Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

CHUYỆN VUI : Cháu nội cụ Tú Riềng thông minh quá !

Cháu "Bống" Bảo Anh sinh 6/11/2012 trong vòng tay yêu thương của ông bà Nội.
Điều này với cụ Tú Riềng còn đặc biệt hơn, bởi như cụ Tú cho biết, cháu gái chưa đầy tuổi tôi rất ngoan ngoãn, xinh đẹp và thông minh. Cụ dẫn chứng ; bây giờ có ai hỏi cháu : " Đau đầu vì tiền thì thế nào ?" , lập tức cháu đập đập tay lên đầu thay cho câu trả lời ! Cụ Tú Riềng bình luận : Câu hỏi đơn giản nhưng khối cụ QL rất khó trả lời !

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

NÓI PHẢI CỦ CẢI CŨNG NGHE !

Phong tướng?

Dân Choa
Mấy ngày trước có đọc được thông tin từ VNTTX. Trong buổi tiếp xúc với cử tri ở Vĩnh Bảo / Hải Phòng, dân có thắc mắc tại sao Việt Nam lại liên tục phong tướng nhiều vậy. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trả lời về vấn đề này:

„ Chúng ta đang trong quá trình hội nhập và hiện đại hóa quân đội, trong các buổi đàm phán, giao tiếp… các nước thường cử các vị tướng ra tiếp, nên mình cũng phải có người đồng cấp để tiếp lại họ. Như khi mình đóng tàu ngầm hiện đại đầu tiên mang tên Hà Nội, nếu người chỉ huy chỉ mang cấp tá thì không xứng với vị thế và lòng tự hào dân tộc.

Việc phong nhiều vị tướng trong thời gian gần đây cũng là đáp ứng nhu cầu xây dựng lực lượng quân đội, công an được chính quy, hiện đại. Giai đoạn mới trong thế kỷ mới nên cũng cần nhiều cấp hàm tướng cho tương xứng, không nên so sánh với giai đoạn ngày xưa.“

Câu trả lời của Thủ tướng làm mình suy nghĩ mãi.

Vị thế của đất nước là do thành quả phát triển thực về tổng lực, có tầm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng quốc tế và được quốc tế công nhận.

Nếu một đất nước có nền kinh tế yếu kém, phụ thuộc vào dòng tiền FDI hay nguồn tài trợ ODA thì khó có thể gây được tầm ảnh hưởng lớn.

Muốn nuôi quân hùng tướng mạnh phải có thực lực dồi dào. Nền kinh tế mạnh và vững chắc. Nếu chỉ phong nhiều danh tướng để làm vị thế ngoại giao thì đấy chỉ là hão danh không có thực.
Thời chiến tranh thì tất cả dồn cho quân đội, số lượng quân đông hơn bây giờ, vật lực cũng nhiều thế nhưng số lượng tướng chẳng bao lăm. Nay thời hòa bình, số quân ít đi là điều tất nhiên nhưng số lượng tướng lĩnh tăng vùn vụt. Vậy tăng số lượng tướng để lấy danh và hưởng lương chứ đâu phải do tài năng chiến trường.

Trong các phương tiện chiến tranh hiện đại của Việt Nam thì hai chiếc tàu hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có thể là bậc nhất ở biển hiện nay. Hai tàu mày thuộc lớp Gerpard hỗ vệ. So với thế giới thì còn nhỏ bé chưa ăn thua gì cả. Tổng quân số trên mỗi tàu chỉ 98 người.
Còn tàu ngầm Kilo tới đây cũng chỉ có đội hình 53 người.

Chợt nhớ tới con tàu của Mỹ đến Đà Nẵng mấy năm trước. Đây là tàu hạm USS Lassan, nó lớn hơn tàu Gerpard, có đội hình gồm 350 người. Tầm lớn như thế nhưng chỉ huy chỉ là anh thuyền trưởng gốc Việt Lê Mạnh Hùng mang lon trung tá. Tàu hạm USS Lassan tham gia nhiều chiến dịch trên biển ở nhiều nơi và đã giao lưu với vô số bến cảng quốc tế. Ở đâu đoàn do trung tá Lê Mạnh Hùng cũng được chào đón thân thiện, thậm chí ngay ở cả Đà Nẵng. Như vậy uy danh của một con tàu, uy danh của một đất nước đâu phải do cấp bậc của một cá nhân chỉ huy.

Từ câu chuyện trong quân đội thì suy rộng ra, đất nước ta có quá nhiều giáo sư và tiến sĩ. So với các nước khác trong khu vực hay thế giới thì thuộc loại rất cao. Thế nhưng thực chất chả có gì cả. Việt Nam vẫn là nước yếu kém về khoa học kĩ thuật và lạc hậu về giáo dục.

Người phương Tây vẫn có câu: „ Cái áo không làm nên thầy tu“
--------------------------------------
Nguồn : Dân Choa

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

ĐÚNG 5 NĂM VỀ TRƯỚC BẠN VĂN THUẬN ĐI XA ...

 
Ảnh Tư liệu :Từ trái sang: Văn Thuận ( GĐ Cty Kiểm Kiện Cảng SG). 
Đỗ Đồng, thày giáo HS Lê Nguyên Lợi, Trọng Phú.

 Trang Blog Yahoo lusonquelam 26.10.2008 thông báo tin bạn Văn Thuận từ trần
Cách đây đúng 5 năm, vào ngày 26/10/2008, trên Blog lusonquelam có đăng tải "Bản tin số 1" về việc bạn Nguyễn văn Thuận đã không qua khỏi căn bệnh ung thư hiểm nghèo sau 15 ngày nằm điều trị tại BV Chợ Rẫy ( SG). Nội dung như sau :
8h sáng nay, cháu Thanh , con trai của bạn Văn Thuận ( lúc này Thuận đã được BV cho về nhà), gọi điện tới BĐH cho biết : khoảng 6h00 cháu nghe ba Thuận kêu rên mấy tiếng " Ba đau quá! Ba đau quá !". Ngay sau đó 2 mẹ con cháu ( cùng 1 Bác sĩ) đã đưa Thuận từ nhà lên BV Chợ Rẫy bằng xe cấp cứu. Đến trước cổng BV thì cháu Thanh thấy Ba Thuận đã vô cùng nguy kịch . Mọi người vội vã đưa Thuận vào phòng cấp cứu. Các thày thuốc dùng nhiều phương pháp hô hấp, truyền máu v.v... nhưng đều vô hiệu :
Vậy là bạn Nguyễn văn Thuận - người bạn học thân thương của chúng ta từ thủa Lusơn-Quế Lâm dục tài học hiệu đã trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay của vơ và con trai hồi 6h20 phút hôm nay 26/10/2008, tại BV Chợ Rẫy Tp HCM !

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

BẠN VÕ HỒNG ANH NÓI VỀ BA MÌNH - ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

GS.TS Võ Hồng Anh và cha .
Entry này khai thác từ Blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, ông có lời mở đầu như sau : 
Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Võ Hồng Anh (1941-2009) là con gái duy nhất của liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái (em gái liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Khai) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, bà rất ít trò chuyện với ba, nhưng rất hiểu những suy nghĩ sâu kín của ba. Bà cũng cho biết sau cái chết đột ngột bất ngờ của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ba của bà bị sốc và ngã bệnh ngay sau lễ tang, buộc Trung ương phải đưa ông sang Hungary chữa bệnh, và bà đã phải “xếp bút nghiên” theo chăm ông suốt 3 tháng liền. Bà cũng đã từng thấy ông và tướng Lê Trọng Tấn đã khóc khi nói chuyện với nhau tại tư dinh…
Nhà văn Nguyễn Hồng Thái khi cho đăng bài viết dưới đây đã tâm sự: “Những cuộc gặp, trò chuyện của GS-TSKH Võ Hồng Anh với chúng tôi được thực hiện nhiều lần vào những năm 2007-2009. Bài báo nhỏ này đã được chị Võ Hồng Anh đọc bản thảo rất kỹ, rất tiếc là đang góp ý thì chị bất ngờ ra đi vào ngày 18/7/2009. Trong những ngày cả nước đau buồn vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi xin được công bố bài viết này như một nén tâm hương tưởng nhớ Đại tướng và người con gái của ông, Võ Hồng Anh”.

CHA – CON VÀ NHỮNG THÔNG ĐIỆP KHÔNG LỜI
NGUYỄN HỒNG THÁI

Là người con duy nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái, trở thành một nhà khoa học, trải buồn vui hơn 6 thập kỷ bên cạnh người cha – vị tướng huyền thoại, không thể nói Võ Hồng Anh đã không từng chia sẻ với ba mình ở những thời điểm khó khăn nhất của ông, nhưng để chị nói một điều gì đấy cụ thể lại là điều không dễ dàng.
Có lẽ mọi chuyện bắt đầu từ những ngày thơ ấu tự nhiên như dòng chảy của con sông Kiến Giang, Quảng Bình hình thành nên thông điệp không lời giữa Võ Hồng Anh và người cha Võ Nguyên Giáp. Mẹ hy sinh trong nhà giam Hỏa Lò năm 1944 lúc con gái mới 3 tuổi, cha lại đang ở Trung Quốc tìm gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, mãi tới sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Hồng Anh mới biết mặt cha mình. Vậy mà cả hai lần gặp hiếm hoi đó, Võ Hồng Anh đều không nói một lời nào, dẫu trong suốt thời gian xa cách ấy, chị đã luôn nghĩ về ba với niềm tự hào trong trẻo nhất, lòng tin yêu máu thịt nhất. Chị kể: “Năm 1946, khi tôi được gặp ba lần đầu, trong dịp ba ghé thăm ông bà nội và tôi ở Đồng Hới (Quảng Bình) trên đường đi kinh lí Nam Bộ – thì tôi lại ngậm thinh, nhất định không nói một lời nào, kể cả khi Ba bế tôi ra chỗ vắng, chỉ với một câu hỏi: Có nhớ, có thương ba không?”… Và lần thứ 2 năm 1951, sau chiến thắng của ta ở Non Nước (Ninh Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đạp xe thẳng từ đấy về Thanh Chương, Nghệ An thăm hai bà cháu. Lúc đó ba có hỏi gì, chị cũng lặng thinh. Kể cả lúc ông đèo con gái bằng xe đạp lên Chợ Rạng, Đô Lương thăm cậu ruột của chị, dọc đường ông lại hỏi: “Con có nhớ ba không?”, chị cũng im lặng trong tiếng xích xe đạp lạo xạo đường quê… Có lẽ do sớm mồ côi mẹ, lại phải xa cha, một tuổi thơ gian khó cùng bà nội, bà ngoại chạy giặc, tản cư từ vùng đất nghèo này sang vùng đất nghèo khác của miền Trung đã ngấm dần hình thành ở chị cá tính gan lì, bướng bỉnh, đầy ắp tình cảm đấy mà thật khó bộc lộ. Cũng có thể như chị tự cắt nghĩa, đó còn là dòng chảy tự nhiên của huyết thống và truyền thống của hai gia đình nội ngoại… chảy trực hệ vào tiềm thức của chị. Ba chị rất hiểu tính khí đặc biệt của con gái, nên giữa hai cha con cứ vô hình hình thành nên sự hiểu nhau không cần lời…
Chị bảo, thực ra giữa hai cha con cũng rất ít lời, ít trao đổi, nhưng không phải vì thế mà chị không biết những khó khăn, thuận lợi của cha mình ở cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và trọng trách lớn trong Quân đội… Bởi người như ba chị ở thế hệ của những người “lập quốc” đã từng gặp phải muôn vàn khó khăn, hy sinh gian khổ; nhưng lại may mắn vô cùng là được sự lãnh đạo, dìu dắt của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Chị hiểu, cũng như  các bác lãnh đạo khác của Đảng, Nhà nước, ba chị đã vượt qua được biết bao hoàn cảnh, tình thế ngặt nghèo trong cuộc đời hoạt động cách mạng, ấy là nhờ luôn khắc ghi vào tim lời Bác Hồ dạy ba chị ở Pắc Bó vẻn vẹn có 4 chữ “Dĩ công vi thượng”. Nghĩa là làm việc gì mà đặt việc công lên trên hết thì sẽ thành công, sẽ vượt qua mọi thử thách, sẽ giữ tấm lòng son trong sáng…
Là con gái của vị tướng lừng danh, từng cùng bà nội đi bộ từ Thanh Chương, Nghệ An ra chiến khu Việt Bắc những năm cuối kháng chiến chống Pháp, hơn 10 tuổi đã nghe lời cha đọc thuộc lòng tập sách “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” của bác Trường Chinh (sau này học lớp 4 ở Quế Lâm, Trung Quốc, chị đã làm một bài luận về tác phẩm này đạt điểm 10), cũng từng nghe lời cha đi đôi ủng cao ngập chân cùng các chú bộ đội trồng rau, tăng gia sản xuất…, rồi tự mình phấn đấu không mệt mỏi trở thành một nhà khoa học nữ tài năng, đầy cá tính. Với sự hiểu biết, nhạy cảm và tinh tế như thế, làm sao chị lại có thể không hiểu lúc nào thì cha mình gặp khó khăn, lúc nào thì người cha cần chị ở bên. Ví như trận ốm mà ba chị mắc phải cuối năm 1967 sau sự ra đi đột ngột của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Hà Nội, chị cũng có thể giải thích được căn nguyên dẫu không phải là bác sĩ. Chị hiểu ba mình tiếc từng giọt máu của người binh nhất, binh nhì, huống chi phải tận mắt chứng kiến trận đau tim đột ngột dẫn đến cái chết thảng thốt của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, người ngày mai sẽ vào chỉ đạo chiến trường. Chị tâm sự với tôi, buổi chiều hai vị tướng còn bách bộ bên nhau trong khuôn viên tư dinh Tổng Tư lệnh bàn việc hệ trọng, vậy mà tối đó, tướng Nguyễn Chí Thanh đột ngột ra đi mang theo cả mật lệnh, cả những kế hoạch, cả những tư duy chiến lược. Ở giờ phút lâm chung ấy của người đồng chí thân thiết, vị Tổng Tư lệnh Quân đội phải tận mắt chứng kiến cảnh Giáo sư Tôn Thất Tùng trực tiếp cứu quả tim của vị tướng, nhưng tất cả đều đã quá muộn. Trái tim anh Văn nhói đau, ông bị chứng bệnh thần kinh thực vật liền ngay sau lễ tang, buộc Trung ương phải đưa ông sang Hungary chữa bệnh. Ba chị cùng phu nhân Đặng Bích Hà ghé qua Trường Đại học tổng hợp Lômônôxốp (Liên Xô) yêu cầu chị “xếp bút nghiên” luận án Phó Tiến sĩ Vật lý để đi cùng. Suốt ba tháng bên cạnh cha, Võ Hồng Anh đã hết lòng chăm sóc, mong ông quên đi mọi chuyện, dẫu chị biết Tết Mậu Thân ở nhà, miền Nam đang chiến đấu, hi sinh. Chị bảo hồi đó các bác sĩ Hungary tuyệt vời, đã vận dụng nhuần nhuyễn liệu pháp chữa bệnh Đông – Tây với một chế độ chăm sóc đặc biệt, cả thiên nhiên thơ mộng, cả phim ảnh hài hước, mong sao vị tướng sớm hồi phục. Ốm đau là nỗi cô đơn lớn nhất của đời người, dẫu đó là ai đi nữa. Lúc này, ở phương trời xa, Đại tướng chỉ có vợ và con gái, người mẫn cảm như chị biết phải làm gì. Có lúc chị chỉ cần đem tấm vải ông tặng may bộ áo dài thật đẹp, rồi một sáng chớm thu mặc bộ áo dài đó đến khoe với ông, ông nhìn con gái mà cười, tình phụ tử rạng lên trong ánh mắt… Và nhờ thế, nhờ tất cả, Đại tướng đã khỏi bệnh trở về tiếp tục cống hiến cho Đảng, cho sự nghiệp giải phóng miền Nam…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà Đặng Bích Hà và GS-TSKH Võ Hồng Anh. Ảnh: Minh Trí.

Đang mạch chuyện, chị bảo, ngay cả sau này, trước sự ra đi đột ngột của Đại tướng Hoàng Văn Thái và Đại tướng Lê Trọng Tấn vào năm 1986, có thể nói sức khỏe của ba chị giảm sút đi trông thấy. Chị bảo tướng Lê Trọng Tấn là một người “tâm đầu ý hợp” với ba chị, từ chiến trường chống Pháp đến chống Mỹ, mọi ý đồ chiến lược, mọi mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh đều được ông thực hiện hoàn hảo và sáng tạo nhất trên chiến trường. Vì thế mà chẳng có gì đáng ngạc nhiên, nhiều lần ở tư dinh ba chị, chị thấy trong nhiều cuộc tâm sự với nhau, cả hai vị tướng đều khóc, mắt đỏ hoe, có lẽ họ đang nhớ về những người lính nước Việt. Nay người đi, người ở… Hiểu lòng cha, hiểu phong thái ứng xử của cha, chị và các em cùng cả nhà chăm chút đời sống tinh thần cho cụ giống như nhiều gia đình thuần Việt khác. Ví như vào giờ ăn cơm, cả nhà nói nhỏ đi một chút để ba chị nghe tin thời sự đang phát trên truyền hình, ví như rất nên là không ai được nhắc tới những kỷ niệm nhạy cảm khiến ông phải suy nghĩ căng thẳng… Tất nhiên, chị cũng hiểu rằng, ba chị như một vị thuyền trưởng đã ra đến đại dương, buộc phải đối mặt với sóng to gió lớn, tự người chỉ huy can trường ấy biết và đủ sức chèo chống con thuyền vượt qua bão giông. Nhưng phận làm con, chị và các em có cách riêng để góp một chút gió lành thổi mát người cha. Chị bảo: “Tôi nghĩ bắt nguồn từ truyền thống và huyết thống làm nảy sinh trong tôi những nhạy cảm khi phải ứng xử với các sự kiện liên quan đến ba mẹ tôi, phải ứng xử đúng với tầm, với nhân cách của ba mẹ mình”. Chị kể, năm 1982, lúc đang làm luận án Tiến sĩ khoa học ở Viện Đupna, Liên Xô, chị được tin ba mình thôi Ủy viên Bộ Chính trị. Chị hiểu đấy là sự phân công của Đảng và thừa biết ba chị luôn luôn là người tôn trọng tuyệt đối mọi sự phân công ấy, đối với ông, nguyên tắc cao nhất là “Dĩ công vi thượng” như Bác Hồ từng dạy. Thế nhưng dư luận lúc nào cũng phức tạp, có người bạn nước ngoài còn viết thư chia sẻ vì lo chị có thể buồn. Chị cười, viết thư phúc đáp khiến người bạn ấy phải thốt lên: “Xin lỗi vì đã hiểu sai Hồng Anh”. Chị cũng viết thư gửi về cho ba, khuyên ba giữ gìn sức khỏe, không một từ nào động đến công việc của ba sắp đảm nhiệm. Ai có thể hiểu khác đi, nhưng ba con chị chỉ có một cách hiểu. Ba chị viết thư gửi sang Liên Xô, chỉ thăm hỏi con gái với tình cảm thương yêu, cũng không nói một chuyện gì khác, trong thư có ảnh của ông bà mới chụp với con trai chị còn rất bé. Có vẻ như những thông điệp không lời ấy trong bức thư ngoài sự ứng xử tình cha con, còn là chuyện đối nhân xử thế của những bậc trí thức nữa thì phải.
Có thể lúc đầu chị theo học đại học Vật lý hạt nhân nguyên tử là do yêu cầu của ba, nhưng về sau chị càng ý thức được rằng, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp, thành công trong khoa học, rèn luyện nhân cách của chị cũng là một cách để giúp ba. Nay thì ba chị đã bước qua tuổi 96 rồi, còn một điều nữa chị muốn làm giúp ba quá nhưng hình như có lúc “lực bất tòng tâm”. Đó là chuyện về người mẹ. Mẹ chị hi sinh lúc còn quá trẻ, có nhiều bài báo đã viết về bà, nhưng đó chưa phải là hiểu biết hoàn hảo về bà. Có mấy lần, ba giục chị hãy viết về mẹ, một người mẹ cách mạng có tác động mãnh liệt đến con đường của người cha thuở cách mạng còn trứng nước, một người mẹ giàu lòng yêu nước, 16 tuổi đã dấn thân theo chị gái Nguyễn Thị Minh Khai đi hoạt động cách mạng, chấp nhận xa chồng, xa con, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Đảng vì tin vào ngày mai như bức thư bà nhắn cho con gái năm 1944: “Hồng Anh phải không biết khổ, nhưng phải biết thương người nghèo khổ”. Tôi tin, GS. TSKH Võ Hồng Anh sẽ sớm hoàn thành những trang viết về mẹ mình, bởi điều thiêng liêng ấy sẽ thêm một lần toại nguyện ước muốn của người cha…
Vậy mà, tháng 7/2009, chị Võ Hồng Anh đã về cõi vĩnh hằng. Chị chưa kịp làm những công việc như dự định để toại nguyện niềm mong ước của người cha. Hôm nay, đến lượt cha chị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại trở về đất mẹ. Trong nỗi buồn vô hạn này, tôi cứ chợt nghĩ để tin rằng, nếu quả thật có một đời sống tâm linh, giờ này ở thế giới bên kia, chị Võ Hồng Anh và mẹ đang mừng mừng tủi tủi được đoàn tụ cùng người Cha, người chồng muôn quý ngàn yêu của mình…
NHT

Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Võ Hồng Anh làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học suốt 40 năm, bà đã được thỉnh giảng, trao đổi nghiên cứu, dự hội nghị khoa học ở: Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, các nước Đông Âu, Ý, Ấn Độ, Thái Lan, Malaisia… Bà cũng đã cho xuất bản trên 50 công trình khoa học được công bố, phần lớn ở nước ngoài, trong số đó có cuốn sách về Lý thuyết tương tác của bức xạ cường độ mạnh lên chất rắn – xuất bản ở Nga.

Bà cũng đã từng được khen thưởng toàn Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Đupna khóa 1979-1983.
Năm 1988, bà là người phụ nữ đầu tiên của ngành Vật lý được tặng Giải thưởng Khoa học Quốc tế Kovalevskaia - giải thưởng cao nhất của Việt Nam về khoa học kỹ thuật dành cho các nhà khoa học nữ.

Ngoài ra, bà còn được trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ và Huy chương Vì sự nghiệp Khuyến học cho những đóng góp của mình trong việc nghiên cứu khoa học và công tác khuyến học.
Đời tư: Bà lập gia đình với Tiến sĩ Vật lý lý thuyết Phan Trúc Long, con trai đầu của Luật sư Phan Anh. Ông Long mất cuối thập niên 1990 tại Moskva do tai nạn giao thông.
Ông bà có với nhau một người con trai duy nhất là Phan Hồng Việt, một vũ sư dancesport nổi tiếng. Ông Việt lập gia đình với bà Hoàng Thu Trang – cũng là một vũ sư môn khiêu vũ thể thao (dancesport) hàng đầu Việt Nam. Hai người là cặp đôi từng đoạt chức Vô địch quốc gia dancesport Việt Nam năm 2007, từng tham dự giải WDSF Standard Open 2011 với thứ hạng chung cuộc 13/22.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

CHÚNG TA CÙNG VẠCH MẶT TÊN HOÀNG QUANG THUẬN HỖN LÁO VỚI ĐẠI TƯỚNG .

Người viết: Quang Trung Vũ (Calathau)
Cách đây 3 ngày (18/10) trên Blog Calathau (TẠI ĐÂY) tôi có viết bài vạch trần tên Hoàng Quang Thuận lợi dụng một cách hỗn láo hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Lễ tang của Người để đánh bóng thương hiệu mạt hạng của hắn, đồng thời bôi nhọ uy danh Đại tướng -Anh hùng dân tộc- Vị Thánh vừa được nhân dân tôn vinh, thế giới ca ngợi .Trong bài viết nhan đề " Âm binh bên huyệt mộ Đại tướng" ( Mượn câu nói của nhà thơ quê Quảng Bình Ngô Minh chỉ đích danh Hoàng Quang Thuận ), tôi có sưu tầm một số bức ảnh trên chính trang Web http://hoangquangthuan.info/ . Hai bức ảnh gây phản cảm, khiến tất cả chúng ta bức xúc nhất, là ảnh Thuận bố trí ngồi cạnh Đại tướng trong 2 tư thế không thể chấp nhận . Tôi có kêu gọi các bạn cựu Học sinh Trường TNVN(1953-1957), hãy tìm cách liên lạc với gia đình Đại tướng để thông tin gấp hiện tượng này, hầu ngăn chặn tên Thuận tiếp tục hành động bậy bạ. Bạn Nguyệt Ánh là người đầu tiên gửi Email cho chị Hoàng Kim Quý . Nội dung :
Vào ngày 8:11 Chủ Nhật, 20 tháng 10 2013, Dang Nguyet <dangnguyetanh@yahoo.com> đã viết :
" Quý ơi sáng nay đọc bài này trên Blog bạn chị. Tức quá, nhất định phải gỡ xuống và con cái phải có ý kiến vời thằngThuận này để nó không tiếp tục làm điều bậy bạ với đại tướng. Bây giờ cô Hà vào BV nên Dì Toản chị ngày nào cũng vào với cô. Chị đã nhờ Dì báo với cô về việc này, nưng sợ cô không biết làm sao. Chị nhờ em báo với Hữu Thành em nhé !"

Lập tức chị Quý đã chuyển thư Nguyệt Ánh cho anh Nguyễn Hữu Thành . Ngày hôm sau (21/10) anh Thành gửi hồi âm đến chị Quý, và Cc tới " những người trong gia đình ĐT" , nội dung như sau : 
Từ: Nguyễn Hữu Thành <huuthanh.ng@gmail.com>
Ngày: 10:11 Ngày 21 tháng 10 năm 2013
Chủ đề: Re: Chuyển thư chị Ánh
Đến: Hoang Kim quy <kimquy52hnp@yahoo.com>, dangnguyetanh@yahoo.com
Cc: Hạnh Phúc <vohanhphuc@gmail.com>, "Nguyễn, Hòa Bình Võ" <vohoabinh@gmail.com>


Cám ơn chị Ánh và Kim Quý đã cung cấp thông tin.
Tay Hoàng Quang Thuận này người QB, được đưa đến gặp ĐT một số lần và bây giờ lợi dụng những cuộc gặp ấy để tô vẽ cho mình như thế này. Quá tệ.
Thông tin này được chuyển tiếp tới những người trong gia đình.
Trưa nay 21/10 anh Nguyễn Hữu Thành có gửi Email cho tôi ( Vũ Quang Trung ), nội dung :

Kính gửi anh Quang Trung Vũ,
Xin anh cho biết ảnh chụp HQT với Đại tướng, ngồi trên giường sắt bệnh viện, nguồn ở đâu? Vì tôi không tìm ra trên trang của HQT (hoangquangthuan.info). Có thể ông ta đã xóa đi để phi tang rồi? Anh có ảnh chụp màn hình đăng ảnh ấy ở trang hoangquangthuan.info?
Cám ơn anh đã lưu ý về việc này.
Nguyễn Hữu Thành .

Như vậy là - bằng hành động cụ thể, chúng ta đã phản ứng rất kịp thời .
Xin cảm ơn bạn Nguyệt Ánh, Chị Kim Quý và anh Thành.
Về câu hỏi của anh Thành, tôi đã vào ngay trang Web http://hoangquangthuan.info/ để kiểm tra lại thì quả nhiên trong 2 bức ảnh Thuận chụp với Đại tướng tôi đưa lại trên Blog , bức hắn chụp với Đại tướng ở trong BV, trên chiếc giường sắt đã bị phi tang ! Rất tiếc, tôi chỉ chụp được trang Web có hình  Đại tướng mặc quân phục ngồi ghế mây tiếp hắn ngồi salon bên cạnh ! (Vì tránh xúc phạm Đại tướng nên ảnh này tôi đã gỡ xuống trong trang Blog này). Cũng đề nghị mọi người vào http://hoangquangthuan.info/ kiểm tra tiếp.
Ảnh phản cảm của HQT đã gỡ khỏi tại đây
Cũng cần nói thêm, khi vào trang Web của tên Thuận chúng ta sẽ còn thấy 1 số bức hình Thuận chụp chung ( 2 người) với vài vị chức sắc từ to nhất như nguyên Ct nước Lê Đức Anh, Nguyễn Minh Triết, dưới nữa có nguyên PCT Quốc hội Trương Quang Được, dưới nữa có trung tướng, PTCT, TBT báo CAND, nhà văn nhà báo ...Hữu Ước, rồi Chủ tịch liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật, TTK Hội Nhà văn VN- Nhà thơ Hữu Thỉnh (người nhiệt tình bốc thơm thơ nhập đồng của Thuận); Nguyên TBT báo Tiến Phong, nhiều năm làm trưởng ban Giám khảo thi Hoa hậu VN đầy tai tiếng - nhà thơ Dương Xuân Nam ,( cũng là người duy nhất chứng kiến "nhà thơ nhập đồng" HQT 4 tiếng trong đêm đẻ ra 121 bài thơ "Thiền" về danh thắng Yên Tử.( Nhưng bị coi là đạo văn vì giống lời văn của 1 tác giả cũng viết về đề tài Yên Tử)
Cũng vào trang Web bịp bợm này của Thuận các cụ sẽ còn thấy hắn khoe khoang rất lố bịch về vụ hắn đượ/bị lừa trao giải thưởng Thế giới nọ kia về tập Thi vân Yên Tử.

( Khỏi cần chú thích ảnh )

BLL PHÍA NAM MỜI DỰ HỌP MẶT CỰU GV, HS KHU HOC XÁ TRUNG ƯƠNG

Nội dung thư nời và chi tiết Chương trình
Thư Mời
Ban liên lạc các cựu cán bộ, giáo viên học sinh Khu học xá Trung ương  (Nam Ninh) tổ chức họp mặt kỷ niệm 62 năm KHXTW
vào Chủ nhật 10.11.2013  từ 8g30 - 11g30
 tại Nhà hữu nghị 31. Lê Duẩn Q1,HCMC
Mời anh chị em cựu học sinh Trường Thiếu Nhi Việt Nam từng học tập tại KHXTW dành thời gian đến dự,
Ban Tổ chức đã mời Nhạc sĩ  Phạm Tuyên từ Hà Nội vào tham dự với anh chị em chúng ta.
                                                                
                                                                                         TM BTC : Trần Kháng Chiến


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU HỌP MẶT KHXTW

 Hà Nội 2003
(Hình ảnh do Nguyên Hân cung cấp)
 Màn đồng ca mở đầu hoành tráng như chuyên nghiệp dưới sự chỉ huy 
của nhạc trưởng : TS Khảo cổ học Lân Cường .


Tp. HCM 2006
( Tổ chức tại Dinh Thống nhất)
 Chị Đoàn Mộng Thu  (LS, cựu HS KHX, đã mất )

Sau họp mặt chụp ảnh lưu niệm. 
( 3 người trong ảnh đã qua đời )

Tp. HCM 2011
( Tổ chức tại Nhà Hữu Nghị Tp)
 Tổ chức rất chu đáo, hoành tráng

 Tranh thủ lên sân khấu chụp ảnh lưu niệm
Các tiết mục văn nghệ đậm nét dân tộc Việt-Trung

Tiệc buffet đãi khách miễn phí !

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

NGÀY PHỤ NỮ VN ( 20/10 )


TỚI THĂM NỮ HIẾU & THANH MAI

BĐH- Trong 2 ngày qua, sau khi đưa tin bạn Nữ Hiếu phải nhập Viện cấp cứu, nhiều cụ đã vào Blog hỏi thăm, chia sẻ . Rất may, tình trạng "nghẽn mạch" không trầm trọng, hơn nữa bệnh tình lại rơi đúng vào vị nữ GS.BS, Thày thuốc nhân dân giầu kinh nghiệm có cả một hậu phương vững vàng với 2 GS.BS hàng đầu về Tim mạch của VN , nên chỉ 2 ngày nằm Viện bạn Nữ Hiếu của chúng ta đã có thể về nhà để liên tục tiếp các nhóm bạn bè Culờ tới thăm. Tin lời gửi về BĐH qua điện thoại thì nhiều, nhưng trực tiếp đưa cả hình và lời bình thì cụ Khoa Phi là người đầu tiên. Xin cảm ơn cụ Khoa Phi và chúc Nữ Hiếu mau bình phục hoàn toàn .
HN- 123h48 Khoa Phi gửi Calathau Quang Trung Vũ : " Hà Nội chuyển sang thu. Thời tiết chuyển lạnh, mát mẻ. Sức khoẻ N.Hiếu đã ổn. Kiểm tra trước khi ra viện, viên máu đông bé tí đã tan biến. Giọng nói đã tròn vành sắc nét bình thường như chưa bao giờ mắc phải gian nguy! Ở HIỀN GẶP LÀNH! "
( Cụ Tú Riềng vừa từ Tp.HCM ra HN bằng tầu hỏa hồi 8g sáng nay, đã kịp có mặt tham gia đoàn tới 
nhà thăm Nữ Hiếu )

-----------------------------------------------


Ngay sau khi thăm cụ bà Nữ Hiếu, 4 cụ ông Khoa Phi, Thiếu Hiệu, Xuân Hoài và Tú Riềng ( từ Tp.HCM mới ra sáng nay) liền tới thăm cụ bà Thanh Mai . Không hiểu lấy cảm hứng từ đâu, tin này được Khoa Phi diễn tả bằng ngôn từ rất chi là ...nhậỵ cảm !
Cụ Khoa Phi cho biết : Thực hiện lộ trình bọn mình ghé thăm THANH MAI ở 19 Hàng Vôi. T.M cà nhắc ra tận cửa đón bọn mình. Béo trắng như Tây, không gầy như ta, lại còn xinh đẹp nữa! Theo yêu cầu của khán giả và được sự đồng ý của T.M phu quân, lại được sự hỗ trợ tích cực của T.Hiệu, T.Mai đã vén quần lên đến tận ...đầu gối chân phải...( Để khoe):Vết mổ đẹp cực kỳ, mờ mờ vàng như sợi tơ hồng chạy trên nền trắng, bên cạnh có 2 nốt đen như đôi mắt thiếu nữ, đó là vết tích còn lại của mổ nội soi. Chỉ luyện tập một thời gian nữa T.M có thể đi lại bình thường, bước van- xơ lại ngon như xưa !

Một lần nữa BĐH hoam nghênh cụ Đặc phái viên Khoa Phi đã nhiệt tình đưa tin nhanh nhậy và hấp đễn

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

THÔNG TIN SỨC KHỎE BẠN BÈ : TIN VUI .

Bang phó Nữ Hiếu vừa qua khỏi cơn tai biến nhẹ.

 Đại tá GS.BS. Thày thuốc Nhân dân Nguyễn Kim Nữ Hiếu
( Cựu HS K5 Trường TNVN LSQL 1953-1957)

BĐH- Bang trưởng Lệ Thủy vừa gọi điện, cho biết : Cách đây mấy ngày, bạn Nữ Hiếu bị tai biến nhẹ đã kịp thời được đưa tới BV cấp cứu. Đến nay về cơ bản đã vượt qua . Việc điều trị còn tiếp tục, nhưng đây là một tin VUI đối với bạn Nữ Hiếu, với gia đình và với tất cả chúng ta - những bạn K5 luôn yêu mến Bang phó Nữ Hiếu . Xin chúc Nữ Hiếu sớm bình phục hoàn toàn và đừng quên " Mặc áo ấm và quấn khăn đi giầy !"

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

TƯỚNG GIÁP VÀ HẬU DUỆ : CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ

Đằng sau ánh hào quang của chiến trận oai hùng, người ta vẫn gặp một “anh Văn” rất thương vợ, yêu con. Con cháu tướng Giáp đều là những người giỏi giang.


Võ Nguyên Giáp, gia đình
Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh tư liệu)

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

MỘT CON NGƯỜI BẤT TỬ

                                                             Hình chụp lại trên màn ảnh nhỏ

BĐH - Đây là bài viết ghi lại cảm nghĩ của cụ Đặng ( Giang) về Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
. Tác giả gửi từ Tp.Việt Trì (Phú Thọ) và muốn  được đăng trên  Blog lusonquelam ( Blog cá nhân của cụ Giang đang có sự cố). Có điều này, nếu không nói ra chưa chắc đã có người biết , đó là cụ Đăng (Giang) đã kiên trì theo dõi toàn bộ cuộc tường thuật trực tiếp sự kiện này của mấy đài, kỹ nhất là VTV , hơn thế cụ còn dùng máy ghi hình ghi lại đến hàng chục giờ tín hiệu hình ảnh của các đài.phát sóng truyền hình trực tiếp về Lễ tang ! Có lẽ cụ Đặng ( Giang) giữ kỷ lục thế giới Guinness về sự kiện này !

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

BAO NHIÊU % LÀ SỰ THẬT ?

Sóng gió của Đại tướng Võ Nguyên Gíáp

Phạm Quế Dương
 
Chiến dịch Điện biên Phủ, tôi là chính trị viên đại đội pháo (Tô Vĩnh Diện) đã được gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên. Đại tướng rất thân tình với anh em. Chúng tôi kính mến lắm. Khi Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc, tôi làm Tổng Biên tập báo Phòng không, Không quân. Năm 1970 tôi làm phó chính ủy trung đoàn bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), rồi đưa cả đơn vị vào bảo vệ Trường Sơn. Khi Trung Quốc đánh ta, tôi lại được chiến đấu ở biên giới phía Bắc.
Từ ngày lãnh trách nhiệm Tổng Biên tập tạp chí Lịch Sử Quân Sự (1982) tôi nhiều lần được gặp Đại tướng để xin ý kiến. Trong các buổi gặp bao giờ Đại tướng cũng rất thân tình, cung cấp nhiều tư liệu quý giá với những chỉ bảo thật căn kẽ, thấu đáo.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

THỦ ĐÔ HÀ NỘI THAO THỨC CHỜ VÀO VIẾNG ĐỨC THÁNH VÕ !

Đêm nay cả Hà Nội thức cùng Đại tướng !

21g30 , cụ Nguyên Hân gọi điện cho BĐH báo tin các cụ Minh Ngọc, Phạm Kiên, Nguyên Hân đang hòa trong dòng người hầu như vô tận xếp hàng từ phố Hàn Thuyên kiên nhẫn chờ được vào viếng Đại tướng . Cụ Nguyên Hân cho biết, chưa từng bao giờ thấy phố Hàn Thuyên nhà cụ lại đông người mà trật tự đến thế . Hy vọng cả 3 cụ lúc này đây đã được tới gần Đại tướng hơn ...

Còn hồi 23g37 phút cụ Khoa Phi gửi cho chúng tôi tường thuật ngắn sau đây qua iPpad ( Có lẽ cụ thao tác ngay trong lúc xếp hàng hồi chiều nay ),kèm ảnh và Clip như dưới đây :

" Người! Biển người ! Nhưng yên lặng và trật tự. Nhờ các cháu sinh viên tình nguyện mình vào được vườn hoa Paster. Đoàn người rồng rắn đến tận bờ đê bến xe Lương Yên. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ mình mới nhìn thấy được linh cữu ĐAI TƯỚNG phủ Quốc kỳ. Không gian tĩnh lặng, chỉ nghe tiếng thút thít khóc và tiếng bước đi nhẹ nhàng. Thế là thỏa nguyện. Ảnh gửi kèm là đoàn người đang dịch chuyển giữa 2 hàng các cháu sinh viên vào viếng ĐẠI TƯỚNG. Nước uống và bánh mỳ phục vụ miễn phí. Ban tổ chức đã quyết định kéo dài thời gian để nhân dân vào viếng ĐẠI TƯỚNG đến 6 giờ sáng ngày mai. Suốt đêm nay người dân VIỆT NAM vẫn ở bên ĐẠI TƯỚNG  và mãi mãi ở bên ĐẠI TƯỚNG"


Xin chân thành cảm ơn các cụ đã kịp thời gửi thông tin cho chúng tôi. Thực ra trên VTV cũng như trên mạng xã hội nhiều thông tin bằng lời và hình ảnh đã được truyền đến cộng đồng, nhưng quý nhất vẫn là thông tin của chính các cụ Làng ta gửi về. Rất nhiều người ở xa thủ đô không được diễm phúc như các cụ là được vào viếng Đại tướng, được nhìn chân dung Đại tướng - mà nay đã là Đức Thánh Võ của dân tộc,  lần cuối cùng .
Nhờ các cụ đem tâm nguyện của chúng tôi cầu mong linh hồn Đại tướng phù hộ con dân Nước Việt sớm vượt qua khúc quanh để thẳng đường tiến đến đài Hạnh Phúc Trường Tồn  .

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

THƯA ĐẠI TƯỚNG, BẤT LUẬN THỜI TIẾT NÀO, LỄ TANG VẪN TRANG NGHIÊM

 Người viết : Nhà văn Nguyễn Quang Vinh 
(Friday, October 11, 2013)
Gấp rút thi công con đường vào khu Vũng Chùa-Đảo Yến
Theo dự báo, bão Nari với sức gió mạnh cấp 12, 13 giật cấp 15 đang tiến vào biển đông, và rất có thể ngày 13/10 bão sẽ vào khu vực miền Trung, Quảng Bình, hoặc cũng ảnh hưởng rất nặng khu vực này, nếu không có bão lớn thì mưa sẽ lớn.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

VỀ NƠI AN NGHỈ CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG


Con gái Tướng Giáp:
‘Ba tôi chọn Vũng Chùa - Đảo Yến 
từ năm 2006’

TPO -‘Sau nhiều lần về thăm quê, ba tôi đã có ý định chọn vùng Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch làm nơi an nghỉ khi ông qua đời. Và đến năm 2006 thì ông chính thức lựa chọn nơi này’.

‘Quyết định về Vũng Chùa - Đảo Yến có từ năm 2006. Ông có bút tích để lại về việc này’, bà Phúc chia sẻ
Bà Võ Hạnh Phúc (ảnh dưới), con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về quyết định cuối cùng chọn nơi an nghỉ mà sinh thời Tướng Giáp có nguyện vọng.

Theo bà Phúc, Tướng Giáp đã có ý định tìm kiếm một số nơi để ông an nghỉ khi ‘trăm tuổi’. Ban đầu, ông có ý định về căn cứ địa Việt Bắc (ở Thái Nguyên) hoặc ở đâu đó vùng Sơn Tây cho gần Bác Hồ. Tuy nhiên, cuối những năm 1990, sau nhiều lần về thăm quê hương Quảng Bình, ông nghĩ mình sẽ về với quê hương. Khi đó, gia đình cũng đã đi xem xét nhiều nơi trong tỉnh nhưng cuối cùng ông chọn vùng Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch. Ông đã có bút tích từ năm 2006 về việc này.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

MỘT BÀI THƠ CỦA Đ/C TRƯƠNG QUANG ĐƯỢC VIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG

Mới đây đồng chí Trương Quang Được, nguyên UVBCT , Phó CT Quốc hội có gửi cho cụ Trung Hải làng ta ( Tức Phó mõ 3B) bức thư ngắn, kèm theo bài thơ ông viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp . Chúng tôi xin đăng nguyên văn như sau :
"Hải ơi, cả Nước ta và bạn bè Thế giới đang xúc động tưởng nhớ Đại tường Tổng tư lệnh QĐND VN -Võ Nguyên Giáp, mình gửi Hải bài này mang tính Thơ và Đối để cùng chia sẻ tình thương quý trọng sâu sắc của chúng ta đối với Đồng chí Văn.  Nếu có  đưa tin hay viết gì, Hải hãy cho mình biết với nhé !    Thân ái, TQĐ"

Blog lusonquelam hân hạnh được đăng bài thơ của đồng chí Trường Quang Được :


AI DẠY ĐẠI TƯỚNG CHƠI PIANO ?

Vị tướng mê piano và dân ca Việt

Không chỉ là một vị tướng tài, nhà quân sự lỗi lạc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là tay piano khá điêu luyện và đặc biệt mê làn điệu dân ca Việt.

Vị tướng mê piano và dân ca Việt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chăm chú luyện đàn dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh khoảng năm 1964 - Ảnh: Bà Hạnh cung cấp

Chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp học chơi đàn, chúng tôi được nghe kể từ chính người đã dạy ông từ những phím, nốt piano đầu tiên - cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh, vợ nhà văn Đào Vũ. Năm nay bà Hạnh đã 78 tuổi nhưng còn rất minh mẫn, mắt sáng, bàn tay vẫn thoăn thoắt lướt trên phím đàn, hồi tưởng lại lúc còn kèm đàn cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà kể:
“Tôi không chọn cách gọi long trọng là Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà thường gọi anh Văn cho gần gũi, dù anh hơn tôi đến tận hai giáp. Với tôi, anh Văn là người anh đáng kính và cũng là một trong những học trò xuất sắc nhất mà tôi từng hướng dẫn chơi đàn piano.
Vào khoảng đầu thập niên 1960, tôi kèm đàn piano cho tướng Lê Liêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam). Anh Văn chơi thân với anh Liêm, thấy vậy cũng ngỏ ý muốn học.
Chừng đầu 1963, tôi bắt đầu hướng dẫn piano cho anh Văn mỗi tuần 2 buổi. Dù chỉ học để thư giãn cho bớt căng thẳng vì công việc nhưng anh học rất nghiêm túc, chăm chỉ luyện tập. Trong những năm tháng đó, tôi cùng gia đình đi sơ tán ở tận Bắc Giang nhưng vẫn thu xếp về Hà Nội dạy đàn đều đặn cho anh mỗi tuần. Anh Văn thông minh lắm nên tiếp thu kỹ thuật piano nhanh, bận đến mấy anh cũng không bỏ học. Mỗi tháng tôi giao chừng 2 - 3 bài mới nhưng anh Văn đều thuộc hết. Nhiều kỹ thuật khá khó, nhất là đối với người nhiều tuổi mới bắt đầu học lại càng khó hơn nhưng bàn tay anh điêu luyện lạ thường trên phím đàn.
Tôi còn nhớ, anh Văn rất mê dân ca Việt Nam, đặc biệt là dân ca quan họ Bắc Ninh. Sau các bài luyện kỹ thuật, những bài đầu tiên anh yêu cầu dạy là làn điệu: trống cơm, qua cầu gió bay, cò lả hay những bài hát về Tây nguyên, chiến thắng Điện Biên… Hai năm sau, tức là năm 1965, tôi bắt đầu đi du học ở Liên Xô thì anh Văn cũng tạm ngừng học đàn. Lúc này, anh đã thạo rất nhiều bản nhạc trong nước, ngoài nước. Anh Văn đặc biệt mê piano. Tôi còn nhớ như in, trong thời gian du học, có lần nhân chuyến thăm Liên Xô, anh Văn còn tranh thủ nhờ tôi ôn bài. Dịp đó, nhiều bản nhạc dân ca Việt Nam đã vang lên ngay trên đất Liên Xô bên cạnh những bản Elise của Beethoven, Roudo của Mozart… qua những ngón đàn khá ngọt của anh. Đầu những năm 1970, tôi về nước và tiếp tục dạy đàn cho anh Văn. Sau này, khi đã thành thạo, anh rất thích chơi 4 tay (2 người cùng đánh một bản nhạc trên một đàn) với tôi.
Anh là một trong những học trò giỏi nhất tôi từng dạy đàn”./.
________________________________________________________

Nguồn chính : Ở đây

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

MỘT BỨC ẢNH ĐỘC ĐÁO VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG ĐỜI THƯỜNG .

( Ảnh do Nguyên Hân cung cấp)

Tôi (Calathau) mạnh dạn phát biểu  2 suy nghĩ  như sau đây :
    1. Đại tướng "văn võ song toàn" thì đương nhiên cả thế giới đã công nhận, tuy nhiên, có lẽ vẫn chưa đầy đủ. Chẳng hạn ông còn là người ham học hỏi và rất khiêm tốn. Tôi chưa từng có vinh dự được gặp ông nhưng được biết ông đã từng học chơi Piano và chơi khá hay ( Nhìn qua ảnh chụp ). Ông thích chụp ảnh, nghe nói đi công tác hay đi chiến dịch ông thường mang theo máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Tôi cũng có được thấy bức ảnh chụp Tướng Giáp thăm bộ đội phòng không thủ đô tay cầm chiếc máy ảnh đã tháo ra khỏi vỏ máy . Tôi hy vọng gia đình Đại tướng sẽ có dịp công bố các bức ảnh ông tự chụp cho công chúng cùng thưởng thức . Như vậy ít ra Đại tướng yêu thích và hiểu biết 2 bộ môn nghệ thuật là Âm mhạc và Nhiếp ảnh . Vậy ông học lúc nào, và ai đã có vinh hạnh được là người hướng dẫn cho ông phút ban đầu ? Có 1 lần bạn tôi ( và của tất cả chúng ta) đã cho tôi xem bức ảnh này và giải thích rất ngắn ...Tôi cất kỹ bức ảnh quý này và bây giờ xin phép bạn tôi, được trân trọng trưng bày trên "Đình Làng" để góp thêm một dẫn chứng, rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người - nói theo kiểu dân gian : Không giấu dốt và khiêm tốn, ham học hỏi những điều mình chưa biết .
      Ng.Hân phiên dịch cho Đại tướng (Xem comment)
    2. Về người xuất hiện bên cạnh Đại tướng (trong ảnh)- bạn Nguyên Hân cựu HS trường TNVN LS.QL đồng môn với chúng ta. Bạn Nguyên Hân một thời vốn là chuyên gia hiếm hoi về chụp ảnh từ trên không phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế và quốc phòng. Thật vinh dự cho những ai đã được chụp ảnh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Như mới đây, trên Blog của mình, bạn Công Lý kể chuyện được đón tiếp, được chụp ảnh lại còn được trao đổi về thế sự.với Đại tướng khi ông sang Bắc Kinh dự Thế vận hội. Rồi ông còn nhờ một việc rất riêng tư... Bạn Nguyên Hân thì Đại tướng hỏi về máy ảnh. Cũng là một việc rất nhỏ nhặt, riêng tư . Tôi nghĩ, trong người đàn ông có một hình hài hoàn hảo mang tên Võ Nguyên Giáp đã tồn tại hài hòa 2 con người : vị Đại tướng văn võ song toàn Anh hùng dân tộc và một người Việt Nam bình thường. Ông quả là một nhân cách vĩ đại !
      Bây giờ xin mời bạn  Nguyên Hân nói thêm về bức ảnh độc đáo này !

      Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

      KỂ CHUYỆN GẶP ĐẠI TƯỚNG Ở BẮC KINH

        NHỚ LẠI KHOẢNH KHẮC 
      ĐƯỢC GẶP MẶT ĐẠI TƯỚNG TẠI BẮC KINH năm 1990
                                                            
                                                  Hoàng Công Lý
                     ( Nguyên Tham tán Công sứ ĐSQ VN tại Bắc Kinh Trung Quốc )
      Thế là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng tài ba lẫy lừng, tổng tư lệnh tối cao của lực lượng vũ trang- quân đội nhân dân VN đã từ biệt cõi đời để vĩnh viễn đi vào lịch sử, đi vào các trang sách như một huyền thoại, một người con anh hùng vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời một trăm lẻ ba năm của Ông đã ghi lại những dấu ấn hào hùng, những chiến công lẫy lừng trong sự nghiệp đánh thắng 2 đế quốc to là Pháp và Mỹ, giải phóng dân tôc, thống nhất đất nước góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên trái đất này.

      Trong niềm tiếc thương khôn nguôi, tôi bỗng nhớ lại những khoảnh khắc rất đáng khắc ghi trong cuộc đời khi tôi có dịp được gặp gỡ ,nói chuyện với ông, nghe ông căn dặn, đưa Ông đi thăm một vài thắng cảnh của thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) . Vào lúc đó , quan hệ VIỆT - TRUNG còn chưa được bình thường hóa, theo lời mời của phía Trung Quốc, Đại tướng được trung ương Đảng cử làm đại biểu thay mặt lãnh đạo ta sang Bắc Kinh dự đại hội thể thao châu Á do TQ lần đầu tiên đăng cai tổ chức tại Thủ đô Bắc Kinh . Thời gian đó tôi đang là Tham tán Công Sứ, người thư hai sau Đại sứ Đặng Nghiêm Hoành tại Sứ quán VNDCCH ở Băc Kinh. Tháng 8 năm 1990, Đại sứ Hoành cho tôi đọc bức điên mật của Bộ Ngoai giao thông báo và giao nhiệm vụ cho Sứ quán đón tiếp và phục vụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ sang Bắc kinh dự Đai hội thể thao châu Á trong thời gian 5 ngày. Đại sứ Hoành về Nam Ninh rồi xuống Bằng Tường trực tiếp đón Đại tướng tại biên giới, đưa Người lên Nam Ninh rồi đáp máy bay của TQ đến Bắc Kinh. Lúc bấy giờ giao thông đường không và đường xe lửa giữa hai nước vẫn bị gián đoạn .Tôi được Đại sứ giao nhiệm vụ huy động cán bộ nhân viên SQ chuẩn bị chương trình đón Đại tướng vào thăm gặp gỡ cán bộ nhân viên của SQ . Sau hơn 10 năm quan hệ hai nước xấu đi ,đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cấp cao của nhà nước ta đến Bắc Kinh không chính thức , tuy chỉ là tham gia một hoạt động thể thao, nhưng sự kiện này là dấu hiệu đầu tiên của tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước một năm sau đó. Phía TQ sắp xếp cho Đại tướng ở tại nhà khách Chính phủ có tên là Điếu Ngư Đài , nơi dành riêng để đón tiếp nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao các nước tới thăm TQ. Nhưng do chuyến đi không công khai nên đã không có cuộc tiếp xúc cấp cao nào diễn ra, mặc dù vậy Bộ NG TQ vẫn đón tiếp Đai tướng rất trọng thị. Sự kiện này cũng không được đưa tin công khai trên các phương tiện truyền thông hai nước. Ngày Đại tướng đến Bắc Kinh, tôi và 2 cán bộ nữa ra sân bay đón cùng với cán bộ vụ lễ tân của Bộ NG TQ , sau đó Đại sứ và tôi tháp tùng Đại tướng về thẳng khu Điếu Ngư đài.
      Khi Đại sứ Hoành bận việc về SQ, tôi ở lại bên cạnh Đại tướng thêm một lúc để xem xét nơi ăn chốn ở của Đại tướng và chờ xem Ông có dặn dò gì thêm không. Năm đó Đại tướng đã 80 tuổi nhưng Ông còn rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Ông vẫn còn nhớ tôi đã từng phiên dịch cho ông trong một số buổi gặp gỡ của ông với phía TQ khi ông đi thăm chính thức TQ lần cuối năm 1977 trước khi quan hệ hai nước xấu đi. Khi tôi cùng ông đi bộ trên con đường dẫn vào nhà khách ông đã ôn lại vài sự việc trong chuyến thăm TQ năm đó. Trong chuyến thăm ấy phía TQ đón tiếp không chu đáo, lúc đó quan hệ đã có dấu hiệu xấu đi, thời gian chuyến thăm đã được rút ngắn lại. Ông nhắc lại chuyện đó, rồi trầm ngâm nói với tôi : " Ở đời có khi cũng phải biết đội mũ phớt, cháu ạ " Tôi hiểu câu nói đày ẩn ý đó. Trước khi tôi xin phép Đai tướng về SQ, ông vỗ nhẹ vai tôi và nói : " Cháu thu xếp mua giúp Bác mấy mét vải gấm hoa nhé", rồi ông ghé tai tôi nói nhỏ " để làm quà cho Bác gái đấy !", rồi ông cười rất thoải mái. Đến bây gì tôi vẫn không sao quên được nụ cười ấy. Hôm sau Ông vào thăm Sứ quán, chúng tôi đón tiếp Đại tướng rất chân tình, không ồn ào nhưng đậm đà tình nghĩa quê hương. Trong câu chuyện Đại tướng nói nhiều về công việc đối ngoại ,dặn dò cán bộ nhân viên tận trung báo hiếu với tổ quốc, với nhân dân, với gia đình, chú ý giũ gìn bản sắc dân tộc, cẩn trọng trong xử lý quan hệ với TQ , làm tròn nhiệm vụ của người cán bộ đối ngoại mà Đai tướng gọi là " những chiến sỹ trên mặt trận ngoại giao ". Trước khi chia tay, Ông chụp ảnh chung với cán bộ, nhân viên SQ, rồi ông chụp ảnh riêng với một sỗ cán bộ lãnh đạo. Tôi cũng được chụp riêng với ông và cái khoảnh khắc đáng nhớ đó trong cuộc đời tôi đa được tôi giũ gìn cho đến ngày nay.
      Hôm nay nghe tin Ông đã về cõi hư vô ,cuộc đời ông là tấm gương sáng về lòng trung thành với tổ quốc với đồng bào mình, là tấm gương về đạo đức cách mạng cao cả. Ông ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho cả đất nước, cả dân tộc . Những ký ức về khoảnh khắc được gặp ông không bao giờ nhạt phai trong tôi. Xin được thắp một nén hương kính viếng hương hồn ông, mong ông được siêu thoát, bình an thanh thản ở nơi cực lạc, cõi vĩnh hằng.

                                                                  Hà Nội ,ngày 5 thang 10 năm 2013.    Công Lý.
      -------------------------------------------------------
      Nguồn : http://thachquan.blogspot.com/2013/10/thuong-tiec-ai-tuong-vo-nguyen-giap.html

      THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT

      Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP 
      SỐNG MÃI TRONG LÒNG DÂN TỘC


      (Chinhphu.vn) -  Ngày 5/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương đã ra Thông cáo đặc biệt về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.
      Toàn văn Thông cáo như sau:
      Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, vô cùng thương tiếc báo tin:
      Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh: Võ Giáp (bí danh: Văn); sinh ngày 25/8/1911, quê xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.
      Do tuổi cao, sức yếu, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và tập thể các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế trong và ngoài quân đội cùng gia đình hết lòng chăm sóc, đồng chí đã từ trần hồi 18 giờ 09 phút, ngày 4/10/2013 (tức ngày 30 tháng 8 năm Quý Tỵ), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; hưởng thọ 103 tuổi.
      Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục trên 80 năm, đồng chí đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Đại tướng đầu tiên và Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn quân.
      Đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
      Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội ta.
      Để tỏ lòng thương tiếc và biết ơn đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nghi thức Quốc tang.
      BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
      QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
      QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG


      --------------------------------

      NHỮNG AI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC TỔ CHỨC QUỐC TANG KHI QUA ĐỜI ?

       ĐẠI TƯỚNG HUYỀN THOẠI SỐNG MÃI TRONG LÒNG DÂN TỘC

      Nhân việc đau buồn Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, trong lòng dân ai ai cũng hy vọng Nhà nước sẽ tổ chức Quốc tang đặc biệt để nhân dân được bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn và thương tiếc ông vô hạn. Thế nhưng theo NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 62/2001/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC LỄ TANG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊNCHỨC NHÀ NƯỚC KHI TỪ TRẦN do ông Thủ tướng lúc đó là Phan văn Khải ký thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa đủ ...tiêu chuẩn ! Vậy những Quy định của Quy chế này thế nào ? Mở mạng "Thư viên Pháp luật" thấy CHƯƠNG 2 mục " LỄ QUỐC TANG"  ghi rõ :  
      Chương 2:
      LỄ QUỐC TANG
      Điều 3. Các đồng chí đang giữ chức hoặc thôi giữ chức đối với các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức lễ Quốc tang
      1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
      2. Chủ tịch nước;
      3. Thủ tướng Chính phủ;
      4. Chủ tịch Quốc hội.
      Điều 4. Các cơ quan sau đây đứng tên ra thông cáo về lễ Quốc tang
      1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
      2. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
      3. Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
      4. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
      5. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 
       (Hết trích văn bản)

      Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

      ĐẠI TANG : ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP ĐÃ TỪ TRẦN !


      VOV.oline 22g10 -  
      Chiều nay (4/10), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần tại Bệnh viện Quân y 108.

      Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị đại tướng đầu tiên, nguyên Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã qua đời  hồi 18h8' ngày 4/10/2013, hưởng thọ 103 tuổi.
      Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sinh ngày 25/8/1911, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ quê hương Lệ Thủy, Quảng Bình, qua một hành trình dài: từ một nhà giáo, nhà báo, nhà sử học, nhà hoạt động cách mạng, ông đã  trở thành một vị tướng kiệt xuất; một nhà chiến lược mưu trí, sáng tạo; một vị tổng tư lệnh văn võ song toàn; một nhà tổ chức hàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
      Ông được nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà quân sự trên thế giới đánh giá là “Một thống soái vĩ đại”, Một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX và là một trong những vị tướng vĩ đại nhất của mọi thời đại”. Ông là một trong số ít các nhân vật trở thành huyền thoại ngay khi còn tại thế./.
      -----------------------------------------------------

      BĐH- Lúc này đã là nửa đêm, sắp bước qua ngày mới, tin Đại tướng từ trần đã được nhiều cơ quan thông tin trong và ngoài nước thông báo trên mạng . Tuy nhiên những Cơ quan thông tin chinh thức của VN như Cổng TTĐT Chính phủ, Báo Nhân Dân, QĐND, Đài THVN ( online ) đều chưa có. Ngay Bản tin Thời sự cuối cùng trong ngày của VTV cũng không thấy đả động đến tin rất buồn này . Trong khi chờ đợi Thông báo chính thức của Đảng và Nhà nước , chúng tôi đưa tin của VOV online ( Đài TNVN điện tử) xuất hiện lúc 10g10 phút như trên.
      Ngoài ra trên rất nhiều Website đang từng phút xuất hiện hàng loạt các bài viết ca ngợi tài thao lược, đạo đức sáng ngời, kiến thức sâu rộng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều hình ảnh tư liệu quý về ông .
      Chúng ta đặc biệt kính yêu bác Giáp và nhiều bạn  coi Bác như người Cha, người Bác thật sự trong gia đình bởi nhiều mối quan hệ thân thiết gắn bó từ những ngày đánh Pháp gian khổ mà hào hùng nơi chiến khu Việt Bắc,chẳng những thế, còn bởi bạn  Võ Hồng Anh, bạn Phan Trúc Long  đã có thời gian dài học cùng Lớp, cùng Trường với chúng ta ở Trung Quốc, Liên Xô ....

      Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

      K5 LUSON.QUELAM DỤC TÀI HỌC HIỆU NHIỆT LIỆT CHÚC MỪNG CÁC BẠN TRƯỜNG TNVN INTERNAT

      BĐH- Sáng nay, tại Hà Nội, các bạn cựu HS trường THVN Moskva (Internat) đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 59 năm thành lập Trường. Nhân dịp này dân làng "lusonquelam" xin gửi lời CHÚC MỪNG tới tất cả các cụ ông cụ bà " Làng Internat" và chúc các cụ cùng gia đình SỨC KHỎE- VUI VẺ -HẠNH PHÚC.

      Dưới đây xin đăng lại ghi nhanh của " Lưỡng quốc Blogger " Lê Tiến Hoàn về cuộc họp mặt này. Bản chính đầy đủ hơn mời các cụ đọc TẠI ĐÂY


      Họp mặt nhân dịp kỷ niệm 59 năm 
      thành lập Trường Internat
      (Bài và ảnh : Lê Tiến Hoàn)

      Đúng ngày này 59 năm về trước bọn mình tròn 100 đứa đã đặt chân lên đất Moskva và trường TNVN Moskva “INTERNAT” được thành lập (3-10-1954). Khi đó bọn mình lớn nhất là 15, nhỏ nhất là 9 tuổi, khối người còn khóc nhè… Cao nhất là lớp 6, thấp nhất là lớp 1, có 1-2 bạn lớp võ lòng! Khi mới sang vì phải học tiếng Nga nên tất cả đều lùi xuống 1 lớp, cho nên chỉ có từ lớp 1 đến lớp 5. Hồi đó chưa xuất bản các loại tự điển Việt Nga, Nga Việt, mà người phiên dịch thì rất hạn hữu cho nên bọn mình học tiếng Nga vô cùng vất vả. Mà vất vả hơn là các cô giáo người Nga dạy bọn mình. Các cô phải đem cả va ly đồ chơi và vật dụng đến để giảng và ra hiệu đủ kiểu cho bọn mình hiểu nghĩa của từng từ. Có lẽ nhỏ tuổi nên tiếp thu khác nhanh. Chỉ hơn nửa năm là bọn mình đọc được chuyện bằng tiếng Nga, tất nhiên còn những từ chưa hiểu hết. Và sau kỳ nghỉ hè, vào năm học mới là bọn mình cắp sách đến trường Nga học cùng các học sinh Nga… Học toàn bộ chương trình phổ thông của Nga, sau đó bọn mình được vào các trường Đại học của LX thời bấy giờ. Cũng có một số bạn lớp nhỏ về nước năm 1959 học phổ thông rồi sau đó đa số lại sang LX học đại học. Khi ra trường là thời chiến, mỗi người về một cơ quan khác nhau. Nhiều người về các trường Đại học giảng dạy hoặc vào các Viện nghiên cứu khoa học rồi trở thành các nhà khoa học – Giáo sư, Tiến sĩ. Từ đó cũng nhiều người vào phục vụ trong quân đội, các binh chủng khác nhau, có người ra mặt trận, người đi trong đoàn tàu không số từ Bắc vào Nam, người tham gia nghiên cứu trong các công trình quân sự phục vụ chiến đấu…

      Ôi kể thì nhiều chuyện, nhưng thôi để dịp khác ôn lại nhiều hơn. Hôm nay trong cuộc họp mặt này vì là năm lẻ nên chỉ có những người sinh sống tại Hà Nội tham dự, trong Nam sẽ tổ chức riêng vào ngày mai. Trời thương nên hôm nay không mưa và thời tiết cực đẹp. Số người đi dự khá đông vui, nếu mình không nhầm thì có 36 bạn tất cả. Một số khác do sức khỏe kém và có việc gia đình, vài người sinh sống ở nước ngoài không về dự được. Ngòai việc gặp gỡ thăm hỏi nhau, hôm nay mọi người bàn nhiều về việc tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập trường vào tháng 10 năm sau (2014). Quyết định làm sao bằng mọi giá kéo được tất cả bạn bè khắp nơi về dự cho đông đủ. Chỉ còn hơn tám chục người thôi, số bạn sớm ra đi đã lên tới gần 1/5. Phải tranh thủ gặp nhau đi thôi kẻo lại quá muộn. May mắn trong năm qua không có bạn nào ốm nặng và rời xa bạn bè, đó là điều rất mừng ở cái tuổi cô lai hy này.

      Bàn mọi chuyện, nhiều bạn phát biểu các ý kiến hay , nhiều đề xuất mới, và cũng không ngoại trừ một số vấn đề thời cuộc. Rồi cuối cùng lại hát những bài hát Nga xưa kia. Nhiều người quên lời phải nhìn giấy. Phải nói thực là ở tuổi U-80 rồi nên giọng hát cũng không còn hùng hồn như mấy năm trước, đã thế người thì đau tim, đau họng, ho, còn giọng đâu mà hát. Hăng hái nhất vẫn là Tiến Đức, Duy Thắng, Hòe, Phu, Tuấn Nga, Hoành... Tiến Đức còn hát cho bạn bè nghe một số bài tự sáng tác, tuy nghiệp dư mà rất hay, tình cảm sâu lắng, về tình yêu, về nước Nga, về các liệt sĩ hy sinh năm 1978... Chỉ tiếc là có hai nhạc sĩ thực thụ (Cao Việt Bách NSND và Đỗ Dũng NSƯT) thì lại vắng mặt cả.

      Cuộc gặp mặt đầy cảm xúc thân thương giữa những người bạn đã sống bên nhau gần hết tuổi thơ và một thời trai trẻ, giống như anh chị em trong một gia đình. Và chúng ta còn gặp nhau nhiều lần cho đến khi nào không đi được nữa mới thôi. Chúng ta mãi mãi bên nhau.

      ----------------------------------------------
      Nguồn :Blog Le Tien Hoan


      Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

      2/10 - NGÀY SINH CỦA NGUYỆT ÁNH

         


      Mừng ngày sinh của Nguyệt Ánh bạn bè LSQL 
      chúc bạn:

      MẠNH KHỎE - TRẺ ĐẸP - HẠNH PHÚC