Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

XUNG QUANH VỤ THĂNG / GIÁNG

Vào thời điểm này thì "thăng, giáng" đã ngã ngũ. La Thăng ( Đinh La Thăng) bị giáng chức, còn ông Thiện Nhân ( Nguyễn Thiện Nhân) thì được (coi như) là thăng. Thế nhưng trước đó hàng loạt "Viện thăm do dư luận vỉa hè" đã đưa ra những dự đoán khá chính xác ,

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản phân công thay ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính tham dự buổi công bố quyết định của Bộ Chính trị vào sáng 10/5 tại TPHCM.
Ông Đinh La Thăng, đã không còn trong Bộ Chính trị, được điều động ra Hà Nội làm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Trước đó, ngày 7-5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII với tỉ lệ phiếu biểu quyết trên 90%.
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tường thuật ông Đinh La Thăng đã chúc mừng ông Nguyễn Thiện Nhân và "chân thành xin lỗi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố".
Sau 15 tháng công tác tại TPHCM và bị kỷ luật, ông Thăng nói quyết định kỷ luật dành cho ông là "có lý, có tình, ông xin nghiêm túc chấp hành, ông cảm ơn vì đã cho ông cơ hội để sửa chữa", VOV tường thuật.
Ông Nguyễn Thiện Nhân 64 tuổi, quê Trà Vinh, là Giáo sư kinh tế, Tiến sĩ điều khiển học.
Ông đã là Ủy viên Trung ương Đảng ba khóa và đại biểu Quốc hội bốn khóa. Ông được bầu vào Bộ Chính trị từ năm 2013.
Theo BBC  Tiếng Việt
---------------------------------------- 
Bài nhận dịnh khả năng và đánh gia năng lực ông Nguyễn Thiện Nhân 1 ngày trước khi có công bố chính thức của TW về vị trí mới của ông Nhân


Tin cho biết Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân là ứng viên hàng đầu có nhiều khả năng được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam phân công giữ chức Bí thư Thành ủy TPHCM, sau khi ông Đinh La Thăng ra khỏi Bộ Chính trị.
Cho đến khi báo chí chính thống xác nhận tin này, đây là dấu hiệu ban lãnh đạo Việt Nam muốn "ổn định tình hình" tại TPHCM, đô thị đông dân nhất nước sau vụ hạ bệ ông Thăng.
Nếu được xác nhận, đây là bước trở lại vị trí quan trọng ngoạn mục của ông Nhân, người gốc miền Nam, có bằng cấp cao và trong quá trình công tác đã gắn bó với TPHCM, trung tâm kinh tế của Việt Nam.
Hôm 7/5, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng nhận kỷ luật của Đảng với mức cảnh cáo và không còn trong Bộ Chính trị.
Có học vấn và ngoại ngữ
Có học hàm, học vị là Giáo sư - Tiến sĩ, ông Nguyễn Thiện Nhân được đánh giá là thoải mái giao tiếp bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh với sinh viên hoặc khách nước ngoài.
Ông Nguyễn Thiện Nhân không ngại giao tiếp bằng ngoại ngữ
Trên mạng internet vẫn có những video phỏng vấn ông Nhân nói chuyện về kinh tế Việt Nam bằng tiếng Anh - một điều hiện còn khá hiếm với các quan chức Việt Nam.
Được đào tạo tại Cộng hòa dân chủ Đức từ 1972 đến 1979, ông Nguyễn Thiện Nhân, sau khi về nước, công tác ba năm tại Viện Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, cấp bậc Thượng úy.
Sau đó ông sang dạy ở Đại học Bách khoa TP.HCM (1983-1985).
Ông từng học thạc sỹ, chuyên ngành quản trị công tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ, theo chương trình học bổng Fulbright hồi 1995, và là một trong số ít các ủy viên Bộ Chính trị ở Việt Nam hiện nay nói thạo tiếng Anh.
Ông có thời gian làm Phó bí thư Thành đoàn TP. HCM trước khi làm Tùy viên giáo dục sứ quán Việt Nam tại CHDC Đức.
Hết nhiệm kỳ tại sứ quán, ông lại học hai năm ở Đại học Kỹ thuật Magdeburg CHLB Đức.
Sau đó ông có thời gian dài làm trong ngành giáo dục, làm trưởng khoa rồi Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa TP.HCM từ 1995 đến 1997.
Ông Nguyễn Thiện Nhân từng là một phó thủ tướng trong Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng

Ông Nguyễn Thiện Nhân từng là một phó thủ tướng trong Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng
Ông có ba năm làm Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP.HCM trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM.
Sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu lên đỉnh cao từ Đại hội Đảng lần thứ 10, với việc được bầu vào Trung ương Đảng.
Ông được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo rồi Phó Thủ tướng từ 2007 đến 2010.
Sau Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011, ông tiếp tục làm Phó thủ tướng.
Năm 2013, trong một diễn biến lớn, ông Nguyễn Thiện Nhân được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị tại hội nghị 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ông Nguyễn Thiện Nhân ở cương vị Phó Thủ tướng được Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường đón tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh tháng 5/2013
Sau đó ông được điều sang lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chức vụ được cho là ít quyền lực hơn cho đến nay.
Đại hội Đảng lần thứ 12 năm 2016 đánh dấu việc ông tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị.



2 nhận xét:

  1. Nặc danh11:02 12/5/17

    NNH: Khó có ai vận đỏ như ông Nguyễn Thiện Nhân! Từ 2006, ông Nhân làm bộ trưởng giáo dục rồi được đề bạt phó thủ tướng phụ trách giáo dục- y tế- xã hội. Đó chính là thời nổi bật với 2 sự kiện: 1- Phong trào "nói không với tiêu cực trong thi cử" bùng lên rồi chết lịm cùng với "người hùng Đỗ Việt Khoa". 2- Nở rộ các "đại học tỉnh" mà công luận thường gọi là các "đại học ba không"!
    Rồi Ông Nhân lại thăng tiến không ai ngờ khi cùng bà Nguyễn thị Kim Ngân được bầu vào BCT trong một sự kiện mà hai ứng viên được nhắm đến là ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ không trúng cử!
    Nay, bỗng dưng Đinh La Thăng mất chức- ghế bí thư thành ủy HCM bỏ trống. Thế là ông Nhân trở thành người hợp lý nhất lúc này để trở về Tp HCM làm bí thư thành ủy! Rõ là người tính không bằng trời tính!
    Ông Nguyễn Thiện Nhân quá tốt số. Không ai phủ nhận ông Nguyễn Thiện Nhân là một người được học hành đàng hoàng. Nhưng giỏi học không có nghĩa là làm lãnh đạo cấp cao sẽ tốt. Nếu ông ấy cứ theo đường khoa bằng, dạy học, nghiên cứu thì chắc hợp với ông ấy hơn. Còn làm quan chức cao cấp thì những kiểm nghiệm suốt từ 2006 đến nay chưa cho thấy ông Nguyễn Thiện Nhân có gì xuất chúng; chắc chắn không bằng Đinh La Thăng!

    Trả lờiXóa