Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

VIỆT NAM và CHUYỆN TT PHILIPPIN DOA BÒ LHQ. (Bài 2)


Tổng thống Philippines và thách thức cho VN
Tiến sĩ Dương Danh Huy
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông


Ông Duterte có lúc dọa là Philippines sẽ rút khỏi LHQ, tuy sau đó nói rằng ông chỉ đùa
Mặc dù ngày 20/8/2016 Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines tuyên bố “Có lẽ chúng tôi sẽ phải quyết định ly khai với Liên Hiệp Quốc”, thế nhưng sẽ không hề có nguy cơ Philippines làm điều đó.
Tuyên bố của Duterte chỉ là ngôn từ trả miếng của một nhân vật hay loạn ngôn và đã từng bị ví là “Donald Trump của phương Đông”. Thay vì suy diễn một cách tùy tiện, cần đánh giá tuyên bố đó trong văn cảnh của nó cũng như cùng với khái niệm “ly khai với LHQ".
Bối cảnh của tuyên bố này là Duterte kêu gọi cảnh sát và dân chúng Philippines giết những người bị nghi là buôn bán ma túy, thậm chí giết cả những người sử dụng ma túy. Ông cũng tuyên bố sẽ bảo vệ trước pháp lý những cảnh sát nào giết người như thế.
Từ khi ông nhậm chức, ngày 30/6/2019, đến nay đã có hơn 1.900 người bị giết dưới chính sách bắn không cần xử này, trung bình khoảng 35 người mỗi ngày.
Một trong những luật sư nhân quyền hàng đầu của Philippines, Jose Manuel Diokno, cho rằng Duterte đã “tạo ra một vụ nổ bom nguyên tử không kiểm soát được cho bạo lực và tạo ra một quốc gia không có quan tòa”.
Bộ Ngoại giao Mỹ, các chuyên gia LHQ về nhân quyền, về ngăn trừ tội phạm, về việc tử hình không tòa án, cũng như Tổng Thư ký LHQ đã phê phán chính sách này và kêu gọi Duterte và chính quyền Philippines chấm dứt nó.
Phản pháo lại, Duterte tuyên bố tại một buổi họp báo, “Có lẽ chúng tôi sẽ phải quyết định ly khai với LHQ", và "Nếu anh xấc xược như thế... tôi sẽ bỏ anh.”
Ông thậm chí còn nói ông "không quan tâm" khi được hỏi về hệ quả của tuyên bố đó.
Ông nói thêm là có lẽ ông sẽ sáng lập một tổ chức mới để cạnh tranh với LHQ, ông sẽ mời mọi quốc gia tham gia, ông sẽ mời Trung Quốc và các nước Châu Phi. Và ông cũng đả kích Mỹ.
Hai ngày sau, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay bác bỏ chuyện Philippines rút ra khỏi LHQ, khẳng định rằng Philippines vẫn hết lòng với LHQ, và thanh minh rằng tuyên bố của Duterte chỉ là “sự diễn đạt về sự thất vọng và bức xúc sâu sắc” trong lúc ngài Tổng thống đang mệt và đói.
Duterte cũng nói ông chỉ đùa cợt. Rõ ràng tuyên bố “ly khai” chỉ là phát biểu hồ đồ, xả xú páp của một “người hùng” thích dùng ngôn từ không phù hợp với cương vị của một nguyên thủ.

Ông Duterte tức giận trước việc LHQ chỉ trích cuộc chiến chống ma túy của ông
Khả năng ly khai khỏi LHQ
Việc Philippines, hay bất cứ quốc gia nào, rút ra khỏi LHQ không khơi khơi như sự diễn đạt của Duterte.
Các thành viên sáng lập của LHQ đã rút kinh nghiệm từ việc nước Nhật quân phiệt ly khai với Hội Quốc Liên năm 1933 khi tổ chức này đề nghị Nhật rút quân ra khỏi Mãn Châu, trả chủ quyền cho Trung Quốc, và họ có chủ ý là việc tham gia LHQ sẽ là vĩnh viễn, trừ khi bị trục xuất. Trong Hiến chương LHQ, không có quy định về việc ly khai.
Mặc dù một quốc gia có thể viện dẫn điều khoản về có “sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh” trong Công ước Vienna về Luật Điều ước Quốc tế để biện minh cho việc rút ra khỏi LHQ, khó có thể cho rằng mâu thuẫn giữa Duterte và LHQ là “sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh”.
Trên thực tế, cho tới nay, nếu không tính trường hợp Syria sáp nhập với Ai Cập năm 1958, do đó không thể tiếp tục là thành viên LHQ, chỉ có duy nhất một quốc gia đã từng tuyên bố ly khai với LHQ. Đó là Indonesia năm 1965 khi nước này phản đối việc Malaysia vào Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng chỉ trong vòng một năm nước này đã tiếp tục làm thành viên trở lại.
Tổng kết lại, không hề có nguy cơ Philippines sẽ rút ra khỏi LHQ.
Việc cho nó là nguy cơ là quá đáng. Việc đặt vấn đề Quốc hội Philippines phê chuẩn nó và phân tích về hệ quả của trường hợp đó là không cần thiết. Việc để sang một bên nguyên nhân của tuyên bố của Duterte để rồi suy diễn ra một nguyên nhân khác là không hợp lý.


Trong Hiến chương LHQ không có điều khoản về việc một nước thành viên có thể ly khai
Cũng vô lý nếu cho rằng tuyên bố của Duterte giới hạn hiệu lực của phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài về Biển Đông hay củng cố lại yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc.
Tuyên bố của Duterte không làm cho phán quyết của Tòa giảm hiệu lực pháp lý ở bất cứ mức nào, không làm cho yêu sách biển của Trung Quốc dựa trên đường 9 đoạn hợp pháp thêm ở bất cứ mức nào.
Chính sách của Philippines qua các thời tổng thống
Thật ra nguy cơ đặc thù từ Duterte không phải là “Philippines rút ra khỏi LHQ” hay tuyên bố của ông “giới hạn hiệu lực của phán quyết” mà là những điều khác.
Trước tình hình ngàn cân treo sợi tóc tại Biển Đông, trong những năm qua một trong những điểm sáng đem lại hy vọng là thiện chí và sự phối hợp giữa Việt Nam, Philippines và Mỹ.
Trong thời gian đó, Tổng thống của Philippines là Benigno Aquino.
Trong một cuộc phỏng vấn báo chí, Aquino nói mỗi sáng thức dậy ông thường nghĩ về Biển Đông và tự hỏi tại sao Trung Quốc lại làm những điều họ làm. Phát biểu này và việc Aquino kiên trì theo đuổi vụ kiện Biển Đông bất kể áp lực từ Trung Quốc cho thấy ông có một sự đam mê về Biển Đông xuyên suốt từ suy nghĩ đến hành động.
Chính phủ của Aquino cũng đã tương đối sáng suốt và khé léo trong quan hệ với Việt Nam.
Chẳng hạn, khi Việt Nam ban hành Luật Biển năm 2012, trong đó có khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, và Trung Quốc phản ứng bằng việc thành lập thành phố Tam Sa, Philippines đã không phản đối Việt Nam nhưng lại phản đối Trung Quốc. Dưới thời Aquino, các nhà ngoại giao và các học giả Philippines cũng khéo léo vận động sự ủng hộ của Mỹ.


Để có thể đoàn kết chống sự bành trướng của Trung Quốc, cần có sự đam mê, tầm nhìn, sự khôn ngoan và khéo léo của tất cả các bên.
Nhưng Duterte vừa không có sự đam mê về Biển Đông, vừa có vẻ kém khéo léo, nếu không muốn nói là kém khôn ngoan và có tầm nhìn ngắn.
Khi thì ông nói sẽ cưỡi mô tô trượt nước phi ra đảo đòi chủ quyền, khi thì ông nói nếu Trung Quốc xây đường sắt cho ông, ông sẽ im miệng về tranh chấp.
Trong khi Mỹ là đồng minh quan trọng nhất của Philippines, chỉ vì Mỹ phê phán ông giết người không tòa án là vi phạm nhân quyền, ông sẵng sàng đả kích Mỹ và nói sẽ mời Trung Quốc.
Với LHQ, ông là một vị nguyên thủ nhưng dùng ngôn từ thô tục. Một trong những tờ báo lớn ở Anh, tờ Telegraph, đã gọi đó là “miệng bẩn”.
Thách thức cho Việt Nam
Thách thức cho Việt Nam là một nhà lãnh đạo như Duterte sẽ khó kiên trì chống sự bành trướng của Trung Quốc, có nhiều khả năng ông sẽ không quý trọng hay tôn trọng luật quốc tế và các cơ quan quốc tế, sẽ thiếu sự tế nhị cũng như những hiểu biết tế nhị và tầm nhìn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong tranh chấp Biển Đông.
Ông có thể dễ bị Trung Quốc dụ dỗ bằng củ cà rốt kinh tế, bằng cách ủng hộ các chính sách của ông, bất kể về nhân quyền, bất kể về sự nguy hại của các chính sánh đó cho nền pháp trị của Philippines, bằng cách ve vuốt, hay những cách khác.
Trung Quốc có thể khai thác những sự mâu thuẫn giữa Philippines và Việt Nam, Malaysia, thậm chí giữa Philippines và Mỹ, với ông.
Trong khi đó, làm việc với một người như ông sẽ có nhiều thử thách cho Việt Nam, Mỹ, cũng như Malaysia. Những điều này đem lại nguy cơ tiềm tàng cho thiện chí và sự phối hợp Việt-Phi-Mỹ ba nước đã xây dựng được trong những năm qua.
Trong khi Malaysia đã có khuynh hướng không tin cậy Philippines và điều đó là một yếu tố cản trở sự đoàn kết giữa các nước Đông Nam Á trong tranh chấp Biển Đông, với một Tổng thống như Duterte, sẽ khó mà Malaysia sẽ tin cậy Philippines hơn.
Tóm lại, thách thức ở Duterte cho Việt Nam chính là việc ông có thể gây thêm khó khăn cho việc đoàn kết vốn đã có nhiều khó khăn nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, trong khi Việt Nam là nước cần sự đoàn kết đó nhất.
----------------------

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Tác giả cảm ơn Phan Văn Song và các thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông đã góp ý cho bài viết.

VIỆT NAM và CHUYỆN TT PHILIPPIN DOA BÒ LHQ. (Bài 1)

Nguy cơ từ tuyên bố rút khỏi LHQ của Duterte

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

MEKONG:VIỆT NAM SAI LẦM TỪ 1995?

Đập Cảnh Hồng, Trung Quốc xây dựng từ thượng nguồn sông Mekong

Trả lời một báo Việt Nam, bác sỹ Ngô Thế Vinh, tác giả các cuốn sách nghiên cứu về dòng Mekong, nói năm 1995, chính phủ Việt Nam đã phạm một sai lầm chiến lược về ngoại giao liên quan đến dòng sông này.
Trong bài phỏng vấn đăng trên trang Người Đô Thị hôm 15/05/2016, ông Ngô Thế Vinh nói:
"Đại diện Việt Nam đặt bút ký vào Hiệp định Mekong 1995 là Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm với chấp nhận một thay đổi cơ bản trong hiệp ước mới: thay vì như trước, mỗi hội viên trong Ủy ban sông Mekong (1957) có quyền phủ quyết bất cứ một dự án nào bị coi là có ảnh hưởng tác hại tới dòng chính sông Mekong, nay theo nội quy mới (1995), không một quốc gia nào có quyền phủ quyết."
"Phát biểu trong Hội nghị Mekong 1999 tại Nam California (Mỹ), chúng tôi nhận định đây là khởi điểm một bước sai lầm chiến lược của Việt Nam, vì là quốc gia ở cuối nguồn."

Chính sách của Việt Nam kể từ đó liên quan đến sông Mekong là bị động và mất cảnh giác, theo ý kiến ông Ngô Thế Vinh từ Hoa Kỳ:
"Rõ ràng Việt Nam đã mất cảnh giác và thiếu chuẩn bị trong cuộc chiến môi sinh “không tuyên chiến” của Trung Quốc. Lời kêu gọi Trung Quốc xả nước từ hồ chứa Vân Nam để cứu hạn cho ĐBSCL đã nói lên tình thế bị động của Việt Nam. Lẽ ra giới lãnh đạo phải tiên liệu nguy cơ này từ nhiều năm trước."
"Nay lại thêm 9 dự án đập dòng chính hạ lưu của Lào và 2 của Campuchia sẽ khiến bài toán cứu nguy ĐBSCL khó khăn và phức tạp hơn nhiều, mà Việt Nam thì chưa có một chiến lược đối phó."
Nhà hoạt động môi trường, tác giả hai cuốn 'Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng' và 'Mekong - dòng sông nghẽn mạch', cũng nhận định về sáng kiến Lan Thương - Mekong của Trung Quốc gần đây:
"Nay nếu có mở ra thêm khối Hợp tác Lancang - Mekong thì đó cũng chỉ là một bước chiến lược của Trung Quốc, tạo cho mình một hình ảnh hữu nghị nhưng thực tế là nhằm tăng cường ảnh hưởng đưa tới khống chế toàn bộ lưu vực sông Mekong."
"Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong, cũng như họ đã đánh sập thế thượng phong của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ trên Biển Đông bằng các đảo chiếm của Việt Nam rồi mở rộng xây dựng căn cứ quân sự trên đó."
Ông cũng giải thích vì sao Trung Quốc không tham gia Ủy hội sông Mekong mà nay lại đặt ra khối Lan Thương - Mekong:
"Từ 1995, Trung Quốc chọn đứng ngoài Ủy hội Sông Mekong chỉ gồm 4 nước hạ lưu: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Tới nay với 6 con đập dòng chính, về tổng thể, Trung Quốc đã hoàn tất kế hoạch thủy điện trên khúc sông Mekong 2.200km của họ."
"Tương lai khối Hợp tác Lancang - Mekong ra sao, vẫn tùy thuộc thiện chí rất đáng ngờ của Trung Quốc", bác sỹ Ngô Thế Vinh nói.
Theo báo Nhân Dân từ Việt Nam, hôm 23/3/2016, tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị cấp cao hợp tác Lan Thương - Mekong lần 1.
Người dẫn đầu đoàn Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã phát biểu ý kiến tại hội nghị, "nhấn mạnh, hợp tác Mekong - Lan Thương có thể đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong".
Ông Phạm Bình Minh cũng nói hợp tác này sẽ "củng cố quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa sáu nước, hỗ trợ các nước thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc".
Gần đây hơn, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên trang Southeast Asia - Globe (03/05/2016) Giáo sư Marvin Ott từ trường Johns Hopkins ở Hoa Kỳ nói:
"Các con đập trên dòng Mekong có ý nghĩa chiến lược vì chúng cho phép Trung Quốc quyền lực quyết định sự sống hay cái chết với các nền kinh tế ở hạ nguồn trên cả vùng Đông Nam Á lục địa."


Vấn đề Mekong đang thu hút dư luận toàn vùng Đông Nam Á

Ngay từ năm 2000, bác sỹ Ngô Thế Vinh đã cảnh báo dòng Mekong sẽ cạn nước nhưng lúc đó, các ý kiến này chỉ được đăng tải rộng rãi trên các báo chí tiếng Việt ở nước ngoài.
Trang web của VOA giới thiệu ông Ngô Thế Vinh là người từng tốt nghiệp y khoa Sài Gòn, chủ bút báo sinh viên Tình thương...hiện sống tại Hoa Kỳ và là bác sĩ điều trị tại một bệnh viện nam California.

Ông cũng đăng các bút ký qua những chuyến đi thăm các khúc sông thượng nguồn từ Vân Nam, Lào, Thái, Cam Bốt xuống tới Đồng bằng sông Cửu Long về môi sinh và phát triển lưu vực sông Mekong.
-------------------------
Theo BBC Việt ngữ 

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Vụ án Yên Bái: Biết tin ai?

Người viết: Thùy Trâm 

Truyền thông những ngày qua liên tục đưa tin, bình luận về cái chết của ba ông quan tỉnh Yên Bái. Cả 3 ông quan đều chết vì súng đạn trong thời bình, gây nên thảm cảnh đau xót cho ba gia đình.

Ai giết ai?
Dựa vào những thông tin do truyền thông nhà đảng đề cập thể hiện đầy lúng túng, sai sót, bưng bít hoặc có dấu hiệu cố tình làm “sai lệch” sự kiện.

Điểm qua có thể thấy những thông tin “mâu thuẫn” như tại hiện trường vụ án mạng: trang báo mạng Pháp Luật ban đầu thông tin ông Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái, đã rút súng K59 bắn ông Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường và ông Chủ tịch Nhân dân Ngô Ngọc Tuấn ngay trong buổi họp trên hội trường. Nhưng ngay sau đó, bài báo này đã bị gỡ xuống, tuy nhiên bản tin này đã loan tải một cách nhanh chóng trên trang mạng xã hội facebook. Chỉ khoảng 2-3 tiếng sau, đồng loạt báo chí nhà nước đều đưa tin về sự kiện này, nhưng báo chí mô tả lại: ông Minh bắn ông Cường trước, tại phòng làm việc của nạn nhân; sau đó sang phòng làm việc của ông Tuấn, cách đó 150m, để bắn ông Tuấn.

Chiều cùng ngày xảy ra vụ án vào ngày 18.08.2016, các cán bộ tỉnh đã tổ chức cuộc họp báo khẩn cấp. Trong cuộc họp, các quan gọi ông Minh là nghi phạm, ngay sau đó gọi đích danh là thủ phạm, mà không trưng ra được bất cứ chứng cứ nào chứng minh ông Minh là thủ phạm.

Cũng trong buổi họp báo, bà Chủ tịch Phạm Thị Thanh Trà nói: ông Minh nhân thân tốt, chỉ “vì một chút suy nghĩ cực đoan, nhất thời, ông Minh có những hành động tiêu cực như vậy”. Ngay sau đó, trên các trang báo xuất hiện thông tin em ông Minh hiện đang chấp hành án phạt tù 20 năm, ông Minh chuẩn bị gây án từ lâu, chờ dịp vợ, con ra Hà Nội mới hành động… Thậm chí, báo chí đưa tin cả hình ảnh ông Thủ tướng đến tận giường bệnh bác sỹ đang thao tác để “chỉ đạo” cứu chữa nạn nhân, huy động trực thăng cùng đội ngũ y bác sỹ giỏi nhất để chữa trị cho các nạn nhân.

Nhưng nhiều trang báo khác lại thông tin: nạn nhân – tức ông Cường và ông Tuấn – chết trước khi nhập viện. Về giờ chết của hai nạn nhân, ngay trong một bài báo trên trang mạng Pháp Luật với tựa đề “Kết thúc họp báo vụ bắn Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái: “Hung thủ Minh đã chết lúc 15h26”, thì đã đưa ra thời khắc hai nạn nhân tử vong cách nhau là hai tiếng. Phần đầu của bài báo này ghi: “đồng chí Phạm Duy Cường và đồng chí Ngô Ngọc Tuấn đã tắt thở vào lúc 13h05”; đến gần cuối bài viết thì cho hay: “Về diễn biến sức khỏe của hai vị lãnh đạo tỉnh Yên Bái, cả hai được xác định đã tử vong lúc 11h30 sáng nay”.

Một tình tiết khác cũng đáng lưu tâm, viên đạn kết thúc mạng sống ông Minh là từ “sau gáy” hay “vào đầu” cũng được các trang báo mạng thông tin mâu thuẫn. Quyết định không khởi tố vụ án, sau đó lại quyết định khởi tố vụ án đều được Bộ Công an trích dẫn điều Luật làm căn cứ!

Về pháp lý

Nguyên tắc “suy đoán vô tội” được Điều 31 Hiến pháp và Điều 9 BLTTHS qui định: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”; ngay cả khi bị cáo nhận tội, cũng không được dùng làm chứng cứ duy nhất để kết tội (khoản 2 Điều 72 BLTTHS). Chính “tư duy” chuyển nghi phạm thành thủ phạm chỉ “trong một nốt nhạc” mà không cần chứng cứ là nguyên nhân gây ra các án oan.

“Không khởi tố vụ án” phải bằng một quyết định văn bản, sau quá trình, kết quả “kiểm tra, xác minh” (Điều 103 BLTTHS), và phải do “người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định” (khoản 1 Điều 108 BLTTHS), mà theo khoản 1 Điều 104 BLTTHS quyền này của “cơ quan điều tra”. Như vậy, “phát biểu tại buổi họp báo” quyết định không khởi tố của ông “giám đốc công an tỉnh Yên Bái” là không đúng luật. Điều này có thể cho thấy sự lạm quyền, tùy tiện, xem thường các qui định pháp luật… là căn bệnh của các cán bộ từ thấp đến cao hiện nay ở Việt Nam.

Trong một diễn biến khác, công luận có thể liên tưởng đến lời “xin lỗi” của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi cho xe đi vào đường cấm ô tô ở phố cổ Hội An, mà trước đó một “lãnh đạo” PA 83 công an tỉnh Quảng Nam bảo là “không sai”. Hay mới đây, ông Cục trưởng CSGT nói rằng: “dân không có quyền đòi xem kế hoạch kiểm tra của công an”, mà không trưng dẫn ra được điều luật nào qui định như vậy. Trái lại, Điều 28 Hiến pháp qui định:

“1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Và Điều 25 Hiến pháp qui định: “Công dân có quyền tiếp cận thông tin”. Còn khẩu hiệu mà nhà sản thường tung hô là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tuy nhiên đó là chỉ là những Điều Luật trên giấy và những câu khẩu hiệu chót lưỡi đầu môi của các quan mà thôi.

Còn Điều 10 BLTTHS qui định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.

Qui định tại khoản 7 Điều 107 BLHS về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự khi “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết…” chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp hiển nhiên, có đủ chứng cứ, ví dụ tài xế lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ gây tai nạn đã chết trước mặt hành khách, người đi đường… Còn trong trường hợp cụ thể này, một loạt các câu hỏi đặt ra chưa có chứng cứ hợp pháp chứng minh, thậm chí thông tin mâu thuẫn: ai giết ai? Ai bị giết trước? Thời gian, địa điểm? Mục đích, động cơ? Có lỗi hay không có lỗi? Tính chất và mức độ thiệt hại… là “những vấn đề phải chứng minh” theo qui định Điều 63 BLTTHS, bằng chứng cứ có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục Luật định (Khoản 1 Điều 64 BLTTHS).

Vẫn biết “nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng thiết nghĩ cơ quan chức năng vẫn phải tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết làm rõ sự thật vụ án, “giải quyết đúng đắn vụ án”… Và rồi xử lý “rút kinh nghiệm” không bưng bít, làm sai lệch thông tin, không lạm quyền, tùy tiện…

Chưa biết sự việc đúng sai thế nào, thế nhưng lời cảnh báo từ vụ án cưỡng chế đất của Dân oan Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng-Hải Phòng, đến vụ cưỡng chế đất của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình và ba quan lớn Yên Bái tử vong cho thấy các quan chức sẽ tiêu xài tiền thuế của người dân lãng phí hơn để thuê bảo vệ canh gác sự an toàn cho các quan tham.

Huyền Trang
TMCNN
 ------------------------------
Nguồn TẠI ĐÂY


Người viết: Nguyễn An Dân (Saigon)


Tôi im lặng ba ngày là để tôn trọng nỗi đau của gia đình nghi can, gia đình các nạn nhân đã tử vong.
Ai cũng là con người, dù người nằm xuống có sai trái hay ra sao thì cũng nỗi buồn đau của người thân nhân ở lại cũng cần được tôn trọng.
Chúng ta đang ở trong thời bình chứ không phải thời chiến, tiếng súng nổ thanh toán nhau một cách công khai như thế cũng là điều không nên khuyến khích dù đến từ tư duy nào.

Nói về nghi can Đỗ Cường Minh
Trước tiên, quan sát trong mấy ngày qua, thấy có nhiều người tán dương hành động của nghi can Đỗ Cường Minh, thậm chí gọi ông ấy là anh hùng, theo tôi thì không đúng và cũng không nên quan niệm như thế.
Tôi có thể thông cảm với ông Minh chứ không thể tán dương ông Minh, hai cảm xúc đó cần phân biệt rõ ràng với nhau.
Bất chấp động cơ gây án là gì, mâu thuẫn cá nhân hay mâu thuẫn quan trường… dẫn đến phải thanh toán nhau thì từ một tới ba ông cũng đã sai, lại thanh toán nhau, nghĩa là dùng cái sai này đi giải quyết kết thúc cho những cái sai khác, là việc cộng đồng không nên khuyến khích.
Bây giờ ông Minh đi rồi, những nỗi uất ức vì oan ức (nếu có) của ông ai sẽ thanh minh cho ông, một khi sự minh bạch, công khai của thể chế là điều mà dư luận hay chỉ trích là còn yếu ở Việt Nam. Ai sẽ thay ông Minh đấu tranh để giữ công bằng cho thân phận của ông (nếu có), ai hiểu bản chất sự việc và đầy đủ thông tin như chính ông?

Nói với người dân chủ
Ở những người đang tranh đấu dân chủ thì theo tôi càng không nên khuyến khích hay cổ động cho những tư duy như ông Minh, mà là chúng ta chỉ nên cổ động những người đang ở trong hoàn cảnh như ông Minh đứng ra thừa nhận cái sai (nếu bản thân có) và dựa vào nhân dân, cùng với nhân dân và những đảng viên tiến bộ tranh đấu vạch ra cái sai của hệ thống mà ông ấy đang công tác để đòi công lý-công bằng cho mình (nếu bị oan khuất theo giả định của quần chúng là “quít làm cam chịu") dựa trên đạo đức-pháp luật và quy tắc ứng xử xã hội.
Tư duy đối lập phải xây dựng trên tư thế hợp pháp. có như vậy mới đủ sức thuyết phục quần chúng đi theo. Chúng ta không nên và không thể vì cổ vũ dân chủ mà ủng hộ những việc làm phi pháp và sai trái đạo lý như vậy.
Nếu khuyến khích việc đòi công bằng- công lý của một cá nhân bằng những phát súng thì sẽ mãi mãi không bao giờ có hòa bình và công lý vì ai cũng có những uất ức cá nhân của mình người khác, với thể chế và với xã hội, ngay cả ở xứ sở dân chủ tốt như Mỹ.
Nhìn rộng hơn, nếu một nền dân chủ được tái lập sau những phát súng thì nhân dân là nơi chịu hậu quả nặng nề nhất. Lúc đó trách nhiệm nằm ở tất cả các nhân tố tham gia dùng vũ trang để tranh giành quyền lực với nhau.
Chúng ta phát ngôn là chủ trương ôn hòa bất bạo động nhưng vì sao chúng ta cổ vũ các phe khác bạo động ? Như vậy quần chúng có tin là chúng ta sẽ bất bạo động hoàn toàn hay không ?

Nói về Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng phải có trách nhiệm vì thiếu giám sát nội bộ. Việc ông Minh hành động như thế trong khi bản thân ông ta là người thành đạt (đủ sức cho con đi du học và mua nhà ở nơi này nơi kia) chứng tỏ đây là mâu thuẫn tích tụ lâu dài, không phải vì bế tắc cuộc sống mà làm càn.
Thêm nữa, gia đình ông Minh là gia đình cán bộ nòi (cha vợ là cựu bí thư tỉnh ủy, vợ là cán bộ lãnh đạo đoàn thể), ông là quan chức hàm trưởng phòng, không thể không biết pháp luật và quy chế của Đảng, nhưng ông Minh ứng xử như vậy chứng tỏ ông không còn tin vào pháp luật (do Đảng vận hành) và quy chế xử lý sai phạm trong nội bộ Đảng nữa.
Quan chức Đảng mà còn không tin Đảng sẽ bảo vệ được mình, thì nhân dân liệu còn tin Đảng sẽ bảo vệ được mình vào bảo vệ được đất nước?


Vụ Yên Bái gây chấn động xã hội
Đảng cũng đừng trách nhân dân vì sao bày tỏ “niềm vui hể hả”, đã từ lâu rồi dưới sự cầm quyền của đảng, khi quan chức ra quyết định chính trị thì chưa hẳn là lợi ích của đất nước, nhân dân và dân tộc được cân nhắc, xem trọng hàng đầu ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực…
Dù trong Đảng có nhiều người tốt và nhiều người không tốt, nhưng Đảng là đảng chung của mọi đảng viên, nên đừng trách sao nhân dân khi bày tỏ cảm xúc thì họ phản cảm hết toàn bộ Đảng.
Nhân dân không chỉ cần cơm ăn áo mặc như ông Hồ Chí Minh đã nói, mà nhân dân là nơi sinh ra và nuôi dưỡng chính quyền, nhân dân còn muốn giám sát và chế tài chính quyền nếu chính quyền có sai trái. Nhân dân là ông chủ, chính quyền là đầy tớ, trong việc này đầy tớ tự làm tự sai chứ ông chủ không xúi giục, thì ông chủ cười vài tiếng cũng là cái có thể hiểu được
Bí thư đương nhiệm, chủ tịch HĐND đương nhiệm (hai nạn nhân) cũng phải chịu trách nhiệm trong chính cái chết của mình, cùng với cha vợ nghi can là nguyên bí thư tỉnh ủy Yên Bái. Các báo cáo tổng kết đánh giá tỉnh ủy Yên Bái là đảng bộ trong sạch vững mạnh hàng năm do các vị ấy ký thông qua chính là góp phần lớn dẫn đến thảm họa hôm nay.
Chuyện các quan chức có đảng tịch thanh toán nhau kiểu xã hội đen không mới và càng ngày càng lên cao về cấp bậc và chức vụ cho thấy khủng hoảng chính trị trong Đảng càng ngày càng sâu sắc và trầm trọng.
Nó cũng cho thấy Đảng không thể dùng các quy trình và cơ chế như lâu nay để giải quyết mà phải có sự thay đổi triệt để từ tư duy và đến hành xử quản trị trong nội bộ Đảng và ra ngoài xã hội mới hi vọng giải quyết tận gốc vấn đề
Quan chức cấp tỉnh (trung cấp) nếu đã có ngày dùng một tay súng để xử nhau thì không thể loại trừ nguy cơ quan chức cấp cao (trung ương) sẽ dùng nhiều tay súng để loại nhau, đó là điều không ai mong muốn, nhưng nguy cơ hóa ra là có thật.
Đảng cần nhớ chuyện của Đảng không còn là của Đảng, vì Đảng lãnh đạo xã hội, nên chuyện của Đảng còn là chuyện của dân và ảnh hưởng đến dân.
Mong hương hồn những người đã khuất yên nghỉ và những người đang thụ lý xử lý vụ án này vì bình yên của xã hội, vì an ninh của đảng và của chính bản thân mình về sau mà xử lý công khai, minh bạch, đúng pháp luật, công bố rõ ràng tiền căn hậu quả với nhân dân.
Chúng ta cần nhớ là trong ngắn và trung hạn, nếu Việt Nam hỗn loạn thì chỉ có Trung Quốc đủ sức ảnh hưởng tiếp và hưởng lợi, chính Mỹ đã nhiều lần lưu ý rằng Mỹ không muốn thấy Việt Nam hỗn loạn lúc này.
Vì Việt Nam lúc này chưa có bất kỳ hiệp ước bảo hộ- liên minh với bất kỳ người bạn lớn nào, thì việc xảy ra bạo loạn vũ trang tên bay súng nổ chỉ làm đất nước thêm suy yếu, và những âm mưu đang bành trướng – đồng hóa từ thế lực thù địch của đất nước-dân tộc sẽ tận dụng điều này để thúc đẩy nó mạnh thêm.

Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, sống tại Sài Gòn.
-------------------------------------
Theo BBC Việt ngữ 22/8/2016

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

BƯƠI NHƯ ĐẦU QUÀN (?)

(Facebook Bui Huy Hoi Bui 21.08.'16.)

Mõ xin tí mào đầu : Gần đây mạng XH nước ta nở bung như ngô rang máy ! Chưa nói đến nội dung, chỉ soi về hình thức, thấy có lắm điều mới, lạ. Tỷ như văn chương thường người ta viết đứng đắn, thì nay có loại viết theo kiểu " đứng đái" ! Rất mất vệ sinh. Văng tục thậm tệ, rất " Vô" văn hóa ! Ấy thể mà thu hút hàng triệu kẻ Like hoặc Share ì xèo . ( Cũng đa phần là đệm thêm tiếng Đanmạch !). Thế mới tài !
Nhưng cũng có loại nồng độ tục tĩu loãng hơn, xong đọc thấy "cay" hơn hạt tiêu hay ớt hiểm. Cái ông tác giả bài sau đây đặt tựa đề theo kiểu nói lái (tục), văn phong thì "bình dân cơm phở" thỉnh thoảng văng một phát như ném phân vào mặt đối tượng. Na ná phong cách châm biếm dân gian.
Trong Lý luận Văn học thời tôi được thọ giáo các thày Hoàng Xuân Nhị, Phan Cự Đệ, Lê Đình Kỵ truyền đạt, bê nguyên xi giáo trình  Ti-Mô-Phi-Ép - Ông trùm lý luận VH của Liên Xô thời hoàng kim, về VN thì phàm thời kỳ Chế độ lâm vào giai đoạn "thối nát" thì văn học trào phúng dân gian nở rộ, có khi dòng văn học này song song phát triển với dòng văn học chính thống, bác học. Có điều song song phát triển nhưng "chẩy" ngược chiều nhau !

Thôi Mõ xin mời các cụ đọc xem quan thời nay có "buôi cái đầu nhừ" không nhá !

BƯƠI NHƯ ĐẦU QUÀN.

Rảnh quá, Thứ trưởng Văn Thể Du gặp các cháu thí sinh dăn dò trước khi đi thi hoa hậu !!!

"Vương Duy, tự Ma Cật, người huyện Kỳ, Tấn Trung, Sơn Tây...là một nhà thơ, một họa sĩ, một nhà viết thư pháp và một chính khách...còn được người đời gọi là Thi Phật...cùng Lý Bạch và Đỗ Phủ là ba người nổi tiếng về tài thơ ca thời...còn giữ được khoảng 400 bài thơ của ông, với phong cách tinh tế, trang nhã...còn là một nhạc sĩ, một nhà thư pháp, đặc biệt là một họa sĩ nổi tiếng...cũng là người tinh thông về Phật học và theo trường phái Thiền tông..."
Ơ đéo phải rồi mày, Gúc ơi, sao lại Lý Bạch với Đỗ Phủ ở đây. Đang tìm thằng vuongduybien, người Việt đương đại, mới tiếp hoa hậu, lại hiển thị cái ông Vương Duy nước tàu này, xưa lắm rồi.
Hoá ra phát Gúc trước, vội nên thiếu chữ "biên". Gõ đủ vuongduybien, ra ngay, hehe tài thật.
Đây rồi, "...thứ trưởng bộ vanthedu từ tháng 9/2012, nguyên cục trưởng cục nghệ thuật biểu diễn...từng là giám đốc nhà máy đánh trống múa rối trung ương, danh hiệu nghệ sữa iêu tí..."

Gần 4 năm trước khi đề bạt thứ trưởng, vuongduybien, dính scandal:

"...Kết luận kiểm tra của Thanh tra Bộ VHTT&DL thì từ tháng 07/2008 đến tháng 12/2008, Nhà hát múa rối VN tổ chức biểu diễn 302 buổi diễn vở rối “Hồn quê”, tiền bản quyền tác giả mỗi buổi diễn là 100 nghìn đồng. Như vậy, nghiễm nhiên ông Vương Duy Biên đã bỏ túi được hơn 30 triệu đồng. Sự việc lấy tiền của cơ quan chi sai cho “sếp” sau đó bị vỡ lở do cơ quan Điều tra Công an tp HN và Thanh tra Bộ VHTT&DL vào cuộc. Thanh tra xác định: “qua kiểm tra giữa Nhà hát múa rối VN và ông VDB không có văn bản thỏa thuận về tiền bản quyền tác giả từ các buổi biểu diễn vở “Hồn quê”…Sự việc vỡ lở, ông VDB đã phải nộp trả số tiền trên vào ngân quỹ của cơ quan nhưng để lại dư luận xấu trong nội bộ Nhà hát múa rối VN..."
Nguyễn Thế chứ. Thảo nào!
Tay này, nhẽ có họ với Vương Duy bên nước tàu thật. Tài thế, sau scandal có 4 năm, lại được đề bạt thành quan thứ ngay. Tổ sư, sợ thật.
Chả trách, gặp cháu hoa hậu Trần Thị Nhập Tiền, dặn đéo gì mà kĩ và lạ tai thế...aa lần sau phải thi cả viết chữ đẹp, bởi aa chữ cũng là người, aa cháu nhớ tuyệt đối không được hút thuốc lá, aa cái latapha...
Lãnh đạo ngành văn hoá đéo gì mà nói năng, chỉ đạo như cứt, ơ hay.
Thi người đẹp, là thi số đo 3 vòng vú eo mông, thi chiều cao, thi ứng xử. Là vú không bơm, mông không độn, răng không hô, không giả, không bọc sứ, bịt vàng. Là thi không nói ngọng, thi nói năng lưu loát, trả lời hay, là cười có lí do, đúng lúc, đúng chỗ, không khai man lí lịch, tuổi tác, vân vân.
Liên quan đéo gì đến chữ viết.
Thế ngộ người ta đẹp như Tây Thi, da trắng như Ngọc Trinh, cao mét tám, mét chín; số đo 3 vòng 96-56-96, không bơm, không độn, không cát tường; trả lời câu hỏi lưu loát như blvbđ tabiencuong, hài như tựlong, thông minh như ngobaochau...Chẳng qua sống trong thời đại CNTT nó thế, gõ bàn phím nhiều, ít ai tập viết, chữ loằng ngoằng thì trượt à? Ơ hay, tổ sư thằng ngẫn.
Đất nước đang trăm điều bộn bề, khó khăn, lúng túng.
Nhỏ thì cafe "xin chào". Nhơ nhỡ thì những chuyện lùm xùm ở bộ công thương xe biển xanh, biển trắng, chuyện tìm toàn người nhà không tìm người tài, sắp hết hạn, phải kết luận, phải xử lí công khai; rồi bão số 3 còn chưa qua, sụt lở, lũ quét còn đe dọa khắp nơi; lớn thì biển đã chết, ngư dân kế sinh nhai đã hết, môi trường ô nhiễm trầm trọng khắp nơi; nợ cao như núi đến hạn trả mà tiền hết sạch, đã thế, toàn thấy bắn chỉ thiên...
Chưa kể, chuyện vừa lớn, vừa mới là Yên Bái đòm đòm, bối rối vạn phần...
Khi phần lớn người dân hả hê với cái chết của cán bộ, quan chức là báo động nghiêm trọng về lòng tin cạn kiệt, chuyện lớn lắm, đâu phải đùa.
Đành rằng mỗi ngành một việc, giữa lúc đất nước như này, gặp hoa hậu làm cái gì? Văn với chả hoá, đã không được việc đéo gì, thì ngậm mẹ mồm vào cho dân đỡ ghét. Ngồi khểnh dái ở phòng cắt tiết của bộ, giày thì đen tất thì trắng, ăn nói thì lăng nhăng, lố nhố, giữa lúc mưa bão, lụt lội, thảm án. Đúng là gốc gác từ giám đốc nhà máy đánh trống múa rối trung ương, nói câu nào, trậc lấc câu đó, như bười.
Vãi mẹ cả lồng với dặn dò, chỉ đạo của quan, loại mê tranh hơn mê vợ. Bộ văn thể du này giải tán mẹ đi được rồi, nuôi lũ ngu quan đầu chải rẽ ngôi này, lấy phân không đáng, toi cơm, tốn gạo của dân.
Mà cũng lạ, đéo hiểu sao, tháng cô hồn toàn gặp bọn ngu quan này trên báo thế nhờ? Thực ra, xét về độ đặc của não, thằng này hơn đéo gì thằng chủ tịch thị trấn có cái quán cafe "xin chào", toàn tự móc chym cho vào ngăn kéo, rồi lại tự đóng sập.
Bọn ngu quan kiểu này, lên được nhanh thế, chắc chắn phải có họ hàng, bà con gần với vđv điền kinh Jamaica Usain Bolt.
P/S. Hai ngày nghỉ cuối tuần, tưởng đâu nhẹ đầu hoá nặng vì những chuyện thoạt nghe buồn cười, ngẫm mà ra cả nước mắt.
Đúng là toàn lũ "Bươi Như Đầu Quàn" !
Hỏi sao đất nước mãi vẫn nghèo, càng ngày càng mạt, càng loạn.

-----------------------------------------------------
Nguồn TẠI ĐÂY