Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

TPA vượt ải Thượng viện Mỹ, TAA chờ Hạ viện

Thượng viện Mỹ hôm 24/06 đã thông qua dự luật Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) với tỷ lệ 60 phiếu thuận và 38 phiếu chống, mở đường cho Tổng thống Barack Obama toàn quyền xúc tiến các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Bước tiếp theo, dự luật sẽ được đệ trình lên Tổng thống Obama để ký thành luật. Trước đó vào hôm 18/06, TPA (không kèm dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại - TAA) đã được Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ sít sao 218 phiếu thuận và 208 phiếu chống.
 

Như vậy, TPA – dự luật quan trọng trong chương trình nghị sự thương mại của Tổng thống Obama – đã được thông qua chỉ 2 tuần sau khi dự luật này có vẻ như đã thất bại. Còn được biết đến với tên gọi dự luật “đàm phán nhanh” (fast-track), TPA tạo điều kiện để các tổng thống đàm phán các thỏa thuận thương mại dễ dàng hơn và những người ủng hộ xem đây là yếu tố quyết định thành công của TPP.
Được biết, Tổng thống Obama đã theo đuổi dự luật này để đẩy nhanh việc thông qua các thỏa thuận thương mại như TPP tại Quốc hội Mỹ. Ông đã xem TPP là ưu tiên kinh tế hàng đầu trong những năm cuối cùng trên cương vị Tổng thống Mỹ và đã vấp phải bất đồng với nhiều nghị sỹ Đảng Dân chủ về vấn đề này.
TPA được thông qua đồng nghĩa với việc các nhà lập pháp tại Quốc hội Mỹ chỉ có thể bỏ phiếu phê chuẩn hoặc phủ quyết một hiệp định thương mại mà không được sửa đổi hiệp định đó. Chính quyền Obama và nhiều tổ chức kinh doanh cho biết TPA rất cần thiết để các nhà đàm phán thương mại có thể đạt được thành công trong việc giúp các hàng hóa của Mỹ chịu ít rào cản hơn trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, TPA cũng giúp Tổng thống Obama tiến gần hơn đến việc đạt được thỏa thuận TPP với 11 quốc gia khác để dỡ bỏ hoặc cắt giảm các rào cản đối với hoạt động thương mại và đầu tư nước ngoài. Trong nhiều thập kỷ qua, các tổng thống đều có thẩm quyền này nhưng hiện nay thẩm quyền đã hết hạn. Ông Obama muốn gia hạn lại để hoàn tất hiệp định TPP giữa Mỹ và 11 quốc gia gồm Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Brunei, Australia, New Zealand, Canada, Mexico, Chile và Peru.
Cũng vào cuối ngày thứ Tư theo giờ địa phương, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu bằng miệng để thông qua dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại (TAA - Trade Adjustment Assistance) và đã chuyển dự luật này đến Hạ viện với kỳ vọng sẽ được phê chuẩn.
Tổng thống Obama cho biết ông mong muốn ký phê chuẩn cả TPA và TAA. Trong đó, TAA là dự luật nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhà Trắng và Đảng Dân chủ nhằm hỗ trợ những công nhân bị mất việc do tác động của các hiệp ước thương mại này.
 (Theo Marketwatch)

TT OBAMA hiện tại 

 OBAMA tuyên thệ TT nhiệm kỳ 2 (2013)

OBAMA TT thứ 44 Hoa Kỳ ( Nhiệm kỳ 1 2009)

Ông OBAMA sinh năm 1961, "ăn lương Tổng thống $400,000/năm, bằng 1/5 Thủ tướng Lý Hiển Long của đảo quốc Singapore : 2,5 triệu USD/năm )

3 nhận xét:

  1. Tuy là chuyện của Mỹ nhưng ta cũng mừng...nhất là liên quan đến TPP.
    Em đọc thấy, để thông qua luật này các NS ủng hộ đã đút túi 200tr USD. Chả biết có đúng?

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Ngọc Hùng12:17 26/6/15

    TPP bao gồm 12 quốc gia, toàn loại hùng mạnh và giàu có (Mỹ, Nhật, Canada, Úc...), chỉ lọt vào đó riêng VN là quốc gia "đang phát triển trình độ thâp".
    Theo thiển ý cá nhân: Gia nhập TPP, VN sẽ được lợi khi các nước hùng mạnh kia bảo vệ quyền lợi của họ ở Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.
    Khi xét gia nhập TPP cho VN, Mỹ và đông minh đã "đặc cách" ưu tiên để VN kéo dài thời gian "hội nhập đầy đủ" đến năm 2022. Tương tự như khi vào WTO, VN cũng được gia hạn đến năm 2018.
    Nhờ vào TPP, VN có thể được lợi nếu TQ bành trướng ở Biển Đông ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên hùng mạnh như Mỹ, Nhật, Canada, Úc...
    Cũng nhờ vào TPP, VN sẽ buộc phải tự chuyển mình nhanh chóng hơn nữa theo hướng công khai, minh bạch, nhà nước pháp quyền, tôn trọng dân chủ, nhân quyền thực chất hơn.
    Khi VN đã là thành viên TPP, các thành viên khác sẽ tôn trọng độc lập, chủ quyền của VN, không can thiệp vào công việc nội bộ... Nghĩa là tính "ổn định" được bảo đảm. Nguy cơ bạo loạn lật đổ từ phía "các thế lực thù địch" sẽ giảm nhiều.
    Mỹ mà chấp nhận VN gia nhập TPP, cũng có nghĩa là chấp nhận sự cầm quyền của ĐCSVN. Vì sao lại như vậy? Bởi Mỹ thấy sự cầm quyền của ĐCS ở VN không gây hại gì cho quyền lợi của Mỹ. Mặt khác, Mỹ cũng biết thực chất ĐCS VN bây giờ "đảng viên rất đông mà CS không còn bao nhiêu"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể tham khảo ý kiến của 1 Luật sự Việt kiều Canada mới đăng trên Blog Calathau ngày hôm nay 26/6, nhan đề :"VN ổn định là nhu cầu lớn của Hoa Kỳ "

      Xóa