Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

WB và lễ công bố “Báo cáo Việt Nam 2035”

WB và VN công bố báo cáo VN 2035. Ảnh: TBKT SG
WB và VN công bố báo cáo VN 2035. Ảnh: TBKT SG
(TBKTSG Online) – “Không thực hiện cải cách, Việt Nam sẽ không thể khai thác được cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức, và nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình sẽ khó có thể tránh khỏi”.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định như trên tại Lễ công bố “Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim chủ trì, với sự tham dự của nhiều thành viên chính phủ, các quan chức cao cấp nhất của Ngân hàng Thế giới, các đại sứ và hàng trăm khách mời trong nước và quốc tế sáng 23-2 tại Hà Nội.
Ông khẳng định: “Chúng tôi tin rằng những thế hệ người Việt Nam hiện nay và tương lai chắc chắn có đủ ý chí, bản lĩnh và năng lực để thực hiện thành công công cuộc đổi mới”.
Ôn lại quá khứ, ông Vinh cho biết, từ năm 1986 đến nay, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gần 4 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 50% xuống còn dưới 5%… “Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước nghèo, chúng ta chưa bằng lòng, thỏa mãn với những gì đạt được nhất là khi chúng ta nhìn lại mình trong tương quan với các nước bên cạnh có cùng điều kiện như chúng ta”, ông nói.
Theo bộ trưởng, đầu thế kỷ thứ 19 (1820) Việt Nam đã có vị thế rất đáng nể trong khu vực về dân số cũng như quy mô về kinh tế, lớn hơn cả Phippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần so với Thái Lan. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khi đó xấp xỉ mức trung bình của thế giới.
Tuy nhiên, đến nay (2014) thu nhập bình quân đầu người của nước ta chỉ bằng hơn 1/5 mức trung bình của thế giới (2.052/12.000 đô la Mỹ), chỉ bằng hơn 1/3 thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan (5.977 đô la Mỹ) và hơn 1/5 thu nhập bình quân đầu người của Malaysia (11.307 đô la Mỹ).
Ông nói: “Mọi sự so sánh đều là khập khiễng vì trong lịch sử Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược và thống nhất đất nước, nhưng chúng ta cũng đã có 40 năm sống trong hòa bình, 30 năm đổi mới. Đây là quãng thời gian dài tương đương với thời gian để các quốc gia lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đưa đất nước mình từ những đất nước nông nghiệp nghèo nàn trở thành các quốc gia có kinh tế phát triển”.
….xem tiếp trên TB KT Sài Gòn
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim, người ký với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035 hồi giữa năm 2014, cho biết tài liệu này là rất quan trọng với Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.
Nhắc lại từng là quốc gia nghèo nhất trên thế giới hồi đầu thập kỷ 80, mà Việt Nam vươn lên thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp hiện nay trong vòng vài thập kỷ, ông Kim nói: “Việt Nam không muốn ngủ quên trên thành công trong quá khứ, mà muốn vươn lên qua việc xây dựng báo cáo này”.
Ông Kim khẳng định, báo cáo vạch ra con đường để Việt Nam giải quyết những thách thức đang gặp phải, như phải chú trọng tới cơ chế thị trường, chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực, sử dụng cam kết quốc tế cho cải cách cơ cấu.
Ông nhắc lại Hàn Quốc những năm 50, khi ông sinh ra, từng được coi là một trường hợp “vô vọng” không thể phát triển, thạm chí không được vay ODA ưu đãi. Nhưng trong vòng vài thập kỷ, Hàn Quốc đã phát triển thần kỳ để có ngày nay.
Tương tự, cách đây 25 năm khi tỷ lệ đói nghèo trên 50% thì nhiều người cũng nghĩ Việt Nam cũng vô vọng giống Hàn Quốc, ông nói.
Ông nói: “(Lãnh đạo) phải thấy được những con đường, những thách thức phía trước để đưa ra các quyết định. Đây là thời điểm để xác định tương lai. Chúng tôi sẽ dõi theo Việt Nam, và hi vọng Việt Nam sẽ có những bước tiến dũng cảm để đạt được tương lai đó”.
------------------------------
Sau khi 1 trang mạng đăng tải thông tin này đã có nhiều người comment. 
Sau đây là 1 số ý kiến nhận xét .

Cua Times. Tin trên có một đoạn “Chủ tịch WB, người ký với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035 hồi giữa năm 2014…”. Lẽ ra lần này, TT Dũng phải có mặt để chính thức ra mắt báo cáo có tầm quan trọng tới hai thập kỷ. Không hiểu vì lý do gì mà TT Dũng không tới lại cử phó tướng Vũ Đức Đam.
Giới thạo tin cho hay, một còm sỹ của hang Cua cũng tham gia soạn thảo báo cáo trên. Thật vinh dự và tự hào thay cho … chúng ta :)
  1. CD@3n says:
    – gop với entry :
    “Trong báo cáo Doing Bussiness 2016 vừa được WB công bố, doanh nghiệp VN phải dành gần 40% lợi nhuận để nộp thuế, chưa kể phí và các khoản chi phí “không tên” khác…”
    Bà Nguyễn Minh Thảo – phó ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – cho biết theo báo cáo 2016 của WB, tỉ trọng thuế/lợi nhuận của doanh nghiệp VN đã giảm nhẹ so với báo cáo năm 2015 nhưng vẫn đứng ở mức khá cao, lên tới 39,4% lợi nhuận để nộp thuế. Và theo cách tính của WB, các khoản được xem là thuế bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… “Đó là chưa kể thuế VAT đã không được WB tính vào”
    “Cũng theo bà Thảo, dù tỉ trọng thuế trên lợi nhuận mà doanh nghiệp VN phải nộp thấp hơn một số nước như Mỹ, Trung Quốc… nhưng cao hơn rất nhiều nước trong khu vực. Cụ thể, tỉ lệ này tại Singapore là 18,4%, Thái Lan cũng chỉ khoảng 27,5%, Campuchia 21%, Indonesia 29,7%… “Hàn Quốc là nước phát triển và có cách tính thuế phức tạp nhưng tổng thu thuế cũng chỉ chiếm 33% lợi nhuận của doanh nghiệp”
    http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160226/lam-duoc-10-dong-thue-an-4-dong/1057399.html
    ——————————-
  2.   TamHmong says:
     Thành thực mà nói sau khi đọc được tin bà Phạm Chi Lan có tham gia soạn thảo Báo cáo VN 2035 thì tôi như trút được một gánh nặng. Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến sau đây của bà Pham Chi Lan

    “Cũng liên quan đến “Báo cáo Việt Nam 2035”, hôm 25/2, Thời báo Kinh tế Sài Gòndẫn lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, một thành viên tham gia soạn thảo: Thông điệp quan trọng nhất, xuyên suốt khắp báo cáo đó là phải cải cách thể chế nếu không muốn bị lạc hậu. Đó là lý do báo cáo có một chương dành riêng nói về cải cách thể chế và các chương còn lại ít nhiều đều có đề cập đến vấn đề này.
    Cách duy nhất là tăng năng suất lao động
    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh trong buổi nói chuyện với các phóng viên tại TPHCM hôm nay rằng muốn đạt được mức thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình – cao của thế giới là hơn 7.000 đô la Mỹ/người/ năm (15.000 – 18.000 đô la Mỹ tính theo sức mua tương đương) vào năm 2035, Việt Nam không còn cách nào khác là phải tăng năng suất lao động.
    Bà Phạm Chi Lan nói rằng, nếu đến 2035, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt được mức hơn 7.000 đô la Mỹ như kỳ vọng mà Báo cáo Việt Nam 2035 đề ra thì cũng chỉ mới bằng thu nhập bình quân của người dân Malaysia vào năm 2010.
    Và muốn đạt được vậy thì năng suất lao động phải tăng để đóng góp 92% trong tăng trưởng kinh tế. “Nếu năng suất lao động không tăng thì sẽ chắc chắn sẽ không thể có mức thu nhập bình quân kể trên”, bà Lan khẳng định.
    Lý do, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, nằm ở chỗ, các yếu tố khác đẩy kinh tế tăng trưởng là vốn, số lượng lao động… như bao năm qua, đến nay đều đã hết. Bà Lan nói: “Các khoản viện trợ ODA không còn, lao động không thể tăng thêm vì dân số Việt Nam đang già hóa. Do đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không có cách nào đạt được nếu không tăng năng suất lao động”.
    Cộng với sức ép đó, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, còn có bối cảnh hội nhập, cạnh tranh sau khi Việt Nam mở cửa thị trường sau khi những hiệp định thương mại được ký kết.”

    Không có gì nhiều để thêm. Tôi cũng không muốn dẫn tinh toán của các chuyên gia khác. Chỉ có hai điểm muốn lưu ý.
    Thứ nhất để bảo đảm tăng năng suất lao động (NSLĐ) như dự kiến tạo tăng trưởng bền vững khỏang 7%/năm thì trong bất cứ trường hợp nào cũng phải đãm bảo được sân chơi công bằng, minh bạch cho mọi thành phần (nhà nước, tư nhân, DN nước ngoài,..) tham gia thị trường. Bảo đảm quyền sở hữu tư nhân văn minh.
    Chỉ có như vậy các doanh nghiệp tư nhân mới sắn sàng đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ để tăng NSLĐ.
    Thưa hai, bà Lan cho biết “Còn nếu không cải cách THỂ CHẾ, dự báo thu nhập bình quân năm 2035 đạt tối đa 4.500 đôla, hoặc 12.000 đôla tính theo sức mua tương đương”.
    Theo tôi nếu không cải cách thể chế chưa chắc đã đạt đước thu nhập bình quân TB $4500/người. Lý do sẽ không chống tham nhũng hiệu quả được. Nghĩa là không thết lập được hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật với hàng hóa từ TQ. Không phát huy được lợi thế khi vào TPP. Mà ngược lại.
    Ngoài ra, giả sử thâm chí nếu đạt được $4500/người thì tính theo sức mua tương đương chưa chắc được $12.000.
    Lý do lương TB ở TQ tăng khá nhanh. Hiện nay khoảng gần $700 (VN là khoảng $200). Cùng với chính sách chuyển hướng về thị trường nội địa thay cho xuất khẩu lương TB ở TQ sắp tới sẽ còn tăng gia tốc so với VN.
    Chẳng hạn lương gió viên TQ tăng 15-18%/năm.
    Nghĩa là hàng hóa TQ sẽ đắt đỏ hơn và dẫn theo hàng hóa VN cũng tăng giá nếu để tham nhũng như hiện nay. Vì tham những tạo ra hiệu ứng BÌNH THÔNG NHAU giữa VN và TQ.
    Tóm lại nếu không chống được tham những hiệu quả thì Báo cáo VN 2035 là viển vông. Để chống tham những hiệu quả phải thay đổi thể chế.

    •   NTD says:
      Chào bác THM,
      Như bác trình bày: “không chống được tham nhũng (TN) hiệu quả thì Báo cáo VN 2035 là viển vông”. Tôi đã đọc báo cáo ngay từ khi có các bác chỉ dẫn đường link. Bản báo cáo với 168 trang, và đã comment “không có gì để nói”. Ấn tượng của tôi là : Đây là một compilation những điều đã được nói, được viết, được công bố đâu đó cả rồi. Đóng góp mới là chỉ ra những điều nổi cộm nhất. Với cách viết thể giả định (Nếu như… thì năm 2035 VN sẽ…) tất cả đều đúng, đều trúng. Vấn đề nằm ở chỗ có tổ chức thực hiện được không và vấp ngay chuyện TN; vì TN sẽ làm cho việc thực hiện không thể tiến hành được.
      Tham nhũng (TN) không mới. Người đầu tiên nguy cơ mất nước do TN không phải ông TBT NPT, cũng không phải ông 3X hứa khi mới nhậm chức TT mà là ông VVK từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Kể từ đó đã 25 năm rồi nên TN không phải là điều mới mẻ gì. Thậm chí nó trở thành bình thường, trở thành thói quen, trở thành luật bất thành văn cho mọi quan hệ hay giao dịch trong xã hội, trở thành bắt buộc (must)… Như vậy, cái chốt (cho thành công của Báo cáo VN 2035) nằm ở chống TN. 25 năm qua (5 khóa đại hội) đủ để chúng ta biết (với những gương mặt quen thuộc) có chống được không khi gần đây nhất (cuối 2015) Hà Nội và TP HCM đều báo cáo là không có TN (trong khi về mặt kinh tế muốn có 1 đồng lãi cần phải bỏ ra 1,2 đ tiền bôi trơn). Dấu hiệu nào? ai? cái gì? sẽ là garantie cho việc chống TN thành công?
      Bác đã viết: “Để chống TN hiệu quả phải thay đổi thể chế”. Không thể không đồng ý và xin bổ sung (cho rõ hơn) phải có cạnh tranh công khai mới chống được TN.
      Chúc sức khỏe!
      •   NTD says:
        Errata:” Người đầu tiên có nguy cơ” (sic). Xin đọc là “Người đầu tiên cảnh báo có nguy cơ”
  3. Trần says:
    Hiệu quả dự án lọc dầu Dung Quất: bảy năm nhìn lại
    Ngọc Lan
    Thứ Tư, 24/2/2016, 10:06 (GMT+7)
    Cho dù Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhận nhiều ưu đãi nhưng Tập đoàn Dầu khí vẫn đau đầu vì bù lỗ từ cho Dung Quất từ lợi nhuận thu được qua các dự án khác.
    (TBKTSG Online)- Kể từ khi đi vào vận hành thương mại (2-2009) đến nay là tròn 7 năm, Nhà máy lọc dầu Dung Quất – dự án lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam – luôn bị đặt câu hỏi: hiệu quả kinh tế của dự án thế nào? Bởi trong suốt thời gian qua, việc giải quyết các ưu đãi luôn mang tính sống còn cho dự án.
    Đối với một dự án lọc dầu, thông thường thì giá dầu thô (nguyên liệu) và giá xăng dầu (sản phẩm) là các yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế. Do vậy người dân không hiểu được tại sao giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh, khiến giá xăng dầu thành phẩm cũng giảm theo thì tại dự án Dung Quất, sản phẩm được sản xuất ra từ nguồn dầu thô trong nước (mỏ Bạch Hổ) lại không cạnh tranh được với giá xăng dầu nhập khẩu.
    Vấn đề là ở chỗ, ngay từ khi được phê duyệt và đi vào vận hành thương mại (từ tháng 2/2009), dự án lọc dầu Dung Quất đã không vận hành theo cơ chế thị trường.
    Từ năm 2009 đến nay Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhận được hàng loạt ưu đãi rất lớn: thời gian khấu hao dự án là 20 năm (dài hơn thời gian 15 năm nêu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi), được hưởng mức giá trị ưu đãi tính trong giá bán đối với xăng, dầu là 7%, LPG là 5% và sản phẩm hóa dầu là 3%.
    Ngoài ra, dự án còn được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời gian 30 năm, thấp hơn nhiều so với mức thuế mà các doanh nghiệp trong khu kinh tế Dung Quất được hưởng, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.
    Như vậy có nghĩa là nếu thị trường có lên, có xuống, doanh nghiệp dầu khí nào lỗ thì lỗ chứ với chừng ấy ưu đãi, Dung Quất vẫn có khả năng cân đối tài chính.
    Tuy nhiên, để cho Dung Quất có lãi tính đến hết năm 2015 (năm 2015 lãi gần 6.000 tỉ đồng) thì khoản lãi này phải xuất phát từ ưu đãi, từ cơ chế cấp bù thuế, cộng vào giá bán cho dự án mà từ trong các văn bản của Chính phủ là “cơ chế điều tiết nguồn thu”. Kể cả trong trường hợp thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu xuống thấp dưới 7% thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn phải cấp bù số chênh lệch này.
    Tính từ năm 2010 đến nay, Dung Quất có năm lỗ, năm lãi (đỉnh cao là năm 2013 lãi 3.000 tỉ đồng), theo Báo cáo của PVN năm 2015. Nhưng nếu tính chung từ năm 2010-2014, nhà máy vẫn lỗ trên 1.000 tỉ đồng. Còn nếu tính sòng phẳng, loại trừ trợ giá bằng thuế ra khỏi giá sản phẩm thì cũng từ năm 2010-2014, Dung Quất lỗ lên tới 27.600 tỉ đồng. Điều đó có nghĩa là PVN cấp bù chừng đó tiền cho Dung Quất. Và số tiền cấp bù cho Dung Quất được hạch toán vào lợi nhuận trước thuế của PVN.
    Vì thế, nhiều khi PVN công bố lợi nhuận trước thuế hàng năm là vậy song thực chất khoản lợi nhuận đó không về ngân sách đầy đủ mà chỉ mang tính hạch toán sổ sách kế toán.
    Như vậy, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành từ những năm giá dầu thế giới cao, cộng với hàng loạt ưu đãi mà còn thua lỗ thì khi giá thế giới giảm sâu, cơ chế ưu đãi vẫn tồn tại nhưng bị thị trường (ở đây là lộ trình thực hiện các FTA) “vô hiệu hóa”, việc thua lỗ thực tế còn lộ ra rõ hơn.
    Ngay cả trong thời điểm giá bán tốt, Dung Quất là một dự án không được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. Với 13 năm đầu tư, bị chậm đưa vào sử dụng 9 năm so với tính toán ban đầu, Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đã không còn chính xác và các biến động thị trường khiến nó càng xa những tính toán ban đầu hơn.
    Trong bài viết “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả dự án lọc- hóa dầu của PetroVietnam” do nhóm tác giả Hoàng Thị Đào, Ngô Thị Mai Hạnh, Cù Thị Lan (Viện dầu khí Việt Nam công bố tháng 7-2014, có nêu nhận định: “ Dự án có hiệu quả thấp chủ yếu do nhà máy chậm đi vào vận hành”. Việc chậm vận hành đã đưa tổng vốn đầu tư dự án từ 2,5 tỉ đô la (2005) lên 3,05 tỉ đô la (2009).
    Ngay tại thời điểm lập Báo cáo kết thúc dự án (10-2010) mà Chính phủ trình ra Quốc hội, các thông số tài chính liên quan đến dự án như tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 5,87% hay 7,66% như báo cáo ban đầu của Chính phủ cũng có nhiều điểm không chính xác và sau đó phải báo cáo lại với Quốc hội con số thấp hơn (5,87%). Giá trị quyết toán vốn đầu tư thực tế là bao nhiêu, đã được công bố chính thức sau 8 năm đi vào vận hành hay chưa và có thực là giảm được 8.000 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư điều chỉnh đã được phê duyệt hay không, tổng thu nộp ngân sách không tính các khoản thu điều tiết thế nào, chi phí dự án đến nay ra sao… là những câu hỏi cần được làm rõ.
    Tại thời điểm cách đây 6 năm (10-2010), khi quyết toán, Quốc hội và Chính phủ còn nợ lại người dân những câu hỏi về hiệu quả dự án này do thời điểm đó thời gian đi vào vận hành quá ngắn, mới chỉ vài tháng. Sau chừng ấy năm, với rất nhiều cơ chế ưu đãi và bao tiêu sản phẩm cho nhà máy, nếu nguy cơ nhà máy tạm dừng hoạt động vì lý do thua lỗ là sự thật thì câu hỏi về hiệu quả kinh tế dự án có được trả lời một cách đầy đủ?
    Mời xem thêm:
    Gazprom ngưng đàm phán dự án lọc dầu Dung Quất
    Báo chí và chuyện Dung Quất dọa đóng cửa
    ……………………………………………………………………………….
    *** Thêm nữa, theo Wiki: Ngày 5 tháng 4 năm 2012, khi Thanh tra Chính phủ công bố báo cáo về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại PetroVietnam tới năm 2010 với khá nhiều sai phạm về tài chính (con số lên đến hơn 18.000 tỷ đồng), một số tờ báo đã nêu câu hỏi về vấn đề trách nhiệm của người từng đứng đầu PetroVietnam mà cụ thể là ông Đinh La Thăng, người giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị và sau này là Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 8 năm 2011.
    Nếu đúng vậy thì “mệnh” và “vận” ông Thăng quá đẹp (chứ chưa chắc quá giỏi để tán tụng động viên!). Không rõ liên quan giữa ông này và Dung Quất?
    Chưa kể hạn hán ngập mặn, chưa kể bô-xít, chưa kể ngư trường biển Đông sẽ mất, chưa kể nợ công….vậy thì BC 2035 có “viển vông”? Ông Bình NHNN ( hẳn là đối tượng đối tác chính với WB)nay là UV BCT chắc là hiểu vấn đề nên cũng không có mặt buổi ra mắt BC là có lý.
    Còm tiếp cho vui, chuyện mấy ông trước từng là cánh tay cánh chân lãnh địa “kinh tế” của ông TT được đôn lên và đưa đi bí thơ này nọ oai oai, thiển nghĩ loạn bàn, cũng là một nước cờ rất cao của bác Trọng, bác Rứa. Mấy ổng đang được tán tụng, nhưng dễ 2 bác cười mỉm, nhân dân ơi là nhân dân ???

  4.   Hiệu Minh says:
    amHmong says:
  5. Tôi cúi đầu, mình (thay mặt cho người H’Mong) xin các bác HC một việc. Xin đừng từ chối.
    Mong các bác (đặc biệt là những người có liên quan đến báo cáo này) tính giúp kinh phí đã phải chi để sản xuất ra “Bản báo cáo Việt Nam 2035”. Ước lượng thôi.
    Tôi xin hứa sẽ cảm ơn nhiều nhiều các bác bằng một Báo cáo đối ứng khác.
    •   NABB Cafe says:
      Bác ạ, tuy em có thông tin này nhưng tất nhiên là không thể chia sẻ được. Tuy nhiên, cá nhân em thì thấy đây là một nghiên cứu có giá trị, có tầm ảnh hưởng sâu rộng, và có xét trên phương diện tài chính thì đáng đồng tiền bát gạo (theo tiêu chí “value for money” của giới làm development.
      Nhiều nghiên cứu, dùng ngân sách nhà nước, thậm chí dùng ODA, hay vốn tư nhân, có chi phí tương đương hoặc hơn, mà không mang lại được một phần tác động như VN2035, em dám chắc như thế.
    •   Trần says:
      Thử chơi:
      – Lương cho 3 chuyên gia quốc tế: 3ngX 15.000$/ng/tháng X 24 tháng = 1.080.000$
      – Lương cho cá chuyên viên VN: 10ngX 2.000$/ng/tháng x 24 tháng = 480.000$
      – Khảo sát , thu thập số liệu, tài liệu:.. …………………………………………………………. 200.000$
      – Hội thảo xây dựng, duyệt đề cương, hội thảo nội dung từng phần 12 lần 400,000$
      – In ấn, thiết bị văn phòng phẩm……………………………………………………………………. 80.000$
      – các khoản không nhìn thấy phát sinh vv…………………………………………………………60.000$
      – Tiền nhà, đi lại cho 3 chuyên gia , mỗi người khoảng 2.500$ trong 24 tháng.. 180.000$
      Tổng khoảng 2.680.000 $. Chắc khoảng 3 Tr$. Có lẽ VN chịu 3-400.000$
      Thế là nhiệt tình với bác THM lắm đấy nhé. Đúng nhờ sai chịu :D Chào.

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

TẠI SAO NGƯỜI VIỆT QUÊN MẤT NHỮNG "TRÒ KHỈ" TỈ ĐÔ ?

King Kong và Ann. Ảnh: Internet

King Kong và Ann. Ảnh: Internet
Nói về trò khỉ người ta nghĩ đến loài vật phá phách, bứt quả, bẻ cây, làm những trò bậy bạ. Dân Việt nuôi khỉ làm trò vui, đôi lúc kiếm được vài đô la. Đất nước hình chữ S biết cách tiêu xài $ dù kiếm ra rất khó. Nhưng Hollywood biến trò khỉ thành tiền tỷ, họ đến Việt Nam là cơ hội hiếm để ta kiếm đô la.

King Kong là phim kinh dị, viễn tưởng, phiêu lưu về một chú khỉ đột. Sản xuất năm 2005, chi phí lên tới 207 triệu đô nhưng sau đó thu được tới 550 triệu. Ngoài ra bán DVD, bản quyền truyền hình đã giúp các nhà làm phim kiếm thêm hàng trăm triệu. Nay thêm King Kong 2, rồi nhãn hiệu, áo phông, đồ kỷ niệm mang hình Kong, việc chú khỉ sinh ra hàng tỷ đô không phải là chuyện trên mặt trăng.
Chú khỉ đột Kong tại một hòn đảo được thổ dân tôn sùng như một quái vật linh thiêng. Có một đoàn làm phim tới đó quay cảnh thiên nhiên hoang dã. Một diễn viên xinh đẹp Ann Darrow bị thổ dân bắt và mang tế sống cho Kong. Kong đã không ăn thịt nàng mà giữ làm người tình bé nhỏ, chỉ để ngắm và trò chuyện.
Cảnh trong phim King Kong chiến với khủng long rồi với đoàn người tìm cách cứu Ann làm người xem đứng tim. Cuối cùng Kong bị bắt và mang về New York mua vui. Kong đã phá tan xiềng xích để đi tìm người yêu.
Dọc đường bị đuổi, bị bắn, Kong đã phá thành phố New York. Ann nghe tin Kong trốn thoát đã tìm đến người tình khổng lồ. Hai người đang ngồi chơi thì bị lính chính phủ tấn công. Sau những cuộc chiến tàn khốc, Kong bị giết trước mắt người yêu.
Đạo diễn đã thổi hồn vào con khỉ và cho nó những đức tính như người, biết yêu, biết giận dữ, biết chiến đấu. Cảnh trong phim vô cùng hấp dẫn, từ rừng rậm tới thành phố hoa lệ, từ tình yêu đến súng đạn ngút trời, âm thanh tuyệt hảo. Kéo dài 3 tiếng, rạp có King Kong lúc nào cũng đông nghịt, dù chỉ là mấy trò khỉ không hơn không kém.
Ngay đầu năm mới Tết Bính Thân – năm con Khỉ, ngày 22/2, đoàn làm phim King Kong 2, gồm 150 người đến từ Hollywood đã tới đất nước này. Họ tới đây để quay một số đoạn cho bộ phim trên, nghe nói có Bích Động, Tràng An (Ninh Bình), Hạ Long để có được những cảnh thần tiên mà chỉ nước Việt mới sở hữu.
Vài chục phút trên màn ảnh có cảnh thiên nhiên Việt Nam và được trình chiếu cho hàng tỷ người xem sẽ là một cách quảng cáo du lịch không có phương tiện nào sánh bằng, kể cả trả triệu đô/phút trên các kênh quốc tế vào giờ vàng.
Để được vào Việt Nam quay, Hollywood chắc phải trả phí thuê trường quay. Nước sở tại vừa được tiền, vừa được quảng cáo nhờ mấy trò của chú khỉ. Đoàn làm phim tới sẽ dùng dịch vụ sở tại cũng là tiền. Sau phim thiên nhiên hoang dã vẫn còn, không một cây bị đốn, nơi có phim trường có thể hái ra tiền nhờ cái tên nổi tiếng.
Đất nước Việt Nam thật hùng vĩ và đẹp, từ núi rừng Tây Bắc đến Hạ Long, từ miền Trung đến Tây Nguyên, nơi nào cũng đáng lên phim. Dù đã bị tàn phá, rừng bị tận diệt, sông suối bị ngăn, nhưng như một người bạn đi nhiều đã nói “Nó phá như thế mà vẫn còn đẹp”.
Vẻ đẹp thiên nhiên Mù Cang Chải. Ảnh: HM
Vẻ đẹp thiên nhiên Mù Cang Chải. Ảnh: HM

Chỉ cần có một chính sách bảo vệ thiên nhiên đúng đắn, dân trí cao, hiểu được vai trò của môi trường, thì đất nước hình S có thể hái ra $ bằng du lịch mà không cần phá rừng, giết muông thú.
Phim King Kong kết thúc với cảnh một nhân vật nhìn xác Kong rồi nói với mọi người, không phải do máy bay, chính người đẹp đã giết chết quái thú. Nếu tiếp tục phá rừng, tàn hại thiên nhiên, thì lần sau đạo diễn “bắt” diễn viên nói ngược lại “Quái thú đã giết chết người đẹp”.
Đầu năm Khỉ – Bính Thân – Việt Nam may mắn được King Kong tới thăm. Kong làm trò cho hàng chục triệu người xem, người sở hữu khỉ kiếm hàng trăm triệu. Người Việt cho Kong múa nhờ không phải là miễn phí.
Quảng cảo du lịch với phở, nón lá, áo dài, vừa nhạt, vừa rẻ tiền, sức sáng tạo dường như bị thui chột của những kẻ lười biếng, không thể nào sánh với hình ảnh trên phim Hollywood.
Xứ Việt vốn dễ tin kể cả những ý tưởng cao siêu trên trời và nhiều người hay diễn những trò khỉ bẩn như từ tham nhũng, móc ngoặc, hối lộ, hôi của, lừa đa cấp, để kiếm tiền bất hợp pháp đến cướp lộc, cướp phết bằng vũ lực.
Nhưng lại quên mất những trò khỉ sạch như King Kong, như làm giầu từ sinh thái, có thể sinh ra hàng tỷ đô la hợp pháp ngay dưới chân mình.
Hiệu Minh. 24-2-2016

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

NHẤT THẾ GIỚI : THÁP TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM !

Mục đích thật sự của việc xây dựng tháp truyền hình cao nhất thế giới là gì?

Phác thảo dự án tháp truyền hình Việt Nam cao nhất thế giới của VTV và các đối tác.
Phác thảo dự án tháp truyền hình Việt Nam cao nhất thế giới của VTV và các đối tác.

Nhiều người không khỏi thắc mắc khi Việt Nam còn nghèo thế, GPD bình quân người mới chỉ hơn 2.000 USD/ năm, nguồn thu ngân sách không đủ để trả nợ, nợ công đang ở ngưỡng rất cao, đang rất thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất, vậy thì sao lại xây dựng tháp truyền hình Việt Nam cao nhất thế giới để làm gì?  
Dư luận thời gian qua cho rằng dự án tháp truyền hình cao 636 m, cao nhất thế giới, có tổng vốn đầu tư ít nhất là 1,3 tỷ USD, giá thành 1 mét chiều cao cũng đắt gấp đôi thế giới, là đang đi ngược xu hướng thế giới.
VTV đặt ra mốc chiều cao của tòa tháp là 636 m, cao hơn 2 m so với tòa tháp Tokyo Skytree của Nhật Bản, đang cao nhất thế giới là 634 m, với tổng diện tích khoảng 14,1 ha gồm cả các chung cư, văn phòng, khách sạn, khu dịch vụ, vui chơi giải trí và tổ chức sự kiện, ở khu vực tây Hồ Tây, Hà Nội.
Đáng chú ý, VTV đã có công văn xin Thủ tướng Chính phủ hàng loạt ưu đãi vốn chỉ áp dụng cho các dự án đầu tư vào những vùng đặc biệt khó khăn như xin miễn hoàn trả chi phí đầu tư hệ thống hạ tầng ban đầu, hạ tầng chung; xin áp dụng cơ chế ưu đãi theo hình thức giao đất, miễn 100% tiền sử dụng đất, thuế đất và miễn chi phí giải phóng mặt bằng…
VTV còn đề xuất áp dụng cơ chế ưu đãi cao nhất gồm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo, các năm còn lại áp dụng thuế suất 10%. Miễn thuế nhập khẩu cho các vật tư, máy móc, thiết bị, vật liệu, linh kiện… phục vụ xây lắp.
Chi phí đầu tư dự án khoảng 1,3 tỷ USD, riêng phần khối tháp là 900 triệu USD. Về nguồn đầu tư là từ nguồn vốn huy động, vốn cổ phần hóa các doanh nghiệp của VTV. Về phía Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), được lấy từ nguồn vốn kinh doanh từ quỹ đầu tư phát triển của SCIC, số dư hiện tại khoảng 11.000 tỷ đồng; về phía BRG là từ nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp.
Về vốn đầu tư VTV cho rằng sẽ thu hút từ doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài, nhưng rõ ràng nguồn vốn từ VTV, từ SCIC cũng là nguồn của nhà nước, còn từ các doanh nghiệp, thì về bản chất hầu hết là vốn vay từ ngân hàng, là những đồng tiền tích cóp từ nhân dân để đầu tư. Bản chất nguồn vốn trong nước thì nguồn nào cũng là nguồn nguồn lực phát triển kinh tế đất nước, nếu lấy để xây tháp này thì phải giảm nguồn cho các việc đầu tư khác.
Hiện nay, VTV, SCIC và BRG đã đề nghị Công ty Nikken Sekkei Ltd (Nhật Bản) xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi với 2 phương án đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ.
Tháp Tokyo Skytree hiện là tháp truyền hình cao nhất thế giới với 634 m. (Ảnh: nld.com.vn)
Tháp Tokyo Skytree hiện là tháp truyền hình cao nhất thế giới với 634 m. (Ảnh: nld.com.vn)

Ý kiến các chuyên gia cho là đi ngược xu hướng của thế giới

Nhiều chuyên gia cho rằng xây tháp truyền hình Việt Nam cao nhất thế giới tại thời điểm này là bất hợp lý, kinh tế đang khó khăn, việc tập trung nguồn vốn cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị phải được ưu tiên hàng đầu chứ không phải chạy theo các kỷ lục như trên.
Việc xây tháp truyền hình cao hiện nay là đi ngược lại với xu hướng của thế giới, vì với công nghệ mới, truyền hình kỹ thuật số bằng truyền hình cáp, tín hiệu vệ tinh, nên cũng không có nước đầu tư xây tháp truyền hình cao như trước nữa.

Vậy mục tiêu của VTV là gì?

VTV xin chính phủ quá nhiều ưu đãi đối với dự án này thật là vô lý, ưu đãi cũng là tiền bạc của nhà nước, của dân. Mục đích của những nhà đầu tư là hướng tới những chính sách ưu đãi của Việt Nam.
Nguoiduatin.vn dẫn lời TS Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng:

Từ việc vẽ lên một biểu tượng cho sự năng động, phát triển của đất nước… rồi chuyển ngay sang kinh doanh bất động sản, động cơ ở đây có thể hiểu là vì lợi nhuận.

Theo TS Phạm Sỹ Liêm, đầu tư thì phải có lợi nhưng cái lợi cần được xem xét, tính toán dựa trên mối quan hệ tổng thể. “Đầu tư nhưng tiền chỉ chui vào túi nhà đầu tư mà không có tác động lan tỏa tới kinh tế – xã hội thì mục đích đầu tư thật sự là gì?
Khi xin chủ trương thì hay ho, tốt đẹp, nhìn vào dự án tưởng như cả cộng đồng, cả xã hội sẽ có lợi nhưng cuối cùng người đắc lợi chỉ là giới đầu tư, kinh doanh bất động sản. Nghĩa là chúng ta bày cỗ cho thiên hạ hưởng, nhà nước và người dân không được gì.” – ông Phạm Sỹ Liêm nêu quan điểm.

Bài học từ lọc dầu Dung Quất

Cần rút kinh nghiệm của nhà máy lọc dầu Dung Quất, trước đây đã rất nhiều chuyên gia, dư luận xã hội cho rằng làm kinh tế mà dựa vào ý chí chủ quan, đi ngược với quy luật kinh tế thì rất khó thành công. Qua 7 năm thực hiện, được hỗ trợ rất nhiều về các mặt ưu đãi, nhưng đến nay có thể sẽ phải đóng cửa? Giá dầu thế giới đi xuống, lợi nhuận giảm sút, kinh doanh thua lỗ nên nhiều tập đoàn dầu khí lớn của thế giới cũng phải thu hẹp sản xuất, Liên doanh Dầu khí Việt Xô cũng phải cắt giảm 2.000 trong tổng số 7.200 lao động, như vậy việc nhà máy lọc dầu Dung Quất phải đóng cửa vì giá thành cao không bán được hàng cũng không phải là không thể.
Nhưng nếu như trước đây không đầu tư vào Dung Quất, mà ở vị trí khác để cắt giảm giá thành thì chắc chưa đến nỗi khó khăn. Còn hàng bao nhiêu lượng vốn khác đầu tư vào khu vực Dung Quất cũng đang bị chìm đắm, bỏ hoang, lãng phí kèm theo? Lỗi là chúng ta chưa mạnh dạn thực hiện theo đúng quy luật kinh tế thị trường, không được chủ quan, duy ý chí.

Đất nước còn nghèo phải siết chặt đầu tư công

Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng tái cơ cấu đầu tư công năm 2016 sẽ chuyển biến mạnh, bởi NSNN không còn nhiều để tiếp tục cho vay các dự án dàn trải và không nằm trong quy hoạch. Nên dừng tuyệt đối xây dựng các dự án không thật cần thiết, không trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội như tháp truyền hình Việt Nam tốn hơn 1,3 tỷ USD này; các khu hành chính hoành tráng ở các tỉnh; các công trình tượng đài như ở Sơn La dự kiến chi phí 1.400 tỷ đồng…
Đầu tư công kỳ vọng sẽ có chuyển biến lớn bằng các giải pháp mạnh như: tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tất cả các khâu trong quá trình đầu tư; bảo đảm công khai, minh bạch trong đấu thầu thông qua tăng cường đấu thầu rộng rãi, công khai, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu các dự án đầu tư. Các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ tiến hành rà soát cắt giảm 100%.
Trong đó, tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành; hoàn trả các khoản vốn NSNN ứng trước kế hoạch, các khoản vốn vay ngân sách địa phương đúng nguồn và đúng mục tiêu.
Những người có trách nhiệm cần nhớ sự thật hiện trạng của đất nước còn nghèo, năng suất lao động thấp đứng gần chót khu vực; thu nhập thấp, khoảng cách với Thái Lan, Hàn Quốc từ 30 đến 50 năm, vì thế Việt Nam cần phải căn cơ, tiết kiệm, dành vốn cho đầu tư để phát triển kinh tế chứ không nên xài sang và lãng phí vì háo danh, đua đòi như thế?
Thành Long
Xem thêm:

SINH VIÊN VIỆT NAM BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC Ở PHILIPPINES



CNN đưa tin, khoảng 100 sinh viên châu Á trong đó có Việt Nam đã tuần hành trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Philippines để phản đối hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc trên biển Đông trong sáng ngày 25/2.
Ông Roilo Golez, cựu dân biểu của Philippines  là người dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc.
Những người tham gia biểu tình lên tiếng kêu gọi người dân Philippines và Việt Nam cùng chung tay chống lại điều họ gọi là việc quân sự hóa của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.
Đài VOA dẫn lời ông Golez nói: “Chúng tôi kêu gọi người Việt cùng sát cánh với chúng tôi. Chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau vì cùng có chung đối thủ là Trung Quốc”.

Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA) do ông Roilo Golez đứng đầu.
Những gì Trung Quốc gây ra với Việt Nam, họ sẽ gây ra Philippines. Những gì Trung Quốc gây ra với Việt Nam và Philippines, họ sẽ gây ra với thế giới.” – Thông cáo của hai tổ chức này đưa ra.
Nguyễn Quốc Giang, một người Việt đang học thạc sỹ tại Philippines và là một trong các thành viên ban tổ chức cuộc tuần hành, nói với BBC rằng sinh viên cần phải có tiếng nói với chủ quyền của đất nước.
Khi tôi mời các bạn sinh viên tham dự thì 10 người thì có 5-6 người e ngại vì bấy lâu nay mọi người chưa tham dự hoạt động tuần hành như vậy.
Tuy nhiên sau khi chúng tôi trình bày mục tiêu, kế hoạch hành động và giấy phép tuần hành thì các bạn cảm thấy mình có một cái gì đó đóng góp cho Việt Nam mặc dù mình đang ở nước ngoài nên các bạn rất hào hứng”.
Hãng tin CNN trích lời một sinh viên Việt Nam tham gia cuộc biểu tình nói rằng cô và gia đình “cảm thấy như là đất đai của họ đã bị cướp đoạt”.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đưa các chiến đấu cơ J-11 và J-7 ra đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp.
Trước đó, Trung Quốc cũng bị các hãng tin lớn tố cáo lắp đặt tên lửa đất đối không trên đảo vào đầu tháng này.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đưa các chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm.
Vào hồi năm 2014, Trung Quốc đã mở rộng đường băng trên đảo này và đáp các loại máy bay của Quân Giải phóng.
Luật sư Trịnh Hữu Long, sinh sống và làm việc ở Philippines cho rằng đây không phải là cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc lần đầu tiên của người Việt ở đây. Trả lời VOA, ông Long nói:
Một vài cuộc biểu tình trước đây cũng có người dân Việt Nam tham gia, rồi lần này cũng có nhiều người Việt Nam tham gia. Điều đó chứng tỏ rằng bà con cũng rất quan tâm tới vấn đề biển đảo. Và khi có cơ hội bày tỏ điều đó thì họ cũng hưởng ứng, nhất là ở Philippines thì việc biểu tình đó là chuyện bình thường và không bị cấm đoán như ở Việt Nam. Bà con ở bên này thoải mái trong việc đi biểu tình hơn là ở Việt Nam”.
Minh Trí tổng hợp

TƯỚNG LÝ TÁC THÀNH " KHẮC TINH" CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM ?

Ảnh chụp từ Xinhuanet cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bổ nhiệm Tướng Lý Tác Thành làm tư lệnh Quân chủng Lục quân, ở Bắc Kinh, 31/12/2015.

Ảnh chụp từ Xinhuanet cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bổ nhiệm Tướng Lý Tác Thành làm tư lệnh Quân chủng Lục quân, ở Bắc Kinh, 31/12/2015.
Việc bổ nhiệm Tướng Lý Tác Thành, người được mệnh danh là “sát thủ” trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, sẽ giúp quân đội Trung Quốc trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, khi tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đang nóng lên, các nhà quan sát nhận định.
Ông Lý, 63 tuổi, được chỉ định làm tư lệnh Quân chủng Lục quân mới được thành lập của quân đội Trung Quốc. Ông là một trong số 7 vị tướng lĩnh của quân đội Trung Quốc có kinh nghiệm trận mạc.
Ông gia nhập quân ngũ năm 1970, và tin nói ông từng bị thương trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, nhưng từ chối “ngưng chiến đấu”.
Ngoài khía cạnh quân sự, các nhà quan sát cho rằng việc bổ nhiệm này giúp Chủ tịch Tập Cận Bình đạt được một số mục tiêu chính trị.
Dù việc bổ nhiệm ông Lý được tiến hành từ cuối năm ngoái, nhưng những diễn biến gần đây ở Biển Đông, nhất là việc Trung Quốc đưa tên lửa đất đối không tối tân đến Hoàng Sa đã khiến người Việt lưu tâm hơn nữa.
Báo chí Việt Nam cũng đăng tải tin tức về việc thăng tướng của ông Lý. Báo điện tử Một thế giới chạy hàng tít: “Trung Quốc: Tướng tham gia chiến tranh biên giới Việt -Trung được trọng dụng”.
Tờ này gọi việc bổ nhiệm của ông Tập là sự “thưởng công cho tướng trung thành”.
Còn tờ Giáo dục gọi ông Lý là một trong hai viên tướng “sát thủ” nhất trong Chiến tranh Biên giới Việt – Trung.
Trong khi đó, dưới bài viết có tựa đề, “Trung Quốc bổ nhiệm 3 tư lệnh quân đội mới”, báo điện tử Thanh Niên viết rằng “Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch cải cách quân đội đến năm 2017. Theo đó, Bắc Kinh giảm bộ binh, tăng cường hải quân và không quân để tăng cường sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nhằm đối phó với Nhật Bản và các nước đang có tranh chấp biển đảo ở Đông Nam Á”.
“Chống Việt Nam”
Ông Willy Lam, một nhà phân tích chính trị ở Hong Kong, nói rằng những gì Tướng Lý đạt được trong sự nghiệp quân ngũ đã giúp ông “được ưa thích” và “được kính trọng”, đồng thời sẽ giúp Chủ tịch Tập Cận Bình duy trì tinh thần binh sĩ trong các cuộc cải cách quân sự.
Ông Lâm nói: “Quá trình cải cách đã khiến các binh sĩ thuộc lực lượng bộ binh tổn thương vì họ không còn đứng trên không quân và hải quân nữa. Ông Tập cần những người như ông Lý để gắn kết mọi người”.
Tướng Lý Tác Thành từng là một trong 4 sĩ quan “chống Việt Nam” được Chủ tịch Tập Cận Bình thăng cấp thượng tướng.
Nhận định về diễn biến này, nhà nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung Dương Danh Dy, cựu quan chức ngoại giao, nói rằng điều đó cho thấy Trung Quốc “coi trọng chuyện chiến đấu với Việt Nam sắp tới”. Ông Dy cảnh báo Việt Nam nên “chú ý” tới điều này.
Trong một diễn biến khác liên quan tới quan hệ Việt – Trung, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 19/2 cho biết đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc phản đối Trung Quốc đưa tên lửa ra quần đảo Hoàng Sa.
Trước đó, các hãng quốc tế đưa tin rằng Bắc Kinh đã bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Theo The Straits Times, Xinhua, Thanh Nien, Giao Duc, Mot the gioi
@VOA

TRUNG QUỐC CHIẾM VĨNH VIỄN BIỂN ĐÔNG và LỰA CHON CỦA VIỆT NAM

Bùi Quang Vơn
(Tham khảo )

– Quyết tâm chiếm đoạt hoàn toàn biển Đông của Trung Quốc đã được khẳng định là âm mưu chiến lược có từ rất lâu, các hoạt động theo từng bước nằm trong kế hoạch được tính toán rất kỹ, được thực hiện vừa bằng một quyết tâm không thể lay chuyển vừa bằng mọi thủ đọan.
– Những đầu tư vũ trang, xây dựng các căn cứ, cơ sở hạ tầng quân sự không chỉ để phòng vệ, các đầu tư cơ sở hạ tầng trên các đảo chiếm đoạt trên thực địa, nhằm khẳng định và tăng cường khả năng khẳng định chủ quyền đã trở nên một thực tế không ai có thể đảo ngược bằng các biện pháp thông thường.
–  Chỉ chiến tranh mới giải quyết được tận gốc. Có nghĩa rằng trật tự có trước khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1958 chỉ có thể thiết lập lại bằng chiến thắng của mộc cuộc chiến tranh. Việt Nam không có khả năng đó. Người có khả năng thắng cuộc chiến này là Mỹ và liên minh của Mỹ với các quốc gia khác như Nhật, Australie, Ấn độ. Nhưng nước Mỹ sẽ không làm cuộc chiến tranh này, vì Mỹ sẽ chỉ chịu tiến hành chiến tranh khi chắc chắn đạt được các quyền lợi quốc gia, trong khi một cuộc chiến tranh với Trung Quốc sẽ tất yếu lôi cuốn toàn thế giới vào một cuộc chiến toàn cầu, điều mà Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều không muốn và không thể muốn.
Trung Quốc biết rõ điều đó, và cùng lúc với các thủ đoạn có tính chiến lược, việc tạo dựng một khả năng nhằm thoả mãn các quyền lợi của Mỹ tại thời điểm gay cấn nhất cũng được các nhà hoạch định chiến lược TQ đưa vào kế hoạch chuẩn bị, theo một lôgíc rất Trung Quốc là “những gì không đổi được bằng lợi ích, có thể đổi được bằng rất nhiều lợi ích”. Mỹ chỉ có quyền lợi duy nhất và cũng là tính chính danh duy nhất cho các hành vi can dự của Mỹ là tự do hàng hải. Sau khi chiếm đoạt hoàn toàn biển Đông, sau khi chủ quyền toàn bộ biển Đông được ngay cả Mỹ thừa nhận, thì tự do hàng hải trong khu vực biển đông sẽ được chính Trung Quốc bảo lãnh, thậm chí khuyến khích Mỹ và ưu tiên cao nhất cho Mỹ đi lại hoà bình trên khu vực này. Như vậy chiến tranh sẽ không có khả năng xảy ra. Nhất là một cuộc chiến chỉ nhằm giúp Việt Nam giành lại chủ quyền, là chuyện không tưởng.
– Mỹ không có khả năng ngăn chặn được sự bành trướng của Trung Quốc. Một thực tế từ hơn mười năm nay cho thấy tiến trình tiến tới xác lập hoàn toàn chủ quyền của Trung Quốc với toàn bộ biển Đông, bất chấp những hành vi gây khó khăn của Mỹ và áp lực thế giới, vẫn tiến đều từng bước là tiến trình không thể đảo ngược. Mỹ sẽ phải chấp nhận một thực tế TQ là một siêu cường với tư cách chia sẻ với Mỹ việc sắp đặt trật tự thế giới, ít nhất cũng tại khu vực biển Đông.
– Việt Nam phải chấp nhận từ bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng như toàn bộ biển đông bên ngoài giới hạn cho phép theo luật biển quốc tế.

Lựa chọn cho Việt Nam
– Việt Nam không thể giữ được chủ quyền đối với các đảo Hoàng Sa va Trường Sa. Hoàng Sa đã mất hẳn vĩnh viễn. Trường Sa đang và cũng sẽ mất vĩnh viễn không gì cản được. Đó là một thực tế mà bất cứ ai cũng buộc phải thừa nhận, nếu không tự lừa dối.
– Chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa như các bằng chứng lịch sử và theo luật pháp quốc tế, chỉ có thể đoạt lại bằng chiến thắng của một cuộc chiến tranh. Điều này hiển nhiên là không tưởng.
– Việt Nam không thể chạy đua vũ trang dù chỉ để phòng thủ, vì trong khi Trung Quốc chạy đua với Mỹ và tìm mọi cách vượt Nga, phát triển quốc phòng của Trung Quốc sẽ biến cố gắng của bất cứ quốc gia nào khác ngoài Mỹ trở thành vô nghĩa, và bất cứ một ý định giành ưu thế, dù chỉ trên phương diện nào đó đối với Trung Quốc sẽ chỉ là ý định tự sát, vì kiệt sức. Việt Nam dù tăng cường trang bị đến đâu cũng chỉ để phòng thủ, nhưng phòng thủ trước một Trung Quốc luôn hung hãn lấn tới, chỉ là sự thụt lùi từng bước cho đến hết.
– Không thể lợi dụng Mỹ hoặc bất cứ quốc gia nào nhằm phục vụ ý nguyện bảo vệ chủ quyền của mình, kể cả chấp nhận liên minh. Liên minh dù với bất cứ sức mạnh nào củng chỉ đủ để ngăn cản, làm chậm sự bành trướng của đe dọa, và khả năng cao nhất cũng chỉ là để giữ nguyên trạng các mối đe dọa. Liên minh không giúp đoạt lại những gì đã mất. Liên minh là một tập hợp trong đó chỉ có sự giao thoa quyền lợi. Các quốc gia liên minh thường chỉ có một phần lợi ích chung được chia sẻ, trong khi sự ràng buộc và nghĩa vụ đối với lợi ích tổng thể nhiều khi lại đòi hỏi những hy sinh rất lớn.
– Chấp nhận và tiến tới  thừa nhận quyền của Trung Quốc trên toàn bộ biển Đông là việc không thể đảo ngược, ít nhất cũng là một thực tế nằm ngoài mọi ý chí của Việt Nam.

– Có hai lựa chọn chấp nhận.  
+ Một là chấp nhận nhưng   không thừa nhận. Không thừa nhận chứa đựng yếu tố không tưởng, nhưng tác động tới sự bất khả hoàn hảo các lợi ích quốc gia. Điều này có nghĩa là những gì đã mất, dẫu không thừa nhận nhưng không thể đòi lại, trong khi, do còn có đối kháng, các ưu tiên trong các chính sách phục vụ các lợi ích khác không có được sự hoàn hảo. Nghĩa là cả hai đều không được. Gọi là mất cả chì lẫn chài.
+ Hai là chấp nhận theo phương thức hoà nhập. Hoà nhập có hai hình thức khác biệt. Hoà nhập hoàn toàn, là hoà nhập tan biến. Nó trở thành một bộ phận hữu cơ của cộng đồng Trung Việt. Đây là loại hòa nhập theo nguyên lý sáp nhập của một quốc gia nhỏ vào một quốc gia lớn, và là bành trướng lãnh thổ của quốc gia lớn đối với quốc gia nhỏ.Việt Nam sẽ là một tỉnh hay một khu tự trị của Trung Quốc, có cùng một Hiến pháp. Khi đó Việt Nam sẽ không còn tên trên bản đồ thế giới. Biên giới nước Cộng hoà Trung Hoa sẽ kéo xuống tận Cà Mau. Người Việt Nam sẽ có ngôn ngữ chính thức là tiếng Quan thoại. Vấn đề chủ quyền biển đảo sẽ lập tức biến mất. Ngư dân Việt sẽ vĩnh viễn không bị tàu lạ đâm chìm trên khắp mọi nơi trên biển Đông mênh mông. Người Việt sẻ tự do đi Bắc kinh không cần visa. Loại hoà nhập này nằm trong âm mưu của tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc từ nhiều thế hệ. Các loại sức ép hiện tại cũng hàm ý “sáp nhập hay là chết”.
– Khác với hoà nhập hoàn toàn là hoà nhập lợi  ích. Hoà nhập lợi ích  là hoà nhập chỉ trên các vấn đề liên quan tới các loại lợi ích, nhưng không hoà nhập chủ quyền. Loại hoà nhập này cho phép đồng nhất hoá mọi lợi ích  kinh tế, nghĩa là trong lĩnh vực kinh tế sẽ không tồn tại ranh giới quốc gia. Loại hoà nhập này cũng đòi hỏi hợp nhất hoá an ninh quốc phòng. Sẽ không có chính sách quốc phòng riêng. Điều này có nghĩa là trên thực tế biên giới quốc phòng kéo tới tận Cà Mau của Việt Nam. Chính sách quốc phòng chung có trung ương tại Bắc kinh. Tuy vậy, Việt Nam trên trường quốc tế vẫn là quốc gia độc lập. Người Việt vẫn nói tiếng Việt và sử dụng tiền Đồng, có Hiến pháp riêng, nhà nước riêng. Loại hoà nhập này có mô hình thực tế là Cộng đồng chung châu Âu. Tiêu cùng một đồng tiền. Không có thuế giữa các biên giới, người dân trong khối có quyền sống và tìm việc làm mọi nơi trong cộng đồng. Không có chiến tranh bên trong biên giới chung của cộng đồng. Nguyên tắc của Cộng đồng là Đồng thuận. Điều kiện tồn tại của Cộng đồng là Dân chủ. Đồng thuận có thể có, nhưng Dân chủ thì cả Trung quốc lẫn Việt Nam đều không có. Loại hoà nhập này chưa có điều kiện khả thi.

– Lựa chọn duy nhất cho Việt Nam là tự dân chủ hóa.
Kinh nghiệm đang diễn ra trên thế giới khẳng định quyền tối cao là ý nguyện của dân chúng. Trưng cầu dân ý có khả năng vô địch chống lại mọi thủ đoạn, mọi thế lực. Chỉ có ý chí của toàn bộ 94 triệu người Việt Nam mới dập tắt được tham vọng bành trướng của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc. Không thể chiếm đất mà không thể cai trị. Không thể bành trướng lãnh thổ và tiêu diệt toàn bộ những con người sinh sống trên lãnh thổ đó. Đảng cộng sản Việt Nam hiện chỉ đại diện cho 4,5 triệu đảng viên, có lợi ích không hoàn toàn đồng nhất với toàn bộ phần còn lại của dân tộc, vì mục đích bảo đảm sự tồn tại của chế độ, đang từng bước nhường lợi thế cho kẻ thù dân tộc.
– Cùng với lựa chọn tự dân chủ hoá, Việt Nam có vai trò rất lớn giúp dân chủ hoá xã hội Trung Quốc. Chỉ có một Trung Quốc dân chủ thực sự, tức là khi quyền lực thực sự nằm trong tay nhân dân Trung Quốc, khi mà quy trình ra quyết định không nằm trong tay một nhóm người, thì chắc chắn tham vọng bành trướng, tham vọng chiếm đất của các quốc gia xung quanh sẽ bị tiêu tan. Không một dân tộc nào tôn thờ bất công. Xâm lược và nô dịch các dân tộc khác không phải là bản tính, là máu của người dân Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có một nền dân chủ như Pháp, Mỹ, như các nước phát tiển hiện đại, thì nguy cơ đe doạ chủ quyền của Việt Nam đã được hoá giải. Việt Nam đang là nước duy nhất trên trái đất có mối ràng buộc về sự tương đồng ý thức hệ cộng sản với Trung Quốc. Đó là một ưu thế chỉ Việt Nam có. Một Việt Nam dân chủ sẽ có tác động quan trọng, nếu không nói là quyết định đối với tiến trình dân chủ hóa của Trung Quốc.
– Dân chủ hoá Việt Nam sẽ đồng thời có tác dụng thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá thực chất trong cộng đồng chung ASEAN. Một ASEAN dân chủ sẽ giúp cơ chế consensus (đồng thuận) của cộng đồng trở thành nguyên tắc để tạo sức mạnh chứ không phải là để Trung Quốc lợi dụng gây chia rẽ như hiện tại. ASEAN dân chủ sẽ là một thế giới vừa tạo thế bao vây vừa có tác động tích cực tới chuyển hóa xã hội ở Trung Quốc. Việt Nam sẽ phải cùng Hồng Kông, Đài Loan, Macao, Tân cương, Tây tạng, cùng trận tuyến với các nước dân chủ ASEAN, cùng với Nhật bản, Nam Hàn, Ấn độ, và cùng tất cả các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới vận động, hỗ trợ cho tiến trình dân chủ hoá Trung Quốc. Đó là con đường đúng cho Việt Nam.
Tóm lại, Trung Quốc Dân chủ là lối thoát duy nhất cho Việt Nam. Một Trung Quốc dân chủ sẽ giúp Việt Nam giải lời nguyền láng giềng lân bang, một nghiệp chướng án ngữ khát vọng tự do suốt bốn ngàn năm của người dân Việt Nam. Nhưng trước khi giúp Trung Quốc dân chủ thì Việt Nam phải tự Dân chủ.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

CUỘC CHIẾN GIỮA XÃ ĐOÀI & BỐ HẠ .

Người rất có duyên kể chuyện hài
 Cuộc chiến giữa Xã Đoài & Bố Hạ :
chưa có hồi kết. 
 Ký ức vụn: Nhật Lệ

   Quế Lâm hè 1954 2 nhóm:
   1. Đặng Thị Nhu và Tạ Diệu Huyền
   2. Lê Thị Muội và Hồ Xuân Nguyên

   Nhu và Huyền đi từ Bắc Giang sang TQ
   Muội và Nguyên đi từ Liên Khu 4.

   Một hôm sáng chủ nhật ở sân trường Quế Lâm hai nhóm gặp nhau và cãi nhau to.
   Nhu - ở quê chúng tao có cam Bố Hạ ngon lắm.
   Muội - cam Xã Đoài của chúng tao cũng ngon.
   Huyền - cam Bố Hạ của chúng tao ngon hơn.
   Nguyên - cam Xã Đoài của chúng tao ngon hơn Bố Hạ của chúng mày.
   Hai bên cứ gân cổ cải đi cải lại.
   - Bố Hạ !
   - Xã Đoài !
 Bỗng Nhật Lệ đi tập thể dục qua sân.
   Muội - Lệ ! Lệ !
   - Gì ?
   - Lại đây ! Mày làm trọng tài cho chúng tao !
   - Trọng tài là cái gì ?
   - Là người ở giữa, xem cuộc tranh cãi phe nào đúng.
   - Cãi cái gì ?
   - Tao và thằng Nguyên nói cam Xã Đoài ngon, nhưng con Nhu và con Huyền nói cam Bố Hạ của chúng nó ngon hơn.
   - Tau có biết cam nào ngon đâu. Mạ tau có bao giờ cho tau ăn cam mô. Tau chỉ theo bọn chăn trâu trốn nhà lên trên rú ăn trái sim trái móc, hoặc thỉnh thoảng đi vặt trộm mấy trái ổi nhà hàng xóm thôi. Gia đình tau tản cư lên chiến khu chỉ đi ở đậu nhà người ta, lấy đâu ra cam mà ăn.
   - Thế bây giờ làm sao, biết bên nào thắng ?
   - Tau không biết ! Hay là chúng mày lập thành 2 đội vật nhau, bên nào thắng thì bên đó cam ngon.
   Ừ, hay ! Nghe cũng đúng đấy !
   Sau một lúc "đàm phán" hai nhóm đồng ý vật nhau để phân thắng bại.
   Cặp 1- Lê Thị Muội vật với Đặng Thị Nhu
   Cặp 2- Xuân Nguyên vật với  Tạ Diệu Huyền
   Nhật Lệ đứng quan sát. Sau 15 phút thật gây cấn, cả 4 người mặt đỏ tía tai, nhào lên, nhào xuống. Cuối cùng NL không tin nổi cuộc chiên đã kết thúc. Đặng Thị Nhu ngoan ngoãn nằm dưới  Lê Thị Muội. Còn cách đó khoảng 10 M thì Tạ Diệu Huyền khoá chặt tay Xuân Nguyên và Xuân Nguyên  đành ngoan ngoãn nằm ở dưới, Diệu Huyền chiến thắng ngồi trên lưng Xuân Nguyên.
   Thật là ngoạn mục ! Bỗng NL thót tim: "Giả như Xuân Nguyên đè được DH, thì nhóm Muội Nguyên thắng, thì thể nào nhóm Nhu Huyền cũng cho răng NL cảm tình, thiên vị nhóm Liên Khu 4.
   NL hô to:Được rồi ! Kết thúc !
   - Cặp 1- Muội thắng Nhu  - Xã Đoài thắng Bố Hạ.
   - Cặp 2- Huyền thắng Nguyên - Bố Hạ thắng Xã Đoài.
   NL- Tao cũng không biết tuyên bố như thế nào..Hai bên HOÀ. Lại phải có một trận vật nhau nữa mới biết CAM NÀO NGON hơn CAM NÀO.

Bốn nhân vật quần áo, mặt mũi bẩn thỉu chạy vội về nhà, sợ thầy cô bắt gặp.

.......................................

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

VĨNH BIỆT THÀY NGUYỄN TOÁN

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC THÀY NGUYỄN TOÁN 
                         PGS TS LÝ LUẬN TDTT RÈN LUYỆN THỂ LỰC
     
Thày Nguyễn Toán sinh ngày 03 tháng 10 năm 1935 trong một gia đình trí thức lớn có truyền thống yêu nước nhiệt thành của Việt Nam. Năm 1951 thày theo học trường Trung cấp sư phạm của Bộ Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Năm 1953 thày được giao nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp 3A trường Thiếu Nhi Việt Nam tại Quế Lâm Trung Quốc. Mới 18 tuổi nhưng mang trong mình truyền thống cao đẹp của gia đình, thày đã gắn kết học trò nam và nữ của mình thành một khối khăng khít, thống nhất đạt được nhiều thành tích trong học tập và các phong trào thi đua. Đến nay học trò của lớp học đầu tiên trong đời làm giáo viên của thày có người trở thành Anh hùng, có nhiều người là cán bộ cao cấp Quân đội, PGS Tiến Sỹ, kỹ sư, bác sỹ … vẫn luôn liên hệ khăng khít với nhau và với thày giáo yêu quý của mình.
     Năm 1958, trường Thiếu Nhi Việt Nam giải thể, thày Nguyễn Toán xung phong lên huyện miền núi Na Rì tỉnh Bắc Cạn dạy học. Tại đây, thày đã cùng tập thể thày cô giáo của nhà trường ngoài việc dạy học chữ còn tổ chức cho các em học sinh học tập thể dục thể thao, chơi bóng chuyền bóng đã gây được phong trào sinh hoạt vui tươi trong học sinh miền núi Bắc Cạn.
      Năm 1959, thày Nguyễn Toán được Bộ Giáo dục cử sang trường Đại học Thể Dục Thể thao Bắc Kinh học tập lý luận và thực hành vể thể dục thể thao. Tốt nghiệp, thày về trường Thể dục thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh) dạy học. Thày đã góp phần đào tạo được các thế hệ vận động viên bóng đá, bóng rổ, bóng bàn xuất sắc cho đất nước. Đầu thập kỷ 70 thế kỹ XX, thày được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh về Lý luận và Phương pháp Thể dục thể thao, Rèn luyện thể lực trong thể dục thể thao. Được giáo sư Tiến sỹ Khoa học L.P Matveep tận tình giảng dạy và giúp đỡ, trở về Việt Nam thày tiếp tục giảng dạy ở trường Đại Học Thể dục thể thao Từ Sơn, trở thành chuyên gia đầu ngành của Việt Nam về Lý luận và Phương pháp TDTT, rèn luyện thể lực. Thày Nguyễn Toán đã viết và cho in 22 đầu sách thuộc chuyên đề nêu trên cho đối tượng là vận đông viên, người cao tuổi, trí thức, học sinh, phụ nữ… và đào tạo được nhiều Tiến sỹ về Lý luận Thể dục thể thao cho đất nước, với mong muốn mọi người Việt Nam đều khỏe mạnh để có một đất nước hùng mạnh như Bác Hồ đã dạy.
     Suốt cuộc đời mình, thày Nguyễn Toán hết lòng thương yêu học sinh, Thày là người chồng, người cha tận tình, thương yêu vợ con và gia đình.
      Thày Nguyễn Toàn đã chia tay chúng ta hồi 2 giờ 20 phút ngày 9-2-2016, tức mồng Hai Tết Bình Thân. Thày Nguyễn Toán mất đi là một tổn thất lớn lao cho gia đình, người thân và các thế hệ học trò mà thày đã để tâm huyết của cả cuộc đời để dạy dỗ đào tạo. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của người thày thân yêu!

                              Lớp 3A QL thăm thày Nguyễn Toán năm 2013

                                   Thăm Thày Nguyễn Toán11/2014
 
3A QL thăm thày Nguyễn Toán 11/2015
----------------------------------------------------
Bài viết và hình ảnh do Mạnh Kính, Thu Giang gửi qua Email tới Mõ làng Calathau tử 17/2 nhưng vì trục trặc kỹ thuật nên hôm nay chúng tôi mới nhận được ( Cùng nhận đồng thời với Email của cụ Hồng Nhật ).
Xin cảm ơn tất cả các cụ ông cụ bà K3 đã sốt sắng thông tin sự kiện đau buồn này tới cộng đồng thày trò cựu HS LSQL Đặc biệt cảm ơn vợ chồng Giang-Kính ( K3) và cụ Hồng Nhật (K6) .

LOA PHƯỜNG THÔNG BÁO

Nguyễn Hồng Nhật đã đăng trong QL-LS.
   
Nguyễn Hồng Nhật
22 Tháng 2 lúc 13:14
Mõ thôn tiếp âm đài phát thanh TW:

Theo "Giấy mời của chị Bạch Kim và anh Phạm Đạo" (qua tin truyền lại từ anh Trần Cầu) Hội bạn KHX Nam Ninh - Quế Lâm sẽ gặp mặt đầu xuân vào lúc 9h30 ngày thứ ba 23/2/2016 (16 tháng giêng).
Địa điểm: Nhà hàng Bánh tôm Hồ Tây.
Kính mời các bạn tới dự.
Do không có đủ đ/c Email, nên nhờ các bạn thông tin thêm cho những bạn chưa được gửi thư này.
Kính báo. Phạm Đức Nguyên.

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Bác Đinh La Thăng : Tiếng lành đồn xa ...và ...

Mõ Làng  : Lượm trên mạng XH, không hiếm ý kiến khen tân Bí thư Thành ủy SG Đinh La#. 
Đây này:
Tại nhà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Em, khi bước qua con đường đất nhỏ hẹp vào nhà, Bí thư Đinh La Thăng đã yêu cầu lãnh đạo xã Tân Thông Hội phải tráng bêtông ngay.
Ông Đinh La Thăng nói với lãnh đạo địa phương là con đường chỉ vài chục mét, có thể làm nhanh nên phải giải quyết sớm để mẹ Nguyễn Thị Em và con cháu đi lại thuận tiện hơn.
Tại nhà của bà Lê Thị Kiều Oanh, có chồng và cha là liệt sĩ, Bí thư Đinh La Thăng khi nhìn thấy căn nhà khá xuống cấp đã thăm hỏi và được biết đây là căn nhà xây từ năm 1992. Ông đã chỉ đạo Bí thư huyện ủy Củ Chi Lê Minh Tấn phải cho gia cố sớm.
Sau đó, Bí thư Thành ủy đi ra phía sau bếp và công trình phụ, nhìn sự tuềnh toàng của căn nhà, ông tiếp tục chỉ đạo phải cho sửa sang, xây mới các công trình đã hư hỏng trong căn nhà.
“Đảm bảo điều kiện sống tốt cho gia đình chính sách là việc chúng ta phải làm thường xuyên” – Bí thư Thành ủy căn dặn.” ( nguổn VNExpress).
--------------------
Mình không là fan của a#, hông “3b” ( bưng, bô, bi !), nhưng khách quan và công bằng, đã có mấy LĐ quan tâm tới những người “xấu số, thiệt thòi” trong cuộc sống này ?! khi ở BGTVT, a# đã làm được việc giúp cho 1 chị thương binh hạng nặng, cô đơn, tại Bồ Đê Gia Lâm, có nhà, có đất, có sộ tiết kiêm sau bao năm “chẳng ma nào ngó ngàng tới số phận bi đat” của chị này ! Cứ cho là a# PR ( mà chắc chắn là như thế !), nhưng PR như thê, tốt gấp trăm ngàn lần kiêu đi thăm, bước lên thảm đỏ, tiến vào hội trường, chém gió lăng nhăng “học tập và làm theo…”, rồi xe lớn xe bé ra nhà hàng, ăn-nhậu-phá…rồi đút “phobg thư” vào cặp, mang về…! xin nhắc lại câu nói của người bảo vê cổng BGTVT : “bộ trường nào cũng ăn, còn a#, anh ăn, nhưng cho chúng em tý cháo…” ! câu hiêu triệu của Chí Trung, nên sửa lại là “Hỡi nhưng người còn chút lương tâm, TÌNH NGƯỜI – Hãy LIÊN HIỆP LẠI ” ! và XHVN hiên nay, đang rất cần những người như vây, xin đừng ảo tường, “đừng đốt cháy giai đoạn…” ! 

befaitu says:
Kể cũng tiếc cho anh Thăng. Cơ hội ‘ghi bàn’ sớm trong lòng dân khi trận đấu mới khai mạc được 17 giây 2 (17/2/2016). Giá trước đó anh chỉ đạo cứ để cho họ tưởng niệm trong trật tự như HN đã làm, kết quả cũng không có gì là ồn ào lắm khi dân được tự do như HN, trong khi SG họ réo tên anh. Nói thiệt, nhiều lúc chính quyền nâng mức độ nghiêm trọng vấn đề cũng hơi quá, phòng xa quá. Đơn cử Hồng Kông, Thailand kéo ra đường cả triệu, cả tháng trời rồi đâu lại vào đấy. Mà với dân, thua dân hay chiều theo ý dân đâu thiệt đâu mà sợ.
Thôi, chuyện qua cho qua. Anh vẫn còn 5 năm phía trước để phát huy hết thần công lực của mình. Cứ Đà Nẵng như bác Thanh anh làm: xanh, sạch, an ninh, không ăn xin, đánh giày, vé xố, buôn bán hàng rong, vỉa hè.
1. Dùng bàn tay sắt với vứt rác, làm mất vệ sinh công cộng. Tội trộm cắp sẽ bị nghiêm trị nhất trong cả nước.
2. Luật pháp nghiêm, đề cao đạo đức gia đình, xã hội, nhà trường.
3. Văn hoá kinh doanh uy tín, phục vụ ân cần lấy số nhiều làm lãi, không chặt chém, chụp giựt, nói thách.
4. Xoá toàn bộ nhà ổ chuột trên kênh rạch. Nhà bán cho dân theo 3 phương thức: trả tiền một lần, trả góp 15 năm và trả góp 30 năm.
5. Xây dựng bán đảo Thanh Đa là Singapore trong lòng thành phố.
6. Tốc độ tối đa các tuyến xe điện ngầm. Móc ruột hết thành phố làm xe điện ngầm. Xây thêm cầu vượt, đường trên cao.
7. Thành phố hiện đại là sáng đèn suốt đêm, đất phương Nam thừa nắng nên sống về đêm nó mát. Ngày để khách Tây họ tắm nắng.
8. Du lịch, dịch vụ và ăn uống vui chơi giải trí cứ SG họ chọn là ta đong xèng.
9. SG là thành phố dịch vụ cao về tài chính, ngân hàng, khoa học. Nơi nghệ nhân, tài nhân muốn dừng chân, muốn sống. Các khu dân cư phổ thông sẽ xây xung quanh, đủ môi trường sống chuẩn và giao thông thuận lợi cho người dân vào trung tâm làm việc, chiều về nhà.
10. Phải thu hút được người nước ngoài đến sống và làm việc, tất nhiên họ đem đến tài chính và trình độ.
Thặng dư của thành phố sẽ đầu tư trả lại cho xã hội chứ không thể thành phố là nơi ai cũng kiếm tiền bát nháo, manh mún, nhỏ lẻ, hỗn loạn như vừa qua. Đó không phải là thương nhau, là giúp nhau mà là hại nhau. Quan điểm này cần bộ máy đả thông tư tưởng trước với dân đã.
Thành phố như con tàu hàng lớn. Muốn tiến nhanh, ra khơi, không lãng phí dầu thì phải cạo hà bám vỏ tàu. Không thể thương hà mà để hà bám vào tàu được. Cái này nghe qua có vẻ “ác” nhưng không phải thế.
Quy hoạch điện, đường, trường, trạm giờ thêm công viên, nơi ăn uống, vui chơi nữa mới tạm đủ.
Bài toán khó là SG càng đẹp bao nhiêu, càng thu hút dân bấy nhiêu nhưng không ùn tắc, ngập, lộn xộn và an ninh là nhất, đời sống dân lại cao nhất quả khó phải không anh. Khó anh làm được mới là thánh Thăng có phỏng. Được hay không vấn đề này dân sẽ giúp anh mà. Nếu anh vì dân, do dân và của dân.
Là hô khẩu hiệu thế anh nhỉ!
 -------------------------------------------

Vài nét về Đinh La Thăng (từ Wiki…???)
Đinh La Thăng (sinh ngày 10 tháng 9 năm 1960[1] tại xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Học vấn Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
Quá trình công tác . 1983 – 1988: công tác tại Tổng công ty Xây dựng Thuỷ điện Sông Đà
•Tháng 11 năm 2003 – tháng 12 năm 2005: Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên – Huế; đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.
•Được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) vào ngày 5 tháng 10 năm 2005. Từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2008, ông là Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị PetroVietnam.
•Từ tháng 12 năm 2008: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
•Ngày 3 tháng 8 năm 2011 được phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam) với tỷ lệ phiếu ủng hộ đạt 71,2%.
Ngày 5 tháng 4 năm 2012, khi Thanh tra Chính phủ công bố báo cáo về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại PetroVietnam tới năm 2010 với khá nhiều sai phạm về tài chính (con số lên đến HƠN 18.000 t�%B��� đồng), một số tờ báo đã nêu câu hỏi về vấn đề trách nhiệm của người từng đứng đầu PetroVietnam mà cụ thể là ông Đinh La Thăng, người giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị và sau này là Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 8 năm 2011.
Một số việc làm:
Tiêu hủy xe đua
Đầu tháng 10 năm 2011, khi được biết thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị phải tịch thu phương tiện của các đối tượng tham gia đua xe, ông đồng tình với việc phải xử lý nghiêm hành vi trên và bản thân từng kiến nghị không chỉ tịch thu mà phải tiêu hủy phương tiện đua xe. Tuy nhiên, đề xuất này không chấp thuận vì nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm lãng phí.
Cấm nhân viên chơi golf và vận động nhân viên đi xe buýt
Quy định cấm chơi golf thể hiện tại Công văn số 6630/BGTVT-TCCB do Đinh La Thăng ký ngày 17 tháng 10 năm 2011, trong đó quy định: “các đồng chí lãnh đạo thuộc diện bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không chơi gôn, không tổ chức hoặc tham gia các giải gôn”. Đây là một quyết định gây tranh cãi khi có rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng nhiều người phản đối. Nó trở thành thông tin nóng trên các trang web. Trước đó, sân golf Hoàng Gia ở Ninh Bình được đầu tư xây dựng quy mô có vốn đầu tư của Tập đoàn dầu khí mà chính ông Thăng là Chủ tịch của Tập đoàn này.[12] Lê Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp Việt Nam – cho rằng văn bản 6630 (yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải không chơi golf) có nội dung sai thẩm quyền, vi phạm quyền cán bộ công chức,… Tháng 10 năm 2011, Đinh La Thăng ra công văn 6323/BGTVT-VT ghi rõ: “yêu cầu cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan, đơn vị sử dụng xe buýt đô thị tối thiểu 1 ngày trong 1 tuần. Định kỳ báo cáo (trước ngày 25 hàng tháng) tình hình triển khai thực hiện”. Tuy nhiên, hai tháng sau, khi có thông tin phản ánh rằng có rất ít cán bộ nhân viên Bộ GTVT hưởng ứng, ông Thăng lại cho rằng đây là văn bản khuyến khích, động viên tinh thần cán bộ nhân viên ngành đi xe buýt chứ không bắt buộc và sẽ không phạt nhân viên nếu họ không chấp hành văn bản trên.
Thay đổi giờ làm việc công sở và giờ học
Từ tháng 10 năm 2011, Đinh La Thăng đã đề xuất lên thủ tướng lịch trình thay đổi giờ làm công sở, giờ học các trường trung học phổ thông để giảm ùn tắc giao thông, thử nghiệm trước hết tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội đã thay đổi giờ học các trường phổ thông từ ngày 1 tháng 2 năm 2012, trong đó các học sinh đi học từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Những sự thay đổi giờ làm việc công sở và giờ học của các trường phổ thông này đã gây xôn xao dư luận và xáo trộn giờ giấc của nhiều người, mặc dù tình trạng ùn tắc giao thông vẫn xảy ra. Đề xuất này đã dấy lên nỗi bất bình trong đa số người dân có người thân hiện đang là học sinh.
Đề xuất hạn chế xe cá nhân và tăng phí lưu thông ô tô và xe máy
Để tránh ùn tắc giao thông và quá tải của đường phố, cùng với việc đổi giờ làm việc và giờ học, ông Thăng còn đề xuất hạn chế xe cá nhân và tăng phí lưu thông ô tô và xe máy, như thâu phí lưu thông xe máy 500.000 đến 1 triệu đồng/năm và phí lưu thông ô tô từ 20 dến 50 triệu đồng/năm. Theo ông thì “việc thu phí lưu hành để sử dụng vào nhiều mục đích, nên người sử dụng phương tiện cá nhân phải có đóng góp cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, và thực hiện các giải pháp giảm tai nạn giao thông. …Nhiều ý kiến cho rằng việc đề xuất tăng phí lưu hành xe ô tô lên 20–50 triệu đồng/năm của Bộ trưởng Thăng và Chính phủ là “đổ gánh nặng sang dân”, “cào bằng giàu – nghèo”, “phí chồng lên phí…
Thanh tra và giải trình
Trong quý I năm 2012, Thanh tra Chính phủ (Việt Nam) đã có kết luận thanh tra tại một số tập đoàn lớn như Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà; Tập đoàn Viễn thông Quân đội,…Qua công tác thanh tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện sai phạm, thiếu sót về kinh tế. Trong đó, đáng chú ý là kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Sông Đà và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam-nơi bộ trưởng Thăng đã từng là ngườiđứng đầu.
Sáng ngày 5 tháng 4 năm 2012, tại buổi họp báo công bố kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng quý I năm 2012 ở Hà Nội thì Phó tổng thanh tra Chính phủ là Ngô Văn Khánh cho biết rằng ô. Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với các kiến nghị sau thanh tra đối với những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của Đinh La Thăng trong những sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khi làm lãnh đạo, Ngô Văn Khánh nói: “Trách nhiệm của người đứng đầu là có”.
Ngày 24 tháng 4 năm 2012, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình về thực trạng vi phạm hành chính và các giải pháp khắc phục trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng là “nhân vật” chính của phiên giải trình được truyền hình trực tiếp này và phải báo cáo, giải trình về tình hình vi phạm, nguyên nhân và hậu quả, các giải pháp khắc phục đã và sẽ thực hiện. Tại phiên thảo luận tổ chiều 24 tháng 5 năm 2012 về đề án tái cơ cấu kinh tế lẫn bên hành lang Quốc hội, vụ tiêu cực tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã khiến các đại biểu Quốc hội Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề gấp rút trong điều chỉnh cơ chế chính sách với doanh nghiệp nhà nước. Các đại biểu đã yêu cầu Đinh La Thăng giải trình trách nhiệm khi bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải DƯƠNG CHÍ DŨNG. Giải trình của ông Thăng thiếu sức thuyết phục và không nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu.
Cách chức tổng giám đốc công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (xem lại bài của GDVN ở trên)
Đường sắt trên cao Hà Nội –Hà Đông tăng vốn 400tr$, lùi thời hạn hoàn thành mấy năm liền dưới thời ông Thăng???
Sự cố lễ tưởng niệm 17/2 ở Sài Gòn cho thấy ông Thăng ???
 ----------------------------------------

 Trần says:
RỜI BỘ GIAO THÔNG, ANH THĂNG VUNG KIẾM TRẢM NHẦM NGƯỜI
Mua tàu cũ Trung Quốc,
người đề xuất chủ trương được thăng chức
MAI ANH tổng hợp/Giáo dục Việt Nam/18/02/16 14:49
Trong vụ việc mua tàu cũ Trung Quốc gây xôn xao dư luận trong thời gian qua, trong khi lãnh đạo đơn vị đưa ra chủ trương (làTổng Công ty Đường sắt Việt Nam) mua toa tàu cũ của Trung Quốc liên tục được thăng chức thì lãnh đạo đơn vị thực hiện( Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội) lại bị miễn nhiệm chức vụ.
Trước đó, như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, liên quan đến vụ việc đề xuất mua toa tàu chở hàng cũ của Trung Quốc, ngày 3/2/2016, ông Đinh La Thăng – nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo cách chức ông Nguyễn Viết Hiệp – Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội.
Thực hiện chỉ đạo trên, ………………………
………………………………………….
Ông Thứ trưởng GTVT N.Hồng Trường cho biết thêm , trong quá trình kiểm tra vụ mua tàu cũ của Trung Quốc, nếu không xác định nghi vấn thì sẽ xem xét xử lý LẠI việc cách chức.