Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

ĐÀM ĐẠO THẾ SỰ VỚI HOÀNG THÂN LÀO

Bài vả ảnh Trần Kháng Chiến
 Ảnh: (Từ trái sang phải) Hoàng thân Phesarath, Hoàng thân Phuooma, Hoàng thân Suophanuovong, bà Viengkham  Nguyễn Thị Kỳ Nam (mẹ bạn Chính)-Ảnh chụp trong phòng khách gia đình.
Tiếp xúc với các bạn Lào, với ông bạn Hoàng Thân, mình vỡ ra khối chuyện thú vị
Tác giả (phải) và Vialavong Boupha (Đạt)
Khi chúng tôi gặp Vialavong Boupha, (Tên Việt là Đạt, con trai cụ Khamphay  Boupha nguyên đại sứ CHDCND Lào tại Việt Nam , không phải người trong  Hòang tộc), bạn có nhắc đến tên người anh cả của Hoàng thân Souphanuovong, tức Hoàng thân Phetsarath (1889-1959), một yếu nhân rất có công đối với các dân tôc Lào. Thấy tôi muốn tìm hiểu bạn  Chính liền giải thích : sau khi Nhật đầu hàng đồng minh,  cơ hội để Nhân dân Lào giành độc lập  đã đến .Các lực lương trí thức yêu nước tại Lào đứng đầu là Hoàng Thân  Phetsarath  đã đề nghị Hoàng gia Lào cho Vua Lào thoái vị tiến tới xây dựng một nước Lào theo chế độ cộng hòa. Tại Đông Nam  Á Việt Nam tuyên bố độc lâp, thiết lập chế độ Dân chủ Công hòa vào ngày 2/9/1945 thì vào ngày 12/10/1945 Lào tuyên bố độc lập, thành lập chế độ Cộng Hòa  do  Quốc trưởng Phetsarath đứng đầu. Hoàng thân Souphanouvong  giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và Ngoại giao.  Tôi nói với Chính và Đạt rằng hai Hoàng Thân hành động như vậy chứng tỏ họ đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của giòng họ, của Hoàng tộc của bản thân. Đó là những con người có tư duy vĩ đại. Năm nay nhân dân Lào kỷ niệm 40 năm quốc khánh Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (4/12-1975 - 4/12-2015) song theo Chính cho biết  Nhà Nước Lào sẽ lấy ngày 12/10/1945,  ngày Hoàng thân  Quốc trưởng Phesarath  tuyên bố độc lập, thiết lập chế độ Công Hòa  là ngày quốc khánh của Lào.
Khi Thực dân Pháp quay lại chiếm Lào vào cuối 1945, Quốc trưởng Phesarath đã lãnh đao nhân dân Lào tiến hành kháng chiến chống Thực dân Pháp. Thái Lan lúc đó ủng hộ cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân Lào, nhân dân Nam Bộ (Việt Nam). Lực lượng kháng chiến Lào phải rút sang Thái Lan. Vinaythông –Nguyễn Văn Chính  được sinh vào tháng 10-1946 trong Hoàng cung Thái Lan. 
 Tại Thái Lan Hoàng thân Souphanouvong ( khi đó là Tổng chỉ huy lực lương vũ trang kháng chiến Lào), có một câu trả lới phỏng vấn của báo chí Thái Lan rất nối tiếng . Khi được hỏi : “Khi cuôc kháng chiến của nhận dân Lào  thắng lợi, Hoàng thân sẽ giữ cương vị nào trong Bộ máy Nhà  nước Lào?” . Hoàng thân Souphanouvong trả lời:  “Sau khi cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của nhân dân Lào thắng lợi, nhân dân Lào sẽ chính là người quyết định lựa chọn người lãnh đạo đất nước Lào”.  Nghe Chính kể lại sự kiên này, bản thân tôi cảm nhận được sự sáng suốt và nhân  cách vĩ đại của Hoàng thân.
Sau khi thực dân Pháp quay lại Lào, lại đưa Vua Lào lên ngôi , lấy Quốc hiệu là Vương Quốc Lào. Anh ruột của Hoàng Thân Souphanouvong là Hoàng Thân  Souvanna Phouma (1901-1984)  được  Pháp đưa từ Pari về Viên Chăn làm thủ tướng chính phủ Vương Quốc Lào.   
Vinaythong SUPHANOUVONG - N.v.Chính (Trái)
Tôi hỏi Chính , tại Lào quan hệ giữa những người cùng một giòng họ, ở hai chiến tuyến khác nhau có khốc liệt không?  Chính trả lời, người Lào đối với nhau ngay trong chiến tranh cũng rất ôn hòa, không quá khốc liệt. Sau khi thành lập Nước CHDCND  Lào vào tháng 12-1975  số quan chức, sỹ quan của phía Viên Chăn bỏ đi rất ít , trừ những người có quá nhiều nợ máu , như Vàng Pao. Cuôc sống của họ ban đầu có xáo trộn, song rất mau chóng hòa hợp với chế độ mới. Ông bác Chính là  Hoàng thân Phouma ở lại làm cố vấn cho Chính phủ Lào, ông mất ở Viên Chăn năm 1984, Nhà nước Lào tổ chức tang lễ rất long trọng. Chính cho biết  ỏ Lào giai cấp công nhân chưa hình thành, người Lào vốn sống rất ôn hòa nên quan điểm “đấu tranh giai cấp”  không  chi phối nhiều đường lối tổ chức của Đảng như ở Việt Nam..
Chính còn cho biết ngay sau khi Hoàng Thân Souphanouvong gặp Hồ chủ tịch tại Hà Nội vào  5/9/1945, đã thu xếp vế Lào . Bác Hồ  giao cho đồng chí Nguyễn Chí Thanh, bí thư Xứ ủy Trung kỳ tổ chức bảo vệ Hoàng thân  an toàn trở về Lào . Tiếp đó , giao  thành lập các đơn vị vũ trang sang Lào phối hợp với lực lương yêu nước Lào bảo vệ nền độc lập non trẻ.
Hoàng thân Souphanuovong đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Đông Dương , dũng cảm từ bỏ mọi đặc quyền đặc lợi vững bước trên con đường bảo vệ nền độc lập cuả các dân tộc Lào. Từ  năm 1945 Hoàng thân tham gia thành lập lực lương Issara , sau này là NeoLao Issara tiền thân của Pathet Lao.
 Sau khi Nước CHDCND  Lào được thành lập (Tháng 12/1975 ) ,  Chính  và các bạn Lào  từng học tập tại Trường thiếu nhi Việt Nam nhiều người được tham gia vào tổ trợ lý cho Tổng bí thư Cayson Phongvihan , trong việc nghiên cứu tìm cho Lào một con đường phát triển phù hợp . Các cán bộ thời kỳ đó phải tự học tập, tự nghiên cứu rất nhiều vì sau chiến tranh họ phải xây dựng một nước Lào mới trên nền tảng của một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Thời kỳ đó Trung ương Đảng CSVN có cử một số cán bộ sang  Lào giúp về các vấn đề lý luân. Khi TBT Phongvyhan sang Liên Xô công tác , tình cờ gặp Tiến sỹ khoa học Lê Văn Viện, giáo  viên Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Qua trao đổi TBT  Phongvyhan mời tiến sỹ Lê văn Viện sang Lào làm cố vấn cho mình. Phía Việt nam rất khó sử vì tiến sỹ Lê Văn Viện chưa phải là Đảng viên. Để cử Tiến sỹ Lê Văn Viện sang Lào  theo yêu cầu của Tổng Bí thư Phongvihan, một thủ tục cần là Đảng ủy Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội mau chóng kết nạp tiên sỹ Viện vào hàng ngũ của Đảng công sàn Việt Nam. Theo Chính cho biết tiến sỹ Lê Văn Viện góp được nhiều ý kiến tốt cho tổ trợ lý TBT Cayson Phongvihan.

Tại Viên Chăn chính chỉ cho tôi khu  phố Trung Quốc  (nơi tập trung càc của hàng kinh doanh của người Trung Quốc),  Dự án xây dựng khu dân cư cao cấp có vốn khoảng 800 triệu USD, Tòa nhà Ngân hàng Công thương Trung Quốc, sân vân động quốc gia do chính phủ Trung Quốc tặng cho Viên Chăn để Lào tổ chức SEAGAME 2009. Chính cho biết Chính phủ Lào cấp giấy phép cho các doanh nghiệp Trung Quốc  nhiều dự án khai thác khoáng sản, hiện Trung Quốc tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Viên Chăn - Côn Minh dài hơn 400 km,vốn đầu tư hơn 7 tỷ USD… Tóm lại đầu tư của Trung Quốc vào Lào rất lớn. Một nghịch lý, người dân Lào nhìn người Trung Quốc đến Lào không mấy thiện cảm. Lý do đơn giản người Trung Quốc không hiểu về văn hóa Lào, cách hành sử của họ không gây được thiện cảm . Tôi nói với Chính rằng nếu Trung Quốc giầu có lên, mạnh lên nhưng hành xử có trách nhiệm với khu vực, với thế giới thì uy tín của Trung Quốc sẽ rất lớn. Chính đồng ý với tôi và nói thêm,Trung Quốc muốn tham gia vào nhóm các nước có nền kinh tế mạnh,  đồng tiền có giá trị thanh toán quốc tế như  USD, ERO, BẢNG Anh, YEN Nhật.  Điều đó khó xẩy ra vì  Trung Quốc cho dù đã giầu có lên, trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới, song  Trung Quốc  chưa sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ với công đồng quốc tế. Tôi   rất tán thành với suy nghĩ của Chính.
Tôi nói với Chính , văn hóa Việt Nam và Lào khác nhau, tại sao Việt Nam và Lào lại gắn bó với nhau? Chính cười , cho rằng Cụ  Hồ  có tầm nhìn rất xa . Ngay từ  tháng 8/1945  Cụ Hồ đã quyết tâm xây dựng quan hệ hữu nghị Việt –Lào vì lợi ích của 2 dân tộc . Các thế hệ kế tiếp luôn bảo vệ, xây đắp cho mối quan hệ đó, nên chúng ta luôn gắn bó với nhau !
-----------------------------------------------------
Tác giả Trần Kháng Chiến đính chính : Bạn Vialavong Boupha, (Tên Việt là Đạt ), con trai cụ Khamphay  Boupha nguyên đại sứ CHDCND Lào tại Việt Nam , không phải người trong  Hoàng tộc.
Bạn Chính gọi Hoàng thân Phetsarath (1889-1959) và Hoàng Thân  Souvanna Phouma (1901-1984) là bác ruột .

11 nhận xét:

  1. Đọc entry này tôi hiểu được những vấn đề mà bạn TKC đang quan tâm, trăn trở. Đó là v/đ hòa hợp dân tộc của những lực lượng chính trị đối lập trước đây, vấn đề lịch sử-chính trị qua việc chọn ngày QK...Những v/đ này có vẻ như Lào làm tốt hơn VN, hợp lòng dân hơn, nhân đạo hơn. Phải chăng đó là vì Lào ít bị lệ thuộc TQ hơn VN về chính trị. Rất vui là KC và các bạn Lào rất tâm đắc với nhau trong nhiều vấn đề quan trọng. Đó là vì chúng ta cung lớn lên trong một mái trường LSQL thânyêu.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi hỏi Chính ,Lãnh đạo Đảng Việt Nam có khi nào áp đặt đối với đường lối của Lào không? Chính trả lới cũng có.Song những trường hơp như vậy đều hai bên cùng nhau giải quyết ổn thỏa. Năm 1979 Đảng Lào quyết định bỏ hợp tác hóa nông nghiệp được tiến hành từ đấu 1976, đó là một bước đi rất thực tế mà Đảng CSVN cho là có "vấn đề".. Trong lịch sử đúng là cách mạng Lào không bị phụ thuôc vào Trung Quốc . Khi Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc , phía Bắc Lào Lào trung Quốc cũng tập trung quân đội với số lượng rất lớn,đe dọa an ninh của Lào. Đảng Lào lúc đó cắt quan hệ với Đảng CSTQ. Năm 1989 Đảng Lào khôi phục lại quan hệ với ĐCSTQ. Tôi tiếp xúc với nhiều cán bộ đối ngoại nhân dân (toàn là các bộ an ninh) họ đều biết quan hệ Việt-Lào rất gắn bó.

    Trả lờiXóa
  3. Quả thực những thông tin :"ngoài luồng" của Trần Kháng Chiến, Trần Trung Hải, Nguyễn Ngọc Hùng và nhiều cụ qua ghi chép, hồi ký và comments của mình đã khiến tôi thêm có cảm tình với các bạn Lào, và cho rằng, có lẽ Lào là người bạn thủy chung với VN nhất, ít nhất trong nhiều thập niên qua đến ngày nay . Tôi mong muốn các nhà lãnh đạo nước ta phải chân thành với bạn. Tuyệt đối không được có thái độ "nước lớn" áp đặt Bạn .

    Trả lờiXóa
  4. Những cuộc trò chuyện nội bộ -không chính thức - giữa những người bạn cố tri trong làng ta nhiều khi góp phần tiếp cận với sự thật nhiều hơn báo chí ,văn kiện chính thức.Sau một bài có tính " du ngoạn", lần này bạn TKC mới tung ra một bài ( hoặc hai, ba?) tiết lộ những tình tiết rất có giá trị về quan hệ giữa VN-Lào, Lào - TQ v.v.Xin nói thêm về nhân vật Lê văn Viện trong bài này. Khoảng năm 1985, anh Viện, người Thanh hóa, sau khi làm nhiệm vụ ở Lào về đã được điều động sang Viện Nghiên cứu QLKT TW công tác . Vì vậy tôi vói ảnh có dịp đàm đạo, trò chuyện khá thân mật. Sau đó ảnh lại ra Hà Nội, làm trưởng Ban đối ngoại Thành ủy. Đúng như các cụ nói, quan hệ Việt- Lào là quan hệ đặc biệt, gần như duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên gần đây"yếu tố TQ" ngày càng lớn dần và không thể không tấc động vào mối quan hệ giữa hai nước. Vừa qua, đã có những lần "máy bay rơi" làm chết nhiều cán bộ Lào gần gũi với VN; liệu có phải là ngẫu nhiên?.Điều tôi cùng nhiều người chưa rõ là liệu thế hệ trẻ Lào sắp tới có còn giữ vững được ngọn cờ độc lập, hữu nghị với VN của các bậc tiền bối hay không.Nếu TQ mua được cả CPC và Lào thì VN coi như bị bao vây,uy hiếp ở cả hai hướng chiến lược Đông và Tây. Rất nguy hiểm..

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh15:49 25/9/15

    Lo lắng của cụ Kyvi chắc chắn sẽ xẩy ra. Chúng ta không nên ảo tưởng. Lợi ích là động lực tối thượng ,ông tổ nhì Engels đã nói thế rồi. May ra thì thế hệ ta không phải chứng kiến. Người dân Lào có lẽ là hiền nhất trên thế giới, cho nên hy vọng là không có chuyện cực đoan xẩy ra với Việt nam. Chỗ quê tôi sang lào rất gần, người Lào ở quê tôi cũng đông. Sau khi chặt hết rừng ở quê mình, người Việt lại sang Lào chặt tiếp. Thuở trước cha tôi làm đường bên Lào, nghe kể thời baby của tôi là ở Lào, cho nên tự thấy có chút duyên nợ với nước Lào.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi lạm dụng quan hệ bạn bè hỏi ông Hoàng (bạn tôi) rằng liệu Đại hội sắp tới ,Thế hệ lãnh đạo trẻ hơn có đưa nước Lào tiến lên vững chắc không? ( Tôi cũng là tay bảo thủ , còn nghi ngờ lực lương trẻ) Chính khẳng định : "Thế hệ trẻ rất giỏi,sẽ làm được việc do thế hệ cha anh để lại. Sắp tới thế hệ lãnh đạo Lào sẽ trẻ hơn". Riêng khi nhìn thấy bàn thờ cùa gia đình Chính có ảnh Hoàng thân Souphanouvong chụp với Bác Hồ ,tôi vững tin rằng nhân dân Lào luôn gắn bó với nhân dân Việt nam chúng ta. Có thể tôi còn chủ quan.

    Trả lờiXóa
  7. Nguyễn Ngọc Hùng16:20 25/9/15

    Tâm sự của Chính và những người bạn Lào vốn từng ăn học ở VN luôn gần gũi với chúng ta. Đó là sự thật và cũng dễ hiểu. Nhưng thế hệ "ăn học tại VN" thời trước, nay đã nghỉ hết rồi. Còn một số lãnh đạo cấp cao của Lào vẫn muốn duy trì "quan hệ đặc biệt" với VN. Nhưng số ấy cũng sẽ phải rút khỏi chính trường thôi. Tiếp đây sẽ là quan hệ đối tác sòng phẳng. Quy luật "thứ nhất cự ly, thứ nhì cường độ" và "mạnh vì gạo, bạo vì tiền" sẽ chi phối quan hệ giữa các quốc gia. Vì sao TQ bỏ ra 7 tỷ USD để làm con đường cao tốc từ Côn Minh sang Lào?... Tới đây, nếu lãnh đạo Lào có thân TQ hơn thì cũng dễ hiểu thôi. Không chấp nhận cũng chẳng được, bởi đó là quy luật. Vấn đề là ứng xử như thế nào cho đúng đắn nhất với sự vận động của quy luật, để bảo vệ được lợi ích của VN trước mọi áp lực của TQ?

    Trả lờiXóa
  8. Đúng là phải có cái nhìn biện chứng. Ở thời đại không còn đấu tranh giai cấp, thế giới phẳng lấy hòa hiếu làm trọng và lợi ích quốc gia dân tộc là số 1 thì không thể bám theo chủ thuyết cũ . Phải nhìn thằng vào sự thật để không bị tình cảm chi phối. Tuyên truyền ta cứ nói một chiều, khi nẩy sinh vấn đề phức tạp trái ý mình thì bi quan thất vọng. Phải có cái nhìn xa , tỉnh táo và có cách ứng xử thích hợp . Các phân tích của các cụ tôi thấy rất sâu sắc .

    Trả lờiXóa
  9. Cụ Ca cũng như nhiều cụ làng ta nhấn mạnh "cái nhìn biện chứng" trong quan hệ của ta với Lào , CPC cũng như các nước khác, mỗ tôi hoàn toàn đồng thuận. Thực ra, điều này đã được nói tới từ lâu sau khi TQ xâm lược VN, LX sụp đổ, HK trở thành đối tác chiến lược của nước ta, nay lại đang trong quá trình bình thường hóa quan hệ với Cu Ba v.v.Tất cả xuất phát từ nguyên lý đã được tổng kết: không có kẻ thù và bạn bè vĩnh cửu , chỉ có lợi ích là tồn tại mãi mãi. Tôi vẫn chưa tin rằng ông Tổng Bí nhà mình giác ngộ ra điều này, dường như vẫn có thể dùng hệ tư tưởng để hóa giả mọi xung đột lợi ích giữa các quốc gia dân tộc! Riêng với Lào, do vị trí địa chính trị quan trọng đối với cả VN và TQ nên muốn hay không cũng đang và sẽ có cuộc chạy đua tranh thủ ảnh hưởng tại QG này.Ai thật lòng đem lại lợi ích thật sự ( hiểu theo nghĩa rộng ) cho đất nước Lào, người đó sẽ là bạn .Bởi vậy, khi thế hệ "tình đồng chí thủy chung" đã qua đi,rõ ràng VN phải có cách tiếp cận khác với Lào, nếu cứ đơn giản ,,chủ quan, làm lợi cho bạn ít,gây thiệt hại nhiều( như dẫn chứng của Cụ TXH) trong khi TQ cứ bơm tiền vào ,khôn khéo xảo quyệt v.v. thì rất có thể VN mất chỗ tựa lưng phía Tây như các cụ đã dự báo. Bởi vậy vđ không còn là "tình cảm", chủ thuyết hay bi quan chủ quan gì gì ,mà cần nhìn thấy trước mọi tình huống để xử lý cho đúng. Napoleon khi bày trận bao giờ cũng dự đoán trước ít nhất 5 tình huống cùng kế hoạch đối phó; các vị lờ đờ của ta liệu dự báo được bao nhiêu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc các ý kiến trên, tôi thấy mỗi Cụ đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng đều rất đúng.
      Tôi rất tâm đắc và nhất trí cao khi cụ Kyvi nhắc lại câu: "Không có kẻ thù và bạn bè vĩnh cửu, chỉ có lợi ích là tồn tại mãi mãi". Và cụ TX.Hoài nói: " Chúng ta không nên ảo tưởng". Tôi xin thêm vào câu của TXH: "... và đừng ngộ nhận".
      Riêng quan hệ Lào - Việt của thời Cha anh chúng ta và tình bạn của các bạn Lào - Việt Trường TNVN (LSQL, ....) thì tuyệt vời, không thay đổi, nhưng đã đi vào lịch sử. Nó không còn là yếu tố có tính quyết đinh nhât cho quan hệ 2 nước trong hiện tại và tương lai.

      Xóa
  10. Khi tôi ở Viên Chăn ,xem TV thấy Thủ tướng Vn đang thăm Lào. Lào- Việt ký một hợp đồng về dự án khai thác Kali tại Lào(trữ lượng rất lớn, rất cần cho việc sản xuất phân kali phục vụ nông nghiệ của Lào và Việt Nam). Chính cho biết dự án này được Lào trao cho Việt Nam cách đây 10 năm. Trong mười năm đó do nhiều lý do của VN ,dự án nằm im. Lào nhắc nhiều lần.Phía Lào đã quyết định giao dự án nàycho TQ . Phía VN thấy sắp mất dự án , đề nghị tiếp tục thực hiện dự án.Thủ tướng cùa VN vừa qua xuống tận mỏ Kali, dự cắt băng triển khai dự án , khẳng định sự quyết tâm của VN thực hiện dự án này (vốn khoảng hơn 300 triệu USD). Có 2 dự án thủy điện Lào giao cho Việt Nam ,trong dó có một dự án do Petro Việt Nam mà đại diện ký nhân dự án là ông Đinh La Thăng (lúc đó đang ở Tập đoàn dầu khí VN).Năm năm dự án không triển khai. Lào giao dự án này cho TQ. Em của Chính hiện nay là Thứ trưởng bộ năng lượng -khoáng sản cho Chính biết về các thông tin trên. Cách hành sử như vậy của Nhà nước Việt Nam là không khôn ngoan ,để mất các cơ hội đầu tư thì đừng trách phía Lào.

    Trả lờiXóa