Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Nghị sĩ AQ (?)

:
Luật gia Trần Đình Thu
 Sáng nay tôi đọc ý kiến phát biểu của bác nghị sĩ Trần Du Lịch trong bài báo “Nôn nóng Việt Nam sẽ mắc bẫy Trung Quốc” trên Tuổi Trẻ, tôi thấy mắc cười quá. Báo Tuổi Trẻ viết: “Đại biểu Lịch cho rằng đấu tranh là phải kiên trì, tàu ta bị Trung Quốc đâm va hư hỏng và được đưa về sửa chữa, lại tiếp tục quay ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ”. Tôi xin hỏi bác Lịch: Như vậy sửa chữa xong quay ra nó đâm va nữa thì làm sao? Lại đưa về sửa chữa, tiếp tục quay ra Hoàng Sa? Cứ làm hoài vậy sao?  

Tôi không nghĩ là bác Lịch truyền đạt đúng tinh thần của kỳ họp quốc hội vừa qua, truyền đạt đúng quyết tâm của chính phủ, mà bác ấy đã “gọt” bớt đi rất nhiều. Bác Lịch nói “Chúng ta sôi sục trong tim nhưng cần một cái đầu lạnh để nghĩ giải pháp một cách chắc chắn, chứ không nôn nóng. Nếu nóng lên sẽ sa vào bẫy của Trung Quốc”. Cái đầu lạnh và không nôn nóng? Đúng. Nhưng “cái đầu lạnh” không thể như cái chu trình bác Lịch mô tả, bị đâm va quay về sửa chữa rồi quay ra lại, rồi bị nữa và quay về sửa chữa lại quay ra, tôi thấy vô lý quá. Tôi hình dung lời bác Lịch nói, trong một đám trẻ chơi ngoài cánh đồng, thằng nhỏ bị thằng to xác vật xuống ruộng, áo quần lấm lem bùn đất, chạy về nhà giặt giũ áo quần phơi khô xong mặc vào và chạy ra chơi lại. Như chưa hể bị thằng to xác vật ra ruộng. Và một lát sau thằng to xác lại vật thằng nhỏ ra ruộng… Cứ như thế mãi. 
Không, nhân dân Việt Nam không chấp nhận một “cái đầu lạnh” kiểu đó. Đó chính là một “tinh thần AQ” mà Lỗ Tấn đã phê phán từ xưa. Không thể làm một dân tộc AQ như thế được.
Chúng ta đọc lại một đoạn của Lỗ Tấn: 
“Thế mà lắm đứa vẫn chưa chịu thôi, cứ ghẹo y, thành ra cuối cùng lại đánh nhau. Thực tế thì A Q thua, người ta nắm lấy cái đuôi sam vàng hoe của y dúi đầu vào tường thình thình bốn năm cái liền rồi mới hả dạ bỏ đi. Còn A Q thì đứng ngẩn người ra một lúc, nghĩ bụng:
- Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó.Thật thời buổi này hết chỗ nói!
Rồi cũng hớn hở ra về vẻ đắc thắng”.
Tôi lấy làm lạ trong cái chuyện Biển Đông là cái sự mạnh mẽ trong hàng ngũ lãnh đạo của chúng ta nó cứ giảm dần từ cấp cao xuống cấp thấp. Khởi đầu từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bác ấy phát biểu rất chi là “tinh thần Bạch Đằng Giang”. Nhưng qua đến bác Phùng Quang Thanh nó giảm xuống còn cỡ chừng 70% của bác Dũng. Xuống đến bác Trần Du Lịch thì hỡi ôi nó chỉ còn cỡ 1 – 2 % của bác Dũng. Đây là một cái sự lạ, ngược với nhiều nước khác. Ví dụ như ở Mỹ, các nghị sĩ họ phát biểu rất mạnh mẽ, lên đến bác ngoại trưởng Kerry thì nó chừng mực lại và đến bác Obama thì nó nhỏ nhẹ thêm chút nữa. Đó là một quy trình hợp lý. 
Đằng này ở Việt Nam chúng ta, Thủ tướng đã nêu ý chí mạnh mẽ rồi, tại sao cứ xuống một cấp lại “xén bớt” một chút ý chí là sao? Tại sao Việt Nam có hiện tượng quan chức cấp thấp tự mình cắt gọt biên tập mình để dần dần cái ý chí của lãnh đạo cấp cao và cũng là ý chí của dân tộc khi được họ nói ra nó teo tóp còn lại một cái gì rất thảm hại? Cái “tinh thần AQ” của bác Trần Du Lịch từ đâu ra? 
Nhất định là không thể chấp nhận cái tình trạng bị đâm va chạy vô bờ sửa chữa lặp đi lặp lại hoài như một điệp khúc nhàm chán ấy được. Chúng ta chỉ chịu đựng một mức độ nào đó thôi. Nếu kẻ địch làm quá, chúng ta phải có những biện pháp kiên quyết hơn, mạnh mẽ hơn. Thậm chí chúng ta có thể đánh trước. Vì kẻ địch đến vườn nhà ta kia mà! Ta đâu có đến vườn bọn chúng? Chúng ta không thể cứ nhân nhượng mãi như một đứa trẻ yếu đuối ngoài cánh đồng, cứ chạy về nhà giặt áo quần rồi chạy ra chơi lại, im lặng như không hề có gì xảy ra. 
Tới đây tôi muốn nói về vai trò đại biểu quốc hội. Dường như nhiều vị quên cái nghĩa vụ chính của đại biểu quốc hội là nói lên tiếng nói của cử tri đã bầu mình ra, mà cứ ngỡ mình đang là một “Bộ trưởng Bộ dân phòng”, tối ngày ngồi lo mất trật tự địa phương. Cái đó không phải là nhiệm vụ của các ông nghị. Còn nếu ông nghị Trần Du Lịch hay ai khác cứ nghĩ như vậy, thì đó chính là những “ông nghị AQ”, “nghị sĩ AQ”. 
------------------------------------------
Bài đăng trên Blog Quê Choa .

Quảng Đông gửi VN '16 việc cần làm'

:
Ô. Hồ Xuân Hoa (thứ hai từ trái)- ngôi sao đang lên trên chính trường TQ
Chính quyền tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc được cho là đã gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam một bản danh mục ‘Các việc cần làm’ sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư của ông Hồ Xuân Hoa, người lãnh đạo cao nhất của tỉnh này.
Đây là các công việc mà Bí thư Hồ Xuân Hoa triển khai cho công chức thuộc quyền của mình, và được Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công văn yêu cầu các bộ ngành và các tỉnh thành trong nước tham khảo thực hiện.
Hiện tại công văn này, có số hiệu 1832/BNG đề ngày 3/6 năm 2014, đang được lan truyền trên các diễn đàn mạng.
BBC hiện chưa có điều kiện kiểm chứng văn bản này, tuy nhiên nó có đóng dấu Bộ Ngoại giao và có chữ ký của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn.

16 " việc cần làm"
Văn bản này, nếu xác thực, được phát đi chỉ một tháng sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thuộc chủ quyền của họ, gây căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ giữa hai nước.
“Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại giao xin chuyển đến quý cơ quan danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của quý cơ quan với tỉnh Quảng Đông,” công văn viết.
Tổng cộng có 16 công việc mà các sở ngành thuộc tỉnh Quảng Đông được Bí thư họ Hồ yêu cầu thực hiện đính kèm theo công văn của Bộ Ngoại giao.
Trong đó, việc cần làm số một là xúc tiến các chuyến công du Quảng Đông của bí thư Thành ủy Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là Phạm Quang Nghị và Lê Thanh Hải.
Ông Nghị là người đứng đầu phía Việt Nam hội đàm với ông Hồ Xuân Hoa trong chuyến công du của ông Hồ hồi tháng Tư. Bí thư Quảng Đông sau đó cũng đã có cuộc tiếp xúc với ông Lê Thanh Hải khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc cần làm quan trọng thứ hai là xúc tiến việc nhờ tỉnh Quảng Đông đào tạo cán bộ cho Đảng Cộng sản Việt Nam trong khuôn khổ chương trình đào tạo đã được Đảng Cộng sản hai nước thỏa thuận.
Theo đó, kế hoạch đề ra là Quảng Đông sẽ giúp đào tạo 300 cán bộ cho phía Việt Nam trong 5 năm, trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi có 100 cán bộ còn 100 người còn lại đến từ các tỉnh thành có quan hệ chặt chẽ với Quảng Đông như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Quảng Nam.
Quan hệ Việt-Trung đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong nhiều năm

Ngoài ra tỉnh Quảng Đông cũng đề nghị các hoạt động kinh tế thương mại như nâng cao kim ngạch thương mại giữa tỉnh này với Việt Nam, thúc đẩy đầu tư của họ vào Việt Nam ‘đặc biệt là ở những ngành cho có lợi cho kinh tế và tạo việc làm ở địa phương’.
Danh mục còn có các công việc hợp tác về thương mại, du lịch, nghiên cứu lý luận giữa tỉnh Quảng Đông với các tỉnh, thành của Việt Nam như Quảng Ninh, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Quảng Đông còn muốn phối hợp với Việt Nam tổ chức kỷ niệm 90 năm ngày cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đến tỉnh này ‘hoạt động cách mạng’.

" Vượt thẩm quyền"
Trao đổi với BBC, ông Dương Danh Dy, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nhận xét rằng việc chính quyền Quảng Đông gửi bản danh mục này cho Bộ Ngoại giao Việt Nam là ‘vượt quá thẩm quyền một tỉnh’.
Theo ý ông thì chính quyền Quảng Đông nên thông qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong việc liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ông Dy cho biết tỉnh Quảng Đông ‘gìn giữ cẩn thận và nghiêm chỉnh’ các di tích có liên quan đến hoạt động của ông Hồ Chí Minh ở tỉnh này.
Tỉnh Quảng Đông hiện là một trong những địa phương giàu có và năng động nhất của Trung Quốc, là đầu tàu trong công cuộc cải cách mở cửa của nước này. Tỉnh này có lợi thế gần gũi về mặt địa lý trong giao thương với Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư, ngoài cuộc hội đàm với ông Phạm Quang Nghị, ông Hồ Xuân Hoa còn được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh tiếp.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Việt Nam liệu có “thoát Trung” được không?



Calathau - Cứ nói mãi thoát Trung với thoát Hán, đọc bản tin chi tiết sau đây đăng trên "Tạp chí Xây dựng Đảng" thì có ngay câu trả lời :  

Thủy Anh
Theo Tạp chí xây dựng đảng  


Từ ngày 15-6 đến 24-6-2014, Ban Tổ chức Trung ương cử Đoàn cán bộ cấp vụ do đồng chí Quản Minh Cường, Vụ trưởng Vụ Bảo vệ chính trị nội bộ làm trưởng Đoàn đi nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, Đoàn được tìm hiểu khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc hiện nay; Điều lệ xây dựng tổ chức và mô hình xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Công tác quản lý và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Cách làm và kinh nghiệm của TP. Bắc Kinh về công tác cán bộ và xây dựng tổ chức cơ sở đảng, phát triển đảng viên.

Về nội dung công tác cán bộ, Đoàn đã đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc về công tác tuyển chọn, sử dụng và đánh giá cán bộ, các nguyên tắc trong tuyển chọn và đánh giá cán bộ như: Đảng quản lý tập trung thống nhất công tác cán bộ; việc lựa chọn cán bộ các cấp đảm bảo có đạo đức và tài năng; cán bộ phải được quần chúng tín nhiệm; nghiêm túc thực hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; giữ vững chế độ tập trung dân chủ; làm việc theo pháp luật. Cán bộ được bổ nhiệm phải đảm bảo có tài, có đức, được đảng viên, quần chúng nhân dân tin cậy. Trong đó lấy chính trị và đạo đức là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm. Có các hình thức bổ nhiệm trực tiếp; thông qua bầu cử dân chủ; ký hợp đồng; tuyển chọn công khai. Công tác đánh giá cán bộ hay sát hạch cán bộ là công việc rất quan trọng của quan tổ chức, công tác này luôn luôn hoàn thiện theo hướng khoa học. Kết quả công tác sát hạch, đánh giá cán bộ vừa là căn cứ quan trọng để tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ vừa để quản lý cán bộ.

Về kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ đảng và phát triển đảng viên: Trong những năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tập trung lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức đảng toàn diện, nhất là hệ thống tổ chức cơ sở đảng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng. Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn coi trọng và quan tâm xây dựng, phát triển tổ chức cơ sở đảng theo từng loại hình như: cơ quan nhà nước; doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp theo các ngành nghề); các cụm dân cư, làng và khu dân cư của thành phố, các trường cao đẳng, đại học và các tổ chức xã hội với những mục tiêu, giải pháp cụ thể. Công tác phát triển đảng viên được chú trọng, lựa chọn những quần chúng ưu tú nhất để kết nạp vào Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định, đảng viên phải là người dẫn đầu, mà người dẫn đầu tốt, ban lãnh đạo tốt sẽ thúc đẩy phong trào thi đua làm kinh tế trong đảng viên…

Tại tỉnh Triết Giang, Đoàn làm việc với đại diện Sở Ngoại vụ tỉnh Triết Giang, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Triết Giang khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ... Đồng thời, Đoàn tham quan mô hình sản xuất tơ lụa; mô hình phát triển làng nghề, du lịch; bảo tàng lịch sử đảng tại một số địa phương.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Thế giới đã không kịp thời dậy dỗ Trung Quốc !

Bất lực trước Trung Quốc?

Trần Kinh Nghị
Lâu nay dư luận quốc tế nói nhiều về sai lầm của TQ trong âm mưu độc chiếm Biển Đông...,  nhưng không nói về sai lầm của thế giới bất lực trước mưu đồ của TQ. Thật ra tình hình Biển Đông sẽ không như ta thấy ngày nay nếu thế giới đã không phạm quá nhiều sai lầm trong quan hệ với Trung Quốc. Dưới đây xin điểm qua một số sai lầm chính.

 Sai lầm thứ nhất- Thế giới thường coi TQ như một nước đông dân nghèo nàn lạc hậu cần được giúp đỡ hơn là phải đề phòng. Lòng vị tha của  thế giới, nhất là của các nước Âu, Mỹ đã bị TQ lợi dụng trong suốt nửa thế kỷ qua kể từ khi nước CHNDTH ra đời năm 1949.
 Đúng ra đã có một thời kỳ Mỹ và phương Tây đã chống TQ nhưng chỉ vì lý do lo sợ CNCS, mà không thấy nguy cơ của chủ nghĩa dân tộc đại Hán mới là điều đáng sợ nhất. Sau khi TQ thực hiện "mở cửa" cả thế giới đã hồ hởi nhảy vào giúp một cách vô tư...như người giàu giúp kẻ nghèo. Chính nhờ sự đầu tư vốn và khoa học-công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh... và sự rộng lượng của các thể chế tài chính-thương mại thế giới, TQ đã nhanh chóng hội đủ điều kiện để hiện thực hóa mưu đồ bá chủ ấp ủ từ lâu. Một trong những việc đầu tiên mà giới lãnh đạo TQ đặc biệt chú trọng là xây dựng lực lượng hải quân hiện đại để bắt nạt các nước nhỏ quanh biển Đông nhằm ý đồ độc chiếm biển Đông tiến tới giành quyền bá chủ thế giới.
Sai lầm thứ hai - Khi Bắc Kinh công bố đường chữ U, còn gọi là "đường 9 đoạn" hay "lưỡi bò" (vốn chỉ là một bản vẽ tay ngẫu hứng của một viên tướng thời Tưởng Giới Thạch) thì cả thế giới mặc dù thấy vô lý nhưng không nhận ra nguy cơ nguy hiểm nên không có ý thức phải xóa bỏ nó ngay từ trong trứng nước. Mãi đến gần đây khi nhận thấy các lực lượng hùng hậu của TQ đe dọa hòa bình ổn định tại biển Đông thì đã muộn. Cái đường lưỡi bò như trò đùa trẻ con đó nay đã hiện rõ trên bản đồ thế giới với cả những "đốt xương" chạy từ căn cứ Tam Á cuối đảo Hải Nam xuống cái gọi là "Thành phố Tam Sa", sắp tới xuống tận bãi  Gạc Ma-Bãi và bãi Chữ Thập, chẳng mấy chốc sẽ xuống tận eo Malacca.
Tuy vậy, đến giờ phút này thế giới vẫn chưa hề có một biện pháp tập thể nào để đối phó một cách có hiệu quả. Trong khi ASEAN- tập họp của 10 quốc gia trực tiếp bị ảnh hưởng tiếp tục bị chia rẽ thì LHQ dường như bị thôi miên. 
  
Sai lầm thứ ba-  Tính đến nay có lẽ chưa nước nào hình dung một ngày kia khi biển Đông trở thành nội thủy của TQ và  tàu bè của bất cứ nước nào qua đây đều phải xin phép và nộp lệ phí cho nhà cầm quyền Bắc Kinh. Tuyến đường hàng hải quan trọng bật nhất này quan trọng là vậy, nhưng không hiểu sao thiên hạ coi đó là chuyện riêng của một vài nước có tranh chấp biển đảo với TQ, thậm chí có không ít kẻ muốn lợi dụng để "đục nước bé cò" kiếm lợi trong quan hệ với TQ.
Sai lầm thứ tư- Toàn bộ hệ thống luật lệ và các cơ chế hợp tác quốc tế của của thế giới, kể cả hai tổ chức đồ sộ là LHQ và WTO đều bó tay trước những hành động vô lý trắng trợn của một nước thành viên, đó là TQ. Thật trớ trêu khi Mỹ, EU, Nga thường huy động nguồn lực quốc tế để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác,  nhưng không hề có hành động tương tự trước TQ. Tất cả những gì mà họ, kể cả Mỹ, làm được cho đế nay chỉ là lời nói (lip service). 
Sai lầm thứ năm- Thế giới đang chấp nhận TQ như một siêu cường mặc dù nước này không hề có tố chất của siêu cường. TQ hành động như một quốc gia kẻ cướp chỉ cậy sức mạnh bất chấp luật lệ và  đạo lý. Cũng là chiến tranh chống VN, nhưng Mỹ dù sao cũng còn biết "phục thiện", nhưng TQ thì vừa dã man tàn bạo vừa thủ đoạn đê tiện đổi trắng thay đen rất "khó chơi".
Trên đây là tóm lược 5 sai lầm cơ bản của thế giới đối với TQ trong vấn đề biển Đông. Chừng nào chưa có sự đồng tâm hiệp lực của toàn thể cộng đồng quốc tế để đối phó với âm mưu bành trướng bá quyền đại Hán thì thì hòa bình, an ninh của châu Á và thế giới sẽ còn tiếp tục bị đe dọa bởi Trung Quốc. /. 

Việt Nam đóng góp gì cho nhân loại ?

VN 'đội sổ về đóng góp cho nhân loại'

Nhân World Cup, người Việt làm cúp để kinh doanh
Calathau : Người VN mình có vẻ lấy làm tự hào về số tiền các nước "tư bản đang dẫy chết"  cho chúng ta vay ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại ( tức là cho không), mỗi năm 1 tăng. Tư hào cả khi nước Nhật bị đại sóng thần vùi dập khiến nền kinh tế tụt hậu so với Trung Quốc, vẫn hứa không giàm cung cấp ODA cho Việt Nam ! Tự hào cả khi nước Đan Mạch Bắc Âu nhỏ bé dù bắt quả tang VN tham nhũng số tiền họ viện trợ cho dự án cung cấp nước ngọt cho bà con miền núi, vẫn tái viện trợ ( 90 triệu USD) sau 2 năm ngưng cung cấp 3 dự án ODA liên quan đến chống biến đổi khí hậu do phát hiện tham nhũng ! V.v... Xin lỗi, phải nói câu này : Việt Nam minh giỏi và khoái xin tiền nước ngoài. Nói kiểu dân gian " Càng nhiều càng ít !". Nào đã mấy ai ngẫm xem Việt Nam đã đóng góp được gì cho nhân loại ? Tôi có thể không đầy đủ thông tin, nhưng mới nhất, ồn ào nhất ai cũng biết là chuyện VN -lần đầu tiên từ khi khai sinh - đóng góp cho Đội quân gìn giữ hòa bình của LHQ được ...02 sĩ quan sang châu Phi làm nhiệm vụ phi quân sự ! Gớm chết  , hôm ra mắt và đưa tiễn 2 anh này có mặt cả bà Phó TTK Liên hợp quốc ( hình như người Trung Á). Bà " đánh giá rất cao cố gắng của CPVN" và bà thay mặt TTK LHQ hứa "...sẽ bảo vệ an toàn cho 2 sĩ quan này khi làm việc phi quân sự ở ..." ( Tôi quên tên nước nào nhưng nhớ là ở 1 nước châu Phi da đen ).
Nói vòng vo như vậy để mà suy ngẫm xem người ta đánh giá mình thế nào trong lĩnh vực " đóng góp cho nhân loại".
Bài này cua BBC tiếng Việt xuất bản 25/6/2004 .
Việt Nam bị một bảng xếp hạng đặt ở vị trí ‘đội sổ’ 
về đóng góp tổng thể cho nhân loại.

Good Country Index là bảng xếp hạng mới ra mắt của một tác giả, nhà tư vấn chính sách Simon Anholt.

 Kết quả của bảng xếp hạng nói Ireland đứng đầu thế giới, còn Iraq, Libya và Việt Nam ‘cùng xếp hạng dưới đáy’, theo báo Bấm The Independent của Anh. 
Trong ba nước này, Việt Nam (thứ 124) đứng sau cả Iraq (123) và chỉ trên có Libya (125).
Bấm Good Country Index dựa trên các khảo sát của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và World Bank. 
Các đánh giá đóng góp của 125 nước dựa trên bảy tiêu chí về thành tích như khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe...
Trong các yếu tố được xem xét có số lượng sinh viên nước ngoài học tại nước đó, tiền dành cho gìn giữ hòa bình, số lượng giành giải Nobel.
Ireland đứng đầu, và cùng nhóm đầu bảng là các nước vùng Bắc Âu được cho là “có đóng góp chung nhiều nhất cho nhân loại và hành tinh”, hơn hẳn các khu vực khác trên thế giới.
Anh Quốc đứng thứ bảy và Hoa Kỳ đứng thứ 21 trong khi Kenya đứng thứ 26 trên toàn cầu nhưng là quốc gia đứng đầu châu Phi vì đã “nêu ví dụ đầy cảm hứng” về đóng góp có ý nghĩa xã hội.
Tác giả báo cáo nói với báo Financial Times: “Một nước thành công vẫn chưa đủ. Họ phải đóng góp gì đó cho nhân loại.”
Một số kết quả xếp hạng gây tranh cãi, ví dụ về văn hóa, Bỉ được xếp thứ nhất. Ai Cập cũng xếp đầu về đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế, mặc dù đang hỗn loạn về chính trị trong nước.
Ông Anholt giải thích những yếu tố nội địa không được ông tính, mà chỉ tính đóng góp của nước đó với thế giới bên ngoài.
“Đức là nước được quản trị rất tốt, nhưng tôi muốn hỏi là Đức làm được gì cho tôi, một công dân Anh?”
Năm 2009, ông Simon Anholt được trao giải Nobels Colloquia, được trao bởi một ủy ban gồm 10 người từng nhận Nobel về Kinh tế.
Nhiều hạng mục khác nhau
Trong 10 nước đứng đầu thế giới thì chín nước thuộc khu vực Tây Âu, tính tổng thể.
Tuy thế, các chỉ số cụ thể của từng nước lại khác.
Ví dụ, Bỉ đứng đầu thế giới về đóng góp văn hóa, Tây Ban Nha về chăm sóc y tế.
Hoa Kỳ bị tụt xuống hàng thứ 21 vì ‘bị điểm xấu trong mục đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế’, theo bài báo của Independent.
Nga bị xếp hạng 95, gần với Honduras và Cộng hòa Dân chủ Congo.
 Trong bảng xếp hạng này, người ta đánh giá các quốc gia theo những tiêu chí: Khoa học - Công nghệ, Văn hóa, Hòa bình và An ninh Quốc tế, Trật tự Thế giới, Biến đổi Khí hậu, Thịnh vượng - Bình đẳng, Sức khoẻ và Vui sống.
Ngoài các hạng mục này, người ta cũng đưa vào các tiêu chí như số sinh viên nước ngoài đến du học, số tiền một nước bỏ ra để gìn giữ hòa bình và đóng góp cho sự phát triển quốc tế cũng như số giải Nobel có được.
Trong ba nước cuối bảng thì Việt Nam lại có xếp hạng cao hơn hẳn hai nước kia về đóng góp Văn hóa vì đạt vị trí 76 so với Iraq (116) và Libya (124).
Còn về Thịnh vượng và Bình đẳng, Việt Nam đạt mức 79, cao hơn hẳn Trung Quốc (108).
Ngoài ra còn xếp hạng tổng thể (Overall Rankings), theo đó tại châu Á, Trung Quốc đứng thứ 107 thế giới, thua xa Ấn Độ (thứ 81).
Hiện chưa rõ dư luận Việt Nam nghĩ gì về bảng xếp hạng này của Good Country Index.
Hồi đầu năm 2011, một khảo sát quốc tế khác lại cho rằng người Việt Nam 'lạc quan nhất thế giới', với 70% người tham gia nói tự tin về triển vọng kinh tế nước này năm 2011.
Khảo sát về chỉ số lạc quan do tổ chức nghiên cứu dư luận BVA của Pháp và Viện Gallup của Mỹ thực hiện ở 53 quốc gia.
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số lạc quan về kinh tế cao nhất, còn Pháp thì 'đội sổ' với 61% người được hỏi tỏ ra bi quan về tình hình kinh tế trong năm đó.

Đọc thêm:
Việt nam lại đứng thứ nhì thế giới
Nguyễn Tiến Dũng
Tuy vẫn biết VN hay được xếp thứ hạng rất cao*, nhưng việc tờ báo The Economist lại vừa ra một bài mới về xếp hạng “độ tử tế của các nước” (the goodness of nations), xếp hạng 125 nước, đo mức độ tử tế của các nước trong cộng đồng quốc tế, mà trong bảng xếp hạng này, Việt Nam suýt chiếm ngôi đội sổ, làm tôi cũng phải giật mình!
Xem bài báo ở đây (cảm ơn 1 người bạn đã chỉ cho biết):
http://www.economist.com/blogs/graphicdetail/2014/06/daily-chart-18
Chi tiết xem ở: http://www.goodcountry.org/
Theo bảng xếp hạng đó thì đứng ở vị trí số to nhất (125) là Libya, còn vị trí thứ 124, ngôi á hậu là Việt Nam.

Bảng xếp hạng về độ tử tế này được tính theo tổng hợp của 7 lĩnh vực: đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới,  trật tự thế giới, bảo vệ môi trường của hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe. Mức độ đóng góp này được tính trên nền mức độ giàu nghèo của các nước. (Tức là nước nghèo có đóng ít hơn cũng có thể được tính ngang bằng nước giàu mà đóng góp nhiều hơn).
Về khoa học công nghê, Việt Nam đứng thứ 89/125, với tỷ lệ đóng góp tương đối là âm, đặc biệt là về bằng sáng chế là âm nặng.
Về mặt văn hóa, Việt Nam có nhỉnh hơn, đứng thứ 76/125, khá tốt về mặt xuất khẩu đồ sáng tạo nghệ thuật, nhưng lại đứng bét bảng về vấn đề tự do ngôn luận, và cũng âm về tự do đi lại.
Về mặt canh giữ hòa bình thế giới, tuy Việt Nam cùng với Cu Ba là hai trụ cột của hòa bình thế giới, nhưng chỉ đứng thứ 103/125. (Cuba thì không có xếp hạng trong danh sách 125 nước, có lẽ vì quá đặc biệt nữa). Có mỗi một điểm sáng trong hòa bình thế giới của Việt Nam là vấn đề xuất khẩu vũ khí, đơn giản là vì VN chẳng làm được cái vũ khí nào đáng để người khác mua? Hai khoản âm nặng của VN trong lĩnh vực hòa bình và an toàn thế giới là lĩnh vực an toàn internet và lĩnh vực nộp tiền cho quân của Liên Hiệp Quốc.
Về khoản trật tự thế giới thì VN đứng thứ 123/125, nói đơn giản là vô tích sự: không có nuôi được người tị nạn nào từ các nước khác, mà trái lại là cái nguồn sản sinh người tị nạn, cũng chẳng tuân thủ hay ký được nhiều các hiệp định quốc tế. Chỉ có mỗi một điểm “không tối” chứ chưa phải là sáng sủa, đó là có hạn chế được sự bùng nổ dân số.
Về khoản bảo vệ môi trường (hành tinh và khí hậu) thì VN cũng sát đội sổ, đứng thứ 123/125, đặc biệt âm nặng về việc thải chất độc ra môi trường.
Về việc đóng góp vào phồn vinh và bình đẳng kinh tế thế giới, VN ngoi lên được thứ 79/125, tuy chẳng giúp được ai và còn hạn chế tư do thương mại, nhưng  không đến nỗi bị rơi vào cụm các nước ăn bám.
Về khoản đóng góp cho y tế và sức khỏe thế giới, VN cũng lẹt đẹt ở thứ hạng 111/125, chủ yếu là tầu há mồm nhận viện trợ của nước ngoài về lương thực thuốc thang, và lại còn là ổ ma túy. Tuy nhiên có một điểm sáng là có đóng góp vào tổ chức y tế thế giới (WHO).
Tính tổng cộng lại, thì VN đứng thứ 124/125 về độ tử tế trên thế giới.
ĐCS VN có nên tự hào về thành tích này và thông báo cho nhân dân biết hay không?
--------------------------------------
* hiểu là từ dưới lên

CẢNH BÁO GẤP VỀ VIRUS MÁY TÍNH ĐỘC HẠI

"Windows Live Update", ( "Cập nhật choWindows Live") :  Nó là virus đốt cháy toàn bộ ổ cứng.
Khẩn cấp! Xin vui lòng thông báo cho tất cả........
Những ngày tới xin nhớ : không mở bất kỳ tin nhắn nào có chứa tin đính kèm gọi là: "Cập nhật choWindows Live" bất kể người gửi cho bạn là ai ! Bởi nó là virus đốt cháy toàn bộ ổ cứng.

Nếu nhận tin nhắn với file đính kèm"Windows Live Update",
 Ngay cả khi nó gửi bởi 1 người bạn, bạn cũng không mở, mà lập tức tắt máy.

 Đây là virus tệ hại nhất do CNN công bố, và được phân loại theo Microsoft như  là virus tệ hại  nhất
 
Virus này được phát hiện bởi McAfee hôm  qua. Nó có khả năng phá hủy Sector Zero từ đĩa cứng.
 Không có khả năng sửa chữa khi nhiễm loại virus này. 

Hãy gửi thông tin này cho các bạn của mình để đề phòng !
----------------------------------------------
Cảm ơn Trần Kháng Chiến gửi cho LSQL thông tin này ! 

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Điều gì đang xảy ra ở Vũng Ánh ?

Rủi ro gì từ 'đặc khu kinh tế' Vũng Áng?

Theo BBC

Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn nếu phê chuẩn dự thảo đặc khu kinh tế ở Vũng Áng của tập đoàn Formosa.


Hôm 25/6, lãnh đạo một chi nhánh tại Việt Nam của Formosa - tập đoàn có 100% vốn Đài Loan, đã gửi văn bản đến chính phủ Việt Nam đề nghị thành lập một đặc khu kinh tế ở Vũng Áng để phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện, theo truyền thông trong nước.

Đề xuất được gửi đi từ ông Dương Hồng Chí Lý, Tổng giám đốc Hưng Nghiệp Formosa, yêu cầu chính quyền Việt Nam có các cơ chế ưu đãi cho đặc khu như bảo hộ ngành thép, ưu đãi thuế.

Bên cạnh đó, Formosa cũng đề nghị được xây căn hộ để cho thuê hoặc bán lại cho nhân viên và thành lập các cơ sở hậu cần như bệnh viện, trường học trong đặc khu.

Phía Việt Nam vẫn chưa có phản hồi chính thức về yêu cầu này.

Trong tin đăng ngày 25/6, báo điện tử VnExpress dẫn lời ông Ngô Đình Vân, Phó trưởng ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng, nói đề xuất của Formosa "quá mới" và không thể giải quyết "ngày một ngày hai".

 Động thái mới nhất diễn ra hơn một tháng sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Tĩnh leo thang thành bạo động, khiến nhiều cơ sở của doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có khu công trường của Formosa Plastics, bị hư hại.

Vào cuối tháng Năm, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết Hà Nội sẽ có biện pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài sau khi chính phủ Đài Bắc đã yêu cầu Hà Nội bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Đài Loan bị ảnh hưởng.

Những hỗ trợ đó bao gồm miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, và trợ giúp về vấn đề lao động.
Đài Loan cho biết vụ bạo loạn ảnh hưởng đến 425 doanh nghiệp nước này, trong đó 25 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề.

Tổng giá trị thiệt hại ước tính dao động trong khoảng 150-500 triệu đôla, và các thiệt hại kinh tế có liên quan là một tỷ đôla.

Khu công nghiệp Vũng Áng, dù là nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp có vốn Đài Loan, nhưng lại sử dụng một lượng lớn lao động Trung Quốc.

Hồi tháng Năm, Bắc Kinh đã cử tàu đến Hà Tĩnh sơ tán hàng nghìn công dân ra khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động.

" Yêu cầu rất cao"

Trả lời BBC ngày 26/6, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng đề nghị của Formosa là "rất cao so với các tiêu chuẩn quốc tế bình thường và cao hơn hẳn khung pháp luật của Việt Nam".

"Formosa đưa ra yêu cầu này sau vụ đụng độ ở Vũng Áng. Đó là điều đáng xem xét", ông nói.

"Cần phải rất thận trọng vì nếu chấp nhận yêu cầu này của Formosa thì các doanh nghiệp khác cũng lại theo gương Formosa đề ra những yêu cầu tương tự."

"Lúc đó thì chính phủ Việt Nam sẽ phải nhân nhượng và cấp những ưu đãi quá đáng."

Ông khẳng định việc thành lập đặc khu kinh tế "không có lợi gì cho Việt Nam" ngoài việc Formosa sẽ tiếp tục dự án đầu tư hiện nay.

"Tôi cho rằng cần sự giám định, phân tích độc lập, nghiêm túc, không nên dễ dàng chịu sức ép này của Formosa."

" Cắt đôi Việt Nam"

Ông Doanh cũng nói về mặt quốc phòng, Vũng Áng "là một địa điểm hết sức nhạy cảm".
"Ở trên mạng Trung Quốc đã lưu hành kịch bản tấn công Việt Nam trong 32 ngày, trong đó nói Trung Quốc sẽ đánh vào miền trung, chia cắt Việt Nam ra."

"Vũng Áng hay Quảng Trị là những vùng hẹp nhất trên đất liền của Việt Nam, vì vậy tôi hy vọng những nhà chiến lược quốc phòng của Việt Nam sẽ quan tâm và thận trọng trước những yêu cầu này."
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cũng cảnh báo về những nguy cơ nảy sinh từ việc Việt Nam cho Trung Quốc thuê hàng chục cây số dọc bờ biển Hà Tĩnh và vùng cửa khẩu Vũng Áng.

"Từ Vũng Áng ngó qua Hải Nam không bao xa, nếu ngày nào đó, Trung Quốc đưa một hạm đội từ Hải Nam sang Vũng Áng thì cả Vịnh Bắc Bộ sẽ không giao thông được nước ngoài, không giao thông được với miền Nam Việt Nam, bị biến thành một cái hồ riêng của Trung Quốc", ông nói.

"Hạm đội trên biển của Trung Quốc đã rất mạnh rồi, nếu bây giờ họ có một điểm tựa trên đất liền nữa thì đó sẽ là nguy cơ rất lớn."

Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Cục Hải sự Trung Quốc gần đây thông báo đã dịch chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 đến gần cửa vào Vịnh Bắc Bộ.

Cơ quan này cũng cho biết Trung Quốc sẽ sớm đưa thêm ba giàn khoan khác vào hoạt động trên Biển Đông.

--------------------------------
Tin mới ngày 27/6
 Không đồng tình lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng

Thứ sáu, 27/06/2014, 01:14 
 (SGGP).- Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ bày tỏ quan điểm không đồng tình với kiến nghị thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS).
Trước đó, nhà đầu tư nước ngoài đã có công văn gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, nêu nhiều kiến nghị, trong đó đáng chú ý là việc thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng. Theo FHS, mục đích thiết lập đặc khu kinh tế là nhằm xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện... thúc đẩy phát triển công nghiệp. FHS cũng dự thảo sẵn một bản Điều lệ quản lý thiết lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng với 10 điều, gửi đến Phó Thủ tướng. Việc quản lý và thiết lập đặc khu được đề xuất thực hiện theo quy định của bản điều lệ này.
Theo dự thảo Điều lệ của Công ty Formosa về quản lý đặc khu kinh tế gang thép, ngoài các ưu đãi công ty được hưởng ở mức cao nhất đối với dự án đầu tư trong khu kinh tế và các ưu đãi khác như đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép, đặc khu còn được áp dụng các quy định ưu đãi đặc thù như: miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trong suốt thời gian kinh doanh của dự án; được Chính phủ bảo hộ ngành thép; miễn thuế đối với khoản vay vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài; kinh doanh tàu lai dắt và đề xuất thành lập Ban quản lý đặc khu trực thuộc Văn phòng Chính phủ và do các bộ trưởng các bộ liên quan tham gia để quản lý đặc khu.
Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng, hiện dự án Formosa đang được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, các loại thuế, đất đai... áp dụng đối với dự án đầu tư trong khu kinh tế (bao gồm ưu đãi về thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được). Các kiến nghị khác của công ty áp dụng cho dự án (bảo hộ ngành thép, kinh doanh tàu lai dắt...) đang được các bộ, ngành xem xét giải quyết. Riêng việc Formosa đề nghị hình thành Ban quản lý đặc thù trực thuộc Văn phòng Chính phủ là chưa có tiền lệ và không cần thiết. Bởi vì hiện tại đã có Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề có liên quan đến triển khai dự án Formosa theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”.
Để kịp thời hỗ trợ giải quyết các vướng mắc của công ty, Bộ Kế hoạch - Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Tổ công tác liên ngành Trung ương hỗ trợ dự án Formosa.
ANH THƯ

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Ông Nguyễn Trần Bạt bình luận về giải pháp của VN trước TQ .

Xe chở dưa hấu đổ về cửa khẩu Tân Thanh không xuất được sang TQ đã bị thối hỏng (3/2014)


  Calathau - Tôi từng là Fan của ông Nguyễn Trần Bạt. Và dạo ấy tôi xếp ông vào hàng ngũ những trí thức Việt cấp tiến. Gần 10 năm trước  Nguyễn Trần Bạt đã viết sách, đi diễn thuyết công khai phê phán những cái dở của học thuyết Mác-Lenin để dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và hàng loạt các nước theo CNXH ở Đông Âu . Trong sự kiện China đang hung hăng gây hấn với nước ta, mở đầu bằng vụ giàn khoan Hải Dương 981 ,  Nguyễn Trần Bạt  thỉnh thoảng có phát biểu trên mạng thông tin xã hội, bài sau đây ông đưa ra những ý kiến có vẻ trái với luồng suy nghĩ hiện nay của chúng ta. Mời các cụ đọc tham khảo và cùng trao đổi .

Khôn khéo, nổi giận và sức mạnh của đất nước

Phỏng vấn ông Nguyễn Trần Bạt
(Lê Quyên thực hiện)
Ông Nguyễn Trần Bạt
"Không có bất kỳ bài toán nào dễ xung quanh vấn đề Trung Quốc. Nó sẽ đeo đẳng lâu dài với số phận dân tộc chúng ta, và chúng ta buộc phải suy nghĩ về nó như là một thuộc tính để cấu tạo ra điều kiện sống của dân tộc mình" - chuyên gia Nguyễn Trần Bạt trao đổi với phóng viên Người Đô Thị về việc gia cường sức mạnh quốc gia bên cạnh mối quan hệ mang tính địa chính trị với Trung Quốc ".

Chúng ta đang bỏ quá nhiều trứng vào một giỏ trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Nhiều người đang lo sợ kịch bản xấu nhất có thể xảy ra với nền kinh tế Việt Nam từ tác động của vấn đề biển Đông, còn ông?
Nhiều người tỏ ra không sợ điều này, nhưng tôi thuộc vào nhóm người sợ. Kịch bản như vậy đáng ra phải được cảnh báo ít nhất từ năm năm trước. Chỉ riêng việc hiện nay có 80 - 90% đơn vị trúng thầu các dự án lớn ở Việt Nam là công ty Trung Quốc cũng đã cho thấy chúng ta không cho trứng vào một giỏ mà là cho quá nhiều trứng vào một giỏ. Điều ấy thể hiện sự thiếu cảnh giác chính trị nghiêm trọng, và cả sự suy thoái về tiêu chuẩn của giới trí thức Việt Nam. Bởi nói gì thì nói, tất cả những người lãnh đạo những cuộc đấu thầu và hợp tác đấu thầu ấy đều là những người được đào tạo rất cẩn thận.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Quốc hội sẽ không ra nghị quyết về Biển Đông !

" Nhân dân sẽ rất hoang mang "
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
BĐH - Từ hoang mang đến thất vọng !

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chiều 32-6 cho biết đề nghị của một số đại biểu Quốc hội về việc Quốc hội ra nghị quyết về Biển Đông tại kỳ họp này sẽ không được thực hiện.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 23-6, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết về đề xuất của một số đại biểu Quốc hội là cần có nghị quyết riêng của kỳ họp về tình hình Biển Đông sẽ không được thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu giải thích ngay từ đầu kỳ họp, Quốc hội đã thảo luận, trao đổi bàn bạc rất kỹ và công khai tại hội trường về vấn đề Biển Đông. Sau đó, Quốc hội có Thông cáo số 2 tuyên bố rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam, nói rõ quan điểm xử lý vấn đề Biển Đông.
Trong kỳ họp này, Ủy ban đối ngoại của Quốc hội đã có công hàm gửi đến cho Quốc hội và nghị sĩ các nước, trong đó nêu rõ những yêu cầu và quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông.
“Dự kiến tại phiên bế mạc kỳ họp vào ngày 24-6, Chủ tịch Quốc hội một lần nữa sẽ nói rõ lập trường của Quốc hội Việt Nam để cử tri và đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế rõ về thái độ của Việt Nam trước vấn đề Biển Đông” - ông Uông Chu Lưu cho biết.
Trước đó, phát biểu trước Quốc hội sáng ngày 19-6, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) tha thiết đề nghị Quốc hội ban hành một nghị quyết về Biển Đông và "tha thiết đề nghị các đại biểu Quốc hội ủng hộ quan điểm của mình".
“Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố nào về biển Đông thì nhân dân sẽ rất hoang mang, còn dư luận thế giới thì sẽ băn khoăn về việc này và đặt ra câu hỏi tại sao nghị sĩ các nước lại phải lên tiếng về các vấn đề trên biển Đông” - đại biểu Nghĩa bày tỏ.

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Công Lý kể chuyện Cá tháng Sáu : "Giấc mộng đêm hẻ "

CẢM NHẬN WORLD CUP (Tiếp...)

  Cụ Công Lý xuất hiện ở WORLD CUP Brazil 2014 giữa những người đẹp trong mơ !


 Giấc mộng đêm hè 



Bỗng nhiên tôi thấy mình đang dạo bước trên con đường dẫn ra một bãi biển, nắng ngập tràn trùm lên cả không gian . Nhưng sao lạ quá, đây không phải là bãi biển mà tôi đã khá quen thuộc ở Sầm Sơn,  Nha Trang hay Vũng Tàu...Tôi cứ chậm rãi bước đi và chợt nhận ra xung quanh mình quang cảnh ồn ào náo nhiệt  và vây quanh tôi là những bóng áo vàng xanh lạ lẫm.. thì ra đây là bãi biển ở  Rio de Janeiro của đất nước Brasil cách xa Việt Nam mình tới nửa vòng trái đất. Từ bãi biển tôi đi lên các dãy phố nhìn ngắm nhưng dãy nhà cao tầng sừng  sững thật nguy nga, thật tráng lệ. Nhưng tôi biết ở đâu đó như ở Sao Paulo vẫn còn nhưng khu ổ chuột, những con phố nhỏ ở đó nhìn chẳng khác gì những con hẻm ở Sài Gòn, những căn nhà cũ kỹ, cửa hàng mở san sát, những bức tường loang lổ dán đày quảng cáo, tôi bỗng có cảm giác như đang sống ở một thành phố của Viêt Nam vậy.

Để hiểu thêm bản chất người Trung Quốc .

Hình ảnh quen thuộc trong Đại CMVH Trung Cộng do Mao chủ xướng .

Cuối tuần trước Calahau tôi có nhân được E-mail của cụbạn Trần Xuân Hoài giới thiệu về bài viết sau đây, dưới hình thức "Thư gửi Bạn Quế Lâm" của anh Lê Thanh Dũng thuộc lứa Quế Lâm lớn (Ngữ chuyên). 
Cụ Xuân Hoài giới thiệu về tác giả như sau :
"Anh bạn Quế Lâm Lê Thanh Dũng trên lứa chúng mình (1937), kỹ sư viễn thông, làm LD kỹ thuật ở TCBĐ. Đây là lứa QL 1951 , sau về KHX học xong lại lên QL học ngữ chuyên, hay về lại trường ta đá bóng. Sau đó lên Đông Bắc học ĐH , thuộc lứa KS Việt Nam gần như đầu tiên học ở TQ. Tôi quen với anh Dũng, học hỏi được nhiều điều. Sáng nay, nhận đươc thư này, đọc xong thấy rằng phải chia sẻ ngay với các bạn. Có thể chúng ta ,tuy lớp sau, nhưng sẽ cảm nhận những ý kiến , trải nghiệm của anh Dũng có cái gì đó như của chính mình.
Chúc cuối tuần vui khoẻ ! "

lusonquelam.Blogspot xin phép anh Dũng dược phổ biến trong Làng QL bài viết này.
Sau đây là toàn văn bài viết của anh Lê Thanh Dũng :

Thư gửi bạn !
Trong phạm vi bạn bè, khi trao đổi tình hình thời cuộc, có bạn hỏi mình nghĩ thế nào về cách hành xử của TQ với VN. Mình không dám bàn sâu vì không phải là nhà nghiên cứu, chỉ xin kể các bạn nghe những mẩu chuyện chính mình chứng kiến để sẽ dẫn đến kết luận của mình.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Theo chân HS Phạm Đỗ Đồng vào dự khai mạc Tranh cổ động về Bảo vệ Biển đảo của Hội Mỹ thuật Tp.HCM .

 Calathau .( Ghi nhanh)

 Khai mạc Triển lãm trang cổ động Bảo vệ Biên giới Biển đảo

Nếu cụ nào vào "nhà" cụ Đỗ Đồng cách đây mấy hôm sẽ thấy cụ cho biết một tin " hơi bị lạ" , tóm tắt thế này : 10h sáng 16 tháng 6 / 2014 tại 218A Pasteur Q3 TPHCM , trụ sở Hội Mỹ thuật TP HCM đáng lẽ đã khai mạc triển lãm tranh cổ động về đề tài BẢO VỆ BIÊN GIỚI BIỂN ĐẢO , thế nhưng đến nơi ( với giấy mời trong tay ) mà chờ đợi mãi, sau cả tiếng đồng hồ, BTC tuyên bố : Theo ý kiến của đại diện Sở VHTT&DL, cuộc triển lãm bị tạm hoãn đến thứ sáu ngày 20 tháng 6 / 2014, lý do : Phải "chấn chỉnh" một số nội dung.... Chuyện này không nằm ngòai dự kiến của rất nhiều họa sĩ "nắm được xu thế thời cuộc" nhưng cũng làm cho nhiều người , nhất là những người tới dự không là hội viên Hội Mỹ thuật Tp phải ngỡ ngàng.  Thực ra cũng không có gì ghê gớm. Các đề tài mà các HS thể hiện đều không nằm ngoài chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước . Lăn tăn chỉ rơi vào vài trường hợp lãng xẹt, thí dụ yêu cầu tác giả phải sửa lại cho rõ tên giàn khoan của TQ là Hải Dương chứ không được viết tắt HD (!). Có vẻ "hồi hộp" nhất là 2 tác phẩm của cụ HS họ Phạm Làng LSQL nhà mình rơi vào trường hợp "đặc biệt" : chưa xin phép Sở chủ quản !

"Đất nước tôi " Thơ Duy Khắc

    
  Việt Nam tôi - mảnh đất dài
Mênh mông biển đảo, sớm mai sắc hồng
      Bình minh thức giấc biển Đông
HOÀNG SA nắng đẹp, nối vòng TRƯỜNG SA
       Nhạt dần nắng buổi chiều tà
Hoàng hôn buông xuống là là phía tây
        Trường Sơn thăm thẳm trời mây
Lắng nghe tiếng gọi rừng cây, núi đồi
       "Dàn khoan, tầu giặc đến rồi
Chúng đang chiếm đóng biển khơi nước mình !"

        Mỗi mét biển, một bóng hình
Những người ngã xuống vì tình nước non
        Bạch Đằng tầu giặc vùi chôn
Đống Đa thây giặc cao hơn Trường Thành
        Ngàn năm máu giặc hôi tanh
Còn làm vấy bẩn biển xanh nước nhà
        Kẻ thù truyền kiếp của ta
Từng là "đồng chí”, từng là ANH EM
        Nhớ lời dạy của tổ tiên;
Đuổi giặc thì phải kết liên đồng bào.
       Bỏ ngay đồng chí tào lao
Cùng dân đứng dậy nâng cao ngọn cờ :
        Độc lập, dân chủ, tự do
Tam quyền phân lập, cụ HỒ đã ghi (1)
        Hỡi ai đầu óc mê si
Mau nhanh tỉnh lại ta đi đúng đường !

-------------------------------------------------------------------
       (1) Theo hiến pháp VNDCCH năm 1946 . 

Tác phẩm của HS Phạm Đỗ Đồng ca ngợi Liệt nữ Lê thị Tuyết Mai được nhiều người chú ý.
(Trưng bày trong Triển lãm "Tranh cổ động Bảo vệ Biên giới Hải đảo" do Hội Mỹ thuật Tp.HCM tổ khai mạc sáng nay tại Tp.HCM  ).

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Một tiếng nói dũng cảm giữa Quốc hội

Ông Trương Trọng Nghĩa đề nghị Quốc hội ra tuyên bố về biển Đông

19/06/2014 10:48 (GMT + 7)
TTO - Sáng nay (19-6), tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Căn cước công dân, đại biểu Trương Trọng Nghĩa ( Đoàn Tp.HCM) đã “xin lỗi Quốc hội được phát biểu về Biển Đông”.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Việt Dũng

Ông tha thiết đề nghị Quốc hội ra tuyên bố thể hiện rõ thái độ trước các hành vi xâm phạm của phía Trung Quốc.
“Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri” - ông Nghĩa kiến nghị.
“Còn phía dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa” - ông Nghĩa nói thêm.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa tha thiết: “Tôi rất mong được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước xem xét, chấp thuận kiến nghị này. Nếu cần, xin lấy ý kiến của các đại biểu, nếu đa số ủng hộ thì ta làm. Tôi rất mong các đại biểu Quốc hội chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị của tôi”.
Ngay sau phát biểu, ông Nghĩa đã trả lời phỏng vấn báo chí bên lề kỳ họp, ông nói: “Trong chương trình nghị sự còn lại của kỳ họp này không có mục thảo luận về biển Đông. Cho đến nay chỉ có thảo luận tổ và thảo luận ở hội trường riêng, nhưng không hề có một dự định nào để ra một nghị quyết hoặc tuyên bố chính thức về biển Đông. Không chỉ riêng tôi, rất nhiều cử tri, rất nhiều các tầng lớp đồng bào, từ những người dân bình thường cho đến cán bộ lão thành đều có ý kiến là Quốc hội không thể không có một động thái nào chính thức”.

Động thái nguy hiểm tiếp theo của TQ trên biển Đông

Trung Quốc đưa thêm giàn khoan dầu ra Biển Đông & Bắc Kinh sẽ cho đăng ký quyền sử dụng đất ở Hoàng Sa và Trường Sa

Như Tâm
Giàn khoan dầu Nam Hải 9 của Trung Quốc.
BĐH- Họ vẫn gọi nhau là " đồng chí", nhưng làm gì có "4 Tốt", " 16 chữ vàng" ! Làm gì có " xuống thang" ! Ngay trong lúc Dương Kiết Trì ở Hà Nội và nhân được thái độ rứt khoát của VN : Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, phía Trung Quốc đã có ngay hành động ngang ngược đáp trả :
Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, nước này tiếp tục di chuyển một giàn khoan trên Biển Đông từ ngày 18 đến 20/6.

 Thông tin trên website Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan "Nan Hai Jiu Hao" (Nam Hải 9) sẽ di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12,3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ 31 kinh Đông trên Biển Đông trong thời gian từ ngày 18 đến 20/6.
Giàn khoan "Nan Hai Jiu Hao" có chiều dài tổng thể là 600 m, di chuyển với tốc độ 4 hải lý/giờ.
Giàn khoan này là loại nửa chìm nửa nổi, thuộc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Trang Ifeng đưa tin, giàn khoan được cho là di chuyển khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Hội đàm Dương Khiết Trì - Phạm Bình Minh

Không đạt tiến bộ nào

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (P) tiếp  Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc  Dương Khiết Trì, tại trụ sở chính phủ, Hà Nội, 18/06/2014.
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (P) tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, tại trụ sở chính phủ, Hà Nội, 18/06/2014.
Reuters

Thanh Phương
    (RFI 18.6.2014)

Trong cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã yêu cầu Việt Nam chấm dứt « thổi phồng » vụ giàn khoan, khẳng định Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Theo hãng tin AFP, trước khi tiếp ông Dương Khiết Trì hôm nay 18/06/2014 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chào mừng chuyến viếng thăm của « đồng chí Trung Quốc » ở Việt Nam. Cũng theo AFP, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố rằng : « Mong muốn của hai nước là giải quyết vấn đề ở Biển Đông ». Về phần ông Dương Khiết Trì, cũng nguyên là Ngoại trưởng Trung Quốc, thì tuyên bố ông đến đây để thảo luận « thẳng thắng » với « đồng chí » Phạm Bình Minh về vấn đề biển Hoa Nam ( Biển Đông ).
Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết Trì nhìn nhận rằng quan hệ hai nước đang gặp khó khăn và ông đến Việt Nam lần này theo lệnh của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc để có các cuộc thảo luận « thẳng thắng, sâu rộng » với « đồng chí » Phạm Bình Minh.
Nhưng trong cuộc họp báo hôm nay tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết là khi thảo luận với Bộ trưởng Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết Trì đã nói rằng, đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải « xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan ». Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc yêu cầu Việt Nam cần phải đình chỉ « quấy nhiễu » hoạt động của giàn khoan, ngưng « thổi phồng » bất đồng, gây ra tranh chấp mới. Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc khẳng định việc Trung Quốc khoan dầu ở vùng này là « hoàn toàn hợp pháp » và nói thêm rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Trung Quốc. Ông Dương Khiết Trì còn yêu cầu Hà Nội « khắc phục hậu quả » của các vụ bạo động nhắm vào các doanh nghiệp Trung Quốc giữa tháng 5 vừa qua.
Còn theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong cuộc hội đàm với ông Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nhắc lại quan điểm của Việt Nam rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Dầu khí Hải dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã vi phạm luật pháp quốc tế, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đàm phán giải quyết các bất đồng giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Theo hãng tin AP, một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên, hôm nay cho rằng, cuộc hội đàm giữa ông Dương Khiết Trì và ông Phạm Bình Minh đã không đạt được tiến bộ nào để giải tỏa bế tắc của cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa hai nước trên Biển Đông. Theo lời quan chức này, hai bên vẫn giữ nguyên lập trường đối lập nhau.
Cho tới nay, Hà Nội vẫn cho rằng việc đặt giàn khoan Hải Dương 981 là trái phép, vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và đã liên tục yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan này đi. Vào tháng trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là Việt Nam đang xem xét khả năng kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế về vụ này.
Trước khi rời Hà Nội hôm nay, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng.
Nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh, được hãng tin AFP trích dẫn, hôm nay cho biết, ông rất ngạc nhiên về chuyến viếng thăm của ông Dương Khiết Trì, bởi vì, kể từ khi có vụ giàn khoan, Hà Nội đã nhiều lần muốn đối thoại cấp cao với Bắc Kinh, nhưng đều bị từ chối. Tuy vậy, ông Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng Trung Quốc không hề có thực tâm muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông, mà có lẽ chỉ nhằm tô điểm lại hình ảnh của nước này trước quốc tế.
AFP cũng trích lời giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, nhận định rằng, Trung Quốc, mà hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đang ở thế thượng phong và chắc chắc rằng ông Dương Khiết Trì trong chuyến đi này sẽ cảnh cáo Việt Nam về những hậu quả kinh tế nếu quan hệ Việt – Trung xấu đi.
-----------------------------------
Mời đọc tin của vnExpress 18/6 bấm ->  Thủ tướng bàn về biển Đông với Dương Kiết Trì

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Hóa giải công thư của TT Phạm văn Đồng .

BĐH- Có nhiều cách lập luận để hóa giải công thư của TT Phạm văn Đồng. Một trong số các lập luận hình như khá thuyết phục là của TS Nguyễn Nhã : “Chính quyền thống nhất này ( Tức CHXHCNVN), khẳng định chủ quyền (đối với Hoàng Sa và Trường Sa) tức là tiếp tục kế thừa những gì của chính quyền miền Nam Việt Nam ( Tức VNCH),quản lý,”


‘Bằng chứng của TQ vô giá trị’

Theo BBC (16/6/2014)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.

Hôm Chủ nhật ngày 8/6, trang chủ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có bài viết lên án Việt Nam ‘quấy nhiễu’ hoạt đông của giàn khoan Hải Dương 981 đính kèm với một loạt bằng chứng mà họ cho rằng cho thấy ‘Chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa’.
 Bắc Kinh lâu nay vẫn một mực cho rằng không tồn tại tranh chấp ở quần đả mà họ gọi là Tây Sa này và vẫn luôn cự tuyệt đàm phán với Việt Nam.
Vùng biển đặt giàn khoan theo Bắc Kinh lập luận thì gần với quần đảo ‘Tây Sa thuộc chủ quyền của họ’ hơn rất nhiều so với bờ biển Việt Nam.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

LÊ DUẨN VÀ ĐẶNG TIỂU BÌNH (Tài liệu mật )

Tài liệu tham khảo.
( Cám ơn cụ TXH cung cấp )
APRIL 13, 1966
13 tháng tư năm 1966
DISCUSSION BETWEEN ZHOU ENLAI, DENG XIOAPING, KANG SHENG, LE DUAN AND NGUYEN DUY TRINH

THẢO LUẬN GIỮA Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Khang Sinh, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh
Nguồn:  Tàng Thư Chiến Tranh Lạnh, Trung tâm Wilson (trích từ tài liệu số 22)
Được đăng bởi Aiviet Nguyen vào lúc 01:51

Đặng Tiểu Bình
Các đồng chí đã nói về sự thật cũng như sự công bằng.
Như vậy, các đồng chí vẫn còn lo gì
Tại sao các đồng chí sợ mất lòng Liên Xô, thế Trung Quốc thì sao
Tôi muốn nói với các đồng chí thẳng thắn những gì tôi đang cảm thấy
Các đồng chí Việt Nam có một số suy nghĩ khác về cách giúp đỡ của chúng tôi, nhưng các đồng chí chưa nói với chúng tôi
Tôi nhớ đồng chí Mao phê bình chúng tôi các quan chức Trung Quốc tham dự cuộc nói chuyện giữa đồng chí Mao Trạch Đông và đồng chí Lê Duẩn trong Beidaihe về việc có "quá nhiệt tình" trong vấn đề Việt Nam
Bây giờ chúng tôi thấy rằng đồng chí Mao nhìn xa trông rộng
Lê Duẩn
Bây giờ, khi đồng chí nhắc lại việc này một lần nữa, tôi mới thấy rõ
Lúc đó tôi không hiểu những gì đồng chí Mao nói bởi vì phiên dịch kém quá

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Tập Cận Bình: Chủ động uy hiếp, chủ động tấn công trên Biển Đông

Hồng Thủy
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 13/6 bình luận, Tập Cận Bình đang điều chỉnh chiến lược quân sự quy mô lớn trên Biển Đông nên việc thị uy sức mạnh cơ bắp với máy bay, tàu chiến ở gần vị trí giàn khoan 981 (hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - PV) không có gì là lạ.

 Trên thực tế, ngay từ tháng 12/2012 Tập Cận Bình lần đầu tiên đề ra phương châm phát triển quân đội "gọi là đến, đến là đánh, đánh là thắng" ngay trong chuyến tuần du phương Nam, thị sát đại quân khu Quảng Châu và hạm đội Nam Hải. Tập Cận Bình nói câu này khi đang đứng trên chiến hạm của hạm đội Nam Hải. Đó chính là biểu hiện của của chủ động phòng ngự, chủ động uy hiếp và chủ động tấn công, Đa Chiều bình luận.
Việc Bắc Kinh điều ít nhất 6 chiến hạm hiện đại bậc nhất và ít nhất 4 máy bay quân sự ra gần giàn khoan 981 theo Đa Chiều là biểu hiện của sự chuyển ngoặt trong chủ trương của Bắc Kinh, từ chỗ chỉ "nói mồm" tới chỗ "động tay chân", kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao, tranh thủ chính trị để phối hợp giải quyết, đây chính là mô hình Trung Quốc đang, sẽ áp dụng trên Biển Đông.
Theo Đa Chiều, giữa lúc Biển Đông đang leo thang căng thẳng (vì những hành vi gây hấn của Bắc Kinh - PV) quân đội Trung Quốc không hề do dự phô diễn sức mạnh cơ bắp ngoài dàn khoan 981 rõ ràng là đã có tính toán rất kỹ, điều đó cho thấy sự thay đổi trong mô hình xử lý vấn đề Biển Đông của Tập Cận Bình. Điều này càng nổi bật khi so sánh vụ giàn khoan 981 với những vụ căng thẳng trên Biển Đông (do Trung Quốc gây hấn) trước đó.
Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã điều 5 tàu gồm 1 tàu khảo sát, 1 tàu hộ vệ, 1 tàu hậu cần và 2 tàu "chấp pháp" ra (xâm nhập trái phép) bãi Cỏ Mây để phản ứng với Philippines trong vụ kiện đường lưỡi bò và tòa án ra thời hạn để Bắc Kinh nộp bản thuyết trình quan điểm. Tháng 8 năm ngoái khi đối đầu với Philippines ở bãi Cỏ Mây, Trung Quốc cũng điều động 1 tàu hộ vệ và 1 tàu hậu cần quân sự tham gia.
Trong khi tháng 4/2012 xảy ra khủng hoảng Scarborough Bắc Kinh không sử dụng lực lượng quân sự mà chỉ dùng tàu Hải giám, Ngư chính và các thủ đoạn trừng phạt kinh tế (cấm nhập khẩu chuối, hạn chế du lịch đến Philippines). Suốt 3 tháng căng thẳng liên tục, tàu chiến Trung Quốc không hề xuất hiện ở khu vực này mà tập trận ở vùng biển phía Bắc Philippines. Nó còn được gọi là "mô hình Scarbrough", "chiến thuật cải bắp", "chiến lược cờ vây" dùng "tàu cá", tàu "chấp pháp" ở vòng trong, tàu quân sự đứng xa vòng ngoài.


Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh, Đa Chiều bình luận.
Thời kỳ trước 2013, Mã Hiểu Thiên khi đó là Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc có lần đã nói với Trung tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam rằng Trung Quốc hy vọng Việt Nam không "làm phức tạp, lớn chuyện, đa phương hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông", "lấy đại cục duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và giữ gìn quan hệ 2 nước làm trọng".
Nhưng lần này thì khác, sau vụ giàn khoan 981 và Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, Phòng Phong Huy - Tổng Tham mưu trưởng Trung Quốc thăm Mỹ lớn tiếng tuyên bố cái gọi là sẽ không chấp nhận bất kỳ sự "can thiệp và phá hoại" nào từ bên ngoài với "chủ quyền" của họ trên Biển Đông, kiên quyết không rút giàn khoan. Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khi tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng cao giọng cảnh báo Việt Nam "chớ phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, thành đại sai lầm"?! 
Trong 2 năm 2011-2012, mỗi khi xảy ra căng thẳng trên Biển Đông (do những hành động gây hấn của Bắc Kinh), Trung Quốc thường công khai đề xuất đàm phán và không hề có biểu hiện dùng sức mạnh quân sự uy hiếp. Nhưng sang 2 năm 2013, 2014 thì quân đội Trung Quốc đã chủ động lên gân cùng với Bộ Ngoại giao nước này gây sức ép lên đối phương. Không những điều tàu chiến máy bay ra khu vực giàn khoan, chiến đấu cơ của Trung Quốc còn liều lĩnh áp sát máy bay quân sự Nhật Bản ở Hoa Đông 2 lần liên tục cách nhau chưa đầy 1 tháng.
Thủ đoạn Trung Quốc uy hiếp quân sự trên Biển Đông rõ ràng là một sự thay đổi căn bản trong chiến lược của Tập Cận Bình, đây là điểm khác biệt rõ nét so với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. 
Ấy vậy mà ngày 13/6, Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và sự vụ biển đảo thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức họp báo nói rằng Trung Quốc không điều chiến hạm bảo vệ giàn khoan, mà tàu chiến máy bay Trung Quốc chỉ "đi ngang qua" giàn khoan, và "đứng xa chỗ tàu Việt Nam quấy rối giàn khoan"?1 Thật nực cười, trẻ con cũng không tin được.
Sự hiếu chiến, hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông ngày một gia tăng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Cũng chính Đa Chiều đã bình luận, Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh, hy vọng ông đừng đẩy những người dân Trung Quốc lương thiện vào nơi lửa đạn, mất xương máu vô ích chỉ để thực hiện giấc mộng bá quyền, bành trướng lãnh thổ, xưng hùng xưng bá trong một thế giới văn minh, bởi chiến tranh không phải trò đùa - PV.