Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

FORMOSA HÀ TĨNH:"SINH TỬ PHÙ" CỦA VIỆT NAM?

Formosa Hà Tĩnh: 'Sinh tử phù' của VN?

  • 29 tháng 7 2016


Lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi về vụ cá chết, và cam kết bồi thường cho Việt Nam 500 triệu đô la

Trong tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung có một công cụ được dùng để khống chế sức mạnh của các nhân vật võ hiệp. Đó là “sinh tử phù”, được cấy vào cơ thể người luyện võ nhằm suy yếu, triệt tiêu sức đối kháng và chi phối tư duy, hành động của họ.
Có vẻ như đến nay, sau diễn biến tại Quốc hội và những thông tin có được xung quanh, dường như Formosa cũng có vẻ là một “sinh tử phù” trên cơ thể Việt Nam và đang phát huy giá trị như thế.
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đánh giá toàn diện về “thảm họa cá chết” tuy có nhiều thông tin nhưng chưa đủ, và theo tôi chưa vạch ra vấn đề trách nhiệm của từng cá nhân, ban bệ trong chính quyền.
Những nét quan trọng mà tôi viết dưới đây chưa thấy trong báo cáo đánh giá của Chính phủ nên xin phép bổ sung.

Mượn đầu heo nấu cháo?

Theo thông tin chính thức, vì Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tư lớn nhất hiện nay, quy mô vốn đăng ký 10 tỷ USD, có thể là mũi đột phá của ngành sản xuất thép, là yếu tố quan trọng giúp phát triển công nghiệp Việt Nam…, đủ thứ lời có cánh ca tụng khi cấp phép dự án.
Thế nhưng dường như mọi việc không có vẻ như thế.
Theo thuyết minh dự án được Formosa Hà Tĩnh công bố với Chính phủ Việt Nam, vốn đầu tư từ các cổ đông rót vào Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Formosa Hà Tĩnh là khoảng 3,5 tỷ USD. Còn lại 7 tỷ USD thì Formosa Hà Tĩnh sẽ vay ngân hàng trong và ngoài nước Việt Nam.
Tức là 70% tổng vốn đầu tư vào dự án Formosa cũng là không phải của họ.
Hóa ra họ không mang tiền vào Việt Nam nhiều như ta nghe họ nói.
Nếu vậy thì thực vốn đầu tư của Formosa Hà Tĩnh cũng chỉ ngang tầm với một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, vì sao phải ưu đãi đủ thứ biệt lệ cho họ hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam?

  Dự án Formosa Hà Tĩnh nhận được nhiều ưu đãi
Nếu vay ngoài Việt Nam, với thuyết minh kinh tế sơ sài về yếu tố gìn giữ môi trường và tỉ suất sinh lời thấp (có khi còn lỗ) như Formosa Hà Tĩnh, khả năng họ tự vay được là rất khó nếu không có Chính phủ Việt Nam đứng ra bảo lãnh.
Đừng đánh giá thấp kinh nghiệm của các ngân hàng tư bản nước ngoài có trong tay tỷ tỷ USD. Mong là Chính phủ Việt Nam lưu ý vấn đề này nếu có.
Nếu vay vốn trong nước, thì cũng là tiền chung của nhân dân, nghĩa là nhân dân phải bỏ tiền của mình ra cho người vay để họ… góp phần gây thảm họa môi trường của Việt Nam.
Dư luận rất lấy làm khó hiểu khi tại Thông báo số 219/TB-VPCP ngày 2/6/2014 của Văn phòng Chính phủ có nội dung đồng ý nâng hạn mức cho Formosa Hà Tĩnh được vay tiền tại các ngân hàng thương mại Việt Nam gấp bốn lần vốn đăng ký của họ.
Nghĩa là Formosa Hà Tĩnh chỉ thực sự đầu tư vào Việt Nam 3,5 tỷ USD, nhưng được vay… 40 tỷ USD tiền của nhân dân Việt Nam.
Nói theo kiểu dân gian là có vẻ như “tay không bắt cướp”.

Ngân hàng cho vay thì cái đầu tiên của họ quan tâm là thu hồi vốn trên tài sản đảm bảo để phòng ngừa rủi ro.
Về pháp lý, do là công ty trách nhiệm hữu hạn, chỉ chịu trách nhiệm trên vốn đăng ký, hóa ra họ được vay 40 tỷ USD trong nước nhưng trách nhiệm tài chính chỉ phải chịu 10 tỷ US như vốn đăng ký.
Các ngân hàng Việt Nam, nếu họ cũng vì “tâm huyết” với ý tưởng “giúp sức” cho Formosa Hà Tĩnh trở thành “mũi nhọn công nghiệp” của Việt Nam, thì e rằng một khi dự án không hiệu quả thì khả năng thu hồi vốn cũng trở nên rủi ro rất lớn.
Formosa Hà Tĩnh không có gì để thế chấp ngoài nhà máy hình thành từ... vốn vay, còn đất đai dự án là thuê của Việt Nam.
Viễn cảnh các ngân hàng chia nhau đống sắt vụn để vớt vát vốn cho vay là cái rất có thể xảy ra, và thế là nhân dân Việt Nam mất tiền. Tiền lệ này đã có từ dự án nhà máy thép Vạn Lợi với khoản… 1.700 tỷ đồng.
Ai chịu trách nhiệm cho Formosa Hà Tĩnh, ngay từ đầu, với kế hoạch mượn đầu heo nấu cháo vào Việt Nam hoạt động rồi được bơm thổi thành… nhà đầu tư chiến lược có thể… giúp đỡ Việt Nam phát triển?
Đến nay ngoài gần 4 tỷ USD vốn bỏ ra ban đầu với một dự án đang hình thành, có vẻ như Formosa hết tiền nếu vay vốn trong và ngoài nước không được.
Chưa nói các khoản khác, khoản đền bù 500 triệu USD cho “vụ cá chết” mà họ hứa đền bù cho Việt Nam chưa biết bao giờ mới lấy được.
Nếu Formosa mang đủ 10 tỷ USD vào Việt Nam như các nhà đầu tư nước ngoài khác khi đăng ký vốn, không có ưu đãi quá mức và qua thẩm định - quản lý đầu tư kỹ lưỡng, liệu rằng họ dám coi thường pháp luật Việt Nam như thế không?

Kinh nghiệm nắm kẻ có tóc không nắm kẻ trọc đầu của ông bà ta đã bị các cấp quản lý nhà nước bỏ quên.
Một cán bộ quản lý chủ chốt khi xưa ”có công” rất lớn để hình thành nên dự án Formosa Hà Tĩnh hôm nay đã được bầu vào Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Đây cũng là nơi ghi nhận và đề xuất phân bổ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia của Việt Nam, liệu rằng vị này vì có quá ưu ái Formosa Hà Tĩnh năm xưa mà tiếp tục “giúp đỡ” cho Formosa Hà Tĩnh được vay tiền thêm vài tỷ USD để hoàn tất dự án hay không là điều mà dư luận hoài nghi.

Đến khiêu khích chính trị?

Thông thường một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam luôn cố gắng xây dựng hình ảnh thân thiện với quốc gia sở tại.
Với tầm vóc của Formosa Đài Loan, tôi tin là họ không thể không biết điều này.
Nhưng biết và làm là hai chuyện khác nhau, có vẻ như Formosa Hà Tĩnh muốn “thử thách lòng kiên nhẫn” của chính quyền và nhân dân Việt Nam qua các va chạm chính trị.
Việc Formosa Hà Tĩnh tái phạm nhiều lần về vấn đề sử dụng lao động nước ngoài không phép, nhiều lúc lên đến vài ngàn người, là điều khó hiểu.
Ai cũng biết nếu sử dụng lao động bản xứ Việt Nam-Hà Tĩnh cho dự án là tiện lợi hành chính, tiết kiệm về chi phí, hạn chế rủi ro khác, thế nhưng họ không làm mà lại cho đem từ ngoài vào để gây phản cảm cho chính quyền, nhân dân Việt Nam.

14 thanh niên Việt Nam đã phải ra hầu tòa liên quan tới vụ bạo loạn phản đối Trung Quốc tại khu công nghiệp Vũng Áng hồi tháng 5/2014
Vì sao như thế?
Vấn đề “thấy nhỏ mà không nhỏ” khác là miếu thờ tại dự án cũng thế.
Dù đã bị kiểm tra, đình chỉ, buộc tháo dỡ nhiều lần như Formosa Hà Tĩnh cũng không chấp hành, và đến nay miếu thờ vẫn tồn tại.
Đến vấn đề xin quy chế “đặc khu Vũng Áng” cũng thế, có vẻ như trước sự ưu ái quá mức của chính quyền Việt Nam, Formosa Hà Tĩnh được một tấc lại lấn thêm một thước, trong khi đến giờ số tiền mà Việt Nam phải chi ra để tạo cơ chế, hạ tầng cơ sở phục vụ việc đầu tư của họ chắc cũng gần bằng 3,5 tỷ USD của họ mang vào Việt Nam.
Tại sao những doanh nghiệp nước ngoài khác như Honda, Samsung... khi vào Việt Nam đều rất yên tĩnh làm ăn, cố gắng thân thiện với nhân dân, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và để kiếm tiền cho họ thì Formosa Hà Tĩnh rất hay “kiếm chuyện” để khiêu khích chúng ta như thế, hay động cơ của họ không chỉ là kiếm tiền khi quyết định đặt chân đến Hà Tĩnh?

Ai sẽ hóa giải?

Vụ cá chết bất thường đã làm nổ ra nhiều cuộc biểu tình trên cả nước
Qua những nét tổng quan như thế cùng các thông tin khác mà chúng ta đã biết, cho thấy đến nay vấn đề Formosa Hà Tĩnh tồn tại và gây rối Việt Nam không chỉ là vấn đề môi trường, mà còn có ý định “lợi dụng kinh tế” và khiêu khích chính trị
Nó có khả năng trở thành một "sinh tử phù" cấy trên cơ thể đất nước chúng ta.
Nó tác động không chỉ mô trường, mà còn có nguy cơ gây ra vỡ nợ kinh tế nếu vay được hơn vài tỷ USD nữa theo chủ trương thông báo của chính phủ, ảnh hưởng xấu đến nội bộ đảng cầm quyền, làm nhân dân hoang mang rối loạn.
Lấy nó ra thì đau đớn, vì đã để nó thấm vào sâu, mà để nó lại thì ăn ngủ không yên, sợ “thế lực thù địch” từ đủ các phương trời “lợi dụng”.
Trong tiểu thuyết, có hòa thượng Hư Trúc đứng ra hóa giải sinh tử phù cho quần hùng, còn sinh tử phù Formosa Hà Tĩnh hôm nay, ai sẽ hóa giải cho nhân dân Việt Nam?
Và những ai phải chịu trách nhiệm vì để "sinh tử phù" này cấy lên trên lãnh thổ Việt Nam?
Dư luận rất lấy làm lo ngại trước “quyết tâm” tiếp tục dự án và quan điểm “không đánh kẻ chạy lại” của một bộ phận trong chính quyền hiện nay.
Bài thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của người viết, một độc giả từ Việt Nam.

PHẢN ỨNG VỀ PHÁT BIỂU CỦA BÀ CTQH NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

 (Cảm ơn cụ Nguyễn Hồng Nhật K6 giới thiệt bài này)

Bà Ngân nên xin lỗi Xã hội Dân sự

“Bỉnh chúc vô minh, quang tự diệt

Trọng ngân bạc phúc, sản tất vong”

Tác giả: Nguyễn Khắc Mai

25-7-2016
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Nguồn: internet

Tôi không viết những điều này với tâm thức khiếu nại, tôi viết với ý thức về chút hiểu biết của mình về minh triết, nhất là minh triết về đạo trị nước.
Theo dõi báo chí về phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV, tôi thấy bà chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có nhiều tuyên bố có vẻ tích cực. Riêng phát ngôn của bà về hành động của nhân dân bảo vệ chủ quyền, biển đảo, lên án hành động sai trái và tội ác của Trung quốc đối với Việt Nam, cảnh báo với Chính quyền, đánh động dư luận quốc tế về lĩnh vực này, theo tôi là không thích hợp với cương vị là một trong những người đứng đầu Nhà nước ta. Bà nói:Không phải cứ hô hào thật to, kích động là có được chủ quyền. Một số tổ chức cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ, nhưng chưa làm gì cho đất nước, chỉ nói và kích động làm rối tình hình”.
Minh triết của người xưa thường dạy bảo cho kẻ cầm quyền luôn phải biết coi trọng kể cả những hành vi nhỏ nhoi của những người bị coi là khốn cùng, những dân đen, dân thường trong xã hội, những kẻ “thất phu”. Vì thế Trong Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi dã đề cao sự đóng góp của “bốn phương manh lệ”. Manh là những người lang thang không nhà không cửa, lệ là những người tôi đòi, nô bộc. Những hạng khốn cùng dưới đáy xã hội.
Những người lãnh đạo không cứ của chính quyền, mà của mọi cộng đồng, tổ chức, khôn ngoan thường phải “uốn lưỡi bảy lần”, mới nói. Để làm gì, để cho có văn hóa và đạo đức, để lời nói của mình có tính thuyết phục, không gây phản cảm, tránh được những thất thố.
Mọi người trong nước đều biết trân trọng, thậm chí nhiều người bày tỏ sự khâm phục, cả lòng biết ơn đối với những phát ngôn, những tuyên bố, cả những hành động xuống đường, biểu tình, hội thảo để nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí bảo vệ chủ quyền Biển Đảo, phê phán và lên án hành động sai trái, kẻ cướp của Trung hoa cộng sản cướp chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Ta, tàn ác cướp bóc lối hải tặc đối với ngư dân ta. Việc làm ấy, hành động ấy vừa cảnh tỉnh, nhắc nhở chính quyền, vừa đánh dộng dư luận quốc tế. Việc làm ấy, mọi người có lương tri trong nước ta chẳng những phải trân trọng mà còn biết ơn. Cá nhân tôi rất nhiều lần đã nghe người lái taxi, xe ôm, chị bán hàng rong, bán chè nước, đã hoan nghênh, khen ngợi, nhiều người còn sẵn lòng giúp đỡ khi cần.
Một người lãnh đạo cao cấp lẽ nào lại phủ phàng, bất nhân, bất nghĩa, vô nghì với dân như vậy?! Có thể chị Ngân do được nhiều thông tin mà nhận thấy có những người xấu xen vào, như bọn giả danh công nhân, sau sự cố dàn khoan 981, mà dư luận có chứng cớ cho đó là do bọn tình báo “lạ” tổ chức và xúi dục có sự bao che của những kẻ bất lương trong nước. Nhưng sao lại hồ đồ vơ đũa cả nắm như vậy? Ngay như các em NO- U, sau khi Tòa trọng tài quốc tế PCA ra phán quyết Đường chữ U mà Trung Quốc xằng bậy vạch ra là không giá trị, chúng ta thấy các em ấy nhạy cảm, thông minh, và nghĩa khí biết bao nhiêu. Chúng ta phải hoan nghênh và biết ơn chứ sao lại cho là việc làm kích động và vô ích?
Thử hỏi suốt bao năm, trước những hành động ngang ngược của Trung Hoa cộng sản đối với Nước ta, với Dân ta, mà Đảng, Chính quyền, thậm chí cả Quốc hội cũng đón tiếp trọng thị dường ấy những kẻ (tôi sẽ cùng chị Ngân không gọi là kẻ thù) làm hại Dân ta, Nước ta. Trên dưới im re cố sức thực hiện “khổ nhục kế”, nhịn nhục kẻ mạnh, tránh voi chẳng xấu mặt nào, liệu Dân ta, Nước ta có được các dân tộc khác tôn trọng hay không. Chỉ riêng việc làm cho thế giới hiểu rằng “Nước Nam đang có chủ”, “dân Việt chắc chắn là không chịu lệ thuộc Trung Hoa cộng sản” là những việc ơn ích chứ. Tôi tin rằng những bài báo, những phát ngôn của chính khách và học giả thế giới ủng hộ ta vừa qua, không thể không có âm vang những lời nói, những hành động chính khí, chính nghĩa của người dân bình thường trong xã hội. Cả những người cán bộ cao cấp của đảng, của chính quyền từng bước có vẽ dõng dạc hơn, không thể không biết ơn tiếng nói và hành động nhân nghĩa ấy của nhân dân.
Với cách nói thiếu đắn đo của chị Ngân, không trách gì ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương khác, công an cùng côn đồ đã hành hung nhẫn tâm, tàn ác với đồng bào mình đang thể hiện lòng yêu nước. Nếu có nhận định kẻ xấu xen vào thì nhiệm vụ của công an là vừa bảo vệ hành động chính nghĩa của đồng bào vừa biết tìm cách ngăn ngừa kẻ xấu. Cớ sao lại vô minh, vô học đến như vậy!
Tôi biết có nhiều tổ chức văn hóa, xã hội, nhiều trí thức, nhân sĩ, thanh niên, sinh viên, doanh nhân, cả tu sĩ khả kính, có cả sĩ quan, tướng lĩnh, lão thành cách mạng, cả nhiều vị từng giữ những trọng trách trong đảng trong chính quyền đã tham gia những hành động yêu nước, chống Tàu làm hại làm nhục Dân ta Nước ta. Điều thật thú vị là họ vẫn làm khoa học, viết sách, dạy học, chữa bệnh, làm kinh doanh, truyền bá đức tin, lòng nhân ái, lối sống tử tế cho đồng bào, giới trẻ, nhiều người làm từ thiện, khuyến học … Những người lao động, sau những cuộc xuống đường, họ lại trở về tiếp tục những công việc nặng nhọc, lương thiện của họ để nuôi gia đình và chắc chắn là đã góp phần không nhỏ cho xã hội. Đó là điều đáng kính của họ. Một quốc gia có những con người như vậy là điều đáng tự hào, đáng biết ơn, cớ sao lại ăn nói phủ phàng, như tâm địa của kẻ ăn trên ngồi trốc, cầm quyền, cai trị, chứ không hề là kẻ công bộc của nhân dân.
Chị Ngân phải biết xấu hổ khi nói bừa rằng: “Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng, hô hào thế này, thế nọ. Nhưng làm gì cho đất nước, chỉ nói và kích động, làm rối tình hình”.
Vì thấy chị cũng có những phát biểu “dễ thương”, tôi ngờ rằng đây là sự ô nhiễm tinh thần do giẫm phải phương pháp luận và tư duy tuyên giáo xơ cứng lệch lạc và cửa quyền mà ra. Có thể nó là sơ suất nhất thời, có thể rút kinh nghiệm và tránh được. Chị Ngân nên biết, khi chị còn là “hạt bụi dính lấm chân ai”, còn chưa ra đời, thì có những người trong số họ đã vào sinh ra tử, chịu tù đày tra tấn, dày dạn trên chiến trường. Khi chị đang là một cô bé nhỏng nhẽo thì nhiều người đã thành danh, có những công trình khoa học, từng là thầy dạy của nhiều tướng lĩnh, ủy viên BCT, BCH TƯ, đào tạo cho xã hội hàng ngàn kỹ sư, bác sĩ…Và họ vẫn không đòi hỏi đãi ngộ, kể công, vẫn khiêm tốn, lam làm miệt mài. Nhiều học trò thành danh từng nói vui với họ “em là đảng viên, là cán bộ nhưng mà tốt”. Tôi thấy chị nên đính chính, có lời xin lỗi. Điều đó sẽ càng giúp chị “đẹp” thêm trong con mắt của nhiều người.
Vì chị làm chính trị, tôi kể chị nghe một câu chuyện thú vị, bổ ích. Ở Pháp, thời Tổng thống De Gaulle cầm quyền, triết gia Jean Paul Sartre có viết mấy bài báo phê phán De Gaulle. Cận thần xui nịnh, ngài Tổng thống nên cho tay triết gia kia một bài học cho nó câm mồm lại. De Gaulle bảo: dẹp, đừng đụng vào ông ấy, ông ấy cũng có những giá trị của mình. Sau này châu Âu từng bỏ phiếu đánh giá Đe Gaulle là chính khách số 1 của châu lục. Tài năng và đức độ của chính khách ở hàng đầu là năng lực đối thoại với người khác, đặc biệt là với người khác chính kiến với mình. (Chính khách là từ mà tôi đã đề nghị anh Trọng chính thức đưa vào công trình của anh ấy về đội ngũ cán bộ công chức trong tình hình mới. Đáng tiếc, anh Trọng cũng như hệ thống nghiên cứu hàn lâm của ta nói xong liền bỏ đấy, chẳng có chút giá trị ứng dụng gì).
Chính khách của ta rất kém về mặt này. Ngay như hệ thống Dân vận, có ông bà nào là bộ chính trị, là ủy viên TƯ chịu đi về từng làng chài nghe dân kể thảm khốc sau vụ Formosa, có ai chịu nghe những ý kiến khác? Ngay như anh Trọng, khi Formosa đã xảy ra, cá chết, biển chết cả tuần, vẫn vào thăm và chống lưng cho Formosa, không hề có nửa lời an ủi người dân đau khổ của mình! Đến khi buộc phải nói thì đổ riệc, vì Formosa mà ảnh hưởng đến bầu cử. Anh ấy không đủ trình độ để nhận định, sau Formosa, nhất định phải có năng lực mới, đạo đức mới, Quốc hội mới để đủ sức kiểm tra và giám sát… Vì thế người ta có quyền hoài nghi về vai trò thật sự của anh Trọng trong vấn đề này.
Gần đây,  cùng với một số nhà nghiên cứu tâm linh đi chiêm bái ở mấy ngôi đền vùng Hải Đông, khi đi qua đền Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm thì trời mưa tầm tả, chúng tôi phải tấp vào một quán ven đường để trú. Ngồi chờ mưa tạnh, nhâm nhi chén trà nóng, tham gia trò chuyện cùng mấy người dân địa phương, tôi nghe họ nói và kể cho nhau nghe nghĩa một đôi câu đối có vẻ như là sấm truyền.

Đôi câu đối nói về một triết lý sống ở đời:
Bỉnh chúc vô minh, quang tự diệt,
Trọng ngân bạc phúc, sản tất vong.
Nghĩa là ngọn đuốc (bỉnh chúc) mà không có nguồn sáng (vô minh), thì ánh sáng tự mất (quang tự diệt).

Ham hố tiền bạc (trọng ngân) nhưng không chịu tu nhân tích đức, khiến cho phúc mỏng (bạc phúc) thì của nả, tài sản chắc cũng mất.
Tôi nghĩ rằng hơn ai hết, những người ở ngôi cao phải làm cho mình luôn luôn có nguồn sáng (không vô minh), luôn học hỏi, nếu không, thì ánh sáng tâm trí mình chắc sẽ tự đánh mất mà thôi. Còn ở ngôi cao mà đua đòi, trọng tiền bạc hơn quý trọng phúc đức thì chẳng chóng thì chầy tài sản dẫu to lớn cũng tiêu vong.
Liệu đây có phải là một lời mách bảo của thần linh hay không? Riêng tôi vẫn luôn ghi nhớ, đi một ngày đàng học một sàng khôn.
-------------------------------------------------
Cụ Nguyễn Hồng Nhật không dẫn nguồn .


Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

5 đời Tổng thống Philippines nhóm họp đối phó Trung Quốc

28/07/2016 - 08:30 (GMT+7)

Ông Duterte vừa có buổi thảo luận với 4 cựu Tổng thống Philippines về giải pháp đối phó với Trung Quốc.


5 vị Tổng thống Philippines trong cuộc họp an ninh bàn về Biển Đông. Ảnh: Washington Post

Tờ Washington Post đưa tin, hôm qua (27/7), tân Tổng thống Philippines đã có buổi gặp mặt bốn cựu lãnh đạo nước này để thảo luận về mối lo lắng chung là các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về Biển Đông. Hầu hết trong số họ trước đây từng mâu thuẫn chính trị với nhau.
Theo đó, Tổng thống Rodrigo Duterte đã triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia chủ yếu để thảo luận về chiến lược của chính phủ trong việc đàm phán với Trung Quốc, giải quyết xung đột đang sục sôi trên Biển Đông.
Bốn cựu Tổng thống Philippines đã tham gia tại cuộc họp ở dinh tổng thống Malangcanang bao gồm Fidel Ramos, Joseph Estrada, Gloria Macapagal Arroyo và người tiền nhiệm của ông Duterte, Benigno Aquino III.
Mặc dù việc mời các Cựu Tổng thống đến cuộc họp của Hội đồng An ninh là một truyền thống, song việc tề tựu đầy đủ các vị lãnh đạo lại là một điều hiếm hoi.
Năm 2001, nữ Tổng thống Arroyo đã lật đổ Tổng thống Estrada với cáo buộc tham ô, gây ra sự sụp đổ của ông và khiến nhân dân mất niềm tin vào Estrada.Tuy nhiên bà Arroyo vẫn cho ông một cơ hội khi cho phép ông tiếp tục tham gia chính trị. Hiện Cựu Tổng thống Estrada là thị trưởng thủ đô Manila.
Đến năm 2011, cựu Tổng thống Aquino lại cáo buộc bà Arroyo gian lận bầu cử. Bà Arroyo mới vừa được trả tự do trong tuần qua sau 5 năm bị giam cầm tại một bệnh viện nhờ được Tòa án Tối cáo xóa bỏ tội danh. Cựu Tổng thống Aquino cũng từng vận động chống lại ông Duterte, gọi ông là nhà độc tài trong suốt chiến dịch.
Ngoài ra, bên cạnh vấn đề tranh chấp lãnh thổ Biển Đông với Trung Quốc, ông Duterte đã lên kế hoạch thảo luận về vấn đề bảo mật khác, bao gồm đàm phán hòa bình với các nhóm nổi dậy Hồi giáo và cuộc chiến với buôn bán ma túy bất hợp pháp. Trong chiến dịch này, ông Duterte đã bắt giam 300 nghi phạm buôn bán ma túy kể từ khi ông nhậm chức vào ngày 30/6.
------------------------------------------
Theo Báo Giao Thông

Manila "vận động" Asean về Biển Đông


Theo tin từ AFP, Philippines đã “tích cực” vận động hành lang để Hội nghị Ngoại trưởng Asean đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung. Tuy nỗ lực này không thành công, Philippines vẫn xem bản thông cáo chung chung của hội nghị là một chiến thắng của nước này.
Ngoai trưởng Philippin
Sau những phủ nhận ban đầu, hôm thứ Tư 27/07, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói đã tiến hành cuộc vận động đối với Ngoại trưởng các nước trong khối Asean về việc nhắc đến phán quyết của Tòa Trọng tài trong một thông cáo của Asean vào hôm thứ Hai 25/7, tại hội nghị được tổ chức tại Vientiane, thủ đô của Lào.
Tại cuộc họp báo, tổ chức ở Manila, khi được hỏi có phải Philippines đã yêu cầu Asean nhắc đến phán quyết về Biển Đông, Ngoại trưởng Yasay nói: “Đúng vậy, chúng tôi đã rất nỗ lực”.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Yasay cũng nói bản thông cáo chung được xem là một “thắng lợi” của Asean khi đề cập đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
Nỗ lực tìm tiếng nói chung cho Asean về Biển Đông luôn gặp khó khăn trong quá khứ do Trung Quốc vận động Lào và Campuchia, là thành viên của khối nhưng lại là đồng minh của Trung Quốc.
Kể từ khi Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào hôm 30/06, Tổng thống mới là người chủ trương tăng cường mối quan hệ kinh tế và chính trị với Bắc Kinh, nên Philippines cũng có phản ứng ôn hòa hơn đối với Trung Quốc.
Trước đó, vào hôm 26/07, Ngoại trưởng Philippines đã lên tiếng phủ nhận việc kêu gọi Asean đưa phán quyết của Tòa Trọng tài vào thông cáo chung.
Image copyrightGETTY

“ Không, tôi không bao giờ yêu cầu chuyện đó. Đừng vu oan cho tôi,” Ngoại trưởng Yasay nói với phóng viên tại Vientiane.
Ngoại trưởng Yasay tiếp tục phủ nhận chuyện này khi trở lại Manila ngày 27/07, nhưng băng ghi âm của phóng viên AFP cho thấy Ngoại trưởng Yasay xác nhận có tiến hành vận động các nước Asean.
Các nhà ngoại giao tham dự Hội nghị cũng xác nhận với AFP rằng Ngoại trưởng Yasay đã kêu gọi Asean đưa phán quyết của Tòa Trọng tài vào thông cáo của hội nghị.
Campuchia theo xu hướng 'trung lập'?
Bên cạnh đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Campuchia, Chum Sounry nói nước này không bỏ phiếu phủ quyết Philippines. Chum Sounry nói Ngoại trưởng Yasay tự rút lại yêu cầu sau khi Campuchia đưa ra lập trường “trung lập”.
“Ngoại trưởng Philippines tự rút lại yêu cầu và thôi không nhắc đến phán quyết của Tòa Trọng tài,” Chum Sounry nói.
Theo tin từ Reuters, Campuchia đã kêu gọi các nước Asean tránh dùng từ ngữ có thể “gây thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines” trong thông cáo chung, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Chum Sounry nói với phóng viên vào hôm nay, thứ Tư 27/07.

“Tranh chấp tại Biển Đông là giữa Philippines và Trung Quốc, chứ không phải giữa Asean và Trung Quốc,
“Vì vậy, không nên đưa cả khối Asean vào vấn đề này, Campuchia không muốn dính dáng đến vấn đề này,” ông Chum Sounry nói thêm, nhằm khẳng định lập trường của Campuchia.

“Những cáo buộc về chuyện Trung Quốc ‘mua đứt’ Campuchia với khoản vay trị giá 600 triệu USD, một tuần trước khi hội nghị diễn ra là một sự xúc phạm”, ông Sounry nói.

Được biết, tranh chấp Biển Đông liên quan các nước như Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh không muốn cả khối Asean cùng đứng chung mà chỉ chấp nhận đàm phán song phương với từng nước để giải quyết tranh chấp.



Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Tung Quốc phản ứng vì Hộ chiếu 'lưỡi bò' bị 'bôi bẩn'?

Hai trang số 8 và 24 trong cuốn hộ chiếu có dòng chữ 'F*ck you' viết tay


Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM vừa yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và kỷ luật người đã 'bôi bẩn' hộ chiếu của du khách Trung Quốc.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo, một phụ nữ có họ là Chung từ Quảng Đông, Trung Quốc, nhập cảnh Việt Nam theo đường sân bay Tân Sơn Nhất vào hôm 23/7.
Khi làm thủ tục nhập cảnh, bà Chung giao hộ chiếu cho nhân viên xuất nhập cảnh và sau đó phát hiện ra người này đã viết dòng chữ thô tục trên hộ chiếu của bà.
Nhân dân Nhật báo dẫn lời bà Chung nói: "Người nhân viên cửa khẩu giữ hộ chiếu của tôi khoảng ba phút và khi tôi cầm lại thì tôi thấy chữ 'F*ck you' (từ thô tục bằng tiếng Anh) trên hai trang hộ chiếu có in đường chín đoạn (đường lưỡi bò)".
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho hay bà này rất bức xúc vì cách hành xử của nhân viên Việt Nam.
Tất cả các hộ chiếu Trung Quốc phát hành sau năm 2012 đều có in hình đường lưỡi bò yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông trên các trang 8, 24 và 46.
Việc Trung Quốc đăng hình đường chín đoạn, mà tòa trọng tài quốc tế PCA mới đây phán quyết là không có cơ sở lịch sử, lên hộ chiếu đã gây tranh cãi.
Để không bị hiểu nhầm là công nhận chủ quyền của Trung Quốc, nhân viên xuất nhập cảnh một số quốc gia đã đóng dấu lên tờ rời thay vì vào trong hộ chiếu của công dân Trung Quốc.
Bức hình chụp hộ chiếu của bà Chung cho thấy chữ viết nằm trên hai trang 8 và 24.
Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì.
Dưới bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo, nhiều người đọc Trung Quốc phản ứng tức giận.
Một người tên là seethru viết: "Việt Nam luôn luôn gây phiền toái cho Trung Quốc kể từ thời xa xưa".

Người khác ký là Ku Ping Kim thì yêu cầu kỷ luật nặng người nào đã "bôi nhọ uy tín của Chính phủ Việt Nam" vì "Không thể đối xử như vậy với du khách Trung Quốc, những người trả lương một cách gián tiếp [cho nhân viên chính quyền Việt Nam thông qua đóng góp vào ngân sách du lịch]".

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

'Tôi không nghĩ Asean bị bế tắc'

  • 24 tháng 7 2016
      Việc Asean không ra được tuyên bố chung hoặc để trống nội dung về Biển Đông trong một văn kiện thể hiện lập trường chung của khối này hậu phán xét của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại hội nghị ngoại trưởng của Khối này tại Lào mới đây không phải là sự bế tắc của Asean, theo một chuyên gia về chiến lược ngoại giao của Việt Nam.
Bình luận với BBC hôm 24/7/2016 từ Hà Nội, Tiến sỹ, Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường ( Ảnh bên ), nói:

"Có gì đâu mà là bế tắc, rõ ra là phán quyết của tòa án Trọng tài Quốc tế La Haye bây giờ đưa vào văn kiện như thế nào? Đưa vào thì khó quá vì Philippines tuyên bố đây là một cuộc thắng đậm của Philippines, cuộc thắng toàn diện."

'Một nắm cát rời?'

Và chuyên gia nói thêm:
"Trong đó có 5 nội dung liên quan, bây giờ đưa cái gì và không đưa cái gì? Cho nên đây là cái khó, còn theo tôi cũng chẳng phải là một cái bế tắc của Asean, cái này có thể hiểu được, bởi vì cái khác thì đoàn kết, vì Asean, mỗi quốc gia Asean đều thấy cần phải có một tổ chức Asean để làm nòng cốt cho họ trong dựa vào nhau, tạo thành một khối khu vực đoàn kết để đứng vững trước sóng gió quốc tế.
"Nhưng riêng vấn đề Asean, có một số nhà bình luận quốc tế nói là giống như một nắm cát rời, thì cái đấy không đúng," Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ quốc tế (CSSD) nói với BBC.
"Trung Quốc bắt đầu tìm cách làm cho Asean có những tiếng nói khác biệt, và họ có cách ngoại giao kim tiền rất hiệu quả để làm cho Asean không thể thống nhất trong lập trường về Biển Đông. Mà lần này thì Trung Quốc càng phải vận động nhiều hơn nữa," tiến sỹ Trường nhận định về tác động của Trung Quốc.
----------------------------------
BBC Việt ngữ

Tuyên bố chung hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 'lơ' phán quyết Toà trọng tài

Theo báo Thanh Niên:
Trưa 25.7, Tuyên bố chung của Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) được công bố, trong đó có đề cập đến tình hình Biển Đông nhưng không nhắc đến phán quyết của Toà trọng tài.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết ông đã có buổi trao đổi “tích cực, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau” với những người đồng cấp ASEAN và chỉ 20% thời gian cuộc gặp là thảo luận về vấn đề Biển Đông
Nội dung Tuyên bố chung ghi rõ các ngoại trưởng ASEAN tiếp tục quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Tuyên bố cũng ghi nhận (chỉ) một số ngoại trưởng bày tỏ sự quan tâm về hành động bồi đắp, cải tạo đất và leo thang trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng ảnh hưởng tới hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Ngoài ra, Tuyên bố chung không đề cập đến phán quyết Toà trọng tài ngày 12.7 bác bỏ đường 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tuyên bố chung tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và gìn giữ hoà bình, an ninh, ổn định và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông; kiềm chế, tránh những hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS); nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hoá và kiềm chế trong mọi hành động bao gồm cải tạo đất có thể làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Tại buổi họp báo chiều ngày 25.7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết ông đã có buổi trao đổi “tích cực, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau” với những người đồng cấp ASEAN.
“80% thời gian chúng tôi dành để thảo luận về hợp tác. Một số thành viên có đề cập đến tình hình tại Biển Đông và tôi cho rằng chỉ 20% thời gian thảo luận về vấn đề đó”, ông Vương Nghị nói.
Ngoài ra, ông Vương Nghị cũng cho rằng phán quyết của Toà trọng tài dựa trên nền tảng pháp lý hời hợt và đây là tranh chấp song phương giữa Trung Quốc và Philippines (?), không phải là vấn đề giữa ASEAN - Trung Quốc.
Với câu hỏi của Reuters về nội dung trong Tuyên bố chung “một số nước bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc bồi đắp, cải tạo đất tại Biển Đông làm xói mòn lòng tin”, ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc đã ngưng cải tạo đất. Ngược lại, Trung Quốc cũng quan ngại vì một số nước ngoài khu vực đưa tàu quân sự đến làm căng thẳng tình hình.
Lam Yên
(Văn phòng Bangkok)

Asean 'vừa mạnh vừa yếu' về Biển Đông

Hiện chưa rõ các nước Asean có ra được thông cáo chung hay không trong Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao tại Vientiane, Lào, đặt ra các câu hỏi trong giới quan sát về điểm yếu của Asean cũng như nguy cơ 'đứng bên lề' của vấn đề Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai nói với giới phóng viên sau phiên họp khẩn cấp rằng vấn đề Biển Đông không hề được thảo luận, theo hãng tin AP đưa từ hội nghị sáng 25/7.
Tuy nhiên, ông Don Pramudwinai cũng nói Asean cuối cùng cũng sẽ ra thông cáo chung, nhưng từ chối cho biết liệu thông cáo này có đề cập gì đến vấn đề Biển Đông và Trung Quốc hay không.
Trả lời BBC Tiếng Việt từ Manila, thẩm phán Tòa tối cao Philippines, ông Antonio Carpio nhận định:
"Trước hết, Asean là một tổ chức hội nhập kinh tế, không phải một đồng minh quân sự hay an ninh. Asean thậm chí không có cơ chế giải quyết xung đột với các tranh chấp chủ quyền trong khu vực Asean.
Thứ hai, Asean vận hành bằng sự đồng thuận nhất trí, và vì thế Asean cũng mạnh mẽ ngay tại điểm mà nó yếu nhất.
Thứ ba, không phải tất cả các quốc gia trong khối Asean đều nằm trong tranh chấp trên Biển Đông, và một số quốc gia không có tranh chấp còn lệ thuộc nặng nề vào sự hỗ trợ kinh tế từ Trung Quốc.
Ba yếu tố đó sẽ luôn khiến Asean phải đấu tranh để tìm được vị thế chung khi đối mặt với sự bành trướng về hàng hải và chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.”

'Giải pháp'
“Giải pháp tốt nhất cho những nước có xung đột, đó là Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia sẽ đưa ra tuyên bố chung của riêng họ, như chấp thuận phán quyết của tòa trọng tài là đường chín đoạn là phi pháp theo UNCLOS và không có thực thể nào trên quần đảo Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế. 
Thẩm phán Antonio Carpio từ Tòa tối cao Philippines
“Nếu không, Campuchia hay Lào, những nước không có tranh chấp chủ quyền, sẽ luôn có thể giữ toàn bộ khối Asean làm con tin trong vấn đề tranh chấp Biển Đông," thẩm phán Carpio nói với BBC Tiếng Việt.
Còn ông Malcolm Cook, một nhà phân tích từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nói với AP:
"Dĩ nhiên, Campuchia đã làm tê liệt Asean... làm tổn thương sự đoàn kết, gắn kết, phù hợp và uy tín của Asean."
"Nó làm Asean đứng ra ngoài lề, chứ không còn ở trong trung tâm của vấn đề nữa."
"Với Lào và Campuchia, họ rõ ràng coi mối quan hệ với Trung Quốc là quan trọng hơn vị trí thành viên của mình trong Asean và sẵn sàng làm tổn thương Asean để củng cố quan hệ của mình với Trung Quốc," ông Malcolm Cook nhận định.

'Tổn thương nghiêm trọng'
Nhà nghiên cứu Tang Siew Mun thì viết trên tờ Today online của Singapore:
"Rõ ràng, sự đoàn kết của Asean đã bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng đây là một viên đạn xứng đáng. Đồng thời, sự phát triển gần đây làm dấy lên câu hỏi về định hướng chiến lược và tương lai của Asean, trong trường hợp khối này không thể tạo ra những thảo luận uy tín hoặc có vai trò trong các vấn đề nghiêm trọng thì nhiều người sẽ xem xét lại về điểm sáng trong nội bộ khối này." 
Ngoại trưởng CPC
Ông Tang Siew Mun, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore, cũng cho hay:
"Asean là một tổ chức, không phải là một hội đoàn bình dân. Campuchia cần hiểu rõ nếu ngăn cản Asean để làm vừa lòng Trung Quốc, việc đó rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của Asean trên bất cứ phương diện nào với các vấn đề và thử thách trong khu vực.
"Campuchia phải quyết định tương lai của mình đi với Asean hay với người hàng xóm giàu có và to lớn hơn. Asean cũng sẽ nên xem xét tương lai của mình sẽ tốt hơn nếu có hay không có Campuchia," ông nói với tờ Today Online của Singapore.
Trong khi đó, tờ Tuổi Trẻ tại Việt Nam trích dẫn lời Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, giám đốc Viện nghiên cứu an ninh và quốc tế, khoa khoa học chính trị tại ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) nói:
"Điều then chốt sẽ là trong bản tuyên bố chung có từ ngữ nào nói về tuân thủ luật pháp quốc tế hay không. Tôi cho rằng các ngoại trưởng ASEAN cuối cùng sẽ có một tuyên bố khái quát và mơ hồ khi ám chỉ về Biển Đông mà không hề thừa nhận phán quyết của Tòa trọng tài."
Nhưng tờ báo này cũng trích lời một quan chức Asean rằng tại phiên họp đặc biệt bất thường sáng 25/7, các Ngoại trưởng về cơ bản đã thống nhất các văn kiện đưa vào tuyên bố chung của hội nghị, trong đó có đề cập đến tiến trình pháp lý ngoại giao để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, không quân sự hóa Biển Đông.
“Tuyên bố chung của Ngoại trưởng các nước ASEAN nhiều khả năng sẽ được công bố vào cuối hội nghị. Nếu không ra được tuyên bố chung thì rõ ràng đó là sự thất bại của nước chủ nhà Lào”, vị quan chức này nhấn mạnh.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Campuchia 'ngăn ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông'

  • BBC Việt ngữ - 23 tháng 7 2016



Đồng minh trung thành của Trung Quốc là Campuchia đang ngăn khối ASEAN đạt đồng thuận về vấn đề Biển Đông sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague bác yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển này, hãng tin AFP dẫn nguồn tin ngoại giao nói hôm thứ Bảy.
ASEAN đang có kỳ họp đầu tiên tại Lào kể từ khi PCA ra phán quyết hồi đầu tháng, theo đó nói Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với vùng biển chiến lược, hiện đang có tranh chấp giữa một số quốc gia trong khu vực.
Phép thử ngoại giao quan trọng sẽ bắt đầu vào Chủ Nhật tại Lào, trong kỳ họp kéo dài ba ngày của các ngoại trưởng ASEAN, trong đó có những phiên họp có sự hiện diện của cả ngoại trưởng Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Chủ đề Biển Đông được trông đợi là sẽ phủ bóng lên cuộc họp thượng đỉnh của khối.
Một số trong 10 thành viên ASEAN cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Trung Quốc đã đầu tư mạnh tay trên toàn ASEAN, nhưng bị cáo buộc là đang tìm cách chia rẽ khối này với việc chào mời các khoản viện trợ, các khoản vay ưu đãi và các hỗ trợ ngoại giao cho các đồng minh then chốt là Lào và Campuchia.

'Campuchia cản đường'

Một viên chức ngoại giao Đông Nam Á nói với AFP hôm thứ Bảy rằng chỉ duy nhất Campuchia hiện đang cản đường trong việc ra tuyên bố chung về Biển Đông.
"Rất u ám. Campuchia phản đối hầu như là mọi thứ, kể cả việc nhắc tới chuyện tôn trọng tiến trình pháp lý và ngoại giao vốn đã được nêu trong các tuyên bố trước," viên chức ngoại giao này nói.
AFP nói rằng theo nội dung một bản dự thảo thông cáo chung mà họ có được thì phần có tiêu đề "Biển Nam Hải" (tức Biển Đông) hiện đang bỏ trống.
Lào cũng có những mối quan hệ thân cận với Bắc Kinh và bị cáo buộc đã ngăn cản việc tạo khối ASEAN thống nhất trong vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, các nhân viên ngoại giao nói rằng trong vai trò chủ tịch ASEAN trong năm nay, Lào đang tìm cách đưa ra được một tuyên bố chung.



Cuộc họp noại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam được tổ chức hồi tháng 6/2016
"Vấn đề không cần phải theo phe nào, bởi chỉ cần một nước phản đối là sẽ không có sự đồng thuận," viên chức ngoại giao nói với AFP.
Một nhà ngoại giao khu vực khác hôm thứ Sáu nói rằng các cuộc thương thuyết có vẻ như đang đi vào thế bế tắc.
"Campuchia có quan điểm cứng rắn. Lào thì né, dựa vào vai trò chủ tịch ASEAN để không nói gì, nhưng đồng thời lại rất thận trọng không muốn đụng chạm gì tới Trung Quốc," nhà ngoại giao này nói.
Trung Quốc hồi tháng trước đã gây áp lực khiến ASEAN phải rút lại thông cáo chung về Biển Đông có lời lẽ cứng rắn, do Malaysia đưa ra sau kỳ họp ASEAN-Trung Quốc.
Thông cáo của khối Asean khi đó viết: "Chúng tôi bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về các diễn biến gần đây cũng như đang xảy ra, vốn gây xói mòn lòng tin, tăng căng thẳng và có nguy cơ gây cản trở cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông".
Thông cáo được đưa ra tối thứ Ba 14/6 sau cuộc họp ở tại Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nhưng rồi bị rút lại chỉ ba giờ sau đó.
Hồi 2012, các ngoại trưởng ASEAN đã lần đầu tiên không ra được tuyên bố chung sau khi kết thúc kỳ họp thường niên; Philippines quy trách nhiệm cho nước chủ nhà năm đó, Campuchia, là đã ngăn chặn, không cho các nước chỉ trích Trung Quốc.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Sau phán quyết trọng tài, Trung Quốc đã âm thầm hủy đường 9 đoạn?


(GDVN) - Trung Quốc dường như đã âm thầm tự hủy bỏ yêu sách đường 9 đoạn, bằng cách không nhắc đến nó trong yêu sách chính thức và mới nhất.
LTS: Hội đồng Trọng tài do Tòa Trọng tài Thường trực thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 xét xử vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc ra phán quyết cuối cùng ngày hôm qua 12/7 đã gây sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế cũng như trong nước.
Trung Quốc đã chính thức lên tiếng về phán quyết của Hội đồng Trọng tài và nhắc lại lập trường "3 Không" của họ, đồng thời Trung Quốc đã ra "Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông" rất đáng chú ý, đăng trên Tân Hoa Xã lúc 17 giờ 47 phút 44 giây chiều qua, giờ Bắc Kinh.
Tiến sĩ Trần Công Trục, chuyên gia về biên giới lãnh thổ và UNCLOS 1982 gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông xung quanh những vấn đề nóng bỏng đang được dư luận hết sức quan tâm, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Phán quyết của Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 (sau đây gọi là Tòa) xét xử vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines là một thắng lợi to lớn của công lý, luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Phán quyết này thể hiện sự công tâm, khách quan và thượng tôn pháp luật cũng như trình độ uyên bác, hiểu biết cặn kẽ các quy định trong UNCLOS 1982 và nỗ lực hết mình vì công lý của 5 vị Thẩm phán.
Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải thích, áp dụng UNCLOS 1982 ở Biển Đông, đặc biệt là những khái niệm về "quyền lịch sử" hay hiệu lực pháp lý của các thực thể, điều kiện xác lập các vùng biển của các thực thể là đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở Biển Đông đã được Tòa làm rõ.
Hai điểm sáng trọng yếu trong phán quyết của Tòa
Mặc dù trước thời điểm có phán quyết, ngay trong giới nghiên cứu quan sát quốc tế cũng như trong nước đã có những nhận định khác nhau về khả năng Tòa sẽ ra phán quyết về nội dung nào.
Đặc biệt là 2 nội dung liên quan đến yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc và hiệu lực pháp lý của các thực thể ở Trường Sa, Scarborough. Phán quyết của Tòa có thể nói là thành công mỹ mãn trong việc làm rõ các vấn đề ứng dụng, giải thích Công ước.
Theo tôi có hai điểm quan trọng cần đặc biệt nhấn mạnh và nghiên cứu kỹ trong phán quyết của Tòa để tiếp tục phát huy giá trị của phán quyết trong việc bảo vệ hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp tiếp theo thông qua biện pháp hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Thứ nhất về "quyền lịch sử" và "đường 9 đoạn", phán quyết của Tòa nêu rõ:
"Toà Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông.
Về mặt nội dung thực chất, Toà kết luận rằng Công ước quy định một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển, và việc bảo vệ các quyền tồn tại trước Công ước liên quan đến tài nguyên đã được xem xét, nhưng chúng không được thông qua và quy định tại Công ước. 
Theo đó, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước. 
Toà cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. 
Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn."
Hội đồng Trọng tài 5 thẩm phán do PCA thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 xét xử vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, ảnh: PCA.
Như vậy có thể thấy, Tòa không chỉ bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò phi lý, mơ hồ, vô căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông như dư luận mong đợi, mà quan trọng hơn nữa Tòa đã kết luận kông có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với "tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn".
Nói cách khác, Tòa đã làm rất rõ về "quyền lịch sử" đối với "tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn", chứ không phải "chủ quyền lịch sử" với các thực thể đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm bên trong đường 9 đoạn" như cách giải thích của Trung Quốc.
Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Một là thể hiện rõ tính đúng đắn và hợp pháp của phán quyết vì phán quyết này là việc ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 chứ không liên quan đến "chủ quyền / lãnh thổ" và phân định biển, nên Trung Quốc không thể bác bỏ;
Hai là bác bỏ "quyền lịch sử" với các tài nguyên biển bên trong đường 9 đoạn, hoàn toàn phù hợp với quy định của UNCLOS 1982.
Thứ hai là về quy chế của các cấu trúc, phán quyết của Tòa làm rõ:

"Trước tiên, Toà tiến hành đánh giá liệu một số bãi do Trung Quốc yêu sách có nổi khi thuỷ triều lên đỉnh hay không. Các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải tối đa 12 hải lý, trong khi các cấu trúc chìm khi thuỷ triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy. 
Toà nhận thấy rằng các bãi này đã bị làm biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng và Toà cũng nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc. 
Sau đó, Toà tiến hành đánh giá liệu các có cấu trúc nào trong số các cấu trúc do Trung Quốc yêu sách có thể tạo ra vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý không.
Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.
Toà kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác. 
Toà cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng của các cấu trúc.
Toà cũng thấy rằng các bằng chứng lịch sử có ý nghĩa hơn và nhận thấy quần đảo Trường Sa trong lịch sử được sử dụng bởi một số nhóm nhỏ các ngư dân và rằng đã có một vài hoạt động khai thác phân dơi và đánh cá của Nhật Bản.
Toà kết luận rằng việc việc sử dụng ngắn hạn như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định và rằng các hoạt động kinh tế trong lịch sử chỉ là hoạt động mang tính khai thác. 
Theo đó, Toà kết luận rằng không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng.
Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.
Trên cơ sở kết luận không một cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế."

Những hiểu lầm về phán quyết của PCA

(GDVN) - PCA không phải nguyên nhân, động lực hay cái cớ để Trung Quốc có hành động leo thang phiêu lưu manh động hơn nữa ở Biển Đông.
Có thể nói nhóm nội dung thứ 2 trong phán quyết của Tòa là điều trên cả mong đợi. Bởi tính phi lý, mơ hồ và nguy hiểm của đường 9 đoạn gây nên nhiều bức xúc trong dư luận khu vực và quốc tế thì ai cũng thấy. Bởi vậy trước phán quyết, hầu hết các học giả đều cho rằng Tòa sẽ bác bỏ nó.
Nhưng cũng có một vài học giả lo ngại vì Trung Quốc kiên quyết không làm rõ đường 9 đoạn là đường gì, vùng biển bên trong đường 9 đoạn gọi là gì và Tòa phải có trách nhiệm làm rõ nó, nên hoài nghi khả năng có phán quyết về đường 9 đoạn.
Kết quả phán quyết là câu trả lời không thể thuyết phục hơn, không thể đầy đủ hơn.
Còn riêng về hiệu lực pháp lý của các vùng biển, việc xác định nó là công việc khó khăn, phức tạp và đặc biệt nhạy cảm về chính trị.
Điều này thể hiện rõ trong thái độ, phản ứng của Trung Quốc với các hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hàng không của Hoa Kỳ bên trong phạm vi 12 hải lý một số cấu trúc ở Trường Sa, Hoàng Sa.
Bởi vậy dù rất mong muốn Tòa sẽ làm rõ điều này, nhưng trước khi có phán quyết, cá nhân người viết cũng không dám hy vọng quá nhiều.
Phán quyết của Tòa đã cung cấp một câu trả lời hết sức thuyết phục, khách quan và có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hẹp các phạm vi tranh chấp trên Biển Đông trong thời gian tới.
Ở nhóm nội dung thứ 2 này của phán quyết, cá nhân tôi cho rằng cần đặc biệt lưu ý 2 điểm:
Một là "không một cấu trúc nào Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế".
Đây là tham chiếu rất cụ thể cho chúng ta soi lại vụ giàn khoan 981 Trung Quốc cắm bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam hoàn toàn không có tranh chấp.
Nhưng họ lập luận rằng vị trí cắm giàn khoan 981 nằm trong "vùng biển Hoàng Sa". Đây là khái niệm chung chung, không phải khái niệm pháp lý.
Nhưng có thể hiểu rằng, Trung Quốc muốn ám chỉ "vùng đặc quyền kinh tế" 200 hải lý của một hoặc một vài thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa, hoặc vùng đặc quyền kinh tế của cả quần đảo Hoàng Sa.
Hai là "các đảo ở Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất".

Khi PCA ra phán quyết công bằng và khách quan, bên nào sẽ thắng?

(GDVN) - Tôi chia sẻ với Phó Giáo sư Nông Lập Phu về việc không có "bên thắng, bên thua" khi PCA ra phán quyết công bằng và khách quan trong vụ kiện của Philippines.
Nói cách khác, Trường Sa không thể có đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải, và do đó không thể có lãnh hải chung, vùng đặc quyền kinh tế chung cho cả quần đảo như với chế độ của "quốc gia quần đảo" quy định tại Điều 47, UNCLOS 1982.
Năm 1996 khi phê chuẩn UNCLOS 1982, Trung Quốc đã ra tuyên bố về đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải cho Hoàng Sa.
Người viết cho rằng đây là một sự giải thích sai, áp dụng sai Điều 47, UNCLOS 1982. Nội dung phán quyết này của Tòa về Trường Sa cho ta một tham chiếu và minh chứng cụ thể cho nhận định này.
Điều này đặc biệt quan trọng.
Xin hãy lưu ý rằng kể từ 2009 đến nay, cứ khi nào Trung Quốc thích gây chuyện với Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt là dùng giàn khoan khổng lồ, họ thường chọn vị trí ở cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng chưa phân định, hoặc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp của ta nhưng lập luận rằng đó là "vùng biển Hoàng Sa".
Trung Quốc không kéo giàn khoan ra các vị trí khác mà chỉ loanh quanh khu vực này là có lý do của họ.
Có khả năng Trung Quốc âm thầm tự hủy đường 9 đoạn, nhưng tham vọng không thay đổi
"Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông" công bố trên Tân Hoa Xã lúc 17 giờ 47 phút 44 giây chiều qua giờ Bắc Kinh đặc biệt đáng chú ý.
Đây là lập trường chính thức, công khai, mới nhất của Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông và được công bố ngay sau phán quyết của Tòa.
Nhà nước Trung Quốc tuyên bố có "chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông", bao gồm 4 nội dung:
1) Trung Quốc (tuyên bố) có chủ quyền đói với các đảo ở Biển Đông, bao gồm quần đảo Đông Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa và quần đảo Trường Sa.
2) Các đảo Trung Quốc (nhận là có chủ quyền) ở Biển Đông có nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.
3) Các đảo Trung Quốc (nhận là có chủ quyền) ở Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
4) Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biển Đông
Như vậy Trung Quốc không nhắc gì đến đường 9 đoạn, ngay cả "quyền lịch sử" mà Trung Quốc đề cập trong nội dung thứ 4 cũng không nói là trong phạm vi đường 9 đoạn.
Trung Quốc không có bản đồ đính kèm về cái gọi là "quyền lịch sử trong đường 9 đoạn" như 2 bản Công hàm gửi Liên Hợp Quốc năm 2009.
Thông tin duy nhất về đường lưỡi bò được tuyên bố này nhắc lại trong đoạn:
"Sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, Trung Quốc đã thu hồi các đảo ở Biển Đông từng bị Nhật Bản chiếm đóng phi pháp trong chiến tranh, đồng thời khôi phục thực thi chủ quyền.
Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường quản lý các đảo ở Biển Đông, năm 1947 thẩm định tên gọi các đảo ở Biển Đông và biên tập thành cuốn "Nam Hải chư đảo địa lý chí lược" (tạm dịch: Khảo lược địa lý các đảo ở Biển Đông), đồng thời vẽ "Bản đồ vị trí các đảo ở Biển Đông" có đường đứt đoạn liên tục, tháng 2 năm 1948 thì chính thức công bố với thế giới".
Lời văn này cho thấy, đường 9 đoạn chỉ đơn giản là đường đứt đoạn liên tục Trung Quốc vẽ ra để "quây" các đảo ở Biển Đông lại, nhận các đảo này là thuộc "chủ quyền / lãnh thổ" của họ. Ngoài ra đường 9 đoạn không có ý nghĩa nào khác.
Ảnh chụp bản đồ có đường 9 đoạn đính kèm trong Công hàm Trung Quốc gửi Liên Hợp Quốc năm 2009, nguồn ảnh: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đường gạch chéo màu đỏ do Ban Biên tập thêm vào để khẳng định tính chất phi lý, sai trái của nó, đồng thời bác bỏ cái gọi là yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chú thích trong bản đồ này với 2 cái tên sai trái "Xisha Qundao" ở Hoàng Sa và "Nansha Qundao" ở Trường Sa.
Hơn nữa, cũng theo Tân Hoa Xã ngày 12/7 thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi phát biểu về phán quyết của Tòa đã không nhắc gì tới đường 9 đoạn, chỉ bảo lưu quan điểm của Trung Quốc về "chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông".
Sơ bộ có thể nhận xét:

Một là, Trung Quốc dường như đã âm thầm tự hủy bỏ yêu sách đường 9 đoạn, bằng cách không nhắc đến nó trong yêu sách chính thức và mới nhất về "chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển" ở Biển Đông.
Hai là, 4 nội dung Trung Quốc nêu ra trong tuyên bố mới nhất đã tự thu hẹp đáng kể phạm vi khu vực vốn không có tranh chấp nhưng nước này cố tình muốn tạo ra tranh chấp trên Biển Đông. Cụ thể các tranh chấp hậu vụ kiện trọng tài là:
Chủ quyền đối với các đảo / đá / bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở Biển Đông;
Áp dụng và giải thích UNCLOS 1982 đối với các đảo / đá / bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở Biển Đông về việc các thực thể này có hay không có, sẽ có những vùng biển hiệu lực nào;
Chồng lấn các vùng biển tạo ra bởi các đảo / đá / bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở Biển Đông cũng như giữa các vùng biển này với vùng đặc quyền kinh tế của Philippins, Malaysia;
Quyền lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông là gì?
Ba là, tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông vẫn chưa thay đổi, chỉ chuyển đổi hình thức thể hiện từ đường 9 đoạn qua yêu sách "vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa các đảo".
Bởi nếu Trung Quốc đòi yêu sách này với cả Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough thì cũng gần hết Biển Đông.
Bốn là, nguyên tắc pháp lý giải quyết tranh chấp Trung Quốc nêu ra trong "Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông" còn rất chung chung và dễ gây nhầm lẫn: Luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS 1982.
Trong đó, tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ đối với các đảo/đá/bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế về quyền Thụ đắc lãnh thổ chứ không phải UNCLOS 1982.
Như vậy có thể thấy, Trung Quốc đã có những bước hiệu chỉnh âm thầm sau phán quyết của Tòa.
Dù về mặt công khai, Trung Quốc vẫn duy trì lập trường 3 Không, nhưng bản chất vẫn là "ông nói gà, bà nói vịt" vì Tòa phán quyết một chuyện, Trung Quốc lại phản đối một chuyện khác, hai  vấn đề không liên quan đến nhau.
Điều này một lần nữa minh chứng, luật pháp quốc tế có giá trị không thể nghĩ bàn trong việc duy trì công lý, hòa bình, ổn định ở Biển Đông và giải quyết hòa bình các tranh chấp, mâu thuẫn quốc tế, dù về mặt công khai các bên liên quan có đồng ý hay không.
Một lần nữa người viết bày tỏ sự khâm phục và biết ơn những nỗ lực không mệt mỏi của Hội đồng Trọng tài 5 thẩm phán thụ lý vụ kiện trọng tài Biển Đông này.
Không những thế, cả 5 thẩm phán đã rất xuất sắc và tinh tế để tìm ra những vấn đề cốt lõi nhất của việc giải thích, ứng dụng UNCLOS 1982 trên Biển Đông mà Trung Quốc cố tình đánh tráo khái niệm và bản chất vấn đề từ áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 thành "tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ".
Phán quyết này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các học giả Trung Quốc chân chính như Giáo sư Lý Lệnh Hoa trong việc đấu tranh, phân tích, làm rõ các yêu sách, các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Thời gian qua trong giới nghiên cứu Trung Quốc, đã có không ít tiếng nói từ những nhà khoa học chân chính đặt vấn đề về căn cứ pháp lý của đường 9 đoạn, cũng như yêu sách chủ quyền Trung Quốc đưa ra đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough.
Tuy nhiên dường như họ còn yếu thế trước một số quan điểm hung hăng, hiếu chiến đang chiếm thế thượng phong, trong khi bản chất các vấn đề, tranh chấp ở Biển Đông rất khó khăn, phức tạp. Những nhà nghiên cứu chân chính như Giáo sư Lý Lệnh Hoa có thể bị những quan điểm chống đối quy chụp ông bất cứ lúc nào.
Bởi vậy, việc 5 Thẩm phán Hội đồng Trọng tài làm rõ về việc ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982, đặc biệt là về "quyền lịch sử đối với các tài nguyên biển trong đường 9 đoạn" và hiệu lực pháp lý các cấu trúc ở Trường Sa, Scarborough sẽ củng cố thềm lòng tin của họ vào công lý, lẽ phải để tiếp tục theo đuổi chân lý, vì hòa bình, ổn định của khu vực, và cũng chính là để bảo vệ uy tín, danh dự và tương lai của dân tộc Trung Hoa.
Vấn đề còn lại là các bên liên quan làm sao phát huy tốt nhất hiệu lực, hiệu quả phán quyết này để bảo vệ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông cũng như quyền và lợi ích chính đáng của các bên.
Do đó thiết nghĩ, dư luận quốc tế, khu vực và nhất là Việt Nam cần hiểu rõ, nắm chắc nội dung, ý nghĩa của phán quyết. Đặc biệt cần chú ý rằng, đây là thắng lợi của công lý, công pháp quốc tế, UNCLOS 1982, sự thật và lẽ phải. Không nên xoáy vào chuyện thắng thua, hơn thua cụ thể.
Phán quyết này mới bước đầu giải quyết được chỉ một trong số nhiều tranh chấp phức tạp ở Biển Đông.
Do đó không nên coi đó là chìa khóa vạn năng cho mọi vấn đề, cần tỉnh táo để tính toán những bước đi tiếp theo, tránh sử dụng phán quyết như công cụ để công kích, hạ bệ nhau, bởi điều đó càng làm cho phán quyết khó thực thi.
Diễn biến Biển Đông sẽ ra sao sau phán quyết của Tòa, chúng tôi sẽ trở lại phân tích trong bài viết tới.
Tài liệu tham khảo:
Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông:
http://news.xinhuanet.com/world/2016-07/12/c_1119207706.htm
Phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau vụ kiện Trọng tài Biển Đông:
Ts Trần Công Trục