Cánh tay phải bị tù của Tướng Giáp
Cánh tay phải của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn cho mình cái tên như lẽ sống xuyên suốt cuộc đời ‘Trọng Nghĩa’.
Thật ra ông họ Đoàn, Đoàn Xuân Tín, tên khi đi học và khi bị tù, huyết thống của Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng.
Lê
Trọng Nghĩa (1922 -2015) là cháu năm đời Đoàn Hữu Trưng, phò mã nhà
Nguyễn, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa dân phu xây lăng Tự Đức (khởi nghĩa Chìa
Vôi), bị đàn áp, nên đổi tên là Trần Lăng Thống (ý đau khổ vì xây lăng
mộ vua chúa) theo thuyền chạy ra Bắc rồi lấy vợ họ Đoàn đổi tên con là
Đoàn Biện Khơ, ông này chính là ông nội của ông Lê Trọng Nghĩa.
Em ruột đại tá Lê Trọng Nghĩa là đại tá QĐNDVN Đoàn Sự cho tôi biết chi tiết này.
Đại
tá Đoàn Sự là phiên dịch tiếng Trung trong Đại bản doanh của tướng Giáp
trong chiến dịch Điện Biên, từng làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam
tại Trung Quốc và là phó Giám đốc nhà XB QĐND.
Cuộc đời đại tá Lê
Trọng Nghĩa nhiều chuyện cần và phải viết, để nắn lại cái lom khom
nhiều kẻ vẫn chót lưỡi đầu môi câu cửa miệng, ‘lời anh nói là lời non
nước’.
Vận mệnh dân tộc đã trao vào tay Lê Trọng Nghĩa những
ngày đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cái lên gân
vĩ cuồng không biết mình, biết ta của chỉ thị 12/3/1945 ‘Nhật Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta’, trong thời điểm tháng Tám mùa thu,
thiếu hào hoa, tỉnh táo của chàng trai 23 tuổi Lê Trọng Nghĩa, chắc chắn
không có một ngày 2/09/1945.
Năm lần gặp gỡ Khâm sai Đại thần của
triều đình Huế tại Bắc Kỳ Phan Kế Toại và Nguyễn Xuân Chữ, đặc biệt
uyển chuyển trong tiếp xúc đại diện với Tướng Tsuchihashi Yuitsu
(1891-1975) Tổng tư lệnh quân đoàn 38 phòng thủ Đông Dương, ông đã khéo
léo tranh thủ sự tiếp tay ngầm của phía Nhật, dành thế thượng phong
cho phong trào cách mạng Thủ đô.
Thiếu sự quyết đoán và sáng tạo
của ông, nhiều khả năng khác có thể đến từ phía Đại Việt, Việt Nam
Quốc Dân Đảng, đặc biệt là phía Nhật.
Từ những tư liệu giải
mật của Nhật, Pháp, cũng như triều đình Huế cho thấy, nếu đi theo con
đường sử dụng bạo lực ‘Đồng bào tuốt gươm vùng lên, diệt phát xít, giết
bầy chó đê hèn của chúng’, vận hội thành công của Việt Minh nhiều
khả năng triệt tiêu.
Lúc đó Việt Minh ra Quân lệnh số 1 hô hào
tấn công đồn binh Nhật, cướp nhà băng, triệt hạ các đảng phái khác
không phải là Việt Minh. Song chính nhờ ‘lờ đi’ quân lệnh này mà Hà
Nội thành công. Tổng Bí thư Trường Chinh đã phải phái Lê Đức Thọ lên
Thái Nguyên bảo ngừng đánh Nhật, thực chất là sửa sai.
Trường Chinh sau này cũng đã phải sửa sai trong chính sách Cải cách Ruộng đất.
Trong
cuốn sách ‘Từ Hỏa lò đến Phủ Khâm sai’ ông trao cho tôi ngày mùng Một
Tết Ất Mùi, với chữ ký và nụ cười cuối cùng của cuộc đời, có nhắc đến
công điện của Toàn quyền Nhật Takeshi Tsukamoto gửi về Tokyo:
"Chiều ngày 19, đã dự cuộc gặp gỡ với các lãnh tụ
ETSUMEI (Việt Minh), tham gia bàn bạc với những người đó như những đại
diện chính thức. Phía Nhật định giáng cho ETSUMEI một trận, nhưng
căn cứ nhiều lý do thử cho xúc tiến một ‘dàn xếp thỏa hiệp’, quân đội
sẽ tự kiềm chế không sử dụng võ lực."
Nhận định
quân đội Nhật tại Việt nam thời điểm đó rệu rã, hoảng loạn là thiếu
chính xác. Ngay ngày 22/08/1945, kiều dân và binh lính Pháp ở khách sạn
Metropol Hà Nội, đối diện Bắc Bộ Phủ nổ súng gây hấn, quân Nhật đã
bao vây trọn khu vực, đảm bảo an ninh nhanh chóng.
Trong lần thăm
Thái Nguyên năm 13/13/1960, ông Hồ Chí Minh rỉ tai phóng viên báo Nhân
Dân đi cùng, rằng, thời điểm năm 1945 Việt Minh trong cả nước có chưa
đến 500 đảng viên.
Thật sự Hà Nội khởi nghĩa thành công đã ba
ngày mà Trung ương Đảng CSVN không hề biết, thậm chí còn cho đó là sự
manh động, sẽ bị đàn áp như cuộc nổi dậy tại Warsaw (Ba Lan) thời
điếm cuối Thế Chiến 2.
Ông Lê Trọng Nghĩa viết:
“Tinh thần
dân chúng bốc cao, nhưng Hà Nội mới chỉ có các tổ tự vệ, tự vệ chiến
đấu chưa tập trung và số vũ khí ít ỏi của quần chúng. Lực lượng bảo an,
cảnh sát của chế độ cũ đã bị giải thể. Hà Nội chưa liên lạc được với
Trung ương, còn phải đối mặt với hơn mội vạn quân các sư đoàn Nhật
chưa hạ vũ khí, chờ quân Đồng Minh tới. Ủy ban nhân dân Bắc Bộ đã báo
động ngầm dự phòng lúc nguy cấp sẽ có lệnh cho rút bớt cán bộ về an
toàn khu ở ngoại thành, đánh du kích chờ lực lượng Trung ương về tiếp
cứu."
Thậm chí, đơn vị Giải Phóng quân từ Tân Trào về không được Nhật cho phép vào Thủ đô.
Sau nhờ sự can thiệp của những nhân vật từng tiếp
xúc với ông Lê Trọng Nghĩa là ông chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật-Việt và
nhân viên tình báo Lý Hán Tân, Việt Nam Giải phóng quân mới được vào Hà
Nội.
Nếu Nhật thật sự muốn tiêu diệt Việt Minh, đồng thời
Giải phóng quân với quân số ít ỏi, không được qua cầu sông Đuống, không
vào được Hà Nội ngày 23/08/1945, thì liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể
khai sinh ra nước VNDCCH ngày 2/09/1945?
Chắc chắn Việt Nam Quốc
Dân đảng hoặc đảng phái chính trị khác theo chân 30 vạn quân Trung Hoa
của tướng Lư Hán sẽ làm chủ vận mệnh Việt Nam?
Từ góc nhìn đó, Việt Nam phải cảm ơn Nhật Bản trong tình huống tế nhị tháng 8/1945, không sử dụng vũ lực dẫn đến đổ máu.
Còn
câu chuyện ‘dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương và Thường vụ’
(còn ở Tân Trào), Hà Nội đi đầu giành thắng lợi ở Thủ đô có thể vĩnh
viễn xếp vào ‘tài liệu không cần phổ biến’ của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Những quyết định quan trọng của tướng Giáp trong chiến dịch
Điện Biên hợp đồng chặt chẽ với Chánh văn phòng Bộ Quốc Phòng, Cục
trưởng Cục quân báo, Đại tá đầu tiên của nước VNDCCH Lê Trọng Nghĩa.
Chiến thắng Điện Biên trả lại vĩnh viễn cái tên cho đất nước, có một chi tiết liên quan đến sự sống còn của trận đánh.
Khi
tướng Giáp hạ lệnh kéo pháo ra, hoãn thời điểm nổ súng và đánh đòn
nghi binh sang Lào căn dặn Lê Trọng Nghĩa giữ kín nhiều chi tiết với
đoàn cố vấn Trung Quốc của tướng Vi Quốc Thanh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hồi ký cá nhân nhận định đây là ‘quyết định khó khăn nhất’ trong nghiệp cầm quân.
Bi kịch Võ Nguyên Giáp- Lê Trọng Nghĩa
Từ mùa hè năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở vào
tình thế một cuộc phòng thủ chiến lược, vừa phải đối đầu với không quân
chiến lược của Mỹ ở Miền Bắc, vừa đánh ở Miền Nam. Lực lượng chiến đấu
Mỹ vừa đổ quân vào giúp VNCH. Miền Bắc Việt Nam vấp phải khó khăn trong
việc tiếp liệu, cung cấp quân lính, quân trang vào miền Nam. Họ phải
nỗ lực một cách tuyệt vọng nhằm không bị thua kém trước cuộc đổ quân ồ
ạt của các lực lượng viễn chinh tinh nhuệ của Mỹ.
Song nghị quyết
9 của Trung ương Cục Miền Nam lại kêu gọi nỗ lực tối đa, nhằm “tranh
thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng, quyết tâm giành cho được
những thắng lợi có tính chất quyết định trong mấy năm tới, dẫn tới Tổng
khởi nghĩa.”
Tướng Võ Nguyên Giáp nhận định ngược với Bí thư thứ
nhất Lê Duẩn, “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”, chỉ có thể tung ra sau
khi quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bị ‘tiêu hao’ và trở nên kiệt quệ tới
mức không còn đủ sức đàn áp những cuộc nổi dậy của quần chúng .
Ông Giáp phản ứng mạnh mẽ trước đánh giá tình thế sai lệch, không đếm xỉa đến xương máu của ông Duẩn:
“Nếu
vì lý do nào đó cuộc nổi dậy tại các đô thị gặp khó khăn và chúng ta
buộc phải rút lui lực lượng, cũng không vấn đề gì. Đó sẽ chỉ là một dịp
cho chúng ta diễn tập và rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm chuẩn bị
cho sau này.”
Thực tế chứng minh tầm nhìn xa của tướng Giáp. Mậu Thân 1968 gây tổn thất rất nặng cho VNDCCH về sức người, sức của.
Merle
L. Pribbenow II, cựu sĩ quan tác chiến CIA với công trình nghiên cứu
"General Võ Nguyên Giáp and the Mysterious Evolution of the Plan for the
1968 Tết Offensive" (Tướng Võ Nguyên Giáp và tiến trình bí ẩn kế hoạch
tấn công Tết Mậu Thân 1968) viết:
“Võ Nguyên Giáp phản đối cuộc tấn công Tết (Mậu
Thân) mạnh mẽ đến mức sau đó ông bị mất quyền, không chỉ không được tham
dự vào tiến trình lập kế hoạch mà còn phải rời Việt Nam sang Đông Âu.
Giáp chỉ trở về cho tới khi cuộc tấn công Tết đã thực sự mở màn.”
Pribbenow đã trực tiếp gặp tướng Giáp và đại tá Lê Trọng Nghĩa lấy tư
liệu.
Bi kịch của Võ Nguyên Giáp trùm lên định mệnh Lê Trọng Nghĩa.
Bí
thư thứ nhất của Đảng, thuộc phái chủ chiến Lê Duẩn vừa đẩy tướng Giáp
ngồi chơi xơi nước, vừa nhổ tận gốc đồng đội thân tín của tướng Giáp.
Đỗ
Đức Kiên, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng Tham mưu bị bắt. Lê Minh
Nghĩa, Chánh văn phòng Bộ Tổng Tham mưu bị bắt. Những con bài sẽ phụ
họa cho một kế hoạch lớn.
Lê Trọng Nghĩa bị bắt 8/01/1968.
Đại tá Đoàn
Sự, em ruột đại tá Lê Trọng Nghĩa, người luôn bên anh những ngày sóng
gió, thuật lại chi tiết: "Khi ông Lê Đức Thọ, Ủy viên Trung Ương,
Trưởng ban Tuyên án vụ 'Xét lại chống Đảng' muốn ép cung Lê Trọng Nghĩa
ai chủ mưu việc này, ông Nghĩa kiên quyết khẳng định vai trò Lê Duẩn."
Những đồng sự Đỗ Đức Kiên, Lê Minh Nghĩa không can trường như Lê Trọng Nghĩa đã bỏ cuộc, đầu hàng, được cho lên chức.
Riêng
đại tá Lê Trọng Nghĩa, bị giam giữ từ tháng 2/1968 đến 1976 không xét
xử theo pháp luật, cũng bị tảng lờ những đòi hỏi chính đáng trong suốt
48 năm.
Le Trong Nghia |
Trong di chúc trước lúc ra đi ông đề nghị Đảng Cộng
sản Việt Nam phải khôi phục danh dự “vì không phản bội Tổ quốc như đã
quy kết, mà chỉ vì quy cho tôi liên quan đến vụ việc Đại tướng Võ
Nguyên Giáp”.
Việc bắt bớ những người thân cận của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những người muốn đấu tranh thống
nhất qua hòa bình, trong khi các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn luôn coi
‘giải phóng miền Nam’ là công tích riêng.
Đã đến lúc cần hiểu chữ XHCN mà họ cho là Thiên đường đi tới là Xám Hối Cả Ngày.
Lê Trọng Nghĩa đã mở đầu quyển sách của ông với dòng chữ ‘Từ Hỏa lò đến phủ Khâm sai’, như một nửa chặng đường của đời ông.
Trách
nhiệm của thế hệ đi sau là đổi chữ Xã Hội Chủ Nghĩa thành lương tâm,
cốt cách biết xám hối, biết ăn năn khi làm xấu của Tính Thiện.
Mùng bốn Tết, ngày giỗ đầu đại tá Lê Trọng Nghĩa,
đọc lại bên bàn thờ ông những vần thơ ngày nào Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị
Điểm đã tặng Đoàn Thượng:
"Thanh Miếu tuế thời hương, lăng cốc bất khai canh hoàn cụcHồng Châu kim cổ lộ, cương thường sức kởi vãng lai nhân."
Bản dịch của Đoàn Trọng Hân:
"Chí thời Thanh Miếu ngát hương, thủy nhật nguyệt chiếu minh gương Trung Nghĩa
Kim cổ hồng châu qua lại, Khách vãng lai trông rõ cột Cương Thường."
Bài viết thể hiện văn phong và cách nhìn của nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris.
NNH: Những tư lieu lịch sử như thế này mà cho đến nay vẫn bị "vứt vào sọt rác" thì làm sao trách người ta không coi trọng môn lịch sử trong hệ thống nhà trường VN từ cấp 1 đến cao học!
Trả lờiXóa