Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

FOMOSA CÚI ĐẦU NHẬN TỘI! (Tường thuật họp báo Chính phủ)

Họp báo Chính phủ chiều nay

Làm cá chết hàng loạt, Formosa bồi thường 500 triệu USD

30/06/2016 16:14 GMT+7
TTO -   Sau quá trình làm việc của các cơ quan chức năng VN, Formosa thừa nhận gây ra sự cố môi trường biển, khiến cá chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Trung. Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD khắc phục hậu quả. 
Làm cá chết hàng loạt, Formosa bồi thường 500 triệu USD
Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo - Ảnh: VIỆT DŨNG

Phát biểu tại họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 30-6, bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin trong tháng 4-2016, tại ven biển 4 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế xảy ra sự cố cá chết nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về môi trường, kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Trên 100 nhà khoa học
Ông Dũng thông báo ngay sau khi có sự cố, lãnh đạo Đảng, nhà nước đã trực tiếp, thường xuyên, Thủ tướng và phó Thủ tướng đã tập trung chỉ đạo. Bước đầu đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội, môi trường, tinh thần chỉ đạo cơ quan khoa học trên tinh thần thận trọng, khoa học, chính xác, khách quan đúng pháp luật làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố để có giải pháp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết đã tổ chức trên 100 nhà khoa học, có sự phản biện của chuyên gia quốc tế, xác định nguồn thải lớn nhất tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa độc tố như Fenol, Xianua, kết hợp với Hidro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến Thừa thiên Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt. Bộ Tài nguyên môi trường đã rà soát nguồn thải, thành lập đoàn kiểm tra.
Với chứng cứ khách quan, khoa học, Bộ Tài nguyên môi trường đã phối hợp các bộ ngành đã nhiều lần làm việc với Formosa Đài Loan cũng như Formosa Hà Tĩnh. Ngày 28-6, Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh.
Thủ tướng cũng chỉ đạo ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng, biểu dương nỗ lực của các nhà khoa học, sự vào cuộc của các Ban Đảng, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan báo chí trong vào ngoài nước.
Chính phủ hoan nghênh dư luận Đài Loan ủng hộ VN xử lý nghiêm sai phạm vừa qua, yêu cầu Formosa hợp tác. Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện chính sách, tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực thi pháp luật.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đây là bài học cho các doanh nghiệp trong tuân thủ pháp luật VN cũng như pháp luật về môi trường.
Làm cá chết hàng loạt, Formosa bồi thường 500 triệu USD
Bộ trưởng Tài nguyên môi trường Trần Hồng Hà trả lời tại họp báo - Ảnh: VIỆT DŨNG

 TGĐ Fomosa " Đọc bản tự kiểm điểm"(Calathau chụp qua màn hình TV)

Và cúi đầu nhận tội ! (Calathau chup qua TV)

Formosa cam kết 5 điểm:
1. Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
2. Bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.
3. Cam kết hoàn thiện công nghệ sản xuất để xử lý triệt để chất thải trước khi thải ra môi trường, không để tái diễn sự cố môi trường như vừa qua.
4. Phối hợp bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng giải pháp đồng bộ để phòng chống ô nhiễm, không xảy ra sự cố môi trường để tạo niềm tin với người dân VN và bạn bè quốc tế.
5. Thực hiện đúng cam kết nêu trên, không tái diễn vi phạm, nếu vi phạm sẽ chịu chế tài theo quy định pháp luật VN.
Với nhận thức sâu sắc sự cố môi trường ảnh hưởng sâu sắc tới người dân, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan thực hiện ngay bồi thường, hỗ trợ chuyển nghề cho dân theo đúng quy định, tinh thần là đảm bảo công khai, minh bạch, sát thực tế, có giám sát của dân, mặt trận tổ quốc, cơ quan báo chí.
Yêu cầu Formosa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết. Đồng thời triển khai lắp đặt hệ thống giám sát môi trường biển ở 4 tỉnh và công khai số liệu.
Ông Trương Minh Tuấn cung cấp clip lời xin lỗi của ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa cùng ban lãnh đạo Formosa gửi lời xin lỗi đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Làm cá chết hàng loạt, Formosa bồi thường 500 triệu USD
Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn tại buổi họp báo - Ảnh: VIỆT DŨNG

Ngay sau phần thông tin, một số báo đã đặt câu hỏi với các vị chủ trì họp báo:

* Tiền Phong: Xin hãy cho biết quá trình xác định nguyên nhân cá chết?
- Bộ trưởng Tài nguyên môi trường Trần Hồng Hà: Qua clip vừa rồi, xác định nguyên nhân đòi hỏi phải có chứng cứ bài bản, khoa học. Sự cố xảy ra diện rộng, phức tạp, nên phải tiến hành cẩn trọng, khách quan, chính xác…
Trước yêu cầu của Thủ tướng, yêu cầu chính đáng của dân, với sức ép rất lớn, chúng tôi xác định phải tiến hành có kế hoạch, tính toán đầy đủ, để có chứng cứ, không chỉ nêu nguyên nhân, mà chỉ rõ ai là thủ phạm.
Chúng tôi chia việc thành 3 nhóm: xác định nguyên nhân, hình dung được hiện tượng gì diễn ra, đi từ Hà Tĩnh về Huế.
Cơ chế gì xảy ra khiến hải sản chết? Nhóm thứ nhất rất phức tạp. Nhóm này tập hợp hơn 100 nhà khoa học về Hải dương học, môi trường, lấy mẫu trầm tích đáy, phù du… Tiến hành xác định từ vệ tinh từ khi bắt đầu sự việc, hồi tố lại sự việc vì sự việc diễn ra trước khi ta biết. Nhiều nhà khoa học phải xuống biển lần theo dấu hiệu vệ tinh chỉ ra.
Qua làm việc nguy hiểm, phân tích thí nghiệm, có cái vài tuần mới có kết quả, phải kiểm chứng của nhiều phòng thí nghiệm quốc tế khác. Chúng tôi lấy ý kiến nhà khoa học thế giới khác một cách độc lập nên hôm nay mới công bố.
Qua nghiên cứu khẳng định hợp chất, theo dòng hải lưu từ Hà Tĩnh đến Huế. Nó như tấm đệm, hấp thụ chất kim loại tiếp nếu có trong biển, nó chứa phenol, nó có nhu cầu oxy, lấy oxy và có độc tố nên gây cái chết của hải sản. Vậy từ đâu ra? Chúng tôi đã rà soát hàng trăm cơ sở, tập trung vào 3 đối tượng: Formosa, điện Vũng Áng, khu công nghiệp Hà Tĩnh.
Qua kiểm toán năng lượng, hàng loạt vấn đề quản lý thử nghiệm lỏng lẻo tại Formosa, thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải không đảm bảo yêu cầu nên xác định chỉ lò luyện cốc phát thải phenol và xyanua. Đã có bằng chứng thuyết phục để nhà đầu tư chấp nhận nguồn thải từ lò luyện cốc Formosa.

- Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Chu Ngọc Anh: Đây là sự cố nghiêm trọng lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam. Thủ tướng đã phân công Bộ Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với Viện Hàn Lâm khoa học Công nghệ tìm nguyên nhân.
Có thể khẳng định các nhà khoa học vào cuộc không kể ngày đêm. Tiếp cận nhiều phương pháp khác nhau, huy động mọi lực lượng, trong đó có cả nước ngoài.
Có khó khăn trong xác định nguyên nhân, là tìm kiếm dấu vết ngay tại thực địa, đáy biển, phân tích, hồi tố điều kiện thực địa ban đầu.
Với sự bổ sung của các nhà khoa học Mỹ, Israel, Nhật… đã đánh giá, kết luận với tính thuyết phục cao nhất được các nhà khoa học quóc tế công nhận.
Kết quả hôm nay đã thể hiện nỗ lực của nhà khoa học, trình độ và năng lực của nhà khoa học trong xử lý các vấn để khoa học phức tạp.
Có sự so sánh, năm 2004, tại Chiba của Nhật có sự cố môi trường nghiêm trọng, hơn 1 năm sau Hội đồng đánh giá của Nhật với chuyên gia hàng đầu mới kết luận được nguyên nhân, cũng do công ty sắt thép của Nhật xả nước thải chứa xyanua vào biển.

- Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn: Việc công bố hôm nay chứng tỏ Đảng, nhà nước chủ trương công khai minh bạch. Thủ tướng và các phó Thủ tướng đã tổ chức hàng chục cuộc họp về vấn đề này, đánh giá thiệt hại, giữ vững trật tự an toàn xã hội, xử lý nghiêm tổ chức sai phạm dù họ là ai.
Công bố nguyên nhân là để giải quyết hậu quả. Việc điều tra nguyên nhân được tiến hành bởi nhà khoa học, đối tượng là dữ kiện. Điều tra tìm thủ phạm là cơ quan điều tra, phối hợp nhà khoa học, phức tạp hơn, vì liên quan con người.
Quá trình điều tra có sự phối hợp chặt chẽ của các nhà khoa học, các địa phương.
Tôi nhấn mạnh kết quả trên là hoàn toàn khách quan, loại trừ toàn bộ sự can thiệp. Các cơ quan điều tra đã làm hết khả năng của mình.
Dư luận trên mạng xã hội có phản ứng về sự chậm trễ, bức xúc đó là dễ hiểu, vì liên quan an lành của đất nước, đời sống hàng vạn người dân nhưng phản ứng thái quá, có thế lực thù địch đã kích động gây mất trật tự công cộng.
Chúng tôi tôn trọng bức xúc nhưng không chấp nhận lợi dụng bức xúc đó để chống phá Đảng, nhà nước. Đến nay tôi khẳng định công bố hôm nay là kịp thời.
Làm cá chết hàng loạt, Formosa bồi thường 500 triệu USD
Phóng viên nhiều báo, đài trong và ngoài nước đã đến, chuẩn bị đưa tin - Ảnh: Cầm Văn Kình

* Tuổi Trẻ: Đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết việc cấp phép xả thải với Formosa so với tiêu chuẩn VN, việc kiểm soát xả thải và trách nhiệm của Bộ với vụ việc ra sao?
- Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà: Có nguồn nước thải từ cảng, sinh hóa, từ trạm xử lý cốc. Đưa ra tiêu chuẩn 52 kiểm soát 12 thông số của gang thép. Các quy chuẩn, có quy chuẩn 40 với nước thải công nghiệp, có kiểm soát nhiều thông số hơn. Tiêu chuẩn 52 kiểm soát với nước thải công nghiệp gang thép, chỉ kiểm soát 12 thông số, yêu cầu thấp hơn.
Về quy chuẩn, ngay từ đầu chưa tiên lượng được ngành công nghiệp gang thép phải bao quát các thông số. Trong toàn bộ lưu lượng thải, nước thải bao gồm cả nước thải có dầu mỡ, tiêu chuẩn 52 không bao quát. Đúng ra phải áp dụng cả hai tiêu chuẩn.
Có thể nói ta chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa. Cái cần giám sát nhất là từ luyện cốc, cần có hệ thống kiểm soát đạt các tiêu chuẩn 52 nhưng đang trong giai đoạn thử, do đó chưa cơ quan nào được gọi vào, khi họ nói tôi đã vận hành thì mới vào.
Đây là kẽ hở pháp luật. Ta chưa kiểm soát được, đáng ra phải đáp ứng tiêu chuẩn 52. Hệ thông quan trắc cũng chưa quan trắc được phenol, xyanua do pháp luật còn lỗ hổng, không có giám sát trong quá trình giám sát, thử nghiệm.

* Trong vụ việc này, VN có xử lý hình sự Formosa không?
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: thái độ của lãnh đạo Đảng nhà nước VN là kiên quyết. Tuy nhiên, Formosa đã nhận lỗi, đưa ra 5 cam kết. Vì vậy, người VN chúng tôi có câu đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại. Việc đưa vụ án ra khởi tố không, VN sẽ cân nhắc.
Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn: Việc khởi tố hay không sẽ phụ thuộc vào cơ quan tư pháp, Chính phủ không can thiệp.

* Formosa có nhiều tiền án về môi trường, nhưng tại sao chúng ta vẫn để lọt? Quy trình thẩm định dự án VN tới đây có gì thay đổi không?
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Đặng Huy Đông: Chúng tôi có thể cung cấp quá trình thẩm định Formosa. Tại thời điểm đó, quy trình đã được quy định trong nghị định 108 hướng dẫn Luật Đầu tư 2005.
VN đã phân cấp cho UBND tỉnh, các bộ ngành. Chúng tôi nhận được văn bản của UBND Hà Tĩnh hỏi về việc đầu tư của Formosa.
Chúng tôi đã góp ý về môi trường như sau: phần đánh giá tác động môi trường còn sơ sài, biện pháp tác động khả năng xấu. Chúng tôi đã đề nghị chủ đầu tư đánh giá tác động môi trường trình theo quy định. Như vậy, chúng tôi đã cảnh báo.
Chính sách đầu tư của VN sau việc này, tôi khẳng định chính sách này là nhất quán, theo đúng pháp luật, cam kết quốc tế. Một sự kiện xảy ra là đáng tiếc, các cơ quan Chính phủ sẽ rút kinh nghiệm, coi đây là bài học, để đảmbảo thu hút đầu tư theo đúng quy định pháp luật.
Chính sách của chúng ta ttrong thu hút đầu tư mới vừa được nêu trong nghị quyết 13 của Chính phủ đã nêu sẽ chủ trọng thu hút dự án là không đánh đổi thu hút đầu tư bằng mọi giá, không chấp nhận đánh đổi môi trường.

* Hãng Nikkei (Nhật Bản): Tiền bồi thường 500 triệu USD là rất cao. Chúng tôi muốn biết tại sao là 500 triệu USD?
- Ông Trần Hồng Hà: 500 triệu USD còn là nhỏ. Đó là chúng tôi mới đánh giá được thiệt hại của dân, mức độ tồn lưu, còn thiệt hại lớn hơn là tổn thương tâm lý…
Chúng tôi yêu cầu Formosa và các cổ đông phải tiến hành chuyển đổi công nghệ để không bao giờ xảy ra nữa.
Đại diện UBND Hà Tĩnh: Formosa là dự án lớn, có tất cả bộ ngành tham gia, nhiều việc vượt quá khả năng của Hà Tĩnh.
Dù vậy, Hà Tĩnh đã phối hợp trong kiểm tra, giám sát trên địa bàn. Hà Tĩnh đã giao trách nhiệm cho Ban quản lý khu kinh tế, Sở Tài nguyên Mội trường. Trên thực tế đã có nhiều cuộc kiểm tra và có xử lý, đặc biệt khi có sự cố xảy ra, chúng tôi đã tích cực cung cấp thông tin, để tìm ra nguyên nhân.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy do khả năng có hạn, việc kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, còn nhiều bất cập. Thông qua việc này, chúng tôi sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm để xử lý các cá nhân được giao trách nhiệm.
- Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn:  Để kết thúc, tôi xin thông báo hôm nay, Thủ tướng đã yêu cầu rà soát toàn bộ các quy hoạch môi trường, các quy chuẩn về môi trường. Với trách nhiệm cán bộ công chức liên quan, dù cấp nào, Thủ tướng cũng yêu cầu sẽ phải xem xét trách nhiệm trước pháp luật.
CẦM VĂN KÌNH

Quốc hội có lơ đễnh?

 ( Cảm ơn cụ Khoa Phi đã giới thiệu bài viết này) 

Ảnh tư liệu: Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII (sáng 27-11-2015) họp phiên toàn thể biểu quyết thông qua: Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) .

Hôm ông Nguyễn Thận, thầy giáo cũ đồng thời là ân nhân kêu oan cho Huỳnh Văn Nén, dẫn người học trò vừa tự do sau 18 năm tù đến cảm ơn chúng tôi vì đã đồng hành cùng họ tìm công lý, ông Nén ngồi im lặng mất mười phút.
Chúng tôi cũng vậy. Trong mười phút ấy tôi cố gắng mường tượng những gì ông đã trải qua trong ngần ấy năm tù oan, nhưng rồi bất lực. Thực tế quá kinh khủng, trí tưởng tượng của một nhà báo không đủ phong phú để hình dung ra những gì ông đã nghĩ và cảm nhận.
Luật hình sự là ngành luật đòi hỏi sự chặt chẽ nhất, bởi nó liên quan mật thiết và tác động tức thì đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và tài sản con người. Nó đòi hỏi sự hợp lý và tỉ mỉ trong soạn thảo và vận dụng. Để đề phòng oan sai, người ta đã đưa ra nhiều nguyên tắc có lợi cho người bị áp dụng: nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội...

Dù vậy, vẫn có những người bị tù oan như ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Huỳnh Văn Nén. Vẫn có những vụ án nhùng nhằng cả chục năm như trường hợp Lê Bá Mai bị cáo buộc giết người và hiếp dâm trẻ em. Vì thế, trong quá trình soạn thảo, dự thảo, thẩm định và thông qua Bộ luật Hình sự, việc "bấm nút" từng điều khoản, mỗi dấu chấm phẩy không chỉ là chế định khô khan, mà nó liên quan đến sinh mạng, đến thân phận con người.

Bộ luật Hình sự là một công trình đồ sộ mà Bộ Tư pháp được giao chủ trì soạn thảo với sự đóng góp ý kiến của rất nhiều cơ quan chức năng, được Quốc hội thông qua sau nhiều lần dự thảo. Nó được gần 400 đại biểu, đại diện cho ý chí toàn dân, bấm nút biểu quyết. Mục đích của nó là bảo vệ có hiệu quả sự bình yên của xã hội trên cơ sở ngăn chặn và đưa ra chế tài mạnh mẽ với các hành vi xâm phạm những khách thể được nó tuyên bố bảo vệ.

Cách đây hơn hai tháng, Bộ luật Hình sự sắp có hiệu lực được phát hiện có ít nhất ba điểm sai sót. Đó là sự trùng lắp chi tiết định khung hình phạt các tội liên quan đến ma túy ở các Điều 249, 250 và 252. Nếu không được sửa thì một hành vi có thể áp dụng các mức án khác nhau, dẫn đến tình trạng "Án hình sự xử sao cũng được" - phỏng theo câu nói của một chánh án tòa tối cao năm nào đối với án dân sự.
Trước nay, các cơ quan áp dụng pháp luật vẫn thường bị kêu ca về sự tùy tiện. Bây giờ, sự tuỳ tiện ấy xuất hiện trong chính văn bản luật. Ba điểm sai đã khiến chúng tôi rất ngỡ ngàng. Thế mà nay, Bộ luật Hình sự được lùi ngày có hiệu lực để sửa lỗi. Có tới 90 điểm sai sót được phát hiện. 
Xem lại những điều luật có sai sót, tôi nghĩ rằng nó khởi đầu từ lỗi đánh máy của người làm văn bản; nó lọt qua quá trình dò lỗi của những người soạn thảo và thẩm định; nó "trôi qua" mắt của gần 400 đại biểu tại nghị trường quốc hội. Những sai sót của luật lẽ ra đã được phát hiện sớm hơn nếu ai đó, trong số hàng trăm, hàng nghìn người được lấy ý kiến, làm việc có trách nhiệm. Nhưng luật lại đã được thông qua từ sự lơ đễnh của cơ quan soạn thảo, thẩm định, của hàng nghìn đại biểu từng tham gia các cuộc họp đóng góp ý kiến ở các hội đoàn, địa phương; rồi đi qua sự lơ đễnh của đại biểu quốc hội khi bấm nút.
Trách nhiệm của các đơn vị hay cá nhân cụ thể nào đó liên quan đến việc này chắc chắn sẽ được xem xét. Nhưng để xảy ra điều đó, tôi nghĩ mỗi người cũng nên tự hỏi liệu chúng ta có quá thờ ơ trước thân phận chính mình. Chúng ta luôn đòi hỏi được tham gia vào việc xây dựng luật, nhưng lại đã để những đàn lạc đà thản nhiên lọt qua lỗ kim khâu. 
Đức Hiển
-------------------------------------
Theo vnExpress ngày 28/6/2016
Tham khảo " Bộ Luật hình sự sai sót nghiêm trong . Ai chịu trách nhiệm? " TẠI ĐÂY

IS “NHỜ” MỸ ĐỂ KHAI SINH VÀ TỒN TẠI

Tác giả: Nguyễn Ngọc Hùng 
(Bài đã đăng trên Tuổi Trẻ số ra hôm nay 30/6)
Chiến binh nhà nước Hồi giáo IS tự xưng thách thức phần còn lại của Thế giới văn minh!

Ngày 27/6 vừa qua, chính phủ Iraq tuyên bố đã thu hồi thành phố Falouja từ tay “nhà nước Hồi giáo” (tự xưng)- IS. Đây là một thắng lợi quan trọng của cuộc chiến chống tổ chức khủng bố khét tiếng nhất mới tự “khai sinh” cách nay tròn hai năm.
IS không từ trên trời rơi xuống!
Ngày 29/6/2014, Abu Bakr al-Baghdadi xuất hiện lần đầu tiên trên internet tại Mosul để tuyên bố sự ra đời của “nhà nước Hồi giáo”- IS, khiến cả thế giới ngỡ ngàng. Nhưng IS không từ trên trời rơi xuống. Tiền thân của IS là al-Qa’eda do Osama Bin Laden (đã bị Mỹ tiêu diệt tháng 5/2011) làm thủ lĩnh. Cuộc xâm lược do tổng thống Mỹ- George W Bush phát động lật đổ chế độ Saddam Hussein ở Iraq hồi tháng 4/2003 làm phát sinh cuộc kháng chiến của người Iraq chống lại ách chiếm đóng Mỹ và chính quyền Iraq do Mỹ dựng lên. Trong môi trường kháng chiến sục sôi ấy, nhất là tại các tỉnh truyền thống của người Suna, al-Qa’eda đã từ Aghanistan kéo về và trở thành một trong những lực lượng đánh Mỹ quyết liệt nhất. Falouja đã trở thành căn cứ chính của al-Qa’eda Iraq khi ấy, do Abu Mus’ab Zarqawi chỉ huy. Vậy là ông Bush đã “kéo” al- Qa’eda- tiền thân của IS đến Iraq. Năm 2008, quân đội Mỹ xóa sổ được al-Qa’eda Iraq sau khi đã tiêu diệt được Zarqawi từ 2006. Nhưng cuối năm ấy, Bush mãn nhiệm, Barack Obama trở thành tổng thống và thực thi quyết định rút hoàn toàn quân đội Mỹ khỏi Iraq, trong đường lối tổng thế chấm dứt sự can dự của Mỹ vào các cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông. Mỹ rút đi, để lại khoảng trống quyền lực mênh mông tại Iraq, trở thành môi trường cho những tranh chấp chính trị- sắc tộc- tôn giáo vốn âm ỉ được thể bùng lên. Trong cuộc tranh chấp ấy, nghiêm trọng nhất là giữa dòng Hồi giáo Suna với dòng Shi’a cầm quyền. Một lần nữa, các tỉnh truyền thống của dòng Suna trở thành căn cứ địa của lực lượng Suna phản kháng chống chính quyền trung ương ở Baghdad do Shi’a chiếm thế thượng phong. Tàn dư của al-Qa’eda vốn đã bị xóa sổ về mặt tổ chức lại được dịp hồi sinh. Năm 2010, một trong những chỉ huy cũ của al-Qa’eda là Abu Bakr al-Baghdadi xuất hiện với danh xưng mới là “nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Sham”- ISIS. Khi cuộc nội chiến bùng lên ở Syria hồi cuối năm 2011, Baghdadi đưa quân ISIS sang tham gia lực lượng vũ trang đối lập chiến đấu nhằm lật đổ chế độ của tổng thống Basha’r al-Assad. Cuôc nội chiến Syria ngày càng ác liệt với những vụ tàn sát đẫm máu và tàn phá tràn lan, làm hàng trăm ngàn người chết và hàng triệu người phải tha phương. Tổng thống Mỹ vẫn kiên trì đường lối “không dính líu” ở Trung Đông để không can thiệp vào Syria, bất chấp những cảnh báo từ phía nhiều chính giới Mỹ về sự lan tràn của các tổ chức cực đoan và khủng bố nhờ môi trường nội chiến khốc liệt. Đầu năm 2014, ISIS của al-Baghdadi đánh đuổi các nhóm vũ trang đối lập khác để độc chiếm quyền kiểm soát thành phố Reqqa (miền bắc Syria), tuyên bố đó là “thủ đô” của ISIS. Chính quyền Mỹ vẫn không hề có động thái nào lưu tâm đến bước phát triển về mặt lãnh thổ của tổ chức khủng bố này. Cũng đầu năm 2014, Falouja thực sự trở thành lãnh địa của ISIS ở Iraq. Tổ chức của al-Baghdadi phát triển nhanh chóng tại các vùng nông thôn rộng lớn của 4 tỉnh truyền thống Suna Iraq, để đến tháng 6 năm ấy, ISIS mở cuộc tấn công đồng loạt đánh chiếm liên tiếp các thành phố Mosul, Tickreet và làm chủ hầu hết các tỉnh này. Chỉ khi toàn thế giới bàng hoàng chứng kiến những video clip do chính al-Baghdadi tung lên internet công khai quảng bá cho những hành động man rợ đến mức quái đản tại những nơi chúng chiếm được ở Iraq hồi tháng 7/2014, thì Obama mới miễn cưỡng “trở lại Iraq” với việc tuyên bố cuộc chiến thế giới chống khủng bố vào tháng 8/2014. Thế là, chính Obama đã tạo môi trường thuận lợi ở Iraq- Syria cho IS hồi sinh, phát triển đến mức tự xưng là một “nhà nước”, có lãnh thổ rộng lớn nối liền từ miền bắc Syria sang miền bắc và miền tây Iraq!
Làm sao biện minh?
Ngày 17/6 vừa qua, một thỉnh nguyện thư có chữ ký của 51 quan chức ngoại giao Mỹ, gồm những người đã và đang làm việc liên quan đến vấn đề Syria được gửi đến tổng thống Obama, đề nghị dùng quân sự để lật đổ chính quyền al-Assad, chấm dứt ngay cuộc nội chiến tương tàn ở Syria, xóa bỏ môi trường của cực đoan, khủng bố, giết chóc, tàn phá và làn sóng tị nạn. Đây được coi là một động thái hi hữu trong ngành ngoại giao Mỹ. Không thể bác bỏ hoàn toàn đề xuất của các chuyên gia, nhưng Obama vẫn nhắc lại đường lối nhất quán không dính líu quân sự quy mô lớn vào Syria nói riêng và Trung Đông nói chung. Tổng thống Mỹ biện luận rằng không thể lặp lại sai lầm tại Libya- nơi Mỹ đã ủng hộ NATO tiến hành không kích giúp lật đổ nhà lãnh đạo Muama’r  Qaddafi hồi cuối năm 2011, mà Obama cho rằng sự kiện ấy đã tạo ra tình trạng hỗn loạn chính quyền tại Libya hiện nay. Nhưng bên chỉ trích đường lối của Obama tại Syria lập luận rằng: Nếu Mỹ can thiệp sớm vào Syria, thì đã không để cho cuộc nội chiến phát triển đến mức như hiện nay. Libya hỗn loạn về chính quyền, nhưng không có những thảm họa như ở Syria, nơi đã có đến 280 nghìn người thiệt mạng, hầu hết các thành phố lớn bị tàn phá tan hoang, khủng hoảng nhân đạo đến mức thảm họa quốc tế  làm bùng phát làn sóng tị nạn chưa từng có kể từ sau thế chiến thứ hai đến nay… Những người chủ trương phải can thiệp quân sự vào Syria cũng cho rằng nếu can thiệp sớm, đã không có môi trường cho IS xuất hiện để trở thành một hiểm họa nhức nhối thường trực lan sang cả châu Âu và Mỹ như hiện nay.
Hơn thế nữa, nếu có sự can thiệp sớm để chấm dứt xung đột phe phái tại Iraq và nội chiến tại Syria, thì đã không để bùng lên cuộc tranh chấp có tính chất lịch sử vốn đã âm ỉ từ lâu giữa người Arab với người Ba Tư, giữa dòng Hồi giáo Suna với dòng Shi’a do Iran là đại diện. Chính mâu thuẫn Arab- Ba Tư và Suna- Shi’a này ngày càng trở nên một yếu tố rất phức tạp và nan giải, cản trở không nhỏ đến cuộc chiến quốc tế do Mỹ đứng đầu chống IS suốt 2 năm qua. Cũng từ môi trường nội chiến Syria, Iran can thiệp ngày càng sâu rộng vào để giúp chính quyền của tổng thống al-Assad tồn tại. Rồi Nga cũng trực tiếp can thiệp quân sự vào đây từ tháng 9/2015. Một số quốc gia Arab- Suna và Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhảy vào tiếp tay cho các nhóm vũ trang đối lập để “cân bằng đối trọng với Iran”. Ai cũng hô rất to “chống khủng bố”, nhưng thực tế cho thấy việc quốc tế hóa cuộc nội chiến ở Syria đến mức như hiện nay, thì kẻ trục lợi nhiều nhất chính là IS.
IS có thể bị xóa sổ về mặt tổ chức và lãnh thổ tại Syria- Iraq, nhưng hiện đã hình thành một “tiểu bang” của IS ở Libya và những tổ chức khủng bố khác gia nhập IS, như Boko Harram ở Nigeria, Ansa’r Beit Muqaddas ở Sinai của Ai Cập, al-Khorasani ở Nam Á, và cả nhóm Abu Seyef ở Philippine! Cuộc chiến chống IS không dễ nhanh chóng thắng lợi căn bản trước thời hạn Obama rời Nhà Trắng vào cuối năm nay như tham vọng của ông này khi phát động cuộc chiến cách nay gần 2 năm! 
29/6/2016
NGUYỄN NGỌC HÙNG

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Hun Sen: chính sách đối ngoại Campuchia xây bằng tiền bạc

HỒNG THỦY
(GDVN) 29/6 - "Lợi ích kinh tế xác định chính sách đối ngoại của Campuchia. Phnom Penh sẽ không hành động chống lại (cái gọi là) lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
The Cambodia Daily ngày 29/6 đưa tin, trong lễ kỷ niệm 65 năm thành lập đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền (CPP) hôm qua, Thủ tướng nước này ông Hun Sen đã cảnh báo về mối đe dọa nghiêm trọng trong nước cũng như những "hậu quả tiềm năng tai hại của sự can thiệp từ bên ngoài vào các tranh chấp ở Biển Đông".
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: AP.

Gần cuối bài điễn văn kỷ niệm đọc tại Phnom Penh hôm qua 28/6, ông Hun Sen đã nói rất lâu về lập trường của Campuchia trong vấn đề Biển Đông. Hun Sen tỏ ra bức xúc vì theo ông, Campuchia đã bị cáo buộc làm tay sai cho Trung Quốc phá hoại ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
"Campuchia một lần nữa, một lần nữa trở thành nạn nhân của các vấn đề trên Biển Đông vì những cáo buộc bất công. CPP không ủng hộ, thậm chí chống lại bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) liên quan đến tranh chấp Biển Đông.
Những nỗ lực của một số nước bên ngoài khu vực để huy động các lực lượng chống lại Trung Quốc sẽ mang lại những tác động tiêu cực chống lại ASEAN và hòa bình khu vực", Hun Sen nói.
Còn The Phnom Penh Post hôm nay dẫn lời ông Hun Sen nói: "CPP thấy trước vấn đề này, và xem nó như là một sự thông đồng chính trị tồi tệ nhất trong khuôn khổ chính trị quốc tế. Kết quả là sẽ dẫn đến chia rẽ giữa các thành viên ASEAN cũng như giữa ASEAN với Trung Quốc."
Người viết cảm thấy những lời nói của Hun Sen đã thể hiện đầy đủ bản chất chính sách đối ngoại của nhà lãnh đạo này và không cần nói gì thêm. Chỉ xin dẫn ra đây nhận định của một học giả Campuchia về những phát biểu này của Thủ tướng Hun Sen, ngõ hầu làm rộng đường dư luận, để thấy ai, cái gì mới thực sự "thông đồng chính trị tồi tệ nhất trong khuôn khổ chính trị quốc tế".
Khmer Times ngày 29/6 dẫn lời học giả Chheang Vannarith - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia rằng, chính sách đối ngoại của Campuchia hầu như luôn được thúc đẩy bởi tiền bạc:
"Lợi ích kinh tế xác định chính sách đối ngoại của Campuchia. Phnom Penh sẽ không hành động chống lại (cái gọi là) lợi ích cốt lõi của Trung Quốc vì các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc.
Nếu các nước trong khu vực và bên ngoài tiếp tục gây sức ép với các nước không có yêu sách ở Biển Đông như Campuchia để xây dựng một mặt trận thống nhất chống lại (sự bành trướng của) Trung Quốc, ASEAN sẽ tan rã".

HỒNG THỦY

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Trung Quốc hoan nghênh tuyên bố của Nga về Biển Đông

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Hôm 23/6, Trung Quốc đã hoan nghênh các phát biểu của các quan chức Nga về Biển Đông, gọi đó là tiếng nói của cộng đồng quốc tế.
Mới đây, Đại sứ Nga ở Trung Quốc Andrei Denisov bình luận rằng tình hình căng thẳng ở Biển Đông có liên quan đến sự can thiệp của các nước bên ngoài. Trước đó, ngày 10/6, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga nói nước này tin rằng sự can thiệp từ một nước bên ngoài chỉ làm cho tình hình vốn đã căng thẳng càng trở nên tồi tệ hơn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng: “Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông và gốc rễ của vấn đề. Trung Quốc đánh giá cao điều đó”.
Trong nhiều năm nay, đã có những tranh chấp chủ quyền gay gắt giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và một số bên khác. Mỹ không có tranh chấp song tuyên bố có lợi ích trong khu vực và đã thực hiện một số cuộc hành quân khẳng định tự do hàng hải trong vùng biển, làm Trung Quốc tức tối.
Vào ngày 25/6, Tổng thống Nga Putin sẽ thăm Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra vào một thời điểm nhạy cảm về mặt ngoại giao đối với Trung Quốc. Các nhà ngoại giao nước này đang tích cực vận động các chính phủ nước ngoài ủng hộ Bắc Kinh phản bác phán quyết sắp tới của một tòa quốc tế có thể mâu thuẫn với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông.
Ông Alexander Korolev, nhà nghiên cứu về quan hệ Trung-Nga tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu ở Singapore, nói Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “sẽ muốn một điều tương tự như những gì Trung Quốc đã thể hiện dành cho Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, có nghĩa là hai nước vẫn tiếp tục làm ăn với nhau bình thường, không chỉ trích cụ thể và không tham gia các lệnh trừng phạt tiềm tàng”.
Để đổi lại sự ủng hộ của Moscow, ông Putin có thể muốn Trung Quốc đầu tư nhiều hơn nữa vào vùng Siberia của Nga, nhất là về hạ tầng vận tải và năng lượng.
Ông Korolev nhận định: “Việc ủng hộ hành động của Trung Quốc, hoặc không chỉ trích hành động của họ ở Biển Đông sẽ không phải là việc làm miễn phí. Có lý do để trông đợi rằng Nga sẽ thúc ép để có nhiều hành động hơn là lời nói”.
Theo Wall Street Journal, CCTV.

Trường Sa 1988: Vì sao Liên Xô im lặng khi TQ cướp đảo của VN?

Mikhail Gorbachev và Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1989

Dù đã kí với nhau Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện năm 1978, nhưng 10 năm sau, khi quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, tại sao Liên Xô không có động tĩnh?
Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước khác, đặc biệt là ở Nga, cho đến gần đây người ta vẫn đặt câu hỏi tại sao Liên Xô lại có thái độ im lặng trước việc Trung Quốc tấn công xâm chiếm các đảo của Việt Nam tháng 3/1988, dù Việt-Xô đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện năm 1978.
Người ta còn nhắc đến điều 6 của Bản Hiệp ước, nêu rõ “trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước”.
Tháng 2/1979, khi Việt Nam bị Trung Quốc tấn công biên giới, trên tinh thần Hiệp ước, Liên Xô đã khẩn trương cử đoàn cố vấn quân sự cấp cao sang Việt Nam và có những động thái hết sức khẩn trương, kịp thời, hiệu quả để giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam.
Vậy nhưng 9 năm sau, khi Việt Nam bị Trung Quốc tấn công cướp đảo, Liên Xô lại hầu như không có động tĩnh gì. Đâu là lý do đích thực?
Sự lý giải của các chuyên gia quân sự, các nhà khoa học lịch sử uy tín của Nga sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về điều này.
Ý kiến của các chuyên gia được đưa ra tại cuộc Bàn tròn trực tuyến do báo Gazeta.ru tổ chức ngày 14/3/2014, đúng dịp kỷ niệm 26 năm Trung Quốc tấn công xâm chiếm các đảo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
Thay đổi đường lối ngoại giao
Trong bản tham luận tại Hội thảo “Vai trò của Liên Xô trong các cuộc xung đột tại Việt Nam cuối thập niên 70, 80 thế kỷ XX” tổ chức ngày 11/3/2014 ( đã đăng trên tạp chí “Những trang lịch sử”), GS.TS.Vladimir Kolotov, nhà Việt Nam học từ Trường Đại học tổng hợp quốc gia Saint Petersburg đã dẫn ý kiến của GS.V.I.Dashichev, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Liên Xô.
Trong một bài phân tích đề ngày 1/1/1987 gửi Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao A.Gromyko, trước đó là Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô, V.I.Dashichev – khi đó là Chủ tịch Ủy ban cố vấn khoa học của Bộ ngoại giao Liên Xô – đã nhận định việc ủng hộ Việt Nam sẽ khiến Liên Xô “không chỉ khó khăn trong quan hệ với phương Tây, mà còn chồng chất trở ngại trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc“.

Những phân tích gửi Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao A.Gromyko này đã được thực hiện chỉ 1 năm trước khi xảy ra vụ Gạc Ma.
TS.V.Kolotov nhận định: Rõ ràng là, các vấn đề của Việt Nam không hề nằm trong các ưu tiên đường lối đối ngoại của lãnh đạo Liên Xô, cũng như Bộ Ngoại giao Liên Xô trong những năm đó (dưới thời kỳ lãnh đạo của M.Gorbachev).
Các chuyên gia nói gì?
TS.Vladimir Mazyrin, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (Viện hàn lâm khoa học Nga) đánh giá về sự kiện 14/3/1988:
Năm 1988, tôi làm việc tại Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội. Và chúng tôi nhận thấy sự kiện này quá bất ngờ và khó hiểu.
Tôi nhớ năm 1988, hai Đảng cộng sản của Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu quá trình đàm phán nhằm bình thường hóa quan hệ.
Khác với năm 1979, khi đó hai nước có những mối quan tâm khá tương đồng. Vậy mà Trung Quốc, với ưu thế quân sự vượt trội, lại cho phép mình có hành động chống Việt Nam như thế.
Cần phải thấy rõ là Liên Xô trong thời điểm đó, dưới sự lãnh đạo của Gorbachev, không muốn có những hành động chống lại Trung Quốc, cũng như Mỹ”.
TS.Mazyrin cho biết thêm:
Gần đây, CIA công bố một báo cáo về sự kiện này. Báo cáo có nhắc đến chi tiết đại sứ Việt Nam tại Liên Xô khi đó đã đến gặp Igor Rogachev, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô và đề nghị Việt Nam và Liên Xô sẽ cùng phối hợp lên án Trung Quốc đã chiếm trái phép các đảo.
Rogachev đã nói ngay, sẽ không có tuyên bố chung nào như vậy”.
 Ông Igor Rogachev (phải), cùng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ông Igor Rogachev (phải), cùng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Igor Rogachev là thứ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô thời kỳ 1986-1991. Trước đó, Rogachev từng công tác tại ĐSQ Liên Xô tại Trung Quốc (1956-1961, 1969-1972).
Trước thời điểm xảy ra vụ Gạc Ma, ông được Gorbachev phân công làm trưởng đoàn đàm phán biên giới với Trung Quốc.
Sau khi Liên Xô tan rã, Rogachev là đại sứ Nga tại Trung Quốc (1992-2005).
Còn TS.Dmitry Mosyakov, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại dương của Viện Đông phương học (Viện hàn lâm khoa học Nga) thì phân tích rõ hơn:
Nếu như năm 1979 (chiến tranh biên giới-PV), Liên Xô có vai trò lớn thì năm 1988, lại ngược lại.
Trước đây, chúng ta vẫn nói là đường lối đối ngoại của Liên Xô khá đơn giản, phân biệt khá rõ giữa “kẻ lạ”, “người tốt”, “kẻ xấu”.
Nhưng khi (Liên Xô) bắt đầu thay đổi đường lối, bắt đầu “đổi mới tư duy chính trị”, bắt đầu xem xét các yêu cầu của Trung Quốc để bình thường hóa quan hệ (như vấn đề Campuchia, Afghanistan), bắt đầu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, thì chính sách đối ngoại bắt đầu suy yếu.
Rõ ràng là tàu Trung Quốc gây hấn, các bạn Việt Nam yêu cầu chúng ta giúp đỡ (tôi nhớ là đã có Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện), và các tàu Trung Quốc đã đánh chìm tàu Việt Nam. Tình hình ở ngoài đó là rất nghiêm trọng.
Các bạn Việt Nam đã mong chờ vào sự ủng hộ của lãnh đạo Liên Xô. Nhưng, lãnh đạo Liên Xô khi đó, rõ ràng là đã có những tính toán khác, họ có những suy nghĩ hoàn toàn khác để không ảnh hưởng đến việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Họ đã đánh mất đi tất cả những gì mà đã từng tạo dựng được ở Việt Nam. Kết cục là, đường lối đối ngoại mới của lãnh đạo Liên Xô đã đóng một vai trò hết sức tiêu cực”.
Chuyên gia Grigory Lokshin, PTS lịch sử đến từ Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN nói rõ thêm về quan điểm của lãnh đạo Liên Xô thời đó:
Năm 1988, như giáo sư Mosyakov nói, Liên Xô hầu như không làm gì. Đó là thời điểm Moskva và Bắc Kinh bắt đầu đàm phán.
Và (trong giới lãnh đạo Liên Xô) không ai có thể hình dung rằng, chỉ vì vài hòn đảo nào đó ở quần đảo Trường Sa lại có thể làm trở ngại đến cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Chúng ta có 7.000 km đường biên với Trung Quốc. Liên Xô cũng có những lợi ích riêng của mình, mỗi đất nước phải ưu tiên đến quyền lợi riêng, an ninh của mình”.
Cũng chuyên gia này, trong một tham luận có tên “Quần đảo Trường Sa hôm qua và hôm nay” công bố năm 2014 trên tạp chí “Những trang lịch sử”, cũng chỉ rõ Trung Quốc lựa chọn kỹ thời điểm tấn công các đảo của Việt Nam.
Đó là vào mùa xuân 1988, khi mà dư luận thế giới đang tập trung vào tình hình Campuchia, trước khi các nước ASEAN lắng dịu lại quan hệ với Việt Nam trong vấn đề Campuchia.
Cựu phóng viên báo “Tin tức” thường trú ở Việt Nam năm 1988, Boris Vinogradov cũng lý giải sự im lặng của Liên Xô trước sự kiện Gạc Ma: “Khi đó, tôi cũng có viết một bài về cuộc đụng độ vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam tháng 3/1988 ở Trường Sa.
Bài báo được đăng. Nhưng trên báo chí Xô viết thời đó, chủ đề này thiếu hụt các bài phân tích sâu và gây được chú ý.
Giải thích điều này cũng dễ: khi đó Moskva và Bắc Kinh đang thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn. Moskva làm như không nhận thấy những gì đang xảy ra ở Trường Sa và coi đó là công việc nội bộ của Việt Nam và Trung Quốc”.
THEO THẾ GIỚI TRẺ

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Anh rời EU, rúng động nền chính trị phương Tây

Theo " Công an nhân dân"- Anh đã bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu, một quyết định lịch sử chắc chắn sẽ định hình lại vị thế nước này trên trường quốc tế, chia rẽ sâu sắc Lục địa châu Âu và gây rúng động nền chính trị toàn phương Tây.
 >> Sau Brexit, Anh đối mặt với cuộc chia ly thứ hai với Scotland
 >> Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức

Theo kết quả kiểm phiếu cuối cùng được công bố vào lúc 11 giờ trưa (giờ Hà Nội) ngày 24-6, chiến dịch Rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) nắm 52% phiếu ủng hộ, như vậy chiến thắng đã thuộc về phe Brexit.
Các cuộc thăm dò dư luận trước cuộc trưng cầu được thực hiện vào ngày 23-6 cho thấy dù bên nào chiến thắng, kết quả vẫn khiến nhiều người dân Anh choáng váng.
“Tôi mơ ước rằng bình minh sẽ tỏa sáng trên khắp Vương quốc Anh tự chủ-độc lập”, ông Nigel Farage, lãnh đạo Đảng Độc lập, một trong những lực lượng chính đứng sau hoạt động thúc đẩy tổ chức trưng cầu rời khỏi EU nói với những người ủng hộ trước khi có kết quả kiểm phiếu.

Ban kiểm phiếu London kiểm phiếu
Ban kiểm phiếu London kiểm phiếu
Như vậy, Anh sẽ là quốc gia đầu tiên rời khỏi khối liên minh gồm 28 thành viên, quyết định ra đi của một thành viên quan trọng sẽ nặng lên sự phục hồi kinh tế kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008.
Thị trường toàn cầu “rung lắc”
Kết quả kiểm phiếu đã gây ra sự bán tháo trên thị trường chứng khoán tàu cầu. Chứng khoán London giao dịch giảm 7% trong khi chứng khoán Mỹ tụt 2%.
Cuộc trưng cầu khép lại vào lúc 4 giờ sáng (giờ Hà Nội) ngày 24-6
Cuộc trưng cầu khép lại vào lúc 4 giờ sáng (giờ Hà Nội) ngày 24-6
Đồng bảng Anh nhanh chóng giảm giá so với những đồng tiền quốc tế khác, và giao dịch trong ngày 24-6 ở mức 1,38 bảng/1 USD. Trong khi đó, giá dầu giảm 4%, nhưng vàng tăng 2%.
Quyết định gây thảm họa tiềm tàng
Bình luận về chiến thắng của Brexit, giáo sư Simon Schama, giảng viên Đại học Columbia cho biết đây là một quyết định gây thảm họa tiềm tàng.
Giáo sư Schama nhấn mạnh hiện Anh như đang chông chênh đứng trên mũi dao sắc nhọn, nguy hiểm vì “phá vỡ tính toàn vẹn và thống nhất của châu Âu”. Ông cho biết thêm: “Anh rời khỏi liên minh, đồng nghĩa chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn vô cùng tối tăm và đặc biệt nguy hiểm trong lịch sử châu Âu cũng như thế giới”
Pháp “vò đầu, bứt tai” không hiểu vì sao Anh muốn rời EU
Một cuộc thăm dò do hãng tin CNN (Mỹ) thực hiện ở thủ đô Paris đã bộc lộ cảm xúc bực bội của người dân Pháp. Họ không hiểu vì sao Anh muốn rời khỏi EU.
Trong một cuộc khảo sát gần đây, có 41% người dân Pháp mong muốn đồng minh Anh ở lại, trong khi chỉ có 25% ủng hộ Anh ra đi.
Tổng thống Pháp Francois Hollande cảnh báo châu Âu sẽ trở nên bất ổn và phức tạp, bởi vì tính thống nhất và sự đoàn kết đã bị Anh phá vỡ.
Julian Assange bình luận gây sốc về cuộc trưng cầu
Ông Julian Assange, người sáng lập trang Wikileaks đã phát trực tiếp bình luận về cuộc trưng cầu thông qua các mạng xã hội toàn cầu từ Đại sứ quán Cộng hòa Equador ở Anh.
“Nếu kết quả là rời đi, chắc chắn rằng sẽ làm dấy lên hoài nghi về tính hợp pháp của Liên minh châu Âu”.
“Mọi cấu trúc quản lý một quốc gia hoặc một nhóm liên minh gồm nhiều quốc gia cần phải giữ được tính hợp pháp về mặt chính trị. Vì vậy, tôi nghĩ có một căn cứ chắc chắn để khẳng định cấu trúc của EU là một sự thất bại ê chề”.
Quả thật, kết quả là “trái đắng” đối với Thủ tướng David Cameron, người chịu trách nhiệm để nước Anh vẫn là thành viên EU, uy tín của ông ngày càng suy yếu... Có thể nói rằng, đây là một chiến thắng đáng chú ý dành cho lực lượng chống châu Âu của Anh, mà cách đây không lâu được coi là chẳng có mấy cơ hội làm nên lịch sử.
Đối với EU, kết quả là một thảm họa, làm dấy lên những khó khăn, trở ngại về sự phát triển, gắn kết và hướng đến tương lai giữa Anh với NATO, bởi vì quốc gia này là một phần cấu trúc quan trọng sau Thế chiến II đối với phương Tây.
Theo Phạm Trúc
Công an nhân dân

Cơn địa chấn Brexit "gây sốc" chính trường thế giới

Theo "Dân trí" - Kết quả trưng cầu dân ý tại Anh về việc rời khỏi Liên minh châu Âu đã “gây sốc” chính trường cùng các thị trường tài chính khắp thế giới.
 >> Cử tri chọn rời EU, Thủ tướng Anh có nguy cơ phải từ chức
 >> Cử tri Anh ăn mừng sớm chiến thắng Brexit
 >> Người Anh quyết định chọn rời EU

Với các cử tri Anh ủng hộ ở lại EU, 23/6 là một ngày buồn. (Ảnh: Getty)
Với các cử tri Anh ủng hộ ở lại EU, 23/6 là một ngày buồn. (Ảnh: Getty)
Trái ngược với nhận định, kêu gọi của nhiều chính trị gia thế giới, cử tri Anh ngày 23/6 đã bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Kết quả này đã tạo ra một cơn "địa chấn" khắp thế giới. Trong khi những người ủng hộ Anh rời khỏi EU ăn mừng chiến thắng, các chính trị gia cùng giới phân tích lo ngại về một cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế.
Phản ứng trái chiều
Phát biểu sau khi kết quả được công bố, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cho biết lấy làm tiếc về kết quả này, nhưng khẳng định EU đã “chuẩn bị sẵn sàng” cho tình huống này.
“Giờ chúng ta đã biết rõ người Anh muốn đi theo con đường của riêng mình”, ông Martin Schulz nói, trước khi cảnh báo cách thức các cuộc vận động trưng cầu dân ý được thực hiện tại Anh không phải mô hình tốt trên phạm vi rộng lớn hơn tại EU.
Ông Schulz cũng khẳng định sẽ bàn thảo với Thủ tướng Đức Angela Merkel về “cách thức ngăn chặn phản ứng dây chuyền” tại các quốc gia EU khác. “Phản ứng dây chuyền đang được ăn mừng ở đâu đó bởi những người hoài nghi vào EU sẽ không diễn ra”, ông Schulz khẳng định.
Ông Manfred Weber, chủ tịch Đảng Nhân dân châu Âu, tập hợp các đảng trung hữu tại nghị viện châu Âu thì cảnh báo Anh sẽ “không được đối xử đặc biệt”, và phải rời EU trong vòng 2 năm.
“Đó là một cuộc bỏ phiếu của người Anh, không phải của châu Âu. Hợp tác trong khuôn khổ châu Âu là câu hỏi về sự tự quyết của lục địa này. Chúng tôi muốn có một châu Âu tốt hơn, khôn ngoan hơn. Chúng ta phải thuyết phục người dân và đưa châu Âu trở lại với họ.
Các cuộc đàm phán về việc ra đi nên hoàn tất trong vòng không quá 2 năm. Sẽ không thể có sự đối xử đặc biệt nào”, ông Weber, một đồng minh thân cận của Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond thì cho biết Thủ tướng David Cameron đã tuyên bố rõ ràng về việc muốn tiếp tục tại vị. Điều nước Anh cần vào lúc này là “sự liên tục và ổn định”. Ông Hammond cũng thừa nhận kết quả trưng cầu dân ý có thể sẽ khiến những kêu gọi tuyên bố độc lập cho Scotland mạnh mẽ trở lại, đồng thời kinh tế Anh sẽ đối diện “những thách thức rất lớn”.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier thì nói rằng hôm nay là một ngày buồn đối với cả nước Anh và EU.
Từ nước Mỹ, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh David Cameron ngay ngày hôm sau cuộc trưng cầu dân ý. Ông Obama đã được báo cáo tóm tắt về diễn biến và đang tiếp tục được cập nhật tình hình.
Bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Mặt trận dân tộc của Pháp, nói rằng bà hoan nghênh kết quả trưng cầu ở Anh và hy vọng sẽ có một trưng cầu tương tự diễn ra ở Pháp.
Trong khi đó, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull dự đoán rằng nếu Anh rời EU sẽ kéo theo một giai đoạn bất ổn, tuy nhiên tác động trực tiếp tới Úc sẽ hạn chế.
Thị trường tài chính chao đảo
Các thị trường tài chính toàn cầu đã lập tức chao đảo khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố. Đồng bảng Anh lao dốc tới 10%, xuống mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua so với USD, trước khi phục hồi, nhưng vẫn giảm 8%, theo Reuters.
Tình hình buộc Ngân hàng Trung ương Anh phải ra thông cáo, cam kết thực hiện “mọi bước đi cần thiết” để ổn định tình hình.
“Ngân hàng trung ương Anh đang theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến. Chúng đã thực hiện các kế hoạch ứng phó toàn diện, và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính, cùng các cơ quan trong nước cũng như các ngân hàng trung ương nước ngoài. Ngân hàng trung ương Anh sẽ thực hiện mọi bước đi cần thiết để thực thi trách nhiệm đối với sự ổn định tiền tệ và tài chính”.
Thanh Tùng
Tổng hợp

THÔNG ĐIỆP CỦA INDONESIA !

 Thứ Năm 23/6: Tổng thống Indonesia dẫn đầu một loạt các Bộ trưởng và các tướng lĩnh cấp cao lên tàu chiến và tiến hành một cuộc họp ngay trên tàu thể hiện rõ quan điểm bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Natura.



 Hành động này là một thông điệp mạnh mẽ của chính quyền Indonesia sau vụ việc một tàu tuần duyên của Indonesia đã bắn vào một tàu đánh cá của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Inđonesia và làm một ngư dân Trung Quốc trên tàu đánh cá bị thương. Thuỷ thủ đoàn của tàu đánh cá Trung Quốc đã bị bắt giữ. Ngay sau đó, phía Indonesia đã triệu đại sứ Trung Quốc đến để giải trình vụ việc. Bộ ngoại giao Trung Quốc sau đó có nói là ngư dân Trung Quốc đánh cá trong "ngư trường truyền thống" và có sự chồng lấn lãnh hãi giữa Trung Quốc và Indonesia. Ngay lập tức, bà Bộ trưởng Ngoại hiao Indonesia đã bác bỏ hoàn toàn lập luận của phía Trung Quốc và tuyên bố từ trước tơdi nay không có bất kỳ sự "chồng lấn" nào giữa hai nước và Indonesia sẽ bảo vệ chủ quyền của mình và thực thi luật pháp của họ đối với bất kỳ sự xâm phạm nào.
Hành động của Tổng thống Widodo càng thể hiện sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Indonesia một cách mạnh mẽ.
 
-----------------------------------------------
Sưu tầm trên mạng

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

CHIẾN TRANH BIỂN ĐÔNG ĐÃ BẮT ĐẦU?

luson.quelam : Xin các cụ đọc bài viết này với một tâm thái bình tỉnh 
và với một cái đầu hoàn toàn tỉnh táo !


Tác giả : Bùi Quang Vơn 
Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển vào tay Trung Quốc, Đảng Cộng sản sẽ không gánh nổi trách nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một Chính phủ mới lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc, ký Hiệp định yêu cầu Mỹ, Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can thiệp. Đây là thông điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà Nội”.
clip_image002
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Nguồn: internet

Trung Quốc không còn lựa chọn
Phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế La Haye PCA, dự kiến sẽ công bố vào ngày 7/7/2016. Khả năng Toà sẽ bác bỏ chủ quyền đường lưỡi bò do Trung Quốc tự ý đặt ra. Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ phá sản. Sau phán xét, nếu tiếp tục gây hấn, chiếm đọat các hòn đảo đá còn lại, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng cố tình vi phạm luật pháp quốc tế. Không chỉ thể diện, hình ảnh của Trung Quốc bị tổn thương, uy tín quốc tế về mặt ngọai giao bị giảm sút, mà có khả năng Trung Quốc đối diện với một lệnh cấm vận quốc tế toàn diện.
Cuộc cấm vận do nhóm G7 và Liên hiệp châu Âu trừng phạt việc sáp nhập phi pháp bán đảo Crimé, đã làm cho nền kinh tế của Nga điêu đứng. “Các nhà lãnh đạo thuộc Nhóm 7 nước có nền công nghiệp phát triển (G7) hôm 7/6/2016 tiếp tục duy trì trừng phạt đến khi nào Tổng thống Nga Vladimir Putin và phe ly khai tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận hòa bình Minsk”. Đây là ý chí duy trì luật pháp quốc tế của nhóm quốc gia đại diện cho Hành tinh. Cũng là một quyết tâm ngăn chặn một tiền lệ sử dụng sức mạnh cho tham vọng chủ quyền. Trừng phạt Nga, nhưng trên thực tế là một cảnh báo trực diện đối với các toan tính của Trung Quốc.
Với một nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá, sản lượng công nghiệp chiếm 42,6% tổng GDP và 24 triệu lao động, trong khi 70% nguyên liệu nhập từ nước ngoài, nếu chịu một cuộc cấm vận toàn diện, Trung Quốc khó tránh khỏi sụp đổ. Chỉ cần giảm 50% sản xuất công nghiệp, 12 triệu người rơi vào thất nghiệp sẽ là một đe dọa bạo loạn xã hội.
Vì vậy, trước khi Trọng tài Quốc tế PCA phán xét, Trung Quốc buộc phải tìm mọi cách để thực hiện xong chương trình chiếm đoạt hoàn toàn biển Đông để tạo thành thế đã rồi. Bất kể PCA phán xét như thế nào, khi Trung Quốc đã chiếm được Trường Sa, thì việc lật lại tình thế là không thể. Kinh nghiệm đã cho thấy như vậy cho đến thời điểm hiện tại. Phản ứng của Mỹ và thế giới dù gay gắt, quá trình bành trướng của Trung Quốc chỉ dừng, rồi tiếp tục, chứ chưa bao giờ lùi lại.
Mục tiêu chiếm đoạt sẽ là Scarborough của Philippines và toàn bộ các hòn đảo, đá của Trường Sa đang trong tay Việt Nam. Trường Sa và Scarborough chiếm được, sẽ cùng Hoàng Sa tạo ra tam giác lõi của biển Đông, kiểm soát trên thực tế hoàn toàn vùng biển bên trong đường lưỡi bò, biến phán quyết của Toà trọng tài PCA thành vô hiệu. Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trực tiếp với TQ, trong khi Việt Nam, dù đang nỗ lực sáp gần Mỹ, vẫn còn đơn độc, chưa liên kết được với Nhật và với Mỹ bằng một Hiệp định phòng thủ chung, vì vậy, Trường Sa của Việt Nam phải được chiếm trước khi việc này trở thành phi pháp sau phán xét của Trọng tài và trước khi một liên minh phòng thủ với Mỹ Nhật được hình thành.
Từ sau Shangri-la 15, và sau hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc tại Côn Minh, dù có sự phản bội công khai của Cămpuchia, Trung Quốc thấy rõ tình thế bất lợi. Trung Quốc đang bị cô lập. ASEAN đa số đứng về phe Mỹ và Nhật, bảo vệ luật pháp quốc tế.
Bất kể bà Hillary hay ông Trump trúng cử, sau bầu cử Tổng thống tháng 11/2016, chính sách của Mỹ chống lại mưu toan bành trướng của Trung Quốc sẽ cương quyết và gay gắt hơn rất nhiều. Bà cũng không hề giấu giếm thái độ không nhân nhượng, trong khi Trump không ngại dùng vũ lực.
Cơ hội rõ ràng đang mất dần. Thời gian không ủng hộ Trung Quốc. Tham vọng chiếm đọat biển Đông hoặc phá sản, hoặc phải trả giá rất đắt.
Trung Quốc cần một lý do để phát động một cuộc chiến trừng phạt, giống như từng “dạy cho Việt Nam một bài học” năm 1979. Và như mọi cuộc chiến tranh, Trung Quốc cần một sự kiện, giống sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964.
Thủ phạm là Trung Quốc?
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin, “ngày 13/6 một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật”. Cùng một lúc với lệnh huy động tái ngũ các quân nhân hải quân có kinh nghiệm và tinh thông kỹ thuật.
Ngày 15/06, có vẻ như thấy được điều gì đó, Mỹ lập tức điều 4 máy bay tấn công điện tử cùng với 120 sĩ quan tới Philippines. Scarborough của Philippines đã được đề phòng.
Sáng ngày 14/06/2016, chiếc máy bay SU-30KM2 cất cánh lúc 6h30 và đến 7H29 thì mất liên lạc, bị rơi sau “một tiếng nổ lớn trong khoang lái” theo lời kể của Thiếu tá Cường, khi chỉ còn cách mục tiêu tập luyện 15 km, và cách bờ chỉ khoảng 20 km. Cả hai phi công đều kịp bung dù và rơi xuống biển. Sau đó thông tin xác minh SU-30KM2 bị vỡ thành nhiều mảng vụn.
3h30’ sáng ngày 15/06, Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường được một ngư dân Lê Văn Cương phát hiện và đưa vào bờ. Nguyễn Hữu Cường sức khoẻ tốt, chỉ xước tay do dây dù.
9h30’ ngày 16/06 chiếc máy bay thứ hai CASA 212 cất cánh từ Gia Lâm bay ra đảo Bạch Long Vĩ, tìm kiếm Thượng tá Trần Quang Khải, khi “phát hiện một vật giống phao bơi, xin phép hạ độ cao, bay vòng xuống thì mất liên lạc, rơi xuống biển vào lúc 12h30’”.
Trên máy bay có 9 người, do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 điều khiển. Sau đó, trong hai ngày tiếp theo, người ta tìm thấy rất nhiều mảnh vụn của CASA 212.
“Theo nguồn tin của Thanh niên, trong tối qua 16.6, các tàu tham gia tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA 212 gặp sự cố mất liên lạc với sở chỉ huy lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày, khi đang làm nhiệm vụ bay tìm kiếm phi công của máy bay Su-30MK2. Máy bay CASA 212 được cho là đã rơi xuống biển gần với đảo Bạch Long Vĩ và nằm ở độ sâu khoảng 58 m về phía đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong đêm ngày 15.6, Bộ Quốc phòng đã giao cho Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) và Quân chủng Hải quân lập kế hoạch và lên phương án chi tiết để trục vớt máy bay CASA 212. Trong đêm qua, khoảng hơn 10 tàu của các lực lượng tìm kiếm túc trực xung quanh vùng biển nói trên để bảo vệ và phong toả hiện trường. Các nguồn tin từ chối bình luận các thông tin liên quan đến tính mạng của 9 cán bộ, chiến sĩ trên CASA 212 khi máy bay này gặp sự cố và rơi xuống biển”.
Báo Thanh niên ngày 17/06/2016: “Đã xác định chính xác vị trí Su-30MK2 rơi – Chuẩn bị phương án trục vớt.
Cho đến sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã xác định tương đối chính xác vị trí máy bay Su-30MK2 trên vùng biển Nghệ An”.
Nhưng ngày 20/06, cũng báo Thanh niên lại đưa tin: “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Ngay từ đầu, người ta đã nghi vấn hai chiếc máy bay này đều cùng bị bắn, nhưng đuổi theo thông tin chính thống thì mất hướng.
Bình luận với BBC hôm 17/6/2016, trước hết ông Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng chiếc CASA-212 ‘chắc chắn đã bị một va đập rất mạnh’ khi rơi xuống biển qua những thông tin mà ông biết được, trong đó có các hình ảnh về các mảnh xác của phi cơ tìm kiếm, cứu hộ của Cảnh sát biển Việt Nam.
Dựa trên những hình ảnh nhận được, ông Nguyễn Thành Trung nói, «có thể khẳng định được là chiếc phi cơ CASA-212 đã bị tai nạn khiến vỡ ra».
“Nếu chủ động được thì đã có thể hạ cánh trên biển, và tôi nghĩ là phi cơ đã không vỡ như thế. Còn với các mảnh vỡ như thế thì chắc chắn đã có những va chạm rất mạnh của máy bay với mặt nước”(?!), không loại trừ nguyên nhân ‘thời tiết thay đổi đột ngột’, tuy rằng ông nói “khu vực Bạch Long Vĩ là một khu vực bay ‘bình thường’ như nhiều địa điểm khác dọc bờ biển Việt Nam”.
Không do thời tiết, máy bay đang hoạt động bình thường, ở độ cao thấp, “Cùng tham gia tìm kiếm với tổ bay Casa-212, còn có 5 tổ bay khác gồm hai chiếc DHC-6 của Không quân Hải quân, một chiếc Mi171 của Sư đoàn Không quân 371 và hai chiếc AN-26 của Lữ đoàn 918. Trong khi DHC-6 bay ở độ cao 500m thì Casa-212 bay ở độ cao 150m để quan sát mục tiêu” phát hiện vật giống phao bơi và đang quay vòng hạ độ cao, thì rơi xuống và “vỡ do va đập mạnh với nước”?! “Cụ thể, vị trí máy bay được xác định ở phía Đông đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nghĩa là thuộc lãnh hải và không phận của Trung Quốc.
Tại sao ngay tối 16/06 đã xác định điạ điểm CASA 212 rơi và nằm ở độ sâu 58 m, bộ chỉ huy đã họp để bàn kế hoạch trục vớt, và bố trí hàng chục tàu phong toả bảo vệ, sau đó lại tiếp tục tìm kiếm và vẫn chưa tìm thấy? Theo báo Thanh niên, “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Tại sao khi đã biết Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài biển Đông mà còn cho máy bay chiến đấu tập trên biển, thậm chí vi phạm vùng trời thuộc không phận Trung Quốc? Lệnh xuất kích bay tập vào thời điểm như vậy, có mục đích gì?
Vị trí rơi đã xác định được ngay từ đầu “Ngày14/06/2016, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An cho biết vị trí cuối cùng mà chiếc máy bay Su-30MK2 mất liên lạc ở phía Đông, cách đảo Hòn Mắt khoảng 6-7km, cách đất liền khoảng hơn 26 hải lý.
Theo báo Thanh niên, “Ngư dân Lê Văn Cương đang đánh bắt cá trên biển cho biết, lúc 8 giờ 30 phút cùng ngày, ngư dân phát hiện 1 máy bay rơi tại vùng biển khoảng 18-19 độ vĩ bắc, 106,4 độ kinh đông, cách đảo Mắt (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) về phía đông khoảng 4-6 hải lý“. Nhưng mặc dù huy động mọi phương tiện, đến “ngày hôm nay 20/06, vẫn chưa xác định được vị trí rơi của SU-30KM2”?!
Tại sao Thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khoẻ tốt chỉ bị xước tay do cọ xát dây dù” mà phải nhập Viện Quân y 108, với lý do để kiểm tra sức khoẻ, nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà, phải chịu bỏ lễ tang Đại tá Trần Quang Khải và không được tiếp xúc với giới truyền thông? Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hữu Cường có thể xác định ngay nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng Trung tướng Phan Văn Giang nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được máy bay mới xác định được”. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả năng sẽ điều trị lâu dài, và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong nhiều giờ trên thuyền cùng ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô tình tiết lộ. Chắc chắn ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền thẩm vấn, và nếu ông này biết được điều gì, thì nhất định ông này cũng sẽ bị đưa đi biệt tăm, hoặc bị bệnh cấm khẩu.
Sẽ có người nói, người viết theo thuyết âm nưu. Đúng, chúng ta rất khó để tránh được một ngộ nhận về thuyết âm mưu, vì diễn biến chính trường Việt Nam thực chất là diễn biến của những âm mưu, âm mưu chiếm đoạt của Trung Quốc, và âm mưu kéo dài sự tồn tại của chế độ cộng sản, được xếp đặt, chế biến thông tin truyền thông bằng những âm mưu của Ban Tuyên giáo. Không có cách nào khác là phải mò mẫm đoán nhận sự thật sau những chồng chéo âm mưu đó. Nguyên tắc của chúng ta là lợi ích dân tộc trên hết, cho dù có thể đúng, có t̉hể sai.
Thái độ của Việt Nam
Tối ngày 16/06/2016, lúc 17h30′, tại bộ Trụ sở Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch triệu tập họp thường vụ Quân uỷ Trung ương, yêu cầu tập trung trước hết vào việc ổn định tư tưởng bộ đội. Lúc 21h30′, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Thường vụ Quân uỷ bao gồm:
– Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm Bí thư Quân uỷ Trung ương
– Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
– Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Phó bí thư Quân uỷ Trung ương
– Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Thượng tướng Lương Cường.
– Tổng tham mưu trưởng, Trung tướng Phan Văn Giang
– Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng, phụ trách đối ngoại và phát ngôn,Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Xét thành phần họp khẩn cấp này, người ta liên tưởng tới một quyết định liên quan tới vấn đề chiến tranh và hoà bình của đất nước. Một quyết định có thể được đưa ra, và lựa chọn là tránh một xung đột, tạo ngòi chiến tranh với Trung Quốc.
Lúc 21h30′, Thượng tướng Vịnh gặp Đại sứ Trung Quốc đề nghị phía Trung Quốc cho phép phương tiện Việt Nam đi lại trong hải phận phía Đông đường phân giới vịnh Bắc Bộ và đề nghị Trung Quốc hỗ trợ tàu thuyền tìm kiếm tai nạn.
Gặp Đại sứ vào lúc 21h30′ tại Trụ sở Bộ Quốc phòng phải có lệnh triệu tập của Chính phủ. Nếu chỉ để xin phép sử dụng lãnh hải và không phận, và nhờ hỗ trợ tìm kiếm, có thể triệu tập khẩn đại diện ngoại giao của một nước không?
Nếu chỉ do tại nạn, có hệ trọng tới mức triệu tập khẩn cấp họp Thường vụ Quân uỷ, vào lúc cuối buổi chiều không?
Sáng ngày 17/06, Đại sứ Mỹ Ted Osius thông báo “Hôm nay, nước Mỹ cùng sát cánh đoàn kết với Việt Nam khi các bạn tìm kiếm một phi công bị mất tích, Thượng tá Trần Quang Khải, và những con người dũng cảm trong đội tìm kiếm và cứu nạn trên máy bay CASA 212 8983. Nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các bạn bằng bất cứ cách nào mà chúng tôi có thể” . Nhưng Chính phủ Việt Nam không có phản hồi. Không hề có tiết lộ gì về thái độ của Việt Nam với lời gợ̣i ý của Mỹ. Đại sứ Mỹ sử dụng kênh Facebook để gửi thông điệp cho thấy, Mỹ muốn chuyển thiện ý của Mỹ tới người dân Việt Nam, và thông điệp ông gửi phải hiểu thế này: “chúng tôi biết cả rồi, chúng tôi sẵn sàng, nhưng chúng tôi tôn trọng quyền quyết định của các bạn”.
Tuy nhiên, lực lượng của hải quân Mỹ vẫn được huy động với tư thế sẵn sàng, đã sẵn sàng.
Ngày 20/06/2016, báo Petrotimes đưa tin “Mỹ điều một lúc hai binh đội hải quân, dẫn đầu bởi hai tàu sân bay hạt nhân John C. Stennis và Ronald Reagan đến vùng biển phía Nam của Philippines, nhằm ngăn cản những hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, tờ báo Nhật Bản Asahi dẫn nguồn tin từ Bộ chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ”. “Để tăng áp lực lên Trung Quốc, theo Asahi, trong tháng này Mỹ cũng đã triển khai tại căn cứ quân sự Clark Field ở Philippines bốn máy bay tác chiến điện tử. Nhiệm vụ của chúng là gây nhiễu các radar mà Bắc Kinh triển khai trên những hòn đảo nhân tạo”.
Những sự việc liên tiếp, ban đầu đơn giản và dễ dàng phán đoán, càng về sau càng trở nên rắc rối có vẻ như cố tình sắp đặt và chuyển hướng dư luận.
– Rõ ràng, hai chiếc máy bay của Việt Nam đều do tên lửa thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật tại biển Đông bắn hạ. Sự cố đều xảy ra đột ngột trong lúc đang hoạt động bình thường và thời tiết tốt. Xác của chúng vỡ thành những mảnh vụn, rơi từ một độ cao thấp và phía bên trong hải không phận của Việt Nam.
– Việt Nam đã có đủ căn cứ để khẳng định, nhưng Việt Nam quyết định không tạo cớ cho Trung Quốc lợi dụng tạo thành xung đột. Kéo Trung Quốc vào chiến dịch tìm kiếm, trong khi thực chất đã tìm được là “tương kế, tưụ kế”.
– Không nhờ Mỹ và không để Mỹ tham gia tìm kiếm là để tránh đổ thêm dầu vào lửa.
– Xác hai chiếc máy bay đang được tiếp tục trục vớt, có thể xác 9 nạn nhân CASA 212 đã được vớt, nhưng chưa được phép công bố. Và cả hai máy bay này sẽ bị rơi trên hải phận của Trung Quốc, để nếu không giấu được nguyên nhân do tên lửa Trung Quốc bắn hạ thì lỗi do phía Việt Nam.
– Việc hoá giải âm mưu gây chiến của Trung Quốc, nếu đúng như dự đoán của chúng ta, là quyết định đúng, “cao tay”, nhưng chỉ đúng với tình huống. Nguyên nhân của sự kiện vẫn còn nguyên.
– Thời gian còn lại trước phán quyết của PCA không còn nhiều. Sẽ có những sự kiện khác. Sẽ tiếp tục có các cuộc tập trận bắn đạn thật. Sẽ có tàu Hải quân Việt Nam bị bắn chìm do nhầm lẫn vi phạm hải phận. Sẽ có tàu thuyền Trung Quốc bị Cảnh sát biển Việt nam bắt giữ, sẽ có binh lính hải quân Trung Quốc bị bắn chết tại biển của Trường Sa lớn, hay Song Tử Tây, v.v… Nếu không kịp trước thì sự cố sẽ xảy ra ngay sau công bố của PCA, tức là sau 07/07/2016. Bằng mọi cách, đảo Trường Sa lớn của Việt Nam sẽ phải bị tiêu diệt, và Trung Quốc sẽ đổ bộ xuống toàn bộ những hòn đảo, đá đang hiện diện của quản lý Việt Nam. Lính hải quân và dân cư trên những hòn đảo nhỏ này, khó tránh thoát những biến cố tới đây.
– Thể diện và uy tín quốc tế của Trung Quốc là không thể giữ được. Trung Quốc nhất định đổi nó bằng lợi ích chiến lược lâu dài. Chiếm đoạt chủ quyền toàn bộ biển Đông, những lợi ích của nó cho phép Trung Quốc chiếm lại ngôi vị bá chủ chia đôi Thái Bình Dương, sẽ biến những mất mát tình huống thành vô nghĩa.
Giải pháp nào?
Với Việt Nam, hiển nhiên biển Đông là toàn bộ sự sống còn của quốc gia dân tộc. Chế độ có thể đến rồi đi, thể chế chính trị có thể có rồi hoán đổi. Nhưng đất nước, dân tộc không thể mất. Lựa chọn đất nước thay cho chế độ là lựa chọn bắt buộc.
Cuộc chiến tranh trên biển sẽ kết thúc chóng vánh, vì Việt Nam chưa có một Hiệp định an ninh chung với Mỹ, chưa có một Hiệp định đồng minh với Nhật. Nếu Mỹ, Nhật không có căn cứ pháp lý để can thiệp thì Trường Sa của Việt Nam chỉ một đêm là về tay Trung Quốc. Và một khi đã lọt vào tay Trung Quốc, thì Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Sơn Ca, v.v… sẽ trở thành Đá Chữ thập, Gạc Ma, thành Vành khăn, thành Hoàng Sa, không bao giờ còn trở về với Việt Nam được nữa, nếu không có một cuộc chiến tranh chính thức và kết thúc bằng sự đầu hàng vô điều kiện của Trung Quốc.
Bao giờ và lúc nào, Việt Nam đủ sức đơn phương chiến tranh với Trung Quốc? Sẽ đến lúc nào đó, con cháu Việt giàu có và mạnh hơn Trung Quốc! Nhật bản đang mạnh hơn Trung Quốc về kinh tế và trình độ phát triển, nhưng một cuộc chiến, thì Nhật đơn phương không phải là đối thủ.
Một cuộc chiến, dù chỉ trên biển Đông, và dù có thể kết thúc trong vài giờ, nhưng nguy cơ lây lan không thể tránh, và nguy cơ mất nước không thể không tính đến. Người Việt có thói quen dọn dẹp nhà cửa trước khi đón khách. Trước khi đối phó kẻ địch đến từ bên ngoài, phải dọn dẹp kẻ địch bên trong.
Phải đóng cửa biên giới, phải phong toả tất cả những nơi có người Trung Quốc. Trước khi có chiến tranh 1979, Lê Duẩn và Nguyễn Đức Tâm đã dọn sạch người Hoa tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhưng làm những việc này, sẽ gây ra những thiệt hại mà nền kinh tế Việt Nam không thể chịu nổi. Và không còn kịp được nữa. Trước khi dọn xong, thì nhà chắc đã mất.
Phải vô hiệu hoá tay chân, gián điệp Trung Quốc nằm trong bộ máy đảng và chính phủ. Nhưng bọn này đang có mặt mọi nơi, ngay trong Bộ chính trị, ngay trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, dọn được lũ này, liệu chế độ còn không.
Cần gấp một cơ chế để Mỹ có quyền can thiệp trong bất kỳ một tình huống khẩn cấp nào. Bởi vì nguyên tắc bất di bất dịch của Trung Quốc là bằng mọi giá tránh chiến tranh trực tiếp với Mỹ. Trung Quốc sẽ dừng lại ngay trước khi Mỹ tham chiến, dàn xếp tay đôi với Mỹ, nếu không bị ràng buộc bằng một hiệp định, Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều có thể không thoát được nguyên lý, “nếu không mua được bằng lợi ích thì sẽ mua được bằng rất nhiều lợi ích”. Trong khi Mỹ rất cần một lý do đủ quan trọng để có thể áp dụng lệnh cấm vận toàn diện với Trung Quốc, bằng cách đó làm cho Trung Quốc suy sụp, không còn sức để tham vọng bá chủ. Nếu không có một Hiệp định để công khai trấn áp Trung Quốc, Mỹ sẽ không can thiệp để sau đó lấy cớ trừng phạt. Kẻ thua thiệt là Việt Nam.
Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển vào tay Trung Quốc, Đảng Cộng sản sẽ không gánh nổi trách nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một Chính phủ mới lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc ký Hiệp định yêu cầu Mỹ, Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can thiệp.
Đây là thông điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà Nội.
Paris ngày 21/06/2016
B.Q.V.

Thông cáo Vịt què và Nghịch lý ASEAN

Tác giả Nguyễn  Quang Dy

Những gì diễn ra tại Côn Minh (Kunming, 14/6) đã biến Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-China thành một sự kiện bất bình thường với một “thông cáo vịt què” (lame duck communique), dù là vịt Bắc Kinh hay vịt ASEAN. Nếu không muốn gọi hội nghị này là thất bại thì cũng không thể coi là thắng lợi. Dù Trung Quốc có ngăn cản được một tuyên bố chung ASEAN (như tại Phnom Penh năm 2012) thì cũng không thể ngăn cản được xu hướng “thoát Trung” trong cộng đồng ASEAN vốn bị phân hóa. Hãy thử giải mã những uẩn khúc tại Côn Minh để làm sáng tỏ bức tranh ASEAN-China, trong thời điểm nhạy cảm hiện nay.
Bối cảnh trước Hội nghi Côn Minh
Hội nghị Côn Minh diễn ra vào lúc Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) sắp ra phán quyết (dự kiến 7/7/2016) theo đơn kiện của Philippines. Có nhiều khả năng Philippines sẽ thắng kiện, làm Trung Quốc rất lo ngại, tìm mọi cách đối phó. Bên cạnh việc lăm le xây lắp hạ tầng quân sự tại Scaborough Shoal thành một cứ điểm mạnh, Trung Quốc ráo riết vận động các nước ủng hộ. Tuy Trung Quốc ngạo mạn tuyên bố không thừa nhận phán quyết của PCA, nhưng thực ra họ rất lo ngại bị cộng đồng quốc tế cô lập tại Biển Đông. Theo CSIS, Trung Quốc tuyên bố có 60 nước ủng hộ lập trường của họ, nhưng thực tế chỉ có 8 nước (Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu, Lesotho), và năm nước đã thẳng thừng bác bỏ, làm Trung Quốc mất mặt (Poland, Slovenia, Bosnia, Herzegovania, Cambodia, Fiji). 
Chuyến thăm Việt Nam (và Nhật) của Tổng thống Obama là một sự kiện quan trọng. Tuyên bố Mỹ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí đánh dấu một bước ngoặt, hoàn tất quá trình bình thường hóa, đồng thời thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Việt. Điều này chắc chắn làm Trung Quốc đau đầu. Sau đó, Thủ tướng Việt Nam được mời dự họp mở rộng Thượng đỉnh G7 tại Nhật (26-27/5). Đây là dịp để G7 tăng cường “đoàn kết quốc tế về Biển Đông”, và Việt-Nhật tăng cường hợp tác quốc phòng và kinh tế, bao gồm sáng kiến “kết nối Mekong với Nhật Bản”.  Tiếp theo Tuyên Bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng G7 về an ninh Biển Đông (4/2016) các nhà lãnh đạo G7 đã ra “Tuyên bố chung Ise-Shima” (27/5) về an ninh Biển Đông và Biển Hoa Đông, nhằm đảm bảo tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, để kiềm chế sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc.
Tại Đối thoại An ninh Khu vực “Shangi-La 15” (Singapore, 3-5/6/2016) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter (và TNS John McCain) đã đến dự và chỉ trích mạnh mẽ hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Mỹ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) và cảnh báo nếu Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa Scaborough Shoal thì có nguy cơ sẽ bị cô lập như “xây Vạn lý Trường thành tự cô lập mình”. Tiếp theo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatami cũng chỉ trích Trung Quốc và tuyên bố Nhật sẽ giúp các nước Đông Nam Á tăng cường năng lực an ninh tại Biển Đông.
Đáng chú ý là tại Shangri-La 15, NATO cũng tuyên bố sẽ có bước đi cần thiết trước động thái mới của Trung Quốc ở biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian kêu gọi lực lượng hải quân châu Âu có sự hiện diện “thường xuyên và rõ ràng” tại khu vực, để duy trì luật biển và tự do hàng hải. Le Drian nói “nếu luật biển không được tôn trọng tại các vùng biển gần Trung Quốc, thì sau này nó sẽ bị đe dọa ở Bắc Cực, ở Địa Trung Hải, hay ở nơi khác”. Sau Shangri-La 15, Bộ trưởng Quôc phòng Pháp đã đến thăm Việt Nam như để khẳng định lập trường mới của họ. Thái độ cứng rắn hơn của Mỹ, Nhật, Ấn Độ và NATO là đối trọng làm chuyển hóa lập trường ASEAN bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã ra đời, nhưng ASEAN vẫn còn bị phân hóa.
Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đã tiến hành tập trận quy mô lớn tại tây thái bình Dương (10-18/6/2016). Đây là cuộc tập trận thường niên (Malabar) giữa Mỹ với Ấn Độ và Nhật Bản (“Tam cường”), nhằm thiết lập trật tự an ninh hàng hải mới tại Đông Á để đối phó với các hành động quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trong tương lai, nếu Úc tham gia thì quy mô tập trận sẽ mở rộng thành “Tứ cường”. Ngoài ra, Mỹ đang tăng cường lực lượng hải quân và không quân cho khu vực này, điều một phần Hạm độ 3 tới Biển Đông và một phi đội 4 máy bay tác chiến điện tử E/A 18G Growler tới căn cứ Clark (Philippines), sau khi triển khai các loại máy bay hiện đại nhất tới khu vực này như Global Hawk và F-35, cùng với 5 máy bay A-10C Thunderbolt, và 3 trực thăng HH-60G Pave Hawk.
Sự cố hi hữu tại hội nghị Côn Minh
Các nước ASEAN chưa thật sự tin tưởng lắm vào chiến lược “xoay trục” (hay tái cân bằng) của chính quyền Obama cũng như chưa biết chính quyền mới (Hillary Clinton hay Donald Trump) sẽ “xoay trục” thế nào. Nhưng họ không có nhiều lựa chọn trước thái độ ứng xử ngày càng hung hãn và trịch thượng của Trung Quốc tại Biển Đông. Sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands (15-16/2/2016), hội nghị ngoại trưởng ASEAN-China tại Côn Minh (14/6/2016) là một cố gắng của Trung Quốc để thao túng các nước ASEAN, trước những diễn biến trái chiều trong khu vực đang làm Trung Quốc ngày càng cô lập.
Theo Carl Thayer (“The Truth Behind ASEAN’s Retracted Kunming Statement”, Carl Thayer, the Diplomat, June 19, 2016) sự cố ngoại giao hi hữu xảy ra tại hội nghị Côn Minh là hệ quả của lối ứng xử thô lỗ (heavy-handed) của Trung Quốc và cách điều phối và ra quyết sách vụng về của ASEAN (bureaucratic snafu). Sự cố này như một con vịt què, làm bộc lộ rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như sự đồng thuận lỏng lẻo của ASEAN dễ bị Trung Quốc thao túng. Hãy thử lý giải những gì đã xảy ra.
Văn bản tài liệu hội nghị khẳng định, “các nước thành viên ASEAN nhất trí với nội dung của Thông cáo Báo chí do các ngoại trưởng ASEAN soạn.”  Báo Straits Times cũng khẳng định mười ngoại trưởng ASEAN đã đồng thuận là Thông cáo Báo chí sẽ được ngoại trưởng của Singapore thay mặt ASEAN công bố tại cuộc họp báo chung ASEAN-China vào cuối hội nghị. Nhưng vào phút chót, phía Trung Quốc lại đưa ra bản thỏa thuận 10 điểm (10-point consensus) nhưng ASEAN không thể chấp nhận.
Các Ngoại trưởng ASEAN đã quyết định Ngoại trưởng Singapore sẽ không dự họp báo chung vì công khai bất đồng với Ngoại trưởng Trung Quốc trước công chúng là khiếm nhã. Các Ngoại trưởng ASEAN cũng quyết định ASEAN sẽ ra thông cáo báo chí riêng. Nhưng Trung Quốc lại vận động Lào và Campuchia ngăn cản việc này. Theo báo Straits Times, cuộc họp báo chung đó không thành là do “bất đồng không thể hóa giải giữa ASEAN và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông”. Trung Quốc đã gây áp lực rất lớn với phía Lào (là nước chủ tịch luân phiên) buộc phải yêu cầu “chỉnh sửa khẩn cấp” một số nội dung Trung Quốc “không hài lòng”. Camphuchia cũng từ chối ký vào bản Thông cáo Chung, giống như tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh (năm 2012), không ra được tuyên bố chung vì Trung Quốc gây áp lực với Campuchia (là nước chủ tịch ASEAN) không nhất trí với tuyên bố đó.
Các Ngoại trưởng ASEAN đành quyết định mỗi nước có thể ra thông cáo riêng theo cách của mình, nhưng lúng túng không biết nên công bố bản gốc Thông cáo Chung ASEAN như thế nào. Chính vì vậy Malaysia đã bức xúc (frustrated) về sức ép quá đáng của Trung Quốc đối với ASEAN và chuyển bản Thông cáo Chung cho AFP, nhưng sau ba tiếng phải thu hồi lại theo lệnh của Ban Thư ký ASEAN (để “chỉnh sửa khẩn cấp”). Theo báo Straits Times, một quan chức ngoại giao ASEAN nói rằng việc “Malaysia công bố bản Thông cáo Chung là biểu hiện quá bức xúc (extreme frustration) của năm nước thành viên ban đầu cộng với Việt Nam, trước thái độ thô lỗ và ngạo mạn (crude and arrogant) của phía Trung Quốc”.
Tuy Côn Minh là một thất bại của ASEAN do thiếu đồng thuận, nhưng theo báo Diplomat, “Trung Quốc chứ không phải ASEAN mới thực sự thất bại tại hội nghị Côn Minh”. ASEAN đã bày tỏ quan điểm cứng rắn, trái với mong muốn của Trung Quốc. Chiến thuật “chia để trị” của Bắc Kinh đã khiến nhiều nước ASEAN phản ứng mạnh hơn. Thông cáo Chung của ASEAN đã làm hỏng ý đồ của Bắc Kinh muốn xếp tranh chấp biển Đông vào diện giải quyết song phương với từng nước có tranh chấp (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei). Theo AFP, thái độ cứng rắn của ASEAN như một “cái tát ngoại giao” vào mặt Trung Quốc.
Nhưng ASEAN có dám đứng lên cùng phản đối hành động phiêu lưu của Trung Quốc tại Biển Đông hay không? Tuy hầu hết các nước ASEAN phản ứng Trung Quốc mạnh hơn trước, nhưng chỉ có ASEAN và Trung Quốc thôi thì không thể hóa giải được vấn đề này. Việc Thông cáo Chung được đưa ra rồi rút lại chứng tỏ cả Trung Quốc và ASEAN phải chịu trách nhiệm, đặc biệt Lào và Campuchia là hai nước bị Trung Quốc thao túng, gây bất đồng tại hội nghị Côn Minh. Theo Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh, “Tất cả đã đồng ý phát hành bản Thông cáo Chung, trừ Campuchia. Đã có thỏa thuận nếu không có đồng thuận của cả khối thì từng nước ASEAN riêng rẽ có thể sử dụng nội dung thông cáo này để thông báo cho báo chí”. Sau đó, các nước Việt Nam, Philippines, Singapore, Indonesia, đã ra tuyên bố riêng.
Thực ra, nội dung Thông cáo Chung mà Malaysia đưa cho hãng AFP phản ánh gần như nguyên văn những tuyên bố gần đây của các ngoại trưởng ASEAN (mà Campuchia đã đồng ý). Vì vậy, vấn đề là Trung Quốc muốn lợi dụng cơ hội này để phân hóa và thao túng các nước ASEAN. Với vai trò chủ tịch ASEAN, phía Lào không ra tuyên bố, mà cũng không trả lời báo chí. Đáng chú ý là chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thăm Lào chính thức và hội đàm với lãnh đạo mới của Lào cùng ngày diễn ra hội nghị ngoại trưởng tại Côn Minh.
Thông cáo Chung của ASEAN có đoạn nhấn mạnh các ngoại trưởng (trích) “bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước những diễn biến gần đây đã làm xói mòn lòng tin, làm gia tăng sự căng thẳng và có khả năng phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông… Chúng tôi cũng không thể bỏ qua những gì đang diễn ra tại Biển Đông vì đó là một vấn đề quan trọng trong quan hệ và hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc…” (hết trích).
Nhưng tiếp theo, điều còn quan trọng hơn như là một thử thách lớn đối với các nước ASEAN là phải cố gắng đạt được đồng thuận về một Tuyên bố Chung của ASEAN sau khi Tòa án Trọng tài Quốc tế về luật biển ra phán quyết (dự kiến 7/7/2016).
Thử lý giải một vài nghịch lý
Đoàn kết ASEAN là một huyền thoại (myth). Người ta hay ví đoàn kết ASEAN như một bó đũa, nếu bị tách ra từng chiếc thì có thể bị bẻ gẫy. Vì vậy, Trung Quốc tìm mọi cách “chia để trị”. ASEAN vẫn tự hào và duy trì nguyên tắc “không can thiệp” (non-interference), nhưng nếu bị Trung Quốc bắt nạt, thì làm sao có thể ứng cứu cho nhau trong một hệ thống an ninh tâp thể? Người ta hay nói ASEAN “đồng thuận” trong “đa dạng”. Nghe thì rất hay, nhưng nếu “đồng thuận” không thực chất, trong khi “đa dạng” quá nhiều như “đồng sàng dị mộng” thì ASEAN không thể mạnh. Cộng đồng ASEAN phải đổi mới thể chế.
COC là một ảo tưởng (illusion). Mấy thập kỷ nay, ASEAN đàm phán (không thành công) với Trung Quốc về bộ “Quy tắc Ứng xử” (Code of Conduct) tại Biển Đông. Điều đó dễ hiểu vì Trung Quốc đang trỗi dậy, muốn thay đổi nguyên trạng tại khu vực, thì tại sao họ lại chịu bị trói bởi luật lệ của kẻ khác. Chừng nào Trung Quốc còn theo đuổi chủ nghĩa bành trướng bá quyền để chiếm đoạt Biển Đông, thì họ chỉ đàm phán như một trò chơi để đánh cờ chứ không phải thỏa thuận thực sự. Dù có thỏa thuận, thì họ cũng xé bỏ nếu cần, vì ASEAN không đủ mạnh để áp đặt được họ. Đối với Trung Quốc, luật lệ thuộc về kẻ mạnh. Chỉ có đủ mạnh thì ASEAN mới có thể buộc họ phải theo luật chơi chung. Muốn vậy, ASEAN phải mở rộng khuôn khổ đối tác chiến lược ra ngoài Đông Nam Á (với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ) và trở thành đồng minh chiến lược với Mỹ. Trước đuổi Mỹ đi thì bây giờ phải gọi Mỹ lại. 
“Ba không một có” là trò chơi chữ (semantic game). Việt Nam có một nguyên tắc phản ánh mong muốn độc lập và trung lập nghe rất hay là “Ba không” (không liên minh quân sự với nước khác, không để nước khác đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không dựa vào nước này để chống nước kia). Muốn duy trì nguyên tắc đó thì quốc gia đó phải đủ mạnh như Thụy Sỹ, môi trường quốc tế và khu vực phải đủ ổn định. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam suy yếu và tụt hậu, khi môi trường quốc tế và khu vực đầy bất ổn, với nguy cơ “Bắc thuộc” và “Hán hóa” ngày càng lớn, thì cố giữ nguyên tắc “ba không” là đồng nghĩa với tự sát.
Lúc này phải dùng “quẻ biến”. Nhưng biến thế nào? Nếu biến bằng khẩu hiệu “Ba không Một có” thì chỉ là trò chơi chữ. “Một có” được hiểu là “những cái gì có thể làm được và làm có mức độ”. Bản chất của “Ba không” là sợ Trung Quốc và phụ thuộc vào Trung Quốc. “Thoát Trung” thực chất là thoát khỏi nỗi sợ “thiên triều” và lệ thuộc vào cái bẫy ý thức hệ. Chừng nào không thoát khỏi cái bẫy này, thì “Một có” hay “Hai có” chỉ là ảo tưởng để tự lừa mình, chẳng khác gì “xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”.
Vì vậy, có vũ khí hiện đại chưa chắc đã mạnh. Phải biết dùng hay dám dùng. Tại sao gần đây tai nạn máy bay quân sự xảy ra liên tiếp? Do chất lượng khí tài hay là do “lỗi hệ thống” hay là do “nguyên nhân lạ” nào khác? Ngày 16/4/2015, hai chiếc Su-22 rơi tại vùng biển Ninh Thuận, không rõ nguyên nhân, làm 2 phi công thiệt mạng (không kịp nhảy dù). Ngày 14/6/2016, một chiếc Su-30MK2 rơi tại vùng biển gần đảo Hòn Mê (Hà Tĩnh), một phi công thoát chết, một tử nạn (sau khi nhảy dù xuống biển). Ngày 16/6/2016, chiếc máy bay cứu hộ CASA-212 bị rơi tại vùng biển gần đảo Bạch Long Vĩ (Hải phòng), trong khi đi tìm kiếm phi công Su-30MK2 vừa bị nạn. Trên máy bay CASA-212 có 9 quân nhân tử nạn.
21/6/2016
------------------------------------------------------------
Nguồn :TẠI ĐÂY