Chào mọi người !
Anh bạn Lệnh Lỗi Dương của tôi có dịch 1 bài viết liên quan đến chuyến đi của ông LHA sang BK vừa rồi , thấy hay hay nên gửi để mọi người tham khảo nhân mấy ngày nghỉ mừng 69 năm nước VNDCCH ra đời .
Chúc mọi người những ngày nghỉ vui vẻ
TXH( Trong bài viết có 1 vài từ tối nghĩa, có lẽ do lỗi khi gõ bàn phím. Tuy nhiên chúng tôi không sửa lại)
------------------------------------------
Cẩn bạch (của người dịch)
Tôi không bao giờ có ý định coi thường nhận thức của bạn đọc, nhất là những người cất công vào đọc những vấn đề hóc búa và trừu tượng trong blog này. Càng không có ý định dẫn dắt áp đặt dư luận. Theo tôi, các độc giả phù hợp với blog này đều là những người có suy nghĩ độc lập, đáng tin cậy, chắc chắn có khả năng tự nhận thức vấn đề.
Tuy nhiên, đây là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, có nguy cơ hiểu lầm thậm chí có thể được các cơ quan hữu quan hỏi thăm. Vì vậy, tôi sẽ kèm theo những lời bình làm rõ vấn đề, mong chư vị khách hàng ủng hộ cho việc kinh doanh "buôn vỏ cam" của blog nhà.
Hiện nay, Phái viên Tổng Bí Thư Lê Hồng Anh đang công cán tại Trung Quốc. Nếu có được những động thái khôn khéo, có khí phách, chuyến công cán này sẽ bảo vệ được quyền lợi quốc gia. Một trong những vấn đề quan trọng là biết được ý đồ thực sự của Trung Quốc. Chúng ta biết rõ, lập trường thực sự của Trung Quốc không nằm trên những trang báo chính thức như Nhân Dân Nhật Báo hay Hoàn Cầu.
Lôi Đình Quân Sự là trang báo mạng được chính phủ tài trợ, nhưng phản ánh quan điểm hết sức hiếu chiến của giới quân sự Trung Quốc. Trong khi xung đột xảy ra, Lôi Đình Quân Sự không ngừng kêu gọi những biện pháp quân sự cứng rắn, dùng những từ ngữ mạnh như "đánh Việt Nam như chó rớt xuống nước", "tràn ngập lãnh thổ Việt Nam trong ba ngày",....
Tuy nhiên, với những động thái ngoại giao đa phương gần đây, Lôi Đình Quân Sự bắt đầu có đổi giọng. Đặc biệt, Lôi Đình Quân Sự không hề nhắc một câu đến chuyến công cán của Phái viên Tổng Bí thư Lê Hồng Anh.
Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc bài dịch dưới đây và xin cáo lỗi trước về những bình luận đáng ra không nên có.
越南应摒弃妖魔化中国宣传 否则别怪中国不友好
Người dịch và bình: Lệnh Lỗi Dương
越南该早日抛弃机会主义幻想
( Việt nam cần sớm từ bỏ huyễn tưởng cơ hội chủ nghĩa )
越
南拥有上千年与中国打交道的经验。它与中国相处的一个特点就是,中越交恶后,不论输赢,越南总 要主动来华示好,以稳定关系。当前,维护越中关系平稳,符
合越南的利益,因为面临一个大发展、大繁荣的难得战略机遇期,它不会轻易放弃。我们也必须承认, 很多时候越南掌握着中越两国关系的主动权。当前要稳定乃
至改善中越关系,还需越南做出更多努力。
Việt
Nam có trên nghìn năm kinh nghiệm quan hệ bang giao với Trung Quốc.
Suốt quá trình bọn họ chung sống cùng với Trung Quốc có một
đặc điểm chung là, mỗi lần sau khi Trung Việt trở mặt bất hòa, bất luận
thắng thua, Việt Nam nói chung phải đến Trung Quốc làm hòa, để ổn định
quan hệ. Hiện nay, để bình ổn quan hệ Việt Trung, phù hợp với lợi ích
của Việt Nam, bởi vì đang có một cơ hội chiến lược khó có để đại phát
triển, đại phồn vinh, bọn họ không nên dễ dàng vứt bỏ. Chúng ta nhất
định phải nhìn nhận rằng, sau một thời gian dài Việt Nam đang nắm trong
tay quyền chủ động về quan hệ hai nước Trung Việt. Trước mắt để ổn định,
thậm chí cải thiện quan hệ Trung Việt, Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều.
Lời bình
Nhận
thức của Trung Quốc về chuyến công cán của ông Lê Hồng Anh là "sau khi
trở mặt bất hòa" và "phải đến Trung Quốc làm hòa". Điều đó cho thấy
rằng, tuy quan niệm của Trung Quốc về thế giới đã thay đổi rất nhiều,
quan niệm của họ về Việt Nam không hề thay đổi (có lẽ có phần có trách
nhiệm của chúng ta).
Đáng chú ý là ở đây Trung Quốc đã bắt đầu thò ra một củ cà rốt "cơ
hội chiến lược khó có để đại phát triển, đại phồn vinh". Thái độ từ hăm
dọa đã chuyển qua hứa hẹn. Vấn đề là liệu Trung Quốc có đáng tin hay
không, cơ hội đó là cái gì, chúng ta sẽ phân tích sau. Sau khi giơ củ cà
rốt mơ hồ ra, bài báo lại tiếp
tục thái độ dạy dỗ bề trên "Việt Nam phải cố gắng nhiều". Cố gắng thì
dĩ nhiên là cần thiết, nhưng xem họ muốn khuyên bảo ta điều gì.
一
是抛弃无益幻想,回归“共同开发”。 越南以“合作共发展”来应付中国“共同开发”的主张,其最重要特点就是否定中国九段线主张,它主张的专属经济区和大
陆架范围内是拒绝与中国共同开发的,它 认为争议区在这之外。按照越南的主张,中国不能进入西沙群岛以南的大部分海域进行开发。越南如在这方面不改变态
度,而中国继续维权,两国矛盾和冲突只会增 加甚至扩大。
Một
là từ bỏ ngay huyễn tưởng vô ích, quay đầu trở lại với khẩu hiệu
"Cộng đồng Khai phát". Việt
Nam đem khẩu hiệu "Hợp tác cùng phát triển" để ứng phó với chủ trương
"Cộng đồng Khai phát" của Trung Quốc, mà đặc điểm trọng yếu nhất của nó
là phủ định chủ trương đường chin đoạn của Trung Quốc, bọn họ chủ trương
cự tuyệt việc cùng mở mang bên trong phạm vi khu kinh tế đặc quyền và
thềm lục địa phạm vi, họ cho là việc này nằm ngoài khu vực tranh nghị.
Lời bình:
Lần
đầu tiên Lệnh tôi nghe được khẩu hiệu "Cộng đồng Khai Phát" (để nguyên
văn cho đúng ý khẩu hiệu). Nghĩa của nó khá mơ hồ. Đối với những người
nhẹ dạ hay mơ giữa ban ngày có thể hiểu là "Cùng chung sức mở mang". Nghe
cũng na ná như "Hợp tác cùng phát triển", nhưng ở đây có một sự tinh vi
về chữ nghĩa kiểu Tàu. Cộng đồng mở mang có nghĩa là Trung Quốc xây
dựng cộng đồng, Việt Nam tham gia, sẽ được tưởng thưởng theo ý Trung
Quốc, quăng cho cục xương cũng phải vẫy đuôi mới hợp đạo lý. "Hợp tác
cùng phát triển" là tư cách bình đẳng, rõ ràng là Trung Quốc chưa chuẩn
bị cho công luận có thái độ này.
Đặc biệt bọn họ xem nền tảng của "Cộng đồng khai phát" là đường chính
đoạn, việc mở mang sát ngay cạnh đường ranh giới phía Tây của đường
chín đoạn.
当前要越南撤销其专属经济区和大陆架诉求是不可能的,但它可以将其视为争议区,与中国共同开发,这样双方能够有一个公约数,实现双赢。只要越南努力,加强国内宣传和解释,这是可行的,也是当前中国坚定国家合法权益的情况下,中越避开冲突的唯一办法。
Nếu
căn cứ vào chủ trương của Việt Nam, Trung Quốc không thể đi vào đại bộ
phận hải vực phía nam của quần đảo Tây Sa tiến hành mở mang. Nếu như
Việt Nam ở phương diện này không thay đổi thái độ, Trung Quốc tiếp tục
tùy cơ ứng biến, mâu thuẫn cùng xung đột chỉ có thể gia tăng thậm chí
khuếch đại.
Lời
bình
Nói
trắng ra bài báo đe dọa nếu Việt Nam còn dám giữ tư thế bình đẳng,
không công nhận đường chín đoạn, Trung Quốc sẽ gia tăng xung đột. Không
biết điều kiện đó ai có thể chấp nhận được, trong khi bài báo nói Việt
Nam đang nắm trong tay quyền quyết định về triển vọng quan hệ Việt
Trung. Triển vọng đó là gì, "mày trở thành con chó của tao sẽ có cơ hội
được cục xương", nếu không "tao sẽ đánh cho mày như chó rớt xuống nước",
"quyền lựa chọn là ở bọn mày".

二是抛弃激烈手段,回归平和理性。此次对中建南项目,越南一开始就采用激烈的对抗手段,并迅速在国际上制造舆论,使得两国间无法通过原有的沟通渠道缓和或解决问题。越方的手法来源于其历史经验,过去这些做法曾经十分有效,那是因为中国方面为顾全大局而做出的忍让,当中国决心维护自身合法权益时,这些手法便不再可行。
Hai
là phải từ bỏ thủ đoạn kích động, trở lại ôn hòa có lý trí. Lần
này đối với hạng mục kiến tạo phía nam của Trung Quốc, Việt Nam một mặt
mở đầu chọn dùng thủ đoạn kịch liệt đối kháng, đồng thời cấp tốc trên
trường quốc tế tạo ra dư luận, khiến cho giữa hai nước không có cách nào
thông qua việc khai thông tư tưởng nhằm xoa dịu hoặc giải quyết vấn đề.
Lời bình:
Nếu
Việt Nam không tỏ thái độ quyết liệt, dư luận quốc tế có ủng hộ Việt
Nam hay không. Sau hòa ước Trianon, nước Hung mất hơn nửa đất đai, trí
thức của Hung đã tuyên bố: mất đất đã nhục nhã, nhưng không biết tỏ thái
độ, chấp nhận việc mất đất còn nhục nhã hơn.
Nếu
không có nhà lãnh đạo Việt Nam nào, không có người dân Việt Nam nào
phải ứng lại sự kiện này, Việt Nam còn có thể tồn tại là một quốc gia
hay không.
Và cũng phải nói hành động của Trung Quốc không hề ôn hòa và có lý
trí. Việc khai thông tư tưởng, lúc nào cũng không muộn, và chỉ có thể
tiến
hành nếu hai bên nắm được một số nguyên tắc của nhau.
不仅如此,激烈的对抗方式迅速诱发越南国内的暴力事件,恶化其国内安全环境,这对它而言是一个惨痛教训。越南历来善于根据形势变化调整策略,经此次冲突,它应当认识到过去的手段已经不适应新形势。静悄悄的外交更有利于其管控与中国方面的矛盾和冲突。
Nguồn
gốc thủ pháp của phía Việt Nam là có được từ kinh nghiệm lịch sử, trong
quá khứ những trò làm này đã từng mười phần hữu hiệu, chính là vì phía
Trung Quốc đã lấy bảo toàn đại cục mà nhường nhịn, nhưng vào lúc này
Trung Quốc đang quyết tâm giữ gìn quyền lợi hợp pháp của bản thân,
những thủ pháp này
không thể thực hiện lại được nữa.
Lời bình
Có
thể giả thiết là người viết không hề biết Trung Quốc đã nhường nhịn
Việt Nam tại Vị Xuyên thế nào, giết hại ngư dân và chiến sĩ Việt Nam "để
bảo toàn đại cục" ra sao. Bây giờ Trung Quốc không chủ trương bảo toàn
đại cục nữa, liệu sẽ xảy ra những chuyện gì. Ai có thể chấp nhận được.
三是抛弃错误宣传,回归正确舆论导向。长期以来,越南在南海问题的国内宣传上采取了“人民战争”的方式,除宣传自身主张外,还大张旗鼓地丑化甚至妖魔
化 中国形象,激起全民对南海问题的狂热,也极大恶化越南民众对中国的感情和印象,这是越国内反华思潮的根本原因。这种情况不改变,越国内对华情绪不会有
根本 改变,而这种情绪的不断发酵,又将极大限制越南党和政府与中国缓和和解决相关问题的手段和政策空间。越方最终将作茧自缚。
Ba là phải vứt bỏ việc tuyên tuyền sai lầm, trở lại việc hướng dẫn dư
luận chính xác. Từ lâu, Việt Nam đối với việc tuyên truyền trong nước về
vấn đề Nam Hải đã thi hành phương
thức "Chiến tranh Nhân dân", ngoài việc tuyên truyền chủ trương của
mình, la lối om sòm bôi nhọ thậm chí yêu ma hóa hình tượng Trung Quốc
hình tượng, kích động toàn dân cuồng nhiệt về vấn đề Nam Hải, khiến cảm
tình và ấn tượng của dân chúng Việt Nam đối với Trung Quốc chuyển biến
cực kỳ xấu, chính đây là nguyên nhân căn bản đã gây ra trào lưu phản
Hoa trong nước. Nếu tình hình này không thay đổi, thái độ trong nước
Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ không thể có thay đổi căn bản, vì loại
tình cảm này sẽ không ngừng lên men, lại làm hạn chế tối đa không gian
chính sách và các biện pháp của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm xoa
dịu và giải quyết vấn đề liên quan với Trung Quốc. Phía Việt Nam rốt
cuộc sẽ
thành mua dây để tự trói mình.
Lời bình:
Qua
đó có thể thấy Trung Quốc chưa hiểu tình cảm thái độ nhân dân Viêt Nam.
Việt Nam không giống với Trung Quốc ở chỗ mọi bày tỏ tình cảm biểu
dương thái độ đều không phải là do Chính phủ sắp xếp chỉ đạo. Trung Quốc
xúi giục học sinh từ Thành Đô về Bắc Kinh đốt Sứ Quán Mỹ sau vụ bắn
nhầm vào tòa đại sứ ở Nam Tư là có tưởng thưởng, cung cấp phương tiện đi
lại. Nhân dân, trí thức Việt Nam cuồng nhiệt về vấn đề biển Đông là
tình cảm thực.
Nhưng có thể thấy Trung Quốc khá e ngại với phản ứng
của nhân dân và muốn yêu cầu Đảng và Chính phủ Việt Nam phải trấn áp
dân chúng, đe dọa không làm sớm sẽ không kiểm soát được nữa.
越南党和政府应切实负起责任,管控好国内舆论,让人民全面了解越中关系,客观认识越中矛盾,冷静对待两国冲突。这是判断越方是否真心实意稳定两国关系的重要指标,如果连舆论都管控不好,让我们如何相信它们能稳定中越关系?
Đảng và Chính phủ Việt Nam phải thực sự gánh vác trách nhiệm, khống chế
tốt được dư luận quốc nội, để nhân dân biết rõ toàn diện về quan hệ
Việt Trung, nhận thức khách quan về mâu thuẫn Việt Trung, bình tĩnh mà
đối xử với xung đột giữa hai nước. Cần
đánh giá được chỉ tiêu trọng yếu là phải chăng phía Việt Nam đã chân
tâm thực ý ổn định quan hệ hai nước hay chưa, nếu như việc quản lý giám
sát dự luận còn không xong, thì chúng ta làm thế nào mà tin được bọn họ
có thể ổn định quan hệ Trung Việt?
四是抛弃机会主义,回归双边轨道。历史给了越南许多启示,其中之一就是越中相互尊重、相互友好带给越南的利益,要比它拉拢外来势力对付中国带来的多得多。两国以友好协商的方式解决了陆地边界和北部湾划界问题,这充分说明双边轨道对越南而言并不“吃亏”。
Bốn là phải vứt bỏ cơ hội chủ nghĩa, quay lại quỹ đạo song biên. Lịch
sử đã cho Việt Nam rất nhiều gợi ý, trong đó điều thứ nhất đều là việc
Việt Trung tôn trọng lẫn nhau, cùng hữu hảo với nhau sẽ đem đến lợi ích
cho Việt Nam, so với việc bọn họ lôi kéo các thế lực ngoại lai để đối
phó Trung Quốc sẽ thực sự được lợi hơn rất nhiều. Hai nước sẽ đem
phương thức hiệp thương hữu hảo để giải quyết xong vấn đề phân định biên
giới lục địa và vịnh Bắc Bộ, điều này giải thích rõ quỹ đạo song biên
đối với Việt Nam mà nói chẳng hề "chịu thiệt" .
Lời bình
Liệu
các nhà lãnh đạo của Việt Nam có dám gánh
trách nhiệm nếu quay lại "quỹ đạo song biên" với điều kiện là nhân dân
không thể biểu lộ nhiệt tình với vấn đề chủ quyền của quốc gia, các lực
lượng quốc tế đang ủng hộ Việt Nam không còn quan tâm đến vấn đề Việt
Nam. Lúc đó Trung Quốc nắm trong tay quyền chia bánh, ai
sẽ đảm bảo rằng Việt Nam sẽ "không hề chịu thiệt". Lich sử có dạy rằng
chúng có thể tin ở Trung Quốc hay không? Thậm chí nhà nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa có đáng tin không.
Vì sao những người dân trong các khu tự trị phải liều chết trở thành khủng bố để cố thoát ra, nếu họ chỉ toàn hưởng lợi? Có
nước láng giềng nào của Trung Quốc được hưởng lợi từ quỹ đạo song biên
hay là Trung Quốc có lý do gì đặc biệt yêu quý Việt Nam đến mức dành
riêng cho Việt Nam một chính sách béo bở đến thế?
但越南似乎对这一历史经验认识不足,近年来不断希望通过国际化南海问题来达到“我赢你输”的结果。这种做法只能被中方视为不友好的举动,加之域外大国
围 堵中国的政策因素,我们不能不对越南的目的和手段产生不正面的想法,也不得不进行坚决反制。最终,越南或许会得到一些虚幻的“同情”和“声援”,但换
来的 是与中国矛盾的加深和升级。孰轻孰重,尽可自行判断。如果越南不希望中国对其产生“错误”想法,那它就不要采取这些容易造成误会的做法。
Nhưng
Việt Nam tựa hồ đối với kinh nghiệm lịch sử này chưa nhận thức được đầy
đủ, những năm gần đây không ngừng hi vọng thông qua việc quốc tế hóa
vấn đề Nam Hải
để đạt tới kết quả "tôi kinh doanh anh thu hoạch". Cách làm này chỉ có
thể bị phía Trung Quốc làm ra các cử động không hữu nghị, gia tăng nhân
tố chính sách của nước lớn ngoài khu vực bao vây Trung Quốc, chúng ta
không thể không nảy sinh cách nghĩ không chính diện về mục đích và thủ
đoạn của Việt Nam, càng không thể không tiến hành phản công chế phục
kiên quyết. Cuối cùng, Việt Nam có lẽ sẽ đạt được một số "đồng tình" hòa
"ủng hộ" giả tưởng nào đó, nhưng đổi lại mâu thuẫn với Trung Quốc sẽ
nặng nề và thăng cấp. Ai khinh ai trọng, phải tự phán đoán lấy cho hết
lẽ. Nếu như Việt Nam không hy vọng Trung Quốc đối với họ mà nảy sinh
cách nghĩ "lỗi lầm", thì bọn họ không được thi hành những cách làm dễ
dàng tạo thành hiểu lầm như
thế
(作者是广西东南亚研究中心研究员 Tác giả là Nghiên cứu Viên Trung Tâm Nghiên Cứu ĐNA, Quảng Tây)
Lời bình
Ý
"tôi kinh doanh anh thu hoạch" ở đây là muốn nói Trung Quốc đã mất
nhiều công xây dựng khai thác trên địa phận Hoàng Sa Trường Sa, Việt Nam
chớ hòng nhảy vào đòi phần. Nếu vậy thì cái gọi là "chẳng hề chịu
thiệt" là cái gì.
Có thể thấy được Trung Quốc cực kỳ lo sợ dư luận quốc tế và các
động thái ngoại giao gần đây của Việt Nam đã đi đúng hướng và chích đúng
vào điểm yếu của Trung Quốc.
Bài báo này tuy do một tên hoặc ngu hoặc đểu (hoặc cả hai viết ra) nhưng có mấy điều đúng, có thể gạn đục khơi
trong mà dùng:
1. Việt Nam cần từ bỏ chính sách cơ hội chủ nghĩa trong ngoại
giao. Cần phải có một chiến lược nhất quán, đường lớn mà đi.
2. Ai khinh ai trọng, phải tự phán đoán lấy. Chỉ dựa trên luật
pháp quốc tế, lương tri của người tiến bộ và quyền lợi của cả dân tộc,
quyết không nghe xúi dại của anh nào.
--------------------------------------------------------
Nguồn: http://aivietnguyen.blogspot.com/2014/08/du-luan-trung-quoc-trong-thoi-gian-phai.html
DCOS
Trả lờiXóaVẫn những bài báo trịch thượng kiểu kêu gọi “浪子回頭 - lãng tử hồi đầu” như sau chuyến đi của Dương Khiết Trì. Dù sao đầu đề bài này đúng được 2/3 số chữ, đó là “Việt Nam cần sớm từ bỏ ảo tưởng” (chữ 幻想 cũng đọc là ảo tưởng). Ảo tưởng gì? Ảo tưởng rằng Trung Quốc có thể dễ dàng thay đổi ‘lợi ích cốt lõi” của họ. Tức là những chuyện khủng bố ngư dân, cắt cáp, dàn khoan … còn tiếp tục dài dài, bước sau mạnh hơn bước trước. Có lẽ dân Việt không ai có ảo tưởng này.
Để bạn đọc hiểu thêm về “Cộng đồng khai phát” nêu ở đoạn thứ hai mà dịch giả gọi là khẩu hiệu mới thấy lần đầu. Xin dẫn thêm về nguồn gốc của ý này.
Năm 1992 Trung Quốc đề xuất với các nước có vùng chồng lấn trên Biển Đông phương châm (方針): “Chủ quyền thuộc ngã, các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát, lợi ích phân hưởng” (主權屬我, 擱置爭議, 共同開發, 利益分享 - chủ quyền thuộc tôi, gác bỏ tranh cãi, cùng nhau khai thác, lợi ích chia hưởng). Tôi để mấy chữ Hán này để các vị có thể cắt-dán đọc trên mạng. Có rất nhiều bài đại loại cùng kiểu. Sau này trên báo chí họ nói gọn lại là 擱置爭議, 共同開發 – các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát. Nên nhớ rằng trước hết phải qua vế đầu - công nhận chủ quyền của họ, tức là vùng biển nằm trong đường 9 đoạn kể cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa, cái đã, rồi mới đến những vế sau. Sau này các vị có đọc thấy đâu đó đề xuất việc ‘cộng đồng khai phát’ thì hãy nhớ đến điều kiện ‘chủ quyền thuộc ngã’ của họ. Mà đã công nhận chủ quyền của họ rồi thì còn 'tranh nghị' cái gì nữa, kể cả chuyện kiện cáo cũng không. Lúc ấy thì còn gì mà 'khai phát' với 'lợi ích'!
Nhớ ngày xưa có sách tập đọc cho trẻ con viết 3 chữ một (như Nhân chi sơ - Tính bổn thiện - ...), gọi là 'Tam tự kinh'. Nay mấy cái gọi là 'phương châm' của Trungh Quốc nêu ra có thể gọi là 'Tứ tự kinh'. Năm 1991 là "Sơn thủy tương liên - Lý tưởng tương thông - Văn hóa tương đồng - Vận mệnh tương quan". Năm 1992 là cái kinh 4 chữ "Chủ quyền thuộc ngã - " nhắc đến ở trên. Năm 2000 Giang Trạch Dân khi hội đàm Nông Đức Mạnh có đưa ra kinh "Trường kỳ ổn định - Diện hướng vị lai - Mục lân hữu hảo - Toàn diện hợp tác". Tiếng Hán gọi là 'thập lục tự phương châm - 十六字方針' , khi chuyển ngữ thành ra '16 chữ vàng'.
Những người lãnh đạo VN họ chỉ đi theo con đường mà bản thân họ có cái " mâm mâm "còn quyền lợi dân tộc họ cần gì .nhân dân trong nước hướng về đâu ,quốc tế đang dang tay có khi họ không thèm ngó tới .Cha ông chúng ta và chúng ta dựng lên một chính thể xhcn tối tăm ,tạo ra một lớp người cơ hội ,dối trá . Tôi cũng đang mong có một lớp lãnh đạo mới ,trong sáng hơn -lớp lãnh đạo rời xa 4 tốt và 16 chữ vàng .
Trả lờiXóa