Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

BÁO NGA : VIỆT NAM LÀ MỤC TIÊU HOÀN HẢO CỦA TRUNG QUỐC.

Calathau : Nói cách khác Việt Nam là con mồi vừa ngon lành vừa dễ sơi nhất của Sói Tầu đang đói bụng ?
Báo Nga, không biết quan điểm thế nào, nhưng một điều dễ thấy nhất là họ đã đánh giá thấp tinh thần quật cường của dân tộc Việt nhất là mỗi khi có giặc ngoại xâm. Có lẽ họ chưa học thuộc lịch sử Việt Nam ! Nhưng chỉ "Tinh thần dân tộc" không thôi liệu đã đủ để ngăn chặn gót giầy xâm lược của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán hay chưa ? . Điều này các nhà lãnh tạo Việt Nam ắt phải biết ? 
( Đọc tham khảo ).

Dưới đầu đề như trên , tờ Topwar của Nga vừa đăng tải bài viết nhận định:
Nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa bá quyền của Bắc Kinh có thể là Việt Nam.

Tác giả nêu ra 5 lý do Việt Nam là mục tiêu hoàn hảo cho Trung Quốc
Những đặc điểm của mục tiêu hoàn hảo đó là:

Thứ nhất: Việt Nam hoàn toàn không ràng buộc với bất cứ nước nào các thỏa thuận về liên minh quân sự. Liên xô đã không tồn tại, Nga trên thực tế không phải là một quốc gia có thể giúp đỡ và ủng hộ hiệu quả do những ràng buộc về kinh tế, những phức tạp nội bộ, cuộc đối đầu gay gắt với NATO và châu Âu.
Nếu so với Đài Loan và Philiphine thì ít nhất các nước này còn có danh tiếng là đồng minh của Mỹ và Nhật. Xung đột với Việt Nam, nếu tốc độ tiến hành chiến tranh nhanh chóng, thì tiếng vang trên trường quốc tế không lớn và chỉ có Mỹ, Philiphine, có thể cả Nhật Bản lên tiếng phản đối, nhưng đưa ra những giải pháp quyết liệt thi không một nước nào thực hiện.

Thứ hai: Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam đều có lực lượng hải quân, nhưng lịch sử phát triển hải quân của Đài Loan và Nhật Bản sớm hơn rất nhiều, có thể gây tổn thất nặng nề với Trung Quốc. Lực lượng Hải quân Việt Nam phát triển khá muộn, phương tiện và trang thiết bị đang ở giai đoạn ban đầu của tiến trình hiện đại hóa, các hoạt động diễn tập hợp đồng tác chiến hiện đại trên biển lớn chưa có nhiều, đặc biệt với các lực lượng nước ngoài. Sức mạnh Hải quân Việt Nam chỉ có thể vượt trội hơn so với Philiphine, nhưng Hải quân Philiphine được sự hỗ trợ của Mỹ, ít nhất là về mặt tinh thần và những đe dọa mạnh mẽ từ phía Mỹ.

Thứ ba: Trong các mục tiêu mà Trung Quốc nhằm đến, thì Đài Loan là đối tượng phải sát nhập bằng giải pháp hòa bình, Đài Bắc trong tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa cũng đồng quan điểm với Bắc Kinh, tấn công đánh chiếm quốc đảo này thực tế không có lợi, không những thế còn có thể khơi mào và thúc đẩy phong trào ly khai nội địa.
Do đó, kế hoạch đánh chiếm Đài Loan bằng vũ lực chỉ là “đòn đánh lạc hướng dư luận”. Mục tiêu nghi binh thứ hai gây sóng gió dư luận là Senkaku Nhật Bản, nhưng đây là mục tiêu khó nhằn và có thể dẫn đến sự phong tỏa hoàn toàn đại lục.
Trung Quốc sẽ sụp đổ nếu đẩy Nhật Bản, sau đó là Mỹ vào một cuộc đối đầu thực sự. Mục tiêu các hòn đảo của Việt Nam dễ dàng hơn cả do bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc cũng như Hoa kiều hoạt động rất mạnh trên trường thế giới, đồng loạt đưa ra các luận điệu giống nhau cùng với những hoạt động đầu tư mạnh mẽ trên thế giới khiến cộng động xã hội quốc tế lẫn lộn hoàn toàn về những thực tế đang diễn ra trong chiến lược “Thiên triều” trên Thái Bình Dương

Thứ tư : Trung Quốc và Việt Nam có lịch sử lâu đời về xâm lược và đấu tranh chống xâm lược. Mặc dù các láng giềng khác cũng từng lâm vào hoàn cảnh như vậy, nhưng lịch sử với Việt Nam đã được Trung Hoa bóp méo hoàn toàn. Người dân Trung Quốc hoàn toàn hiểu biết sai lầm về lịch sử, đặc biệt là lịch sử cận đại và có tâm lý Đại Hán, muốn chinh phục một Việt Nam.

Thứ năm: Những diễn biến gần đây cho thấy, Trung Quốc muốn thực hiện một đòn “Crimea” hóa kết hợp với bạo loạn và hỗn độn chính trị nhằm giảm tổn thất tối thiếu cho chiến lược đánh chiếm quần đảo, thống trị Biển Đông, làm bàn đạp mở rộng ảnh hưởng sang vùng nước Hoa Đông và vượt ra khỏi eo biển Malacca. Chiến dịch này được cho là có thể củng cố được tình hình nội bộ trong nước, tăng cường tình thần dân tộc “Đại Hán” trong quân đội và đại đa số cộng đồng xã hội, giải thích được khoản ngân sách quốc phòng vượt trội khủng khiếp và đẩy mạnh cuộc thanh lọc nội bộ, tiêu diệt tham quan.
Như vậy, theo logic sự kiện và những hành động mà Trung Quốc tiến hành gần đây cho thấy, nạn nhân đầu tiên của chính sách đối ngoại Đại Hán hiển nhiên sẽ là Việt Nam.
Việt Nam, cũng như tất cả các nước láng giềng khác của Trung Quốc đều hiểu rất rõ điều này, ngoại trừ một trường hợp hết sức mong manh là Bắc Kinh phải đối đầu với nguy cơ đe dọa mới từ trong nước tương tự như “nhà nước Hồi giáo”, rất khó xảy ra do thực tế khủng bố ở Tân Cương xảy ra với cấp độ rất nhỏ, chưa hình thành một tổ chức nguy hiểm có trang bị mạnh, an ninh nội địa và cảnh sát Trung Quốc dễ dàng khống chế và tiêu diệt. Ngay cả nguy cơ khủng bố cũng có thể dẫn đến tình huống Bắc Kinh sẽ nhẩy vào một cuộc phiên lưu quân sự mới nhằm củng cố tình hình nội bộ. Có thể nói, tiến trình thôn tính Biển Đông đang được thực hiện ráo riết với tốc độ cao.

Trung Quốc có thể gây áp lực cho Việt Nam như thế nào?

Tương quan lực lượng chênh lệch lớn, Việt Nam mua của Nga 4 chiến hạm Gepard 1166.1, 2 chiếc đã được biên chế vào lực lượng hải quân, 6 tàu ngầm lớp Kilo 636. Việt Nam cũng đang đặt hàng mua từ Hà Lan 2 chiếc “Sigma” và đóng thêm 2 tàu Sigma nữa. Thực tế Gerpad và Sigma là những tàu hộ vệ tên lửa.
Ngoài ra, Việt Nam đang tăng tốc đóng các tàu hộ tống và khinh hạm tên lửa dự án 1241 với số lượng khoảng 30 chiếc. Lực lượng dự bị động viên có thể tính đến các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư, khi xảy ra chiến tranh sẽ được trang bị vũ khí. Với những chiến hạm này có thể thấy được sự thiếu hụt của hệ thống phòng không trên biển và số lượng so với hạm đội Nam Hải thực sự mỏng.
Lực lượng không quân Việt Nam có khoảng 30 Su-27/30 và gần 300 máy bay chiến đấu thế hệ cũ như (MiG-21, Su-22). Máy bay trực thăng đa chủng loại khá nhiều, ngoại trừ một số trực thăng chống ngầm Ka – 27, còn lại hầu hết là máy bay vận tải. Lực lượng đông đảo và có sức mạnh chủ yếu nhất là hệ thống tên lửa chống tàu đa chủng loại có từ trước mà sức mạnh chủ công là các tổ hợp tên lửa “Bastions”.
Xét từ góc độ chiến dịch chiến thuật, những phương tiện trang thiết bị hiện nay đủ đáp ứng nhu cầu bảo vệ vùng nước ven bờ, nhưng để bảo vệ các đảo xa và tạo sức mạnh bẻ gẫy ý đồ chiến lược của đối phương thì chưa đủ. Do cuộc chiến tranh hiện đại sẽ sử dụng rất nhiều vũ khí chính xác (tên lửa hành trình chống tàu, tên lửa đạn đạo mang đầu đạn nổ thường, bom có điều khiển) riêng Quân đội trung Quốc có khoảng gần 2000 tên lửa hành trình các loại, khoảng trống trong hệ thống phòng thủ bảo vệ biển đảo Việt Nam là phòng không trên biển, trong khi đó các phương tiện tấn công đường không của Trung Quốc tương đối nhiều và đa chủng loại đươc sản xuất nội địa.

Việt Nam và Trung Quốc có chung một đường biên giới dài hàng trăm km và những tuyến biên giới khác, Trung Quốc cũng dễ dàng gây áp lực nghiêm trọng. Lực lượng Quân đội Trung Quốc dọc tuyến biên giới này rất lớn, thông thạo địa hình và có thể gây tổn thất nặng nề nếu cuộc chiến xảy ra từ hai hướng (tấn công xâm lược trên biển và công kích hỏa lực từ vùng đất liền biên giới).
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp và người dân Trung Quốc đã xâm nhập Việt Nam với số lượng lớn, nắm bắt rất kỹ tình hình kinh tế – chính trị Việt Nam, tình hình dân cư cũng như các mục tiêu cố định quan trọng có thể gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng là một trong những vấn đề mà Bắc Kinh chuẩn bị cho một chiến dịch quy mô lớn nhằm giải quyết vấn đề Biển Đông và củng cố nội bộ đất nước.
Hiện nay Việt Nam đang làm tất cả để ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, nhưng có được lâu hơn nữa hay không và lúc nào Trung Quốc sẽ khởi động cố máy khổng lồ của họ phục vụ cho mục đích bành trướng và tinh thần “Hán tộc”, chỉ phụ thuộc vào tính toán nội bộ của cường quốc gần 1,4 tỷ dân này.
Cho đến nay, tính hình hỗn loạn trên thế giới, đặc biệt ở Ukraine, Syria và Iraq hoàn toàn thuận lợi cho chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, Moscow đang bị phương Tây tấn công dữ dội bằng các đòn trừng phạt, đe dọa khủng bố và cách mạng sắc màu. Washington bị cuốn vào vòng xoáy hậu quả chính sách đối ngoại ở Trung Đông. Thế giới đang đứng trước hai nguy cơ lớn – dịch Ebola và “nhà nước Hồi giáo” Caliphate. Đồng thời, chiến dịch tuyên tuyền chống Việt Nam, bóp méo lịch sử và tăng cường tinh thần “giấc mơ Trung Quốc” vị trí “Thiên triều” cũng được đẩy mạnh trong nội bộ xã hội đại lục.
Trung Quốc đang đẩy mạnh những hành động trái phép như xây dựng  đảo nhân tạo, triển khai các căn cứ, đường băng quân sự trên các đảo chiếm được. Đây được coi là bước chuẩn bị đầu tiên cho chiến lược thống trị Biển Đông của Trung Quốc, bằng tất cả các lực lượng quân – dân sự kết hợp (tàu cá, giàn khoan, chiến hạm, đảo nhân tạo)…
Trung Quốc có 2 kế hoạch đã được xây dựng đến từng chi tiết nhằm hiện thực hóa âm mưu này. Kế hoạch thứ nhất là từng bước chuẩn bị, đợi thời cơ. Khi đã chuẩn bị xong hạ tầng chiến lược (sân bay, căn cứ), Trung Quốc sẽ tạo cớ để tấn chiếm từng đảo nhỏ một, tiền đề cho một cuộc chinh phạt ít tốn kém và tổn thất hơn nhưng lâu dài theo cách của năm 1988.
Kế hoạch thứ hai là khi tình hình thế giới trở lên hỗn loạn hơn với những nguy cơ nóng bỏng, Trung Quốc tạo dựng cơ hội giàn khoan HD – 981 tiến hành các hoạt động vu cáo “dạy một bài học” và tung toàn bộ lực lượng Quân đội Trung Quốc để thực hiện trong một cuộc chiến tranh ngắn độc chiếm toàn bộ biển Đông, hiện thực hóa nhanh chóng “đường chín đoạn”. Tổn thất đối với Quân đội Trung Quốc có thể rất lớn, nhưng cũng như năm 1979, đó không phải điều mà Bắc Kinh quan tâm, mà là mục tiêu đạt được. Kinh nghiệm của “Vạn lý trường chinh” đã thể hiện rất rõ tư tưởng này.

Nước Nga đang ở đâu trong thế trận Thái Bình Dương?
Thứ nhất: Nếu như trước kia, Liên Xô có thể tiến hành những đòn phản kích mạnh buộc Trung Quốc phải lùi bước, không cần phải răn đe bằng vũ khí hạt nhân thì hiện nay, lực lượng vũ trang Nga đã thua sút rất nhiều trong khi đó PLA đang phát triển vượt bậc với tốc độ lớn cả về vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh và năng lực tác chiến. Trong điều kiện thế giới hiện nay, là nước cung cấp năng lượng và thị trường cho Trung Quốc, Nga không phải là mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh, nhưng nếu xung đột xảy ra, vị thế của Nga trên trường thế giới sẽ suy giảm mạnh đến mức trở lên cô lập.
Thứ hai: 25 năm trở lại đây, Nga đã trở thành thị trường lớn của Trung Quốc, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng giá rẻ, sự phụ thuộc càng tăng hơn khi những dự án đầu tư Nga Trung thành hiện thực và dòng người lao động Trung Quốc ồ ạt chảy sang vùng đất Viễn Đông và Siberia. Đây chính là mầm mống cho sự bất ổn vùng biên giới Nga Trung và nguy cơ xung đột biên giới tương lai gần. Nếu Trung Quốc giải quyết được vấn đề Biển Đông, “con đường tơ lụa” trên biển thành công, Mỹ không đủ sức mạnh để ngăn cản Trung Quốc mà sẽ bắt tay như đã từng làm nhiều năm trước để bảo vệ lợi ích của mình. Vũ khí ngăn chặn bằng năng lượng và các dự án đầu tư chung phát triển Viễn Đông sẽ phản tác dụng, nước Nga đứng trước nguy cơ bành trướng dân di cư dưới sự yểm trở của Quân đội Trung Quốc hùng mạnh. Nếu chiến tranh biên giới xảy ra với sự thâm nhập của hàng trăm triệu dân nhập cư, nước Nga sẽ thất bại.
Thứ ba: Thực tế là hiện nay, nước Nga đang là một nước dân chủ, không phải là “thành trì” Liên Xô trước đây, những chiến dịch chống Nga mà các nước lớn – (tất nhiên không loại trừ có bàn tay Bắc Kinh để hưởng lợi) và lực lượng khủng bố quốc tế tiến hành đang ở gia đoạn cao trào nhất. Vấn đề Ukraine và Syria không thể giải quyết trong giai đoạn ngắn (một vài năm) mà có thể kéo dài, thậm chí lan rộng ra từ Iraq, Libya đến châu Âu. Nước Nga nằm trong vòng vây của khủng bố quốc tế, chủ nghĩa bài Nga, dân tộc cực đoan, lực lượng thứ Năm và sự phụ thuộc kinh tế, hoàn toàn không thể phát huy được sức mạnh răn đe để giải quyết vấn đề thế giới, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh và bảo vệ những người bạn truyền thống của mình.
Nhưng hậu quả của biển Đông cũng có thể sẽ gây cho nước Nga những nguy cơ không kém gì vấn đề Libya, Syria hiện nay. Chính quyền Nga phải lựa chọn một giải pháp thích hợp nhất để gây ảnh hưởng lên biển Đông vì: là nước kế thừa của Liên bang Xô viết, đây chính là tuyến đầu của hệ thống phòng thủ cường quốc Nga và Liên minh Á – Âu – nếu Nga là một cường quốc.

Nguồn Interrnet /website Nguyễn Tấn Dũng ngày 24/11/2014

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

HỘI CỰU HS LSQL (Phía Nam) TỔ CHỨC HỘI TRƯỜNG

Học tập Hội MB " đổi mới tư duy" chuyển ngày tổ chức Hội trường từ 25/8 hàng năm ra 1 ngày khác phù hợp với sinh hoạt của đa số các thành viên, Hội phía Nam năm nay ( 61 năm Thành lập Trường TNVN) đã tồ chức họp mặt vào sáng nay thứ Bảy, 29/11/2014 . Sau đây là vài hình ảnh về cuộc họp mặt  này, mời các cụ cùng xem và nhận mặt người quen để tự "thử tài trí nhớ" của mình  .

Họp mặt năm nay vắng khá nhiều. 
K5 vắng Minh Đức, Quốc Khải, Kim Lân, Trọng Phú, Thúy Kim.
K6 chỉ có vợ chồng 2 cụ Cung - Tuyên.


2 cụ bà ngồi hàng đầu : Mông Lệ Chung ( Dển) và Phan Kỳ Nam

Hàng đầu : cô Đường ( vợ anh Mộng Ngọc-đã mất) và Nguyễn Khinh (K5)

Cô Cơ (GV) ngồi sau Q.Trung . Nguyễn Đình Lễ (bìa phải)

Kháng Chiến thay mặt Hội tặng hoa thày Chính

Tặng hoa thày Toàn (GV Thể dục)

Cô Cơ được học trò ca ngơi " Vẫn đẹp ...như xưa"

Anh Toàn "tự thú" : Hồi ấy chơi Tulơkhơ mình chỉ chờ được ôm CƠ mà không được !

Anh Sĩ Ẩn lâu nay vắng , lần này cũng xuất hiện và rất vui nhận bó hoa tươi thắm . 

Một bó hoa tươi và 2 nụ cười chiến thắng !
Diệu Huyền (trái-K3) và Kim Tuyên (K6) một năm chiến đấu với bệnh tật đã chiến thắng trở về !

 2 vệ sĩ K5 (Minh Ngọc, Duy Khắc) bảo vệ Nhật Lệ đại diện Internat .

Diệu Huyền xuất hiện với phong độ hoàn toàn mới !
( Chị Kỳ Nam, vợ cố bộ trưởng bộ CA Bùi Thiện Ngộ rất chăm sinh hoạt Hội)

Cô giáo ( Cô Cơ ôm hoa) và các cựu nữ sinh Trường TNVN
( GS-TS Nguyệt Nga K5 ngoàì cùng bìa phải )

Lớp trưởng 5A Công Kỳ và Kim Tuyên K6 :
" Yêu Quế Lâm như tình yêu ban đầu ..."

Bạn Nguyễn Ngọc Hùng K1, " Kho lưu trữ" các bài hát  ngày xửa ngày xưa !
Khi hát lên ai cũng ngạc nhiên về trí nhớ rất siêu của bạn Hùng-1 người bạn QL nhiệt tình !  .

 Cụ Tuân ( K4-Tây Ninh) chia sẻ tâm tình 

 Đặng Quỳnh Khanh K1 ( Con gái GS Vũ Khiêu) không vắng mặt năm nào !

 Các "em K3" (60 năm trước !)


Một số các "em" Lớp Vỡ lòng A,B trường TNVN (53-58)

 Cụ bạn K3 Hoàng Ẩn (HSMN sang 1955) đang tự giới thiệu nghề mới của mình :
GĐ Trung tâm nghiên cứu và chữa bệnh bằng năng lương sinh học .
---------------------------


Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

THÔNG TIN DÀNH CHO "CHI HỘI ĐOÀN 10" VÀ NHÓM "PHỎM SG"

Mõ xin dành 1 góc đình Làng để thông tin với các cụ "Chi hội Đoàn 10" và nhóm Phỏm SG về nữ thành viên của họ - cụ bà Ngô Hà,  đột ngột "mất tích" ở Việt Nam sau 2 tuần di chuyển từ Tp. Melbourne (Úc) về Sài Gòn (VN ), đầu tháng 11/2014. Sự thật là cụ bà Ngô Hà đã hoạt động thoắt ẩn thoắt hiện, hành tung đầy bí ẩn,  khiến người ta rất khó theo dõi . Chẳng hạn cụ buổi sáng ở SG, chiều đã có mặt trên Tp Bảo Lộc, cao nguyên Di Linh ! Ở Sài Gòn cụ có tới trên 3 địa chỉ để tá túc với chức danh là " bà chủ nhà !".
Một hôm Mõ tôi được cụ Nhật Lệ gọi điện thông báo, này, Củ Cải ( cụ NL đặt tên Mõ là Củ Cải), đến tớ lấy quà của Ngô Hà ! Tôi giật mình, cụ này mới lên Bảo Lộc 3,4 hôm nay mà sao đã về SG rồi.
Đây là quà cứu trợ của cụ Ngô Hà tặng Mõ Làng  :


( Chuối , khoai, su su, chè tươi đều là cây nhà lá vườn. Tép rang và cá bống kho tiêu kiểu Hà Tĩnh là sản phẩm đánh bắt trong hồ Nam Phương dưới sườn đồi Ngô Gia Sơn Trang.

Hôm sau, 21/11, "2 cô bé Đoàn 10 " là khách mời đặc biệt dự bữa cơm rau dưa chia tay cụ Ngô Hà do vợ chồng cụ Huyền-Đồng tổ chức .Nhớ lại chuyện Đoàn 10 hành quân từ K4 ra chiến khu Việt Bắc hơn nửa thế kỷ trước, cụ Ngô Hà nhìn hình chụp với cụ bạn Nhật Lệ, xuất khẩu thành thơ :
Ngày xưa mèo ướt khóc nhè
Ngày nay như khỉ cười nhe răng cùn !( Răng giả !)

Phút đầy tâm trạng của cụ Ngô Hà trước khi ra sân bay Tần Sơn Nhất xuất ngoại !

 .2 ngày sau rời SG cụ bà Ngô Hà đã gửi về cho bà bạn Nhật Lệ tấm hình này 
( xem hội đua ngựa ở Tp Melbourne )

Hình ảnh quảng cáo cho 2 nữ diễn viên trong bộ phim "Khoa học viễn tưởng"...ở xứ sở Căng-Gu-Ru !

MỜi ĐỌC TIẾP BÀI VIẾT VỀ VĂN HÓA ÂM TÍNH CỦA GS TRẦN NGỌC THÊM

Làm thế nào VN có 'những cú 

thay đổi ngoạn mục'?

"Một nền văn hóa âm tính đậm đặc, với những con người lúc nào cũng chỉ lo "ổn định" luôn có một lực lượng bảo thủ không cho phép phái cấp tiến làm gì tới nơi tới chốn" - GS.TSKH Trần Ngọc Thêm.
>> Người Việt: Chỉ trích "lạnh xương" và "khen cho chết"

LTS:"Văn hóa âm tính", đặc tính "biến đổi từ từ" chi phối ra sao đến sáng tạo, đổi mới tại VN? Làm sao khắc phục điều này?... Đó là nội dung Phần 2 cuộc trò chuyện của Tuần Việt Nam với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng Trường Đại học KHXH&NV thuộc ĐHQG-HCM.
Xem lại Phần 1: Người Việt ưa nịnh, thích 'dìm': Tác hại đến đâu?


Trần Ngọc Thêm, Đại tướng quân, văn hóa, Trần Quốc Hải, xe tăng, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Vạn lý Trường thành
GS. TSKH Trần Ngọc Thêm - Ảnh: Phạm Thành Long/ Documentary.vn

Mặt trái của sự ổn định kéo dài
Ở phần trước, GS đã bàn đến những tác động của tư duy "vừa phải" đến tính cách cá nhân, cộng đồng, xã hội. Ở tầm vĩ mô hơn, tác động của nó ra sao đến bộ máy, cơ chế vận hành đất nước?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Xuất phát từ tư duy "vừa phải", nền văn hóa âm tính luôn hướng tới sự ổn định. Ổn định là đứng yên, mọi sự thay đổi, phát triển đều bị chống lại, bị kìm hãm. Và cả một bộ máy, cả cơ chế đều hướng tới sự ổn định, phục vụ và gìn giữ cho sự ổn định đó. Cái mới xuất hiện thường bị dị ứng, bị xem là "có nguy cơ mất ổn định" rất cao.
Muốn phát triển thì phải có đột phá, thay đổi hiện trạng, và phải có người giỏi để làm việc này. Nhưng như tôi đã nói, văn hóa âm tính của ta sẽ "kéo" người giỏi nào muốn nổi trội lên. Và toàn bộ người Việt chúng ta đều thấm nhuần đức khiêm tốn, coi đó không chỉ là đạo đức mà còn là cách sống.
Các nền văn hóa dương tính như phương Tây không như vậy. Họ được giáo dục sự trung thực, nói về mình như mình thực có. Họ quan niệm tự cao tuy có thể vấp ngã, nhưng sau vấp ngã sẽ học kinh nghiệm mà đi lên, còn khiêm tốn thì không.
Ai cũng ngại thay đổi, xáo trộn. Vì vậy, khi chọn người chẳng hạn, người ta sẵn sàng "bầu" cho người không có gì đặc sắc nhưng được cái là lúc nào cũng vui vẻ, xởi lởi, hòa đồng với mọi người, ai nói gì cũng gật.
Dường như đặc tính thích "ổn định" này cũng chi phối lớn đến quan niệm về tài năng và cách sử dụng người tài ?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Cũng vì thích sự ổn định nên người VN thường thích người dễ bảo, thích nghe lời. Trong gia đình thì thích "con ngoan", biết vâng lời chứ không phải biết sáng tạo. Còn trong nhà trường thì muốn "trò giỏi", nhưng "giỏi" ở đây phải hiểu là học thuộc bài, làm văn cũng phải theo văn mẫu của thầy cô đưa ra.
Cho nên người VN với bản tính linh hoạt chỉ giỏi sáng tạo vặt, biến báo, kiểu Trạng Quỳnh, thích ăn may kiểu Trạng Lợn, nói dóc kiểu Ba Phi, còn sáng tạo kiểu làm máy bay, tầu ngầm, chế tạo xe tăng thì nhẹ sẽ bị coi là "có vấn đề".
Với nền giáo dục như thế này thì làm sao đào tạo cho ra những những nhà phát minh, nhà bác học, nhà văn hóa lỗi lạc?
Trong quản lý xã hội, nhiều lãnh đạo ở các cấp đều thường chọn cấp phó, người giúp việc thấp hơn mình từ một đến vài "cái đầu". Người ta cho rằng làm như thế thì mới đảm bảo "ổn định", trước hết là "ổn định" vị trí của mình.
Cách làm đó vô hình trung đã tạo nên một "cơ chế loại bỏ người tài" ra khỏi bộ máy. Thậm chí trong xã hội cũng không có đất cho họ dụng võ vì những ràng buộc đạo đức, pháp luật luôn chống lại nguy cơ làm "mất ổn định".
Nghe ông nói tôi không khỏi liên hệ đến những câu chuyện "Đại tướng quân" hay phát minh, sáng chế "Hai lúa" được nhắc đến rất nhiều gần đây?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Phải, với những đặc điểm tôi đã phân tích, không có gì ngạc nhiên khi thấy những sáng chế, phát minh hay sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật trong nước ít khi được quan tâm, ngược lại có khi còn bị o ép.
Như chuyện ông Phan Bội Trân ở TP.HCM bỏ tiền của, trí tuệ công sức ra chế tạo tàu ngầm mi-ni mà phải "lên bờ xuống ruộng" khi cho chạy thử nghiệm...
Như chuyện ông Hải máy bay, có thể có vị Bộ trưởng sẽ trả lời rằng việc này là do "cơ chế bên Campuchia thoáng hơn ở ta... Và ta không có nhu cầu sửa chữa xe quân sự vì đã có đơn vị chuyên môn làm rồi". Điều này có thể đúng. Nhưng nó cũng đồng thời cho thấy nền văn hóa âm tính luôn kìm hãm sáng tạo, dị ứng với thay đổi đã chi phối mạnh mẽ đến mức nghiệt ngã vào hệ thống quản lý xã hội.
Nguy cơ của nền văn hóa âm tính vô cùng lớn nếu không biết phát huy mặt mạnh và khắc phục những mặt trái của nó, thoát ra khỏi "vũng lầy ổn định" của nó.
Không thể "cứ từ từ" mãi
Theo GS, chắc phải có giải pháp nào cho "căn bệnh" âm tính, truyền thống biến động từ từ của chúng ta chứ?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Nghiên cứu lịch sử, tôi nhận thấysự "biến động từ từ" như một quy luật ấy có thể thúc đẩy cho nhanh hơn lên nếu có được sự kết hợp ở những mức độ khác nhau của ít nhất 3 trong số 4 điều kiện: (1) Cuộc sống của toàn dân chúng rơi vào (hoặc gần như rơi vào) tình trạng đặc biệt khó khăn, bế tắc; (2) Có một vị minh quân, minh chúa, tức một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, sáng suốt, tận tâm tận lực vì dân; (3) Có một cú hích từ bên ngoài và (4) Mỗi người nhìn ra xung quanh thấy người khác khá hơn mình và bản thân mình có nhu cầu thay đổi hiện trạng.
Trong đó, điều kiện 1 thuộc về văn hóa vật chất - mưu sinh; điều kiện 2 thuộc về văn hóa chính trị; điều kiện 3 thuộc về ngoại lực; điều kiện 4 thuộc về văn hóa tính cách, tinh thần.
Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trường hợp đột biến nhờ hội tụ ở mức rất cao ba điều kiện đầu: 1/ Cuộc sống của dân chúng dưới thời thực dân, phát xít Nhật rơi vào bước đường cùng, hàng triệu người chết đói. 2/ Cái tên "Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh" có sức mạnh như một lời hiệu triệu thu hút quần chúng. 3/ Chiến tranh thế giới kết thúc, Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
Công cuộc Đổi mới năm 1986 là một trường hợp đột biến khác cũng hội đủ cả ba điều kiện đầu, nhưng ở mức thấp hơn: 1/ Cuộc sống kinh tế của cán bộ nhân dân ba miền ở mức rất khó khăn. 2/ Tổng bí thư Trường Chinh là một nhà lãnh đạo có uy tín và tận tâm tận lực vì dân. 3/ Công cuộc Cải tổ (Perestroika) của Liên Xô cũng vừa lúc bắt đầu.
Nếu nói về "cú hích từ bên ngoài" thì hiện nay VN đang có rất nhiều đấy chứ, thưa GS? Chẳng hạn VN hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức lớn trên thế giới và khu vực như WTO, AFTA, NAFTA, v.v... tất cả đều yêu cầu ràng buộc VN phải cải cách, cải tổ theo hướng chung của thế giới?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Đúng là VN đang có những tác động bên ngoài, nhưng chúng chưa đủ sức tạo nên những thay đổi mang tính đột biến. Ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn từ sau Đại hội 6 năm 1986.
Những năm 1990 là thời mà chính sách Mở cửa đã bắt đầu phát huy tác dụng, đời sống một bộ phận dân chúng khá lên đã kích thích toàn xã hội hừng hực, hứng thú làm giàu. Giai đoạn này, ngoài 3 điều kiện đầu cho sự phát triển đột biến của VN mà chúng tôi đã nói ở trên, điều kiện thứ 4 là "Mỗi người nhìn ra xung quanh thấy người khác khá hơn mình và bản thân mình có nhu cầu đó" đã hiện hữu ở mức cao.
Tuy nhiên, bước sang những năm 2000, dễ quan sát thấy rằng xã hội VN đã không còn sự phấn đấu hăng say như những năm 1990 nữa, dù VN đã hội nhập nhiều hơn, sâu rộng hơn với thế giới. Một bộ phận đáng kể trong cán bộ và dân chúng thấy rằng mình đã thoát khỏi tình trạng cùng cực và đã chuyển sang được trạng thái "trông lên thì chửa bằng ai, nhưng trông xuống thì chẳng ai bằng mình" nên đã hài lòng mà chững lại.

Trần Ngọc Thêm, Đại tướng quân, văn hóa, Trần Quốc Hải, xe tăng, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Vạn lý Trường thành
Một tướng lĩnh Campuchia bên chiếc xe thiết giáp do cha con ông Hải chế tạo hoàn chỉnh. Ảnh: LĐO

Cần một hệ giá trị mới
Vào thế kỷ 17, 18 tiếp xúc với văn minh phương Tây, chúng ta cũng có cơ hội cải cách rất lớn giống như Nhật Bản. Tự Đức là vị vua thông minh, có tài, có năng lực và tầm nhìn song vẫn thất bại, trong khi Nhật hoàng lúc ấy là cậu bé 3 tuổi mà cuộc cải cách của Nhật lại thành công. Chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm gì từ thất bại này?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Khu vực Đông Bắc Á vốn thuộc loại hình trung gian chuyển tiếp. Văn hóa của Nhật có độ dương tính cao nhất trong số các quốc gia ở đây nên người Nhật không làm thì thôi, còn khi đã nhận thức ra thì họ làm tới nơi tới chốn. Trong lịch sử, họ thường có cách làm là tiếp thu cái mới rồi đóng cửa lại thẩm thấu, sửa chữa, nâng cấp rồi phát huy.
Trước kia, Nhật đã từng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa theo cách như thế. Rồi khi người Nhật phát hiện họ thua châu Âu, họ bắt tay cải cách ngay. Từ "thoát Á luận" cho đến "thoát Á, nhập Âu", người Nhật đã đề ra mục tiêu nhận thức rất rõ ràng, thoát hẳn khỏi cái cũ, nhập hẳn vào cái mới chứ không lơ lửng. Bên cạnh vua Minh Trị, cả dân tộc Nhật, cả nền văn hóa đều cùng chung mục đích và quyết tâm nên họ tiếp thu và cải cách thành công.
Còn chúng ta, do thuộc loại hình văn hóa âm tính cho nên trong khi vua Tự Đức và vài nhân vật khác có tầm nhìn rộng và xa hơn nên thoát được, nhưng lại bị số đông bảo thủ kiềm xuống, lôi kéo trở lại. Cả triều đình không muốn thoát thì một mình vua cũng không làm được gì hơn.
Một nền văn hóa âm tính đậm đặc, với những con người lúc nào cũng chỉ lo "ổn định" luôn có một lực lượng bảo thủ không cho phép phái cấp tiến làm gì tới nơi tới chốn.
Bởi vậy mà VN rất khó có thoát ra được hoàn cảnh mà ta bị đặt vào, để có được những cú thay đổi ngoạn mục như Nhật Bản hay Hàn Quốc là các quốc gia Đông Bắc Á thuộc loại hình văn hóa trung gian. Dù có bậc minh quân như Tự Đức hay ai khác mà nếu chưa hội đủ cả 4 điều kiện như tôi đã đề cập thì cũng rất khó.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, cả thế giới ngày nay trở thành một ngôi nhà chung. Ắt rằng, chúng ta sẽ còn có nhiều "cú hích" tác động vào. Vậy theo GS, để tận dụng thời cơ quốc tế hóa cao độ như hiện nay, chúng ta phải làm gì nhằm tạo được sự thay đổi đột phá mạnh mẽ cho kịp với các nước?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Từ những điều trình bày trên, có thể thấy rất rõ nguyên nhân sự trì trệ sâu xa là nằm trong văn hóa và con người. Chính bởi vậy mà Nghị quyết 33 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã đặt vấn đề "xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".
Nhưng chỉ Nghị quyết không thôi thì chưa đủ. Để xây dựng và phát triển văn hóa - con người thì cần phải thay đổi hệ giá trị. Thực ra, hệ giá trị VN tự nó đang biến động rất mạnh. Vấn đề là cần sớm nhận thức được xu hướng biến động, góp phần điều chỉnh và định hướng sự thay đổi đó từ tự phát thành tự giác, theo hướng có lợi nhất, để tạo nên sự phát triển đột biến một cách sớm nhất.
Trong một Chương trình KH & CN trọng điểm cấp Nhà nước mà tôi đang làm chủ nhiệm, chúng tôi nghiên cứu và phân tích kỹ sự biến động của hệ giá trị VN trong quá trình chuyển đổi từ văn hóa làng xã đến văn hóa đô thị, từ văn hóa nông nghiệp đến văn hóa công nghiệp, từ văn hóa khép kín đến văn hóa trong thời kỳ toàn cầu hoá và hội nhập. Một trong những trọng tâm là phân tích kỹ nguyên nhân dẫn đến biết bao nhiêu thói hư tật xấu của con người VN hiện nay. Bởi lẽ muốn thay đổi để đi lên, để phát triển thì phải xóa hết các nguyên nhân gây ra những tật xấu đó.
Chẳng hạn, tính cộng đồng tự nó không xấu, nhưng cộng đồng kiểu làng xã là gây ra sự cào bằng, bệnh sĩ diện, bệnh thành tích...; tính cộng đồng tình cảm gây ra tật thiếu ý thức, không tuân thủ pháp luật...; sự kết hợp của nhiều đặc trưng gây ra quốc nạn dối trá, tham nhũng... Vì vậy phải thay đổi cộng đồng tình cảm bằng cộng đồng lý trí; thay cộng đồng làng xã bằng cộng đồng xã hội, tức coi trọng quyền lợi xã hội chứ không phải của một làng hay của một nhóm lợi ích, v.v... Trên cơ sở đó đề xuất một hệ giá trị VN mới.
Tuy nhiên, đề xuất một hệ giá trị VN mới mới chỉ là bước khởi đầu. Để đưa hệ giá trị đó vào cuộc sống, để tạo ra những con người VN mới thì cần có quyết tâm rất cao của cấp lãnh đạo cao nhất và sự đồng lòng của toàn dân. Được như vậy, VN mới có thể thoát ra khỏi căn bệnh trì trệ của truyền thống văn hóa âm tính, tạo nên một bước phát triển đột biến mới trong giai đoạn hiện đại.
Xin cảm ơn GS!
Duy Chiến (thực hiện)

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

MỘT BÀI RẤT HAY : VN THUỘC LOẠI VĂN HÓA ÂM TÍNH ?

Người Việt ưa nịnh, thích 'dìm':

Tác hại đến đâu?

"Với một truyền thống văn hóa "ưa được nịnh", "thích được khen", nhưng lại sợ phê bình và tự phê bình đến như thế, nếu không tự thay đổi từ gốc rễ mà cứ đòi hỏi tiến bộ, đòi hỏi "văn hóa từ chức"..., thì vẫn chỉ là mơ mộng mà thôi!" - GS-TSKH Trần Ngọc Thêm.
>>Đại tướng quân Hai Lúa và người Việt khởi nghiệp
>> Sẽ ra sao nếu Đại tướng quân Hai Lúa vẫn ở VN?
>> Con đường đưa Việt Nam tới thịnh vượng
>> Người Việt: Chỉ trích "lạnh xương" và "khen cho chết"
LTS: Vừa qua, "Đại tướng quân Hai lúa" trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi. Mặc dù đây chỉ là một câu chuyện nhỏ, nhưng từ đó đã gợi ra rất nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm, liên quan đến việc vì sao những sáng tạo, thay đổi, cải cách của VN vẫn còn gặp nhiều rào cản và chậm bước so với đòi hỏi của thời đại.
Chẳng hạn, so với các quốc gia láng giềng trong khối ASEAN, như Myanmar, Campuchia, Lào, thì Việt Nam đổi mới sớm nhất. Nhưng sau cú đột phá ngoạn mục vào năm 1986, chúng ta lại rơi vào trì trệ, hiện nay nhiều người đã cảnh báo về nguy cơ tụt hậu...
Nguyên nhân văn hóa căn cốt ẩn sau những vấn đề ấy chính là chủ đề của cuộc trò chuyện của Tuần Việt Nam với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng Trường Đại học KHXH&NV thuộc ĐHQG-HCM. Những câu trả lời của ông xoay quanh một lý giải được ông khái niệm hóa là "Văn hóa âm tính".
Trần Ngọc Thêm, Đại tướng quân, văn hóa, Trần Quốc Hải, xe tăng, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Vạn lý Trường thành,
GS-TSKH Trần Ngọc Thêm. Ảnh: Phạm Thành Long/ Documentary.vn
"Biến đổi từ từ"
Thưa Giáo sư, là người có nhiều năm nghiên cứu văn hóa VN, xin ông đưa ra một nhận định tương đối khái quát vì sao những thay đổi của chúng ta thường diễn ra khó khăn và chậm hơn so với đòi hỏi bức thiết của thực tế?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Tôi đã có quá trình nghiên cứu khá lâu về câu hỏi nhức nhối này và đi đến kết luận rằng: "Văn hóa VN có đặc điểm là biến đổi từ từ, không có đột biến, trừ trường hợp có ảnh hưởng hay tác động có yếu tố bên ngoài như cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 hay công cuộc Đổi mới năm 1986". Giờ tôi xin nhắc lại để trả lời cho câu hỏi của anh.
Xuất phát từ đâu VN lại có đặc điểm văn hóa như vậy, thưa ông?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Năng lực hành động và năng lực tư duy bắt đầu từ văn hóa. Nói cách khác, văn hóa là cái gốc rễ của dân tộc. Phải hiểu sâu hơn về cội nguồn gốc rễ đó thì mới lý giải được mọi chuyện, mọi vấn đề đặt ra, mọi vấn nạn mà chúng ta đang thấy.
Theo phân loại của tôi, nền văn hóa Việt Nam của chúng ta thuộc loại âm tính, mang những đặc trưng khác hẳn những nền văn hóa dương tính. Văn hóa âm tính giống như tính cách của người đàn bà, thích sự ổn định và luôn hướng tới sự ổn định, rất ngại mọi sự thay đổi. Văn hóa dương tính thì ngược lại, giống tính cách người đàn ông, mạnh mẽ, quyết liệt, hay thay đổi, ghét sự trì trệ, nhàm chán, v.v.
Khi nghiên cứu chúng ta tách ra chứ kỳ thực trong mỗi sự vật, hiện tượng, con người... đều có phần âm và phần dương, cái khác nhau là ở chỗ mặt nào trội hơn mà thôi.
Điều kiện tự nhiên là nguồn gốc của văn hóa. Thiên nhiên khác nhau thì kinh tế cũng sẽ khác nhau, từ đó văn hóa ắt cũng sẽ khác nhau. Các dân tộc có truyền thống mưu sinh bằng nông nghiệp trồng trọt là âm tính; trong đó nông nghiệp lúa nước thuộc loại âm tính nhất. Các dân tộc sống bằng chăn nuôi, du mục thuộc loại dương tính.
Trên thế giới mênh mông này chỉ có Đông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước. Trồng trọt phụ thuộc vào thiên nhiên nhiều hơn chăn nuôi, trồng lúa nước thì mức độ phụ thuộc cao nhất. Sự phụ thuộc khiến người ta trở nên thụ động. Và cũng chính vì vậy mà nơi này có nền văn hóa âm tính nhất.
Đông Bắc Á và phương Tây là những vùng đồng cỏ, thảo nguyên mênh mông, con người thời cổ sống bằng kinh tế du mục, khiến con người phải luôn phải rong ruổi, di chuyển. Điều này tác động đến lối suy nghĩ, dần dần hình thành kiểu văn hóa dương tính, đối lập với văn hóa âm tính của chúng ta.
Văn hóa Việt - Trung: Giống nhau chỉ trên bề mặt
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định văn hóa VN chịu ảnh hưởng rất sâu rộng bởi nền văn minh Trung Hoa, yếu tố cùng thể chế cũng chi phối sự ảnh hưởng này. Quan điểm của ông ra sao?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Nhìn bề ngoài thì đúng là như thế, nhưng nếu chỉ dừng ở cảm nhận bề ngoài thì ta sẽ chỉ có được những nhận xét cảm tính, phiến diện rất đáng tiếc vì không đi vào bản chất gốc của sự việc! Văn hóa luôn là "mục tiêu, động lực và nền tảng của sự phát triển" cho nên dù có sự tương đồng về thể chế thì VN và TQ vẫn khác nhau rất nhiều.
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, cũng như qua quan sát thực địa tại nhiều địa phương khác nhau của TQ, tôi thấy rất rõ rằng những sự giống nhau tuy nhiều nhưng thuộc về tầng mặt, trong khi những sự khác nhau thì nằm ở tầng sâu, rất căn bản.
Một bên là văn hóa âm tính điển hình như VN, một bên là loại hình văn hóa trung gian "vừa có âm vừa có dương" và có những giai đoạn mặt dương có phần trội hơn như TQ thì làm sao giống nhau hoàn toàn được. Chỉ có thể có những ảnh hưởng do tiếp xúc giao thoa, còn do có cái gốc nền rất khác nhau nên bản chất cũng khác nhau.
Tính trung gian này của văn hóa TQ thể hiện rất rõ trong lĩnh vực tổ chức xã hội. Trong khi xã hội phương Tây luôn biến động nên coi trọng cá nhân, Đông Nam Á ưa ổn định, ít biến động nên coi trọng làng xã thì Đông Bắc Á ở giữa, coi trọng gia đình.
Cụ thể là thế nào, thưa giáo sư?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Văn hóa âm tính xuất phát từ nông nghiệp lúa nước nên có sức mạnh tập thể rất cao. Chính nhu cầu thu hoạch mùa màng, bảo vệ cuộc sống đã buộc mọi người phải chung tay, phải có mối liên kết ràng buộc chặt chẽ.
Tương tự như vậy, khi có ngoại xâm là bị đẩy vào thế cùng, sức mạnh tập thể của văn hóa âm tính, sức mạnh làng xã sẽ trỗi lên chống lại. Lúc ấy cả nước như một.
Đặc trưng rõ nhất của văn hóa VN là vai trò cao của cộng đồng làng xã - đơn vị tế bào của xã hội Việt Nam. Từ làng ra đến nước, tạo nên mô hình Làng - Nước. Trong suốt chiều dài của lịch sử, TQ đô hộ ta cả ngàn năm, đánh chiếm ta bao nhiêu lần mà ta không mất nước là nhờ việc cái gốc văn hóa Việt nằm ở làng chứ không phải ở đô thị.
Quan quân TQ cai trị chỉ có thể đưa đến ở các đô thị chứ không thể kiểm soát hết nông thôn, nên không thể tiêu diệt hay đồng hóa được văn hóa Việt. Và do văn hóa làng quá mạnh nên cứ mỗi khi quân xâm lược rút đi thì văn hóa làng lại tấn công trở lại đô thị, kéo đô thị trở về với văn hóa làng. Đây là đặc trưng rất Việt, khác biệt với nhiều quốc gia khác có nền văn hóa thiên về dương tính mà tại đó, đô thị luôn có lực hút kéo nông thôn biến đổi theo thành thị.
Trong những cuộc đối đầu với các cuộc xâm lăng, chất âm tính mạnh của văn hóa làng xã ấy đã phát huy tác dụng, giúp cho VN dù có trải qua hàng ngàn năm lệ thuộc cũng không bị ảnh hưởng của đô thị lôi kéo, kết quả là không bị văn hóa ngoại bang đồng hóa.
Trong khi đó, trong văn hóa TQ và các nước Đông Bắc Á, do làm nông nghiệp lúa cạn, trồng kê mạch, không cần liên kết lớn ở quy mô làng xã nên đơn vị cơ bản của xã hội là gia đình. Từ gia đình (nhà) ra đến nước, tạo nên mô hình Quốc gia - Nhà nước.
Đặc trưng của gia đình là tôn ti trật tự, có trên có dưới. Ra xã hội cũng vậy, "trên bảo thì dưới phải nghe" là nguyên tắc tối thượng. Nó khác với VN ta ngày xưa là "phép vua thua lệ làng", hay ngày nay là hiện tượng "trên bảo dưới không nghe", "thủ kho to hơn thủ trưởng", v.v...
Bởi vậy mà trong văn hóa TQ, ý chí luận rất mạnh. Họ có thể làm được những việc "kinh thiên động địa" như xây Vạn lý Trường thành thời Tần Thủy Hoàng, hay "chiến dịch diệt chim sẻ" vào những năm 1958-1962 khiến cho sau đó châu chấu tràn ngập phá nát mùa màng và kéo theo nạn đói lớn làm cho nhiều người chết đói.
Văn hóa TQ hướng đến cái tuyệt đối, cực đoan kiểu "đội đá vá trời", "Ngu Công dời núi", "Tinh Vệ lấp biển", "toàn dân làm gang thép", "toàn dân diệt chim sẻ". Trong khi văn hóa VN do thiên về âm tính nên hướng đến sự dung hòa theo triết lý âm dương. Theo đó, làm cái gì cũng hướng tới mục tiêu "vừa phải", không thấp quá nhưng cũng đừng cao quá, "trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình".
Trần Ngọc Thêm, Đại tướng quân, văn hóa, Trần Quốc Hải, xe tăng, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Vạn lý Trường thành,
Xe bọc thép mới do cha con ông Trần Quốc Hải chế tạo. Ảnh: TTO
Tư duy "vừa phải", ưa khen ngợi
Đứng từ góc độ này thì có thể thấy hai nền văn hóa rất khác nhau về bản chất. Vậy tư duy "vừa phải" mà ông vừa nói tác động đến ta thế nào - trong tính cách cá nhân, cộng đồng, xã hội...?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Tư duy "vừa phải" là đặc điểm cố hữu của người nông dân Việt. Thấy ai khó khăn thì mọi người xung quanh xúm lại giúp cho vươn lên, đó là mặt tốt đẹp. Nhưng ngược lại, nếu thấy có ai vươn lên cao hơn thì mọi người cũng thường xúm lại, cùng nhau kéo xuống, để về sau không ai còn dám nghĩ đến chuyện nổi trội lên nữa!
Ở VN ta, những người tài giỏi xuất sắc trong một cơ hay bị dèm pha, đố kỵ. Mà ở đời thì anh nào giỏi, làm nhiều thì hay có sai nhiều. Do "ghen ăn tức ở" (hiện nay lớp trẻ gọi tắt là thói GATO) và tâm lý muốn giữ lấy cái sự ổn định, bình yên cho mình mà người ta sẽ săm soi, bới móc thổi phồng, biến cái lỗi nhỏ thành to, thậm chí đặt điều nói không thành có.
Khi cả tập thể đã xúm vào "trị" anh giỏi mà lãnh đạo lại non tay thì ông ta sẽ không bảo vệ người giỏi nữa và ngả theo số đông. Đó là một lý do lớn khiến nhiều người phải từ bỏ môi trường nhà nước, hoặc thậm chí ra nước ngoài tìm đất phát triển khả năng.
Với tư duy "vừa phải" như thế, ở VN không thể có những công trình vĩ đại như Vạn lý Trường thành, Kim tự tháp hay Angkor. Những cái kỳ vĩ đó chỉ có thể là sản phẩm của lối tư duy tuyệt đối theo kiểu văn hóa dương tính, đối lập với tư duy "vừa phải" của ta.
Mặt khác, văn hóa âm tính giống như người phụ nữ, thường chỉ thích nghe và tin là thật những lời khen nịnh. Vì vậy mà người VN ta thường không thích bị chê, kiểu "Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại", "Đừng vạch áo cho người xem lưng". Có ai đụng đến khuyết tật gì của mình là lập tức thanh minh thanh nga, tìm cách trốn tội, "đá quả bóng sang chân người khác".
Cả hệ thống quản lý nếu không tỉnh táo, sáng suốt, thì cũng bị nền văn hóa âm tính này chi phối và phạm phải những quyết định sai lầm.
Chẳng hạn, mấy năm qua có một tổ chức quốc tế thường khảo sát các giá trị ở các quốc gia qua thăm dò dư luận. Khi họ công bố kết quả rằng VN là đất nước có chỉ số hạnh phúc cao vào loại gần nhất thế giới thì chỗ nào cũng phấn khởi đưa tin, lên tiếng phụ họa. Nhưng khi cũng chính tổ chức này công bố kết quả rằng ngành nọ ngành kia của Việt Nam do tham nhũng, đút lót nhiều mà có chỉ số hài lòng thấp thì ngay lập tức, tổ chức đó bị phản ứng.
Với một truyền thống văn hóa "ưa được nịnh", "thích được khen", nhưng lại sợ phê bình và tự phê bình đến như thế, nếu không tự thay đổi từ gốc rễ mà cứ đòi hỏi tiến bộ, đòi hỏi "văn hóa từ chức"..., thì vẫn chỉ là mơ mộng mà thôi!
Liệu có "liều thuốc" nào giải được văn hóa âm tính? Mời độc giả theo dõi câu trả lời của GS. Trần Ngọc Thêm trong Phần 2 của bài phỏng vấn.
Duy Chiến (thực hiện)

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

SỰ CỐ CHƯA TỪNG CÓ Ở SÂN BAY TSN : CÔNG BỐ NHIỀU TÌNH TIẾT MỚI .

Mõ Calathau : Hóa ra không phải sự cố mất điện bình thường các cụ ạ ! Thế này mà điều hành nhà máy điện nguyên tử thì "bỏ mẹ chứ chả chơi !"

VTC - Tổng giám đốc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, đằng sau sự cố có những dấu hiệu đáng ngờ đang được tổ điều tra làm rõ.
Khi sự cố diễn ra, cách thức kết nối với các sân bay, các quốc gia hiệp đồng điều hành máy bay cũng được coi là chưa từng có tiền lệ...
- Có nhiều thông tin khác nhau quanh tình huống mất điện tại Trung tâm Kiểm soát bay đường dài HCM (ACC HCM), ông có thể nói một lần cho rõ về việc này?
Nguồn điện cấp cho ACC HCM gồm điện lưới, 3 UPS và 3 máy phát điện. Mỗi UPS có thể cấp điện 30 phút, 3 UPS duy trì được 1 tiếng rưỡi; một máy phát điện cấp đủ cho cả hệ thống.

Sự cố xảy ra lúc 11 giờ ngày 20/11, kíp trực có 3 người, do ông Lê Trí Tình phụ trách. Theo quy trình, mỗi tuần có 2 ngày phải đóng điện lưới để bật máy phát điện. Kíp trực đóng điện lưới, khởi động máy phát điện bình thường. Nhưng khi đó, một UPS báo lỗi.
Nếu cứ để bình thường như vậy, 2 UPS kia vẫn hoạt động. Muốn sửa UPS phải cấp điện lưới trực tiếp vào cho hệ thống, cô lập UPS bị hỏng. Nhưng kíp trực thực hiện sai quy trình, bấm luôn vào nút tắt nguồn trên UPS (bấm 2 lần). Trong khi đó, hệ thống UPS này có tính năng, nếu chưa cô lập, tắt một cái, cả hệ thống UPS ngưng hoạt động, tắt cả hệ thống, dẫn đến mất điện.
Quy trình vận hành hệ thống thường xuyên được huấn luyện. Lần gần nhất là trước sự cố 2 tuần, cho chính kíp trực đó. Vào tháng 8, Tổng Công ty cũng ban hành chỉ thị về đảm bảo quy trình kỹ thuật.
- Chuyên gia điện nói rằng, nếu điệnlưới còn, không bao giờ có thể xảy ra mất điện được vì UPS chỉ là hệthống dự phòng. Ông giải thích gì về điều này?
Bìnhthường, nếu bấm nhầm nút tắt nguồn trên UPS cũng không mất điện vìngoài UPS có một đường lưới trực tiếp. Nhưng trước khi sự cố xảy ra, ôngTình đã ngắt hệ thống điện lưới trực tiếp này để chạy thử máy phátđiện.
Khi mất điện, cách ứng xử tốt nhất là đưa điện lưới ngay vào hệ thống, nhưng kíp trực lại tập trung sửa UPS. Khoảng 10 phút sau, họ mới thực hiện. Lúc này, hệ thống cấp điện hoạt động lại bình thường, kể cả UPS.
Tuy nhiên, điều bất ngờ là sau một lúc, điện lại đột ngột mất. Kíp trực quay sang khởi động lại máy nổ, đấu điện trực tiếp vào hệ thống. Lúc này sự cố mới được khắc phục.
Tổng thời gian mất điện là 31 phút; đến phút thứ 40, chức năng liên lạc của hệ thống mới hoạt động trở lại. Hệ thống ra đa phải khởi động mất thời gian; sau đó 1 giờ mới hoạt động bình thường. Một điều chúng tôi đang làm rõ là vì sao lại mất điện lần thứ hai. Máy móc thiết bị ghi lại cho thấy đã có người bấm thêm một lần nữa vào nút đỏ trên UPS. Cái này, tổ điều tra sẽ làm rõ.
- Còn nguyên nhân nào khác không, thưa ông?
Ngoài nguyên nhân chủ quan như trên, còn do công tác quản lý, giám sát. Nguyên nhân thứ ba là thiết kế hệ thống. Hệ thống được thiết kế như vậy là an toàn, nhưng sự an toàn lại tập trung vào một nút bấm thì cũng chưa loại bỏ hết khả năng xảy ra sự cố.
Giây phút ứng phó khủng hoảng
- Việc ứng phó khi xảy ra mất điện được tiến hành ra sao?
Thứ nhất, anh em xác định phải ứng xử với máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất bằng cách thông báo cho đài chỉ huy không lưu của sân bay này (các đài kiểm soát không lưu không mất điện). Đài chỉ huy không lưu lập tức mở rộng trách nhiệm, điều hành máy bay qua kênh liên lạc khẩn nguy đưa 8 máy bay hạ cánh an toàn. Biện pháp tương tự cũng được áp dụng với các máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống Cam Ranh (Khánh Hòa). Các sân bay khác như Đà Nẵng cũng mở rộng trách nhiệm của mình.
Bên cạnh đó, không lưu liên lạc các trung tâm của các nước lân cận đề nghị không chuyển máy bay tiếp tục vào đường bay (FIR HCM) bằng cách bay chờ hoặc quay đầu lại. Các sân bay trong nước cũng được yêu cầu không cho cất cánh về vùng thông báo bay HCM.
Tại Hà Nội, toàn bộ lãnh đạo Tổng Công ty và Cục phó Cục Hàng không có mặt tại ACC Hà Nội để theo dõi máy bay và chỉ huy chung. Điều đáng nói là, không một máy bay nào vi phạm khoảng cách an toàn.
Trong bối cảnh này, thú thực chúng tôi không dám nói, nhưng xử lý của trường hợp khủng hoảng vừa rồi bài bản, bình tĩnh. Sau sự cố, chúng tôi có thư cảm ơn trung tâm điều hành các nước và mong sự cảm thông của các hãng hàng không. Họ không có phàn nàn gì. Nói thêm, trên máy bay có hệ thống cảnh báo va chạm từ xa nên bản thân hãng cũng có phương án ứng phó.
- Giải pháp nào để ngăn các sự cố tương tự?
Chúng tôi lắp thêm các UPS độc lập, riêng biệt phòng ngừa nếu thao tác sai cũng không bị mất điện. Trước mắt, chúng tôi cử ông Nguyễn Đình Công-Phó TGĐ Tổng Cty và Trưởng Ban Kỹ thuật tăng cường, thường trực tại đầu TPHCM.
- Dư luận lo ngại về năng lực yếu kém của nhân viên ngành quản lý bay, thưa ông?
Thực tế là có một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu nhưng không thể giải quyết được ngay. Một nhân viên không lưu ra trường phải mất 12 tháng mới được làm chính thức. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định, không một nhân viên không lưu nào đang làm việc mà chưa có chứng chỉ theo quy định quốc tế.
Chẳng hạn, với tiêu chuẩn tiếng Anh, các vị trí điều hành bay đều đảm bảo tiếng Anh mức 4 (mức 6 tức là đặc biệt thành thạo, mức cao nhất); nhân viên không lưu tiếng Anh mức 3 chỉ phụ giúp nhân viên điều hành chính.
Cảm ơn ông!
Theo TPO

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

ĐẠI DIỆN K5 LÊN THÁI NGUYÊN DỰ LỄ TANG THÀY PHẠM MẠNH TUẤN

Theo thông tin của cụ Khoa Phi và những hình ảnh cụ gửi về BĐH, cho thấy, chiều nay 25/11 một đoàn đại diện cựu HS-K5 do phó BLL Nữ Hiếu dẫn đầu đã tới Tp.Thái Nguyên dự lễ tang thày giáo chủ nhiệm  Phạm Mạnh Tuấn . Đoàn đã thành kính gửi tới cô và gia quyến lời chia buồn sâu sắc của toàn thể cựu HS K5 Lư Sơn-Quế Lâm về sự ra đi đột ngột của thầy giáo chủ nhiệm Phạm Mạnh Tuấn.  Đoàn đã thắp hương trước ban thờ đặt di ảnh thày Tuấn cầu cho hương hồn thầy sớm siêu thoát về cõi vĩnh hằng. Đồng thời mong cô cùng toàn gia nén đau thương trước sự mất mát to lón này để giữ gìn sức khỏe mau ổn định cuộc sống theo tâm nguyên của người đã khuất.

 

 

THÔNG BÁO LẦN 2 CỦA HỘI LS-QL PHÍA NAM

Thông báo họp mặt cựu giáo viên và học sinh LSQL phía Nan (53-58)

Ban liên lạc các cựu giáo viên, cán bộ, học sinh 
Trường Thiếu nhi Việt Nam (phía Nam)
-----ooOoo-----
THÔNG BÁO 
BLL xin thông báo với các thầy, cô, cán bộ cùng anh chị em các khối lớp   
Cuộc gặp gỡ “Đại hội đồng” của chúng ta năm nay sẽ được tổ chức 
vào sáng 29-11-2014 
tại  “Nhà hàng tiệc cưới điện ảnh”, số 2 Phan Đình Giót Q.Tân Bình .Tp.HCM  
(Trên đường vào sân bay Tân Sơn Nhất – nơi chúng ta  thường tổ chức trướcđây ) 
Thời gian gặp măt từ 9 giờ đến 12 giờ
Sau phần thầy, trò, bạn bè  gặp gỡ tâm sự chúng ta  sẽ cùng nhau ăn trưa 
Rất mong các "Lớp trưởng"  thông báo sớm đến anh chị em nội dung trên đây để mọi người đều biết và tới dự đông đảo . 
Thông báo này thay cho giấy mời.
Thay mặt Ban liên lạc:
Trần Kháng Chiến 
                                           ĐT: 0989510403  Email :  hachientran@gmail.com

25/11 CHÚC MỪNG KỶ NIỆM SINH NHẬT NHƯ THANH


Chúc mừng SINH NHẬT (cụ) bạn LÊ NHƯ THANH (CH SEC )
Cựu Hoc sinh K5 Trường TNVN Lư Sơn - Quế Lâm (53-57)
Blogger chung thủy và nhiệt tình của Làng lsql .

SỨC KHỎE - VUI VẺ - HẠNH PHÚC

ĐỌC LẠI BÀI THƠ CỦA THẦY PHẠM MẠNH TUẤN

Tối 30/82013, tại HN, sau khi dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường , một số bạn K5 chúng ta đã tổ chức gặp gỡ tiễn thầy Phạm Mạnh Tuấn trở về Thái Nguyên. Trong buổi liên hoan này, thầy đã phát biểu và đọc một bài thơ rất cảm động về tình cảm thầy trò bè bạn thời  Lư Sơn-Quế Lâm. Bài này đã đăng trên Blog Làng ta năm ngoái, nay xin trân trọng đăng lại để chúng ta cùng tưởng nhớ đến người thày kính mến vừa ra đi về cõi Vĩnh hằng ...
(Ảnh tư liệu- Thế Long chụp )
Thưa các bạn đồng nghiệp!
Các em học sinh thân mến!
Thấm thoắt đã 60 năm, các thế hệ học sinh Lô Sơn – Quế Lâm dã thành đạt, giữ những trọng trách quan trọng của Đảng và Nhà nước, lên vị thế ông, bà; mỗi lần gặp nhau ta đều thấy phấn chấn như tìm được dĩ vãng: cái tuổi trẻ nhiệt tình năng nổ của các thầy cô giáo, cái tuổi thơ hồn nhiên trong sáng của các em học sinh một thời chung sống, giảng dạy, học tập ở bên đất nước người.
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Nhiều năm chưa dễ mấy ai quên
Từ mái trường Lô Sơn – Quế Lâm, các em tỏa đi khắp nơi, rèn luyện, học tập, mang sức mình, nhiệt tình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các thầy cô đều rất tự hào về những đóng góp của các em cho quê hương đất nước. Dẫu nay cuộc đời đã thay đổi, hoàn cảnh sống mỗi người một khác song mỗi lần gặp mặt tình thầy trò vẫn thủy chung, trong sáng trước sau như một.
 Ảnh tư liệu : Thầy Tuấn bìa phải, thầy Toàn ( Thể dục) bìa trái.

Chia tay nhau thuở thiếu thời
Tuổi cao gặp lại thật vui, thật mừng
Thời gian trôi chảy lạnh lùng
Tình người vẫn cứ thắm nồng trước sau
Thầy trò bè bạn cùng nhau
Nguyện xin trân trọng dài lâu giữ gìn
Trời xanh nâng những cánh chim
Nước non ngàn dặm vẫn tìm đến nhau
Mấy mươi năm trắng mái đầu
Trái tim vẫn đỏ thắm mầu yêu thương
Đã cùng chung một mái trường
Chia tay khôn lớn tìm đường ra khơi
Dù xa cuối đất cùng trời
Gặp nhau đây thấy cuộc đời đẹp thay
Tứ phương hội tụ về đây
Tưởng như sống lại những ngày xa xưa
Thật rồi cứ ngỡ như mơ
Tình thầy nghĩa bạn bây giờ còn đây
Bồi hồi tay nắm chặt tay
Buồn vui ôn lại những ngày bên nhau
Gặp nhau rộn rã tiếng cười
Xa nhau nhớ mãi cuộc đời thủy chung
Gọi đàn cho ấm tiếng chim
Yêu thương cho ấm trái tim nghĩa tình.

Chúc mọi người mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc!

TIN BUỒN: THÀY PHẠM MẠNH TUẤN ĐÃ TỪ TRẦN

Chúng tôi vừa đọc được thông báo TIN BUỒN này trên Blog DUCHUONG, 
xin đăng lại để chuyển tới các anh chị cựu giáo viên, cựu HS 
của Trường TNVN ( Lư Sơn-Quế Lâm 1953-1957), 
đặc biệt tới các bạn K5.
Thay mặt cộng đồng Blogges luson.quelam xin gửi tới anh chị Thanh Hương - Minh Đức cùng gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất . Xin thắp giùm chúng tôi  nén tâm nhang cầu nguyên cho linh hồn Thày giáo của chúng ta sớm siêu thoát về cõi vĩnh hằng

 TIN BUỒN

Hai vợ chồng Minh Đức và Thanh Hương xin đau xót báo tin thân sinh của chúng mình, thầy giáo chủ nhiệm lớp 5A của chúng ta

 Thầy PHẠM MẠNH TUẤN
đã từ trần cách đây một giờ, tại nhà riêng ( Tp Thái Nguyên).
Thầy mất lúc 23 giờ 30 phút ngày 24 tháng 11 năm 2014

Thầy vẫn đi bộ đều đặn nhưng tối nay thầy lên giường ngủ và đã lặng lẽ vào giấc ngủ vĩnh hằng. Thật bàng hoàng chúng mình báo tin buồn ngay trong đêm cho các bạn

Chi tiết tang lễ mình sẽ báo các bạn sau


 Ảnh lưu niệm : HS.K5 lên Thái Nguyên thăm và mời Thầy Tuấn về dự Hội trường nhân kỷ niệm 60 năm Thành lập Trường TNVN ( Lư Sơn-Quế Lâm 1953-1957), tại HN 2013 .

Lễ viếng từ sáng ngày 25 tháng 11 , động quan vào 8 giờ 10 sáng 26 tháng 11 năm 2014

Kính báo