Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

ÔNG TRỌNG HỌP BÁO

Ngay sau khi kết thúc Đại hội Đảng 12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự cuộc họp báo kéo dài 30 phút.
Mở đầu họp báo, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn chân thành, hoan nghênh nhiệt liệt báo chí trong và ngoài nước đã tham gia đưa tin về Đại hội 12, hết sức vất vả, căng thẳng tác nghiệp, cùng lúc lo nhiều việc đưa tin, viết bài.
đại hội đảng 12, tổng bí thư nguyễn phú trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư nhấn mạnh, Đại hội nào cũng quan trọng nhưng Đại hội 12 đặc biệt quan trọng diễn ra trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức. Sau hơn 8 ngày làm việc, Đại hội đã thành công, kết thúc rất tốt đẹp.
“Đại hội vỗ tay nhiều quá, dài quá, không khí rất hân hoan, phấn khởi. Tôi không quan sát hết nhưng nhà báo với đôi mắt tinh tường, đôi tai thính còn hiểu biết hơn tôi nhiều. Riêng tôi vui mừng và phấn khởi”, Tổng bí thư nói.
Bất ngờ, xúc động, lo lắng
VTV: Xin cho biết cảm nghĩ của ông khi được tiếp tục được bầu làm người lãnh đạo?

Câu hỏi bất ngờ với tôi, khó trả lời. Tôi nghĩ thế nào, nói chân thành thế. Tôi cũng không ngờ mình lại được Đại hội tín nhiệm giới thiệu tôi, bầu tôi vào Ban chấp hành TƯ, được Ban chấp hành TƯ họp phiên thứ nhất bầu tôi làm Tổng bí thư.
Gần như 100% tuyệt đối, đấy là tôi bất ngờ. Bất ngờ vì sao, tuổi tôi đã cao, sức khỏe có hạn, trình độ có hạn, tôi đã xin nghỉ rồi vì trách nhiệm của Đảng giao, với tư cách đảng viên phải thực hiện trách nhiệm của mình.
Tôi xúc động trước tình cảm của đồng bào đồng chí anh em bạn bè quốc tế nhắn gửi bày tỏ tình cảm, giao trách nhiệm cho chúng tôi. Gọi là gửi gắm nhưng cũng là giao trách nhiệm, lo lắng. Bất ngờ, xúc động, lo lắng, vì công việc sắp tới còn nặng nề, phải gánh trách nhiệm lớn, trước tình hình diễn biến trong nước quốc tế thế này, thời cơ, thuận lợi có, thách thức, khó khăn nhiều, nhiều thứ phải làm, đòi hỏi nỗ lực rất lớn.
Người Lao động: Thưa Tổng bí thư, TƯ khóa 11 có nhiều đổi mới dân chủ như lấy tín nhiệm trong Đảng, chất vấn trong Đảng. Xin Tổng bí thư cho biết thêm những đổi mới trong Ban chấp hành TƯ 12 sắp tới như có tranh cử, bầu cử trực tiếp các chức danh của Đảng?
Câu hỏi không nằm trong phạm vi của Đại hội, Đại hội không làm việc đó. Nhưng đây là công việc thường xuyên làm, kể từ khi có Nghị quyết TƯ 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng có nhiều cái mới.
đại hội đảng 12, tổng bí thư nguyễn phú trọng
Tổng bí thư: Lo cán bộ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài
Trong nhiệm kỳ qua có nhiều cái mới, nhất là việc thực hiện Nghị quyết TƯ 4, lần đầu tiên trong lịch sử lấy phiếu tín nhiệm, đề nghị QH lấy phiếu tín nhiệm cơ quan công quyền, cơ quan lãnh đạo các cấp, kiểm nghiệm xem tín nhiệm của các đồng chí lãnh đạo đến đâu để kịp thời chấn chỉnh, làm quy hoạch cán bộ cấp chiến lược lần đầu tiên để làm công tác nhân sự Đại hội 12 diễn ra tốt đẹp, trọn vẹn.
Lần đầu tiên Ban chấp hành bầu một lần được đủ danh sách 19 người vào ủy viên Bộ Chính trị, khóa trước bầu thiếu, sau phải bổ sung.
Các chức danh bầu phiếu tập trung tại Đại hội này, bầu một lần được đủ 180 ủy viên chính thức, 20 ủy viên dự khuyết, phiếu cao, người thấp nhất cũng được trên 62%, dù quá bán chỉ lấy ngần đó thôi. Không khí đoàn kết, phấn khởi.
‘Tre già măng mọc’
VNE: Khi nhận nhiệm vụ Tổng bí thư nhiệm kỳ khóa 11, Tổng bí thư có đánh giá chất vấn trong Đảng đảm bảo dân chủ nhưng khóa vừa qua còn làm khá ít. Tổng bí thư đánh giá thế nào hoạt động này trong nhiệm kỳ qua và việc thực hiện sắp tới trong nhiệm kỳ của ông?
Chất vấn trong Đảng mới thực hiện gần đây. Đây là nội dung quan trọng phát huy dân chủ mạnh mẽ trong sinh hoạt trong Đảng, là một hình thức thôi, là một hình thức giám sát của Ban chấp hành TƯ đối với các vị lãnh đạo.
đại hội đảng 12, tổng bí thư nguyễn phú trọng
“Bộ Chính trị lần này trẻ hóa nhiều”
Chất vấn là hỏi và trả lời, làm rõ thêm, xem trách nhiệm đến đâu. Chất vấn trong Đảng mới làm. Hội nghị TƯ nào cũng tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn, tất nhiên chưa được nhiều lắm, thời gian có hạn.
Tôi cũng đã chất vấn, xin trả lời tại Hội nghị TƯ, chất vấn giải toả, giải đáp tâm tư thắc mắc, quan hệ anh em đồng chí tốt hơn. Theo quy chế làm việc sắp tới tiếp tục chất vấn. Nghị quyết TƯ 4 đề ra còn nhiều việc phải làm, phải kiên trì kiên quyết thực hiện, không phải làm một lần là xong, mới thôi, còn nhiều việc phải làm, đào tạo lựa chọn cán bộ, tạo điều kiện anh em trẻ vào cơ quan lãnh đạo nhiều hơn.
Bộ Chính trị lần này trẻ hóa nhiều, 19 đồng chí, chỉ còn 7 người ở lại, phần đông là trẻ như đồng chí Võ Văn Thưởng sinh năm 1970. Bộ Chính trị có 3 nữ, có bình đẳng giới không, chưa bao giờ có 3 ủy viên Bộ Chính trị là nữ. Trong Ban chấp hành TƯ thì có cán bộ nữ, cán bộ dân tộc…
Còn nhiều việc phải làm, nhất là trong công tác cán bộ, nhất là phát huy trách nhiệm người đứng đầu, giám sát quyền lực, hạn chế, kiểm soát được tham nhũng…
đại hội đảng 12, tổng bí thư nguyễn phú trọng
BBC Việt ngữ:Xin chúc mừng Tổng bí thư duy trì cương vị của mình. Mở đầu cuộc họp báo, ông nói tuổi nay đã cao so với nhiều người trong Bộ Chính trị, ông có nói đến thế hệ trẻ trong Bộ Chính trị. Trong nhiệm kỳ này, Tổng bí thư có kế hoạch, lộ trình nào để tìm kiếm người có tài, đức, trẻ, gánh vác, kế nhiệm Tổng bí thư? Nếu có, lộ trình đó, kế hoạch đó bao lâu?
Nhiều đồng chí anh em chúc mừng tôi, không biết mừng hay lo. Tôi lo cho công việc sắp tới. Việc bạn nêu cũng là lo. Làm sao đào tạo bồi dưỡng được cán bộ trẻ. Đảng nói phải đào tạo được cán bộ trẻ, tre già măng mọc, liên tục kế thừa 3 độ tuổi, già quá không được, trẻ quá không được, như mũi tre 3 lớp, phải như thế mới ấm gốc bền vững, như thế mới phát triển bền vững được.
Lo cán bộ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, có kế hoạch. Vừa qua cố gắng làm một bước nhưng còn nhiều việc làm. Tỉ lệ trẻ còn ít trong cơ quan lãnh đạo, đòi hỏi phải có kế hoạch suy nghĩ đào tạo, phải có cái tâm, quan tâm chăm lo anh chị em trẻ, hiện nay trẻ nhiều, được đào tạo bài bản, trong Ban chấp hành TƯ, tỉ lệ tốt nghiệp đại học và trên đại học cao lắm, gần 100%, nhân tài không thiếu, lớp trẻ được tiếp xúc nhiều với phương tiện thông tin hiện đại, có nhiều kiến thức hơn chúng tôi ngày xưa.
Bao giờ hỏi kế hoạch hôm nay câu hỏi khó trả lời. Phải phải có kế hoạch, phải chuẩn bị bài bản, nếu bây giờ hứa 5-3 năm thì không khả thi, có cái gì đó ảo tưởng. 
Đại hội dân chủ, đoàn kết
Dân Trí: Kết quả bầu cử của Ban chấp hành TƯ khoá 12 có đúng như phương án công tác nhân sự Ban chấp hành TƯ khoá 11 trình tại Đại hội không?
Câu hỏi đi sâu công tác nhân sự. Bạn hỏi kết quả bầu cử có đúng phương hướng công tác nhân sự không, tôi xin đảm bảo 100% hoàn toàn đúng phương án công tác nhân sự.
Phương án rộng lắm, phương hướng, tiêu chuẩn, cơ cấu, tỉ lệ trẻ già… Đúng phương hướng, tiêu chuẩn, chọn ai, nhân sự nào, Ban chấp hành TƯ giới thiệu ra Đại hội là giới thiệu thêm, dù 1-2 người cũng đưa vào bỏ phiếu, báo cáo Đại hội, nếu cá nhân xin rút, người đề cử xin rút cũng báo cáo Đoàn chủ tịch, có người được nhiều phiếu hơn, được giới thiệu cũng báo cáo cả.
đại hội đảng 12, tổng bí thư nguyễn phú trọng
Theo quy chế bầu cử Đại hội, Đoàn chủ tịch xem xét ý kiến đề xuất giới thiệu, bày tỏ ý kiến, nhưng quyền quyết định là Đại hội, nhưng làm dân chủ không phải giơ tay ào ào, lập phiếu, bỏ phiếu kín, công bố xem Đại hội có cho đồng ý rút không. Đấy là chọn số ít.
Khi chọn số nhiều, số dư trên 30%, Đại hội theo Quy chế làm việc thông qua lấy ý kiến Đại hội lấy số dư không quá tối đa 30% để bầu tập trung, cũng lấy phiếu ý kiến Đại hội. Như thế vừa kết hợp giới thiệu Ban chấp hành khóa trước và tôn trọng ý kiến dân chủ của Đại hội, đại biểu, cộng vào danh sách bầu.
Cũng có người Ban chấp hành TƯ khoá cũ giới thiệu nhưng không trúng, cũng có người không được chuẩn bị lại trúng.
Có người nói dân chủ đến thế là cùng, không biết dân chủ thế nào hơn. Đại hội lần này là Đại hội biểu thị tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ.
Ai dân chủ hơn?
Hãng thông tấn Pháp AFP: Dưới sự lãnh đạo của ông và Bộ Chính trị mới, ông có nghĩ VN sẽ dân chủ, giàu mạnh hơn không?
Câu hỏi này cũng mang tầm chiến lược xa quá. Bạn nói là dưới sự lãnh đạo của tôi, thì tôi nói rằng cá nhân tôi là một bộ phận của tập thể. Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng Cộng sản là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Chứ không để cá nhân độc đoán, chuyên quyền, mặc dù Đảng Cộng sản VN là một Đảng lãnh đạo, nhưng mà là lãnh đạo có dân chủ. Nhưng mà đồng thời phải đề cao trách nhiệm của cá nhân, nếu không làm hay, làm tốt, có kết quả thì vơ vào là công lao của cá nhân mình, còn làm không tốt thì đổ tại tập thể, không quy được trách nhiệm, chả thi hành kỷ luật được ai. Như thế cũng là dở.
Cái hay là phát huy vai trò người đứng đầu, nhưng phải phát huy dân chủ. Đứng đầu mà độc đoán chuyên quyền thì có gọi là dân chủ được không. Chả tiện nói một số nước nhưng cứ nhân danh dân chủ, nhưng cá nhân quyết định tất, thế thì ai dân chủ hơn ai?
Liệu sắp tới có giàu mạnh hơn, dân chủ hơn không, đó chính là mục tiêu trong Đại hội đã nói, và nêu trong chủ đề Đại hội. Đây là mục tiêu lâu dài, còn trước mắt là phấn đấu làm sao nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Dân chủ thì chắc là các bạn biết hơn tôi, qua sinh hoạt của QH, HĐND, các đoàn thể chính trị xã hội, có khác xa ngày xưa không? Nhưng mà làm sao vẫn phải có kỷ cương, một đất nước không có kỷ cương thì rối loạn, mất ổn định, không xây dựng phát triển được.
Dân chủ và kỷ cương phải đi liền với nhau, đừng nhấn mạnh tuyệt đối hóa mặt nào, sẽ dẫn đến phiến diện, thất bại.
————–
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/287008/toi-bat-ngo-khi-gan-100-dai-bieu-bau-lam-tong-bi-thu.html

DÂN "BẤT NGỜ" VÌ ÔNG TBT "BẤT NGỜ"

Tôi bất ngờ vì được Đại hội tín nhiệm'

.Ông Nguyễn Phú Trọng được bầu tái cử với sự "thống nhất rất cao"
Dàn lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra mắt trong lễ bế mạc Đại hội XII.
Hôm thứ Tư 27/1, ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, đã tái đắc cử nhằm mục đích bảo đảm "kế thừa và đoàn kết" trong nội bộ Đảng CSVN.
Ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị, báo cáo kết quả Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, nói: "Ban Chấp hành Trung ương thống nhất rất cao bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tái cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII".
Ông Trọng có cuộc họp báo đầu tiên cho nhiệm kỳ hai của mình. Trước đó, các nhà báo được khuyến cáo "cân nhắc khi đặt câu hỏi"

'Bất ngờ'

Tại cuộc họp báo diễn ra ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, trả lời câu hỏi của Truyền hình Việt Nam về cảm nghĩ của mình khi được bầu làm Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng nói: "Hơi bất ngờ với tôi, khó trả lời. Tôi cũng không ngờ được Đại hội tín nhiệm giới thiệu, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Tổng bí thư gần như 100% tuyệt đối".
"Bất ngờ vì tuổi cao, sức khoẻ có hạn, trình độ có hạn, tôi đã xin nghỉ rồi. Trách nhiệm Đảng giao thì tôi với tư cách đảng viên thì phải chấp hành."
Ông cũng ngỏ lời "chân thành cảm ơn đồng bào đã có những nhắn gửi, giao trách nhiệm cho chúng tôi" và nói ông "lo lắng vì trách nhiệm sắp tới còn nặng nề lắm".
Tổng bí thư Trọng khẳng định "kết quả bầu cử vừa rồi bảo đảm 100% là hoàn toàn đúng với công tác nhân sự".
Quá trình bầu chọn nhân sự, theo ông là rất đúng đắn và dân chủ.
Ông Trọng phát biểu với báo chí: "Dân chủ đến thế là cùng - nhiều đại biểu tâm sự như thế. Đại hội lần này là đại hội biểu hiện dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ."

'Tre già măng mọc'

Phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC Tiếng Việt đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Phú Trọng:
“Ở phần đầu cuộc họp báo, Tổng Bí thư có nói rằng tuổi của ông đã khá cao so với những người khác trong Bộ Chính trị và Tổng Bí thư có nói về thế hệ trẻ, gương mặt mới trong Bộ Chính trị. Vậy trong nhiệm kỳ này, Tổng Bí thư có kế hoạch, lộ trình nào đó để tìm kiếm một người có tài, có đức, và trẻ để gánh vác, kế nhiệm Tổng Bí thư? Và nếu như có kế hoạch hay lộ trình đó thì thời gian diễn ra mất khoảng bao lâu?"
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời: "Vấn đề bạn nêu lên cũng là một vấn đề đáng lo, làm sao đào tạo, bồi dưỡng được các anh em trẻ, lớp cán bộ “tre già măng mọc”. Ngay cơ cấu và đội ngũ bây giờ cũng phải liên tục kế thừa ba độ tuổi để phát triển, không để hẫng hụt. Già quá không được, trẻ quá không được.
“Giống như búi tre cần có ba lớp, có măng mọc, rồi có lớp bánh tẻ, rồi lớp già thì nó mới ấm cái gốc. Lo trách nhiệm để đào tạo cán bộ trẻ là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài và phải làm có kế hoạch.
“Vừa qua, chúng ta đã làm được một bước nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm tiếp, tỷ lệ trẻ bây giờ trong lớp lãnh đạo cũng còn ít, phải hết sức đòi hỏi không những kế hoạch, suy nghĩ đào tạo, mà chính là phải có cái tâm, quan tâm chăm lo đến các anh chị em trẻ.
“Bây giờ tài năng trẻ nhiều lắm. Trong Ban Chấp hành Trung ương, tỷ lệ tốt nghiệp đại học, trên đại học rất nhiều, gần 100%. Nhân tài không thiếu, lớp trẻ bây giờ được tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin hiện đại, có nhiều kiến thức hơn lớp chúng tôi ngày xưa.
“Thế còn bạn hỏi kế hoạch bao giờ xong thì hôm nay hỏi thì cũng khó trả lời, phải có kế hoạch, phải chuẩn bị, phải làm bài bản. Từng bước đi một. Bây giờ bảo hứa 5 năm, 2-3 năm thì tôi sợ như thế không khả thi và có cái gì đó nó ảo tưởng”.
-----------------------------
BBC Tiếng Việt

Dư luận phương Tây về kết quả đại hội XII

New York Times 27/01:

Báo Mỹ trích ông Frederick Burke từ công ty luật Mỹ Baker & McKenzie nói chuyển giao quyền lực êm thắm ở Đại hội tuần này là "dấu hiệu đáng khuyến khích vì nó nêu bật lên sự ổn định chính trị và tôn trọng nhà nước pháp quyền". Ông Burke cũng nói đồng thuận trong Đảng Cộng sản "lớn hơn là truyền thông và một số nhà quan sát chính trị gợi ý" và rằng ông Trọng chưa bao giờ "tỏ ra xu hướng tụt lùi và bảo thủ ở vị trí lãnh đạo".
"Người ta tìm cách tạo ra sân khấu nhưng kịch bản thực ra rất khác với hiện thực."

Trang web của Đài Deutsche Welle của Đức 26/01:

Tranh chấp giữa hai ông Trọng và Dũng đánh dấu một tiến triển mới trong chính trị Việt Nam. Trong 70 năm qua, ĐCS luôn theo nguyên tắc đồng thuận....nhưng nay thì không..."



 Việt Nam còn nhiều biển ngữ, sáo ngữ ( ảnh minh họa của BBC )
"Ban lãnh đạo mới khó có khả năng làm một chuyển đổi [như Đổi Mới 1 vào năm 1986]. Họ sẽ cố gắng buộc Đảng phải đi từng bước cẩn thận và chống lại 'diễn biến hòa bình' mà họ cho là do các NGO nước ngoài khởi xướng, vốn là thứ bộ máy an ninh lo sợ."
"Chính quyền có thể sẽ nặng tay hơn với giới blogger và truyền thông. Nhưng dù cải cách kinh tế sẽ không sâu rộng như trong quá khứ, nó cũng sẽ không bị coi nhẹ vì phát triển kinh tế là công cụ tốt để biện minh cho tính chính danh của Đảng."

Manila Times trích Stratfor Analysis 27/1:

"Việt Nam sẽ thận trọng nhưng khó đoán trước khi có khủng hoảng.
"Sau khi có chuyển đổi lãnh đạo, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập vào kinh tế toàn cầu và theo đuổi hợp tác an ninh với Nga, Ấn Độ và các láng giềng Đông Nam Á.
Các tiêu chí của quốc gia này, cùng với mục tiêu của Đảng Cộng sản, sẽ ngăn cản việc kết nối toàn tâm toàn ý với Hoa Kỳ.
Chia rẽ trong nội bộ Đảng sẽ hạn chế quan hệ với Trung Quốc và tạo rủi ro có khủng hoảng bùng đột ngột và ngắn trên Biển Đông."
Đoàn TQ ra mừng sân bay mới trên Đá Chữ Thập, Trường Sa ( ảnh Tân Hoa Xã 

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, ĐH New South Wales, Úc trên Facebook:

"Bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng trong Đại hội 12 hơi dài, với 10.242 từ, có rất nhiều sáo ngữ và khẩu hiệu. Ông dùng từ "đảng" nhiều nhất, lên đến 107 lần nhưng chỉ dùng từ "cộng sản" chỉ một lần. Cụm từ "xã hội chủ nghĩa" (22 lần) có tần số xuất hiện cao hơn cả từ "tổ quốc" (chỉ 18 lần). Ông có vẻ không thích dùng những chữ tiêu cực, từ "suy thoái" chỉ được nhắc đến 8 lần, "tham nhũng" (13).
Ông có vẻ không thích từ "nhân quyền" (0 lần) và "tự do" (2 lần), nhưng ông thích "dân chủ" (28 lần). Tuy nhiên, đọc kĩ thì chữ "dân chủ" ở đây không phải là thể chế, mà là ý nghĩa theo cách hiểu dân chủ trong đảng."
Theo giáo sư, bài phát biểu của ông Trọng đề cập nhiều đến "đảng" nhưng cũng nói nhiều đến đổi mới và xây dựng.
"Do đó, dù ông là người bảo thủ nhưng qua bài này ông có vẻ gửi một tín hiệu về đổi mới. Tuy nhiên, không nên quá kỳ vọng "đổi mới" thể chế, vì bài phát biểu của ông chỉ nói về đổi mới tăng trưởng, đổi mới kinh tế, đổi mới giáo dục, đổi mới tài chính, đổi mới quốc hội, đổi mới tổ chức. Không có hỵ vọng gì to tát cả."
---------------------------------------
Sưu tầm trên mạng

Thông tin trước khi công bố : Ông Trọng tái đắc cử chức Tổng bí thư

  • BBC-27 tháng 1 2016
Ban Chấp hành Trung ương khóa XII vừa bỏ phiếu bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng bí thư.
Vị trí Tổng bí thư thuộc về ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, người được tái đắc cử nhằm mục đích bảo đảm "kế thừa và đoàn kết" trong nội bộ Đảng CSVN.
Hôm thứ Tư 27/1, Đại hội XII nghỉ họp, trong khi các ủy viên mới được bầu hôm 26/1 họp Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, bỏ phiếu chọn ra cơ quan lãnh đạo cao nhất của mình.
TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử thành công
Bộ Chính trị mới được nói có 19 vị, tăng ba người so với trước.
Danh sách Bộ Chính trị cho tới tận trước khi bầu gây nhiều chú ý và đồn đoán, vì dựa vào đó có thể suy luận ra ai sẽ đứng đầu các lĩnh vực quan trọng nhất của nền chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam.
 Tuy danh sách này ngày thứ Năm 28/1 mới chính thức công bố, một số nguồn tin trong nước cho BBC hay Bộ Chính trị mới bên cạnh ông Nguyễn Phú Trọng có các ông bà (xếp theo thứ tự alphabet):
  1. Trương Hòa Bình: Chánh án tòa án Nhân dân Tối cao, nguyên trung tướng công an
  2. Nguyễn Văn Bình: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
  3. Phạm Minh Chính: Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên trung tướng công an
  4. Hoàng Trung Hải: Phó Thủ tướng
  5. Vương Đình Huệ: Trưởng ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bộ trưởng Tài chính
  6. Đinh Thế Huynh: Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
  7. Tô Lâm: Thượng tướng, Thứ trưởng Công an
  8. Ngô Xuân Lịch: Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
  9. Trương Thị Mai: Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
  10. Phạm Bình Minh: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao
  11. Nguyễn Thị Kim Ngân: Phó Chủ tịch Quốc hội
  12. Nguyễn Thiện Nhân: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng
  13. Tòng Thị Phóng: Phó Chủ tịch Quốc hội
  14. Nguyễn Xuân Phúc: Phó Thủ tướng
  15. Trần Đại Quang: Đại tướng, Bộ trưởng Công an
  16. Đinh La Thăng: Bộ trưởng Giao thông Vận tải
  17. Võ Văn Thưởng: Phó bí thư thường trực TP HCM 
  18. Trần Quốc Vượng: Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao

Lãnh đạo các ngành

Có thể thấy trong danh sách ở trên, bốn ủy viên Bộ Chính trị mới xuất thân công an, hai người thuộc quân đội.
Với sắp xếp như vậy, nếu như ông Trần Đại Quang lên làm Chủ tịch nước thì ông Tô Lâm sẽ trở thành Bộ trưởng Bộ Công an. Bộ trưởng Quốc phòng sẽ là Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Ông Võ Văn Thưởng nhiều khả năng sẽ trở thành Bí thư Thành ủy HCM thay ông Lê Thanh Hải.
Một điều mà nhiều nhà quan sát cho là bất ngờ, là việc ông Đinh La Thăng lọt vào Bộ Chính trị.
Việc ông Phạm Bình Minh trở thành ủy viên Bộ Chính trị cũng là một diễn biến được quan tâm, được cho là sẽ nâng cao vị thế của ngành ngoại giao Việt Nam.
Ông Phạm Bình Minh là con trai của cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người chủ trương chống ảnh hưởng của Trung Quốc và do vậy không được ủng hộ của Bắc Kinh.
Một câu hỏi mà các nhà bình luận đang tìm cách giải đáp là ai trong các ủy viên trên sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng khi ông rút lui vào giữa nhiệm kỳ trong vài năm tới.
-------------------------------------------------
Theo BBC

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

CỰC HOT: DANH SÁCH MÀ AI AI CŨNG TÒ MÒ MUỐN XEM


Danh sách các ông bà trượt Ủy viên trung ương

1.Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (buồn nhất rồi, chưa kể bonus thêm bác Long thứ trưởng)- > kết quả của hàng loạt nguyên nhân trong đó có vụ thiếu Vắc xin, tiêm nhầm, quá tải bv...
Ngoài ra, Bộ Y tế của bà chị này chả có một ai vào trung ương.
2.Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng (thôi, lập thêm Bộ Năng lượng làm gì nữa. Bộ CThg có anh Trần Tuấn Anh là được rồi).
3. Trợ lý Tổng bí thư Hồ Mẫu Ngoạt (cái này mình đau nhất, thua độ thằng Chang hói). Cũng đau, trươt cả ủy viên BCT rồi lại trượt nốt TW
4. Nguyễn Doãn Khánh, nguyên Phó ban nội chính Trung ương, nay là ĐBQH (nói nhiều)
5. Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Tập đoàn Than-khoáng sản (than lậu)
6. Dương Quang Thành, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực VN EVN
7. Phạm Gia Túc, phó bí thư thành ủy Cần Thơ (các anh ở VCCI thường yếu lắm)
8. Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch tỉnh Đăk Lăk (cũng rất đau)
9. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh …(đụng chạm nhiều quá đấy mà)
10. Ngô Thị Doãn Thanh, Phó Trưởng ban Dân vận TW (hơi bất ngờ tí)
11. Nông Quốc Tuấn, con cựu TBT Nông Đức Mạnh (thế thôi).
12. Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
13. Mai Văn Ninh - Phó ban tuyên giáo trung ương.

14. Nguyễn Thị Quyết Tâm, phó bí thư tp hcm (chắc đb không thích vì chị nói hai lời quá, vụ thu phí xe máy í).
15. Bạch Ngọc Chiến - nguyên trưởng ban VTV4, hiện là Phó chủ tịch tỉnh Nam Định. Ông này là con rể ông Phạm Quang Nghị (cựu Bí thư HN)
16. Nguyễn Sỹ Hiệp - Phó Chủ nhiệm VP Chính phủ. Ông là con trai ông Nguyễn Văn An (cựu chủ tịch Quốc hội).
17. Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động VN.
Và Tổng liên đoàn lao động VN không có ủy viên TW. Vì ông Trần Thanh Hải cũng trượt.

Tạm thế đã, em xin chia buồn cùng các anh, các chị ạ Chúc các anh, chị ăn tết vui vẻ.
Ngoài ra, cũng nên đọc bài này trên báo Công An Tp.HCM
 

Tất cả các ứng viên đề cử thêm đều trượt BCHTW Khóa XII
(CAO) Chiều nay (26-1) Đại hội 12 đã công bố kết quả bầu Ban chấp hành Trung ương khoá mới gồm 180 vị Uỷ viên Chính thức và 20 Uỷ viên dự khuyết. Tất cả các đề cử thêm đều không trúng Ban Chấp hành Trung ương khoá XII.
____________ 

Những Tư lệnh sắp tới
 
Theo danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa XII vừa được công bố tại Đại hội, nhiều Thứ trưởng các Bộ đã trúng cử Ban Chấp hành khóa XII.
1. Bộ NN&PTNT có Thứ trưởng thường trực Nguyễn Xuân Cường,
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có Thứ trưởng Trương Minh Tuấn
3. Bộ KH&ĐT có Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng,
4. Bộ KH&CN có Thứ trưởng Chu Ngọc Anh,
5. Bộ TN&MT có Thứ trưởng Trần Hồng Hà,
6. Bộ Xây dựng có Thứ trưởng thường trực Phạm Hồng Hà,
7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện,
8. Thanh tra Chính phủ có Phó Tổng Thanh tra Lê Thị Thủy
9. Bộ Công Thương có Thứ trưởng Trần Tuấn Anh
10. Bộ Nội vụ có Thứ trưởng Lê Vĩnh Tân
11. Ủy Ban Tư pháp có Phó Chủ nhiệm Lê Thị Nga
12. Hội Nông dân có Phó Chủ tịch Lại Xuân Môn…
*Các đoạn in nghiêng là của Tễu Blog bổ sung.
 
Tham khảo từ FB Mạnh Quân
_________
14 Bộ trưởng khác không là UVTW Khóa XII và sẽ nghỉ trong thời gian tới, gồm :
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh (1949)
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh (1952).
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình (1954).
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền (1952).
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (1953).
- Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (1953)
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận (1955)
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử (1951)
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang (1953)
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân (1955)
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son (1953)
- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (1959)
- Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh (1955)
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (1953)

Nguồn:  http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/141667/
________
Danh sách phân chia UVTW theo ngành như sau:

1. Các ban đảng ở TƯ có 29 đồng chí.
2. VP Chủ tịch nước có 1 đồng chí (Đào Việt Trung)
3. VP Chính phủ có 33 đồng chí.
4. VP Quốc hội: 13 đồng chí
5. TAND, VKSNDTC: 2 đồng chí Hòa Bình
6. MTTQ & Các đoàn thể chính trị: 6
7. Doanh nghiệp Nhà nước: Nhõn 2 là Vietnam Airlines và Viettel
8. Quân đội: 21 tướng.
9. Công an: 5 tướng
10. Địa phương: 69 đồng chí, chủ yếu là Bí thư hoặc Phó bí thư tỉnh

Theo FB Hoàng Dũng

Tin nóng : DANH SÁCH BCHTW ĐẢNG CSVN Khóa XII.

Danh sách 200 ủy viên trung ương khóa XII


Trong danh sách Ban chấp hành khóa XII có nhiều ủy viên Bộ Chính trị khóa XI như ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Đức Chung là hai trong số các tân ủy viên trung ương khóa XII vừa trúng cử. Ảnh Hoàng Hà.
Chiều 26/1, Ban kiểm phiếu đã báo cáo kết quả bầu cử và công bố danh sách 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương khóa XII.
7 ủy viên Bộ Chính trị khóa XI đều có trong danh sách Ban chấp hành khóa XII.
Ủy viên nhiều tuổi nhất là ông Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944, Tổng bí thư khóa XI). Hai ủy viên chính thức trẻ nhất là ông Nguyễn Thanh Nghị (sinh năm 1976, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang) và Nguyễn Xuân Anh (sinh năm 1976, Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng).

Danh sách 200 ủy viên trung ương khóa XII



Chiều 26/1, Ban kiểm phiếu đã báo cáo kết quả bầu cử và công bố danh sách 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương khóa XII. 7 ủy viên Bộ Chính trị khóa XI có tên trong danh sách Ban chấp hành khóa XII gồm các ông: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Thiện Nhân và các bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng.
Ủy viên nhiều tuổi nhất là ông Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944, Tổng bí thư khóa XI). Hai ủy viên chính thức trẻ nhất là ông Nguyễn Thanh Nghị (sinh năm 1976, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang) và Nguyễn Xuân Anh (sinh năm 1976, Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng).
4 Phó thủ tướng đương nhiệm trúng cử là các ông Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam.
3 Phó chủ tịch Quốc hội trúng cử là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Tòng Thị Phóng và ông Uông Chu Lưu.
Trong danh sách trúng cử không có một số Ủy viên Trung ương khóa XI được Ban chấp hành Trung ương khóa XI giới thiệu như bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ...

DANH SÁCH
ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII

I. Ủy viên Trung ương chính thức

1 NGUYỄN HOÀNG ANH Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng
2 CHU NGỌC ANH Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ
3 NGUYỄN THÚY ANH Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội
4 TRẦN TUẤN ANH Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương
5 NGUYỄN XUÂN ANH Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng
6 HÀ BAN Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
7 NGUYỄN HÒA BÌNH Viện trưởng VKSND tối cao
8 TRƯƠNG HÒA BÌNH Chánh án TAND tối cao
9 DƯƠNG THANH BÌNH Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau
10 NGUYỄN THANH BÌNH Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
11 PHAN THANH BÌNH Giám đốc ĐHQG TP HCM
12 NGUYỄN VĂN BÌNH Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
13 TẤT THÀNH CANG Phó bí thư Thành uỷ TP HCM
14 BÙI MINH CHÂU Phó bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND Phú Thọ
15 LÊ CHIÊM Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
16 HÀ NGỌC CHIẾN Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
17 NGUYỄN NHÂN CHIẾN Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh
18 ĐỖ VĂN CHIẾN Phó chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc
19 TRỊNH VĂN CHIẾN Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá
20 HOÀNG XUÂN CHIẾN Thiếu tướng - Tư lệnh Bộ đội biên phòng
21 PHẠM MINH CHÍNH Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
22 MAI VĂN CHÍNH Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
23 NGUYỄN ĐỨC CHUNG Chủ tịch UBND Hà Nội
24 LÊ VIẾT CHỮ Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi
25 NGUYỄN TÂN CƯƠNG Thiếu tướng, Tư lệnh quân khu 4
26 LƯƠNG CƯỜNG Thượng tướng – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
27 NGUYỄN PHÚ CƯỜNG Bí thư tỉnh Đồng Nai
28 TRẦN QUỐC CƯỜNG Phó bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk
29 BÙI VĂN CƯỜNG Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương
30 PHAN VIỆT CƯỜNG Phó bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam
31 NGUYỄN XUÂN CƯỜNG Thứ trưởng Bộ NN-PTNT
32 NGUYỄN VĂN DANH Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang
33 NGUYỄN HỒNG DIÊN Chủ tịch UBND Thái Bình
34 LÊ DIỄN Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông
35 NGUYỄN VĂN DU Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn
36 ĐÀO NGỌC DUNG Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương
37 NGUYỄN CHÍ DŨNG Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư
38 TRỊNH ĐÌNH DŨNG Bộ trưởng Xây dựng
39 ĐINH TIẾN DŨNG Bộ trưởng Tài chính
40 MAI TIẾN DŨNG Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
41 TRẦN TRÍ DŨNG Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh
42 VÕ VĂN DŨNG Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương
43 PHAN XUÂN DŨNG Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
44 LÊ XUÂN DUY Thiếu tướng, Phó tư lệnh Quân khu 2
45 NGUYỄN QUANG DƯƠNG Phó bí thư thường trực Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Trung ương
46 VŨ ĐỨC ĐAM Phó thủ tướng
47 HUỲNH THÀNH ĐẠT Phó Giám đốc thường trực ĐHQG TP HCM
48 NGUYỄN KHẮC ĐỊNH Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
49 TRẦN ĐƠN Trung tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
50 PHAN VĂN GIANG Trung tướng - Tư lệnh Quân khu 1
51 NGUYỄN VĂN GIÀU Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
52 PHẠM HỒNG HÀ Thứ trưởng Bộ Xây dựng
53 TRẦN HỒNG HÀ Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường
54 NGUYỄN THỊ THU HÀ Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ 
55 NGUYỄN ĐỨC HẢI Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
56 NGUYỄN THANH HẢI Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục
57 HOÀNG TRUNG HẢI Phó thủ tướng
58 BÙI VĂN HẢI Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang
59 NGÔ THỊ THANH HẰNG Phó bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội
60 NGUYỄN MẠNH HIỂN Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
61 PHÙNG QUỐC HIỂN Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội
62 BÙI THỊ MINH HOÀI Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
63 LÊ MINH HOAN Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp
64 VƯƠNG ĐÌNH HUỆ Trưởng ban Kinh tế Trung ương
65 NGUYỄN MẠNH HÙNG Thiếu tướng - Tổng giám đốc Viettel
66 NGUYỄN MẠNH HÙNG Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
67 LỮ VĂN HÙNG Chủ tịch UBND Hậu Giang
68 NGUYỄN VĂN HÙNG Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị
69 NGUYỄN VĂN HÙNG Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum
70 ĐINH THẾ HUYNH Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
71 LÊ MINH HƯNG Phó chánh Văn phòng Trung ương
72 THUẬN HỮU Tổng biên tập báo Nhân Dân
73 LÊ MINH KHÁI Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu
74 NGUYỄN ĐÌNH KHANG Phó bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang
75 TRẦN VIỆT KHOA Thiếu tướng - Phó giám đốc Học viện Quốc phòng
76 ĐIỂU KRÉ Chủ tịch HĐND Đắk Nông
77 NGUYỄN THẾ KỶ Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
78 HOÀNG THỊ THÚY LAN Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
79 TÔ LÂM Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ Công an
80 CHẨU VĂN LÂM Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang
81 HẦU A LỀNH Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc
82 NGÔ XUÂN LỊCH Đại tướng - Chủ nhiệm Tổng cục chính trị
83 NGUYỄN HỒNG LĨNH Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
84 LÊ THÀNH LONG Thứ trưởng Tư pháp
85 NGUYỄN ĐỨC LỢI Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam
86 NGUYỄN VĂN LỢI Bí thư tỉnh uỷ Bình Phước
87 VÕ MINH LƯƠNG Trung tướng - Tư lệnh Quân khu 7
88 UÔNG CHU LƯU Phó chủ tịch Quốc hội
89 LÊ TRƯỜNG LƯU Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế
90 TRƯƠNG THỊ MAI Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội
91 PHAN VĂN MÃI Phó bí thư tỉnh Bến Tre
92 TRẦN THANH MẪN Phó chủ tịch Uỷ ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
93 PHẠM BÌNH MINH Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao
94 TRẦN BÌNH MINH TGĐ VTV
95 CHÂU VĂN MINH Chủ tịch Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam
96 LẠI XUÂN MÔN Phó chủ tịch thường trực Hội NDVN
97 GIÀNG PÁO MỶ Phó bí thư thường trực – Chủ tịch HĐND tỉnh Lai Châu
98 PHẠM HOÀI NAM Chuẩn đô đốc - Tư lệnh Quân chủng Hải quân
99 NGUYỄN PHƯƠNG NAM Chuẩn đô đốc - Tư lệnh Quân chủng Hải quân
100 BÙI VĂN NAM Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ CA
101 TRẦN VĂN NAM Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương
102 NGUYỄN VĂN NÊN Bộ trưởng - CN VPCP
103 LÊ THỊ NGA Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH
104 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN Phó chủ tịch QH
105 NGUYỄN THANH NGHỊ Bí thư tỉnh Kiên Giang
106 TRƯƠNG QUANG NGHĨA Phó trưởng ban KT T.Ư
107 NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Trung tướng - Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐNDVN
108 PHÙNG XUÂN NHẠ Giám đốc ĐHQG Hà Nội
109 NGUYỄN THIỆN NHÂN Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTVN
110 CAO ĐỨC PHÁT Bộ trưởng NNPTNT
111 ĐOÀN HỒNG PHONG Bí thư tỉnh Nam Định
112 NGUYỄN THÀNH PHONG Phó bí thư – Chủ tịch UBND TP.HCM
113 TÒNG THỊ PHÓNG Phó chủ tịch QH
114 HỒ ĐỨC PHỚC Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An
115 NGUYỄN HẠNH PHÚC Chủ nhiệm VPQH
116 NGUYỄN XUÂN PHÚC Phó Thủ tướng
117 VÕ VĂN PHUÔNG Phó trưởng ban TG T.Ư
118 TRẦN QUANG PHƯƠNG Trung tướng - Chính uỷ quân khu 5
119 TRẦN ĐẠI QUANG Đại tướng - Bộ trưởng CA
120 HOÀNG ĐĂNG QUANG Bí thư tỉnh – Chủ tịch HĐND QUảng Bình
121 LÊ HỒNG QUANG Phó bí thư tỉnh Tiền Giang
122 TRẦN LƯU QUANG Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh
123 LÊ THANH QUANG Bí thư tỉnh-Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hoà
124 HOÀNG BÌNH QUÂN TB Đối ngoại T.Ư
125 PHẠM VĂN RẠNH Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Long An
126 TRẦN VĂN RÓN Bí thư tỉnh Vĩnh Long
127 VŨ HẢI SẢN Thiếu tướng - Tư lệnh quân khu 3
128 PHAN VĂN SÁU Phó trưởng ban KT T.Ư
129 LÊ ĐÌNH SƠN Bí thư tỉnh – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
130 BÙI THANH SƠN TT Bộ NG
131 NGUYỄN THANH SƠN Phó chủ nhiệm Uỷ ban KT T.Ư
132 TRẦN VĂN SƠN Bí thư tỉnh Điện Biên
133 THÀO XUÂN SÙNG Phó trưởng ban Dân vận T.Ư
134 ĐỖ TIẾN SỸ Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên
135 LÊ VĨNH TÂN Thứ trưởng Bộ Nội vụ
136 NGUYỄN ĐỨC THANH Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận
137 VŨ HỒNG THANH Phó bí thư tỉnh Quảng Ninh
138 LÂM THỊ PHƯƠNG THANH Phó trưởng ban TGT.Ư
139 TRẦN SỸ THANH Bí thư tỉnh Lạng Sơn
140 NGUYỄN THỊ THANH Bí thư tỉnh Ninh Bình
141 PHẠM VIẾT THANH Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty HK VN
142 LÊ VĂN THÀNH Bí thư thành uỷ - Chủ tịch UBND TP.Hải phòng
143 NGUYỄN VĂN THÀNH Thứ trưởng Bộ CA
144 ĐINH LA THĂNG Bộ tưởng GTVT
145 HUỲNH CHIẾN THẮNG Thiếu tướng - Chính uỷ quân khu 9
146 SƠN MINH THẮNG Thứ trưởng - Phó chủ nhiệm ủy ban Dân tộc
147 NGUYỄN XUÂN THẮNG Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXHVN
148 NGUYỄN VĂN THỂ Bí thư Sóc Trăng
149 NGUYỄN NGỌC THIỆN Thứ trưởng Bộ VHTTDL
150 ĐẶNG THỊ NGỌC THỊNH Phó chánh Vp T.Ư Đảng
151 LÊ THỊ THỦY Phó tổng Thanh tra CP
152 VÕ VĂN THƯỞNG Phó bí thư thường trực thành uỷ TP.HCM
153 NGUYỄN XUÂN TIẾN Bí thư tỉnh – Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng
154 BÙI VĂN TỈNH Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Hoà Bình
155 TRẦN QUỐC TỎ Bí thư tỉnh Thái Nguyên
156 PHẠM THỊ THANH TRÀ Phó bí thư – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái
157 PHAN ĐÌNH TRẠC Phó trưởng ban thường trực Ban Nội chính T.Ư
158 DƯƠNG VĂN TRANG Bí thư tỉnh – Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai
159 LÊ MINH TRÍ Phó trưởng ban Nội chính T.Ư
160 NGUYỄN PHÚ TRỌNG TBT Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá XI
161 LÊ HOÀI TRUNG Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
162 TRẦN QUỐC TRUNG Bí thư thành uỷ Cần Thơ
163 ĐÀO VIỆT TRUNG Chủ nhiệm VPCTN
164 MAI TRỰC Phó chủ nhiệm Uỷ ban KT T.Ư
165 BẾ XUÂN TRƯỜNG Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ QP
166 TRẦN CẨM TÚ Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư
167 TRƯƠNG MINH TUẤN Thứ trưởng Bộ TTTT
168 NGUYỄN THANH TÙNG Bí thư tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định
169 TRẦN VĂN TÚY Phó trưởng ban công tác đại biểu của Uỷ ban TVQH kiêm Phó trưởng ban TC T.Ư
170 ĐỖ BÁ TỴ Đại tướng - Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN
171 HUỲNH TẤN VIỆT Bí thư tỉnh – Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên
172 VÕ TRỌNG VIỆT Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ QP
173 NGUYỄN ĐẮC VINH Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn
174 TRIỆU TÀI VINH Bí thư tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang
175 NGUYỄN CHÍ VỊNH Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ QP
176 LÊ HUY VỊNH Trung tướng - Tư lệnh quân chủng phòng không không quân
177 NGUYỄN VĂN VỊNH Bí thư tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai
178 LÊ QUÝ VƯƠNG Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ CA
179 TRẦN QUỐC VƯỢNG Chãnh Văn phòng T.Ư Đảng
180 VÕ THỊ ÁNH XUÂN Bí thư Tỉnh ủy An Giang

II. Ủy viên Trung ương dự khuyết

1 NGUYỄN HỮU ĐÔNG  Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ
2 NGÔ ĐÔNG HẢI Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
3 NGUYỄN VĂN HIẾU Bí thư Quận ủy Quận 2, TP.HCM
4 ĐOÀN MINH HUẤN Giám đốc Học viện Chính trị khu vực 1, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
5 Y THANH HÀ NIÊ KDĂM Bí thư Thành ủy Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
6 ĐẶNG QUỐC KHÁNH Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
7 ĐÀO HỒNG LAN Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH
8 LÂM VĂN MẪN Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng
9 HỒ VĂN NIÊN Phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai
10 NGUYỄN HẢI NINH Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk
11 LÊ QUỐC PHONG Bí thư T.Ư Đoàn
12 CHÂU THỊ MỸ PHƯƠNG Bí thư Thị ủy Cai Lậy, Tiền Giang
13 BÙI NHẬT QUANG Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận
14 THÁI THANH QUÝ Bí thư Huyện ủy Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
15 BÙI CHÍ THÀNH Bí thư Huyện ủy Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
16 VŨ ĐẠI THẮNG Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam
17 NGUYỄN VĂN THẮNG Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương VN
18 NGUYỄN KHẮC TOÀN Bí thư Thành ủy Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà
19 LÊ QUANG TÙNG Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
20 BÙI THỊ QUỲNH VÂN Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Ông PUTIN bạo phổi thật , phê phán cả đồng chí LENIN và CNXH ở nước Nga!

Ông Putin lên án chính quyền Bolshevik của Lenin ‘tàn bạo’

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại một cuộc họp khu vực của Mặt trận Nhân dân Đoàn kết thân Kremlin ở Stavropol, hôm 25/1.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại một cuộc họp khu vực của Mặt trận Nhân dân Đoàn kết thân Kremlin ở Stavropol, hôm 25/1.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích chế độ cai trị của người sáng lập Liên bang Soviet Vladimir Lenin và mạnh mẽ lên án những hành động trấn áp tàn bạo của chính phủ Bolshevik.
Trong một cuộc gặp gỡ hôm thứ Hai với những nhà hoạt động ủng hộ Điện Kremlin ở thành phố Stavropol ở miền nam nước Nga, ông Putin lên án Lenin và chính quyền của ông ta vì hành quyết tàn nhẫn Sa hoàng cuối cùng của Nga cùng với toàn bộ gia đình và những người hầu của họ, cũng như giết chết hàng ngàn linh mục và những người thuộc giai cấp tư sản.
Ông Putin gợi ý rằng hệ tư tưởng của Lenin giống như một "quả bom nguyên tử" mà cuối cùng đã dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Soviet.

Ông nói Lenin đã sai trong cuộc tranh chấp của mình với Josef Stalin, người ủng hộ mô hình nhà nước đơn nhất trong khi Lenin cho các nước cộng hòa quyền được rời khỏi Liên bang Soviet.
"Quyền [ly khai] đó là mìn nổ chậm cài bên dưới địa vị quốc gia của chúng ta. Đây chính là điều mà cuối cùng đã làm đất nước chúng ta tan rã," ông Putin nói.
Trong những phát biểu của mình hôm thứ Hai, ông Putin cho biết ông thành thực tin vào lý tưởng cộng sản khi còn phục vụ trong KGB, cánh vũ trang của đảng.
"Trái với nhiều viên chức tôi đã không ném thẻ đảng viên của mình đi hoặc đốt nó ở nơi công cộng. Tôi vẫn còn giữ nó ở nhà."
Tuy nhiên ông thừa nhận "hiện thân của những ý tưởng tuyệt vời này ở nước chúng ta đã khác xa so với những gì mà chủ nghĩa xã hội không tưởng tuyên bố."

Ông Tập cử đặc phái viên sang Lào và Việt Nam

Đặc phái viên của Tập Cận Bình thăm VN

  • 25 tháng 1 2016
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình cử đặc phái viên tới Lào và Việt Nam vào lúc hai nước vừa tổ chức Đại hội Đảng xong

Ông Tống Đào, đặc phái viên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Lào và Việt Nam trong thời gian từ 26 đến 30/1, Tân Hoa Xã loan tin.
Cả Việt Nam và Lào đều có sự kiện chính trị quan trọng nhất trong tháng đầu tiên của năm, nhằm đưa ra dàn lãnh đạo mới dẫn dắt đất nước trong thời gian năm năm tới.
Tuyên bố về chuyến thăm của ông Tống Đào được Tân Hoa Xã đưa ra vào đầu giờ hôm 25/1, trước lúc Đại hội Đảng 12 của Việt Nam đi vào hồi kịch tính nhất: bầu chọn danh sách các ứng viên chạy đua vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.
Trong số các gương mặt kỳ cựu khóa cũ duy nhất chỉ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Trung ương giới thiệu tái cử trong lúc các chính trị gia hàng đầu khác như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang, tuy cũng được Trung ương giới thiệu tái cử trước đó nhưng đã xin rút, nay lại nhận được nhiều đề cử tại Đại hội.
Tuy nhiên, vào cuối ngày 25/1, Đại hội đã biểu quyết chấp nhận toàn bộ đơn xin rút lui của 23 người được Đại hội đề cử, chỉ dấu rõ ràng cho thấy sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Dũng đã kết thúc.


Chủ tịch Tập Cận Bình đã từng mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc vào 'thời điểm thích hợp', khi vị lãnh đạo Đảng và nhà nước Trung Quốc có cuộc họp với người đứng đầu Chính phủ Việt Nam hôm 5/11/2015, trong chuyến thăm của ông Tập tới Hà Nội.
Nay, với việc ông Dũng sẽ sớm rời khỏi chính trường, không rõ lời mời của ông Tập có được hiện thực hóa hay không.
Theo Luật Tổ chức Quốc hội, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục giữ chức Thủ tướng cho tới khi Quốc hội mới được bầu lên, theo kế hoạch sẽ được tổ chức vào 22/5/2016, và bổ nhiệm tân thủ tướng.
Tuy nhiên, trong kỳ Đại hội Đảng 12 đang diễn ra, đương kim Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được dàn lãnh đạo Đảng khóa 11 "giới thiệu" vào vị trí Thủ tướng.
Tân Hoa Xã không nêu rõ lịch trình chuyến công du của ông Tống Đào, nhưng nhiều khả năng ông sẽ tới Hà Nội sau khi Đại hội 12 đã kết thúc và Đảng Cộng sản Việt Nam có tân tổng bí thư ngày 28/1.
Ông Tống Đào hiện là Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng sẽ công du trong tư cách đặc phái viên của ông Tập trong chuyến đi tới đây.


Trước đó, hồi trung tuần tháng Mười Hai, tại Bắc Kinh ông Tống đã có cuộc họp với Đại sứ Lào tại Trung Quốc để "trao đổi ý kiến về quan hệ Trung-Lào và những vấn đề cùng quan tâm", theo Tân Hoa Xã.
Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào mới bế mạc hôm 22/1, với chính khách 78 tuổi được bầu làm tân Tổng Bí thư.
Ông Bounnhang Vorachith vốn là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trước đó ông từng giữ chức thủ tướng.
Trang Nikkei của Nhật Bản cho rằng ông Bounnhang là người có cách nhìn thân cận với Hà Nội, còn Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavad, người đã mất chức sau kỳ Đại hội Đảng, "là người thân Trung Quốc và thạo tiếng Trung".
-----------------------------------------------------------
Theo BBC .

Bỏ phiếu bầu ủy viên Trung ương khóa mới

- Đúng 10 giờ 10 phút sáng nay, Đại hội bỏ phiếu bầu các ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa 12.
Ông Nguyễn Thế Trung, Trưởng Ban Kiểm phiếu điều hành phiên bỏ phiếu thông báo, đã có 1.510 phiếu phát ra và không có đại biểu nào vắng mặt.
đại hội đảng 12, ủy viên trung ương khóa 12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng
đại hội đảng 12, ủy viên trung ương khóa 12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng bỏ phiếu
Đoàn Chủ tịch Đại hội tiến hành bỏ phiếu đầu tiên, sau đó đến Đoàn thư ký và các đoàn đại biểu.
Hòm phiếu được chia làm hai hòm: ủy viên chính thức và ủy viên dự khuyết.
Danh sách bầu cử được Đại hội thống nhất chốt tại phiên họp cuối ngày hôm qua, gồm 220 ứng viên ủy viên chính thức và 26 ứng viên ủy viên dự khuyết.
Đại hội tiến hành bỏ phiếu bầu cử chính thức tại hội trường, chọn ra 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết của Ban chấp hành TƯ khóa 12.
đại hội đảng 12, ủy viên trung ương khóa 12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng
Tổng bí thư và Chủ tịch nước bỏ phiếu
Ngay sau khi công tác bỏ phiếu diễn ra, Ban kiểm phiếu sẽ tiến hành kiểm phiếu và công bố tại Đại hội vào chiều nay.
đại hội đảng 12, ủy viên trung ương khóa 12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng
Trước đó, trong phiên họp đến tối muộn hôm qua, Đại hội đã biểu quyết đồng ý cho tất cả 29  ứng viên đề cử bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới xin rút được rút.
Trong đó các ứng viên ủy viên chính thức là các ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng…

VOA đưa tin : TT Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức bị gạt sang một bên !

Đại Hội Đảng 12: Gay cấn, hồi hộp tới phút chót

Kết quả cuộc biểu quyết cho thấy Thủ Tướng Dũng không giành được hơn 50% số phiếu để được đề cử vào Ban Chấp Hành Trung Ương hầu có thể cạnh tranh giành chức Tổng Bí Thư với ông Nguyễn Phú Trọng.
Kết quả cuộc biểu quyết cho thấy Thủ Tướng Dũng không giành được hơn 50% số phiếu để được đề cử vào Ban Chấp Hành Trung Ương hầu có thể cạnh tranh giành chức Tổng Bí Thư với ông Nguyễn Phú Trọng.

Đại hội đảng ở Việt Nam hôm nay (25/01), đồng ý cho 29 ứng viên có nguyện vọng không tái cử, trong đó có ông Nguyễn Tấn Dũng, rút khỏi đề cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tối 25/1 đã chính thức bị gạt sang một bên, sau khi đa số các đại biểu tham gia đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam chấp thuận nguyện vọng của ông, “xin được rút lui”.
Kết quả cuộc biểu quyết cho thấy Thủ Tướng Dũng không giành được hơn 50% số phiếu để được đề cử vào Ban Chấp Hành Trung Ương hầu có thể cạnh tranh giành chức Tổng Bí Thư với ông Nguyễn Phú Trọng.
Cách đó vài giờ, hãng tin AP đăng bài viết với tựa đề đại khái nói rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã ‘lật ngược thế cờ’ vào phút chót sau khi ông được đề cử với số phiếu cao nhất để tham gia ban chấp hành trung ương khoá 12.
Hôm 24/1, truyền thông trong nước đưa tin ông Dũng nằm trong số 62 người được đề cử vào Ban chấp hành Trung ương khoá mới, làm dấy lên hy vọng ông Dũng sẽ dành được thắng lợi ngoạn mục vào giờ thứ 25, hứa hẹn cuộc tranh giành quyền lực với ông Nguyễn Phú Trọng sẽ gay cấn và hồi hộp cho tới phút chót.
Mãi tới hôm thứ Bảy 23/01, một số nhà quan sát cho rằng sự nghiệp chính trị của ông Dũng kể như sẽ chấm dứt sau Đại hội 12. Các nguồn tin này cho rằng chức vụ Tổng Bí thư chắc chắn sẽ về tay ông Trọng vì ông là người duy nhất trong ‘bộ tứ’ lãnh đạo được Bộ Chính Trị và hội nghị 14 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 giới thiệu ra tái cử để tiếp tục duy trì chức vụ.
Hãng tin AP chiều nay tường thuật rằng Thủ Tướng Dũng hình như đã lật ngược tình thế chống các nỗ lực của ông Trọng và phe cánh của ông, toan gạt ông Dũng ra ngoài lề.
Việc Thủ Tướng Dũng được Đại hội 12 giới thiệu tái cử, lại là người được giới thiệu nhiều nhất trong số những người được giới thiệu, đã khiến một số nhà quan sát nhận định rằng cơ hội để ông Dũng trở thành Tổng Bí thư vẫn còn, dù con đường của ông tiến tới việc thực hiện tham vọng chính trị còn rất nhiều chông gai.
Tối hôm nay, ngay trước khi mọi việc ngã ngũ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, đã có cuộc trao đổi sau đây với Ban Việt ngữ - VOA.
Một số chi tiết trong câu chuyện vẫn còn giá trị, cho dù cuộc biểu quyết rõ rệt đã mở đường cho ông Nguyễn Phú Trọng duy trì chiếc ghế Tổng Bí Thư trong thêm một thời gian nữa. Mời quý vị theo dõi chi tiết trong cuộc trao đổi giữa Hoài Hương với Tiến sĩ Nguyễn Quang A:
VOA: Thưa Tiến sĩ, cuộc đấu đá quyền lực tại Việt Nam đang tiến vào giai đoạn có thể nói là gay cấn, nghe nói là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hình như đã lấy lại được thế sau khi được đề cử để có thể ra tranh giành chức Tổng Bí Thư với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, thì theo Tiến sĩ, ông Nguyễn Tấn Dũng có bao nhiêu cơ may có thể lật lại tình thế chống lại cái sự đã rồi do ông Nguyễn Phú Trọng sắp xếp?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Ngày hôm qua, ngoài ông Nguyễn Tấn Dũng còn có rất nhiều người khác được đề cử vào danh sách được đề cử để bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương khoá 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đấy chỉ mới là đề cử. Đến chiều nay, nghe nói đã có 29 người được đề cử ngoài cái danh sách mà do Hội nghị 14 đề cử vừa rồi, đã xin rút. Trong số người được đề cử thêm ở Đại hội, là 62 người, có rất nhiều uỷ viên Bộ Chính trị khác, ngoài ông Nguyễn Tấn Dũng, còn có ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Sinh Hùng và nhiều người khác nữa. Và tất cả các uỷ viên Bộ Chính trị mà không được giới thiệu bởi Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 14 và bây giờ được đề cử thêm thì theo tôi được biết, đã đều xin rút lui.”
VOA: Kể cả Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phải không ạ, nhưng hội nghị có quyền từ chối quyết định rút lui đó?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Đúng rồi, người ta hình như đang bỏ phiếu kín để quyết định chốt lại danh sách ứng cử viên. Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng hoặc bất kể người nào đã xin rút lui mà vẫn được đa số đại hội bỏ phiếu là không được rút lui thì ông ấy sẽ lọt vào danh sách đề cử để ngày mai sẽ bầu uỷ viên Trung ương khoá 12.”
VOA: Trong tất cả những người đã được đề cử thêm, có thể nói ông Nguyễn Tấn Dũng là người có cơ may được giữ lại nhất, và nếu ông được giữ lại thì ông có cơ may nhiều nhất để cạnh tranh với ông Trọng để giành chức Tổng Bí Thư, có phải không?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Tôi nghĩ rằng bất chấp việc ông ấy xin rút vào chiều nay, mà ông được đa số đại biểu không cho rút lui thì khả năng ông ấy được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương là cao, và trong trường hợp đấy thì rất có thể ông sẽ là một đối thủ nặng ký đối với ông Trọng nếu ông Trọng cũng được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương. Hai pha còn tiếp theo là bầu Bộ Chính trị rồi bầu Tổng Bí Thư.”

VOA: Như vậy cuộc tranh giành quyền lực cho tới giờ phút chót vẫn còn khốc liệt, là điều chưa từng xảy ra trước đây, thì theo ông nghĩ sự rạn nứt đó có thể hàn gắn được không, nó ảnh hưởng như thế nào, nó tác động như thế nào tới tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Tôi nghĩ rằng sự cạnh tranh, đấu tranh giữa các phái ở trong Đảng Cộng sản Việt Nam thì nó đã luôn luôn có, nó diễn ra một cách công khai và mạnh mẽ như là hiện nay thì đúng là chưa từng có, và nó báo hiệu một sự thay đổi rất là đáng kể trong bản thân cái cấu trúc của Đảng Cộng sản. Nó sẽ thay đổi như thế nào thì chúng ta còn phải chờ mới có thể đánh giá được, nhưng trong mọi trường hợp, cái Đảng Cộng sản này sau ngày 28/1 sẽ không còn hệt như cái Đảng Cộng sản trước đại hội. Nói cách khác, chắc chắn là có những sự thay đổi, theo chiều tốt lên hay chiều xấu đi thì chúng ta sẽ phải xem sau.”
VOA: Một số nhà quan sát quốc tế nói đây có thể nói là ‘cơ hội nghìn năm một thuở’ để Việt Nam có thể thay da đổi thịt để mà phát triển, Tiến sĩ nghĩ như thế nào?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Tôi nghĩ rằng nếu mà trong Đảng Cộng sản Việt Nam họ có nhiều phái và họ tạo ra một thể chế trong nội bộ của họ là có sự cạnh tranh và nó không được bưng bít như bây giờ, mà nó công khai ra thì tôi nghĩ đấy là một sự tiến triển lành mạnh, và trên cơ sở đó, người dân có thể gây những sức ép hữu hiệu hơn đối với từng phái ở trong Đảng Cộng sản. Nếu mà điều đó xảy ra như thế thì cơ hội để những người tiến bộ, gần với dân chủ hơn có thể nhận được sự ủng hộ của dư luận quần chúng một cách chính xác hơn, không phải như bây giờ. Tất cả mà nêu ra công khai thì tôi nghĩ đó là điều tốt cho xã hội và cho cả Đảng Cộng sản Việt Nam sau này."
VOA: Nếu các đại biểu tham gia đại hội đảng 12 lần này không nắm lấy cơ hội thì hệ quả sẽ ra sao?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Tôi cũng không biết là hệ quả như thế nào nhưng tôi nghĩ rằng dẫu kết quả của cái đại hội này nó có như thế nào đi chăng nữa thì những chính sách kinh tế, chính sách đối ngoại, chính sách quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới về cơ bản sẽ không thay đổi. Nếu hiểu theo nghĩa là giữ lại nguyên trạng là bảo thủ thì những người bảo thủ đã thắng để giữ lại cái nguyên trạng đó và đó là một cái sự thực.”
-------------------------------------------------
 Mời xem các thông tin liên quan đến sự kiện này từ truyền thông Nhà nước đã đăng "cũ hơn "