Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Tin sốt dẻo : Hội Cựu GV HS Trường TNVN (LSQL 1953-1957) khu vực Phía Nam Họp mặt

 ( Bài và ảnh: Calathau Vu )
Như tin chúng tôi đã đưa, sáng và trưa nay Hội cựu Giáo viên - Học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam ( Lư Sơn.Quế Lâm 1953-1957), khu vực Phía Nam đã Tổ chức họp mặt thường niên Kỷ niệm 62 năm Thành lập trường và đặc biệt năm nay còn thêm nội dung rất thời sự : Kỷ niệm 70 năm CM/8 Thành công và sự ra đời của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 2/9/1945 .
Mặc dù lần hop mặt năm nay số người tham dự có ít hơn năm ngoái nhưng do nội dung sinh hoạt được đổi mới nên đã tạo ra cảm xúc mạnh . đó không chỉ là một dịp gợi lại kỷ niệm thời thơ ấu được sang ăn học ở nước ngoài giữa lúc cuộc KC chống Pháp xâm lược đang vào thời kỳ gian khổ quyết liệt mà còn là những hồi ức " người thực việc thực" về những ngày Khởi nghĩa 19/8 ở thủ đô Hà Nội và sự thành lập Nhà nước VNDCCH với vị chủ tịch kính yêu là lãnh tụ Hồ Chí Minh .
Mở đầu buổi họp mặt , lần đầu tiên tiến hành nghi lễ Chào cờ và hát Quốc ca đầy cảm động.
Và trong sốt buổi họp mặt luôn vang lên những ca khúc ra đời trong CM/8 : Diệt Phát Xít, Bài ca Khởi nghĩa 19/8, Nhạc tuổi xanh ...( Bài và ảnh : Calathau Vu Quang Trung )
Những người được mời lên phát biểu năm nay đều là các nhân vật có liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử ở Thủ đô HN 70 năm trước .
Câu chuyện của chị Tuyết Anh K6, con gái ông bà Trịnh văn Bô, doanh nhân Hà Thành,  nổi tiếng với hành động ủng hộ Chính phủ cụ Hồ trên 5.000 lượng vàng trước, trong và sau Tuần Lễ Vàng ở Hà Nội . Lúc ấy Tuyết Anh chỉ là cô bé 5 tuổi nhưng trong ký ức của mình còn giữ được cùng với quá trình tìm hiểu sau này, chị đã kể lại rành rẽ hành đông yêu nước của cha mẹ và họ hàng trong những ngày hừng hực khí thế Mùa thu CM . Gia đình chị đã dốc hết vàng bạc, nhà cửa, đất đai ...ủng hộ Chính phủ, không giữ lại 1 đồng nào cho gia đình, đến nỗi khi tản cư ra Chiến khu Việt Bắc họ đã trở thành tay trắng với cuộc sống mới vô cùng khó khăn ...Chẳng những vậy sau này còn gặp bao điều ngang trái. Nhưng cha mẹ chị, họ hàng chị không hề oán giận chính quyền . Chị nói, trong giờ phút thiêng liêng ấy, tôi chắc bất cứ gia đình người Việt Nam yêu nước nào cũng hành động như cha mẹ tôi thôi .
Câu chuyện của anh Vũ Thế Khôi , con trai cụ Vũ Đình Hòe Bộ trưởng Bộ Tư Pháp đầu tiên trong chính phủ Hồ Chí Minh sau ngày độc lập , kể về cha mình lại khiến nhiều anh chị em phải rơi nước mắt ...Vì tấm lòng trung trinh của người trí thức yêu nước với sự nghiệp giải phóng dân tộc, với lãnh tụ Hồ Chí Minh và với những người bạn chiến đấu của cụ trong đảng Xã Hội được Hồ Chủ Tịch tin tưởng chọn làm thành viên Chính Phủ - dù không phải đảng viên đảng CS !...
Nguyễn đình Lễ (K1), con trai Nhà văn Nguyễn Đình Thi, kể  : Cha tôi năm ấy mới 21 tuổi, ông được cụ Hồ giới thiệu về Hải Phòng ứng cử đại biểu Quốc Hôi khóa 1 . Trúng cử ông trở thành " Nghị sĩ" trẻ nhất Khóa ấy . Một lần cụ Hồ cho gọi ông và nhạc sĩ Văn Cao đến làm việc. Cụ nói, 2 chú có 2 bài hát CM đều rất hay, Tiến quân caDiệt phát xít đều có thể chọn làm quốc ca. Vậy Bác hỏi 2 chú, nên chọn bài nào ? Cha tôi liền thưa với cụ Hồ, thưa cụ theo cháu nên chọn bài Tiến Quân ca của nhạc sĩ Văn Cao ạ . Cụ Hồ cười, vui vẻ nói, vậy thế là được rồi, Tiến Quân ca sẽ là Quốc ca của nước VNDCCH ! 
Mọi người còn được nghe thày giáo Nguyễn Đức Chính kể về những ngày Khởi nghĩa làm liên lạc, tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Bạn Nguyễn Ngọc Hùng K1 ( người trẻ sinh sau ngày độc lập ) bày tỏ suy nghĩ sâu sắc và một cái nhìn khá mới xung quanh quá trình diễn ra cuộc " khởi nghĩa" cướp chính quyền ở thủ đô Hà Nội dưới sự lãnh đạo của đảng CS và mong muốn Lịch sử sẽ được viết lại với độ chính xác ngày càng gần với thực tế lịch sử v.v...
Vậy là cuộc họp mặt lần này đã mang một ý nghĩa hoàn toàn mới so với các cuộc họp mặt mà chúng ta đã dự từ nhiều năm nay . Ra về, mọi người chúc nhau giữ được sức khỏe để sang năm vào dịp 25/8 lại gặp nhau với niềm tự hào và vui vẻ như thế này ...
Các cụ sẽ được đọc một số bài tường thuật kỹ hơn vào các ngày tới , Còn bây giờ là một vài hình ảnh vừa diễn ra trưa nay tại Tp. Hồ Chí Minh :

 
Nghi lễ đầu tiên : Chào cờ và hát Quốc ca ...

Lâu lắm mới cảm thấy xúc động thực sự khi hát quốc ca ...
( Thầy Chính đặt tay lên phía trái tim )

Hội trưởng Trần Kháng Chiến phát biểu khai mạc Họp mặt và giới thiệu ...

 
Chị Trịnh Tuyết Anh (K6) xúc động kể lại lần đầu tiên chị được Bác Hồ hỏi chuyện tại 48 Hàng Ngang, nhà riêng của doanh nhân Hà thành Trịnh văn Bô, cũng là nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn độc Lập .

Từ phài qua : Thầy Toàn (GV Thể dục ). Thày Nguyễn Đức Chính, anh Sĩ ẩn ( Phien dich )

Minh Phụng K2 ( Vợ Hoàng Kim Chung) tặng hoa chị Tuyết Anh

Từ phái qua : anh Vũ Thế Khôi , Lê Minh Ngọc (K5, Nga Ngữ BK ) ...Trần Kiến Quốc (Ngoài cùng ,Cựu HS K5 Trường Trỗi )


 KTS Nguyễn Đình Lể (K1) con trai Nhà văn Nguyễn Đình Thi

Bìa trái từ trên xuống : Chu Việt Cường (K5), Nguyễn Bá Tuân (K4), Nguyễn Ngọc Hùng (K1)

Anh Sĩ ẩn ( đeo kinh, Chị Minh Hà và Tuyết Anh (K6)

Thày Nguyễn Đức Chính nhớ lại không khí ngày Khởi nghĩa cướp chính quyền 19/8/1945 mà thày - cậu bé 15 tuổi được vinh dự cầm cờ đi đầu  hàng ngũ biểu tình .

Thày Toàn và chị Tuyết Anh

Vợ chồng Kim Tuyên , Đức Cung ( Tay đeo đồng hồ - K6)

Anh Vũ Thế Khôi tặng đại diện Hội LSQL 2 cuốn hồi ký của cụ Vũ Đình Hòe

Anh Vũ Thế Khôi ( con trai cụ Vũ Đình Hòe ) sau khi nhân lẵng hoa của các bạn Trừơng TNVN tặng, đã trân trọng tặng lại chị Tuyết Anh ( Con gái cụ Trịnh văn Bô )



2 người ngồi trên cùng : Chị Kỳ Nam (áo trắng và Mông Lệ Chung ( áo chấm xanh ) .
Nhật Lệ ( Bìa trái áo mầu thẫm ) K4.Internat .

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Ngày mai CN 30/8/2015 Cựu HS LSQL sẽ Họp mặt .

Cuộc họp mặt thường niêm của cựu GV và HS Trường Thiếu nhi Việt Nam lusonquelam (1953-1957) khu vực Phía Nam năm nay có 2 mục đích :
1). Kỷ niệm 62 năm Ngày thành lập Trường ( 25/8/1973)
2). Kỳ niệm 70 năm CM/8 thành công và Quốc khánh nước VNDCCH ( nay là CH XHCNVN)
Cuộc họp mặt sẽ bắt đầu lúc 8g30 - 12g ngày 30/8 
Tại địa điểm quen thuộc :Nhà hàng tiệc cưới- Điện ảnh 

số 2 Phan Đình Giót, Phường 1 , Quận Tân Bình (đường vào sân bay Tân Sơn Nhất). 
Kính mời các thày cô và các bạn cựu học sinh các khối Lớp hiện đang sinh sống và có mặt tại khu vực phía Nam đến dự đông đủ .

----------------------------------------- 
HÌNH ẢNH CÁC LẦN HỌP MẶT TỪ 2010 ĐÊN 2014

 2010
 2011
  2012

 2013

 2014

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Tự luận về danh xưng "VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, Độc lập- Tự do- Hạnh phúc "

Bài viết của Nguyễn Ngọc Hùng . ảnh tư liệu .

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ-Cộng Hòa 


Ngày 02/9/1945, cách nay tròn 70 năm, tại Quảng trường Ba Đình giữa thủ đô Hà Nội, HCM đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập- khai sinh nhà nước VNDCCH. Đây là thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại- cuộc cách mạng của đông đảo người dân VN tập hợp dưới ngọn cờ Việt Minh- tổ chức do HCM sáng lập và lãnh đạo.
Cho đến nay, dường như chưa có tài liệu nào, nhân chứng lịch sử nào giải thích vì sao HCM chọn tên nước là VNDCCH?
Phần mình, tôi tự lý giải như sau:
HCM, có quá trình lưu trú, làm việc, nghiên cứu ở cả LX và TQ trong nhiều năm, từ 1924 đến 1941. Ông quá hiểu thực chất chế độ cộng sản của Stalin là thế nào, cả mặt ưu việt và những khiếm khuyết của chế độ ấy. HCM cũng hiểu rõ chất phong kiến và nông dân của lãnh đạo ĐCS TQ. Với kinh nghiệm của mình tiếp cận với nền “dân chủ tư sản” ở cả Mỹ và Tây Âu, HCM thấy rõ nên đi  theo con đường nào để giải phóng VN khỏi Nhật- Pháp và đưa đất nước phát triển tiến lên.
Vì sao HCM không lấy những luận điểm của Tuyên ngôn CS hay những ngôn từ của LX và ĐCS TQ đưa vào Tuyên Ngôn Độc Lập, mà lại trích Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và của Cách mạng Pháp? Rõ ràng HCM nhận thấy chất văn minh, tính thời đại của nền dân chủ ở Mỹ và Pháp phù hợp với mục đích hi sinh phấn đấu của mình cho đất nước VN.
Vì sao HCM chọn danh xưng “Dân Chủ Cộng Hòa”? Không thiếu gì các danh xưng để đặt tên nước khi ấy. Nhưng HCM đã chọn “Dân chủ Cộng hòa” là tên của hai đảng lớn nhất thay nhau cầm quyền tại Mỹ. HCM là con người sâu sắc, uyên thâm; không thể ngẫu nhiên chon danh xưng Dân Chủ Cộng Hòa cho nước VN mới do ông làm chủ tịch.
HCM còn đặt tiêu chí cho VNDCCH là “Độc lập- Tự do- Hạnh phúc”. Đây là tiêu đề của mọi văn bản chính thức mà đến ngày nay vẫn giữ nguyên tiêu chí, sau khi đã đổi VNDCCH thành CHXHCNVN. Nội dung “Tự do- Hạnh phúc” này là những ngôn từ đã có trong Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ mà HCM đã trích dẫn trong Tuyên ngôn độc lập của VNDCCH ngày 02/9/1945: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc."

Xem ra, sau 70 năm hình thành, tồn tại và phát triển, cho đến nay tiêu chí gồm 3 nội dung “Độc lập- Tự do- Hạnh phúc” cũng mới đạt được “độc lập” từ 1975. Còn “tự do” và “hạnh phúc” thì vẫn còn quá xa vời!
HN: 28/8/2015
Nguyễn Ngọc Hùng

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

KỶ NIỆM 62 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG TA (25/8/1973-25/8/2015)


Từ hàng đầu đến hàng cuối, từ trái sang phải : Hàng đầu (ngồi, từ trái sang phải): 1.Dương Thanh Tâm,  2. Thục Anh, 3. Sỹ Hùng, 4. Bá Tuân,  5. Thảo (Lạp), 6. Minh Tâm, 7. Phương Lan, 8. Ngọc Huyền, 9. Phụng Mỹ, 10. Phương Dung, 11. Tuyết  Mai, 12.  Bùi T Hiệp, 13. Lệ  Thu Hàng giữa , 1. Khắc Cường , 2. Ngô Việt, 3. Chí Hưng, 4. Trương Hòe, 5. Đức Tuấn, 6. Hoài Thiện, 7. Hữu Phúc, 8. Kim Sơn, 9. Bá Hùng A, 10. Công Anh, 11. Nguyễn v Huy, 12. Vương  Hải , Hàng trên cùng, 1. Đan Sơn , 2. Qủa Quyết , 3. Quốc Hùng, 4. Bá Cầu, 5. Mạnh Hà, 6. Nguyễn v Bân, 7. Vĩnh Tuấn, 8. Quốc Sỹ, 9. Chí Dũng, 10. Bá Hùng B, 11. Thái Hòa ( Thục Anh chú thích ảnh )


NHỚ VỀ HỘI TRƯỜNG QUẾ LÂM
KTS.Trần Công Thanh ( Cựu HS K4)
Tặng các bạn cựu HS Trường thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn-Quế Lâm (1953-1957)

Trường ta ơi! Hôm nay ta trở về
Xa vắng bấy lâu tim ta rạo rực
Đi khắp chốn, khắp nơi có khi nào nguôi được
Ta nhớ Trường, nhớ bạn, nhớ Thầy
Nhớ con đường nhỏ, nhớ bóng hàng cây
Nhớ mảnh đất quanh năm vui hát
Nhớ tiếng mưa rơi, nhớ từng đốm nắng
Nhớ những ngày chung sống bên nhau
Chung lời ca cuộc sống tươi màu
Đêm tâm sự bồn chồn rạo rực !

Trường ta ơi
Hôm nay ta trở về
 
Sung sướng trào lên khóe mắt
Năm tháng trôi dài mái đầu xanh điểm bạc
Sao tim ta hồi hộp quá quá chừng
Mối bước về như kiến đốt bàn chân
Ta muốn nhảy bay nhanh về tổ ấm
Nơi cuộc sống dang tay ôm trọn
Cuộc đời ta ru hát giữa mẹ hiền!

À ơi ta có anh em
Bốn phương tụ họp
Trăm miền về đây
 
Gia đình ta lại sum vầy
Buổi vui gặp mặt nhớ ngày cách xa
Thương nhau vương vấn thiết tha
Nhớ nhau ta hát khúc ca chung tình !

Anh chị em ơi
Ta hát cho cao
Ta gào cho lớn
Sóng tim ta cuồn cuộn khắp người
Có gì vui hơn nữa anh em ơi
Trong ánh mắt rưng rưng cảm động
Chỉ thấy nhau mà lòng sung sướng
Tay nắm tay trao gửi nụ cười
 

Lê la giữa đám cỏ chơi
Ngày đêm gắn bó đất trời quê hương.

Ta là con cưng
Mẹ yêu mẹ quí
Mẹ ta Công-Nông
Tình ta đồng chí
Vui đi hoan hỷ tưng bừng
Cho say lòng mẹ
Cho nồng tình con
Đời ta tình nghĩa keo sơn
Con đường cách mạng còn nhiều gian lao
Rồi mai tung cánh bay mạnh bay cao
Mối người một ngả tới chốn phương nào!
 

Ngày mai ta lại xa nhau
Thuyền ta rời bến rạt rào sóng xô
Ta đi khắp bến khắp bờ
Núi cao rừng thẳm sớm trưa gập ghềnh
Ta đi biển động sóng gầm
Trăng thanh soi bóng gió thầm đuổi theo
Mẹ già đời lại gieo neo
Con khôn xa mẹ làm theo việc đời
Ta đi đến bốn phương trời
Mang theo tiếng mẹ nặng lời ước mong !


                                               Trần Công Thanh (K4)

Một cách nhìn khác về Tập Cận Bình và ĐCS Trung quốc

( Hồng Nhật sưu tầm )
Ngày 22 tháng 8, Cư dân mạng Trung Quốc nườm nượp truyền nhau bức ảnh “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế”. Tuy rằng bức ảnh này có nhiều khả năng không phải là đang chụp hiện trường lúc Giang bị bắt, nhưng thông qua những lời đồn đoán của cư dân mạng có thể thấy được dân chúng không quá để ý đến mức độ chân thực của bức ảnh này, mà là bức ảnh như thế được truyền đi lúc nào, rất nhiều người đều biểu thị sự vui mừng, họ đang đợi một ngày như thế. (Ảnh và chú thích của mạng Đại Kỷ Nguyên bản tiếng Việt ).

Tại Bắc Đới Hà, một thành phố nghỉ mát ở bờ biển tỉnh Hà Bắc, đã thành lệ, từ hơn 20 năm nay, cứ đến đầu tháng 8 dương lịch là diễn ra cuộc họp bao gồm 7 ủy viên Ủy ban Thường Vụ Bộ Chính trị Đảng CS Trung Quốc, mở rộng cho một số lãnh đạo địa phương có uy tín nhất. Năm nay cuộc họp tuyệt mật này sẽ định ra quốc sách mới cho nhiệm kỳ gần 2 năm còn lại của Đại hội Đảng khóa XVIII, khởi đầu năm 2012, của ông Tập Cận Bình.
Năm nay một màn sương mù bí hiểm dày đặc bao phủ Bắc Đới Hà. Không có nhà bình luận ngoại quốc nào có thể đoán được những gì sẽ diễn ra tại cuộc họp này.
 Có tin chiến dịch chống tham nhũng «diệt hổ - đập ruồi» đang chuyển sang chiến dịch «trị muỗi» nghĩa là càn quét cường hào tham nhũng cỡ vừa và nhỏ ở vùng nông thôn, để tránh gây chấn động ghê gớm trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng CS và quân đội như trong 2 năm vừa qua và phủ dụ, làm hả lòng số đông dân chúng vùng thôn dã.
Các phán đoán đều dựa trên nhận định về con người, nhân cách, ý chí, cá tính của ông Tập Cận Bình, một nhân vật hiện vẫn còn có nhiều phần bí ẩn đối với công luận Trung Quốc và thế giới. Cho đến nay, dư luận Trung Quốc cho rằng ông Tập là con người có ý chí thành đạt lớn, có mong muốn trở thành người khai sáng một kỷ nguyên mới, dám nhìn thẳng vào sự thật, không giấu giếm những ưu khuyết điểm lớn của các lãnh tụ tiền nhiệm, từ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, đến Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Tập Cận Bình đề ra khẩu hiệu Tứ Toàn - Bốn Toàn Diện - khá dài dòng:
-Xây dựng kinh tế - xã hội thịnh vượng toàn diện;
-Cải tổ xã hội Sâu sắc toàn diện;
-Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện;
-Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện.
Đây là nội dung cách mạng toàn diện về Nhà nước, Đảng CS với tham vọng triệt để.

Trong cuộc chiến chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi, săn sói, quét muỗi», quan điểm của ông Tập là vạch trần mọi tật xấu, sai lầm, khuyết điểm, không được che dấu đảng viên và nhân dân điều gì, không có nhân vật nào bất khả xâm phạm, không một lãnh vực nào bị cấm, dù là lãnh tụ tối cao.
Do đó hình ảnh hơn 10 xe tải chở chưa hết những thùng tiền đô la, nhân dân tệ, euro, bảng Anh, đồ cổ, vật liệu trang sức quý hiếm của Thượng tướng Từ Tài Hậu, được Giang Trạch Dân sủng ái giao chức Phó bí thư Quân ủy TƯ, cũng như chuyện Thượng tướng Quách Bá Hùng cũng từng là một Phó Bí thư Quân Ủy TƯ của Giang Trạch Dân, định chuồn ra nước ngòai bằng cách cải trang thành một bà già và bị tóm ngay ở sân bay. Theo lệnh ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn, cánh tay phải của ông Tập trong cuộc săn hổ dữ này, mọi tài liệu của cuộc sống bê tha bệ rạc của Lệnh Kế Hoạch, Chánh Văn phòng TƯ Đảng trong hơn 16 năm, có 27 cô nhân tình, 7 bà vợ hờ, có 5 con riêng cũng được mô tả và bình luận rộng rãi, phơi bày cho toàn dân thiên hạ biết rõ về cuộc sống không giống ai của giai cấp Tư sản Đỏ.

Gần đây nhất, đã có vài sự kiện mới mẻ, bất ngờ rất cần được giải mã. Đó là ngày 1/7/2015, nhân lễ kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng CS Trung Quốc (1/7/1921 – 1/7/2015), ông Tập đã quy định từ nay cán bộ các cấp chỉ phải tuyên thệ trung thành tuyệt đối với Bản Hiến pháp của đất nuớc, không cần tuyên thệ trung thành với bất kỳ điều gì khác.

Các mạng Đa chiều, Tiền Tiêu, Cai Xin ở Đài Loan, Hồng Kông thuật lại theo Ta Kung Pao (Đại Công Báo) ở Bắc Kinh (ngày 2/7) rằng ông Tập Cận Bình đã nhân dịp này yêu cầu toàn đảng CS «phải dũng cảm đối mặt, tiếp thu sự thật tha hóa - vong đảng», «phải dũng cảm tiếp thu quá trình Sinh - Hưng - Thịnh , Suy - Nguy - Vong của Đảng CS và Chế độ CS như một quá trình tất yếu theo quy luật tự nhiên và xã hội».
Cũng không phải ngẫu nhiên ngày 3/7 các mạng tự do ở Đài Loan và Hồng Kông loan tin Chiến sỹ dân chủ Thiên An Môn nổi bật nhất là ông Ngụy Kinh Sinh đã lên tiếng bênh vực các nạn nhân Pháp Luân Công và yêu cầu các tòa án Trung Quốc cần xét xử công minh tội ác chồng chất man rợ này (từ thời Giang Trạch Dân).

Nhiều nhà bình luận Trung Quốc nói đến yếu tố tâm lý của ông Tập Cận Bình, là con trai nhà cách mạng CS lão thành Tập Trọng Huân, được ca tụng như một mẫu mực CS tiền bối trong sạch nghiêm túc khắc khổ trong cuộc sống, do đó bị những kẻ theo Mao đả kích là lập dị, cứng đầu, cả gia đình bị đấu tố điêu đứng trong Cách mạng văn hóa cùng lúc với cặp vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ - Vương Quang Mỹ, bản thân ông Tập Cận Bình bị đưa về nông thôn, tự lao động sinh sống trong đói nghèo thê thảm từ tuổi thiếu niên. Đây là mối thù hận lớn có dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời ông Tập, từ nhỏ đã nhận ra điều trớ trêu đau lòng là một chế độ tự nhận là ưu việt lại đầy ải những gia đình cách mạng xuống tận cùng lao khổ, ô nhục.
Đây là yếu tố tâm lý ông Tập chia sẻ với Thượng tướng Lưu Nguyên, con trai ông Lưu Thiếu Kỳ, khi ông dự định đưa ông Lưu Nguyên vào vị trí Phó Bí thư Quân ủy TƯ, khi ông Lưu Nguyên ở tuổi trẻ đã nhìn thấy cảnh đau lòng bố mình đường đường là Chủ tịch nước đông dân nhất toàn cầu bị Mao cho đội mũ lừa quỳ gối trước bọn Hồng Vệ Binh láo xược ở ngay giữa thủ đô Bắc Kinh.

Phải chăng chính yếu tố tâm lý thù hận cuộc đời ngang trái dưới chế độ CS toàn trị đã tạo nên tâm lý hận đảng, dẫn đến trào lưu Tam Thoát – thoát Đảng, thoát Đoàn, thoát Đội - do đạo sư Lý Hồng Chí (chủ soái của pháp luân công) đề xướng, đi đầu thực hiện và được hưởng ứng mạnh mẽ trong cả nước. Không phải ngẫu nhiên trong hàng ngũ giai cấp tư sản Đỏ quyền quý có không ít Con Ông Cháu Cha cho rằng đảng CS đã suy thoái, thối rữa ô nhục như thế, hoang dâm vô độ hơn cả thời phong kiến cổ hủ xưa kia thì nên giáng cho nó một đòn ân huệ, kết liễu cuộc đời nó trong sự phán quyết lịch sử nghiêm minh của toàn dân, mở ra Kỷ nguyên mới: Dân Chủ, Pháp quyền, Bình đẳng, Công bằng trong Xã hội Trung Quốc rộng lớn.
Mạng Minh Pao đầu tháng 7 cho biết Trần Vỹ Lợi, con gái của Trần Vân, một lão quốc công thần CS; Hồ Thẩm Anh, con gái nhà lý luận kỳ cựu Hồ Kiều Mộc; và Diệp Đại Thanh, con gái nuôi của Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, đều tuyên bố ủng hộ hết lòng mọi chủ trương của ông Tập Cận Bình.
Đây là dòng suy nghĩ rất sâu đậm của cả một tầng lớp tinh hoa dân tộc trong Đảng CS Trung Quốc , để nay dân tộc Trung Hoa vĩ đại cuối cùng đã tạo nên một nhóm Anh hùng cứu tinh dân tộc, chôn vùi đảng CS Trung quốc đã trở thành tổ chức phản động chống nhân dân và dân tộc, cản trở dân tộc Trung Hoa hòa nhập với thời đại văn minh.

Lời bình của TĐ :

73 năm dài (1917-1990), Liên xô thành trì của Chủ nghĩa xã hội, nơi học thuyết Mark-Lenin được coi là nền tảng lý luận của Đảng Cộng sản, nhưng đến Gorbachop (chỉ ba năm)  ông ta đã làm cho tan tành, xụp đổ!  Ở TQ ngày nay, với Tập Cận Bình, ngoài „Giấc mộng Trung hoa“  bá chủ thiên hạ, ông Tập còn tiến xa hơn trong những quốc sách „Quốc nội“, để hoặc là mong giải cứu Đảng CS thoát khỏi quy luật Sinh-Hưng-Thịnh, Suy-Nguy-Vong?
Hay lại chính ông ta đang góp tay vạch trần những lỗi thời, tha hóa, biến chất của Đảng để khẳng định Đảng CSTQ sau thời hưng thịnh hiện đã và đang trong đà suy vong cần gạt bỏ ?  

Nhìn nhận thời cuộc cần tỉnh táo và cảnh giác cũng như cần thời gian. Chúng tôi thận trọng cung cấp bài dịch này đến bạn đọc với mục đích tham khảo.
Bình của Nguyen

Trích từ báo TQ: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn giảm thiểu ảnh hưởng của các "lão thần".
Báo đảng đã chỉ trích "những cán bộ đã về hưu". "Họ không chỉ cài cắm những người thân quen để tạo điều kiện cho họ duy trì ảnh hưởng trong tương lai,…mà còn tiếp tục nhúng tay vào những vấn đề quan trọng của tổ chức họ từng làm việc dù đã thôi nhiệm nhiều năm". Sau đó, People's Daily tiếp tục đăng bài kể chuyện các cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình và Trần Vân đã nỗ lực để cùng xây dựng hệ thống quy định tuổi về hưu cho các lãnh đạo của đảng.
Bài viết còn so sánh việc nghỉ hưu của lãnh đạo giống như quá trình nguội đi của một ly trà nóng. "Trà phải nguội đi sau khi khách ra về, nếu không nó sẽ hỏng", People's Daily viết. "Cần phải hình thành một quy tắc rằng khi ai đó rời nhiệm sở, họ phải để lại phía sau những quan điểm của mình".  "Sẽ ra sao nếu ly trà gừng đó vẫn muốn tiếp tục nóng như trước? Trong trường hợp đó, nó phải bị đổ bỏ", một người dùng viết.
Các bài viết xuất hiện khi giới lãnh đạo Trung Quốc được tin là đang có cuộc họp cấp cao không chính thức tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc, để đưa ra những quyết sách quan trọng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cảm ơn cụ Hồng Nhật , mặc dù đang "bận" nhưng vẫn quan tâm theo dõi Blog LSQL và đóng góp tin bài phục vụ dân làng.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

K4 HỌP MẶT KỶ NIỆM NGÀY TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG TA 25/8

Như Mõ Calathau đã đưa tin, CN ngày 23/8 Lóp 3A đã tổ chức cuộc họp mặt vui vẻ tại Nhà hàng Gió Mới ( CV Thống Nhất HN). Cũng ngày này K4 cũng có cuộc họp mặt nhưng ở 1 địa điểm khác, giữa trung tâm Thủ đô . Bạn Khắc Cường và bạn Thục Anh đã gửi hình chụp lưu niệm và bài tường thuật chi tiết sau đây ...

 Cuộc gặp mặt năm 2015 của cựu học sinh khối 4 Quế Lâm
Bài viết của Thục Anh

Khoảng 25 năm qua hoặc lâu hơn, hàng năm vào dịp hội trường 25/8 khối 4 đều có cuộc gặp mặt. Ban liên lạc của khối gồm đại diện của cả 3 lớp A, B, C thường họp từ cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 để chọn nơi gặp mặt, phân công người liên hệ với nơi đó và thông báo cho mọi người. Những năm đầu chúng tôi thường gặp nhau tại cơ quan của những người trong khối lớp như trường đại học Dược Hà Nội, Bộ tư lệnh thông tin…, sau đó lại hay tụ tập tại nhà của một số bạn, tiếp đến là ra khỏi Hà thành như đi Hạ Long, đền Âu Cơ, đền Hùng và Viêt trì (nhiều lần), Thái Nguyên  (kết hợp đi Núi Cốc)… Mỗi lần dã ngoại thường có khoảng 45 người tham gia, có khi nhiều hơn, phải thuê 2 xe. Vài năm nay, do sức khỏe của một số anh chị em không cho phép đi xa nên chúng tôi gặp nhau tại nhà khách của TƯ Đoàn trên phố Hồ Xuân Hương, năm nay là tại phố Bà Triệu. Địa điểm vô cùng thuận lợi: dễ tìm, rộng rãi, nấu ăn ngon rất hợp khẩu vị của các O 70 và U 80.
Cuộc gặp mặt năm nay được tổ chức vào sáng chủ nhật, 23/8. Trong căn phòng mát mẻ (nhờ máy điều hòa nhiệt độ!), gần 40 người gặp nhau tay bắt mặt mừng, có người vài chục năm mới gặp lại nhau. Người xa nhất đến từ Tây Ninh, gần hơn là Thái Bình, Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh. Rồi từng nhóm, từng nhóm tụ lại hàn huyên đủ chuyện trong khi nhâm nhi những chén chè Thái đậm đà hoặc nước vối nóng mới pha (đúng trào lưu đang thịnh hành ở Hà nội nhé), cùng với những đĩa lạc luộc  rất bình dân mà chẳng thấy ai bỏ qua. Có thể nhận thấy nhiều “khuôn măt thân quen” trong cái đám đông  khá ồn ào này: Sỹ Hùng, Bá Hùng (A và B), Quốc Hùng, Dương Thanh Tâm, Văn Minh Tâm, Tuyết Mai, Chí Dũng, Bá Tuân, Bá Cầu, Hữu Phúc, Hữu Tuấn, Vĩnh Tuấn, Kim Sơn, Đan Sơn, Ngọc Huyền, Phương Dung, Ngô Việt, Khắc Cường, Trường Hòe, Thái Hòa, Minh Châu, Phụng Mỹ, Thục Anh…   Rồi chụp ảnh kỷ niệm chung. Khoảng 10h chị Ngọc Huyền, trưởng ban liên lạc của khối có lời mở đầu, rồi kết thúc với câu đầu của bài hát “Đố cờ”; ngay lập tức các U80 gào lên hưởng ứng: “Này các bạn ơi, cùng  nhau thi đua đố cờ…”. Chúng tôi được nghe nhiều lời chúc mừng của những người vắng mặt, trong đó có những bạn ở xa, rất xa như Lê Duy Ứng (Việt Trì), Nhật Lệ (tp HCM), có cả người không cùng khối lớp như anh Dần, anh Quang Trung Ca la thầu...
Chúng tôi lặng đi khi nhắc tới hai người đã ra đi mãi mãi vào cuối năm 2014, buồn rầu khi nói đến những anh, chị không đến họp mặt được vì đau yếu và tiếc nuối cho những bạn không có mặt vì những lý do khác. Rồi, như thường lệ, một số anh, chị tâm sự, chia sẻ những niềm vui, niềm tự hào và cả những băn khoăn, trăn trở của cuộc sống, thời cuộc…Cuộc gặp mặt kết thúc bằng bữa ăn trưa vui vẻ có 9-10 món gồm gà quay tần hạt sen, cá hấp, nộm đu đủ, nem Thanh niên,  cải ngồng sào, canh ngao, bia, nước ngọt...Vui nhất là ai cũng hài lòng, kể cả với các món ăn và sự phục vụ chu đáo của nhà khách Thanh niên.
Phải nói thêm rằng ngoài cuộc gặp mặt chung cả khối lớp vào dịp hội trường, chúng tôi còn có nhiều cuộc gặp nhau theo lớp, theo từng nhóm, các cuộc thăm viếng khi ốm đau. Những cuộc đi chơi xa vẫn được tổ chức, chỉ khác xưa là số người tham gia ít hơn nhiều, chỉ khoảng 5-15 người. Các địa điểm quen thuộc và ưa thích vẫn là Hạ Long, Việt trì, Thái Nguyên, Bắc Ninh.
Chúng tôi hẹn nhau: năm sau gặp mặt, đông đủ hơn năm nay. Đã chúc nhau “bách niên giai lão” rồi thì điều này là “khả thi” lắm chứ !

--------------------------------------------------------------
Về việc chú thích tên các bạn có mặt trên bức ảnh
( Trích thư của Thục Anh gửi cho Calathau Quang trung Vũ )


Giải đáp
Hàng đầu (ngồi, từ trái sang phải):                                
 1. Dương Thanh Tâm      2. Thục Anh      3. Sỹ Hùng        4. Bá Tuân          5. Thảo (Lạp)     6. Minh Tâm     7. Phương Lan    8. Ngọc Huyền    9. Phụng Mỹ     10. Phương Dung     11. Tuyết  Mai     12.  Bùi T Hiệp     13. Lệ  Thu
 Hàng giữa (từ trái sang phải):                                    
 1. Khắc Cường    2. Ngô Việt    3. Chí Hưng    4. Trương Hòe    5. Đức Tuấn    6. Hoài Thiện      7. Hữu Phúc       8. Kim Sơn       9. Bá Hùng A     10. Công Anh       11. Nguyễn v Huy     12. Vương  Hải   
Hàng trên cùng  (từ trái sang phải):                                  
  1. Đan Sơn      2. Qủa Quyết      3. Quốc Hùng     4. Bá Cầu       5. Mạnh Hà   6. Nguyễn v Bân       7. Vĩnh Tuấn     8. Quốc Sỹ     9. Chí Dũng      10. Bá Hùng B   11. Thái Hòa
 
Ghi chú: Minh Châu không có mặt trong ảnh vì đã rời khỏi hiện trường để đến miền đất hứa khác (khối 3) trước khi ảnh được chụp.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Thật hư về bức ảnh Giang Trạch Dân bị bắt ?

Bức ảnh “Giang Trạch Dân bị khống chế” phản ánh tâm nguyện của đông đảo người dân Trung Quốc đại lục

daikynguyen.com 24 Tháng Tám, 2015

Ngày 22/8, một tấm hình có tiêu đề "Giang Trạch Dân bị khống chế" đã gây xôn xao cộng đồng cư dân mạng tại Trung Quốc đại lúc. Những lời chia sẻ của họ trên mạng cho thấy, người dân không chỉ lưu ý đến tính chân thực của bức ảnh này, mà quan trọng hơn là thời điểm xuất hiện của nó. Điều này đã khiến cho họ hào hứng bàn tán.
Ngày 22/8, một tấm hình có tiêu đề "Giang Trạch Dân bị khống chế" đã gây xôn xao cộng đồng cư dân mạng tại Trung Quốc đại lúc. Những lời chia sẻ của họ trên mạng cho thấy, người dân không chỉ lưu ý đến tính chân thực của bức ảnh này, mà quan trọng hơn là thời điểm xuất hiện của nó. Điều này đã khiến cho họ hào hứng bàn tán.

daikynguyen.com 24 Tháng Tám, 2015Ông Giang Trạch Dân được cả thế giới biết đến trong tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công bằng một chính sách đàn áp tàn bạo, ông cũng là người trực tiếp ra lệnh cho chiến dịch mổ cướp tạng của học viên Pháp Luân Công trong các trại lao động cưỡng bức. Hiện đã có hơn 157.000 học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước kiện ông Giang lên Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao.
Giữa thời điểm một nguồn tin thân cận với chính quyền Bắc Kinh cho biết ông Giang và hai con trai của ông đã bị “quản thúc”, có nghĩa là sự tự do đi lại đã tạm thời bị hạn chế, và mới đây là việc hòn đá to có lời đề từ của ông Giang tại trường Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị dẹp đi, cư dân mạng tại đại lục lại truyền nhau một tấm hình với lời tựa “Giang Trạch Dân bị khống chế.” Tấm hình cùng những chia sẻ cho thấy mong mỏi ngày phán quyết Giang Trạch Dân đang sôi sục trong lòng người dân.


Hòn đá tại trường Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được cho là đượt viết bởi ông Giang Trạch Dân
Hòn đá tại trường Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được viết bởi ông Giang Trạch Dân (trước và sau khi bị dẹp đi)

Từ tấm hình có thể thấy được dường như ông Giang đi không vững, hai bên có người dìu nách bước ra khỏi cửa của một tòa nhà, còn hai tay ông thì đưa khuất ra sau lưng, dáng vẻ giống như bị áp giải. Bên cạnh ông Giang và trước tòa nhà có một số thanh niên giống như cảnh vệ, phía sau có đám đông người đi theo.
Từ bức ảnh này không thể xác định được đây là thời điểm nào, cách ăn mặc thì tương tự như khi ông Giang đi về Dương Châu tảo mộ vào năm 2014.
Ngày 22/1/2012, truyền thông Triều Tiên cũng từng đưa 2 tấm hình ông Kim Jong-un đi thị sát cũng giống như cảnh bị bắt. Thời điểm đó tấm hình cũng gây xôn xao dư luận, tình cảnh rất giống bức ảnh chụp ông Giang Trạch Dân này.


Kim Jong-un đi thị sát trong khu quân đội.
Ông Kim Jong-un đi thị sát trong khu quân đội.

Qua những lời chia sẻ trên mạng có thể thấy được rằng hiện nay, rất nhiều người mong mỏi ngày ông Giang Trạch Dân bị bắt sẽ đến sớm. Từ sau Đại hội 18, tuy có không ít “hổ già” bị đánh, nhưng ông Giang thỉnh thoảng vẫn tìm cơ hội lộ diện. Mọi người đều biết đây là con “hổ già” to nhất.
Hiện nay “làn sóng tố cáo Giang Trạch Dân” đang lên cao, theo mạng Minh Huệ thống kê, tính đến ngày 20/8 đã có hơn 157.000 học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước kiện ông Giang lên Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao. Đồng thời, các chính trị gia ở nhiều nơi trên thế giới như châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ukraine, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… cũng cùng lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ.
Ngày 10/8/2015, 10 nhân vật quan trọng ở Thụy Sĩ cùng gửi thư tới Chủ tịch nước Tập Cận Bình đề nghị phải đặc biệt lưu tâm hành động mạnh mẽ trong vụ việc kiện ông Giang lần này. Ngày 20/7/2015, 3 Nghị sĩ Nghị viện châu Âu cùng nhau ký tên trong một bức thư “Cáo buộc hình sự Giang Trạch Dân – kẻ cầm đầu bức hại Pháp Luân Công” gửi lên Viện Trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc là Tào Kiến Minh, kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc ngăn chặn các cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức và công khai truy tố kẻ cầm đầu Giang Trạch Dân. Ngoài ra, họ cũng cùng ký thư gửi cho Đại sứ của Trung Quốc ở Âu châu là Dương Yên Di và Đại sứ của Trung Quốc tại Đức là Sử Minh Đức.
Theo thông tin từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung, sau vụ nổ ở Thiên Tân, Tập Cận Bình đã vô cùng giận dữ và vào ngày 15/8 đã hạ lệnh “giam lỏng” ông Giang Trạch Dân cùng hai người con của ông ta.
Trước đây, vào tháng 7/2011, kênh truyền hình Á châu của Hồng Kông đưa “tin giả” Giang Trạch Dân bị chết làm người dân nhiều nơi tại đại lục đốt pháo và bắn pháo hoa ăn mừng. Kể từ sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, thế lực của ông Giang Trạch Dân cũng yếu đi, đến truyền thông đại lục cũng nhiều lần ám chỉ nhục mạ ông Giang Trạch Dân, những tin tức bất lợi cho ông Giang gần đây cũng không ngừng được truyền ra.
-----------------------------------------------------------------------------
Tinh Vệ biên dịch

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Giang Trạch Dân mưu sát Tập Cận Binh ???

Như Tin Đa Chiều đã đưa tin, cuộc chiến tại Trung Quốc vẫn tiếp tục, trong lúc Tập Cận Bình ra sức tận diệt phe cánh Giang Trạch Dân, thì Giang Trạch Dân cũng tìm mọi cách nhằm thủ tiêu Tập Cận Bình.
>> Bức tranh sinh động về cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc
>> Điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc
Vụ nổ Thiên Tân: Hé lộ âm mưu động trời của Giang Trạch Dân
Theo trang Đại Kỷ Nguyên (phiên bản tiếng Trung) ngày 15/08/2015, vụ nổ Thiên Tân có liên quan đến việc ám sát Tập Cận Bình bị bại lộ, sự việc này dẫn đến hành động đặt kíp nổ tại nhà kho thuốc súng khu Tân Hải, Thiên Tân để tiêu hủy chứng cứ nhằm phi tang.
ĐCSTQ, đấu đá phe phái, vụ nổ thiên tân, Tap Can Binh, Giang Trạch Dân,
Sau khi cảng Thiên Tân phát sinh vụ nổ tương đương với 24 tấn TNT, vốn liên quan đến công ty Thụy Hải có kho lưu trữ phần lớn thuốc súng, thuốc nổ và kim loại dễ bắt lửa, có thông tin cho rằng vụ việc ám sát lãnh đạo ĐCSTQ thất bại, đã dẫn đến quyết định đặt kíp nổ nhà kho thuốc súng này nhằm tiêu hủy chứng cứ. (Hình ảnh: Internet)
Đại Kỷ Nguyên cho hay, vụ nổ Thiên Tân là một bước ngoặt công khai mâu thuẫn giữa phe ông Giang và phe Chủ tịch Tập, vốn mang tính chất một mất một còn.
Đơn vị liên quan đến vụ việc là Công ty TNHH Tiếp vận Quốc tế Thụy Hải (gọi tắt: Công ty Thụy Hải), trong nhà kho có chỗ chứa số lương lớn là thuốc súng, thuốc nổ và những kim loại dễ bắt lửa…
Sau vụ ám sát lãnh đạo cấp cao thất thủ, đặt kíp nổ nhằm phi tang
Ngày 14/8, Bowen Press công bố nguồn tin cho biết, việc này có liên quan đến vụ ám sát đương kim lãnh đạo Trung Quốc, sự việc bại lộ dẫn đến việc đặt kíp cho nổ kho thuốc súng. Theo nguồn tin này, những chất hóa học nguy hiểm tồn trữ trong kho chứa có số lượng lớn là sản phẩm quân – dân dụng, trong đó bao gồm: lượng lớn thành phẩm đến bán thành phẩm, nguyên liệu như Ammonium Nitrate, Potassium Nitrate, toluen…
Theo nguồn tin từ một người nắm tình hình tiết lộ:“Kíp nổ dùng để nổ nhà kho lần này là sử dụng xe tải chở kíp nổ. Đêm khuya cùng ngày, lợi dụng khi nhân viên trực ca đêm mệt mỏi và buồn ngủ, chiếc xe ngay lập tức đỗ tại địa điểm gần vị trí kho chứa vật phẩm gây nổ. Những nhân viên trên xe này nhanh chóng rời khỏi hiện trường (ước chừng hơn 10 phút sau khi kích nổ xe tải), làm cho nhà kho phát sinh nổ lớn liên hoàn”.
Người này còn cho biết, “Mục đích của việc kích nổ là tiêu hủy chất nổ chứa trong kho. Nguyên kế hoạch là đang lúc chờ khi hội nghị Bắc Đới Hà của ĐCSTQ kết thúc, các quan chức cao cấp trên đường quay trở về, họ sẽ làm nổ đường ray xe lửa trên đường Tân Ký. Thế nhưng, không rõ nguyên nhân vì sao mà các quan chức cao cấp của Đảng đột nhiên thay đổi hành trình, dẫn đến vô ý làm lộ tin tức. Thế nên, cách giải quyết hiệu quả nhất là tiêu hủy chứng cứ”.
Bài viết còn phân tích rằng: “Theo đoạn video do một người trên mạng ghi hình lúc vụ nổ xảy ra trong chớp mắt, ngọn lửa vụ nổ lần thứ hai cao đến trên 100m, hơn nữa sóng xung kích làm vỡ tan cửa sổ cách đó hơn 2 cây số. Theo đó, trừ phi là kho đạn cỡ lớn phát nổ, chứ chất hóa học thông thường không thể nào gây ra một vụ nổ quy mô lớn như thế. Vì thế, hiện trường sau khi dập tắt lửa chắc chắn ẩn chứa rất nhiều nghi vấn”. Ngoài ra, vụ nổ còn tạo ra một hố đen cực lớn tại hiện trường.
Theo bài báo này, người lãnh đạo ĐCSTQ sau khi kết thúc hội nghị Bắc Đới Hà hàng năm, thường đi đường vòng ghé qua Thiên Tân để khảo sát cũng như truyền đạt lại tuyên bố nội dung đạt được trong hội nghị Bắc Đới Hà.
Bài báo cho biết, sau Đại hội toàn quốc lần thứ 18, Tập Cận Bình đã trải qua 6 lần ám sát hụt, với các kết quả điều tra đều cho thấy người trong nội bộ ĐCSTQ đã thuê người thực hiện.
Công ty liên quan dự trữ chất gây nổ
Ngày 15/8, theo Nhân dân Nhật báo, 10 giờ buổi sáng cùng ngày, tại cảng Thiên Tân, kho chứa hóa chất nguy hiểm kí hiệu 8•12 được nhắc đến qua bốn lần công bố thông tin về vụ nổ. Phó cục trưởng Cục Kiểm tra An toàn thành phố Thiên Tân là Cao Hoài Hữu bày tỏ, theo điều tra sơ bộ, những hóa chất nguy hiểm chủ yếu tập trung tại khu thùng hàng và khu xếp dỡ.
Những chất hóa học nguy hiểm ở khu thùng hàng có thể có: Ka, Natri (Na), xút (NaOH),  NaClO3, Na2S, H4CaSi2, C2HCl3, C10H16Cl4IN.
Những chất hóa học nguy hiểm ở khu xếp dỡ có thể có: Ammonium Nitrate, NaCN, DNBP 4-6, C8H11N 2-4, C6H15Al …
Ngoài ra, căn cứ vào các thông tin được đưa ra, công ty Thụy Hải trong tháng gần đây nhất đã xuất khẩu chất hóa học nguy hiểm với số lượng khá lớn, gồm có Ma-giê (Mg), Natri, Nitrate Celulose, Calcium Nitrate (Ca(NO3)2), Ammonium Nitrate,Sodium Cyanide (NaCN), Sodium Sulfide (Na2S), Sodium Hydrosulfide (NaHS), Sodium Chlorate (NaClO3)…
Tập Cận Bình nổi giận
Người tiếp cận với Trung Nam Hải tiết lộ cho Đại Kỷ Nguyên biết, sau vụ nổ Thiên Tân ngày 12/8, Tập Cận Bình cả hai đêm không ngủ được. Tuy nhiên, ông Tập đã tạm thời khống chế cha con Giang Trạch Dân, bởi vụ nổ lớn lần này của Giang đã bức Tập Cận Bình phải ra tay. Trước đây Đại Kỷ Nguyên từng đưa tin, Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng từng âm mưu ám sát Tập Cận Bình, cho nên ông Tập nhất định sẽ tìm cách bắt giữ ông Giang và ông Tăng.
Theo nguồn tin này, ngày 15/8, Tập Cận Bình tạm thời đã có hành động áp chế Giang Trạch Dân và hai con trai, bằng cách giới hạn các hoạt động tự do của họ, Tăng Khánh Hồng cũng bị khống chế tại nhà. Tập vốn không có ý định xử lý Giang Trạch Dân vào thời điểm này, nhưng vụ nổ Thiên Tân là một bước ngoặc công khai mâu thuẫn giữa họ. Đây vốn là mâu thuẫn mang tính một mất một còn.
Ông Tập trước vụ nổ Thiên Tân, vốn dự tính trong 6 tháng cuối năm để xử lý vấn đề kinh tế và thị trường chứng khoán. Thế nhưng, khi sự kiện Thiên Tân phát sinh, Tập Cận Bình tức giận muốn nhảy dựng lên, hai đêm liền không ngủ. Hiện tại Giang đã bức Tập Cận Bình hạ thủ. Nguồn tin cho biết, điều Tập lo lắng chính là nếu như không thực hiện điều này ngay lập tức, ông không thể biết những sự việc kinh hoàng hơn có thể sẽ phát sinh vào 6 tháng cuối năm. Ban đầu, ông Tập dự định đánh bật ông Giang từng bước, nhưng sau sự việc này, ông buộc phải tăng tốc độ khẩn trương. Tập Cận Bình có thể tạm thời bỏ qua Tăng Khánh Hồng mà trực tiếp bắt Giang.
Hố đen khổng lồ xuất hiện sau vụ nổ ở Thiên Tân. Các chuyên gia cho rằng đây không phải là kết quả của một vụ nổ hóa chất.
Hố đen khổng lồ xuất hiện sau vụ nổ ở Thiên Tân. Các chuyên gia cho rằng đây không phải là kết quả của một vụ nổ hóa chất.

Ông trùm giấu mặt đằng sau công ty xảy ra sự cố là thông gia của Trương Cao Lệ
Theo báo đưa tin, ông trùm giấu mặt của công ty Thụy Hải xảy ra sự cố là thông gia của thường ủy Trương Cao Lệ, thuộc phe cánh của Giang.
Nguồn tin cho hay, thành viên hội đồng quản trị pháp nhân của công ty Thụy Hải, trên bề mặt đều là dân thường, thế nhưng người điều hành thực sự là thông gia của Trương Cao Lệ. Trong thời gian Trương Cao Lệ làm chủ chính trường Thiên Tân, thông gia của ông này đã lấy được giấy phép thiết lập nhà kho tồn trữ hóa chất, thông qua đó cho phép lách qua giám sát thẩm tra của bộ bảo vệ môi trường.
Theo bài báo này, điều lệ quy định của Bộ Ngoại vụ ban bố, việc thiết lập xí nghiệp tồn trữ chất hóa học nguy hiểm, phải nộp đơn xin Ngành Quản lý Mậu dịch Kinh tế cấp một của tỉnh và Phòng Giám sát An toàn cấp thành phố của khu vực đó, do hai đơn vị này tổ chức chuyên gia tiến hành kiểm tra. Thế nhưng, công ty Thụy Hải lại không có được giấy phép chứng nhận kinh doanh sản phẩm hóa học nguy hiểm của Phòng Giám sát An toàn địa phương, nguyên nhân bởi vì ông chủ của công ty là thông gia của Trương Cao Lệ.
Trương Cao Lệ là thường ủy thuộc phe ông Giang. Năm 2006, khi đảm nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông, từng vì Giang Trạch Dân mà cấm người dân không cho tham quan núi Thái Sơn, nhờ “nịnh hót” mà nổi danh. Trương Cao Lệ cũng tích cực theo Giang bức hại Pháp Luân Công. Ông hiện đang bị xếp vào danh sách điều tra của “Tổ chức quốc tế điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công”.
Những vụ tham ô những khoản lớn và nhiều vụ bê bối chính trị của Trương Cao Lệ không ngừng được đưa ra ánh sáng. Có hãng tin cho biết, Trương Cao Lệ đã bị xếp vào danh sách “có thể bị hạ đài”, một danh sách tuyệt mật của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Epochtimes, tinhhoa

TIN NÓNG HỔI : LỚP 3A (HN) HỌP MẶT HÀNG NĂM NHÂN KN THÀNH LẬP TRƯỜNG TA 25/8

Theo tin của Đặc phái viên Blog Làng LSQL ( đồng thời là khách mời "danh dự" của các cụ em Lớp 3A ) vừa gửi về cho BĐH thì sáng nay Lớp 3A ( khu vực HN), đã tưng bừng họp mặt thường kỳ theo thông lệ vào dịp 25/8 kỷ niệm Thành lập trường TNVN - LSQL (1953-1957). Năm nay các bạn 3A tổ chức tại Nhà hàng Quán Gió - CV Thống Nhất dươi những tán cây xanh mát . Những hình ảnh mới nhất vừa chuyền về sẽ cho chúng ta biết không khí đầm ấm , vui vẻ như thế nào . Khi Mõ Làng đưa thông tin này lên mạng thì bữa tiệc mặn mới bắt đầu . Đặc biệt trong mục vui ca hát "cụ anh" Khoa Phi (K5) đã hướng dẫn các "cụ em Lớp 3" hát bài Gửi sông Ly của Calathau ( Quang Trung ), mới sáng tác tặng các thày cô và các bạn cựu HS LSQL .
( Được biết sáng nay các bạn K4 cũng tổ chức họp mặt . Chúng tôi sẽ đưa thông tin này ngay sau khi có hình ảnh từ HN gửi đến BĐH Blog lusonquelam .)
" Bạn bè mến thân học hành vui chơi
Và thày cô như Mẹ hiền sớm tối
đã nuôi ta 
Làm sao quên ..."
( Trích lời bài hát Gửi sông Ly )


 Cụ Khoa Phi cùng Thu Giang (giọng ca vàng 3A )
đang hướng dẫn các bạn hát " GỬI SÔNG LY "

Các cựu nữ sinh 3A say sưa hát " Ta trái tim dại khờ...Một tình yêu !"




 Nâng cốc chúc tinh bạn QL mãi mãi tươi xanh

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Tư lệnh " mặt trận" GD-ĐT ...

CÓ VẺ NHƯ NGƯỜI TA ĐÃ XẾP NHẦM CHỖ CHO ÔNG

Published on August 21, 2015   ·   No Comments PHAMVULUAN-BOTRUONG

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận:
“Bước vào trận đánh, từ tướng lĩnh đến binh lính phải quyết tâm, tin vào chiến thắng, sẵn sàng trả giá. Tôi coi thực hiện để án đổi mới giáo dục lần này là một trận đánh lớn”.
(“Tôi coi đổi mới giáo dục lần này là trận đánh lớn”, VNExpress ngày 30.9.2013)

Thậm chí cụ thể hơn:
“Trả lời câu hỏi “nội dung nào mà ông tâm đắc trong đề án đổi mới giáo dục” để đảm bảo “mục tiêu di động” của thị trường việc làm, Bộ trưởng GD-ĐT đã ví von “giải pháp đổi mới thi cử” sẽ như trận đánh Buôn Mê Thuột của giáo dục trong “chiến dịch” đổi mới giáo dục”.
(“Kỳ vọng sau nút bấm “trận đánh lớn giáo dục”, Dân Trí ngày 27.2.2015).
“Bộ trưởng nói:
“Chúng ta phải có lòng tin vào đội ngũ. Nếu chính sách của chúng ta chỉ nhằm đi ngăn chặn những người chống phá thì không giải quyết được vấn đề… Giống như khi ra trận, chúng ta là những tư lệnh, chúng ta phải tin rằng các chiến sĩ ngoài kia đang chĩa súng vào địch, chứ đừng lo họ đang chĩa súng vào mình…”
(“Bộ trưởng Giáo dục: “Đừng lo súng chĩa vào mình”, VietnamNet ngày 15.8.2014)

Nhìn trong tiểu sử, vị Bộ trưởng này hình như chưa bao giờ cầm súng ra chiến trường nhưng không hiểu sao rất khoái có những ví von kiểu này?
Làm giáo dục mà có lối tư duy theo kiểu đi đánh giặc thế này chả trách gì học sinh chỉ có từ chết đến bị thương!
Hay có vẻ như người ta đã xếp nhầm chỗ cho ông?
-------------------------------------------
PB Song Chi

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói về thi đại học năm nay:

 Không đâu tuyển sinh lạ lùng như ở Việt Nam

Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết không ở đâu có kiểu tuyển sinh kỳ lạ như ở Việt Nam. Thời gian tuyển sinh 3 tháng và bó buộc thí sinh chỉ được chọn trường không được chọn nghề. 

Giáo sư Võ Tòng Xuân.
Ngày cuối cùng xét tuyển nguyện vọng 1, biết bao nhiêu thí sinh và phụ huynh phải bật khóc vì bất lực, không được chọn ngành, nghề mà mình yêu thích. Biết bao nhiêu phụ huynh phải bỏ công việc, chạy như đèn cù để nộp, rút hồ sơ xét tuyển cho con.
Các trường đại học làm việc đến tận khuya để phục vụ bằng hết các thí sinh đến làm thủ tục. Nhiều người ví đây là một trận chiến không có kẻ địch, vỡ trận, là sàn chứng khoán....
Phóng viên Infonet đã có cuộc trao đổi với GS Võ Tòng Xuân về "trận đánh" vô tiền khoáng hậu này.

Thưa giáo sư, dư luận mấy ngày qua rất bức xúc nói về cuộc chạy đua nước rút nộp hồ sơ nguyện vọng 1 vào các trường đại học. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đã bộc lộ nhiều nhược điểm của nó. Xin giáo sư cho biết ý kiến của mình về kỳ thi và những gì đang diễn ra ở các trường đại học như những ngày qua?
Giáo sư Võ Tòng Xuân: Với mục tiêu đổi mới toàn diện ngành giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những bước đi quyết liệt đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam. Bước đầu đổi mới là chọn khâu tuyển sinh. Nước Việt Nam là nước kỳ lạ lắm, vì vào đại học là cái gì đó rất quan trọng nên cả gia đình, cả xã hội đều rất quan tâm tới vấn đề này. 
Từ đầu tới giờ chúng ta quan trọng hóa vấn đề vào đại học và cao đẳng làm cho cả xã hội căng thẳng. Chúng ta đã thấy vấn đề thi cử từ lãnh đạo xuống người dân, thậm chí anh lái xe, ai cũng căng thẳng.
Thời gian thi cử gây nhiều phiền phức tốn kém cho nhà nước và phụ huynh, cho các trường đại học cao đẳng, nhưng cuối cùng học sinh không được vào trường đúng theo nguyện vọng của họ vì học sinh đều coi chỗ nào tỷ lệ chọi ít hơn là đăng ký! Do đó các trường tuyển người không hoàn toàn đúng nguyện vọng. 

Theo giáo sư, kỳ thi này có thực sự đúng với nguyện vọng ban đầu các nhà làm giáo dục không? Nó thể hiện những hạn chế như thế nào?
Giáo sư Võ Tòng Xuân: Theo dõi kỳ thi từ hơn một tháng nay, chúng ta không muốn kỳ thi trở thành gánh nặng của xã hội nhưng thực tế, kỳ thi THPT quốc gia rất căng thẳng, gây go và bất ổn, bắt đầu từ khi có điểm thi đến xét tuyển. 
Khi có điểm thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ hết và quy định thí sinh chỉ được nộp hồ sơ xét tuyển vào 1 trường nhưng lại cho thí sinh chọn 4 ngành. 
Về diễn biến, chúng ta thấy khi Bộ tập trung hết các điểm thi của thí sinh ở trong tay của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, không cho trường công bố. Trong khi đó phần mềm chưa thông suốt, mạng nghẽn. Mấy trăm trường đại học, cao đẳng vì thế mà bị nghẽn mạng theo. 
Theo tôi thay vì cho thí sinh chọn 4 ngành/ 1 trường hãy cho thí sinh chọn 1 ngành/ 4 trường. Bởi học sinh có hoài bão, lý tưởng muốn theo một nghề nào đó nhưng lại ép thí sinh chọn trường. Đây là khuyết điểm lớn nhất của cuộc thi này: Dập tắt hoài bão của các em học sinh.
Trong khi 1 trường phát cho thí sinh nộp hồ sơ 4 ngành trong cùng trường. Tên 1 thí sinh xuất hiện 4 lần đã gây ra hiện tượng hồ sơ ảo. 
Khi thời gian xét tuyển nguyện vọng 1 kéo dài 20 ngày, điểm sàn thay đổi liên tục làm cho tất cả học sinh và phụ huynh lo lắng, tốn kém đi lại. 
Tôi thấy cách làm này rất phản khoa học. Các thí sinh tiêu tan hết mơ ước của các cháu. Các trường đại học cũng gặp khó khăn. 
Đó là chưa kể ở các vùng sâu, vùng xa người dân không có mạng internet và các phương tiện để truy cập internet thì họ sẽ phải làm sao? 

Nhiều chuyên gia cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quá chủ quan, khâu chuẩn bị chưa kỹ nên dẫn đến những cảnh trường top dưới đìu hiu, trường top trên chen chúc như sàn chứng khoán. 
Giáo sư Võ Tòng Xuân: Tôi thấy chủ trương mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo không có thông suốt về tâm lý của xã hội. Vì họ muốn tập trung số điểm trong tay của họ vì họ sợ trước đó các trường top dưới mua danh sách của thí sinh để gửi thư mời thí sinh nhập học. Họ biết nếu để sàn bằng với nhau thì thí sinh chỉ chọn trường top nên bộ cấm không cho danh sách đó ra ngoài. Làm cho giờ chót, tới ngày cuối thí sinh cũng không biết mình đỗ hay rớt.
Ngày trước tuyển sinh trong vòng 1 tháng, giờ nguyện vọng 1 là 20 ngày, bổ sung thêm 15 ngày và thời gian tuyển sinh đến cuối tháng 10 mới xong. Tôi không thấy ở đâu lạ lùng đến thế: 3 tháng trời tuyển sinh, dành ¼ của năm học để tuyển sinh. Lẽ ra mình nên làm 1 tháng là tốt nhất. Ở các nước họ làm có vài ngày là xong.

Giáo sư có thể đưa ra một số phương pháp tuyển sinh ưu việt mà nước ngoài họ đã thực hiện mang lại hiệu quả cao, giúp được học sinh chọn ngành mình yêu thích, giảm chi phí cho xã hội; gia đình học sinh cũng không rơi vào cảnh như những ngày vừa qua?
Giáo sư Võ Tòng Xuân: Tôi chỉ lấy đơn giản câu chuyện tuyển sinh của nước Mỹ. Các học sinh trung học học xong được cấp giấy chứng chỉ hết chương trình THPT. Học sinh sẽ lấy chứng chỉ đó đến các trung tâm khảo thí, thi thêm một lần nữa để có một phiếu điểm, các điểm đó theo các môn học trong đại học. Thí sinh có thể phô tô ra 10 phiếu điểm nộp vào 10 trường đại học theo 1 ngành thí sinh đó thích.
Nếu được 1 trường học 1 trường; được 2, 3 trường thì học sinh ấy sẽ chọn cho mình trường nào ít tốn kém nhất cho mình sau đó học sinh sẽ viết thư cho các trường kia xin rút không học nữa. Nhờ thế, nhà nước và bản thân gia đình ít tốn kém. Học sinh nhàn, không căng thẳng. Cha mẹ học sinh không phải đi chầu chực như mình thấy ở nước ta hiện nay.
Thực hiện được phương pháp này rất dễ, như tôi nói ở trên, chúng ta không tổ chức thi mà xét 12 năm học để cấp chứng chỉ cho học sinh làm giống như Mỹ. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể lập các trung tâm khảo thí ở một trường đại học nào đó trên các vùng của Việt Nam. Một năm cho thi 2 đến 4 lần. Lần đầu điểm xấu học sinh về học tiếp để thi nữa. Nếu học sinh thi được rồi có phiếu điểm, thí sinh muốn nộp vào 10 trường thí sinh sẽ phô tô ra 10 bản đi nộp và hãy cho thí sinh chọn ngành mình thích. Điều ấy vừa phát huy được sở trương của các học sinh mà đỡ vất vả cho cả xã hội.

Bây giờ mình muốn đơn giản hóa, bớt tốn kém cho xã hội, gia đình, nhà nước, các trường đại học; Muốn các trường phải tuyển được những người học sinh giỏi, tâm huyết với nghề để đào tạo cho đúng nhân tài của đất nước thì phải thay đổi cách tuyển sinh.
Khi thay đổi cách tuyển sinh thì các nhà khoa học, nhà giáo ngồi bàn lại với nhau và sau đó đã thay đổi, căn cứ trên tâm lý của người dân, học sinh muốn vào đại học để thực hiện hoài bão, mơ ước muốn trở thành một người thầy giáo, kỹ sư, chuyên viên nông nghiệp, công nghệ thông tin thì làm thế nào?

Theo tôi, dứt khoát phải bỏ 3 chung và kỳ thi THPT quốc gia. Thay vào đó là mình xét xem từ năm lớp 1 đến lớp 12 thí sinh không có môn nào rớt thì cho học sinh giấy chứng nhận đã học xong cấp 3.
Học sinh dùng cái đó để đăng ký thi tại một trung tâm khảo thí hợp pháp, được công nhận. Sau đó học sinh sẽ mang kết quả đó đi nộp vào các trường với chuyên ngành mà em yêu thích. Điều này hay hơn cách thi và cho các em nhiều ngành trong một trường như hiện nay.
GS Võ Tòng Xuân

-----------------------------------

Bộ trưởng GD nhận trách nhiệm về vướng mắc xét tuyển ĐH

 Xem tại đây

---------------------------------------------------

Bạn xem bức ảnh kèm theo, trích mấy câu phát biểu của một cháu bé tên Vũ Thạch Tường Minh, học sinh lớp 8 về giáo dục, tôi tin vào cu cậu này bởi khả năng diễn đạt và tiêu chí diễn đạt của mình, người lớn, đặc biệt những người lớn có trọng trách với ngành giáo dục nghe cậu bé nói mà không thấy xấu hổ thì hết thuốc chữa. Bí chữa.
Lời cháu bé dù chua xót, cay nghiệt nhưng đó là lời nói tự suy nghĩ của cháu, lời nói thật, hơn nhiều câu nói của ông Luận Bộ trưởng, hoặc là ông bí, hoặc là ông không biết cách nhìn nhận vấn đề.