Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

TÒA NHÀ 17 TẦNG, CAO HƠN LĂNG HỒ CHỦ TỊCH NHƯ THẾ NÀO ?

Calathau : Trước khi " tới thăm" tòa nhà " hỗn" mà chủ đầu tư là Tập đoàn bánh kẹo Kinh Đô do 2 anh em người Hoa Chợ Lớn cũ làm chủ , các cụ hãy đọc bài viết Người Trung Quốc mua đất ở Đà Nẵng để là gì ?
Ông Vũ Mão lên tiếng yêu cầu HN phải kiểm tra dự án này và Tập đoàn Kinh Đô có dấu hiệu khất tất ra sao, có thể vào đọc TẠI ĐÂY

-----ooOoo-----
Từ công trình 17 tầng ở số 8B Lê Trực có thể bao quát toàn bộ khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tòa nhà Quốc hội, tòa nhà Văn phòng Quốc hội.
 
Tòa nhà 8B Lê Trực cũ, có mặt tiền hiện nằm trên số 67 Trần Phú kéo dài, nhìn từ quảng trường Ba Đình. Công trình này cách Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tòa nhà Quốc hội khoảng 300 m, cách Văn phòng Trung ương Đảng, Phủ Chủ tịch chừng 500 m, tính theo đường chim bay... 
 
Theo chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Kinh Đô (KinhDo TCi Group), tòa nhà cao 17 tầng nổi, 4 tầng hầm. Như vậy tổng chiều cao tòa nhà khoảng 60 m, trong khi đó Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ 21,6 m. 
 
Tòa nhà 8B Lê Trực nhìn từ quảng trường Độc Lập vượt so với chiều cao 9 tầng của tòa nhà Văn phòng Quốc hội tại số 22 đường Hùng Vương.
 
Do vượt trội với các công trình trong khu vực quảng trường Ba Đình nên đứng từ tòa nhà có thể nhìn rõ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh (tòa màu trắng bên trái) và tòa Quốc hội (màu trắng bên phải).
 
Tòa nhà số 8B Lê Trực nhìn từ hướng đường Kim Mã, Trần Phú cơ bản hoàn thiện. Theo chủ đầu tư, 5 tầng dành cho trung tâm thương mại, 12 tầng văn phòng cho thuê và khối căn hộ cao cấp.
 
Khu văn phòng cho thuê tiêu chuẩn hạng A với 12 tầng văn phòng có diện tích 1.900 m2/tầng. Hệ thống các phòng họp, hội thảo, các phòng làm việc tiêu chuẩn cao và hệ thống dịch vụ đi kèm đồng bộ.
 
Phía bên ngoài tòa nhà, mặt tiền trên đường Trần Phú kéo dài, đang được lắp đặt kính được khoảng 1/3 diện tích. Phía bên trong hệ thống đường ống, dây điện các loại cũng đang được hoàn thiện.
 
Mặt tiền phía đường Trần Phú kéo dài, là hướng chính vào tòa nhà được quây kín tôn và có bảo vệ nghiêm ngặt. Dự kiến vào cuối năm nay công trình sẽ đi vào hoạt động. 
Thủ tướng vừa yêu cầu Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng của dự án Trung tâm thương mại, văn phòng nhà ở để bán và cho thuê tại 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình. Trong tháng 9, Hà Nội phải báo cáo gấp về việc này.
Nhóm phóng viên
Nguồn: Vnexpress

 

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

VỀ KHẢ NĂNG XUNG ĐỘT VIỆT-TRUNG (Tham khảo)

( Ảnh bên : Hai nguyên thủ đã có họp báo chung sau khi gặp )
Hôm 25/9, trong cuộc họp báo chung tại Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định trước Tổng thống Mỹ Barack Obama và báo giới rằng, “Các quần đảo ở Nam Hải (“Biển Nam Trung Hoa” theo cách gọi của Phương Tây hoặc “Biển Đông” của Việt Nam) từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”.
Đây là thông điệp mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc để khẳng định chủ quyền ở vùng đang có tranh chấp với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam.
Tuy ông Tập cho rằng Trung Quốc có quyền duy trì cái gọi là “chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Nam Sa” (Trường Sa) nhưng ông cũng thừa nhận việc cải tạo các đảo trong khu vực này với một ít lời biện hộ.
Ông nói: “Các hoạt động xây dựng ở Quần đảo Nam Sa mà Trung Quốc đang tiến hành không nhằm mục tiêu chống lại hoặc gây ảnh hưởng bất cứ quốc gia nào, và Trung Quốc không có ý định quân sự hóa chúng”.
Một điều gần như chắc chắn là nếu như Trung Quốc không khai phát pháo đầu tiên trên “Biển Đông” thì chính quyền Obama sẽ không làm gì cả cho dù có đạn nổ, máu đổ, đầu rơi. Đối với ông Obama, “di sản hòa bình” của ông là trên hết, và ông sẽ để quyết định “tham chiến” cho người kế nhiệm vì ông sẽ không còn đủ thời gian để có câu trả lời ai đã khai pháo đầu tiên.

Mô hình mới của quan hệ Trung-Mỹ

Ngoài việc khẳng định chủ quyền “Nam Hải”, ông Tập còn cho biết thêm về chính sách ngoại giao của Trung Quốc, đặc biệt đối với Hoa Kỳ.
Ông phát biểu rằng, “Trung Quốc cam kết chắc chắn con đường phát triển hòa bình. Để làm việc với Hoa Kỳ nhằm xây dựng các mô hình mới của mối quan hệ quan trọng quốc gia mà không có xung đột, không đối đầu, với sự tôn trọng lẫn nhau và cùng hợp tác có lợi là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc”.
Hôm 25/9 là lần thứ sáu ông Tập và ông Obama gặp nhau. Cả hai đều nhắc lại “chủ thuyết con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc mà ông Tập đã trao đổi với ông Obama vào tháng 6/2013 tại California.
Ông Tập triển khai thêm rằng “Trung Quốc không muốn có xung đột, đối đầu với Mỹ và mong muốn hợp tác vì lợi ích chung”.
Khái niệm “lợi ích chung” này là gì thì ông Tập vẫn chưa diễn giải cho công luận Mỹ hiểu nhưng trước thềm chuyến thăm Nhà Trắng, ông nói: “Cả hai bên (Hoa Kỳ và Trung Quốc) phải vì lợi ích cốt lõi của nhau, tránh tính toán sai lầm chiến lược, và kiểm soát và giải quyết đúng đắn các khác biệt”.
Chắc chắn một điều là Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” lâu dài ở Châu Á – TBD và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình ở khu vực này như cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã từng tuyên bố. Và lợi ích đó là kiến tạo hòa bình, an ninh và thịnh vượng theo tiêu chí tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền, phù hợp với luật pháp quốc tế.

(Ảnh bên: Hàng không mẫu hạm USS Nimitz tại Biển Đông)
 Giả sử như tiêu chí đó cũng là những gì mà “Trung Hoa Mộng” của ông Tập hằng mơ ước thì cớ gì mà ông Tập phải khuyến cáo Hoa Kỳ cần “tránh tính toán sai lầm chiến lược, và kiểm soát và giải quyết đúng đắn các khác biệt”.
Thực ra lời khuyến cáo của ông Tập ngụ ý cảnh báo Hoa Kỳ nên tìm hiểu kỹ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là gì để “tránh tính toán sai lầm chiến lược” dẫn đến xung đột gây ra đại hoạ.
Nhưng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là gì nếu như đó không phải là muốn độc quyền thôn tính toàn bộ “Biển Đông”, xưng hùng xưng bá và đẩy Hoa Kỳ ra ngoài khu vực?
Một Trung Quốc phát triển hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng nhân quyền, luật pháp quốc tế, hòa hiếu, hữu nghị, hợp tác với láng giềng và cộng đồng quốc tế vì lợi ích chung chắc chắn là một Trung Quốc không phải như những gì chúng ta đang biết hôm nay.

Xung đột quân sự Trung-Việt

Với những gì đã và đang xảy ra, nhất là với tuyên bố hôm 25/9 vừa qua của ông Tập, không ai còn nghi ngờ gì nữa về dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Và Việt Nam nằm hoàn toàn trong tầm ngắm ngắn hạn của Trung Quốc trên Biển Đông với một lý do rất đơn giản là không ai hiện giờ có trách nhiệm pháp lý đến cứu Việt Nam mặc dù Việt Nam đang có trên cả chục đối tác chiến lược trên toàn cầu.
Tuy viễn ảnh một “đại chiến” trong khu vực chỉ là giả thuyết nhưng một cuộc đụng độ quân sự có giới hạn trên biển và/hoặc cả trên bộ là điều hoàn toàn khả thi.
Hôm 22/9, nhà nghiên cứu cao cấp Joshua Kurlantzick đã có một bản báo cáo dài đăng trên Tạp chí ngoại giao uy tín hàng đầu của Mỹ “Council on Foreign Relations” nhận định về khả năng một cuộc đụng độ quân sự Trung-Việt.

( Ảnh bên: Việc cải tạo đảo của Trung Quốc đang gây quan ngại)
Bài viết tựa đề “A China-Vietnam Military Clash” cảnh báo các nguy cơ của một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Việt Nam đang ngày càng dâng cao.
Tác giả còn khẳng định sự rạn nứt đáng kể trong quan hệ Trung-Việt từ vài năm qua sẽ làm tăng khả năng xung đột quân sự giữa hai nước trong vòng 12 đến 18 tháng sắp tới; và tác giả thúc giục Hoa Kỳ cần tìm cách xoa dịu căng thẳng, giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong khu vực, sẽ ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyền lợi của Hoa Kỳ.
Tác giả còn hé lộ một số thông tin quan trọng (BBC chưa kiểm chứng độc lập), thí dụ như bộ đội biên phòng Việt Nam và Trung Quốc đã từng chạm súng hai lần trong năm 2014 và 2015, mặc dù không rõ nguyên nhân và tình hình an ninh biên giới Việt-Trung trên bộ rất căng thẳng, hai bên dường như đã chuẩn bị sẵn sàng trong mấy tháng qua cho một cuộc đọ súng.
Quan hệ Việt Trung cũng rất căng thẳng từ sau vụ giàn khoan khổng lồ HD-981 của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm thềm lục địa Việt Nam vào mùa hè năm 2014, và nhất là sau chuyến công du Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 7 vừa qua, một động thái được cho là có sự “chuyển trục chiến lược” sang Hoa Kỳ của ĐCSVN.

Trường Sa và kế hoạch tấn công Việt Nam

Với vị trí chiến lược đặc biệt của Quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, cộng với việc Việt Nam là nước duy nhất có nhiều đảo nhất và chiếm nhiều đảo lớn trong quần thể này, việc Trung Quốc cần loại Việt Nam càng sớm càng tốt ra khỏi khu vực là điều hết sức cần thiết không những cho hiện tại mà cho cả tương lai.
Ngoài những lợi ích về kinh tế biển và năng lượng, nơi đây còn có giá trị chính trị và ngoại giao để kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Nam Á, và với giá trị quân sự, sẽ là trạm trung chuyển tiền phương cho toàn bộ khu vực nối liền với đảo Hải Nam và Trung Hoa lục địa.

( Ảnh bên : Liệu Obama sẽ làm gì trước các động thái của Trung Quốc?)
 Hơn thế nữa về trung hạn, với khả năng Trung-Thái hợp tác khai thông kênh đào Kra, thì Trung Quốc sẽ không còn sợ bị Mỹ và đồng minh phong tỏa ở eo biển Malacca, trục lộ yết hầu nối liền “Biển Đông” với Ấn Độ Dương, và cũng là huyết lộ của Trung Quốc ra thế giới.
Kiểm soát Trường Sa sẽ đảm bảo thế thượng phong chiến lược của Trung Quốc trong khu vực.
Khả năng xung đột Việt-Trung xảy ra rất cao còn vì một lý do quan trọng nữa. Đó là thái độ của chính quyền Obama, đặc biệt trong năm bầu cử 2016 nhiệm kỳ cuối của ông Obama.
Năm 2016 là năm bầu cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ mà lại là năm mà ông Obama vừa bị Quốc hội Mỹ trói tay, trói chân vì ngân sách, vừa là năm cuối của nhiệm kỳ II trước khi về hưu.
Cho nên ông Obama sẽ không thể làm gì được nhiều ngoài những lời tuyên bố hùng hồn nhưng vô thưởng vô phạt. Ông không khác chi con “vịt què” như người Mỹ vẫn thường nói.
Nếu có, Trung Quốc sẽ chọn thời điểm mùa hè 2016 để khởi chiến, vì ngoài điều kiện thời tiết tự nhiên thuận lợi cho hành quân trên bộ, trên không lẫn trên biển, Trung Quốc còn có yếu tố “thiên thời và nhân hòa của Mỹ”.
Vào thời điểm này là lúc cao trào của mùa bầu cử bên Mỹ, các ứng cử viên Mỹ tha hồ phát biểu nhưng sẽ không có ai ra được quyết định gì.
Vậy trước nguy cơ sắp mất Trường Sa, người Việt chúng ta trong và ngoài nước sẽ phải làm gì? Ông Tập Cận Bình đã nói: “Nam Hải từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”. Còn chúng ta sẽ nói gì với cộng đồng thế giới, với tiền nhân, hậu thế của chúng ta, và với cả kẻ thù?
-----------------------------------------------------------------------
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, luật sư hiện sống và làm việc ở Canada.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Giáo hoàng Phanxicô : Khó nghèo và cấp tiến .




Bùi Văn Phú
BBC. 25/9/2015

Giáo hoàng Phanxicô đang có chuyến tông du Hoa Kỳ đầu tiên với một chương trình vừa mang tính tôn giáo vừa phản ánh quan điểm chính trị của người đứng đầu Giáo hội Công giáo với 1.2 tỉ giáo dân toàn cầu.
Tuy là người đứng đầu một giáo hội, Giáo hoàng còn là lãnh đạo của Vatican mà theo công pháp quốc tế là một đất nước rất nhỏ có lãnh thổ và cơ cấu tổ chức chính quyền như một quốc gia, vì thế khi Giáo hoàng đến thăm tín hữu công giáo tại một quốc gia, ngài cũng được đón tiếp như Tổng thống một nước.
Chiều 22/9, khi phi cơ có danh hiệu “Sheperd One” đáp xuống căn cứ không quân Andrews, Giáo hoàng Phanxicô đã được Tổng thống Barack Obama và toàn gia đình, cùng với Phó Tổng thống Joe Biden và phu nhân ra đón tại chân thang máy bay.
Ngày hôm sau, tại vườn hoa trước Bạch Ốc đã có buổi lễ đón tiếp với hơn một vạn khách mời. Giáo hoàng và lãnh đạo Mỹ sau đó có buổi thảo luận trong Phòng Bầu dục.
Sinh hoạt tôn giáo trong chuyến đi của Giáo hoàng Phanxicô là phong thánh cho linh mục Junipero Serra, một giáo sĩ Dòng Phanxicô từ hơn một thế kỷ trước đã đem đạo công giáo vào California, là buổi gặp gỡ Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, tham dự Đại hội Thế giới về Gia đình và chủ tế các thánh lễ theo nghi thức công giáo ở Thủ đô Washington, New York và Philadelphia.
Giáo hoàng Phanxicô đã đề cập đến những vấn đề chính trị trong thảo luận với Tổng thống Barack Obama tại Bạch Ốc và trong các diễn văn đọc trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ và trước Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc.
Khi được bầu chọn hồi đầu năm 2013, Giáo hoàng Phanxicô, người Nam Mỹ đầu tiên và từ Dòng Tên, đã gây nhiều chú ý không chỉ trong Giáo hội Công giáo mà với mọi người, về nhiều vấn đề, từ đời sống thường nhật của ngài cho đến những phát biểu về đức tin, về người đồng tính, về vợ chồng lị dị, phá nạo thai nhi là những vấn đề gần gũi với đời sống người công giáo và được quan tâm khắp nơi, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Về người đồng tính, Giáo hoàng Phanxicô phát biểu ngài không phải là người phán xét họ. Theo ngài, những ai tin vào Thượng Đế, có đời sống lương thiện, đúng với lương tâm sẽ được cứu rỗi ở đời sau.
Sự kiện Giáo hoàng Phanxicô được ngưỡng mộ và đón tiếp trọng thể tại Hoa Kỳ vì ngài là vị mục tử với đời sống nghèo khó như hình ảnh của Đức Kitô.
Những ngày còn ở quê hương sinh quán Argentina, từ khi làm linh mục, giám mục rồi lên đến hồng y, ngài luôn sống hòa mình với dân thường, với người nghèo khó, với kẻ tù đày. Ngài dùng phương tiện chuyên chở công cộng để di chuyển, thường xuyên đến thăm những khu dân nghèo quanh thủ đô Buenos Aires. Ngài có đời sống đơn sơ, gần với người nghèo khổ, với những ai bị áp bức.
Ngài đã lên tiếng kêu gọi người giầu giúp đỡ người nghèo nhiều hơn. Điều này khiến một số lãnh đạo Hoa Kỳ và những người có quan điểm chính trị bảo thủ nghĩ rằng Giáo hoàng Phanxicô có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Có người còn cho rằng ngài là một người cộng sản.
Mới đây nhất, trên chuyến bay từ Cuba đến Mỹ, khi được hỏi ngài có khuynh hướng theo cánh tả, ý nói có phải là ngài nghiêng về chủ thuyết cộng sản, Giáo hoàng Phanxicô trả lời phóng viên rằng nếu muốn, ngài có thể đọc kinh tin kính ngay tại chỗ, để chứng minh đức tin của ngài vào Thiên Chúa. Ý ngài muốn mọi người hiểu rằng, nếu là cộng sản thì phải là kẻ vô thần, không tin có Thượng Đế.

Dân biểu Cộng hoà Paul Gosar từ tiểu bang Arizona đã tẩy chay không đến nghe Giáo hoàng Phanxicô đọc diễn văn trước quốc hội Mỹ vì cho rằng ngài hành động “như một chính trị gia cánh tả”.
Trong khi đó, giúp đỡ người nghèo cũng là chính sách của Tổng thống Obama và đương kim lãnh đạo Mỹ cũng đã nhiều lần bị phe bảo thủ dán cho nhãn cộng sản khi đưa ra các luật về chăm sóc y tế cho toàn dân và tăng lương tối thiểu.
Giữa Giáo hoàng Phanxicô và Tổng thống Obama thì đây là những quan điểm tương đồng. Ngoài ra tầm nhìn về biến đổi khí hậu cũng là điều cả hai cùng quan tâm và muốn các quốc gia hợp tác để bảo vệ môi trường sinh sống cho con người. Đó là quan điểm chính sách của đại đa số dân cử thuộc Đảng Dân chủ.
Còn Đảng Cộng hòa chia sẻ quan điểm với Giáo hoàng Phanxicô về vấn đề chống phá thai, không chấp nhận hôn nhân đồng tính, bảo vệ quan niệm truyền thống về gia đình.
Ngài không nhắc đến việc phá thai nhưng mạnh mẽ lên tiếng chống lại án tử hình. Giáo hoàng Phanxicô nói cần có chính sách cải tạo con người hơn là giết chết thân xác, dù là thân xác phạm nhân.
Một vấn đề khác cũng đang làm nhức đầu giới lãnh đạo Mỹ là chính sách di dân. Giáo hoàng có cùng quan điểm với Đảng Dân chủ Mỹ. Trong diễn văn trước lưỡng viện quốc hội, ngài kêu gọi Hoa Kỳ có chính sách cởi mở hơn với những người tị nạn, đối xử nhân bản và bác ái hơn với di dân.
Mấy tuần trước, khi làn sóng người Syria vượt biên giới vào Đức, Hungary, Áo quốc, Giáo hoàng đã kêu gọi các giáo xứ mở cửa đón nhận người tị nạn và chính ngài đã nhận nuôi hai gia đình. Bản thân gia đình giáo hoàng cũng là di dân với thân sinh của ngài đến nhập cư Argentina từ Ý.
Giáo hoàng Phaxicô là lãnh đạo công giáo đầu tiên được mời đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Mỹ. Trong phần mở đầu bài diễn văn, ngài trích dẫn quốc ca để ca ngợi Hoa Kỳ là “đất của con người tự do và là nhà của những người can đảm”. Ngài cũng nói Hoa Kỳ là “đất của những giấc mơ” và “Hầu hết chúng ta cũng đã từng là người nước ngoài” để nhắc nhở nước Mỹ được như hôm nay là do đóng góp của di dân.

Đến với người nghèo khó cũng là điều mà Giáo hoàng Phanxicô đã thể hiện. Trong bóng tối của đêm đen, nhiều lần ngài đã lang thang trên những khu phố quanh Vatican hay Rome để giúp đỡ và an ủi kẻ không nhà.
Khi đến Hoa Kỳ, ngài đã từ chối tiệc trưa với lãnh đạo quốc hội để đến chia sẻ bữa ăn với những kẻ không nhà.
Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, viếng kẻ tù đày đã được Giáo hoàng Phanxicô thể hiện bằng hành động, như trong giáo lý công giáo.
Ngài cũng có cuộc sống đơn sơ. Không ở trong căn nhà dành riêng cho Giáo hoàng mà chọn ở trong nhà trọ với nhiều người khác. Không dùng phương tiện xa hoa mà chỉ là chiếc xe cũ còn chạy được.
Đôi giầy đen ngài đi không là hàng hiệu đắt tiền mà là loại giầy các linh mục thường dùng. Khi cần sửa đôi mắt kính, tự ngài đem ra tiệm. Có những buổi sáng ngài tham dự thánh lễ tại một giáo đường nào đó quanh Rome cùng với người đời.
Những việc làm đó thể hiện tình thần nghèo khó, khiêm cung của Thánh Phanxicô Assisi mà ngài đã chọn làm danh hiệu khi được bầu lên ngôi giáo hoàng.
Suốt cuộc đời tu hành Giáo hoàng Phanxicô chủ trương dấn thân vào đời giúp kẻ nghèo khó. Ngoài xã hội chủ trương đó được coi là một quan điểm chính trị rất cấp tiến./.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

"PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM ?"

Đêm qua Mõ vào "nhà" cụ Công Lý, thấy cụ đang đắm đuối vói Paris thủ đô Ánh sáng qua  bài viết mà cụ gọi là "Lưu bút Paris ".  Xin được dán lên đình Làng để các cụ Làng ta cũng nhau tham gia chuyến du lịch ....qua màn ảnh vi tính với cụ Lý ! 

 PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM ?
 ( Công Lý - Bài và ảnh gửi về từ Paris 26/9)

Sau một đêm dài bồng bềnh trên chiếc trên không trung trong khoang chiếc Boeing777 của Vietnam Airlines , tôi đã đặt chân xuống sân bay Charles de Gaulle, thủ đô Paris tráng lệ. Paris chớm vào thu, trời xanh trong, không khí mát mẻ thoáng đãng. Một cảm giác thư thái nhẹ nhàng lan tỏa trong tôi. Lần thứ 3 đến Paris, trong đầu tôi vẫn  hiện lên câu hỏi : “ Paris có gì lạ không em ?” Câu trả lời đã có sau 2 ngày tôi lang thang trên những nẻo đường của Paris đã có phần quen thuộc. Vẫn là những lâu đài cổ kính, bảo tàng Louvre, nhà thờ Đức Bà, Tháp Tháp Eiffel, dòng sông Seine trong xanh êm đềm uốn mình lặng lẽ trôi. Vẫn là dòng du khách bất tận đổ về các danh thắng của mảnh đất đã ghi dấu ấn vàng son của ngàn năm lịch sử chói lòa lừng danh thế giới. 65 triệu dân Pháp hàng năm đón hơn 80 triệu du khách khắp 5 châu . một con số đầy ấn tượng. Mặc dù lượng du khách đông cộng thêm số dân di cư châu Phi ngày một tăng nhưng Paris vẫn giữ được  vẻ thanh lịch- một thành phố luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ.

Đến Paris tôi gặp lại mấy anh bạn thân làm việc trong Sứ quán. Chúng tôi hẹn nhau đến quan cà phê quen thuộc trên đại lộ Champs-Elysees,  nơi hiện hữu Khải hoàn môn hoành tráng. Gặp nhau nơi đây không thể thiếu rươu vang rượu vang Bordeaux và món bít tết (beef steak) đặc sản nổi tiếng của người Pháp. Chúng tôi nâng cốc chúc cho cuộc hộ ngộ bè bạn trên xứ người. Tôi chợt nghĩ, giá có một ngày hội QL chúng mình cùng hội ngộ tại đây thì hay birết bao nhiêu !

Tôi thích một mình đi dạo những con phố ven  dòng sông Seine . Lặng lẽ đi tìm lại dấu vết xưa nơi diễn ra cuộc đọ kiếm của “ Ba chàng lính ngự lâm quân:. Đi tìm hình bóng của cặp uyên ương Mariut và Cozet cũng như hình tượng Zanvanzan, viên cảnh sát Jave được miêu tác trong tác phẩm “ Những người khốn khổ” của nhà văn Vichto Hugo nổi tiếng một thời và còn đọng mãi trng lòng độc giả của mọi thời đại. Tôi đã trở lại nhà thờ Đức Bà để cố tìm hình ảnh của Thằng Gù năm xưa mà không gặp, Giờ đây tôi chỉ gặp những cặp uyên ương tới nhà thờ để làm lễ  cưới với sự chứng kiến của Chúa !  Paris không mấy khác lạ, vẫn đông vui và cực kỳ hấp dẫn mặc dù  nền kinh tế Pháp đang lao đao với 6 triệu người thất nghiệp
Điều tâm niệm luôn hiện hữu trong đầu tôi là , có thời gian hãy đến  Paris, đến rồi thì đến lần nữa !

Bạn ơi mùa thu Paris đẹp quá
Thành quách lâu đài sang lòa
Dòng sông Seine lặng lẽ trôi
Dưới bóng hoàng hôn
Đâu đây vang tiếng chuông ngân
Nhà thờ Đức Bà uy nghi trong nắng sớm
Tháp Eiffel  vươn cao trong nắng
Khải Hoàn Môn sừng sững lung linh
Đến đây bạn ơi, đến với chúng mình

……………………….

                                                           Công Lý , Paris 25/9

THẦN ĐỒNG CHÍNH TRỊ XUẤT HIỆN Ở QUẢNG NAM (?)

Quyết định bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo, 30 tuổi, con trai Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh, làm giám đốc sở KH-ĐT đang thu hút dư luận.

LP Hoài Bảo đứng giữa.

Đúng Quy trình, không con ông cháu cha !
Nhưng ông Trần Xuân Thọ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, nói với báo Một Thế Giới rằng mọi việc đều đúng quy trình.
“Cán bộ chủ chốt của sở KH-ĐT đã đề xuất anh Bảo làm giám đốc sở với sự nhất trí 100%. Việc bỏ phiếu kín ở Đảng ủy sở là 100%. Đưa ra lãnh đạo sở bỏ phiếu kín cũng nhất trí 100%.”
“Rồi khi đưa ra tập thể Ban cán sự Đảng UBND tỉnh thẩm định bằng cách bầu phiếu kín thì cũng nhất trí 100%. Khi đưa lên Thường trực Tỉnh ủy nhất trí, rồi đưa ra Thường vụ thì 15 đồng chí bỏ phiếu kín nhất trí hết.”
Khẳng định ông Bảo đủ tiêu chuẩn, ông Thọ nói thêm không có vấn đề “con ông cháu cha”.

Trong khi đó, nói với báo Dân Việt, cựu Thứ trưởng Nội vụ, TS Thang Văn Phúc,  thừa nhận việc bổ nhiệm ông Bảo vi phạm một số quy định “như chưa phải chuyên viên chính, số năm công tác cũng chưa đủ...” nhưng theo ông “nên nhìn theo hướng tích cực hơn”. Và “Đối với người có tài, có năng lực thật cần phải sớm giao nhiệm vụ cho họ, người trẻ càng tốt.” ( THeo BBC Việt ngữ)

Có bât bình thường không ?
Tuổi trẻ tài cao, lại biết đem tài năng cống hiến cho đất nước thì người dân được nhờ. Và câu chuyện anh Bảo thăng tiến siêu tốc làm mình phấn khích kinh khủng, vì thế mình tò mò về anh.

Mình đoán, anh tốt nghiệp THPT năm 18 tuổi và theo trình tự anh sẽ tốt nghiệp đại học tại Đà Nẵng năm 23 tuổi, như thế là chuẩn men.

Lạ lùng, năm 25 tuổi anh được UBND tỉnh Quảng Nam cử đi học Thạc sỹ ở Mỹ. Sau 2 năm, tức là 27 tuổi về nước. Và nhanh như chớp, anh trở thành Phó trưởng phòng, đến Trưởng phòng tại khu kinh tế mở Chu Lai, tiếp đó là Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, rồi đến Phó giám đốc Sở và nay là Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư chỉ vỏn vẹn trong vòng...3 năm.

Tài năng như thế, phải gọi là thần đồng chính trị mới chính xác.
( Theo Blog Trelang )

 Tài năng nuôi ...chim chào mào !
Trưởng thôn Khoai Lang , bình loan : 
Ơn giời, tìm thấy một khả năng tuyệt vời của cậu giám đốc 30 tuổi trẻ nhất nước đây rồi: "Hoài Bảo có sở thích chơi chim nên anh luôn sưu tầm những loại chim hót hay, nhảy giỏi. Với anh, việc chăm sóc chim hót hay, nhảy giỏi là cả một công phu, nghệ thuật. Hồi tháng 7 vừa qua, Hoài Bảo đạt giải khuyến khích Tiếng hót chim chào mào"./
Đó là đoạn trích trong bài báo rất dài và rất xinh của báo Pháp Luật khi thiết tha khẳng định năng lực của cậu giám đốc Sở trẻ nhất nước đang làm nóng rực báo chí và dư luận. Nghĩ, nếu muốn nâng em, cũng từ từ rồi khoai nó sẽ nhừ, nâng thế này, em nó đọc chắc cũng chẳng sướng, mà nhân dân thì dứt khoát cần ở một cán bộ lãnh đạo năng lực điều hành công việc chứ chơi chim, chơi cây có giỏi thì cũng chả cần thiết lắm, nhỉ? Trừ khi đây không phải là Sở kế hoạch mà là Sở chơi chim.
(Đọc nguyên văn bài văn NỊNH TAI ĐÂY)
 Tân Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam Lê Phước Hoài Bảo từng đoạt giải “Khuyến khích” Tiếng hát chim chào mào năm 2015. (Ảnh trên facebook của Lê Phước Hoài Bảo)

( Theo Blog Trưởng thôn Khoai Lang- Nhà văn Nguyễn Quang Vinh )
Mõ điểm báo hầu các cụ

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

HỒI ỨC VỀ NƯỚC LÀO 25 NĂM TRƯỚC ( Bài 1)

(Nguyễn Ngọc Hùng)
Bài 1:

 Thạt Luổng , Thủ đô Vientiane - Ảnh :Trần Kháng Chiến

Thế là đã 24 năm trôi qua, kể từ khi tôi rời nước Lào sau 2 năm sống và làm việc ở đó trong danh phận của một “xiều xan” (chuyên gia) đặc biệt. Tôi vẫn nhớ bạn Chính (học cùng lớp 1) và em Nga (lớp vỡ lòng) ở Quế Lâm. Nhưng do “hoàn cảnh” khi ấy, tôi không được phép quan hệ “ngoài công vụ”! Nay nhân thấy Làng Ta quan tâm đến chuyện thăm Lào, tôi xin góp một vài thông tin mà bản thân là người trong cuộc.
Ngày ấy, khi tôi đến Vientiane vào tháng 10/1989, Việt Nam và Lào còn trong tình trạng biệt lập với thế giới. Thái Lan vẫn còn để cho các nhóm vũ trang lưu vong người Việt và Lào sử dụng lãnh thổ để hoạt động thù địch với chúng ta. Vientiane là thành phố có biên giới tự nhiên là sông Mệ Khoỏng với Thái Lan, nhưng chưa hề có hoạt động giao thương nào giữa đôi bên bờ sông ấy...
Thủ đô nước Lào thật quá nhỏ bé cả về diện tích, diện mạo, và số dân ở đó. Vientiane thật sự chỉ có 1 con đường chính chạy theo hướng tây- đông, từ bờ sông Mệ Khoỏng đến khu vực Thạt Luổng là hết. Chiều dài con đường này chỉ chừng 2km là cùng. Vậy mà gần đến Thạt Luổng còn có một đoạn đôi bên đường chừng vài trăm mét là ruộng lúa. Từ Thạt Luổng, đến khu vực gọi là “Cây số 6” (Lăk Hôốc)- Khu làm việc của Trung ương lãnh đạo Lào, còn đến vài cây số nữa! Đôi bên đường đoạn này hoàn toàn là ruộng lúa. Quang cảnh đồng quê vắng lặng, thanh bình.
Các kiến trúc ở trung tâm Vientiane ngày ấy đại bộ phận chỉ 2 tầng, như truyền thống nhà sàn của người Lào. Nổi bật nhất là tòa nhà chính phủ ở đầu cùng phía tây con đường chính, rồi đến Chợ Sáng (Tàlạt Xậu) và kết thúc là Đài Chiến thắng, còn gọi là “Khải Hoàn Môn”, trước khi đến đoạn đường đôi bên là ruộng, để dẫn tới Thạt Luổng.
Hệ thống hành chính cấp dưới trực tiếp của thủ đô Lào ngày ấy chỉ là mường và bản; chẳng có quận, phường gì cả!
Đường xá trong thủ đô rất đơn sơ. Chỉ có con đường chính là đàng hoàng một chút, nhưng chỉ rộng chừng 20m và chưa hề cần đến đèn chỉ dẫn giao thông. Con đường chính này được trải nhựa, chạy từ sân bay Vạt Tạy ở phía tây- bắc thành phố, qua trung tâm thủ đô, lên Thạt Luổng, qua khu vực “Cây Số Sáu” và thêm vài chục cây số nữa là đến đường cấp phối kéo xuống tận Nam Lào. Các đường phố ngang thì chỉ đôi ba đường ở khu trung tâm có trải nhựa chừng vài trăm mét là đến đường đất.
Tôi cứ nghĩ tầm cỡ đô thị của Vientiane ngày ấy có lẽ na ná thị xã Hưng Yên của Việt Nam hồi đầu những năm 90 của thế kỷ trước.
Hệ thống đường giao thông quốc gia của Lào hồi ấy cũng thật tệ. Quốc lộ số 13 chạy dọc chiều dài nước Lào, tương tự như Quốc lộ 1A của Ta, hoàn toàn là đường đất. Tôi đã có dịp đi suốt chiều dài quốc lộ 13, từ Vientiane tới Paksé ở Nam Lào- ngang với Gia Lai- Kon Tum ở bên Ta, chỉ thấy toàn đường đất đỏ chạy giữa bạt ngàn rừng hoang sơ. Mùa mưa thì chỉ có các xe tải “đại xa 3- 4 cầu” mới chạy được trên con đường này, vì lầy lội.
Cuộc sống của người Lào khi ấy cũng thật đơn giản, sơ sài, có phần hoang dã.
Tôi chưa đến nơi ở của các vị đứng đầu đất nước, nhưng khi thăm “tư dinh” của một vị ủy viên trung ương Đảng, trung tướng, thứ trưởng Bộ Công an của bạn thì thật ngỡ ngàng! Một ngôi nhà sàn đúng nghĩa dựng giữa một khu ruộng lúa. Lối từ quốc lội dẫn vào chừng vài trăm mét đường đất. Từ xa đã thấy mấy con trâu dưới gầm nhà sàn. Gà, lợn thả rông quanh nhà. Những người lính cảnh vệ chăm sóc gia súc và cả làm “bảo mẫu” cho mấy đứa con nhỏ của ông thứ trưởng. Đúng là gia cảnh của một chức sắc “thổ ti lang đạo” nào đó của người dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam thời Pháp thuộc! Sau này mới biết người đàn bà thường dắt bò vào chăn thả trong khu vực cơ quan của chúng tôi (ngay sát Thạt Luổng mà hoang sơ đến nỗi cỏ mọc um tùm!) chính là... vợ ông thứ trưởng!
Còn cuộc sống các cán bộ cấp vụ/ cục của bạn thì thật tuyềnh toàng và nghèo khó!
Bữa ăn hằng ngày của cán bộ Lào, cả cấp vụ cục, khi ấy rất... hoang sơ. Họ vẫn đi bắt động vật nhỏ và hái rau, lá cây... làm đồ ăn hằng ngày. Ngay trong khu vực cơ quan chúng tôi, có rất nhiều tắc kè, kỳ nhông mà anh em Lào thường bắt làm thức ăn. Họ còn ăn kiến rang nữa. Những tổ kiến vàng trên cây soài, cây vú sữa (tiếng Lào là “nậm nôm”. Nậm nước. Nôm là cái vú. Nước của vú mà) thường được “bắt” bằng những túi vải buộc ở đầu một cây sào dài. Túi vải được đưa lên bao lấy tổ kiến. Người cầm sào lắc mạnh khiến kiến rơi vào cái túi vải. Sau đó, nhanh chóng đưa vào bếp đã sẵn chảo trên lửa nóng, rũ kiến từ bao vải vào đó. Thế là rang vàng lên. Cho mắm muối, mì chính tùy ý. Đó là một món ăn bình dân đấy, ngon ra phết! Còn rau thì cứ tìm hái ở bãi cỏ quanh khu nhà, hoặc hái lá xoài non. Toàn những thứ chát chát, chua chua... “Mâm cơm” của người dân Lào khi ấy thật đơn giản. Một nồi canh ở giữa cùng một món “mặn” gì đó, một “đống” rau tập tàng, một bát muối ớt cực cay và không thể thiếu là cơm nếp, đúng ra là xôi trắng. Mọi người ngồi quanh “mâm”. Tất cả đều bốc. Chỉ có một cái muôi ở nồi canh để ai muốn húp thì dùng.
Trong chuyến công tác xuyên xuống Nam Lào, tôi thấy rất nhiều làng bản bên dường, người dân hoàn toàn sống hoang sơ. Nhà cửa tranh tre nứa lá tuyềnh toàng. Không điện, không nước sinh hoạt, không bệnh viện, trường học, không hàng quán, không dịch vụ gì... Đúng là họ sống trong một xã hội không cần biết ai cầm quyền, bởi họ chỉ hoàn toàn dựa vào thiên nhiên...
Nhưng khi ấy cũng đã có một cuộc sống khác tại Vientiane. Đó là cuộc sống của một số rất ít quan chức Lào “đã biết tiêu cực” và một số doanh nhân. Vientiane khi ấy cũng đã có vài ba nơi ăn chơi kiểu sàn nhảy, bia “ôm” và gì gì nữa... Nhưng đó là một tỉ lệ rất nhỏ trong một Vientiane vốn đã quá nhỏ bé. Trong cả một cơ quan bộ của Lào khi ấy, chỉ có đôi ba cán bộ cấp tổng cục hoặc vụ cục được tiếng là giàu có. Nhưng cuộc sống của các vị này khi ấy, nếu so với cán bộ tương đương ở Việt Nam thì sang hơn hẳn. Khi ấy, họ đã có ô tô riêng, mà không xài hàng XHCN đâu. Nhà cửa, tiện nghi toàn đồ... Thái. Họ uống toàn Wisky từ Thái chuyển sang. Những người này, nói chung đều có “dây mơ rễ má” với lãnh đạo “chóp bu” của đảng và nhà nước và các mối “quan hệ” với các thương nhân “chợ đen”!
Cuộc sống “ăn chơi tiêu xài” tại Vientiane khi ấy “cá biệt” đến mức ai tiêu tiền hơi “khủng” một chút là cả thủ đô đều biết. Hồi ấy, doanh nhân Việt Nam “Dũng Lò Vôi” (nay là ông chủ khu Danh Thắng Đại Nam ở Bình Dương- “lẫy lừng” cả nước) nổi tiếng cả Vientiane vì chỉ trong một tuần mà “ăn chơi” hết 5 cây vàng!
Còn sự thanh bình, lặng lẽ của Vientiane khi ấy, thì tương tự như tại các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam cùng thời. Báo cáo của cơ quan cảnh sát Vientiane về các vụ “phạm pháp hình sự” hằng tháng khi ấy chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Hễ có vụ “trọng án” kiểu trôm cắp xe máy hoặc phá khóa đột nhập nào đó, thì thủ phạm y như rằng chỉ có người... Thái hoặc người... Việt! Có một vụ “động trời” thế này: Người dân phản ánh hiện tượng lạ tại một ngôi chùa Việt (nổi tiếng ở Vientiane, nhưng tôi quên tên rồi): Thường có một anh chàng trẻ tuổi bán đậu phụ rong ở khu vực này và thường bán cho các tăng ni của chùa. Nhưng vài ngày nay không thấy anh ta đâu cả. Dân chúng nghi anh ta “mất tích”. Công an Lào đơn giản lắm. Vào chùa kiểm tra luôn. Té ra, anh này “được” 2 “sư nữ” trong chùa giữ lại để phục vụ.... tình dục! 2 “sư nữ” mới từ Sài Gòn lên. Cũng đầu trọc, áo nâu sòng đúng kiểu Phật giáo Bắc tông, nhưng dân tình thấy mỗi khi ra cổng chùa để “mua đậu phụ” đều bắt mắt lắm, bởi rất xinh và “môi son má phấn”. “Kiểm tra hành chính” nơi ở của 2 “sư nữ” này thì phát hiện nhiều băng video phim sex! Thế rồi, họ khai thấy chàng bán đậu phụ đẹp trai, cường tráng, bèn giữ lại trong chùa để cùng nhau “làm theo... phim con heo”!
Một “vụ” như thế, hồi ấy ở Lào là động trời lắm! Nhưng vì “xamakhi phi xệt” (tình đoàn kết đặc biệt) với Việt Nam, nên 2 nữ “sư hổ mang” này chỉ bị trục xuất về nước thôi!
Tp HCM, 24/9/2015
NGUYỄN NGỌC HÙNG

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

ĐÀM ĐẠO THẾ SỰ VỚI HOÀNG THÂN LÀO

Bài vả ảnh Trần Kháng Chiến
 Ảnh: (Từ trái sang phải) Hoàng thân Phesarath, Hoàng thân Phuooma, Hoàng thân Suophanuovong, bà Viengkham  Nguyễn Thị Kỳ Nam (mẹ bạn Chính)-Ảnh chụp trong phòng khách gia đình.
Tiếp xúc với các bạn Lào, với ông bạn Hoàng Thân, mình vỡ ra khối chuyện thú vị
Tác giả (phải) và Vialavong Boupha (Đạt)
Khi chúng tôi gặp Vialavong Boupha, (Tên Việt là Đạt, con trai cụ Khamphay  Boupha nguyên đại sứ CHDCND Lào tại Việt Nam , không phải người trong  Hòang tộc), bạn có nhắc đến tên người anh cả của Hoàng thân Souphanuovong, tức Hoàng thân Phetsarath (1889-1959), một yếu nhân rất có công đối với các dân tôc Lào. Thấy tôi muốn tìm hiểu bạn  Chính liền giải thích : sau khi Nhật đầu hàng đồng minh,  cơ hội để Nhân dân Lào giành độc lập  đã đến .Các lực lương trí thức yêu nước tại Lào đứng đầu là Hoàng Thân  Phetsarath  đã đề nghị Hoàng gia Lào cho Vua Lào thoái vị tiến tới xây dựng một nước Lào theo chế độ cộng hòa. Tại Đông Nam  Á Việt Nam tuyên bố độc lâp, thiết lập chế độ Dân chủ Công hòa vào ngày 2/9/1945 thì vào ngày 12/10/1945 Lào tuyên bố độc lập, thành lập chế độ Cộng Hòa  do  Quốc trưởng Phetsarath đứng đầu. Hoàng thân Souphanouvong  giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và Ngoại giao.  Tôi nói với Chính và Đạt rằng hai Hoàng Thân hành động như vậy chứng tỏ họ đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của giòng họ, của Hoàng tộc của bản thân. Đó là những con người có tư duy vĩ đại. Năm nay nhân dân Lào kỷ niệm 40 năm quốc khánh Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (4/12-1975 - 4/12-2015) song theo Chính cho biết  Nhà Nước Lào sẽ lấy ngày 12/10/1945,  ngày Hoàng thân  Quốc trưởng Phesarath  tuyên bố độc lập, thiết lập chế độ Công Hòa  là ngày quốc khánh của Lào.
Khi Thực dân Pháp quay lại chiếm Lào vào cuối 1945, Quốc trưởng Phesarath đã lãnh đao nhân dân Lào tiến hành kháng chiến chống Thực dân Pháp. Thái Lan lúc đó ủng hộ cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân Lào, nhân dân Nam Bộ (Việt Nam). Lực lượng kháng chiến Lào phải rút sang Thái Lan. Vinaythông –Nguyễn Văn Chính  được sinh vào tháng 10-1946 trong Hoàng cung Thái Lan. 
 Tại Thái Lan Hoàng thân Souphanouvong ( khi đó là Tổng chỉ huy lực lương vũ trang kháng chiến Lào), có một câu trả lới phỏng vấn của báo chí Thái Lan rất nối tiếng . Khi được hỏi : “Khi cuôc kháng chiến của nhận dân Lào  thắng lợi, Hoàng thân sẽ giữ cương vị nào trong Bộ máy Nhà  nước Lào?” . Hoàng thân Souphanouvong trả lời:  “Sau khi cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của nhân dân Lào thắng lợi, nhân dân Lào sẽ chính là người quyết định lựa chọn người lãnh đạo đất nước Lào”.  Nghe Chính kể lại sự kiên này, bản thân tôi cảm nhận được sự sáng suốt và nhân  cách vĩ đại của Hoàng thân.
Sau khi thực dân Pháp quay lại Lào, lại đưa Vua Lào lên ngôi , lấy Quốc hiệu là Vương Quốc Lào. Anh ruột của Hoàng Thân Souphanouvong là Hoàng Thân  Souvanna Phouma (1901-1984)  được  Pháp đưa từ Pari về Viên Chăn làm thủ tướng chính phủ Vương Quốc Lào.   
Vinaythong SUPHANOUVONG - N.v.Chính (Trái)
Tôi hỏi Chính , tại Lào quan hệ giữa những người cùng một giòng họ, ở hai chiến tuyến khác nhau có khốc liệt không?  Chính trả lời, người Lào đối với nhau ngay trong chiến tranh cũng rất ôn hòa, không quá khốc liệt. Sau khi thành lập Nước CHDCND  Lào vào tháng 12-1975  số quan chức, sỹ quan của phía Viên Chăn bỏ đi rất ít , trừ những người có quá nhiều nợ máu , như Vàng Pao. Cuôc sống của họ ban đầu có xáo trộn, song rất mau chóng hòa hợp với chế độ mới. Ông bác Chính là  Hoàng thân Phouma ở lại làm cố vấn cho Chính phủ Lào, ông mất ở Viên Chăn năm 1984, Nhà nước Lào tổ chức tang lễ rất long trọng. Chính cho biết  ỏ Lào giai cấp công nhân chưa hình thành, người Lào vốn sống rất ôn hòa nên quan điểm “đấu tranh giai cấp”  không  chi phối nhiều đường lối tổ chức của Đảng như ở Việt Nam..
Chính còn cho biết ngay sau khi Hoàng Thân Souphanouvong gặp Hồ chủ tịch tại Hà Nội vào  5/9/1945, đã thu xếp vế Lào . Bác Hồ  giao cho đồng chí Nguyễn Chí Thanh, bí thư Xứ ủy Trung kỳ tổ chức bảo vệ Hoàng thân  an toàn trở về Lào . Tiếp đó , giao  thành lập các đơn vị vũ trang sang Lào phối hợp với lực lương yêu nước Lào bảo vệ nền độc lập non trẻ.
Hoàng thân Souphanuovong đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Đông Dương , dũng cảm từ bỏ mọi đặc quyền đặc lợi vững bước trên con đường bảo vệ nền độc lập cuả các dân tộc Lào. Từ  năm 1945 Hoàng thân tham gia thành lập lực lương Issara , sau này là NeoLao Issara tiền thân của Pathet Lao.
 Sau khi Nước CHDCND  Lào được thành lập (Tháng 12/1975 ) ,  Chính  và các bạn Lào  từng học tập tại Trường thiếu nhi Việt Nam nhiều người được tham gia vào tổ trợ lý cho Tổng bí thư Cayson Phongvihan , trong việc nghiên cứu tìm cho Lào một con đường phát triển phù hợp . Các cán bộ thời kỳ đó phải tự học tập, tự nghiên cứu rất nhiều vì sau chiến tranh họ phải xây dựng một nước Lào mới trên nền tảng của một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Thời kỳ đó Trung ương Đảng CSVN có cử một số cán bộ sang  Lào giúp về các vấn đề lý luân. Khi TBT Phongvyhan sang Liên Xô công tác , tình cờ gặp Tiến sỹ khoa học Lê Văn Viện, giáo  viên Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Qua trao đổi TBT  Phongvyhan mời tiến sỹ Lê văn Viện sang Lào làm cố vấn cho mình. Phía Việt nam rất khó sử vì tiến sỹ Lê Văn Viện chưa phải là Đảng viên. Để cử Tiến sỹ Lê Văn Viện sang Lào  theo yêu cầu của Tổng Bí thư Phongvihan, một thủ tục cần là Đảng ủy Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội mau chóng kết nạp tiên sỹ Viện vào hàng ngũ của Đảng công sàn Việt Nam. Theo Chính cho biết tiến sỹ Lê Văn Viện góp được nhiều ý kiến tốt cho tổ trợ lý TBT Cayson Phongvihan.

Tại Viên Chăn chính chỉ cho tôi khu  phố Trung Quốc  (nơi tập trung càc của hàng kinh doanh của người Trung Quốc),  Dự án xây dựng khu dân cư cao cấp có vốn khoảng 800 triệu USD, Tòa nhà Ngân hàng Công thương Trung Quốc, sân vân động quốc gia do chính phủ Trung Quốc tặng cho Viên Chăn để Lào tổ chức SEAGAME 2009. Chính cho biết Chính phủ Lào cấp giấy phép cho các doanh nghiệp Trung Quốc  nhiều dự án khai thác khoáng sản, hiện Trung Quốc tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Viên Chăn - Côn Minh dài hơn 400 km,vốn đầu tư hơn 7 tỷ USD… Tóm lại đầu tư của Trung Quốc vào Lào rất lớn. Một nghịch lý, người dân Lào nhìn người Trung Quốc đến Lào không mấy thiện cảm. Lý do đơn giản người Trung Quốc không hiểu về văn hóa Lào, cách hành sử của họ không gây được thiện cảm . Tôi nói với Chính rằng nếu Trung Quốc giầu có lên, mạnh lên nhưng hành xử có trách nhiệm với khu vực, với thế giới thì uy tín của Trung Quốc sẽ rất lớn. Chính đồng ý với tôi và nói thêm,Trung Quốc muốn tham gia vào nhóm các nước có nền kinh tế mạnh,  đồng tiền có giá trị thanh toán quốc tế như  USD, ERO, BẢNG Anh, YEN Nhật.  Điều đó khó xẩy ra vì  Trung Quốc cho dù đã giầu có lên, trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới, song  Trung Quốc  chưa sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ với công đồng quốc tế. Tôi   rất tán thành với suy nghĩ của Chính.
Tôi nói với Chính , văn hóa Việt Nam và Lào khác nhau, tại sao Việt Nam và Lào lại gắn bó với nhau? Chính cười , cho rằng Cụ  Hồ  có tầm nhìn rất xa . Ngay từ  tháng 8/1945  Cụ Hồ đã quyết tâm xây dựng quan hệ hữu nghị Việt –Lào vì lợi ích của 2 dân tộc . Các thế hệ kế tiếp luôn bảo vệ, xây đắp cho mối quan hệ đó, nên chúng ta luôn gắn bó với nhau !
-----------------------------------------------------
Tác giả Trần Kháng Chiến đính chính : Bạn Vialavong Boupha, (Tên Việt là Đạt ), con trai cụ Khamphay  Boupha nguyên đại sứ CHDCND Lào tại Việt Nam , không phải người trong  Hoàng tộc.
Bạn Chính gọi Hoàng thân Phetsarath (1889-1959) và Hoàng Thân  Souvanna Phouma (1901-1984) là bác ruột .

LỄ VIẾNG anh MAI QUỐC ANH



14 giờ chiều nay 24/9/2012 các bạn K5 đã tập trung tại nhà tang lễ b/v Bạch Mai để tiễn đưa anh Mai Quốc Anh về nơi an nghỉ cuối cùng và chia buồn cùng bạn Thanh Mai và các cháu .
15 giờ kết thúc lễ viếng, gia đình và bạn bè thân hữu đã tiễn đưa anh Mai Quốc Anh đến ĐÀI HOÁ THÂN HOÀN VŨ thực hiện nghi lễ hỏa táng.

Một lần nữa chúng ta phân ưu cùng bạn Thanh Mai và gia đình ! 
Vĩnh biệt anh Mai Quốc Anh !




-------------------------------------------------------------------------
Tin và ảnh do Khoa Phi thực hiện và gửi BĐH qua Email


----------ooOoo---------- 
LỜI CẢM ƠN
(Blog Thanh Mai 25/9/2015)
 
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý vị và toàn thể bạn đã tới phúng viếng chia buồn và tiễn đưa chồng tôi là Mai Quốc Anh về Cõi Vĩnh Hằng!

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các bạn đã chia buồn cùng gia đình tôi trên Blog luson.quelam, trên Blog hoa sim tím và qua điện thoại!


Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Nhân câu chuyện của Trần Kháng Chiến : Thăm Viêng Chăn gặp bạn Lào (QL)

NHỚ LẮM CÁC BẠN LÀO !
Trần Trung Hải
Tr.Hải ViêngChăn 1989
Chúng ta đều nhớ ở Trường Quế Lâm từ 1955 có một số Bạn Lào sang học. Đa số theo học khối lớp 1-2 và lớp Vỡ lòng. Tất cả có 16 bạn (3 bạn nữ) đều có Họ và tên Việt Nam để chúng ta… “dễ gọi” và để dân thành phồ Quế Lâm … “dễ nhầm”, (tưởng các bạn là người VN!).
 Tất nhiên mỗi  Bạn đều  có Họ và Tên Lào. Chẳng hạn, Khamsay SUPHANOUVONG là Nguyễn Văn Trung,  Vinaythong  SUPHANOUVONG  là Nguyễn văn Chính,  Vilavong BOUPHA là Nguyễn văn Đạt,  Chanthanom  NANOTHAM  là Nguyễn thị Hồng v.v.   
Ngoài các bạn con bác Suphanouvong , các bạn khác đều là con  các bác ủy viên  BCT. Bộ trưởng …

 Phải : Tr Hải, Hùng - Trái : Chính , Đạt

Sau khi học ở QL, các bạn đều được tiếp tục học tập, nghiên cứu ở VN, LX, các nước Đông Âu, hoăc sau này ở Pháp. Mỹ…
Ra công tác các bạn đã phục vụ có hiệu quả cho Đất nước Lào và nhiều bạn đã giữ những cương vị cao như Bộ trưởng, Thứ trưởng …
Tuy các Bạn không hoc cùng khối 5 với chúng ta. Nhưng Lớp ta có nhiều Bạn rất gần gũi và thân  với các Ban Lào cho đến bây giờ.  Các Bạn Lào rất  nhiệt tình, vui vẻ với  “Những người anh em Trường TNVN – Quế Lâm Dục tài”,  đặc biệt là bạn Chính, bạn Đạt .

Tôi từ giữa những năm 80 có nhiều dip qua Lào cũng như  bạn Chính, bạn  Đạt, và cả bạn Trung, (nguyên Bộ Trưởng Phủ Thủ tướng  Lào, là anh ruột của Chính) nhiều lần sang VN đều gặp nhau như anh em và có nhiều kỉ niệm không quên.
Nhiều lần tôi sang Viêng Chăn, hồi bạn Trung còn công tác (là BT) đã tự lái xe riêng ra sân bay và vào tận cửa Kiểm tra BP đón. Tôi nhiều lần thân tình nói với bạn Trung là : Mình khá thông thạo Viêng Chăn và có CQ ra đón. Trung bận công tác, lại là BT ra đón, mình thấy ngại quá!. Trung bảo, anh H. đừng ngại, Trung ra đón anh trên tư cách là Bạn QL, xe riêng, tự lái nên chẳng ảnh hưởng gì đến …‘Hòa bình TG” cả!.  Sau này tôi có nhiều lần sang Lào, bạn Chính  và Vợ là chị Lộc đã đón tiếp tôi, tạo điều kiện tiếp xúc với các LĐ đương thời của Lào để giải quyết công việc thuận lợi và đưa tôi đi chơi, tham quan…
 Hồi bác gái SUPHANOUVONG  còn sống, mỗi lần qua Viêng Chăn tôi thường đến nhà thăm Bác gái và cùng với bạn Trung  hoặc bạn Chính … ra thắp hương ở mộ Bác trai, nằm bên cạnh Quảng trường That Luổng .

 Một lần bạn Chính lái xe đưa chúng tôi đi thăm một Khu nghỉ mát sinh thái,  khi nghỉ ăn trưa tại một cửa hàng đặc sản,  Bạn đã mời món rượu đặc biệt của Lào, có tên dân gian là “Rượu đá/đạp khung cửi”, uống vào có khi còn “khủng” và ‘công hiệu’ hơn cả “Rượu ông uống bà khen”, hay “Minh Mạng” của ta… (Bạn Chính có giải thích “sự tích”, tạị sao lại gọi là ”Rượu đá/ đạp khung cửi”.
Các bạn đã tăng rượu này và tôi đã mời các cụ QL 'Hội Cầu Ngà' nếm thử và kể lại “sự tích” (Cụ Ng.Hân, Tú Riềng … nghe, khoái tỷ lắm).

 Các Bạn còn nhớ trong Lễ kỉ niệm 50 năm Ngày thành lập Trường TNVN QL, bạn Chính thay mặt Đoàn cựu HS Lào ở QL đọc bài phát biểu chào mừng rất cảm động và sâu sắc về tình bạn, tình nghĩa Thầy Trò QL và về tình hữu nghị Lào Việt.  Ngay sau khi dự Lễ Kỷ niêm, ban Chính và các ban Lào đã nói với anh P.Q.Anh (nguyên Hiệu đoàn trưởng – QL) V.Q.Hùng… là bạn Chính có nhã ý để dành 200 ha (trong mảnh đất rừng vài ngàn ha thuộc 1 dự án Trồng rừng - Thủy điện… ở Trung Lào mà Tập đoàn Kinh tế của bạn Chính được giao) để các ban của Trường TNVN QL sang quản lý, tham gia cùng đầu tư khai thác.
(Nếu có nhu cầu và làm được). 

Sau đó có một đoàn của các cụ QL, tôi nhớ có bạn “Hùng Lào”- ( Cùng Lớp 1 với Chính), Lớp ta, có Mai Tâm, N.Hiếu… và 1 số bạn ở các Lớp,( trên chục người) sang thăm các bạn Lào và du lịch . Các bạn VN đã khảo sát và tìm hiểu sơ bộ. Lần này tôi không đi, nhưng có được xem tài liệu tổng thể Dự án.(khá hay, nhưng rất tiếc là các “cụ QL” lực bất tòng tâm nên không thực hiện).

Từ trái sang : Tr.Hải, bạn Đạt, Phạm Quốc Anh, 
bạn Chính, Hồ Dũng , Nữ Hiếu 

Chúng ta rất hiểu, bạn Chính và các Bạn Lào muốn qua công việc này, tạo điều kiện cho các bạn QL-VN và Lào có điều kiện thường xuyên gặp nhau là chính và phần nào tạo ra hiệu quả KT để có kinh phí cho “Hội QL”hoạt động và có thể góp phần nhỏ bé  hỗ trợ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh ốm đau. khó khăn.
Dù ý tưởng tốt đẹp trên không thành, nhưng chúng ta cũng rất cảm ơn tấm lòng của bạn Chính và các bạn Lào.


Từ  kỷ niêm 50 Năm Trường TTVN- QL đến nay đã qua trên 12 năm, đa số trong chúng ta đã ở vào “tuổi cổ lai hy”, không thể làm kinh tế, chính trị nữa, nhưng vẫn có thể tổ chức những chuyến sang Lào (qua công ty DL hoặc tư tổ chức rủ nhau đi) để bạn bè Lào Việt gặp nhau  hàn huyên và tham quan du lịch đát nước Lào. (Vì như các bạn đã biết và qua bài viết của bạn T.K.Chiến, thì ở Viêng Chăn có rất nhiều điều thú vị , hấp dẫn. Ở Lào- Đất nước Triệu Voi , thiên nhiên tươi đẹp, nhiều Chùa chiền, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, như Thủ đô Viêng Chăn, Cố đô Luangprabang, Cánh Đồng Chum, dòng sông Mê Kông thơ mộng, những khu rừng nguyên sinh xanh ngát, những đập, nhà máy thủy điện đồ sộ. Những con người hiền lành, đôn hậu. nhiều lễ hội giàu bản sắc dân tộc độc đáo.

  Tác giả 3B và bạn Khămsay ( Trung)

Tôi thấy ý tưởng  trên của bạn Trưởng ban Điều hành Blog LSQL Quang Trung – Calathau và nhiều bạn khác, muốn tổ chức cùng nhau đi Lào thăm Bạn cũ và du lịch là rất phù hợp và trong “tầm tay” (về sức khỏe, thời gian, tài chính…) của đại đa số các bạn có nguyện vọng. Hy vọng chúng ta có nhiều bạn có dịp sang Lào thăm các bạn trường cũ và được đón bạn Chính, bạn Đạt và các bạn Lào khác tại Việt Nam trong thời gian không xa.                                                                               

Trần Trung Hải 
--------------------------------------------------------------- 
Mời xem bản gốc tại bongbanbien.blogspot.com

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

KỂ CHUYỆN DU LỊCH VIÊNG CHĂN

Thăm người bạn Lào , cựu HS Quế Lâm tại Viêng Chăn.
Bài và ảnh : Trần Kháng Chiến
Tác giả dạo chơi bằng xe đạp trên quảng trường Thạt Luổng thủ đô Viêng Chăn 
Năm 1955, Trường thiếu nhi Việt Nam tiếp nhận 16 học sinh  con em cán bộ Phathet Lào.Trong số đó có 4 người con của Hoàng thân Souphanouvong  là Trung vào học lớp 3, Thành, Nga vào học lớp 2  ,  Nguyễn Văn Chính ( tức Vinaythong Theuket  Souphanouvong) vào học lớp 1 với tôi. Chúng tôi hai đứa trẻ Việt-Lào cùng xa gia đình trở thành bạn. Chúng tôi học với nhau đến 6/1958 .
 Khoảng 1960 Chính khi cùng mẹ và các em sống ở Hà Nội, Chính có tìm đến thăm gia đình tôi. Năm 1996 Chính sang Tp Hồ Chí Minh, chúng tôi lại gặp nhau. Năm 1998 Chính kết hôn với Lộc , tôi  là thành viên của nhà trai. Tháng 8/2003 Chính cùng Lộc và Đạt, anh Sơn (hai học sinh cũ của Trường thiếu nhi Việt Nam) thay mặt cho 16 học sinh Lào sang Hà Nội  dự  Lễ  kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Thiếu nhi Việt Nam. Chúng tôi gặp lại các bạn cùng khối lớp trong ngày vui ấy. Trong số 16 học sinh Lào học tại Trường ta, Chính là người cởi mở, thân thiết và luôn có ý thức duy trì các quan hệ gắn bó với  thầy, trò Trường ta .
Chính và Chiến 2 bạn cựu HS Lớp 1 trường TNVN (1955) gặp lại nhau ở Viêng Chăn (8/2015) 

Trong hàng ngũ CB ở Lào, Chính là một cán bộ được đào tạo rất cơ bản, được tôi luyện trong cuộc đấu tranh cách mạng . Cuôc đời , số phận của Chính gắn với cuôc đấu tranh của dân tộc mình, vì một nước Lào dân chủ. Chính từng 15 năm làm Chánh văn phòng Chủ tịch nước. Trong những năm công tác Chính tự học thêm , thông thạo tiến Pháp, tiếng Anh , tiếng Nga , tiếng Bulgaria. Năm 1995 sau khi Chủ tịch Soupanouvong qua đời ,Chính xin nghỉ việc ,  lo việc gia đình
Đầu tháng 9/2015 tôi và chú em trai ( Kiến Quốc) sang Viên Chăn thăm nước Lào , thăm vợ chồng Chính. 
Ngày 12/9 chúng tôi ngồi máy bay của Hàng Không Việt  Nam   rời sân bay Tân sơn Nhất lúc 16 giờ  , quá cảnh  Phnompenh  khoảng 40 phút , sau đó bay sang tới Viên Chăn lúc 19 giờ. Chuyến bay rất nhẹ nhàng .  Chính và Lộc ra  sân bay Vattay  đón chúng tôi.
Vợ chồng anh Chính dẫn anh em Chiến-Quốc thăm Bảo tàng CT Suphanuvông

Tôi lần đầu tiên đến Lào . Ngay từ buổi đầu đến Viên Chăn tôi cảm nhận ngay được  không  gian  thanh bình, trật tự, không ồn ào, không vội vã , phố xá sạch sẽ, rất nhiều chùa chiền ( Viên Chăn có khoảng 300 ngôi chùa).Trên đường từ sân bay Vattay về trung tâm thành phố tôi thấy có rất nhiều ôtô du lịch. Chính vui vẻ giải thích Viên Chăn dân số 650 ngàn người , có hơn 500 ngàn xe ô tô , tức mỗi đầu người  có  0,8 chiếc xe !   Ôto du lịch hiện nay là phương tiện đi lại rất phổ biến của người dân Lào  cho dù giá xăng nhập khẩu cao hơn ở Việt Nam. Cụ thể xăng A92 giá 7,8 ngàn Kip (22 ngàn VND)/lít , xăng A95  8 ngàn Kip/lít.  Tôi tự nghĩ, dân Lào , nhiều người có xe ôto tức mức sống đã khá lên nhiều.
 Đường phố thủ đô Viêng Chăn

Khi tôi hỏi về mức sống của nhân dân Lào , Chính cho biết  hiện nay GDP bình quân đầu người của Lào là 2000 USD (  vừa thoát nghèo) .Ở Viên Chăn là 4500USD. Tỷ giá hối đoái trước năm 2.000 có lúc 150 nghìn Kip =1 USD. Trong 12 năm lại đây  tỷ giá  ổn định 80 ngàn Kip = 1 USD .  Điều đó chứng tỏ nền kinh tế Lào ổn định.  Hàng hóa của Lào  khá phong phú , một phần được sản xuất tại chỗ, ngoài ra được nhập khẩu  .Hàng tiêu dùng  chất lượng cao tràn ngập thị trường Viên Chăn .  Khối lượng hàng hóa trên thị trường và khối lượng tiền lưu thông trên thị trường cân bằng. Lạm phát của nền kinh tế Lào thấp.
 Tối 12/9 vợ chồng Chính mời chúng tôi ra bờ sông Mekong ăn tối . Đường ven sông tấp nập chợ đêm bán đủ thứ hàng tiêu dùng, như quần áo, giầy dép, đồ lưu niệm, điện thoại các loại…Các quán ăn bên bờ sông  rất nhộn nhịp, rất  đông khách  gồm các gia đình dân Vien Chăn, các đoàn khách du lịch từ Châu Ấu ,Châu Mỹ ,Châu Úc, Nhật Bản , Hàn Quốc kéo nhau ra đường bờ sông thưởng thức ẩm thực Lào .  Sự nhộn nhịp tại các quán ăn ven sông chứng tỏ đời sống của người Lào sung túc .
Bên kia bờ sông là tỉnh Nọng Khai của Thái Lan sáng lung linh ánh đèn neong màu trắng. Khác với bên Viên Chăn, các đèn  bên bờ sông có ánh sáng vàng. Chính cho biết bên bờ sông Mekong có rất nhiều loại côn trùng như cà cuống , thiêu thân, các loài bướm…Các loại côn trùng rất dị ứng với ánh sáng mầu vàng.Tôi có được thêm kiến thức  về bảo vệ môi trường của người Lào.
 Ánh sáng đèn điện , các biển quảng cáo trên đường phố Viên Chăn khá rực rỡ. Chính cho biết  Lào là một nước rất giầu tiềm năng về thủy điện. Hiện Lào đang vận hành  hơn 20 nhà máy thủy điện. Điện của Lào đủ dùng, ngoài ra  còn được bán sang Thái Lan, Campuchia, Singgapo.
 Bên bàn ăn Chính cho biết với dân số hơn 6 triệu người hiện nay hàng năm Lào đón 4 triệu khách du lịch quốc tế ! Không khó hiểu Du lịch là nguồn thu rất lớn của Lào.
 Lào là một quốc gia ở Đông Nam Á không có biển , song có các giải rừng nhiệt đới bất tận. Có núi non hùng vỹ , có hệ thống sông ngòi rất nên thơ, có các công trình tôn giáo gồm vô số chùa chiền (Viên Chăn có hơn 300 ngôi chùa). Lào hướng tới xây dựng hình ảnh trở thành một “Thụy Sỹ “  ở Đông Nam Á, thu hút khách du lịch sinh thái,văn hóa  cùa thế giới
Ban đêm . Một trong số 60 Khách sạn ở thủ đô Viêng Chăn

Một khi nước Lào có nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát thấp sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn lâu dài. Tôi nhìn thấy trên đường phố nhiều tòa nhà  cao tầng mới xây dựng là trụ sở  các Ngân hàng quốc tế . Hàn Quốc đã đầu tư lắp ráp xe ôtô tại Lào. Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt Viên Chăm – Côn Minh có chiều dài hơn 400 km, với số vốn lên đến 7 tỷ USD. Khi nhắc tới dự án tuyến đường sắt này, tôi hỏi Chính , liệu Lào có sợ Trung Quốc  chi phối nền kinh tế  không? Chính tự tin trả lời “Không!” . Nước Lào có chính sách mở cửa cho bất cứ ai vào đầu tư . Khi đầu tư vào Lào  Nhà đầu tư có lợi,  Lào cũng có lợi trong việc tiếp thu công nghệ, thu thuế , tạo công ăn việc làm cho nhân dân.  Nước Lào có nhiều khoáng sản , các Tập đoàn xuyên quốc gia đã , đang đầu tư vào Lào khai thác nguồn tài nguyên này.  Úc đang tiến hành khai thác đồng, vàng .Việt Nam  có dự án  khai thách Kali . Riêng ông bạn  Chính của tôi  làm chủ một công ty khai thách đá non Bari (có tỷ trong gấp 4 lần nước ).Sản phẩm khai thác được toàn bộ cung ứng cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam phục vụ cho khai thác dầu . Chính giải thích, khi khoan các giếng dầu xong, một khối lượng Bari sẽ được thả vào các giếng dầu. Bari có tỷ trong lớn hơn sẽ đẩy dầu lên trên. Bari là một sản phẩm rất cần cho quá trình khai thác dầu. Qua tiếp súc với Chính tôi lại  có biết thêm kiến thức về nền kinh tế của Lào.
 Từ phải qua trái : Chính, Đạt và Chiến ( Đạt Vilavong Boupha  là con trai cụ Khamphay  Boupha nguyên đại sứ CHDCND Lào tại Việt Nam , không phải người trong  Hòang tộc. )

Tại Viên Chăn tôi còn được Chính  đưa tới thăm  một bạn Lào có tên Việt là Đạt, học dưới tôi một lớp. Sau khi tốt nghiệp cấp III tại Việt Nam,  Đạt vào học Khoa chế tạo máy Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sau đó Đạt được nhà trường cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại Đại học Giao thông Matxcova và bảo vệ xong luận án phó tiến sỹ kỹ thuật. Cũng như Chính Đạt thuộc loại trí thức cách mạng được đào tạo rất cơ bản.  Đạt từng tham gia trong nhóm trợ lý Tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Kayson Phongvyhan, đảm nhiệm chức vụ Vụ trường Vụ cơ khí của Bộ công nghiệp-thương mại. Đạt cũng như Chính có tình cảm rất chân thành với Việt Nam, mong muốn duy trì quan hệ với các bạn Việt Nam cùng học tại Trường thiếu nhi Việt Nam và tại  Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tôi đến nhà Chính, thắp hương cho chủ tịch Souphanouvong.Trên bàn thờ có bức ảnh Chủ tịch Souphanouvong chụp với Bác Hồ tại Chiến khu Việt Bắc, một bức ảnh rất quý của lịch sử quan hệ Việt-Lào.
 
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp Hoàng  thân Souphanouvong có bốn người con gửi sang sống cạnh Hồ chủ tịch tại chiến khu Việt Bắc . Bác đặt tên Việt cho bốn anh em là Quang, Minh ,Chính , Đại .
Tôi được Chính cho biết, năm 1945, Hoàng thân Souphanouvong đang tham gia xây dựng  cầu, đường  tại Miền Trung Việt Nam .
Sau ngày 2/9/1945  Hồ chủ tịch  cử ông  Lê Văn Hiến  Phái viên chính phủ lâm thời  mời Hoàng Thân  cùng cựu Hoàng  Bảo Đại  ra Hà Nội. 

    Cựu Hoàng Bảo Đại, Hoàng thân Souphanouvong  có cuộc gặp gỡ với  Hồ Chủ tịch vào ngày 5/9/1945.   Hồ chủ tịch đã bàn với Hoàng Thân về việc hơp tác Việt –Lào trong việc bảo vệ nền độc lập của hai dân tộc trước nguy cơ Thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương . Hoàng thân Souphanouvong đã trở về tham gia chính phủ kháng chiến Lào. Hoàng thân trở  thành lãnh tụ tinh thần của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Lào từ 1945 đến khi qua đời vào 1994.
Thành phố Viên Chăn không lớn lắm, Khu phố buôn bán cũ không khác mấy so với các khu  nhà phố của Việt Nam ta . Nhiều con đường được nâng cấp.  Nhiều công sở , trụ sở của các bộ đươc xây dựng khang trang mang đậm nết kiến trúc truyền thống của Lào . Thành phố có  một chợ rất lớn có tên “Chợ buổi sáng”, gồm hai khu  chợ cũ được xây dựng từ thời Pháp thuộc,  và chợ mới .

 Talat Sao – Chợ buổi sáng nay là một trung tâm thương mại hiện đại

Chợ mới là một tòa nhà lớn 5 tầng hiện đại, to, rộng  do Singapo xây dựng, quản lý.  Trong tòa nhà này các gian hàng được bố trí rất khoa học, có thang cuốn lên, xuống các tầng. Không khí trong toàn bộ tòa nhà được làm mát bằng một hệ thống điều hòa công suất cực lớn. Hàng  hóa rất phong phú . Tôi để ý đến các  gian hàng buôn  bán vàng trang sức thấy khách mua bán rất đông . Ở Việt Nam ta chưa có tòa nhà chợ nào hiện đại như tòa nhà này.
Tôi có vào Ngân hàng Lào –Việt để đổi tiền đồng lấy tiền Kip.Tại Lào mua, bán trên thị trường chỉ sử dụng tiền Kip. Một triệu tiền Việt đổi được 330 ngàn Kip. Ngân hàng Lào –Việt nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Kip  với lãi xuất 8,5% năm . Đồng USD, Bạt Thái Lan là 6,5% năm. Khách  hàng gửi tiền, vay tiền của ngân nhàng rất đông.
Hai anh em chúng tôi mỗi người một xe đạp lang thang thăm thú các đường phố cổ, các khu phố giành cho khách du lịch nước ngoài gồm các khách sạn sang trọng, các khách sạn nhỏ phục vụ khách du lịch ba lô , các công viên, các chùa chiền , các công trình kiến trúc tuyệt vời của nền văn hóa Lào . Những  ngày thăm bạn cũ, thăm Viên Chăn cho tôi sự hiểu biết  về nhân dân Lào, về văn hóa Lào, về phật giáo ở Lào ,về  phong cảnh của đất nước tươi đẹp này, về nền kinh tế đang trên đà phát triển rất vững vàng ,rất độc lập của Lào.  Sáng  17/9 Chính lái xe đưa hai anh em tôi ra sân bay Vattay . Cho đến hôm nay khi tiếp xúc với Chính tôi nhân ra bạn mình là người rất thông minh, nắm rất vững tình hình chính trị, kinh tế thế giới, tình hình  Việt Nam,   Lào . Những kiến thức đó phục vụ rất hiệu quả cho công việc của bản thân. Chúng tôi hẹn ngặp lại Chính vào 2016 tại Việt Nam.
                                                    
 Trần Kháng Chiến