Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Nhiều tiết lộ thú vị về vụ tàu chiến Mỹ đến Trường Sa

Vì sao Mỹ chọn Đá Subi và Vành Khăn để cử tàu chiến đến tuần tra vào thời điểm này? Mỹ dựa vào đâu để đưa chiến hạm USS Lassen vào khu vực 12 hải lý quanh khu vực Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo phi pháp?

tin nhap 20151028231549
Tổng thống Mỹ Obama ra lệnh cho USS Lassen tuần tra Trường Sa sau khi tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình

Ngày 26/10, khu trục hạm Mỹ USS Lassen đã tiến vào vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lên trong quần đảo Trường Sa. Theo tiết lộ từ Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã bật đèn xanh cho hành động này ngay sau bữa ăn tối với Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 24/9/2015 khi ông Tập ở thăm Mỹ.
Tối hôm đó, ông Obama mời Chủ tịch Tập dự một bữa tiệc nhỏ, chỉ có mặt các nhân vật thân cận để nói chuyện kín đáo, trước khi chính thức đãi quốc yến linh đình vào hôm sau. Trong bữa ăn đó, Tổng thống Obama đã nhắc đến vấn đề các đảo nhân tạo do Trung Quốc dựng lên, và yêu cầu vị khách Tập Cận Bình hãy ngưng công tác này và yêu cầu không được quân sự hóa các hòn đảo mới đắp. Nguồn tin từ Nhà Trắng tiết lộ thêm, ông Tập Cận Bình không đáp ứng mà chỉ tìm cách nói lảng sang chuyện khác. Ngay khi ăn xong, ông Obama đã sai nhân viên thân cận gọi điện thoại cho Ðô đốc Harry Harris, chỉ huy hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương, cho phép Hải quân Mỹ đưa tàu chiến tới thực hiện điều mà ông Harris đã yêu cầu từ 4 tháng trước.
Ngày 26/10 là thời điểm đang diễn ra Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc để bàn về kế hoạch phát triển kinh tế cho 5 năm tới lần thứ 13 giai đoạn 2016-2020.
26/10 cũng là ngày Mỹ và Trung Quốc thông báo sửa thoả thuận quy định cách hành xử để giữ an toàn khi máy bay quân sự của hai bên gặp nhau trên không ở Biển Đông.
Việc chọn lựa địa điểm tuần tra thể hiện một sự khôn khéo của Mỹ. Đá Subi và Vành Khăn là hai bãi đá ngầm nửa chìm nửa nổi, không có quy chế đảo theo quy định của UNCLOS.
Ðiều 121 UNCLOS (Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982) xác định rằng chỉ có các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới có lãnh hải 12 hải lý, nơi nước có chủ quyền có thể đưa ra quy định kiểm soát sự sử dụng hải phận. Các bãi đá ngầm, hay đảo nhân tạo xây dựng trên đó bằng bất cứ cách gì, không được quyền có lãnh hải, chỉ có một khu vực an toàn 500 mét.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ John Kirby nói trong cuộc họp báo hôm 27/10 rằng Mỹ “không cần phải tham vấn bất cứ quốc gia nà khi thực hiện quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế”, đồng thời cũng “không thông báo trước với phía Trung Quốc vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến thông điệp mà Mỹ muốn đưa ra”.

Khu trục hạm USS Lassen
 Nhiều cơ quan truyền thông quốc tế cho rằng chiến hạm USS Lassen đi gần bãi đá (đã lập thành đảo nhân tạo) Subi là dựa theo khái niệm “đi ngang vô hại” (innocent passage) của luật pháp quốc tế, theo đó tàu bè được phép đi ngang lãnh hải của một quốc gia với điều kiện tuân hành một số quy định giới hạn. UNCLOS định nghĩa: “Sự đi ngang (passage) là vô hại (innocent) chừng nào không phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia duyên hải”. UNCLOS cũng xác định là một sự đi ngang như vậy phải được thực hiện phù hợp với công ước này và với những luật lệ quốc tế khác.
Tuy nhiên, thông báo của Hải quân Mỹ về hoạt động tuần tra của khu trục hạm USS Lassen không đề cập gì đến “innocent passage”, bởi vì nếu nói như vậy có nghĩa là thừa nhận lãnh hải của Đá Subi và Vành Khăn trong khi theo UNCLOS các thực thể này không có lãnh hải. Hải Quân Mỹ nói rằng tàu USS Lassen làm một “transit” (đi ngang hay quá cảnh) qua Trường Sa.
“Transit” là một khái niệm của luật biển cho phép tàu biển hay máy bay được quyền tự do hải hành hay phi hành để tiếp tục lộ trình mau chóng đi qua một eo biển để từ một vùng biển quốc tế hoặc một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) này qua một vùng khác. Luật này được quy định ở Phần III của UNCLOS, không được tất cả mọi quốc gia chấp nhận, nhưng Mỹ và đa số quốc gia công nhận. Luật “transit” cũng áp dụng cho cả tàu ngầm, không cần phải nổi lên mặt biển mà có thể tiếp tục lặn theo hải trình bình thường của nó. Sở dĩ có sự bất đồng ý kiến và không chấp nhận của một số quốc gia là vì trong Phần III của UNCLOS có quy định nới rộng lãnh hải từ 3 hải lý trước kia thành 12 hải lý, khiến cho nhiều eo biển trở nên hoàn toàn thuộc về lãnh hải một quốc gia.
Sự xác định USS Lassen làm một transit qua vùng biển Trường Sa chỉ là một cách diễn giải khôn khéo khác nhằm tránh sự mất mặt cho Trung Quốc khi phải công khai phủ nhận lãnh hải của Đá Subi và Vành Khăn, nhưng hành động thực tế vẫn là sự phủ nhận.
Tiết lộ cuối liên quan tới việc Mỹ chọn tàu USS Lassen chứ không phải chiếc khác là vì nó có trang bị đầy đủ hơn và cũng là một cách để biểu dương sức mạnh với Hải quân Trung Quốc. Do đã dự trù sẽ không thể có sự đụng độ nào xảy ra, USS Lassen chỉ đi một mình và có sự theo dõi yểm trợ trên không bởi một máy bay do thám biển P-8 Poseidon.
Kế hạch tuần tra đã được tuyên bố từ trước để chuẩn bị dư luận và tránh căng thẳng. Bởi vậy hành động này không gây căng thẳng kéo dài mà sẽ buộc Trung Quốc phải tìm kiếm một giải pháp lâu dài với Mỹ và các nước có lợi ích. Chuyến đi của tầu USS Lassen, và các tàu chiến khác sau này, là nhằm chứng tỏ cho Bắc Kinh biết việc đắp lên các hòn đảo nhân tạo là vi phạm luật biển quốc tế.
---------------------------------------
Nguồn Petro Times

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Các nước trong khu vực phản ứng ra sao với Mỹ?

Xung quanh việc khu trục hạm USS Lassen của Mỹ sáng nay (27/10) đã tới Trường Sa và đi vào vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi – nơi Trung Quốc đã chiếm đóng và đảo hóa phi pháp, các nước trong khu vực đã lần lượt lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình.

 Khu trục hạm Mỹ USS Lassen

Từ Manila, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố ông ủng hộ động thái của Hải quân Mỹ và cho rằng đây là bước đi rất quan trọng của Mỹ để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển và biện pháp cần thiết giúp “cân bằng quyền lực” trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Ông Aquino cho biết, Trung Quốc đã “đột nhiên thay đổi các quy tắc” ở Biển Đông bằng cách bồi đắp, xây dựng phi pháp ít nhất là 7 hòn đảo mà không hề tham vấn với các nước láng giềng. Không thể không ngăn chặn động thái đơn phương của Bắc Kinh.“Nếu hành vi sai trái này không bị thách thức thì sau đó, việc sẽ trở thành sự đã rồi”, Tổng thống Philippines nói.
Từ Washington, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, người đang có chuyến thăm Mỹ, đã kêu gọi tất cả các bên trong tranh chấp Biển Đôngkiềm chế, đồng thời, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á cần phải bắt đầu thảo luận về bản chất của một bộ quy tắc ứng xử để quản lý căng thẳng ở Biển Đông.
Tổng thống Indonesia không trực tiếp đến hành động của Mỹ mà nhấn mạnh sự trung lập của Indonesia – quốc gia Đông Nam Á lớn nhất và không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Ông Widodo tuyên bố Indonesia đã sẵn sàng để đóng “một vai trò tích cực” trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Australia, một đồng minh thân cận của Mỹ cũng lên tiếng ủng hộ việc Mỹ cho tàu chiến áp sát đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa để khẳng định quyền tự do hàng hải và tự do bay ngang ở Biển Đông– nơi 60% hàng hóa xuất khẩu của Australia đi qua.
“Điều quan trọng là nhận thức được mọi quốc gia đều có quyền tự do hàng hải và tự do bay ngang theo luật pháp quốc tế, kể cả ở trên Biển Đông. Australia ủng hộ mạnh mẽ các quyền này”, Bộ trưởng Quốc phòng AustraliaMarise Payne cho biết trong một tuyên bố.
Hồi đầu tháng này, tại Boston (Mỹ), Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne cũng được đồng nhiệm Mỹ Ash Carter thông báo về kế hoạch tuần tra của Mỹ ở Biển Đông. Tuy nhiên, Canberra đã khẳng khái tuyên bố Australia tham gia và hoạt động tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông.
Trong khi đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga từ chối bình luận về việc tàu chiến Mỹ di chuyển bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo ở Biển Đông và cho biết, Tokyo và Washington đang trao đổi thông tin về việc này.
Tuy nhiên, ông Suga khẳng định: “Những động thái đơn phương để thay đổi hiện trạng, chẳng hạn như bồi đắp các bãi ngầm quy mô để xây dựng các mặt bằng lớn đại dương ở Biển Đông là một mối quan ngại chung của cộng đồng quốc tế”.
Theo một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ, khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ đã “tiến hành quá cảnh” trong vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi, thuộc quần đảo Trường Sa vào sáng hôm nay (27/10) mà không gặp sự cố nào.
Theo quan chức này, hoạt động của tàu khu trục USS Lassen trong khu vực mà Trung Quốc coi là lãnh hải của họ đã thể hiện Mỹ không công nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh với các đảo nhân tạo mà họ xây dựng phi pháp ở Trường Sa.



Trung Quốc tức giận và nghênh tiếp ! ( Tin ngày 28/10 )

Phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa phát đi một tuyên bố chính thức cho biết, họ đã cảnh báo và theo dõi một tàu chiến của Hải quân Mỹ khi nó đến rất gần một trong những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

bo ngoai giao trung quoc chinh thuc chua nguong
Khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, “con tàu đã xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam - PV) của Trung Quốc”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố tại Bắc Kinh: “Những hành động của tàu chiến Mỹ đe dọa đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, nguy hại đến an toàn của nhân viên và cơ sở của Trung Quốc (đang đồn trú trái phép) trên các đảo và bãi đá, phương hại đến hoà bình và ổn định của khu vực. Trung Quốc cực lực bất bình và kiên quyết phản đối việc này”.
Trước đó, một quan chức quốc phòng Mỹ đã tiết lộ với CNN rằng, khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ đã “tiến hành quá cảnh” trong vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi, thuộc quần đảo Trường Sa vào sáng hôm nay (27/10) mà không gặp sự cố nào.
Theo quan chức này, hoạt động của tàu khu trục USS Lassen trong khu vực mà Trung Quốc coi là lãnh hải của họ đã thể hiện Mỹ không công nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh với các đảo nhân tạo mà họ xây dựng phi pháp ở Trường Sa.
Đáng lưu ý, khi thông tin về việc tàu chiến Mỹ đi vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo ở Biển Đông được truyền thông quốc tế đăng tải cập nhật thì Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lúc đó vẫn cho biết Bắc Kinh đang xác minh thông tin. Ông Vương còn “khuyên” Mỹ “nên suy nghĩ kỹ trước khi hành động, không nên hành động mù quáng hay phóng đại mọi chuyện”.

Điều chiến hạm ra " tiếp" USS Lassen 

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, đêm hôm 27/10, 2 chiến hạm lớn nhất của Hạm đội Nam Hải là tàu khu trục hạm tên lửa dẫn đường Lan Châu và tuần dương hạm Hải Khẩu đã tiến về bãi Đá Su Bi và phát đi cảnh báo yêu cầu tàu chiến Mỹ rời khỏi vùng biển tranh chấp.

trung quoc dieu chien ham nao ra tiep uss lassen
Tàu khu trục tên lửa Lan Châu (170) - một trong 2 tàu chiến được Trung Quốc điều ra  để“tiếp” khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ ở bãi Đá Su Bi

Trung Quốc đã rất tức giận trước việc Mỹ cho tàu chiến đi vào vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi ở quần đảo Trường Sa để khẳng định quyền tự do hàng hải và bác bỏ thiết thực yêu sách chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh với các đảo nhân tạo.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết, tối 27/10,  Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus để nói với ông này rằng Washington cần phải dừng các hành động “đe dọa chủ quyền và an ninh lợi ích của Trung Quốc”. Thứ trưởng Ngoại giao Trương Nghiệp Toại đã gọi hành động của Mỹ là "cực kỳ vô trách nhiệm".
Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã ra tuyên bố cáo buộc Mỹ “cố ý khiêu khích” khi điều tàu khu trục vào vùng biển mà Bắc Kinh tự nhận vơ là của mình.
“Trung Quốc sẽ kiên quyết phản ứng với hành động khiêu khích có chủ ý này”, ông Lục nói trong cuộc họp báo hôm 27/10.
Đáng lưu ý, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng còn đe dọa: “Nếu các bên liên quan tiếp tục khuấy động tình hình thì Trung Quốc sẽ thấy cần thiết phải tăng tốc độ xây dựng (trái phép) của mình” ở Biển Đông.
Tờ New York Times bình luận, Trung Quốc mặc dù tức giận sôi sục, nhưng ngôn ngữ cơ bản mà Bắc Kinh sử dụng vẫn là lặp đi lặp lại những gì họ thường “ra rả” về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc với Biển Đông.
Sáng ngày 27/10, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama phê chuẩn lệnh hành quân, khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ đã rời Kota Kinabalu, Malaysia, tới Biển Đông và di chuyển vào vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi – thực thể ngập nước đã bị Trung Quốc chiếm đóng và đảo hóa phi pháp.
Quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, nhiệm vụ tuần tra để khẳng định quyền tự do hàng hải của khu trục hạm USS Lassen đã hoàn thành mà không xảy ra sự cố nào, dù cũng có gặp tàu Trung Quốc bám đuôi cảnh báo.
Lầu Năm Góc thì cho hay, khu trục hạm USS Lassen đã ở lại trong vùng 12 hải lý của chuỗi quần đảo Trường Sa khoảng một giờ đồng hồ và những hình ảnh này đã được các thiết bị giám sát của Mỹ ghi lại.

Tầu chiến Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý quanh bãi đá Su Bi

Đến Thượng nghị sĩ John McCain cũng bị bất ngờ ?

Việc khu trục hạm USS Lassen tới Trường Sa và di chuyển vào vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi nhanh và bất ngờ đến nỗi Thượng nghị sỹ John Mc Cain – Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ và nhiều nghị sỹ Mỹ còn không tin nổi đó là sự thật cho đến khi được nghe xác nhận từ chính miệng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter.

den thuong nghi sy john mccain cung bi bat ngo
Đến Thượng nghị sỹ John McCain cũng bị bất ngờ khi biết Mỹ cho tàu chiến vào vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi
Từ nhiều tháng trước, các nhà lập pháp và giới chức quân sự Mỹ đã kêu gọi Tổng thống Barack Obama cần phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn hành vi cải tạo đất, thay đổi hiện trạng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhưng đến bây giờ, khi chính quyền Obama đã thực hiện những gì mà quan chức Mỹ gọi là quyền tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, bằng cách điều khu trục hạm USS Lassen di chuyển vào vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi mà Trung Quốc đã chiếm đóng và đảo hóa phi pháp ở Trường Sa, Nhà Trắng lại không muốn nói về nó.
Việc khu trục hạm USS Lassen tới Trường Sa và di chuyển vào vùng 12 hải lý quanh bãi Đá Su Bi nhanh và bất ngờ đến nỗi Thượng nghị sỹ John Mc Cain – Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ và nhiều nghị sỹ Mỹ còn không tin nổi đó là sự thật cho đến khi được nghe xác nhận từ chính miệng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter.
Tờ New York Times đã mô tả cuộc đối thoại bất thường ở Thượng viện Mỹ giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và các thượng nghị sỹ Mỹ như sau:
“Chỉ vài giờ sau khi USS tới gần bãi Đá Su Bi sáng 27/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter xuất hiện tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện theo một lịch trình đã định trước đó.
Khi gặp ông Carter, Thượng nghị sỹ Dan Sullivan của Đảng Cộng hòa thốt lên rằng: “Đó có phải sự thật không? Chúng ta hẳn là đã làm điều đó?”.
Ông Sullivan cho biết, ban đầu ông đã định “thể hiện mối quan ngại” về việc Mỹ “không hành động” để ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng sau khi nghe rằng tàu chiến của Hải quân Mỹ đã vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa, ông đã thay đổi tâm trí.
Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thì do dự đáp lời: “Chúng ta đã nói và chúng ta đang hành động trên cơ sở những gì đã nói rằng chúng ta sẽ bay, sẽ ra khơi và sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.
Thượng nghị sỹ Sullivan ngắt lời ông Carter: “Phải chăng hôm qua chúng ta đã gửi một tàu chiến vào vùng 12 hải lý?”.
Một lần nữa, ông Carter lại lảng tránh câu hỏi của ông Sullivan và hai người đàn ông còn nói qua nói lại vài lần nữa.
Những câu trả lời không đúng trọng tâm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khiến Thượng nghị sỹ John McCain phải cất lời chất vấn: “Tại sao ông không xác nhận hay phủ nhận về những gì đã xảy ra?”
Cuối cùng, ông Carter cũng phải thừa nhận: “Nói chung tôi không thích nói về những hoạt động quân sự của chúng tôi. Nhưng những gì ông đọc trên báo là đúng đấy””.
Ông Derek Chollet, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh quốc tế cho biết, “động thái của Mỹ dường như đã được lên kế hoạch cẩn thận và được thực hiện để giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Chính quyền Obama có thể chỉ muốn dùng hay động thay lời nói”.
Trong khi đó, theo một quan chức chính phủ Mỹ giấu tên, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter thực tế chỉ đơn giản là làm theo lệnh của Nhà Trắng.
Các nước trong khu vực phản ứng ra sao với Mỹ?
Xung quanh việc khu trục hạm USS Lassen của Mỹ sáng nay (27/10) đã tới Trường Sa và đi vào ...
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng thế nào với Mỹ?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa phát đi một tuyên bố chính thức cho biết, họ đã cảnh báo và ...
Trung Quốc đã “bó tay” nhìn tàu Mỹ đi qua Đá Su Bi?
Sáng hôm nay (27/10), khu trục hạm Mỹ USS Lassen đã hoàn tất chuyến tuần tiễu ngắn áp sát các ...
Mỹ sẽ tuần tra tiếp quanh các đảo của Việt Nam và Philippines
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin các quan chức Mỹ cho hay, sau khi cho khu trục hạm USS Lassen ...

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

THời Sự TRào PHúng - Đọc để Cười Xả Sì -TRét !

Tàu Hứa Không Xâm Lược Các Nước Láng Giềng
Hoàng Hữu Phước, MIB

Bài này do "ông Nghị té giếng" Hoàng Hữu Phứơc viết đăng trên Blog cá nhân. Thấy tếu táo và không "phạm húy" bố láo như những phát biểu của hắn ở "Cuốc hội ", nên Mõ dán lên đình Làng cho mọi người đọc mua vui không...phản động . Nếu cụ nào quên lý lịch của Nghị Phước thì xin Bấm vào đây
Vừa qua, tại cuộc gặp không chính thức ở Diễn Đàn Xiangshan (phát âm tương tự “xáng sàn”) giữa Bộ Trưởng Quốc Phòng Tàu với Bộ Trưởng Quốc Phòng các nước khối ASEAN tại thủ đô Bắc Kinh của Tàu, Bộ trưởng Quốc phòng Tàu Chang Wanquan (phát âm tương tự “chẳng vận quần”) tuyên bố rằng Tàu hứa không xâm lược các nước láng giềng. Trước khi lột trần tuyên bố này, tôi xin nhắc lại vấn đề ngôn ngữ sau mà trong bài Ai Đẻ Ra Tập Cận Bình đăng trên blog này ngày 25-7-2014 cũng như trong nhiều bài viết khác tôi đã từng nói rõ.
Trước hết đó là vấn đề nguyên tắc trên toàn thế giới văn minh: không bao giờ dịch nghĩa tên riêng từ tiếng nước khác sang tiếng nước mình. Nước Ivory Coast là nước Ivory Coast; dịch thành nước Bờ Biển Ngà dứt khoát là điều xằng bậy. Người Anh không bao giờ gọi Hồ Chủ Tịch là President Bright và tất nhiên họ không ngu đến độ cố gắng dịch họ Nguyễn ra tiếng Anh – chẳng hạn thành chữXYZ nào đó để từ đó dịch Nguyễn Ái Quốc thành tiếng Anh XYZ Patriot. Tóm lại:tên riêng rất có thể có ý nghĩa nào đó nhưng nguyên tắc ngôn ngữ toàn thế giới văn minh có văn hóa cao là không bao giờ được phép dịch tên riêng tiếng nước khác ra tiếng nước mình.
Thứ đến, tên riêng trong một ngôn ngữ có thể được viết
a- Theo các mẫu tự tiếng Anh nếu ngôn ngữ khác có dùng tương tự bảng mẫu tự an-pha-bê: thí dụ Hồ Chí Minh có thể dược viết thành Ho Chi Minh trong tiếng Anh nghĩa là đơn giản lập lại y nguyên sau khi loại bỏ hết mấy dấu thanh mà tiếng Anh không có như sắc-huyền-hỏi-ngã (còn do tiếng Nga không có mẫu tự H và CH cũng như không thể phát được âm INH nên họ bó tay, phải viết tên riêng Hồ Chí Minh ở tiếng Nga đọc tựa như Khô Si Min – thậm chí do văn phạm tiếng Nga dùng từ đến 6 cách nên Khô Si Min còn biến thành Khô Si Min Na, Khô Si Min Nu, Khô Si Min Nhe, v.v.) – đây là lý do tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng khi viết một tên riêng từ ngôn ngữ khác bất kỳ để sử dụng thuận tiện trên toàn cầu; hoặc
b- Theo phiên âm của tiếng Anh khi chuyển một tên riêng của ngôn ngữ nào khác có kiểu mẫu tự không theo mẫu tự an-pha-bê tức ABC như tiếng Anh: thí dụ người Anh nhìn chữ lăng quăng của Nga và chữ quẹt qua quẹt lại của Tàu thì không biết ra sao nên phải lắng nghe người Nga người Tàu phát âm rồi dựa theo cái nghe được mà viết ra, nên khi nghe người Nga phát âm tên thủ đô nước họ là “mốt xơ cơ vơ” với âm “vơ” nhẹ như gió thoảng khiến khó phân biệt giữa “vơ” và “quơ” thì chế ra từ Moscow, còn nghe người Tàu phát âm tên thủ đô Tàu thì chế ra từ tiếng Anh Beijing trong khi người Tàu ban đầu còn dảy nảy không chịu và tự dùng tiếng Anh riêng là Peking thì sau này cũng phải chịu phép vì Peking cũng chả ai trên thế giới quan tâm sử dụng.
Về từ Bắc Kinh trong tiếng Việt, dường như Việt Nam đã đúng vì Bắc Kinh phát âm giống tiếng Anh của Peking và Beijing nghĩa là lỗ tai của người Việt giống lỗ tai của người Anh và do đó giống lỗ tai của nhân loại.
Tuy nhiên, khi viết tên riêng của một nhân vật lãnh đạo Tàu nào đó thì dường như lỗ tai của người hay nhóm người chịu trách nhiệm cung cấp cho báo chí cách viết tên thống nhất lại có thính lực rất khác với phần còn lại của nhân loại. Trong khi học giả Anh dỏng tai lên lắng nghe phát âm tiếng Tàu của tên riêng của Chủ tịch nước Tàu rồi dùng tiếng Anh cho ra chữ Xi Jinping thì thay vì viết y tiếng Anh hoặc viết tiếng Việt là Xi Dính Bình thì lại cho ra từ Tập Cận Bình quái lạ, cứ như thể lịch sự muốn giữ thể diện cho ông Tàu Xi Jinping vậy. Tương tự, Hồ Cẩm Đào là cách Việt Nam giữ thể diện cho Hu Zintao (tức Hủ Dính Táo) để chống lại giới học giả Anh quốc, khiến các học giả Anh quốc nào biết tiếng Việt không hiểu Việt Nam muốn nói đến lãnh đạo Tàu nào.
Tương tự, ông Bộ trưởng Quốc phòng Tàu có tên Tàu được phát âm ra sao đó mà học giả Anh viết tiếng Anh thành Chang Wanquan thì lẽ ra tiếng Việt phải chứng minh có nghe tương tự và viết thành Chang Van Quan hoặc nếu né cái Chằng Vận Quần thì có tể tử tế gọi là Chấn Văn Quân cho hòa âm cùng thế giới, thì đàng này lại mỹ miều hóa thành Thường Vạn Toàn, trong khi Diễn Đàn Xiangshan thì thay vì viết Xang San lại mỹ miều hóa thành Hương Sơn như hiện đang sử dụng trên tất cả các báo Việt Nam. Thường Vạn Toàn ư? Thường thì y làm vạn việc sẽ toàn vẹn cả vạn việc ư? Kể cả xâm lược Việt Nam ư? Ban cho một thằng Tàu một cái tên tiếng Việt như thế rx là một sự ngu xuẩn.
Do khẳng định tôi không có lỗ tai khác nhân loại, trong bài viết này tôi không gọi Bộ trưởng Quốc phòng Tàu là Thường Vạn Toàn mà gọi y như cách người Anh viết là Chang Wanquan hoặc như cách tôi thực sự nghe từ tiếng Anh rồi Việt Hóa thành Chẳng Vận Quần hay Chán Vận Quần để có sự tương đồng hòa hợp giữaChang Wanquan và Chẳng Vận Quần, chưa kể tránh được lỗi vô văn minh của dịch thuật tên riêng.
*********
Trở lại chủ đề chính vốn bị độ dài của các đoạn trên biến thành phụ, những tuyên bố của ông Chang Wanquan hoàn toàn vô nghĩa. Chang Wanquan nói Tàu sẽ không xâm lược các nước láng giềng. Tất nhiên, Tàu không bao giờ xâm lược ai vì Tàu chỉ bảo vệ những lãnh thổ mà Tàu cho là của Tàu, chẳng hạn Hoàng Sa là của Tàu, Trường Sa là của Tàu, Philippines là của Tàu, Malaysia là của Tàu, và Indonesia cũng là của Tàu tuốt. Tàu chẳng xâm lược ai cả. Tàu chỉ cần tuyên bố “đó là của Ngộ” thì ai mà bén mảng đến thì Tàu sẽ la toáng lên “Ngộ tả lị xảy à!” Thậm chí Tàu có thể khóc với Liên Hợp Quốc rằng mấy nước quanh Biển Đôngxâm lược bắt nạt Tàu nên Tàu buộc phải kêu gọi dân Tàu vùng lên chống quân thù xâm lược để bảo vệ quê hương Tàu.
Tổ tiên Chan Wanquan đã từng có mặt ở nước Nam thời Bà Triệu vì sử có ghi rằng bọn Tàu chẳng mặc quần (tiếng Việt miền Bắc gọi là chẳng vận quần) khi đánh nhau với quân Bà Triệu.
Chan Wanquan sẽ không xâm lược các nước láng giềng được đâu, vì nếu Tàu làm thế, dứt khoát sẽ phải tháo chạy về Tàu trong tư thế chang van quan.
Nhưng Tàu cứ vẫn gào lên rằng đảo này, lãnh thổ nọ là của Tàu rồi ngang nhiên kéo đến ở, để xem có ai dám làm gì không. Đảo thì bé tí tẹo, Tàu chỉ đem tí teo quân giả dạng dân lành đến giữ, thì ai đem ít binh đến cự sẽ bị thua, còn ai đem đại binh đến thì rõ là dại vì bỏ trống đất nước dồn binh vào chỗ nhỏ để bị diệt tiêu.
Nếu chẩng ai dám làm gì thì Tàu khoe “Đấy, thấy chưa? Của Ngộ mà! Chân lý luôn thắng mờ! Hảo lớ! Hảo lớ!”
Còn nếu ai đó dám làm gì thì Tàu khóc “Bớ Liên Hợp Quốc ôi! Các đại quốc lân bang xâm lược tiểu quốc của tại hạ, đàn áp hai tỷ dân ít ỏi bị phù thủng to đùng của tại hạ! Xin Hội Đồng Bảo An ra uy trấn áp kẻ gian tà, ban Nghị Quyết cấm vận bọn cường quốc ấy, đem thái bình cho bá tánh. Trong khi chờ đợi đại binh cứu khổn phò nguy của chư vị quần hùng, tại hạ sẽ với sức mỏn hơi tàn cùng Cái Bang quơ đả cẩu bổng chèo tay đưa đưa hàng không mẫu hạm ra bắn pháo hoa, đổ mực tàu, quăng giấy cuộn, và ném thư pháp cố gắng chống ngăn gót giày xâm lược của ngoại bang.”
Ô hô! Ô hô! Đúng là Tàu. Tàu Tàu luôn.
Lăng Tần Hoàng Hữu Phước

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

K6 Saigon ( Mở rộng ) họp mặt thường kỳ (Tháng 10).

 
Ngoài cựu HS K6 còn có đại diện nhiều Khối lớp cùng tham dự 
Vũ Tuấn Khiêm (áo thẫm mầu ) , nổi tiếng tài ba - chủ chi

K6 Saigon giữ rất đúng thỏa thuận : Mỗi tháng gặp nhau liên hoan 1 lần . Kinh phí luân phiên từng người "chủ chi" + hảo tâm tủy hỉ ! Địa điểm : Nhà riêng hoặc Nhà hàng, nhưng gần đây địa điểm thuận lợi nhất là tư gia của vợ chồng cụ Cung-Tuyên ( phố Trần Kế Xương ), theo phương thức đặt nhà hàng mang đồ ăn đã chế biến sẵn tới bày tiệc. Rất nhẹ nhàng và tiện lợi .
Về thành phần tham dự . Từ lâu các "anh chị" K6 đã có chủ trương mở rộng thành phần tham dự, không bó hẹp K6 mà mở rộng mời đại diện tất cả các khối, lớp từ Vỡ lòng đến K5 .( Kể cả dâu, rể ).
Trưởng ban LL K6 Saigon ( Kim Tuyên ), đã tuyên bố nhiều lần, liên hoan gặp mặt hàng tháng không bó hẹp thành phần K6 mà là họp mặt hàng tháng "Tiểu Quế Lâm khu vực phía Nam" .
Trưa nay, buổi liên han họp mặt đặc biệt có đại diện K6 từ HN vào. đó là anh Phạm Đức Nguyên cùng phu nhân .Thêm 1 đặc biệt ( bất ngờ ) nữa là : Hôm nay cũng đúng ngày Kỷ niệm 40 năm hai anh chị thành hôn . Chúc 2 anh chị Hạnh phúc - Bách niên giai lão ! Chúc tất cả chúng ta sức khỏe dồi dào.  Bách bệnh tiêu tán. Vạn bệnh tiêu trừ ! Để hàng tháng ta lại gặp nhau dài dài !

 Hoan hô và khâm phục những người bạn đã chiến thắng bạo bệnh .



 Hoa khôi TSQ Cục TC. TCCT một thời .

Hàng đầu trái qua : Vợ chồng ông bà chủ Kim Tuyên- Đức Cung
Chị Minh Hà và vợ chồng anh Phạm Đức Nguyên  .

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

RẤT CẦN ĐỌC STT NÀY .

Lật tẩy sự thực "4 bí mật cần biết về điện thoại có thể cứu sống bạn lúc nguy cấp"

PAV - Theo Trí Thức Trẻ | 17/03/2015 - 00:00
Thực tế thì không có một thủ thuật nào trong số này có thể giúp bạn sống lâu hơn dù chỉ 1 giây.

Thời gian gần đây, cư dân mạng nói chung và một số tín đồ công nghệ nói riêng đã và đang truyền tay nhau một bài viết không rõ nguồn gốc về 4 cách sử dụng điện thoại có thể cứu bạn lúc nguy hiểm cận kề. Những người đọc được bài viết này coi nó như một loại bí kíp mật tịch nào đó mà cả thế giới công nghệ cả trăm năm nay không hề... để ý đến.
Cá biệt một số người thân của chúng tôi còn lấy giấy bút ra, ghi lại cẩn thận từng dòng từng chữ của thủ thuật quá đỗi cao siêu này và cất gọn gàng trong ví chờ lúc "hiểm nguy cần cứu mạng" để lôi ra sử dụng như phim anh hùng cứu thế giới vậy.
Giải mã 4 thủ thuật siêu phàm
1. Thực hiện cuộc gọi khẩn cấp ở bất cứ đâu trên thế giới
Theo như hướng dẫn của bài viết được chia sẻ nói trên, dù ở bất cứ đâu trên thế giới, dù dùng bất cứ loại mạng nào các bạn chỉ việc bấm số 112 là máy sẽ ngay lập tức kết nối tới một máy chủ cấp cứu gần nhất. Cách để chỉ ra cái sai của tip này khá đơn giản, bạn chỉ việc gọi thử 112 xem có ai đến cứu bạn dù ở bất cứ đâu hay không?
Theo như tìm hiểu của chúng tôi thì quả thực số điện thoại 112 được sử dụng để thực hiện những cuộc gọi khẩn cấp nhưng nó chỉ được sử dụng ở một số nước thuộc liên minh châu Âu EU chứ không phải trên toàn thế giới.
2. Mở cửa xe hơi từ xa khi quên chìa khóa
Như các bạn đã biết, Khóa cửa xe hơi phổ thông hiện nay có cơ chế tương tự với bộ điều khiển cửa cuốn đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, hầu hết các loại khóa đều sử dụng sóng RF (Radio Frequency) để truyền dẫn tín hiệu. Điểm khác nhau của Remote ô tô và remote cửa cuốn đó là độ bảo mật của khóa cửa xe hơi cao hơn rất nhiều.
Theo như thủ thuật mà bài viết được cộng đồng chia sẻ rất mạnh kia viết thì bạn chỉ việc gọi điện về nhà cho người thân tìm chiếc Remote dự phòng và đặt gần điện thoại rồi bấm nút mở cửa, tín hiệu của khóa dự phóng sẽ truyền qua điện thoại đến chỗ chiếc xe đang bị khóa và phát lại tín hiệu cho xe mở cửa.
Đầu tiên chúng ta bàn về loại tín hiệu mà điện thoại và xe hơi sử dụng. Sóng mà điện thoại thu được qua Microphone và phát ra qua Loa là sóng âm, micrphone thu lại rung động và loa tái tạo lại rung động thu được.
Còn với xe hơi, việc khóa và mở khóa sử dụng một loại sóng vô tuyến vẫn được sử dụng trong các loại Radio và để thu, phát loại sóng này cần đến những mạch cộng hưởng điện từ từ cuộn cảm và tụ điện gắn với ăng-ten.
Về bản chất, âm thanh là một loại sóng cơ học, nó lan truyền được là nhờ các phân tử khí mà nó tác động vào gây ra dao động vì thế sóng âm thanh không thể truyền trong môi trường chân không (không có vật chất). Việc thu phát loại sóng này được chúng ta thực hiện bằng một màng rung động, cả Microphone và Loa chúng ta vẫn dùng hàng ngày đều có cấu tạo dạng màng rung.
Còn sóng vô tuyến sử dụng điều khiển cửa xe hơi lại có bản chất là sóng điện từ, là muột loại sóng thu phát bằng ăng-ten có thể truyền tốt trong cả chân không và không tạo ra rung động cơ học nào trong không khí cả.
Chính vì 2 thiết bị có bản chất hoàn toàn khác nhau như chúng tôi đã trình bày nên việc dùng một chiếc điều khiển dự phòng của xe hơi ở nhà đặt áp vào micro điện thoại và bấm để truyền tín hiệu sang đầu dây bên kia là điều nực cười bởi sóng Radio không gây rung động cơ học. Do vậy vì đầu bên kia sẽ chẳng nhận được tín hiệu gì.
3. Mở khóa 50% pin bị ẩn bằng một câu lệnh đơn giản
Theo thủ thuật mà bài viết nói thì khi điện thoại đang ở mốc 0% pin các bạn chỉ cần bấm một USSD code là *3370# rồi bấm gọi là điện thoại sẽ tự động mở lượng pin dự trữ lên tới 50% kia ra và các bạn thoải mái sử dụng.
Điều bất hợp lý ở thủ thuật này có rất nhiều, đầu tiên là việc điện thoại nào có thể đạt tới 0% pin mà vẫn còn hoạt động để thao tác bấm code? mà khi các bạn cắm sạc đủ để bật được máy trở lại thì chỉ số pin cũng đã đạt khoảng vài %.
Điều bất hợp lý thứ 2 là nếu thủ thuật này có thật thì tại sao các ông trùm công nghệ đang phải chạy đua chóng mặt về thời lượng pin trên các loại smartphone lại bỏ qua một "quái chiêu" có thể lập tức tăng gấp rưỡi thời gian sử dụng smartphone mà thể tích pin không tăng thêm tẹo nào?
Trên thực tế, mã code có dạng *3370# được sử dụng trên các đời featurephone của Nokia, những mã USSD code này được thiết kế để điều chỉnh chất lượng âm thanh của điện thoại, trong đó *3370# có tác dụng đẩy chất lượng âm thanh của điện thoại lên cao nhất nhưng đồng nghĩa với việc sẽ tiêu thụ thêm 1 lượng pin nhỏ để bù đắp nên thời gian thoại sẽ giảm đi. Ngoài ra còn có mã *4720# có tác dụng giảm chất lượng âm thanh thoại đi 1 nửa qua đó làm máy tiêu thụ ít năng lượng hơn và tăng thời gian đàm thoại lên khoảng 30%. Đó là nguồn gốc mà thủ thuật "siêu phàm" này được viết ra.
4. Truy tìm và khóa máy điện thoại bằng ... IMEI
Đây có lẽ là thủ thuật hữu ích nhất mà các bạn có thể thấy trong bài viết nói trên bởi thực sự những gì mà bài viết nói về IMEI là đúng nhưng là ở thời điểm cỡ 20 năm trước đây.
Đầu tiên là việc báo khóa máy bằng IMEI, sau khi các bạn lưu lại IMEI tương tự như số chứng minh thư của chiếc điện thoại và chắc cú khi ai "vô tình" cầm nhầm của mình thì mình có thể gọi lên nhà sản xuất máy điện thoại đó để khóa nó lại. Vậy khi thực sự mất máy các bạn sẽ định gọi cho ai? Apple hay Google hay Samsung?
Hoặc nếu nhà mạng có thể khóa được IMEI để chiếc máy đó ngàn thu vĩnh biệt thì thế giới sẽ có thêm nhiều trò chơi khăm vui vẻ như mượn máy của bạn bè xem IMEI của họ rồi gọi điện lên tổng đài báo mất, vậy là quyền cá nhân bị xâm phạm quá dễ dàng.
Một thức khác có thể xem được từ IMEI đó là quốc gia sản xuất, đây là điều đúng hiếm hoi trong bài viết này bởi nó là quy luật đặt IMEI cho điện thoại kể từ khi cái số này được người ta nghĩ ra và họ vẫn dùng tới tận bây giờ.
Tạm kết
Vậy là một bài viết đơn giản được share lên một trang mạng xã hội nho nhỏ và có tới gần 900 lượt share lại của cộng đồng Mạng Việt Nam rồi nhanh chóng lan truyền khắp thế giới ảo và có tới hàng ngàn người cho tới thời điểm nảy vẫn đinh ninh là mình vừa học được những bài học quá bổ ích vì nó vừa dễ nhớ dễ làm mà hiệu quả lại ngoài sức tưởng tượng.
Một số người chia sẻ những điều không có thật như một bài học quý báu.
Một số người chia sẻ những điều không có thật như một bài học quý báu.
Đây có chăng cũng chỉ là một ví dụ rất nhỏ về việc chọn lọc nội dung tiếp thu trên cái gọi là mạng xã hội, nơi có đủ các luồng thông tin trái chiều, thật giả lẫn lộn. Hãy cố gắng tư duy để không bị những kẻ trục lợi từ Facebook dắt mũi.

Theo: Genk

Bao giờ bằng được Campuchia

(Tác giả : Huy Dức)
TT Hun Sen và con trai Hun Manet
Không biết có phải vì các “thái tử đảng” xuất hiện ồ ạt ở Việt Nam mà Phnom Pênh cũng đang có tin đồn, Hun Sen sắp đưa con trai mình lên thay thế. Hôm 19-10-2015, Hun Sen đã phải trấn an: “Campuchia (CPC) là một thể chế dân chủ. Thậm chí, Vua cũng được chọn bởi Hội đồng tôn vương. Ở CPC muốn trở thành lãnh đạo phải thông qua bầu cử “.
Hun Sen hiện đang có hai người con theo chân bố: Hun Manet sinh 1977 và Hun Many sinh 1982. Hun Manet tốt nghiệp West Point năm 1999, sau đó lấy bằng tiến sỹ tại đại học Bristol (Anh), hiện đang là Phó tư lệnh Lục quân CPC. Hun Many – từng du học ở Mỹ, Pháp, Úc – là thủ lĩnh thanh niên CPP, đắc cử nghị sỹ trong cuộc bầu cử tháng 7-2013.
Tướng 3 sao Hun Manet
Hun Manet là người CPC đầu tiên học ở Học viện quân sự West Point và là một trong bảy học viên nước ngoài tốt nghiệp cùng khóa. Tất nhiên, yếu tố “con trai Hun Sen” đóng một vai trò quan trọng để Hun Manet trở thành tướng ba sao (2013) [Quân đội CPC đang có 5400 tướng + khoảng hơn 500 tướng công an]. Nhưng, để trở thành Phó tư lệnh Lục quân, Hun Manet cũng đã phải trải qua từng nấc thang: Phó tư lệnh cảnh vệ; Tư lệnh lực lượng chống khủng bố…Và, phải lập công.
Trong cuộc đụng độ với quân đội Thái Lan trên biên giới, nổ ra từ năm 2008 đến 2011, Hun Manet đã được tăng cường vào thời điểm khó khăn nhất và trở thành một trong những chỉ huy xuất sắc; rồi trở thành một trong những người thương thảo chính với Thái Lan về vấn đề biên giới; là thành viên quan trọng đại diện cho Campuchia tại tòa án quốc tế La Haye với phán quyết cuối cùng về ngôi đền Preah Vihear nghiêng về phía Campuchia.
Ngày 16-10-2015, trả lời phỏng vấn đài truyền hình ABC của Australia về việc liệu ông có thể trở thành Thủ tướng CPC trong tương lai, Hun Manet nói: “CPC là một thể chế dân chủ đa đảng. Hiến pháp quy định cứ 5 năm chúng tôi phải tiến hành bầu cử. Vì thế sự lựa chọn ai và khi nào trở thành lãnh đạo tùy thuộc vào nhân dân CPC”. Cũng hôm 19-10-2015, Son Chhay – một nghị sỹ đối lập, CNRP – đã phải thừa nhận: “Hun Manet có khả năng và tất cả kỹ năng để cải thiện hình ảnh quân đội. Khi CNRP lên nắm quyền, tướng Hun Manet có thể vẫn là một tư lệnh tốt của lực lượng vụ trang Hoàng gia”. Thế nhưng, người em của Manet, Hun Many hiện lại đang được đánh giá cao hơn cả người anh.
Nghị sĩ Hun Many
Năm 2015, Hun Many là một trong 19 người nhận giải thưởng Gusi Peace Prize – giải thưởng của tổ chức Gusi Prize Interrnational có trụ sở tại Manila (Philippine) – dành cho lãnh đạo thanh niên và những nhà hoạt động nhân đạo. Hun May cũng đã nhận giải thưởng quốc tế với tư cách là một người “Bảo vệ các di sản văn hóa”. Năm 2013, Hun Many, chứ không phải ông anh, ra tranh cử và trở thành nghị sỹ.
Chỉ đến khi Hun Sen rời khỏi vị trí quyền lực, chúng ta mới biết rõ thực tài của Manet và Many nhưng cái cách mà họ đang “đi” rõ ràng rất khác hai người con trai của Thủ tướng Việt Nam và con của các nhà lãnh đạo địa phương mới xuất hiện sau kỳ đại hội.
Tại sao những người có bằng cấp và trẻ tuổi được “trao trọng trách” thay vì là tín hiệu đáng mừng lại trở thành câu chuyện đám tiếu trong thiên hạ.
Trong một nhà nước minh bạch, những người phục vụ trong bộ máy công quyền được phân chia ra các ngạch chính như: chính trị gia (nắm quyền thông qua bầu cử); các viên chức chính trị bổ nhiệm (được các nhà hành pháp lựa chọn và được các cơ quan lập pháp phê chuẩn) và các viên chức hành chánh…
Không phải tuổi tác hay bằng cấp mà là lá phiếu của cử tri quyết định số phận của các chính trị gia. Các chính trị gia đứng đầu các cơ quan hành pháp vẫn thường bổ nhiệm một số thành viên trẻ tuổi, có bằng cấp, để “làm đẹp nội các” nhưng không chính trị gia nào lại đi chọn những người vô danh. Vì, ngoài việc phải đối diện với nghị viện khi phê chuẩn họ còn phải đối diện với cử tri. Nếu chọn những kẻ vô tích sự thì không sớm thì muộn, họ sẽ bị cử tri lật đổ.
Các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách mới cần có những năng lực hơn người. Còn viên chức hành chánh là những vị trí thừa hành, thủ tục thế nào thì cứ thế mà làm, không được cật vấn, không sáng kiến. Một nền hành chính chuyên nghiệp không ai lãng phí nguồn nhân lực bằng cách chọn “người tài” làm công việc của những người chỉ cần có trình độ trung bình.
Nếu không tách bạch như vậy, nếu cứ đẩy các chuyên viên hành chánh leo từng bậc, nhảy từ ngạch này sang ngạch kia. Thì nếu không phải con ông cháu cha, cũng chỉ chọn được những kẻ quen thừa hành và giỏi ăn chia lên làm lãnh đạo.
Một người được học hành đàng hoàng ở những nền giáo dục tiến bộ trở thành lãnh đạo dù sao cũng vẫn tốt hơn những người đi từ trong rừng ra với văn hóa lớp ba. Nhưng, không thể không hỏi vì sao những người cùng thời, tự tìm kiếm học bổng (chứ không phải đi học bằng tiền ngân sách) có nhiều thành tích cá nhân lại không thể leo lên như những người có bố làm thủ tướng hay bí thư tỉnh ủy.
Hổ phụ có thể sinh hổ tử. Một nhà lãnh đạo tử tế chắc chắn sẽ để lại những di sản chính trị tốt đẹp cho con cái. Những di sản đó sẽ thêm giàu có nếu con cái họ “nhận thừa kế” thông qua lá phiếu của dân (như Benigno Aquino III, Park Geun-Hye hay Justin Trudeau…). Và, những di sản đó cũng sẽ ngay lập tức trở thành vết nhơ lịch sử nếu những đứa con vội vã nhận trực tiếp “từ tay bố” dưới hình thức những chiếc ghế. Ngay cả các “thái tử đảng” của Trung Quốc cũng phải tự lặn ngụp trong chính trường và phần lớn đều thăng tiến sau khi cha mẹ họ không còn sống hoặc không còn chức tước.
Năm 1982, từ văn phòng Quân ủy Tập Cận Bình được “luân chuyển” xuống cơ sở, làm bí thư huyện ủy. Phải mất 18 năm, leo từng bậc thang, Tập mới lên được chức tỉnh trưởng Phúc Kiến (2000). Bạc Hy Lai cũng mất một thời gian tương tự (1984-2001) để đi từ phó bí thư huyện ủy lên tới chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, dù cha – Bạc Nhất Ba – lúc đó là một người rất có ảnh hưởng tới Giang Trạch Dân.
Ở CPC, Hun Sen thực sự thâu tóm phần lớn quyền bính và đang điều hành đất nước này như một nhà độc tài. Nhưng, ngay cả Hun Sen cũng không dám trơ trẽn cho con cái nắm quá nhiều quyền lực.
Hun Sen làm như thế vì vừa là một người khôn ngoan. Một tiểu thương trước khi để lại tiệm phở cho con cũng phải thử thách người thừa kế bằng những việc như rửa chén, bưng bê. Chỉ có những nhà lãnh đạo thiển cận mới trao quyền lực cho những “cậu ấm”, ngoài việc đèn sách, chưa bao giờ tự mình làm một việc gì cho tới đầu tới đũa.
Nhưng Hun Sen phải làm như thế còn vì nền chính trị CPC, dẫu chưa thực sự dân chủ, cũng đã có đối lập và có khá nhiều quyền tự do ngôn luận. Campuchia không phải là một hình mẫu cho Việt Nam. Nhưng còn rất lâu, Việt Nam mới có thể bằng CPC, kể cả dân trí và quan trí.
Chỉ trong một nền chính trị không có vai trò của dân, những nhà lãnh đạo thiếu liêm sỉ mới có thể thu vén cá nhân vô độ.
----------------------------------------
Theo Blog Kim Dung/Kỳ Duyên

Đằng sau Giải Hòa bình Khổng Tử của Trung Quốc .

Báo chí dậy sóng vì giải Hòa bình Khổng tử Trung Quốc

TTO - Báo chí quốc tế đang xôn xao với việc Trung Quốc trao giải Hòa bình Khổng Tử, “đối trọng” với giải Nobel Hòa bình, cho Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe.
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe - Ảnh: Reuters
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe - Ảnh: Reuters

Giải Hòa bình Khổng Tử được công bố một cách lặng lẽ hồi cuối tháng trước. Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, ông Mugabe đã đánh bại hàng loạt ứng cử viên lớn, trong đó có người sáng lập hãng Microsoft Bill Gates và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye.

Nhiều tranh cãi
“Kể từ khi lên nhậm chức tổng thống Zimbabwe vào thập niên 1980, Robert Mugabe đã nỗ lực tái lập trật tự chính trị và kinh tế của đất nước, cải thiện đời sống của người dân Zibabwe” - Thời báo Hoàn Cầu  dẫn tuyên bố của Trung tâm Nghiên cứu hòa bình quốc tế Trung Quốc (CIPRC).
Không rõ ông Mugabe có đến Trung Quốc để nhận giải thưởng trị giá 500.000 NDT, tương đương 78.000 USD, hay không nhưng sự lựa chọn của CIPRC đã khiến báo chí quốc tế dậy sóng. Bởi ông Mugabe bị phương Tây cáo buộc là một nhà độc tài trị vì với bàn tay sắt trong suốt 35 năm qua.
Các tổ chức nhân quyền nhiều lần tố cáo chính quyền Mugabe bắt giữ trái phép và tra tấn thường dân, tàn sát người chống đối. Báo Washington Post dẫn lời chuyên gia Jeffery Smith của tổ chức Nhân quyền Robert F. Kennedy mô tả giải Hòa bình Khổng tử 2015 là “trò lừa đảo”.
Tất nhiên người Trung Quốc có thể phản bác rằng đó chỉ là quan điểm một chiều của phương Tây. Nhưng tình trạng kinh tế tồi tệ của Zimbawbe được chứng minh bằng số liệu cụ thể, và hoàn toàn trái ngược với sự mô tả của CIPRC rằng ông Mugabe “cải thiện đời sống nhân dân”.
Các thống kê cho thấy trong thời kỳ ông Mugabe nắm quyền, tuổi thọ trung bình của người dân Zimbabwe giảm 15 năm xuống còn 40. Khoảng 60% người lao động không có việc làm, phần còn lại kiếm được chưa đầy 1 USD mỗi ngày.
Hệ thống y tế sụp đổ, khoảng 25% người dân nhiễm HIV/AIDS. Từ cuối thập niên 1990, nạn lạm phát khủng khiếp bùng lên ở Zimbabwe. Ở thời kỳ đỉnh cao giữa tháng 11-2008, tỷ lệ lạm phát của đất nước châu Phi này tăng lên đến 79.600.000.000%.
Đến mức mà chính quyền Zimbabwe phải phát hành những đồng tiền mệnh giá từ 10.000.000.000 đôla cho đến 100.000.000.000 đôla. Toàn bộ nhân dân Zimbabwe đều trở thành tỷ phú, nhưng có lúc mỗi tờ tiền với một đống số 0 đó không mua nổi một ổ bánh mì.

Vũ khí đối trọng
CIPRC mô tả giải Hòa bình Khổng Tử là “đối trọng với giải Nobel Hòa bình”, có sứ mệnh quảng bá hòa bình quốc tế theo quan điểm phương Đông.
Trong xã luận đăng trên tờ Thời báo Hoàn Cầu tháng 11-2010, doanh nhân Trung Quốc Liu Zhiqin khẳng định một giải thưởng hòa bình của Trung Quốc sẽ là “vũ khí trong cuộc chiến tư tưởng”.

Kết quả giải Hòa bình Khổng Tử năm 2015 đã phản ánh rõ ràng sự vô nghĩa của nó. 
Đây cũng là tín hiệu cảnh báo đối với thế giới về các “đối trọng” mà Trung Quốc lập ra trong thời gian qua.
Diễn đàn Hương Sơn do Hiệp hội khoa học quân sự Trung Quốc (CAMS) tổ chức ở Bắc Kinh mới đây được xem là “đối trọng” với Đối thoại Singri-La ở Singapore.
Tuy nhiên giới học giả quốc tế chỉ trích Diễn đàn Hương Sơn chỉ là cái loa phóng thanh để Bắc Kinh “tuyên bố chủ quyền” ở biển Đông.
Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) với số vốn 100 tỷ USD cũng được Trung Quốc thành lập để làm “đối trọng” với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
AIIB đã thu hút nhiều quốc gia nhưng Mỹ và Nhật tỏ ra rất thận trọng. Ý đồ của Trung Quốc với AIIB là gì? Xét từ “đối trọng” giải Hòa bình Khổng Tử và Diễn đàn Hương Sơn, sự đề phòng của Washington và Tokyo là hoàn toàn có cơ sở.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Chuyện bên Tầu : Khi viên "cai tù" sắp vào tù ...

( Tham khảo )
Cụ Hồng Nhật sưu tầm trên mạng XH
( Mời đọc ý kiến của cụ Uy Liêm ở cuối trang này này )

Đây là chuyện nói về số phận của ông Giang Trạch Dân hiện nay. Báo chính thức và bán chính thức của Trung Quốc đều nói về chuyện ông Giang sắp bị bắt và bị truy tố. Tiểu sử chân thực của ông Giang được phổ biến rộng rãi, khác hẳn với lý lịch, hồ sơ cá nhân được Đảng cộng sản Trung Quốc lưu giữ 70 năm nay.
> Giang Trạch Dân không phải là con liệt sỹ theo đảng từ tuổi thiếu niên, ngược lại theo bản tiểu sử được đăng trên mạng Đại Kỷ Nguyên, ông Giang và cha đều là Hán gian, từng làm việc cho chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ do phát xít Nhật Bản dựng lên ở Nam Kinh. Ông đã khai gian là con nuôi của người chú ruột là đảng viên cộng sản trung kiên để chui vào
> đảng, rồi dùng mọi thủ đoạn tinh ranh để luồn sâu, leo cao trong đảng, làm đến Bí thư Thành ủy Thượng Hải và vào Ban Chấp hành Trung ương năm 1985. Do tinh ranh ông lọt vào mắt của Đặng Tiểu Bình khi Đặng trở thành người lãnh tụ thế hệ cộng sản thứ hai, sau lãnh tụ thứ nhất là Mao Trạch Đông. Khi Đặng ốm nặng từ năm 1986, Đặng đã đích thân chọn Giang làm người kế tục sự nghiệp, đưa Giang lên làm Tổng bí thư thay Triệu Tử Dương vào năm 1989 (đến 2002) rồi thay luôn Dương Thượng Côn kiêm chức Chủ tịch nước từ năm 1993 (đến 2003), kiêm cả chức Bí thư Quân Ủy TƯ từ năm 1989 đến 2004. Giang trở thành lãnh tụ cộng sản thế hệ thứ ba, vượt lên trên các nhân vật hàng đầu của đảng cộng sản như Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, ủy viên Bộ Chính trị Lý Thụy Hoàn và Trần Vân.
> Nhân dân Việt Nam và đảng viên cộng sảnViệt Nam cần ghi nhớ chính Giang Trạch Dân là người có sáng kiến tổ chức cuộc hội đàm bí mật ở Thành Đô tháng 9/1990 giữa Giang Trạch Dân cùng Thủ tướng Lý Bằng với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng, với nội dung đại thể là xóa bỏ sự đối kháng trong cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung hồi đầu năm 1979, cam kết bình thường hóa quan hệ 2 nước, khôi phục tình đoàn kết keo sơn giữa 2 nước anh em, giữa 2 đồng chí cộng sản bền lâu. Do Thỏa thuận Thành Đô mang chữ ký của Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười vẫn còn được giữ kín, nên chỉ có thể đoán rằng phía Việt Nam đã cam kết coi Trung Quốc là bạn hàng buôn bán ưu đãi lâu dài, là nguồn đầu tư ưu tiên về kinh tế, 2 nước liên minh toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, quân sự, an ninh; Việt Nam cũng cam kết không cho nước nào có căn cứ quân sự, có quân nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam, không liên minh với ai khác…
> Nếu ta có thể coi Thành Đô là cái bẫy cực kỳ nham hiểm của bành trướng Trung Hoa, đã triệu tập rồi cầm tù các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, sau đó cầm tù luôn cả Bộ Chính trị và mấy khóa Ban Chấp hành Trung Ương đảng cộng sảnViệt Nam cho đến nay, không thể xoay sở, cựa quậy được , thì Giang Trạch Dân chính là viên cai tù hiện còn giữ chìa khóa của nhà tù cực lớn từ năm 1990 cho đến ngày nay, 35 năm liền.
> Vậy thì nhân dân Việt Nam, kể cả các đảng viên cộng sản ở cơ sở, rất nên hân hoan vui mừng khi tên cai tù độc ác thâm hiểm họ Giang đã sa lưới, có thể sẽ bị kết án ít nhất là tù chung thân.
> Theo các tin tức của Thời Báo Hoa Nam và Đại Kỷ Nguyên (3/10) vụ án xét xử Tập đoàn Giang Trạch Dân sẽ là vụ án lớn nhất, quan trọng nhất của Trung Quốc trong thời hiện đại. Tên của vụ án có thể là «vụ phản nghịch chính trị lớn chống Đảng cộng sản và chống Nhà nước Trung Quốc, do trùm phản nghịch, trùm dâm ô, trùm tham nhũng Giang Trạch Dân cầm đầu», với những tên đồng lõa là Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang (đã bị tù chung thân),Từ Tài Hậụ (đã chết), Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Bạc Nhất Ba (tù chung thân), Lý Đông Sinh, Tô Vinh, La Cán…và hàng trăm tên cán bộ cấp cao khác.
> Báo Hồng Kông và Đài Loan cũng như mạng Đại Kỷ Nguyên hiện còn đăng bài về «4 giai nhân của Giang», đó là sủng phi Tống Cổ Anh, một ca sỹ được Giang phong hàm thiếu tướng; Lý Thụy Anh, Tổng biên tập truyền hình TQ; Hoàng Lệ Mãn, Bí thư Đảng ủy khu kinh tế Thẩm Quyến, và Trần Chí Lập, Bộ trưởng Giáo dục, sau khi giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên huấn của đảng bộ Thượng Hải, vốn là v ương quốc của Giang. Cả 4 giai nhân này đang bị thẩm vấn và hỏi tội.
> Thế là ác giả ác báo, kẻ làm quá nhiều điều ác phải đền tội. Trời quả là có mắt. Riêng các tín đồ Pháp Luân Công chắc sẽ hả dạ vì Giang là chủ mưu tàn sát Pháp Luân Công, còn cho phép cướp nội tạng nạn nhân để bán và ghép các bộ phận như gan, thận, mắt…
> Những oan hồn Thiên An Môn năm 1989 cũng được an ủi vì Giang là kẻ tán thành và thi hành mẫn cán nhất biện pháp dùng xích xe tăng tàn sát sinh viên và học sinh đòi dân chủ.
> Rất mong Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sảnViệt Nam tỉnh ngộ nhân vụ án cực lớn này để thoát khỏi nhà tù do Giang Trạch Dân giữ chìa khóa, nay ông ta sắp thành tù nhân, để đất nước ta thoát đại nạn là người tù giam lỏng của giặc bành trướng. Hãy có gan đơn phương công khai hóa bản thỏa thuận tuyệt mật ở Thành Đô, xin lỗi toàn dân, toàn quân và toàn đảng, dám tự phê bình nhân danh 2 nhân vật rất mặn mà với Giang và Thành Đô là nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh hiện còn sống, chưa đến nỗi mụ mỵ lãng quên cuộc đầu hàng và phản bội đó.
> Từ việc dám thoát khỏi cái xiềng xích Thành Đô, Bộ Chính trị hãy dám tiến mạnh, xoay trục liên minh, liên minh với các nước dân chủ hùng mạnh, đồng thời dám đột phá thực sự, thay đổi hẳn mô hình chính trị và kinh tế tận gốc, có nghĩa là thay thế đồng bộ cả hệ thống cai trị.
> Hãy nhân cơ hội Đại Hội XII mà có những quyết định mạnh mẽ, hợp lòng dân (80% dân Việt Nam muốn gắn bó với các nước dân chủ phương Tây- theo Pew), hợp thời đại, nhân việc Việt Nam được gia nhập khối TPP với nhiều lợi thế lớn.
> Nếu bỏ qua cơ hội này, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành TƯ sẽ có tội lớn với dân tộc, với quân đội, với các cựu chiến binh, với các đảng viên cộng sản ở cơ sở.
 ---------------------------------------------------------
 ý kiến của cụ Hồ Uy Liêm :
      Tôi thực sự chẳng biết thực hư ra sao. Năm 1953 sau khi Stalin mất thì một nhà lãnh đao nổi tiếng của Liên Xô, người lãnh đạo thành công Chương trình bom nguyên tử của LX bị vu khống là chống đảng và nhà nước, làm gián điệp cho nước ngoài v.v...bị bát ngay trong cuộc họp của Đoàn Chủ tịch TƯ ĐCSLX,sau đó bị xử tử. Sau này hoá ra đó chỉ là đấu đá nội bộ. Ở Trung Quốc những chuyện như vậy nhiều đến mức nhớ không xuể. Ngay như Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kì cũng bị buộc đủ các thứ tội xấu xa, rồi không cần toà án, bi nhốt ngục và chết đau đớn trong tù. Ở VN tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng bị tố cáo là con nuôi của Chánh mật thám Pháp tại Đông Dương... xuýt thì bị xử lí. Bây giờ sau khi ông mất thì lại được toàn dân yêu kính chỉ sau Cụ Hồ. Quay lại câu chuyện ông Giang Trạch Dân có thể cũng thế thôi. Tuy có một điều chắc chắn là chân lí : bè lũ lãnh đạo Trung Quốc mọi thời đại, mọi chế độ đều là bè lũ bành trướng, bá quyền luôn có tham vọng và hành động quy phục Việt Nam, Đông Nam Á và độc chiếm Biển Đông. Chỉ tiếc là ở VN vẫn có những người còn ngu muội tin vào 16 chữ vàng và 4 tốt. Xem ra cái gen của Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống vẫn còn sống.( HuL )

Mời các cụ chung tay góp bài cho luson.quelam BlogSpot .

"Làng ta" có chung 1 Blog, đó là  luson.quelam Blogspot với Slogan : Nhân văn- Trí tuệ- Hài hước. Từ năm 2008 đến nay, gần 30 cụ K5 đã lập "Nhà riêng", đó là các Blog cá nhân . Phần nhiều hơn là các cụ không có Nhà riêng nhưng rất chăm chỉ vào thăm Blog của Làng và của các Bloggers bạn hữu. Tất nhiên nếu không lập Blog riêng rồi liên kết với các  bloggers khác ( và được chấp nhận) thì các cụ chỉ có thể đọc bài, xem hình ảnh chứ không thể tham gia đóng góp bài tự viết hoặc sưu tầm và ngay vài lời nhận xét (comment )cũng không thực hiện đươc . Khắc phục tình hình này, một số cụ đã gửi lời nhận xét và gừi bài, gửi ảnh thông qua hộp thư điện tử Email của Calathau hoặc luson.quelam@gmail.com , khi nhận được Mõ sẽ biên tập rồi đưa lên “đình Làng” ( nếu là bài, hoặc hình ảnh ), hoặc đưa vào hộp thoại Comment ( Nếu là ý kiến nhận xét, trao đổi ngắn ), kèm theo tên tác giả.
Như vậy, dù không lập Blog riêng, các cụ vẫn có thể đóng góp bài (stastus ) hoặc nhận xét ngắn (Comment ) . Thời gian qua nhiều cụ đã sử dụng cách này . Có thể kể tên như : Nguyễn Ngọc Hùng (K2), Khoa Phi, Xuân Hoài, Kháng Chiến (Vỡ Lòng ), Hồng Nhật (K6), Hữu Hùng, Công Thành (K4) …
Chúng tôi rất hoan nghênh sự đóng góp của các cụ - không chỉ K5 mà cả các bạn ở các khối lớp khác , để Blog lusonquelam trở thành Ngôi Làng chung của tất cả cựu HS Trường TNVN ( LSQL.KHXNN).

Xin được đăng ngay sau đây một stt của cụ Khoa Phi (gửi qua Email  theo ID quangtrungvu126@yahoo.com Hoặc quangtrungvu126@gmail.com  (đều đến Calathau Mõ gác đình Làng hầu quý cụ ! )


Có thể bạn chưa biết hết 
về chiếc điện thoại di động của mình.
Khoa Phi (Sưu tầm )

Calathau trần tình - Xin lỗi các cụ, Calathau đã chủ động gỡ bỏ nội dung bài viết này bởi sau khi thử nhiều lần thì thủ thuật mang lại tiện ích " kéo dài thời gian sử dụng Pin" khi hết pin ta bấm vào 6 ký tự *3370# là không hề có hiệu quả ! Kết hợp với thông tin cụ Tú Riềng ( Hữu Hùng ) từ Đức gọi về cũng cho biết , mọi người bên đó áp dụng các cách mà bài viết này mách bảo đều không thực hiện được !
Calathau tôi lập tức lục trong xa lộ thông tin thì may quá phát hiện ra bài viết nhan đề:
 Lật tẩy sự thực " 4 bí mật cần biết về điện thoại có thể cứu sống bạn lúc ngu cấp " !
Đọc xong Mõ bèn khẩn trương mở Blog Làng ta và xóa thông tin đáng nghi ngờ này !
Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn "trò bịp " này hầu quý cụ vào ngày mai. Vì bây giờ cũng đã khuya , Mõ xin phép ngủ sớm hơn mọi ngày để lấy lại sức .... 
Một lần nữa thành thật xin lỗi các cụ ! Mong thông cảm ....

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Bầu cử ở Mỹ : Hillary Clinton được đảng Cộng hòa chọn làm Tổng thống?

(Bài viết của Blogger Hiệu Minh hiện cư trú tại Hoa Kỳ )

Bà Clinton điều trần. Ảnh từ CNN.
Bà Clinton điều trần. Ảnh từ CNN.

Trong lúc cuộc đua vào Nhà Trắng đang bắt đầu từ hai đảng Cộng hòa và Dân chủ rất căng thẳng thì bỗng nhiên Ủy ban Đặc biệt của Hạ viện Hoa Kỳ do đảng Cộng hòa dẫn đầu đã “bỏ phiếu” ủng hộ bà thông qua cuộc điều trần kéo dài suốt từ 10 giờ sáng tới 21 giờ tối ngày 22/10 tại đồi Capitol Hill.

Bà Clinton phải điều trần về vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya, ngày 11-9-2012  giết chết đại sứ Christopher Stevens và 3 người Mỹ khác khi bà là Ngoại trưởng.
Dân chúng bắt đầu chán ngán vì đảng Cộng hòa đang lợi dụng vụ việc này để phá hình ảnh của bà Hillary Clinton đang tranh cử Tổng thống. Thăm dò dư luận do CNN thực hiện cho hay, tới 65% người được hỏi cho rằng việc này nhắm vào bà Clinton hơn là số phận của 4 người Mỹ chết Benghazi.
Trước cuộc điều trần, bà Clinton được hai lá phiếu quan trọng. Đó là nghị sỹ Kevin McCarthy, lãnh đạo khối đa số của Hạ Viện, lên tivi Fox buột mồm nói, kể từ khi các thành viên đảng Cộng Hòa của Hạ Viện lập nên ủy ban đặc biệt để điều tra các vụ tấn công đó, mức ủng hộ cho bà Clinton đã sụt giảm.
Lá phiếu thứ hai từ ông cụ già Sanders và cũng là đối thủ của bà Clinton trong đảng Dân chủ khi tranh luận trên truyền hình tuần trước đã nói “hãy quên những email khốn kiếp đi, hãy tập trung vào những gì quốc gia này cần”.
Hôm nay thử nghe cuộc điều trần nhưng tôi chỉ đủ kiên nhẫn xem vài tiếng. Bà Clinton tỏ ra rất bản lĩnh, trả lời mấy trăm chất vấn, đôi lúc phản bác lại đối thủ một cách nhẹ nhàng nhưng đau.
Thích nhất là hai American Ladies tranh luận. Bà nghị sỹ Martha Roby quay Clinton như chong chóng khi hỏi đêm xảy ra vụ khủng bố ở Benghazi, Ngoại trưởng ở đâu. Clinton nói hôm đó bà về nhà rất muộn. Nhưng Roby hỏi tiếp, ở nhà à? Vâng, ở nhà một mình. Cả đêm? Vâng, cả đêm. Và Clinton cười làm mụ Roby tức điên.
Thực ra Roby muốn hỏi trách nhiệm của Clinton sao không ở lại văn phòng đêm đó vì hầu hết nhân viên ở lại. Nhưng vì hỏi một câu hớ ngủ cả đêm à… Đêm đó có Bill Clinton ngủ cùng thì sao? Bà cười vào mũi Martha Roby.
Roby quay tiếp Clinton có nói chuyện với TT Obama không. Có nói. Hai người nói gì. Clinton độp luôn, tôi không thể nói những gì giữa ngoại trưởng và Tổng thống.
Các thành viên đảng Cộng hòa tấn công Clinton suốt 11 tiếng liền, thỉnh thoảng mới nghỉ một lúc. Phía đảng Dân chủ thấy bên Cộng hòa hớ liền tấn công. Nghị sỹ Cumming (da đen) nói cực hay, đưa ra mấy điều mà tay Trey Gowdy, Chủ tịch Ủy ban trẻ, đầu bốc, mặt chuột, tai chuột, rất bẩn tướng, nói sai. Trước giờ nghỉ ăn trưa (13:00), hai ông này còn quát vào mặt nhau.

Gowdy chủ tịch UB điều trần. Ảnh từ màn hình.Bên trái : Gowdy chủ tịch UB điều trần cú
quá, không ăn trưa, ngồi một mình trong
phòng họp,  nghiên cứu tài liệu nhằm hạ bệ
Clinton.
Các câu hỏi liên tục được đưa ra về tại sao lại để xảy ra tấn công, bà đã làm gì ngày hôm đó, bà có biết nguy hiểm không. Tại sao lại dùng email riêng.
Gần đến cuối, bà Clinton bị khô cổ và ho, phải dùng thuốc trợ giọng. Đúng lúc đó có cụ Cumming câu giờ, toàn khen Clinton. Ông còn nhắc trên tivi, các gia đình của những người thiệt mạng ở Benghazi yêu cầu ủy ban 3 điều: đừng chính trị hóa cuộc điều tra, tìm ra các sự kiện, và bảo đảm là loại sự cố như thế này đừng xảy ra một lần nữa.
Biết đối thủ đang khản giọng và thấm mệt, đảng Cộng hòa tiếp tục tấn công dữ dội. Trey Gowdy còn giễu, tôi biết bà Ngoại trưởng có đội ngũ luật sư giỏi giúp việc. Clinton độp luôn, vâng họ rất giỏi nhưng ngài hãy nhìn đồng hồ đang tích tắc, ý nói giờ luật sư đắt lắm. Hội trường cười.
Điều trần marathon chỉ có bên Mỹ và lần đầu tiên một ngoại trưởng bị quay như thế. Làm nghề chính trị ở quốc gia ngày luôn ngồi trên đống lửa và bất kỳ sai sót nào đều bị đưa lên công luận. Chỉ có người có bản lĩnh, thông minh, đủ tầm mới đứng vững.
Dù có chồng là Bill Clinton, nhưng đứng trước Ủy ban diều hâu như thế này, Hillary Clinton phải là người đàn bà thép mới chịu nổi cuộc điều trần kéo từ sáng đến tối. Muốn theo nghề của cha mẹ, con gái của ông bà là cô Chelsea phải học hành tới nơi tới chốn, không có đảng viên Dân chủ hay Cộng hòa nào bỏ phiếu ủng hộ chỉ vì đó là con nhà Tổng thống hay Bộ trưởng.
Nhìn bà Clinton trả lời các câu hỏi, có lẽ dân chúng Mỹ biết Tổng thống tương lai của họ là ai rồi. Qua 11 tiếng thay vì hạ đo ván ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu ủng hộ bà Clinton vào Nhà Trắng nhiệm kỳ 2016-2020.
-------------------------------------------
Theo Blog Hiệu Minh (22/10/2015)
Click vào 2 đường Link dưới đây để xem trích đoạn trên  CNN
Những moment quan trọng – 3 phút trên CNN
http://www.cnn.com/videos/politics/2015/10/22/benghazi-hillary-clinton-gowdy-cummings-capitol-hill-hearing-origwx-cc.cnn/video/playlists/benghazi-hearing/

Một số hình ảnh trích ra từ Video của CNN
(Calathau chú thích ảnh )

Tự tin bước vào cuộc điều trần trong tiếng vỗ tay của hàng chục phóng viên, nhà quan sát...

Ap lực ghê gớm !

Bình tĩnh và tự tin ngay cả trong lúc đối đầu với những vấn đề gai hóc nhất
như vụ Benghaz và dùng tài khoản điện thoại di động cá nhân trong mật vụ .

Phải chăng đây chính là vị TT mà nước Mỹ, 1 quốc gia hùng mạnh và giầu có nhất thế giới đang cần tìm để thay thế ông OBAMA vào năm tới ?

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

BLL K5 THÔNG BÁO (SỐ 2) VỀ HỘI LỚP 2015

Thông báo này là chính thức, thay cho Thông báo số 1.

Như Thông báo Số 1 đã đăng trên Blog LSQL : Sáng Thứ Hai, 12/10/2015, BLL Cựu học sinh Khối 5 QL – NN Phía Bắc đã họp tại nhà bạn Nữ Hiếu để bầu lại Nhân sự phụ trách Ban Liên lạc và thông qua quyết định tổ chức ngày Hội lớp thường niên năm nay (2015).
Nội dung chủ yếu như sau : 
A. VỀ NHÂN SỰ :

 Về “nguyên tắc chung” như Thông báo các cụ đã nghe mấy hôm trước: “Chóp bu vẫn như cũ”
1.    Bang trường (L.Thủy), Bang Phó Nữ Hiếu
2.    Các Ủy viên Bang: Trung Hải, Thế Long, Thanh Mai, Khoa Phi, Ngô Hiệu .
3.    Các Tổ trưởng: Nguyên Hân, Trọng Hiền, Lan Anh, Xuân Hoài, Phạm Phu, Thế Long, Kim Lân. (7 cụ)

B/.  VỀ VIỆC TỔ CHỨC NGÀY HỘI K5 ( Mở rộng) năm 2015 TẠI HÀ NỘI.

1- Sau khi cân nhắc kỹ, thấy sức khỏe nhiều bô lão có vấn đề, không đi xa được, nên quyết định:
  • Địa điểm tại Nhà hàng GIÓ MỚI (Quán Gió CV Thống Nhất, vào cổng 297 Lê Duẩn) Hà Nội. Kinh nghiệm năm 2014 ta đã tổ chức ở đây có nhiều thuận lợi như :  nằm ở  trung tâm, dễ tìm, cảnh đẹp, thực đơn khá, giá cả hợp lý, thái độ phục vụ " được" !
  • Thời gian: Từ 9h30 Thứ 7, ngày 21/11/2015 ( Không phải CN 22/10 như Thông báo cũ).
  • Nhóm điều khiển chương trình gồm Xuân Hoài (MC) và 2 phụ tá Khoa Phi, Trung Hải.
2. Thành phần (như năm ngoái và còn mở rộng hơn).
Cụ thể :
•     Trân trọng kính mời các Thầy Cô giáo của K5. (Sẽ có giấy mời)
•   Các bạn K5 (LS-QL- Internat M và KHX Nam Ninh) trên toàn quốc,
•   (đặc biệt hoan nghênh các Bạn  ở TPHCM và các tỉnh về tham dự).
•     Dâu , Rể của các bạn K5 (đã mất).
•    Mời 1 số Bạn các Khối khác có quan hệ mật thiết với K5.

3.  Chương trình chủ yếu gồm có :
  • 9g30 - 10g Đón khách , gặp mặt, trò chuyện, chụp ảnh
  • 10g - 11g Họp mặt, Nghe thông điệp cuối năm và Lời chúc mừng Thày cô của Bang Trưởng nhân ngày Nhà giáo VN. Giao lưu - Văn nghệ tại phòng họp lớn. Chụp ảnh chung lưu niệm 
  • 11g Dự bữa cơm thân mật , kết hợp giao lưu ( tự do, không có định hướng !) 
4. Kinh phí đóng góp : Liên hoan 200.000đ00 / Góp quỹ Hội : 100.000đ00

Bạn Liên Lạc Kính mời các Thày cô và thân ái mời tất cả các bạn  trong thành phần trên bớt chút thì giờ, vượt mọi khó khăn trở ngại, tới dự càng đông đảo, càng vui !
 -------------------------------------------------
Đề nghị các bạn theo dõi các Thông báo tiếp theo chúng tôi sẽ phổ biến trên Blog luson.quelam