Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

TẠI SAO BNG ĐỨC NẰNG NẶC ĐÒI "TRẢ" TRỊNH XUÂN THANH ?

Trịnh Xuân Thanh: tội phạm kinh tế hay gián điệp?
Theo Sputniknews-Thứ sáu, 04/08/2017, 17:06 (GMT+7)

“Thật kỳ lạ và mờ mịt khó hiểu“, – nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg nhận xét về vụ Trịnh Xuân Thanh.
Trong cuộc phỏng vấn của “Sputnik-Việt Nam”, ông Kolotov nói: Việc nhân viên đặc nhiệm đưa công dân về nước một cách trái phép từ lãnh thổ quốc gia khác là thực tế khá phổ biến. Mỹ dẫn độ công dân của mình về nước từ Liên Xô, từ Iran — ngụy trang dưới vỏ bọc kỹ thuật viên quay phim lẫn vào đoàn làm phim của Hollywood. Từ Pháp, cơ quan KGB Liên Xô đã dẫn các thủ lĩnh phong trào Bạch vệ chống chính quyền Xô-viết về Liên Xô.
Trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh, quan điểm của Việt Nam rõ ràng. Chính quyền hợp pháp được quốc tế công nhận của nước CHXHCN Việt Nam đã công bố lệnh truy nã quốc tế với công dân của nước mình thông qua Interpol. Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 Bộ luật Hình sự Việt Nam với 145 triệu USD. Rõ ràng đây là  nghi can phạm tội kinh tế quy mô lớn chứ không phải phạm tội chính trị.
Chỉ từ một chiếc xe gắn biển xanh, những góc khuất 
trên con đường quan lộ của Trịnh Xuân Thanh đã dần bị đưa ra ánh sáng
Nếu một người trong danh sách truy nã quốc tế cư trú trong lãnh thổ của một quốc gia khác tuân thủ luật pháp quốc tế, thì người đó phải được trao trả cho nước yêu cầu dẫn độ. Nhưng, tại sao Đức không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình? Hơn nữa, lại còn đưa ra lệnh trừng phạt đại diện chính thức của cơ quan phản gián thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, và thậm chí, theo tin đưa trên một số phương tiện truyền thông, Đức còn dự định trục xuất cả Đại sứ của Việt Nam.
Như vậy, theo ý kiến của Giáo sư Kolotov, chính quyền Đức tự xác nhận: họ không chỉ biết rằng tội phạm quốc tế muốn ẩn trốn ở Đức mà còn bao che cho đối tượng đó. Mà người ta chỉ hành động như vậy với những người có khả năng tiếp cận bí mật quốc gia và hoạt động gián điệp có lợi cho nước khác – khi đó đối tượng thuộc sự bảo hộ của quốc gia khác. Điều tương tự đã xảy ra, ví dụ, vào năm 1978, khi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô kiêm Phó Tổng Thư ký LHQ Arkadi Shevchenko đã ở lại Mỹ, hay cũng cùng năm đó, điệp viên Liên Xô Viktor Suvorov đào tẩu ở Anh, hay như Thiếu tướng Nga Oleg Kalugin chạy sang Mỹ năm 1995.
Trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh, dường như ai đó đã ngăn chặn hoạt động của Interpol và kẻ tội phạm mà Việt Nam yêu cầu dẫn độ đã không được trao trả cho Hà Nội. Có nghĩa là, để đổi lấy sự “bảo kê”, người này đã cung cấp thông tin bí mật mà ông ta nắm được cho Đức hoặc cho bất kỳ nước nào khác đã khuyến nghị Đức “che chở” ông ta.
Vì vậy, những gì mà công chúng biết về vụ Trịnh Xuân Thanh hiện nay không phải là tất cả mọi chi tiết. Mà điều khó hiểu chủ yếu — là lập trường của Đức. Mọi việc chỉ có thể sáng tỏ nếu như có sự thừa nhận của chính quyền Đức, rằng Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức không chỉ với núi tiền mà còn với những thông tin tình báo.
( Theo Sputniknews)

3 nhận xét:

  1. Ồ, thế thì TXT có tội to rồi...và quan hệ Việt- Đức chắc là có v/đ rồi...Amen!!!

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh10:13 5/8/17

    Kính Râu góp lời: Những ai, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, không đồng tình với việc đưa TXT về Việt Nam để trả lời trước pháp luật về hành vi tham nhũng và phạm tội kinh tế của mình, thực chất muốn gây khó cho đất nước Việt Nam. Chuyện đưa nhân viên an ninh (tình báo và phản gián) ra nước có tội phạm lẩn trốn để buộc kẻ pham tội phải "trả giá" là "chuyện thường ngày ở xã" thôi.

    Trả lờiXóa
  3. „Những thông tin tình báo“? Thông tin gì từ TXT mà với Đức quan trọng thế trong khi Đức và VN không hề có xung đột trước đó? Còn Mỹ-Nga là chuyện dễ hiểu! Bài viết rất tào lao!

    Trả lờiXóa