Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Đã tìm ra thủ phạm bắn hạ MH17 - Tin có đáng tin ???

(VTC News) - Tờ Wahrheit fuer Deutschland của Đức nói trước áp lực quá lớn, viên phi công lái Su-25 của Ukraine đã thừa nhận bắn MH17 bằng pháo của mình.

Theo tờ báo Đức, điều này được cho là trùng hợp với những hình ảnh của chiếc Boeing còn sót lại ở hiện trường với nhiều 'lỗ đạn được bắn từ súng máy chứ khó có thể là nạn nhân của tên lửa BUK'.

Bài báo gọi đây là 'một chiến thắng nhỏ của những người ủng hộ Putin' trong cuộc chiến trên internet kể từ khi MH17 bị rơi.

Trong khi đó, Vietnamplus đưa tin tổng công trình sư chương trình máy bay cường kích Su-25 Vladimir Babak cho rằng ít có khả năng tên lửa không đối không phóng từ máy bay này có thể bắn hạ MH17.

Cha đẻ Su-25 không tin máy bay này bắn hạ được MH17 
Ông Babak giải thích rằng, sức mạnh của loại tên lửa này không đủ để tiêu diệt được chiếc may bay Boeing-777.

“Chiếc máy bay Boeing giống như một chú chim khổng lồ sẽ không thể nào bị hạ bởi một hòn đá nhỏ, như tên lửa R-70,” nhà sáng chế Babak nói.

Theo ông, để tiêu diệt được chiếc tàu bay này bằng tên lửa R-60 thì chiếc máy bay Su-25 phải bám theo đuôi nó vì loại tên lửa này sử dụng dẫn đường hồng ngoại. Tuy nhiên, khác biệt về tốc độ giữa Boeing và Su-25 là rất lớn.

“Chiếc máy bay Boeing-777 có tốc độ lớn hơn Su-25 khoảng 100-150km/giờ,” ông Babak cho biết.

Hiện thông tin về lời thú nhận của phi công lái Su-25 phía Ukraine vẫn chưa có xác nhận gì thêm từ các cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền.
---------------------------------------------------
Nguồn :VTC News 
Nhiều dấu hiệu cho thấy đây chỉ là một thông tin nhảm được tung ra để lôi kéo sự chú ý của mọi người. nhưng post lên để các cụ tham khảo .

Nghĩ khác về một khẩu hiệu đã quen .

KyVinhHung
Sắp ĐH Đảng, nhiều hoạt động đã và đang được khẩn trương triển khai. Các việc khác chưa bàn đến, riêng về khẩu hiệu xác định mục tiêu của “toàn đảng, toàn quân, toàn dân” ta trong giai đoạn lịch sử mới liệu có thay đổi hay vẫn giữ nguyên như hiện nay? ( Xây dựng một nước VN “dân giầu nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh”?
- Mặc dù nói mãi thành quen đến mức gần như từ trên xuống dưới ai cũng thuộc lòng câu cửa miệng trên nhưng sao tôi vẫn chưa thể tiêu hóa được, thậm chí thấy… vô lý và có hại! Dưới đây là một số suy nghĩ riêng xin được trao đổi ngắn gọn với các vị bô lão trong làng. Để các cụ đỡ đau cái thẩu, mỗ xin cố gắng trình bày ngắn gọn, kẻo bị phê là… lắm mồm hay nói dài! Tuy vậy do vđ quá lớn nên cũng không thể qua loa dăm ba câu là xong. Mong lượng thứ.

1. Từ trước tới nay, bất kỳ khẩu hiệu chiến lược nào do đảng lãnh đạo đưa ra đều vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành công – thất bại của CM.
Thí dụ: trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, không có gì quí hơn ĐLTD, Tất cả vì độc lập dân tộc và CNXH, còn hiện nay thì như trên.

2. Vậy câu khẩu hiệu hiện nay có gì không ổn?
Theo tôi có một số điều khiến câu khẩu hiệu mang tính chắp vá, vừa thừa vừa thiếu, không logic, thậm chí phản tác dụng, dẫn đến tình trạng đạo đức suy thoái, văn hóa xuống cấp và kinh tế tụt hậu như hiện thời. Cụ thể, xin nêu ngắn gọn như sau:
- Nhiều người thường bỏ quên vế đầu tiên rất quan trọng “xây dựng một nước VN hòa bình, độc lập, toàn ven lãnh thổ v.v…”, chỉ nhấn mạnh “dân giàu”... bằng mọi giá. Nghĩa là rất dễ làm người ta quên Tổ Quốc, quên độc lập, quên lý tưởng sống cao đẹp nhất của mỗi con người.
- Đưa mục tiêu dân giàu lên đầu tiên và trên hết là làm hư đốn cả dân tộc, tạo ra một xã hội vì tiền: từ quan đến dân chỉ biết làm giàu bằng mọi giá, bất chấp đạo lý bất chấp pháp luật (chưa bao giờ quan tham dân gian như hiện nay). Thực tế chứng tỏ, không phải bao giờ giàu có cũng đem lại hạnh phúc. Tài sản vật chất chỉ là một trong những điều kiện, một trong những phương tiên để “mưu cầu hạnh phúc”, chứ không phải là mục đích của cuộc sống. Vì vậy, con người cần cuộc sống hạnh phúc chứ không chỉ cần có nhiều tiền của tài sản…”

- Dân có thể giàu nhưng nước chưa chắc đã mạnh nếu cứ tách riêng giữa dân và nước thành hai đối trọng độc lập với nhau. Hơn nữa, nước mạnh cũng là một khái niệm tương đối và trừu tượng. Thế nào là một nước được coi là manh? Nhiều vũ khí, quân đông? chưa chắc nếu “lòng dân không thuận” (Hồ Nguyên Trừng). Ngày nay nếu mất lòng dân thì nhiều tàu bay tàu ngầm có mạnh hơn không nếu người cầm lái cứ loay hoay không thấy đường đi lối lại? Còn người dân cứ lao đầu vào làm giàu theo triết lý riêng rẽ khỏe ăn!
- Một thể chế chính trị chỉ được coi là công bằng khi thật sự dân chủ. Ngược lại, dân chủ chính là biều hiện và là điều kiện để thực hiện công bằng. Bản chất của dân chủ là công bằng (Bác Hồ nói: dân chủ là để cho dân mở mồm). Vậy nói thêm vào là thừa. Hơn nữa điều kiện nào cần thực hiện trước? Dân chủ để công bằng hay công bằng để thực hiện dân chủ? Logic không rõ ràng, thiếu chặt chẽ.
- Một QG văn minh chính là QG thực sự dân chủ và công bằng. Không nước nào được công nhận là văn minh mà không có dân chủ, không có công bằng xã hội. Thử hỏi, một thể chế độc quyền, độc đoán, mất dân chủ, duy trì quyền và lợi của một thiểu số nhờ vào sự đàn áp, truy bức hoặc dối trá, thiếu công khai minh bạch thì liệu có văn minh? Vậy nên kể lể ra hóa thừa. Đồng thời cũng lại thiếu. Bởi một đất nước văn minh trước hết người dân phải được tự do - cái nhu cầu thiết yếu cao đến mức “không có gì quí hơn” như lời Bác Hồ tổng kết. Bởi một lẽ giản dị: có tự do mới có dân chủ thực sự…

3. Qua phân tích sơ sơ như trên, có thể thấy: Khẩu hiệu hiện nay không phù hợp, cần đưa ra khẩu hiệu mới .Vậy các nhà soạn thảo đề cương báo cáo chính trị nên đưa ra câu khẩu hiệu gì để ĐH bàn bạc thông qua? Một cách ngắn gọn, không giải thích, tôi đề nghị chọn câu này
..Xây dựng một nước VN hòa bình - độc lập - toàn vẹn lãnh thổ - tự do - phồn vinh - hạnh phúc .
Chấm hết !
------------------------------------------------------


Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Những ngộ nhận về nước Nga .

Nguyễn Trần Sâm/Blog Lề trái
Dân tộc Nga là một trong những dân tộc vĩ đại. Nó đã sản sinh ra cho nhân loại những tên tuổi lớn như Pushkin, Tolstoy, Dostoyevsky,… trong văn học; Chaikovsky, Shostakovich,… trong âm nhạc,…; Kolmogorov, Pontryagin,… trong toán học; Mendeleyev, Cherenkov, Kapitsa,… trong khoa học tự nhiên – những tên tuổi đã tạo ra không ít những giá trị lớn lao. Đó cũng là một dân tộc đã góp phần quyết định vào việc loại bỏ họa phát-xít, giúp cho loài người được sống tương đối bình yên trong mấy chục năm qua.

Vào những năm từ cuối thập niên 50 đến đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, những thanh thiếu niên từ đất nước Việt Nam đang chìm trong khói lửa và những khổ ải do chiến tranh gây ra, được đến với một nước Nga mà mọi thứ đối với họ giống như ở thiên đường. Không chỉ mức sống cao hơn ở Việt Nam hàng chục lần, mà sự đối xử giữa những con người với nhau cũng thật sự mẫu mực. Những thầy cô người Nga và nhiều người lớn khác thì coi những thanh thiếu niên Việt Nam như thể con mình. Từng được sống trong bầu không khí đầy tình người đó, những người Việt Nam mãi mang trong tim tình yêu và sự biết ơn, không chỉ với những người Nga cụ thể, mà với cả dân tộc Nga nữa.

Phe ly khai "phản pháo"

Tố Ukraine gây chiến để xóa dấu vết vụ MH17

vnEspress (Thứ hai, 28/7/2014 ) : Phiến quân Ukraine hôm qua cáo buộc chính phủ tấn công vào khu vực gần hiện trường MH17 nhằm xóa sạch dấu vết chứng minh Kiev đứng đằng sau vụ rơi máy bay của Malaysia.

000-Par7939037-6968-1406519826.jpg
Một tay súng thuộc phe ly khai Ukraine đứng gần hiện trường rơi máy bay MH17. Ảnh: AFP

"Kiev đang tìm cách che giấu bằng chứng tội lỗi về vụ rơi máy bay MH17 ở Donetsk bằng cách gia tăng tấn công tại khu vực gần hiện trường", Itar-Tass dẫn lời thủ lĩnh phe ly khai Alexander Borodai cho biết.
Quân đội Ukraine đang bắn phá Gorlovka và các khu dân cư nằm trong thành trì của lực lượng nổi dậy. Mục tiêu của Kiev là giành lại quyền kiểm soát hiện trường nơi máy bay MH17 rơi từ tay phiến quân.
Ông Borodai cho rằng sự gia tăng tấn công của chính phủ Ukraine là "bằng chứng không thể chối cãi" chứng minh Kiev "đang tìm cách xóa sạch tất cả dấu vết tại hiện trường về tội ác của quân đội mình".
Ukraine và các đồng minh phương Tây cáo buộc phe ly khai đã bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines bằng hệ thống tên lửa đất đối không. Mỹ nghi ngờ hành động này có thể là do "nhầm lẫn". Tuy nhiên, phiến quân bác bỏ cáo buộc và đổ lỗi cho Kiev, lực lượng sở hữu nhiều hệ thống tên lửa có khả năng tiêu diệt phi cơ.
"Chính phủ Ukraine đang hoảng loạn, điều quan trọng nhất đối với họ hiện giờ là ngăn chặn những bằng chứng về tội lỗi của họ bị phơi bày ra ánh sáng. Hành động của Kiev đi ngược với tuyên bố trước đó của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko về một lệnh ngừng bắn trong phạm vi 40 km xung quanh hiện trường rơi máy bay”, ông Borodai nói thêm.

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Vụ MH 17 : Tiếp tục đấu khẩu (!)

Dữ liệu từ hộp đen MH17 cho thấy máy bay bị tên lửa bắn

(TNO) Dữ liệu từ hộp đen của chiếc máy bay MH17 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines bị rơi ở Ukraine cho thấy máy bay đã bị trúng tên lửa và hiện các điều tra viên quốc tế đang tìm hiểu loại tên lửa đã gây ra thảm kịch này.


Một thành viên thuộc phe ly khai Ukraine trưng ra 2 hộp đen được cho là của máy bay MH17 trong cuộc họp báo trước khi trao lại chúng cho đại diện chính phủ Malaysia vào hôm 22.7 - Ảnh: Reuters
Theo dữ liệu chưa được công bố của một trong 2 hộp đen, phần thân của chiếc Boeing 777 chở theo 298 người đã bị trúng nhiều miểng từ một vụ nổ tên lửa, hãng tin CBS (Mỹ) đưa tin ngày 27.7.
“Nó (tên lửa) đã hoạt động theo đúng thiết kế của nó, đó là bắn hạ các máy bay”, một quan chức an toàn hàng không châu Âu nói với hãng tin Mỹ.
Trong khi đó, tờ The Wall Street Journal (Mỹ) dẫn lời một chuyên gia hàng không khác, ông Tom Ballantyne, phóng viên của tạp chí Hàng không Phương Đông, cho biết hộp đen có lẽ đã ghi nhận được âm thanh của một vụ nổ.
Điều này sẽ giúp điều tra ra chiếc máy bay của Malaysia Airlines bị trúng tên lửa bắn từ mặt đất hay từ một chiến đấu cơ.
“Có một khác biệt lớn giữa việc máy bay bị bắn bởi tên lửa đất đối không và bị tên lửa không đối không từ một chiến đấu cơ”, ông Ballantyne nhận xét.
Trước đó, các quan chức tình báo Mỹ khẳng định MH17 đã bị bắn rơi bởi tên lửa đất đối không BUK của phe ly khai thân Nga tại miền đông Ukraine, đồng thời tố cáo chính Nga đã tuồn loại vũ khí này cho phe ly khai.
Nhưng phía Nga đã phủ nhận cáo buộc trên và tố cáo ngược lại rằng đã có một chiến đấu cơ của quân đội chính phủ Ukraine bay sát chiếc máy bay dân sự Malaysia ngay trước khi nó bị rơi.

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Nghe cụ Xuân Hoài tâm sự .

Vậy : Ai bắn hạ máy bay HM.17 giết 298 người ?

Việt Long/ RFA
Thủ phạm: Phiến quân Ukraine 
Hệ thống phòng không BUK của Nga với các hỏa tiễn SAM-11
Gần 300 người dân vô tội bị cướp đi mạng sống một cách oan uổng trong phút chốc, khi hỏa tiễn phòng không S-11 do Nga chế tạo bắn nổ tung chiếc phi cơ dân dụng MH-17 của Malaysia trên bấu trời Đông Ukraine, hôm thứ năm 17 tháng 7 vừa qua. Vấn đề đang được tranh cãi sôi nổi là ai đã bắn hạ chiếc máy bay vô tội đó.

Nhiều dữ kiện khách quan cho thấy phiến quân thân Nga ở Đông Ukraine là thủ phạm bắn hạ chiếc máy bay bằng hỏa tiễn phòng không S-11 của Nga, do Nga viện trợ. Và trong khi truyền thông Liên Bang Nga đua nhau nêu ra nhiều kịch bản để chạy tội cho phiến quân ở Ukraine và đổ cho chính phủ Ukraine là thủ phạm vụ giết người này, thì Tổng thống Putin đã không trực tiếp bác bỏ sự quy trách cho phiến quân, cũng không buộc tội cho chính phủ Ukraine, mà chỉ nói rằng "tai họa đã không xảy ra nếu Kiev không chấm dứt thỏa thuận ngưng bắn với những người ly khai."
Thêm vào những dữ kiện nói trên, đáng chú ý trước hết là không ai phủ nhận rằng vũ khí bắn hạ máy bay là hỏa tiễn phòng không S-11 của hệ thống BUK do Nga chế tạo. Kế tiếp, ít ai chối cãi được rằng hỏa tiễn xuất phát từ khu vực do phiến quân Ukraine kiểm soát. Truyền thông của Nga đưa ra những kịch bản nhiều khi khá nực cười, điển hình là khi họ nói có nhân chứng nhìn thấy một phi cơ chiến đầu của Ukraine bay phía sau chiếc máy bay MH-17! Ở cao độ gần 11 km làm sao có người thấy được hình ảnh đó? Những yếu tố biện luận khác đã được Tổng thống, Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đề cập tới, nói rằng chỉ có loại vũ khí phòng không tối tân như dàn hỏa tiễn S-11 mới có thể bắn hạ phi cơ ở cao độ 11 ngàn mét, và vũ khí như vậy phải là do Nga giao cho phiến quân và huấn luyện cách sử dụng.
Truyền thông Nga còn đưa ra kịch bản một nhân viên không lưu người Tây Ban Nha ghi nhận có hai chiếc phản lực chiến đấu của Ukraine bay gần chiếc Boeing của Malaysia trước khi phi cơ này biến mất trên màn hình radar.  Nhưng tài khoản @Spainbuca nói về việc này đã bị xóa bỏ hôm thứ năm. Cùng lúc, chính phủ Kiev phổ biến đoạn twitter của chỉ huy phiến quân loan tin vừa bắn hạ một máy bay của Ukraine, và bản ghi âm cuộc đối thoại của tình báo, than với nhau rằng "Thật chết tiệt! Gần chắc 100% đó là phi cơ dân sự, và mảnh vụn thân máy bay, xác người rơi tung tóe trên mặt đường."

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Chưa hết chuyện WORLD CUP 2014

SEX NHƯ NGƯỜI ĐỨC ĐỂ CHIẾN THẮNG (?)

World Cup 2014 đã giúp cuộc tranh cãi kéo dài từ thời Hy Lạp cổ đại về sex và thể thao chấm dứt. Thật vậy! Nga, Bosnia & Herzegovina, Chile và Mexico - những người bảo thủ về sex đã phải trả một cái giá quá đắt. Ngược lại, hành trình tiến đến trận chung kết của người Đức một lần nữa xác tín, rằng cầu thủ và World Cup không thể thiếu sex.
Với sự sát cánh của dàn WAGs xinh đẹp như Mandy Capristo của Mesut Oezil, các cầu thủ Đức đang hùng hổ mang về chức VĐTG lần thứ 4 cho quê hương 
Với sự sát cánh của dàn WAGs xinh đẹp như Mandy Capristo của Mesut Oezil, các cầu thủ Đức đang hùng hổ mang về chức VĐTG lần thứ 4 cho quê hương

MẤT BAO NHIÊU SỨC KHI SEX?
Người Đức từng rất cứng rắn về sex. Năm 1994, kể từ khi bắt đầu làm nóng cho chiến dịch World Cup trên đất Mỹ, HLV Berti Vogts đã cấm tuyệt đối cầu thủ Đức gần gũi phụ nữ. Vì theo quan điểm của ông Vogts: “Sex mất rất nhiều sức lực của cầu thủ, đặc biệt, quan hệ tình dục làm chân của họ nhão ra”.

Sex mất bao nhiêu sức, cụ thể ở đây là calo và sex làm cho chân của cầu thủ mất bao nhiêu năng lượng dự trữ cơ? Vogts không biết nhưng ông cứ… cấm. Kết quả là tại World Cup 1994, nhà ĐKVĐ Đức chỉ dừng chân ở tứ kết. Rút kinh nghiệm từ USA 94, Vogts cho Juergen Klinsmann cùng đồng đội thoải mái sex, thuốc lá cùng rượu bia trong suốt chiến dịch EURO 1996 và kết quả là Die Mannschaft đăng quang. Bí mật này được Mario Basler tiết lộ trên Playboy tháng 6/2012.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

VỤ MH17 : NGA PHẢN CÔNG

Video Nga công bố bằng chứng Ukraine bắn hạ MH17

22/07/2014 10:53 (GMT + 7)
TTO - Thiếu tướng Andrey Kartopolov, giám đốc trung tâm điều phối các lực lượng quân đội Nga: “Chúng tôi có hình ảnh chụp qua vệ tinh cho thấy ở một số địa điểm, Ukraine bố trí các hệ thống phòng không, tại khu vực đông nam nước này”.

Nga cho rằng máy bay phản lực của Ukraine đã bay gần máy bay chở khách Malaysia trước khi bị rơi - Ảnh: zerohedge

Ngày 21-7, Thiếu tướng Andrey Kartopolov, giám đốc trung tâm điều phối các lực lượng quân đội Nga, công bố hình ảnh tố Ukraine bắn hạ máy bay Maylaysia chở 293 người ở đông Ukraine
Ông Kartopolov cho biết radar của Nga đã ghi nhận một máy bay chiến đấu Su-25 của Ukraine bay sát máy bay MH17 của Malaysia trước khi chiếc Boeing này gặp nạn. Các thiết bị giám sát của Nga cũng ghi nhận việc máy bay MH17 đã bay chệch khỏi đường bay dự kiến 14km về phía Bắc sau khi qua không phận thành phố Donetsk.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố của Nga về việc máy bay Su-25 của Ukraine bay gần MH17.

Ông Vũ Thư Hiên nói về Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương .

HỒ CHÍ MINH, HỒ TẬP CHƯƠNG VÀ CÒN CÁI GÌ NỮA?

Calathau: Vụ học giả Đài Loan bịa đặt Nguyễn Ái Quốc - Bác Hồ của chúng ta là Hồ Tập Chương người Hẹ (Đài Loan) "đóng thế" mà cụ Blogger Tiến Hoàn cóp về cho dân Làng đọc chơi BẤM " Một nghi án lịch sử ?"có lẽ cũng chỉ với mục đích khuấy động phong trào viết Blog trong chúng ta đang "xuống dốc trầm trọng". Và quả nhiên Blogger KyVinhHung đã "phản pháo" bằng một stt khá thuyết phục(Không thể chấp nhận). Thật ra cũng đã có một "bầy" tác giả ( cả người Việt và người không phải Việt) tán dương "công trình khoa học" của GS Hồ Tuấn Hùng ( không biết người Tầu hay người ta!). Môt vài kẻ thì "ngây thơ 1 cách ác hiểm" cố tình tung hỏa mù nhằm mục đích gì thì chẳng ai lạ ! Cụ KyVinhHung băn khoăn, cho rằng 1 việc hệ trọng như thế này, nó động chạm đến con tim khối óc của hàng trăm triệu người trên thế giới  mà không thấy ai lên tiếng phản bác lại. Tôi hoàn toàn chia sẻ bức xúc của Kyvinhhung, nhưng nếu vào hỏi Google thì cũng không ít câu trả lời. Dưới đây là bài viết từ Pháp của ông Vũ Thư Hiên có lẽ làm chúng ta tin hơn là của một DLV nào đó viết trên báo lề Đảng ! Bài này lại xuất hiện trên Blog của Blogger có Nick là BS HỒ HẢI . Tôi lại tra từ Google, thấy có người nói ông này là BS dổm, một " kẻ đại bịp", " một kẻ ngậm máu phun người" trong cả chuyên môn và trong chính trị . Chuyện này biết vậy thôi ! Tôi quan tâm hơn đến ý kiến của tác giả Vũ Thư Hiên - người đã từng tiếp xúc với cụ Hồ nhiều lần trong đời nay đã đứng về phía đối lập với chính quyền VNCS - viết về Hồ Chí Minh và Hồ Tập Chương trong cuốn "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" mà ông cho là một sự bịa đặt vô lý.

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Alexander N. Shelepin tại Hà Nội ngày 12/01/1966 để đề nghị viện trợ cho chiến tranh. Ảnh của tạp chí AP
Thu Giang và Minh Châu tặng hoa cho "Bác Hồ (Tập Chương)!"
 Liệu dân tộc này có bị tâm thần không ?

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Thư giãn với màn ảo thuật cực kỳ "quái" !


VỤ MH17 : KẺ NÀO LÀ THỦ PHẠM ?

Nước Nga trong sạch 
Tờ Nước Nga Ngày nay dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga cho rằng liệu Ukraine có chứng minh được mình “trong sạch” trong vụ MH17 hay không, thay vì vội vã cáo buộc Nga và quân ly khai.
Phát biểu với RT, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov chỉ trích các nước phương Tây đã vội vã cáo buộc Nga, chỉ trong vòng 24 giờ sau khi MH17 bị rơi ở miền đông Ukraine, mà không hề có bằng chứng.
Ông Antonov nói: "Họ cố tìm cách nói với toàn thế giới rằng chúng tôi có liên quan đến vụ việc. Thật kì lạ, dù không có bằng chứng mà các phương tiện truyền thông phương Tây vẫn nói được ai là người phải chịu trách nhiệm. Dường như đây là một phần chiến tranh thông tin nhằm vào Liên bang Nga và các lực lượng vũ trang của Nga”.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov.
Ông cho rằng, thay vì dùng vụ việc như là cái cớ để đổ lỗi cho đó, các bên nên xem “thảm kịch trên bầu trời Ukraine” là một sự việc đáng báo động và cần hợp tác để "ngăn chặn những thảm kịch tương tự trong tương lai".
Ông cũng đặt ra 10 nghi vấn đối với chính phủ Ukraine:
Mời đọc Tại đây

Chủ tịch Fidel Castro nói thủ phạm là Ukraine

( Theo Info Net  báo mạng của Bộ TT.TT ) Hôm 18/7, Reuters đưa tin, cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro cho rằng chính phủ "hiếu chiến" của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko là thủ phạm đã bắn hạ chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines.
Theo Reuters, hôm 18/7, ông Fidel Castro đã có một bài viết dài 270 từ trên một tờ báo chính thức của Cuba. Bài báo có đoạn: “Cuba ...không thể không bày tỏ sự phản đối đối với hành động trên của một chính phủ ủng hộ chủ nghĩa đế quốc, chống lại người Nga, người Ukraine như vậy”.
Tổng thống Nga Putin đã gặp cựu Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm tới Cuba hồi đầu tháng 7/2014.
Trong bài viết trên, ông cũng chỉ trích cả cuộc tấn công của Israel nhằm vào Dải Gaza, khiến nhiều dân thường thiệt mạng.
Ông còn chỉ trích Mỹ đã ủng hộ hành động trên. Ông nói: “Tổng thống Mỹ đã ủng hộ hành động đó khi gọi hành vi phạm tội ghê tởm là hành động phòng vệ chính đáng”.
Mặc dù đã nghỉ hưu vì lý do sức khỏe hồi năm 2008 sau 49 năm lãnh đạo Cuba, nhưng cựu Chủ tịch Fidel Castro vẫn theo dõi tình hình thế giới. Ông thỉnh thoảng có bài viết về những sự kiện quốc tế cũng như trong nước.
Trong khi đó, cũng theo Reuters, các nhà lãnh đạo thế giới đang yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra quốc tế đối với thảm kịch MH17 khiến 298 người thiệt mạng hôm 17/7. Thảm kịch trên được xem là vụ việc làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất giữa Nga và phương Tây kể từ Chiến tranh Lạnh.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới.
TT Mỹ Obama : lửa bắn lên từ khu vực do phe ly khai kiểm soát
 
Ông Barack Obama ngày 18/7 đã dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho rằng chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị bắn hạ bằng tên lửa đất đối không từ khu vực do phe ly khai ở miền Đông Ukraine kiểm soát.(http://plo.vn/thoi-su/obama-mh17-bi-ban-bang-ten-lua-tu-khu-vuc-do-phe-ly-khai-kiem-soat-483497.html) 1

Ukraine tuyên bố có bằng chứng Nga đứng sau vụ MH17
1.
Ukraine mới đây tuyên bố nước này nắm giữ "bằng chứng thuyết phục" chỉ ra rằng Nga đóng vai trò quyết định trong vụ bắn rơi máy bay MH17. "Chúng tôi có bằng chứng thuyết phục chỉ ra rằng hành vi khủng bố được thực hiện với sự hỗ trợ của Liên bang Nga. Chúng tôi biết rõ rằng những người tham gia hệ thống phóng tên lửa là công dân Nga", Reuters dẫn lời Vitaly Naida, người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine, khẳng định trong một buổi họp báo.

Ông cho biết vai trò của Nga được thể hiện qua việc nước này cung cấp hệ thống tên lửa và nhân sự cho phiến quân. Theo bằng chứng mà Kiev thu thập được, ba hệ thống tên lửa dẫn đường radar BUK-1 hay SA-11 được đưa vào lãnh thổ Ukraine từ Nga, cùng với một nhóm ba người.(http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/ukraine-tuyen-bo-co-bang-chung-nga-dung-sau-vu-mh17-3020071.html)

2.
Clip vạch trần xe chở tên lửa Buk ở khu vực MH17 rơi
Lộ clip người dân quay lại cảnh xe chở tên lửa Buk tới gần khu vực MH17 bị bắn rơi chỉ 2 tiếng trước khi vụ tai nạn xảy ra.
Clip được tờ Telegraph đăng tải. Tờ báo của Anh cho biết, clip được 1 người dân dấu tên ghi lại cảnh tên lửa được xe chở tới gần khu vực xảy ra vụ MH17 bị bắn rơi (làng Torez) chỉ 2 tiếng trước khi sự kiện này xảy ra. (http://m.kienthuc.net.vn/the-gioi-24h/clip-vach-tran-xe-cho-ten-lua-buk-o-khu-vuc-mh17-roi-365466.html
3.
Thảm họa MH17: “Một sự phản bội đối với những sinh mạng bị cướp đi”
Trong một tuyên bố, chính phủ Ukraine cáo buộc Nga đã cố gắng giúp quân ly khai tiêu hủy bằng chứng bằng cách loại bỏ 38 thi thể nạn nhân được tìm thấy trong vụ tai nạn của chuyến bay MH17 gần ngôi làng Grabove và đưa đến một căn cứ của phiến quân ở Donetsk.(http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/the-gioi/tham-hoa-mh17-mot-su-phan-boi-doi-voi-nhung-sinh-mang-bi-cuop-di.html)
4.
Phe ly khai Ukraine lục lọi và lấy camera, tiền, tư trang, thẻ tín dụng của nạn nhân vụ rơi máy bay MH17, theo nhà báo tự do Demjen Doroschenk.
298 người đã thiệt mạng sau khi máy bay Boeing 777-400 (số hiệu MH17) chở 298 người của hãng Malaysia Airlines rơi tại khu vực do phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine vào ngày 17.7.
Theo tờ Daily Mail (Anh), nhà báo tự do Demjen Doroschenko đã có mặt tại hiện trường và phát hiện thi thể một hành khách tên John Alder bên ngoài ngôi làng Grabovo vài giờ sau vụ rơi máy bay.
Ông Doroschenko cho biết: “Tôi thấy thi thể của ông Alder và chụp ảnh một hộp thuốc bên cạnh ông ấy. Các bạn có thể thấy đồ đạc của nạn nhân bị lục lọi”.(http://m.thanhnien.com.vn/story/phe-ly-khai-hoi-cua-vu-roi-may-bay-mh17-sid-454732)


-------------------------------
Tổng hợp trên mạng xã hội

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

* Giỗ bạn Mai Tâm lần thứ tư



Mai Tâm thân mến,

Mới ngày nào đó thế mà đã 4 năm xa bạn rồi. Chúng tôi vẫn nhớ mãi dáng dấp, giọng nói, tiếng cười... của bạn. Dù hoàn cảnh nào bạn lúc nào cũng nhiệt tình, chu đáo, sẵn lòng giúp đỡ bạn bè hết mình. Bạn là sợi dây gắn kết tình cảm của chúng ta. Bạn là đầu tầu vô tư của các cuộc gặp gỡ các bạn trong Nam ngoài Bắc. Khi vui vẻ, lúc buồn đau chúng mình vẫn nhớ đến Mai Tâm. Thời gian cuối đời Mai Tâm còn có những bài thơ rất hay. Hay vì đó là tấm lòng của Mai Tâm, hay vì sự chân thành mà chỉ có Lư Sơn Quế Lâm mình hiểu được. Tôi vẫn nhớ câu nói của Mai Tâm: làm gì để đem lại niềm vui, hạnh phúc, sự sung sướng... cho bạn mình thế là mình cũng sướng rồi. Chân, vợ Tâm vẫn khỏe mạnh, ba con gái MT đứa nào cũng trẻ đẹp, ba chàng rể vẫn nước da ngăm đen trụ vững như 3 chân kiềng, cháu ngoại đứa nào cũng khỏe đẹp, có thằng bé năm nay mới vào lớp 1 mặt non choẹt mà to khỏe như thanh niên... Dạo này quả thật có nhiều sự bất an: nào là biển Đông dậy sóng, nào là máy bay rơi, nào là nạn tham nhũng, nào là tai nạn giao thông, nào là an toàn thực phẩm, nào là bệnh viện quá tải, nào là các cháu thi vào lớp một, nào là cơn bão Thần Sấm đổ bộ vào biên giới Việt - Trung... kể không hết được. Nhưng Mai Tâm yên tâm . Dù mưa to gió lớn thế nào, dù bước đi khó khăn thế nào bọn mình cũng đến gặp Tâm, gặp Chân và các cháu như những ngày mình chưa xa nhau, như những bữa mình cùng nâng cốc, như những chiều mình đi tắm biển... Đời người có hạn, rồi sẽ đến lúc bọn mình lại gặp nhau ở thế giới bên kia. Bên ấy có gì lạ không Tâm? Mình nghĩ: Được như Mai Tâm cũng là toại nguyện.




   
Bài và ảnh - Khoa Phi- Trung Hải

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vùng biển Việt Nam

(TNO - 16/07/2014 08:00 ) Tân Hoa xã ngày 15.7 dẫn thông báo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) nói rằng công ty dầu mỏ này đã "hoàn thành việc khoan và thăm dò" ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
 
Các tàu hộ tống Trung Quốc co cụm quanh giàn khoan - Ảnh: Độc Lập
Thông cáo của CNPC nói rằng công ty này đã bắt đầu khoan thăm dò 2 giếng dầu tại khu vực này từ đầu tháng 5 và kết thúc hoạt động thăm dò ở hai giếng này vào các ngày 27.5 và 15.7. CNPC cho biết đã "phát hiện các dấu hiệu của dầu mỏ và khí đốt" tại đây và sẽ "đánh giá dữ liệu thu thập được" để "quyết định về bước đi tiếp theo".
Theo CNPC, giàn khoan thăm dò tại khu vực trên do công ty Dịch vụ dầu khí Trung Quốc cung cấp sẽ được tái bố trí cho các hoạt động tại quần đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Giàn khoan của CNPC đã tiến hành khoan thăm dò bất hợp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và dư luận thế giới.
------------------------------------
Nguồn : Thanhnien Online

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Báo Trung Quốc thú nhận :

4 lý do không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh !

Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến với Việt Nam.



 Không quân VN luôn sẵn sàng chiến đấu

Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với tình hình hiện tại Trung Quốc không thể gây chiến.
Theo đó lý do thứ nhất là sự lão luyện thiện chiến của quân đội Việt Nam. Bài viết cho rằng, không phải lãnh đạo Trung Quốc không dám gây chiến, nhưng với những hạn chế hiện tại của Trung Quốc, thi Trung Quốc không thể tiến hành gây ra một cuộc chiến tranh với bất kỳ quốc gia láng giềng nào.
Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy, những bài học từ cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy sự hao tiền tốn của và sinh mạng như thế nào, chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc tiêu hao gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng lại thiệt hại từ 4.000 đến 8.000 quân.
Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão luyện, họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến khi chúng ta thất bại, chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố "đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá" và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói rằng "chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm" (xác máy bay Mỹ)... Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra chiến tranh, bài học về các lực lượng không quân và hải quân bị tiêu diệt vẫn còn giá trị.

Báo Trung Quốc: 4 lý do không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh - Ảnh 1
Thứ hai, đó là môi trường chính trị quốc tế, khi gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc đầu tiên sẽ phải đối mặt với sự lên án một cách gay gắt từ dư luận phương Tây và Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản.
Không những thế, gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc không còn chỗ đứng trên trường quốc tế, các nước trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây, và trong cuộc chiến truyền thông thì Trung Quốc hoàn toàn bị động. Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc mất dần sức mạnh và suy yếu, các lực lượng thù địch Trung Quốc sẽ thừa cơ can thiệp vào trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài. Trong khi chính trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề rất lớn thì bên ngoài Trung Quốc lại đang phải đối diện với một vòng vây chữ C của các nước.
Nếu Trung Quốc sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, hiện đại nhất để đối phó với Việt Nam thì ở những khu vực khác của Trung Quốc lực lượng sẽ yếu và mỏng đi, Trung Quốc sẽ đối mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp đó là cùng một lúc phải đối mặt với hai mặt trận. Có thể dự đoán khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập ngay tức khắc, lúc đó Trung Quốc không thế nào chiến thắng được trên mặt trận Đài Loan vì Hoa Kỳ sẽ đứng sau hậu thuẫn.
Tiếp theo là Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội kiểm soát Bắc Triều Tiên, Ấn Độ đánh chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền Nam Tây Tạng...
Việc Trung Quốc không thể lấy bài học của Hoa Kỳ tại Lybia hay bài học của Nga tại Georgia bởi vì không chỉ là sức mạng quốc gia của họ mạnh hơn Trung Quốc mà với các cuộc chiến trên thì Nga và Mỹ họ đều có sự thuận lợi về yếu tố địa chính trị, họ không có những vấn đề lớn phức tạp với các nước láng giềng và sự ổn định cơ bản trong nội bộ đất nước, do đó họ không phải lo lắng từ áp lực của bên ngoài và nội bộ để có thể dành chiến thắng.
Báo Trung Quốc: 4 lý do không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh - Ảnh 2
 Hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập sẵn sàng chiến đấu.(Ảnh minh họa)

Thứ 4, điểm cốt lõi quan trọng nhất trong cuộc chiến Iraq, Afghanistan bởi họ là những quốc gia sa mạc, Không quân Mỹ có thể dễ dàng oanh kích kẻ thù, trong khi đó Georgia vốn chỉ là một đồng bằng chỉ cách ba mươi sáu cây số từ Nga, vì vậy lực lượng cơ giới Nga có thể ngay lập tức cơ động đánh chiếm.
Nhưng với Việt Nam thì khác, những bài học trên không thể áp dụng được, Việt Nam được bao bọc bởi đồi và núi, Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc đã phải nếm trải những thất bại đau đớn tại đây, một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn, Việt Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích, do đó việc sử dụng tên lửa, máy bay chiến đấu là một sự ngu ngốc! Các đơn vị cơ giới sẽ bị chặn lại bởi các dãy núi, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài, nó không phải là giữa những hy vọng của đối phương cho nó!
THEO INFONET

Hồi hộp ! Hí hửng ! Hão huyền ! Hụt hẫng ! Hu hu !

Nghị quyết 412: có lạc quan quá sớm?

Mặc Lâm/RFA 
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày một lấn lướt trên Biển Đông Thượng viện Mỹ đã ra nghị quyết với số phiếu tuyệt đối yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD 981, giữ nguyên hiện trạng và không được cản trở lưu thông hàng hải đã khiến một bầu không khí lạc quan bao trùm đối với người quan tâm đến vấn đề này. Mặc Lâm phỏng vấn GS Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy khoa bang giao quốc tế tại đại học George Madison để tìm hiểu thêm vấn đề sau đây:

Mặc Lâm: Thưa Giáo sư vừa qua Thượng Viện Hoa Kỳ đã ra nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông mà không ít người lạc quan cho là Quốc hội Hoa Kỳ chính thức ủng hộ các nước tranh chấp trong đó có Việt Nam. Ông có lạc quan không trước nội dung của nghị quyết này?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không lạc quan bởi vì nếu mình đọc kỹ nghị quyết của Thượng Viện thì mình thấy nó không thay đổi gì cả. Tất cả những điều nói trong nghị quyết thì hành pháp đã làm rồi. Thí dụ như ổng (Thượng viện) chỉ trích Trung Quốc về đường chín đoạn. Chỉ trích Trung Quốc dùng võ lực hay dùng cách cưỡng chế và tìm cách thay đổi nguyên trạng. Ông ấy chỉ trích Trung Quốc đưa giàn khoan đến Biển Đông rồi lại nói trong đó ông ấy có quyền lợi việc tự do lưu thông trên đường biển nhưng ông ấy không có lập trường gì trong việc tranh chấp cả. Ông ấy muốn đứng giữa và nói mình có quyền lợi trong việc đang xảy ra, nhất là cách giải quyết tranh chấp. Ông ấy muốn giải quyết tranh chấp bằng hòa bình chứ không phải võ lực.
Riêng trong trường hợp của Nhật thì ổng không nói là ổng trung lập được mà phải nói rằng đảo Senkaku do Nhật quản lý và hiệp ước chung Mỹ Nhật áp dụng cho những trường hợp này và Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ những nơi mà Nhật quản lý. Trường hợp này đảo Senkaku do Nhật quản lý và nếu Trung Quốc tấn công thì ông ấy can thiệp ngay lập tức.
 Bây giờ về cái cách ông ấy muốn gì thì mình thấy ổng muốn giải quyết bằng biện pháp hòa bình, bằng luật quốc tế, bằng trọng tài quốc tế bằng phát triển phương cách đối xử chung. Ông ấy muốn phát triển đối tác với các nước Á châu, tìm cách tăng cường phòng thủ của các đối tác. Ông ấy ủng hộ sự tiếp tục hiện diện của quân sự Mỹ và vùng Thái Bình Dương.
Tất cả các điều này thì hành pháp Mỹ đã làm rồi, ông ấy không thêm gì cả. Nếu có thêm, có giá trị nào đó thì thể hiện rằng Mỹ hiện nay đang có một đồng thuận trong các cấp lãnh đạo về chính sách ở Biển Đông mặc dù hiện nay đang có phân hóa trầm trọng giữa hai đảng. Quốc hội nói ủng hộ thì chỉ có thế thôi, không có gì mới.
Mặc Lâm: Có phải do Quốc hội Mỹ không chịu phê chuẩn luật biển quốc tế UNCLOS 1982 nên mọi lên tiếng của họ xem ra khó thuyết phục các nước đã ký tên vào đấy, đặc biệt là Trung Quốc?
 GS Nguyễn Mạnh Hùng: Ông ấy không phê chuẩn cái luật biển quốc tế thì ông ấy không có tư cách chính thống để làm việc đó. Hai nữa là ổng muốn củng cố hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ và muốn có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Mỹ và các nước Á châu. Việc các nước Á châu muốn là phát triển hơn qua Hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mà muốn như vậy thì Quốc hội Mỹ phải biểu quyết đạo luật người ta gọi là Fast Track Authority bây giờ gọi là Track Promotion Authority, luật này Quốc hội đã biểu quyết cho Tổng thống Bush rồi nhưng đến ông Obama thì Quốc hội không chịu biểu quyết rộng rãi để ông ấy có quyền rộng rãi hơn trong việc điều đình việc kết ước. Hai điều này tôi thấy rất quan trọng thì ổng không làm!
Mặc Lâm: Trước các hành động đơn phương áp đặt sức mạnh quân sự trên toàn bộ khu vực của Trung Quốc thì Việt Nam phải tìm một chỗ dựa cho mình. Theo Giáo sư nếu không còn lối thoát nào khác buộc Việt Nam phải lên tiếng nhờ Mỹ bảo hộ để tránh sự hiếp đáp của Trung Quốc, trong trường hợp ấy theo ông thì việc gì sẽ xảy ra?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không thấy Việt Nam đưa đề nghị nào nhờ Mỹ bảo hộ cả. Quyền lợi của Mỹ ở đâu mà có thề bảo hộ khơi khơi một nước không phải là đồng minh của mình? Ngay Phi Luật Tân mà họ còn đòi Mỹ lên đòi Mỹ xuống buộc Mỹ phải cam kết là anh có công nhận là có hiệp ước đó không và anh có tôn trọng không? Họ gọi ông đại sứ Mỹ đến và ông đại sứ phải nói là đồng ý, nước Nhật cũng thế.
Việt Nam không có hiệp ước gì cả mà muốn điều đình ký một Hiệp ước liên minh cũng phải kín và thương thuyết lâu dài lắm chứ không phải một sớm một chiều mà thành được đâu.
Mặc Lâm: Không thể kêu gọi Mỹ nhanh chóng vào cuộc giúp cho mình và đơn thân độc mã như vậy liệu Việt Nam phải làm gì trước sự áp đặt của Bắc Kinh?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trong trường hợp thông thường mình bị một nước lớn mà nó áp đặt mình như thế thì có hai cách, một là mình nhân nhượng nó hai là nếu không nhân nhượng thì phải có hai việc, tự mình mình phải khỏe đã, mà khỏe có nghĩa là trong nước mình phải đoàn kết với nhau.
Mặc Lâm: Nhưng Giáo sư cũng biết Việt Nam đang bị lên án là đã tỏ ra nhường nhịn vượt sự cho phép qua rất nhiều sự kiện, không lẽ cứ nhường nhịn mãi cho tới khi mất tất cả?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nói là những cái khả năng có thể làm, nghĩa là possible solutions, khả thể thôi chứ tôi không khuyên họ phải nhường nhịn. Cái đó không có phải nói rõ để tránh hiểu lầm tôi không khuyên nhường nhịn, nếu mà thua thì phải nhường nhịn thôi. Nều mình không chịu nhường nhịn thì mình có nhiều giải pháp khác chứ.
Trong trường hợp không nhường nhịn thì như tôi dã nói là phải tăng cường khả năng nội bộ của mình. Khả năng nội bộ ngoài yếu tố mạnh về kinh tế, chính trị không phụ thuộc về kinh tế nhiều thì phải đoàn kết đã. Nhất là trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất phải đoàn kết về một chính sách căn bản nào đó. Hai nữa mình yếu như vậy thì bao giờ mình cũng phải làm giống như mình không có tiền đi mua mà phải đi vay. Mình không có lực thì phải mượn lực người khác.
Lực đó là cái lực của thế giới, có thể là vô hình thí dụ như là sự ủng hộ của quốc tế, trong trường hợp này tôi thấy không ăn thua gì cả. Thứ hai là phải có đối lực mà đối lực hay đối trọng thì phải kiếm một nước lớn mà nó có khả năng và nó bằng lòng bảo vệ cho mình. Trong điều kiện đó thì phải có nhiều sự thương lượng và phải có sự trả giá chứ không phải dễ dàng mà làm được.
Mặc Lâm: Cái phao cuối cùng trong vấn đề này phải chăng là nước Nhật, khi họ có cùng một tình trạng như Việt Nam và hơn nữa họ đã đưa ra rất nhiều đề nghị hợp tác? 
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nước Nhật bây giờ cương quyết hơn nhưng phải từ từ lắm. Hiến pháp đó không một sớm một chiều thay đổi được tuy nhiên cách giải thích hiến pháp của họ bây giờ rộng rãi hơn và họ cũng nói rõ họ muốn giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Thế nhưng mà nước Nhật không phải là đối trọng của Trung Quốc. Đối trọng của Trung Quốc hữu hiệu nhất chỉ là Mỹ thôi. Nếu không đi thẳng với Mỹ thì có thể đi với Nhật hay qua nước khác.
Trên nguyên tắc nói thì dễ lắm nhưng việc làm thì không dễ bởi vì nó tùy thuộc vào tình hình nội bộ của mình. Nó tùy thuộc vào quyền lợi cá nhân của mình. Nó tùy thuộc vào việc mình muốn cái gì và người ta đòi cái gì để mình được cái muốn đó. Những cái đó là những chuyện phải suy tính và thương lượng lâu dài chứ không phải một sớm một chiều mà làm được.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Giáo sư.
Theo RFA

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài này cop về để các cụ làng mình tham khảo, không hề mang tính " định hướng" chi hết !

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Chẳng biết VUI hay BUỒN !

Trang facebook của Con đường Việt nam đưa lên hai hình ảnh sau đây để làm một sự so sánh nhẹ, nhưng khá đắng lòng

Không ai cho không ta cái gì cả ! Nhưng không loại trừ trong một giai đoạn nào đó và ở một lĩnh vực nào đó quyền lợi của Mỹ trùng hợp với quyền lợi của VN, vì thế kết luận dưới đây của một nhà báo tự do ( trước ông là PV báo Tuổi Trẻ) khó thuyết phục chúng ta. Các cụ có nghĩ như Mõ , xin cho biết ý kiến.

" Mỹ đã cứu rỗi thế giới khi đứng lên tiêu diệt chủ nghĩa phát xít hung tàn của trục Đức- Ý- Nhật qua đại chiến thứ 2. Mỹ đã đập tan chủ nghĩa cộng sản đứng đầu là Liên Xô qua cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hàng chục năm để cứu một phần nhân loại ra khỏi đời sống tối tăm mông muội. Mỹ đã đương đầu thành công với chủ nghĩa khủng bố quốc tế gây ra bất an cho người dân vô tội trên khắp thế giới. Và bây giờ họ lại nhận trách nhiệm mới, ngăn chận sự trỗi dậy của một thế lực đen tối đang ngoi lên với những ý đồ tồi tệ chưa thể nào lường hết đối với nhân loại văn minh: Tàu cộng.
Bỏ qua những ve vãn của Bắc Kinh về việc chia đôi một cách ích kỉ lợi ích trên Thái Bình Dương giữa hai nước lớn, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố ngay tại hang ổ phát xít mới, “Mỹ  không thể chấp nhận việc Trung Quốc thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông và quốc hội Mỹ lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Bắc Kinh rút dàn khoan ra khỏi vùng lãnh hải của Việt Nam." ( Huỳnh Ngọc Chênh đọc nguyên văn Tại đây )

Tin mới nhận : Trung Quốc ngang ngược “cấm” khai thác dầu ở Biển Đông

(Dân trí) - Tờ Inquirer của Philippines hôm nay 13/7 cho biết quan chức ngoại giao Bắc Kinh đã ngang ngược tuyên bố rằng, các hoạt động khai thác dầu khí của công ty nước ngoài ở vùng biển Trung Quốc tranh giành với các nước trên Biển Đông mà không có sự cho phép của Trung Quốc là “bất hợp pháp”.
. Ảnh bên : Đường lưỡi bò phi lý Trung Quốc dựa vào để tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Tờ Inquirer, tờ nhật báo hàng đầu của Philippines, cho biết, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã chỉ trích thông tin cho biết một công ty năng lượng ở London đã được chính phủ Philippines cho phép gia hạn thêm một năm kế hoạch khoan trong một dự án khí đốt tự nhiên ở Reed Bank (Bãi Cỏ Rong) trên Biển Đông.

“Không có sự cho phép của Trung Quốc, việc khai thác dầu khí của bất kỳ công ty nước ngoài nào trong vùng biển dưới quyền thực thi pháp lý của Trung Quốc là phi pháp và không có giá trị”, ông Hồng Lỗi cho biết trong cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh.

Ông Hồng Lỗi nhắc lại biện minh của Trung Quốc rằng “có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa (tức Trường Sa) và các vùng biển lân cận” và bất kỳ hoạt động khai thác dầu nào cũng là phi pháp.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Philippines sẽ có tuyên bố chính thức về bình luận của ông Hồng Lỗi vào ngày mai, thứ hai.

Trong khi đó, một nghị sỹ Philippines cho rằng Trung Quốc thường đưa ra tuyên bố chủ quyền vô lý đối với một phần thềm lục địa không thể tranh cãi của Philippines. “Bắc Kinh hoàn toàn sai lầm nếu họ nghĩ rằng có thể hăm dọa được Philippines với chiến thuật bặt nạt của mình”, nghị sỹ cho biết.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, viện dẫn vào “đường lưỡi bò” phi lý của mình.

Trung Anh
Nguồn: Dân trí.

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Việt Nam lấy gì để đối trọng với Trung Quốc?

Vương Trí Dũng/BVN
1. Nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam, sẽ không có nước nào mang quân đến để giúp Việt Nam chống Trung Quốc. Ngay cả khi Việt Nam có liên minh quân sự, thì đồng minh quân sự của Việt Nam cũng sẽ không mở mặt trận thứ hai, mà sẽ hạn chế chiến tranh cục bộ ở khu vực xảy ra giao tranh.
2. Bản thân Trung Quốc cũng không dám mở một cuộc chiến tranh tổng lực đánh chiếm Việt Nam, mà chỉ có thể là một cuộc chiến tranh cục bộ. Trong trường hợp Việt Nam có liên minh quân sự, Trung Quốc sẽ không dám gây ra một cuộc chiến tranh. Vạn bất đắc dĩ liều lĩnh, Trung Quốc có thể gây ra một xung đột cục bộ nhỏ. Trong trường hợp này Trung Quốc phải tự giới hạn phạm vi và thời hạn xung đột, và sẽ tìm cách thông báo trước mục tiêu giới hạn của Trung Quốc để liên minh quân sự của Việt Nam không mở rộng và leo thang chiến tranh. Bởi mở rộng thành một cuộc chiến tranh tổng lực của cả hai phía trong thời đại ngày nay sẽ đem đến những thảm khốc khôn lường cho tất cả.
3. Điều Việt Nam quan ngại Trung Quốc, không phải là một cuộc chiến tranh cục bộ, cũng không phải là một cuộc chiến tranh tổng lực, mà là một cuộc chiến tranh hạt nhân. Với chính thể độc tài như Mao Trach Đông và những kẻ nối dõi, vào bước đường cùng, hay vì một lý do điên rồ nào đó, họ có thể đang tâm mang đến một thảm họa hạt nhân. 
4. Bởi vậy, để đối phó với sự liều lĩnh cuối cùng của lãnh đạo Trung Quốc,Việt Nam cần có một chỗ dựa hạt nhân. Điều mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã phải đề phòng và đã làm được khi có liên minh quân sự với Mỹ.
5. Trước khi đi đến sự liều lĩnh cuối cùng, Trung Quốc cũng sẽ không muốn để chiến tranh tổng lực xẩy ra, cũng không muốn tiến hành một cuộc chiến tranh cục bộ, thậm chí cũng không muốn có một cuộc xung đột vũ trang tiểu cục bộ. Trung Quốc chỉ muốn dùng nguy cơ xung đột vũ trang để đe dọa chèn ép Việt Nam, bắt Việt Nam phải nhân nhượng từ bước này đến bước khác trong yêu sách lãnh thổ biển đảo, và sẽ lấn chiếm rồi khai thác tài nguyên thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam biết trước, là Trung Quốc sẽ tiến hành một chiến lược gia tăng chèn ép Việt Nam bằng đe dọa nguy cơ xung đột vũ trang. Để tránh nguy cơ xung đột vũ trang Việt Nam phải nhượng bộ dần đúng theo ý đồ tính toán trước của Trung Quốc. Vậy thì, Việt Nam có nhượng bộ mãi được không và cuối cùng thì Việt Nam phải đưa ra những con bài nào để cản trở sự chèn ép gia tăng của Trung Quốc?
6. Một mặt phải liên minh chặt chẽ với các nước mà Trung Quốc xếp loại là các đối thủ nguy hiểm cho Trung Quốc. 
Theo cách đánh giá của Trung Quốc thì Mỹ là đối thủ chiến lược lâu dài số 1 của Trung Quốc. 
Nga là đồng minh tạm thời, nhưng thực chất là đối thủ chiến lược lâu dài số 2 của Trung Quốc.
Nhật là “Kẻ thù” số 1 trực diện, nhưng là đối thủ chiến lược lâu dài số 3 của Trung Quốc. Vì ân oán lịch sử, Trung Quốc xem Nhật là “Kẻ thù” khó đội trời chung hơn cả Mỹ và Nga.
7. Mặt khác là một liên minh chính trị chặt chẽ với các nước xem Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm trực tiếp của họ.
Đối với Nhật, trong ba nước Mỹ, Trung Quốc, Nga thì Mỹ là đồng minh chỉ còn lại Trung Quốc và Nga. Tuy Nga có vấn đề tranh chấp quần đảo Curin chưa giải quyết, song Nhật xem Trung Quốc là mối đe dọa nguy hiểm trực diện nhất hơn là Nga. Chưa nói đến mối thâm thù lịch sử giữa hai nước.
Đối với Mỹ, Trung Quốc cũng là mối đe dọa tiềm tàng nguy hiểm số 1 chứ không phải Nga.
Đối với Nga thì trước mắt, trên bề mặt, Trung Quốc là đồng minh tạm thời, còn Hoa kỳ là đối thủ chiến lược số 1 trong cuộc cạnh tranh dành ảnh hưởng siêu cường. Nhưng thực chất về lâu dài Trung Quốc mới là mối đe dọa trực diện nguy hiểm số 1 cho Nga. Trong một cuộc thăm dò dư luận gần đây, người Nga đã trả lời Trung Quốc là mối đe dọa nguy hiểm nhất của Nga chứ không phải là Mỹ.
Tuy không phải là cường quốc nhưng Philippines lại là nước bị Trung Quốc trực tiếp lấn chiếm biển đảo. Bởi vậy Trung Quốc là kẻ thù trực diện của Philippines. Với dân số 100 triệu người, còn đông hơn Việt Nam, và nhờ liên minh quân sự với Hoa Kỳ, Philippines là một đồng minh cực kỳ quan trọng của Việt Nam trong công cuộc chống sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. 
Khối ASEAN không muốn đối đầu với Trung Quốc, nhưng cũng không muốn Trung Quốc ngang ngược chèn ép. Mặt khác ASEAN đang muốn nâng cao vai trò khu vực và quốc tế của mình, cho nên ASEAN buộc phải chứng minh giá trị tồn tại của ASEAN. Vì thế ASEAN phải thể hiện lập trường của mình trước sự ngang ngược của Trung Quốc.
Ấn Độ cũng là nước có mối thâm thù lãnh thổ với Trung Quốc. Và giới lãnh đạo Trung Quốc cũng xem Ấn Độ là rào chắn cản trở sự bành trướng lộng quyền của họ.
8. Đối với Việt Nam: 
Trung Quốc đã và mãi mãi là mối nguy hiểm số 1. Mối đe dọa từ Trung Quốc là trực diện dài lâu vĩnh viễn.
Mỹ từng là kẻ thù của Việt Nam nhưng hiện nay không có mối đe dọa trực tiếp từ Mỹ. Khi khái niệm ý thức hệ bị loại bỏ thì Mỹ không nguy hiểm với Việt Nam mà còn có thể trở thành đồng minh chiến lược của Việt Nam.
Nga từng là đồng minh và về lâu dài khó có mối đe dọa trực tiếp từ Nga.
9. Liên kết với kẻ thù của kẻ thù là một binh pháp vĩnh cửu. Bởi vậy tổng hợp các đối thủ của Trung Quốc do Trung Quốc phân loại (Điểm 6) và các nước xem Trung Quốc là mối đe dọa nguy hiểm (Điểm 7) thì thấy rõ ngay liên minh chính trị và quân sự mà Việt Nam cần phải thiết lập. 
Nhật Bản là nước đầu tiên Việt Nam cần phải thiết lập thành một đồng minh chiến lược. Nói chính xác hơn, cần phải xây dựng một liên minh đối trọng trực diện ngay để cản bước sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó Nhật Bản giữ vai trò quan trọng đặc biệt. Trong liên minh này cần có những nước bị Trung Quốc trực tiếp xâm chiếm lãnh thổ là Philippines. Đây là dãy rào chắn thứ nhất chống sự bành trướng Biển Đông của Trung Quốc.
Lớp rào chắn quan trọng thứ hai là Hoa Kỳ. Hoa kỳ là lá chắn vững chắc ngăn cản sự bành trướng ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Hoa Kỳ sẽ là chỗ dựa đá tảng cho các hành động cứng rắn chính nghĩa của khối liên minh do Nhật Bản tiên phong.
Lớp rào chắn thứ ba bao gồm khối ASEAN, Liên minh châu Âu, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và các đối tượng khác.
Với tư cách là một liên minh mới, có sự tham gia trực tiếp của Việt Nam, ASEAN không phải là chỗ dựa quân sự, nhưng là chỗ dựa chính trị sát sườn quan trọng của Việt Nam.
Liên minh châu Âu tuy “nước xa không dập được lửa gần” nhưng với tiềm lực kinh tế hùng hậu và nền dân chủ văn minh, cũng sẽ là đập tràn cản ngăn sự ngang ngược của Trung Quốc. Trong đó Pháp là nước có quan hệ lịch sử đặc biệt với Việt Nam, chính là nơi Việt Nam cần tìm sự ủng hộ, và sẽ được sự trợ giúp thích đáng cả về mặt quân sự. Đức là một cường quốc mà Việt Nam có thể tin cậy và người Đức đã từng dành cho Việt Nam những cảm tình đặc biệt. Nền dân chủ châu Âu là nơi Việt Nam có được sự ủng hộ trong hai cuộc chiến tranh cũng sẽ là nơi hậu thuẫn mạnh mẽ Việt Nam chống bá quyền Trung Quốc.
Xét mối lợi ích chiến lược Nga – Trung, nước Nga không còn là chỗ dựa hạt nhân cho Việt Nam được nữa. Nhưng mối quan hệ truyền thống trước đây, cũng như vì lợi ích dầu khí ở biển Đông và lợi ích quân sự, mà nước Nga sẽ phải dành cho Việt Nam những ủng hộ nhất định. Mối quan hệ nồng ấm với Nga sẽ hạn chế phần nào sự bạo ngược của Trung Quốc. Những nơi Nga tham gia khai thác dầu khí chính là ranh giới vững chắc mà Trung Quốc không thể xâm nhập. Bản thân Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng của Nga nên Nga sẽ không để cho Trung Quốc tự do bành trướng.
Ấn Độ bị Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ nên đương nhiên là một đồng minh của Việt Nam. Hơn nữa trong tư cách cường quốc, Ấn Độ cũng muốn ghìm chân Trung Quốc.
Hàn Quốc có lợi ích kinh tế ở Việt Nam và sâu xa cũng nhiều mối thâm thù với Trung Quốc. Đó là nơi Việt Nam có được sự ủng hộ trực tiếp hoặc gián tiếp khi cần thiết.
10. Một đồng minh rất quan trọng khác của Việt Nam cản ngăn sự ngang ngược của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, chính là lực lượng dân chủ của nhân dân Trung Quốc. 
Một thể chế dân chủ ở Trung Quốc phù hợp với tiến bộ nhân loại không chỉ là thang thuốc hữu hiệu hóa giải sự đối đầu căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông mà còn góp phần làm giảm sự đối đầu nguy hiểm trên toàn thế giới. Chừng nào một thể chế dân chủ chưa toàn thắng ở Trung Quốc thì ngày đó biển đảo Việt Nam sẽ mãi không một phút bình yên.
V.T.D.