của Liên Xô, với Việt Nam.
Nguyễn Hùng của BBC Tiếng Việt đã phỏng vấn Giáo sư Vladimir Kolotov từ Đại học Quốc gia St Petersburg hôm 6/4 về quan hệ Việt - Nga trong mối tương quan với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Trước hết ông Vladimir Kolotov đánh giá về quan hệ thương mại giữa Hà Nội và Moscow:
Giáo sư Vladimir Kolotov: Quan hệ phát triển rất tốt nhưng có thể phát triển tốt hơn nữa vì kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Nga và Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.
Giáo sư Vladimir Kolotov
Chính vì thế mục tiêu đặt ra là tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đến năm 2020 lên 10 tỷ đô la [từ mức khoảng bốn tỷ đô la hiện nay]. Đấy cũng là chỉ số rất khiêm tốn giữa Nga và Việt Nam.

BBC: Theo giáo sư tại sao kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước vẫn ở con số chưa tới bốn tỷ đô la trong năm 2014?
Giáo sư Vladimir Kolotov: Chủ yếu là quan hệ giữa Nga và Việt Nam về mặt kinh tế phát triển trong những ngành như: dầu khí, năng lượng và hợp tác kỹ thuật-quân sự. Đây là ba ngành chủ yếu và đây là những chỉ số thường người ta không tính vào kim ngạch xuất nhập khẩu. Đương nhiên hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam có thể nói là hơn chỉ số này.
Tôi nghĩ là Nga và Việt Nam có thể hợp tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu máy móc, hàng may mặc, thực phẩm. Đây là những mặt hàng mà Nga bây giờ đang có nhu cầu vì lệnh trừng phạt kinh tế từ các nước phương Tây và Nga đang phải đa dạng hóa quan hệ của mình. Đây là dịp tốt để đẩy mạnh quan hệ kinh tế giữa Nga và các nước phương Đông, chủ yếu là Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác.
Quen vũ khí Nga

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

CHUYỆN DÔNG DÀI ( Tham khảo chuyện Tầu )

( Cảm ơn bạn Dien Do - Cựu HS Ngô Quyền đã gửi chúng tôi bài viết này của tác giả  Đoàn Dự )

1. Các nhà lãnh đạo TC có thể “ngu xuẩn” hay không?

Ngày 12-5-2014, Giáo sư tiến sĩ Jame Holmes, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Học viện Quân sự Hải Quân Mỹ, có đăng trên tờ The Diplomat về việc Trung Cộng đặt giàn khoan Hải Dương-981 trên thềm lục địa Việt Nam, trong đó ông nói một câu rất đáng chú ý như sau: “Sự ngu xuẩn và tự tìm lấy thất bại là một phần trong các chiến lược của Trung Cộng”. Lãnh đạo một đất nước hùng mạnh hơn một tỉ dân, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ mà thôi thì có thể “ngu xuẩn” như lời GS Jame Holmes nói hay không? Không ai chứng minh được điều đó. Nhưng chẳng lẽ GS Jame Holmes lại nói sai? GS là một chuyên viên cao cấp giảng dạy trong Học viện Quân sự Hải Quân Mỹ chứ đâu phải vừa. Về phần Đ.Dự, tôi không nói các nhà lãnh đạo TC là “ngu”, nhưng qua các sách vở, tài liệu lịch sử TC, tôi thấy có những chuyện như thế này:

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Bác sĩ, Tiến sĩ, Võ sư Trịnh Thắng và " Dịch Tâm Thể"

Calathau Vu : Xin tạm dừng chuyện đoàn 10 du ngoạn " Về nguồn" để các thành viên trong đoàn còn " thai nghén" nhiều tác phẩm nữa, trình Làng trong thời gian sắp tới. Mõ tôi muốn chuyển sang đề tài này, có liên quan đến mối quan tâm của người cao tuổi, đó là tự chữa bệnh và khơi nguồn cảm hứng vui sống , xóa đi cái mặc cảm mà cụ Tú Riềng làng ta thường rầu rĩ nằm trong chăn thò đầu ra trả lời mo6i4 khi các cụ ở xa điện về hỏi thăm : đang làm gì thế ? đang nằm chờ ...chết đây !
Nhớ lại, đã có lần tôi viết ít dòng về TS Trịnh Thắng nhân tôi được làm quen với anh ở nhà cô em gái tôi, tên Nhàn mà trong bài viết sau đây của GS Lân Dũng có nhắc tới. Lần ấy tôi chụp bức ảnh Trịnh Thắng áo nâu sồng, cầm quạt, ngồi như một đạo sĩ nhập Thiền . Bức ảnh này sau được anh Họa sĩ ( cũng có mặt lúc tôi chup) lấy làm mẫu rồi vẽ nên chân dung Trịnh Thắng in trong cuốn Dịch Tâm Thể .
Lần này ra Hà Nôi, tại nhà cô em gái tôi, tôi được gặp lại Trịnh Thắng, chứng kiến anh giảng bài cho một nhóm học viên và sau đó là một màn Trịnh Thắng vẽ tranh ngẫu hứng rất lạ lùng.
Nhưng thôi, chuyện ấy xin kể lại trên Blog cá nhân Calathau Vu . Còn sau đây là bài viết của GS Lân Dũng giới thiệu về Võ sư,TS, BS Trịnh Thắng và Dịch Tâm Thể. Một bài viết với những nhận xét không chỉ với kiến thức của một nhà KHTN . Anh Lân Dũng viết từ tháng 7/2013, đăng trên trang Blog  Nguyễn Lân Dũng ( Tại đây)

KHÓ TIN, 
NHƯNG VẪN PHẢI TIN
                                                                         ( GS Lân Dũng )
Chị Nhàn một cán bộ của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, người đã có quá trình công tác lâu năm với tôi , mời tôi đến thăm Câu lạc bô "Dịch Tâm Thể" nhân dịp kết thúc một khóa học. Chị giới thiệu với tôi Võ sư Tiến sĩ Trịnh Thắng. Một võ sư trong một bộ quần áo nâu sồng , đi guốc, râu quai nón. Mọi người nói: anh tốt nghiệp Tiến sĩ ở Mỹ. Tôi hơi ngạc nhiên và đành phải đi hỏi mấy bạn nghiên cứu sinh đã từ Mỹ về. Đúng như vậy, năm 2007 Trịnh Thắng đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ngành Y tế cộng đồng tại Đại học Bắc Carolina (Hoa Kỳ). Chưa đầy 40 tuổi, Thắng đã làm được nhiều việc xuất sắc: Lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ chỉ trong hai năm rưỡi sau khi đã hoàn thành luận án Thạc sĩ năm 2003. Về sau anh trở thành võ sư, làm thơ, viết truyện ngắn và tiểu thuyết (Rái cá đồng và cô bé hàng xóm , 2005; Lạc đường , 2006; Dấu ấn đồng quê , 2007 ), sáng tác nhạc, dạy hùng biện tiếng Anh rất được giới trẻ hâm mộ... Ấn tượng đặc biệt của tôi về TS Thắng là : một nhà khoa học trẻ trung, giỏi giang, tự tin, lạc quan và tràn đầy nhiệt huyết sống.

Đây là kiểu chữ Việt do anh sáng tạo ra (!) và đề tặng tôi trên cuốn sách của anh.


Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

LỜI CẢM ƠN CỦA 3 NỮ SINH ĐOÀN 10 SG

LỜI CÁM ƠN

    Chúng tôi, những đại diện cho các thành viên Đoàn 10 tại TP Hồ Chí Minh ra thăm miền Bắc đã đươc các cụ lãnh đạo Đoàn 10 Việt Nam - Hà Nội  : Hồng Nhật, Xuân Hoài, Uy Liêm, Khoa Phi ...nhiệt tình đón tiếp ngay từ 18h30 ngày thứ sáu 27-3-2015 và dừng lại ở một nhà hàng thức ăn Nhật để nghe nhà thiết kế chuyến hành trình về nguồn Xuân Hoài thông qua toàn bộ đường đi nước bước…Các cụ đã tổ chức quá chu đáo ba ngày trở lại miền Trung với 1200km di chuyển trên những con đường qua những địa danh 62 Năm trước từng thành viên đã đêm đi ngày nghỉ …Cụ bà Minh Hà “lưng rạn, gối thờ” với tinh thần bất tử của Đoàn 10 Cu Lờ và sự chăm sóc cực kỳ chu đáo cộng thuốc thang đã vượt qua tất cả để an toàn về đích. Cụ Ngô Hà bị cảm "chiến đấu đến ...ngày cuối cùng " với nụ cười còn nở trên môi ...Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý cụ ông cụ bà Hà Nội - Đặc biệt các cụ anh chị K5+ ( Mở rộng), đã đón tiếp, chăm sóc chu đáo đầy tình nghĩa Quế Lư, tạo cho chúng tôi một chuyến đi nhớ đời. Rất tiếc là thời gian có hạn, sức khỏe cũng không cho phép chúng tôi lưu lại lâu hơn nữa ở Thủ đô yêu quý nên nhiều kế hoạch đã không thực hiện được, mong các ( cụ) anh chị, các bạn thông cảm và cho chúng tôi được gửi lời xin lỗi chân thành .Xin hẹn gặp lại lần sau !

Minh Hà (K6)- Nhật Lệ (K4)-Ngô Hà (K3)

 Ngô Hà (Xì tin ), Minh Hà ( áo hoa), Nhật Lệ (áo nâu ) và đoàn du ngoạn về nguồn
(Ảnh Khoa Phi chụp )

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Cụ Xuân Hoài kể chuyện tiếp phần 2

Thứ Ba, ngày 07 tháng 4 năm 2015

NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN (TIẾP)

PHẦN 2: VỀ MIỀN TRUNG, CON SÔNG XƯA , LÀNG QUÊ CŨ
Trời tối dần, xe chạy giữa khe núi và rừng cây, nhiều đoạn nằm trong vùng quản lý biên giới đặc biệt. Tiếc rằng trời tối, không thể chiêm ngưỡng đoạn hoang vu , đẹp nhất mà lại không hiểm trở nối liền giữa Thanh Chương, Nghệ An vơi Hương Sơn Hà Tĩnh vì  đường Hồ Chí Minh chạy giữa thung lũng, phía tây là dãy Giăng Màn (tứcTrường Sơn) cao trên 1500m, phía đông là dãy Thiên Nhận đỉnh cao nhất chỉ 600m. Đường đẹp, hầu như không có xe chạy đêm, nên chẳng mấy chốc đã qua cầu sông Ngàn Phố, đến giao lộ đường sô 8, chạy từ QL 1A ở Hồng Lĩnh lên Cầu Treo sang Lào. Chạy tiếp về hướng nam ngược theo sông Ngàn Sâu, qua cầu sông Ngàn Trươi đến tt Vụ Quang, địa danh xưa nổi tiếng là cứ địa Hương Khê của Phan Đình Phùng. Nay thì mới tách khỏi Hương Khê lập thành Huyện mới mang tên Vụ Quang. Thị trấn này nằm ở bìa rừng khu bảo tồn rừng nguyên sinh lớn nhất Đông Dương. Từ đây bắt đầu thung lũng sông Ngàn sâu rộng bằng tỉnh Thái Bình, bốn bề là núi: Trường Sơn phía tây, Trà Sơn phía đông (nơi có hồ Kẻ gỗ), phía Bắc là rừng núi Vụ Quang, phía nam là dãy Hoành Sơn phân giới với Quảng Bình. Thung lũng ngàn sâu xưa nổi tiếng với hổ (nấu cao) gấu (lấy mật) hươu (lấy nhung), trầm hương, kỳ nam và đặc biệt là gỗ quý. Mấy chục năm nơi này đã có thành tích lớn là diệt hết động vật, chặt sạch rừng và bây giờ phổ biến thành tích đó sang Lào. Dọc đường gặp duy nhất xe biển số Lào (chủ là Việt) lặc lè chở gỗ (lậu) và đặc sản ra bắc. Tám giờ rưỡi tối mới tới được Khách sạn Hoàng Ngọc ở trung tâm thị trấn, sát cạnh UBND Huyện, bên bờ một hồ nước rộng hơn Hồ Gươm ,ở giữa có đảo và cầu đỏ cong , theo dạng đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc ! Chủ khách sạn tất nhiên là một đại gia buôn gỗ rồi. Hương Khê rất đặc biệt: là một thị trấn miền núi đẹp và giàu nhất trên đường Hồ Chí Minh. Là miền núi sâu, mấy chục năm trước con gái 12,13 tuổi ở làng trong chân núi còn trần truồng bế em. Nhưng nay là thị trấn miền núi sâu duy nhất ở Việt Nam có đường sắt, đường bộ, đường sông tầm cỡ quốc gia.
Thị Trấn miền núi Hương Khê (tư liệu)
Năm 88 vào đây, trụ sở UB Huyện còn lợp tranh. Hồi 79, 80 những người Hoa nào từ Thanh Hóa trở vào đến Huế chưa chạy thoát được đều bị tập trung vào chân núi Giăng Màn ở đây ( Chuyện mật đấy!). Sau năm 90 họ dần được tự do hơn, kéo nhau ra thị trấn buôn bán lập nên phố phường tấp nập. Hai phần ba dân Hương Khê xưa là công giáo . Hơn một nửa đã di cư vào Nam sau 1954 và rồi sau 75 lại sang Mỹ. Cho nên số kiều hối chuyển về không phải là ít. Dân buôn gỗ lậu, lâm đặc sản, ma túy , dân anh chị cướp của giết người tứ phương…tìm thấy ở đất Hương Khê là chỗ lý tưởng để làm ăn hoặc lánh nạn. Nay nhờ ơn chế độ đã trở thành  đại gia trọc phú đếm cả ngày không xuể! Còn người nghèo khổ cũng đếm cả năm không hết. Tuy nhiên, không khí núi rừng thanh khiết, không gian rộng rãi, mát mẻ thì cũng khó nơi nào sánh kịp. Đến mức mà sáng dậy Hồ Uy Liêm phải thốt lên rằng chưa có lúc nào mà Liêm có được giấc ngủ sâu, ngon lành như đêm qua. Hỏi ra thì không ai trong đoàn không trải qua một giấc ngủ kỳ diệu như vậy. Còn món súp lươn núi đặc biệt bên bờ hồ Hương Khê mà cả đoàn đã điểm tâm sáng thì khỏi phải bàn. Sáng sớm tôi có việc bân , không kịp ăn sáng cùng đoàn. Cậu Khiêm lái xe liền lái đưa tôi đến ăn, vừa nói : “ lươn thế này mới là lươn, so với lươn dặc sản Ninh Bình sáng qua thì một trời một vực, em ăn một bát mà vẫn thòm thèm”. “Thế thì ăn tiếp với mình bát nữa” . Vậy là không hề khách khí, hai chúng tôi đã thưởng thức món đặc sản một cách ngon lành, đủ sức đi tiếp đường dài. Không thể có đủ 
Buổi sáng bên bờ hồ thị trấn Hương Khê
thì giờ để cho cả đoàn biết mùi Cá Chình khe đá, Ba ba núi ( ở đây gọi là con Hon), uống với rượu “Viagra” của núi rừng Hương Khê là như thế nào. Người ta nói các quán đại đặc sản Hà Nội, Sài Thành…phải gọi bằng Cụ  ! Lại tiếc rằng chúng tôi rời Hương Khê lúc sáng sớm, sương mù chưa tan hết nên không thể chiêm ngưỡng được từ xa  thác Vũ Môn như một giải lụa trắng vắt trên lưng chừng núi hơn ngàn mét đổ xuống. Tuy nhiên dãy Giăng Màn cao vút như một bức màn phía tây, phủ mây mù thì cũng nhìn thấy phần chân núi.
Núi Giăng Màn mờ xanh, nhìn từ đỉnh núi của dãy Hoành Sơn sang
Khi lên đến đỉnh đèo La khê trên dãy Hoành Sơn, hết sương mù, nhìn sang thì đẹp mê hồn !

- Sắp đến Đèo Đá Đẽo rồi các bạn ơi ! Nhiều người reo :
- Đá Đẽo, Đá Đẽo …và cười ầm lên. Lại có tiếng Ngô Hà:
- Không phải, Đá chưa Đẽo chứ ! Không ai nhịn được nữa, cười vang cả rừng núi.
Tuấn Nga ngồi bên khẻ hỏi:
- Mọi người sao lại cười dữ dội vậy
- À, Tuấn Nga  không biết cách nói …lái à ?
Trên đỉnh đèo ĐÁ ĐẼO. Vẫn thấy ĐÁ CHƯA ĐẼO (ở bên cạnh)
Mà Tuấn Nga không biết nói lái cũng phải. Nga vốn là người Hà Nội, cháu ngoại cụ Hoàng Đạo Thúy, một nhà văn hóa, nhà cách mạng nổi tiếng, Hiệu Trưởng đầu tiên của Trường Lục Quân Việt nam. Bố mẹ Nga bị giặc sát hại từ 1943, Nga ở với gia đình gì ruột là vợ của ông Tạ Quang Bửu , người Nghệ An. Tuy lớn lên trong một gia đình đặc sệt miền Trung nhưng không ở miền Trung nên nói lái miền Trung không ngấm vào máu thịt.
Hơn một tiếng rưỡi thì đến Phong Nha, thăm thú di sản thế giới mất ba giờ, ăn trưa xong thì đã về chiều. Lại  đi tiếp đến Đồng Hới. Nhận phòng ở KS 3 sao Thanh Phúc xong thì may quá , vừa lúc trận đấu U23 Malayxia- Việt Nam bắt đầu.
Việt Nam thắng U23 Malayxia rồi !
Các cụ ông quyết ngồi lỳ xem, mặc các cụ bà muốn dạo phố hay làm gì thì làm !
Thành phố Đồng Hới sát bờ biển cát trắng, có cửa sông Nhật Lệ rộng mênh mông, xưa mẹ Suốt phải chèo đò , chắc mệt lắm. Nay thì có cầu Nhật Lệ tuyệt đẹp mới bắc qua , sang khu Resort mới xây trên làng chài nghèo Bảo Ninh. Thật là kỳ ảo khi cô gái (à quên Cụ bà ) Hoàng thị Nhật Lệ dẫn các bạn từ thời ấu thơ đến bên dòng sông Nhật Lệ, ngắm cầu Nhật Lệ , thăm quê hương chôn rau cắt rốn của mình.
Hoàng thị Nhật Lệ cùng các bạn bên cầu Nhật Lệ bắc qua sông Nhật Lệ
Chắc là cha mẹ có kỷ niệm lãng mạn lắm trên dòng sông Nhật Lệ này nên mới chọn cho con gái cái tên Nhật Lệ. Tôi có một kỷ niệm riêng về Nhật Lệ. Lúc 7,8 tuổi, tôi được mẹ cho học nhạc . Thầy dạy tôi tập một bản valse  giờ tôi còn nhớ là "Sóng Nhật Lệ" của Nhạc sĩ Nguyễn Đình Chiểu người Huế tản cư ra quê tôi. Bản nhạc phỏng theo bài valse Danube Xanh. Khi đến tập trung ở Chợ Rộ lại gặp
cô bé Nhật Lệ cùng tuổi. Thế cho nên cái tên Nhật Lệ nhớ mãi đến giờ.  
 
Chào nhé ! Quảng Bình quê ta ơi !
 
 Rời Đồng Hới khi mặt trời vừa lên khỏi chân trời mặt biển Đông.
Thắp hương bên mộ Đại Tướng Vo Nguyên Giáp

Đến mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, hãy còn sớm ,nên rất vắng vẻ. Thắp nén hương tưởng niệm người con của dân tộc xong, quay ra mới thấy xe và người kéo vào rất đông.

Quay ra quốc lộ 1A chỉ một đoạn ngắn là chui qua Hầm Đèo Ngang, mà theo anh Hồng Nhật nói, dân Miền Trung gọi là Đèo Đứng (các chị lại cười ré lên, lần này  Tuấn Nga hiểu ngay!). 

Khu vực Vũng Áng bắt đầu từ chân đèo, phía Hà Tĩnh. Chạy đến hơn chục cây số rồi mà vẫn chưa hết. Quả thật là một khu kinh tế hùng vĩ, chắc chắn là nhất Việt Nam  hiện nay. Tạm bỏ qua chuyện mưu mô Tàu, thì quả thật khu này đã thay đổi kỳ diệu. Chỉ năm , sáu năm trước, đây là vùng hoang vắng, nghèo xơ xác. Các cô gái bán hoa quá đát, dạt về đây, lập nên miền  “ hoa héo đèo Ngang” phục vụ tình dục cho cánh tài xế lái thuê ít tiền (cậu lái xe tên Khiêm, U60 kể thế) ! Đoạn quốc lộ 1A từ đây trở ra đã mở rộng xong, xe chạy 80km thoải mái. Chỉ hơn 1 giờ rưỡi từ Đèo Ngang đã đến ngã ba Đồng Lộc (110km). Trên đường rẽ vào Đồng Lộc, chúng tôi dừng lại thăm khu nhà thờ Tổ họ Ngô Trảo Nha của Ngô Hà.
Thăm nhà thờ Tổ họ Ngô ở Trảo Nha của Ngô Hà
Bên cạnh nhà thờ là khu lưu niệm của nhà thơ Xuân Diệu cũng là họ Ngô của Ngô Hà. Mặc dù là con gái (ngoại tộc !) nhưng Ngô Hà của chúng ta đã đóng góp xây cho nhà thờ Tổ hai cái hồ rất đẹp , và nhiều thứ nữa...Khá khen thay cho nữ tướng Ngô Hoàng Hà, trọn tình vẹn nghĩa với quê hương dòng tộc.

Từ nhà thờ tổ họ Ngô Trảo Nha đến nơi 10 cô gái Đồng Lộc hy sinh chỉ vài cây số. Đã đứng ngọ, nắng gắt. Mấy hố bom lớn vẫn để nguyên , cỏ cây um tùm.
Khu tưởng niệm hoành tráng của thanh niên xung phong toàn quốc là nơi đầu tiên chúng tôi đến thắp hương. Khu này mới xây dựng sau này. Đối diện là một tháp chuông cao , cũng mới xây xong.
Tất cả các bạn chia nhau đi thắp hương trên mười ngôi mộ của mười cô gái , hy sinh cùng một lúc khi tuổi đời chưa quá hai mươi tuổi !
Thắp hương viếng mộ mười cô gái Đồng Lộc
Rời Đồng Lộc đã quá trưa. Không khí trong xe trầm lắng, như đang còn ngẫm nghĩ những ý nghĩa sâu lắng. Sự hy sinh của biết bao thế hệ con dân nước Việt, của  cha mẹ, ông bà, bè bạn của chính chúng ta, giờ đây đã mang lại điều gì ?
Điện thoại réo gọi anh chị Hân- Hà liên tục. Hóa ra dì ruột của Minh Hà ở Hồng Lĩnh đã chuẩn bị xong cơm nước quê nhà để chiêu đãi đoàn hành hương, mà sang chiều rồi vẫn chưa thấy về. Một nhân vật (vì sợ...xin được giấu tên) cũng nhận được điện thoại, nghe xong liền hồ hởi thông báo tin nóng: " Vì vụ cây xanh, chủ tịch Hà Nội đã từ chức , còn Bí thư thì đang cân nhắc!" Cả đoàn reo hò ầm ĩ, mở rượu ra uống mừng...Có thế chứ ! Có thế chứ ! Không có niềm vui nào vui hơn. Vui quá nên quên cả đói , cả đường dài, phút chốc đã đến ngã tư Quốc lộ 8 với quốc lộ 1A, nơi quán ăn của Dì Yến, dì ruột Minh Hà đã đợi sẵn.
Bìa trái: Dì Yến, dì ruột của Minh Hà chiêu đãi món quê
Đến quốc lộ 8 rồi mà anh Hân còn hỏi Đường 8 ở đâu. Anh Hân cùng chị Hà vốn đều là giáo viên, anh dạy toán, chị dạy văn. Nhưng năm 1972 anh Hân đi B , rồi trở thành nhà báo, viết văn. Hồng Nhật đọc truyện ngắn của anh Hân viết về đường 8 xong thì quả quyết, ông này nhất định là người Hà Tĩnh cạnh đường 8. Từ ngã tư này đến Đức Thọ quê của Hồ Uy Liêm , Hông Nhật và quê ngoại Xuân Hoài chỉ 5,7 km thôi. Nhưng anh Hân người Huế, chỉ là rể Hà Tĩnh thôi,  chỉ nghe kể lại mà viết về đường số 8 như thật, tài ghê ! 
Nếu mà tôi kể về bữa tiệc toàn món đặc biệt quê nhà choa mà chúng tôi được thưởng thức hôm nay thì mọi người sẽ tranh nhau về quê chị Minh Hà mất, nên thôi không kể nữa mà thèm.
Bữa tiệc toàn món quê hương do nhà Minh Hà đãi
Tuy nhiên phải thêm mấy lời, sau khi thưởng thức món cá Khe rán dòn không đâu có, mọi người khen nức nở, thì
 người (xin giấu tên) đứng dậy, chính thức phát biểu ca ngợi về cá, và thông báo thêm , cả đoàn vừa rồi còn được thưởng thức một loại cá ngon không kém, đó là "cá tháng tư". Ôi , sao cá tháng tư về ông chủ tịch thủ đô lại tuyệt đến thế, dù bao người hậm hực, oán trách kẻ chiêu đãi cá tháng tư. Nhưng không sao, vì  Ban TG TƯ sau đó biết tin đã có lời mời kẻ đạo diễn chuyện cá lừa này...làm cố vấn cao cấp!
Muộn quá rồi , không thể chần chừ lâu hơn nữa, xe mở hết tốc độ cho phép để về. Qua Cầu Giát một đoạn, đến làng Quỳnh Đôi , quê của nữ sĩ Hồ xuân Hương cũng như của hậu duệ bà là Hồ Thị Nghĩa, đang ngồi trên xe đây, cũng không thể dừng lại nữa. Nói Hồ Thị Nghĩa (K3), Bác sĩ quân y,  có thể nhiều bạn LSQL không nhớ, nhưng nếu biết Nghĩa là chị ruột của Hồ Trung Tá suýt chết đuối năm nào ở Hồ nước cạnh nhà Ăn của trường Quế Lâm chúng ta thì chắc không ai quên.
Tám giờ rưỡi tối , chúng tôi an toàn về đến địa phận Hà Nội, một chuyến hành hương thú vị, quên cả tuổi tác , sức khỏe. Ai cũng vui, và chúng tôi vui nhất là cặp đôi Hân - Hà, anh chị cả của cả Đoàn đã trở về vui vẻ, khỏe mạnh,...tình tứ hơn xưa. Ai không tin, hãy xem bức ảnh dưới đây trước khi chia tay.
CHÚC ANH CHỊ HÂN -HÀ LUÔN LUÔN MẠNH KHỎE VÀ ROMANTIC (như ở Đồng Hới)...