Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Bộ trưởng BQP Hoa Kỳ :"Mỹ sẽ không ngồi yên khi trật tự thế giới bị đe dọa". Trung Quốc nóng mặt phản ứng.

31/05/2014 15:04 (GMT + 7)
TTO - Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nhấn mạnh như vậy tại đối thoại Shangri-la ở Singapore hôm 31-5. Ông Chuck Hagel cáo buộc Trung Quốc gây bất ổn ở biển Đông và hành động của Bắc Kinh đe dọa đến sự phát triển dài lâu của khu vực.





AFP dẫn lời ông Hagel nhấn mạnh Washington sẽ không ngồi yên khi trật tự thế giới bị đe dọa và có bất kỳ quốc gia nào phớt lờ luật pháp quốc tế. Ông Hagel kêu gọi các nước tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp quốc tế, đồng thời tái khẳng định những cam kết của Mỹ với các đồng minh và những người bạn ở châu Á.
Khẳng định Mỹ không đứng về nước nào trong tranh chấp chủ quyền trên biển nhưng ông Hagel cũng nhấn mạnh Mỹ phản đối mạnh mẽ bất kỳ quốc gia nào sử dụng biện pháp hăm dọa, ép buộc hay đe dọa dùng vũ lực để khẳng định những tuyên bố chủ quyền trên biển.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc trong những tháng gần đây đã thực hiện những hành động đơn phương, gây bất ổn bằng việc đòi chủ quyền ở biển Đông.
Ông Hagel còn cáo buộc Trung Quốc ngăn chặn Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough. Song song đó, có những động thái cải tạo đất đai ở một số khu vực thuộc biển Đông và hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặt quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngay sau bài phát biểu của mình, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sáng nay (31-5) đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh. 
Trong lời mở đầu, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói ông rất vui được gặp lại Bộ trưởng Phùng Quang Thanh để trao đổi các vấn đề cùng quan tâm. Ông cho biết ông sẽ sớm tới thăm Việt Nam trong năm nay.
Sau cuộc gặp kéo dài hơn 30 phút tại phòng Lotus ở Shangri-la, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã trả lời nhanh với Tuổi Trẻ, trong đó ông cho biết hai bên đã trao đổi rất cởi mở, thẳng thắn với tinh thần hiểu biết lẫn nhau.
Về vấn đề biển Đông, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết “Hai bên đều thống nhất với nhau là phải tôn trọng luật pháp quốc tế, theo công ước luật biển, giữ gìn ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không và không có các hoạt động đơn phương".
Chiều nay, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la trong phiên toàn thể về “Kiểm soát căng thẳng chiến lược".
-------------------------------------------
Theo Tuoi Tre Online

Trung Quốc "nóng mặt" với cáo buộc của bộ trưởng quốc phòng Mỹ

 Ngay sau khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cáo buộc Trung Quốc gây bất ổn trên biển Đông tại đối thoại Shangri-la, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung cáo buộc Mỹ đang đưa ra những lời đe dọa Trung Quốc.
 

Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV dẫn lời ông Vương Quán Trung mô tả những phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sáng 31-5 là vô căn cứ. Ông này còn chỉ trích bài phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Mỹ là mang tính bá chủ, kích động và đe dọa.
"Bài phát biểu hoàn toàn không có tính xây dựng và hơn nữa lại công khai, nhiều lần chỉ trích, nêu đích danh Trung Quốc với những kiểu cáo buộc hoàn toàn vô căn cứ và không lý lẽ" - ông Vương phản ứng.
Ông Vương Quán Trung là lãnh đạo cấp cao, đại diện cho Trung Quốc đến dự đối thoại Shangri-la đang diễn ra ở Singapore.
Ông Vương còn cho rằng đối thoại Shangri-la tuy là một hội nghị khuyến khích trao đổi thẳng thắn giữa các chính phủ và những tổ chức quốc tế nhưng Trung Quốc đang bị cáo buộc vô căn cứ.

Ông Phùng Quang Thanh : Quân đội 2 nước phải hết sức kiềm chế !

 Đại tướng VN Phùng Quang Thanh phát biểu trên Diễn đàn Shangri-La 13

Sáng nay 31/5 Trưởng đoàn VN, đại tướng Bộ trưởng BQP VN đã có bài phát biểu dẫn đề tại Hội nghị Shangri-La 13. Mở đầu , sau khi nhắc lại thông điệp của thủ  tướng VN Nguyễn Tấn Dũng  cũng tại diễn đàn này năm ngoái về  “lòng tin chiến lược”, trong đó đã nhấn mạnh rằng “lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác …”(…) “lòng tin cần được nâng niu vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành”, ông PQT thừa nhận : “Sau một năm nhìn lại, chúng ta thấy thế giới và khu vực vẫn còn nhiều căng thẳng và tiềm ẩn các nguy cơ xung đột hoặc chiến tranh (…) . Chính vì vậy, xây dựng lòng tin vẫn đang là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tình hình thế giới và khu vực hiện nay”. Ông nói tiếp: “Quản lý căng thẳng chiến lược là vấn đề hệ trọng, liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển của các nước, khu vực và thế giới, phù hợp với nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích của các quốc gia, là chủ đề tôi chia sẻ cùng các bạn”.

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Có phải VN đang đứng trước nhiều thách thức tại Đối thoại Shangri-la ?

Calathau  - Đối thoại Shangri-la đã khai mạc chiều nay. Một diễn đàn đang được cả thề giới quan tâm theo dõi, trong đó hai đối thủ Việt Nam và Trung Quốc là tâm điểm bởi sự đôi đầu gay cấn trên biển Đông đang diễn ra . Nhiều học giả đã đưa ra những nhận định ban đầu . Đáng chú ý là phân tích sau đây của GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc. Chúng ta cùng theo dõi, ngày mai sẽ biết nhận định của ông GS này đúng hai sai .

'Thế cờ đang ở trong tay Trung Quốc'

Ảnh bên:Phái đoàn Việt Nam đứng trước nhiều thách thức tại Đối thoại Shangri-la năm nay
Giáo sư Carl Thayer, người đang có mặt tại Singapore để tham dự một diễn đàn an ninh cấp khu vực, cho rằng Việt Nam đứng trước nhiều thách thức tại hội nghị năm nay. 

Sang dự Đối thoại Shangri-la, dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày từ 30/5-1/6, Việt Nam cử một phái đoàn gồm 20 quan chức, dẫn đầu bởi Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và có cả Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.
 Giáo sư Thayer cho rằng bài phát biểu của tướng Thanh ngày 31/5 sẽ "không có bất cứ ảnh hưởng nào đến tình hình hiện nay trên Biển Đông".
"Tôi đã nói chuyện với nhiều chuyên gia về Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi đến Singapore".
"Tất cả bọn họ đều cho rằng đây là một cuộc chơi mà Trung Quốc nắm chắc lợi thế và Bắc Kinh đang có những bước tính toán rất chính xác.
"Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể,
"Tướng Thanh có thể sẽ than phiền về một số hành động trên Biển Đông của Trung Quốc và đề cập tới khả năng mở đường dây nóng giữa hai nước, tăng cường trao đổi giữa các phái đoàn cấp cao và tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp hiện nay, ví dụ như kêu gọi sớm đi đến một Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông".
"Tuy nhiên, tôi không cho rằng ông ta sẽ đi xa hơn thế", ông nói với BBC qua điện thoại từ Singapore vào ngày 30/5.
Giáo sư Thayer cũng cho rằng ông Thanh rơi vào thế bất lợi khi phải xuất hiện trong cùng phiên họp với các bộ trưởng quốc phòng từ Úc David Johnson và Indonesia Purnomo Yusgiantoro:
"Cùng lắm Úc sẽ lặp lại quan điểm ủng hộ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông, Indonesia cũng vậy. Đây không phải là một nhóm mạnh để công khai hậu thuẫn Việt Nam".
Theo lịch làm việc được đăng tải trên trang web của Viện Nghiên cứu Chiến lược (IISS), đơn vị tổ chức hội nghị, Tướng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu trong phiên họp toàn thể vào lúc 12:00 trưa ngày 31/5 với chủ đề 'Kiểm soát căng thẳng chiến lược'.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được truyền thông trong nước dẫn lời nói "Về giải pháp đấu tranh pháp lý, chúng ta đã chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định."
Đổi trắng thay đen
Bà Phó Oánh được xem là người hùng biện và hiệu quả hơn nhiều quan chức khác của TQ.
Trong khi đó, ông cảnh báo rằng Trung Quốc đã cử một phái đoàn rất mạnh đến Đối thoại Shangri-la năm nay, tiêu biểu là cựu Thứ trưởng Ngoại giao Phó Oánh, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc, người nổi tiếng cứng rắn và có tài hùng biện.
"Tôi đã quan sát bà Phó phát biểu nhiều lần. Người phụ nữ nhỏ con này có thể sử dụng lời lẽ để đẩy văng bất cứ ai ra khỏi Trái Đất," giáo sư Thayer nói.
Ông dự đoán rằng phía Trung Quốc sẽ tìm cách "đổi trắng thay đen" và đổ lỗi cho Việt Nam là nước chủ động gân hấn.
Năm nay, nhiều sự chú ý cũng được cho là sẽ tập trung vào nỗ lực tiến đến một vai trò lớn hơn trong nền an ninh toàn cầu và khu vực của Nhật Bản, nước cũng đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông.
Bình luận về nỗ lực hiện nay nhằm tiến đến một vai trò lớn hơn trong nền an ninh toàn cầu và khu vực của Nhật Bản, giáo sư Thayer cho rằng điều này sẽ được Việt Nam "hết sức hoan nghênh".
"Tôi đã nói chuyện với một số chuyên gia về Việt Nam và họ cho rằng Hà Nội càng thắt chặt quan hệ với Nhật Bản và Philippines bao nhiều sẽ càng khiến Trung Quốc phải dè chừng bấy nhiêu," ông nói.
"Bắc Kinh lúc đó sẽ phải xem xét liệu gây hấn với Việt Nam khi nước này đang thắt chặt quan hệ với các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ có khiến Washington phải vào cuộc hay không."
'Đôi bên cùng bị hủy diệt'
 Trong bài viết trên Bấm Tạp chí Diplomat vào ngày 28/05, Giáo sư Carl Thayer cho biết Việt Nam đã thực hiện cách tiếp cận “rất thận trọng” và “ôn hòa” để giải quyết khủng hoảng với Trung Quốc.
Trước tiên là đảm bảo sự hiện diện liên tục của các tàu phòng vệ và cảnh sát biển ở gần giàn khoan, tuy nhiên cách ly tàu ngầm và tàu chiến ra khỏi vùng tranh chấp.
Thứ hai là đề xuất các giải pháp ngoại giao: đề nghị một cuộc gặp cấp cao giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Trung Quốc, mở đường dây nóng giữa lãnh đạo hai bên, giao thiệp giữa quan chức ngoại giao, và đối thoại với đại diện của Bắc Kinh bên lề các cuộc họp quốc tế.
“Tuy vậy Trung Quốc đã khước từ tất cả các tiếp cận đó, và đối thoại giữa hai bên vẫn hết sức lạnh nhạt,” ông Carl Thayer nói.
Trước thất bại của các động thái song phương, có vẻ như Việt Nam sẽ cân nhắc những chiến lược dài hạn để kiềm tỏa các hành động khiêu khích của Trung Quốc, theo GS Thayer.
Tuy vậy, GS Carl Thayer cảnh báo rằng nếu xung đột với Việt Nam leo thang tới miệng hố chiến tranh, rất có thể Hà Nội sẽ sử dụng chiến lược “đôi bên cùng bị hủy diệt”, nhằm phá hủy nền kinh tế Trung Quốc bằng cách tạo tâm lý bất ổn và đẩy giá bảo hiểm tăng cao, khiến nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy.
Theo đó, Việt Nam sẽ tập trung tấn công các tàu thương mại và chở dầu của Trung Quốc qua biển Đông, cũng như căn cứ hải quân ở Hải Nam, những vị trí nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo bờ biển Việt Nam.
“Một vài chiến lược gia Việt Nam còn cho rằng nước này có thể mua số lượng lớn các tên lửa đạn đạo có đủ khả năng tấn công Thượng Hải hoặc thậm chí là Hong Kong. Khi xung đột vũ trang xẩy ra, các thành phố này có thể là mục tiêu để làm rối loạn kinh tế Trung Quốc. Nó sẽ gây ra ảnh hưởng toàn cầu, và các chuyên gia Việt Nam kì vọng điều đó sẽ khiến các cường quốc can thiệp để ngăn cản Bắc Kinh gây hấn,” Ông Thayer viết trên Diplomat.

Xung quanh chuyện ngoại giao thì hiện tại .

•    Gần đây trên “mặt trận” ngoại giao nổi bật 2 phát biểu trả lời phỏng vấn CNN của 2 quan chức Ngoại giao ta : ông Nguyễn Quốc Cường đại sứ tại Mỹ (Bấm TẠI ĐÂY) và thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang Vinh.Bấm TẠI ĐÂY Có người cho rằng, vào những giờ phút hệ trọng này, vai trò của đại sứ Nguyễn Quốc Cường và đoàn ngoại giao tại Washington DC và UN New York vô cùng quan trọng. Sự chuyên nghiệp, năng động, hiểu biết thời thế, chính là thời điểm cần thể hiện cho thế giới biết. Và dư luận cả trong lẫn ngoài nước đánh giá Việt Nam đã xuất hiện những nhà ngoại giao thuộc thế hệ mới ! Nghe vậy vừa vui, vừa …buồn . Vui vì “đã có những nhà ngoại giao VN thế hệ mới”, buồn vì sao họ đến quá chậm !?

•   Về câu rả lời PV của ông Vinh có người khen :  Ông này phát biểu cũng mạnh mẽ, nhất là câu “Bất cứ nước nào cũng không nên coi thường sự quyết tâm của người Việt…” Còn chê Thủ tướng và mấy ông bộ trưởng lẽ ra không nên nhấn mạnh chuyện " 3 KHÔNG". Nó cũng hợp lý thôi nhưng vào lúc này nhấn mạnh thì thằng Tàu hiểu là sợ nó ! Như ngầm bảo, anh có giết em thì em cũng không nhờ ai đánh hộ đâu ! Còn người khác muốn hợp lực sẽ lăn tăn vì thấy vẫn lừng chừng. Lẽ ra phải nói câu có ý mở để đe, thí dụ “HIỆN TẠI thì chúng tôi vẫn giữ chính sách ba không…”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng " Trong ngoại giao thì ý tại ngôn ngoại, nói ra miệng là 3 KHÔNG , nhưng hiểu ngầm lại nói rằng, ông không cẩn thận là bỏ luôn 3 KHÔNG  như các ông bỏ 16 chữ vàng 4 tốt. Tôi luôn hiểu ngôn ngữ cao cấp như thế. Dân ngoại giao Mỹ thường nói, hành động quân sự không phải là một lựa chọn tốt. Đó thực tế là dọa nhau chơi." 
(Calathau lượm trên mạng hầu quý cụ )


Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

KHÔNG THỂ DỰA VÀO ASEAN !

Đối đầu với Trung Quốc, Việt Nam không thể dựa vào ASEAN

 Thanh Phương
Theo RFI 
Các lãnh đạo Đông Nam Á tại Thượng đỉnh Asean, ở Miến Điện
Trong cuộc đối đầu hiện nay với Bắc Kinh trên vấn đề chủ quyền Biển Đông, Việt Nam khó có thể dựa vào các nước láng giềng Đông Nam Á, ngoại trừ Philippines. Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Miến Điện ngày 11/05 vừa qua, đúng lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng do vụ giàn khoan Hải Dương 981, Việt Nam đã cố vận động để các lãnh đạo Đông Nam Á đưa ra một thông cáo mạnh mẽ về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo.

Thế nhưng cuối cùng, ASEAN chỉ đưa ra được một thông cáo chung chung, bày tỏ mối quan ngại về diễn biến tình hình trên Biển Đông, kêu gọi các bên tự kềm chế, không đe dọa hoặc dùng vũ lực và nên giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình. Bản thông cáo thậm chí không nêu tên quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. 
Hãng tin Bloomberg News hôm qua trích dẫn nhà nghiên cứu Murray Hierbert, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, nhận định rằng : « Nhiều nước Đông Nam Á ngần ngại thách thức Trung Quốc bởi vì đây là đối tác thương mại hàng đầu và là nhà tài trợ lớn nhất đối với các quốc gia như Cam Bốt và Lào. » 
Nói cách khác, Việt Nam cũng như Philippines khó mà lôi kéo được sự ủng hộ của các quốc gia vừa nhỏ, vừa không có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc. 
Tiêu biểu là trường hợp của Cam Bốt. Thủ tướng Hun Sen hôm Chủ nhật vừa qua vừa kết thúc chuyến viếng thăm kéo dài một tuần tại Trung Quốc, được chủ tịch Tập Cận Bình hứa tổng cộng 145 triệu đô la tiền viện trợ và cho vay. Theo tờ Đại Công Báo của Trung Quốc, được xem là một lãnh đạo thân Việt Nam, cách duy nhất để ông Hun Sen giữ được quan hệ tốt với Việt Nam, mà không làm mích lòng Trung Quốc đó là giữ thái độ trung lập trong cuộc đối đầu hiện nay giữa Bắc Kinh với Hà Nội. 
Dẫu sao thì ông Hun Sen vẫn thường tuyên bố rằng tranh chấp chủ quyền Biển Đông chỉ có thể được giải quyết giữa các quốc gia có liên quan, chứ ông không chấp nhận việc đa phương hóa, quốc tế hóa hồ sơ này. Đây cũng chính là chủ trương của chính quyền Bắc Kinh. 
Ngay cả Malaysia cũng sẽ không thể làm khác hơn là giữ thái độ trung lập trước cuộc đối đầu Việt-Trung. Theo tờ nhật báo Hồng Kông The South China Morning Post, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc kể từ hôm qua, 27/05/2014, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng sẽ được yêu cầu là đứng ngoài tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh với Hà Nội và Manila. 
Bản thân Thủ tướng Najib Razak khi trả lời phỏng vấn nhật báo Nikkei của Nhật ngày 22/05 vừa qua cũng đã nhấn mạnh là sẽ không để các tranh chấp Biển Đông làm tổn hại đến « tầm quan trọng chiến lược » quan hệ Trung Quốc-Malaysia. 
Về phần Trung Quốc, theo South China Morning Post, cũng đang cố cải thiện hơn nữa quan hệ với Malaysia, quốc gia sẽ nắm chức chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm tới. 
Nói cách khác, từ cuộc họp thượng đỉnh ở Miến Điện cho đến nay, Bắc Kinh vẫn thực hiện thành công chính sách « chia để trị », để ASEAN không thể lập được một mặt trận thống nhất chống lại tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. 

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Một lập luận ...lạ .


Xung đột biển Đông phụ thuộc vào cuộc bầu cử…Ukraine

Hiệu Minh
Calathau - Cách đây 3 hôm (25/5), tôi gặp cái tít này trên Blog Hiệu Minh . Tại sao kết cục vụ Trung Quốc gây hấn với ta ở biển Đông lại phụ thuộc vào cuộc bầu cử tổng thống ở mãi tận xứ Ukraina xa lắc xa lơ ? Bây giờ bầu cử ở U đã có kết quả. Tổng thống là " Vua Sôcôla", tỷ phú có tài sản trị giá 1 tỷ USD . Ông này nguyên là bộ trưởng dưới 2 đời Tổng thống cũ kình chống nhau do 1 bên " thân EU" một bên " thân Nga". Vua Sôcôla chơi với cả 2, nhưng sau cùng ông đổ tiền " nuôi" các cuộc biểu tình chống Tổng thống thân Nga ( mà ông đang là bộ trưởng bộ Kinh tế), khiến ông này phải dâng món quà Crimer cho Putin để được Putin cho tị nạn ở Nga , tránh bị nhân dân U trừng trị tội phản quốc . Đọc bài của Hiệu Minh xong tôi có chú ý theo dõi tình hình bầu bán ở U. Lúc đầu thấy Putin đe nẹt rất dữ. Mang cả tầu bay xe tăng lính tráng đến sát biên giới U ngầm dọa láng giềng yếu thế : Mày mà bầu thằng chống tao là tao phá ! Nhưng qua thăm dò người ta thấy Vua Sôcôla có vẻ chiếm thế thượng phong người ta bèn tuyên bố "rút quân" khỏi biên giới U-Nga và còn hứa sẽ tôn trọng quyết định lựa chọn Tổng thống của dân U qua bầu cử ! Hôm qua Hội đồng bầu cử U đã công bố kết quả Vua Sôcola trúng cử với tỷ lệ 56% phiếu bầu. Đây là tỷ lệ cao nhất so với tất cả các cuộc bầu Tổng thống ở xứ này từ sau khi tách khỏi Liên bang Xô viết tan rã . Bài này tác giả viết trước khi có kết quả bầu cử. Tôi tóm lược như vậy để các cụ tiện theo dõi. Theo tôi đây là một ghóc nhìn lạ, muốn giới thiệu để các cụ nhà ta tham khảo, bình luận . Và điều này quan trọng hơn : Nếu Hiệu Minh dự đoán đúng thì ...Rất buồn !

TQ phải tôn trọng luật biển. Ảnh: HM
Xung đột biển Đông có biến thành cuộc chiến thực sự giữa Trung Quốc và Việt Nam lại có thể phụ thuộc vào những biến chuyển trong ngày mai (25-5) trong cuộc bầu tổng thống Ukraine. Đó là nhận xét rất riêng của hang Cua.
Nga đang chơi nước cờ tối trong địa chính trị

Cuộc chiến địa chính trị Đông Tây bắt nguồn từ Ukraine đã châm ngòi cho sự đối kháng giữa Nga và EU + Mỹ. Nga chiếm được Crimea, đang chia rẽ Ukraine, 40 ngàn quân áp sát biên giới, sẵn sàng can thiệp bất kỳ lúc nào.
Cho dù chính quyền Kiev đang thẳng tay với những kẻ ly khai ở miền Đông, nhưng Putin chưa dám động binh, bởi ông ta hiểu sai lầm sẽ bị trả giá rất lớn.
Financial Times đưa tin, cấm vận của phương Tây có vẻ đã tác động lên nền kinh tế Nga, nhiều doanh nhân Nga đã sốc khi phương Tây bỏ cuộc hàng loạt làm ăn với Nga, đưa quốc gia này vào thời kỳ trì trệ và bắt đầu suy thoái. Dù có chuyến thăm của Putin tới Bắc Kinh cũng chẳng giúp gì, bởi Trung Quốc không thể là giải pháp lâu dài.
Tại hội nghị kinh tế thế giới vừa tổ chức tại St. Peterburg do Nga tài trợ, các đại gia lớn như Goldman Sachs, Pepsi Cola, và nhiều CEO nổi tiếng đều vắng bóng. Có người than “chẳng thấy chân dài lẩn quẩn ở hội nghị, một tín hiệu kinh tế Nga đang đi vào suy thoái”. Theo dự đoán tăng trưởng trong năm nay của Nga có thể về âm (-0,5%).
Putin cũng hiểu, người miền Đông Ukraine hoàn toàn không muốn nhập với Nga như những kẻ ly khai và bộ máy tuyên truyền một chiều của cái loa phường Moscow. Họ có thể cần tự trị, nhưng thành một tỉnh của Nga thì chắc chắn không, trừ vài kẻ cầm đầu được Nga nuôi làm chó săn.
Điện Kremlin quá hiểu điều đó. Gây ra một cuộc chiến xâm lược là tự sát, kết thúc luôn đế chế Nga mà Elsin từng mơ ước và Putin đang cố dựng lại.
Cũng theo Financial Times đánh giá, Putin ngửi thấy một tín hiệu khác từ Kiev. Đó là Petro 
Poroshenko, người mà Putin có thể nói chuyện được. Ông này từng là bộ trưởng bộ Ngoại giao thời Vikto Yushchenko năm 2004 trong cuộc cách mạng Cam và sau đó là bộ trượng bộ Kinh tế thời Yanukovych. Poroshenko đang dẫn đầu cuộc đua chức trong cuộc bầu cử tuần sau.
Lavrov đánh giá ông này không thuộc hàng phát xít, không chống Nga điên cuồng, là hy vọng của Putin. Chỉ cần một người mà cả hai phía Đông Tây có thể đối thoại, cùng có lợi, thì Ukraine sẽ thoát hiểm.
Lúc này nước Nga cần hai điều kiện quan trọng, Ukraine không ra nhập NATO, mô hình liên bang với quyền tự trị cao cho khu vực miền Đông phần lớn nói tiếng Nga. Ai là người giúp cho điều này trở thành hiện thực sau bầu cử nếu như không phải là Poroshenko.
Đó là lý do tại sao, ngay trước ngày bầu cử 25-5 tại Ukraine, Putin bỗng ra lệnh “rút quân” lần thứ N, cho dù quan sát vệ tinh cho biết, chưa có biến chuyển dưới mặt đất.
Putin tiếp tục phá hoại bầu cử thì đòn kinh tế của phương Tây sẽ mạnh hơn, gậm nhấm tâm hồn Nga cho tới khi họ thành những kẻ nát rượu trong thế giới phẳng. Người Việt ta từng hưởng qui chế embargo nên hiểu thế nào là cấm vận kinh tế.
Cho dù cuộc bầu cử xảy ra thuận buồm xuôi gió tại Kiev, vết thương Crimea, Olympic Sochi, Snowden… cũng cần thời gian để Đông Tây hòa thuận, khí đốt chảy về Tây, đô la về Nga, và nhân loại học được một bài sơ đẳng, hợp tác hai bên cùng có lợi vẫn hay hơn là dọa dẫm và tìm cách lấn chiếm.
Putin – Tập Cận Bình: Những kẻ dối trá hợp tác
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan khủng vào thềm lục địa của Việt Nam đã chính thức chấm dứt “huyền thoại” 16 chữ vàng, 4 tốt mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã “dày công vun đắp”. Hai quốc gia từng là anh em, chung ý thức hệ, cùng mầu cờ đỏ, đang bên bờ vực thẳm của xung đột biển đảo bất cứ lúc nào.
Điều đó đang xảy ra với Ukraine – Nga, cùng mầu cờ đỏ, cùng chiến hào chống tư bản và phát xít, từng là anh em, nay cắn nhau như chó với mèo.
Nói tóm lại, Nga và Trung là hai cường quốc có độ tin cậy gần bằng không. Xung đột giữa bốn quốc gia là xung đột của thế hệ cộng sản cuối cùng, tự triệt tiêu lẫn nhau.
Có sợ Nga Trung hợp tác với nhau chống phương Tây và Mỹ không? Hoàn toàn không, bởi họ là hai kẻ nói dối tầm cỡ quốc tế. Đã nói dối thì không thể lâu dài.
Tập Cận Bình và Putin. Ảnh: AFP
 Putin từng nói không có lính Nga ở Crimea, nhưng vụ chiếm Crimea đã diễn ra như thế nào, không cần viết lại. Ông ta từng nói không lấy lại Crimea, nhưng hai tuần sau đó, thì chuyện gì đã xảy ra. Rồi hứa rút quân khỏi biên giới Ukraine nhiều lần, nhưng chưa bao giờ ông làm.
Tập Cận Bình và Bắc Kinh mồm 16 chữ vàng, 4 tốt với Việt Nam, lấy đại cục làm trọng, cuối cùng thì đưa giàn khoan tới biển Đông.
Putin đến Bắc Kinh với hy vọng bán dầu và khí đốt cho quốc gia đang đói nhiên liệu. Ngoài ra, vũ khí Nga cũng là thứ mà Putin đang bán cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Nếu xảy ra chiến tranh càng tốt, vì cả hai không thể mua vũ khí Mỹ.
Bắc Kinh thừa hiểu là cuộc chiến với Việt Nam sẽ có giá thế nào. Cứ nhìn Nga là hiểu rõ. Sự cô lập về ngoại giao và kinh tế sẽ giúp cho con hổ thật này biết thế nào là những kẻ dạy thú phương Tây. Trong một thế giới đã hội nhập sâu, các quốc gia phụ thuộc vào nhau, Trung Quốc đứng một mình sẽ kết thúc như Bắc Triều Tiên.
Nga và Trung từng là đồng minh của Việt Nam trong cuộc chiến ý thức hệ, ảnh hưởng domino ở Châu Á, chống lại đế quốc Mỹ. Mao Trạch Đông hứa sẽ đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng, Liên Xô viện trợ vũ khí thừa từ thế chiến thứ 2 để đương đầu với vũ khí hiện đại nhất của Mỹ. Việt Nam muốn thống nhất, cần cả Mỹ, Trung, Xô.
Việt Nam bị Trung Quốc dạy cho bài học năm 1979, Liên Xô đứng im xem hai anh em choảng nhau. Lần này, Trung Quốc đang uy hiếp Việt Nam, Nga bắt  tay với Bắc Kinh làm đối tác chiến lược. Việt Nam thành kẻ thủ của cả hai ông anh.
Vĩ thanh
Nếu cuộc bầu cử tại Ukraine thuận buồn xuôi gió, người mới lên cân bằng được quyền lợi giữa đông và tây, thì cuộc chiến Ukraỉne – Nga sẽ được tháo ngòi. Putin sẽ quay lại con bài dầu khí đối trọng với phương Tây, hai bên cùng có lợi.
Nga sẽ thôi dùng Trung Quốc trong chiến lược chống phương Tây, bởi họ quá hiểu, Trung Quốc mạnh lên, sẽ đòi lãnh thổ, như đã từng xảy ra ở đảo Trần Bảo những năm cuối 1960 và hiện đang hành xử với Việt Nam.
Thế giới quay lại câu chuyện giữa 4 siêu cường: Nga, Trung, Mỹ và EU. Việt – Trung tiếp tục 16 chữ vàng và 4 tốt, đường dây nóng lại nhai nhải về…đại cục. Dân ta từ từ tiến lên CNXH vào thế kỷ 22.
HM. 20-5-2014
-------------------------------------------------------------
PS. Khi bài này lên trang, có tin cho hay, Putin sẽ công nhận kết quả bầu cử tại Ukraine. Có lẽ tay KGB đã ngửi thấy mùi hợp tác. Dù thế nào chăng nữa, nếu cuộc chiến tranh Ukraine và Nga được tháo ngòi, thì nhân loại cũng thở phào. Thay vì đối đầu, Putin quay lại hợp tác cũng là một bài học tốt cho Tập Cận Bình.

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Lại một kết luận khó hiểu của quan chức trẻ xung quanh vụ tự thiêu phản đối Trung Quốc .

26/5/2014

Ông Lê Trương Hải Hiếu hãy giải thích cho nhân dân Thành phố rõ: " Bà Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu do " Bế tắc về cuộc sống"?

Hạ Đình Nguyên 
Ông Lê Trương Hải Hiếu
Sáng ngày 23-5-2014, lúc 6 giờ, một ngọn lửa bùng cháy trước cửa Dinh Thống Nhất, đến 8 giờ tôi đã xem clip trên mạng facebook quay cảnh lửa cháy từ một người tự thiêu. Hết sức bàng hoàng và không rõ lý do.

 Sau đó, tại trụ sở UB P. Bến Thành, ông Lê Trương Hải Hiếu, P CT Quận 1 - con trai của ông Lê Thanh Hải, UV Bộ Chính Trị,  Bí thư Thành Ủy - đã có ngay một cuộc họp báo.
Ông Hải Hiếu đã tuyên bố: “Nguyên nhân khiến người phụ nữ này tự thiêu là do “bế tắc về cuộc sống” và bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam”,(báo Thanh Niên trích lời phát biểu trong cuộc họp báo)
Người nghe lời khẳng định trên của ông Hiếu, về nguyên nhân dẫn đến tự thiêu đã có ngay một sự hoài nghi : Không thể có hai nguyên nhân không ăn nhập gì nhau để đưa đến hành động tự thiêu nói trên: một sự xuyên tạc, hay là nhầm lẫn ?
Hẳn nhiên, ông Hải Hiếu đã có trong tay những di ngôn của người tự thiêu, như sau nầy đã công bố trên dư luận. Người tự thiêu đã để lại 7 khẩu hiệu trong bọc ni lông với nội dung được khẳng định biểu lộ tinh thần và ý chí độc lập cho một dân tộc Việt Nam tự quyết, không chấp nhận làm tay sai cho lịch sử ngàn năm đô hộ của người Hán.

Bà để lại một bản viết rành mạch :

“Suốt mười ngày qua tôi sống thầm lặng và sôi sục lòng yêu nước, hôm nay tôi quyết chí đốt thân mình hòa ánh đuốc soi đường do những người xâm lược và ngoan cố chiếm đóng lãnh hải chúng tôi… Nguyện hồn thiêng đất nước cho con làm một việc yêu nước không gặp trở ngại, không có gì ngăn cản và đừng tìm cách cứu sống… Xưa kia hai bà Trưng hy sinh Thy Sách để nung nấu ý chí quân sỹ và nhân dân để chiếm đánh thành Ngọc Hồi, hôm nay tôi nguyện làm ngọn đuốc để hậu thuẫn, thêm sức mạnh cho cảnh sát biển cùng ngư dân” .


Lơi di ngôn đã gây nên một cảm xúc rộng lớn. Những Phật tử đồng môn của bà đã xác nhận rằng, bà Lê Thị Tuyết Mai nung nấu ý định tự thiêu đã mấy năm nay, để ít nhất khơi dậy ngọn lửa tự hào và tự quyết dân tộc. Các con bà cũng xác nhận bà là người hoàn toan khỏe mạnh và bình thường. Bà sống và sinh hoạt trong môi trường tôn giáo của mình, không phải lẻ loi, cô độc để có thể dễ dàng hiểu lầm hay xuyên tạc.
Giáo Hội của bà, đoàn thể của bà, và nhân dân yêu nước, kể cả Cảnh sát biển và ngư dân, lần lược sẽ ghi nhớ theo cách của mình, tấm lòng hy sinh cao cả của bà. Đó là thứ sức mạnh mà bạo lực không bao giờ thắng được.

Ông Hải Hiếu, có lẽ không ai cần phải tìm hiểu do động cơ nào, do ám ảnh nào, do quán tính nào ông đã phát ra một lời vô căn cứ, có tính xuyên tạc, bôi nhọ và tác dụng hạ thấp giá trị hy sinh của một người yêu nước, theo cách của giáo hội mình. Bà Tuyết Mai đã ngồi xuống vàbình thản tự đốt mình trong ngọn lửa cháy, với tâm nguyện đánh thức lòng yêu nước của mọi người, cho đến khi sự sống không còn nữa. Ông không có một sự xúc cảm và trân trọng hay sao, nếu so với lòng ham muốn bình thường ?

Tự thiêu trong trường hợp cụ thể nầy, không phải là bạo động, mà là đại dũng của lòng từ bi. Sao ông lại đàn áp- đàn áp theo cách xuyên tạc bằng sức mạnh truyền thông mà ông đang có trong tay ?

Bà Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu theo ông, với lý do thứ nhất là “bế tắc về sự sống”, tức bà ấy tự thiêu vì nghèo đói, vì bất lực, vì bi quan riêng mà không muốn sống nữa. Vậy cái lý do thứ hai cao cả kia chẳng qua là mượn cớ?

Trước hết, với tư cách một quan chức, ông không nghiêm túc trong cách phát ngôn bừa bải khi chưa rõ sự việc, hoặc là muốn xuyên tạc sự việc theo ý muốn của mình. Thứ hai, ông đã bộc lộ tính không trung thực, xúc phạm tinh thần yêu nước chống ngoại xâm và coi thường dân chúng.

Dù ông có xin lỗi người quá cố, gia đình họ, và người dân thành phố, thì sự nghiệp đang lên của ông cũng đã ghi một vết nhơ khó rửa.

Thật đáng tiếc.!
H.Đ.N
(tác giả gởi trực tiếp cho Saigon ĐiểmTin – SAIGONDIEMTIN.BLOGSPOT.COM)

Một bài viết hay của anh Chu Hảo (K6)

26-05-2014

Dân khí và Biển Đông

Chu Hảo
Khi tập đoàn lãnh đạo thâm hiểm và ngỗ ngược của nước láng giềng Phương Bắc tự  lột cái mặt nạ “4 tốt” và “16 chữ vàng” trên Biển Đông, thì người đứng đầu Chính phủ ta rõng rạc tuyên bố trong bài trả lời phỏng vấn của hãng Reuters ngày 21 tháng 5 vừa qua: “Việt Nam kiên quyết báo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình, vì chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền biển đảo là thiêng liêng” và Việt Nam : “ nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

Cùng với những lời lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược của phía Trung Quốc tại Biển Đông trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới ( Phillipin ngày 21 tháng 5 ) và Hội nghị cấp cao ASEAN ( Mianma ngày 11 tháng 5 ), những lời tâm huyết kể trên đã làm nức lòng dân chúng bởi đây là lần đầu tiên một trong bốn trụ cột cũa Lãnh  đạo quốc gia công khai lên án Trung quốc và khẳng định sẽ kiện họ ra Tòa án quốc tế; đồng thời thẳng thừng bác bỏ thứ “hữu nghị viển vông, lệ thuộc”mà từ những năm 50 thế kỷ  trước đến nay đã trở thành xiềng xich đối với dân tộc ta.

Tiếc rằng đây mới là lời phát biểu của chỉ một trong “tứ trụ triều đình” khi trả lời phỏng vấn hoặc phát biểu trên các Diễn đàn quốc tế, dù mạnh mẽ đến mấy cũng không thể thay thế được một Tuyên bố chính thức của Nhà nước thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam. Không phải ai cũng hiếu điều này. Chúng ta có nghĩa vụ làm cho dân chúng hiểu để đồng lòng yêu cầu Nhà nước ra ngay một Tuyên bố chính thức lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược của Trung Quốc và khẳng định sẽ kiện ra Tòa àn Quôc tế. 
Sự thịnh nộ của đám đông vô thức có bản chất bạo lực, nó chỉ dẫn đến sự phá phách và dễ bị bọn “ma cô chính trị” hoặc các nhóm lợi ích vị kỷ lợi dụng. Và đó không phải là dân khí! Những ngày giữa tháng 5 sôi sục khí thế tuần hành biểu tình chống hành vi ngỗ ngược bất chấp đạo lý và pháp lý của phía Trung quốc đã dịu đi trong lo lắng.  Những cuộc  mit tinh hay biểu tình do chính quyền đứng  ra tổ chức thì có vẻ hình thức, chiếu lệ, không phản ánh được khí thế sôi sục sẵn sàng chống ngoại xâm của quần chúng. Những cuộc biểu tình thực sự của quần chúng thì hoặc là bị  kẻ xấu lợi dụng kích động với ý đồ phá hoại, hoặc là bị các lực lượng an ninh của chính quyền khống chế. Ngăn cấm quyền được tự do biểu tình là vi hiến. Chậm trễ ra luật về quyền được  tự do biểu tình là lỗi của lãnh đạo quốc gia. Nếu có Luật về biểu tình thì nhà nước không phải tổ chức các cuộc mit tinh "quốc doanh" và không kẻ xấu nào lợi dụng được các cuộc biểu tình tự phát và tự giác của quàn chúng. Trong khi chờ Quốc hội  ban hành Luật  về quyền đươc tự do biểu tình, dân chúng yêu cầu Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định  38/2005 /CP  - một Nghị định vi hiến đã  góp phần làm tình hình bất ổn xã hội trong thời  gian vừa qua. 
Ngày nay dân khí của chúng ta chắc chắn không còn được như thời kháng chiến trước đây nữa bởi lòng tin của dân chúng vào sự hợp lý của thể chế chính trị và sự trong sáng của tầng lớp lãnh đạo đã mai một gần hết rồi. Đấy là sự thật không thể bác bỏ. Nếu không có gì đột biến, và nếu kiên trì theo chủ trương bất bạo động để thay đổi thực trạng thì chỉ còn có con đường nâng cao dân trí, xây dưng một xã hội dân sự lành mạnh để giáo dục, huấn luyện quần chúng thực hành dân chủ, thực hiện quyền công dân lựa chọn thể chế chính trị và bầu ra tầng lớp lãnh đạo của mình và vì mình. Việc ấy khó có thể hoàn thành trong vài thế hệ. Nhưng nếu có đột biến tích cực thì có khi chúng ta không phải chờ đợi lâu đến thế.
Một đột biến như thế hình như đang manh nha hình thành ? Khi chúng ta bị dồn đến chân tường về chủ quyền lãnh thổ và biển đảo thì hào khí Bạch Đằng và tinh thần Diên hồng lại bùng lên, tận dụng cơ hội ngàn năm có một để thoát khỏi cái vòng kim cô của ý thức hệ lạc hậu và xiềng gông của thứ “hữu nghị viển vông, lệ thuộc”.
Mới rất gần đây thôi, khi trải nghiệm “phép thử dàn khoan HD 981”, rất nhiều người ưu thời mẫn thế đau đớn  cảm nhận rằng có vẻ như bè lũ bá quyền Phương Bắc đã gần đi đến đich thôn tính Việt Nam bằng thượng sách “ không đánh mà thắng” của Tôn Tử thời Xuân Thu ( TK6 TCN ). Nhưng hôm nay thì hình như không phải vậy…
Có lần nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói với tác giả bài viết này rằng :” Cái nước mình lạ thật: không phải nước đến chân mới nhảy, mà đến bẹn mới nhảy; mà nhảy cú nào cũng đẹp!” . Hy vọng rằng nhận xét hóm hỉnh ấy của ông vẫn đúng cho lần này.

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

SĨ DIỆN và VIỂN VÔNG

25/5/2014

Xứ Việt: Sỹ diện và viển vông

Blogger Hiệu Minh
clip_image002
Đông Ki Sốt. Ảnh: Wiki
Mới rồi nghe Thủ tướng Dũng nhắc đến quan hệ Việt Trung đại ý là mối quan hệ viển vông, tôi thấy sao mà ông dùng từ đắt thế. Rất có thể người Việt ta toàn đi mây về gió, từ tư duy phát triển, chiến lược quốc gia, từ cách tìm bạn, đồng minh, đến mua súng, máy bay SU, tầu ngầm kilo để bảo vệ đất nước, rồi nhìn chỗ nào cũng thấy kẻ thù như Đông Ki Sốt nhìn cối xay gió… nên mới khổ thế này.
Hôm qua, nhà có mấy ông khách tứ phương tới chơi. Chả hiểu rượu vào lời ra thế nào mà quay sang bàn về tính cách người Việt. Một ông hỏi, người Việt có tính cách gì rõ nhất?
Trời, kể hết thế nào được: khôn vặt, láu cá, tâm lý đám đông, ưa nịnh… Nhưng mà bên Nga, Mỹ hay ở đảo Solomon hẻo lánh đều có tính cách đó, không riêng gì người Việt.
Vậy, các anh nghĩ gì về tính sỹ diện. Uh, rất có thể.
Sỹ diện người Việt, kiên nhẫn người Mỹ
Anh kể một chuyện khá hài. Chả là anh xin cho ông bố vợ sang Mỹ chơi, làm cái thư mời gửi sứ quán Mỹ. Ông cụ ra Lãnh sự Mỹ để phỏng vấn, nộp 150$, đau hết cơ quan đoàn thể, họ hỏi mỗi một câu “Ai tài trợ cho cụ đi?”. “Con rể tôi, nó viết trong giấy ấy”. “Viết là một chuyện chứng minh là chuyện khác. Cảm ơn cụ, hẹn khi khác”.
Của đau con xót, mất 3 triệu trong có 1 phút, cụ cáu quá “Này tôi nói cho anh biết nhé, cho thì cho không cho thì thôi, người Việt từng thắng Mỹ đó. Đừng có mà sỹ diện”.

Ông con rể bên này nghe tin suýt ngất. Sỹ gì không sỹ, sỹ cái vụ thắng Mỹ mới khổ. Mình xin vào Mỹ mà cứ làm như bố người ta không bằng. Có khi anh phỏng vấn lại tin Mỹ thắng Việt Nam còn khổ hơn.
Thằng con nhờ vả nghị sỹ nào đó can thiệp, cuối cùng cụ vẫn được sang chơi. Cho đi khắp nơi, cụ gật gù, nước địch thế mà cũng văn minh, đâu ra đấy. Nhưng mà thằng Mỹ mạnh thế này mà mình thắng mới tự hào. Cu con rể van như tế sao, thôi, bố nói tiếng Việt khe khẽ thôi nhé.
Nhớ lần cụ Lê Khả Phiêu đón Bill Clinton tại dinh Tổng Bí thư cách đây 14 năm (2000). Lẽ ra tiếp khách cựu thù thì nên quên quá khứ, hướng đến tương lai, cốt để hợp tác có lợi cho cả hai, chả hiểu nghĩ thế nào, cụ nói toẹt vào mặt Bill Clinton, Mỹ là đế quốc xâm lược.
“Căn nguyên cuộc kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi là từ đâu? Sâu xa là từ khi chủ nghĩa đế quốc đi đánh chiếm thuộc địa. Nước Việt Nam có đem quân đi đánh Hoa Kỳ đâu mà Hoa Kỳ lại đem quân sang đánh Việt Nam?”.
Rồi cụ Phiêu dạy Bill: “…Hơn 30 năm chiến tranh, 19 năm bị cấm vận, gặp vô vàn khó khăn, thách thức, nhưng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam vẫn tồn tại, vẫn phát triển và nhất định sẽ phát triển.
Tôi được mời đi thăm Pháp, Italia và Cộng đồng châu Âu, tôi cũng nói như vậy. Bà Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ trong một lần gặp tôi có hỏi: Chủ nghĩa Xã hội có tồn tại được không? Tôi nói: Không những tồn tại mà Chủ nghĩa Xã hội sẽ tiếp tục phát triển thắng lợi.
Về đối ngoại, Việt Nam chúng tôi muốn là bạn với tất cả các dân tộc, các quốc gia trên thế giới, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập, hữu nghị và phát triển, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Chúng tôi theo đuổi một đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, chúng tôi không đóng cửa. Việc ký Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ chính là cũng nằm trong đường lối đó. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước, quan hệ thương mại với hơn 150 nước, Đảng chúng tôi có quan hệ với hơn 180 đảng Cộng sản, cánh tả, đảng cầm quyền.
Dù sau này, Ngài bàn giao nhiệm vụ cho tổng thống mới thì tôi vẫn xin mời Ngài và gia đình sang thăm lại Việt Nam.
Chúc Ngài, Cụ bà, Phu nhân và cháu gái Chelsea dồi dào sức khỏe và hạnh phúc”.
Clinton nghe xong chẳng hiểu vui hay buồn. Nhưng ông vẫn giữ lời hứa, thăm Việt Nam vài lần sau khi về vườn, nàng Hillary quay lại Hà Nội trong vai Ngoại trưởng. Chả hiểu hai ông bà có thăm lại cụ Phiêu không.
Sau này là bao nhiêu chuyện nhân quyền, tự do dân chủ, TPP, hợp tác… dù bao khó khăn, quan hệ hai nước vẫn tốt dần lên. 16 ngàn sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ đủ nói lên điều gì.
Bây giờ CNXH đang long đong lật đật giữa Biển Đông với “hai dòng thác cách mạng Putin và Tập Cận Bình” nhằm bóp chết Việt Nam, 180 đảng cộng sản kia đi đâu hết, người Mỹ lại chìa tay, có cần giúp không.
Lắp ghép các sự kiện, khâm phục thay sự kiên nhẫn của người Mỹ đối với  tính sỹ của người Việt.
Viển vông …xứ Việt
Nghe chuyện anh bạn, cả bọn cười vui nhưng trong lòng buồn, nhất là trong bối cảnh Nga-Trung bắt tay, định làm gỏi Ukraine và Việt Nam, nhằm dạy cho Mỹ một bài học về ứng xử, đúng kiểu… cụ Lê Khả Phiêu.
Rồi anh hỏi, dân mình có viển vông không. Oh, đúng quá, Thủ tướng vừa nhắc đến quan hệ Việt Trung “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Từ xưa tới nay, tôi chẳng bao giờ đọc bài của Thủ tướng từ đầu đến cuối. Lần này cũng thế, nhưng tôi thích chữ “viển vông”, mà ông dùng rất chuẩn.
Hữu nghị viển vông, đại cục viển vông, 16 chữ vàng, 4 tốt viển vông, ngay cả CNXH cũng viển vông nên TBT mới thở dài “100 năm nữa chưa chắc đã thành công”.  Thế mà từ ông cao nhất đến cụ kéo xích lô tin sái cổ. Viển vông từ đó mà ra. Dân góp ý, các bố mang gông tới liền.
Trí thức du học Liên Xô tin Nga, vũ khí Nga, tư tưởng Nga, sức mạnh Nga bảo vệ Việt Nam, một niềm tin viển vông, dù thời đi học chỉ ăn cá hộp tanh lòm với mì sợi, bánh mỳ đen phết bơ.
Đó là một tính cách đặc trưng của người Việt, không thực tế, sống trong hão huyền, tin người, thành ra cái “viển vông” 16 chữ vàng, 4 tốt, văn hóa Nga vĩ đại, vũ khí nhất thế giới… làm hại cả đất nước.
Thế hệ U50-90 thích Đông Ki Sốt (Don Quixote de la Mancha – Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha) “Chiến với cối xay gió”.  Đây là nhân vật ham mê phiêu lưu, muốn trở thành hiệp sĩ trừ gian diệt bạo, cứu người lương thiện. Y rất dũng cảm “quyết quét sạch sự xấu xa khỏi mặt đất, dũng cảm tấn công địch, quyết thắng kẻ thù, không rên rỉ, dù ruột có lòi ra ngoài”.
Chỉ có điều, kẻ thù của Đông Ki Sốt là cối xay gió, vì thế nhân vật này trở thành viển vông nhất trong sách vở.
Nghe các bạn bàn về thời thế, tôi cứ nghĩ thầm, hay là do trẻ xứ mình đọc Đông Ki Sốt quá nhiều nên bị nhiễm tính sỹ diện, thích chuyện mây gió.
Bao giờ từ dân tới quan, sống và tư duy thực tế một chút, mới mong nước Việt mạnh lên.
H.M.
24-5-2014
Nguồn: hieuminh.org

Bạn Vũ Mão đã làm chúng tôi thất vọng !

Calathau 
Trong tất cả các cuộc Hội Lớp, hội Trường, bạn Vũ Mão bao giờ cũng tự chọn vị trí VIP.
Trong ảnh là Lễ kỷ niệm 6o năm thành lập Trường TNVN (1953-2013 tại HN)
Giở lại lịch thì thấy, vào chiều 21/5, tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn của Hãng AP (Mỹ) và Reuters (Anh), lần đầu tiên  nêu rõ quan điểm  về tình hình Biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam là "...Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.". Tuyên bố này làm nức lòng quân và dân cả nước, trấn động dư luận thế giới. Tuyên bố này cũng có nghĩa cái gọi là tình hữu nghị "4 tốt", "16 chữ Vàng" là một thứ " viển vông" - nôn na là " bánh vẽ" nhử con nít !
Bên hành lang Quốc hội Nhạc sĩ  Vũ Mão tặng
TBT N.P.Trong thơ và nhạc do mình sáng tác .
Còn Quốc hội VN Khóa XIII , khai mạc kỳ họp thứ 7 vào sáng 20/5. Và bên ngoài hội trường, Vũ Mão đã trả lời phỏng vấn báo chí có câu : “Chúng ta nên nói với nhân dân thế nào về phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt trong quan hệ đối ngoại hai nước. Tôi cho rằng, 16 chữ ấy có thể có lúc không đạt được nhưng nó vẫn là cái mong muốn muôn thuở (.....)  Mối bang giao với Trung Quốc đã có thời kì rất tốt đẹp mà Bác Hồ góp công xây dựng lên. Chúng ta cần giữ và phát huy điều đó. Có lúc mối quan hệ hai bên trục trặc, lúc thăng lúc trầm thì có thể coi đó là sự việc cụ thể nhưng không đến nỗi ngỡ ngàng. Chúng ta không đến nỗi bi quan để xử lý tình hình. Tôi mong muốn nhanh chóng có sự ổn định trở về với mối quan hệ hai nước láng giềng tốt để cùng nhau phát triển." .

Rất khó " bênh" Vũ Mão, rằng, có thể ông ấy " mạnh miệng " nói vậy bởi chưa biết ở bên Philippines ông Thủ tướng mới tung ra một đòn hiểm nhằm khai tử ba cái đồ Tầu độc hại "viển vông" . Mà cũng không chỉ có ông Vũ Mão ( nói với tư cách cá nhân, hoặc tư cách nhạc sĩ - Như báo Pháp Luật phong, chứ đâu phải với tư cách đại biểu Quốc hội như thời vàng son của ông !), các vị tai to mặt lớn khác như Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Xuân Phúc ...trên điễn đàn Quốc hội cũng chỉ nói những lời sáo rỗng, thuộc lòng chả có gì mới , nghe ỉu xìu ! (Không tin xin bấm đọc Tại đây ).

Mấy ngày nay dư luận cả nước và toàn thế giới ( kể cả Trung Cộng) đều đánh giá phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng như một chỉ dấu cho chính sách mới của Đảng CSVN (?) trong quan hệ với Trung Quốc . Đã xuất hiện nhiều lần từ " Thoát Hán", " Thoát Trung" không phải không có lý do. Vậy tại sao trên diễn đàn Quốc hội , ngày khai mạc kỳ họp các cụ vẫn " bài ca không quên" tấu lên có vẻ rất lạc điệu ! Thế ra Thủ tướng phát biểu ngẫu hứng à ? Vậy hóa ra ông Vũ Mão cũng không biết gì à ? . Nói vậy không phải " bênh" cụ Mão. Tính tình cụ bạn, K5 và một số bạn sau này cùng chung Lớp với cụ ở Ngô Quyền có lạ gì đâu ! Vũ Mão làm to, được TW tín nhiệm . Hoạt động sôi nổi, nhiều tài lẻ như làm thơ, viết nhạc, hát hò ...Vũ Mão có quan điểm riêng về nhận thức chính trị, trong đó có nhận thức về quan hệ Việt-Trung . Cũng có thể kể thêm bạn Hoàng Vĩnh Giang (K1 cùng với Kháng Chiến), bạn Nguyễn Thiện Nhân ( Phó thủ tướng, cựu HS trường Trỗi thuộc lứa đàn em chúng ta thời ở Quế Lâm sau này )...nhiều lần phát biểu không đại diện cho tình cảm chung của những HS từng học ở Trung Quốc thời chúng ta hành quân xuyên rừng Việt Bắc rồi chui qua Ải Nam Quan sang đất Tầu ăn học . Có thể thông cảm được, nhưng nay , khi thủ tướng ( thay mặt BCT chứ nhỉ ), đã tuyên bố rứt khoát không chấp nhận về " một thứ hòa bình hữu nghị viển vông ..lệ thuộc " mà còn cố giữ cái viển vông ấy, lệ thuộc ấy thì xếp vào " thế lực phản động" chứ còn gì nữa !

Cuối cùng xin nhắc lại câu nói của một số bạn sau khi xem đêm nhạc "Tình ca Vũ Mão" rằng, Vũ Mão " Bạn làm chúng tôi tự hào về bạn", là có thật, là những gì diễn ra trong đêm nhạc ấy. Không phải về tài năng âm nhạc và thơ, mà về cách những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng có mặt hôm ấy nói về bạn Vũ Mão của chúng ta và -quan trọng hơn, thái độ chân tình của Vũ Mão  với nhóm các bạn Quế Lâm có mặt hôm ấy- dù không một lời khen tác phẩm của " Nhạc sĩ " Vũ Mão !.
Nhưng nói gì thì nói, Vũ Mão, bạn đã làm chúng tôi thất vọng !
Calathau 

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Kosyrev, kẻ ngớ ngẩn !


Rất thất vọng với ông, Kosyrev!

Nguyễn Văn Song
Trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga V.Putin, Hãng  RIA Novosti (РИА Новости), hãng thông tấn lớn của Nga đã đăng tải bài bình luận của ông Kosyrev, người nhiều năm thường trú tại châu Á; trong đó tác giả bài báo đã đưa ra những thông tin xuyên tạc làm tổn thương đến người Việt Nam. Để phản bác lại những xuyên tạc này Thoiviet đăng bài phân tích của ông Nguyễn Đăng Song, nguyên Phó Tổng Biên tập tạp chí Kiến thức quốc phòng (Bộ Quốc phòng). Mời bạn đọc theo dõi.

Trong bài báo của ông Kosyrev có 3 điểm chủ yếu cần lên án.

1.Kosyrev nói: “Hai ngàn năm trước, Việt Nam là một phần của Trung Quốc”. Thật nực cười, vì chính người Trung Quốc cũng thừa nhận cương vực rạch ròi giữa hai nước từ ngàn xưa. Chính vì vậy, có lẽ không cần bận tâm ông Kosyrev nói gì.

2. Giàn khoan Hải Dương-981 được hạ đặt “trên thềm lục địa, cách bờ biển Trung Quốc 27 km và cách bờ biển Việt Nam tận 241 km”, rằng “quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về Trung Quốc”. Ai cũng biết, mọi bản đồ do chính Trung Quốc xuất bản trước đây đều xác định vị trí cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Còn bản đồ “Đường lưỡi bò” công bố gần đây chỉ có con bò – bò đực thiến mới đưa ra, người bình thường không ai làm thế cả.

3. Những sự kiện đáng tiếc ở Bình Dương và Hà Tĩnh được ông Kosyrev cho rằng “Trung Quốc đã phải cứu công dân của mình khỏi bạo loạn”; ông còn so sánh sự kiện này với sự kiện xảy ra ở quảng trường Maidan (Kiev) dạo tháng 2/2014 vừa qua. Ở đây, như cách diễn đạt của Ngoại trưởng Nga Lavrov về việc phương Tây không thừa nhận Nga đã rút quân khỏi biên giới với Ukraine lần trước, Kosyrev có lẽ đã cố tình không hiểu.

Vì những lí do trên, có lẽ không cần phải “phản bác” gì nhiều, mà hãy thử nhìn nhận vấn đề theo một cách khác.

Thứ nhất, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ở Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một việc làm được tính toán kỹ càng, nằm trong chuỗi hành động nhằm độc chiếm Biển Đông. Lựa chọn tiến hành vụ việc vào thời điểm này, Trung Quốc còn nhắm mũi tên vào 3 đích khác.

- ASEAN, trước thềm Hội nghị Cấp cao 24, để ra đòn phủ đầu ASEAN, đánh đi tín hiệu rằng ASEAN đừng mong chờ gì ở Trung Quốc về COC. Khác với mọi lần, ASEAN đã có phản ứng “phù hợp” một cách kịp thời.Philippines, Indonesia và Malaysia thậm chí phản ứng gay gắt. Chỉ tiếc là các “đồng chí” Lào và Campuchia vẫn “im lặng một cách đáng sợ”.

- Mỹ, ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines, để dằn mặt và thách thức Mỹ. Mỹ đã phản ứng khá quyết liệt, tất nhiên trước hết là vì lợi ích của nước Mỹ.

- Nga, vào thời điểm cuộc khủng hoảng Ukraine đang ở cao trào, Nga đang bị phân tâm và cô lập, để gây sức ép với Nga, buộc Nga có những nhượng bộ với Trung Quốc.

Ở đây, có lẽ đa số người dân Việt Nam mong muốn và có quyền yêu cầu Nga có phản ứng tích cực hơn trong “sự kiện Hải Dương-981”. Mong muốn, bởi tình hữu nghị anh em đã gắn bó hai dân tộc từ hàng chục năm nay, nước Nga là một phần tình cảm của người Việt Nam. Có quyền, vì trong quan hệ đối tác những năm gần đây, Việt Nam đã dành cho Nga nhiều ưu ái cả về chính trị và kinh tế. Đây đó đã có những đề nghị Chính phủ Việt Nam hủy bỏ hợp tác với Nga trong các lĩnh vực dầu khí, hạt nhân, quốc phòng…, vì chúng ta không thiếu gì đối tác.

Thế mà khi xảy ra “sự kiện Hải Dương-981”, Nga đã bày tỏ quan điểm một cách chậm trễ, chỉ ở mức Lukashevich (Người phát ngôn Bộ Ngoại giao), với cách diễn đạt rất chừng mực, rất “an toàn”, diễn giải sao cũng được. Buồn! Thất vọng!

Tuy nhiên, có lẽ nên nhìn nhận vấn đề một cách tỉnh táo, công bằng hơn. Trong thế giới ngày nay, rất khó chờ đợi một sự thể hiện kiểu “Liên Xô quyết không để đồng minh của mình chịu hoạn nạn”, như dưới thời Brejnev. Ngày nay, lợi ích và an ninh quốc gia là tối thượng, mọi lợi ích khác đều là thứ yếu. Nước Nga đang bị phương Tây trừng phạt và cô lập, những khó khăn có thể đe dọa thậm chí an ninh quốc gia Nga là hiện hữu. Trong bối cảnh đó, Nga cần có lối thoát, Nga cần có đồng minh, mà đồng minh ngày nay phải đánh đổi bằng rất nhiều thứ, kể cả các quan hệ.

Hơn nữa, không nên quên rằng, Nga cũng đã giúp Việt Nam khá nhiều, tất nhiên không còn dưới dạng viện trợ không hoàn lại như trước đây, nhưng cũng với những ưu ái đáng kể. Chỉ riêng trong lĩnh vực quân sự, Nga đã giúp trang bị cho Quân đội ta những vũ khí trang bị hiện đại mà các nước khác trong khu vực không có. Trong trường hợp “cực chẳng đã”, máy bay Su-30MKK của Không quân Việt Nam chỉ sau khi cất cánh vài chục phút đã có thể biến giàn khoan Hải Dương -981 trị giá 1 tỉ USD thành tro bụi trên đại dương mà máy bay Trung Quốc không dám cất cánh ngăn chặn. Còn tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam, có thể ăn cơm nhà sáng đi tối về, sau khi đã làm tan hoang căn cứ hải quân Tam Á cùng tàu sân bay Thi Lang mới hạ thủy của Trung Quốc, mà hệ thống cảnh báo của Trung Quốc không thể phát hiện, hệ thống săn ngầm của Trung Quốc phải bó tay.

Chưa kể, rất có thể Nga còn hỗ trợ Việt Nam qua những kênh khác mà những người không phận sự và không thẩm quyền không biết được.

Hãy thông cảm cho nước Nga!

Thứ hai, quay trở lại bài báo của ông Kosyrev, với bề dày công việc và ở lứa tuổi gần 60, lẽ nào ông không biết: Không chỉ với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc còn đưa ra “Đường lưỡi bò” với chính nước Nga của ông; và trong mọi quan hệ, Trung Quốc chưa bao giờ thật lòng với nước Nga.

Trong khi Việt Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến gian khổ chống xâm lược Mỹ thì Trung Quốc chủ trương “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” và “đánh Liên Xô đến người Mỹ cuối cùng”. Tháng 10/1966, sau khi tuyên bố “Liên Xô là kẻ thù không đội trời chung với Trung Quốc” và phá bỏ mọi đài kỷ niệm biểu trưng cho tình hữu nghị Xô-Trung, Trung Quốc đã đưa quân đội đến biên giới với Liên Xô ở khu vực Pamir, nơi trước đó chưa bao giờ có quân Trung Quốc đến để tiến hành các hoạt động khiêu khích.

Nhà báo ắt phải đọc nhiều, ông Kosyrev biết không?

Tháng 1/1967, sau vụ lưu học sinh Trung Quốc gây xô xát với cảnh sát Trung Quốc ở Quảng trường Đỏ (chắc chắn là có chỉ đạo), Trung Quốc đã phát động một cao trào chống Liên Xô cả trong và ngoài nước, lên án “Liên Xô là phát xít, là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân loại, là đại bản doanh của phản động thế giới…”. Trung Quốc đã tổ chức hàng trăm vụ khiêu khích thô bạo trước Đại sứ quán Liên Xô tại Bắc Kinh và nhiều nước khác, kể cả trên các tuyến đường liên vận.

Ông Kosyrev biết không?

Trong các ngày 2/3 và 15/3/1969, Trung Quốc bất ngờ mở các cuộc tiến công vũ trang vào lực lượng biên phòng Liên Xô ở đảo Damansky (Trân Bảo) trên sông Ussuri là biên giới thiên nhiên giữa hai nước, giết hại hàng chục sĩ quan, binh sĩ Liên Xô. Sau khi hai bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn, Bắc Kinh đã huy động đến 400 triệu lượt người Trung Quốc mở đợt đấu tranh vu khống “Liên Xô xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc”, coi Liên Xô là mối đe dọa nguy hiểm còn hơn Mỹ lúc bấy giờ.

Ông Kosyrev biết không?

Bước vào đàm phán, Trung Quốc đưa ra yêu sách về lãnh thổ mà Trung Quốc gọi là “khu vực tranh chấp” như một điều kiện tiên quyết, đồng thời đưa ra nhiều yêu sách khác mà Liên Xô không thể chấp nhận, rồi đổ lỗi cho phía Liên Xô gây bế tắc cho quá trình đàm phán. Cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc ra sức tranh thủ Albania, Romania, Nam Tư để hình thành trên thực tế ở khu vực Balkans một trung tâm chống Liên Xô, làm cho hậu phương trực tiếp của Liên Xô là Đông Âu không ổn định, phá quan hệ đồng minh Liên Xô- Đông Âu.

Chắc chắn ông Kosyrev biết!

Sau gần 40 năm đàm phán, vấn đề đường biên giới (dài hơn 4.300 km) của hai nước cơ bản đã được giải quyết. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn tìm cách xâm lấn khu vực phía Đông của Nga. Vùng Viễn Đông trải dài 1/3 lãnh thổ Nga, nhưng dân số chưa đầy 7 triệu người (chiếm 5% dân số Nga), trong khi đó, phía bên kia biên giới lại có khoảng 110 triệu người Trung Quốc sinh sống. Dòng người di cư bất hợp pháp từ Trung Quốc tràn sang xâm chiếm vùng Viễn Đông của Nga hàng năm là rất lớn.

Hiện tại, ước tính có khoảng 2,5 triệu người Trung Quốc đã tràn sang sống dọc theo biên giới phía Đông nước Nga. Con số này có thể tiếp tục tăng lên khi các công ty năng lượng của Nga vẫn còn thuê lao động người Trung Quốc phục vụ cho các dự án của mình. Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục hòa nhập vào cộng đồng dân cư thưa thớt ở Viễn Đông, hợp pháp hóa sự sinh sống lâu dài của họ, qua đó từng bước trở thành ông chủ các tỉnh, thành phố khu vực Viễn Đông. Điều này nằm trong chiến lược “phát triển ra bên ngoài” của Trung Quốc.

Chắc chắn ông Kosyrev biết!

Chưa hết, Trung Quốc đang tìm mọi cách để loại Nga ra khỏi khu vực Trung Á, vốn cũng là “sân sau” của Nga, thay thế Nga trong vai trò lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Trung Quốc là bậc thầy trong việc sao chép và đánh cắp công nghệ quân sự của Nga. Thương mại song phương Nga - Trung đang phát triển theo hướng có lợi cho Trung Quốc, thiệt cho Nga, vì Nga cung cấp nguyên liệu, còn Trung Quốc bàn sản phẩm cho Nga, hàng giá rẻ Trung Quốc đang tàn phá thị trường Nga.

Ông Kosyrev phải biết!

Chỉ riêng trong hợp đồng cung cấp khí đốt hai nước đạt được ngày 21/5 vừa qua, trong bối cảnh Nga đang rất cần thị trường mới thay cho thị trường Ukraine và EU, chắc chắn Nga bị gây sức ép. Một hợp đồng đàm phán so kè suốt 10 năm, nay đạt được thỏa thuận vào phút chót trước khi Tổng thống Putin lên máy bay và với những chi tiết không được tiết lộ (chủ yếu về giá cả), chắc chắn  Nga chịu thua thiệt, cả về chính trị lẫn kinh tế. 

Tổng thống Putin có biết không? Là một chính khách lão luyện, lại vốn là cựu nhân viên tình báo, chắc chắn ông Putin biết rõ những chiêu trò của Trung Quốc, và ông rất cảnh giác với Trung Quốc. Chẳng qua đây chỉ là bước đi sách lược của ông trong tình huống ông không còn lựa chọn nào khác, để đảm bảo lợi ích tối thượng của nước Nga như đã nói trên.

Thế nhưng, chắc chắn nhiều người Nga bình thường không thông thạo những ngõ ngách của thời cuộc, sẽ phải thốt lên: Nhục! Là một người Nga rất yêu nước Nga và đầy lòng tự trọng, ông Kosyrev có cảm thấy nhục không, khi nước Nga vĩ đại của Pie đại đế, của Kutuzov và của chính ông, bị Trung Quốc hạ nhục?

Chắc chắn ông cũng biết mọi chuyện và cũng cảm thấy nhục cho quốc thể. Vậy thì ông đưa ra bài viết đầy định kiến với Việt Nam - người bạn tốt nhất và có khi là duy nhất còn lại của nước Nga, trong khi biện hộ cho kẻ thù truyền kiếp và kẻ hạ nhục đất nước ông, ca ngợi “việc một số lượng kỷ lục các thỏa thuận được ký giữa Nga và Trung Quốc còn tốt hơn mọi tuyên bố to tát”, là nhằm mục đích gì?

Đầu cơ chính trị? Ông Kosyrev không đủ tầm.

Làm người đốt đền Herostratos, để lấy hư danh? Ông Kosyrev không đủ sức.

Chỉ còn một cách lí giải: Ông ngớ ngẩn, như nhân vật Mitrofanoff trong đời sống dân gian Nga. Mà đã là kẻ ngớ ngẩn, thì chấp ông ta làm gì!

THÔNG TIN THÊM VỀ VỤ TỰ THIÊU PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC BIỂN ĐẢO


                                                                                      ( Dodongart thiết kế )
Phật tử Liệt nữ Lê thị Tuyết Mai
Pháp danh ĐỒNG XUÂN
Sinh năm 1947 tại Quảng Trị
 
HỒI CHUÔNG CẢNH TÌNH

                                        Xưa Quảng Đức Lửa Từ Bi bừng sáng
                                        Khiến nhà Ngô sụp đổ bởi tham tàn
                                        Nay Phật tử dám tự thiêu thân mạng
                                        Kết lương tri hồn Việt giữ giang san.
                                                                                    ( Công Kỳ sưu tầm)

 Như chúng tôi đã đưa tin :
Chiều 23/5, Ủy ban nhân dân quận 1, TP HCM tổ chức họp báo thông tin ban đầu về vụ việc một phụ nữ dùng xăng tự thiêu trước cổng Hội trường Thống Nhất sáng cùng ngày.
Tại cuộc họp báo diễn ra chiều nay, ông Lê Trương Hải Hiếu - Phó Chủ tịch UBND quận 1, TPHCM cho biết, người phụ nữ tự thiêu là bà Lê Thị Tuyết Mai (67 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM).

Đáng chú ý, theo ông Hiếu, bà Mai trước khi tự thiêu đã viết và để lại các biểu ngữ có nội dung như sau: 


- Yêu cầu Trung Quốc rút khỏi biển Việt Nam
- Ủng hộ Cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam 
- Yêu cầu đoàn kết đập tan mưu đồ xâm lược của Trung Quốc  
- Trả lại biển đảo cho Việt Nam  
- Xin nhà nước và bạn bè quốc tế ủng hộ cho nhân dân Việt Nam bảo vệ quyền lãnh thổ hải phận Việt Nam
- Nguyện cầu đất nước thanh bình an lạc
 Bút tích của bà Lê Thị Tuyết Mai


Thượng tá Phan Thanh Liêm, Phó Trưởng Công an quận 1 cho biết, trong quá trình xác minh, công an còn thu giữ 6 tờ giấy "tuyệt mệnh” mà bà Mai để lại thể hiện nội dung muốn thanh thản ra đi và biểu thị lòng yêu nước trước sự việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Một trong những bức thư, được xác định là bút tích của bà Mai ghi: “Xưa kia có Bà Trưng dùng ngọn đuốc của Thi Sách để đánh chiếm thành Ngọc Hồi. Hôm nay tôi dùng ngọn đuốc thân này để hậu thuẫn cho cảnh sát biển và ngư dân”.

Trong đó, điển hình nhất là bức thư được ghi trong khổ giấy lớn với nội dung: “Suốt 10 ngày qua tôi sống thầm lặng và sôi sục lòng yêu nước. Hôm nay tôi quyết chí đốt thân mình làm ánh đuốc soi đường cho những ai xâm lược và ngoan cố chiếm đóng lãnh hải của chúng tôi”
.


Một trong những tờ giấy người phụ nữ tự thiêu ghi lại phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương trái phép trên vùng biển Việt Nam
Suốt mười ngày qua tôi sống thầm lặng và sôi sục lòng yêu nước, hôm nay tôi quyết chí đốt thân mình hòa ánh đuốc soi đường do những người xâm lược và ngoan cố chiếm đóng lãnh hải chúng tôi... Nguyện hồn thiêng đất nước cho con làm một việc yêu nước không gặp trở ngại, không có gì ngăn cản và đừng tìm cách cứu sống... Xưa kia hai bà Trưng hy sinh Thy Sách để nung nấu ý chí quân sỹ và nhân dân để chiếm đánh thành Ngọc Hồi, hôm nay tôi nguyện làm ngọn đuốc để hậu thuẫn, thêm sức mạnh cho cảnh sát biển cùng ngư dân”
 

Theo VOV, VTC & GDVN

LỚP 6 THÔNG BÁO TIN BUỒN

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN


 Chị Trần Ánh Tuyết
( Sinh 15/10/1938 )
Cựu HS Lớp 6 Trường TNVN (1953-1958)
Nguyên BS Trưởng khoa huyết học BV Nhi TW. 
(Chồng là GS Bùi Chu Hoành )
Đã từ trần ngày 17/5/2014 , tại Hà Nội do bệnh tiểu đường biến chứng . 
( Đông đảo các bạn học K6 QL đã đến viếng và dự Lễ truy điệu  )

Toàn thể cựu HS K5 và các Bloggers thành viên lusonquelam.blogspot xin gửi tới gia quyến chị Trần Ánh Tuyết và các anh chị K6 Lời chia buồn thống thiết nhất

----------oOo-----------

 VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN

 Anh Nguyễn Thái:
( Sinh 1/1939 )
Cựu Học sinh Lớp 6 Trường TNVN  (1953-1958)
Cựu SV Khóa 3 Hóa thực phẩm ĐHBK.
Nguyên CB thanh tra của bộ NN và PTNT. 
Đã từ trần ngày 23/5/2014 do Tai biến mạch máu não :
Tang lễ sẽ cử hành vào ngày 28/5/2014 
Tại nhà tang lễ Bệnh viện 354 phố Đội Nhân (Hà Nội)


gia quyến anh Nguyễn Thái  và các anh chị K6 lời chia buồn thống thiết nhất