Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

4 thành viên Đoàn 10 Tp.HCM ra Hà Nội

Gần đây trong Hội LSQL xôn xao tin Đoàn 10 tổ chức giao lưu giừa 2 miền bằng các hoạt động rất bí mật . Những thông tin chúng tôi có được dưới đậy chỉ là các thông tin bề nổi, còn bề chìm thì chỉ có " Trời mới biết nó ra mần răng ! "
Trưa thứ 5, ngày  26/3 một nhóm 4 người ( 3 nữ, 1 nam), từ SG ra HN trên chuyến bay của hàng HKQGVN. Đón đoàn là những yếu nhân đoàn 10 với 1 lịch trình dầy đặc các cuộc giao lưu cảm động giữa những người bạn cùng Đoàn thiếu nhi con em CBCM từ Khu Bốn (4) hành quân 3 tháng trời ra Việt Bắc để cùng sang TQ học chung 1 trường với chúng ta ở Lư Sơn rồi Quế Lăm (1953-1957)...

Ngày đầu ra thù đô

Vợ chồng cụ Hân - Hà (K6), Nhật Lệ (K3), Ngô Hà (K4)được cụ Hồng Nhật (K6), 
Xuân Hoài (k5) đón tiếp thân tình tại nhà Xuân Hoài ngay sau khi Đoàn tới HN .

 Buổi chiêu đãi đầu tiên tại nhà hàng Nhật có thêm cụ Hồ Uy Liêm
( Riêng cụ Khoa Phi đặc trách theo sát đoàn MN để chụp ảnh kỷ niệm và lo hậu cần.
Một số cụ tuy đi cùng đoàn và học cùng trường 4-5 năm tại nước ngoài 
nhưng nửa Thế kỷ mới gặp lại nhau nên vừa xúc động vừa bỡ ngỡ ( Xem 2 ảnh dưới ).
...
 Ngô Hà nức` nở xúc động gặp lại Xuân Hoài
Nhật Lệ và Hồng Nhật .

Ngay ngày hôm sau (Thứ 7, 27/3) 2 người đẹp Đoàn 10 SG đã được vợ chồng cụ Công Lý mòi lên thăm trang trại nhà sàn ( Cùng đi có Calathau , Tú Riềng và vợ chồng Giang-Kính K3)

 Nhật Lệ cùng Công Lý, Tú Riềng chuẩn bị món BBQ

 Giữa không gian trong lành của cuối Xuân  ngoại ô Hà Nội ( Hòa Lạc )

 Bà chủ Ngô Gia Sơn Trang ( Ngô Hà tức Nông Sản Phụ ) tạo dáng khi cho cá cụ Lý ăn 

 Nữ sĩ Thu Giang gọt bưởi da xanh Bến Tre cùng Ngô Hà, Nhật Lệ

Và bữa ăn dưới tán cây ( chưa bị chặt ) trong vườn nhà cụ Liên-Lý
( Bà chủ trang trại Lý phu nhân  ngồi chính diện )

Ngày 30.3 Đoàn 10 lên đường vào Khu 4 " tìm lại kỷ niệm xưa "

Ngay lúc này đoàn hành hương đang nghỉ tại KS bên bờ sông mang tên Nhật Lệ !
(Tạm dừng PS lúc 21g ngày 31/3 - Chờ tin ảnh từ các cụ gửi về BĐH )

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Di sản của ông Lý và ông Nông .

Di sản của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu


Luson.Quelam :Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã để lại một di sản vĩ đại cho người dân Singapore – một quốc gia an toàn, hài hòa, độc lập và phát triển thịnh vượng.
 Tổng thống Hoa Kỳ, Obama: "Ông ấy là một người khổng lồ thực sự của lịch sử, sẽ được nhiều thế hệ nhớ tới với tư cách là người cha sáng lập đất nước Singapore hiện đại và là một trong những chiến lược gia vĩ đại nhất của châu Á"
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon mô tả: "Ông Lý Quang Diệu là nhân vật huyền thoại ở châu Á, được tôn kính bởi phẩm chất lãnh đạo mạnh mẽ".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi sổ tang: “Sự ra đi của Ngài Lý Quang Diệu là một mất mát vô cùng to lớn, không chỉ đối với Singapore mà còn đối với Cộng đồng ASEAN nói chung. Những cống hiến to lớn của ngài Lý Quang Diệu cho Singapore cùng những tư tưởng của ngài về xây dựng, phát triển quốc gia sẽ luôn là nguồn cổ vũ to lớn cho các thế hệ mai sau".

"Di sản" của cựu TBT Nông Đức Mạnh .
( Báo Tiền Phong VN )

 (1) Ảnh đầu tiên đăng trên Tiền Phong và TPO, sau đó được thay bằng ảnh 04

 (2) Ông Mạnh đang chỉ đạo " nuôi con gì, trồng cây gì "

 
 (3)Bí thư TW Đoàn rụt cả cổ để lĩnh hội !( Cái gì ?)

 (4)Ảnh này có "hoàng hậu " thay cho "ngai vàng" !

 (5)Tổ uyên ương rộng 850m2 nằm ven Hồ Tây .

Những ảnh trên chụp tại " tệ xá " cựu TBT, nhân có Bí thư thứ nhất TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đến thăm và chúc tết ( 1 Tết Ất Mùi ). Báo Tiền Phong đăng tin này và kèm theo 01 ảnh minh họa ( ảnh số 1). Ngay sau đó bị dư luận "ném đá" dữ dội . Báo TPO liền rút ảnh này để thay bằng ảnh (4). Trong ảnh ta thấy vợ mới của ông thấp thoáng hàng sau cùng, che cái hình trống đồng . Tưởng hết, ai ngờ ngay sau đó trên xa lộ thông tin xuất hiện thêm vài bức ảnh nữa phô bầy sự xa xỉ ( nếu là dát vàng thật ), lố bịch kém văn hóa ( nếu là đồ dởm ) của chủ nhân "ngai vàng " này .

Tháng 1/2007 ông Lý Quang Diệu "tặng" Việt Nam 4 ý tưởng về Giáo dục

( Bài đăng trên Dân Trí từ 1/2007 )
Chuyến thăm của nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tới Việt Nam trong những ngày vừa qua đã gợi mở nhiều ý tưởng, trong đó đặc biệt có ý nghĩa là các ý tưởng về giáo dục. “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế”, ông Lý khẳng định với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Phải biết giữ người tài
Cuối những năm 1970, ở Singapore, khoảng 5% người có trình độ ra đi. Khó khăn về nguồn nhân tài trở nên trầm trọng khi các quốc gia phương Tây thay đổi chính sách nhập cư, chấp nhận người di dân châu Á.
Trong khi lãnh đạo của một số quốc gia trong khu vực lúc bấy giờ có vẻ vui mừng vì cho rằng, hiện tượng chảy máu chất xám thực chất là “chảy máu những rắc rối” thì ông Lý Quang Diệu ráo riết thực hiện chính sách giữ người tài trong nước và thu hút ngoại lực cho những công việc mà nền kinh tế đang cần.
Ông cho lập 2 ủy ban. Một ủy ban có nhiệm vụ giúp những người có năng lực làm đúng nghề và một ủy ban kết hợp họ lại thành một xã hội. Với những người xuất sắc, ủy ban này cố gắng thu hoạch sớm bằng cách đề nghị việc làm ngay trước khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, còn lập 2 cơ quan thu hút nhân tài từ Ấn Độ và các nước trong khu vực. Nhằm “giữ chân” người có trình độ và hút thêm nhân lực có khả năng ở bên ngoài, Chính phủ của ông cũng bãi bỏ quy định cấm nữ công dân Singapore đưa chú rể nước ngoài nhập cư.
“Nếu không lấp vào chỗ trống bằng những tài năng nước ngoài, chúng tôi không làm cho đất nước vươn lên hàng đầu được. Họ chính là những megabytes bổ sung cho chiếc computer Singapore”.
Đó là một bài học cực kỳ quan trọng đối với giáo dục Việt Nam khi đã gia nhập tổ chức WTO.

Tiếng Anh: Chìa khóa để tránh tụt hậu
Làm thế nào để không tụt hậu? Trả lời câu hỏi này chỉ có một cách: Đó là phải giỏi tiếng Anh. Các trường học ở Singapore đều dùng tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc. Với Chính phủ Singapore, việc lựa chọn tiếng Anh đóng vai trò như ngôn ngữ làm việc, giúp ngăn chặn nảy sinh xung đột sắc tộc, đem lại ưu thế cạnh tranh.
Để “đem lại ưu thế cạnh tranh”, theo ông Lý Quang Diệu thì phải kiên trì đeo đuổi chính sách “nhiều tiếng nói, một ngôn ngữ” để đưa tiếng Anh vào trường học. “Ngày nay, Singapore có lợi thế lớn là nhờ vậy. Đây là phần thưởng ngoài dự đoán của Singapore khi thực hiện quy định này”.
Theo ông, “ĐH Việt Nam nên có sách giáo khoa tiếng Anh ở các ngành quan trọng như kỹ thuật, công nghệ... bởi nếu chỉ dùng sách Việt Nam thì chắc chắn sẽ tụt hậu. Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu”.
 
Giáo dục chỉ được phép thừa, không được phép thiếu
Ông Lý đã thể hiện rất rõ quan điểm về giáo dục của là: “Luôn giáo dục để thừa chứ không phải để thiếu. Nếu tính toán đào tạo đủ, chúng ta sẽ không thể cung cấp đủ nhu cầu của thị trường”.
Để minh chứng cho điều này, ông đưa ra dẫn chứng: Malaysia hiện nay đang phải đối mặt với sự trì trệ bởi lẽ những ngành công nghiệp cũ không phát triển được nữa, trong khi đòi hỏi cho ngành công nghiệp mới chưa được đáp ứng đầy đủ. Và Malaysia đang phải trả giá cho việc đào tạo thiếu của mình. 

Hãy nuôi tham vọng cho sinh viên
“Nếu được hỏi để cố vấn, tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam hãy gửi sinh viên miền Bắc, từ Hà Nội, Hải Phòng... vào miền Nam để họ học cách kiếm tiền, cách kinh doanh. Đây là cách tốt để bắt đầu một tham vọng. Và ngược lại, tìm những tinh hoa ở TPHCM “cấy” vào những trường ĐH ở miền Bắc, ở Hà Nội”.
Ông Lý đã hiến kế cho nền giáo dục ĐH Việt Nam như vậy. Cũng theo ông Lý, dù làm bất kỳ công việc gì dù là bác sĩ, kỹ sư... thì sinh viên cũng cần được đào tạo đầy đủ, cung cấp các kỹ năng cần thiết để làm việc.
Khi nhận xét về sinh viên Việt Nam, ông Lý Quang Diệu không tiếc lời khen lực lượng sinh viên “chăm chỉ, chịu khó”, “luôn là những sinh viên hàng đầu” tại các trường đại học của Singapore khi họ đến đây để tham gia chương trình đào tạo theo học bổng hoặc theo hình thức du học tự túc.
 

Mai Minh
(Tổng hợp)

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Lý Quang Diệu nói gì về Việt Nam ?



Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu qua đời, cả thế giới nghiêng mình thương tiếc. ông dường như không có kẻ thù mà chỉ có sự ngưỡng mộ . Trong lịch sử đương đại trường hợp như ông là cực kỳ hiếm!
Chính xác thì Người Việt Nam chúng ta có lúc đã coi ông là "Tay sai của đế Quốc Mỹ", bởi  lúc ấy Singapore đang là đồng minh của Mỹ mà Mỹ thì là " Kẻ thù không đội trời chung của VN !"
Nhưng quả thật, trên đời này làm gì có bạn hay kẻ thù vĩnh viễn ! Và thế là sau 1975 Singapore dần dần trở thành " Bạn chí cốt" của VN, là đối tác toàn diện của nhau. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu được Việt Nam dón nhận như một người bạn lớn, một quân sư cho nước VN thống nhất " đổi mới" cất cánh với kỳ vọng Hóa Rồng ! Lý Quang Diệu đã qua lại VN nhiều lần và ông đã có những nhận xét thẳng thắn về con người Việt Nam và nhất là về các nhà lãnh đạo VN ngày nay .Ong ngợi ca cũng nhiều mà phê phán cũng lắm . 
Gần đây nhất (2013), trong cuốn sách viết về đông Nam á “Southeast Asia”, ông Lý Quang Diệu đã có đoạn nói về Việt Nam, nguyên văn như sau :

VIỆT NAM: Mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa
Nhiều người giành nhiều hy vọng cho Việt Nam khi họ quyết định áp dụng cải cách thị trường tự do trong những năm 1980, vài năm sau khi Trung Quốc có động thái tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi sang điều mới” như cách gọi cải cách trong tiếng Việt, đã bắt đầu đầy hứng khởi. Trong số những bước đi đầu tiên đất nước này thực hiện tách biệt khỏi chủ nghĩa xã hội là trả lại quyền kiểm soát những mảnh ruộng mênh mông đã bị tập thể hóa cho các nông dân. Điều này dẫn tới sự gia tăng mạnh sản lượng nông nghiệp trong vòng vài năm. Nhiều người cả trong và ngoài nước đã nghĩ rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Quả thực khi cả thế giới thấy rõ sự mở cửa của Trung Quôc là một thành công kinh tế không thể tin được thì những ai không quan sát kỹ Việt Nam cũng bắt đầu cho rằng chương trình cải cách của họ cũng sẽ đi theo quỹ đạo tương tự.
Hiện đang có một cách nhìn thận trọng hơn. Quan điểm của riêng tôi về cải cách của Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi tôi có các chuyến thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ tôi tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi của Việt Nam không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Lúc đầu họ đồng ý bắt tay vào chặng đường cải cách bởi vì họ thấy rằng đất nước đang chẳng đi đến đâu. Nhưng từ đó đến giờ họ vẫn chưa thể hiện được quyết tâm thật sự trong việc đại tu hệ thống, điều mà người ta đã chứng kiến ở Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo lão thành cách mạng này [Old Guard leaders] đang khiến Việt Nam trì trệ. Chỉ khi họ qua đời thì đất nước này mới có thể tạo ra đột phá trong các nỗ lực hiện đại hóa của mình.
Kinh nghiệm trực tiếp mà tôi có được trong một chuyến thăm gần đây minh họa cho kiểu trở ngại mà Việt Nam đang đối mặt. Tôi đang dự một cuộc họp với nhiều lãnh đạo dân sự và quân sự cấp cao và tôi kể lại với họ những vấn đề mà một công ty Singapore gặp phải khi đang triển khai một dự án khách sạn ở Hồ Tây ở Hà Nội. Khi công ty này bắt đầu việc đóng cọc móng, hàng ngàn người dân đổ đến đòi bồi thường cho ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh phát sinh thêm chi phí, công ty quyết định thay đổi phương pháp đổ móng sang biện pháp vít bu-lông neo, cách này đỡ ồn ào hơn nhiều so với ép cọc. Lần này, chính quan chức đã phê duyệt dự án đến gặp công ty. Ông ta nói : “Tôi chưa bao giờ cho phép các anh làm như vậy.” Rõ ràng là vị quan chức này thông đồng với những người dân bực bội kia. Tôi giải thích với các lãnh đạo Việt Nam có trong buổi gặp với tôi rằng điều này là phản năng suất. Tôi thúc giục họ rằng, nếu các anh muốn mở cửa, hãy nghiêm túc về điều đó. Họ trả lời ậm ừ và điều đó cho thấy rõ ràng họ chỉ nửa vời với cải cách. Họ không hiểu rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư khác. Ý tưởng của họ là khi đã phục kích được một nhà đầu tư vào một góc phòng rồi thì đó là cơ hội để vắt của anh ta càng nhiều càng tốt.
Các bậc lão thành cách mạng này đã được lên sọc [tức chức vị và quân hàm – ND] trong hệ thống thứ bậc của đảng trong suốt chiến tranh và bây giờ nắm giữ nhiều vị trí quyền lực. Rủi thay, họ tiến lên các chức vụ đó không phải bởi vì đã quản lý tốt nền kinh tế hay đã thể hiện được tài năng quản trị. Họ làm được như vậy bởi vì đã đào hầm từ miền bắc cho tới miền nam trong hơn 30 năm. Điểm chung của họ với kinh nghiệm mở cửa của Trung Quốc chính là các quan chức trở nên tham nhũng. Những cán bộ tin rằng họ sẽ được chế độ chăm sóc bỗng nhiên thấy người ngoài đảng trở nên giàu có nhanh chóng. Họ bị vỡ mộng và trở nên tham lam, ví dụ như với các quan chức hải quan cấp cao nhập khẩu xe hơi trái phép, để có thể giành phần trong sự giàu có ấy. Điều mà họ không có điểm chung với Trung Quốc là một nhân vật kiểu Đặng Tiểu Bình vừa có vị trí không thể tranh cãi trong các cán bộ, vừa có niềm tin không lung lay rằng cải cách toàn diện là lối thoát duy nhất. Lý do họ thiếu vắng một nhân vật như vậy là do Chiến tranh Việt Nam. Khi các nhà cộng sản Trung Quốc đang tích tụ hàng thập niên kinh nghiệm quản trị ở thời bình, thu lượm những gợi ý thực tiễn xem điều gì hiệu quả và điều gì không, và cập nhật niềm tin và ý thức hệ trong quá trình đó, thì các nhà cộng sản Việt Nam bị kẹt trong một cuộc chiến tranh du kích tàn bạo với người Mỹ, chẳng học được gì về cách điều hành đất nước. Hơn nữa, hầu hết doanh nhân thành công trong số người Việt ở miền Nam – những người quen thuộc với cách làm của chủ nghĩa tư bản – đã rời bỏ Việt Nam trong những năm 1970.
Người Việt Nam là một trong những dân tộc nghị lực và có khả năng nhất Đông Nam Á. Sinh viên của họ đến Singapore theo diện học bổng ASEAN rất nghiêm túc với việc học hành và thường có điểm số cao nhất. Với những người dân thông minh như vậy, thật tiếc là họ không phát huy được tiềm năng của mình. Hy vọng rằng khi thế hệ chiến tranh nhạt đi và một nhóm trẻ hơn lên thay thế, họ sẽ xem Thái Lan phát triển tốt như thế nào và trở nên tin tưởng vào tầm quan trọng của thị trường tự do.

Hỏi:   Việt Nam có những vấn đề lớn với Trung Quốc về lãnh thổ ở Biển Đông. Và tại một Hội nghị Bộ trưởng ASEAN năm 2012, khi ASEAN lần đầu tiên sau 45 năm không đạt được một bản thông cáo chung, Việt Nam là một trong những nước tham gia nhiều vào tranh cãi ở đó ?
Đáp: Họ không thể lấy sự đồng thuận của ASEAN để ủng hộ quan điểm của họ vì người ta tin rằng Trung Quốc đã làm việc riêng rẽ với Brunei và Malaysia về các tranh chấp, vốn là những tranh chấp nhỏ hơn. Nhưng tranh chấp chính – cũng là tranh chấp còn rắc rối – là của Việt Nam.
Hỏi:   Đây có phải là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã có thể chia rẽ ASEAN trong vấn đề này?
Đáp: Nó cho thấy người Trung Quốc khéo léo như thế nào. Họ đã ứng xử với các nước bên ngoài, hay những man tộc ngoại bang, cả hàng ngàn năm và họ biết cách xử lần lượt từng bên một và ngăn cản họ hợp lại để không phải đối mặt với một nhóm. Họ mua chuộc từng bên một.
Hỏi:   Việt Nam đang tìm cách mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ để có thể đương đầu tốt hơn với Trung Quốc.?
Đáp: Đúng vậy. Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã thăm vịnh Cam Ranh năm 2012. Điều đó hàm ý là nó có thể đón cả người Mỹ. Có thể sẽ có ích khi có người Mỹ tại đó nếu có xung đột quanh quần đảo Hoàng Sa (nguyên văn), nhưng tôi không nghĩ người Mỹ sẽ trực tiếp đối đầu với người Trung Quốc. Điều tốt nhất mà người Việt Nam có thể hy vọng là áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển cho tranh chấp này.
Hỏi:   Cũng đã có tin về việc người Việt Nam có thể mua vũ khí của Mỹ.?
Đáp: Tôi sẽ không ngạc nhiên. Người Mỹ hiện đang gần gũi với họ hơn so với người Trung Quốc. Và người Mỹ có những vũ khí tinh vi hơn vũ khí của người Trung Quốc.
Hỏi:   Ông có nghĩ rằng ASEAN có lẽ nên tránh tranh chấp Biển Đông trong các cuộc họp thượng đỉnh trong tương lai?
Đáp: Họ đã bất hòa rồi. Lẽ ra đã phải có một bộ quy tắc ứng xử nhưng nó cũng đã bị dập tơi bời.

----------------------------------------------------------------
 Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Southeast Asia”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 159-203.
Biên dịch và Hiệu đính: Trương Thị Thanh Hiền & Vũ Thị Hương Giang
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/01/14/ly-quang-dieu-ve-dna-va-vn/#sthash.ec89oUSX.dpuf
Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Southeast Asia”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 159-203.
Biên dịch và Hiệu đính: Trương Thị Thanh Hiền & Vũ Thị Hương Giang
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/01/14/ly-quang-dieu-ve-dna-va-vn/#sthash.ec89oUSX.dpuf
http://nghiencuuquocte.net/2014/01/14/ly-quang-dieu-ve-dna-va-vn/


Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Mời làm thơ và bình loạn về HN bị vặt lông .

Thông tin : Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia, hôm 18/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân đã tham dự lễ trồng cây tại Vườn ươm quốc gia ở Canberra.( Tại đây)

Thủ tướng sang Uc trồng cây
  ở nhà chúng nó bứng bay cả rừng
Cụ Công Lý kể  : Mấy cụ già ngồi quán nước vỉa hè mở iPAD đọc tin kêu toáng lên , Thủ tướng ơi, là thủ tướng ơi ! Có nhanh nhanh mà về,  không thì chúng nó chặt trụi hết cây cổ thụ , "Hà Nội rồi sẽ trơ bê tông như bị vặt lông " đây này !!! 
Còn bây giờ mời các cụ nghe " Giáo sư XOAY hát nhạc chế HN trụi cây nhé !   


 HÀ NỘI MÙA VẮNG BÓNG CÂY XANH 
 Nhạc (chế) sĩ : Công Lý

Hà Nội mùa này vắng bóng cây xanh
Cái nắng hè sang khăn em không che được mái đầu
Hoa sữa thôi rơi, cây bị chặt rồi đâu còn hoa nữa
 Đường Cổ Ngư xưa nay trơ trui ..khi ta bước chân về

Ha Nôi mùa này chiều buông nhiều nắng
Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô
Quán Cóc liêu xiêu tụi em thơ
Chẳng còn cây xanh để nương nhờ

Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ
Ta nhớ xanh xanh hàng cây cao
Nay bị chặt rồi có còn đâu
Tưởng như
        trồng lại
             sẽ còn rất lâu !!!

Công Lý tối 23/3/2015 ( hưởng ứng lời mời gọi của Calathau )

Hà Nội chặt cây : Cán bộ nào bị đình chỉ ?

Theo Đất Việt ( 22/3/2015)

Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm, đồng thời tạm đình chỉ công tác nhiều cán bộ liên quan.

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP HN Nguyễn Thế Thảo tại cuộc họp tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện kết luận tại Thông báo 40 về việc thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn.
Cụ thể, ông Thảo yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục tiến hành kiểm điểm trách nhiệm cá nhân theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố tại Thông báo kết luận ngày 20/3/2015.
Ngoài ra, Phó giám đốc Sở xây dựng phụ trách trực tiếp vụ cây xanh và các tập thể, cá nhân liên quan cũng cũng phải kiểm điểm trách nhiệm.
Chủ tịch Thành phố cũng chỉ đạo Sở xây dựng tạm đình chỉ công tác Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ trên để phục vụ công tác thanh tra.
Ba cán bộ bị tạm đình chỉ chờ thanh tra là các ông Trưởng, phó phòng Môi trường công trình ngầm Sở xây dựng.
Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Nam Sơn, Phó GĐ Sở Xây dựng Hà cho biết hiện đang làm báo cáo về vụ việc để gửi cấp trên và đoàn thanh tra.
"Chúng tôi cũng đang rà soát toàn bộ lại quy trình thay thế, cải tạo cây xanh thời gian qua để xem có sai sót ở đâu hay không". Trước mắt Sở chờ đoàn thanh tra đến làm việc", ông Sơn nói.
Nhiều cán bộ bị
Nhiều cán bộ bị đình chỉ công tác
Bên cạnh đó, Chủ tịch thành phố yêu cầu thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua. Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội được giao nhiệm vụ chủ trì đoàn thanh tra.
Thành viên Đoàn thanh tra gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Công an Thành phố, Sở Tài Chính, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, đồng thời mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy tham gia Đoàn.
Thời gian thanh tra chậm nhất trong 30 ngày, sau đó báo cáo kết quả để UBND Thành phố xem xét quyết định.
Trước đó, tại buổi làm việc với Quận ủy Nam Từ Liêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết, lãnh đạo thành phố đã thống nhất chỉ đạo dừng việc thay thế cây xanh trên các tuyến phố theo đề án của sở Xây dựng và yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm phải đánh giá cho đúng, rà soát kỹ từng cây xanh định bỏ hoặc định thay thế.
Theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, các đơn vị liên quan “phải xem xét từng cây một với tinh thần hạn chế đến mức thấp nhất việc loại bỏ những cây đã trồng. Vấn đề cốt lõi là kết hợp hài hòa giữa kế thừa cái cũ, cái đã có với việc chỉnh sửa, làm mới."
Bí thư Thành ủy nhận định: “phương pháp, cách thức thực hiện việc thay cây vừa qua còn nóng vội và giản đơn.”
Đồng thời, Bí thư Thành ủy yêu cầu các cá nhân, đơn vị phải nghiêm túc sửa chữa, khắc phục những hạn chế, bất cập trong cách làm vừa qua.
Thái Linh

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Thăm sức khỏe 2 bạn Ngọc Bong và Viết Hồ

Hôm qua Thứ 7, ngày 21/3, một số bạn đã tới thăm 2 bạn Doàn Ngọc Bong và Phan Viết Hồ. Sau khi đi thăm về, bạn Nữ Hiếu đã chuyển ngay hình ảnh cho BđH Blog Làng ta.
Các bạn đã chuyển lời thăm hỏi thân thiết của chúng ta đến bạn Bong và bạn Hồ.  Dồng thời chúc hai bạn điều trị tốt và sớm bình phục để cùng có mặt trong đội ngũ K5 tham dự tất cả các cuộc vui họp mặt sắp tới .

 Thăm bạn Doàn Ngọc Bong tại gia đình

 Thăm bạn Phan Viết Hồ tại trung tâm săn sóc người cao tuổi Phù đổng .


Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

NIỀM HI VỌNG HÉ MỞ ( Bài trên Blog Trương Trác )

Trên Blog của cụ Trương Trác xuất hiện bài viết này . Ý tứ mạnh bạo khác thường. Chủ Blog không cho biết xuất xứ từ đâu. Mõ cóp về hầu các cụ đọc tham khảo và ...chờ xem sao . Mong mỏi của dân Việt không gì bằng đất nước có một lãnh đạo sáng suốt, đủ tâm, đủ tầm , đủ tài ...lèo lái con thuyền Việt Nam vượt qua giai đoạn sóng gió này để cặp bến bờ Vinh quang .

Trương Trác nhập đề - Những ngày gần đây những thông điệp đổi mới từ Chính phủ và người đứng đầu đã đem lại niềm hi vọng về một sự đổi mới mang tính thực chất cho dất nước. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử mấy chục năm vừa qua, ta thấy cửa đã mở nhưng con đường phía trước thì còn dài và đầy thách thức. Nhiều người đã lên đường và đã không thể đi xa, bị vấp ngã hoặc đã bị tiêu diệt. Nhưng lần này niềm hi vọng dường như nhiều hơn vì tình thế đã khác trước và con người đã được tôi luyện dày dạn hơn.....
Bài viết dưới đây ra đời hơn 2 tháng trước nhưng nay nhân có bài trên blog chung của làng, tôi đăng lại để mọi người đọc thêm.  
 

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Tòa án Quốc tế sẽ coi "đường lưỡi bò” của TQ là vô giá trị?


 
(Infonet - Bộ TT và TT hôm 18/3 đưa tin )

Bản đồ Biển Đông

Hôm 9/3, tờ Manila Live Wire của Philippines đưa tin, Tòa án Trọng tài (PCA) tại The Hague, Hà Lan sẽ ra kết luận sơ bộ đường “9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ ra là vô giá trị.
Kết luận này sẽ có vai trò vô cùng quan trọng, cung cấp cho các nước láng giềng Trung Quốc một nền tảng pháp lý quan trọng trước những hành động hung hăng của Trung Quốc trên các đảo, rạn san hô và các vùng nước lân cận đang có tranh chấp trên Biển Đông.


Tòa án Quốc tế được thiết lập tại Hội nghị Hague năm 1899 để giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hòa bình. Trong hình là 5 thẩm phán thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc.
 
Kết luận này một khi được ban hành cũng sẽ biến những động thái của Trung Quốc trong các tranh chấp với láng giềng ở Biển Đông là bất hợp pháp.
Nếu Trung Quốc không tuân thủ phán quyết này, danh tiếng của Bắc Kinh trong khu vực và trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bằng việc phớt lờ phán quyết, Trung Quốc sẽ tự "bôi nhọ" lời hứa hẹn “trỗi dậy một cách hòa bình”. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh mà Trung Quốc đang muốn gây dựng là một cường quốc có trách nhiệm.
Chưa kể đến việc cộng đồng người Trung Quốc trên khắp thế giới sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu Bắc Kinh tiếp tục hành động như một quốc gia hiếu chiến khi Tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế.
Phán quyết của Tòa án Quốc tế về việc đường “9 đoạn” vô nghĩa cũng có nghĩa rằng giờ đây các nước láng giềng đã có cơ sở pháp lý rõ ràng để đối đầu với những hành động hung hăng của Trung Quốc khi theo đuổi và bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông. Phán quyết cũng đã giúp vạch ra cách thức các nước trong khu vực tiến hành các hoạt động thương mại ở vùng biển rộng lớn và quan trọng này.
Theo tờ The Diplomat, phía Trung Quốc đã ra thông báo phản đối và không công nhận "quyền tài phán" của Tòa án này trong việc đưa ra phân xử đối với các tranh chấp về chủ quyền giữa Philippines và Biển Đông.
Hôm 16/3, Philippines đã tiếp tục đệ trình lên Tòa án bộ hồ sơ gồm hơn 3.000 trang tài liệu để chứng minh rằng những tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông (mà Manila gọi là biển Tây Philippines) là phi pháp.
Bắc Kinh vẫn kiên quyết từ chối tham gia vào vụ kiện đồng thời tuyên bố Tòa án trọng tài này không có thẩm quyền để thụ lý vụ kiện nên các phán quyết của họ là "không có giá trị". Phía Trung Quốc một lần nữa cho rằng "đường 9 đoạn" của họ là "phù hợp" với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Theo kế hoạch, phía Bắc Kinh sẽ có thời gian để phản bác những bằng chứng mới này của Philippines và dự kiến, phán quyết cuối cùng sẽ được Tòa án The Hague đưa ra vào tháng 3/2016.
Bài viết được thực hiện dựa vào nguồn thông tin từ tờ Manila Live Wire, một trang tin tức ra đời ngày 25/5/2014 thuộc sở hữu của tập đoàn truyền thông Manila Livewire Digital Media Group của Philippines và  tờ The Diplomat, một tạp chí chính trị xã hội có trụ sở ở Tokyo (Nhật Bản), chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
PHẠM KHÁNH (Lược dịch) 
----------------------------------------
Nguồn : Tại đây

Bức ảnh về một thời ...


Bạn nghĩ gì khi nhìn lại hình ảnh này ?

Anh sưu tầm trên mạng XH, không biết thật hay giả. Chụp ở đâu ? Thời gian nào ?

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Kinh tế thị trường và câu trả lời của Thủ tướng

Tham khảo 

Kinh tế thị trường là thế nào, định hướng XHCN là thế nào, phải nói cụ thể, không chung chung nữa - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu vấn đề tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 vừa diễn ra.

Câu chuyện bắt đầu khi một ý kiến tại phiên họp cho rằng để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, thì trong một số lĩnh vực như giáo dục hay y tế, nhà nước vẫn phải đầu tư là chính, nếu xã hội hóa quá mức, thì có thể dẫn tới nguy cơ “chệch hướng”.
Trên thực tế, mới cách đây vài ngày, Chính phủ đã ban hành nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập - một hướng đi được kỳ vọng là sẽ giúp các đơn vị này, trong đó có các bệnh viện, nhà trường, phát triển mạnh mẽ. Cổ phần hóa là một hướng đi khác còn mạnh mẽ hơn. Sắp tới, Thủ tướng sẽ ban hành quyết định chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, theo  hướng thực hiện ngay không làm thí điểm và phạm vi mở rộng thêm so với dự kiến trước đó…

Kinh tế thị trường định hướng XHCN rõ ràng là vấn đề rất lớn, có tầm quan trọng đặc biệt, thu hút sự chú ý của đông đảo các giới, nhưng ý kiến nói trên tại phiên họp Chính phủ cũng cho thấy vẫn còn những khác biệt trong quan điểm về vấn đề này. Nhiều ý kiến lo ngại rằng việc thực hiện “triệt để” kinh tế thị trường có thể dẫn tới nguy cơ “chệch hướng” xã hội chủ nghĩa.
Trả lời ý kiến nói trên tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: Không phải tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế hay giáo dục hay theo cơ chế thị trường là không lo cho người nghèo. Rõ ràng, đã đến lúc phải thay đổi cách suy nghĩ như vậy.
Nhìn rộng hơn, Thủ tướng nhấn mạnh: “Tất cả phải đi vào kinh tế thị trường và đã là thị trường thì phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, trước hết là giá cả, phân bổ nguồn lực phải theo thị trường. Và đã thị trường thì phải công khai, minh bạch, bình đẳng”.
Còn định hướng XHCN là Nhà nước sẽ dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, để phân phối, phân phối lại,  bảo đảm cho tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo… Thủ tướng lấy ví dụ trong lĩnh vực y tế, giá các dịch vụ phải được tính đúng, tính đủ, còn người nghèo, đối tượng chính sách phải được chăm lo.
Nhưng để đạt được mục đích đó, chúng ta phải có một cách làm khác so với trước đây, mà cụ thể là bằng những giải pháp mà Chính phủ đã triển khai như xã hội hóa, cơ chế tự chủ hay cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, từ đó phát triển mạnh lĩnh vực y tế, bảo đảm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho tất cả mọi người, trong đó người nghèo vào bệnh viện cũng được chăm sóc tốt thông qua bảo hiểm y tế.
“Định hướng XHCN không phải là có bao nhiêu bệnh viện của nhà nước, không phải là quốc doanh chiếm bao nhiêu, mà là làm sao để tất cả mọi người dân được hưởng những dịch vụ xã hội cơ bản”, Thủ tướng nói.
Nói cách khác, cần tách bạch rõ ràng vấn đề phúc lợi xã hội và quan điểm này đã được Thủ tướng, được Chính phủ thể hiện nhất quán. Chẳng hạn, một trong những định hướng lớn trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là phải tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích. Cũng sẽ không có chuyện giữ giá, ví dụ giá điện, ở mức thấp với lý do bảo đảm an sinh xã hội nữa, Chính phủ kiên quyết xóa bao cấp và không bao cấp tràn lan về giá, những đối tượng nào thuộc diện chính sách sẽ được Nhà nước hỗ trợ trực tiếp.
Trên thực tế, những nhận thức nói trên về kinh tế thị trường đã được người đứng đầu Chính phủ thể hiện qua nhiều chỉ đạo gần đây, mà nhiều ý kiến cho rằng là sự khởi động cho “làn sóng” đổi mới lần thứ hai. Có thể nhận thấy điều đó từ Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng, cho tới nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, những chỉ đạo về tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước hay định hướng xây dựng các luật Doanh nghiệp, Đầu tư…
“Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường” cũng là giải pháp lớn, bao trùm đầu tiên mà Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong dự thảo nghị quyết mới sắp được ban hành về cải thiện môi trường kinh doanh - vấn đề mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá là nội dung có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Những nhận thức, quan điểm đó của Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ chính là câu trả lời cho vấn đề được Thủ tướng đặt ra: “Kinh tế thị trường là thế nào, định hướng XHCN là thế nào, phải nói cụ thể, không chung chung nữa”.
Cũng cần nhắc lại rằng, mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN chính là 1 trong 8 mối quan hệ lớn mà Cương lĩnh xây dựng đất nước được thông qua tại Đại hội 11 yêu cầu “cần phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt”.
Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội 12 đã nêu ra định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mục tiêu, nhiệm vụ cho vấn đề này trong 5-10 năm tới.
Theo đó, nền kinh tế phải vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; Nhà nước đóng vai trò định hướng, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng khẳng định, động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh và “đây là lúc” chúng ta cần có thêm động lực. Quan điểm mới nói trên rất có thể sẽ là chìa khóa để giải quyết những vấn đề lớn lao đòi hỏi tư duy đột phá và tầm nhìn xa, để từ đó đưa đất nước tiến nhanh vào giai đoạn phát triển mới.
Theo VGP

----------------

Khi Thủ tướng đổi khái niệm 
định hướngXHCN

Sau gần 30 năm cải các thể chế kinh tế, nền kinh tế Việt nam đã có dấu hiệu khởi sắc, tuy vậy những thành tựu đạt được còn quá khiêm tốn, sự lỗ lã và thất thoát quá lớn của các doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân khiến cho kinh tế không phát huy được như khả năng có thể. Đây là điểm khiếm khuyết lớn nhất của cái gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đó chính là điều mà đến nay, Đảng CSVN tác giả khởi xướng của khái niệm này vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và xác đáng. Tuy vậy khái niệm định hướng XHCN nếu nhìn dưới các góc độ khác nhau thì xuất hiện những ý tưởng mới lạ và rất đáng quan tâm. Như cách nhìn nhận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây về khái niệm định hướng XHCN, rằng: "Còn định hướng XHCN là Nhà nước sẽ dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, để phân phối, phân phối lại,  bảo đảm cho tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo… ” là quan niệm rất đáng chú ý.

Quan niệm cũ: đảm bảo để không bị chệch hướng

Khái niệm Kinh tế thị trường định hướng XHCN chính thức xuất hiện ở Việt nam từ năm 1986, sau khi nhà nước Việt nam tiến hành đổi mới kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường kiểu tư bản. Cái đuôi định hướng XHCN, khi đó hoàn toàn chỉ nhằm mục đích biện minh cho sự vi phạm nguyên tắc kinh tế học của học thuyết của Chủ nghĩa Marx-Lenin của Đảng CSVN, đó là công hữu hóa toàn bộ về tư liệu sản xuất. Đồng thời nhằm để chứng tỏ rằng việc đổi mới kinh tế của Đảng CSVN hoàn toàn không bị chệch hướng hay xa rời lý tưởng cộng sản, mà vẫn kiên định với Chủ nghĩa Marx -Lenin.
Trên thực tế thì việc thay đổi quan điểm kinh tế lần này của Đảng CSVN đã thừa nhận kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân. Đây là việc gián tiếp thừa nhận sự trở lại của chế độ người bóc lột người, đây là sự vi phạm nghiêm trọng học thuyết Chủ nghĩa Marx- Lenin của Đảng CSVN. Theo GS Nguyễn Đức Bình, một trong những nhà lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, VIII, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Trước sau tôi vẫn không đồng ý quan điểm trong Đảng có thể có tư bản tư nhân", vì theo Hồ Chí Minh và cũng là chủ nghĩa Marx-Lenin: "Không bóc lột người. Đảng chống chế độ "người bóc lột người". Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm đảng viên". Điều đó cho thấy rằng việc thay đổi đường lối kinh tế của Đảng CSVN lúc đó cũng chính là việc họ từ bỏ Chủ nghĩa Xã hội theo học thuyết Marx - Lenin và lý tưởng Cộng sản.

Kinh tế thị trường định hướng XHCN được áp dụng ở Việt nam tuy đã gần 30 năm, song một cái định nghĩa đúng, đủ và hoàn chỉnh cho khái niệm Kinh tế thị trường định hướng XHCN thì đến nay hoàn toàn chưa có. Gần đây nhất, ngày 28.2.2015 vừa qua, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận TƯ phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN tổ chức tọa đàm “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã cho biết Đảng sẽ ra định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điều đó cho thấy trong vòng 29 năm qua nền kinh tế Việt nam thực sự là đã được Đảng CSVN dẫn dắt một cách mò mẫm và thiếu cơ sở lý luận khoa học.
Đó cũng là lý do giải thích cho thắc mắc của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi đã thổ lộ tâm tư cá nhân như vậy tại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 22.12.2014, đã nói rằng: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”. Điều đó cũng khá trùng hợp với suy nghĩ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã cho rằng: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm" khi nói về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Một thời gian dài, quan niệm về Kinh tế của Đảng khác của Chính phủ.

Cho dù cho đến nay, chính Đảng CSVN vẫn thừa nhận rằng về lý luận vẫn chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vì theo họ, hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử và đây là sự sáng tạo mang tính đặc thù của Đảng CSVN.
Khái niệm Kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng trong suốt một thời gian dài với chủ trương kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thực chất chỉ có tác dụng nhằm khẳng định rằng Đảng CSVN vẫn kiên định và không đi chệch hướng. Điều đó trái với nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường, đó là kinh tế tư nhân phải nắm vai trò chủ đạo, hay nói một cách khác "Nhà nước sẽ không làm những gì mà tư nhân có thể làm được", là nguyên nhân đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế Việt nam. Và hậu quả của sự sai lầm đó đã mang lại là sự lỗ lã không lồ với sự đổ vỡ của các "quả đấm thép" của kinh tế Nhà nước như Vinashin, Vinaline... Đến nay, nhìn lại sau gần 30 năm đổi mới, thì thấy rõ do sai lầm về chính sách kinh tế mà các nhà lãnh đạo Việt nam vẫn chưa tạo ra một động lực cần thiết để thúc đẩy cho nền kinh tế Việt nam có thể cất cánh thành Rồng, thành Hổ như các nước khác.

Chỉ có tiến hành một cơ chế kinh tế thị trường hoàn chỉnh với kinh tế tư nhân đóng vai trò trung tâm, để dẫn dắt và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Vì chỉ có nền kinh tế tư nhân mới có đủ những động lực để thúc đẩy nền kinh tế chung phát triển. Kinh tế Nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo trong một nền kinh tế được, nó chỉ giữ một vai trò có tính chất phù trợ nào đấy mà thôi. Đây chính là lý do vì sao mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh  cho rằng:“Chỉ có xây dựng khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng thì mới tạo ra triệu triệu công ăn việc làm cho đất nước và doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển ở mọi nơi, mọi ngõ ngách của cuộc sống, tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho xã hội và làm cho chúng ta bớt lệ thuộc hơn vào các nền kinh tế khác”.
Trái lại với quan điểm của Đảng về vấn đề kinh tế, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trương cần phải xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Ông Thủ tướng cho rằng: “Tất cả phải đi vào kinh thế thị trường và đã là thị trường thì phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, trước hết là giá cả, phân bổ nguồn lực phải theo thị trường. Và đã thị trường thì phải công khai, minh bạch, bình đẳng”. Và theo đó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên chính phủ cần phải quán triệt vần đề cơ bản, đó là cần phải hiểu rõ và phân biệt “Kinh tế thị trường là thế nào, định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào, phải nói cụ thể, đã đến lúc không thể chung chung nữa”.

Quan niệm mới: định hướng XHCN một nhà nước phúc lợi xã hội

Vừa qua, khi đề cập đến những đường hướng lớn nhằm tạo đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội năm 2015 và những năm tiếp theo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh rằng vấn đề mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá là nội dung có ý nghĩa quyết định, đó là “Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường”. Còn nhớ trước đây chưa lâu, ngày 20.8.2014 tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 22/CT-TTg và số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng “Hơn ai hết, Bộ Công Thương phải xây dựng kế hoạch theo kinh tế thị trường, phù hợp quy luật kinh tế thị trường”.
Đáng chú ý, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2.2015 vừa diễn ra, khái niệm định hướng XHCN theo quan niệm của Thủ tướng được cho là "Nhà nước sẽ dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, để phân phối, phân phối lại,  bảo đảm cho tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo… Thủ tướng lấy ví dụ trong lĩnh vực y tế, giá các dịch vụ phải được tính đúng, tính đủ, còn người nghèo, đối tượng chính sách phải được chăm lo.". Theo Thủ tướng thì cái gốc của vấn đề là ở chỗ. đó là “Định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là có bao nhiêu bệnh viện của nhà nước, không phải là quốc doanh chiếm bao nhiêu, mà là làm sao để tất cả mọi người dân được hưởng những dịch vụ xã hội cơ bản”.
Hơn thế nữa, khi đề cập tới khái niệm định hướng XHCN trong kinh tế thị trường thì thủ tướng nhấn mạnh rằng: "Còn định hướng XHCN là Nhà nước sẽ dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, để phân phối, phân phối lại,  bảo đảm cho tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo…” Điều đó dễ làm cho người ta liên tưởng đến vấn đề xã hội chủ nghĩa dân chủ, một mục tiêu của hệ tư tưởng Dân chủ xã hội. Và đây là một chế độ chính sách liên quan đến một nhà nước phúc lợi phổ cập và các đề án thỏa ước tập thể nằm trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, là cách thường được dùng để đề cập tới các mô hình xã hội và chính sách kinh tế nổi bật tại các quốc gia Bắc Âu mà chúng ta quen gọi là mô hình CNXH kiểu Bắc Âu.
Với quan niệm này đã cho thấy, người đứng đầu Chính phủ đã không còn quan tâm đến vấn đề chệch hướng và xa rời lý tưởng của Đảng CSVN, bởi về thực chất Đảng CSVN đã chệch hướng và xa rời lý tưởng Cộng sản từ đã lâu rồi. Sự chuyển đổi khái niệm từ Kinh tế thị trường định hướng XHCN trở thành Kinh tế thị trường được định hướng bởi một nhà nước phúc lợi xã hội của Thủ tướng cho thấy, chứng tỏ ông đã có một bộ tham mưu rất tốt để có thể tư vấn cho Thủ tướng trong rất nhiều các quyết sách quan trọng. Đồng thời nó còn cho thấy quyết tâm cải cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được phản ảnh trong thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng về cải cách thể chế và thực hiện quyền tự do dân chủ. Bởi vì đến nay, việc Đảng CSVN chỉ còn cái duy nhất cái danh xưng là cộng sản chứ còn tất cả đường lối, chủ trương hành động của họ thì tuyệt nhiên không còn chút gì là cộng sản theo chủ nghĩa Marx-Lenin nữa. Song họ cố duy trì và níu kéo không ngoài mục đích duy trì quyền lực chính trị độc tôn của một nhóm người có lợi ích và bổng lộc từ chế độ hiện tại.
Kết
Từ trước đến nay, những người làm công tác tư tưởng của Đảng CSVN luôn coi Diễn biến hòa bình (DBHB) là chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện để chống phá và đi đến xoá bỏ Chủ nghĩa Xã hội. Và Đảng CSVN luôn lên án điều mà họ gọi là Diễn biến Hòa bình và coi đó là mối đe dọa hàng đầu đối với sự tồn tại của Đảng CSVN. Tuy vậy để tìm ra những bằng chứng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện để chống phá và đi đến xoá bỏ Chủ nghĩa Xã hội thì rất khó có thể tìm được. Song trên thực tế, chúng ta vẫn thấy vô vàn các hành động tự diễn biến của các lãnh đạo hàng đầu của Đảng CSVN, như quan niệm về kinh tế thị trường định hướng XHCN của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một ví dụ. Điều mà những người cho đến nay vẫn kiên dịnh với Chủ nghĩa Marx- Lenin cho rằng là chệch hướng hay xa rời lý tưởng.
Điều đó cho thấy, một khi quan niệm cũng như chủ trương, đường lối của Đảng CSVN từ trước đến nay hầu hết là sai lầm và đi ngược với quy luật phát triển khách quan của xã hội. Đến khi thời gian và thực tế đã chứng minh rõ sự sai lầm đó, thì những người thấy sai đã phải sửa lại cho đúng. Thiết nghĩ đây cũng chỉ là việc sai thì phải sửa, chứ chả có cái gì gọi là diễn biến hay tự diễn biến gì hết.
Ngày 12 tháng 03 năm 2015.     
----------------------------------------------
Nguồn : Kami (Blog RFA)/TTHN

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

NHỚ GẠC MA NGÀY ẤY ...HÔM NAY ...


Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988

Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên đảo, nã đạn.


Theo thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó chính trị Trung đoàn Công binh 83 giai đoạn 1988-1997, cuối năm 1987 Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, bao gồm việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội.

Sau Tết Nguyên đán, các chiến sĩ Trung đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) nhận lệnh từ Sơn Trà (Đà Nẵng) vào Cam Ranh (Khánh Hòa) cùng với lực lượng bảo vệ đảo của Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền và xây dựng đảo chìm ở Trường Sa theo chiến dịch CQ-88.
20h ngày 11/3/1988, tàu 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhổ neo từ Cam Ranh chở theo lính công binh của Trung đoàn 83 và lực lượng giữ đảo của lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn) - cách đất liền khoảng 500 km. Đảo chìm Gạc Ma lúc đó chỉ là những bãi san hô nổi lên giữa biển, có tên trong Bản đồ Việt Nam.
2h sáng ngày 12/3, nhận thấy nhiều diễn biến bất thường, Tư lệnh quân chủng điều thêm tàu HQ 605 cùng HQ 604 tăng cường xây dựng đảo Gạc Ma và Len Đao. Tàu 505 đang làm nhiệm vụ trực tại Trường Sa nhận lệnh chuyển đến Cô Lin.
Sau hai ngày đêm, HQ 604 và HQ 605 có mặt tại Gạc Ma vào chiều tối 13/3. Đêm đó, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho bộ phận giữ đảo quyết tâm phải giữ vững các mục tiêu đã xác định là Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma. "Xuồng vận tải chở vật liệu xây dựng được chuyển xuống đảo. Một nhóm chiến sĩ gồm trung úy Trần Văn Phương và 4 đồng chí khác nhận lệnh vào đảo cắm cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền", ông Hoàng Hoan nhớ lại.
Lội xuống nước chừng 5 phút, các chiến sĩ tiếp cận bãi san hô đang lộ dần khi thủy triều rút. Phía xa, 3 tàu Trung Quốc bắt đầu di chuyển đội hình áp sát đảo. Binh nhất Nguyễn Văn Lanh mặc chiếc quần đùi đỏ cùng nhiều chiến sĩ khác bơi vào bãi Gạc Ma theo lệnh của chỉ huy cụm đảo Trần Đức Thông. Các chuyến vật liệu được hối hả chuyển lên đảo.

6h30 ngày 14/3, tàu Trung Quốc thả xuồng máy chuyển từng tốp lính lên Gạc Ma. "Tôi đếm có 49 lính Trung Quốc mang AK và một tên chỉ huy dáng người cao to mang súng ngắn. Chúng bao vây theo thế vòng cung men theo bãi san hô, những chỗ vòng vây gần nhất, hai bên cách nhau chỉ chừng một mét. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc", trung sĩ Lê Hữu Thảo nhớ lại.
Sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần, tên sĩ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên phát lệnh rồi chĩa thẳng vào bụng trung úy Phương, bóp cò. Anh Phương ngã xuống, tay vẫn giữ chặt cán cờ tổ quốc. Một tên khác xông lên chĩa thẳng súng vào đầu trung úy Phương nhả đạn.
3 tàu chiến Trung Quốc tăng tốc áp sát đảo, cách tàu HQ 604 chừng 300 mét. Giữa vòng vây quân thù, binh nhất Nguyễn Văn Lanh vừa đỡ lá cờ trên tay trung úy Phương vừa đá văng khẩu súng trên tay tên sĩ quan Trung Quốc. Một tên lính gần đó đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh. Anh gục xuống nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ. Liền sau đó, tiếng đạn nổ chát chúa, lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào các chiến sĩ trên đảo.
Cùng lúc, tàu chiến Trung Quốc nã pháo vào tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Vì ở gần, HQ 604 hứng trọn làn đạn 12 ly 7, thuyền tưởng tàu HQ 604 Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy chiến sĩ xuống các xuồng dùng súng chiến đấu tự vệ, vừa băng bó cho đồng đội bị thương. Thuyền trưởng Trừ đứng ở mũi tàu dùng AK và B40 đánh trả kẻ địch.
Khi thấy HQ 604, rồi HQ 605 chìm hẳn, thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ quyết định lao thẳng con tàu bị bắn cháy phần đuôi lên bãi cạn Cô Lin, cắm cờ chủ quyền. "Ba tàu của ta lúc đó tạo thành hình tam giác trên biển. Anh em muốn quay lại Gạc Ma nhưng không thể vì tàu HQ 505 khi đó bị hư hỏng nặng", đại tá Lễ kể. Ông lệnh hạ xuồng máy ra cứu hộ đồng đội ở tàu 605 và 604.
Trời sáng, lính Trung Quốc rút khỏi Gạc Ma. Trung sĩ Thảo bơi ngược lại đảo tìm xác đồng đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương, xé áo nút lại chiếc xuồng vận tải bị đạn địch bắn thủng, dùng báng súng làm chèo chở thi thể trung úy Phương và thương binh Lanh về hướng tàu HQ 505.


12h trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma. Chiếc xuồng của anh Thảo vừa nhích từng mét nước, vừa cứu thêm những đồng đội đang đuối sức trên biển. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ 505 đến nơi ứng cứu đưa các chiến sĩ về tàu, sau đó về đảo Sinh Tồn. Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và may mắn giữ được tính mạng.
Trong trận chiến rạng sáng 14/3, 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ được Cô Lin và Len Đao.
Nhớ về ngày 14/3/1988, ông Lê Văn Xuân (bố liệt sĩ Lê Văn Xanh, Đà Nẵng) kể, đứng dưới loa phóng thanh, nghe tin con hy sinh, ông chết lặng. “Về nhà, tôi lấy hết can đảm nói với vợ con: 'Xanh đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình quyết giữ chủ quyền, đó là niềm tự hào của gia đình mình", mắt người cha già ngấn lệ.
Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. "Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh", thượng tá Nguyễn Văn Thư, phó chính ủy Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân nói.
Nguyễn Đông
---------------------
  Gạc Ma, bất tử trong lòng đất Mẹ
LINH TRẦN - 8:25 PM, 13/03/2015 
Thứ sáu, ngày 13.3, viên đá đầu tiên được đặt xuống, bắt đầu khởi công công trình Khu tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh ngày 14.3.1988 tại đảo Gạc Ma, trong trận chiến giữ Gạc Ma - chủ quyền của tổ quốc - bằng máu và con tim của 64 cán bộ, chiến sĩ tàu 604.
    Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma được đặt tại khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa), do Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đứng ra tổ chức và kinh phí xây dựng khu tưởng niệm là tấm lòng tri ân của các cá nhân, đoàn thể, đơn vị.
Người dân Việt không thể nào quên được trận chiến ngày 14.3.1988.Ngày này - 27 năm trước, tôi là một trong số phóng viên có mặt tại Bộ Tư lệnh Trường Sa - đóng tại Cam Ranh. Nhật ký của tôi vẫn hiển hiện những dòng chữ “Những ngày đầu tháng 3, Bộ Tư lệnh Trường Sa liên tiếp nhận được tin từ Sở chỉ huy cụm đảo Sinh Tồn báo về, có 9-10 tàu chiến Trung Quốc giả dạng tàu đánh cá lớn vởn trinh sát các đảo: Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma…
Bài báo của tôi ngày ấy đã viết: “…16 giờ 20 phút ngày 13.3, tàu 604 đã đến địa điểm thả neo, cách đảo Gạc Ma chừng 100 mét. Những tàu khu trục của Trung Quốc bám sát tàu 604, khi cách tàu 604 chừng 150 mét, với hệ thống loa nói bằng tiếng Việt, yêu cầu bộ đội Việt Nam rời khỏi cụm đảo này, vì đây là lãnh thổ của Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Trung tá Trần Đức Thông yêu cầu anh em trên tàu bình tĩnh sinh hoạt bình thường. Cả đêm đó cán bộ, chiến sĩ trên tàu 604 không một ai chợp mắt. Khi điệu nhạc thể dục buổi sáng trên Đài Tiếng nói Việt Nam cất lên, Thiếu úy Trần Văn Phương và hai chiến sĩ Lê Hữu Thảo và Hoàng Văn Chúc đeo AK xuống xuồng đi vào đảo Gạc Ma để giữ cờ Tổ quốc.
Cùng lúc đó, bốn xuồng máy của Trung Quốc chở gần 100 lính trang bị vũ khí cũng đã tiếp cận đảo Gạc Ma, rồi dàn hàng ngang tiến về phía cột cờ của ta. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, Thiếu úy Trần Văn Phương đã bị lính Trung Quốc giết hại, Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị đâm trọng thương.
Ba tàu khu trục của Trung Quốc nổ súng, bắn vào ba tàu: 604, 605 và 505. Tàu 604 chìm trong chốc lát, tàu 505 và 605 đã lên được thềm đảo Cô Lin và Len Đao nên không bị chìm. Ngọn lửa cháy phừng phừng trên boong tàu nhưng các cán bộ, chiến sĩ trên tàu 605 và 505 vẫn bám vị trí và bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc trên đảo Cô Lin và Len Đao trước mũi súng của kẻ thù…”.
27 năm trước, tôi ra tận cầu tàu đón Lê Hữu Thảo và đồng đội của anh trên tàu 604 trở về đất liền. Và ngày hôm nay, trong buổi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, anh là người chiến sĩ duy nhất của tàu 604 có mặt. Không có đồng đội, nhưng bên cạnh anh có mẹ của liệt sĩ Hoàng Ánh Đông, có con gái của liệt sĩ, Thượng úy Đinh Ngọc Doanh - Đinh Thị Mỹ Lệ.
Lê Hữu Thảo nghẹn ngào rơi lệ. Đồng đội của anh - 64 trái tim quả cảm, dù các anh vẫn nằm sâu nơi đáy biển, nhưng đó vẫn là đất Mẹ của quê hương. Và giờ đây, khu tưởng niệm chính là nơi trở về của những người con đất Việt đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
27 năm trước, đồng đội của liệt sĩ, Thượng úy Đinh Ngọc Doanh đưa tôi đến thăm căn nhà nhỏ của anh ở xã Cam Nghĩa (Cam Ranh). Người vợ trẻ, người con gái gái đất Cam Nghĩa - chị Đỗ thị Hà - mới tròn 23 tuổi, chưa được hưởng trọn vẹn hạnh phúc của người vợ đã vĩnh viễn mất chồng. Bé Định Thị Mỹ Lệ mới tròn 15 tháng tuổi đã sớm mồ côi cha.Nhìn ánh nắng chói chang xuyên thẳng xuống gường nơi bé Lệ đang ngủ, tôi đã nhìn thấy những khó khăn sẽ đến với mẹ con chị. Mẹ chị Hà nức nở: Trước khi ra đảo, Doanh nhờ tôi mà mấy anh lợp mái nhà cho vợ con đỡ khổ, chăm sóc giùm cháu Lệ khi trái nắng, trở trời…”.Và thật ngẫu nhiên, 27 năm sau, bé Đinh Thị Mỹ Lệ ngày nào bây giờ đã là đồng nghiệp của tôi ở báo Lao Động. Tổng biên tập báo đã quyết định nhận Mỹ Lệ về công tác ở văn phòng cơ quan thường trú TP.Hồ Chí Minh.
Nhân dân, tổ quốc không bao giờ quên các anh. 
Gạc Ma bất tử trong lòng đất Mẹ.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

TƯỞNG NHỚ CÁC CS HY SINH BẢO VỆ ĐẢO GẠC MA




---------------------
Thứ ba, 11/3/2014 | 08:02 GMT+7

Quyết định lịch sử trong trận hải chiến Gạc Ma 1988

“HQ 505 trúng đạn đã nghiêng, để tàu chìm thì chẳng những mất đảo mà chiến sĩ cũng hy sinh hết. Tôi phát lệnh bằng mọi giá lao tàu lên đảo”, thuyền trưởng HQ 505 Vũ Huy Lễ nhớ lại quyết định trọng đại nhất  đời binh nghiệp 26 năm trước.
VHL-4422-1394431911.jpg
Những ngày đầu tháng 3, ông Vũ Huy Lễ bận rộn hơn thường lệ. Vị đại tá, thuyền trưởng đang tất bật cho cuộc gặp đồng đội cũ trên con tàu HQ 505 ở Hải Phòng. Sau đó ít ngày, ông sẽ đi Đà Nẵng gặp lại những đồng đội khác từng có mặt trong trận hải chiến cách đây tròn 26 năm.
Nhắc đến trận chiến năm xưa, vị thuyền trưởng đã gần 70 tuổi bồi hồi nhớ lại. Năm 1988, Trung Quốc đưa quân ra chiếm bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Ba đảo này chỉ cách nhau vài hải lý, hợp thành một cụm đảo trong nhóm đảo Sinh Tồn (quần đảo Trường Sa).
Các bãi đá này không có quân đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa tàu ra bảo vệ. Cuộc chiến chính thức nổ ra ngày 14/3/1988 và chỉ kéo dài trong ít giờ buổi sáng trên cả 3 đảo.
26 năm sau trận hải chiến, những ký ức của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: N.Hưng.
Theo thuyền trưởng Lễ, thực tế ngay trước khi diễn ra trận hải chiến năm 1988, HQ 505 đang thực thi nhiệm vụ đưa bộ đội công binh và vật tư công trình đến đảo Đá Lớn. Vừa hoàn thành công việc thì sáng 13/3/1988, tàu nhận được lệnh đến đảo Cô Lin.
Xây đài tưởng niệm Gạc Ma
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa phát động chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" nhằm vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ nguồn lực xây đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh trong trận Gạc Ma (14/3/1988); Đồng thời hỗ trợ gia đình của những người đã hy sinh trong hai trận chiến bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Gạc Ma thuộc Trường Sa (1988). Dự kiến, ngày 14/3, lễ phát động kêu gọi ủng hộ chương trình sẽ được tổ chức tại TP Đà Nẵng.
Vị trí  xây đền dự kiến tại khoảnh đất từ sân bay Cam Ranh về Nha Trang, Khánh Hòa. Đây là vị trí nhìn ra biển Đông, nhìn ra Gạc Ma. 

Trên đường HQ 505 di chuyển, tàu Trung Quốc tìm cách ngăn chặn, khiêu khích. 18h cùng ngày, dù bị đối phương gây nhiễu làm mất liên lạc với sở chỉ huy song tàu vẫn đến đúng vị trí và hoàn thành nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền trên đảo Cô Lin sáng sớm 14/3.
Đe dọa và khiêu khích không thành, hôm sau tàu Trung Quốc đã tấn công vào bộ đội Việt Nam đang bảo vệ cờ trên các đảo và nã đạn vào các tàu HQ 505, 604, 605.
6h30 sáng, 3 tàu chiến Trung Quốc liên tục nã pháo vào HQ 505, đạn trúng vào buồng máy, khu thông tin, đài chỉ huy, kho tàu bốc cháy. Gặp gió mùa đông bắc thổi mạnh, máy bị hỏng nên tàu trôi xa khỏi đảo hơn một hải lý. Pháo 85, 100 ly trên tàu Trung Quốc vẫn không ngừng nã đạn khiến HQ 505 bốc cháy ngùn ngụt, thân tàu thủng, nước tràn vào các khoang, dầu trôi ra lênh láng mặt biển. Hệ thống liên lạc bị hỏng, không thể báo cáo tình hình với cấp trên.
“Lúc này HQ 505 đã nghiêng và có nguy cơ chìm. Để tàu chìm thì chẳng những mất đảo mà toàn bộ chiến sĩ cũng hy sinh, chỉ còn cách đưa tàu lên bãi cạn”, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ nhớ lại.
Ngay lập tức, ông hội ý với Ban chỉ huy tàu và yêu cầu phải sửa chữa bằng được máy móc để đưa tàu lên đảo. Trong vòng 3-4 phút, phương án này được thống nhất. Dù bị thương nhưng máy trưởng, đại úy Nguyễn Đại Thắng vẫn xông xáo chỉ đạo anh em sửa máy bằng được.
“Tàu mất điện, lái hỏng, chúng tôi phải dùng một máy tiến, máy lùi để tàu quay mũi hướng về phía đảo. Sau vài phút rồ hết công suất hai máy, tàu lao lên bãi cạn. Đến khi nghe tiếng san hô cọ rào rào và 2/3 thân tàu nằm trên bãi thì tôi biết quyết định ủn bãi đã thành công”, vị thuyền trưởng kể.
Con tàu dài gần 100 mét, rộng 28 mét vừa yên vị trên bãi thì cũng là lúc tàu chiến Trung Quốc tiếp tục nã đạn. Thuyền trưởng Lễ yêu cầu anh em hủy tài liệu mật, sơ tán khỏi tàu nhằm hạn chế thương vong, đồng thời chuyển vũ khí lên đảo chuẩn bị chiến đấu.
“Lúc đó dù lực lượng mỏng nhưng do đã án ngữ lối lên nên tôi tin là dù địch có đổ bộ chúng tôi vẫn đánh được và hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ đảo”, đại tá Lễ khẳng định.
hq931-4572-1394431911.jpg
Các thương binh và chiến sĩ trong trận Gạc Ma được đưa về đất liền. Ảnh tư liệu.

Nhân lúc tàu địch rút ra xa, bộ đội trên tàu HQ 505 tổ chức dập lửa, dùng xuồng cao su sang đảo Gạc Ma cứu vớt công binh, bộ đội của tàu HQ 604 bị chìm và đưa được 44 chiến sĩ trong đó có thương binh, tử sĩ về an toàn.
Nhớ lại tình thế ngàn cân đó, thuyền trưởng Lễ cho rằng, đời binh nghiệp có nhiều giây phút phải lựa chọn song quyết định lao tàu lên đảo là quyết định trọng đại nhất của ông. HQ 505 sau đó hiên ngang trên đảo Cô Lin, cờ tổ quốc tung bay trên tàu, dù nguy nan còn kéo dài hàng tháng trời.
Chín cán bộ chiến sĩ bám trụ ở Cô Lin do thuyền trưởng Lễ chỉ huy luôn trong trạng thái chiến đấu. Ngày nào đối phương cũng cho tàu chiến đến đe dọa. “Có ngày chúng quấy nhiễu 3-4 lần, dùng loa réo tên tôi ra hàng. Nhưng điều đó khiến tôi và anh em càng quyết tâm bảo vệ đảo”, ông kể.
Không chỉ căng thẳng về tinh thần, do thực phẩm cạn, tiếp tế khó khăn, cứ đêm đến vài chiến sĩ phải đốt đuốc xuống bãi san hô bắt cá. Có hôm ăn bị ngộ độc, nhiều người đau buốt xương khớp, 3-4 ngày mới khỏi.
Dù có thể rút về đảo Sinh Tồn nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe nhưng thuyền trưởng Lễ đã bám trụ lại đảo Cô Lin cùng các chiến sĩ đến tháng 6/1988, khi các hành động khiêu khích của hải quân Trung Quốc đã giảm và chủ quyền trên đảo Cô Lin được giữ vững.
Đầu năm 1989, tàu HQ 505 và thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều chiến sĩ khác được thưởng huân chương chiến công các hạng. Đích thân Tổng bí thư Đỗ Mười khi trao tặng danh hiệu đã khẳng định, tấm gương hy sinh, ý chí kiên cường dũng cảm, tinh thần mưu trí sáng tạo, tình yêu thương đồng đội của thuyền trưởng và tập thể cán bộ chiến sĩ tàu HQ 505 là niềm cổ vũ lớn lao với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước trên quần đảo Trường Sa.
Sau trận hải chiến ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh. Trung Quốc chiếm giữ đảo Gạc Ma, Việt Nam giữ được những đảo còn lại.
Nguyễn Hưng

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

CỤ TIẾN HOÀN BẤT NGỜ LÀM KHÁCH CU-LỜ SÀI GÒN !

Xuất hiện bất ngờ nhưng bữa cơm thân mật do vợ chồng cụ Phương-Sương tổ chức tại nhà đãi khách quý từ HN vào SG lại trùng với dịp kỷ niệm ngày QTPN 8/3 .Ngoài nhân vật VIP là cụ Tiến Hoàn, khách mời còn có nhóm cư dân bờ kè-bờ sông "ăn sóng nói gió" như chúng ta thấy trong hình ảnh dưới đây .

Bà chủ Hồng Phương (Blogger Fainaphuong) cựu HS Internat ( Người đứng)
Phu quân ( Ông chủ) người búi tó tóc trắng đầy phong độ đạo cốt , quay lưng về phía ống kính.
Khách quý từ Thủ đô tới và ông chủ nhà .
DodongArt , ông chủ trại yến và khách VIP cười rất tươi
Trên bàn ăn nổi bật ( mầu đỏ) là món salát Nga nổi tiếng do bà chủ Hồng Phương trực tiếp thực hiện.

( Khỏi phải thuyết minh !)

Bà chủ giới thiệu các món ăn mang hương vị Nga trên bàn tiệc.
Bên cạnh là Diệu Huyền và Nguyền Khinh .

Ông chủ rót rượu đặc biệt "tự nấu" mời khách 
( Bên cạnh là cụ Lớp trưởng KỳGai và phu nhân )

Thiếu 1 nhân vật : DodongArt đang bấm máy !

Trước khi chia tay !

Sẽ có cụ đặt câu hỏi : cụ Tiến Hoàn vô Sài Gòn đột ngột thực thi "phi vụ" gì đây ?
Xin các cụ hiểu cho :Chúng tôi đã tuyên thệ " Thà chết không khai chính ủy trong đống rơm!"