Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

KỂ CHUYỆN HỘI TRƯỜNG, HỘI LỚP NĂM NAY




(Ghi chép của BBB. Ảnh ; Calathau và thợ ảnh)
 

HỘI TRƯỜNG


BÀI THƠ HAY CỦA THÀY PHẠM MẠNH TUẤN

Bạn Thế Long (DCOS) đưa tin : Tối 30-8, một số bạn lớp ta đã gặp gỡ tiễn thầy Phạm MạnhTuấn trở về Thái Nguyên. Trong buổi liên hoan, thầy đã phát biểu và đọc một bài thơ rất cảm động về tình cảm thầy trò bè bạn chúng ta. Xin chép ra đây và xin các cụ Lý trưởng, Phó lý Làng LSQL đăng trên đình làng để mọi người cùng đọc.

                                                                       Thày Tuấn đọc thơ

Thưa các bạn đồng nghiệp!
Các em học sinh thân mến!

Thấm thoắt đã 60 năm, các thế hệ học sinh Lô Sơn – Quế Lâm đã thành đạt, giữ những trọng trách quan trọng của Đảng và Nhà nước, lên vị thế ông, bà; mỗi lần gặp nhau ta đều thấy phấn chấn như tìm được dĩ vãng: cái tuổi trẻ nhiệt tình năng nổ của các thầy cô giáo, cái tuổi thơ hồn nhiên trong sáng của các em học sinh một thời chung sống, giảng dạy, học tập ở bên đất nước người.

Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Nhiều năm chưa dễ mấy ai quên

Từ mái trường Lô Sơn – Quế Lâm, các em tỏa đi khắp nơi, rèn luyện, học tập, mang sức mình, nhiệt tình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các thầy cô đều rất tự hào về những đóng góp của các em cho quê hương đất nước. Dẫu nay cuộc đời đã thay đổi, hoàn cảnh sống mỗi người một khác song mỗi lần gặp mặt tình thầy trò vẫn thủy chung, trong sáng trước sau như một.
                          Các tay máy hoạt động hết công suất !

Từ trái sang : Thày Toàn, thày Nội, Thày Tuấn 
hiện nay và 60 năm trước ( ảnh dưới)
Chia tay nhau thuở thiếu thời
Tuổi cao gặp lại thật vui, thật mừng
Thời gian trôi chảy lạnh lùng
Tình người vẫn cứ thắm nồng trước sau
Thầy trò bè bạn cùng nhau
Nguyện xin trân trọng dài lâu giữ gìn
Trời xanh nâng những cánh chim
Nước non ngàn dặm vẫn tìm đến nhau
Mấy mươi năm trắng mái đầu
Trái tim vẫn đỏ thắm mầu yêu thương
Đã cùng chung một mái trường
Chia tay khôn lớn tìm đường ra khơi
Dù xa cuối đất cùng trời
Gặp nhau đây thấy cuộc đời đẹp thay
Tứ phương hội tụ về đây
Tưởng như sống lại những ngày xa xưa
Thật rồi cứ ngỡ như mơ
Tình thầy nghĩa bạn bây giờ còn đây
Bồi hồi tay nắm chặt tay
Buồn vui ôn lại những ngày bên nhau
Gặp nhau rộn rã tiếng cười
Xa nhau nhớ mãi cuộc đời thủy chung
Gọi đàn cho ấm tiếng chim
Yêu thương cho ấm trái tim nghĩa tình.

 

                                      Chúc mọi người mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc!

--------------------------------------------------------------
Thông tin và hình ảnh : Diachuoansai Hoàng Thế Long

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

NHỮNG HÌNH ẢNH MỚI NHẤT VỀ LỄ KỶ NIỆM LẦN THỨ 60 NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG TNVN -LƯ SƠN.QUẾ LÂM (1953-1957)

Hôm nay, 30/8/2013 tại hội trường TC Hải quan Việt Nam ( HN) , Ban liên lạc thầy cô và cựu học sinh trường TNVN  Lư Sơn-Quế Lâm (1953-1957) đã tổ chức Lễ kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập trường ( 25/8/1953-25/8/2013).Đông đảo thày cô và các bạn cựu HS các khối lớp trong toàn quốc đã đến dự. Đến dự còn có Bộ trưởng bộ Giáo dục-Đào tạo Phạm Vũ Luận . Để thỏa mãn sự mong chờ của dân làng, trước khi đọc tin chi tiết về sự kiện này mời các thày cô và các bạn cựu HS trường ta xem một số hình ảnh sau đây ( Calathau chụp) :

1.Bên ngoài hội trường




2.Bên trong Hội trường


Quang cảnh bên trong hội trường


Anh Phạm Quốc Anh cựu  Hiệu đoàn trưởng phát biểu khai mạc


Bạn Vũ Mão cựu HS K5, nguyên Chủ nhiệm UBĐN Quốc Hội ngồi giữa
thày Châu hiệu trưởng và ông Phạm Vũ Luận Bộ trưởng bộ GDĐT


Thày Lại( thứ 2 bìa trái) nguyên Chủ nhiêm 5B - cô Quế CN Lớp 5A và Thày Cẩn

Từ trái sang: Thày Giáp dậy Lý, Thày Hải dậy Toán ...
Thày Nội, chị Tâm ( vợ anh Huy Phương, đã mất)
Từ trái sang : Thày Nam dậy SV, thày Toàn ( bên phải)dậy TDTT
 Thày Quý dậy Văn Sử Lớp 5 (trái) và Thày Tuấn CN Lớp 5 ở Lư Sơn

 Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu 
( Ông xưng em với các thày cô và các cựu HS LSQL)








 
 Bạn Vũ Mão phát biểu cảm tưởng với tư cách cựu HS K5 và góp vui văn nghệ

Bạn Vũ Quốc Hùng, cựu HS K4, nguyên UVTW Đảng 
luôn khiêm tốn,hòa đồng ngồi chung với các bạnđồng môn.
Cô giáo trẻ ( Ái nữ út của thày Tuấn)-khách mời đặc biệt của K5
Thày Tuấn gặp lại cựu học trò K4 Nguyễn Bá Tuân trong ngày vui họp mặt
( Ảnh Nguyễn Minh Đức chụp )

3. Phát biểu cảm tưởng và văn nghệ

 Dàn đồng ca K5 mở màn ấn tượng .

 Quang Trung đọc thơ " Trường chúng mình" ( ảnh Xuân Hoài)

 

 Bạn Trương Trác hát Làng tôiMặt trời không lặn trên thảo nguyên



Thày Lý Trần Quý rất phiêu trong ca khúc thời chống Pháp .

Thày Nội "ôn cố tri tân"

Thày Hiệu trưởng tuổi 90 đưa ra lời khuyên (vui) cho các học trò của mình :
"Ăn từ từ-Sống vô tư- Chết đột tử !"

Thục Anh (K4) ôn lại kỷ niệm tình thày trò bạn bè LSQL .

Tốp ca K4 hát những bài hát quen thuộc thời LSQL

 Thanh Thanh, cựu HS Vỡ lòng biểu diễn múa hát " Hoa đẹp Chămpa..."

" Tuyệt hay !"


 Calathau tranh thủ chụp ké với một số bạn nữ Lớp 4 và Lớp5

 Các thày cô lên sân khấu chụp ảnh lưu niệm 60 năm trường ta

 Các "em" Lớp 3
 Anh Toàn (bìa trái) chụp với các cựu HS Lớp 3,4 và 5

 ...và các anh chị Lớp 5 chụp với thày Nguyễn Lại chủ nhiệm .

Mời theo dõi tiếp các PS về hoạt động của K5 vào ngày mai
Trong khi chờ đợi mời cả Làng vào "nhà" cụ Nói Liều haha xem Video Clip

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

TIẾN TỚI KỶ NIỆM 60 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG TNVN (bài 2)

           ĐÓN BẠN TỪ XA VỀ  HỘI TRƯỜNG “60 NĂM”.
                                               (Bài viết : 3B. Ảnh Calathau, Minto …)


1 - Có lẽ người ở xa nhất là bạn Như Thanh từ SEC về sớm nhất từ cuối mùa hè. (Vì công việc gia đình. Chúng ta đã chia sẻ sâu sắc với Bạn và Gia đình  về mất mát to lớn không gì bù đắp được.)
 Như Thanh ở lại để dự Hội Trường rồi mới trở về SEC. Chính vì vậy đã có nhiều buổi “ Gặp mặt” với Như Thanh của BLL K5 và của các bạn Hội Cầu Ngà – Một “Tổ chức có đặc thù riêng” mà  mọi người gọi Như Thanh là “hội viên tán trợ”  lâu năm, rất thân thiết của Hội CN.
Tập hát chuẩn bị cho ngày Hội trường 60 năm
2 – Đoàn đông nhất, hoành tráng nhất và “quan trọng” nhất, vì có nhiều “VIP” nhất (gồm Cựu Lớp trưởng 5a -  cụ Kỳ Gai là “trưởng đoàn hợp xướng K5”, cụ  Cala làm MC “kiêm ngâm thơ”, cụ Ng.Khinh “Biên đạo điệu múa “Hái hoa bắt… Chim Yến ” (cải biên điệu múa HÁI CHÈ BẮT BƯỚM hồi ở QL (cho phù hợp với hoang cảnh hiện nay) để “vũ đoàn K5” gồm các cựu vũ nữ  xinh đẹp và duyên dáng thời QL múa phụ hoạ  bài thơ “Trường Chúng mình” của Q.Trung, (do Tác giả “tự ngâm”). Còn cụ Minto “chuyên trách nhiệm vụ đặc biệt” (chưa “chính thức công bố” nhưng… trong Làng ngoài Xóm đều biết); cụ Tỷ phú Đỏ M.Ngọc vì quá bận rộn nên có mặt tại HN cuối cùng vào giờ chót (lúc 0 giờ 0 phút 01 giây sáng 29/8) để kịp dự buổi Cafe sáng với một số bạn HN).

Anh Tính, người bạn tốt của dân K5 QL.
Buổi đầu tiên, Anh Tính một người bạn (Không phải Dân QL) rất thân thiết của Mai Tâm và nhiều bạn K5, anh thường xuyên tham gia các hoạt động với K5, thân tình và gắn bó. Vào trưa 26/8  Anh Tính và gia đình có tổ chức bữa cơm thân mật đón tiếp 2 bạn Q.Trung và M.Đức từ SG ra . Anh mời 1 số bạn ở HN cùng dự (M.Gương+a.Nghinh, Ng.Hiệu, H.Hùng, KFi, C.Lý, T.Long, Tr.Hải, Chân (vợ M.Tâm), Hà (vợ V.Thường), …
Anh Chị chuẩn bị rất chu đáo và độc đáo nữa: Một con “lợn mán cắp nách” kèm theo Bếp trưởng (“người Mán lai Mường”) được điều  từ Hoà Bình về,  trực tiếp “giải phẫu tại chỗ” (đảm bảo thịt còn tươi mát) để chế biến các món ăn theo “khẩu vị Cu Lờ” (QL).
 Mọi người vui vẻ ăn và lại những tiết mục quen thuộc do mấy anh Hai Lúa QT, MĐ khơi mào: “Trên chăn dưới chiếu giường lò xo, dình dập dình…”, “Khoẻ luôn luôn…” (với lời 3 do K5 vừa sáng tác thêm : “Gặp nhau luôn chúng ta cùng múa hát/ Dù buồn vui ta vẫn luôn bên nhau/ yêu Quế Lâm như tình yêu ban đầu/ Đẹp mãi mãi,  còn vấn vương trong lòng?).

3 - Đoàn thứ 2 từ “Bình Trị Thiên khói lửa”.
Thanh Thự ( 2 bìa phải) từ Huế ra và Minh Ngọc (2 bìa phải) trong buổi caffe sáng do Khoa Phi khoản đãi .
Bạn Thanh Thự đáp chuyến tàu hoả tốc hành từ xứ Huế mộng mơ “cập bến” ga Hàng Cỏ vào buổi tối, khoảng 20 giờ 27/8. Đoàn đi đón (gồm các Cụ KFi, H.Hùng, X.Hoài (HN), QTrung, MĐức (SG) đã í ới gọi nhau từ sau buổi “tổng duyêt” liên khúc thi - ca  lúc 16h30.  Sau mới biết lý do tập trung sớm ở nhà cụ XHoài là vừa gần Ga, lại có hàng bún Ngan nổi tiếng (các Cụ phải “lót dạ” đề phòng lỡ bữa vì.. “Tầu của ta còn qua bao đèo bao núi cao…” nên chậm giờ là cái chắc.) Đón Thanh Thự và đưa về nghỉ tại KS 99 (của quân đội để dễ “quản lý và khỏi “bị bắt cóc".

Trước biệt thự Lý-Liên
Trưa hôm sau, vợ chồng cụ Lý- Liên mời Thanh Thự, QTrung, M.Đức … và chúng tôi đến nhà riêng là một biệt thự xinh xắn, yên tĩnh (đường Hoàng Quốc Việt, chứ không lên Nhà Sàn L&L tại Hoà Lạc như các lần trước). Ông Bà chủ mến khách, khéo tay và tâm lý (bà chủ là BS lại nguyên Cục phó Cục Y tế BCA nên chọn những món ăn “hương đồng gió nội” đơn giản, an toàn, vừa tránh bệnh Gút, tiểu đường, Colesteron… mà lại ngon (Bánh đúc chấm tương và các món lươn…).
Như các bạn đều biết: Thanh Thự từ sau ngày  Giải phóng, về quê hương (Huế) định cư (công tác và khi nghỉ hưu ở đó). Vì vậy chúng ta ít gặp Bạn. Đôi lần KFi vào Huế, ghé thăm Thanh Thự và có lần kể bạn ốm đau và có những chuyện buồn…( mà ai chẳng có lúc ốm đau và có lúc buồn); thực tình khi nghe chúng tôi thấy ái ngại!. Cứ  hình dung Bạn là môt cụ già tóc búi tó củ hành, gầy gò, nước da xanh xao, tiều tuỵ…). Nhưng thật vui đến bất ngờ, trước mặt chúng tôi là một Thanh Thự vẫn “tóc búi tó củ hành” (như nghe KFi tả), nhưng chỉ khác là da dẻ hồng hào , “đỏ như tôm luộc” (lời Tú Riềng), phong độ, vui vẻ, giọng nói to, mắt sáng quắc (trông như một Võ sĩ đạo).Thanh Thự chuyện trò sôi nổi, đặc cốt cách của ông đồ xứ Huế xưa nhất là khi Cụ đàm đạo với nhà thư pháp T.Long.
Ông bà chủ nhà nhiệt tình tiếp khách
Trong bữa ăn, Bạn tâm sự nhiều chuyện về những thăng trầm, về những buồn vui… đã trải trong gần 1/2 thế kỷ xa nhau. Mừng cho Bạn, đến nay gian nan,sóng gió… đã qua. Bạn đã có những buổi tối thanh thản, cầm theo “bình rượu thuốc” một mình lên đồi Vọng Cảnh để vừa nhâm nhi, vừa ngắm trăng và dòng sông Hương, núi Ngự, để “ngược dòng ký ức” nhớ về những kỷ niệm xưa…
 Chúng tôi nói nhiều chuyện, đề cập đến nhiều vấn đề…
Riêng có một câu của Thanh Thự sau đây :
 Người về hưu coi như “xác chết chưa cho vào quan tài!”??? làm cho “anh em Hà Nôi” (như cụ Lý, cụ Hiệu, cụ Tú Riềng  …) không đồng tình. Riêng “cánh SG” như cụ Cala đặc biệt là cụ Mintơ “cực lực bác bỏ” (cho rằng đó là suy nghĩ cũ kỹ, không đổi mới, không phù hợp và không theo kịp “Dân Cu Lờ SG” hiện nay. Nghe nó bi quan quá, và ảm đạm quá, lại làm “thui chột” sự lạc quan, hưng phấn…). Thế rồi các cụ đưa ra rất rất nhiều dẫn chứng thực tế để “phản biện” và một trong những dẫn chứng hùng hồn nhất, có sức thuyết phục nhất và có tính thời sự nhất  là những câu chuyện trong các bài viết đã đăng trên Blog LSQL, hoặc nghe cụ Tú Riềng nêu dẫn chứng  trực tiếp.
Sau một hồi vừà “tranh luận nảy lửa” rồi “nâng lên đặt xuống, “rượu vào lời ra” cực kỳ sôi nổi; mặt cụ Thanh Thự càng hồng hào, nước da đỏ thắm, trông rất nhuận sắc (nhìn nước da Thanh Thự cụ Tú Riềng liền “tức cảnh” bằng một “câu thơ vỉa hè” rất quen thuộc đã được  Cụ đích thân “mô đi phê”: Việt Nam đất nước con người/ Nước da Thanh Thự nụ cười chị Dzoan.
Nước da Thanh Thự, nụ cười chị D
Cụ Thanh Thự cười và vui vẻ tiếp thu ý kiến phả biện. Cụ còn “kết luận xanh rờn” bằng câu thơ :  Về hưu bạc tóc bạc râu/ Nhưng mà cái ấy còn lâu mới… “dziề”.
Ngoài ra Cụ còn phát biểu có “tánh chất mở rộng”: Đúng là từ khi về hưu (nghỉ công tác nhà nước) ta mới thật sự được “sống thật” (theo ý của mình).
4- Rất tiếc chúng ta không được đón tiếp:
Đoàn Thành phố Hoa Phượng đỏ HP,  vì Bạn Đồng Kim Minh cùng Bà Xã đi Canađa, tháng 11/2013 mới về. Trước khi đi ĐKMinh có điện cho Tr.Hải  nói: “Rất lấy làm tiếc không được tham dự, và gửi lời chúc Thầy cô Giáo và các Bạn dự Hội Trường Hội Lớp vui vẻ”.
Bạn Đặng Việt Hùng từ Ucraina không về được đã có viết LỜI CHÚC MỪNG nhân 60 năm Trường ta (đăng trên Blog Dang Viet Hung).
Còn rất nhiều bạn ở xa rất muốn về dự hội và cuôc gặp mặt “ lịch sử có một không hai” nhưng vì lý do sức khoẻ hoặc bất khả kháng khác, không về được đã điện về Chúc mừng và theo dõi 24/24 h qua Blog và  mạng ĐTDĐ các hoạt động Lễ Hội và bên lề Lễ Hôi.

Tin sau cùng :cụ Mõ Calathau không quen khí hậu HN nên đã " ngã bệnh". Rất tiếc màn đọc thơ đã phải cắt .