Báo Nhân Dân số ra đầu tháng 12 này có đăng 2 kỳ " Khảo sát" của tác giả Hồ Ngọc Thắng với đề tài được nói rõ trong hàng tít "Sự biến mất lòng tin với truyền thông phương Tây ". Tất nhiên tác giả nói lòng tin là lòng tin của chính người dân phương Tây ( TBCN) đã mất đối với truyền thông của họ. Chính họ ( đã có thời tin), nay không tin nữa thì nhất định dân VN mình ai còn tin báo chí truyền thông Tư bản , ắt không tâm thần cũng ... mù hai con mắt ! đề dẫn của báo Nhân Dân nguyên văn như sau :"Ở Việt Nam, tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền cơ bản của công
dân được xác định tại Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013
và thực tế đã chứng minh điều đó. Nhưng các thế lực thù địch, và một số
người dù đã được hưởng thành quả này lại cố cổ súy cho cái gọi là “tự do
báo chí phương Tây”, trong khi đây là lĩnh vực đang mất lòng tin ngay
với công chúng phương Tây. Khảo sát gồm hai kỳ của Hồ Ngọc Thắng cho
thấy thực tế đó." Tác giả như nói với độc giả (VN) - Chính phương Tây còn chê báo chí của họ "lừa bịp " không đáng tin cậy , tại sao có nhiều người VN lại tin vào cái thứ "lá cải " ấy ? Còn VN ư ? Tư do dân chủ và tự do báo chí của VN đã được chứng minh vì nó được ghi ở điều 25 Hiến pháp VNXHCN từ ngày mới thành lập nước VNDCCH cơ mà ! Trong mục điểm báo của VTV1 mà tôi nghe sáng một ngày giữa tháng 12 Biên tập viên nhà đài điểm rất kỹ công trình "khảo sát" này, nhưng ngay sau đó là hàng loạt tin Thế giới - kể cà tin báo chí Thế giới ( tất cả đều từ các nước phi XHCN), đánh giá tốt về tình hình phát triển kinh tế VN, các BTV thời sự toàn sử dụng tin của báo chí phương Tây ! ( Vì có bói cả năm cũng chưa chắc tìm thấy 1 tin của anh đồng chí TQ ca ngơi Việt Nam !) Họa hoằn Truyền thông TQ đưa vài tin kiểu đảng, Chính Phủ và NDVN đón tiếp nồng nhiệt ai đó quan chức nước họ sang "thăm và làm việc" tại VN . Bản thân loại tin này có phản ánh đúng tâm tư tình cảm của NDVN hay không, chắc NDVN không ai không biết tin ấy viết đúng hay sai !
( điểm báo chí trên một bản tin của VTV1 )
Nhân đây xin giới thiệu với các cụ Làng ta bài PS của 1 Nhà báo ăn lương chính hãng BBC về chuyến đi của ông tới sát các đảo nhân tạo mà TQ xây dựng phi pháp trên vùng biển Trường Sa của VN . Nếu cứ theo "khảo sát" của Hồ Ngọc Thắng đăng trên Nhân Dân thì đây cũng là bài báo " lừa bịp", "không đáng tin cậy" ???
Phóng viên BBC kể chuyện bị Trung Quốc “dọa” ở Trường Sa
Nhà báo Rupert Wingfield-Hayes của đài BBC – người năm ngoái đã dùng thuyền cá để tới khu vực có tranh chấp ở Biển Đông và trở thành nhà báo đầu tiên quan sát cận cảnh Trung Quốc đang xây dựng các hòn đảo mới trên các bãi đá ngầm ra sao, cách đây vài ngày đã trở lại khu vực này trên một chiếc máy bay dân sự của Philippines
![]() |
Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của đài BBC (Anh) trên máy bay dân sự của Philippines ra khu vực Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa . Ảnh: BBC |
Ông kể rằng, chuyến bay tiếp cận giới hạn 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa đã được ông và các đồng nghiệp rục rịch chuẩn bị từ nhiều tháng trước.
Tuy nhiên, không hiểu do đâu, phía Trung
Quốc đã biết về kế hoạch này và trực tiếp gọi điện tới tòa soạn BBC để
cảnh báo là “có thể có vấn đề xảy ra nếu BBC cố gắng tới nơi mà họ gọi
là lãnh thổ bị chiếm đóng bất hợp pháp của Philippines ở Nam Hải (Biển
Đông)”.
Mãi đến khi ông Tập Cận Bình rời khỏi
Manila sau Hội nghị thượng đỉnh APEC, Philippines mới cấp giấy cấp phép
cho đội phóng viên BBC bay tới đảo Pasaga (tên Philippines gọi đảo Thị
Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa, hiện đang do Philippines kiểm soát).
Bài viết thuật lại chuyến đi vào khu vực
Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông của ông Rupert
Wingfield-Hayes có đoạn:
“Chúng tôi có hai mục tiêu. Tiếp cận
càng gần càng tốt các đảo mới mà Trung Quốc kiểm soát để quay những công
trình đang được thi công. Và cũng không kém phần quan trọng là để xem
Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao.
Bay khoảng nửa giờ về phía nam đảo
Pagasa, tôi thấy một dải đất màu vàng từ ô cửa trong máy bay. Trên dải
đất này là một khu nhà màu trắng. Tôi nhận ra nó ngay lập tức từ các bức
ảnh vệ tinh.
“Đó là bãi Đá Ga Ven!” Tôi hô lên với Jiro (người quay phim trong đội phóng viên BBC) trong tiếng động cơ máy bay.
“Có nhớ là chúng ta đi thuyền qua nó năm ngoái không. Lúc đó họ mới chỉ bắt đầu xây dựng thôi”.
Ngay khi tôi hô lên thì một giọng nói lớn và dữ dằn phát lên từ radio.
“Máy bay quân sự không nhận diện ở phía
tây của bãi Nam Huân (tên Trung Quốc gọi bãi Đá Ga Ven), đây là Hải quân
Trung Quốc. Các vị đang đe dọa tới an ninh của trạm chúng tôi! Để ngăn
ngừa tính toán sai lầm, rời khỏi khu vực này ngay lập tức!”.
![]() |
Bãi đá Ga Ven, một trong những điểm phóng viên BBC bay qua |
Các phi công của chiếc Cessna (chiếc còn xa mới có thể gọi là phi cơ quân sự) của chúng tôi đảo hướng về phía tây. Nhưng những lời cảnh báo tiếp tục hoài, bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, ngày càng lớn và căng thẳng hơn.
Chúng tôi bay về phía nam - tây hướng
tới Fiery Cross Reef (Việt Nam gọi là bãi Đá Chữ Thập, Trung Quốc gọi là
Đá Vĩnh Thử). Sau một giờ chúng tôi có thể nhìn thấy nó từ xa, một dải
rộng lớn màu vàng trên mặt đại dương.
Khi chúng tôi tới cách nơi này 20 hải lý thì lại có giọng radio phát ra.
“Máy bay quân sự nước ngoài đến phía tây
bắc của đảo Vĩnh Thử , đây là Hải quân Trung Quốc, các vị đang đe dọa
an ninh của trạm chúng tôi!”
Lần này phản ứng của các phi công là ngay lập tức, đổi hướng ngay về phía Bắc, cách xa các bãi này”.
![]() |
Phần phía Tây Nam bãi Đá Chữ Thập (ảnh vệ tinh chụp ngày 13/7/2015) - "nơi đây Trung Quốc có vẻ đã và đang xây một căn cứ hải quân và không quân" - theo phóng viên BBC |
Sau nhiều giờ thương lượng, phóng viên BBC mới thuyết phục được phi công Philippines thử đáp lại phía Trung Quốc và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình.
Lần cất cánh thứ ba này, phi cơ Philipines chở phóng viên BBC qua bãi Đá Vành Khăn.
Ông Wingfield-Hayes kể lại: “Chẳng bao
lâu thì một dải đất hình lưỡi liềm vàng khổng lồ xuất hiện bên dưới
chúng tôi, hình dạng không thể nhầm lẫn của Mischief Reef (Việt Nam gọi
là Đá Vành Khăn, Trung Quốc gọi là Mỹ Tế). Các phi công hạ độ cao xuống
5.000 ft. Ở điểm 12 hải lý lại nghe các lời cảnh báo.
“Máy bay quân sự nước ngoài tại phía tây
bắc của Bãi Mỹ Tế, đây là Hải quân Trung Quốc, các vị đang đe dọa an
ninh của trạm chúng tôi!”
Cơ trưởng chúng tôi bình tĩnh trả lời:
"Hải quân Trung Quốc, đây là máy bay dân sự Philippines trên đường đến
Palawan, chở hành khách dân sự. Chúng tôi không phải là máy bay quân sự,
chúng tôi là máy bay dân sự một động cơ."
Nhưng cũng chẳng khác gì cả.
“Máy bay quân sự nước ngoài tại phía bắc của Bãi Mỹ Tế, đây là Hải quân Trung Quốc!” và các lời cảnh báo liên hồi.
Nhưng lần này phi công của chúng tôi vững tâm. Tại điểm 12 hải lý, chúng tôi đi men theo phía bắc của hòn đảo mới khổng lồ.
Phía dưới chúng tôi là các đầm với đầy
các loại tàu bè lớn nhỏ. Trên mảnh đất mới là các nhà máy xi măng và
phần móng của những tòa nhà mới.
Sau đó, chúng tôi lượn vòng qua một đám
mây, và lần đầu tiên chúng tôi đã nhìn rõ một đường băng mới Trung Quốc
đang xây dựng ở đây, chỉ 140 hải lý tính từ bờ biển Philippines. Tôi đã
làm một phép tính nhanh. Một chiến đấu cơ của Trung Quốc cất cánh từ đây
có thể bay tới bờ biển Philippines chỉ trong khoảng 8 hoặc 9 phút.
Khi chúng tôi bay trở lại về hướng
Philippines mọi người ai nấy đều cảm thấy phấn khởi. Chúng tôi đã làm
được điều đó! Tôi nói đùa với cơ trưởng rằng chúng tôi nên quay đầu máy
bay rồi hạ xuống thấp. Thế rồi từ radio phát ra một giọng rất khác, với
tiếng Anh khác giọng hẳn.
"Hải quân Trung Quốc, Hải quân Trung
Quốc," giọng này vang lên. "Chúng tôi là một máy bay của Úc thực hiện
quyền tự do bay trong không phận quốc tế theo công ước hàng không dân
dụng quốc tế, và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Hết”.
Phóng viên BBC bình luận: “Mỹ đã thực
hiện một số chuyến bay và đưa tàu qua khu vực Biển Đông có quy mô trong
những tháng gần đây, thậm chí cho cả máy bay ném bom B-52 bay vào khu
vực này. Nhưng Australia chưa bao giờ công khai tuyên bố rằng họ đang
làm y như vậy. Vì vậy, đây kể như là “tin mới nóng”.
Chúng tôi nghe thông báo của phía
Australia được lặp lại nhiều lần, nhưng không nghe thấy bất kỳ phản ứng
nào từ phía Trung Quốc.
![]() |
Tiếng của phi công Australia nghe được từ máy vô tuyến của chiếc Cessna |
Mục đích của các chuyến bay như vậy là để chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng các nước như Australia và Mỹ không công nhận nhận các hòn đảo mới mà Trung Quốc đang cơi nới.
Nhưng những đảo đó có tồn tại và Trung
Quốc đã và đang thực thi một khu vực cách ly 12 hải lý xung quanh các
đảo này, hoặc cố gắng làm vậy.
Tại Fiery Cross (bãi Đá Chữ Thập) những lời cảnh báo bắt đầu từ khi phi cơ vào giới hạn 20 hải lý.Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra “sự việc đã rồi” mới. Họ đang xây dựng đường băng mới, trạm radar công suất lớn và các cơ sở cho cảng nước sâu.Tại Manila vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu Trung Quốc phải “ngưng toàn bộ việc xây cất mới” và “không tiến tới quân sự hóa” các cơ sở mới này.Từ những gì tôi đã nghe và tận mắt thấy thì kể như đã quá muộn rồi”.
Đến lượt Australia thực thi “tự do đi lại” ở Biển Đông
Quân đội Australia đang tiến hành các chuyến bay thực thi “tự do đi lại” trong không phận khu vực ...
|
Linh Phương
Không đáng tin mà TTXVN và TV đưa tin thời sự dẫn nguồn từ Phương Tây đến gần 100%, không rõ TTXVN và báo ND có bao nhiêu phóng viên ở nước ngoài, nhưng theo tôi được biết thì không thấy Thông tấn xã VN làm được một phóng sự độc lập có giá trị thông tin ngay cả những nước thân Việt Nam.
Trả lờiXóaCám ơn những thông tin rất giá trị của Làng !
Trả lờiXóaKhông biết NHÀ CẦM QUYỀN VN có nhân vật nào NGHE, ĐỌC, BIẾT và HIỂU những v/đ trên hay là "toàn tâm, toàn ý" lo cái "ghế" ĐH 12 ?